Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

(LUẬN văn THẠC sĩ) THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP cải THIỆN QUY TRÌNH NHẬP KHẨU NGUYÊN vật LIỆU CHO sản XUẤT mặt HÀNG TIVI tại CÔNG TY TNHH PANASONIC AVC VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.06 MB, 108 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CẢI THIỆN QUY TRÌNH NHẬP
KHẨU NGUYÊN VẬT LIỆU CHO SẢN XUẤT MẶT HÀNG TIVI
TẠI CÔNG TY TNHH PANASONIC AVC VIỆT NAM

Ngành: Quản trị kinh doanh

VÕ HỒNG NGỌC

Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2022

TIEU LUAN MOI download :


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CẢI THIỆN QUY TRÌNH NHẬP
KHẨU NGUYÊN VẬT LIỆU CHO SẢN XUẤT MẶT HÀNG TIVI
TẠI CÔNG TY TNHH PANASONIC AVC VIỆT NAM

Ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 8340101

Họ và tên học viên: Võ Hồng Ngọc


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS Nguyễn Thị Huyền Trân

Thành phố Hồ Chí Minh - năm 2021

TIEU LUAN MOI download :


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan những nội dung và số liệu trong đề tài nghiên cứu là hoàn
toàn trung thực, không sao chép từ bất kỳ một nguồn nào và dƣới bất cứ hình thức
nào. Kiến thức và kết quả nghiên cứu trong luận văn là quá trình nghiên cứu, phân
tích, tổng hợp lý luận và thực tiễn của cá nhân tơi. Trong q trình tiến hành học
viên có tham khảo các tài liệu liên quan nhằm khẳng định thêm sự tin cậy và cấp
thiết của đề tài. Việc tham khảo các nguồn tài liệu đã đƣợc thực hiện trích dẫn và
ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng quy định.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 05 tháng 01 năm 2022
Học viên

Võ Hồng Ngọc

TIEU LUAN MOI download :


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.2. Cơ cấu tổ chức các phòng ban của Panasonic AVC Việt Nam ..... 27
Sơ đồ 1.1. Mạng lƣới cung cấp nguyên vật liệu cho PAVCV .......................... 31
Sơ đồ 2.1. Tổng hợp doanh thu Panasonic AVC Việt Nam trong giai đoạn
2010-2020....................................................................................................................... 34
Sơ đồ 2.2. Chi phí nhập khẩu bằng đƣờng biền và hàng khơng (20102020)............................................................................................................................... 40
Sơ đồ 2.3. Quy trình nhập khẩu nguyên vật liệu tại PAVCV ......................... 50


TIEU LUAN MOI download :


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1: Kết quả Eview khi đánh giá mối quan hệ giữa chi phí nhập khẩu và
số sự cố ........................................................................................................................... 49

TIEU LUAN MOI download :


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Tổng hợp chi phí nguyên vật liệu của công ty Panasonic AVC
Việt Nam (2010-2020) .................................................................................................. 36
Bảng 2.2: Tổng hợp chi phí xuất nhập khẩu công ty Panasonic AVC Việt
Nam (2010-2020) ........................................................................................................... 38
Bảng 2.3. Thống kê số sự cố trong quá trình nhập khẩu nguyên vật liệu
2010-2020....................................................................................................................... 42
Bảng 2.4. Dữ liệu tỷ lệ tổng CPNK/CBM và số sự cố 2010-2020 .................... 47

TIEU LUAN MOI download :


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT
1

Kí hiệu chữ viết

Chữ viết đầy đủ


tắt
CPNK

Chi phí nhập khẩu
Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-

2

CPTPP

Pacific Partnership: Hiệp định Đối tác Toàn diện và
Tiến bộ xuyên Thái Bình Dƣơng

3

DT

Doanh thu
European – Vietnam Free Trade Agreement: Hiệp

4

EVFTA

định thƣơng mại tự do Liên minh Châu Âu – Việt
Nam

5


FTA

Free Trade Agreement: Hiệp định tự do thƣơng mại

6

LTL

Less than truckload: vận chuyển chƣa đầy xe

7

NVL

Nguyên vật liệu

8

PO

Purchase order: Đơn đặt hàng

9

R&D

10

TL


Truck load: vận chuyển đầy xe

11

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

Research & Development: Hoạt động nghiên cứu và
phát triển

TIEU LUAN MOI download :


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 1
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUY TRÌNH NHẬP KHẨU NGUYÊN VẬT
LIỆU ĐỂ SẢN XUẤT MẶT HÀNG TIVI VÀ TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY
TNHH PANASONIC AVC VIỆT NAM ....................................................................... 5
1.1. Tổng quan về quy trình nhập khẩu hàng hóa ..................................................... 5
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của quy trình ............................................................... 5
1.1.1.1. Khái niệm:.......................................................................................................... 5
1.1.1.2. Đặc điểm của quy trình .................................................................................... 5
1.1.2. Khái niệm và đặc điểm của nhập khẩu hàng hóa ............................................ 6
1.1.2.1. Khái niệm nhập khẩu........................................................................................ 6
1.1.2.2. Đặc điểm của hoạt động nhập khẩu ................................................................ 7
1.1.3. Phân loại hình thức nhập khẩu .......................................................................... 9
1.1.3.1. Nhập khẩu trực tiếp .......................................................................................... 9
1.1.3.2. Nhập khẩu uỷ thác .......................................................................................... 10
1.1.3.3. Tạm nhập tái xuất ........................................................................................... 11

1.1.3.4. Nhập khẩu liên doanh ..................................................................................... 11
1.1.3.5. Nhập khẩu gia công ......................................................................................... 12
1.1.4. Vai trò của hoạt động nhập khẩu đối với quốc gia/ đối với ngành/ và đối
với doanh nghiệp ......................................................................................................... 12
1.2. Tổng quan của linh kiện điện tử sử dụng cho sản xuất mặt hàng tivi ............ 14
1.2.1. Khái quát linh kiện điện tử .............................................................................. 14
1.2.2. Đặc điểm của linh kiện điện tử cho sản xuất mặt hàng tivi .......................... 15
1.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động nhập khẩu nguyên vật liệu để sản
xuất mặt hàng tivi........................................................................................................ 17

TIEU LUAN MOI download :


1.3.1. Nhóm nhân tố bên trong ................................................................................... 17
1.3.1.1. Quy mơ kinh doanh của doanh nghiệp ......................................................... 17
1.3.1.2. Văn hóa doanh nghiệp .................................................................................... 17
1.3.1.3. Nhân tố con ngƣời: .......................................................................................... 18
1.3.2. Nhóm nhân tố bên ngồi: ................................................................................. 19
1.3.2.1. Yếu tố chính trị ................................................................................................ 19
1.3.2.2. Yếu tố kinh tế ................................................................................................... 20
1.3.2.3. Yếu tố văn hóa xã hội ...................................................................................... 21
1.3.2.4. Yếu tố cơng nghệ ............................................................................................. 22
1.4. Giới thiệu về Công ty TNHH Panasonic AVC Việt Nam ................................. 23
1.4.1. Quá trình hình thành ........................................................................................ 23
1.4.2. Tầm nhìn và sứ mệnh ....................................................................................... 24
1.4.2.1. Tầm nhìn .......................................................................................................... 24
1.4.2.2. Sứ mệnh ............................................................................................................ 24
1.4.3. Triết lý kinh doanh của công ty ....................................................................... 25
1.4.4. Sản phẩm của công ty ....................................................................................... 26
1.4.5. Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ các phòng ban ................................................... 27

1.4.6. Mạng lƣới nhà cung cấp linh kiện cho Panasonic AVC Việt Nam ............... 30
1.4.7. Đối thủ cạnh tranh ............................................................................................ 31
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG VỀ QUY TRÌNH NHẬP KHẨU NGUYÊN VẬT
LIỆU CHO SẢN XUẤT MẶT HÀNG TIVI TẠI CƠNG TY TNHH
PANASONIC AVC VIỆT NAM .................................................................................. 33
2.1. Tình hình kinh doanh và nhập khẩu nguyên vật liệu tại công ty Panasonic
AVC Việt Nam ............................................................................................................. 33
2.1.1. Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2010-2020 ..................................... 33

TIEU LUAN MOI download :


2.1.2. Chi phí ngun vật liệu của cơng ty 2010-2020 .............................................. 36
2.1.3. Chi phí nhập khẩu nguyên vật liệu giai đoạn 2010-2020 .............................. 37
2.1.4. Thống kê các sự cố trong quá trình nhập khẩu nguyên vật liệu và tác
động đến tổng chi phí nhập khẩu .............................................................................. 41
2.1.4.1. Thống kê các sự cố trong quá trình nhập khẩu nguyên vật liệu ................ 41
2.1.4.2. Tác động của số sự cố đến tổng chi phí nhập khẩu...................................... 46
2.2. Tổng quan về quy trình nhập khẩu nguyên vật liệu cho sản xuất mặt hàng
tivi tại Công ty TNHH Panasonic AVC Việt Nam ................................................... 49
2.2.1. Quy trình nhập khẩu nguyên vật liệu ............................................................. 49
2.2.2. Xác định nhu cầu mua hàng............................................................................. 50
2.2.3. Yêu cầu báo giá.................................................................................................. 52
2.2.4. Đánh giá nhà cung cấp ...................................................................................... 52
2.2.5. Phê duyệt từ ban Tổng giám đốc. .................................................................... 53
2.2.6. Lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ Logistics và thuê phƣơng tiện vận tải ....... 54
2.2.7. Đàm phán với nhà cung cấp và lập hợp đồng mua hàng .............................. 55
2.2.8. Thực hiện thủ tục nhập khẩu nguyên vật liệu ................................................ 56
2.2.9. Hoàn thành thủ tục nhập khẩu và giao hàng đến kho PAVCV.................... 57
2.3. Phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động nhập khẩu nguyên vật liệu

cho sản xuất mặt hàng tivi tại công ty TNHH Panasonic AVC Việt Nam............. 58
2.3.1. Khái niệm về hiệu quả của hoạt động nhập khẩu .......................................... 58
2.3.2. Nhóm nhân tố bên trong ................................................................................... 59
2.3.2.1. Quy mơ kinh doanh của doanh nghiệp ......................................................... 59
2.3.2.2. Văn hóa doanh nghiệp .................................................................................... 60
2.3.2.3. Nhân tố con ngƣời ........................................................................................... 60

TIEU LUAN MOI download :


2.3.3. Nhóm nhân tố bên ngồi ................................................................................... 61
2.3.3.1. Yếu tố chính trị ................................................................................................ 61
2.3.3.2. Yếu tố kinh tế ................................................................................................... 61
2.3.3.3. Yếu tố văn hóa xã hội ...................................................................................... 62
2.3.3.4. Yếu tố công nghệ ............................................................................................. 63
2.4. Nhận xét chung ..................................................................................................... 63
2.4.1. Thành tựu........................................................................................................... 63
2.4.2. Hạn chế ............................................................................................................... 64
Chƣơng 3: TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỀN CỦA DOANH NGHIỆP VÀ MỘT SỐ
ĐỀ GIẢI PHÁP CẢI THIỆN QUY TRÌNH NHẬP KHẨU NGUYÊN VẬT
LIỆU CHO SẢN XUẤT MẶT HÀNG TIVI TẠI CÔNG TY TNHH
PANASONIC AVC VIỆT NAM .................................................................................. 66
3.1. Triển vọng phát triển của doanh nghiệp trong tƣơng lai ................................. 66
3.1.1. So sánh thực trạng vận hành nhập khẩu nguyên vật liệu của Panasinic
AVC Việt Nam với ngành ........................................................................................... 66
3.1.2. Quan điểm kinh doanh ..................................................................................... 67
3.1.3. Cơ hội ................................................................................................................. 68
3.1.4. Thách thức ......................................................................................................... 68
3.2. Định hƣớng giải pháp .......................................................................................... 69
3.2.1. Nhóm giải pháp về thị trƣờng nhập khẩu....................................................... 70

3.2.2. Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong nhập khẩu .............. 71
3.2.2.1. Giải quyết tốt mối quan hệ với ngân hàng .................................................... 71
3.2.2.2. Tăng cƣờng liên kết liên doanh trong hoạt động xuất nhập khẩu ............. 71
3.2.3. Nhóm giải pháp về bộ máy tổ chức và nhân lực ............................................ 72
3.2.3.1. Về cơ cấu tố chức............................................................................................. 72

TIEU LUAN MOI download :


3.2.3.2. Về tổ chức nhân sự .......................................................................................... 72
3.2.4. Nhóm giải pháp cho việc tổ chức thực hiện hoạt động nhập khẩu............... 74
3.2.4.1. Lựa chọn thị trƣờng nhập khẩu và kí kết hợp đồng.................................... 74
3.2.4.2. Giảm chi phí nhập khẩu nguyên vật liệu ...................................................... 74
3.2.4.3. Giảm thời gian nhập khẩu nguyên vật liệu .................................................. 75
3.3. Một số kiến nghị ................................................................................................... 76
3.3.1. Kiến nghị với công ty mẹ Panasonic – Japan. ................................................ 76
3.3.2. Kiến nghị với Nhà nƣớc .................................................................................... 77
KẾT LUẬN .................................................................................................................. 80
PHỤ LỤC 1: BIỂU ĐỒ PHÂN TÁN THỂ HIỆN MỖI QUAN HỆ GIỮA SỐ SỰ
CỐ VÀ CHI PHÍ NHẬP KHẨU NĂM 2010-2020 ........................................................ i
PHỤ LỤC 2: BIỂU ĐỒ PHÂN TÁN THỂ HIỆN MỖI QUAN HỆ GIỮA SỐ SỰ
CỐ VÀ CHI PHÍ NHẬP KHẨU NĂM 2010-2019 ....................................................... ii
PHỤ LỤC 3: MẪU ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC NHÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ
LOGISTICS.................................................................................................................... iii
PHỤ LỤC 4: MẪU ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC BẢO MẬT THÔNG TIN CỦA
NHÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ ........................................................................................ iv

TIEU LUAN MOI download :



TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Đối với những doanh nghiệp sản xuất nói chung, cụ thể là doanh nghiệp
Panasonic AVC nói riêng, các nhà quản trị ln đề cao việc quản trị chuỗi cung
ứng. Tuy nhiên, khơng ít doanh nghiệp đã đánh giá thấp việc quản lý quy trình nhập
khẩu nguyên vật liệu, một quy trình quan trọng tiên quyết cho hoạt động sản xuất
cốt lõi.
Nghiên cứu này đã đánh giá hoạt động nhập khẩu nguyên vật liệu của
Panasonic AVC. Tác giả nhận thấy chi phí nhập khẩu nguyên vật liệu có sự cải
thiện qua các năm, từ 0.5% doanh thu ở giai đoạn 2010-2012 cải thiện dần còn
0.2% doanh thu ở giai đoạn 2018-2020. Mức chi phí này, theo so sánh mà tác giả
tìm đƣợc, là rất cạnh tranh so với trung bình ngành (0.45%-0.65% doanh thu). Tuy
vậy, tác giả vẫn nhận thấy quy trình vần cịn nhiều nhƣợc điểm, cịn nhiều cơ hội để
tối ƣu mức chi phí và nâng cao hiệu quả cạnh tranh. Từ đó, tác giả đề xuất các giải
pháp khả thi nhằm hạn chế các chi phí phụ trội phát sinh khơng mong muốn trong
quá trình nhập khẩu nguyên vật liệu.
Nghiên cứu này giúp cho doanh nghiệp Panasonic AVC Việt Nam nói riêng và
tập đồn Panasonic nói chung có cái nhìn tổng qt về các khoản chi phí nhập khẩu
nguyên vật liệu. Tuy chi phí này chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng doanh thu,
nhƣng nhập khẩu nguyên vật liệu là hoạt động tiên quyết để sản xuất hiệu quả. Tác
giả đã đề xuất hai giải pháp phù hợp và mang tính khả thi cao, có thể mở rộng ứng
dụng cho các doanh nghiệp sản xuất khác trong tập đoàn hoặc các doanh nghiệp sản
xuất hàng điện tử có cùng đặc điểm. Về ý nghĩa lý thuyết, nghiên cứu này đã có
những nổ lực làm rõ định nghĩa hoạt động xuất nhập khẩu dƣới góc nhìn chuỗi cung
ứng và tổng hợp các yếu tố tác động đến hoạt động xuất nhập khẩu của một doanh
nghiệp sản xuất.

TIEU LUAN MOI download :


1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trƣớc bối cảnh hội nhập kinh tế ngày càng đƣợc mở rộng, Việt Nam đã và
đang tích cực tham gia vào các xu hƣớng chung của thế giới thông qua các hoạt
động nhƣ tham gia và ký kết các Hiệp định thƣơng mại tự do (FTA) chất lƣợng cao
nhƣ: CPTPP và EVFTA,…Bên cạnh đó, Việt Nam là một nƣớc có tình hình chính
trị-xã hội ổn định, nguồn nhân lực dồi dào nên đã thu hút rất nhiều doanh nghiệp có
vốn đầu tƣ nƣớc ngoài (FDI) xây dựng những cở sở sản xuất tại Việt Nam. Đóng
góp một phần nhỏ bé vào nhịp phát triển kinh tế chung của đất nƣớc, công ty TNHH
Panasonic Việt Nam, một đơn vị 100% vốn nƣớc ngoài với trên năm mƣơi năm tồn
tại và phát triển đã và đang có những bƣớc tiến quan trọng, góp phần vào sự phát
triển ngành công nghiệp tại Việt Nam.
Hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, vừa mờ ra những cơ hội kinh doanh mới
cho doanh nghiệp đồng thời cũng chứa đựng trong nó rất nhiều rủi ro và thách thức.
Vì thế, nó địi hỏi doanh nghiệp khi tham gia vào thị trƣờng quốc tế này phải chủ
động, tự hoàn thiện mình, nâng cao hiệu quả sản xuất kinhdoanh để đảm bảo sự tồn
tại và phát triển của doanh nghiệp. Đặc biệt, đối với những doanh nghiệp tham gia
trong lĩnh vực xuất nhập khẩu thì việc chủ động và ln tự hồn thiện mình càng
quan trọng và trờ nên bức thiết hơn bao giờ hết.
Trong hoạt động ngoại thương: Xuất khẩu là việc bán hàng hóa và dịch vụ
cho nước ngồi, nhập khẩu là việc mua hàng hóa và dịch vụ của nước ngồi. Mục
tiêu chính của ngoại thương là đê nhập khẩu chứ không phải xuất khẩu. Xuất khẩu
là để nhập khẩu, nhập khẩu là nguồn lợi chính từ ngoại thương. Nhà nƣớc thƣờng
chủ trƣơng khuyến khích nhập khẩu nguyên vật liệu thiết bị, máy móc để cải tiến
dây chuyền sản xuất, tăng năng lực sản xuất trong nƣớc và nâng cao năng lực cạnh
tranh.
Để vận hành tốt một công ty sản xuất, mọi hoạt động cần phải thực hiện đúng
tiến độ, đặc biệt là quy trình sản xuất phải đƣợc diễn ra đúng kế hoạch và sản phẩm
đƣợc giao đến tay khách hàng đúng thời gian yêu cầu thì rất quan trọng. Để quá


TIEU LUAN MOI download :


2
trình đó đƣợc diễn ra đúng kế hoạch và kịp thời, thì quy trình nhập khẩu nguyên vật
liệu đầu vào chiếm một phần quan trọng không kém. Trong suốt nhiều năm hoạt
động, cơng ty đã có những hành đồng để cải thiện quy trình nhập khẩu với mong
muốn đạt đƣợc thời gian nhập khẩu ngắn nhất với chi phí tối thiểu nhất. Tuy vậy,
trong q trình nhập khẩu vẫn cịn nhiều bất cập, rủi ro xảy ra khiến cho kế hoạch
nhập khẩu không diễn ra đƣợc đúng tiến độ quy trình. Vì vậy để nâng cao hiệu quả
sản xuất, việc cải thiện quy trình nhập khẩu nguyên vật liệu đầu vào cần phải đƣợc
chú trọng và ứng dụng kịp thời. Do đó, tác giả lựa chọn đề tài “Thực trạng và giải
pháp cải thiện quy trình nhập khẩu nguyên vật liệu cho sản xuất mặt hàng tivi tại
công ty TNHH Panasonic AVC Việt Nam”.
2. Mục đích nghiên cứu
2.1. Mục đích của nghiên cứu
Thứ nhất, hệ thống hoá cơ sở lý luận về quy trình nhập khẩu nguyên vật liệu
cho sản xuất mặt hàng tivi dƣới góc độ ngành hàng nói chung và doanh nghiệp
nói riêng
Thứ hai, tìm hiểu và phân tích về quy trình nhập khẩu ngun vật liệu và phân
tích kết quả hoạt động kinh doanh và chi phí nhập khẩu nguyên vật liệu của Công ty
TNHH Panasonic AVC Việt Nam, từ đó bài nghiên cứu phát hiện ra các vấn đề cịn
hạn chế trong quy trình nhập khẩu.
Cuối cùng, tác giả đƣa ra một số giải pháp nhằm cải thiện quy trình nhập khẩu
ngun vật liệu tại cơng ty.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu là quy trình nhập khẩu nguyên vật liệu cho sản xuất mặt
hàng tivi tại công ty TNHH Panasonic AVC Việt Nam.
3.2. Phạm vi nghiên cứu


TIEU LUAN MOI download :


3
Phạm vi về không gian: nghiên cứu đƣợc thực hiện tại công ty TNHH
Panasonic AVC Việt Nam.
Phạm vi về thời gian: Lấy số liệu từ kết quả hoạt động kinh doanh và chi phí
logistics từ quý 1 năm 2010 đến hết quý 4 năm tài chính 2020.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Tác giả sử dụng phƣơng pháp mô tả (mô tả hiện trạng quy trình nhập khẩu
ngun vật liệu của Cơng ty); phƣơng pháp phân tích, tổng hợp, so sánh với các
thông tin và số liệu tổng hợp từ các nguồn khác nhau để đánh giá hiệu quả quy trình
nhập khẩu nguyên vật liệu của Công ty; dữ liệu sơ cấp là kết quả hoạt động kinh
doanh và chi phí logistics từ quý 1 năm 2010 đên hết quý 4 năm 2020 đánh giá, so
sánh vấn đề nghiên cứu.
5. Đóng góp mới và ý nghĩa của nghiên cứu
Đối với doanh nghiệp Panasonic AVC Việt Nam, dựa trên phân tích hoạt động
kinh doanh cũng nhƣ chi phí logistic để đánh giá hiệu quả quy trình nhập khẩu
nguyên vật liệu cho sản xuất của mặt hàng tivi tại công ty TNHH Panasonic AVC
Việt Nam. Từ đó đề ra những khuyết điểm, những hạn chế trong quy trình nhập
khẩu của doanh nghiệp. Cuối cùng là đề xuất những giải pháp khả thi giúp doanh
nghiệp có thể (i) giảm đƣợc tối đa chi phí logistics về nhập khẩu nguyên liệu cho
sản xuất mặt hàng tivi, (ii) vận hành quy trình nhập khẩu nguyên vật liệu hiệu quả
hơn, từ đó hạn chế tình trạng ngun vật liệu nhập khẩu trễ so với lịch sản xuất.
Đối với doanh nghiệp sản xuất cơng nghệ nói chung, bài nghiên cứu giúp các
doanh nghiệp sản xuất có cái nhìn tổng quan về cách đánh giá chi phí nhập khẩu
nguyên vật liệu cũng nhƣ những khiếm khuyết có thể xảy ra trong q trình vận
hành nhập khẩu. Từ đó, doanh nghiệp có cơ sở để xây dựng hoặc cải thiện quy trình
nhập khẩu của cơng ty đƣợc vận hành một cách có hiệu quả hơn.

6. Bố cục của khóa luận tốt nghiệp
Tác giả sẽ tổ chức nghiên cứu này theo cấu trúc ba chƣơng, với chi tiết nhƣ
sau:

TIEU LUAN MOI download :


4
LỜI MỞ ĐẦU
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUY TRÌNH NHẬP KHẨU NGUYÊN
VẬT LIỆU ĐỂ SẢN XUẤT HÀNG XUẤT KHẨU VÀ TỔNG QUAN VỀ CÔNG
TY TNHH PANASONIC AVC VIỆT NAM
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ QUY TRÌNH NHẬP KHẨU NGUYÊN
VẬT LIỆU CHO SẢN XUẤT MẶT HÀNG TIVI TẠI CÔNG TY TNHH
PANASONIC AVC VIỆT NAM
CHƢƠNG 3: TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN CỦA DOANH NGHIỆP VÀ
MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM CẢI THIỆN QUY TRÌNH NHẬP KHẨU NGUYÊN
VẬT LIỆU CHO SẢN XUẤT MẶT HÀNG TIVI TẠI CÔNG TY TNHH
PANASONIC AVC VIỆT NAM
KẾT LUẬN

TIEU LUAN MOI download :


5
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUY TRÌNH NHẬP KHẨU
NGUYÊN VẬT LIỆU ĐỂ SẢN XUẤT MẶT HÀNG TIVI VÀ TỔNG
QUAN VỀ CÔNG TY TNHH PANASONIC AVC VIỆT NAM
1.1. Tổng quan về quy trình nhập khẩu hàng hóa
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của quy trình

1.1.1.1. Khái niệm:
Quy trình đƣợc định nghĩa là "cách thức cụ thể để tiến hành một hoạt động
hoặc quá trình" (theo định nghĩa trong ISO 9000). Quy trình là trình tự (thứ tự, cách
thức) thực hiện một hoạt động đã đƣợc quy định, mang tính chất bắt buộc, đáp ứng
những mục tiêu cụ thể của hoạt động quản trị. Những hoạt động này bao gồm tất cả
các dạng thức hoạt động (hoặc quá trình) trong đời sống xã hội của con ngƣời.
1.1.1.2. Đặc điểm của quy trình
Một phƣơng pháp cụ thể để tiến hành một hoạt động hoặc một quá trình. Quy
trình thƣờng đƣợc thể hiện trên văn bản. Quy trình là cơng cụ của quản lý. Một quy
trình có thể quản lý nhiều q trình.
Quy trình có tính bó buộc tn thủ. Quy trình xác định và đặt ra đầu vào, đầu
ra cho quá trình. Quy trình thƣờng khơng thay đổi thƣờng đƣợc thực hiện theo một
thứ tự nhất định.
Bằng cách thực hiện quản lý theo quy trình, doanh nghiệp có thể củng cố các
chức năng quản lý. Đi vào quy trình thƣờng xuyên, lặp lại và cố định cho phép
ngƣời quản lý sẽ có nhiều thời gian hơn.
Trong một tổ chức, chuyện các cá nhân có kiến thức và kỹ năng khác nhau sẽ
dẫn đến cách làm việc và hiệu quả khác nhau. Vì vậy nên mới cần có quy trình để
giúp cho ngƣời thực hiện các cơng việc biết rằng muốn hồn thành cơng việc đó
phải thực nhƣ thế nào và kết quả cần đạt là gì? Tránh tình trạng nhân viên chậm chỉ
thị của cấp trên hay thực hiện các công việc thừa gây lãng phí thời gian.

TIEU LUAN MOI download :


6
Trong quá trình hoạt động sản xuất ngƣời lao động có thể bị xao nhãng. Nếu
có quy trình làm việc nhắc nhở, họ sẽ hoàn thành kịp thời tất cả các mắt xích trong
quy trình. Quy trình giúp quản lí tiêu chuẩn, sản xuất tinh gọn.
Trên thực tế, xây dựng quy trình chỉ là bƣớc đầu tiên đảm bảo tiến độ cơng

việc trơi chảy. Doanh nghiệp phải có hệ thống quản lý tƣơng ứng, biện pháp quản
trị linh hoạt. Thêm vào đó, kế hoạch khuyến khích khoa học, khơng khí văn hóa tốt
cũng giúp cơng ty bắt nhịp với thời đại. Chỉ bằng cách này, việc quản lý quy trình
mới thực sự đƣợc thực hiện và hiệu quả
1.1.2. Khái niệm và đặc điểm của nhập khẩu hàng hóa
1.1.2.1. Khái niệm nhập khẩu
Nhập khẩu là hoạt động kinh doanh buôn bán giữa các quốc gia, là q trình
trao đổi hàng hố giữa các quốc gia dựa trên các nguyên tắc trao đổi ngang giá và
lấy tiền tệ là môi giới. Nhập khẩu không phải là hoạt động buôn bán riêng lẻ mà là
một hệ thống các quan hệ buôn bán trao đổi hàng hóa, cơng nghệ, và dịch vụ trong
một nền kinh tế có cả tổ chức bên trong và bên ngoài.
Nhập khẩu trong lý luận thương mại quốc tế là việc một quốc gia mua hàng
hóa và dịch vụ từ quốc gia khác. Nói cách khác đây chính là việc nhà sản xuất nƣớc
ngồi cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho thị trƣờng nội địa. Khi thống kê và đánh
giá hoạt động nhập khẩu, ngƣời ta thƣờng dùng đơn vị tiền tệ và thƣờng đƣợc đặt
trong một khoảng thời gian xác định. Hay hoạt động nhập khẩu đƣợc định nghĩa
nhƣ sau: "Nhập khẩu hàng hóa là việc hàng hố được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ
nước ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu
vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật" (theo khoản 1 Điều 28 Luật
Thƣơng Mại 2005).
Theo nghĩa thông thƣờng, đối tƣợng nhập khẩu thƣờng là những hàng hóa
trong nƣớc chƣa sản xuất đƣợc hoặc sản lƣợng, chất lƣợng sản xuất chƣa đủ đáp
ứng nhu cầu trong nƣớc. Hoạt động nhập khẩu (nhập khẩu nguyên vật liệu) còn là
cầu nối cho hoạt động sản xuất nhằm kéo dài chuỗi giá trị, từ đó tạo điều kiện thuận
lợi cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệp nội địa. Mục tiêu của hoạt động kinh

TIEU LUAN MOI download :


7

doanh nhập khẩu là sử dụng một cách có hiệu quả nguồn ngoại tệ vào việc mua sắm
thiết bị vật tƣ, máy móc kĩ thuật và dịch vụ phục vụ cho quá trình tái sản xuất mở
rộng, nâng cao năng suất lao động, năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp một cách
kịp thời. Từ đó, doanh nghiệp có thể giải quyết đƣợc vấn đề khan hiếm vật tƣ, hàng
hóa trên thị trƣờng nội địa. Mặt khác, hoạt động này góp phần phát triển ổn định
những ngành kinh tế mũi nhọn trong nƣớc mà nguồn vật tƣ trong nƣớc chƣa đủ đáp
ứng nhu cầu sản xuất, khai thác hiệu quả lợi thế so sánh quốc gia, góp phần chun
mơn hóa trong phân cơng lao động quốc tế, từ đó gia tăng thặng dƣ tổng thể cho nền
kinh tế nội địa và thế giới.
1.1.2.2. Đặc điểm của hoạt động nhập khẩu
So với các loại hình kinh doanh thƣơng mại khác, tác giả tổng hợp hoạt động
kinh doanh nhập khẩu có sáu đặc điểm chính. Các đặc điểm này tác động đến việc
xây dựng quy trình nhập khẩu của các doanh nghiệp (Tạ Văn Lợi, Giáo trình
Nghiệp vụ Ngoại thương, NXB Đại học Kinh tế Quốc Dân, 2019). Do vậy, để xây
dựng một quy trình nhập khẩu hiệu quả, doanh nghiệp cần cân nhắc kĩ các đặc điểm
này.
Bản chất hoạt động kinh doanh nhập khẩu là việc thực hiện nhập khẩu hàng
hóa từ nƣớc ngoài để tiêu thụ hoặc làm đầu vào cho sản xuất kinh doanh ở thị
trƣờng trong nƣớc. Do đó, hoạt động nhập khẩu bao gồm nhiều bên liên quan, đối
tác, chủ doanh nghiệp, công ty ở các nƣớc khác nhau. Mỗi quốc gia có những quy
định pháp luật riêng về kinh tế, chính sách nhập khẩu khác nhau. Vì thế, hoạt động
nhập khẩu bị chi phối mạnh bởi các hệ thống pháp luật, các thủ tục hồ sơ liên quan
đến các nƣớc khác nhau. Các doanh nghiệp lớn, hoạt động đa quốc gia, đơi khi cịn
tự xây dựng các nguyên tắc riêng để giảm thiểu rủi ro pháp lý.
Chính phủ các nƣớc ln quan tâm kiểm sốt chủng loại hàng hóa trong kinh
doanh nhập khẩu. Cụ thể, một số loại hàng hóa đƣợc khuyến khích nhập khẩu và
ngƣợc lại, một số hàng hóa bị cấm nhập khẩu hoặc bị quản lý bằng các chính sách
thuế quan, hạn ngạch, chính sách quản lý tỷ giá… Danh mục hàng hóa đƣợc phép
nhập khẩu và cấm nhập khẩu cũng thay đổi và cập nhật ở từng thời điểm, phụ thuộc


TIEU LUAN MOI download :


8
vào chính sách quy hoạch kinh tế của chính phủ mỗi quốc gia. Việc rà sốt danh
mục hàng hóa này là cần thiết khi doanh nghiệp muốn xây dựng quy trình nhập
khẩu.
Thị trƣờng của hoạt động nhập khẩu bao gồm thị trƣờng trong nƣớc và thị
trƣờng quốc tế. Thị trƣờng quốc tế đóng vai trị nhƣ là thị trƣờng đầu vào - là đầu
mối cung cấp hàng hóa cho tồn bộ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, thị
trƣờng trong nƣớc đóng vai trị là thị trƣờng đầu ra - là nơi tiêu thụ sản phẩm. Thị
trƣờng của hoạt động nhập khẩu rất phong phú, đa dạng từ vật tƣ, hàng hoá và dịch
vụ đƣợc nhập khẩu từ nhiều nƣớc khác nhau với mức giá cả và chất lƣợng khác
nhau. Dựa trên những tiêu chí về chất lƣợng, giá cả, mẫu mã, sự thuận lợi về nhập
khẩu của mỗi quốc gia khác nhau mà mỗi doanh nghiệp kinh doanh hoạt động nhập
khẩu có thể thay đổi, mở rộng hay thu hẹp phạm vi thị trƣờng nhập khẩu của mình.
Đầu vào (nguồn cung ứng trong đó có nguồn nhập khẩu), đầu ra (khách hàng) của
doanh ngiệp rất đa dạng, thông thƣờng hay đổi theo nhu cầu của ngƣời tiêu dùng
trong nƣớc. Nguồn đầu ra ổn định, đa dạng phụ thuộc vào điều kiện kinh doanh của
cơng ty, khả năng thích nghi và đáp ứng cầu thị trƣờng cũng nhƣ biến động của
nguồn cung ứng.
Phƣơng thức thanh toán trong hoạt động nhập khẩu cũng rất quan trọng. Hiện
nay, hình thức thanh tốn trong lĩnh vực kinh doanh nhập khẩu cũng đa dạng. Các
bên có thể lựa chọn sử dụng nhiều phƣơng thức thanh toán khác nhau và việc sử
dụng phƣơng thức thanh toán nào là do hai bên tự thỏa thuận và đƣợc quy định
trong điều khoản của hợp đồng. Các ngoại tệ nhƣ USD, EUR, Yên thƣờng đƣợc lựa
chọn để thanh tốn. Vì vậy, việc thanh tốn trong nhập khẩu phụ thuộc rất lớn vào
tỷ giá hối đoái giữa các đồng tiền nội tệ (VND) và ngoại tệ.
Việc trao đổi thông tin với đối tác phải đƣợc tiến hành nhanh chóng thông qua
các phƣơng tiện công nghệ hiện đại nhƣ email, telex, fax... Đặc biệt, trong thời đại

thông tin hiện nay giao dịch qua thƣ điện tử, qua hệ thống mạng internet là công cụ
phục vụ đắc lực cho kinh doanh. Một số doanh nghiệp còn phát triển riêng hệ thống
quản lý nội bộ nhằm lƣu trữ, quản lý, và kiểm soát hiệu quả hoạt động nhập khẩu.

TIEU LUAN MOI download :


9
Phƣơng thức vận chuyển cũng đóng vai trị quan trọng trong hoạt động nhập
khẩu. Do hoạt động nhập khẩu có liên quan trực tiếp đến yếu tố nƣớc ngồi, hàng
hóa đƣợc vận chuyển qua biên giới các quốc gia, tùy theo các loại mặt hàng hóa nhƣ
vật tƣ, thiết bị, những thỏa thuận của đơi bên mà có những phƣơng thức vận chuyển
khác nhau. Một số phƣơng thức vận chuyển chủ yếu hiện nay là vận chuyển bằng
đƣờng không, đƣờng thủy, đƣờng bộ… hoặc vận chuyển vào nội bộ bằng các xe có
trọng tải lớn. Các chi phí vận chuyển và phát sinh khác cũng cần đƣợc nêu rõ trong
những hợp đồng, để tránh làm ảnh hƣởng đến hiệu quả kinh doanh của các doanh
nghiệp.
1.1.3. Phân loại hình thức nhập khẩu
Nhà nƣớc ta hiện nay ban hành nhiều văn bản pháp quy hƣớng dẫn về thủ tục
hải quan. Trên thị trƣờng cũng có rất nhiều tác giả tóm tắt về các quy định, hƣớng
dẫn về nghiệp vụ nhập khẩu. Tác giả phân loại các hình thức nhập khẩu nhƣ sau
(căn cứ theo Luật Thƣơng Mại 2005)
1.1.3.1. Nhập khẩu trực tiếp
Nhập khẩu trực tiếp là hình thức nhập khẩu trong đó ngƣời mua và ngƣời bán
hàng hóa trực tiếp giao dịch với nhau, q trình mua và bán khơng hề ràng buộc lẫn
nhau. Bên mua có thể mua mà khơng bán và ngƣợc lại. Nhập khẩu trực tiếp đƣợc
tiến hành khá đơn giản. Hoạt động nhập khẩu trực tiếp là hình thức nhập khẩu độc
lập của một doanh nghiệp nhập khẩu dựa trên việc nghiên cứu thị trƣờng, yêu cầu
chất lƣợng kĩ thuật, và cân nhắc các chi phí liên quan để đảm bảo kinh doanh hiệu
quả. Ngoài ra, doanh nghiệp nhập khẩu trực tiếp còn phải đảm bảo hoạt động đúng

chính sách luật pháp và quy định của nhà nƣớc nội địa và quốc tế. Trong hoạt động
nhập khẩu tự doanh, doanh nghiệp hoàn toàn nắm quyền chủ động và phải tự tiến
hành các nghiệp vụ của hoạt động nhập khẩu từ nghiên cứu thị trƣờng, lựa chọn bạn
hàng, lựa chọn phƣơng thức giao dịch, đến việc ký kết và thực hiện hợp đồng.
Doanh nghiệp phải tự đầu tƣ vốn để chi trả các chi phí phát sinh trong suốt hoạt
động kinh doanh và đƣợc hƣởng toàn bộ lợi nhuận thu đƣợc, cũng nhƣ rủi ro thua
lỗ. Khi nhập khẩu trực tiếp, doanh nghiệp đƣợc phép trích kim ngạch nhập khẩu,

TIEU LUAN MOI download :


10
khi tiêu thụ hàng nhập khẩu doanh nghiệp phải chịu thuế doanh thu và thuế lợi tức
theo quy định của luật pháp hiện hành. Thơng thƣờng, doanh nghiệp có thể chỉ cần
lập một hợp đồng nhập khẩu với đối tác nhập khẩu nƣớc ngồi, cịn hợp đồng tiêu
thụ hàng hố trong nƣớc có thể đƣợc lập sau khi hàng hóa đã đƣợc nhập khẩu.
1.1.3.2. Nhập khẩu uỷ thác
Hoạt động ủy thác nhập khẩu đƣợc quy định trong chƣơng 4 của Văn bản hợp
nhất 09/VBHN-BCT năm 2017 hợp nhất nghị định hƣớng dẫn luật thƣơng mại về
hoạt động mua bán quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia cơng và q cảnh
hàng hóa với nƣớc ngồi. Theo đó, hoạt động nhập khẩu uỷ thác là hoạt động nhập
khẩu hình thành giữa một doanh nghiệp hoạt động trong nƣớc có ngành hàng kinh
doanh một số mặt hàng nhập khẩu nhƣng khơng đủ điều kiện về khả năng tài chính,
về đối tác kinh doanh... nên đã uỷ thác cho doanh nghiệp có chức năng trực tiếp
giao dịch ngoại thƣơng tiến hành nhập khẩu hàng hố theo u cầu của mình. Bên
nhận uỷ thác phải tiến hành đàm phán với doanh nghiệp nƣớc ngoài để làm thủ tục
nhập khẩu theo yêu cầu của bên uỷ thác và đƣợc hƣởng phí uỷ thác. Quan hệ giữa
doanh nghiệp uỷ thác và doanh nghiệp nhận uỷ thác cần đƣợc quy định đầy đủ trong
hợp đồng uỷ thác.
Do bản chất ủy thác của loại hình này, khi nhập khẩu, doanh nghiệp nhập khẩu

(nhận uỷ thác) không phải bỏ vốn, không cần xin hạn ngạch, không phải nghiên cứu
thị trƣờng tiêu thụ vì khơng phải tiêu thụ hàng nhập mà chỉ đứng ra đại diện cho bên
uỷ thác để giao dịch với bạn hàng nƣớc ngoài, ký hợp đồng và làm thủ tục nhập
hàng cũng nhƣ thay mặt cho bên uỷ thác khiếu nại đòi bồi thƣờng với đối tác nhập
khẩu từ nƣớc ngồi khi có tổn thất phát sinh trong suốt quá trình nhập khẩu hoặc
với mức trách nhiệm đƣợc thống nhất trong hợp đồng ủy thác.
Khi tiến hành nhập khẩu uỷ thác, đại diện của các doanh nghiệp xuất nhập
khẩu chỉ đƣợc tính kim ngạch xuất nhập khẩu chứ khơng đƣợc tính doanh số, và do
vậy mà không phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp. Khi nhận uỷ thác, các doanh
nghiệp xuất nhập khẩu này (nhận uỷ thác) phải lập hai hợp đồng bao gồm một hợp

TIEU LUAN MOI download :


11
đồng mua bán hàng hố với nƣớc ngồi và một hợp đồng nhận uỷ thác với bên uỷ
thác.
1.1.3.3. Tạm nhập tái xuất
Hình thức nhập khẩu thứ ba là tạm nhập tái xuất. Đây là hình thức mà doanh
nghiệp nội địa nhập khẩu tạm thời hàng hóa vào nƣớc nhập khẩu, nhƣng sau đó lại
xuất khẩu chính hàng hóa đó ra khỏi nƣớc này để chuyển sang một nƣớc khác.
Hàng hóa nhập khẩu ở hình thức này khơng đƣợc phép tiêu thụ nội địa mà phải xuất
khẩu sang một nƣớc thứ ba nhằm thu lợi nhuận. Loại hình này bao gồm hoạt động
nhập khẩu và hoạt động xuất khẩu, từ đó thu lại lƣợng ngoại tệ lớn hơn số chi phí
bỏ ra ban đầu. Doanh nghiệp cần tiến hành đồng thời hai hợp đồng riêng biệt khi
tạm nhập tái xuất, gồm: hợp đồng mua hàng ký với thƣơng nhân xuất khẩu và hợp
đồng bán hàng ký với thƣơng nhân nhập khẩu.
Doanh nghiệp cũng cần lƣu ý rằng, trƣờng hợp gần giống nhƣ tạm nhập tái
xuất là chuyển khẩu. Với phƣơng thức chuyển khẩu, hàng hóa đƣợc chuyển thẳng
từ nƣớc bán hàng sang nƣớc mua hàng, mà không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt

Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam.
1.1.3.4. Nhập khẩu liên doanh
Nhập khẩu liên doanh là hoạt động nhập khẩu hàng hoá trên cơ sở liên kết kỹ
thuật một cách tự nguyện giữa các doanh nghiệp (trong đó có ít nhất một doanh
nghiệp xuất nhập khẩu trực tiếp) nhằm kết hợp và khai thác năng lực để cùng giao
dịch và đề ra các chủ trƣơng biện pháp có liên quan đến hoạt động nhập khẩu, thúc
đẩy hoạt động này phát triển theo hƣớng có lợi nhất cho các bên tham gia. Doanh
nghiệp tham gia liên doanh nhập khẩu cùng nhau chia sẻ lợi luận và rủi ro.
Trong nhập khẩu liên doanh, doanh nghiệp đứng ra nhận hàng sẽ đƣợc tính
kim ngạch xuất nhập khẩu. Khi đƣa hàng về tiêu thụ thì chỉ đƣợc tính doanh số trên
số hàng tính theo tỷ lệ vốn góp và chịu thuế doanh thu trên doanh số tƣơng ứng.
Doanh nghiệp nhập khẩu trực tiếp tham gia liên doanh phải lập hai hợp đồng bao
gồm một hợp đồng mua hàng với nƣớc ngoà và một hợp đồng liên doanh với doanh
nghiệp khác.

TIEU LUAN MOI download :


12
Khác với tự doanh, nhập khẩu liên doanh giúp các doanh nghiệp tham gia chia
sẻ rủi ro vì theo cơ chế, mỗi doanh nghiệp liên doanh nhập khẩu chỉ phải góp một
phần vốn nhất định, quyền hạn và trách nhiệm của các bên tƣơng ứng với số vốn
góp, việc phân chia chi phí, thuế doanh thu thƣờng theo tỷ lệ góp vốn, lãi lỗ hai bên
phân chia tuỳ theo thoả thuận dựa trên tỉ lệ góp vốn và trách nhiệm các bên.
1.1.3.5. Nhập khẩu gia công
Hoạt động gia công đƣợc quy định tại chƣơng 6 của Văn bản hợp nhất
09/VBHN-BCT năm 2017 hợp nhất nghị định hƣớng dẫn luật thƣơng mại về hoạt
động mua bán quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng
hóa với nƣớc ngồi. Nhập khẩu gia cơng là hình thức nhập khẩu theo đó bên nhập
khẩu (là bên nhận gia công) tiến hành nhập khẩu nguyên vật liệu từ phía ngƣời xuất

khẩu (bên đặt gia cơng) về để tiến hành gia công theo những quy định trong hợp
đồng ký kết giữa hai bên.
1.1.4. Vai trò của hoạt động nhập khẩu đối với quốc gia/ đối với ngành/ và
đối với doanh nghiệp
Nhập khẩu là hoạt động bắt buộc trong thƣơng mại quốc tế vì việc vận chuyển
hàng hóa từ một quốc gia sang một quốc gia khác là cần thiết (Nguyễn Xuân Thiên,
Giáo trình Thương mại Quốc tế, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội). Linh kiện sản
xuất và nguyên vật liệu đầu vào đƣợc vận chuyển từ nhà cung cấp đến nhà sản xuất,
thành phẩm đƣợc vận chuyển từ nhà sản xuất đến ngƣời tiêu dùng khách hàng. Hoạt
động nhập khẩu do vậy ảnh hƣởng trực tiếp và quyết định quá trình sản xuất và
nâng cao đời sống ngƣời dân trong nƣớc. Tác giả tổng hợp vai trò của nhập khẩu
đối với đời sống nhân dân và nền kinh tế đƣợc thể hiện ở ba mức độ, với quốc gia,
với doanh nghiệp, và với ngƣời tiêu dùng.
Đối với quốc gia
Cũng giống nhƣ xuất khẩu, nhập khẩu cũng có vai trò tăng hợp tác quốc tế với
các nƣớc, tạo tiền đề cho quan hệ xuất khẩu. Nhập khẩu và xuất khẩu là những yếu
tố bên trong trực tiếp tham gia vào việc giải quyết những vấn đề thuộc nội bộ nền
kinh tế nhƣ: vốn, kỹ thuật, lao động, thị trƣờng tiêu thụ...

TIEU LUAN MOI download :


×