Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Phân tích quan niệm duy vật biện chứng về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, từ đó xây dựng ý nghĩa phương pháp luận chung và liên hệ với thực tiễn 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (185.02 KB, 18 trang )

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
…...0O0…..

BÀI TẬP LỚN

TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN
Đề tài số 3
Phân tích quan niệm duy vật biện chứng về mối quan hệ giữa vật
chất và ý thức, từ đó xây dựng ý nghĩa phương pháp luận chung
và liên hệ với thực tiễn

Đỗ Thùy Linh – Mã SV: 11213114
Lớp: Triết học Mác - Lênin(221)__05
Khóa: 63 – GĐ: D-302

Hà Nội - 4/2022

TIEU LUAN MOI download :


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU................................................................................................................................ 3
NỘI DUNG...................................................................................................................................... 3
1. Lý luận chung về vật chất, ý thức; mối quan hệ giữa vật chất và ý
thức.................................................................................................................................................. 3
1.1

Vật chất........................................................................................................................... 3

1.2


Ý thức.............................................................................................................................. 8

1.3 Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức theo quan điểm của chủ nghĩa
duy vật biện chứng............................................................................................................... 11
2. Ý nghĩa phương pháp luận chung........................................................................... 13
2.1

Quan điểm khách quan........................................................................................... 13

2.2

Phát huy tính năng động chủ quan của ý thức............................................... 13

2.3

Khắc phục bệnh trì trệ, thụ động, chủ quan duy ý chí................................ 13

3. Vận dụng mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức vào thực
tiễn cuộc sống........................................................................................................................... 14
3.1

Đối với công cuộc đổi mới đất nước................................................................. 14

3.2

Đối với sinh viên....................................................................................................... 15

KẾT LUẬN................................................................................................................................... 15
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................................... 17


LỜI MỞ ĐẦU
Vật chất và ý thức là hai phạm trù của triết học. Liền theo sự phát triển của lịch
sử, có rất nhiều quan điểm khác nhau xoay quanh hai phạm trù này cũng
2

TIEU LUAN MOI download :


như mối quan hệ giữa chúng. Mặc dù vậy, có thể khẳng định rằng, quan điểm của
chủ nghĩa duy vật biện chứng về ý thức, vật chất, mối quan hệ giữa ý thức và vật
chất vô cùng tiến bộ, khắc phục được những lỗ hổng về lý luận của những quan
niệm thuộc trường phái duy tâm, duy vật siêu hình. Khơng chỉ có thế, nghiên cứu
về phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, mỗi cá nhân đều rút ra
được những bài học quý giá, có thể áp dụng vào trong thực tế cuộc sống. Điều
này cũng chính là cơ sở để em lựa chọn đề tài: “Phân tích quan niệm duy vật
biện chứng về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, từ đó xây dựng ý nghĩa
phương pháp luận chung và liên hệ với thực tiễn”.

NỘI DUNG
1.
Lý luận chung về vật chất, ý thức; mối quan hệ giữa vật chất và ý
thức
1.1 Vật chất
Phạm trù “vật chất” là phạm trù cơ bản và nền tảng của triết học duy
vật nói chung và chủ nghĩa duy vật biện chứng nói riêng.
a. Quan niệm của chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa duy vật trước
C.Mác về phạm trù vật chất
Các nhà triết học duy tâm thừa nhận sự tồn tại của các sự vật, hiện
tượng của thế giới nhưng lại phủ nhận đặc trưng “tự thân tồn tại” của
chúng.

Các nhà triết học duy vật thừa nhận sự tồn tại khách quan của thế giới
vật chất, lấy bản thân giới tự nhiên để giải thích tự nhiên. Trải qua các
thời kỳ khác nhau, nhân loại chứng kiến nhiều sự ra đời, phát triển, kết
thúc của nhiều quan điểm của triết học duy vật. Thậm chí, bởi vì sự phá
sản của các quan điểm duy vật siêu hình về vật chất mà các nhà triết học,
khoa học tiến tới “thời kỳ ốm đau ngắn ngủi”. Do đó địi hỏi sự thay thế
của một chủ nghĩa duy vật mới cho chủ nghĩa duy vật siêu hình để có thể
chống lại quan niệm duy tâm cũng như khắc phục sự khủng khoảng tư
tưởng lúc bấy giờ: Chủ nghĩa duy vật biện chứng.
b. Quan niệm của triết học Mác – Lênin về vật chất
Trên thực tế, ở thời kỳ của mình, C.Mác và Ph. Ăngghen chưa xây
dựng một khái niệm hoàn chỉnh về vật chất. Tuy nhiên, quan niệm của
các ông về “vật chất” có ý nghĩa vơ cùng quan trọng, là cơ sở để V.I.
Lênin khái quát ra phạm trù “vật chất”. Trong quan niệm ấy có những nội
dung chủ yếu sau:
“Vật chất” tồn tại khách quan, không do ai sáng tạo ra và
không thể bị tiêu diệt;
“Vật chất” là một phạm trù triết học, là kết quả sáng tạo của tư
duy, do đó “vật chất” khơng tồn tại cảm tính;
“Vật chất” khác với vật thể, vật chất là tổng số các vật thể;
“Vật chất” là tất cả những gì tác động theo một cách nào đó
đến các giác quan của con người.
3


TIEU LUAN MOI download :


Kế thừa những tư tưởng thiên tài của C.Mác và Ph. Ăngghen cùng
phương pháp định nghĩa vật chất thông qua ý thức, trong tác phẩm “Chủ

nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán”, V.I. Lênin đã đưa ra
định nghĩa về vật chất như sau: “Vật chất là một phạm trù triết học dùng
để thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được
cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh, và tồn tại khơng lệ
thuộc vào cảm giác”. [V.I.Lênin: Tồn tập, Sđd, t.18, tr.151]
Trước hết phạm trù triết học là những khái niệm chung nhất, rộng nhất
phản ánh những mặt, những mối liên hệ bản chất của các sự vật, hiện
tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy. Thế nên vật chất trong định nghĩa
của V.I. Lênin tự thân mang tính khái qt hóa, phản ánh tất cả những
dạng tồn tại cụ thể của vật chất.
Có thể rút ra những nội dung cơ bản sau đây trong định nghĩa ấy:
Thứ nhất, vật chất là thực tại khách quan - cái tồn tại hiện thực bên
ngồi ý thức và khơng lệ thuộc vào ý thức.
Điều này có nghĩa là mọi sự vật, hiện tượng từ vi mô đến vĩ mô, từ
những cái đã biết đến những cái chưa biết, từ những sự vật “giản đơn
nhất” đến những hiện tượng vô cùng “kỳ lạ”, dù tồn tại trong tự nhiên
hay trong xã hội cũng đều là những đối tượng tồn tại khách quan, độc lập
với ý thức con người, nghĩa là đều thuộc phạm trù vật chất, đều là các
dạng cụ thể của vật chất. Vì thế, cả con người cũng là một dạng vật chất,
là sản phẩm cao nhất trong thế giới tự nhiên mà chúng ta đã biết. Xã hội
loài người cũng là một dạng tồn tại đặc biệt của vật chất. Đây là thuộc
tính cơ bản nhất (thậm chí được cho là duy nhất) của vật chất, là tiêu
chuẩn để phân biết những thứ là vật chất với những thứ ngoài vật chất.
Thứ hai, vật chất là cái mà khi tác động vào các giác quan con
người thì đem lại cho con người cảm giác.
Có thể hiểu ý kiến này như sau: vật chất là những cái tồn tại thực. Do
những đặc tính vốn có, dưới hình thức tác động trực tiếp hay gián tiếp
đến giác quan con người đã gây cho họ cảm giác, ý thực. Quan điểm của
V.I. Lênin khẳng định vật chất (thực tại khách quan) là cái có trước, xuất
hiện sau nó là ý thức (cảm giác). Đó cũng là câu trả lời theo lập trường

nhất nguyên duy vật của V.I. Lênin đối với mặt thứ nhất vấn đề cơ bản
của triết học.
Thứ ba, vật chất là cái mà ý thức chẳng qua chỉ là sự phản ánh của
nó.
Vật chất ln tồn tại thành thực thể - thứ mà con người, bằng những
phương pháp nhận thức khác nhau có thể biết được. Tuy nhiên do hạn chế
của chính mình mà có thể có những thứ chưa được biết. Điều đó khơng
có nghĩa là những thứ chưa biết đó khơng tồn tại. Ví dụ như trước khi
Marie Curie phát hiện ra radium thì nó đã có, chỉ là nhân loại khơng nhận
thức được nó. Khoa học ngày càng phát triển, nhận thức của con

4

TIEU LUAN MOI download :


người ngày càng mở rộng, giới hạn cũ được vượt qua, bị xóa sổ nhưng
vật chất vẫn cịn tại đó, trường tồn vĩnh viễn.
Định nghĩa vật chất của V.I. Lênin đã quyết hai mặt vấn đề cơ bản của
triết học trên lập trường của chủ nghĩa duy vật biện chứng. Do đó, nó có ý
nghĩa to lớn cả về mặt lý luận và thực tiễn. Cụ thể, nó bác bỏ mọi quan
điểm duy tâm trong quan niệm về vật chất; khắc phục tính chất trực quan,
máy móc, siêu hình của chủ nghĩa duy vật cũ; chống lại thuyết “bất khả
tri”, cổ vũ sự phát triển của khoa học, khám phá thế giới.
c. Các hình thức tồn tại của vật chất
*
Vận động
Vận động là phương thức tồn tại của vật chất
Vận động là thuộc tính cố hữu và là phương thức tồn tại của vật chất.
Vận động tồn tại vĩnh viễn, không thể tạo ra và không bị tiêu diệt. Sự tồn

tại của vật chất là tồn tại bằng cách vận động, với bản chất là tự thân vận
động và mang tính phổ biến, tức là vật chất dưới các dạng thức của nó
ln ln trong q trình biến đổi khơng ngừng.
Vận động là tuyệt đối, đứng im là tương đối, đứng im là một trạng thái
của vận động.
Sự vận động không ngừng của vật chất theo chủ nghĩa duy vật biện
chứng khơng những khơng loại trừ mà trái lại cịn bao hàm trong đó sự
đứng im tương đối.
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, đứng im là trạng
thái ổn định về chất của sự vật, hiện tượng trong những mối quan hệ và
điều kiện cụ thể, là hình thức biểu hiện sự tồn tại thực sự của các sự vật,
hiện tượng và là điều kiện cho sự vận động chuyển hoá của vật chất. Như
vậy, đứng im chỉ có tính tạm thời, chỉ diễn ra với một hình thức vận động
nhất định, trong một mối quan hệ nhất định, ở một thời gian nhất định.
Hơn nữa, đứng im chỉ là sự biểu hiện của một trạng thái vận động - vận
động trong thăng bằng, trong sự ổn định tương đối.
Những hình thức vận động cơ bản của vật chất
Hình thức vận động của vật chất rất đa dạng, được biểu hiện ra với các
quy mơ, trình độ và tính chất hết sức khác nhau. Dựa vào những thành
tựu khoa học của thời đại mình, Ph.Ăngghen đã chia vận động của vật
chất thành năm hình thức cơ bản: cơ học, vật lý, hoá học, sinh học và xã
hội.
Vận động cơ học là sự dịch chuyển vị trí của các vật thể trong
không gian.
Vận động vật lý là sự vận động của các phân tử, các hạt cơ
bản, vận động điện tử, các q trình nhiệt, điện...
Vận động hóa học là q trình hóa hợp và phân giải các chất,
vận động của các nguyên tử.

5


TIEU LUAN MOI download :


Vận động sinh học là sự trao đổi chất giữa cơ thể sống với môi
trường.
Vận động xã hội là sự biến đổi của lịch sử và xã hội, sự thay đổi,
thay thế các quá trình xã hội này bằng các quá trình xã hội khác.
Các hình thức vận động được phân chia đều thỏa mãn nguyên tắc:
Tương ứng với trình độ nhất định của tổ chức vật chất;
Các hình thức vận động có mối liên hệ phát sinh, nghĩa là hình
thức vận động cao nảy sinh trên cơ sở của những hình thức vận động
thấp và bao hàm trong đó tất cả những hình thức vận động thấp hơn,
ví dụ như vận động hóa học bao hàm các hình thức vận động cơ học,
vật lý;
Hình thức vận động cao khác về chất so với hình thức vận
động thấp vả khơng thể quy về hình thức vận động thấp;
Các hình thức vận động chuyễn hóa lẫn nhau thơng qua phương
thức bước nhảy.
Trong sự tồn tại của mình, sự vật có thể gắn với nhiều hình thức vận
động khác nhau. Tuy nhiên sẽ có một hình thức vận động cơ bản là đặc
trưng cho trình độ tổ chức vật chất của nó. Vì vậy, chúng ta cần vừa phải
thấy mối liên hệ giữa các hình thức vận động, vừa phải phân biệt sự khác
nhau về chất của chúng.
* Không gian và thời gian
Dựa trên những thành tựu của khoa học và thực tiễn, chủ nghĩa duy vật
biện chứng đã khẳng định tính khách quan của không gian và thời gian,
xem không gian và thời gian là hình thức tồn tại của vật chất vận động.
Trong đó, khơng gian là hình thức tồn tại của vật chất xét về mặt quảng
tính, sự cùng tồn tại, trật tự, kết cấu và sự tác động lẫn nhau. Thời gian là

hình thức tồn tại của vật chất vận động xét về mặt độ dài diễn biến, sự kế
tiếp của các q trình.
Khơng gian và thời gian là những hình thức tồn tại của vật chất vận
động, bất kỳ một đối tượng vật chất cụ thể nào cũng có đặc tính về khơng
gian, thời gian của mình và khơng có khơng gian, thời gian ngồi vật
chất. V.I. Lênin viết: “Trong thế giới khơng có gì ngồi vật chất đang vận
động và vật chất đang vận động không thể vận động ở đâu ngồi khơng
gian và thời gian”. [V.I.Lênin: Tồn tập, Sđd, t.18, tr.209-210]
Khơng gian và thời gian có tính khách quan, là hình thức tồn tại của
vật chất và khơng tách rời vật chất. Bên cạnh đó, khơng gian, thời gian có
tính vơ cùng, vơ tận. Tính vô tận của không gian được hiểu rằng thế giới
khách quan khơng có sự tận cùng về một phía. Tính vô cùng của thời gian
nghĩa là thế giới khách quan khơng có sự ngừng trệ, sự khơng tiếp nối,
khơng biến đổi ở bất cứ nơi đâu. Ngồi ra, khơng gian, thời gian được xác
định bởi ba chiều (dài, cao, rộng) của không gian và một

6

TIEU LUAN MOI download :


chiều (từ quá khứ đến tương lai) của thời gian. Các chiều này cho thấy,
khơng gian thời gian khơng có điểm khởi đầu, khơng có điểm kết thúc, nó
là vơ tận. Tất nhiên điều này được hình thành từ những khơng gian thời
gian có giới hạn của các đối tượng vật chất cụ thể, riêng lẻ. Không gian,
thời gian là sự thống nhất giữa tính gián đoạn và tính liên tục.
Quan niệm đúng đắn và khoa học trên đây của chủ nghĩa duy vật biện
chứng về không gian và thời gian đã bác bỏ quan niệm của chủ nghĩa duy
tâm chủ quan coi khơng gian và thời gian là hình thức trực quan tiên
nghiệm, là sự sắp xếp các cảm giác mà con người thu được theo một trật

tự nhất định (quan niệm của E.Cantơ), hoặc chỉ là hệ thống liên kết chặt
chẽ của những chuỗi cảm giác, do con người sinh ra (quán niệm của
E.Makhơ). Khi phân tích thực chất của nhũng quan niệm này, V.I.Lênin
cho rằng: “Đó là một điều vô lý duy tâm rõ rệt nảy sinh ra một cách tất
nhiên từ học thuyết nói rằng vật thể là những phức hợp cảm giác”.
[V.I.Lênin: Toàn tập, Sđd, t.18, tr.212]
d. Tính thống nhất vật chất của thế giới
*
Tồn tại của thế giới là tiền đề cho sự thống nhất của thế giới
Trong quan niệm về sự thống nhất của thế giới phải lấy việc thừa nhận
sự tồn tại của nó làm tiền đề. Khơng thừa nhận sự tồn tại của thế giới thì
khơng thể nói tới việc nhận thức thế giới.
Mặc dù, tồn tại của thế giới là tiền đề cho sự thống nhất của thể giới.
Song, tính thống nhất của thế giới không phải ở sự tồn tại của nó. Về
nguyên tắc, sự khác nhau giữa quan niệm duy vật và quan niệm duy tâm
nằm ở chỗ chủ nghĩa duy vật cho rằng, cơ sở của sự thống nhất của thế
giới là ở tính vật chất của nó.
* Thế giới thống nhất ở tính vật chất
Căn cứ vào đời sống thực tiễn và sự phát triển lâu dài của triết học và
khoa học, chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định bản chất của thế giới
là vật chất, thế giới thống nhất ở tính vật chất. Điều đó được thể hiện ở
những điểm cơ bản sau đây:
Chỉ một thế giới duy nhất và thống nhất là thế giới vật chất.
Thế giới vật chất tồn tại khách quan, có trước và độc lập với ý thức
con người, được ý thức con người phản ánh.
Mọi bộ phận của thế giới có mối quan hệ vật chất thống nhất
với nhau, biểu hiện ở chỗ chúng đều là những dạng cụ thể của vật
chất, là sản phẩm của vật chất, cùng chịu sự chi phối của những quy
luật khách quan, phổ biến của thế giới vật chất.
Thế giới vật chất không do ai sinh ra và cũng khơng tự mất đi,

nó tồn tại vĩnh viễn, vô hạn và vô tận. Trong thế giới, các sự vật,
hiện tượng luôn luôn vận động, biến đổi khơng ngừng và chuyển hố
lẫn nhau, là nguồn gốc, nguyên nhân và kết quả của nhau, về thực
chất, đều là những quá trình vật chất.

7

TIEU LUAN MOI download :


Quan niệm trên đây của chủ nghĩa duy vật biện chứng đã được cuộc
sống hiện thực của con người và toàn bộ sự phát triển của khoa học xác
định. Con người khơng thể bằng ý thức của mình sản sinh ra được các đối
tượng vật chất, mà chỉ có thể cải biến thế giới vật chất trên cơ sở nắm
vững những thuộc tính khách quan vốn có của các dạng vật chất và những
quy luật vận động của thể giới vật chất.
Có thể nói rằng, thế giới bao gồm cả tự nhiên và xã hội về bản chất là
vật chất, thống nhất ở tính vật chất. Ph. Ăngghen kết luận: “Tính thống
nhất thực sự của thế giới là tính vật chất của nó, và tính vật chất nảy
được chửng minh không phải bằng vài ba lời lẽ khéo léo của kẻ làm trò
ảo thuật, mà bằng sự phát triển lâu dài và khó khăn của triết học và khoa
học tự nhiên”. [C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Sđd, t.20, tr.67]

1.2 Ý thức
a. Định nghĩa
Ý thức là toàn bộ đời sống ý thức tinh thần tâm lý của con người được tạo
thành từ nhiều yếu tố khác nhau. Trong đó có hai cái cơ bản nhất: tình
cảm, tri thức.
b. Nguồn gốc của ý thức
* Quan điểm của chủ nghĩa duy tâm

Khi lý giải nguồn gốc ra đời của ý thức, các nhà triết học duy tâm cho
rằng ý thức là nguyên thể đầu tiên, tồn tại vĩnh viễn, là nguyên nhân sinh
thành, chi phối sự tồn tại, biến đổi của toàn bộ thế giới vật chất.
* Quan điểm của chủ nghĩa duy vật siêu hình
Đối lập với các quan niệm của chủ nghĩa duy tâm, các nhà duy vật siêu
hình phủ nhận tính chất siêu tự nhiên của ý thức, tinh thần. Họ xuất phát
từ thế giới hiện thực để lý giải nguồn gốc của ý thức. Do hạn chế của
trình độ phát triển khoa học cùng sự chi phối của phương pháp siêu hình,
các nhà duy vật siêu hình đã đồng nhất ý thức với vật chất. Họ coi
ýthức cũng chỉ là một dạng vật chất đặc biệt, đo vật chất sản sinh ra.
Những sai lầm, hạn chế của chủ nghĩa duy tâm, duy vật siêu hình
trong quan niệm về ý thức đã được các giai cấp bóc lột, thống trị triệt dể
lợi dụng, lấy đó làm cơ sở lý luận, công cụ để nô dịch tinh thần quần
chúng lao động.
* Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng
Ý thức là hình thức phản ánh đặc trưng chỉ có ở con người và là hình
thức phản ánh cao nhất của thế giới vật chất. Ý thức là sự phản ánh thế
giới hiện thực bởi bộ óc con người. Như vậy, sự xuất hiện con người và
hình thành bộ óc của con người có năng lực phản ánh hiện thực khách
quan là nguồn gốc tự nhiên của ý thức.
8

TIEU LUAN MOI download :


Tuy vậy, sự ra đời của ý thức không phải chỉ có nguồn gốc tự nhiên mà
cịn do nguồn gốc xã hội. Sự phát triển của giới tự nhiên mới tạo ra tiền
đề vật chất có năng lực phản ánh, chỉ là nguồn gốc sâu xa của ý thức.
Hoạt động thực tiễn của loài người mới là nguồn gốc trực tiếp quyết định
sự ra đời của ý thức. Hoạt động thực tiễn này chính là lao động và ngơn

ngữ. C.Mác và Ph. Ăngghen khẳng định: “Con người cũng có cả “ý thức”
nữa. Song, đó khơng phải là một ý thức bẩm sinh sinh ra đã là ý thức
“thuần túy”... Do đó, ngay từ đầu, ý thức đã là một sản phẩm xã hội, và
vẫn là như vậy chừng nào con người cịn tồn tại”. [C.Mác và
Ph.Ăngghen: Tồn tập, Sđd, t.3, tr.43] Sự hình thành, phát triển của ý thức
là một q trình thống nhất khơng tách rời giữa nguồn gốc tự nhiên và
nguồn gốc xã hội. Trong các cơng trình nghiên cứu khoa học của mình,
C.Mác và Ph. Ăngghen đã nhiều lần chỉ rõ rằng, ý thức khơng những có
nguồn gốc tự nhiên mà cịn có nguồn gốc xã hội và là một hiện tượng
mang bản chất xã hội.
Xem xét nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc xã hội của ý thức cho thấy,
ý thức xuất hiện là kết quả của q trình tiến hố lâu đài của giới tự nhiên,
của lịch sử trái đất, đồng thời là kết quả trực tiếp của thực tiễn xã hội lịch sử của con người. Trong đó, nguồn gốc tự nhiên là điều kiện cần, còn
nguồn gốc xã hội là điều kiện đủ để ý thức hình thành, tồn tại và phát
triển. Nếu chỉ nhấn mạnh mặt tự nhiên mà quên đi mặt xã hội, hoặc ngược
lại chỉ nhấn mạnh mặt xã hội mà quên đi mặt tự nhiên của nguồn gốc ý
thức đều dẫn đến những quan niệm sai lầm, phiến diện của chủ nghĩa duy
tâm hoặc duy vật siêu hình, khơng thể hiểu được thực chất của hiện tượng
ý thức, tinh thần của lồi người nói chung, cũng như của mỗi người nói
riêng. Hoạt động thực tiễn phong phú của lồi người là mơi trường để ý
thức hình thành, phát triển và khẳng định sức mạnh sáng tạo của nó.
Nghiên cứu nguồn gốc của ý thức cũng là một cách tiếp cận để hiểu rõ
bản chất của ý thức, khẳng định bản chất xã hội của ý thức.
c. Bản chất của ý thức
Chủ nghĩa duy vật biện chứng, trên cơ sở nhận thức đúng đắn nguồn
gốc ra đời của ý thức và nắm vững thuyết phản ánh đã luận giải một cách
khoa học bản chất của ý thức. Vật chất và ý thức là hai hiện tượng chung
nhất của thế giới hiện thực, mặc dù khác nhau về bản chất, nhưng giữa
chúng ln có mối liên hệ biện chứng. Do vậy, muốn hiểu đúng bản chất
của ý thức cần xem xét nó trong mối quan hệ qua lại với vật chất, mà chủ

yếu là đời sống hiện thực có tính thực tiễn của con ngưịi.
Bản chất ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, là quá
trình phản ánh tích cực, sáng tạo hiện thực khách quan của óc người
[V.I.Lênin: Tồn tập, Sđd, t.18, tr.138]
*
Tính phụ thuộc vào thực tại khách quan

9

TIEU LUAN MOI download :


Ý thức là cái phản ánh thế giới khách quan, ý thức khơng phải là sự
vật, mà chỉ là “hình ảnh” của sự vật ở trong óc người. Thế giới khách
quan là ngun bản, là tính thứ nhất. Cịn ý thức chỉ là bản sao, là “hình
ảnh” về thế giới đó, là tính thứ hai. Nghĩa là, nội dung của ý thức phụ
thuộc vào thế giới khách quan, do thế giới khách quan quy định. Đây là
căn cứ quan trọng nhất để khẳng định thế giới quan duy vật biện chứng,
phê phán chủ nghĩa duy tâm và duy vật siêu hình trong quan niệm về bản
chất của ý thức.
* Tính sáng tạo
Ý thức có đặc tính tích cực, sáng tạo gắn bó chặt chẽ với thực tiễn xã
hội. Đây là một đặc tính căn bản để phân biệt trình độ phản ánh ý thức
người với trình độ phản ánh tâm lý động vật. Ý thức không phải là kết quả
của sự phản ánh ngẫu nhiên, đơn lẻ, thụ động thế giới khách quan. Trái
lại, đó là kết quả của quá trình phản ánh có định hướng, có mục đích rõ
rệt. Là hiện tượng xã hội, ý thức hình thành, phát triển gắn liền với hoạt
động thực tiễn xã hội.
Sự phản ánh ý thức là quá trình thống nhất của ba mặt:
Một là, trao đổi thông tin giữa chủ thể và đối tượng phản ánh. Đây là

q trình mang tính hai chiều, có định hướng và chọn lọc các thơng tin
cần thiết.
Hai là, mơ hình hóa đối tượng trong tư duy dưới dạng hình ảnh tinh
thần. Thực chất đây là quá trình “sáng tạo lại” hiện thực của ý thức theo
nghĩa: mã hoá các đối tượng vật chất thành các ý tưởng tinh thần phi vật
chất.
Ba là, chuyển hố mơ hình từ tư duy ra hiện thực khách quan, tức quá
trình hiện thực hố tư tưởng, thơng qua hoạt động thực tiễn biến cái quan
niệm thành cái thực tại, biến các ý tưởng phi vật chất trong tự duy thành
các dạng vật chất ngồi hiện thực. Để thúc đẩy q trình chuyển hóa này,
con người cần sáng tạo đồng bộ nội dung, phương pháp, phương tiện,
công cụ phù hợp để tác động vào hiện thực khách quan nhằm thực hiện
mục đích của mình. Phản ánh và sáng tạo là hai mặt thuộc bản chất của ý
thức.
Từ kết quả nghiên cứu nguồn gốc và bản chất của ý thức cho thấy:
Ý thức là hình thức phản ánh cao nhất riêng có của óc người về hiện
thực khách quan trên cở sở thực tiễn xã hội - lịch sử.
Ý thức không phải là cái không thể nhận thức được như chủ nghĩa duy
tâm quan niệm, nhưng nó cũng khơng phải cái tầm thường như người duy
vật tầm thường gán cho nó. Thực chất, ý thức chỉ lả thuộc tính phản ánh
của một dạng vật chất đặc biệt là bộ óc người; nói cách khác, chỉ có con
người mớí có ý thức. Lồi người xuất hiện là kết quả của lịch sử vận
động, phát triển lậu dài của thế giới vật chất, cấu trúc hồn thiện của bộ
óc người là nền tảng vật chất để ý thức hoạt động; cùng với hoạt động

10

TIEU LUAN MOI download :



thực tiễn và đời sống xã hội phong phú tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy ý
thức hình thành và khơng ngừng phát triển. Khơng có bộ óc của con
người, khơng có hoạt động thực tiễn xã hội thì khơng thể có ý thức. Sáng
tạo là thuộc tính đặc trưng bản chất nhất của ý thức. Sức sáng tạo của ý
thức trong tinh thần và sức sáng tạo của con người trong thực tiễn khác
nhau về bản chất nhưng chỉ là những biểu hiện khác nhau của năng lực
sáng tạo, khẳng định sức mạnh của còn người trong nhận thức và cải tạo
thế giới.
1.3 Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức theo quan điểm của chủ nghĩa
duy vật biện chứng
Mối quan hệ vật chất và ý thức là “Vấn đề cơ bản của mọi triết học,
đặc biệt là của triết học hiện đại” [C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Sđd,
t.21, tr.403]. Theo quan điểm triết học Mác - Lênin, vật chất và ý thức có
mối quan hệ biện chứng, trong đó vật chất quyết định ý thức, cịn ý thức
tác động tích cực trở lại vật chất.
a. Vật chất quyết định ý thức
Các thành tựu của khoa học tự nhiên hiện đại đã chứng minh được
rằng, giới tự nhiên có trước con người; vật chất là cái có trước, cịn ý thức
là cái có sau; vật chất là tính thứ nhất, cịn ý thức là tính thứ hai. Điều này
cũng được coi là nguyên tắc xuất phát điểm của chủ nghĩa duy vật biện
chứng.
Vai trò quyết định của vật chất đối với ý thức được hiểu trên những nội
dung:
Thứ nhất, vật chất quyết định nguồn gốc của ý thức.
Ý thức xuất hiện gắn liền với sự xuất hiện của con người, chính xác
hơn ý thức là sản phẩm của bộ óc, một dạng vật chất có tổ chức cao nhất.
Trước con người đã có sự tồn tại của giới tự nhiên, thế giới vật chất, con
người sinh ra tại đó. Mặt khác, ý thức ra đời khi có sự tác động của thế
giới khách quan vào bộ óc. Và, chỉ trải qua q trình lao động, thơng qua
cơ chế phản ánh của vật chất, thể hiện bằng phương tiện ngơn ngữ, ý thức

mới có thể hình thành. Giả sử, một yếu tố nào đó trong chuỗi hoạt động
trên bị thiếu hụt, rõ ràng ý thức sẽ không xuất hiện. Bởi vậy, không thể
phủ nhận rằng vật chất “sinh” ra ý thức.
Thứ hai, vật chất quyết định nội dung, bản chất của ý thức.
Ý thức dưới bất kỳ hình thức nào, suy cho cùng, đều là phản ánh hiện
thực khách quan. Nội dung của ý thức được tạo thành khi sự vận động,
phát triển theo quy luật khách quan của thế giới hiện thực được phản ánh,
ghi lại, chép lại trong bộ óc của con người. “Sự phát triển của hoạt động
thực tiễn cả về bề rộng và chiều sâu là động lực mạnh mẽ nhất quyết định
tính phong phú và độ sâu sắc của nội dung của tư duy, ý thức con người
qua các thế hệ, qua các thời đại từ mông muội tới văn minh, hiện đại.”

11

TIEU LUAN MOI download :


Như đã đề cập ở trên, phản ánh và sáng tạo là hai thuộc tính khơng tách
rời trong bản chất của ý thức. Tuy nhiên, nếu các loài động vật chỉ phản
ánh một cách đơn thuần – phản ánh như thứ sẵn có, thì con người có sự
phản ánh tích cực, sáng tạo thơng qua thực tiễn. “Chính thực tiễn là hoạt
động vật chất có tính cải biến thế giới của con người - là cơ sở để hình
thành, phát triển ý thức, trong đó ý thức của con người vừa phản ánh, vừa
sáng tạo, phản ánh để sáng tạo và sáng tạo trong phản ánh.”
Trong tác phẩm “Lão Hạc”, Nam Cao từng viết “Một người đau chân
có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác
đâu?” Rõ ràng, trong thực tế, tư tưởng, tình cảm, tâm lý, ý chí,

của con người bị ảnh hưởng bởi hoàn cảnh của họ.
Thứ ba, vật chất quyết định sự vận động của ý thức.

Với tính chất là một cái phản ánh, rất dễ hiểu khi ý thức bị quy định
bởi cái nó phản ánh – vật chất. Khi vật chất thay đổi, ý thức thay đổi theo.
Dù quá trình này là sự diễn ra liên tiếp hay theo từng khoảng thời gian.
Điều này đã được chứng minh trong lịch sử xã hội loài người. Cụ thể là, ở
mỗi giai đoạn lịch sử, ứng với từng tính chất của mỗi phương thức sản
xuất, mỗi tính chất của các quan hệ kinh tế trong xã hội là những sự phát
triển với những đặc trưng khác nhau của lĩnh vực ý thức, tinh thần. Ví dụ
lồi người ngun thủy sống bầy đàn dựa vào thiên nhiên nên tư duy của
họ cũng giản đơn, mộc mạc.
Vật chất quyết định ý thức và ý thức cũng tác động ngược trở lại vật
chất, đây là sự phát triển hơn của quan điểm duy vật biện chứng so với
quan điểm duy vật cũ.
b. Ý thức có tính độc lập tương đối và tác động trở lại vật chất.
Điều này được thể hiện trên những khía cạnh sau:
Thứ nhất, tính độc lập tương đối của ý thức thể hiện ở chỗ, ý thức
“sinh ra” từ vật chất, mặc dù vậy, ý thức vẫn có “đời sống” riêng, có quy
luật vận động, phát triển riêng, khơng lệ thuộc một cách máy móc vào vật
chất. Nói cách khác, ý thức có thể biến đổi hiện thực vật chất khách quan
để phục vụ cho nhu cầu của con người. Trong thực tế, những điều kiện
vốn có của tự nhiên khơng đủ để thỏa mãn con người, vì thế bằng ý thức
cá nhân, thông qua hoạt động thực tiễn, con người đã cải tạo, chinh phục
tự nhiên để phục vụ chính mình. Điều này cũng là ngun nhân ra đời của
vô số thành tựu lưu danh sử sách của nhân loại.
Thứ hai, tự thân ý thức không trực tiếp thay đổi hiện thực. Thực chất,
khi nhắc đến vai trị của ý thức, cần phải hiểu rằng, đó là vai trị của con
người. Thơng qua hoạt động thực tiễn của con người, ý thức cải tạo tự
nhiên, phục vụ cho cuộc sống của con người. Nghĩa là, dựa trên những tri
thức về thế giới khách quan, sự hiểu biết là những quy luật khách quan
mà ý thức của con người trở thành những mục đích, kế hoạch, chủ


12

TIEU LUAN MOI download :


trương,… cho hoạt động của con người, để rồi qua các lực lượng thực
tiễn, ý thức cải biến được hiện thực.
Thứ ba, hành động của con người được chỉ đạo bởi ý thức. Vì thế tính
chất của ý thức sẽ có vai trị quyết định trong sự thành bại, phát triển hay
thụt lùi của hiện thực vật chất. Điều là có thể hiểu là khi một ý thức là
tiên tiến, phản ánh đúng quy luật khách quan, nó sẽ thúc đẩy sự phát triển
cho hiện thực. Ngược lại. khi ý thức lạc hậu, xuyên tạc hiện thực, nó sẽ là
một vũng lầy rất lớn kìm hãm sức mạnh của vật chất.
Thứ tư, ý thức càng khẳng định rõ hơn vai trị của mình trước sự phát
triển của xã hội. Khi có sự ra đời của thời đại thơng tin, kinh tế tri thức,
sự xuất hiện của các cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, tri
thức khoa học dường như trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Đẩy
mạnh học tập, ni dưỡng những tư tưởng chính trị, tư tưởng nhân văn,
tri thức khoa học là điều nên làm trong bối cảnh của tồn cầu hóa.
“Tính năng động, sáng tạo của ý thức mặc dù rất to lớn, nhưng nó
khơng thể vượt q tính quy định của những tiền đề vật chất đã xác định,
phải dựa vào các điều kiện khách quan và năng lực chủ quan của các chủ
thể hoạt động. Nếu quên điều đó chúng ta sẽ lại rơi vào vũng bùn của chủ
nghĩa chủ quan, duy tâm, duy ý chí, phiêu lưu và tất nhiên không tránh
khỏi thất bại trong hoạt động thực tiễn.”
2.
Ý nghĩa phương pháp luận chung
2.1 Quan điểm khách quan
Quan điểm khách quan là nguyên tắc quan trọng hàng đầu trong nhận
thức và hoạt động của con người. Cụ thể là sự vật phải được xem xét và

nhận thức như những gì vốn có của nó, khơng bị ảnh hưởng bởi ý chí chủ
quan cá nhân. Bên cạnh đó, hoạt động nhận thức, thực tiễn phải xuất phát từ
thực tế và hành động theo quy luật khách quan. Con người cần phải đưa ra
mục đích hành động, kế hoạch, chủ trương, biện pháp hành động dựa trên
hoàn cảnh thực tế khách quan, tôn trọng những quy luật khách quan. Nếu
không, những kế hoạch, chủ trương, hành động đó sẽ khơng đạt được kết
quả như dự định, tồi tệ hơn là đem đến những hậu quả vơ cùng tai hại.
2.2 Phát huy tính năng động chủ quan của ý thức
Bởi bản chất quan trọng của ý thức là tính tích cực, sáng tạo. Cho nên,
con người cần phát huy yếu tố tích cực này, nghĩa là phát huy vai trò của
nhân tố con người trong hoạt động cải tạo hiện thực. Khả năng nhận thức và
vận dụng các quy luật cần được trau dồi thường xuyên. Điều này đòi hỏi
mỗi cá nhân cần tích cực học tập, làm chủ các tri thức khoa học rồi vận
dụng nó vào trong hoạt động thực tiễn. Bên cạnh đó, mỗi người nên có ý
thức tự giác rèn luyện nhân sinh quan cách mạng, tiến bộ, đóng góp cơng
sức vào sự phát triển theo hướng tích cực, tiến bộ của xã hội.

13

TIEU LUAN MOI download :


2.3 Khắc phục bệnh trì trệ, thụ động, chủ quan duy ý chí
Có hai xu hướng cần khắc phục và loại trừ:
Xu hướng bảo thủ, trì trệ, ỷ lại, trơng chờ vào sự biến đổi của
hiện thực mà khơng tích cực, tự giác biến đổi nó. Một cá nhân trì trệ
có thể kéo theo sự ì ạch của một tập thể. Chủ động, tích cực trong
nhận thức và hành động cần được khuyến khích phát triển để mỗi cá
nhân có thể chung tay cho sự phát triển của xã hội.
Xu hướng chủ quan duy ý chí, chủ nghĩa duy vật tầm thường,

chủ nghĩa thực dụng, chủ nghĩa cá nhân. Chủ tịch Hồ Chí Minh ln
coi chủ nghĩa cá nhân như một thứ giặc nội xâm, gây ảnh hưởng đến
sự đi lên của chủ nghĩa xã hội. Đây cũng là quan điểm được đề cập
đến trong các văn kiện Đại hội của Đảng ta. Bởi vậy, để tránh những
tư tưởng thế này, mỗi người cần căn cứ vào thực tế khách quan, cân
bằng và giải quyết đúng đắn các quan hệ lợi ích, phải có động cơ
trong sáng, thái độ thật sự khách quan, khoa học, không vụ lợi trong
nhận thức và hành động của mình.

3.
Vận dụng mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức vào
thực tiễn cuộc sống
3.1 Đối với công cuộc đổi mới đất nước
Phương pháp luận của mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức chỉ
ra rằng con người cần phải đưa ra mục đích hành động, kế hoạch, chủ
trương, biện pháp hành động dựa trên hoàn cảnh thực tế khách quan, tôn
trọng những quy luật khách quan. Điều này được Đảng và nhà nước áp dụng
trong công cuộc đổi mới đất nước năm 1986. Giữa muôn vàn thách thức từ
bên trong cũng như bên ngồi lúc bâ, tình hình kinh tế - xã hội đất nước khó
khăn vơ cùng, đất nước lâm vào một cuộc khủng khoảng trầm trọng. Trước
tình hình đó, Đảng ta đã có nhiều chủ trương, biện pháp từng bước tháo gỡ
khó khăn. Nghị quyết lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khóa IV về
phương hướng phát triển hàng tiêu dùng và công nghiệp địa phương, tháo
gỡ các rào cản, làm cho sản xuất “bung ra”; Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày
31-1-1981 của Ban Bí thư khóa V về cải tiến cơng tác khốn, mở rộng
khốn sản phẩm đến nhóm lao động và người lao động trong hợp tác xã
nông nghiệp... đã tạo ra những bước đột phá nhất định, song vẫn không làm
thay đổi được đáng kể tình hình kinh tế - xã hội đất nước. Cuộc cải cách giá
- lương - tiền năm 1985 không những khơng cải thiện được tình hình, mà
cịn làm cho đời sống của Nhân dân khó khăn hơn. Trong bối cảnh đó, Đại

hội đại biểu tồn quốc lần thứ VI của Đảng đã được triệu tập. Đại hội đã
hoàn toàn nhất trí với những kết luận của Ban Chấp hành Trung ương về
đánh giá tình hình, tổng kết kinh nghiệm, xác định mục tiêu và phương
hướng, chính sách nhằm đưa sự nghiệp cách mạng nước ta tiếp tục tiến lên.

14

TIEU LUAN MOI download :


Không đánh giá thấp những nguyên nhân khách quan, Đại hội cũng
nghiêm khắc nêu rõ, nguyên nhân chủ quan của tình hình khó khăn, khủng
hoảng là do những sai lầm, khuyết điểm trong sự lãnh đạo, quản lý của Đảng
và Nhà nước. Đại hội nhận định trong những năm 1976 - 1980, trên thực tế,
chúng ta đã chủ trương đẩy mạnh cơng nghiệp hóa trong khi chưa có đủ các
tiền đề cần thiết; vừa nóng vội, vừa bng lỏng trong công tác cải tạo xã hội
chủ nghĩa; chậm đổi mới cơ chế quản lý kinh tế khơng cịn phù hợp. Trong
những năm 1981 - 1985, Đảng chưa cụ thể hóa đường lối kinh tế trong
chặng đường đầu tiên, chưa kiên quyết khắc phục chủ quan, nóng vội và bảo
thủ, trì trệ trong bố trí cơ cấu kinh tế, cải tạo xã hội chủ nghĩa và quản lý
kinh tế, lại phạm sai lầm mới, nghiêm trọng trong lĩnh vực phân phối, lưu
thơng, đã bng lỏng chun chính vơ sản trong quản lý kinh tế - xã hội,
trong đấu tranh tư tưởng, văn hóa, trong việc chống lại những âm mưu, thủ
đoạn phá hoại thâm độc của kẻ thù. “Những sai lầm nói trên là sai lầm
nghiêm trọng về chủ trương, chính sách lớn, về chỉ đạo chiến lược và về tổ
chức thực hiện”. [Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd,
t.47, tr.548]
Khuynh hướng tư tưởng chủ yếu của những sai lầm ấy, đặc biệt là những
sai lầm về chính sách kinh tế, là bệnh chủ quan, duy ý chí, lối suy nghĩ và
hành động giản đơn, nóng vội, là khuynh hướng buông lỏng trong quản lý

kinh tế - xã hội, không chấp hành nghiêm chỉnh đường lối và nguyên tắc của
Đảng. Đó là những biểu hiện của tư tưởng tiểu tư sản vừa tả khuynh, vừa
hữu khuynh. “Những sai lầm và khuyết điểm trong lĩnh vực kinh tế, xã hội
bắt nguồn từ những khuyết điểm trong công tác tư tưởng, tổ chức và công
tác cán bộ của Đảng”[Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập,
Sđd, t.47, tr.548].
Như thế vận dụng đúng quy luật về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức,
Đảng đã nhận ra và khắc phục những sai lầm của mình để thay đổi đường
lối phát triển đất nước. Và theo thời gian, với sự lãnh đạo đúng đắn của
Đảng mà đất nước Việt Nam đã thốt khỏi tình trạng kém phát triển, tiến
đến hội nhập cùng thế giới.

3.2 Đối với sinh viên
Bởi vật chất quyết định ý thức nên trong nhận thức và hoạt động thực tiễn
cần xuất pháp từ thực tế khách quan. Ví dụ, việc định hướng nghề nghiệp
phải xuất pháp từ thực tế xã hội, từ năng lực, sở thích cá nhân. Có như thế,
sinh viên mới phát huy được tối đa khả năng của bản thân.
Bên cạnh đó, tính năng động, tích cực của ý thức cũng cần được đẩy
mạnh. Nhận thức được điều này, mỗi sinh viên cần chủ động trong việc tìm
tịi và khai phá tri thức, nối dài ý thức của chính mình. Ý thức có thể tác
động trở lại vật chất, tức là con người hồn tồn có cơ sở để thay đổi thực
tiễn bằng tri thức của mình. Trì trệ và chờ đợi sự tự xảy ra là điều cần loại
15

TIEU LUAN MOI download :


trừ ngay từ khi xuất hiện dưới dạng mầm mống. Không ai mong muốn hợp
tác với những người như thế.
Với tư cách là một sinh viên, em tự thấy bản thân cần nắm vững những ý

nghĩa của phương pháp luận về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức. Hồn
cảnh khách quan có nhiều cơ hội cũng như thách thách, nhận thức về nó, áp
dụng và phát triển tri thức để cải tạo nó là những điều mà em cần làm và
chắc chắn sẽ làm.

KẾT LUẬN
Có thế thấy thế giới vật chất là cái tồn tại khách quan, không phụ thuộc vào ý
thức. Ý thức là hình ảnh phản ảnh của thực tại khách quan. Tuy nhiên hiện thực
qua phản ánh của ý thức đầy tích cực và sáng tạo bởi quá trình tái tạo hiện thực
của ý thức và q trình có mục đích, có định hướng. Bên cạnh đó giữa vật chất và
ý thức ln có sự tác động qua lại lẫn nhau. Quá trình nghiên cứu vật chất, ý thức
và mối liên hệ giữa chúng đưa ra những bài học về quá trình xem xét, nhìn nhận
sự vật cũng như những tư tưởng đúng đắn cần được duy trì để phát triển bản
thân, phát triển xã hội theo hướng tích cực và tiến bộ. Điều này càng góp phần
làm sáng rõ tính thực tiễn của đề tài “Phân tích quan niệm duy vật biện chứng
về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, từ đó xây dựng ý nghĩa phương pháp
luận chung và liên hệ với thực tiễn” đối với thực tế cuộc sống.

16

TIEU LUAN MOI download :


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
PGS.TS Phạm Văn Đức (chủ biên): Giáo trình Triết học Mác-Lênin,
Nxb. Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội, 2019
2.
PGS.TS Bùi Thị Thanh Hương – PGS.TS Nguyễn Minh Hồn
(đồng chủ biên): Giáo trình Triết học Mác-Lênin, Nxb. Khoa học xã hội,

Hà Nội, 2018
3.
C. Mác và Ph. Ăngghen: Tồn tập (trọn bộ 50 tập), Nxb. Chính trị
quốc gia, Hà Nội, 1995
4.
V.I. Lênin: Toàn tập (trọn bộ 55 tập), Nxb. Chính trị quốc gia,
Hà Nội, 2011
5.
Đại tá, TS. Đồng Anh Dũng, Học viện Chính trị Bộ Quốc Phịng: Đấu
tranh chống chủ nghĩa cá nhân trong Đảng, 5/2021
6.
Tuyên giáo, Tháng 12-1986: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
VI của Đảng, 1/2021
7.
Đảng Cộng Sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb. Chính trị
quốc gia, Hà Nội, 2000

17

TIEU LUAN MOI download :



×