Tải bản đầy đủ (.pdf) (129 trang)

Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường tiểu học huyện núi thành tỉnh quảng nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.96 MB, 129 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
------------------------------

ĐOÀN BẢO NY

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỔ CHUYÊN MÔN
Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN NÚI THÀNH
TỈNH QUẢNG NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Đà Nẵng - Năm 2020


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
------------------------------

ĐOÀN BẢO NY

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỔ CHUYÊN MÔN
Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN NÚI THÀNH
TỈNH QUẢNG NAM

Chuyên ngành: Quản lí giáo dục
Mã số: 8. 14. 01. 14

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Người hướng dẫn khoa học:


PGS. TS. LÊ ĐÌNH SƠN

Đà Nẵng - Năm 2020


i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan:
Những nội dung trong luận văn này là do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn trực
tiếp của PGS.TS Lê Đình Sơn.
Mọi tham khảo trong luận văn đều được trích dẫn rõ ràng và trung thực về tên
tác giả, tên cơng trình, thời gian và địa điểm công bố.
Mọi sao chép không hợp lệ, vi phạm quy chế đào tạo, hay gian lận, tôi xin chịu
hoàn toàn trách nhiệm.
Tác giả luận văn

Đoàn Bảo Ny


ii

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỔ CHUYÊN MÔN Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC
HUYỆN NÚI THÀNH, TỈNH QUẢNG NAM
Ngành

: Quản lý giáo dục

Họ tên học viên

: Đoàn Bảo Ny


Người hướng dẫn khoa học

: PGS.TS. Lê Đình Sơn

Cơ sở đào tạo

: Trường Đại học Sư Phạm – Đại học Đà Nẵng

Tóm tắt:
1. Những kết quả chính của luận văn: Trên cơ sở hệ thống hóa các cơ sở lý luận và khảo sát
thực trạng vấn đề, đề tài xây dựng các biện pháp quản lý hoạt động TCM ở các trường tiểu học huyện
Núi Thành, tỉnh Quảng Nam. Đề tài đã hệ thống hóa được những vấn đề lý luận liên quan đến quản lý
quản lý hoạt động của TCM, xây dựng được khung lý thuyết cần thiết cho việc tiến hành khảo sát
thực trạng vấn đề nghiên cứu và đã đề xuất 07 biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng
của hoạt động này, cụ thể là:
Biện pháp 1: Tổ chức các hình thức bồi dưỡng để nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo
viên về vị trí vai trị của TCM trong trường tiểu học
Biện pháp 2: Bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ cho đội ngũ TTCM đáp ứng
yêu cầu đổi mới giáo dục tiểu học
Biện pháp 3: Bồi dưỡng xây dựng kế hoạch giáo dục và kế hoạch dạy học của các TCM
Biện pháp 4: Nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học ở các
tổ chuyên môn
Biện pháp 5: Tạo môi trường thuận lợi hỗ trợ các TCM quản lý hiệu quả các điều kiện dạy học,
giáo dục
Biện pháp 6: Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng hoạt động của các tổ chuyên môn
trong nhà trường
Biện pháp 7: Xây dựng và áp dụng các chính sách khuyến khích nâng cao chất lượng hoạt động
của các tổ chuyên môn
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn: Luận văn thể hiện được tính khoa học và có

sự đóng góp cả về lý luận lẫn thực tiễn. Đã tổng quan được những vấn đề lý luận nghiện cứu, các biện
pháp đề xuất có thể ứng dụng được tại cơ sở nghiên cứu.
3. Hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài
Kết quả nghiên cứu của đề tài có tính cấp thiết và tính khả thi, góp phần nâng cao chất lượng
quản lý các hoạt động TCM góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng giáo dục ở các trường
tiểu học trên địa bàn huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam. Kết quả nghiên cứu có thể vận dụng vào
thực tiễn, đồng thời theo dõi kết quả phản hồi để đánh giá thêm tính ứng dụng của đề tài và làm cơ sở
cho nghiên cứu, nghiên cứu sâu hơn của đề tài vào thực tiễn.
4. Từ khóa: TCM, hoạt động TCM, chất lượng hoạt động TCM, trường tiểu học, cán bộ quản
lý, giáo viên.
Xác nhận của giáo viên hướng dẫn

PGS.TS. Lê Đình Sơn

Người thực hiện đề tài

Đoàn Bảo Ny


iii
MANAGEMENT OF SPECIALIZED ACTIVITIES AT NUI THANH
DISTRICT SCHOOLS, QUANG NAM PROVINCE
Major
: Education Management
Full name of Master student
: Đoan Bao Ny
Supervisor
: Assoc.Prof.PhD. Le Dinh Son
Training institution
: The University of Education, The University of Da Nang

Abstract:
1. The main results of the thesis: On the basis of systematizing theoretical basis and surveying the
actual situation, the topic develops measures to manage TCM activities in Nui Thanh district
elementary schools, Quang Nam Province. The thesis has systematized the theoretical issues related to
operational management of TCM, built the necessary theoretical framework for conducting a survey of
the actual situation of the research problem and proposed 07 measures. management measures to
improve the efficiency and quality of this activity, namely:
Measure 1: Organize forms of training to raise awareness for administrators and teachers
about the position and role of TCM in primary schools
Measure 2: Fostering to improve professional skills for TTCM staff to meet the requirements
of reforming primary education
Measure 3: Fostering the development of education plans and teaching plans of the
Specialized groups of the Specialzed groups
Measure 4: Improving the quality of Specialzed activities in the direction of researching lesson
in the groups
Measure 5: Create a favorable environment to support TCMs to effectively manage teaching
and educational conditions
Measure 6: Innovating the inspection and evaluation of operation quality of professional
groups in the school
Measure 7: Develop and apply incentive policies to improve the operational quality of
professional groups
2. Scientific and practical significance of the thesis: The thesis shows the scientific nature and
contributes both theoretical and practical. Having reviewed the research theoretical issues, the
proposed measures can be applied at the research facility.
3. Further research directions of the topic
The research results of the project are urgent and feasible, contributing to improving the
quality of management of TCM activities, making an important contribution to improving the quality
of education in elementary schools in Nui district. Thanh, Quang Nam province. The results of the
research can be applied to practice, and the feedback results can be monitored to further assess the
applicability of the topic and serve as a basis for further research and study of the topic into practice.

4. Keywords: TCM, TCM activities, quality of TCM activities, elementary schools, managers,
teachers..

Supervior’s confirmation

Assoc.Prof.PhD. LE DINH SON

Student

Đoan Bao Ny


iv

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 3
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ....................................................................3
4. Giả thuyết khoa học ............................................................................................ 3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................................... 3
6. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 3
7. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 4
8. Cấu trúc của luận văn.......................................................................................... 4
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỔ CHUYÊN MÔN
Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC .............................................................................................. 5
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề ..................................................................................5
1.2. Các khái niệm chính .................................................................................................6
1.2.1. Khái niệm Quản lý ........................................................................................ 6
1.2.2. Quản lý giáo dục ........................................................................................... 9

1.2.3. Quản lý nhà trường ..................................................................................... 10
1.2.4. Tổ chuyên môn ở trường tiểu học ............................................................... 12
1.2.5. Hoạt động Tổ chuyên môn ở trường tiểu học .............................................13
1.2.6. Quản lý hoạt động của Tổ chuyên môn ở trường tiểu học ......................... 13
1.3. Hoạt động của tổ chuyên môn ở trường tiểu học ................................................... 14
1.3.1. Vị trí, vai trị của tổ chun mơn ở trường tiểu học ...................................14
1.3.2. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của TCM ở trường tiểu học ............15
1.3.3. Hoạt động của tổ chuyên môn ở trường tiểu học........................................16
1.4. Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở trường tiểu học .............................................22
1.4.1. Quản lý việc xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ chuyên môn ................22
1.4.2. Quản lý công tác phân công GV trong tổ chuyên môn .............................. 22
1.4.3. Quản lý việc thực hiện các nội dung sinh hoạt của tổ chuyên môn. ..........23
1.4.4. Quản lý công tác đánh giá xếp loại GV của tổ chuyên môn ...................... 24
1.4.5. Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho TTCM ............................ 25
Tiểu kết chương 1 ..........................................................................................................27
Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỔ CHUYÊN MÔN Ở
CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN NÚI THÀNH, TỈNH QUẢNG NAM ........28
2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và giáo dục huyện Núi Thành,
tỉnh Quảng Nam.............................................................................................................28
2.1.1. Điều kiện tự nhiên....................................................................................... 28
2.1.2. Tình hình kinh tế xã hội ..............................................................................28


v
2.1.3. Tình hình phát triển giáo dục tiểu học ..................................................... 30
2.2. Khái quát về khảo sát thực trạng ............................................................................34
2.2.1. Mục đích khảo sát ....................................................................................... 34
2.2.2. Nội dung khảo sát ....................................................................................... 34
2.2.3. Đối tượng, địa bàn khảo sát ........................................................................35
2.2.4. Phương pháp khảo sát .................................................................................35

2.2.5. Thời gian khảo sát:...................................................................................... 35
2.3. Thực trạng hoạt động của TCM ở các trường tiểu học huyện Núi Thành .............35
2.3.1. Thực trạng đội ngũ TTCM ở các trường tiểu học ......................................35
2.3.2. Thực trạng nhận thức của CBQL, giáo viên về hoạt động TCM ở các
trường tiểu học ...............................................................................................................39
2.3.3. Thực trạng hoạt động TCM ở các trường tiểu học .....................................40
2.4. Thực trạng quản lý hoạt động TCM ở các trường tiểu học huyện Núi Thành, tỉnh
Quảng Nam .................................................................................................................... 52
2.4.1. Thực trạng quản lý xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ chuyên môn ......52
2.4.2. Thực trạng quản lý công tác phân công GV trong tổ chuyên môn .............53
2.4.3. Thực trạng quản lý thực hiện các nội dung sinh hoạt của TCM .................55
2.4.4. Thực trạng quản lý công tác đánh giá xếp loại GV của tổ chuyên môn .....57
2.4.5. Thực trạng tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho TTCM ...........59
2.5. Đánh giá chung và phân tích nguyên nhân thực trạng ...........................................64
2.5.1. Đánh giá chung ........................................................................................... 64
2.5.2. Phân tích nguyên nhân thực trạng .............................................................. 65
Tiểu kết chương 2 ..........................................................................................................65
Chương 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỔ CHUYÊN MÔN Ở CÁC
TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN NÚI THÀNH, TỈNH QUẢNG NAM .................. 67
3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp ..........................................................................67
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu ............................................................. 67
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học............................................................. 67
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn ............................................................. 67
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả ............................................................. 68
3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động TCM ở các trường tiểu học huyện Núi Thành
tỉnh Quảng Nam.............................................................................................................68
3.2.1. Tổ chức các hình thức bồi dưỡng để nâng cao nhận thức cho cán bộ quản
lý, giáo viên về vị trí, vai trị của TCM trong trường tiểu học ......................................68
3.2.2. Bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ Tổ
trưởng chuyên môn đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục tiểu học ..................................71

3.2.3. Bồi dưỡng xây dựng kế hoạch giáo dục và kế hoạch dạy học của các TCM
.......................................................................................................................................73


vi
3.2.4. Nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học
ở các tổ chuyên môn ......................................................................................................75
3.2.5. Tạo môi trường thuận lợi hỗ trợ các TCM quản lý hiệu quả các điều kiện
dạy học, giáo dục ...........................................................................................................79
3.2.6. Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng hoạt động của các tổ
chuyên môn trong nhà trường ....................................................................................... 81
3.2.7. Xây dựng và áp dụng các chính sách khuyến khích nâng cao chất lượng
hoạt động của các tổ chuyên môn.................................................................................. 83
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp .............................................................................85
3.4. Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp ............................... 86
3.4.1. Mục đích khảo nghiệm ...............................................................................86
3.4.2. Đối tượng khảo nghiệm ..............................................................................86
3.4.3. Nội dung, tiến trình khảo nghiệm ............................................................... 86
3.4.4. Kết quả khảo nghiệm .................................................................................. 87
Tiểu kết chương 3 ..........................................................................................................90
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .............................................................................91
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................94
PHỤ LỤC .................................................................................................................. PL1

QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI (BẢN SAO)


vii

DANH MỤC VIẾT TẮT

BGH

Ban giám hiệu

CBQL

Cán bộ quản lý

CBQLGD

Cán bộ quản lý giáo dục

CNH-HĐH

Cơng nghiệp hóa - Hiện đại hóa

CNTT

Cơng nghệ thông tin

CSVC

Cơ sở vật chất

GD

Giáo dục

GDĐT


Giáo dục đào tạo

GDPT

Giáo dục phổ thông

GV

Giáo viên

HĐND

Hội đồng nhân dân

HS

Học sinh

HT

Hiệu trưởng

KTKN

Kiến thức kỹ năng

KTXH

Kinh tế xã hội


NGLL

Ngoài giờ lên lớp

PCGD

Phổ cập giáo dục

PPDH

Phương pháp dạy học

PHHS

Phụ huynh học sinh

QL

Quản lý

QLGD

Quản lý giáo dục

QPAN

Quốc phịng an ninh

QTGD


Q trình giáo dục

TCM

Tổ chun mơn

TH

Tiểu học

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

TTCM

Tổ trưởng chuyên môn

UBND

Ủy ban nhân dân

VHXH

Văn hóa xã hội



viii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
bảng
2.1.
2.2.
2.3.
2.4.
2.5.
2.6.
2.7.
2.8.
2.9.
2.10.
2.11.
2.12.
2.13.
2.14.
2.15.
2.16.
2.17.
2.18.
2.19.
2.20.

Tên bảng

Trang


Mạng lưới các trường tiểu học của huyện Núi Thành
Tổng hợp quy mô trường lớp, số lượng học sinh, số lượng,
tỉ lệ GV
Kết quả hoàn thành chương trình lớp học trong 2 năm gần
đây
Quy mơ số lượng, chất lượng GV
Số lượng TTCM các trường tiểu học huyện Núi Thành
Thâm niên làm tổ trưởng của TTCM năm học 2019 - 2020
các trường tiểu học huyện Núi Thành
Thống kê trình độ chun mơn đào tạo của TTCM
Tuổi đời của TTCM ở các trường tiểu học huyện Núi
Thành năm học 2019 - 2020
Kết quả khảo sát đánh giá về năng lực quản lý của TTCM
Kết quả khảo sát thực trạng xây dựng kế hoạch hoạt động
của TCM
Thực trạng tổ chức hoạt động dạy học và giáo dục của
TCM
Thực trạng hỗ trợ phát triển năng lực chuyên môn nghề
nghiệp cho GV
Thực trạng công tác nghiên cứu bài học, đánh giá kết quả
học tập, rèn luyện của HS
Thực trạng tổ chức hoạt động tự học, tự bồi dưỡng của GV
Thực trạng tổ chức đánh giá hoạt động dạy học và giáo
dục của GV
Thực trạng quản lý xây dựng kế hoạch hoạt động của
TCM
Thực trạng quản lý công tác phân công GV trong TCM
Thực trạng quản lý thực hiện các nội dung sinh hoạt của
TCM

Thực trạng quản lý công tác đánh giá, xếp loại GV ở các
trường tiểu học
Thực trạng tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho
TTCM

31
31
32
32
35
36
37
38
38
40
42
43
45
47
49
52
54
55
58
59


ix
Số hiệu
bảng

2.21.
3.1.
3.2.

Tên bảng
Thực trạng tổ chức các hình thức bồi dưỡng chun mơn
nghiệp vụ cho TTCM
Kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết của các biện pháp đề
xuất
Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp đề
xuất

Trang
62
87
88


x

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
Số hiệu
biểu đồ, sơ đồ
1.1.
1.2.
2.1.
2.2.

Tên biểu đồ, sơ đồ
Chu trình quản lý

Mối quan hệ giữa các thành tố trong quá trình giáo dục
Thực trạng nhận thức của CBQL và GV về vai trò của
TCM
Thực trạng kết nối cộng đồng, địa phương của TCM

Trang
9
12
39
51


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đã xác định: “Cùng với khoa
học và công nghệ, GD&ĐT là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo
nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.”
Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng cũng nhấn mạnh:
“Phát triển GD&ĐT là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa, là điều kiện để phát triển nguồn nhân lực, là yếu tố cơ bản
để phát triển xã hội và tăng trưởng kinh tế bền vững”.
Suốt 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, Đảng ta luôn coi GD&ĐT là
quốc sách hàng đầu. GD&ĐT có vai trị đặc biệt quan trọng trong việc đào tạo nguồn
nhân lực, trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, với mục tiêu “đào
tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ
và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình
thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu
của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI ban hành Nghị

quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 về “Đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, đáp
ứng u cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”.
Thực hiện chủ trương đổi mới căn bản, tồn diện GD&ĐT, Chính phủ đã ban
hành Nghị quyết số 44/NQ-CP, ngày 09/6/2014, Bộ GD&ĐT có Quyết định số
2653/QĐ-BGDĐT ngày 25/7/2014 về việc ban hành Kế hoạch hành động của Ngành
Giáo dục triển khai Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 29NQ/TW.
Trong hệ thống giáo dục quốc dân, bậc Tiểu học là bậc học đầu tiên, giữ vị trí vơ
cùng quan trọng. Điều 27 của Luật Giáo dục đã chỉ rõ: “Giáo dục Tiểu học nhằm giúp
học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo
đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung
học cơ sở”. Nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học là tạo ra nền tảng vững chắc cho
việc nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông.
Để nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học thì một trong những nội dung quan
trọng, cấp thiết là nâng cao chất lượng hoạt động TCM trong nhà trường. Có thể nói
hoạt động của TCM là nhân tố quyết định trực tiếp đến chất lượng dạy học của các
trường tiểu học hiện nay. Các TCM trong nhà trường do Hiệu trưởng thành lập và ra
quyết định công nhận để giúp Ban Giám hiệu thực hiện nhiệm vụ năm học, thực hiện
chương trình giáo dục của nhà trường. Quản lý hoạt động TCM là nhiệm vụ trọng tâm,
hàng đầu trong nhà trường, chất lượng hoạt động của TCM phụ thuộc nhiều vào quá


2
trình quản lý của người Hiệu trưởng.
TCM là cấp quản lý trung gian giúp Hiệu trưởng quản lý nhiều mặt hoạt động cơ
bản, nhất là hoạt động dạy học của giáo viên và học sinh. TCM là nơi trực tiếp thực thi
các nhiệm vụ chiến lược, nhiệm vụ năm học, các chủ trương thay đổi trong giáo dục,
là nơi trực tiếp bồi dưỡng giáo viên nhằm giúp giáo viên nâng cao năng lực chun
mơn nói chung và thực hiện tốt việc đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh
giá nói riêng. Đồng thời, TCM là nơi trực tiếp quản lý bồi dưỡng giáo viên về nhận

thức, chuyên môn nghiệp vụ; phát hiện ra những điểm mạnh, điểm yếu, thuận lợi và
khó khăn của từng giáo viên trong quá trình giảng dạy và giáo dục. Hoạt động bồi
dưỡng đội ngũ giáo viên tại chỗ được thực hiện thông qua các hoạt động như: dự giờ,
trao đổi kinh nghiệm qua các tiết dạy, sinh hoạt chuyên đề, thao giảng, hội giảng để
nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường. TCM cũng là nơi các thành viên có
thể chia sẻ tâm tư, nguyện vọng cũng như những vấn đề có liên quan đến nghề nghiệp,
đời sống vật chất và tinh thần. Chỉ có ở TCM, giáo viên mới có điều kiện trực tiếp và
thuận lợi nhất để rèn luyện và từng bước nâng cao trình độ tay nghề của mình.
Nâng cao chất lượng hoạt động TCM trong các nhà trường sẽ phát huy tinh thần
nỗ lực sáng tạo của giáo viên trong tập thể sư phạm, tinh thần đoàn kết nội bộ, phát
huy năng lực điều hành hoạt động của tổ trưởng TCM, đồng thời tạo động lực thôi
thúc các thành viên trong TCM phát huy sáng kiến, kinh nghiệm của mình trong cơng
tác giảng dạy và giáo dục. Vì vậy, quản lý hoạt động TCM ở trường tiểu học sao cho
có hiệu quả, thiết thực, nhằm từng bước nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập
trong nhà trường, luôn là vấn đề quan trọng và cấp thiết. Quản lý hoạt động TCM
trong trường tiểu học là công việc thường xun, có tính bắt buộc. Tuy nhiên, đây là
một hoạt động khá khó khăn và phức tạp, địi hỏi nhà quản lý giáo dục phải có các
biện pháp phù hợp.
Các trường tiểu học trên địa bàn huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam những năm
qua đã có nhiều nỗ lực trong việc thực hiện quản lý hoạt động TCM theo quy định của
Luật Giáo dục và Điều lệ trường Tiểu học. Tuy nhiên, để quản lý hiệu quả hoạt động
TCM ở các trường tiểu học trên địa bàn, để từng bước nâng cao chất lượng giảng dạy
và giáo dục trong các nhà trường, cần có các biện pháp đồng bộ, khoa học.
Hiện nay, đội ngũ Tổ trưởng TCM cũng chưa được đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng
quản lý một cách có hệ thống, do vậy chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao về
chất lượng dạy học và giáo dục. Đội ngũ cán bộ, giáo viên trong các nhà trường,
TTCM cũng như giáo viên chắc chắn còn nhiều vướng mắc cần tháo gỡ.
Việc đổi mới, áp dụng các phương pháp dạy học tích cực, phương pháp kiểm tra
đánh giá theo năng lực và phẩm chất người học còn chậm đổi mới, công tác tự bồi
dưỡng của các TTCM, việc sinh hoạt TCM chưa thật sự đem lại hiệu quả cao. Triển

khai hoạt động bồi dưỡng TTCM chưa được thực hiện thường xuyên, chất lượng và
hiệu quả còn thấp, cịn nhiều bất cập, năng lực chun mơn của một bộ phận TTCM


3
còn hạn chế, một số TTCM chưa ý thức được một cách đầy đủ vai trị, vị trí, nhiệm vụ
của người tổ trưởng để xây dựng TCM đáp ứng được các yêu cầu đổi mới giáo dục
trong giai đoạn hiện nay.
Trong bối cảnh đó, tơi chọn đề tài “Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các
trường tiểu học huyện Núi Thành tỉnh Quảng Nam” để nghiên cứu, nhằm góp phần
nâng cao hiệu quả hoạt động của TCM trong giai đoạn hiện nay.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về quản lý hoạt động TCM ở trường tiểu học và
khảo sát thực trạng công tác quản lý hoạt động TCM ở các trường tiểu học trên địa bàn
huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam, đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động TCM
nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động này ở các nhà trường tại địa phương nghiên cứu.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động TCM ở các trường tiểu học.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Quản lý hoạt động TCM ở các trường tiểu học huyện Núi Thành, tỉnh Quảng
Nam.
4. Giả thuyết khoa học
Công tác quản lý hoạt động TCM ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện Núi
Thành, tỉnh Quảng Nam trong thời gian qua đã đạt được những kết quả nhất định, góp
phần nâng cao chất lượng dạy học của nhà trường. Tuy nhiên, trong quá trình quản lý
vẫn còn những hạn chế, bất cập, thiếu đồng bộ và chưa khoa học, hiệu quả chưa cao,
đã làm ảnh hưởng ít nhiều đến kết quả hoạt động TCM.
Nếu phân tích làm rõ được cơ sở lý luận và thực trạng, đề xuất được các biện
pháp quản lý TCM khả thi và phù hợp với điều kiện thực tế ở các trường tiểu học trên

địa bàn nghiên cứu thì khi áp dụng sẽ nâng cao được hiệu quả hoạt động TCM, qua đó
góp phần đảm bảo chất lượng dạy học ở các nhà trường này.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí luận về quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường
tiểu học;
- Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động TCM ở các trường tiểu học
trên địa bàn huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam;
- Đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động TCM ở các
trường tiểu học trên địa bàn huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam.
6. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động TCM ở các trường tiểu học huyện Núi
Thành, tỉnh Quảng Nam trong hai năm học 2018 - 2019 và 2019 - 2020. Đề xuất các
biện pháp quản lý hoạt động TCM của HT các trường cho giai đoạn 2021 - 2025.


4
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Phân tích, tổng hợp và hệ thống hóa các tài liệu, tư liệu liên quan nhằm xác lập
cơ sở lý luận về quản lý hoạt động TCM ở trường tiểu học.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Điều tra khảo sát: Xây dựng phiếu hỏi để thu thập ý kiến của các đối tượng
khảo sát về thực trạng hoạt động TCM và quản lý hoạt động này ở các trường tiểu học
trên địa bàn huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam, đồng thời khảo nghiệm ý kiến chuyên
gia về tính cấp thiết, tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động TCM đề xuất.
- Phương pháp phỏng vấn: Trao đổi, phỏng vấn CBQL, giáo viên để tìm hiểu
những thuận lợi, khó khăn trong q trình hoạt động TCM, đồng thời làm rõ thêm về
thực trạng quản lý hoạt động TCM ở các trường tiểu học trên địa bàn nghiên cứu nhằm
bổ sung cho phương pháp điều tra khảo sát.
- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động: Nghiên cứu các Nghị quyết,

chiến lược phát triển giáo dục, các đề án, kế hoạch dài hạn, ngắn hạn của nhà trường,
báo cáo tổng kết năm học và các văn bản liên quan đến hoạt động TCM của các trường
tiểu học trên địa bàn nghiên cứu trong giai đoạn 2018 - 2020 nhằm làm rõ thêm về
thực trạng.
7.3. Nhóm phương pháp hỗ trợ
Sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lý dữ liệu điều tra, khảo sát nhằm
đưa ra các kết luận phục vụ cho công tác nghiên cứu các nội dung liên quan đến đề tài.
8. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn có 3
chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động TCM ở trường tiểu học;
Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động TCM ở các trường tiểu học huyện Núi
Thành, tỉnh Quảng Nam;
Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động TCM ở các trường tiểu học huyện Núi
Thành, tỉnh Quảng Nam.


5
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỔ CHUYÊN MÔN
Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
TCM là một bộ phận cấu thành trong bộ máy tổ chức, quản lý của trường tiểu
học, nơi thực thi trực tiếp nhiệm vụ dạy học và giáo dục học sinh. Trong xu thế phát
triển giáo dục hiện nay, các nhà quản lý giáo dục nói chung và người Hiệu trưởng nói
riêng phải khơng ngừng cải tiến, nâng cao chất lượng quản lý hoạt động đối với TCM
của đơn vị mình, để thơng qua đó, tác động tích cực vào quá trình nâng cao chất lượng
giáo dục.
Tác giả Thái Duy Tuyên đã khẳng định: “TCM là tế bào cơ bản giữ vị trí quan
trọng nhất trong việc triển khai công tác quản lý đổi mới phương pháp dạy học, là đầu

mối để thực hiện các quyết định, các chủ trương của Hiệu trưởng, là nơi tổ chức học
tập, ứng dụng, thể nghiệm những lý luận về phương pháp dạy học mới… Để quản lý
hoạt động của TCM, trước hết cần cụ thể hóa các chủ trương về đổi mới phương pháp
dạy học của các cấp quản lý thành quy định nội bộ để tổ chức thực hiện. HT cần giao
trách nhiệm cho hiệu phó hoặc trực tiếp hướng dẫn TTCM xây dựng kế hoạch đổi mới
phương pháp dạy học cho từng năm học. Đặc biệt, cần đổi mới nội dung sinh hoạt
TCM, phải chú trọng bồi dưỡng cho giáo viên những vấn đề cụ thể của từng môn học.
Đồng thời, Hiệu trưởng phải kiểm tra tất cả các khâu, từ xây dựng kế hoạch đến tổ
chức, chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch và tự kiểm tra, đánh giá của tổ…” . [31]
Trên cơ sở những nhận định đó, tác giả đã đưa ra một số biện pháp tăng cường
quản lý hoạt động của TCM trong nhà trường, đó là: lập kế hoạch, xây dựng quy định
nội bộ về hoạt động của TCM nhằm đổi mới PPDH; tổ chức, chỉ đạo đổi mới hoạt
động của tổ; đổi mới các cách kiểm tra, đánh giá; tạo động lực cho hoạt động của
TCM.
Việc nghiên cứu công tác quản lý, xây dựng và phát triển các hoạt động dạy học giáo dục trong nhà trường nói chung, hoạt động TCM nói riêng ở các trường tiểu học
là nhiệm vụ quan trọng và là điều kiện cơ bản để nâng cao chất lượng giáo dục tồn
diện. Trong cơng tác quản lý nhà trường, nếu quản lý có hiệu quả hoạt động của TCM
cùng với việc đề ra được các biện pháp quản lý hoạt động của TCM có cơ sở khoa học
và phù hợp với điều kiện thực tiễn sẽ là con đường tốt nhất để đạt được chất lượng
giáo dục theo mục tiêu đề ra.
Những năm gần đây, quản lý hoạt động TCM đã trở thành mối quan tâm chung
của CBQL các trường phổ thông và các nhà nghiên cứu về quản lý trường học. Trong
quá trình nghiên cứu đề tài, các nhà nghiên cứu đã đứng trên các góc độ khác nhau để
khái quát các biện pháp quản lý hoạt động chun mơn, nhưng đều có mục đích chung
là nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường. Cho tới nay, có rất nhiều cơng trình


6
nghiên cứu về quản lý hoạt động chuyên môn trong nhà trường, nhiều tác giả đã
nghiên cứu các đề tài về quản lý hoạt động TCM góp phần nâng cao chất lượng giáo

dục ở các địa phương, như: luận văn của Hồng Quốc Việt “Quản lý hoạt động tổ
chun mơn ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện Đắk Hà, tỉnh Kon Tum” (2016);
luận văn của Lê Đại Hành “Một số biện pháp quản lý hoạt động của tổ chun mơn ở
các trường tiểu học thành phố Thanh Hố (2010); văn của Lê Anh Đông “Biện pháp
quản lý tổ chuyên môn ở trường Trung học cơ sở quận Sơn Trà Đà Nẵng” (2013);
luận văn của XayKhamPhanh Duangphathai “Biện pháp quản lý hoạt động của tổ
chuyên môn ở các trường THPT thị xã Thakhek, tỉnh Khammuane nước CHDCND
Lào” (2018); luận văn của Vũ Mạnh Cường “Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở
trường THPT Thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh” (2016) ...
Các cơng trình nêu trên đã tổng hợp những luận điểm cơ bản về lý luận giáo dục
liên quan đến việc quản lý hoạt động của TCM ở các trường học, đã khảo sát công tác
quản lý của Hiệu trưởng, của Ban giám hiệu đối với TCM trong các nhà trường ở các
địa phương cụ thể, đã giải quyết được một số vướng mắc trong công tác quản lý
trường học nói chung và quản lý hoạt động TCM nói riêng. Tuy nhiên, những biện
pháp mà các tác giả đưa ra không phải lúc nào cũng phù hợp và giúp giải quyết được
triệt để những bất cập trong công tác quản lý của các nhà trường ở những địa phương
khác nhau.
1.2. Các khái niệm chính
1.2.1. Khái niệm Quản lý
Quản lý là một dạng lao động xã hội gắn liền và phát triển cùng với lịch sử hình
thành và phát triển của loài người. Quản lý là dạng lao động đặc biệt, nó địi hỏi có
tính khoa học và nghệ thuật cao; là sản phẩm có tính lịch sử, tính đặc thù của xã hội.
Nghiên cứu về quản lý, Karl Marx viết: “Bất cứ lao động trực tiếp hay lao động
chung nào mà tiến hành trên một quy mô khá lớn đều yêu cầu phải có sự chỉ đạo để
điều hịa những hoạt động cá nhân. Sự chỉ đạo đó phải là những chức năng chung, tức
là những chức năng phát sinh từ sự khác nhau giữa sự vận động chung của cơ thể sản
xuất với những vận động cá nhân của những khí quan độc lập hợp thành cơ thể sản
xuất đó. Bất cứ lao động nào có tính xã hội, cộng đồng được thực hiện ở qui mô nhất
định đều cần ở chừng mực nhất định sự quản lý, giống như người chơi vĩ cầm một
mình thì tự điều khiển cịn một dàn nhạc thì phải có nhạc trưởng”.

Chúng ta có thể hiểu lao động xã hội và quản lý không tách rời nhau và quản lý
là lao động điều khiển lao động chung. Khi lao động xã hội đạt đến qui mơ phát triển
nhất định thì sự phân công lao động tất yếu sẽ dẫn đến việc tách quản lý thành một
hoạt động đặc biệt. Lúc đó xã hội hình thành một bộ phận trực tiếp sản xuất, một bộ
phận khác chuyên hoạt động quản lý, hình thành nghề quản lý. Quan niệm về quản lý
có nhiều cách thể hiện:
Theo từ điển tiếng Việt thông dụng – Nhà xuất bản Giáo dục, 1998, thuật ngữ


7
quản lý được định nghĩa: “Tổ chức, điều khiển hoạt động của một đơn vị, cơ quan”.
Quản lý là một hoạt động có chủ đích, được tiến hành bởi một chủ thể quản lý
nhằm tác động lên khách thể quản lý để thực hiện các mục tiêu xác định của cơng tác
quản lý. Trong mỗi chu trình quản lý, chủ thể tiến hành những hoạt động theo các chức
năng quản lý như: xác định mục tiêu, các chủ trương, chính sách, hoạch định kế hoạch,
tổ chức chỉ đạo thực hiện, điều hòa, phối hợp, kiểm tra và huy động, sử dụng các
nguồn lực cơ bản như: Tài lực, vật lực, nhân lực, … để thực hiện các mục tiêu, mục
đích mong muốn trong bối cảnh và thời gian nhất định.
Khái niệm quản lý cịn có rất nhiều định nghĩa khác nhau:
F.W.Taylor cho rằng: “Quản lý là biết chính xác điều bạn muốn người khác làm,
và sau đó thấy rằng họ đã hồn thành cơng việc một cách tốt nhất và rẻ nhất”.
Henri Fayol, người đặt nền móng cho lý luận tổ chức cổ điển: “Quản lý tức là lập
kế hoạch, tổ chức, chỉ huy, phối hợp và kiểm tra”.
H.Koontz khẳng định: “Quản lý là một hoạt động thiết yếu, nó đảm bảo phối hợp
những nỗ lực hoạt động cá nhân nhằm đạt được các mục đích của nhóm (tổ chức).
Mục tiêu của quản lý là hình thành một mơi trường mà trong đó con người có thể đạt
được các mục đích của nhóm với thời gian, tiền bạc, vật chất và sự bất mãn cá nhân ít
nhất”.
Phạm Minh Hạc: “Quản lý là tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể
quản lý đến tập thể người lao động nói chung (khách thể quản lý), nhằm thực hiện

những mục tiêu dự kiến”. [16]
Đặng Vũ Hoạt và Hà Thế Ngữ: “Quản lý là một q trình định hướng, q trình
có mục tiêu. Quản lý một hệ thống là một quá trình tác động đến hệ thống nhằm đạt
được những mục tiêu nhất định. Những mục tiêu này đặc trưng cho trạng thái mới của
hệ thống mà người quản lý mong muốn”. [19]
Nguyễn Phúc Châu cho rằng: “Quản lý là sự tác động liên tục có tổ chức, có
định hướng của chủ thể quản lý (người quản lý) lên khách thể quản lý (những người bị
quản lý) bằng việc sử dụng các phương tiện quản lí nhằm làm cho tổ chức vận hành
đạt tới mục tiêu quản lý”.[10]
Theo tác giả Hà Sĩ Hồ: “Quản lý là một quá trình tác động có định hướng, có
chủ đích, tổ chức, lựa chọn trong số các tác động có thể có dựa trên các thơng tin về
tình trạng của đối tượng và mơi trường, nhằm giữ cho sự vận hành của đối tượng
được ổn định và làm cho nó phát triển tới mục tiêu đã định”. [20]
Tác giả Trần Khánh Đức: “Quản lý là công việc của nhà quản lý nhằm thiết lập
và duy trì một khung cảnh nội bộ trong đó con người làm việc chung theo tập thể có
thể thực hiện cơng việc một cách hữu hiệu để đạt được các mục tiêu”. [14]
Theo tác giả Đặng Quốc Bảo: “Bản chất của hoạt động quản lý bao gồm hai q
trình tích hợp vào nhau: q trình “quản” gồm sự coi sóc, giữ gìn, duy trì hệ ở trạng
thái “ổn định”; quá trình “lý” gồm sự sửa sang, sắp xếp, đổi mới hệ, đưa hệ vào thế


8
“phát triển”… Trong “quản” phải có “lý”, trong “lý” phải có “quản” để động thái
của hệ ở thế cân bằng động: hệ vận động phù hợp, thích ứng và có hiệu quả trong mối
tương tác giữa các nhân tố bên trong (nội lực) với các nhân tố bên ngoài (ngoại lực)”.
Quản lý là q trình tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản
lý đến khách thể quản lý nhằm đạt tới các mục tiêu đề ra. [8]
Những định nghĩa trên đây tuy khác nhau về cách diễn đạt, nhưng đều có nội
hàm chủ yếu như sau:
Quản lý luôn gắn liền với một tổ chức (hệ thống), trong đó chủ thể quản lý với

vai trò tác nhân tạo ra các tác động đến khách thể quản lý nhằm đưa tổ chức đạt tới
mục tiêu.
Khách thể quản lý (có thể là một nhóm người hay một người bị quản lý) tiếp
nhận trực tiếp hoặc gián tiếp các tác động của chủ thể quản lý.
Phải có mục tiêu quản lý và mục tiêu hoạt động của tổ chức mà người quản lý và
mọi người bị quản lý hướng tới. Trong thực tiễn, hai mục tiêu nói trên ln ln tiếp
cận với nhau.
Phải có hệ thống phương tiện thực hiện mục tiêu (luật pháp, chính sách và cơ
chế; bộ máy tổ chức và nhân sự; cơ sở vật chất; môi trường hoạt động, thông tin cần
thiết …).
Đối tượng quản lý có thể có quy mơ tồn cầu, khu vực, quốc gia, ngành, một hệ
thống (tổ chức); có thể là một con người cụ thể, sự vật cụ thể …
Như vậy, có thể hiểu: “Quản lý là sự tác động có tổ chức, có định hướng, có kế
hoạch của chủ thể quản lý (người quản lý, tổ chức quản lý) đến khách thể quản lý
(người bị quản lý và các yếu tố chịu ảnh hưởng tác động của chủ thể quản lý) về các
mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội … bằng một hệ thống các luật lệ, các chính sách,
các nguyên tắc, các phương pháp và các biện pháp cụ thể nhằm làm cho tổ chức vận
hành đạt đến mục tiêu quản lý”.
Hoạt động quản lý có 04 chức năng cơ bản là:
- Chức năng lập kế hoạch: Là chức năng khởi đầu, là tiền đề, là điều kiện của
mọi quá trình quản lý. Dự kiến các hoạt động của một quá trình, một giai đoạn hoạt
động hợp lý và các điều kiện, xác định mục đích, mục tiêu, những tình huống dự báo
sẽ xảy ra và biện pháp, cách thức để giải quyết các tình huống đó.
- Chức năng tổ chức: Là q trình hình thành các quan hệ và cấu trúc các quan hệ
giữa các thành viên, giữa các bộ phận trong một tổ chức nhằm tạo cơ chế đảm bảo sự
phối hợp, điều phối tốt các nguồn lực, các điều kiện cho việc thực hiện thành cơng kế
hoạch, chương trình hành động, và nhờ đó mà đạt được mục tiêu tổng thể của tổ chức.
Q trình tổ chức sẽ lơi cuốn việc hình thành, xây dựng các bộ phận cùng các cơng
việc của chúng, và sau đó là vấn đề nhân sự, gồm việc xác định và nhóm gộp các hoạt
động, giao phó quyền hành của người quản lý và tạo ra sự phối hợp thực hiện mục tiêu

của tổ chức một cách khoa học, có hiệu quả.


9
- Chức năng chỉ đạo: Là sự chỉ huy, hướng dẫn, tác động để bộ máy hoạt động,
đây chính là quá trình tác động của chủ thể quản lý, sau khi kế hoạch đã được thiết lập,
cơ cấu của tổ chức đã được hình thành, nhân sự đã được tuyển dụng. Thực hiện tốt
chức năng này người quản lý phải biết phối hợp, gắn kết giữa các thành viên lại với
nhau, có hình thức, phương pháp động viên khích lệ để họ hoàn thành những nhiệm vụ
nhất định để đạt được mục tiêu của tổ chức, song trong quá trình hoạt động có điều
chỉnh và thúc đẩy.
- Chức năng kiểm tra: Là chức năng nhằm đánh giá, phát hiện và điều chỉnh kịp
thời giúp cho hệ quản lý vận hành tối ưu, đạt mục tiêu đề ra. Kiểm tra là nhằm xác
định kết quả thực tế so với yêu cầu tiến độ và chất lượng vạch ra trong kế hoạch, phát
hiện những sai lệch, đề ra những biện pháp uốn nắn, điều chỉnh kịp thời. Kiểm tra
không chỉ là giai đoạn cuối cùng của chu trình quản lý, mà ln cần thiết trong suốt từ
đầu đến cuối quá trình thực thi kế hoạch. Đây là chức năng cơ bản và rất quan trọng
của quản lý. Lãnh đạo mà không kiểm tra thì coi như khơng lãnh đạo. Kiểm tra nhằm
nắm tình hình hoạt động của bộ máy, từ đó điều chỉnh hoạt động của bộ máy theo
mong muốn của nhà lãnh đạo để đạt được mục tiêu của tổ chức.
Ngoài bốn chức năng cơ bản, truyền thống nói trên, gần đây nhiều cơng trình đã
đưa thơng tin quản lý như là một chức năng khơng thể thiếu. Q trình quản lý thường
diễn ra theo một chu kỳ gọi là “chu trình quản lý”.
Kế hoạch hố

Kiểm tra

Thơng tin quản lý

Tổ chức


Chỉ đạo

Sơ đồ 1.1. Chu trình quản lý
1.2.2. Quản lý giáo dục
Theo M.I.Kơnzacơv: “Quản lý giáo dục là tác động có hệ thống, có kế hoạch, có
ý thức và hướng đích của chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau đến tất cả các mắt xích
của hệ thống nhằm mục đích bảo đảm việc hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ trên cơ
sở nhận thức và vận dụng những quy luật chung của xã hội cũng như những quy luật
của quá trình giáo dục, của sự phát triển thể lực và tâm lý trẻ em”.
Tác giả Nguyễn Ngọc Quang quan niệm “Quản lý giáo dục là hệ thống những
tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp qui luật của chủ thể quản lý (hệ giáo dục)
nhằm làm cho hệ vận hành theo đường lối nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện các


10
tính chất của nhà trường XHCN Việt Nam mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy – học,
giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ giáo dục tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về
chất”. [27]
Theo tác giả Bùi Minh Hiền “Quản lý giáo dục là một bộ phận quan trọng của
quản lý xã hội. Quản lý giáo dục hiểu theo nghĩa rộng là quản lý mọi hoạt động giáo
dục trong xã hội. Q trình đó bao gồm các hoạt động mang tính giáo dục của bộ máy
Nhà nước, của các tổ chức xã hội, của Hệ thống giáo dục quốc dân, của mọi gia
đình”. [18]
Nhiều nhà nghiên cứu thống nhất rằng, quản lý giáo dục có nhiều cấp độ và có
thể phân ra hai cấp độ chủ yếu: cấp vĩ mô và cấp vi mô. Việc phân chia quản lý vĩ mô
và vi mô chỉ là tương đối.
- Đối với cấp độ vĩ mô: Quản lý giáo dục cấp độ vĩ mơ được nhìn nhận ở góc độ
quản lý nhà nước về giáo dục của các cơ quan quản lý giáo dục. Điều 14 Luật Giáo
dục (2005) nêu rõ: “Nhà nước thống nhất quản lý hệ thống giáo dục quốc dân về mục

tiêu, chương trình, nội dung, kế hoạch giáo dục, tiêu chuẩn nhà giáo, quy chế thi cử,
hệ thống văn bằng, chứng chỉ; tập trung quản lý chất lượng giáo dục, thực hiện phân
công, phân cấp quản lý giáo dục, tăng cường quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của cơ
sở giáo dục.”
Quản lý giáo dục được hiểu là những tác động tự giác (có ý thức, có mục đích, có
kế hoạch, có hệ thống, hợp quy luật) của chủ thể quản lý giáo dục trong việc huy động,
tổ chức, điều phối, điều chỉnh, giám sát … một cách có hiệu quả các nguồn lực giáo
dục (nhân lực, vật lực, tài lực) nhằm đạt tới mục tiêu phát triển của cả hệ thống giáo
dục và đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
- Đối với cấp vi mô: Quản lý giáo dục cấp độ vi mơ được nhìn nhận ở góc độ
quản lý giáo dục tại các cơ sở giáo dục (trường học) và được thực hiện bởi chủ thể
quản lý của các có sở đó (gọi chung là quản lý nhà trường).
Theo tác giả Bush T. “Quản lý giáo dục, một cách khái quát, là sự tác động có tổ
chức và hướng đích của chủ thể quản lý giáo dục tới đối tượng quản lý giáo dục theo
cách sử dụng các nguồn lực càng có hiệu quả càng tốt nhằm đạt mục tiêu đề ra”.
Dựa trên nội hàm các khái niệm đã nêu trên, ta có thể khái quát như sau: Quản
lý giáo dục được hiểu là hệ thống những tác động tự giác (có ý thức, có mục đích, có
kế hoạch, có hệ thống, hợp quy luật) của chủ thể quản lý giáo dục đến tập thể giáo
viên, tập thể học sinh, cha mẹ học sinh và các lực lượng xã hội trong và ngồi nhà
trường, nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu giáo dục của nhà trường,
mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học – giáo dục thế hệ trẻ, góp phần đưa hệ thống
giáo dục đến mục tiêu dự kiến.
1.2.3. Quản lý nhà trường
Trong hệ thống giáo dục, trường học là đơn vị cơ sở. Nhà trường là một thiết chế
đặc biệt của xã hội, thực hiện chức năng đào tạo nguồn nhân lực theo yêu cầu của xã


11
hội, đào tạo các công dân cho tương lai. Trường học với tư cách là một tổ chức giáo
dục cơ sở vừa mang tính giáo dục vừa mang tính xã hội, là tế bào quan trọng của bất

kỳ hệ thống giáo dục nào từ Trung ương đến địa phương.
Tác giả Đặng Quốc Bảo đã viết: “Trường học là một thiết chế xã hội trong đó
diễn ra q trình đào tạo giáo dục với hoạt động tương tác của hai nhân tố “Thầy Trò”. “Trường học là bộ phận của cộng đồng và trong guồng máy của hệ thống giáo
dục quốc dân, nó là đơn vị cơ sở”. [8]
Đa phần các hoạt động giáo dục đều được thực hiện trong nhà trường. Theo đó,
quan niệm QLGD ln đi kèm với quan niệm quản lý nhà trường. Các nội dung
QLGD luôn gắn liền với nội dung quản lý nhà trường. Quản lý nhà trường có thể được
coi như là sự cụ thể hóa cơng tác QLGD.
Tác giả Nguyễn Ngọc Quang cho rằng: “Quản lý trường học là thực hiện đường lối
giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành
theo nguyên lí giáo dục, để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo
dục, với thế hệ trẻ và với từng thế hệ học sinh”. [27]
Theo tác giả Nguyễn Minh Đạo: “Quản lý nhà trường phổ thông là quản lý dạy và học,
tức là làm sao đưa hoạt động đó từ trạng thái này sang trạng thái khác, để dần tới mục tiêu
giáo dục”. [12]
Tác giả Trần Kiểm, cho rằng: “Quản lý nhà trường xem như quản lý hoạt động giáo
dục trong nhà trường bao gồm hệ thống tác động có hướng đích của Hiệu trưởng đến các
hoạt động giáo dục, đến con người (giáo viên, cán bộ nhân viên và học sinh), đến các nguồn
lực (cơ sở vật chất, tài chính, thơng tin,...), đến các ảnh hưởng ngồi nhà trường một cách
hợp quy luật (quy luật quản lý, quy luật giáo dục, quy luật tâm lý, quy luật kinh tế, quy luật xã
hội...) nhằm đạt mục tiêu giáo dục”. [21]
Theo tác giả Nguyễn Phúc Châu: “Quản lý nhà trường (một cơ sở giáo dục) là những
tác động tự giác (có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống và hợp quy luật) của chủ
thể quản lý nhà trường (Hiệu trưởng) đến khách thể quản lý nhà trường (giáo viên, nhân
viên, và người học...) nhằm đưa các hoạt động giáo dục và dạy học của nhà trường đạt tới
mục tiêu giáo dục”. [10]
Tác giả P.V. ZiMin, M.I. Kônđakôp: “Quản lý nhà trường là hệ thống xã hội sư phạm
chuyên biệt, hệ thống này đòi hỏi những tác động có ý thức, có kế hoạch và hướng đích của
chủ thể quản lý lên tất cả các mặt của đời sống nhà trường để đảm bảo sự vận hành tối ưu xã
hội - kinh tế và các tổ chức sư phạm của quá trình dạy học và thế hệ giáo dục đang lớn lên”.

Từ đó, có thể thấy, “Quản lý nhà trường” chính là bộ phận của “Quản lý giáo dục”. Có
thể thấy cơng tác quản lý trường học bao gồm xử lý các tác động qua lại giữa trường học và
xã hội đồng thời quản lý chính nhà trường.
Quản lý nhà trường bao gồm: Quản lý các quá trình giáo dục; Quản lý các điều
kiện cơ sở vật chất, tài chính và nhân lực, mơi trường. Các thành tố cơ bản của quá
trình giáo dục, bao gồm: Mục tiêu giáo dục (MT); Nội dung giáo dục (ND); Phương


12
pháp giáo dục (PP); Giáo viên (GV); Học sinh (HS); Phương tiện giáo dục (PT).
MT

ND

PP
QTGD

GV

HS

PT

Sơ đồ 1.2. Mối quan hệ giữa các thành tố trong quá trình giáo dục
Như vậy, quản lý nhà trường là những tác động của chủ thể quản lý nhà trường
(Hiệu trưởng) đến tập thể giáo viên, công nhân viên, tập thể học sinh, cha mẹ học sinh
và các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường nhằm thực hiện có chất lượng và
hiệu quả mục tiêu giáo dục của nhà trường.
1.2.4. Tổ chuyên môn ở trường tiểu học
Ngày 30 tháng 12 năm 2010, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành Thông tư số

41/2010/TT-BGDĐT về việc “Ban hành Điều lệ trường tiểu học”, Điều 18 ghi rõ: “Tổ
chuyên môn bao gồm giáo viên, viên chức làm cơng tác thư viện, thiết bị giáo dục. Mỗi
tổ có ít nhất 03 thành viên. Tổ chun mơn có tổ trưởng, nếu có từ 07 thành viên trở
lên thì có một tổ phó”.
TCM là một bộ phận trong cơ cấu tổ chức của nhà trường tiểu học, với tập hợp
các thành viên được đặt dưới sự quản lý trực tiếp của một TTCM và một hoặc hai tổ
phó chun mơn, được sự tín nhiệm và giới thiệu của các thành viên trong tổ do Hiệu
trưởng bổ nhiệm và giao nhiệm vụ.
Trong hoạt động chuyên môn của trường tiểu học, TCM là tổ chức quan trọng
nhất đảm nhận chức năng thực thi nhiệm vụ chuyên môn của nhà trường, là một tập
thể hạt nhân, một tế bào của hoạt động chuyên môn trong nhà trường. TCM là nơi tập
hợp những người có cùng nhiệm vụ, phạm vi chun mơn, nên hiểu rõ những khó
khăn, thuận lợi, từ đó các thành viên sẽ cùng nhau khắc phục được những khó khăn và
phát huy được những thuận lợi trong những hoàn cảnh cụ thể.
TCM tổ chức thực hiện kiểm tra đánh giá về kết quả giảng dạy và học tập, về đổi
mới phương pháp dạy học, về đổi mới nội dung chương trình … một cách sát thực
nhất. TCM còn là cầu nối giữa BGH nhà trường với giáo viên và học sinh. TCM là
cánh tay nối dài của Hiệu trưởng, giúp Hiệu trưởng điều hành, thực hiện các hoạt động
nghiệp vụ sư phạm và trực tiếp quản lý lao động của các giáo viên trong tổ, quản lý


13
nhiều mặt hoạt động được thực hiện trong và ngoài nhà trường.
1.2.5. Hoạt động Tổ chuyên môn ở trường tiểu học
TCM là nơi trực tiếp thực hiện mọi chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng,
Pháp luật của Nhà nước, các qui định của Ngành, của địa phương, của nhà trường về
giáo dục, là nơi trực tiếp thực hiện mọi quá trình tổ chức, chỉ đạo hoạt động giáo dục
nhằm nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường. Là nơi tập hợp, đồn kết, tìm
hiểu để nắm bắt tâm tư, tình cảm và những khó khăn trong đời sống của các thành viên
trong tổ, từ đó kịp thời động viên , giúp đỡ nhau cùng hoàn thành tốt các nhiệm vụ

được giao. Hoạt động của TCM thể hiện tập trung trong sinh hoạt TCM.
Sinh hoạt của TCM là một trong những nhiệm vụ trọng tâm nhằm nâng cao chất
lượng dạy học và giáo dục. Sinh hoạt TCM có hiệu quả thì chất lượng giảng dạy trên
lớp, chất lượng giáo dục học sinh của giáo viên mới được nâng lên.
Hoạt động TCM trong trường tiểu học hướng đến nâng cao chất lượng giảng dạy
của giáo viên cũng như các hoạt động giáo dục khác của nhà trường, được Hiệu trưởng
phân công mà các thành viên trong tổ phải thực hiện. Đây là hoạt động quan trọng
trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục của mỗi nhà trường, nó địi hỏi sự tuân thủ nội
dung chương trình của Bộ GD&ĐT, đồng thời có sự vận dụng linh hoạt, sáng tạo cho
phù hợp với điều kiện và tình hình thực tế ở mỗi địa phương khác nhau. Hoạt động của
TCM nếu được quản lý tốt, sẽ đảm bảo hiệu quả việc thực hiện mục tiêu dạy học và
giáo dục trong nhà trường.
1.2.6. Quản lý hoạt động của Tổ chuyên môn ở trường tiểu học
Quản lý hoạt động TCM là những tác động có tổ chức, có định hướng của chủ
thể quản lý (Hiệu trưởng) đến đối tượng quản lý (TCM) nhằm đảm bảo cho hoạt động
của TCM đi vào nề nếp, đạt hiệu quả và phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường.
Trong đó, quan trọng nhất là sử dụng và khai thác có hiệu quả các tiềm năng, các cơ
hội để nâng cao chất lượng giảng dạy, giáo dục trong nhà trường theo ý chí của chủ thể
quản lý.
Quản lý hoạt động TCM là hoạt động của chủ thể quản lý nhằm tổ chức, phối
hợp các hoạt động của giáo viên, học sinh, các lực lượng giáo dục khác, cũng như huy
động tối đa các nguồn lực giáo dục để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo trong
nhà trường. Để hoạt động TCM trong nhà trường đi đúng hướng, đạt được mục tiêu thì
cần thiết phải quản lý, chỉ đạo sự phối hợp này một cách khoa học, chặt chẽ và có
những biện pháp quản lý khả thi, phù hợp điều kiện thực tế về đội ngũ giáo viên, tình
hình học sinh trong mơi trường sư phạm của nhà trường.
Quản lý hoạt động TCM chủ yếu là tác động đến TTCM và tập thể giáo viên,
nhân viên trong TCM để tổ chức và phối hợp hoạt động của họ trong quá trình giảng
dạy và giáo dục học sinh theo mục tiêu đào tạo.
Dạy học - giáo dục là hoạt động trung tâm của nhà trường. Mọi hoạt động đa

dạng và phức tạp trong nhà trường đều hướng vào tiêu điểm này. Vì vậy, quản lý hoạt


×