Tải bản đầy đủ (.pdf) (36 trang)

nghiên cứu nền mỹ thuật Ai Cập cổ đại và ứng dụng của nó đối với ngành thiết kế đồ họa ngày nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.95 MB, 36 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ai Cập là một trong những cái nôi của nhân loại, là đất nước có bề dày lịch sử đáng
ngưỡng mộ. Nhờ vào những điều kiện thuận lợi về mặt tự nhiên, ngay từ rất sớm, nơi
đây đã hình thành và phát triển một nền văn minh vô cùng rực rỡ. Những thành tựu mà
cư dân Ai Cập cổ đại đạt được trong các lĩnh vực như toán học, văn học, thiên văn học,
y học,.. không những là niểm tự hào của Ai Cập nói riêng mà cịn là của thế giới nói
chung. Đặc biệt, nghệ thuật Ai Cập chính là một trong những chủ đề thu hút, nhận
được sự quan tâm nhất của nhân loại. Vậy nghê thuật Ai Cập cổ đại bắt nguồn từ đâu?
Tại sao nó lại độc đáo đến vậy? Nghệ thuật Ai Cập cổ đại ảnh hưởng như thế nào đến
nền văn hóa hiện nay?... là những câu hỏi thơi thúc chúng ta tìm hiểu sâu hơn về Ai
Cập. Là một người vô cùng hứng thú đối với các kim tự tháp khổng lồ, dành nhiều sự
yêu thích cho các vị pharaong, nữ hoàng nổi tiếng như pharaong Keop, nữ hoàng
Necfectiti, nữ hoàng Cleopatra… và là một sinh viên chuyên ngành thiết kế đồ họạ nên
tôi đã chọn “Nghệ thuật Ai Cập cổ đại” làm đề tài cho bài tiểu luận này. Thông qua
việc nghiên cứu về lịch sử nghệ thuật Ai Cập cổ đại tơi có cái nhìn khái quát, sâu sắc
hơn về đất nước này thời kì cổ đại, đặc biệt là trên phương diện nghệ thuật với các lĩnh
vực nổi bật như: kiến trúc, điêu khắc, hội họa và cả những ứng dụng của nó đối với
ngành thiết kế đồ họa trong thời điểm hiện tại.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài này tập trung vào việc nghiên cứu nền mỹ thuật Ai Cập cổ đại và ứng dụng
của nó đối với ngành thiết kế đồ họa ngày nay. Dựa trên những phân tích đó tơi sẽ rút
ra được những đặc điểm của mỹ thuật Ai Cập cổ đại nói chung và các lĩnh vực như
kiến trúc, điêu khắc, hội họa của đất nước này thời kì cổ đại nói riêng, đồng thời có
thêm những kiến thức thẩm mỹ để áp dụng vào thực tiễn chuyên ngành đang theo học
là thiết kế đồ họa.

1


3. Mục tiêu nghiên cứu


Để đạt được mục đích trên, đề tài cần tập trung nghiên cứu như mục tiêu sau:
- Đưa ra cái nhìn tổng quan về Ai Cập cổ đại (lịch sử, vị trí địa lí, thành tựu)
- Phân tích và rút ra những đặc điểm của nghệ thuật Ai Cập cố đại (3 phương diện kiến
trúc, điêu khắc, hội họa)
- Đánh giá những ảnh hưởng và ứng dụng của nghệ thuật Ai Cập cổ đại đối với ngành
thiết kế đồ họa hiện nay.
4. Câu hỏi nghiên cứu
Với đề tài này, bài tiểu luận cần trả lời được những câu hỏi sau:
- Lịch sử Ai Cập cổ đại được hình thành và phát triển như thế nào?
- Nghệ thuật Ai Cập cổ đại bao gồm những đặc điểm gì?
- Những ảnh hưởng của nghệ thuật Ai Cập cổ đại đối với ngành thiết kế đồ họa ngày
nay là gì?
5. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của bài tiểu luận này là nghệ thuật Ai Cập cổ đại và ứng
dụng của nó đối với ngành thiết kế đồ họa hiện nay.

2


NỘI DUNG
A. Tổng quan về Ai Cập cổ đại
I. Địa lí
1. Vị trí địa lí
Ai Cập cổ đại là vùng đồng bằng dài và hẹp, ở vùng đông bắc châu Phi, nằm
dọc theo vùng hạ lưu của lưu vực sông Nin, ngày nay thuộc Ai Cập. Nó gồm 2 vùng:
Hạ Ai Cập và Thượng Ai Cập. Thượng Ai Cập ở miền Nam là một dải lưu vực hẹp,
còn Hạ Ai Cập nằm ở nằm ở miền Bắc là một đồng bằng hình tam giác. Phía Bắc Ai
Cập là nơi sơng Nin đổ ra Địa Trung Hải. Phía nam là nơi sơng Nin có nhiều đồi núi và
giáp 2 sa mạc là Nubia và Ethiopia. Phía đơng giáp biển Đỏ và phía tây giáp một phần
sa mạc Libya và Xahara.

Khơng giống nhiều quốc gia khác, hơn 90% đất đai của Ai Cập là sa mạc. Phần
lớn cư dân Ai cập sống ở châu thổ sơng Nin nơi có khí hậu khơng quá khắc nghiệt.
Về mặt địa hình, Ai Cập là một đất nước tương đối bị đóng kín, vì hầu hết các
phía đều giáp biển, sa mạc hoặc vùng đồi núi hiểm trở khó qua lại, chi có ở Đơng Bắc,
nhờ kênh đào Xuyê sau này nên người Ai Cập mới có thể qua lại với vùng Tây Á.

Bản đồ Ai Cập
3


Ai Cập nằm ở một vị trí địa lý chính trị đặc biệt: là nơi giao nhau của 3 châu
lục: Á, Phi, Âu. Tại đây, 3 châu lục hoà nhập quanh biển trung gian – Địa Trung Hải –
nơi có thể nối liền hoặc chia cắt 3 đại dương: Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, Thái
Bình Dương. Đây là vị trí thuận lợi cho việc đi lại, giao lưu với các châu lục khác. Do
đó, các hoạt đơng trao đổi thương mại, kinh tế, văn hoá... rất phát triển và luôn được
cải thiện.
Cũng giống như các nền văn minh phương đông khác, Ai Cập gắn liền với sông
Nin. Nhà sử học Hêrơđơt nổi tiếng đã nói rằng:” Ai Cập là tặng phẩm của sông Nin”.

Châu thổ sông Nin từ vệ tinh

Hình ảnh sơng Nin

Con sơng này bắt nguồn từ vùng xích đạo châu Phi, là một trong những con
sơng lớn nhất trên thế giới (dài 6497km với 7 nhánh đổ ra Địa Trung Hải). Hàng năm
nước sông Nin dâng cao đem theo một lượng phù sa rất phong phú, bồi đắp cho vùng
đồng bằng hai bên bờ ngày càng thêm màu mỡ (thường là vào tháng 6 đến tháng 11).
Mặt khác, con sông này cung cấp nguồn thực phẩm thuỷ sản dồi dào cho cư dân và là
một trong những con đường giao thông quan trọng nhất của Ai Cập. Do đó, nền kinh tế
ở đây sớm phát triển. Nơng nghiệp, ngư nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp đều

phát triển từ rất sớm, tạo điều kiện cho Ai Cập có thể bước vào xã hội văn minh sớm
nhất thế giới.

4


=> Sơng Nin khơng chỉ ảnh hưởng đến q trình phát triển lịch sử mà còn ảnh hưởng
đến đời sống chính trị,xã hội , và cư dân của nước này.

2. Khí hậu
Vùng ven sơng Nin - nơi tập trung nhiều dân cư Ai Cập có khí hậu mùa đơng ơn
hồ, mùa hạ nóng và khơ. Ven biển Alêchxanđoria có lượng mưa lớn nhất: 200mm.
Vùng cạnh biển Đỏ hầu như không có mưa. Nhiệt độ trung bình tháng giêng ở miền
bắc là 12 độ, miền nam là 15 – 16 độ; tháng 7 từ 25 – 34 độ.
Nhờ có đất đai màu mỡ, các loại hình thực vật có thể sinh sôi nảy nở quanh
năm. Do điều kiện tự nhiên thuận lợi, quần thể động vật đồng bằng và sa mạc rất phong
phú và đa dạng. Bên cạnh đó, Ai Cập cịn có rất nhiều loại đá và kim loại q hiếm.
Đây đều là những nguyên liệu rất tốt đề chế tạo cơng cụ sản xuất, vũ khí và xây dựng
nhà cửa đền miếu đứng vững với thời gian.
3. Dân cư
Cư dân chủ yếu của Ai Cập ngày nay là người Arập, nhưng thời cổ đại, cư dân ở
đây là người Libi, người da đen và có thể có cả người Xêmit di cư từ châu Á tới. Con
người đã xuất hiện và sinh sống ở lưu vực sông Nin từ thời đồ đá cũ. Những tài liệu
khoa học hiện đại đã xác minh rằng người Ai Cập thời cổ là những thổ dân châu Phi,
hình thành trên cơ sở hỗn hợp rất nhiều bộ lạc. Những thổ dân này đi lại săn bắn trên
lục địa, khi đến vùng đồng bằng sông Nin, họ định cư ở đây và theo nghề trồng trọt và
chăn nuôi từ rất sớm. Về sau chi có một chi của bộ tộc Hamit từ Tây Á xâm nhập hạ
lưu sông Nin, chinh phục thổ dân người châu Phi ở đây. Trải qua một quá trình hỗn
hợp lâu dài, người Hamit và thổ dân ở đây đã đồng hố với nhau, hình thành ra một bộ
tộc mới, chính là người Ai Сập cổ đại.

Một số đặc điểm thú vị của người Ai Cập cổ đại:
+ Họ thuộc chủng tộc Môngôlôit và Nêgrôit.
5


+ Chỉ có một ngơn ngữ chính là tiếng Arập.
+ Cấu trúc làng theo chiều dọc.
+ Các thành viên trong xã hội thường khơng được bình đẳng.
+ Thức ăn của họ là lúa mì, lúa mạch, đậu, trái cây : táo, quả hạnh, quả đấu, thịt gia
súc, thịt thú hoang : hươu, lợn, lừa rừng, các loại sữa, trứng và thuỷ sản.
+ Người Ai Cập ưa phục tùng, thích ra lệnh.
+ Họ cần cù chăm chỉ. Sống bên cạnh sa mạc và sơng Nin nên họ có tính cách chịu
đựng, kiên nhẫn, dũng cảm, liều lĩnh.
+ Họ là những người tháo vát và lanh lợi.
II. Lịch sử
Nhà nước Ai Cập cổ đại ra đời từ cuối thiên niên kỷ IV TCN. Từ đó cho đến
năm 525 TCN, lịch sử Ai Cập được chia thành 5 thời kỳ gồm 31 vương triều:
+ Thời kì Tảo Vương quốc : khoảng 3200 - 3000 năm TCN
+ Thời kì Cổ Vương quốc : khoảng 3000 - 2300 năm TCN
+ Thời kì Trung Vương quốc : khồng 2300 - 1570 năm TCN
+ Thời kì Tân Vương quốc : khoảng 1570 - 1100 năm TCN
+ Thời kì Hậu Vương quốc : khoảng 1100 - 31 năm TCN
1. Thời kỳ Tảo Vương quốc:
Đây là thời kỳ mà Ai Cập chuyển mình thành một quốc gia thống nhất. Từ khi
nhà nước Ai Cập ra đời cho đến khoảng năm 3000 TCN, ở Ai Cập đã trải qua 2 vương
triều là vương triều I và vương triều II. Ngay từ thời kỳ này, người cổ Ai Cập đã biết
sử dụng công cụ bằng đồng đỏ, biết dùng cày và dùng súc vật để kéo cày. Đúng đầu
nhà nước là một ông vua chuyên chế, gọi là pharaông.
6



2. Thời kỳ Cổ Vương quốc:
Bộ máy nhà nước Ai Cập cổ đại thời kỳ này đã được hoàn thiện. Ngồi ra, kinh
tế, chính trị, qn sự và văn hố cũng phát triển rực rỡ. Thời kỳ Cổ Vương quốc bao
gồm 8 vương triều. Pharng có quyền lực tối cao và vơ hạn đối với tồn bộ đất đai và
thần dân trong cả nước. Để củng cố và phô trương quyền lực, các pharaông rất chú
trọng việc xây dựng các lăng mộ kiên cố và đồ sộ. Ở trung ương có một tể tướng thay
pharng cai trị nhân dân. Dưới tể tướng là bộ máy quan liêu gồm các quan lại cao cấp
và nhiều thư lại. Họ phụ trách việc thu thuế, xử án, xây dựng quân đội...
Ở các địa phương, chính quyền nằm trong tay các chúa châu. Các cơng xã nơng
thơn thì do các người quản thơn cai quản. Tầng lớp quan lại quý tộc hết sức đông đảo.
Bên cạnh đó, tầng lớp quý tộc tăng lữ đóng góp một vai trị rất quan trọng trong đời
sống xã hội. Họ có quyền hành rất lớn, có nhiều đặc quyền, đặc lợi.
Nông dân công xã chiếm số đông trong xã hội. Họ làm ruộng, chăn nuôi gia súc.
Họ được tự do sản xuất nhưng phải nộp thuế cho nhà nước và phải lao dịch để xây
dựng các cơng trình công cộng. Nô lệ cũng chiếm môt số lượng lớn. Đa số họ là chiến
tù và bị xem như là tài sản của vua, giới quý tộc. Xã hội Ai Cập cịn có tầng lớp thợ thủ
cơng và thương nhân. Họ là những người tự do sản xuất buôn bán nhưng vẫn phải nộp
thuế cho nhà nước. Tuy nhiên, đời sống của họ cũng không kém phần cực khổ.
Đối với chính sách đối ngoại, các pharng thường tiến hành chiến tranh xâm
lựơc với các nước láng giềng, vơ vét của cải và bắt giữ tù binh làm nô lệ. Chiến tranh
liên miên đã khiến cho nhân lực, vật lực trong nước trở nên khánh kiệt. Đời sống nhân
dân cực khổ khiến họ phải nổi dậy đấu tranh. Chính quyền chuyên chế ngày càng suy
yếu. Các thế lực địa phương có cơ hội mạnh lên. Xu thế thoát li quyền lực nhà vua, cát
cứ phân quyền ngày càng phát triển. Kết quả là Ai Cập thống nhất bị chia cắt thành
nhiều vùng, miền khác nhau.
3. Thời kỳ Trung Vương quốc:

7



Ai Cập bước vào thời kỳ phân li và loạn lạc trong suốt 300 năm. Thời kỳ này
gồm 7 vương triều. Do chiến tranh nên kinh tế bị phá hoại nghiêm trọng. Các cơng
trình thuỷ lợi bị hư hại, khơng được sửa sang khiến nơng nghiệp rơi vào tình trạng đình
đốn. Mất mùa, nạn đói liên miên. u cầu tái thống nhất đất nước trở nên rất cấp thiết.
Tuy nhiên, quá trình này lại diễn ra lâu dài do sự tranh chấp giữa hai tập đoàn quý tộc ở
Heracleopolis và Thebes. Cuối cùng, Thebes đã giành được thắng lợi. Lãnh tụ của
Thebes trở thành pharaông Ai Cập, sáng lập ra vương triều XI.
Từ đó, Ai Cập bước vào thời kỳ ổn định và phát triển. Chính quyền trung ương
được củng cố, kinh tế phát triển. Công tác thuỷ lợi được quan tâm hơn. Bên cạnh đó,
cơng cụ lao động được cải tiến. Sự xuất hiện của công cụ bằng đồng thau đã thay đổi
tình trạng sản xuất. Đặc biệt , ngành chăn ni cũng được chú ý. Ngồi ra, thủ công
nghiệp, thương nghiệp và ngoại thương cũng được đẩy mạnh.
Xã hội phân hoá ngày càng mạnh mẽ, mâu thuẫn xã hội ngày một sâu sắc. Tầng
lớp quý tộc trở nên giàu có nhờ bóc lột dân chúng và chiến tranh. Đồng thời, số lượng
nô lệ ngày càng tăng lên. Đời sống của nô lệ và dân nghèo vô cùng cực khổ. Nhiều
cuộc đấu tranh đã diễn ra dù đều bị dập tắt nhưng chúng góp phần làm suy yếu chính
quyền.
Năm 1710 TCN, các bộ lạc du mục người Hyksos đã xâm nhập vào lãnh thổ Ai
Cập. Dần dần họ đã chiếm đóng tồn bộ đất đai và đặt nền thống trị của họ ở đây.
4. Thời kỳ Tân Vương quốc:
Năm 1570 TCN, người Hyksos bị đuổi khỏi Ai Cập. Đất nước lại được thống
nhất. Thời kỳ này gồm có 3 vương triều. Các pharng thi hành chính sách vũ lực và
khơng ngừng mở rộng lãnh thổ. Nhờ đó, Ai Cập trở thành một quốc gia rộng lớn hơn
bao giờ hết. Các pharng ra sức củng cố chính quyền chun chế và tăng cường lực
lượng quân đội để làm công cụ đàn áp và xâm lược.
Thời kỳ này, ngành nông nghiệp có những bước tiến mới. Kỹ thuật canh tác
được cải tiến. Công cụ đồng thau được sử dung rộng rãi trong sản xuất. Nhà nước cũng
8



rất quan tâm đến công tác thuỷ lợi. Sản xuất thủ cơng nghiệp cịn tiến bộ hơn so với
nơng nghiệp. Thương nghiệp và mậu dịch đối ngoại cũng phát đạt. Để củng cố quyền
thống trị về mặt tinh thần, các pharng buộc phải dựa vào giới tăng lữ. Vì vậy tầng
lớp tăng lữ ngày càng trở nên giàu có. Dựa vào thực lực kinh tế, vai trị chính trị của họ
ngày càng được khẳng định. Trước tình hình đó, nhà nước đã tiến hành một cuộc cải
cách tôn giáo. Đế quốc Ai Cập bước vào thời kỳ suy yếu.
5. Thời kỳ Hậu Vương quốc:
Đây là thời kỳ khủng hoảng, suy vong của nhà nước Ai Cập cổ đại. Đất nước
này trở thành đối tượng xâm lược và thống trị của nhiều nước trong khu vực. Ai Cập
rơi vào tình trạng phân liệt và loạn lạc.
Vào giữa thế kỷ thứ X TCN, một thủ lĩnh quân đội người Libi đã tiến hành đảo
chính qn sự, lật đổ pharng, lập ra một vương triều ngoại tộc, cai trị toàn Ai Cập.
Đầu thế kỷ VIII TCN, người Nubi tiến đánh Ai Cập, lật đổ nền thống trị của Libi, xác
lập nền thống trị mới. Năm 671 TCN, Ai Cập lại bị quân đội Assyri đánh chiếm. Năm
525 TCN, Ba Tư xâm lược đất nước này và đặt ách thống trị ở đây. Sau đó, vào năm
332 TCN, Ai Cập lại bị Alechxanđơ xứ Macxêđônia chinh phục. Sau khi đế quốc này
bị tan rã, Ai Cập thuộc quyền thống trị của một vương triều Hy Lạp gọi là vương triều
Ptolemy. Năm 30 TCN, Ai Cập trở thành một tỉnh của đế quốc La Mã.
III. Thành tựu
Có thể nói rằng văn hố Ai Cập là một trong những nền văn hoá lâu đời và phát
triển rực rỡ nhất của thế giới cổ đại. Dựa trên cơ sở của việc phát hiện đồng và nền
nông nghiệp lúa nước ,họ đã từng bước sáng tạo ra một nền văn minh tinh hoa đáng
ngưỡng mộ. Cho đến nay, những thành tựu trên nhiều lĩnh vực… vẫn làm cho chúng ta
thán phục và ngạc nhiên trước sức sáng tạo kì diệu của nhân dân Ai Cập thời cổ đại.
1. Chữ viết

9



Chữ viết Ai Cập ra đời khi xã hội hình thành giai cấp. Các văn tự cổ được hình
thành từ những hình vẽ và kiểu hoa văn có từ thời nguyên thủy.Về hình dạng,ban đầu
rất giống với hình các sự vật muốn mơ tà, vì thế dược gọi là chữ tượng hình. Đối với
các khái niệm phức tạp và trừu tượng, người ta dùng phương pháp mượn ý. Tuy nhiên,
hai phương pháp này chưa đủ để ghi mọi khái niệm của cuộc sống nên dần xuất hiện
những hình vẽ biểu hiện âm tiết. Sau đó, những chữ chỉ âm tiết trở thành chữ cái. Tổng
số chữ tượng hình của Ai Cập cổ đại có khoảng 1000 chữ, trong đó có 24 chữ cái. Loại
chữ này được dùng trong hơn 3000 năm.
Chữ viết cổ thường được viết trên đá, gỗ, đồ gốm, vải gai, da... nhưng chất liệu
phổ biến nhất là giấy papyrus. Bút được làm từ thân cây sậy. Mực được làm từ bồ
hóng.

Chữ tượng hình

Giấy papyrus

2. Văn học
Các tác phẩm văn học được bắt nguồn từ các tác phẩm dân gian, phát triển từ rất
sớm ngay từ thời Cổ Vương quốc. Đến thời Trung Vương quốc thì phát triển ngày càng
mạnh mẽ. Thời kỳ này dược gọi là thời kỳ “Hoàng Kim" của văn học Ai Cập.
Về thể loại,rất đa dạng và phong phú như: văn học truyền miện, thơ ca, văn
viết,..

10


+ Văn học truyền miệng như tục ngữ, thơ ca...phát triển rộng rãi và phổ
biến .Các tác phẩm như: Người thất vọng với linh hồn của mình, thuyền gặp nạn,…
+ Văn học viết là những lời khuyên răn và lời tun đốn để đề ra một thứ giáo
lý hồn chỉnh của giai cấp thống trị, điển hình nhất là "Lời tuyên đoán của Nophecty"...

+ Thơ ca: Các tác phẩm về cung đình, ca tụng cơng đức của các pharng...
Các tác phẩm đều có ý nghĩa tích cực, mang tính chất răn đe, giáo huấn, dạy con
người phải sống tốt đẹp, đúng đạo lý và khuyến khích tinh thần vươn lên của con
người. Các tác phẩm còn phản ánh những biến động lớn trong xã hội thời đó.

3. Thiên văn học
Người Ai Cập cổ đại đã biết đến 12 cung hoàng đạo, biết về 5 ngôi sao là Kim,
Mộc, Thủy , Hỏa, Thổ. Để đo thời gian, họ đã phát minh ra nhật khuê. Đó là một thanh
gỗ đầu cong. Muốn biết mấy giờ thì xem bóng mặt trời của mút cái đầu cong in lên vị
trí nào trên thanh gỗ. Tuy nhiên, dụng cụ này chỉ xem được thời gian khi có ánh mặt
trời. Về sau, người ta phát minh ra đồng hồ nước. Đó là một cái bình bằng đá  hình
chóp nhọn. Nhờ vào cái đồng hồ nước này, người ta có thể xem được giờ cả ngày lẫn
đêm.
Thành tựu quan trọng nhất là việc đặt ra lịch, dựa trên kết quả quan sát tinh tú
và quy luật dâng nước của sông Nin. Họ nhận thấy buổi sáng sớm khi sao Lang bắt đầu
mọc cũng là lúc nước sông Nin bắt đầu dâng. Hơn nữa, khoảng cách giữa hai lần mọc
của sao Lang là 365 ngày. Họ lấy khoảng thời gian ấy làm một năm. Một năm được
chia làm 12 tháng, mỗi tháng có 30 ngày, 5 ngày cịn thừa để cuối năm ăn tết. Năm mới
của Ai Cập bắt đầu từ ngày nước sông Nin bắt đầu dâng. Một năm chia làm 3 mùa, mỗi
mùa có 4 tháng. Đó là mùa Nước dâng, mùa Ngũ cốc và mùa Thu hoạch.

4. Toán học
11


Do yêu cầu của việc xây dựng, sản xuất, người dân đã có khá nhiều kiến thức về
tốn học từ rất sớm. Người Ai Cập cổ ngay từ đầu đã biết dùng phép đếm lấy 10 làm
cơ sở. Các chữ số cũng được dùng chữ tượng hình để biểu thị nhưng vì khơng có số 0
nên cách viết chữ số của họ tương đối phức tạp. Họ biết phép cộng và phép trừ, chưa
biết đến phép nhân và chia. Đến thời Trung Vương quốc, mầm mống của đại số học đã

bắt đầu xuất hiện. Về hình học, họ đã biết cách tính diện tích hình tam giác, diện tích
hình cầu, biết được số p là 3,14. Họ cũng biết tính thể tích hình tháp đáy vng. Họ
cịn biết vận dụng mầm mống của lượng giác học.
5. Y học
Người Ai Cập có những hiểu biết rất rõ về cấu tạo của cơ thể người do tục ướp
xác xuất hiện từ rất sớm. Nhờ đó, y học có cơ hội phát triển mạnh. Họ đã đề cập đến
nguyên nhân của bệnh tật, mối quan hệ giữa tim và mạch máu, các loại bệnh, khả năng
chữa trị, phương pháp khám bệnh... Họ hiểu rằng nguyên nhân của bệnh tật không phải
là do ma quỷ hoặc phù thuỷ gây nên mà do sự khơng bình thường của mạch máu.
Người dân ở đây còn biết được tầm quan trọng của óc và tim đối với sức khoẻ con
người.
Việc chữa bệnh đã được chun mơn hố rất tỉ mỉ. Y học được chia thành nhiều
chuyên môn. Mỗi thầy thuốc có một chun mơn riêng, chữa một loại bệnh riêng. Các
thầy thuốc đã không chỉ biết mổ sọ để cắt khối u mà còn biết làm những thủ thuật
ngoại khoa khác như cắt ruột thừa, cắt cụt tay và thay thế bằng những bộ phận giả.
6. Tôn giáo
Người Ai Cập cổ giữ nhiều tín ngưỡng tơn giáo ngun thủy ,trong đó việc sùng
bái tự nhiên chiếm vị trí quan trọng. Đối với họ mọi chim muông , cầm thú được coi là
thần (hạc thần, rắn thần,...), mọi hiện tượng tự nhiên đều được thần thánh hóa. Họ cịn
thờ nhiều thứ khác: các thần tự nhiên (Thiên thần, Địa thần và Thuỷ thần), thần động
vật, linh hồn người chết,... Họ cịn thờ các vật từ dã thú ,gia súc (chó sói,cá xấu,...), đặc
biệt là bị mộng Apix.
12


=> Do thờ nhiều thứ được thần thánh hóa như vậy nên họ rất quý gia súc, các con vật
cũng được ướp xác như người. Ngồi các con vật có thật họ còn thờ các con vật tưởng
tượng như phượng hoàng, nhân sư...
Người Ai Cập cũng tin vào linh hồn bất tử .Theo họ, trong mỗi người đều có
linh hồn “Ka” đi theo thân thể người như hình với bóng. Khi người chết thì “Ka” ra

khỏi xác và khi nào xác bị hủy thì “Ka" sẽ quay về và lúc đó người chết sẽ sống lại. Do
đó, người Ai Cập mới có tục ướp xác.
=> Những thành tựu của Ai Cập cổ đại không chỉ mang lại những giá trị to lớn cho
đất nước này mà cịn có ý nghĩa quan trọng đối với thế giới. Đặc biệt, những tàn tích
hùng vĩ của thời kỳ này đã truyền cảm hứng cho trí tưởng tượng của nhân loại trong
nhiều thế kỷ và cả trong tương lai.

B. Nghệ thuật Ai Cập cổ đại
I. Kiến trúc
Kiến trúc Ai Cập cổ đại nổi tiếng với những cơng trình xây dựng về các lăng
mộ, đền đài và kim tự tháp. Các cơng trình kiến trúc cổ đại của đất nước này được hình
thành từ những đặc điểm riêng và phát triển thành cơng trình để xây dựng lên. Cho đến
ngày nay có nhiều nhà khoa học vẫn chưa lý giải được hết những điều huyền bí bên
trong các cơng trình kiến trúc Ai Cập cổ đại.
1. Lăng mộ
Thung lũng các vị vua ở Ai Cập là một địa điểm nổi tiếng, hấp dẫn giới khảo cổ,
là nơi yên nghỉ của các pharaông Ai Cập cũng như những bà hoàng, thành viên hoàng
gia, quan chức cấp cao. Một số lăng mộ nổi tiếng của Ai Cập cổ đại ở khu vực này là
của vua Tutankhamun hay lăng mộ của nữ hoàng Nefertari.

13


Thung lũng các vị vua – nơi có nhiều lăng mộ của các Pha-ra-ong
Tuy nhiên cũng có 1 số lăng mộ được tìm thấy ở khu vực khác của Ai cập thực
sự đã làm giới khảo cổ chấn động vì vẻ đẹp kiến trúc và sự trang hồng cầu kì phía bên
trong của nó như lăng mộ của Tutu và Khuwy là những điển hình.

Hình ảnh bên trong lăng Tutu


Bên trong lăng của Khuwy

Lăng mộ Mastaba cũng là một công trình kiến trúc thú vị. Đây là lăng mộ của
tầng lớp quý tộc, là một khối xây bằng đá có mặt cắt hình thang mặt bằng hình chữ
nhật với 3 phòng: sảnh, phòng tế lễ và phòng thờ là nơi đặt tượng người chết. Từ mặt
trên của Mastaba người ta đào một chiếc giếng hình trịn hoặc hình vng sâu được
14


khoảng 30m đáy giếng thông sang một hành lang dẫn đến phịng mai táng. Sau khi
chơn người chết giếng được lấp kín. Loại kiến trúc này là nguồn gốc ban đầu của các
kim tự tháp.

Lăng mộ Mastaba
2. Đền đài
Ai Cập có rất nhiều đền thờ có lối kiến trúcvơ cùng độc đáo. Đặc điểm nổi bật
của các ngôi đền ở đây là có thiết kế cửa lớn, đường bệ thích hợp với các nghi lễ Otơn
giáo, tín ngưỡng của người dân. Vì là nơi xây dựng để thờ những vị thần nên không
gian trong này cũng được thiết kế theo một phong cách trang trọng và tôn nghiêm.
Bao quanh ngôi đền thờ là các bức tường đá dày và lớn và lát đá trên con đường
vào đền. Cánh cửa mở ngôi đền gọi là tiền tháp môn và 2 bên là các tượng nhân sư.
Một số cái tên mà mọi người có thể đã nghe đến ít nhất 1 lần như:  Đền Karnak
– ngôi đền được coi là kỳ vĩ nhất trong số các đền thờ của người Ai Cập cổ đại. Đền
Seti – nơi lưu giữ phả hệ hoàng tộc của Ai Cập từ thời Menes đến thời Ramsesses đệ
nhất hay Đền Kom Ombo khiến nhiều người tò mò và thích thú với hai đền thờ nhỏ
giống hệt nhau về cấu trúc và nội thất: hai lối vào, hai hàng cột, hai sảnh chính, hai
điện thờ.

15



Đền Seti

Đền Kom Ombo

Đền Karnak

3. Kim tự tháp
Kim tự tháp là một trong những cơng trình kiến trúc quan trọng của nền văn
minh Ai Cập cổ đại. Cơng trình kiến trúc này đã được công nhận là di sản thế giới bởi
nó mang một dấu ấn riêng và đánh dấu cho thời kỳ phát triển của nền văn minh Ai Cập.
Cơng trình được xây dựng với hình chóp bằng đá với một tỷ lệ vơ cùng hồn
hảo. Các kim tự tháp chủ yếu trong các vương triều III, IV. Hiện nay tại Ai Cập có tất
cả là 138 kim tự tháp theo số liệu tính đến năm 2008. Hầu như, kim tự tháp được xem
như là lăng mộ của các pharng cùng hồng hậu trong thời kỳ Cổ vương quốc và
Trung vương quốc, thể hiện sức mạnh vĩnh cửu của các pharng dưới hình tượng các
bậc thang lên trời hay những chùm tia sáng.
Việc xây dựng các kim tư tháp đã đem lại khơng ít tai hoạ cho nhân dân. Bằng
bàn tay và khối óc của mình, họ đã để lại cho văn minh nhân loại những cơng trình
kiến trúc vô giá. Trải qua gần 5000 năm, các Kim tự tháp vẫn đứng sừng sững trên sa
mạc bất chấp thời gian và mưa nắng.
Một trong những kim tự tháp Ai Cập nổi tiếng nhất đó chính là quần thể kim tự
tháp Giza. Quần thể di tích khảo cổ này gồm 3 khu phức hợp bao gồm các kim tự tháp
vĩ đại nhất cùng tượng điêu khắc Đại nhân sư, quanh đó cịn có một số nghĩa trang, khu
ở của cơng nhân cùng các khu công nghiệp.

16


Khu quần thể Kim tự tháp Giza hiện đang thu hút rất nhiều du khách

Các kim tự tháp là một biểu tượng của Ai Cập cổ đại và phổ biến, được biết đến
nhiều trong nền văn minh Hy Lạp khi mà Kim Tự Tháp được đưa vào danh sách là 1
trong 7 kỳ quan của thế giới. Cho đến bây giờ, kim tự tháp Ai Cập vẫn là một biểu
tượng bất diệt với thời gian và là kỳ quan cổ đại duy nhất tồn tại nguyên vẹn. 
Ta dễ thấy các đặc điểm của kiến trúc Ai Cập:
+ Có quy mơ lớn, kích thước nặng nề và thần bí, hướng đến sự vĩ đại, vĩnh
hằng.
+ Sự khan hiếm của nguyên liệu gỗ trong suốt các triều đại nên người Ai Cập cổ
sử dụng chủ yếu là gạch chưa nung và đá các loại.
+ Có độ bền cao, chắc chắn, có khả năng chịu được nhiều tác động từ mơi
trường khắc nghiệt bên ngồi. Cơng trình xây dựng trường tồn theo thời gian, khơng bị
hao mịn hay hư hại nhiều.
+ Có kết cấu chủ yếu là hệ thống cột, dầm chịu lực… Các cột chống cho tồn bộ
cơng trình được xây dựng từ những vật liệu có khả năng chịu lực tốt,

17


+ Kiểu thiết kế mang tính đồng bộ về bố cục và cách trang trí tác phẩm. Sử dụng
hoa văn, họa tiết trang trí có bố cục liền mạch nhau tạo sự liên kết chặt chẽ ,cửa theo
kiểu vòm theo triều đại thứ 4, tất cả các lối vào của các cơng trình lớn được kết cấu
theo cổng lớn có dầm đỡ.
=> Cơng trình xây dựng được tính tốn một cách kỹ lưỡng và tuân theo những
nguyên tắc chuẩn mực riêng, tạo nên một nét riêng biệt.
NHẬN XÉT: Có thể thấy kiến trúc Ai Cập cổ đại phát triển mạnh mẽ và mang cho
mình một dấu ấn đặc sắc riêng biệt trong phong cách thiết kế.Từ những vật liệu đơn
giản có trong tự nhiên mà tạo nên được một cơng trình có kiến trúc độ sộ và trường
tồn theo thời gian khơi dậy sự tò mò của nhiều người cho đến ngày nay. Đây vừa là
nét hấp dẫn vừa là giá trị vơ giá của các cơng trình Ai Cập cổ đại.
II. Điêu khắc

Do khí hậu nóng, khơ hạn phá huỷ độ ẩm đến mức tột độ và sự đa dạng của các
loại đá thiên nhiên như: hoa cương, thạch anh, pophia ở thời cổ đại đã giúp cho các dấu
tích của nền văn minh Ai Cập cổ còn tồn tại được đến ngày nay, thậm chí một sốt tác
phẩm điêu khắc hay những dòng chữ khắc vào đá vẫn còn nguyên vẹn.
Nghệ nhân Ai Cập cổ đại sử dụng đá để tạc tượng và phù điêu, nhưng họ cũng
sử dụng gỗ như là một sự thay thế rẻ hơn và dễ dàng khắc hơn. Màu vẽ được lấy từ
các khoáng chất như quặng sắt (màu đỏ và màu vàng son), quặng đồng (màu xanh và
màu xanh lá cây), bồ hóng hoặc than (màu đen), và đá vơi (màu trắng). Màu vẽ được
trộn với nhựa gơm Ả rập như một chất kết dính và được ép thành bánh để có thể hịa
vào nước khi cần thiết.
Dù nghệ thuật điêu khắc Ai Cập cổ đại rất được quan tâm nhưng các nhà nghiên
cứu phát hiện khơng có tên tuổi điêu khắc gia nổi tiếng nào được lưu truyền qua sử
sách.
1. Tượng
18


Tượng là hình thức biểu diễn khối 3 chiều trong không gian để thể hiện ý tưởng
của tác giả. Ngôn ngữ của loại hình nghệ thuật này cơ bản là mảng khối với các tác
phẩm đặc biệt nổi tiếng là Tượng nhân sư và tượng pharng cùng nữ hồng.
- Tượng nhân sư
Nếu nhắc đến tượng nhân sư thì hầu hết ai cũng nhớ đến bức tượng ở Giza . Đây
là bức tượng nguyên khối lâu đời và lớn nhất thế giới (dài 73,5m - cao 20,22m). Bức
tượng được cho là do người Ai Cập ở thời kỳ Cổ Vương quốc xây dựng, dưới triều đại
của Pharaon Khafra với hình tượng đầu người mình sư tử. Người Ai Cập cho rằng sư
tử là sản phẩm của thần mặt trời và điêu khắc hình tượng vua gắn với sư tử chính là để
làm nổi bật vai trò của vua với tư cách là con của Thần mặt trời.

Tượng nhân sư lớn ở Giza - một địa điểm du lịch nổi tiếng, thu hút du khách ở Ai Cập.
Các nhân sư nổi tiếng khác gồm: 1 tượng với đầu phraon Hatshepsut, với chân

dung được khắc trên đá granite và tượng nhân sư được tìm thấy gần đền Kom Ombo.

Tượng nhân sư gần đền Kom Ombo

Tượng nhân sư đầu phraon

Hatshepsut
19


- Tượng người
Một trong những tác phẩm điêu khắc nổi tiếng nhất thế giới là tượng bán thân
hoàng hậu Nefectiti. Bà là vợ của Pharaon Akhenaten vương triều thứ 18 của Ai Cập
cổ. Bức tượng được điêu khắc bằng đá vơi, với chiều cao 0,5m và có lịch sử khoảng
3300 năm. Bức tượng mơ tả một người phụ nữ có khuôn mặt khả ái,đầu đội chiếc
vương miện độc đáo màu xanh, chiếc cổ thuôn dài vươn cao kiêu hãnh, cùng nụ cười bí
ẩn trên đơi mơi đỏ thắm. Hiện nay bức tượng này được bảo tồn ở Beclin.
Hoàng hậu Nefectiti còn được miêu tả trên nhiều bức phù điêu, trong bộ y phục
bó sát thân, đầu đội vương miện hình trụ cao tạo nên sự cân đối cho chiếc cổ dài. Với
sắc đẹp lộng lẫy của mình, thậm chí trong sử sách Hồng hậu Nefectiti cịn nổi tiếng
hơn cả chồng bà và trở thành biểu tượng sắc đẹp của Ai Cập cổ đại.

Tượng nữ hồng

Phù điêu có hình ảnh nữ hoàng

Hai bức tượng khác cũng khiến các nhà nghiên cứu thích thú là Tượng hồng
hậu Tiy và Tượng pharaon Ramsesses II.
Bức tượng hoàng hậu Tiy, vợ pharaon thứ 18 Amenhotep III, cao 3,62 mét,
được phát hiện ở một địa điểm khảo cổ Colossi of Memnon ở phía nam Ai Cập. Trước

đó, tại khu vực này các nhà khảo cổ cũng đã phát hiện được hai tượng nhân sư cao 15m
tượng trưng cho vua và hoàng hậu cùng 10 tượng nữ thần Sekhmet đầu sư tử có cánh
làm bằng đá gra-nít đen.
20


Tượng Ramesses II là có niên đại 3200 năm mơ tả ơng đang đứng. Nó được phát
hiện vào năm 1820 gần Memphis, Ai Cập. Nó được làm từ đá granit đỏ và nặng 83 tấn.
Đây là 1 trong những bức tượng Ai Cập nặng nhất được tìm thấy đến tận bây giờ.

Tượng hoàng hậu Tiy

Tượng Ramesses II

Các bức tượng trong ngôi đền Ramesses cũng gây ấn tượng lớn với du khách
thế giới vì sự đồ sộ và độc đáo của mình. 

Tượng trong đền Ramesses II
=> Tỷ lệ các pho tượng được kéo dài, tạo dáng thanh mảnh. Cái đẹp, mềm mại,
duyên dáng được đưa vào điêu khắc.
21


2. Phù điêu
Phù điêu là hình thức đắp nổi hoặc khoét lõm, với chiều dài, rộng là thực còn
phần nổi mang tính ước lệ khối. Hình tượng người, thần… trong phù điêu được thể
hiện theo những ước lệ tạo hình. Hình tượng nhân vật được diễn tả ở nhiều điểm nhìn
khác nhau biểu hiện ở một hình nhưng đầu mặt nhìn nghiêng, mắt và vai ln hướng ở
chính diện, bàn chân nhìn nghiêng, ....
Các pharng sử dụng các bức phù điều để ghi lại chiến thắng trong những trận

chiến, chiếu chỉ của hồng gia, và những cảnh tơn giáo. Phù điêu ở đền Ramesses II là
những tác phẩm được biết đến nhiều nhất trong lĩnh vực này.

Hai bức tường hai bên lối đi vào đền Ramesses II
Hai bức tường hai bên lối đi vào đền Ramesses II được điêu khắc về những con
người ở vùng thượng và hạ Ai Cập. Các điêu khắc trên tường của phịng đại sảnh của
ngơi đền liên quan đến truyền thuyết các vị thần.
Điêu khắc nổi bật nhất tại đại sảnh này là vua Ramesses II và hoàng hậu
Nefertari ở trên chiếc thuyền “thần thoại” của thần Amun và Ra Harakhty để đến thiên
đàng. Một số điêu khắc khác cũng miêu tả những chiến thắng của Ramesses II trước
22


Libya và Nubia .

Tuy nhiên, ấn tượng nhất là điêu khắc miêu tả: vua Ramesses II

ngồi trên xe ngựa bắn cung tên về những kẻ thù của mình trong cuộcchiến và bắt kẻ thù
trở thành tù binh.

Điêu khắc nổi bật nhất tại đại sảnh

Vua Ramesses II ngồi trên xe ngựa

Đối với các tôn giáo nguyên thủy ở Ai Cập cũng như ở các nơi khác, nhà vua
được coi là sức mạnh và sự khôn ngoan của nhiều con thú bằng cách khốc cái lốt của
chúng. Vì vậy người Ai Cập đã chạm các vị thần và các vị hoàng đế của họ nửa người,
nửa thú.. Những bức phù điêu được tìm thấy trong các ngơi đền đài hay lăng mộ đều
liên quan đến truyền thuyết các vị thần cho tat hấy rõ hơn về tôn giáo thờ đa thần của
người Ai Cập cổ đại. Các hình vẽ và hình điêu khắc tinh xảo trên tường, trên quan tài

đã thể hiện sự phong phú và phát triển về văn hoá của người dân Ai Cập cổ đại, cũng
như sự tài hoa,khéo léo của họ.
NHẬN XÉT: Phong cách tả thực của người Ai Cập thể hiện rõ trong điêu khắc thời
cổ vương quốc. Kiểu người nông nghiệp thô đậm. Sang thời kỳ trung và nhất là thời
kỳ tân vương quốc tính chất trọng thực trong điêu khắc đã giảm bớt. Có thể thấy,
các cơng trình điêu khắc của người Ai Cập cổ đại chịu ảnh hưởng sâu sắc của tôn
giáo. Để xây dựng được những bức tượng nhân sư, những bức phù điêu người dân
Ai Cập cổ đại đã tốn không biết bao nhiêu sức người, sức của cũng như thời gian,
trí óc. Qua đó, họ đã để lại cho nhân loại những cơng trình điêu khắc vơ giá.
III. Hội họa
Trong nghệ thuật Ai Cập, điêu khắc và hội họa thường trộn lẫn. Các tác phẩm,
tranh vẽ thường được tìm thấy ở phần dưới của các mảng điêu khắc trên tường. Chúng
23


được các nghệ sĩ sáng tạo để sử dụng nơi công cộng hay trong các lăng mộ với những
cảnh, những câu chuyện về vinh quang của các vị thần hay pharaon.
Một số đặc điểm của hội họa Ai Cập:
+ Văn minh Ai Cập có những tiêu chuẩn nghiêm ngặt về việc thể hiện hai chiều
chân dung con người và không gian.  
+ Đường nét đơn giản, khuôn mẫu, với các khu vực cùng màu
+ Hình vẽ mang tính đặc trưng mà khơng có dấu hiệu của chiều sâu khơng giantạo ra một cảm giác trật tự và cân bằng trong một tổng thể chung.
+ Hình vẽ và các bản văn hịa quyện với nhau trên các bức tường trong những
ngơi mộ và đền thờ, trên các quan tài, bia đá, và thậm chí cả trên những bức tượng.
Các nghệ sĩ tuân theo những tiêu chuẩn được đặt ra và chủ động thể hiện những
cảm giác, biểu hiện về thời đại, nhưng thường không nằm trong cuộc sống, mà là một
cảm giác độc đáo, riêng biệt về thế giới. Trong thực tế, những bức bích họa hay tác
phẩm đắp, điêu khắc là những tác phẩm của một tập thể. Nó yêu cầu tất cả mọi người
phải làm theo một đường lối, phong cách chung.
1. Tranh tường

Tranh tường của Ai Cập không phải là tranh nề (là loại tranh được làm bằng
cách vẽ lên lớp phủ vẫn còn ướt). Ở Ai Cập cổ đại, bức tường được phủ một lớp vữa
(hỗn hợp vơi, cát và chất kết dính) và để cho khơ đi. Không gian vẽ được chia thành
hai phần: một cho khắc chữ tượng hình, một cho cảnh cần thể hiện; không gian thứ hai
này được chia thành ô vuông đều đặn. Người nghệ sĩ vẽ các họa tiết trong không gian
đã được phân định. Cách làm như vậy minh họa mối quan hệ gần gũi giữa viết và vẽ.
Chữ tượng hình cũng là những hoạ tiết biểu tượng địi hỏi phải vẽ và tô màu. Các hoạ
sĩ được coi như thư lại chuyên về vẽ viền hay vẽ hình.

24


Những con ngỗng của Meïdoum (khoảng năm - 2550) là bức tranh tường thực
sự chứ không phải là một bức phù điêu tô màu. Bức tranh này được nhà Ai Cập học
Auguste Mariette (1821-1881) phát hiện vào năm 1871. Màu sắc tinh tế và hình dáng
của những con ngỗng làm bức tranh tường này nổi tiếng thế giới về trang trí lăng mộ.

Những con ngỗng của Mẹdoum
Một số bức tranh tường ấn tượng khác:

Lăng mộ Nefertari

Lăng mộ của Iasen 

2. Tranh nước
Tranh nước (tempera) được dùng để làm đầy các bức vẽ hoặc để phủ lên các họa
tiết được khắc. Để chế tạo ra màu vẽ, các hạt màu khoáng được hịa tan trong nước với
chất kết dính (ví dụ như gelatin động vật).
3. Tranh giấy
Hội họa trên giấy, trên vải lanh và gỗ cũng đã có thời Ai Cập cổ đại nhưng sự

mong manh của lớp nền đòi hỏi một sự bảo tồn đặc biệt. Người Ai Cập cổ đại đã cắt
xén, ép rồi phơi khô để làm thành một loại giấy cổ xưa nhất, còn rõ thớ sậy nhưng khá
phẳng phiu để có thể viết chữ và vẽ tranh lên.
25


×