Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

ĐỀ TÀI TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ CỦA MẠNH TỬ VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ ĐỐI VỚI VIỆC XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN VIỆT NAM HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (203.3 KB, 13 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM - UEH

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC

ĐỀ TÀI: TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ CỦA MẠNH TỬ VÀ Ý
NGHĨA CỦA NÓ ĐỐI VỚI VIỆC XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC
PHÁP QUYỀN VIỆT NAM HIỆN NAY

Giảng viên giảng dạy: TS.BÙI XUÂN THANH
Học viên: LÝ KIM LỘC
Mã số sinh viên: 212114026
Số thứ tự: 30
Mã Lớp học phần: 21C1PHI61000408

TP.HCM THÁNG 03/2022


PHẦN MỞ ĐẦU
Tư tưởng chính trị - xã hội của Mạnh Tử là học thuyết đã được nhiều nhà khoa học tìm
hiểu và nghiên cứu. Để hiểu rõ các nhà nghiên cứu đã đúc kết được những gì và ý nghĩa
của nó đối với việc xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam hiện nay, tơi xin trình bày
bài tiểu luận của mình thành 3 Chương gồm:
Chương 1 : Quá trình hình thành của tư tưởng chính trị của Mạnh Tử.
Chương 2: Nội dung cơ bản của tư tưởng chính trị Mạnh Tử
Chương 3: Ý nghĩa trong việc xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam

1


CHƯƠNG 1
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH CỦA TƯ TƯỞNG MẠNH TỬ


1.1 Hoàn cảnh ra đời
1.1.1 Vài nét về Mạnh Tử
Mạnh Tử tên thật là Mạnh Kha, tự là Dư, người nước Trâu, nay thuộc tỉnh Sơn
Đông, Trung Quốc. Theo sách Mạnh Tử phả, thì ơng sinh vào ngày mồng 2 tháng tư
năm thứ tư đời vua Chu Liệt Vương (372 trước CN) và mất vào ngày 15 tháng mười
một, năm thứ hai mươi sáu, đời vua Chu Noãn Vương (289 trước CN). Nhà Mạnh Tử là
đời sau của dòng họ Mạnh Tôn, quý tộc nước Lỗ. Theo Sử ký Tư Mã Thiên, Mạnh Tử
là người theo phái Nho gia của Tăng Tử nước Lỗ. Ơng là học trị của Tử Tư (Khổng
Cấp - cháu nội của Khổng Tử). Thuở ông lên 3 tuổi, thì cha mất, nhờ có mẹ hiền dạy
dỗ sau theo học thầy Tử Tư, hiểu được rõ cái đạo của Khổng Tử. Qua sách Mạnh Tử
cho chúng ta biết, ơng lại có tài hùng biện, thường đi du lịch nước Tề, nước Lương,
nước Tống, nước Đằng, nước Lỗ, nước Ngụy mong đem cái đạo của thánh nhân ra cứu
đời. Nhưng vì thuở ấy, vua các nước chỉ lo việc chiến tranh, không ai để ý đến việc nhân
nghĩa. Và đến lúc già, ông thấy cái đạo của thánh nhân không thi hành được, ông về ở
nhà cùng với các mơn đệ là Nhạc Chính Khắc, Cơng Tơn Sửu và Vạn Chương ghi chép
những điều ông đã đối đáp với vua các nước chư hầu, hoặc là với môn đệ của ông, cùng
những lời phê phán của ông về một vài quan điểm, tư tưởng trong một số học thuyết
khác. Về vấn đề này, trong Mạnh Tử liệt truyện, Tư Mã Thiên viết: “Lui về cùng với
Vạn Chương chi đồ tự Thi, Thư thuật ý Khổng Tử, viết Mạnh Tử thất thiên” Về vấn đề
xuất thân của Mạnh Tử, có người cho rằng, ơng cha họ Mạnh thuộc tầng lớp “bình dân”,
nhưng quan niệm ấy chỉ là suy luận dựa theo luận điểm có ít nhiều mang tư tưởng dân
chủ của Mạnh Tử là: “Dân là quý, xã tắc là thứ yếu, nhà vua là chuyện không đáng
trọng”. Thực tế thì Mạnh Tử khơng phải một người theo chủ nghĩa dân quyền, mà là
một người ủng hộ chế độ phong kiến sơ kỳ, thêm nữa tổ tiên Mạnh Tử vốn là họ Mạnh
Tơn, một dịng “họ nhà vua” nước Lỗ. Trong cuốn Lịch sử Triết học do GS.Nguyễn Hữu
Vui chủ biên đã viết: “tư tưởng của Mạnh Tử là kế thừa trực tiếp tư tưởng của Tử Tư và
Tăng Sâm” [78, tr.33]. Nhận định của các tác giả cuốn sách này có lẽ là xuất phát từ
thực tế, Mạnh Tử là học trò của Tử Tư (người viết sách Trung dung) và Tử Tư là học
2



trò của Tăng Sâm (người viết sách Đại học). Nhưng căn cứ vào quy mô và nội dung
trong sách Mạnh Tử với quy mô và nội dung vấn đề trong sách Đại học và sách Trung
dung cho thấy, nhận định trên đây trong cuốn Lịch sử Triết học chưa thật thuyết phục.
Vả lại Tử Tư, người thầy của Mạnh Tử khơng phải là người có học vấn cao và nổi tiếng,
như Mạnh Tử đã có lần nói: “Tơi khơng được làm môn đồ Khổng Tử, tôi tự học theo
người”. Hơn nữa, căn cứ vào quy mô và nội dung các vấn đề trong sách Mạnh Tử của
Mạnh Tử có thể khẳng định chắc chắn rằng, Mạnh Tử là nhà tư tưởng lớn của thời Chiến
Quốc, dù rằng khi Mạnh Tử ra đời thì Khổng Tử đã mất cách đó 100 năm, nhưng ơng
là người kế thừa, có cơng lớn trong việc phát huy, phát triển học thuyết của Khổng Tử.
Và chính tư tưởng của Khổng Tử kết hợp với tư tưởng của Mạnh Tử (trên cơ sở kế thừa,
phát triển tư tưởng của Khổng Tử) đã tạo thành cái gọi là “Khổng Mạnh chi đạo”. Bộ
sách Mạnh Tử rốt cuộc có phải do Mạnh Tử viết hay khơng, từ trước đến nay, vẫn tồn
tại 3 quan niệm. Một là, hoàn toàn khẳng định do Mạnh Tử tự tay viết. Hai là, do các đệ
tử của ông như Vạn Chương, Công Tôn Sửu ghi lại sau khi Mạnh tử qua đời và ba là,
như lời Tư Mã Thiên viết trong sách Mạnh Tử liệt truyện: “Lui về cùng với Vạn Chương
chi đồ tự Thi, Thư thuật ý Khổng Tử, viết Mạnh Tử thất thiên”. Hiện nay, nhiều người
cho rằng, lời Tư Mã Thiên có thể tin được, bởi ơng sống ở thời đại tương đối sớm, có
được những nguồn tư liệu tương đối chính xác, nghe được nhiều điều lưu truyền trong
dân gian.
1.1.2 Nguồn gốc tư tưởng chính trị Mạnh Tử
Tư tưởng chính trị của Mạnh Tử là sự kế thừa và phát triển về mặt lý luận của
các nhà tư tưởng trước đó, trong đó có tư tưởng “nhân” của Khổng Tử và sự kết hợp của
thuyết tính “ thiện” của Mạnh Tử về đạo đức con người. Chính vì thế, để có cái nhìn
một cách đúng đắn nội dung tư tưởng chính trị Mạnh Tử, chúng ta cần phải hiểu rõ bối
cảnh lịch sử, tình hình kinh tế xã hội của Trung Quốc thời bấy giờ. Chỉ khi làm rõ các
các sự kiện trên chúng ta mới biết tại sao trong tư tưởng của Mạnh Tử lại đề cao, coi
trọng nhân nghĩa, đặt nhân nghĩa lên hàng đầu? Tư tưởng dân bản của ông là sự mong
muốn chủ quan hay là sự phản ánh khách quan của xã hội Trung Quốc bấy giờ?
1.1.3 Tình hình kinh tế - xã hội thời Chiến quốc


3


Trung Quốc đã trải qua hàng ngàn năm lịch sử, từ thời cổ đại dần chuyển sang
thời kỳ chiếm hữu nô lệ. Tại giai đoạn nhà Tây Chu, tư liệu sản xuất phát triển mạnh mẽ
kéo theo sự tiến bộ trong các lĩnh vực khoa học, kỹ thuật, địa lý, thiên văn. Nhà Chu
thực hiện chính sách quốc hữu, về nguyên tắc ruộng đất và dân chúng đều thuộc quản
lý của vua Chu. Chính vì thế xã hội thời ấy có sự phân biệt rõ ràng giữa quý tộc, chủ nô
và nô lệ, cùng với sự phân từng xã hội thành người quân tử và kẻ tiểu nhân dẫn đến sự
đối kháng giai cấp khá gay gắt. Các chính sách thời bấy giờ thu tô thuế của nhân dân
quá cao và không hợp lý dẫn đến ngày càng nhiểu cuộc trỗi dậy từ nông dân công xã và
nô lệ chống lại giai cấp thống trị quý tộc thị tộc Chu. Thời Tây Chu chưa là thời kỳ bắt
đầu có sự phát triển đột biến về chính trị - xã hội. Thế giới quan thần quyền, tư tưởng
chính trị thần quyền là thế giới quan chi phối khá nặng nề nên về tư tưởng chưa thực sự
xuất hiện những học thuyết chính trị mới. Hơn nữa, tư tưởng chính trị thần quyền cùng
với sự tàn bạo của kẻ cai trị vẫn chưa đưa đến sự sụp đổ của vương triều và sự suy tàn
về chế độ. Trong khi đó, sự phản kháng của quần chúng nhân dân đối với sự áp bức, bóc
lột của giai cấp thống trị vẫn cịn yếu ớt, chưa bùng phát mạnh mẽ.
Như vậy, giai đoạn Tây Chu kéo dài 300 năm là thời kỳ xã hội tương đối ổn định.
Nhưng bước vào giai đoạn Xuân thu – Chiến quốc, nền thống trị của vương triều Chu
đi tới suy tàn do các nước chư hầu lớn mạnh giành nhau ngơi bá chủ nên chiến tranh
thơn tính lẫn nhau diễn ra liên miên. Ở giai đoạn ấy, những biến đổi tồn diện về kinh
tế, chính trị, xã hội… đã ảnh hưởng sâu sắc đến quá trình phát triển triết học.
Trên lĩnh vực kinh tế: Ở Trung Quốc, đến thời Chiến Quốc, có những biến đổi
lớn lao về mặt kinh tế. Đặc biệt, nghề luyện sắt và kỹ thuật luyện sắt phát triển cao hơn
so với thời Xuân Thu. Sự tiến bộ trong ngành luyện sắt đã thúc đẩy sự phát triển hơn
nữa trong lĩnh vực thủ công nghiệp và nơng nghiệp. Các nước đều có những trung tâm
luyện sắt, Hàm Đan nước Triệu, Uyển nước Sở, Đường Khê nước Hàn, Lâm Truy nước
Tề… đều là những nơi sản xuất đồ sắt phát triển. Một số nước đặt ra chức “Thiết quan”

chuyên môn quản lý, kinh doanh ngành luyện sắt và thu thuế hàng sắt. Lúc bấy giờ,
không những phần lớn nông cụ như lưỡi cày, cuốc, liềm, xẻng, mai, rìu, dao…bằng sắt,
mà phần lớn đồ binh khí cũng được làm bằng sắt. Những nơi luyện sắt quy mô lớn thu
hút hàng trăm nô lệ làm việc. Và điều đó đã làm cho nhiều chủ lị luyện sắt trở lên giàu
có nhờ bóc lột sức lao động. Sự tiến bộ trong ngành luyện sắt cũng thúc đẩy sự phát
4


triển hơn nữa của thủ công nghiệp. Đồ chạm vàng và dát bạc, hàng lụa và đồ sơn là
những sản phẩm thủ công tinh xảo nhất của thời Chiến quốc. Nổi tiếng nhất có hàng tơ
lụa màu của nước Tề, đồ sơn có tranh vẽ màu của nước Sở. Do vậy mà, sự trao đổi hàng
hoá trong một nước cũng như giữa các nước ngày càng được mở rộng và tăng cường
hơn so với thời Xuân thu. Để đáp ứng nhu cầu trao đổi và phát triển thương nghiệp, các
thành thị lớn đều tự chế tạo ra tiền tệ. Tiền tệ kim loại đến thời Chiến Quốc đã phát triển
mạnh. Tiền thường được đúc bằng đồng, cũng có loại đúc bằng vàng, có mang tên thành
thị hoặc tên nước; hình thức, trọng lượng và giá trị tiền tệ các nước rất khác nhau.
Thương nhân lớn ở các thành thị còn có nghề cho vay nặng lãi, tích trữ đầu cơ, ni rất
nhiều nơ lệ để vận chuyển hàng hố. Q tộc cũng bắt chước thương nhân kinh doanh
buôn bán và cho vay nặng lãi. Những thương nhân lớn có thế lực về kinh tế thường có
nhiều tham vọng về chính trị, muốn dựa vào sức mạnh kinh tế và tiền tài để khẳng định
quyền lực chính trị của mình. Cùng với sự phát triển ấy, thuỷ lợi và canh tác nông nghiệp
ở các nước đều dần phát triển. Nhờ việc sử dụng ngày càng phổ biến hơn nông cụ bằng
sắt so với thời Xuân Thu trước đây, mà công cuộc thuỷ lợi và canh tác nơng nghiệp ở
các nước có những bước phát triển hơn so với trước đây. Nhân dân ở dọc sơng Hồng
Hà đắp hàng nghìn dặm đê dọc theo sông. Nước Tần đã đắp đập Đô Giang nổi tiếng,
tưới cho cả một vùng đồng bằng thành đô rộng lớn. Ở Quan Trung có khơi con mương
nước Trịnh, tưới cho cả một vùng đất đai ở phía Bắc sông Vị. Nhân dân các nước Tề,
Ngụy, Sở đều đào mương, ngịi thơng với các con sơng lớn, hình thành một hệ thống
tưới tiêu và mạng lưới giao thông đường thuỷ rất thuận lợi. Nhưng tình trạng mâu thuẫn
và chiến tranh giữa các nước đã làm cho công cuộc thuỷ lợi chưa phát huy được hết tác

dụng của nó. Thậm chí có nhiều lần, để đối phó với các thế lực thù địch, nhiều nước đã
sử dụng cả biện pháp phá đê hoặc ngăn sông, ngăn đập để gây lũ lụt, hạn hán cho đối
phương.
Trong lĩnh vực chính trị - xã hội: Cũng như trong thời Xuân thu, thời Chiến quốc
ở Trung Quốc, sự phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực kinh tế đã ảnh hưởng, tác động to
lớn đến lĩnh vực chính trị - xã hội. Nó làm xuất hiện một cục diện mới trong xã hội
Trung Quốc - thời Chiến Quốc. Ở thời Chiến Quốc, chế độ chính trị khơng cịn là sự
chun chính của thị tộc như thời Tây Chu nữa. Đây là thời kỳ mà xã hội Trung Quốc
vẫn chưa hồn tịan chấm dứt tình trạng đan xen giữa hình thái chiếm hữu nơ lệ và hình
5


thái phong kiến, tất nhiên hình thái phong kiến là nổi bật và chiếm ưu thế. Chế độ tông
pháp không cịn được tơn trọng; các quan hệ về kinh tế, chính trị giữa thiên tử và các
nước chư hầu ngày càng lỏng lẻo. Mâu thuẫn và đấu tranh giữa các nước và giữa bọn
quý tộc trong từng nước ngày càng mở rộng và sâu sắc hơn. Chiến tranh cướp đoạt và
đời sống xa xỉ của tầng lớp trên làm cho xã hội ngày càng trở nên rối ren, phức tạp hơn.
Hệ quả tất yếu là, những mâu thuẫn vốn có và mới nảy sinh trong lòng xã hội ngày càng
sâu sắc, trầm trọng hơn. Đặc biệt là mâu thuẫn giữa giai cấp thống trị bóc lột với giai
cấp nơng dân và các tầng lớp bị thống trị, bị bóc lột khác. Thời Chiến Quốc, chiến tranh
giữa các nước còn nhiều hơn và khốc liệt hơn thời Xuân Thu. Trước thực trạng ấy, Mạnh
Tử đã phải thốt lên rằng, “đánh nhau để tranh thành thì giết người, thây đầy thành; đánh
nhau để tranh đất thì giết người, thây đầy đồng” - một cảnh tượng hãi hùng về cuộc
chiến khi đó. Mâu thuẫn và chiến tranh giữa các nước và mâu thuẫn giữa bọn quý tộc
trong từng nước ngày càng mở rộng và sâu sắc hơn. Lúc này, tầng lớp trên như công
khanh và đại phu ở các nước, do lập được nhiều chiến công lớn, cho nên được ban cấp
rất nhiều ruộng đất, tù binh. Trong q trình đó, có một số ít đại phu có thế lực kinh tế
cũng như chính trị ngày càng mạnh lên bên cạnh số đơng các đại phu khác ngày bị sa
sút đi, ngày càng suy yếu. Chiến tranh cướp đoạt và đời sống xa xỉ khiến một số trong
số họ mất hết của cải và thái ấp, trở thành kẻ sĩ bình thường hoặc bị giáng xuống làm nô

bộc. Tầng lớp đại phu đã suy yếu, không giữ được địa vị quý tộc thế tập của họ nữa.
Vua trực tiếp thống trị nhân dân, bắt nhân dân phải chịu binh dịch và sưu dịch, thu tơ
ruộng và thuế nhân khẩu. Ngồi ra, do sự phát triển của sức sản xuất, sự xuất hiện và
phát triển của kinh tế hàng hoá, do chiến tranh, loạn lạc xảy ra liên miên mà làm cho tổ
chức công xã nơng thơn và cơ cấu của nó cũng như chế độ tỉnh điền bị phá hoại nghiêm
trọng. Trong thôn, xã, sự phân hoá giai cấp, giàu nghèo ngày càng mạnh mẽ. Tầng lớp
quý tộc, địa chủ và thương nhân giàu có cướp đoạt nhiều ruộng đất của nơng dân, cùng
với đó là việc biến người nơng dân thành kẻ làm mướn. Quan hệ sản xuất theo kiểu nông
nô xuất hiện và dần dần chiếm ưu thế trong lĩnh vực nông nghiệp. Chiến tranh liên miên
và tàn khốc trong thời Chiến Quốc đã phá hoại nghiêm trọng sức sản xuất xã hội thời
đó. Nhân dân phải chịu mọi tai hoạ nặng nề từ thực trạng ấy và vì vậy, họ ln khao
khát một cuộc sống hồ bình, n ổn. Thực tiễn xã hội không chỉ ở thời Xuân Thu mà
ngay cả trong thời Chiến Quốc bấy giờ vẫn luôn đặt ra một vấn đề lớn và cần phải có
6


lời giải cho nó: Cách tổ chức và quản lý xã hội theo mơ hình cũ đến lúc này càng chứng
tỏ là khơng cịn phù hợp nữa. Vì vậy một mặt, cần phải thiết lập lại trật tự, kỷ cương của
xã hội và đưa xã hội vào thế ổn định, phát triển; và mặt khác, cần phải kiến tạo mô hình
của một xã hội mới - xã hội lý tưởng. Rõ ràng, vấn đề lớn ấy cũng như những lời giải
đáp cho nó khơng chỉ là một vấn đề lý luận và thực tiễn cấp bách mà còn là câu hỏi lớn,
là nỗi băn khoăn cho thời đại. Và đó cũng là một trong những nội dung chủ yếu trong
đời sống tư tưởng, đời sống chính trị của xã hội Trung Quốc thời bấy giờ. Sự hình thành
những học thuyết mới cũng như sự tiếp tục phát triển, phát triển của nhiều học thuyết
khác (đã xuất hiện ở thời Xuân Thu) trong thời Chiến Quốc nói chung và sự ra đời tư
tưởng chính trị - xã hội của Mạnh Tử cũng từ bối cảnh đó.
Như vậy, trong bối cảnh kinh tế, xã hội thời Chiến Quốc cùng với các trào lưu tư
tưởng đang lưu hành trong thời kỳ này với việc xuất hiện nhiều nhà “chư tử” khác nhau,
với nhiều học thuyết khác nhau nhằm“cứu vớt nhân dân”, nhằm tạo lập một xã hội có
trật tự, kỷ cương, cải “loạn thành trị”. Tư tưởng của Mạnh Tử nói chung và tư tưởng

chính trị - xã hội của ơng nói riêng được ra đời cũng xuất phát và chịu ảnh hưởng từ
chính hồn cảnh lịch sử đó.

7


CHƯƠNG 2
NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ MẠNH TỬ
2.1 Quan niệm của Mạnh Tử về con người
Vấn đề “bản tính con người” trong tư tưởng của Nho giáo ln gắn bó chặt chẽ
với vấn đề nguồn gốc, bản chất của con người. Đặc biệt, vấn đề ấy nó cịn là cơ sở, là
xuất phát điểm để nhà Nho đề xuất, hình thành những học thuyết chính trị, đạo đức, giáo
dục.v.v… Người đầu tiên của Nho giáo đưa ra quan niệm về bản tính con người đó chính
là Khổng Tử. Ơng cho rằng: bản tính của con người mới sinh ra là ngây thơ, trong sáng,
tự nhiên, (Nhân chi sơ, tính dã trực) và vì cái bản tính ấy do bẩm thụ được ở trời nên
mọi người đều có cùng bản tính này.
Tiếp thu và phát triển tư tưởng trên đây của Khổng Tử, Mạnh Tử đã đưa ra học
thuyết về “tính thiện”. Trong chương Li lâu sách Mạnh Tử ông viết: “Nhân chi sơ dĩ dị
vu cầm thú giả, cơ hỹ”, nghĩa là “Người ta khác loài cầm thú có bao nhiêu đâu. (Đó
chẳng qua chỉ là nhân nghĩa mà thơi) người dân thì bỏ mất, người quân tử giữ được”.
Chỗ khác, cũng trong sách Mạnh Tử, ông lại khẳng định rằng, con người được ăn no,
mặc ấm, nhàn rỗi mà lại chẳng được dạy dỗ thì chẳng khác cầm thú là bao. Cái mà làm
cho con người khác với cầm thú, trong quan niệm và cách lý giải của Mạnh Tử, đó là
tính (tính người).
Trong “thuyết tính thiện”, Mạnh Tử cho rằng, bản tính của con người từ khi mới
sinh ra là do trời phú, cho nên vốn là thiện. Như ơng nói: “Điều nhân đối với cha con,
điều nghĩa đối với vua tôi, điều lễ đối với chủ khách, nết trí đối với người hiền, thánh
nhân đối với thiên đạo, là do mệnh trời phú cho mỗi con người” và: “Bản tính người ta
vốn thiện, cũng như nước phải chảy xuống thấp vậy. Người ta chẳng ai là bất thiện, như
nước luôn luôn chảy xuống thấp vậy”. Và theo ông, đạo đức nhân, nghĩa, lễ, trí, tín là

điều gắn liền với mỗi con người: “Chữ nhân (đức nhân) đồng với chữ nhân (người) vậy,
hễ làm người thì phải làm nhân, nói cho hạp nghĩa. Nhân tức là đạo làm người vậy”.
Cho nên, nói về cái bản chất người, thì đối với các thiên tử, chư hầu, đại phu và cả bọn
địa chủ mới khơng có gì xa cách.

8


2.2 Quan niệm của Mạnh Tử về vai trò của đạo đức và đường lối đức trị (đường lối nhân
chính).
Như chương 1 đã trình bày, Mạnh Tử sống vào thời Chiến Quốc, thời kỳ loạn
lạc, chiến tranh liên miên, bọn vua chúa chỉ lo mở rộng lãnh thổ, gia tăng quyền lực và
hưởng thụ xa hoa mà không lo cứu dân, khơng đối hồi gì đến cuộc sống, quyền lợi,
mong ước của dân. Trong bối cảnh như vậy, Mạnh Tử muốn đem tư tưởng “nhân nghĩa”
và đề xuất đường lối trị nước “nhân chính” của mình giúp các ơng vua thi hành đường
lối cai trị nhân đức, lấy dân làm gốc. Chính vì thế, trong học thuyết “nhân chính” của
mình, Mạnh Tử đã chủ trương thi hành nhân nghĩa, coi nhân nghĩa là gốc của chính trị.
Ngồi ra, ở Mạnh Tử, trên cơ sở các phẩm chất cơ bản là Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí và sự kết
hợp “Nhân” và “Nghĩa” thành phạm trù “Nhân nghĩa” đóng vai trị là hai phương diện,
hai mặt là thể và dụng của tâm và tính, ơng cho rằng, cái đó phải là gốc, là bản tính của
con người. Cùng với mục tiêu lý tưởng của mình là mong muốn cho quốc thái dân an,
nhân dân sống trong no ấm, hồ bình, được tơn trọng, Mạnh Tử đã xây dựng nên học
thuyết “Đức trị” của mình.
2.3 Một số biện pháp trong việc thực hiện đường lối trị nước
Thứ nhất: Cai trị, quản lý xã hội bằng các biện pháp nhân nghĩa.
Thứ hai: Để thi hành đường lối nhân chính và thực hiện biện pháp nhân nghĩa có hiệu
quả, nhà vua phải có đạo đức, ln tu dưỡng đạo đức.

9



CHƯƠNG 3
Ý NGHĨA TRONG VIỆC XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN VIỆT NAM
3.1 Những giá trị và hạn chế trong tư tưởng chính trị - xã hội Mạnh Tử
3.1.1 Những giá trị trong tư tưởng chính trị - xã hội Mạnh Tử
Điều đầu tiên là Mạnh Tử đặc biệt đề cao vai trò của nhân dân, coi nhân dân là
hạt nhân quan trọng nhất của xã tắc. Điều thứ hai là ơng đã nhận thức được vai trị của
đời sống vật chất, lợi ích vật chất đối với đời sống đạo đức và cơng việc giáo hố con
người. Tiếp theo là ông đặc biệt quan tâm và đề cao việc tu dưỡng đạo đức của nhà vua,
người cầm quyền và coi đó là yếu tố quyết định để nhà vua, người cầm quyền làm tròn
trách nhiệm là “cha mẹ của dân”. Điểu cuối cùng là ơng cịn đề cao vai trò của con người
trong các mối quan hệ xã hội.
3.1.2 Những hạn chế trong tư tưởng chính trị - xã hội Mạnh Tử
Theo “dân” của Mạnh Tử thì dân khơng bình đẳng mà phân ra là quân tử và tiểu
nhân. Hai là mặc dù Mạnh Tử có đề cao vai trị của dân, coi dân là gốc của nước nhưng
khơng dân không được thừa nhận làm chủ, bởi tư tưởng của ông bị chi phối bởi ý thức
hệ phong kiến. Ba là việc muốn thay đổi đạo đức con người, Mạnh Tử đã khơng tìm
hiểu ngun nhân, bản chất của tình hình chính trị xã hội đương thời mà quy chụp nó
lại là do “mệnh trời”. Năm là, học thuyết chính trị - xã hội của Mạnh Tử, do đứng trên
lập trường của giai cấp thống trị nên không tránh khỏi tính chất duy tâm siêu hình. Thực
chất là nhằm củng cố địa vị và lợi ích của giai cấp thống trị, duy trì vĩnh viễn chế độ
phân biệt đẳng cấp.
3.2 Ý nghĩa trong việc xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam
Học thuyết tư tưởng chính trị xã hội của Mạnh Tử đã đóng góp cho nhân loại
thuyết nhân chính mà trong đó điểm nhấn chính là dân bản. Mạnh Tử lấy dân làm gốc
và củng cố nó thành mục tiêu trị quốc, bình thiên hạ. Hiện nay chúng ta đang xây dựng
nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân. Tinh thần “lấy dân
làm gốc” của Đảng ta khác về chất so với tinh thần “lấy dân làm gốc” trong học thuyết
Khổng-Mạnh. Những điều đó đã chứng minh sự vận dụng của Đảng ta là sự vận dụng
có kế thừa chọn lọc và phát triển. Các cán bộ trong bộ máy nhà nước cần tu dưỡng, bồi

10


dưỡng về mặt đạo đức, bởi thực tế cho thấy khơng ít cán bộ nhà nước thể hiện sự tiêu
cực như tham nhũng, lãng phí…tạo nên những ảnh hưởng xấu tới niềm tin của nhân dân
vào Đảng và nhà nước ta.

11


PHẦN KẾT LUẬN
Tư tưởng chính trị - xã hội của Mạnh Tử xuất hiện không phải một cách ngẫu
nhiên và cũng không phải do ý muốn chủ quan của Mạnh Tử mà từ yêu cầu của xã hội
Trung Quốc thời Xuân Thu - Chiến Quốc. Xuân Thu - Chiến Quốc được coi là một trong
những thời kỳ có nhiều biến động rối ren nhất trong lịch sử Trung Quốc vì đánh dấu sự
tan rã của chế độ chiếm hữu nô lệ và sự xuất hiện của chế độ nhà nước phong kiến.
Tư tưởng chính trị - xã hội của Mạnh Tử được hình thành cịn là sự kế thừa các
tư tưởng trước đó. Mạnh Tử đã tiếp thu có phê phán một số tư tưởng của các phái Nho
giáo, Đạo gia, Pháp gia, Mặc gia. Đặc biệt tư tưởng chính trị - xã hội của Mạnh Tử làm
cụ thể hơn đường lối nhân chính, đã kế thừa rất nhiều tư tưởng đức trị của Khổng Tử,
đó chính là học thuyết nhân của Khổng Tử. Tuy nhiên, ở Khổng Tử ông mới chỉ dừng
lại ở luận điểm dùng đức để trị người cịn ở Mạnh Tử đã phát triển hay nói cách khác là
mở rộng, cụ thể hơn đường lối đức trị của Khổng Tử thành đường lối nhân chính.
Tư tưởng chính trị - xã hội của Mạnh Tử mang lại nhiều bài học quý giá để chúng
ta có thể kế thừa để xây dựng và phát triển đất nước như: Tinh thần lấy dân làm gốc;
Đức trị phải gắn liền với pháp trị và pháp trị phải trên nền tảng của đức trị; Dưỡng dân
gắn liền với giáo dân; Coi trọng việc đào tạo, rèn luyện và sử dụng con người. Từ đó
cho thấy, tư tưởng chính trị - xã hội của Mạnh Tử là không chỉ là phương tiện học thuật
mà giá trị nó mang lại vẫn có ý nghĩa thiết thực với việc xây dựng nhà nước pháp quyền
Việt Nam hiện nay.


12



×