Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Đề tài TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ CỦA MẠNH TỬ VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ ĐỐI VỚI VIỆC XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN VIỆT NAM HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (597.19 KB, 27 trang )

VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC TRƯỜNG ĐH KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

BÀI TIỂU LUẬN: MƠN TRIẾT
Đề tài: TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ CỦA MẠNH TỬ VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ ĐỐI
VỚI VIỆC XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN VIỆT NAM HIỆN NAY
Họ & tên GV giảng dạy: TS. BÙI XUÂN THANH
Họ & tên HV: CAO THỊ LỘC
Lớp: 21C1PHI61000408
MSHV: 212114025

TP.HCM, tháng 3 năm 2022


Phụ lục
Chương 1: Mở đầu ........................................................................................................1
Chương 2: Nội dung tư tưởng chính trị của Mạnh Tử ..............................................2
1. Thuyết nhân chính trong tư tưởng chính trị của Mạnh Tử.......................................2
2. Đường lối dân bản trong tư tưởng chính trị của Mạnh Tử.......................................5
3. Chính sách kinh tế trong tư tưởng chính trị của Mạnh Tử .......................................6
Chương 3: Ý nghĩa lịch sử của tư tưởng chính trị của Mạnh Tử .............................7
1. Nhà nước “lấy dân làm gốc” ....................................................................................7
2. Nhà nước phải chú trọng kết hợp dưỡng dân với giáo dân ....................................10
3. Đức trị phải gắn với pháp trị và pháp trị phải trên nền tảng của đức trị ................14
Chương 4: Kết luận .....................................................................................................22


Chương 1: Mở đầu
Trong lịch sử triết học Trung Hoa cổ đại, Mạnh Tử (371 - 289 TCN), tên thật là
Mạnh Kha, tên chữ là Tử Dư, dòng dõi Mạnh Tơn Thị, thuộc dịng Vương tộc nước Lỗ,
là một đại biểu xuất sắc của trường phái Nho gia và là học trò của Khổng Tử. Những di
sản mà Mạnh Tử để lại cho đời sau đã thể hiện rõ quan điểm của ơng về triết lý và chính


trị, trong đó thuyết Nhân chính là một điểm sáng. Trong học thuyết Nhân chính, ngồi
những điểm tương đồng với tư tưởng “đức trị” của Khổng Tử, Mạnh Tử còn đưa vào
nhiều tư tưởng tiến bộ, mới mẻ và cách mạng hơn. Nhân chính là lấy nhân nghĩa làm
gốc trong chính sự; nói cách khác, nhân chính là tư tưởng lấy nhân nghĩa làm gốc trong
cơng việc chính trị của nhà cầm quyền. Nội dung xuyên suốt học thuyết nhân chính của
Mạnh Tử là tư tưởng Dân bản - tư tưởng lấy dân làm gốc. Đối với Mạnh Tử, nhân nghĩa
là cơ sở để trị nước, bình thiên hạ và điều chỉnh quan hệ xã hội; đồng thời, là điểm xuất
phát để xây dựng tư tưởng Dân bản. Ơng ln nhấn mạnh, đề cao vai trị quan trọng và
có ý nghĩa quyết định của dân đối với sự thịnh suy của đất nước; địi hỏi nhà cầm quyền
phải thi hành nền chính trị nhân nghĩa nhằm thu phục nhân tâm. Bên cạnh đó, ơng cịn
đưa ra những tư tưởng có giá trị nhân văn sâu sắc về khoan dân, bảo dân, … đồng thời,
nhấn mạnh sự cần thiết phải tu thân, dưỡng tính của con người.
Tư tưởng chính trị của Mạnh Tử khơng chỉ phản ánh yêu cầu của thời đại với tư
cách là sự kế thừa tư tưởng đức trị của Khổng Tử, mà cịn được ơng xây dựng trực tiếp
trên nền tảng của thuyết tính thiện, là quan điểm khá đặc sắc của ông về đạo đức nhân
sinh. Xuất phát từ quan điểm bản tính con người vốn thiện và tính thiện là bẩm sinh, tiên
thiên, Mạnh Tử cho rằng ai ai cũng có tứ thiện tâm: “trắc ẩn chi tâm”, “tu ố chi tâm”,
“từ nhượng chi tâm”, “thị phi chi tâm”. Trong đó lịng trắc ẩn là đầu mối của nhân, lòng
hổ thẹn là đầu mối của nghĩa, lòng từ nhượng là đầu mối của lễ, lòng thị phi là đầu mối
của trí. Bốn đức nhân, nghĩa, lễ, trí đều thuộc về tâm nên lương tâm với tính thiện là
một; khi lương tâm thất lạc phải biết cách tìm lại nó - đó là đạo lý. Với Mạnh Tử, việc
tồn tâm, dưỡng tâm trước hết là do chính bản thân mình nên quá trình làm cho thiên hạ
trở về hữu đạo phải là quá trình thức tỉnh lương tâm mỗi người bằng sự giáo huấn tư
tưởng, tuyên truyền đạo lý; và như vậy, cách tốt nhất để đưa con người vào nền nếp kỷ
cương là dùng đạo đức nhân nghĩa chứ khơng phải dùng hình pháp. Từ đó cho thấy,
đường lối nhân chính trong tư tưởng chính trị - xã hội của Mạnh Tử là hệ quả tất yếu
1


của quan niệm về bản tính thiện con người của ông. Thuyết tính thiện mà Mạnh Tử xây

dựng trên cơ sở kế thừa quan niệm về “tâm tính” của các nhà tư ưởng trước đó chính là
cơ sở lý luận góp phần giải thích tại sao Mạnh Tử lại phản đối hình pháp và chủ trương
dùng nhân nghĩa trong cơng việc trị nước của nhà cầm quyền.
Có thể nói, cho đến nay, tư tưởng dân bản của Mạnh Tử vẫn còn ý nghĩa và giá trị
thiết thực.
Chương 2: Nội dung tư tưởng chính trị của Mạnh Tử
1. Thuyết nhân chính trong tư tưởng chính trị của Mạnh Tử
Có thể nói điểm đặc sắc nhất trong tư tưởng chính trị của Mạnh Tử là tư tưởng
nhân chính, tức làm chính trị bằng nhân nghĩa. Tên cơ sở kế thừa và cải biến các phạm
trừ đạo đức của Khổng Tử, Mạnh Tử đặc biệt đề cao vai trò của nghĩa, kết hợp nhân với
nghĩa thành phạm trù nhân nghĩa. Xuất phát từ đó, ơng vận dụng nhân nghĩa vào cơng
việc chính trị của nhà cầm quyền, hình thành nên tư tưởng nhân chính với những nội
dung cơ bản: Xây dựng đường lối chính trị nhân nghĩa, hồn thiện đạo đức vua quan, đề
cao vai trò của dân theo tinh thần dân bản, dưỡng dân gắn liền với giáo hóa dân, cùng
với những quan điểm về kinh tế, chiến tranh… Tư tưởng ấy chính là tâm điểm của tồn
bộ triết học Mạnh Tử nói chung và tư tưởng chính trị của ơng nói riêng. Theo Mạnh Tử,
nhân là lương tâm của con người, nhân gắn chặc với nghĩa. Nghĩa là con đường chính
đại, là làm việc theo lẽ phải, không lầm đường lạc lối. Chính vì lẻ đó, Mạnh Tư khơng
gắn chặt nhân với lễ và cũng không đề cao lễ như Khổng Tử. Nếu như Khổng Tử dùng
lễ để bổ sung cho chỗ thiếu sót của tư tưởng đức trị thì Mạnh Tử coi đức trị là liều thuốc
vạn năng để nhà cầm quyền trị nước, an dân, bình thiên hạ. Điều đó cắt nghĩa tại sao
trong tư tưởng của ơng, “kính người” và “thương người” không quy định nhau, ràng
buộc nhau chặt chẽ như trong tư tưởng của Khổng Tử.
Gắn chặt nhân với nghĩa, Mạnh Tử khẳng định, kẻ tự xưng mình là người nhân
nhưng chẳng thi hành điều nhân thì chẳng qua như một hạt lúa lép vô dụng.
Như vậy, trong bốn đức lớn do tứ đoan, vốn có ở tâm con người là: nhân, nghĩa,
lễ, trí, Mạnh Tử ít đề cập đến trí và lễ, mà đặc biệt đề cao nhân và nghĩa, kết hợp chúng
thành phạm trù nhân nghĩa. Theo ông trên mọi lĩnh vực của đạo làm người cũng như
2



trong mọi mối quan hệ giữa người với người trong xã hội, xét tới cùng điều có hai mặt
nhân nghĩa. Nhân nghĩa cần thiết cho tất cả mọi người từ quần chúng nhân dân đến nhà
cầm quyền. Khi nhà cầm quyền đem nhân nghĩa ứng dụng trong việc trị nước thì thành
nhân chính. Nếu đêm lịng nhân mà thi hành nhân chính thì mọi việc sẽ trơi chảy, xã hội
sẽ ổn định, thái bình.
Trong tư tưởng chính trị của Mạnh Tử, chính gắn liền với chính sự. Khi nói đến
báu vật của các vua chư hầu, Mạnh Tử nêu rõ: “Chư hầu chi bảo tam: Thổ địa, nhân dân,
chính sự: Một vị vua chư hầu có ba của quý: Đất đai, nhân dân và chính sự”. Từ đó cho
thấy, con người có hai loại: con người nhân dân và con người chính sự. Con người thi
hành chính sự là vua, nói rộng ra là nhà cầm quyền - đó là những con người đảm đương
công việc trị nước, an dân, bình thiên hạ. Họ có nhiệm vụ đề ra đường lối trị quốc, dẫn
dắt quần chúng nhân dân, thống nhất ý chí và hành động của quần chúng nhân dân vào
việc giải quyết những vấn đề then chốt nhằm đạt đến những mục tiêu cụ thể.
Trong xã hội hiện đại, phạm trù chính trị được sử dụng một cách phổ biến. Chính
trị là “sự tham gia vào các cơng việc của nhà nước, việc quy định những hình thức,
nhiệm vụ, nội dung hoạt động của nhà nước. Lĩnh vực chính trị bao hàm các vấn đề chế
độ nhà nước, quản lý đất nước, lãnh đạo các giai cấp, vấn đề đấu tranh đảng phái v.v.”.
Chính trị phản ánh lợi ích cơ bản và quan hệ qua lại của các giai cấp, các quốc gia, dân
tộc. Mặc dù chính trị và những thể chế tương ứng với nó được xây dựng trên cơ sở hạ
tầng xã hội, nhưng chính trị khơng phải là hệ quả thụ động của kinh tế. Khi chính trị
phản ánh đúng đắn những nhu cầu phát triển của đời sống vật chất xã hội, nó có thể trở
thành lực lượng cải tạo xã hội có hiệu quả. Do đó, nói tới chính trị cũng có nghĩa là nói
đến sự ảnh hưởng, chi phối của nó đến các lĩnh vực kinh tế giáo dục...
Từ đó cho thấy, dù Khổng Tử và Mạnh Tử khơng nói tới từ chính trị, nhưng các
từ chính, vi chính hay chính sự mà các ơng sử dụng đều có nghĩa chính trị theo cách
hiểu của chúng ta ngày nay. Như vậy, nhân chính tức là làm chính trị bằng nhân nghĩa.
Nói cách khác, là lấy nhân nghĩa làm gốc trong cơng việc chính trị của nhà cầm quyền.
Tóm lại, trong tồn bộ các phạm trù đạo đức của Nho gia, Mạnh Tử chủ yếu nói
tới các phạm trù nhân và nghĩa. Với phong cách tư duy độc đáo của mình, ơng đã thêm

vào các phạm trù nhân, nghĩa những nội hàm, những ý tưởng mới mẻ, trên cơ sở đó kết
3


hợp chúng thành phạm trù nhân nghĩa. Chính sự kế thừa mang tính sáng tạo đó đã làm
cho các phạm trù đạo đức của Nho gia mang những diện mạo và sắc thái mới. Có thể
nói, từ tư tưởng nhân nghĩa đến đường lối nhân chính, Mạnh Tử đã mở rộng đạo đức
đến chính trị, làm cho đạo đức hóa thân vào chính trị. Chính vì thế, tư tưởng chính trị
của ông chẳng những không phải là bản sao tư tưởng đức trị của Khổng Tử, mà còn làm
cho tư tưởng đức trị trở nên sâu sắc hơn, rõ ràng hơn.
Mạnh Tử kế thừa tư tưởng đức trị của Khổng Tử và cụ thể hóa tư tưởng ấy bằng
đường lối nhân chính nhằm phản đối phương pháp “pháp trị” của giai cấp địa chủ mới
lên.
Xuất phát từ tư tưởng nhân nghĩa, Mạnh Tử luôn luôn coi trọng dân, đề cao dân.
Mọi chủ trương, đường lối, chính sách ơng đưa ra đều hướng tới dân, vì dân. Điều đó
cho thấy, tư tưởng chính trị với đường lối nhân chính của ơng, về thực chất là tư tưởng
dân bản - tư tưởng lấy dân làm gốc nước. Nhân chính được hiểu theo nghĩa khái quát
nhất là dùng nhân nghĩa trong chính trị. Do đó, mặc dù Mạnh Tử khơng ưa biện luận,
nhưng để thuyết phục các vua chư hầu sử dụng học thuyết của mình và để triển khai
những tư tưởng cơ bản trong đường lối nhân chính; trước hết ơng tập trung làm sáng tỏ
vai trò của nhân nghĩa đối với cơng việc cai trị của nhà cầm quyền. Chính vì thế, lý luận
về vai trị của nhân nghĩa trong chính trị trở thành một trong những nội dung mang tính
cơ sở trong đường lối nhân chính của Mạnh Tử nói riêng và trong tư tưởng chính trị xã hội của ơng nói chung. Là một nhà Nho có tấm lịng nhân ái, Mạnh Tử rất coi trọng
nhân nghĩa. Chính vì vậy, trong tư tưởng chính trị - xã hội của mình, Mạnh Tử chủ
trương nhà cầm quyền phải lấy nhân nghĩa làm gốc trong công việc trị nước. Trong suy
nghĩ của ơng, các bậc vương giả trị quốc, bình thiên hạ là vì nhân nghĩa chứ khơng phải
vì lợi ích.
Theo đó đạo trị nước phải gắn liền nhân với trí. Khi nhà cầm quyền có đủ nhân và
trí, tất sẽ biết được điều gì nên làm để làm, điều gì khơng nên làm để khơng làm, nên sẽ
cảm hóa được lòng dân, thu phục được nhân tâm.

Tuy nhiên, việc đề cao tới mức độ tuyệt đối hóa vai trị của nhân nghĩa và đòi hỏi
con người phải lấy nhân nghĩa đối xử với nhau trong cuộc sống một cách vô điều kiện
cho thấy Mạnh Tử chưa nhìn rõ sức mạnh thực sự của bản năng, của phần “động vật”
4


trong con người với vô số nhu cầu cần phải thỏa mãn. Mặt khác, chúng ta cần hiểu rằng
con người muốn hướng thiện, nhưng con người lại không thể chối bỏ bản năng, nên
ngay trong suy nghĩ của mỗi người ln tồn tại sự đấu tranh giữa lợi ích và sự thánh
thiện. Khi Mạnh Tử kêu gọi mỗi người, cả nước, cả thiên hạ hãy sống vì nhân nghĩa, thì
lời kêu gọi ấy của ơng mang tính giáo dục hơn là tính phương pháp trong cơng việc trị
nước của nhà cầm quyền. Tuy nhiên, việc coi trọng và đề cao nhân nghĩa chính là điểm
xuất phát để Mạnh Tử đề xuất tư tưởng có giá trị là tư tưởng dân bản. Theo tư tưởng
này, việc thi hành nhân chính phải lấy dân làm gốc. Do đó, mọi chủ trương, đường lối
mà nhà cầm quyền đưa ra đều phải hướng tới dân, vì dân.
2. Đường lối dân bản trong tư tưởng chính trị của Mạnh Tử
Mạnh Tử nhấn mạnh tầm quan trọng của dân với triết lý: nhà cầm quyền là thuyền
cịn thứ dân là nước. Chính vì thế ơng khơng gọi dân là cỏ mà chỉ gọi dân là dân thường,
là những người có vị trí thấp trong xã hội. Trong quan hệ giữa nhà cầm quyền với dân,
Mạnh Tử cho rằng đó là mối quan hệ thân thiết như cha với con. Là cha mẹ dân, nhà
cầm quyền phải thương dân như con, và cố nhiên tình yêu thương ấy xuất phát từ tâm,
từ lịng trắc ẩn chứ khơng mang tính gị ép, khiên cưỡng.
Mạnh Tử đặc biệt đề cao vai trò của yếu tố “dân” đối với sự hưng thịnh, tồn vong
của một đất nước. Qua đó, ơng chỉ ra rằng, nếu nhà cầm quyền được lòng dân sẽ được
tất cả, nhưng nếu để mất lòng dân sẽ mất tất cả. Như vậy, thương dân là để được lịng
dân, muốn được lịng dân thì phải thương dân. Đức nhân đã chuyển hóa thành phương
pháp trị nước và phương pháp trị nước được gắn chặt trên nền tảng của đức nhân.
Như vậy, tranh thủ sức dân - được lòng dân - lo cho dân đã trở thành phương pháp
trị nước. Nói cách khác, Mạnh Tử đã nối liền các mệnh đề được thiên hạ, được dân
chúng, được lòng dân với việc thi hành nhân nghĩa của nhà cầm quyền. Là người có đầu

óc chính trị sáng suốt, Mạnh Tử đã nhìn thấy sức mạnh to lớn của dân. Theo ông, sự
sống còn của một chế độ xã hội do dân quyết định. Khi dân ủng hộ thì nhà nước tồn tại,
xã hội ổn định, khi dân không ủng hộ, sớm muộn nhà nước cũng bị lật đổ, nên kẻ cai trị
phải biết dựa vào dân và phát huy sức dân. Ngược lại, nếu kẻ cai trị không biết dựa vào
dân, xa rời dân là đã tự gây tai họa cho mình. Để phát huy được sức mạnh của dân đối

5


với quá trình xây dựng và phát triển đất nước, tất nhiên nhà cầm quyền phải biết lo lắng
cho dân, đáp ứng yêu cầu của dân.
Trong toàn bộ tư tưởng chính trị của Mạnh Tử, chủ trương bảo dân, khoan thư sức
dân, lo cho đời sống của dân là một trong những tư tưởng đặc sắc, thể hiện rõ nét tinh
thần dân bản của ông.
Xuất phát từ tư tưởng nhân nghĩa và với tư cách là một nhà tư tưởng am hiểu về
chính trị, Mạnh Tử cịn chủ trương vua phải dùng người tài đức. Trong suy nghĩ của
ông, sử dụng người tài đức chính là điều kiện để thi hành nhân chính.
3. Chính sách kinh tế trong tư tưởng chính trị của Mạnh Tử
Theo Mạnh Tử, sở dĩ dân chúng phạm nhiều tội ác là do nhà cầm quyền cai trị dở
làm cho dân đói khổ. Nếu dùng chính sách khéo, chẳng hạn như khuyến khích nghề
canh nơng, bớt thuế… thì dân sẽ no đủ và cư xử có nhân. Để dưỡng dân, một mặt ông
yêu cầu nhà cầm quyền chỉ thu một thứ thuế của dân có chừng mực; mặt khác, ông vạch
ra chế độ điền địa với mục đích cứu dân, bảo đảm đời sống kinh tế cho dân.
Quan điểm về thuế và thu thuế hợp lý. Theo Mạnh Tử, thu thuế hợp lý là phải căn
cứ vào tình hình sản xuất cụ thể của dân để vừa bảo đảm cho công quỹ của đất nước vừa
bảo đảm được đời sống cho dân. Quan điểm này một mặt mang tính nhân bản, mặt khác,
nó nhắc nhở nhà cầm quyền phải linh hoạt trong việc thu thuế nói riêng và trong việc đề
ra các chính sách kinh tế nói chung. Về mức độ thu thuế mà Mạnh Tử đề xuất là phải có
chừng mực, nghĩa là khơng q nhẹ cũng không quá nặng.
Như vậy, ngay trong việc thu thuế, phương sách thu thuế mà Mạnh Tử đề xuất với

nhà cầm quyền đã góp phần làm sáng tỏ đường lối nhân chính trong tư tưởng chính trị
của ơng. Theo Mạnh Tử, muốn làm cho đời sống của dân được sung túc, nền kinh tế đất
nước phồn vinh, nhà cầm quyền phải thi hành những chính sách kinh tế như phân chia
điền địa cơng bằng, thích hợp, sắp đặt ranh giới ruộng đất phân minh, khuyến khích dân
phát triển sản xuất...
Trong tư tưởng chính trị của Mạnh Tử, chủ trương dưỡng dân gắn liền với tư tưởng
kinh tế. Với Mạnh Tử, phát triển kinh tế là nhằm dưỡng dân một cách tốt nhất; ngược
lại, muốn dưỡng dân thì phải phát triển kinh tế.
6


Có thể nói tư tưởng làm cho dân có “hằng sản” là tư tưởng đặc sắc, đáng lưu ý của
Mạnh Tử và trách nhiệm của nhà cầm quyền. “Hằng sản” là có nhà cửa, ruộng vườn, có
cơm ăn áo mặc là điều kiện để “hằng tâm”. Để dân có “hằng sản”, Mạnh Tử đề xuất
những chính sách kinh tế chi tiết, cụ thể, như đo đạt lại đất đai để vạch ra ranh giới ruộng
đất cho phân minh, công bằng. Theo ơng, muốn làm nhân chính thì trước hết nhà cầm
quyền phải sắp đặt ranh giới ruộng đất cho phân minh.
Như vậy, chính sách kinh tế của nhà cầm quyền phải được xây dựng trên cơ sở là
đời sống kinh tế và thực tiễn sản xuất của dân. Những chính sách ấy phải khuyến khích
được sức sản xuất của dân; hướng dẫn tới lợi ích lâu dài, bền vững.
Tư tưởng kinh tế trên đây của Mạnh Tử một lần nữa cho thấy ơng là nhà tư tưởng
có tấm lịng nhân ái và có tầm nhìn chiến lược. Có thể nói, tư tưởng con người phải biết
nuôi dưỡng thiên nhiên (để thiên nhiên nuôi dưỡng lại con người) mà Mạnh Tử đưa ra
là tư tưởng đi trước thời đại. Tư tưởng ấy vẫn còn nguyên giá trị trong thời đại ngày nay
– thời đại mà con người đã và đang phải trả giá cho sự tàn phá thiên nhiên.
Chương 3: Ý nghĩa lịch sử của tư tưởng chính trị của Mạnh Tử
Ý nghĩa tư tưởng chính trị của Mạnh Tử đối với việc xây dưng nhà nước Pháp
quyền Việt Nam hiện nay
1. Nhà nước “lấy dân làm gốc”
Trong bối cảnh lịch sử đương thời, cách đánh giá “Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân

vi khinh” của Mạnh Tử về vai trị, vị trí của dân mang tính tiến bộ vì nó phù hợp với
tiến trình lịch sử tan rã của chế độ chiếm hữu nô lệ và làm nổi bật yếu tố dân trong mối
quan hệ vua – dân.
Trong tư tưởng của Mạnh Tử về đường lối nhân chính là nhà nước thân dân nhưng
không phải là nhà nước của dân vì nhà nước ấy khơng nhận quyền lực từ nhân dân.
Trong nhà nước đó, ngơi vua ở đỉnh cao quyền lực là bởi ý trời, còn hệ thống quan lại
hồn tồn khơng phải do dân cử, mà được vua chọn ra trong lớp người quân tử nhằm
giúp vua củng cố ngai vàng. Mặc dù chủ trương “lấy dân làm gốc nước”, nhưng Mạnh
Tử không trao cho dân quyền lực nhà nước, nên có thể nói, tinh thần dân bản của ông
về cơ bản không trái với tư tưởng tôn quân trong truyền thống Nho gia.
7


Thế nhưng, trên tinh thần dân bản Mạnh Tử đã nhận thấy sức mạnh của dân và đưa
ra một số luận điểm khá sâu sắc về vị trí, vai trị của dân trong đời sống xã hội. Việc ông
không trao quyền lực nhà nước vào tay dân là do hạn chế của lịch sử và lập trường giai
cấp. Nhà nước “của dân” hôm nay chúng ta đang xây dựng vẫn có thể kế thừa tinh thần
dân bản của Mạnh Tử để phát huy hơn nữa quyền làm chủ của nhân dân, hạn chế bớt sự
lộng quyền, cửa quyền, vốn là căn bệnh cố hữu của các nhà nước trong lịch sử. Trên
bình diện hiện đại, nhà nước “do dân” được hiểu là mơ hình nhà nước do dân lựa chọn,
bầu ra những đại biểu của mình, được dân ủng hộ giúp đỡ, góp ý xây dựng. Trong nhà
nước “do dân”, nhân dân có vai trị to lớn đối với việc thực hiện các chủ trương, chính
sách của Nhà nước. Nhà nước “vì dân” là nhà nước mà mọi chính sách và chủ trương
đều hướng tới dân, vì lợi ích của dân, khơng có đặc quyền, đặc lợi, thực sự trong sạch,
cần, kiệm, liêm, chính. Với ơng, sự cần thiết có một nhà nước “vì dân”, một mặt xuất
phát từ lịng “trắc ẩn”, từ sự thương xót của ơng trước nỗi đau khổ của dân, nhưng mặt
khác lại xuất phát từ lợi ích của giai cấp thống trị, sự tồn vong của vương triều và của
ngơi vua. Lý trí và tình cảm của ơng ln có sự mâu thuẫn. Trong khi lý trí ơng thuộc
về giai cấp thống trị, nên ơng hồn tồn khơng có ý tưởng quyền lực nhà nước “của
dân”, thì ơng lại dành tình cảm của mình cho nhân dân lao động, nên chủ trương nhà

nước “vì dân”. Lẽ ra lý trí phải trở thành tình cảm và tình cảm cần dựa trên nền tảng của
lý trí - nhà nước “của dân, do dân” mới có thể “vì dân” và nhà nước “vì dân” phải là nhà
nước “của dân, do dân”. Nhưng ở Mạnh Tử, chúng lại không quy định nhau, khơng thâm
nhập vào nhau và chuyển hóa trong nhau. Nhà nước ta là nhà nước “của nhân dân”, “do
nhân dân”, “vì nhân dân”.
. Trong giai đoạn hiện nay, trước yêu cầu đổi mới đất nước theo định hướng xã hội
chủ nghĩa, công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của
dân, do dân, vì dân nói chung chỉ thành cơng, và các chính sách của Nhà nước nói riêng
chỉ có thể đi vào cuộc sống, phát huy vai trị của nó đối với sự phát triển đất nước nếu
nhà nước biết dựa vào dân, biết lấy dân làm gốc. Chính vì thế, nhà nước cần tạo điều
kiện tốt hơn nữa cho nhân dân thực hiện một cách tích cực vai trị cơng dân của họ. Nhà
nước ta quản lý xã hội bằng các chính sách, pháp luật. Các chính sách, pháp luật lấy
nhân dân làm đối tượng, nên sự “tham khảo ý dân”, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của
dân mà Mạnh Tử đề xuất vẫn rất cần thiết để nhà nước có thể có các chính sách, pháp
8


luật đúng đắn khơng đi ngược lại lịng dân. Từ góc độ chủ quan, tư tưởng chính trị - xã
hội của Mạnh Tử gợi ý cho chúng ta những giải pháp thực hiện các nguyên tắc hoàn
thiện đạo đức quan chức và tạo điều kiện cho dân góp phần thực hiện các công việc của
nhà nước. Chỉ khi ấy nhân dân mới có thể tham gia tích cực vào quản lý nhà nước theo
đúng nghĩa “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, góp phần loại trừ bệnh quan liêu
ra khỏi cơ quan nhà nước làm cho nhà nước gần dân hơn nữa. Đối với Việt Nam hiện
nay, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân khơng thể
tách rời vấn đề dân chủ hóa xã hội. Dân chủ hóa xã hội vừa là điều kiện để xây dựng và
hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, vừa là biện pháp căn bản để phát
triển đất nước. Có thể nói, cơng cuộc dân chủ hóa sẽ thuận lợi hơn rất nhiều nếu được
tiến hành trên bệ đỡ là truyền thống dân chủ. Tuy nhiên, tư tưởng dân chủ được du nhập
vào Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX, và chúng ta đón nhận nó trong bối cảnh là
một nước thuộc địa nửa phong kiến. Trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, chế độ

thực dân nửa phong kiến đã hình thành trong tâm lý nhân dân một thói quen sống phụ
thuộc, bị động và thiếu ý thức trách nhiệm xã hội. Đặc biệt, cái phần “nửa phong kiến”
với tư tưởng quyền lực ở ngôi vua đã tạo dựng nên ở khơng ít người cầm quyền nếp
nghĩ cho mình tự ý hành động chứ không phải là kẻ được dân ủy quyền. Đến nay tư
tưởng này khơng phải đã hồn tồn mất đi. Chính tâm lý biết ơn, trung thành của những
người dân bị động chưa nhận thức rõ ràng về dân quyền, nhân quyền nên ý thức đấu
tranh đòi dân chủ chưa cao, cùng với tâm lý ban ơn của khơng ít người cầm quyền đã
làm cho cơng cuộc dân chủ hóa ở nước ta giảm sút động lực nội tại và chưa đạt được
kết quả mong muốn. Trong chính trị, việc bầu cử, miễn nhiệm, trưng cầu dân ý còn
nhiều vướng mắc, hệ thống pháp luật thiếu đồng bộ, thiếu nhất quán và không ổn định.
Trong xã hội, chưa có cơ chế đảm bảo việc tơn trọng ý kiến của nhân dân. Cịn trong
các cơ quan cơng quyền, một số người đứng đầu vẫn gia trưởng, độc đốn, khơng thực
hiện nguyên tắc tập trung dân chủ nên nhiều vấn đề có tính ngun tắc khơng được thảo
luận hoặc thảo luận không rõ ràng, nhưng vẫn tiến hành biểu quyết. Sự yếu kém, hạn
chế trong việc mở rộng dân chủ đã sinh ra những hiện tượng tiêu cực xã hội làm giảm
hiệu lực của bộ máy nhà nước. Tình trạng khiếu kiện tập thể của đông đảo nhân dân ở
một số địa phương chính là do tệ quan liêu, mất dân chủ của một số cấp ủy và chính
quyền, đặc biệt ở cấp cơ sở. Có thể nói, sự huy động sức dân quá sức mà không được
9


bàn bạc kỹ cùng với việc không quan tâm đúng mức đến những thắc mắc chính đáng
của nhân dân đã làm bùng lên tình trạng khiếu kiện ở một số địa phương chính là bài
học thực tiễn cho chúng ta về vấn đề “tham khảo ý dân” và pháp quyền, do đó vấn đề
kiện tồn hệ thống pháp luật là một trong những vấn đề trọng yếu của việc xây dựng nhà
nước. Trong việc làm luật, Quốc hội cần mở rộng các hình thức để nhân dân tham gia
vào quá trình lập pháp. Để ghi nhận ý kiến của nhân dân, các đại biểu Quốc hội nên liên
hệ chặt chẽ với cử tri, thường xuyên tiếp xúc với cử tri, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng
của họ. Ở nước ta, vấn đề trung cầu ý dân đối với Nhà nước đã được khẳng định trong
Hiến pháp và năm 2015, Quốc hội đã ban hành Luật trưng cầu ý dân. Thực tế cho thấy,

khơng một chính sách nào, điều luật nào Nhà nước ban hành lại không liên quan tới đời
sống của nhân dân và vận mệnh của quốc gia, nên các quan điểm: lắng nghe dân, tham
khảo ý dân, quan tâm đến đời sống, tâm tư, nguyện vọng của dân trong học thuyết Khổng
- Mạnh vẫn có ý nghĩa thiết thực đối với quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt
Nam hiện nay.
Tóm lại, hơn hai thiên niên kỷ với sự hưng thịnh và vong của các triều đại vua
chúa, các chế độ xã hội từ phương Đông sang phương Tây là thời gian đủ để chứng minh
từ tưởng “lấy dân làm gốc nước” Mạnh Tử đề xuất trong đường lối nhân chính vẫn là tư
tưởng có ý nghĩa và là bài học lịch sử bổ ích, thiết thực đối với sự nghiệp xây dựng Nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trở lại với tư tưởng “lấy dân làm gốc
nước” khơng có nghĩa là sự hồi cổ, mà là sự kế thừa tinh hoa văn hóa nhân loại để nhận
thức được tính tất yếu mà chúng ta khơng thể làm trái vì sự tồn tại của chế độ xã hội chủ
nghĩa ở Việt Nam.
2. Nhà nước phải chú trọng kết hợp dưỡng dân với giáo dân
Trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước Mạnh Tử đã nhìn thấy một trong
những nguyên nhân cơ bản đưa đến tình trạng mất ổn định xã hội là do nhà nước không
bảo đảm được đời sống kinh tế cho dân. Luận điểm “hữu hằng sản giả hữu hằng tâm” là
một trong những luận điểm khá tiến bộ và có tính chất duy vật của Mạnh Tử mà chúng
ta có thể kế thừa.
Để dưỡng dân một cách tốt nhất, các chính sách kinh tế của Nhà nước cần phát
huy được sức sản xuất của dân. Do đó, Nhà nước cần xác định rõ chức năng, nhiệm vụ
10


của mình là bảo vệ, hỗ trợ sự vận hành của kinh tế thị trường, phát triển kinh tế đất nước
thơng qua việc thực thi chính sách và pháp luật. Dưỡng dân là làm cho dân có hằng sản.
Khi nhân dân gặp khó khăn về kinh tế thì sự hỗ trợ của Nhà nước bằng lương thực, thực
phẩm mặc dù rất cần thiết nhưng chỉ là những giải pháp tạm thời. Để cuộc sống của
nhân dân ổn định lâu dài, thì việc xây dựng các chính sách kinh tế có hiệu quả của Nhà
nước phải được coi là việc làm căn bản và thường xuyên. Đó mới thực sự là lo cho dân

của nhà nước” vì dân”.
Thực tiễn quá trình xây dựng và phát triển đất nước ta trong những năm qua cho
thấy, trong nhiều trường hợp, tính khơng hiệu quả của quản lý nhà nước không xuất phát
từ việc tổ chức bộ máy, từ nội dung của cơ chế, chính sách hay luật pháp, mà lại xuất
phát từ chính những người thực hiện. Yếu tố “người thực hiện” nhiều khi đã trở thành
lực cản của quá trình hiện thực hóa các chính sách nhà nước hoặc làm cho những mục
đích tốt đẹp của các chính sách khơng đạt được. Trong khi đó, thái độ, tác phong cư xử
khơng đúng mực của một số cán bộ, công chức, viên chức với dân vẫn chưa được nhắc
nhở, kiểm điểm nghiêm khắc, kịp thời. Tình trạng tách biệt với dân, đứng trên dân,
không quan tâm đến thái độ phản ứng của dân vẫn thường xuyên xảy ra đã phần nào làm
giảm sút lòng tin của dân vào Nhà nước và chế độ xã hội.
Vậy nguyên nhân nào dẫn đến “tình trạng tham nhũng, lãng phí, quan liêu cịn
nghiêm trọng” trong Nhà nước ta?
Liên tới việc trả lời câu hỏi này, đã có những quan điểm cho rằng tham nhũng
dường như đã trở thành “cơ chế” của các nhà nước trong lịch sử. Song, cần lưu ý rằng,
mức độ tham nhũng của các nhà nước trên thế giới không giống nhau. Khi tham nhũng
đã trở nên” nghiêm trọng” thì có nghĩa cái được coi là bình thường trong một giới hạn
phải chấp nhận đã trở thành bất bình thường, nên nếu khơng giải quyết được sẽ đưa đến
những hậu quả nghiêm trọng. Tình trạng tham nhũng, lãng phí, quan liêu trong bộ máy
nhà nước do rất nhiều nguyên nhân sinh ra, trong đó có hai nguyên nhân mà Mạnh Tử
đã từng đề cập đến và đưa ra những giải pháp khắc phục là: sự yếu kém về đạo đức của
một số người trong bộ máy cầm quyền cùng với sự lỏng lẻo, không chặt chẽ của các
chính sách nhà nước. Đối với Nhà nước Việt Nam hiện nay, những nguyên nhân ấy
chẳng những chưa mất đi mà vẫn tồn tại với tư cách là những nguyên nhân cơ bản làm
11


nảy sinh tình trạng tham nhũng lãng phí, quan liêu. Thực tế cho thấy, đội ngũ cán bộ,
công chức, viên chức xuất thân từ quần chúng nhân dân, được nhân dân ủy thác thực thi
và đảm bảo các quyền công dân của mình. Tuy nhiên trong những năm qua, khơng ít

người trong số họ đã không giữ vững được đạo đức cách mạng, tha hóa, biến chất, lợi
dụng quyền lực, tiêu dùng lãng phí tài sản quốc gia, đồng thời bằng cách này hay cách
khác, buộc các thành viên trong xã hội phải cung phụng cho mình. Tham nhũng gắn liền
với quan liêu. Biểu hiện của bệnh quan liêu là xa rời dân, khơng nắm được tình hình cụ
thể của địa phương của ngành mình dẫn đến tình trạng lãnh đạo không sâu sát, không
đưa ra được những biện pháp cụ thể để giải quyết công việc. Những người mắc bệnh
quan liêu thường không tồn trọng nguyên tắc tập trung dân chủ, không biết “tham khảo
ý dân” và hay áp đặt ý kiến của mình cho cấp dưới cho dù ý kiến đó là sai lầm, vi phạm
quyền dân chủ của nhân dân. Trong thời gian qua, những căn bệnh ấy của Nhà nước ta
thể hiện trong việc thực hiện các chính sách đất đai, sử dụng cơng quỹ, vốn đầu tư từ
ngân sách và thực hiện các chính sách trợ cấp xã hội. Hai nguyên nhân cơ bản đưa đến
tình trạng một số cán bộ, cơng chức, viên chức khơng thực hiện, hoặc thực hiện khơng
đúng tinh thần chính sách, pháp luật của Nhà nước hiện nay cũng chính là những nguyên
nhân mà Mạnh Tử đã nói đến: sự yếu kém về đạo đức và sự hạn chế về năng lực của họ.
Khi những người thực hiện triển khai một chính sách nào đó của nhà nước thiếu đạo đức
cách mạng, họ sẽ khơng quan tâm tới mục đích tốt đẹp của chính sách, mà chỉ tìm cách
lợi dụng nó vì lợi ích của cá nhân. Cịn khi yếu kém về trình độ, năng lực, họ dễ hiểu sai
chính sách, pháp luật dẫn tới sự vận dụng không đúng chính sách, pháp luật vào cuộc
sống. Chính vì vậy, q trình xây dựng và kiện tồn bộ máy nhà nước ta hiện nay không
thể không quan tâm đến yếu tố con người.
Theo thuyết nhân chính của Mạnh Từ, những người trong bộ máy nhà nước phải
là những người hiền tài. Tiêu chuẩn đó vẫn là tiêu chuẩn cơ bản của đội ngũ cán bộ,
công chức trong các cơ quan công quyền ở nước ta hiện nay. Tuy nhiên, chúng ta cần
bổ sung thêm những nội hàm mới vào các khái niệm “hiền”, “tài”, vì đạo đức và tài năng
của con người là những hệ thống mở, biển đổi theo thời đại. Nhân loại đã bước vào thế
kỷ XXI, và Việt Nam đang tiến hành cơng cuộc cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,
nên mặc dù những giá trị chuẩn mực đạo đức của con người mà Mạnh Tử đưa ra có
nhiều yếu tố hợp lý, chúng ta có thể kế thừa, nhưng sự kế thừa cần có tính sáng tạo để
12



nâng nó lên thành đạo đức cách mạng của con người Việt Nam hôm nay. Không nên
hiểu rằng, đạo đức cách mạng là phẩm chất riêng có ở cán bộ, công chức, viên chức, mà
là cán bộ, công chức, viên chức là cần phải có đạo đức cách mạng.
Vậy giải pháp nào để Nhà nước ta xây dựng được đội ngũ cán bộ, cơng chức, viên
chức có tài năng và đức độ? Để trả lời câu hỏi này, có thể tìm những gợi mở trong quan
điểm của Mạnh Tử về cách sử dụng người tài đức. Trong tư tưởng của ông, việc sử dụng
người tài đức là cả một nghệ thuật với những giải pháp cụ thể như đãi ngộ về vật chất,
bố trí cơng việc xứng đáng với năng lực của họ. Ở Việt Nam hiện nay, những tư tưởng
trên đây của Mạnh Tử vẫn là những tư tưởng có giá trị đối với việc thu hút những người
tài đức vào trong bộ máy nhà nước. Nếu nhà nước tạo ra được cơ chế sử dụng nhân tài
và có những biện pháp cụ thể, hữu hiệu để giám sát q trình thực hiện cơng việc của
đội ngũ cán bộ, công chức trong các cơ quan công quyền sẽ tránh được sự đánh giá con
người mang tính hình thức, khiên cưỡng. Tư tưởng “tham khảo ý dân” trong việc chọn
người hiền tài Mạnh Tử đưa ra là một tư tưởng hợp lý mà chúng ta có thể kế thừa trong
việc đánh giá tài năng và đạo đức của cán bộ. Khi Nhà nước dựa vào sự tín nhiệm của
quần chúng trong tuyển chọn cán bộ và lấy ý kiến đánh giá tín nhiệm của quần chúng
về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống... của cán bộ như một kênh tham khảo sẽ lựa
chọn được cán bộ tốt và có một trong những cơ sở quan trọng để đánh giá cán bộ, công
chức, viên chức.
Tư tưởng “cất nhắc những người có tài lên địa vị xứng đáng, phong chức phận cho
người hiền” của Mạnh Tử chính là tư tưởng về cách dùng người mà ông đề xuất với nhà
cầm quyền. Tư tưởng ấy vẫn có ý nghĩa thiết thực đối với Nhà nước ta. Trong giai đoạn
hiện nay, quá trình đổi mới đất nước đang đòi hỏi đội ngũ cán bộ, cơng chức có ý chí,
có quyết tâm, có lịng nhiệt tình và sự sáng tạo trong cơng việc. Để phát huy những phẩm
chất ấy của cán bộ, công chức, viên chức, thì việc Nhà nước sử dụng cán bộ, công chức
đúng với chuyên môn đã được đào tạo, cùng với việc xây dựng các chính sách đối với
cán bộ, cơng chức theo hướng khuyến khích tài năng của họ, bố trí họ vào các cơng việc
tương xứng với năng lực của mình là những việc làm căn bản và cần thiết.


13


3. Đức trị phải gắn với pháp trị và pháp trị phải trên nền tảng của đức trị
Đây là gợi mở mang tính khái qt được rút ra khơng chỉ từ những giá trị lịch sử
trong tư tưởng chính trị - xã hội của Mạnh Tử, mà còn được rút ra từ chính những hạn
chế của tư tưởng này.
Nhân chính là dùng nhân nghĩa trong chính trị. Với đường lối nhân chính, theo
pháp tiên vương, Mạnh Tử đã đề ra những giải pháp nhằm đạo đức hóa chính trị, hướng
nhà cầm quyền đến những việc làm ích nước, lợi dân thấm đượm tinh thần nhân bản,
dân bản. Trong tư tưởng của ơng, chính trị và đạo đức hịa quyện vào nhau, thâm nhập
và chuyển hóa lẫn nhau. Ở đó, đạo đức là pháp luật của lương tâm, trở thành công cụ
hữu hiệu để nhà nước thu phục nhân tâm, điều chỉnh hành vi con người. Sai lầm của
Mạnh Tử là ở chỗ, ơng tách biệt siêu hình giữa đức trị với pháp trị, và do quá đề cao đức
trị, nên ông không nhận ra những rào cản của việc thi hành nhân chính, mà những rào
cản ấy chỉ có thể khắc phục bằng con đường pháp trị. Mặt khác, chính vì khơng nhận
thức đầy đủ quan hệ giữa nhà nước và pháp luật, cũng như khơng nhận thấy vai trị của
pháp luật với tư cách là thước đo khách quan hành vi con người, là công cụ không thể
thiếu của nhà nước trong việc kiểm nghiệm các quá trình, các hiện tượng xã hội nên
Mạnh Tử đã gán cho đạo đức một nhiệm vụ vượt quá khả năng của nó trong đời sống
xã hội. Thế nhưng, tư tưởng chính trị của Mạnh Tử, với đường lối nhân chính đã góp
vào kho tàng lý luận nhân loại những lý luận đặc sắc về xây dựng bộ máy nhà nước ở
phương diện đạo đức. Đây cũng chính là mảng lý luận rất cần thiết nhưng vẫn chưa được
quan tâm nghiên cứu đúng với mức độ cần phải có của nhà nước pháp quyền hiện đại
nói chung và Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam nói riêng.
Thực tiễn lịch sử đã chứng minh đạo đức có vai trị to lớn trong việc điều chỉnh
các quan hệ xã hội. Bản chất của sự điều chỉnh ấy thể hiện ở chỗ, trên cơ sở các quy tắc
đạo đức sẽ cho phép con người phân biệt những hành vi tốt, xấu, hợp đạo lý, không hợp
đạo lý, cũng như phân biệt được hành vi nào cần phải lên án và hành vi nào cần được
khuyến khích. Trong bất kỳ xã hội nào, ý thức đạo đức luôn là nét cơ bản quy định

gương mặt đạo đức và biểu hiện bản chất xã hội của con người. Nó bao gồm những quan
niệm, tri thức và các trạng thái xúc cảm tâm lý chung của các cộng đồng người về các
giá trị thiện, ác, lương tâm, trách nhiệm, cơng bằng … được hình thành trên cơ sở tình
14


cảm, niềm tin của con người với con người. Chính vì thế, trong xã hội khơng chỉ có pháp
luật mà cịn có các quy tắc đạo đức được sử dụng như là những tiêu chuẩn của hành vi.
Cùng với pháp luật, đạo đức có vai trị to lớn trong việc ngăn cản con người ta làm điều
ác, những hành vi gây thiệt hại cho xã hội, thúc đẩy con người vươn đến cái đẹp. Có thể
nói, pháp luật điều chỉnh hành vi con người từ bên ngồi, cịn đạo đức là tác nhân điều
chỉnh bên trong cá nhân. Ý thức đạo đức khơng hình thành ngẫu nhiên mà phản ánh
những mong muốn, khát vọng của con người. Nhà nước Việt Nam là nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân. Ở cả phương diện lý luận và thực tiễn,
chúng ta khơng cịn nghi ngờ về tính tối cao của pháp luật trong các cơng việc nhà nước,
nên có thể nói, đường lối chính trị mà Nhà nước ta đang thực thi là đường lối pháp trị.
Như vậy, “khoảng trống pháp trị” trong nhà nước thân dân mà Mạnh Tử hướng tới xây
dựng khơng cịn hiện diện trong Nhà nước pháp quyền Việt Nam, mặc dù hệ thống pháp
luật ở nước ta vẫn chưa thực sự hồn thiện
Tuy nhiên, khi pháp trị được đề cao có thể dẫn đến nguy cơ đức trị bị coi nhẹ làm
cho nhà nước không quan tâm đúng mức đến việc giáo dục đạo đức cho cán bộ, công
chức, viên chúc, cho nhân dân và khơng chú trọng tới vai trị của đạo đức trong quá trình
quản lý xã hội. Để tránh nguy cơ ấy, hơn bao giờ hết, trong giai đoạn hiện nay, chúng ta
cần quan tâm sâu sắc tới xây dựng nhà nước từ phương diện đạo đức. Mặc dù tư tưởng
chính trị của Mạnh Tử khơng bàn đến pháp trị, nhưng lại luận giải khá sâu sắc về đức
trị. Những luận điểm về xây dựng nhà nước ở phương diện đạo đức trong tư tưởng ấy
được Mạnh Tử đặt ra và giải quyết trên lập trường nhân bản, dân bản hồn tồn khơng
mẫu thuẫn với chủ trương đề cao và xây dựng hệ thống pháp luật của công cuộc xây
dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì
nhân dân bởi các lý do sau đây: Một là, Mặc dù Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

Việt Nam luôn bảo đảm tính tối cao của pháp luật trong mọi lĩnh vực khác nhau của đời
sống xã hội, nhưng do pháp luật ngay cả khi đạt đến mức độ hoàn thiện cũng không thể
bao quát hết các lĩnh vực, các khía cạnh khác nhau của đời sống xã hội, nên vẫn cần đến
đạo đức. Hơn nữa, giữa đạo đức và pháp luật khơng chỉ có sự đối lập mà cịn bao gồm
cả sự hòa hợp. Ở khả năng hòa hợp, đạo đức được xem là thứ pháp luật của lương tâm.
Cả đạo đức và pháp luật đều yêu cầu mỗi cá nhân trong cộng đồng xã hội tự hạn chế

15


những sở thích, ham muốn của mình nếu những sở thích, ham muốn ấy đi ngược lại
những quy phạm chung của xã hội.

Hai là, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước tổ chức và
quản lý xã hội bằng pháp luật. Nhưng, Nhà nước ta mang bản chất của giai cấp công
nhân, đại diện cho lợi ích của tuyệt đại đa số nhân dân lao động và cho tồn thể dân tộc,
do đó pháp luật của Nhà nước ta phải phù hợp với tâm tư, nguyện vọng chính đáng của
nhân dân, khơng đi ngược lại những giá trị đạo đức tốt đẹp trong truyền thống của dân
tộc; và đó phải là nhà nước pháp quyền” của dân, do dân, vì dân” như Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã khẳng định. Mặt khác, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức xuất thân từ nhân
dân, do nhân dân cử ra đại diện cho quyền lợi của họ. Nếu khơng có đạo đức, đội ngũ
này sẽ trở thành “quan cách mạng” làm biến dạng tính tốt đẹp của các chính sách nhà
nước. Khi ấy, bản chất” của dân, do dân, vì dân” của nhà nước sẽ khơng cịn đúng với ý
nghĩa của những từ này.
Ba là, Nhà nước Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, nên các chính
sách, pháp luật của Nhà nước phải mang tinh thần nhân đạo xã hội chủ nghĩa. Một nhà
nước “vì dân” khơng chỉ đơn giản là lo cho đời sống vật chất của nhân dân mà còn cho
đời sống tinh thần của họ, trong đó có việc giáo dục đạo đức cho nhân dân phù hợp với
yêu cầu phát triển của đất nước và xu thế của thời đại. Hơn nữa, trong Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, pháp luật là công cụ quản lý và điều tiết chủ yếu chứ

không phải là duy nhất đối với xã hội và công dân. Những quy phạm đạo đức cùng sự
gương mẫu của cán bộ, của người quản lý sẽ làm tăng thêm sức mạnh và hiệu quả của
pháp luật vì hiệu lực của pháp luật khơng chỉ phụ thuộc vào sự cưỡng chế của Nhà nước,
mà còn phụ thuộc vào quan niệm đạo đức của giai cấp cầm quyền được thẩm thấu vào
pháp luật có phản ánh được lợi ích và những giá trị đạo đức tốt đẹp của nhân dân hay
khơng. Ý thức chính trị và ý thức đạo đức quan hệ chặt chẽ với nhau và ảnh hưởng lẫn
nhau. Do đó, mọi hoạt động của nhà nước nói chung đều gây ra những hiệu ứng nhất
định về xã hội - đạo đức. Đến lượt mình, những hiệu ứng xã hội - đạo đức ấy sẽ tác động
ngược trở lại nhà nước hoặc tích cực, hoặc tiêu cực. Thực tiễn công cuộc đổi mới ở nước
ta những năm qua cũng đã chứng minh điều đó. Cho nên, trong giai đoạn hiện nay, Nhà
16


nước ta không thể không quan tâm đến đạo đức của cán bộ, cơng chức, viên chức và vai
trị của đạo đức trong việc điều chỉnh hành vi con người.... đề củng cổ lòng tin của nhân
dân vào Nhà nước, vào chế độ xã hội và để tránh sự lệch pha giữa hoạt động của Nhà
nước với sự tiến bộ của đạo đức xã hội. Tư tưởng chính trị của Mạnh Tử với đường lối
nhân chính là tư tưởng coi trọng đạo đức. Đây là tư tưởng của người quân tử mà Mạnh
Tử đề cao và kỳ vọng vào khả nặng gánh vác sứ mệnh của thời đại họ. Đó là những
người “phú quý bất nặng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất”. Theo đường
lối nhân chính, nhà cầm quyền phải tu thân, sửa mình để đạt đức nhân, nghĩa, trí, dũng
là những viên đá tảng xây lên lâu đài đạo đức nhằm tề gia, trị quốc, bình thiên hạ. Nhà
nước thân dân trong tư tưởng Mạnh Tử coi đạo đức là phương tiện hữu hiệu để thực
hiện quyền lực của mình bằng cách thu phục nhân tâm, nên gắn chặt đạo đức với chính
trị và sử dụng đạo đức làm yếu tố kết nối nhân dân với nhà nước. Mặc dù hạn chế của
nhà nước ấy là tuyệt đối hóa vai trị của đạo đức dẫn đến phủ nhận vai trò của pháp luật,
nhưng điểm sáng của nhà nước này ở chỗ hướng tới hoàn thiện những giá trị đạo đức
của con người, trong đó có đạo đức của nhà cầm quyền. Sự hồn thiện đạo đức của nhà
cầm quyền được coi là giải pháp cơ bản mang tính cơ sở để tiến hành giáo dục đạo đức
cho nhân dân và để bảo đảm cho các chính sách nhà nước hướng tới dân, vì dân. Sinh

thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng “đức trị”. Trong q trình xây dựng Nhà nước
ta, Người ln kết hợp giữa đạo đức và pháp luật. Suốt thời gian ở cương vị người đứng
đầu nhà nước, một trong những mối trăn trở, quan tâm lớn nhất của Người là làm thế
nào để xây dựng được nhà nước trong sạch, vững mạnh, thật sự của dân, do dân, vì dân.
Đế giải đáp điều trăn trở ấy, Hồ Chí Minh đã phải trải qua một q trình nghiên cứu,
phân tích và tổng kết một cách toàn diện những kinh nghiệm và bài học về xây dựng
nhà nước trong lịch sử dân tộc cũng như của nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên, với
tấm lòng yêu nước, thương dân sâu sắc, cùng với những hiểu biết uyên thâm về Nho
giáo, Người luôn luôn coi trọng “đức trị” và đề cao vai trò của đạo đức đối với sự nghiệp
xây dựng nhà nước. Có thể nói, chính trị trong tư tưởng Hồ Chí Minh là một nền chính
trị đạo đức và đạo đức cao cả nhất của Người là suốt đời phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ
quốc. Vấn đề đạo đức và giáo dục đạo đức để củng cố bộ máy cầm quyền không phải là
vấn đề mới. Cách đây hơn hai nghìn năm Mạnh Tử đã đặt ra và giải quyết vấn đề ấy khá
sâu sắc. Đến Hồ Chí Minh, một lần nữa đạo đức đã hóa thân vào chính trị, đã được
17


Người nâng lên tầm cao mới thành đạo đức cách mạng. Người coi đạo đức là “cái gốc”
của người cách mạng. Đối với con người nói chung và người cách mạng nói riêng, đạo
đức quan trọng giống như gốc của cây, như cội nguồn của sơng, của suối. Do đó, sự rèn
luyện đạo đức cách mạng là một trong những yếu tố có tầm quan trọng đặc biệt, quyết
định sự thành cơng của sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Trong truyền thống Nho giáo, một trong những biểu hiện cơ bản của “đức trị” là nhà cai
trị phải có đạo đức. Những vấn đề còn lại của đường lối “đức trị” đều phụ thuộc vào
điều đó. Khi Hồ Chí Minh coi đạo đức là phẩm chất quan trọng của con người trong bộ
máy nhà nước cũng chính là nói lên tinh thần ấy của Nho giáo. Cũng như các nhà Nho
Tiên Tần, trong đó có Mạnh Tử, Hồ Chí Minh rất quan tâm đến giáo dục đạo đức cho
mọi người, đặc biệt là cho những người trong bộ máy nhà nước. Sự giáo dục đạo đức
của Chủ tịch Hồ Chí Minh khơng dừng lại ở lời nói mà cịn bằng những việc làm cụ thể
và bằng chính tấm gương sáng về đạo đức của Người. Trong quá trình giáo dục đạo đức

cho nhân dân, cho cán bộ, công chức, viên chức, Người đã sử dụng nhiều phạm trù đạo
đức của Nho giáo như trung hiếu, nhân, nghĩa, cần, kiệm, liêm, chính... nhưng thêm vào
đó những nội hàm mới; đồng thời bổ sung thêm những khái niệm, phạm trù đạo đức của
thời đại mới. Do đó, những phẩm chất đạo đức mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đưa ra khơng
mang tính chất chung chung, trừu tượng mà rất cụ thể với từng đối tượng, phù hợp với
từng giai đoạn của quá trình cách mạng nước ta. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, những
chuẩn mực đạo đức chung nhất - đạo đức cách mạng Việt Nam, bao gồm các phẩm chất:
Trung với nước, hiểu với dân; u thương con người; cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng
vơ tư và tinh thần quốc tế trong sáng. Những phẩm chất ấy không cô lập, tách rời nhau
mà quy định, chi phối lẫn nhau, hòa quyện vào nhau thành phẩm chất đạo đức của người
cách mạng Việt Nam. Theo đó, người cách mạng cụ thể hơn là các đảng viên, cán bộ
nhà nước phải trung thành với Tổ quốc, với nhân dân, suốt đời phấn đấu, hy sinh vì hạnh
phúc của nhân dân. Mỗi cán bộ, đảng viên cần có tình u thương những người cùng
khổ, nghiêm khắc với chính bản thân mình, trong cuộc sống và trong cơng việc ln biết
tơn trọng lẫn nhau, hành động vì lợi ích của tập thể, vì hạnh phúc của mọi người, cần
cù, sáng tạo trong lao động, việc gì có lợi cho dân phải làm bằng được, việc gì có hại
cho dân phải hết sức tránh. Ngoài ra, cán bộ, đảng viên cần biết tiết kiệm sức lao động,
thời gian, tiền của của nhân dân, không tham lam, không vụ lợi; khiêm tốn, đoàn kết,
18



×