Tải bản đầy đủ (.doc) (90 trang)

Tính GDP quý của khu vực 1 theo phương pháp sản xuất thời kỳ 1999 - 2002

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (435.75 KB, 90 trang )

Luận văn tốt nghiệp

Nguyễn Kim Thoa - Thống kê 41A

LỜI NĨI ĐẦU.
Hiện nay trên thế giới, một vấn đề có tính cạnh tranh giữa các quốc gia là
sự ganh đua về phát triển kinh tế. Và điều đó được đo bằng sự tăng trưởng của
chỉ tiêu GDP. Vì thế quốc gia nào cũng muốn tìm mọi cách đểû tăng chỉ tiêu
GDP của nước mình.
Đứng trước thách thức to lớn như vậy, Đảng và Nhà nước ta đã chủ trương
từ nay đến năm 2020 đưa nước ta thành một nước công nghiệp phát triển, từng
bước hoà nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới. Để làm được điều này, ngay
từ bây giờ Đảng và Nhà nước đã đề ra nhiệm vụ cho tất cả các ngành, các cấp
thực hiện. Trong đó ngành Thống kê có nhiệm vụ quan trọng là phải tính tốn
các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, mà quan trọng không chỉ là GDP theo năm mà cịn
cả GDP q để Chính phủ biết được thực trạng nền kinh tế nước nhà, tốc độ tăng
trưởng kinh tế khơng chỉ qua các năm mà cịn qua các q trong năm, cung cấp
thông tin kịp thời để các nhà hoạch định chính sách nhanh chóng đề ra các chính
sách phát triển kinh tế chiến lược ngắn hạn, cũng như dài hạn cho quốc gia, cho
vùng, lãnh thổ, xác định ngành nghề mới, gọi vốn đầu tư trong nước và từ nước
ngoài… để phát triển nền kinh tế nước nhà.
Khu vực 1 là một trong ba khu vực kinh tế trọng yếu của đất nước ta, chiếm
vị trí quan trọng hàng đầu trong việc cung cấp lương thực – thực phẩm cho đời
sống các tầng lớp dân cư; cung cấp nguyên liệu cho các ngành khác hoạt động
như: công nghiệp chế biến, xuất khẩu…, và giải quyết vấn đề việc làm cho xã
hội. Vì vậy, một sự thay đổi của khu vực 1 sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển kinh
tế và ổn định xã hội của đất nước.
Để đánh giá mức độ ảnh hưởng của khu vực 1 đến sự phát triển nền kinh tế
của đất nước và sự đóng góp trong GDP tồn quốc qua các năm và qua từng quý
trong năm, cần phải tính GDP của khu vực 1 theo năm nói chung và theo quý nói
riêng. Từ đó có các chính sách, biện pháp phù hợp với sự phát triển của khu vực


1 và nền kinh tế qua các năm và qua từng quý trong năm để góp phần phát triển
kinh tế đất nước.
Từ ý nghĩa to lớn đó của GDP q và vai trị của khu vực 1 trong nền kinh
tế quốc dân mà em đã chọn đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp của mình
là: Tính GDP q của khu vực 1 theo phương pháp sản xuất thời kỳ 1999 2002.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn tốt nghiệp của em gồm 3 chương:
Chương I: Những vấn đề lý luận chung về SNA và GDP.
Chương II: Tính GDP quý của khu vực 1 (nông – lâm – thuỷ sản) theo
phương pháp sản xuất.

Trường đại học kinh tế quốc dân

1


Luận văn tốt nghiệp

Nguyễn Kim Thoa - Thống kê 41A

Chương III: Vận dụng phương pháp sản xuất tính GDP quý để tính
GDP quý khu vực 1 thời kỳ 1999 - 2002
Do hạn chế về mặt kiến thức, đồng thời do thời gian thực tập ở Vụ hệ thống
tài khoản quốc gia – Tổng cục Thống kê không nhiều, nên luận văn tốt nghiệp
của em sẽ khơng tránh khỏi thiếu sót. Em mong các thầy cơ giáo góp ý và bổ
sung để luận văn tốt nghiệp của em được tốt hơn.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Khoa Thống kê và đặc
biệt là thầy giáo Bùi Huy Thảo đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành
tốt luận văn tốt nghiệp này.
Qua đây, em cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các cô chú trong Vụ hệ
thống Tài khoản Quốc gia - Tổng cục Thống kê và đặc biệt là cơ Hồng Phương

Tần đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ em về măït thực tiễn và cung cấp những
tài liệu quan trọng làm cơ sở để em nghiên cứu và hoàn thành đề tài tốt nghiệp
của mình.

CHƯƠNG I
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ SNA VÀ GDP
I. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ SNA
1. Khái niệm về SNA.
Trường đại học kinh tế quốc dân

2


Luận văn tốt nghiệp

Nguyễn Kim Thoa - Thống kê 41A

Hệ thống tài khoản quốc gia (System of National Accounts –SNA) là một
trong hai hệ thống thông tin kinh tế xã hội tổng hợp trên thế giới, được hình
thành bởi một hệ thống các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, trình bày dưới dạng những
bảng cân đối hoặc những tài khoản tổng hợp nhằm phản ánh tồn bộ q trình tái
sản xuất xã hội như: điều kiện sản xuất, kết quả sản xuất, chi phí sản xuất; q
trình phân phối, phân phối lại thu nhập giữa các ngành kinh tế, giữa các khu vực
thể chế và các nhóm dân cư; phản ánh quá trình sử dụng cuối cùng kết quả sản
xuất cho các nhu cầu:tiêu dùng cuối cùng của cá nhân dân cư và xã hội ,tích lũy
tài sản, xuất nhập khẩu hàng hố và dịch vụ với nước ngồi ...của một quốc gia.
2. Quá trình hình thành và phát triển của hệ thống tài khoản quốc gia.
Cuộc đại quy thoái kinh tế các năm 1930 cùng với sự phát triển các lý
thuyết kinh tế vĩ mô đã thúc đẩy các nước chú ý nghiên cứu về thu nhập quốc gia
cũng như thống nhất cách tính các chỉ tiêu kinh tế để có thể so sánh được trên

phạm vi thế giới.
Năm 1947, bản báo cáo đầu tiên về SNA của Richard Stone công bố, là một
hệ thống gồm 9 bảng biểu và 24 tài khoản, trong đó thể hiện rõ cách tiếp cận
hạch toán trên phạm vi xã hội (Social accounting approach). Cách tiếp cận hạch
toán xã hội được xem như là sự phát triển logic và trở thành nguyên lý cơ bản
cho các hướng hoàn thiện SNA sau này. Tuy nhiên SNA 1947 chỉ áp dụng được
đối với những nước phát triển và các giao dịch chủ yếu là các giao dịch về tiền
tệ.
Năm 1952, Liên hợp quốc đã tổ chức nghiên cứu, xây dựng một hệ thống
tài khoản quốc gia chuẩn công bố năm 1953 dựa trên báo cáo đầu tiên về SNA
năm 1947. Trong SNA 1953 có 6 tài khoản chuẩn và 12 biểu trình bày chi tiết
các luồng ghi tài khoản. SNA 1953 phát triển thêm các giao dịch về vốn và mở
rộng phạm vi áp dụng cho các nước đang phát triển. Tuy nhiên SNA năm 1953
khơng có bảng I-O.
Năm 1968, Uỷ ban thống kê Liên hiệp quốc công bố SNA 1968 công bố lần
thứ 2 sau khi điều chỉnh lần đầu. Trong SNA 1968 ngoài phần mở rộng và chi
tiết hoá các tài khoản, xây dựng các mơ hình tốn học để hỗ trợ cho phân tích
kinh tế và phân tích chính sách, các chuyên gia cố gắng soạn thảo, bổ sung để
phù hợp với những nội dung chỉ tiêu kinh tế tổng hợp thuôc MPS. Ngồi các nội
dụng đổi mới hệ thống hạch tốn quốc gia, mở rộng thêm phạm vi hoạt động sản
xuất để đáp ứng yêu cầu nghiên cứu và phân tích kinh tế, một số nước đã lập
bảng I-O và các bảng cân đối tài sản.
Vào những năm 85, Liên Hợp Quốc giao cho nhóm chuyên gia về tài khoản
quốc gia, bao gồm: Uỷ ban Thống kê Châu âu (Eorostat), Quỹ tiền tệ quốc tế
(IMF), Tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển (OECD), Uỷ ban thống kê LHQ và
Ngân hàng thế giới(WB) đã phối hợp sửa đổi và hoàn thiện hệ thống SNA và
công bố vào năm 1993. SNA 1993 khác SNA 1968 không đáng kể. Tuy nhiên,
Trường đại học kinh tế quốc dân

3



Luận văn tốt nghiệp

Nguyễn Kim Thoa - Thống kê 41A

SNA 1993 đã chú ý đến các hoạt động dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ kinh doanh
thông tin liên lạc, máy tính, các tổ chức tài chính và thị trường tài chính, các mối
quan hệ giữa mơi trường và nền kinh tế… Hơn nữa, SNA 1993 đã có nhiều cố
gắng phối hợp các khái niệm, các định nghĩa sao cho phù hợp với MPS đáp ứng
yêu cầu của các nước đang trong quá trình chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch tập
trung bao cấp sang thị trường.
Ơû Việt Nam, trước năm 1993 đã tiến hành tổ chức hạch toán nền KTQD
theo hệ thống cân đối KTQD – MPS (Material Product System). Tuy nhiên, để
phù hợp với quá trình chuyển đổi nền kinh tế quốc dân từ kinh tế kế hoạch sang
kinh tế thị trường có sự điều tiết vĩ mơ của Nhà nước, Nhà nước Việt Nam đã tạo
điều kiện cho thống kê Việt Nam tiếp cận với thống kê các Tổ chức quốc tế và
các nước trên thế giới. Sau khi thực hiện thành công dự án VIE/88 – 032 “Thực
hiện Hệ thống tài khoản quốc gia ở Việt Nam” do Hội đồng Bộ trưởng giao cho
Tổng cục thống kê tiến hành, ngày 25/12/1992, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết
định số 183/TTg về việc chính thức áp dụng hệ thống tài khoản quốc gia SNA
thay cho hệ thống bảng cân đối kinh tế quốc dân trên toàn lãnh thổ Việt nam.
Như vậy, từ năm 1993, Việt Nam đã áp dụng hệ thống tài khoản quốc gia thay
cho bảng cân đối kinh tế quốc dân. Đến nay, sau 10 áp dụng SNA, vụ hệ thống
tài khoản quốc gia nước ta đã thu được những thành tựu nhâùt định như: đã tính
được một số chỉ tiêu kinh tế tổng hợp như: GDP, tích luỹ tài sản, tiêu dùng cuối
cùng, GNI… và đã lập được một số tài khoản chủ yếu phục vụ quản lý vĩ mô của
Đảng và Nhà nước.
3. Tác dụng của hệ thống tài khoản quốc gia.
Hệ thống tài khoản quốc gia là một công cụ quản lý kinh tế vĩ mơ nền kinh

tế quốc dân. Nó có những tác dụng sau:
Số liệu của SNA phản ánh một cách tổng hợp toàn bộ kết quả sản xuất
nền kinh tế quốc dân, cung cấp thông tin chi tiết để theo dõi một cách toàn diện
các diễn biến của nền kinh tế: tích luỹ tài sản, xuất nhập khẩu, tiêu dùng cuối
cùng của dân cư và xã hội.
- Cung cấp thông tin để tính tốn các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, nghiên cứu
các cân đối lớn của nền kinh tế quốc dân: cân đối giữa tiêu dùng và sản xuất,
xuất khẩu và nhập khẩu, tiêu dùng và tích luỹ … và các cơ cấu kinh tế.
- Nghiên cứu quá trình sản xuất, phân phối và phân phối lại và sử dụng
cuối cùng, nghiên cứu các mối quan hệ giữa các ngành trong nền kinh tế thơng
qua các mơ hình kinh tế vĩ mô do các nhà kinh tế thế giới đề xuất. Trên cơ sở kết
quả phân tích và dự báo, đề ra chiến lược và chính sách kinh tế phù hợp.
Hệ thống tài khoản quốc gia là một chuẩn mực của hệ thống kê Liên
Hiệp Quốc, thống nhất được phạn vi, nội dung và phương pháp hạch toán nền
kinh tế, do đó đảm bảo tính so sánh được trong so sánh quốc tế, đánh giá trình độ
tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội của các quốc gia.
Trường đại học kinh tế quốc dân

4


Luận văn tốt nghiệp

Nguyễn Kim Thoa - Thống kê 41A

Trên đây là những tác dụng của SNA. Chính những tác dụng này của SNA đã
khẳng định vai trò to lớn của SNA trong quản lý kinh tế ở tầm vĩ mơ.
4. Các tài khoản chủ yếu của SNA.
Như đã nói ở trên, SNA là một hệ thống những tài khoản có liên hệ với
nhau và các phụ bảng nhằm bổ sung, phân tích cụ thể từng mặt của q trình tái sản

xuất.
Nội dung và tác dụng của mỗi tài khoản khác nhau, song đều nhằm mục
tiêu cuối cùng là mô tả qúa trình sản xuất và tái sản xuất xã hội của nền kinh tế
quốc dân, tích luỹ tài sản cho quá trình sản xuất của thời kỳ tiếp theo, xuất khẩu
ra nước ngoài, chuyển nhượng vốn - tài sản.
Hệ thống tài khoản quốc gia gồm những tài khoản chủ yếu sau:
 Tài khoản sản xuất (Domestic product account)
 Tài khoản thu nhập và chi tiêu (Income and outlay account)
 Tài khoản vốn- tài sản- tài chính(Capital finance account)
 Tài khoản quan hệ kinh tế với nước ngoài (Account on rest of
the world)
 Bảng vào /ra(Input/ Ouput –I/O)
 Bảng kinh tế tổng hợp.
4.1. Tài khoản sản xuất
a. Đối tượng nghiên cứu của tài khoản sản xuất.
Tài khoản sản xuất là hệ thống các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp có liên hệ với
nhau, được trình bày dưới dạng tài khoản nhằm phản ánh quá trình sản xuất,
phân phối lần đầu và sử dụng tổng giá trị sản xuất (GO), tổng sản phẩm trong
nước (GDP) trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm).
Từ định nghĩa trên, có thể thấy đối tượng nghiên cứu của TKSX là các quá
trình sản xuất và sử dụng kết quả sản xuất (GO) nếu xét theo quan điểm vật chất)
hoặc quá trình sản xuất và sử dụng GDP (quá trình phân phối lần đầu) nếu xét
theo quan điểm tài chính.
b. Tác dụng của tài khoản sản xuất.
Tài khoản sản xuất là tài khoản được thiết lập đầu tiên và là tài khoản quan
trọng nhất của hệ thống tài khoản quốc gia. Vai trò này được quy định bởi vai trò
của sản xuất trong nền kinh tế quốc dân. Vì vậy, các chỉ tiêu trong tài khoản là
cơ sở để lập các tài khoản khác.
Tài khoản sản xuất có tác dụng đánh giá tổng hợp kết quả xuất của nền kinh tế
quốc dân. Thông qua tài khoản sản xuất ta có thể nắm bắt được các chỉ tiêu kinh

tế tổng hợp như: giá trị sản xuất, chi phí trung gian, giá trị tăng thêm, thặng dư
sản xuất, khấu hao tài sản cố định. Trên cơ sở đó nghiên cứu kết cấu giá trị của
sản phẩm (C, V, M).

Trường đại học kinh tế quốc dân

5


Luận văn tốt nghiệp

Nguyễn Kim Thoa - Thống kê 41A

Tài khoản sản xuất được thiết lập với các phân tổ như: theo nghành kinh tế,
theo thành phần kinh tế, theo khu vực thể chế... có ý nghĩa quan trọng trong việc
nghiên cứu cơ cấu sản xuất của nền kinh tế.
4.2. Tài khoản thu nhập và chi tiêu.
a. Đối tượng nghiên cứu của tài khoản thu nhập và chi tiêu.
Tài khoản thu nhập và chi tiêu là hệ thống các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp có
liên hệ hữu cơ với nhau được trình bày dưới dạng tài khoản nhằm phản ánh quá
trình hình thành, phân phối và phân phối lại các khoản thu nhập và chi tiêu giữa
các thành viên của khu vực thể chế và toàn bộ nền kinh tế quốc dân trong một
thời kỳ nhất định.
Khác với tài khoản sản xuất, tài khoản thu nhập và chi tiêu chỉ nghiên cứu
quá trình tái sản xuất theo quan điểm tài chính, tức là tài khoản thu nhập và chi
tiêu ngiên cứu quá trình sản xuất và phân phối kết quả sản xuất
b. Tác dụng của tài khoản thu nhập và chi tiêu .
Tài khoản thu nhập và chi tiêu là một trong 4 tài khoản chính, chủ yếu của
SNA, đứng thứ 2 sau tài khoản sản xuất. Nó có những tác dụng chủ yếu sau:
- Tài khoản thu nhập và chi tiêu phản ánh quá trình phân phối và phân

phối lại tổng sản phẩm trong nước (GDP), quá trình chuyển nhượng thu nhập
giữa các thành viên trong các khu vực thể chế và giữa các khu vực thể chế, giữa
trong nước và nước ngồi. Từ đó hình thành thu nhập của tồn bộ nền kinh tế
quốc dân nói chung cũng như từng khu vực thể chế nói riêng.
- Thơng qua tài khoản thu nhập và chi tiêu ta có thể tính được các chỉ tiêu:
Tổng thu nhập quốc gia (GNI), Thu nhập quốc gia (NI), thu nhập quốc gia sử
dụng (NDI)... Xác định các quan hệ tỷ lệ giữa nguồn thu nhập trong nước với
nguồn thu nhập từ nước ngoài, giữa chi cho tiêu dùng cuối cùng về nhu cầu đời
sống và sinh hoạt của hộ gia đình dân cư và xã hội với khả năng thực tế để dành
từ nội bộ nền kinh tế quốc dân để tích luỹ tài sản, mở rộng sản xuất và nâng cao
đời sống.
Ngồi tác dụng phản ánh và phân tích nói trên, tài khoản thu nhập và
chi tiêu còn được sử dụng làm cơ sở để Nhà nước đề ra các chính sách xã hội,
chính sách điều tiết thu nhập ( qua hệ thống thuế hoặc các khoản đóng góp bắt
buộc...), xác định các khả năng tích luỹ vốn (từ nguồn trong nước, đi vay hoặc
đầu tư nước ngoài ...).
4.3. Tài khoản vốn –tài sản –tài chính
a. Đối tượng nghiên cứu của tài khoản vốn – tài sản – tài chính.
Tài khoản vốn –tài sản –tài chính là hệ thống chỉ tiêu có liên hệ hữu cơ với
nhau, được trình bày dưới hình thức tài khoản, phản ánh tổng tích luỹ của toàn
bộ nền kinh tế quốc dân, từng khu vực thể chế trong một chu kỳ kinh tế (thường
là một năm) và nguồn vốn cho tổng tích luỹ đó.

Trường đại học kinh tế quốc dân

6


Luận văn tốt nghiệp


Nguyễn Kim Thoa - Thống kê 41A

Đối tượng nghiên cứu của tài khoản vốn - tài sản - tài chính là sự hình thành
và sử dụng nguồn vốn cho tích luỹ.
b. Tác dụng của tài khoản vốn –tài sản –tài chính
Tài khoản vốn –tài sản –tài chính phản ánh tổng gía trị đầu tư tích luỹ bao
gồm : tích luỹ tài sản vật chất cho sản xuất, tích luỹ tài sản tài chính của tồn bộ
nền kinh tế quốc dân cũng như của từng khu vực thể chế. Đồng thời cũng phản
ánh các nguồn vốn cho đầu tư tích luỹ đó.
Tài khoản vốn –tài sản –tài chính là căn cứ để xác định cơ cấu và sự biến
động của từng nguồn vốn, cụ thể: để dành, đi vay, đầu tư từ nước ngoài, chuyển
nhượng hoặc từ phát hành tiền mặt, cơng trái... của tồn bộ nền kinh tế quốc dân
và từng khu vực thể chế .
Thông qua tài khoản này, có thể đánh giá khả năng tích luỹ từ nguồn sản
xuất trong nước, mức độ phụ thuộc vào nguồn vốn nước ngoài, định hướng phát
triển kinh tế xã hội nói chung và phát triển sản xuất nói riêng trên nền tảng hiện có.
4.4. Tài khoản quan hệ kinh tế với nước ngoài
a. Đối tượng nghiên cứu của tài khoản quan hệ kinh tế với nước ngoài
Tài khoản quan hệï kinh tế với nước ngoài là một hệ thống các chỉ tiêu kinh
tế tổng hợp trình bày dưới dạng tài khoản, phản ánh mối quan hệ kinh tế của nền
kinh tế quốc dân với nước ngoài.
Như vậy, đối tượng nghiên cứu của tài khoản quan hệ kinh tế với nước
ngoài là các quan hệ kinh tế của nền kinh tế với nước ngồi. Đó là các quan hệ
kinh tế thường xuyên với nước ngoài như: quan hệ trao đổi hàng hố dịch vụ
(cịn gọi là hoạt động xuất nhập khẩu), quan hệ thu – chi nhân tố sản xuất như:
lao động, vốn, tài sản, các quan hệ thu - chi chuyển nhượng thường xuyên dưới
hình thức bắt buộc và tự nguyện, quan hệ mua bán tài sản vật chất và tài sản tài
chính; và các quan hệ về vốn - tài sản – tài chính với nước ngồi.
b. Tác dụng của tài khoản quan hệ kinh tế với nước ngoài .
Tài khoản quan hệ kinh tế với nước ngồi phản ánh q trình trao đổi, giao

lưu sản phẩm vật chất và dịch vụ, chuyển nhượng hiện hành, chuyển nhượng
vốn, cũng như quan hệ thu nhập về các nhân tố sản xuất với nước ngoài .
Nghiên cứu mối quan hệ cân đối giữa xuất khẩu với nhập khẩu, thu nhập và
chi trả về lợi tức sở hữu các nhân tố sản xuất như: lao động, vốn kinh doanh, đất,
tài nguyên... chuyển nhượng hiện hành dưới hình thức bắt buộc và tự nguyện,
chuyển nhượng vốn (tư bản) dưới hình thức viện trợ, cho khơng, q biếu của
các tổ chức chính phủ và phi chính phủ, vay và cho vay với nước ngồ. Trên cơ
sở đó định ra các chính sách và chiến lược phát triển kinh tế đối ngoại.
Tài khoản quan hệ kinh tế với nước ngồi cịn được sử dụng làm cơ sở để
kiểm tra lại một số chỉ tiêu trong các tài khoản khác, như tài khoản sản xuất, tài
khoản thu nhập và chi tiêu, tài khoản vốn –tài sản –tài chính.
4.5. Bảng vào /ra
Trường đại học kinh tế quốc dân

7


Luận văn tốt nghiệp

Nguyễn Kim Thoa - Thống kê 41A

a. Đối tượng nghiên cứu của bảng I-O
Bảng vào – ra (I/O) là một bộ phận cấu thành, bộ phận trung tâm của SNA,
là hệ thống chỉ tiêu kinh tế tổng hợp trình bày dưới dạng cân đối, cho phép
nghiên cứu quá trình sản xuất, phân phối và sử dụng sản phẩm xã hội theo mật
số ngành kinh tế hoặc ngành sản phẩm.
Đối tượng nghiên cứu của bảng I – O là tồn bộ q trình sản xuất, phân
phối, phân phối lại và sử dụng cuối cùng sản phẩm xã hội.
b. Tác dụng của bảng I –O.
Bảng I – O có tác dụng phản ánh mối liên hệ giữa các ngành kinh tế trong

quá trình sản xuất và sử dụng sản phẩm vật chất trong một thời gian nhất định,
thường là một năm.
Bảng I – O còn là căn cứ để xây dựng định mức chi phí trong kế hoạch sản
xuất, xây dựng công nghệ sản xuất cho từng loại sản phẩm, xây dựng kế hoạch
dự trữ và cung cấp vật tư trong nềøn kinh tế quốc dân.
Ngoài ra, bảng I –O còn là căn cứ nghiên cứu mối liên hệ giữa sản xuất và
sử dụng cũng như cơ cấu nền kinh tế, hiệu quả sản xuất, xây dựng kế hoạch sản
xuất của từng ngành trong mối liên hệ với các ngành kinh tế khác của nền kinh tế
quốc dân, liên hệ kinh tế với nước ngoài về nhu cầu tiêu dùng cuối cùng, tích luỹ
và xuất nhập khẩu…
Mặt khác, nghiên cứu kết hợp ô I và ô III giúp ta xem xét mặt kết cấu giá trị
về chi phí trung gian, giá trị tăng thêm, cịn thơng qua ơ I và ô II giúp ta nghiên
cứu mặt kếtcấu sử dụng sản phẩm vật chất và dịch vụ trong nền kinh tế quốc
dân. Trên cơ sở đó định các chính sách về giá cả, tiêu dùng, thu nhập, về tỷ suất
lãi, tỷ suất thuế… trong từng ngành sản phẩm và toàn bộ nền kinh tế.
4.6 Mối liên hệ giữa các chỉ tiêu trong hệ thống Tài khoản quốc gia.
Hệ thống tài khoản quốc gia bao gồm những tài khoản tổng hợp, mỗi tài
khoản có đặc điểm, nhiệm vụ và mục đích nghiên cứu khác nhau. Mỗi tài khoản
trong hệ thống Tài khoản quốc gia được cấu thành bởi các chỉ tiêu kinh tế tổng
hợp khác nhau. Song giữa chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau. Mối quan
hệ đó được thể hiện thơng qua phương pháp kế tốn kép. Một chỉ tiêu kinh tế
tổng hợp nào đó được thể hiện bên nguồn (thu, có) của tài khoản này, đồng thời
nó cũng được thể hiện bên sử dụng (chi, nợ) của tài khoản khác và ngược lại. Cụ
thể, ta có sơ đồ sau:
TK
Nhập khẩu
Thu - chi
Trả công người SX
Thuế SX
Thặng dư SX


TK
sản xuất

TDCC nhà nước
TDCC hộ gia đình
TLTS cố định

thuần thu LTNT

thuần thu CNHH khác

TK quan hệ
KT với NN

thuần
để dành

TK vốn – tài
Trường đại học kinh tế quốc dân sản - tài chính

8


Luận văn tốt nghiệp

Nguyễn Kim Thoa - Thống kê 41A

TLTS lưu động
Thuần thu CN vốn

Tích luỹ TSQH
Khấu hao TSCĐ

thuần thu về TSTC
Thuần thực tế các khoản nợï

Xuất khẩu
: có tài khoản này và nợ của tài khoản khác.
5. Những khái niệm cơ bản của SNA.
5.1. Hoạt động sản xuất
Hoạt động sản xuất với tư cách là hoạt động tạo ra của cải cho con người.
Vì vậy, nó có một vị trí rất quan trọng trong cuộc sống. Tuy nhiên, có rất nhiều
khái niệm về hoạt động sản xuất dựa trên cơ sở các học thuyết kinh tế khác
nhau.
Trên cơ sở học thuyết tái sản xuất xã hội của Mác- tức là theo quan niệm của
MPS , định nghĩa về hoạt động sản xuất được giới hạn trong phạm vi hẹp, chỉ
bao gồm những hoạt động của con người nhằm tạo ra sản phẩm vật chất hoặc
làm tăng thêm giá trị của những sản phẩm vật chất khi chuyển từ sản xuất đến
tiêu dùng. Và cũng theo quan niệm của MPS cho rằng, chỉ có lao động trong lĩnh
vực sản xuất vật chất mới tạo ra sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân.
Theo quan niệm của SNA, trên cơ sở các lý thuyết kinh tế của thị trường,
đặc biệt là các lý thuyết kinh tế về nhân tố sản xuất và thu nhập, nên định nghĩa
về hoạt động sản xuất có phạm vi rộng hơn. Có rất nhiều dịnh nghĩa về hoạt
động sản xuất, nhưng định nghĩa đầy đủ nhất và thường gặp nhất là:
Hoạt động sản xuất là mọi hoạt động của con người với tư cách là cá nhân
hay một tổ chức bằng năng lực của mình, cùng các yếu tố: tài nguyên, đất đai,
vốn (tư bản), sản xuất ra những sản phẩm vật chất và dịch vụ hữu ích và có hiệu
quả, nhằm thoả mãn nhu cầu sử dụng cho sản xuất, sử dụng cho nhu cầu tiêu
dùng cuối cùng của dân cư và xã hội, tích luỹ tài sản để mở rộng sản xuất và
nâng cao đời sống xã hội, xuất khẩu ra nước ngoài… và q trình này tồn tại,

vận động khách quan, khơng ngừng được lặp đi lặp lại trong các thời kỳ.
Như vậy theo quan niệm của SNA, hoạt động sản xuất có những đặc trưng
sau:
1. Là hoạt động có mục đích của con người, và người khác có thể làm thay
được.
2. Bao gồm cả hoạt động tạo ra sản phẩm vật chất và hoạt động tạo ra sản
phẩm dịch vụ.
3. Sản phẩm vật chất và sản phẩm dịch vụ tạo ra phải hữu ích và phải được
xã hội chấp nhận, tức thoả mãn nhu cầu tiêu dùng của xã hội, của sản xuất, cho
đời sống và cho tích luỹ.

Trường đại học kinh tế quốc dân

9


Luận văn tốt nghiệp

Nguyễn Kim Thoa - Thống kê 41A

Quan niệm về sản suất trên đây của SNA đã mở rộng phạm vi tính tốn các
chỉ tiêu kinh tế tổng hợp trong tất cả các ngành của nền kinh tế quốc dân. Ngồi
ra, nó cịn cho phép phân định hoạt động nào là hoạt động sản xuất, hoạt động
nào là hoạt động phi sản xuất; chi phí nào được tính vào chi sản xuất (tiêu dùng
trung gian), chi phí nào đựơc tính vào tiêu dùng cuối cùng, kết quả nào được tính
vào kết quả sản xuất… Tuy nhiên, trong thực tế, khi xây dựng SNA, phải căn cứ
vào đặc điểm kinh tế xã hội, điều kiện thu thập thông tin và trình độ hạch tốn
thống kê ở mỗi nước mà có những quy điịnh thêm.
5.2. Lãnh thổ kinh tế.
Trong nền kinh tế mở, khi mà tất cả các quốc gia đều có những mối quan hệ

giao lưu kinh tế xét trên tất cả các mặt: sản xuất, xuất nhập khẩu… với nhau và
những mối quan hệ này thường rất đa dạng và phức tạ thì vấn đề đặt ra có tính
nguyên tắc trong SNA là phải xác định rõ ràng và cụ thể phạm vi hạch toán kinh
tế ở từng quốc gia. Để giải quyết vấn đề này, SNA sử dụng hai khái niệm có liên
quan đến nhau rất chặt chẽ với nhau là: lãnh thổ kinh tế, đơn vị thường trú và
đơn vị không thường trú.
* Lãnh thổ kinh tế.
Các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp trong các tài khoản thuộc SNA được tính theo
phạm vi lãnh thổ kinh tế. Lãnh thổ kinh tế của một quốc gia là lãnh thổ địa lý của
quốc gia đó, khơng kể phần địa giới các sứ quán, lãnh sự quán, khu quân sự, cơ
quan làm việc của các tổ chức quốc tế … mà các quốc gia khác, các tổ chức của
Liên Hiệp Quốc, các tổ chức phi Chính phủ… thuê và hoạt động trên lãnh thổ
quốc gia đó và được tính thêm phần địa giới các tổ chức tương ứng của quốc gia
đó thuê và hoạt động trên lãnh thổ địa lý của quốc gia khác, bao gồm :
Lãnh thổ địa lý: đất liền, hải đảo, vùng trời, vùng biển thuộc quốc gia,
trừ phần địa giới các sứ quán, lãnh sự quán, khu vực quân sự, cơ quan làm việc
của các tổ chức quốc tế… mà các quốc gia khác, các tổ chức quốc tế khác thuê
và hoạt động trên lãnh thổ địa lý của quốc gia đó.
Vùng trời, mặt nước, vùng đất nằm ở vùng biển quốc tế mà ở đó quốc
gia được hưởng các quyền đặc biệt về mặt pháp lý như khai thác hải sản, khống
sản, dầu khí..
Vùng lãnh thổ nằm ở nước khác được Chính phủ thuê và hoạt động vì
mục đích ngoại giao, qn sự, khoa học… như các đại sứ quán, lãnh sự quán, các
căn cứ quân sự, trạm nghiên cứu khoa học…
* Đơn vị thường trú và đơn vị không thường trú.
Đơn vị thường trú là các đơn vị kinh tế của quốc gia và nước ngồi có đăng
ký thời gian hoạt động tại lãnh thổ quốc gia đó trên 1 năm và chịu sự quản lý về
luật pháp của quốc gia đó.
Đơn vị thường trú của một quốc gia gồm:


Trường đại học kinh tế quốc dân

10


Luận văn tốt nghiệp

Nguyễn Kim Thoa - Thống kê 41A

Các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội, các đơn vị sản xuất kinh
doanh hoạt động trong các ngành kinh tế thuộc tất cả các thành phần kinh tế, các
hộ gia đình … của quốc gia và đang hoạt động trên lãnh thổ địa lý của quốc gia đó.
- Các đơn vị sản xuất kinh doanh hoạt động trong các ngành kinh tế của
nước ngoài đầu tư trực tiếp, liên doanh… ở quốc gia sở tại vơí thời gian trên 1
năm.
Các toà đại sứ, lãnh sự quán, các tổ chức qn sự… của quốc gia đóng
ở nước ngồi.
Những người trong nước làm thuê, làm hợp đồng ngắn hạn và dài hạn
cho tổ chức quốc tế và nước ngồi đóng ở nước sở tại.
Những người đi làm th có tính chất tạm thời, những người đi công
tác, học tập, buôn bán, du lịch, thăm viếng người thân ở nước ngoài với thời gian
dưới 1 năm.
Ngược với khái niệm đơn vị thường trú là khái niệm đơn vị không thường
trú dùng để chỉ tất cả các tổ chức hay cá nhân không phải là đơn vị thường trú
cuả một quốc gia, bao gồm:
Phần còn lại của các đơn vị thuộc các nước không hoạt động trên lãnh
thổ địa lý Việt nam .
Các đơn vị sản xuất kinh doanh của Việt Nam hoạt động ở nước ngoài
với thời gian trên 1 năm.
Các tổ chức hoặc dân cư nước ngoài hoạt động ở Việt Nam thời gian

dưới 1 năm, kể cả học sinh nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
- Các đại sứ quán, lãnh sự quán, tổ chức quốc phòng, an ninh của nước
ngoài làm việc tại Việt Nam.
Việc xác định đơn vị thường trú và lãnh thổ kinh tế đóng vai trị quan trọng
khi tính các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp để lập các tài khoản. Vì vậy, tuỳ theo điều
kiện kinh tế xã hội mỗi nước, thời gian hoạt động và lợi ích kinh tế của từng đơn
vị hoạt động sản xuất kinh doanh mà có quy định cụ thể cho phù hợp với khả
năng hạch toán và thu thập thông tin.
5.3. Nền kinh tế quốc dân.
Nền kinh tế quốc dân là một hệ thống bao gồm toàn bộ các đơn vị kinh tế
hay chủ thể kinh tế có chức năng hoạt động khác nhau, tồn tại trong mối quan hệ
mật thiết với nhau trên cơ sở phân công lao động xã hội, được hình thành trong
một giai đoạn lịch sử nhất định.
So với quan niệm về nền kinh tế quốc dân của MPS, quan niệm về nền kinh
tế quốc dân của SNA có nhiều điểm khác nhau:
- Theo MPS: nền kinh tế quốc dân gắn liền với lãnh thổ địa lý. Theo lãnh
thổ địa lý, nền kinh tế quốc dân là tổng thể các đơn vị kinh tế thường trú và
không thường trú trong phạm vi lãnh thổ nghiên cứu, tồn tại trong mối quan hệ

Trường đại học kinh tế quốc dân

11


Luận văn tốt nghiệp

Nguyễn Kim Thoa - Thống kê 41A

hữu cơ với nhau, thực hiện các chức năng khác nhau trong hệ thống phân công
lao động xã hội.

Theo SNA: nền kinh tế quốc dân gắn liền với lãnh thổ kinh tế. Theo
lãnh thổ kinh tế, nền kinh tế quốc dân là tổng thể các đơn vị kinh tế thường trú
của lãnh thổ nghiên cứu, tồn tại trong mối quan hệ hữu cơ với nhau, thực hiện
các chức năng khác nhau trong hệ thống phân công lao động xã hội.
6. Các phân tổ chủ yếu của SNA.
Để phân tích q trình sản xuất cũng như quá trình tạo thu nhập lần đầu và
phân phối thu nhập, nghiên cứu cơ cấu của nền kinh tế quốc dân và mối quan hệ
tỷ lệ giữa các ngành kinh tế, các khu vực thể chế và các khu kinh tế.., trong
SNA thường sử dụng phương pháp phân tổ .
Trong hệ thống tài khoản quốc gia có sử dụng các phân tổ chủ yếu sau:
6.1 Phân tổ theo khu vực thể chế.
Để phản ánh mối quan hệ giao dịch kinh tế giữa các đơn vị hoạt động trong
nền kinh tế, trong hệ thống tài khoản quốc gia đã phân loại các đơn vị hoạt động
đó thành các nhóm lớn theo từng khu vực thể chế dựa trên các đặc điểm về
nguồn vốn, mục đích và lĩnh vực hoạt động của chúng.
Khu vực thể chế là tập hợp các chủ thể kinh tế có tư cách pháp nhân, có
quyền ra quyết định về kinh tế và tài chính, có nguồn vốn hoạt động, mục đích
và lĩnh vực hoạt động giống nhau.
Căn cứ để phân các đơn vị hoạt động theo từng khu vực thể chế là:
có cùng chức năng hoạt động hoặc có cùng chức năng hoạt động tương tự
nhau.
- nguồn kinh phí cho hoạt động tương tự nhau.
các đơn vị đó là những chủ thể kinh tế có tư cách pháp nhân, hạch tốn
độc lập, có quyền thu chi, mở tài khoản.
Căn cứ vào nguyên tắc trên, nền kinh tế quốc dân của mỗi quốc gia được
phân thành 5 khu vực thể chế:
Khu vực thể chế Nhà nước: bao gồm các đơn vị quản lý Nhà nước, an
ninh quốc phòng, bảo đảm xã hội, nghiên cứu khoa học, hoạt động sự nghiệp về
y tế, văn hoá, giáo dục, thể thao… Nguồn kinh phí để chi tiêu cho các đơn vị này
do ngân sách Nhà nước cấp.

- Khu vực thể chế tài chính: gồm các đơn vị có chức năng hoạt động kinh
doanh tiền tệ, ngân hàng, tín dụng, bảo hiểm… Nguồn kinh phí để hoạt động của
các đơn vị chủ yếu dựa vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh tiền tệ và tài
chính của đơn vị.
- Khu vực thể chế phi tài chính: gồm các đơn vị có chức năng sản xuất
kinh doanh sản phẩm hàng hoá và dịch vụ thuộc các lĩnh vực nơng nghiệp, cơng
nghiệp, xây dựng, thương nghiệp… Nguồn kinh phí hoạt động chủ yếu dựa vào
kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh sản phẩm hàng hoá - dịch vụ của đơn vị.
Trường đại học kinh tế quốc dân

12


Luận văn tốt nghiệp

Nguyễn Kim Thoa - Thống kê 41A

Khu vực thể chế vô vị lợi: gồm các đơn vị sản cung cấp các dịch vụ
phục vụ nhu cầu tiêu dùng sinh hoạt, tín ngưỡng của dân cư như: các hiệp hội,
các hội từ thiện, các tổ chức tín ngưỡng… Nguồn kinh phí hoạt động chủ yếu
dựa vào sự đóng góp tự nguyện của các thành viên, sự đóng góp và giúp đỡ của
các tổ chức.
Khu vực thể chế hộ gia đình. Hộ gia đình dân cư vừa là đơn vị tiêu
dùng cuối cùng, vừa là đơn vị sản xuất có chức năng sản xuất ra sản phẩm vật
chất và dịch vụ. Khu vực hộ gia đình bao gồm tồn bộ các hộ gia đình dân cư với
tư cách là đơn vị tiêu dùng và đơn vị sản xuất các thể. Nguồn kinh phí chủ yếu
để chi tiêu của các hộ gia đình dựa vào sản xuất kinh doanh cá thể, thu nhập và
tiền lương, lãi tiền gửi ngân hàng …
Phân tổ theo khu vực thể chế sẽ giúp cho việc xác định các chỉ tiêu kinh tế
tổng hợp được chính xác hơn, phạm vi nghiên cứu rợng hơn, đa dạng hơn để

phục vụ công tác lãnh đạo các cấp và quản lý nền kinh tế ở tầm vĩ mô đạt kết quả
cao nhất.
6.2 Phân ngành kinh tế quốc dân.
Phân ngành kinh tế quốc dân là sự phân chia nền kinh tế quốc dân thành các
ngành kinh tế khác nhau dựa trên cơ sở vị trí, chức năng hoạt động của các đơn
vị kinh tế hay chủ thể kinh tế trong hệ thống phân công lao động xã hội.
Việc phân loại các hoạt động kinh tế vào các ngành kinh tế thích hợp phải
căn cứ vào các nguyên tắc sau:
- Phải căn cứ vào học thuyết phân công lao động xã hội và trình độ phân
cơng lao động xã hội.
- Phải căn cứ vào yêu cầu và trình độ quản lý kinh tế của đất nước trong
từng thời kỳ.
Tức là phải căn cứ vào đặc trưng của các đơn vị sản xuất kinh doanh, các tổ
chức có chức năng hoạt động giống nhau hoặc gần giống nhau.
- Phải đáp ứng được yêu cầu của công tác so sánh quốc tế.
Đơn vị gốc tham gia phân ngành kinh tế quốc dân là các đơn vị kinh tế
có tư cách pháp nhân tức là có hạch tốn độc lập hoặc tự hạch toán.
- Phải dựa vào chức năng và đặc điểm chủ yếu của các đơn vị kinh tế.
- Phải thường xuyên hoàn thiện hệ thống phân ngành kinh tế quốc dân.
Trên cơ sở phạm trù sản xuất theo SNA, dựa trên nguyên tắc chung về phân
ngành kinh tế quốc tế, toàn bộ hoạt động sản xuất của quốc gia được chia thành 3
khu vực:
- Khu vực 1: gồm những hoạt động khai thác sản phẩm từ tự nhiên như:
Nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản.
Khu vực 2: bao gồm những hoạt động khai thác và chế biến sản phẩm
từ mỏ các loại, công nghiệp chế biến; sản xuất và phân phối điện, nước ga; xây dựng.

Trường đại học kinh tế quốc dân

13



Luận văn tốt nghiệp

Nguyễn Kim Thoa - Thống kê 41A

- Khu vực 3: bao gồm những hoạt động dịch vụ: thương nghiệp, vận tải,
bưu chính viễn thơng, quản lý Nhà nước, an ninh quốc phòng…
Phân ngành kinh tế quốc dân có tác dụng vơ cùng quan trọng trong việc xác
định cơ cấu kinh tế, xác định mối quan hệ kinh tế giữa các ngành nhằm đảm bảo
tốc độ tăng trưởng của từng ngành và toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Từ đó phân
tích, đánh giá thực trạng nền kinh tế, phục vụ việc xây dựng các chủ trương,
chính sách nhằm chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo mục tiêu chiến lược trong từng
giai đoạn lịch sử của kinh tế đất nước.
Xét trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế, phân ngành kinh tế quốc dân đã mô tả
chi tiết hơn, chính xác hơn, cụ thể hơn một bước của phân loại theo khu vực thể
chế.
6.3. Phân tổ theo sản phẩm.
Nếu phân ngành kinh tế, về cơ bản vẫn dựa vào chức năng sản xuất chính
của từng đơn vị hoạt động kinh tế, trong đó bao gồm nhiều loại sản phẩm dịch vụ
thuộc ngành kinh tế khác nhau thì phân theo ngành sản phẩm dựa vào :
- Những sản phẩm dịch vụ có cùng cơng dụng.
Những sản phẩm dịch vụ có cùng quy trình cơng nghệ sản xuất tương tự
nhau.
- Sử dụng nguyên vật liệu chủ yếu tương tự nhau.
Phân theo ngành sản phẩm sẽ chi tiết hơn nữa đối với từng ngành kinh tế,và
được sử dụng trong bảng I/O, trong cơng tác kiểm kê sản phẩm hàng hố, tồn
kho, tài sản cố định, hàng hoá xuất nhập khẩu…
6.4 Phân tổ theo thành phần kinh tế.
Phân theo thành phần kinh tế là căn cứ vào chế độ sở hữu đối với các yếu tố

sản xuất và kết quả sản xuất để tập trung các đơn vị hay chủ thể kinh tế của nền
kinh tế quốc dân thành từng nhóm khác nhau.
Phân theo thành phần kinh tế là căn cứ quan trọng để hoạch định các chính
sách phát triển kinh tế- xã hội đúng đắn, khuyến khích các thành phần kinh tế
phát triển, đồng thời củng cố và hoàn thiện quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa.
Theo Nghị Quyết Đại Hội 9 của Đảng và Nhà nước, các thành phần kinh tế
nước ta hiện nay gồm có:
1.
Kinh tế Nhà nước.
2.
Kinh tế tập thể
3.
Kinh tế cá thể và tiểu chủ.
4.
Kinh tế tư bản tư nhân
5.
Kinh tế hỗn hợp
6.
Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
6.5 Phân tổ theo vùng lãnh thổ.

Trường đại học kinh tế quốc dân

14


Luận văn tốt nghiệp

Nguyễn Kim Thoa - Thống kê 41A


Phân theo vùng lãnh thổ là căn cứ vào các đặc điểm về tự nhiên, quản lý
hành chính và kinh tế xã hội phân chia nền kinh tế quốc dân của mỗi quốc gia
ra thành các vùng, các lãnh thổ khác nhau.
Phân tổ theo vùng, lãnh thổ có ý nghĩa quan trọng trong việc nghiên cứu sự
phân bổ các nguồn lực và kết quả của nền sản xuất xã hội theo vùng, lãnh thổ.
đánh giá trình độ phát triển kinh tế xã hội của từng vùng, lãnh thổ và so sánh
giữa các vùng, lãnh thổ với nhau. Trên cơ sở đó đề ra các chính sách quản lý
kinh tế xã hội hợp lý, tạo điều kiện để các vùng, lãnh thổ phát triển đồng đều.
6.6 Phân tổ giao dịch.
Đây là phân tổ riêng của SNA. Phân tổ giao dịch là căn cứ vào tính chất giao
dịch để phân chia các giao dịch trong nền kinh tế thành các loại khác nhau, gồm
- Mua bán sản phẩm.
- Trả và nhận lương.
- Trả và nhận lãi tiền vay.
- Trả và nhận dịchvụ bảo hiểm.
- Thuế thu nhập.
- Đóng góp cho các tổ chức vơ vị lợi.
- Chuyển nhượng…
Mỗi loại phân tổ có tác dụng và ý nghĩa khác nhau, chúng phản ánh cơ cấu
nền kinh tế theo một góc độ nghiên cứu nhất định. Vì vậy, tuỳ theo mục đích
nghiên cứu mà SNA sử dụng loại phân tổ nhất định.
7. Các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp chủ yếu trong hệ thống tài khoản quốc gia.
Trong hệ thống tài khoản quốc gia sử dụng các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp sau:
7.1 Tổng giá trị sản xuất (Gross output-GO)
Tổng giá trị sản xuất là chỉ tiêu kinh tế phản ánh toàn bộ giá trị của sản
phẩm do lao độngtrong các ngành kinh tế của nền kinh tế quốc dân tạo ra trong
1 thời kỳ nhất định, tức là phản ánh kết quả sản xuất của toàn bộ nền kinh tế
theo từng thời kỳ: tháng, quý, 6 tháng, năm, thường là một năm.
GO được xác định theo 3 phương pháp:
a. Phương pháp xí nghiệp.

Theo phương pháp này, lấy xí nghiệp làm đơn vị tính, thực chất là tổng giá
trị sản xuất của tất cả các xí nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau
trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
n

GOXN =  GO XN1.
i 1

b. Phương pháp ngành.
Lấy ngành làm đơn vị tính, thực chất là tổng cộng giá trị sản xuất của tất cả
các ngành trong nền kinh tế quốc dân.
20 (17 )

GONGàNH =

 GO ngành I
I 1

Trường đại học kinh tế quốc dân

15


Luận văn tốt nghiệp

Nguyễn Kim Thoa - Thống kê 41A

=GOXN I - giá trị sản phẩm chu chuyển
giữa các xí nghiệp cùng 1 ngành.
c. Phương pháp kinh tế quốc dân.

Phương pháp này lấy nền kinh tế quốc dân làm đơn vị tính, phản ánh được
kết quả sản xuất của nền kinh tế quốc dân.
GOKTQD = GONGàNH - giá trị sản phẩm chu chuyển
giữa các ngành của nền kinh tế quốc dân.
Thực chất của 3 phương pháp này là loại trừ dần phần bị tính trùng giá trị
sản phẩm của các xí nghiệp, của các ngành trong nền kinh tế quốc dân.
Cả 3 phương pháp này không được sử dụng để tính GO cho các xí nghiệp,
các doanh nghiệp mà được áp dụng để tính GO của tồn nền kinh tế quốc dân
7.2. Chi phí trung gian.
Chi phí trung gian là một bộ phận cấu thành tổng giá trị sản xuất, là chi phí
sản phẩm các ngành khác nhau để sản xuất sản phẩm của một ngành nào đó,
bao gồm chi phí vật chất: nguyên vật liệu chính phụ, bán thành phẩm, nhiên
liệu … và chi phí dịch vụ: cước phí vận tải, bưu điện, chi phí tuyên truyền, quảng
cáo …
Khi tính chi phí trung gian cần chú ý các nguyên tắc sau:
Chỉ tính những yếu tố nào đã được tính vào tổng giá trị sản xuất mới
được tính vào chi phí trung gian.
Giá tính chi phí trung gian là giá sử dụng khi tính giá trị sản xuất của
các yếu tố thuộc chi phí trung gian.
7.3 Tổng sản phẩm quốc nội( Gross Domestic Product – GDP)
7.4 Tổng thu nhập quốc gia (Gross National Income -GNI)
GNI =GDP +nhân tố sản xuất.
7.5 Thu nhập quốc gia (National Income – NI)
NI= GNI – KHTSCĐ.
7.6 Thu nhập quốc gia sử dụng(National Disposable Income – NDI)
NDI= NI +  chuyển nhượng hiện hành
7.7 Tiêu dùng cuối cùng(Final Consumption - C)
Tiêu dùng cuối cùng là một phần của Tổng sản phẩm xã hội sử dụng để
thoã mãn nhu cầu tiêu dùng đời sống, sinh hoạt của các nhân dân cư, hộ gia đình
và nhu cầu tiêu dùng chung của xã hội (Nhà Nước), gồm: tiêu dùng cuối cùng

của dân cư và tiêu dùng cuối cùng của Nhà nước.
7.8 Tổng tích luỹ tài sản (Gross Capital Formation)
Tổng tích luỹ tài sản là một bộ phận của GDP được sử dụng để đầu tư tăng
tài sản nhằm mở rộng sản xuất và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của
dân cư, gồm tích luỹ tài sản cố định, tích luỹ tài sản lưu động và tích luỹ tài sản
quý hiếm.
7.9. Xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ.
Trường đại học kinh tế quốc dân

16


Luận văn tốt nghiệp

Nguyễn Kim Thoa - Thống kê 41A

Xuất nhập khẩu hàng hố và dịch vụ bao gồm tồn bộ sản phẩm vật chất và
dịch vụ được mua bán, trao đổi, chuyển nhượng… giữa các đơn vị thường trú
của nước ta với các đơn vị thường trú của nước ngoài.
7.10.Để dành (Sn).
Để dành là phần tiết kiệm hoặc để dành từ nội bộ nền kinh tế, là một trong
những nguồn vốn để tích luỹ tài sản.
Để dành được tính cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân và từng khu vực thể
chế. Có 3 loại để dành:
+ Để dành từ thu nhập trong nước:
Sn = GDPthuần – TDCC
= GDP – C1- TDCC
+ Để dành từ thu nhập quốc gia
Sn = NI – TDCC
= GNI – C1- TDCC

+ Để dành từ thu nhập quốc gia sử dụng
Sn = NDI – TDCC.
II. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VA VÀ GDP
1. Khái niệm.
Giá trị tăng thêm (VA- Value Added) và tổng sản phẩm trong nước ( GDPGross Domestic Product) là một bộ phận của giá trị sản xuất còn lại sau khi trừ
đi chi phí trung gian. Đó là một bộ phận giá trị mới do lao động sản xuất tạo ra
và khấu hao tài sản cố định trong một thời kỳ nhất định thường là một năm.
Giá trị tăng thêm và Tổng sản phẩm trong nước là chỉ tiêu tuyệt đối thời kỳ,
được tính theo đơn vị giá trị (theo giá hiện hành, giá so sánh).
2. Nội dung kinh tế các yếu tố cấu thành GDP.
GDP được cấu thành bởi 4 yếu tố cơ bản sau:
- Giá trị công lao động của người sản xuất.
- Thuế sản xuất (không kể trợ cấp sản xuất).
- Khấu hao tài sản cố định.
- Thặng dư sản xuất.
Nếu đứng ở giác dộ người sản xuất (tức người lập tài khoản sản xuất) thì 4
yếu tố cấu thành trên là những khoản chi phí mà chủ sản xuất thực hiện trong
thời kỳ sản xuất để làm tăng giá trị sản phẩm được sản xuất ra.
Nếu đứng ở giác độ người thu nhập trong sản xuất (tức người lập tài khoản
thu nhập chi tiêu, tài khoản vốn tài sản tài chính) thì 4 yếu tố trên là những khoản
thu nhập để tiêu dùng (đối người lập tài khoản thu nhập chi tiêu) hoặc là thu
nhập để đầu tư tích luỹ vốn tài sản (đối với người lập tài khoản vốn tài sản tài
chính)
2.1. Trả cơng cho người lao động (Compensation of employees).
Trường đại học kinh tế quốc dân

17


Luận văn tốt nghiệp


Nguyễn Kim Thoa - Thống kê 41A

Trả cơng lao động cho người sản xuất là tồn bộ các khoản thu nhập mà
người sanû xuất nhận được từ cơng lao động của mình được chủ sản xuất huy
động sử dụng trong quá trình sản xuất .
Thực chất chỉ tiêu này là tồn bộ các khoản chi phí mà chủ sản xuất trả cho
người trực tiếp sản xuất để bù đắp lại sức lao dộng đã hao phí trong quá trình sản
xuất tạo ra sản phẩm mới.
Thu nhập về tiền công lao động của người sản xuất (gồm tiền mặt, hiện vật)
được thể hiện ở những khoản sau;
- Tiền lương.
- Trả tiền cơng lao động.
- Trích bảo hiểm xã hội.
- Các khoản thu nhập có tính chất khác: tiền ăn trưa, ca ba; tiền bồi dưỡng
độc hại; tiền hao mòn, xe máy, xe đạp cho CNVC đi làm việc thường ngày; tuền
phong bao hội nghị về chuyên ngành; tiêng phụ cấp lưu trú, tiền đi công tác…
2.2. Thuế sản xuất (Tax on production).
Thuế sản xuất là toàn bộ các khoản đóng góp theo nghĩa vụ của mọi hoạt
động sản xuất trên lãnh thổ kinh tế của quốc gia đóng góp vào ngân sách nhà
nước trong năm (khơng kể phần trợ cấp của Nhà nước cho những hoạt động sản
xuất đặc biệt vì mục đích chính trị, xã hội).
Thuế sản xuất bao gồm các khoản sau:
- Thuế phải nộp.
+ Thuế doanh nghiệp.
+ Thuế mơn bài.
+ Thuế hàng hố.
+ Thuế bn chuyến.
+ Thuế nông nghiệp.
+ Các loại thuế sản xuất khác.

- Các loại phí phải nộp
+ Phí giao thơng.
+ Phí cầu phà
+ Phí hộ chiếu, giấy tờ khác.
+ Các loaiï phí phải nộp khác.
Tồn bộ các loại thuế, phí mà các đơn vị sản xuất kinh doanh phải nộp vào
ngân sách được hạch tốn vào giá thành sản phẩm thì mới đưa vào điều khoản
thuế sản xuất và là một yếu tố của GDP.
2.3. Khấu hao tài sản cố định (Consumption of fixed capital).
Khấu hao tài sản cố định là toàn bộ giá trị hao mòn của mọi tài sản cố định
tham gia vào quá trình sản xuất xã hội trong năm.
2.4. Thặng dư sản xuất (Operating surplus).

Trường đại học kinh tế quốc dân

18


Luận văn tốt nghiệp

Nguyễn Kim Thoa - Thống kê 41A

Thặng dư sản xuất là phần giá trị kết dư giữa giá trị sản xuất với các yếu tố
phát sinh trong q trình sản xuất:
- Chi phí sản phẩm vật chất và sản phẩm dịch vụ cho sản xuất.
- Trả công lao động cho người sản xuất.
- Thuế sản xuất (không kể trợ cấp sản xuất của Nhà nước) nộp vào ngân
sách Nhà nước.
- Hao mòn tài sản cố định.
Về bản chất, thặng dư sản xuất chỉ phát sinh ở những ngành hoạt động mang

tính chất sản xuất kinh doanh và là phần nguồn cho việc chi trả lợi tức sở hữu
trong quan hệ sản xuất.
3. Vị trí và ý nghĩa kinh tế của chỉ tiêu GDP.
3.1. Vị trí của GDP trong hệ thống tài khoản quốc gia SNA.
Như đã trình bày ở trên, hệ thống tài khoản chính, chủ yếu của SNA được
thiết lập nhằm phản ánh kết quả một quá trình sản xuất trên lãnh thổ kinh tế của
một quốc gia trong một thời kỳ kế toán (thường là một năm); phản ánh quá trình
phân phối lần đầu và phân phối lại kết quả sản xuất đó vào các mục đích tiêu
dùng (TDCC Nhà nước, TDCC dân cư), tích luỹ (TLTS cố định, TS lưu động,
TS quý hiếm), đồng thời cũng phản ánh kết quả các mối quan hệ kinh tế (mua
bán, chuyển nhượng, vay vốn…) cuả quốc gia với bên ngoài quốc gia. Như vậy,
điểm chủ đạo và cũng là mấu chốt được được thể hiện trong các tài khoản đó là
chỉ tiêu giá trị (được phân chia ra các yếu tố) phản ánh kết quả của nền sản xuất
thực hiện trên lãnh thổ kinh tế của quốc gia trong 1 năm; bởi lẽ, có kết quả sản
xuất (mà chủ yếu phản ánh khối lượng sản phẩm mới tăng thêm trong năm do
các ngành sản xuất đóng góp ) mới có các q trình phân phối xã hội: Phân phối
lần đầu và phân phối lại; mới có các mối quan hệ kinh tế với bên ngoài (quốc
gia khác, các tổ chức quốc tế khác và các tổ chức phi chính phủ…). Chỉ tiêu
phản ánh kết quả của mọi hoạt động trên nền kinh tế của một quốc gia sau 1 năm
hoặc quý là GDP.
Trong hệ thống các tài khoản chính được xây dựng, GDP bằng tổng các chi
phí tạo nên các yếu tố hình thành các điều khoản trong tài khoản sản xuất và như
vậy cũng bằng tổng các điều khoản mang tính thu nhập trong tài khoản thu nhập
và chi tiêu. Trên thực tế của nền sản xuất xã hội, các yếu tố hình thành các điều
khoản gốc tạo nên GDP (các điều khoản của tài khoản sản xuất), qua sự vận
động giá trị trong các mối quan hệ kinh tế (mua bán, chuyển nhượng, vay
mượn…) sẽ tạo ra các khoản thu nhập và sử dụng các khoản thu nhập đó. Các
mối quan hệ kinh tế khơng chỉ diễn ra trong nền kinh tế quốc gia mà cịn diễn ra
tại biên giới giữa quốc gia đó với quốc gia khác và thậm chí ngay tại lãnh thổ
kinh tế của các nước khác (ví dụ, đồn xiếc VN sang lưu diễn ở Lào 1 tháng. Với

dịch vụ biểu diễn và những chi phí mà đồn sử dụng ở những nơi lưu diễn thể

Trường đại học kinh tế quốc dân

19


Luận văn tốt nghiệp

Nguyễn Kim Thoa - Thống kê 41A

hiện những mối quan hệ kinh tế giữa đơn vị thường trú của VN với các đơn vị
thường trú của Lào ngay tại quốc gia Lào).

Trường đại học kinh tế quốc dân

20



×