Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

Công tác kiểm tra hoạt động sư phạm nhà giáo tại trường THCS Nhị Thành, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (844.32 KB, 22 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC TP. HỒ CHÍ MINH
––––––––––––––––––––––––––

TIỂU LUẬN CUỐI KHĨA
Lớp bồi dưỡng CBQLTrung học Long An
Năm 2021
Tên tiểu luận:
CÔNG TÁC KIỂM TRA
HOẠT ĐỘNG SƯ PHẠM NHÀ GIÁO
TRƯỜNG THCS NHỊ THÀNH ,
HUYỆN THỦ THỪA, TỈNH LONG AN

Học viên: Võ Thị Linh Duyên
Đơn vị công tác: Trường THCS Nhị Thành,
huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An

1


1. Lý do chọn đề tài
1.1. Lý do pháp lý.
Đại hội XIII của Đảng ta xác định rõ mục tiêu của giáo dục và đào tạo trong
giai đoạn tới, nhằm xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện, có sức khoẻ,
năng lực, trình độ, có ý thức, trách nhiệm cao đối với bản thân, gia đình, xã hội và Tổ
quốc và “Chú trọng giáo dục phẩm chất, năng lực sáng tạo và các giá trị cốt lõi, nhất
là giáo dục tinh thần yêu nước, tự hào, tự tôn dân tộc, khơi dậy khát vọng phát triển,
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Gắn giáo dục tri thức, đạo đức, thẩm mỹ, kỹ năng sống
với giáo dục thể chất, nâng cao tầm vóc con người Việt Nam, đáp ứng yêu cầu xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc.Việt Nam trong thế kỷ XXI, khẳng định triết lý nhân sinh mới
của nền giáo dục nước nhà “dạy người, dạy chữ, dạy nghề”.


Điều lệ Trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thơng và trường phổ
thơng có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư số: 12/2011/TT-BGDĐT ngày
28/3 /2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo nêu rõ: Nhiệm vụ và quyền hạn của
trường trung học là “Quản lý giáo viên, cán bộ, nhân viên theo quy định của pháp
luật” Nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng là “Quản lý giáo viên, nhân viên; quản
lý chuyên môn; phân công công tác, kiểm tra, đánh giá xếp loại giáo viên, nhân viên”.
Thông tư số 39/2013/TT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày
04/12/2013 hướng dẫn về thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục, Bộ
GD&ĐT đã chỉ đạo các sở GD&ĐT đã triển khai thực hiện đổi mới hoạt động thanh
tra theo hướng chuyển nội dung từ thanh tra hoạt động chuyên môn sang thanh tra
công tác quản lý. Thanh tra hoạt động sư phạm nhà giáo là xem xét, đánh giá việc thực
hiện nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục và các công tác khác của nhà giáo theo quy định
của Luật Giáo dục, Điều lệ trường, quy chế tổ chức và hoạt động của các cơ sở giáo
dục khác do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và những quy định khác có
liên quan.
Nghị định số 42/2013/NĐ-CP về tổ chức hoạt động thanh tra giáo dục ngày
09/05/2013 qui định nguyên tắc hoạt động thanh tra giáo dục tại khoản 1 điều 4 như
sau : “Hoạt động thanh tra giáo dục phải tuân theo pháp luật, bảo đảm chính xác,
khách quan, trung thực, công khai, dân chủ, kịp thời”.

2


Như vậy muốn đổi mới chất lượng giáo dục đào tạo tất yếu phải đổi mới quản lý
giáo dục, đặc biệt là đổi mới thanh tra giáo dục. Để nâng cao chất lượng giáo dục đào
tạo chúng ta phải nâng cao chất lượng nhà trường, thông qua nâng cao chất lượng đội
ngũ giáo viên, bởi vì giáo viên là nhân tố quyết định sự thành bại của giáo dục. Chúng
ta có rất nhiều cách để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, trong đó bao gồm cả
cơng tác kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên.
1.2. Lý do lý luận.

Kiểm tra là một trong những chức năng cơ bản của quản lý. Đó là cơng việc –
hoạt động nghiệp vụ mà người quản lý ở bất kỳ cấp nào cũng phải thực hiện. Đồng chí
Lênin đã nói: “Lãnh đạo mà khơng kiểm tra thì coi như khơng lãnh đạo”. Trong lĩnh
vực giáo dục, hoạt động kiểm tra là một chức năng quan trọng trong công tác quản lý
của Hiệu trưởng. Qua công tác kiểm tra, Hiệu trưởng sẽ hiểu rõ hoạt động của các cấp
có phù hợp với các yêu cầu, nhiệm vụ, mục tiêu, kế hoạch của nhà trường hay khơng.
Trên cơ sở đó Hiệu trưởng có cơ sở chuẩn xác để điều chỉnh kịp thời các quyết định
cho phù hợp mục tiêu và yêu cầu kế hoạch đã đề ra
Hoạt động sư phạm của giáo viên là tồn bộ hoạt động mang tính nghề nghiệp
của người giáo viên, từ việc chuẩn bị bài, giảng dạy, giáo dục học sinh ở trong và
ngoài lớp đến việc thực hiện các qui định về chuyên môn như: thực hiện chương trình,
kiểm tra và chấm bài học sinh, đảm bảo đầy đủ các yêu cầu về hồ sơ chuyên môn, tự
bồi dưỡng và tham gia bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ…và thực hiện các công việc
chuyên môn khác theo yêu cầu của các cấp quản lý. Đặc biệt, hoạt động sư phạm của
giáo viên còn thể hiện qua phẩm chất đạo đức lối sống của giáo viên. Kiểm tra hoạt
động sư phạm của giáo viên có ý nghĩa:
- Giúp Hiệu trưởng có thơng tin đầy đủ, chính xác về thực trạng hoạt động sư
phạm của giáo viên trong đơn vị mình, là cơ sở trong việc phân cơng, bố trí sử dụng,
đào tạo, bồi dưỡng, xếp loại, đãi ngộ giáo viên một cách hợp lý;
- Phát hiện, lựa chọn, phổ biến kinh nghiệm giảng dạy, giáo dục, tạo nội lực
cho giáo viên hồn thành tốt hơn nhiệm vụ của mình đồng thời uốn nắn, điều chỉnh
những sai sót lệch lạc trong quá trình giảng dạy, giáo dục nhằm nâng cao năng lực sư
phạm, nâng cao nhận thức, giữ gìn đạo đức, nhân cách của nhà giáo, nâng cao chất
lượng đào tạo của nhà trường, góp phần phát triển hệ thống giáo dục quốc dân;

3


- Tạo động lực để giáo viên có ý thức tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chun
mơn nghiệp vụ và tự kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ;

- Giúp Hiệu trưởng nhận rõ kế hoạch, việc phân công, điều hành, chỉ đạo… có
khoa học, khả thi khơng, từ đó có các biện pháp điều chỉnh, giải quyết kịp thời những
khó khăn của giáo viên nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động dạy học, giáo dục.
1.3. Lý do thực tiễn.
Tại Trường THCS Nhị Thành, trong công tác quản lý nhà trường Trung học cơ
sở, trong đó có cơng tác kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên là khâu hết sức
quan trọng. Ban kiểm tra nội bộ nhiều năm qua tiến hành công tác kiểm tra nội bộ nói
chung, cũng như kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên nói riêng, đã đạt được một
số kết quả đáng kể, song trong hoạt động của mình ngồi các Thông tư hướng dẫn của
Bộ GD&ĐT, các văn bản, các tài liệu nghiệp vụ chuyên ngành được cụ thể hóa thành
các kế hoạch thanh tra hằng năm và được báo cáo tổng kết khi kết thúc năm học thì
chưa có nhiều tài liệu về thanh, kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên, để lực
lượng cán bộ kiểm tra tham khảo, học tập nên cịn có nhiều hạn chế, khó khăn, đặc biệt
là về nghiệp vụ thanh, kiểm tra.
Vì vậy, yêu cầu bức xúc hiện nay là phải nghiên cứu thực trạng công tác kiểm
tra hoạt động sư phạm của giáo viên THCS, từ đó đề xuất các kế hoạch hành động
nhằm nâng cao chất lượng của công tác kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên, để
qua kiểm tra đánh giá, tư vấn thúc đẩy, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ giáo
viên THCS, cũng như giúp Hiệu trưởng quản lí, sử dụng, bồi dưỡng và đãi ngộ họ một
cách thoả đáng, hợp lí hơn.
Từ những nguyên nhân trên, tôi chọn đề tài tiểu luận là: “Công tác kiểm tra
hoạt động sư phạm nhà giáo tại trường THCS Nhị Thành, huyện Thủ Thừa, tỉnh
Long An ”, nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của trường THCS Nhị
Thành trong giai đoạn mới.
2. Phân tích tình hình thực tế về cơng tác kiểm tra hoạt động sư phạm nhà giáo
của Hiệu trưởng, Tổ trưởng chuyên môn trường THCS Nhị Thành, Thủ Thừa,
Long An trong thời gian qua.
2.1. Khái quát về Trường THCS Nhị Thành:
Trường THCS Nhị Thành thuộc ấp 1, xã Nhị Thành, có tổng diện tích 5262,7 m.
Trường nằm dọc theo lộ nhựa, gần Ủy ban nhân dân xã Nhị Thành. Địa bàn xã khá

4


rộng với diện tích tự nhiên là 1200 ha, có 7 ấp. Tồn xã có 1864 hộ dân và 8374 nhân
khẩu. Địa bàn này có nhiều hệ thống sơng, rạch phục vụ tốt cho sản xuất nông nghiệp.
Nhân dân nơi đây sống chủ yếu bằng nghề nơng, một số ít hộ là cán bộ công chức, làm
cơ sở mộc, buôn bán nhỏ và làm cơng nhân.Tổng diện tích hiện nay của trường THCS
Nhị Thành là 2102 m 2 cơ sở vật chất gồm 17 phòng học đủ để dạy cho 78 lớp, học 1
ca/ ngày, 01 phòng Tin học, 3 phịng Thực hành, 2 phịng Nghe nhìn, 1 phịng Truyền
thống, 1 phòng Thư viện, 1 phòng y tế; 1 phòng Đồn thể,1 phịng Thiết bị, 01 phịng
giáo viên, đáp ứng được yêu cầu cơ bản của đổi mới giáo dục.
Được sự chỉ đạo của Sở GD-ĐT, Phòng GD-ĐT Thủ Thừa, của chính quyền
các cấp cùng với sự cố gắng phấn đấu của đội ngũ cán bộ, giáo viên, cha mẹ học sinh
và học sinh, Trường THCS Nhị Thành đã từng bước khẳng định được uy tín, chất
lượng của trường so với các trường trong Huyện. Nhà trường đã xây dựng được đội
ngũ giáo viên tương đối đồng đều về chuyên mơn, nghiệp vụ. Hằng năm, trường đều
có giáo viên tham gia Hội thi đổi mới phương pháp dạy học cấp Huyện, cấp Tỉnh đạt
thành tích cao. Đã có cán bộ, giáo viên được công nhận danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp
cơ sở, cấp Tỉnh, . Đặc biệt, trong nhiều năm qua, nhà trường đều có học sinh đạt giải
học sinh giỏi cấp Huyện, Tỉnh.
Trường có Chi bộ Đảng gồm 14 đảng viên, liên tục đạt Chi bộ trong sạch vững
mạnh tiêu biểu, giữ vai trò hạt nhân lãnh đạo trong toàn bộ hoạt động của nhà trường.
Các tổ chức: Cơng đồn, Đồn thanh niên, Đội thiếu niên, Hội cha mẹ học sinh đều
hoạt động tích cực, góp phần cùng nhà trường hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Với sự cố gắng của tập thể nhà trường, trường THCS Nhị Thành đã vinh dự
đón nhận các danh hiệu như trường đạt danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến” nhiều
năm liền
Về đội ngũ giáo viên:
- Tổng số CBGVNV : 34 trong đó:
+ BGH: 02

+ Gv trực tiếp đứng lớp: 29.
+ Nhân viên: 03
- Trình độ đào tạo của CB-GV-CNV :
+ Trên chuẩn: 3/34, tỷ lệ 8,8%, đạt chuẩn 24/34 tỷ lệ 70,5 %.
- Công tác bồi dưỡng:
5


+ Số giáo viên có chứng chỉ A , B, ĐH Tin học: 18
+ Số GV Tiếng Anh có bằng B2: 3
+ Số giáo viên có chứng chỉ A,B ngoại ngữ: 20
Về học sinh: Tổng số học sinh toàn trường đầu năm: 408 học sinh – nữ 203 được
chia ra như sau:
- Tổng số lớp: 17 lớp gồm 617 học sinh. Chia ra cụ thể từng khối sau :
+ Khối 6: 4 lớp: 150 học sinh.
+ Khối 7: 4 lớp: 147 học sinh
+ Khối 8: 5 lớp: 175 học sinh.
+ Khối 9: 4 lớp: 145 học sinh.
2.2. Thực trạng công tác kiểm tra hoạt động sư phạm nhà giáo của Hiệu trưởng
trường THCS Nhị Thành
Trong những năm qua, trường THCS Nhị Thành đã căn cứ các Thông tư hướng
dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo như Quyết định số 06/2006 /QĐ-BGD&ĐT về quy
chế đánh giá xếp loại giáo viên mầm non và giáo viên phổ thông công lập ngày
21/3/2006; Thông tư số 39/2013/TT-BGD&ĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
ngày 04/12/2013 hướng dẫn về thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục; Công
văn chỉ đạo của Bộ, Sở, Phòng Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn thực hiện
nhiệm vụ thanh tra; căn cứ vào nhiệm vụ năm học và điều kiện thực tế nhà trường để
xây dựng kế hoạch kiểm tra hoạt động sư phạm nhà giáo. Kết quả đã đạt được như sau:
2.2.1. Thực trạng về


y dựng k hoạch kiểm tra.

Hàng năm vào đầu năm học, Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ
năm học của nhà trường, trong đó đặc biệt chú trọng công tác kiểm tra hoạt động sư
phạm của giáo viên. Kế hoạch kiểm tra phù hợp với tình hình, điều kiện cụ thể của đơn
vị. Kế hoạch được xây dựng dựa trên Cơ sở pháp lý: Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ
năm học; Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra năm học của Sở/Phòng
Giáo dục và Đào tạo; chức năng của Hiệu trưởng; Dựa trên những thuận lợi, khó khăn
về đội ngũ, cơ sở vật chất, chất lượng giáo dục,… của đơn vị trong việc thực hiện
nhiệm vụ năm học nói chung và kiểm tra nội bộ nói riêng. Kế hoạch thể hiện được
mục tiêu, nhiệm vụ và nội dung kiểm tra.
6


Tuy nhiên, kế hoạch kiểm tra của trường còn mang tính hình thức, thiếu tính cụ
thể và thường xun. Chưa xây dựng chuẩn công việc và biện pháp kiểm tra nội bộ,
thiếu biện pháp tư vấn, thúc đẩy sau kiểm tra.
2.2.2. Thực trạng việc tổ chức thực hiện
Hiệu trưởng ra quyết định thành lập lực lượng kiểm tra viên gồm 08 thành viên
là những cán bộ, giáo viên (02 thành viên là BGH, 04 thành viên là Tổ trưởng chuyên
môn và 02 thành viên là Tổ phó chun mơn). Tất cả đều có phẩm chất tốt, có uy tín,
trình độ đào tạo chuẩn, đã kinh nghiệm giảng dạy ít nhất 5 năm, được công nhận giáo
viên giỏi cơ sở trở lên hay năng lực tương đương.
Các thành viên được phân công cụ thể, xác định rõ ràng trách nhiệm và quyền
hạn.
2.2.3. Thực trạng công tác chỉ đạo
Thực hiện đúng các bước:
-

Chuẩn bị kiểm tra


-

Tiến hành kiểm tra

-

Kết thúc kiểm tra.

Hình thức thực hiện: Nhà trường tiến hành kiểm tra theo nội dung gồm kiểm tra
toàn diện và kiểm tra chuyên đề.
Nội dung kiểm tra: Nhà trường dựa trên các nội dung thanh tra hoạt động sư
phạm của giáo viên được quy định tại Thông tư số 39/2013/TT-BGD&ĐT của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 04/12/2013 hướng dẫn về thanh tra chuyên ngành
trong lĩnh vực giáo dục. Việc kiểm tra này dựa vào những nội dung sau:
1. Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống: nội dung này Kiểm tra viên chỉ dựa
vào phiếu nhận xét của Hiệu trưởng mà không tiến hành kiểm tra.
2. Kết quả công tác được giao.
*Trình độ nghiệp v sư phạm:
Các kiểm tra viên thường tiến hành dự giờ (quan sát hoạt động của Thầy, Trò)
chú ý đến việc truyền thụ kiến thức mà ít chú ý đến các mối quan hệ trong giờ dạy.
Chưa thực hiện khâu chuẩn bị dự giờ, chưa nghiên cứu hồ sơ kiểm tra, thanh tra lần
trước; chưa nghiên cứu kỹ nội dung các chương, bài dạy của giáo viên,… nhất là dự
giờ các giáo viên không dạy cùng khối với kiểm tra viên; chưa phác thảo nội dung
quan sát giờ dạy. Kiểm tra viên thường bỏ qua bước phân tích giờ dạy của giáo viên
7


hoặc là phân tích quá trễ nên những nhận xét đánh giá khơng cịn tính chính xác,
khơng đầy đủ nội dung cần trao đổi. Bước trao đổi với giáo viên phần lớn các kiểm tra

viên chưa tạo cảm giác an toàn thường đi thẳng vào phần nhận xét. Khi nhận xét kiểm
tra viên chỉ ra một loạt các ưu điểm rồi đến các hạn chế không nhận xét đan xen vào
nhau làm cho giáo viên trở nên căng thẳng; chưa chú ý đến việc phân tích các nguyên
nhân của nhược điểm.
Khi xem xét kết quả giảng dạy của giáo viên, kiểm tra viên thường nhầm lẫn
kiểm tra việc cập nhật kết quả giảng dạy và chất lượng của điểm số, lại càng không so
sánh đối chiếu với kết quả giảng dạy của các giáo viên dạy cùng môn cùng khối nhất
là kết quả các bài kiểm tra chung như bài kiểm tra học kì.
Về tìm hiểu kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy của giáo
viên thường đánh giá kỹ năng mà giáo viên thể hiện trong tiết dự giờ, ít chú ý tìm hiểu
đến kỹ năng thiết kế của giáo viên. Chưa tham khảo ý kiến của PHHS, học sinh (nếu
cần) ;
*Thực hiện qui ch chuyên môn:
Kiểm tra viên thực hiện khá tốt nội dung này như: Việc thực hiện chương trình, kế
hoạch giảng dạy, giáo dục; Thực hiện các yêu cầu về soạn bài theo qui định; Kiểm tra,
chấm bài; Tham gia sinh hoạt tổ chun mơn ; Thí nghiệm, sử dụng đồ dùng dạy học ;
Đảm bảo đầy đủ các yêu cầu về hồ sơ; ...
Kiểm tra viên ít chú trọng đến việc kiểm tra các nội dung: Quan tâm giúp đỡ các
đối tượng học sinh; Thực hiện các tiết thực hành theo quy định; Tự bồi dưỡng và tham
gia bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ; Tuân thủ qui định về dạy thêm, học thêm;...
*K t qu gi ng dạy, giáo d c
Đa phần kiểm tra viên xem sổ điểm để xem tỉ lệ bộ môn giáo viên được kiểm
tra cao hay thấp, thường lấy kết quả bài kiểm tra khảo sát sau giờ dạy để nhận định; ít
phân tích kết quả học tập, rèn luyện của học sinh lớp giáo viên dạy so với kết quả kiểm
tra chung của toàn khối, kết quả thi học kỳ, kết quả lên lớp, sự tiến bộ của học sinh từ
khi giáo viên nhận lớp... trong điều kiện cụ thể; có trao đổi với tổ trưởng chuyên môn,
chưa trao đổi với giáo viên chủ nhiệm, giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh.
*Thực hiện nhiệm v khác được giao
Kiểm tra viên chỉ nghe báo cáo hoặc dựa vào phi u nhận ét của Hiệu
trưởng nhà trường về Công tác chủ nhiệm; xem sổ chủ nhiệm; xem kết quả các mặt

8


giáo dục; xem giáo án hoạt động GDNGLL (đối với giáo viên có dạy mơn hoạt động
NGLL). Chưa dự tiết sinh hoạt lớp, chưa xem kết quả thực hiện các phong trào thi đua
của lớp chủ nhiệm, chưa tham khảo ý kiến BCS lớp, HS, PHHS... chưa so sánh với
công tác chủ nhiệm của năm học trước...
Kiểm tra viên chỉ dựa vào nhận ét của Hiệu trưởng nhà trường để đánh giá
công tác Giáo d c đạo đức HS - Công tác kiêm nhiệm khác.
Về phương pháp kiểm tra: chủ yếu là dự giờ dưới hình thức báo trước đơi khi giáo
viên chọn tiết, chọn bài, chọn lớp báo cho kiểm tra viên. Chưa thực hiện hình thức
khơng báo trước, dự các lớp song song, dự theo chuyên đề, dự liên tục suốt buổi.
2.2.4. Thực trạng việc kiểm tra đánh giá tổng k t và điều chỉnh
Hiệu trưởng đã chỉ đạo đến lực lượng thanh tra phải kiểm tra đánh giá chính
xác, cơng bằng, khách quan để nhằm thúc đẩy CB-GV-CNV nhà trường càng phát
triển.
Nội dung : Kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên – đã xem xét việc tuân
thủ các chế định, quy chế và hướng dẫn chuyên môn của các cấp quản lý liên quan đến
hoạt động sư phạm của giáo viên.
Kiểm tra toàn diện CB-GV-VNC dựa vào tay nghề, thực hiện quy chế chuyên
môn, kết quả giảng dạy và tham gia các công tác khác.
Số giáo viên còn lại được kiểm tra theo chuyên đề như kiểm tra giờ dạy trên
lớp, kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn, hoạt động giáo dục của giáo viên.
Tiến hành kiểm tra các hoạt động của nhà trường xem có đạt chuẩn đã xác định
một cách cụ thể việc thực hiện có phù hợp với chuẩn khơng và mức độ phù hợp như
thế nào. Tuỳ theo mức độ phù hợp này mà có những hành động tiếp theo cho phù hợp.
Sau khi tiến hành kiểm tra cần sơ kết theo từng đợt, từng tháng, học kỳ và tổng
kết cuối năm. Lưu trữ hồ sơ cẩn thận làm cơ sở quản lý của nhà trường. Các thông tin
về quá trình hoạt động kiểm tra cần được xử lý, phối kiểm để có được các kết luận
chính xác, khách quan, rõ ràng mang tính nhân văn.

Khi thành quả đạt được phù hợp hoặc vượt trội hơn hẳn so với chuẩn hoặc mục
tiêu đề ra thì hiệu trưởng cần nêu điển hình nhân rộng các ưu điểm đó lên bằng việc
tổng kết, tuyên dương, khen thưởng, truyền bá những kinh nghiệm tiên tiến ... hoặc các
phán quyết xử lý theo các mức độ cần thiết và phù hợp quy định.

9


Các kết luận kiểm tra là cơ sở cho Hiệu trưởng ra quyết định điều chỉnh nhằm
hoàn thiện dần năng lực sư phạm của giáo viên, hoạt động của các cá nhân, bộ phận
trong trường; Cải tiến quá trình quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác
kiểm tra nội bộ, nâng cao chất lượng dạy học giáo dục của nhà trường, góp phần thúc
đẩy sự phát triển của hệ thống giáo dục quốc dân.
Hàng tháng ở mỗi buổi họp hội đồng, HT báo cáo tình hình KTNB, đánh giá
một cách chung chung : Kiểm tra toàn diện và chuyên đề bao người và xếp loại gì ...
Cuối năm HT báo cáo tổng kết công tác KTNB vào phiên họp cuối năm - kết
quả KTNB đạt theo sau :

TT

Họ và Tên

Chuyên

Kết quả xếp loại

Ghi

môn


TỐT KHÁ ĐYC CĐYC

chú

Thống kê :
- Tốt : 5 - Tỷ lệ: 26,5%.
- Khá : 10 - Tỷ lệ : 58.8%.
- Đạt yêu cầu : 02 - Tỷ lệ : 9.3%.
2.3. Những điểm mạnh, điểm y u, cơ hội và thách thức, trong việc đổi mới/c i
ti n/n ng cao chất lượng công tác kiểm tra HĐSP của giáo viên.
* Đội ngũ cán bộ quản lý:
Điểm mạnh: Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng nhà trường, tổ trưởng tổ chun
mơn có uy tín, có phẩm chất đạo đức tốt, có lối sống lành mạnh, trong sáng, được đào
tạo trên chuẩn, trình độ chun mơn nghiệp vụ khá vững vàng. Có 01 Tổ trưởng
chun mơn là Tổ trưởng nghiệp vụ của Sở GD&ĐT và thường xuyên tham gia các
đồn thanh, kiểm tra của Sở. Có 01 thành viên là Cộng tác viên thanh tra của Phòng
qua nhiều nhiệm kì. Nên đội ngũ cán bộ quản lý có nhiều kinh nghiệm, trong công tác
quản lý, điều hành, được tập thể cán bộ giáo viên, công nhân viên, phụ huynh học sinh
và học sinh tín nhiệm.
Đa số giáo viên nhiệt tình cơng tác, tay nghề vững vàng có nhiều kinh nghiệm
trong chun mơn, nghiệp vụ, có tinh thần trách nhiệm trong cơng việc và có ý thức
xây dựng nội bộ đoàn kết thống nhất.
10


Đa số giáo viên là người địa phương, thật sự an tâm công tác và luôn yêu nghề
mến trẻ.
Nhiều giáo viên lớn tuổi tích lũy nhiều kinh nghiệm qua nhiều đơn vị công tác
và nhiều lần được thanh, kiểm tra hoạt động sư phạm.
Điểm yếu: Các tổ trưởng chuyên môn chưa được bồi dưỡng qua nghiệp vụ

quản lý, điều hành tổ chun mơn chính quy tại các lớp do Sở phối hợp với trường
Cán bộ quản lý giáo dục thành phố Hồ Chí Minh. Đội ngũ giáo viên khơng đồng đều
về trình độ đào tạo, giáo viên trẻ nhiệt tình nhưng cịn thiếu kinh nghiệm trong cơng
tác và chưa thực sự mạnh dạn đăng ký các danh hiệu thi đua, ngại khó khi tự làm đồ
dùng dạy học, giáo viên có tuổi thì ngại khó trong việc ứng dụng cơng nghệ thông tin
trong soạn giảng và không mạnh dạn đổi mới phương pháp dạy học.
Cơ hội::
Hệ thống văn bản hướng dẫn về công tác thanh, kiểm tra ngày càng được hoàn
thiện.
Được sự quan tâm sâu sát của các cấp Ủy Đảng và chính quyền địa phương, của
lãnh đạo ngành đặc biệt là sự giúp đỡ nhiệt tình, thường xuyên của bộ phận thanh tra
Phịng Giáo dục.
Thách thức:
Chưa có nhiều tài liệu chuyên sâu về thanh, kiểm tra hoạt động sư phạm của
giáo viên, để lực lượng cán bộ kiểm tra tham khảo, học tập.
Kinh phí hạn hẹp nên nhà trường chưa có chế độ bồi dưỡng cho lực lượng làm
cơng tác kiểm tra vì thế chưa thật sự tạo động lực để thúc đẩy công tác kiểm tra hoạt
động sư phạm của giáo viên.
Chế độ khen thưởng cuối năm cho các giáo viên hồn thành tốt nhiệm vụ cịn
chưa tương xứng với công sức phấn đấu so với yêu cầu nhiệm vụ mà họ phải thực
hiện.
2.4. Thành công, nguyên nh n/ Chưa thành công, nguyên nh n của công tác kiểm
tra hoạt động sư phạm của giáo viên trong thời gian qua
2.4.1 Thành công và hạn ch .
Từ thực trạng khách quan và chủ quan đã nêu ở trên, trong những năm gần đây
công tác kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên tại trường THCS Nhị Thành đạt
được những thành cơng và những khó khăn, hạn chế sau:
11



2.4.1.1. Thành công.
Việc thực hiện công tác kiểm tra Hoạt động sư phạm của giáo viên thu được kết
quả khá tốt (91 % CBQL; 72,7% KTV; 70,7% GV) đồng ý với nhận định này. Trong
công tác kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên, các kiểm tra viên đã thực hiện các
chức năng:
- Giúp Hiệu trưởng nhà trường có bức tranh toàn cảnh về năng lực tay nghề, phẩm chất
đạo đức của giáo viên, làm cơ sở các định hướng, chỉ đạo bồi dưỡng và sử dụng đội
ngũ giáo viên đặc biệt là giáo viên trẻ.
- Lựa chọn giáo viên có phẩm chất đạo đức tốt và năng lực chuyên môn vững vàng để
chọn làm kiểm tra viên, đảm bảo đủ lực lượng cho công tác kiểm tra hoạt động sư
phạm của giáo viên, góp phần đem lại hiệu quả cao trong hoạt động kiểm tra.
-Lực lượng kiểm tra được xây dựng với u cầu : Có uy tín, có năng lực hun mơn
nghiệp vụ, có trách nhiệm cao, được phân công phân nhiệm rõ ràng đã tạo được tính
chun mơn hố cao trong cơng tác KT. Khi xây dựng ban KT, HT đã đảm bảo tính
khoa học, dân chủ trong phân công các thành viên, xây dựng lực lượng có sự phối hợp
đồng bộ giữa Lãnh đạo với các tổ trưởng chuyên môn, đã tạo được niềm tin ban đầu
cho CB-GV-CNV.
- Qua công tác kiểm tra giúp giáo viên có nền nếp, nâng cao tinh thần trách nhiệm,
thấy được mặt mạnh, mặt yếu của mình để từ đó nâng cao năng lực chun mơn. Đa số
giáo viên có tiến bộ về chun mơn, về trình độ nghiệp vụ và đổi mới phương pháp
giảng dạy sau khi được kiểm tra. Mặt khác những giáo viên có nghiệp vụ chuyên mơn
khá, tốt thì phấn khởi, hăng say cơng tác, giúp nhà trường nâng cao chất lượng dạy
học.
- Hằng năm, mặc dù chưa tổ chức bồi dưỡng lực lượng kiểm tra viên về chun mơn
nghiệp vụ kiểm tra nhưng với lịng nhiệt tình, tinh thần trách nhiệm các kiểm tra viên
thực hiện khá tốt công tác kiểm tra và tự kiểm tra nội bộ mà trọng tâm là kiểm tra hoạt
động sư phạm của giáo viên, đồng thời tìm những biện pháp hữu hiệu nhằm từng bước
góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
- Các kiểm tra viên đã hoàn thành các nhiệm vụ của mình, theo đúng các tiến trình và
kế hoạch kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên. Trong đánh giá giáo viên các

kiểm tra viên đã tham khảo các ý kiến của các cán bộ quản lý và các bộ phận, thành
viên khác. Đặc biệt kiểm tra viên đã chú trọng đến nhiệm vụ trọng tâm là tư vấn, thúc
12


đẩy GV, giúp họ tiến bộ hơn trong hoạt động chun mơn của mình (91% CBQL và
86,2% GV) đồng ý với nhận định này.
*Nguyên nhân của thành công này là:
Làm tốt công tác giáo dục nhận thức cho đội ngũ về công tác kiểm tra. Quán
triệt đường lối, chủ trương, chính sách, quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về
nhiệm vụ Giáo dục trong tình hình mới.
Tăng cường lý tưởng cách mạng của Đảng trong đội ngũ cán bộ. giáo viên,
nhân viên, nêu cao tinh thần trách nhiệm thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.
Nhà trường biết xây dựng và sử dụng lực lượng kiểm tra mà nòng cốt là các
cộng tác viên thanh tra của Phòng.
2.4.1. 2. Những khó khăn, hạn ch .
Qua nghiên cứu thực trạng công tác kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên
tại đơn vị, bên cạnh thành công đã đạt được, cơng tác kiểm tra cịn có những khó khăn,
hạn chế sau:
Lực lượng kiểm tra viên khơng có đủ thời gian để thực hiện nhiệm vụ của mình
(có 53,5% KTV tự nhận xét). Xảy ra khó khăn này vì kiểm tra viên đa số phải thực
hiện cơng tác chính của mình là giảng dạy, nên quỹ thời gian dành cho công tác kiểm
tra là rất hạn hẹp, nhiều kiểm tra viên bị trùng giờ với các giáo viên được kiểm tra.
Chưa hồn thiện của các văn bản hướng dẫn về cơng tác kiểm tra hoạt động sư
phạm của giáo viên. Chưa có chế độ bồi dưỡng cho kiểm tra viên.
Từ thực trạng công tác kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên, kết quả cho
thấy rằng có rất nhiều ý kiến của giáo viên được kiểm tra nêu lên tính chính xác, khách
quan trong đánh giá xếp loại giáo viên (45,6% giáo viên cho rằng đánh giá xếp loại sau
thanh tra là chưa chính xác, và thiếu khách quan). Vậy đâu là hạn chế của công tác
này? Theo tôi hạn chế của công tác kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên gồm các

yếu tố sau:
*Về trình độ của đội ngũ kiểm tra viên.
Chính vì thiếu lực lượng kiểm tra nên Hiệu trưởng đã xây dựng đội ngũ kiểm
tra viên, thực tế lực lượng này đóng vai trị cực kỳ quan trọng trong công tác kiểm tra
hoạt động sư phạm của giáo viên. Như trên đã đề cập việc đánh giá giáo viên liên quan
nhiều đến trình độ nghiệp vụ của các kiểm tra viên. Tuy đội ngũ kiểm tra viên là
những giáo viên, cán bộ quản lý có chun mơn giỏi nhưng trong q trình đánh giá,
13


thúc đẩy đối với giáo viên các kiểm tra viên vẫn còn hiện tượng cả nể, dĩ hòa vi quý, vì
xét về khía cạnh nào đó họ chỉ hơn đối tượng kiểm tra chút ít, thậm chí là đồng nghiệp
với nhau dẫn đến hiệu quả thật sự sau kiểm tra chưa như mong đợi.
Khi đánh giá giờ dạy nhiều kiểm tra viên đánh giá theo nội dung trong phiếu
đánh giá giờ dạy, cịn cơng tác chuẩn bị thì sơ sài như sự hiểu biết về giáo viên và đối
tượng học sinh, đặc điểm lớp học, vị trí bài học trong chương trình. v.v.Thời gian và
chất lượng kiểm tra, kết luận hồ sơ của giáo viên được kiểm tra còn sơ sài, khiến giáo
viên khơng thật sự hài lịng về kết quả kiểm tra; kiểm tra viên cịn dạy nhiều, khơng có
thời gian, khơng chuẩn bị chu đáo cho cơng tác kiểm tra. Một số kiểm tra viên chưa
được bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm tra.
*Phương thức và cách tiến hành kiểm tra
Mặc dù có nhiều cố gắng song phương thức kiểm tra hoạt động sư phạm của
giáo viên chỉ tiến hành đồng thời trong các đợt thao giảng, hội giảng , Hội thi giáo viên
dạy giỏi cấp trường, cịn hình thức kiểm tra độc lập, kiểm tra đột xuất thì lực lượng
kiểm tra viên chưa tiến hành được vì nhiều lý do. Cũng vì lý do khó khăn về kinh phí,
về lực lượng kiểm tra viên nên khi tiến hành kiểm tra một giáo viên cịn có nhiều sự
bất cập về thành phần tham dự, về nghiên cứu hồ sơ …
*Hình thức kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên chưa linh hoạt.
Trong thực tế những năm qua, công tác kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo
viên trường THCS Nhị Thành mới chỉ thực hiện theo hình thức duy nhất là được tiến

hành định kỳ, báo trước nên giáo viên được chuẩn bị kỹ lưỡng. Song điều đó cũng dẫn
đến tình trạng đánh giá chưa phản ánh được thực tế kết quả hoạt động sư pham của
giáo viên trong điều kiện hoạt động bình thường. Mặt khác, do chưa có hệ thống các
tiêu chí đánh giá hoạt động sư phạm nên việc thực hiện đánh giá chủ yếu dựa vào
nhiệm vụ của giáo viên được quy định trong Điều lệ nhà trường. Gần đây Bộ GD&ĐT
đã ban hành chuẩn GV nhưng thực tế đơn vị chưa áp dụng. Bên cạnh đó, do địi hỏi
của tình hình giáo dục hiện nay, khi mà cách đánh giá về những vấn đề về đổi mới
phương pháp dạy học, về ứng dụng công nghệ thơng tin cịn chưa thống nhất, nhiều
bàn cãi, tranh luận…dẫn tới khả năng tư vấn, thúc đẩy đối với GV của kiểm tra viên
cịn gặp nhiều khó khăn, chưa thật sự thuyết phục.
*Trình độ của GV.

14


Trong thực tế, việc đổi mới phương pháp giảng dạy, sử dụng trang thiết bị, đồ
dùng dạy học của đa số giáo viên trường THCS Nhị Thành là còn chưa đồng đều. Một
bộ phận giáo viên ý thức tự học, tự bồi dưỡng, sáng tạo trong dạy học chưa cao. Có
một số giáo viên khi dự giờ đồng nghiệp thì nhận xét qua loa hay “kính lão đắc thọ”,
khi được kiểm tra hoạt động sư phạm thì họ chỉ mong chờ vào kết quả xếp loại, mà ít
chú ý đến việc trao đổi chuyên môn, họ chỉ tỏ thái độ, tranh cãi và phân tích khi mà kết
quả xếp loại không như ý.
*Công tác xử lý sau thanh tra.
Thực tế chỉ ra rằng, cứ sau mỗi đợt kiểm tra, kiểm tra viên chỉ báo cáo những
kết luận về kết quả về hoạt động sư phạm của giáo viên, còn những biện pháp khắc
phục về tổ chức thực hiện và kiểm tra đánh giá lại hầu như ít được quan tâm, nhắc
nhở. Cho nên việc đào tạo, bồi dưỡng giáo viên cùng các biện pháp khác giúp họ nâng
cao tay nghề chưa thực hiện kịp thời và triệt để. Từ đó dẫn tới hiệu quả tư vấn, thúc
đẩy của kiểm tra viên đối với giáo viên chưa được như mong đợi .
3. Các kế hoạch hành động vận dụng những điều đã học vào công việc được giao

Kế hoạch kiểm tra hoạt động sư phạm nhà giáo trong 1 năm.
Kế hoạch kiểm tra trong năm được ghi nhận toàn bộ các cơng việc theo trình tự
thời gian từ tháng 9 năm trước đến tháng 5 như sau:
Tên công
việc/Nội

Mục tiêu/kết quả cần đạt

Quán triệt cho tất cả GV, NV .

Người thực hiện/phối hợp

HT,PHT, TTCM

Điều kiện thực hiện

Họp ban KTNB; tài liệu pho to

dung
1. Xây dựng

Rủi ro, khó khăn

kế hoạch
kiểm tra năm.

Hướng khắc phục

KTV cịn ngán nại chưa đồng tình, kinh
phí

Giải thích, động viên, thuyết phục.
Kinh phí từ hoạt động chun mơn.

Mục tiêu/kết quả cần đạt

Quán triệt cho tất cả GV, NV .

2. Thành lập

Người thực hiện/phối hợp

HT,PHT, TTCM

Ban kiểm tra

Điều kiện thực hiện

Họp ban KTNB; tài liệu pho to

nội bộ.
3. Phổ biến

Rủi ro, khó khăn

KTV cịn ngán nại chưa đồng tình, kinh
phí

Mục tiêu/kết quả cần đạt
15



quy trình,

Giải thích, động viên, thuyết phục.

hình thức, nội

Kinh phí từ hoạt động chuyên môn.

dung, phương

Người thực hiện/phối hợp

pháp kiểm tra

HT hoặc PHT.
Công khai trong phiên họp hội đồng sư

Điều kiện thực hiện

phạm, dán niêm yết, gởi trên website
trường

Rủi ro, khó khăn
Hướng khắc phục

4. Tổ chức
học tập, bồi
dưỡng nghiệp
vụ cho kiểm

tra viên.

5. Công bố và
niêm yết danh

Mục tiêu/kết quả cần đạt
Người thực hiện/phối hợp
Điều kiện thực hiện

Một số giáo viên phản ứng khơng đồng
tình.
Giải thích cho một số GV phản ứng
khơng đồng tình hiểu.
Kiểm tra viên nắm vững quy trình, hình
thức, nội dung, phương pháp kiểm tra.
HT hoặc PHT, kiểm tra viên
Các văn bản + Nghiệp vụ thanh, kiểm tra
học được ở lớp BDCBQL

Rủi ro, khó khăn

Một số KTV khơng ủng hộ

Hướng khắc phục

Giải thích , thuyết phục.

Mục tiêu/kết quả cần đạt

Chuẩn bị tâm lý cho GV được kiểm tra


Người thực hiện/phối hợp

PHT, TTCM

Điều kiện thực hiện

Công bố trong cuộc họp hội đồng sư
phạm.

sách giáo viên

GV được kiểm tra không nghe khi họp

được kiểm tra Rủi ro, khó khăn

hội đồng, khơng xem danh sách niêm yết

tại phịng GV

tại phịng GV
Hướng khắc phục

Mục tiêu/kết quả cần đạt

HĐSP của
GV theo kế
hoạch đầu
năm đã đề ra.


zalo trường, mail trường, website trường
Thực hiện đúng tiến độ, đúng qui trình,

6. Tổ chức
kiểm tra

Gởi danh sách GV được kiểm tra lên

hình thức, nội dung, phương pháp kiểm
tra.

Người thực hiện/phối hợp
Điều kiện thực hiện

PHT tổ chức, KTV thực hiện, GV được
kiểm tra.
Báo trước, đột xuất; các loại biểu mẫu
16


kiểm tra.
Các KTV mới được cử lúng túng vì
Rủi ro, khó khăn

nhiều nội dung để kiểm tra; Khơng có
chế độ bồi dưỡng; Không đủ thời gian.

Hướng khắc phục

PHT, KTV cũ hỗ trợ; Tham mưu HT đưa

vào quy chế chi tiêu nội bộ.
Chỉ ra được: Những thành công; Những

Mục tiêu/kết quả cần đạt
7. Sơ kết cơng
tác kiểm tra
HĐSP của
GV.

hạn chế, khó khăn để tìm ra nguyên nhân
và biện pháp khắc phục trong thời gian
tới(HKII)

Người thực hiện/phối hợp

PHT, KTV, GV được kiểm tra, Văn thư.

Điều kiện thực hiện

Họp ban KTNB; Họp HĐSP

Rủi ro, khó khăn

Bị đọng thời gian cuối HKI.

Hướng khắc phục

KTV, GV được kiểm tra đóng góp ý kiến
vào giấy; Văn thư tổng hợp.
Thực hiện đúng tiến độ, đúng qui trình,


Mục tiêu/kết quả cần đạt

tra.

8. Tổ chức
kiểm tra

Người thực hiện/phối hợp

HĐSP của số
GV còn lại ở

Điều kiện thực hiện

HKII theo kế
hoạch đầu
năm đã đề ra.

hình thức, nội dung, phương pháp kiểm
PHT tổ chức, KTV thực hiện, GV được
kiểm tra.
Báo trước, đột xuất, các loại biểu mẫu
kiểm tra.
Các KTV mới được cử lúng túng vì

Rủi ro, khó khăn

nhiều nội dung để kiểm tra; Khơng có
chế độ bồi dưỡng; Khơng đủ thời gian.

PHT, KTV cũ hỗ trợ; dành thời gian hợp

Hướng khắc phục

lý cho KTV làm việc, chế độ bồi dưỡng
đưa vào quy chế chi tiêu nội bộ.

9. Tổng kết
công tác kiểm
tra HĐSP của
GV

Chỉ ra được: Những thành công; Những
Mục tiêu/kết quả cần đạt

hạn chế, khó khăn để tìm ra ngun nhân
và biện pháp khắc phục trong thời gian
tới (năm sau)
17


Người thực hiện/phối hợp

PHT, KTV, GV được kiểm tra; Văn thư.

Điều kiện thực hiện

Họp ban KTNB; Họp HĐSP

Rủi ro, khó khăn


Bị đọng thời gian cuối năm.
KTV, GV được kiểm tra đóng góp ý kiến

Hướng khắc phục

trực tiếp hoặc bằng văn bản; Văn thư
tổng hợp.

4. Kết luận và kiến nghị.
4.1. K t luận.
Công tác kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên trường THCS Nhị Thành
trong những năm qua đã có những thành cơng là giúp phần lớn giáo viên trưởng thành
tiến bộ trong chuyên môn, trong tu dưỡng đạo đức, cũng như cung cấp cho Hiệu
trưởng những thông tin về đội ngũ giáo viên. Công tác này của nhà trường thực hiện
nhìn chung là khá tốt, mặc dù vẫn còn một số tồn tại về cách thức tiến hành kiểm tra
hoạt động sư phạm của giáo viên, mặt khác đội ngũ kiểm tra viên vẫn còn nhiều bất
cập về trình độ tay nghề, về nghiệp vụ thanh, kiểm tra …Tóm lại cơng tác kiểm tra
hoạt động sư phạm của giáo viên trường THCS Nhị Thành trong thời gian qua đã góp
một phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường, song hiệu
quả của công tác này chưa thật cao vẫn còn tồn tại nhiều mặt.
Trên cơ sở thực trạng đã nêu với những kết quả đạt được cũng như các khó
khăn, hạn chế tồn tại, với vai trò là nhà quản lý cần tổ chức kiểm tra hoạt động sư
phạm của giáo viên đúng với quy trình, hình thức, nội dung, phương pháp kiểm tra
bằng các kế hoạch hành động đã đề xuất để phát huy ưu điểm, khắc phục tồn tại, khó
khăn, từ đó đưa cơng tác kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên trường THCS Nhị
Thành hoạt động có hiệu quả hơn.
4.2. Ki n nghị.
Để công tác kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên đạt được kết quả tốt hơn chúng
tơi có những kiến nghị sau :

4.2.1. Đối với cấp trên.
Thanh tra Phòng giáo dục cần cung cấp các văn bản thanh, kiểm tra kịp thời,
đầy đủ cho các trường. Tổ chức tập huấn cho giáo viên làm công tác kiểm tra của
trường về công tác thanh, kiểm tra.
4.2.2. Đối với trường Cán bộ quản lý giáo dục TP. Hồ Chí Minh
18


- Biên soạn nhiều chuyên đề về công tác kiểm tra cho các trường học tập,
nghiên cứu.
4.2.3. Đối với cấp trường.
- Tổ chức sơ, tổng kết rút kinh nghiệm và nhắc nhở các thành viên trong ban
kiểm tra nội bộ thực hiện tốt kế hoạch sau mỗi học kì, cuối năm học.
- Hiệu trưởng tổ chức bồi dưỡng thường xuyên nghiệp vụ kiểm tra cho lực
lượng kiểm tra của nhà trường.
- Có chế độ chính sách đãi ngộ đúng mức đối với người làm tốt công tác kiểm
tra trong điều kiện hiện nay cũng như trong thời gian tới;
- Tạo điều kiện vật chất tối thiểu nhưng đầy đủ cho cơng tác kiểm tra nói chung
và kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên nói riêng đáp ứng được vai trị, nhiệm vụ
kiểm tra, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục.

19


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Các Văn kiện Đại hội Đảng tồn quốc lần thứ XI,XII,XIII
2. Luật Giáo dục. NXB Chính trị quốc gia. Hà Nội, 2005
3. Chiến lược phát triển giáo dục 2011 – 2020
4. Quyết định số 771/QĐ-TTg ngày 13 tháng 06 năm 2012 “Quyết định phê duyệt
chiến luợc phát triển giáo dục 2011-2020”

5. Nghị định số 42/2013/NĐ-CP về tổ chức hoạt động thanh tra giáo dục ngày
09/05/2013
6. Bộ giáo dục và Đào tạo (2011), Điều lệ Trường trung học cơ sở, trường trung học
phổ thông và trường phổ thơng có nhiều cấp học ( Ban hành kèm theo Thông tư số
12/2011/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 3 năm 2011 của Bộ giáo dục và Đào tạo)
7. Bộ giáo dục và Đào tạo (2009), Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, giáo
viên trung học phổ thông ( Ban hành kèm theo Thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT ngày
22 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo)
8. Bộ giáo dục và Đào tạo (2013),Thông tư số 39/2013/TT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo ngày 04/12/2013 hướng dẫn về thanh tra chuyên ngành trong lĩnh
vực giáo dục
9. Chuyên đề 6 ( Modul 3 ): Thanh, kiểm tra trong giáo dục phổ thông, do TS, GVC
Nguyễn Ngọc Chung phụ trách
10. Đổi mới văn hóa đánh giá hoạt động sư phạm của giáo viên trường phổ thông của
Ths.Trần Thị Tuyết Mai- Trường CBQLGD TP. Hồ Chí Minh

20


MỤC LỤC
1. Lý do chọn đề tài

2

1.1. Lý do pháp lý

2

1.2. Lý do lý luận


3

1.3. Lý do thực tiễn.

4

2. Phân tích tình hình thực tế về cơng tác kiểm tra hoạt động sư phạm nhà giáo
của Hiệu trưởng, Tổ trưởng chuyên môn trường THCS Nhị Thành, Thủ Thừa,
Long An trong thời gian qua.

4

2.1. Khái quát về Trường THCS Nhị Thành

4

2.2. Thực trạng công tác kiểm tra hoạt động sư phạm nhà giáo của Hiệu trưởng
trường THCS Nhị Thành

6

2.2.1. Thực trạng về

6

y dựng k hoạch kiểm tra

2.2.2. Thực trạng việc tổ chức thực hiện

7


2.2.3. Thực trạng công tác chỉ đạo

7

2.2.4. Thực trạng việc kiểm tra đánh giá tổng k t và điều chỉnh

9

2.3. Những điểm mạnh, điểm y u, cơ hội và thách thức, trong việc đổi mới/c i
ti n/n ng cao chất lượng công tác kiểm tra HĐSP của giáo viên.

10

2.4. Thành công, nguyên nhân/ Chưa thành công, nguyên nh n của công tác kiểm
tra hoạt động sư phạm của giáo viên trong thời gian qua

11

3.Các kế hoạch hành động vận dụng những điều đã học vào công việc được giao 15
4. Kết luận và kiến nghị.

18

Tài liệu tham khảo

20

21



22



×