Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Tài liệu Khi con bạn cần những sự giúp đỡ đặc biệt pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (86.35 KB, 3 trang )

Khi con bạn cần những sự giúp đỡ đặc biệt
Không có hai đứa trẻ nào hoàn toàn giống nhau. Tất cả trẻ nhỏ đều đồng
thời có cả quyền lợi và nghĩa vụ riêng, và tất cả trẻ em đôi khi cũng cần
được động viên hay giúp đỡ đặc biệt. Nhưng một vài trẻ ở tuổi mẫu giáo
còn có những nhu cầu vượt xa sự nuôi dạy hàng ngày. Trẻ được sinh ra
với những sự khác nhau về thể chất, tinh thần, hay nhận thức. Cha mẹ và
giáo viên của trẻ phải học hỏi để có thể dành cho trẻ một kỷ luật tốt bụng
và bền bỉ, sự gắn kết, sự động viên, và cả sự giúp đỡ đặc biệt đối với
những nhu cầu duy nhất của riêng trẻ.
Có những đứa trẻ mà dường như là cuộc sống của chúng khó khăn hơn
so với những trẻ khác. Chúng đánh nhau ở trường; chúng gặp vấn đề
trong việc kết bạn; chúng dường như không thể có được những kỹ năng
cơ bản. Một vài trẻ không bao giờ chịu ngừng vận động và đấu tranh để
kết nối với người lớn và những người bạn; còn một số trẻ khác thì dường
như là chẳng thích thú với thứ gì. Những đứa trẻ này có lẽ cần nhiều hơn
không chỉ là những kỹ năng nuôi dạy tốt. Chứng bệnh thiếu chú ý (ADD)
với tính hiếu động thái quá và không có tính hiếu động thái quá, hội chứng
dị tật bẩm sinh do rượu hoặc thuốc lá, chứng bệnh tự kỷ, chứng rối loạn
thống nhất cảm giác, rối loạn trao đổi chất, chứng khó phối hợp động tác,
và những chứng bệnh ảnh hưởng đến phát triển khác đang nằm trong số
những bệnh của trẻ em mà các trường mẫu giáo, các gia đình và giáo viên
có thể bắt gặp. Bạn có thể làm như thế nào khi con bạn cần được giúp đỡ
đặc biệt?
Kiểm tra kỹ lưỡng hơn
Đối với một số gia đình, những năm mẫu giáo của một đứa trẻ có thể tạo
ra gánh nặng từ sự căng thẳng và lo lắng.
Hầu hết các bậc cha mẹ đều nhanh chóng đổ lỗi cho chính mình khi con
họ gặp phải những vấn đề lặp đi lặp lại. Những nhu cầu đặc biệt liên quan
đến cách cư xử hay phát triển sẽ tạo ra lo lắng, cảm giác có tội, và sự lộn
xộn trong gia đình, và có thể đòi hỏi sự chữa trị tốn kém về cả tiền bạc lẫn
thời gian. Cảm giác tội lỗi sẽ không giúp được cho bạn và con bạn. Những


thông tin và sự giúp đỡ đúng đắn sẽ giúp bạn để cho cảm giác tội lỗi biến
mất, và thay vào đó là hành động có lợi. Tất nhiên, bước đầu tiên nên là
một sự đánh giá về thể chất hoặc thần kinh của bác sĩ chuyên khoa về lĩnh
vực bạn quan tâm.
Nếu như chính cách hành xử của con gây rắc rối cho bạn, thì thường tốt
nhất là phải bắt đầu tại ngay lúc khởi đầu có con. Hãy dành một chút thời
gian để suy nghĩ về những thông tin đã được đưa ra trong cuốn sách này.
Hãy xem xét tuổi và mức độ phát triển của con. Hãy đánh giá cách nuôi
dạy con cái và những mong muốn của chính bạn dành cho con. Hãy xem
xét tính khí của con, những nhu cầu đặc biệt, và khả năng của con. Đồng
thời hãy xem xét đến khả năng có thể có những thông điệp đã bị mã hóa
trong cách hành xử của con. Sẽ là khôn ngoan khi viết ra những quan sát
của bạn để chia sẻ chúng với các chuyên gia. Hầu hết các bậc cha mẹ sẽ
tìm ra những biểu hiện để hiểu hành vi của con, ở một chỗ nào đó trong
những thông tin được ghi ra này. Nhưng nếu bạn đã xem xét cẩn thận
những thông tin này, và bạn nhận thấy rằng dường như con bạn cần có
được sự giúp đỡ nhiều hơn nữa, thì bạn cần có thêm thời gian để quan
sát kỹ hơn.
Sự thực của những nhu cầu đặc biệt
Carlo là một cậu bé khó khăn ngay từ khi bắt đầu. Cậu bé không bao giờ
chịu ngừng vận động, phản ứng lại thái quá với mọi tiếng ồn, và gặp vấn
đề về chăm sóc, vì mọi thứ đều làm rối trí cậu bé. Richard 4 tuổi thì lao
qua tất các phòng học của trường, và dường như là bị giật mình bởi âm
thanh của tiếng chuột nhảy trong lồng, ngay cả khi cậu bé đang ngồi tô
màu quanh phòng. Cassie thì không thể ngồi yên hay chú ý điều gì quá 5
phút, cho dù cô bé có cố gắng đến mức nào.
Những đứa trẻ này có lẽ không phải là đang có hành vi cư xử sai; chúng
có thể đang đấu tranh với những điều mà cực kỳ khó khăn đối với chúng.
Những triệu chứng được biết đến là chứng bệnh thiếu chú ý, với tính hiếu
động thái quá (ADD) hoặc không có tính hiếu động thái quá, là một loạt

những hành vi cư xử lâu dài kinh niên. Nó không xuất hiện suốt đêm, cũng
không giới hạn đối với trẻ nhỏ.

Dù vậy, hãy cẩn thận trong việc cố gắng chẩn đoán bệnh của chính con
bạn. Theo như một vài ước tính của các chuyên gia, 5% đến 10% dân số
có thể mắc ADD, nhưng những triệu chứng như là khó khăn trong việc
ngồi yên và chú ý, hoặc là hành động bốc đồng thì không phải là những
bằng chứng có tính kết luận. (Hãy nhớ rằng tất cả những tính cách này
đơn giản có thể là những biểu hiện của những tính khí khác nhau và sự
phát triển bình thường; thực tế rất nhiều chuyên gia y khoa sẽ không chẩn
đoán một biểu hiện là bệnh ADD cho đến khi đứa trẻ đó ít nhất ở độ tuổi
học tiểu học.) ADD (hoặc là sợ hãi về nó) thường mang nhiều bậc cha mẹ
đang tuyệt vọng đến các văn phòng tư vấn, đến những lớp nuôi dạy con
cái và đến những cánh tay sẽ chữa kỳ diệu căn bệnh của con, và nói
chung là người ta thừa nhận ADD bị chẩn đoán quá mức. Rất nhiều trẻ
đang bị điều trị bởi vì chúng không thể ngồi yên ở một độ tuổi khi chúng
không được dạy ngồi yên. Thỉnh thoảng, những bậc cha mẹ và giáo viên
gây ra những cuộc chiến quyền lực, bằng việc yêu cầu và kiểm soát trẻ
quá mức. Họ không đưa ra những lựa chọn hoặc là để cho trẻ cùng giải
quyết vấn đề. Thường thường những đứa trẻ sẽ bình tĩnh khi cha mẹ và
giáo viên có phương pháp kỷ luật và những kỳ vọng phù hợp với độ tuổi
của trẻ.

×