Tải bản đầy đủ (.doc) (97 trang)

CÂU hỏi đề mở môn đường lối cách mạng của đảng cộng sản việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (340.88 KB, 97 trang )

CÂU HỎI ĐỀ MỞ MÔN ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG CỘNG
SẢN VIỆT NAM
1.Nhiệm vụ nào là quan trọng nhất của giai đoạn 1945-1946?
Giữ vững và bảo vệ chính quyền cách mạng là nhiệm vụ hết sức cấp bách
sống còn của nhân dân lúc này.Chính quyền là cơng cụ sắc bén,là đòn bẩy để
đưa cách mạng tiến lên.Muốn vậy,tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân,hoà
hợp dân tộc,xây dựng và củng cố chính quyền cách mạng về mọi mặt:chính
trị,quân sự,,kinh tế,văn hố,xã hội và ngoại giao,kháng chiến đi đơi với kiến
quốc,,chống giặc ngoại xâm gắn liền với chống giặc đói và giặc dốt.
2.Giai đoạn 1945-1946,Tưởng có 20 vạn quân nhiều hơn Pháp ở miền
Nam.Tại sao Đảng xác định kẻ thù chính là Pháp?
Như chúng ta đã biết sau khi cách mạng tháng Tám thành cơng,nước Việt
Nam dân chủ cộng hồ mới ra đời đã phải đối đầu với nhiều kẻ thù trong và
ngoài nước.Ở Bắc Việt Nam là hơn 20 vạn qn Tưởng,cịn ở miền Nam chỉ có
hơn 2 vạn liên quân Anh và Pháp (Anh dọn đường cho Pháp tiếp tục trở lại xâm
lược Việt Nam),bên cạnh đó trên cả nước còn hơn 6 vạn quân Nhật.Tại sao
Tưởn ở miền Bắc có tới 20 vạn nhiều hơn Pháp ở miền Nam mà Pháp lại là kẻ
thù chủ yếu chứ không phải là Tưởng?
Chúng ta biết rằng việc quân đồng minh vào giải giáp phát xít Nhật ở Việt
Nam là theo thoã thuận của các nước thắng trận.Theo thoã thuận thì Tưởng sẽ
vào miền Bắc đứng đằng sau là Mỹ,Anh sẽ vào miền Nam là núp sau là
Pháp,mà Pháp lại rất muốn quay trở lại xâm lược nước ta do đó chúng đã thỗ
thuận với Anh để Pháp thay Anh giải giáp phát xít Nhật mà thực chất là chúng
có dã tâm quay trở lại xâm lược nước ta.Còn Tưởng ở miền Bắc chỉ làm nhiệm
vụ giải giáp quân Nhật,chúng cũng có dã tâm muốn xâm lược nước ta nhưng
khơng có cơ sở.Vì vậy việc Pháp quay trở lại nước ta là tất yếu và sẽ là kẻ thù
chính của cách mạng.


3.Tại sao nói vận mệnh tổ quốc là ngàn cân treo sợi tóc vào thời gian này?
Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngay sau khi thành lập đã ở vào tình


thế "ngàn cân treo sợi tóc" vì phải đương đầu với rất nhiều khó khăn :
- Quân đội của các thế lực đế quốc và phản động quốc tế trong phe Đồng minh,
dưới danh nghĩa giải giáp quân đội Nhật, đã kéo vào nước ta với những âm mưu
rất thâm độc:
+ Từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc: 20 vạn quân Tưởng kéo theo các tổ chức phản
động Việt Quốc, Việt Cách nhằm lật đổ chính quyền cách mạng.
+ Từ vĩ tuyến 16 trở vào Nam: hơn 1 vạn quân Anh mở đường cho thực dân
Pháp quay trở lại xâm lược nước ta lần thứ hai.
+ Trên đất nước ta lúc đó vẫn cịn 6 vạn qn Nhật đang chờ giải giáp.
+ Các thế lực phản động trong nước lợi dụng tình hình này nổi dậy chống
phá.
- Trong lúc đó, tình hình đất nước gặp rất nhiều khó khăn:
+ Chính quyền cách mạng vừa mới ra đời, chưa được củng cố.
+ Kinh tế chủ yếu là nông nghiệp nghèo nàn, lạc hậu, bị chiến tranh tàn phá
nặng nề, thiên tai liên tiếp làm cho nạn đói thêm trầm trọng.
+ Nền tài chính nước nhà trống rỗng.
+ Các tệ nạn xã hội do chế độ cũ để lại hết sức tai hại, đặc biệt là nạn mù
chữ...
=> Những khó khăn đó đã đặt nước ta vào tình thế "ngàn cân treo sợi tóc", u
cầu cấp bách cho tồn Đảng, tồn dân ta lúc này là phải có những biện pháp
sáng suốt, kịp thời để chống thù trong giặc ngoài.
Câu 2: ý nghĩa ra đời đảng cộng sản việt nam:
- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời với Cương lĩnh đầu tiên của Đảng đã mở
ra thời kì mới cho cách mạng Việt Nam: thời kì đấu tranh giành độc lập dân tộc


tiến lên chủ nghĩa xã hội. Cương lĩnh đầu tiên của Đảng đã xác định được
những nội dung cơ bản nhất của con đường cách mạng Việt Nam. Cương lĩnh ra
đời đã đáp ứng được những nhu cầu bức thiết của lịch sử và trở thành ngọn cờ
tập hợp, thống nhất các tổ chức cộng sản, các lực lượng cách mạng và toàn thể

dân tộc trong sự nghiệp đấu tranh vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
Cách mạng Việt Nam từ đây có đường lối cách mạng đúng đắn và tổ chức
cách mạng tiên phong lãnh đạo, chấm dứt sự khủng hoảng và bế tắc về con
đường cứu nước: “Từ cuối thế kỷ XIX đến những thập niên đầu thế kỷ XX,
nhân dân ta liên tiếp nổi dậy chống chủ nghĩa thực dân. Tiếp nối các phong trào
Văn Thân và Cần Vương, phong trào yêu nớc ba mươi năm đầu thế kỷ XX diễn
ra vô cùng anh dũng, từ khởi nghĩa Yên Thế và các phong trào Đông Du, Đông
Kinh Nghĩa Thục, Duy Tân đến khởi nghĩa n Bái… nhưng khơng thành cơng
vì thiếu một đường lối đúng”. “Năm 1930, kế thừa “Hội Việt Nam cách mạng
thanh niên” và các tổ chức cộng sản tiền thân, Đảng cộng sản Việt Nam ra đời,
đánh dấu bước ngoặt của cách mạng Việt Nam”.
- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa
Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam. Điều
đó nói lên quy luật ra đời của Đảng và cũng chứng tỏ giai cấp công nhân mà đội
tiên phong là Đảng Cộng sản Việt Nam đã trưởng thành và có đủ những yếu tố
cơ bản nhất để khẳng định sự đảm nhiệm vai trò lãnh đạo đối với cách mạng
Việt Nam. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng đánh dấu bước phát triển vế
chất của cách mạng Việt Nam.
- Đảng Cộng sản Việt Nam thành lập khẳng định dứt khoát con đường đi
lên của dân tộc Việt Nam từ 1930 là con đường cách mạng vơ sản. Đó là sự lựa
chọn của chính nhân dân Việt Nam, chính lịch sử dân tộc Việt Nam trong q
trình tìm con đường giải phóng dân tộc.


Sự ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam và Cương lĩnh được thông qua ở Hội
nghị thành lập Đảng, từ năm 1930 cách mạng Việt Nam có được đường lối
chính trị toàn diện đề ra mục tiêu và phương pháp đấu tranh thích hợp, giải
quyết triệt để những mâu thuẫn cơ bản của xã hội, đồng thời có được tổ chức
Đảng cách mạng để lãnh đạo và tổ chức phong trào cách mạng. Sự ra đời của
Đảng đã tạo những tiền đề và điều kiện để đưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng

lợi này đến thắng lợi khác trên con đường giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ
quốc và xây dựng đất nước .
Sự đúng đắn của Cương lĩnh chính trị đầu tiên đã được khẳng định bởi q
trình khảo nghiệm của lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất
nước quá độ đi lên CNXH của dân tộc ta từ khi Đảng ra đời và đến nay vẫn là
ngọn cờ dẫn dắt nhân dân ta trong công cuộc đổi mới theo định hướng xã hội
chủ nghĩa, vì mục tiêu "dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn
minh".
Câu 4 : kết quả ,ý nghĩa và nguyên nhân thắng lợi và bài học kinh nghiệm
cách mạng 8-1945. Phân tích thời cơ bùng nổ cuộc cách mạng tháng 8 năm
1945? Những nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử và những bài học kinh
nghiệm?
1.Nguyên nhân thắng lợi:
* Nguyên nhân khách quan: Cách mạnh tháng 8 nổ ra trong hồn cảnh
quốc tế vơ cùng thuận lợi. Đó là lúc phe phát xít đã bại trận. Kẻ thù trực tiếp của
nhân dân Việt Nam là phát xít Nhật đã phải đầu hàng đồng minh. Quân đội Nhật
ở Đơng Dương mất hết tinh thần chiến đấu. Chính phủ thân Nhật Trần Trọng
Kim hoang mang, rệu rã.
* Nguyên nhân chủ quan:


- Đó là kết quả của 15 năm đấu tranh gian khổ, đầy hy sinh của nhân dân
ta dưới sự lãnh đạo của Đảng, là kết quả tổng hợp của 3 cao trào cách mạng.
- Đó là sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản Đông Dương. Sự lãnh đạo
đúng đắn của Đảng là điều kiện cơ bản, quyết định thắng lợi của cách mạng
Tháng Tám năm 1945.
2. Ý nghĩa lịch sử:
* Đối với dân tộc:
- Cách mạng Tháng Tám đã đập tan ách thống trị của đế quốc và phong
kiến, lập ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà.

- Cách mạng tháng 8 năm 1945 đã đánh dấu một trang sử vẻ vang của dân
tộc ta, đánh dấu sự đổi đời của một dân tộc. Cách mạng Tháng Tám đã đưa
nước ta từ một nước thuộc địa trở thành một nước độc lập dân chủ, đưa Đảng ta
từ một Đảng không hợp pháp trở thành một Đảng nắm chính quyền, đưa dân tộc
ta lên hàng các dân tộc tiên phong trên thế giới.
- Cách mạng Tháng Tám đã mở ra một kỷ nguyên mới cho cách mạng
nước ta- kỷ nguyên của độc lập tự do và chủ nghĩa xã hội
- Cách mạng tháng Tám là minh chứng hùng hồn cho vai trị lãnh đạo của
giai cấp cơng nhân Việt Nam với đội tiên phong của mình là Đảng Cộng sản.
Đây là một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc điển hình do Đảng Cộng sản
lãnh đạo, là thắng lợi đầu tiên của chủ nghĩa Mác- Lênin ở một nước thuộc địa.
* Đối với quốc tế:
- Cách mạng Tháng Tám đã nâng cao vị thế quốc tế của dân tộc Việt
Nam. Lần đầu tiên một dân tộc nhược tiểu đã tự giải phóng khỏi ách đế quốc
thực dân.


-Cách mạng Tháng Tám đã phá tan một mắt xích quan trọng của chủ
nghĩa đế quốc, mở đầu cho sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ.
- Thắng lợi của cách mạng tháng Tám đã cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải
phóng dân tộc ở các nước thuộc địa trong cuộc đấu tranh giành độc lập.
3. Những bài học kinh nghiệm:
Cách mạng tháng Tám thành công đã để lại cho Đảng ta và nhân dân Việt
nam nhiều bài học quý báu, góp phần làm phong phú thêm kho tàng lý luận về
cách mạng giải phóng dân tộc và khởi nghĩa dân tộc. Đó là những bài học chính
sau đây:
- Một là: Gương cao ngọn cờ độc lập dân tộc, kết hợp đúng đắn hai nhiệm
vụ chống đế quốc và chống phong kiến. Tuy 2 nhiệm vụ không tách rời nhau
nhưng chống đế quốc phải là nhiệm vụ hàng đầu, chống phong kiến phải phục
tùng nhiệm vụ chống đế quốc và phải thực hiện từng bước với những khẩu hiệu

thích hợp. Đường lối này đã được khẳng định trong đường lối cứu nước của
Nguyễn Ái Quốc và trở thành cương lĩnh của Đảng ta.
- Hai là: Toàn dân nổi dậy trên nền tảng khối liên minh Công – Nông.
- Ba là: Lợi dụng mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ thù.
- Bốn là: Kiên quyết dùng bạo lực cách mạng và biết sử dụng bạo lực
cách mạng một cách thích hợp để đập tan bộ máy nhà nước cũ, lập ra bộ máy
nhà nước của nhân dân.
- Năm là: Nắm vững nghệ thuật khởi nghĩa, nghệ thuật chớp đúng thời
cơ.
-Sáu là: Xây dựng một Đảng Mác-Lênin đủ sức lãnh đạo tổng khởi nghĩa giành
chính quyền


Tóm lại: Thắng lợi của cách mạng tháng 8-1945 là kết quả tất yếu của 15
năm chuẩn bị chu đáo của Đảng ta, là kết quả của cuộc đấu tranh yêu nước rộng
lớn của dân tộc, sự hy sinh anh dũng của đồng bào, đồng chí cho sự nghiệp giải
phóng dân tộc.
Câu 5: trình bày đường lối kháng chiến chống thực dân pháp
- Năm 1858 thực dân Pháp xâm luợc nước ta. Ngày 6-6-1884 triều đình
Nguyễn ký hiệp ước Patơnốt thừa nhận sự thống trị của thực dân Pháp, chia
nước ta thành 3 kỳ với 3 chế độ chính trị khác nhau, vừa xây dựng hệ thống
chính quyền thuộc địa, vừa duy trì chính quyền phong kiến và tay sai làm chổ
dựa. Mọi quyền hành đều trong tay người Pháp, với âm mưu thâm độc thực hiện
chính sách chia để trị, chính sách ngu dân, chính sách độc quyền về kinh tế, ra
sức vơ vét tài nguyêm bóc lột sức lao động rẻ mạt của người bản xứ, cừng nhiều
hình thức thuế khố năng nề, vơ lý.
- Trước những áp bức bóc lột dã man của thực dân Pháp, nhân dân ta đã
liên tiếp nổi dậy cầm vũ khí chống bọn cướp nước. Nhưng tất cả những cuộc
đấu tranh đó đều không giành được thắng lơi. Giai cấp địa chủ phong kiên mà
tiêu biểu là triều đình nhà Nguyễn đã bất lực và hèn nhát nhanh chóng đầu hàng

thực dân Pháp và trở thành phản động, phản bội lại lợi ích của dân tộc.
Phong trào chống Pháp theo ý thức hệ phong kiến: phong trào Cần Vương
đã thất bại khi cuộc khởi nghĩa của Phan Đình Phùng chấm dứt năm 1896;
phong trào khởi nghĩa nơng dân n Thế của Hồng Hoa Thám kéo dài 30 năm
cũng không giành được thắng lợi. Nguyên nhân là do thiếu đường lối đúng,
thiếu một tổ chức cách mạng có khả năng dẫn dắt dân tộc đến thắng lợi. Điều
này chứng tỏ rằng, thời kỳ đấu tranh chống ngoại xâm trong khuôn khổ ý thức
hệ tư tưởng phong kiến đã chấm dứt. Cuộc đấu tranh của nhân dân ta rơi vào
tình trạng khủng hoảng về đường lối cứu nước, về giai cấp lãnh đạo cách mạng.


- Vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, Việt Nam cũng như một số nước
phương Đông khác đã ít nhiều chịu sự chi phối của ý thức hệ tư sản. Đặc biệt
cách mạng Minh Trị ở Nhật Bản (l868), cuộc cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc
(1911) đã có tác động nhất định tới phong trào yêu nước ở Việt Nam, làm dấy
lên ở nước ta một phong trào yêu nước rộng rãi theo khuynh hướng tu sản
nhưng đều thất bại. Tiêu biểu là phong trào của cụ Phan Bội Châu, cụ Phan Chu
Trinh, phong trào Duy Tân của vua Duy Tân. Điều này chứng tỏ sự bất lực của
giai cấp tư sản Việt Nam, rằng giai cấp tư sản Việt Nam không đủ khả năng
giương cao ngọn cờ lãnh đạo đưa cách mạng Việt Nam đi đến thắng lợi.
Tình hình khủng hoảng, bế tắc về con đường cứu nước giải phóng dân tộc,
u cầu lịch sử địi hỏi phải có một tổ chức cách mạng tiên phong, có đường lối
cách mạng đúng đắn dẫn đường, mới có khả năng đưa phong trào cứu nước đi
đến thắng lợi.
Câu 6: nội dung cơ bản và ý nghĩa đường lối kháng chiến của mỹ cứu nước
1965-1975
1. Làm cho toàn Đảng, toàn dân hiểu rõ những vấn đề sau:
- Sự chuyển biến của tình hình, miền Bắc khơng cịn ở trong thời kỳ xây
dựng hồ bình nữa, mà đã bắt đầu ở vào thời chiến.
- So sánh lực lượng giữa ta và địch. Nhấn mạnh những thuận lợi của ta và

thất bại nghiêm trọng của Mỹ, cho nên ta nhất định sẽ thắng, Mỹ nhất định sẽ
thất bại hoàn toàn.
- Giải phóng miền Nam là trách nhiệm chung của nhân dân cả nước và cả
nước đều phải tham gia đánh giặc. Cần phải xác định rõ “Miền Bắc dù có bị
ném bom bắn phá đến đâu cũng phải vì giải phóng miền Nam mà khơng chút
nao núng, nâng cao chí khí căm thù và quyết tâm thắng địch”(3). Phải đẩy mạnh


phong trào “ba sẵn sàng” với nội dung và yêu cầu mới. Cần phải xây dựng tác
phong tích cực, khẩn trương của thời chiến.
2. Phải ra sức xây dựng tư tưởng phấn khởi và tin tưởng, quyết chiến quyết
thắng đế quốc Mỹ và tay sai, tư tưởng sẵn sàng chiến đấu và công tác ở bất cứ
nơi nào theo tiếng gọi của Đảng và của Tổ quốc; tư tưởng sẵn sàng đánh bại bất
cứ loại chiến tranh nào của địch, sẵn sàng khắc phục mọi khó khăn gian khổ,
sẵn sàng chiến đấu lâu dài chống Mỹ với tinh thần tự lực cánh sinh cao; chống
tư tưởng sợ Mỹ, đánh giá địch quá cao, hoặc chủ quan khinh địch; tư tưởng
hoang mang, dao động, cầu an; tư tưởng muốn đàm phán khi chưa có điều kiện
có lợi, muốn kết thúc chiến tranh với bất cứ giá nào; tư tưởng ỷ lại vào sự giúp
đỡ của nước ngồi và khơng tin vào sức mình.
Như vậy, “chuyển hướng tư tưởng” ở đây có thể hiểu một cách ngắn gọn
là: chuyển từ nội dung và phương pháp tư tưởng ở thời bình sang nội dung và
phương pháp tư tưởng ở thời chiến, trong đó bao gồm những nội dung cụ thể là
đế quốc Mỹ dù có mạnh đến mấy chúng ta cũng nhất định thắng; miền Bắc dù
có bị bắn phá đến đâu cũng phải quyết tâm cùng miền Nam đánh thắng giặc Mỹ
xâm lược. Cốt lõi của vấn đề chuyển hướng tư tưởng là làm cho nhân dân miền
Bắc thấy rõ tình hình mới của đất nước, từ đó có sự đồng thuận tuyệt đối với
Đảng, quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược trong bất kỳ tình huống nào.
Chủ trương “chuyển hướng tư tưởng” của Hội nghị Trung ương 11 được
tiếp tục khẳng định và bổ sung ở Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 12 (121965). Và Hội nghị xác định nhiệm vụ của công tác tư tưởng là:
- Giáo dục cho toàn Đảng, toàn dân nhận rõ nhiệm vụ lịch sử vô cùng vẻ

vang của nhân dân ta là chiến đấu chống một kẻ thù mạnh nhất và nguy hiểm
nhất của loài người là đế quốc Mỹ, làm cho mọi người tin tưởng vững chắc rằng


với đường lối đúng đắn của Đảng, với tinh thần dũng cảm chiến đấu của quân
và dân ta, chúng ta có thể đánh bại bất cứ loại chiến tranh nào của đế quốc Mỹ.
- Giáo dục chủ nghĩa anh hùng cách mạng cho nhân dân, nhất là cho bộ
đội và thế hệ thanh niên, làm cho mọi người sẵn sàng chịu đựng mọi gian khổ,
hy sinh, khắc phục mọi khó khăn để hoàn thành bất cứ nhiệm vụ nào, chiến đấu
anh dũng với bất cứ kẻ thù nào, đánh bại bất cứ loại chiến tranh nào của địch.
- Làm cho mọi cán bộ, đảng viên và quần chúng hiểu rõ trách nhiệm của toàn
Đảng, toàn dân ta ở miền Bắc là phải tích cực tham gia sự nghiệp giải phóng
miền Nam, phục vụ không điều kiện cho tiền tuyến miền Nam và hết sức giúp
đỡ cách mạng Lào, làm cho mọi người hăng hái dốc sức ra làm tròn bất cứ
nhiệm vụ nào của Đảng và chính phủ giao phó.
Như vậy, chủ trương “chuyển hướng tư tưởng” ở miền Bắc được Đảng ta
xác định từ Hội nghị Trung ương lần thứ 11 (3-1965) và tiếp tục được khẳng
định, bổ sung, cụ thể hoá ở Hội nghị Trung ương lần thứ 12 (12-1965) cùng các
chỉ thị, nghị quyết sau đó của Trung ương về công tác tư tưởng. Nội dung cơ
bản của chủ trương là chuyển hướng công tác tư tưởng của Đảng theo hướng:
Làm cho toàn thể nhân dân miền Bắc hiểu rõ tình hình miền Bắc khơng cịn ở
trong thời bình nữa mà đã chuyển sang thời chiến; nhiệm vụ thiêng liêng nhất
của toàn Đảng toàn quân và toàn dân ta lúc này là nhiệm vụ chống Mỹ, cứu
nước; toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta phải quyết tâm đánh Mỹ và thắng
Mỹ trong bất kể tình huống nào. Nhiệm vụ quan trọng, cấp bách nhất được
Trung ương nhấn mạnh nhiều lần, đó là cơng tác tun truyền của Đảng phải tập
trung khơi dậy và phát huy mạnh mẽ tinh thần yêu nước của nhân dân; giáo dục
chủ nghĩa anh hùng cách mạng và tư tưởng quyết chiến, quyết thắng giặc Mỹ
xâm lược trong toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, dù phải hy sinh, gian khổ đến
mấy.



Đó là một chủ trương đúng đắn và có ý nghĩa to lớn trong việc chỉ đạo
công tác tuyên truyền, cổ động của Đảng ở miền Bắc thời gian này. Từ chủ
trương này, những vấn đề căn bản nhất của cơng tác tư tưởng nói chung, cơng
tác tun truyền, cổ động nói riêng được xác định kịp thời và chính xác. Nhờ
đó, cơng tác tun truyền, cổ động chính trị của Đảng ở miền Bắc được triển
khai mạnh mẽ, rầm rộ và liên tục trong suốt những năm ác liệt nhất của cuộc
kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, góp phần to lớn vào việc động viên, cổ vũ
tinh thần chiến đấu và sản xuất của nhân dân miền Bắc, biến sức mạnh tinh thần
đó thành sức mạnh vật chất vượt qua mọi gian nan, thử thách, giành thắng lợi
cuối cùng trong cuộc chiến đấu không cân sức giữa dân tộc ta và đế quốc Mỹ.
Chuyển hướng tư tưởng của Đảng ở miền Bắc những năm 65-75 là một bài học
vô cùng quý giá, thiết nghĩ chúng ta cần nghiên cứu sâu sắc và vận dụng trong
giai đoạn hiện nay – giai đoạn hội nhập và phát triển đất nước vì “Dân giàu,
nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”./.
Câu 7: quá trình đổi mới tư duy của đảng về cơng nghiệp hóa đất nước từ
1986 đến nay:
Đại hội VI của Đảng diễn ra trong bối cảnh sai lầm của đợt tổng cải cách
giá - lương - tiền cuối năm 1985 làm cho kinh tế nước ta càng trở nên khó khăn
(tháng 12-1986, giá bán lẻ hàng hố tăng 845,3%). Chúng ta không thực hiện
được mục tiêu đề ra là cơ bản ổn định tình hình kinh tế - xã hội, ổn định đời
sống nhân dân. Số người bị thiếu đói tăng, bội chi lớn. Nền kinh tế nước ta lâm
vào khủng hoảng trầm trọng. Tình hình này làm cho trong Đảng và ngồi xã hội
có nhiều ý kiến tranh luận sôi nổi, xoay quanh thực trạng của ba vấn đề lớn: cơ
cấu sản xuất; cải tạo xã hội chủ nghĩa; cơ chế quản lý kinh tế. Thực tế tình hình
đặt ra một u cầu khách quan có tính sống còn đối với sự nghiệp cách mạng là
phải xoay chuyển được tình thế, tạo ra sự chuyển biến có ý nghĩa quyết định
trên con đường đi lên và như vậy phải đổi mới tư duy.



Với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thực, nói rõ sự
thật, Đại hội đã đánh giá đúng mức những thành tựu đạt được sau 10 năm xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc, đi sâu phân tích những tồn tại và nghiêm khắc tự phê
bình những sai lầm, khuyết điểm trong lãnh đạo và chỉ đạo của Đảng trong 10
năm (1976-1986).
Đại hội khẳng định quyết tâm đổi mới công tác lãnh đạo của Đảng theo
tinh thần cách mạng và khoa học và đánh giá cao quá trình dân chủ hóa sinh
hoạt chính trị của Đảng và nhân dân ta trong thời gian chuẩn bị và tiến hành Đại
hội.
Đại hội đã đánh giá những thành tựu, những khó khăn của đất nước do cuộc
khủng hoảng kinh tế - xã hội tạo ra, những sai lầm kéo dài của Đảng về chủ
trương, chính sách lớn, về chỉ đạo chiến lược và tổ chức thực hiện khuynh
hướng tư tưởng chủ yếu của những sai lầm đó, đặc biệt là sai lầm về kinh tế là
bệnh chủ quan duy ý chí, lối suy nghĩ về hành động đơn giản, nóng vội chạy
theo nguyện vọng chủ quan, là khuynh hướng buông lỏng trong quản lý kinh tế,
xã hội, không chấp hành nghiêm chỉnh đường lối và nguyên tắc của Đảng đó là
tư tưởng vừa tả khuynh vừa hữu khuynh. Báo cáo chính trị tổng kết thành bốn
bài học kinh nghiệm lớn:
Một là, trong tồn bộ hoạt động của mình, Đảng phải quán triệt tư tưởng
"lấy dân làm gốc".
Hai là, Đảng phải luôn luôn xuất phát từ thực tế, tôn trọng và hành động
theo quy luật khách quan.
Ba là, phải biết kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong
điều kiện mới.
Bốn là, chăm lo xây dựng Đảng ngang tầm với một đảng cầm quyền lãnh
đạo nhân dân tiến hành cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa.


Báo cáo xác định nhiệm vụ bao trùm, mục tiêu tổng quát trong những

năm còn lại của chặng đường đầu tiên là ổn định mọi mặt tình hình kinh tế- xã
hội, tiếp tục xây dựng những tiền đề cần thiết cho việc đẩy mạnh cơng nghiệp
hóa xã hội chủ nghĩa trong chặng đường tiếp theo.
Mục tiêu cụ thể về kinh tế - xã hội cho những năm còn lại của chặng
đường đầu tiên là:
- Sản xuất đủ tiêu dùng và có tích luỹ.
- Bước đầu tạo ra một cơ cấu kinh tế hợp lý, trong đó đặc biệt chú trọng
ba ch-ương trình kinh tế lớn là lương thực - thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng
xuất khẩu, coi đó là sự cụ thể hóa nội dung cơng nghiệp hố trong chặng đường
đầu của thời kỳ quá độ. Làm cho thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa giữ vai trò
chi phối, sử dụng mọi khả năng của các thành phần kinh tế khác trong sự liên
kết chặt chẽ, dưới sự chỉ đạo của thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa. Tiến hành
cải tạo xã hội chủ nghĩa theo nguyên tắc phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả
kinh tế và tăng thu nhập cho người lao động.
- Xây dựng và hoàn thiện một bước quan hệ sản xuất mới phù hợp với
tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
- Tạo ra chuyển biến về mặt xã hội, việc làm, công bằng xã hội, chống
tiêu cực, mở rộng dân chủ, giữ kỷ cương phép nước.
-

Bảo

đảm

nhu

cầu

củng


cố

quốc

phòng



an

ninh.

Đại hội đã nêu ra năm phương hướng cơ bản của chính sách kinh tế - xã hội và
đề ra hệ thống các giải pháp để thực hiện mục tiêu: Bố trí lại cơ cấu sản xuất,
điều chỉnh lớn cơ cấu đầu tư; xây dựng và củng cố quan hệ sản xuất xã hội chủ
nghĩa, sử dụng và cải tạo đúng đắn các thành phần kinh tế. Coi nền kinh tế có
nhiều thành phần là một đặc trưng của thời kỳ quá độ; đổi mới cơ chế quản lý


kinh tế, dứt khoát xoá bỏ cơ chế quản lý tập trung quan liêu, bao cấp, chuyển
sang cơ chế kế hoạch hoá theo phương thức hạch toán kinh doanh xã hội chủ
nghĩa; phát huy động lực của khoa học - kỹ thuật; mở rộng và nâng cao hiệu quả
kinh tế đối ngoại.
Câu 8: kinh tế tri thức :
"Là nền kinh tế sử dụng một cách hiệu quả tri thức cho sự phát triển KTXH. Điều này bao gồm việc chuyển giao, cải tiến cơng nghệ nước ngồi cũng
như sự thích hợp hoá và sáng tạo hoá các tri thức cho những nhu cầu riêng biệt".
Theo Giáo sư, Viện sĩ Đặng Hữu - Trưởng ban Cơng nghệ thơng tin thì "Kinh tế
tri thức là nền kinh tế trong đó sự sản sinh ra, phổ cập và sử dụng tri thức giữ
vai trò quyết định đối với sự phát triển kinh tế, tạo ra của cải, nâng cao chất
lượng cuộc sống".

Theo định nghĩa của WBI - là "nền kinh tế dựa vào tri thức như động lực
chính cho tăng trưởng kinh tế. Đó là nền kinh tế trong đó kiến thức được lĩnh
hội, sáng tạo, phổ biến và vận dụng để thúc đẩy phát triển". Tại hội thảo, JeanEric Aubert, chuyên gia hàng đầu của WBI, nói cụ thể hơn: "Phải phân biệt đó
khơng phải là nền kinh tế dựa vào cơng nghệ và viễn thông! Kinh tế tri thức là
đặt tri thức, sáng tạo và các chính sách liên quan đến chúng vào trọng tâm của
chiến lược phát triển cho tất cả các nước ở nhiều mức độ phát triển khác nhau"
Như vậy, kinh tế tri thức là lực lượng sản xuất của thế kỷ 21. Đặc trưng của nền
kinh tế tri thức là thị trường chất xám. Trong đó, con người là vốn quý nhất. Tri
thức là yếu tố quyết định của sản xuất, sáng tạo đổi mới là động lực thúc đẩy
sản xuất phát triển. Công nghệ mới trở thành nhân tố quan trọng hàng đầu trong
việc nâng cao năng suất, chất lượng, công nghệ thông tin được ứng dụng một
cách rộng rãi. Muốn nâng cao năng suất lao động xã hội, nâng cao chất lượng
sản phẩm phải có tri thức, phải làm chủ được tri thức, phải biết vận dụng, quản
lý tri thức mới có thể cạnh tranh và đồng thời đảm bảo phát triển bền vững.


Có người cịn cho rằng: Kinh tế tri thức là hình thái phát triển cao nhất
hiện nay của nền kinh tế hàng hóa, trong đó cơng thức hoạt động cơ bản TiềnHàng-Tiền được thay thế bằng Tiền- Tri Thức- Tiền và vai trò quyết định của
Tri thức.
Vậy kinh tế tri thức là gì? Kinh tế tri thức là nền kinh tế trong đó sự sản
sinh ra, phổ cập và sử dụng tri thức giữ vai trò quyết định nhất đối với sự phát
triển kinh tế, tạo ra của cải, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Câu 9 : chủ trương của đảng hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa:
Kinh tế thị trường định hướng XHCN trên địa bàn tỉnh từng bước được
hình thành và phát triển. Đã khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu
tư, tốc độ tăng trưởng kinh tế năm sau luôn cao hơn năm trước. Cơ cấu kinh tế
chuyển dịch đúng hướng, tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ ngày càng cao. Văn
hóa, xã hội có nhiều tiến bộ, cơng tác giải quyết việc làm, kéo giảm tỷ lệ hộ
nghèo đạt nhiều kết quả. An ninh, quốc phòng được giữ vững. Đời sống người

dân không ngừng được nâng lên.
Việc cụ thể hóa, triển khai thực hiện thể chế kinh tế thị trường ngày càng
chặt chẽ, bảo đảm cơ chế pháp lý, phù hợp với yêu cầu phát triển mới. Chế độ
sở hữu và cơ cấu các thành phần kinh tế được đổi mới cơ bản từ sở hữu toàn
dân, tập thể, kinh tế quốc doanh là chủ yếu sang nhiều hình thức sở hữu, nhiều
thành phần kinh tế đan xen hỗn hợp. Kinh tế Nhà nước được sắp xếp, đổi mới,
nâng cao hiệu quả hoạt động theo hướng cổ phần hóa và chi phối một số ngành,
lĩnh vực quan trọng. Thị trường hàng hóa, lao động, tài chính, tiền tệ, khoa học
cơng nghệ, bất động sản… được hình thành và từng bước phát triển. Quản lý
Nhà nước về kinh tế được chuyển sang quản lý bằng pháp luật, chính sách, quy


hoạch, kế hoạch, thuế, tài chính… Các doanh nghiệp và doanh nhân được tự
chủ, cạnh tranh trong sản xuất kinh doanh.
Tuy nhiên, việc vận dụng, cụ thể hóa các chính sách, pháp luật của Nhà
nước về phát triển kinh tế thị trường cịn chậm. Cơng tác quản lý Nhà nước về
kinh tế thị trường còn nhiều bất cập, nhất là quản lý đất đai, nhà đất công chưa
chặt chẽ. Định giá trị doanh nghiệp nhà nước khi giải thể, phá sản, cổ phần hóa
cịn nhiều sơ hở, làm thất thốt tài sản nhà nước. Phát triển kinh tế tập thể cịn
nhiều khó khăn, cịn phân biệt đối xử giữa doanh nghiệp nhà nước với doanh
nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác. Các yếu tố thị trường, các loại thị
trường hình thành, phát triển chậm, thiếu đồng bộ. Xã hội hóa các lĩnh vực giáo
dục, y tế, văn hóa, thể thao… còn hạn chế. Nhiều vấn đề xã hội bức xúc, xử lý
gây ô nhiễm môi trường chưa được giải quyết tốt. Đó là do nhận thức về kinh tế
thị trường định hướng XHCN ở cấp ủy Đảng, chính quyền, mặt trận, đồn thể
các cấp cịn nhiều hạn chế. Cán bộ, đảng viên chưa được học tập, bồi dưỡng
những kiến thức cơ bản, nên việc cụ thể hóa vận dụng, phối hợp tổ chức triển
khai thực hiện còn gặp nhiều khó khăn, chưa đáp ứng được các yêu cầu đổi mới.
*Cần phải làm những gì?
Phát triển đa dạng hóa các loại thị trường hàng hóa, dịch vụ. Nâng cao

chất lượng thị trường dịch vụ trên cơ sở đẩy mạnh thương mại nội địa, hoạt
động du lịch, xuất khẩu hàng hóa, thực hiện xã hội hóa đầu tư cơ sở hạ tầng,
phục vụ phát triển các loại thị trường và tăng cường kiểm tra chất lượng hàng
hóa dịch vụ, nhất là những hàng hóa, dịch vụ có liên quan trực tiếp đến sức
khỏe của nhân dân.
Gắn kết hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa, cơng
bằng xã hội và bảo vệ môi trường. Tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác giảm
nghèo theo hướng vững chắc. Quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế


xã hội ở những vùng khó khăn, có tỷ lệ hộ nghèo cao. Tăng cường sự hỗ trợ của
Nhà nước, cộng đồng cho người nghèo. Hỗ trợ vốn, kỹ thuật, bảo hiểm, đào tạo
nghề, giới thiệu việc làm… giúp người nghèo vươn lên, nhất là các đối tượng
thuộc diện chính sách, khắc phục tư tưởng ỷ lại, trong chờ vào sự hỗ trợ của
Nhà nước. Tuyên truyền về bảo vệ mơi trường là trách nhiệm của tồn xã hội.
Xử lý rác ở các chợ, khu dân cư, bệnh viện, chăn nuôi gia súc, gia cầm… Kiên
quyết xử lý các hành vi vi phạm về gây ô nhiễm môi trường. Di dời các cơ sở
sản xuất gây ô nhiễm ra khỏi nội thị.
Nâng cao vai trò, đổi mới phương thức lãnh đạo của các cấp ủy Đảng và
hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước về kinh tế, nhằm đáp ứng yêu cầu phát
triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Bên cạnh việc tăng cường sự
lãnh đạo của các cấp ủy Đảng về công tác tuyên truyền, giáo dục cho đội ngũ
cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về phát triển kinh tế thị trường định
hướng XHCN, thì Đảng ủy Liên cơ có kế hoạch tập trung củng cố, phát triển và
nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức Đảng trong các doanh nghiệp, nhưng
đồng thời Ban Tổ chức Tỉnh ủy cũng nghiên cứu đề xuất việc thành lập Đảng ủy
khối doanh nghiệp trực thuộc Tỉnh ủy.
Điều kiện dẫn đến thắng lợi trọn vẹn là các cấp ủy Đảng, Ban cán sự
Đảng UBND tỉnh, sở, ngành, huyện, thị tiếp tục cụ thể hóa Nghị quyết của
Trung ương và chương trình hành động của Tỉnh ủy thành chương trình, kế

hoạch cụ thể. Tổ chức triển khai quán triệt và thực hiện đồng thời theo dõi, kiểm
tra đơn đốc từng lúc thì cơng việc sẽ đạt kết quả cao.
Câu 11: chỉ đạo và chủ chương xây dựng và phát triển nền văn hóa trong
thời ký đổi mới:
*Dân chủ hoá xã hội


Xã hội ta là xã hội dân chủ: "Bao nhiêu lợi ích đều vì dân, bao nhiêu
quyền hạn đều của dân", "quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân". Cuộc vận
động xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở xã, phường, ở cơ quan, ở
doanh nghiệp đã được triển khai rộng rãi, thực hiện tích cực đã mang lại những
kết quả tốt bước đầu. Nhưng còn cần phải làm nhiều hơn, mạnh hơn nữa.
Điều nhức nhối hiện nay là tệ nạn quan liêu, tham nhũng phát triển. Trên
thực tế không phải tất cả các lợi ích đều vì dân. Số khơng nhỏ người có chức, có
quyền đang chiếm đoạt tài sản quốc gia và tài sản nhân dân. Tham nhũng đã
thành quốc nạn.
Thực tế chưa phải tất cả quyền hạn đều của dân, một mặt, cuộc đấu tranh
chống quan liêu, cửa quyền, tham nhũng, quấy nhiễu, ức hiếp nhân dân chưa
kiên quyết, triệt để, mặt khác, còn thiếu cơ chế, thiếu những quy định để đảm
bảo quyền làm chủ của nhân dân.
* Hợp lý hoá bộ máy Nhà nước
Quốc hội là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất, Hội đồng nhân dân
các cấp là cơ quan quyền lực Nhà nước ở các địa phương đã có những đổi mới
về tổ chức và hoạt động có hiệu quả và thiết thực, thể hiện dân chủ đại diện
ngày càng cô thực chất. Nhưng đây cũng chỉ là bước đầu, còn nhiều mặt phải
đẩy mạnh hơn nữa...
Bộ máy hành chính Nhà nước đã có những đổi mới về tổ chức và hoạt
động, cải cách hành chính bước đầu có kết quả, nhưng phải tiến hành mạnh mẽ
hơn theo hướng xác định rõ chức năng nhiệm vụ không chồng chéo nhưng
khơng bỏ sót nhiệm vụ, đẩy mạnh việc phân cấp giữa Trung ương và địa

phương.


Bộ máy xét xử cịn ít đổi mới tổ chức và hoạt động, còn nhiều vi phạm.
Nạn tiêu cực, tham nhũng trong các cơ quan xét xử cũng đáng báo động.
* Xã hội hóa một số lĩnh vực hoạt động của Nhà nước (dịch vụ công)
Luật khoa học và công nghệ ra đời phát huy khả năng đầu tư không chỉ
của Nhà nước mà của các thành phần kinh tế, tạo thuận lợi cho sự đóng góp của
trí thức, của nhà đầu tư vào khoa học và công nghệ.
Cần mở rộng cơ hội đầu tư của dân, xã hội hóa một số lĩnh vực hoạt động
từ trước tới nay thuộc Nhà nước, nay cần tạo điều kiện và khuyến khích kinh tế
dân doanh phát triển không chỉ trong các ngành sản xuất và dịch vụ thông
thường mà cả trong một số lĩnh vực dịch vụ công cộng như y tế, giáo dục, vệ
sinh môi trường, giao thông công cộng đô thị bảo trì và phát triển các cơng trình
phúc lợi cơng cộng, tư vấn, bảo hiểm, kiểm tốn, kể cả một số công việc dịch vụ
trong các cơ quan hành chính, sự nghiệp của Nhà nước. Đây là một chủ 1
trương, biện pháp thúc đẩy tiến trình xã hội hố, mở rộng và nâng cao chất
lượng dịch vụ công đi đơi với chính sách bảo đảm cho người nghèo có điều kiện
hưởng thụ các dịch vụ phúc lợi thiết yếu.
Có lẽ đã đến lúc cần phải thay đổi tư duy cũ bằng một tư duy mới là trong
tất cả mọi lĩnh vực hoạt động trong xã hội, các thành phần kinh tế đều có thể
tham gia theo khả năng và theo pháp luật, khơng có một lĩnh vực nào là "vùng
cấm địa", hoặc chỉ dành riêng cho hoạt động của cơ quan Nhà nước.
Câu 12: đường lối đối ngoại hội nhập kinh tế thời kỳ đổi mới
Để chủ động hội nhập đủ sức cạnh tranh trên trường quốc tế, Đảng ta đã
tiến hành một loạt các giải pháp :
+ Thứ nhất, Xây dựng, bổ sung hệ thống văn bản pháp luật nhất là các
luật, đạo luật liên quan đến kinh tế, thương mại, đầu tư nước ngoài .



+ Thứ hai, Xây dựng nguồn lực mà trước hết là nguồn lực con người,
thực sự xem giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu nhằm
đào tạo, bồi dưỡng một đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước, doanh nghiệp có kiến
thức về kinh tế đối ngoại, kỹ năng và kinh nghiệm quản lý, ngoại ngữ và luật
pháp cũng như thông lệ quốc tế nhằm hạn chế rủi ro khi tham gia HNKTQT.
+ Thứ ba, ổn định chính trị- xã hội, có chính sách đối ngoại linh hoạt,
mềm dẽo, năng động tạo điều kiện thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.
+ Thứ tư, Xây dựng cơ sở hạ tầng mà trước hết là giao thông, điện, sân
bay, bến cảng… để tạo sự hấp dẫn đầu tư đáp ứng yêu cầu của phát triển kinh tế
đất nước.
Vận dụng linh hoạt và sáng tạo sách lược theo phương châm “dĩ bất biến,
ứng vạn biến” mà Bác Hồ đã dạy, từ khi nước ta giành được độc lập đến nay
chủ trương HNKTQT đã phản ánh nhất quán đường lối của Đảng ta là kết hợp
sức mạnh dân tộc với sức mạnh của thời đại, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự
chủ đi đôi với mở rộng hợp tác quốc tế song phương cũng như đa phương.
Để giảm bớt những thiệt thịi trong q trình HNKTQT chúng ta cần ổn định về
chính trị, tăng cường an sinh xã hội đặc biệt đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế để có
thực lực vì khơng có thực lực hoạt động đối ngoại nói chung và kinh tế đối
ngoại nói riêng sẽ gặp nhiều khó khăn, hạn chế trước những biến động khó
lường của kinh tế thế giới và khu vực trong giai đoạn hiện nay.


1 - Câu hỏi:Trình bày khái niệm đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt
Nam. Đối tượng, nhiệm vụ, phương pháp nghiên cứu môn của môn học
- Đáp án:
* Khái niệm đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam
- Đường lối cách mạng của Đảng là hệ thống quan điểm, chủ trương, chính
sách về mục tiêu, phương phương, nhiệm vụ và giảI pháp của cách mạng Việt
Nam.Đường lối cách mạng của Đảng được thể hiện qua cương lĩnh, nghị quyết chỉ
thị của Đảng.

* Đối tượng nghiên cứu môn học
- Môn Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam nghiên cứu sự ra đời
của Đảng cộng sản Việt Nam và đường lối do Đảng đề ra trong quá trình lãnh đạo
cách mạng Việt Nam từ năm 1930 đến nay. Do đó đối tượng chủ yếu của mơnhọc là
hệ thống quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng trong tiến trình cách mạng Việt
Nam - từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đến cách mạng XHCN.
* Nhiệm vụ nghiên cứu
- Một là, làm rõ sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam- chủ thể hoạch định
đường lối cách mạng Việt Nam.
- Hai là, làm rõ quá trình hình thành và phát triển đường lối cách mạng của
Đảng từ năm 1930 đến nay.
- Ba là : làm rõ kết quả thựchiện đường lối cách mạng của Đàng cộng sản Việt
nam trong tiến trình cách mạng Việt Nam .
- Yêu cầu đặt ra đối với việc dạy và học môn Đường lối cách mạng của Đảng
cộng sản Việt Nam:
+ Đối với người dạy: phải nghiên cứu đầy đủ các nghị quyết, chỉ thị của Đảng
trong toàn bộ tiến trình lãnh đạo cách mạng, bảo đảm cập nhật hệ thống đường lối
của Đảng.
+ Đối với người học: PhảI nắm vững nội dung cơ bản đường lối của Đảng để từ
đó lý giải những vấn đề thực tiễn và vận dụng được quan điểm của Đảng vào cuộc


sống.

2 - Câu hỏi : Trình bày phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa nghiên cứu, học tập
môn học đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Đáp án
* Phương pháp nghiên cứu
- Cơ sở phương pháp luận
Nghiên cứu môn Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam phảI dựa

trên thế giới quan, phương pháp luận khoa học của chủ nghĩa Mác – Lênin, các quan
điểm có ý nghĩa phương pháp luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh và các quan điểm của
Đảng.
* Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu môn Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt
Nam, đối với mỗi nội dung cụ thể cần phảI vận dụng một phương pháp nghiên cứu
phù hợp.
+Phương pháp lịch sử (nghiên cứu sự vật và hiện tượng theo trình tự thời gian,
theo quá trình diễn biến đi từ pháp sinh, phát triển kết quả của nó)
+Phương phương lơgíc (nghiên cứu một cách tổng qt nhằm tìm ra bản chất
của sự vật, hiện tượng và khái quát thành lý luận)
Ngồi ra cịn có thể sự dụng các phương pháp khác như: phân tích, tổng hợp,
so sánh, quy nạp và diễn dịch, cụ thể hoá và trừu tượng hố…thích hợp với từng nội
dung của mơn học.
* Ý nghĩa của việc học tập môn học
- Môn Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam trang bị cho sinh
viên những hiểu biết cơ bản về sự ra đời của Đảng, về quan điểm, đường lối của
Đảng trong cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân và cách mạng XHCN
- Học tập môn Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam có ý nghĩa
rất quan trọng đối với việc bồi dưỡng cho sinh viên trước những nhiệm vụ trọng đại


của đất nước.
- Qua học tập môn Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam, sinh
viên có thể vận dụng kiến thức chuyên nghành để chủ động, tích cực giải quyết
những vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội…theo đường lối chính sách của Đảng.
3 - Câu hỏi: Phân tích sự chuyển biến của xã hội ở Việt Nam dưới chính sách cai
trị của thực dân Pháp.
- Đáp án:
*Chính sách cai trị của thực dân Pháp

- Năm 1858 Thực dân Pháp xâm lược nước ta. Sau hiệp ước Patơ nốt(1884),
triều đình nhà Nguyễn đầu hàng thực dân Pháp.
- Năm 1897 Pháp bắt tay vào công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, Sau
1918 là chương trình khai thác thuộc địa lần thứ 2 với quy mô và tốc độ lớn hơn lần
trước.
Về chính trị: Thực dân Pháp đã tước bỏ quyền lực đối nội và đối ngoại của
chính quyền phong kiến nhà Nguyễn lợi dụng triệt để bộ máy cai trị cũ của chế độ
phong kiến phục vụ cho việc áp bức nhân dân Việt Nam. Chúng chia Việt Nam ra
thành ba xứ: Nam Kỳ, Trung Kỳ, Bắc Kỳ và chúng thực hiện ở mỗi kỳ một chế độ cai
trị riêng.
Về Kinh tế: Thực dân Pháp tiến hành cướp đoạt ruộng đất để lập đồn điền; đầu
tư vốn khai thác tài nguyên (than, thiếc, kẽm), xây dựng một số cơ sở công
nghiệp(điện, nước) Xây dựng hệ thống đường bộ, thuỷ, bến cảng phục vụ cho chính
sách khai thác thuộc địa của nước Pháp.
Kinh tế Việt Nam ngày càng nghèo nàn, lạc hậu,què quặt và phụ thuộc vào
kinh tế Pháp.
Về văn hố
- Thực dân Pháp thực hiện chính sách văn hố giáo dục thực dân: dung túng,
duy trì các hủ tục lạc hậu…
- Ngăn cấm, phá hoại bản sắc văn hoá truyền thống dân tộc Việt Nam, Ngăn


cấm văn hoá tiến bộ thế giới du nhập vào Việt nam.
*Tình hình giai cấp và mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Việt Nam:
Các cuộc khai thác thuộc địa của Thực dân Pháp ảnh hưởng mạnh mẽ đến tình
hình xã hội VN. Sự phân hoá giai cấp diễn ra ngày càng sâu sắc.
+ Giai cấp địa chủ Việt Nam: Gia cấp địa chủ câu kết với thực dân Pháp tăng
trong cường bóc lột áp bức nơng dân.Tuy nhiên trong nội bộ địa chủ Việt Nam lúc
này có sự phân hố, một bộ phận địa chủ có lịng u nước căm thù giặc tham gia đấu
tranh chống Pháp dưới các hình thức và mức độ khác nhau.

+ Giai cấp nơng dân: Chiếm 90% dân số Việt Nam. Họ phảI chịu 2 tầng áp bức
bóc lột của Thực dân và phong kiến. Tình cảnh khốn khổ, bần cùng của giai cấp nơng
dân VN đã làm tăng thêm lịng căm thù đế quốc và phong kiến tay sai, làm thêm ý trí
cách mạng của họ trong cuộc đấu tranh giành lại ruộng đất và quyền sống tự do
+ Giai cấp công nhân VN ra đời từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của
TDP. Có đầy đủ đặc điểm của giai cấp công nhân quốc tế (là lực lượng xã hội tiên
tiến, đại diệncho phương thức sản xuất mới, tiến bộ, có ý thức tổ chức kỷ luật cao; có
tinh thần cách mạng triệt để)
Ngồi ra giai cấp cơng nhân Việt Nam cịn có những đặc điểm riêng
- Phải chịu 3 tầng lớp áp bức bóc lột (địa chủ, đế quốc, tư sản)
- Có mối quan hệ gần gũi với nơng dân
- Nội bộ thuần nhất(ra đời trước tư sản) không có tầng lớp quý tộc
- Có tinh thần yêu nước nồng nàn đồng thời sớm tiếp thu những tư tưởng, trào
lưu mới của thời đại vô sản
+ Giai cấp tư sản Việt Nam: Bao gồm tư sản công nghiệp, tư sản thương
nghiệp, tư sản nông nghiệp. Ngay từ khi mới ra đời Giai cấp tư sản Việt Nam đã bị
chèn ép, thế lực kinh tế và địa vị chính trị của Giai cấp tư sản VN nhỏ bé và yếu ớt, vì
vậy giai cấp tư sản khơng đủ điều kiện để lãnh đạo cách mạng dân tộc
+ Tầng lớp tiểu tư sản Việt Nam: Bao gồm học sinh, tri thức, thợ thủ cơng,
những người làm nghề tự do…trong đó giới tri thức và học sinh là bộ phận quan
trọng của tầng lớp tiểu tư sản. Đời sống của tiểu tư sản Việt Nam bấp bênh và dễ bị


phá sản trở thành người vô sản. Họ là những người có lịng u nước căm thù đế
quốc, thực dân, lại chịu ảnh hưởng của những tư tưởng tiến bộ từ bên ngồi truyền
vào, vì vậy đây là lực lượng có tinh thần cách mạng cao.
Tóm lại:
- Chính sách thống trị của Thực dân Pháp đã tác động mạnh mẽ đến xã hội Việt
Nam trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hố, xã hội. Trong đó đặc biệt là sự ra
đời hai giai cấp mới là công nhân và tư sản Việt Nam, họ đều mang thân phận người

dân mất nước, đều bị thực dân bóc lột.
- Xã hội Việt Nam có hai mâu thuẫn cơ bản. Trước hết là mâu thuẫn giữa toàn
thể dân tộc Việt Nam với Thực dân Pháp và tay sai, đây là mâu thuẫn chủ yếu và
mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam chủ yếu là nông dân với địa chủ phong kiến.
- Nhiệm vụ của cách mạngViệt Nam: Độc lập dân tộc và người cày có ruộng là hai yêu
cầu cơ bản của xã hội Việt Nam, nhưng Độc lập dân tộc là yêu cầu chủ yếu trước mắt,
phản ánh nguyện vọng bức thiết của các giai cấp, tầng lớp trong dân tộc.
4

- Câu hỏi Trình bày phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản ở Việt
Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.
- Đáp án:
+ Nguyễn Aí Quốc chuẩn bị các điều kiện về chính trị, tư tưởng, tổ chức cho
việc thành lập ĐCSVN.
- Ngày 5-6-1911, Nguyễn Tất Thành (Nguyễn Ái Quốc) đã rời Tổ quốc đi sang
phương Tây tìm đường cứu nước.
Qua cuộc sống thực tiễn, nghiên cứu các cuộc cách mạng trên thế giới, nhất là
cách mạng TS Pháp, Mỹ. Người khẳng định cách mạng Việt Nam không thể đi theo
con đường này.
- Năm 1917, cách mạng tháng Mười Nga thành công Nguyễn Tất Thành đã tin
tưởng, hướng theo con đường cách mạng tháng Mười.
- Năm 1919, với tên mới là Nguyễn ái Quốc, Người đã gửi tới hội nghị Vecxây
(Pháp) bản “yêu sách” đòi quyền lợi cho dân tộc Việt Nam.


×