Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

bình luận quy định về quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn trong Luật Phòng, chống tham những 2018 để phòng ngừa tham nhũng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (237.43 KB, 13 trang )

BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI THI KẾT THÚC HỌC PHẦN
MƠN: Luật Phịng, chống tham nhũng
HỌ VÀ TÊN
LỚP
MSSV

:
:
:

Hà Nội, 2022


Mục lục


I, Phần mở đầu
Luật phòng, chống tham nhũng (PCTN) được Quốc hội nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 6 thơng qua ngày 20/11/2018.
Chủ tịch nước ký Lệnh cơng bố ngày 04/12/2018. Luật có hiệu lực thi hành kể
từ ngày 01/07/2019.
Về quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ
chức, đơn vị: Trên cơ sở kế thừa tinh thần của Luật PCTN năm 2005, Điều 20
Luật PCTN năm 2018 đã quy định quy tắc ứng xử của người có chức vụ quyền
hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị nhằm phịng ngừa xung đột lợi ích, tham
nhũng có thể xảy ra, được quy định trong Luật Doanh nghiệp, Luật Cán bộ, cơng
chức…, tuy nhiên có chỉnh lý về mặt kỹ thuật đảm bảo tính hợp lý. Song, dù đã
có những cải thiện rõ rệt và đã đạt được những hiệu quả nhất định trong cơng tác


phịng, chống tham nhũng, nhưng trên thực tế, việc tổ chức thực hiện cũng như
các cơ chế giám sát, kiểm tra, xử lý vi phạm vẫn còn thiếu sự nghiêm minh, chặt
chẽ, do vậy chưa tạo được ý thức tuân thủ rộng rãi trong hành vi, ứng xử công
vụ của cán bộ, công chức, viên chức.
Do nhận thấy đây là một vấn đề vô cùng quan trọng, đồng thời cũng là
mong muốn được đi sâu tìm hiểu về các quy tắc ứng xử của người có chức vụ,
quyền hạn. Bằng kiến thức đã học ở mơn Luật Phịng, chống tham nhũng, em
xin phép được trình bày những hiểu biết của bản thân em về vấn đề trên thơng
qua đề tài: “Em hãy bình luận quy định về quy tắc ứng xử của người có chức vụ,
quyền hạn trong Luật Phịng, chống tham những 2018 để phòng ngừa tham
nhũng”. Do kiến thức còn hạn chế nên việc sai sót và thiếu thơng tin trong bài
làm có thể là điều khơng tránh khỏi. Vì vậy em rất mong nhận được những sự
đóng góp của thầy, cơ để em có cái nhìn sâu sắc hơn về đề tài, đồng thời cũng là
giúp em rút kinh nghiệm cho những bài tập lần sau.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy, các cô trong tổ bộ môn!
II, Phần nội dung
1, Khái niệm về Quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn.
Quy tắc ứng xử là các chuẩn mực xử sự của cán bộ, công chức, viên chức
trong thi hành nhiệm vụ, công vụ và trong quan hệ xã hội, bao gồm những việc
phải làm hoặc không được làm phù hợp với pháp luật và đặc thù nghề nghiệp
nhằm bảo đảm liêm chính, trách nhiệm, đạo đức công vụ1.
1 Căn cứ khoản 1 Điều 20 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018

3


Quy tắc ứng xử cũng là sự cụ thể hóa các quy định của pháp luật và các
quy phạm đạo đức trong các tình huống cụ thể phát sinh trong hoạt động cơng
vụ. Chính vì vậy, quy tắc ứng xử tạo ra những khuôn mẫu, chuẩn mực trong ứng
xử của cán bộ, công chức, viên chức. Xây dựng và thực hiện đúng quy tắc ứng

xử cũng góp phần loại trừ nguyên nhân phát sinh tham nhũng trong hoạt động
công vụ và là cơ sở để người dân giám sát việc thực thi cơng vụ của những
người có chức vụ, quyền hạn.
2, Quy định của pháp luật PCTN hiện hành về quy tắc ứng xử của người
có chức vụ, quyền hạn.
Quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn là một chế định mới
được quy định trong Luật PCTN năm 2018 trên cơ sở tập hợp và hệ thống hóa
một số nhóm quy định của Luật PCTN năm 2005; Luật Doanh nghiệp; Luật Cán
bộ, cơng chức. Bên cạnh đó, những quy định về quy tắc ứng xử của người có
chức vụ, quyền hạn trong Luật PCTN năm 2018 cũng đã có những sự chỉnh lý
để đảm bảo phù hợp với thực tiễn, đáp ứng yêu cầu phòng ngừa xung đột lợi ích,
có thể lấy ví dụ về những sự điều chỉnh đó trong các nội dung như: quy tắc ứng
xử của người có chức vụ, quyền hạn; các quy định về tặng quà và nhận quà tặng;
kiểm soát xung đột lợi ích. Các quy định này giúp xây dựng và đảm bảo tính
liêm chính trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị và là yếu tố tiên quyết giúp ngăn
ngừa tham nhũng. Cụ thể:
(i), Về quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ
chức, đơn vị.
Căn cứ theo Điều 20 Luật PCTN năm 2018 vè quy tắc ứng xử của người
có chức vụ, quyền hạn quy định:
“1. Người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khi thực
hiện nhiệm vụ, công vụ và trong quan hệ xã hội phải thực hiện quy tắc ứng xử,
bao gồm các chuẩn mực xử sự là những việc phải làm hoặc không được làm
phù hợp với pháp luật và đặc thù nghề nghiệp nhằm bảo đảm liêm chính, trách
nhiệm, đạo đức cơng vụ.
2. Người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị không
được làm những việc sau đây:
a) Nhũng nhiễu trong giải quyết công việc;

4



b) Thành lập, tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty
trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, trừ trường
hợp luật có quy định khác;
c) Tư vấn cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khác ở trong nước và nước
ngồi về cơng việc có liên quan đến bí mật nhà nước, bí mật cơng tác, cơng việc
thuộc thẩm quyền giải quyết hoặc tham gia giải quyết;
d) Thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư
nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác
xã thuộc lĩnh vực mà trước đây mình có trách nhiệm quản lý trong thời hạn nhất
định theo quy định của Chính phủ;
đ) Sử dụng trái phép thông tin của cơ quan, tổ chức, đơn vị;
e) Những việc khác mà người có chức vụ, quyền hạn không được làm theo
quy định của Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức, Luật Doanh nghiệp và
luật khác có liên quan.
3. Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị
không được bố trí vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột của mình giữ
chức vụ quản lý về tổ chức nhân sự, kế toán, làm thủ quỹ, thủ kho trong cơ
quan, tổ chức, đơn vị hoặc giao dịch, mua bán hàng hóa, dịch vụ, ký kết hợp
đồng cho cơ quan, tổ chức, đơn vị đó.
4. Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan nhà nước
khơng được góp vốn vào doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi ngành, nghề
mà người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước hoặc để vợ hoặc chồng,
bố, mẹ, con kinh doanh trong phạm vi ngành, nghề do người đó trực tiếp thực
hiện việc quản lý nhà nước.
5. Thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ
tịch cơng ty, Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế
tốn trưởng và người giữ chức danh, chức vụ quản lý khác trong doanh nghiệp
nhà nước không được ký kết hợp đồng với doanh nghiệp thuộc sở hữu của vợ

hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột; cho phép doanh nghiệp thuộc sở
hữu của vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột tham dự các gói thầu của
doanh nghiệp mình; bố trí vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột giữ
chức vụ quản lý về tổ chức nhân sự, kế toán, làm thủ quỹ, thủ kho trong doanh
nghiệp hoặc giao dịch, mua bán hàng hóa, dịch vụ, ký kết hợp đồng cho doanh
nghiệp.”
5


Có thể thấy, pháp luật đã quy định rất cụ thể về cách ứng xử trên cơ sở kế
thừa quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2005, Luật PCTN năm
2018 đã quy định quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ
quan, tổ chức, đơn vị nhằm phịng ngừa xung đột lợi ích và các hành vi tham
nhũng có thể xảy ra, đồng thời cũng đã có sự dẫn chiếu đến các quy định của
Luật Doanh nghiệp, Luật Cán bộ, công chức và các luật có liên quan để tránh sự
chồng chéo, trùng lặp trên cơ sở có chỉnh lý về mặt kỹ thuật để đảm bảo tính
hợp lý. Hơn nữa, quy định trên cũng đã chỉ rõ những hành vi không được làm
đối với những người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị cụ
thể thông qua các quy định pháp luật. Điều này là vô cùng thiết thực trong thực
tế áp dụng luật.
Bên cạnh đó, các quy tắc ứng xử cịn mang tính quy phạm, chuẩn mực, và
có tính áp đặt đối với các đối tượng trong phạm vi điều chỉnh. Trong phạm vi
một tổ chức, quy tắc ứng xử được thể hiện dưới dạng các quy định, quy chế áp
dụng cho các nhân viên tại tổ chức đó. Các quy định này sẽ là cơ sở cho việc
thực hiện xây dựng bộ quy tắc tại đơn vị nếu có. Các quy định này thường mang
tính ổn định và khó thay đổi trong thời gian ngắn nên rất dễ bị lạc hậu và không
theo kịp với các thay đổi hành vi ứng xử trong thực tế. Chính vì vậy, các quy
định cần đảm bảo tính định hướng và cho phép các đơn vị trong phạm vi điều
chỉnh có khả năng phát triển các quy tắc ứng xử riêng và đảm bảo sự tương thích
giữa chúng.

Các quy tắc ứng xử được đề ra có thể được coi như một công cụ hoặc
phương tiện quản lý các hành vi ứng xử trong một tổ chức và chính vì vậy việc
xây dựng bộ quy tắc ứng xử chất lượng và hiệu quả cũng chính là một trong
những nhiệm vụ của các nhà quản lý nhằm giúp họ điều hành tốt hoạt động tổ
chức và đạt được các mục tiêu đã đề ra. Đối với các tổ chức, việc áp dụng các
quy tắc ứng xử hiệu quả có thể giúp họ tạo ra một môi trường làm việc lành
mạnh, gây dựng được hình ảnh, thương hiệu tốt, đạt được hiệu quả kinh doanh
nhờ vào hành vi và hành động chuẩn mực, có văn hóa và chun nghiệp trong
cơng việc, trong giao tiếp, và trong quan hệ xã hội.
(ii), Về tặng quà và nhận quà tặng.
Điều 22 Luật PCTN năm 2018 về tặng quà và nhận quà tặng đã quy định:
“1. Cơ quan, tổ chức, đơn vị, người có chức vụ, quyền hạn khơng được sử
dụng tài chính cơng, tài sản cơng làm q tặng, trừ trường hợp tặng q vì mục
đích từ thiện, đối ngoại và trong trường hợp cần thiết khác theo quy định của
pháp luật.

6


2. Cơ quan, tổ chức, đơn vị, người có chức vụ, quyền hạn không được
trực tiếp hoặc gián tiếp nhận quà tặng dưới mọi hình thức của cơ quan, tổ chức,
đơn vị, cá nhân có liên quan đến cơng việc do mình giải quyết hoặc thuộc phạm
vi quản lý của mình.”
Luật PCTN năm 2018 đã quy định cụ thể hơn về việc tặng quà, theo đó,
cơ quan, tổ chức, đơn vị, người có chức vụ, quyền hạn khơng được sử dụng tài
chính cơng, tài sản cơng làm q tặng, trừ trường hợp tặng q vì mục đích từ
thiện, đối ngoại và trong một số trường hợp cần thiết khác. Đối với việc nhận
q tặng có liên quan đến cơng việc đang giải quyết hoặc thuộc phạm vi quản lý
của người có chức vụ, quyền hạn cần phải cấm tuyệt đối để phịng ngừa tham
nhũng, vì vậy, Khoản 2 Điều 22 Luật PCTN năm 2018 quy định cơ quan, tổ

chức, đơn vị, người có chức vụ, quyền hạn khơng được trực tiếp hoặc gián tiếp
nhận quà tặng dưới mọi hình thức của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên
quan đến cơng việc do mình giải quyết hoặc thuộc phạm vi quản lý của mình.
(iii), Về kiểm sốt xung đột lợi ích.
Khoản 8 Điều 3 Luật PCTN năm 2018 quy định: “Xung đột lợi ích là tình
huống mà trong đó lợi ích của người có chức vụ, quyền hạn hoặc người thân
thích của họ tác động hoặc sẽ tác động không đúng đắn đến việc thực hiện
nhiệm vụ, công vụ.”
Xung đột lợi ích có nhiều tình huống với mức độ ảnh hưởng khác nhau.
Khi có tình huống dẫn đến xung đột lợi ích, nếu xét thấy tiếp tục để người đó
thực hiện nhiệm vụ, cơng vụ có thể dẫn đến tham nhũng hoặc việc giải quyết
công việc thiếu khách quan thì cần phải có biện pháp kiểm sốt tình huống đó.
Chính vì vậy, Điều 23 Luật PCTN về kiểm sốt xung đột lợi ích đã có các quy
định nhằm giải quyết vấn đề đó.
Việc quy định xung đột lợi ích và kiểm soát xung đột lợi ích trong Luật
PCTN năm 2018 đã khẳng định kiểm soát xung đột lợi ích là cơng cụ quan trọng
nhằm phịng, chống tham nhũng hiệu quả, đảm bảo sự thống nhất trong nhận
thức về xung đột lợi ích và kiểm sốt xung đột lợi ích, thống nhất về cơ chế
kiểm soát, thống nhất các biện pháp áp dụng và tổ chức thực hiện pháp luật về
phòng ngừa, phát hiện và quản lý xung đột lợi ích.
Việc nhận diện và giải quyết xung đột lợi ích có ý nghĩa rất quan trọng đối
với cơng tác phòng, chống tham nhũng. Các văn bản pháp luật hiện hành chưa
đưa ra một khái niệm chính thức về xung đột lợi ích và kiểm sốt xung đột lợi
ích một cách có hệ thống, đặc biệt là trong khu vực nhà nước. Việc quy định
thành một chế định pháp luật về xung đột lợi ích trong Luật PCTN sẽ đảm bảo
7


sự thống nhất trong cách hiểu, biện pháp áp dụng và tổ chức thực hiện việc kiểm
soát, xử lý vi phạm về xung đột lợi ích.

Căn cứ theo quy định tại khoản 8 Điều 3 Luật PCTN năm 2018 có thể
thấy, xung đột lợi ích có nhiều tình huống với mức độ ảnh hưởng khác nhau, có
thể xảy ra trong hoạt động quản lý, điều hành của bất kỳ cơ quan, tổ chức, đơn
vị nào. Do đó, nhằm kiểm sốt xung đột lợi ích, Luật PCTN năm 2018 đã quy
định người được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ nếu biết hoặc buộc phải biết
nhiệm vụ, công vụ được giao có xung đột lợi ích thì phải báo cáo người có thẩm
quyền để xem xét, xử lý. Cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khi phát hiện có
xung đột lợi ích của người có chức vụ, quyền hạn thì phải thông tin, báo cáo cho
người trực tiếp quản lý, sử dụng người đó để xem xét, xử lý2.
Khi có tình huống dẫn đến xung đột lợi ích, nếu thấy việc tiếp tục thực
hiện nhiệm vụ, công vụ không bảo đảm tính đúng đắn, khách quan, trung thực
thì người trực tiếp quản lý, sử dụng người có chức vụ, quyền hạn được áp dụng
một trong các biện pháp sau:
- Giám sát việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao của người có xung
đột lợi ích;
- Đình chỉ, tạm đình chỉ việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao của
người có xung đột lợi ích;
- Tạm thời chuyển người có xung đột lợi ích sang vị trí cơng tác khác.3
Ngồi ra, Luật PCTN năm 2018 đã có những quy định để ngăn chặn, kiểm
sốt các tình huống xung đột lợi ích nhằm phịng ngừa tham nhũng như các quy
định tại Khoản 2, Khoản 3, Khoản 5 Điều 20; Khoản 2 Điều 22 của Luật..
(iv), Thẩm quyền ban hành quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền
hạn.
Căn cứ theo quy định tại Điều 21 Luật PCTN 2018. Thẩm quyền ban hành
quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị
được quy định cụ thể trong Luật phòng chống tham nhũng 2018 như sau:
“1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc
Chính phủ, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc
hội ban hành quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan,
ngành, lĩnh vực do mình quản lý.


2 Căn cứ khoản 1 và khoản 2 Điều 23 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018
3 Căn cứ khoản 3 Điều 23 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018

8


2. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân
dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước ban hành quy tắc ứng xử của người có
chức vụ, quyền hạn trong ngành do mình quản lý.
3. Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành quy tắc ứng xử của người có chức vụ,
quyền hạn trong bộ máy chính quyền địa phương.
4. Cơ quan trung ương của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội ban
hành quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn trong tổ chức mình.”
Pháp luật đã quy định cụ thể đối với thẩm quyền ban hành quy tắc ứng xử
của người có chức vụ quyền hạn. Trong đó, các quy định đã chỉ rõ các cơ quan
phải thực hiện đúng nhiệm vụ và quyền hạn của mình. Các cơ quan có thẩm
quyền cần đề ra các quy định đối với người có chức vụ, quyền hạn khi thực hiện
nhiệm vụ, công vụ và trong quan hệ xã hội phải thực hiện quy tắc ứng xử, bao
gồm những việc phải làm hoặc không được làm, phù hợp với đặc thù nghề
nghiệp nhằm bảo đảm liêm chính, trách nhiệm, đạo đức cơng vụ. Quy tắc ứng
xử của người có chức vụ, quyền hạn phải được công khai để nhân dân biết và
giám sát việc thực hiện.
Việc xây dựng tốt các quy tắc ứng xử sẽ giúp cho việc quản lý về các tiêu
chí, chuẩn mực về hành vi và cách ứng xử của các thành viên mà tổ chức đó
mong muốn một cách có hiệu quả hơn. Quy tắc ứng xử giúp các cơ quan, tổ
chức hướng tới xây dựng được môi trường văn hóa của mình, tạo nên sự khác
biệt và đảm bảo cho phát triển bền vững của tổ chức, cơ quan đó.
3, Thực trạng việc thực hiện Quy tắc ứng xử của người có chức vụ,
quyền hạn.

(i), Thực trạng việc thực hiện Quy tắc ứng xử của người có chức vụ,
quyền hạn.
Kết quả thống kê kiểm tra việc thực hiện Quy tắc ứng xử của 48.411 cơ
quan, tổ chức tại các bộ, ngành, tỉnh, thành phố trên cả nước qua 10 năm thực
hiện Luật Phòng, chống tham nhũng cho thấy việc quán triệt, thực hiện Quy tắc
ứng xử ở nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị được triển khai khá nghiêm túc, đã phát
hiện, xử lý kỷ luật 290 cán bộ, công chức, viên chức vi phạm Quy tắc ứng xử.
Riêng năm 2011, qua kiểm tra 4.720 cơ quan, tổ chức, đơn vị thực hiện Quy tắc
ứng xử, trong 10 năm thực hiện đã phát hiện và xử lý 3.376 cán bộ, công chức,
viên chức vi phạm4. Cho đến thời điểm này, dù chưa có thống kê mới cập nhật
về hiệu lực và hiệu quả thực thi Quy tắc ứng xử trong khu vực công, nhưng nhận
4 Số liệu được tổng hợp từ Báo cáo Tổng kết 10 năm thực hiện Luật PCTN 2005 của TTCP

9


định chung cho thấy, tình trạng vi phạm quy định về Quy tắc ứng xử, quy tắc
đạo đức nghề nghiệp còn khá phổ biến. Việc tổ chức thực hiện cũng như các cơ
chế giám sát, kiểm tra, xử lý vi phạm thiếu nghiêm minh, chặt chẽ, do vậy chưa
tạo được ý thức tuân thủ rộng rãi trong hành vi, ứng xử cơng vụ của cán bộ,
cơng chức, viên chức5.
Có thể rút ra một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu hiệu lực, hiệu
quả trong việc áp dụng Quy tắc ứng xử nhằm phịng ngừa xung đột lợi ích,
chống tham nhũng trong khu vực công như sau:
Một là, việc xây dựng, ban hành Quy tắc ứng xử chưa thực sự được phổ
biến và coi trọng ở tất cả các cấp, các ngành. Một số địa phương cịn chưa có
Quy tắc ứng xử (đặc biệt là các địa phương miền núi, vùng sâu, vùng xa như
Cao Bằng, Tuyên Quang, Cà Mau, Bạc Liêu…).
Hai là, nội dung thể hiện trong Quy tắc ứng xử hiện nay cịn tương đối
chung chung, hình thức, ít giá trị tham khảo đối với cán bộ, công chức, viên

chức đặc biệt đối với các quyết định liên quan đến chống tiêu cực, tham nhũng.
Ba là, thái độ quan liêu, hách dịch, cửa quyền, vẫn còn bất cập ở nhiều cơ
quan, đặc biệt ở cấp địa phương, tồn tại như một văn hóa quan liêu khơng dễ
dàng thay đổi.
Bốn là, xử lý vi phạm về đạo đức của cán bộ, cơng chức, viên chức vẫn
cịn phải đối diện với nhiều lực cản từ văn hóa cơng sở tại các cơ quan nhà nước.
(ii), Một số giải pháp nhằm phát huy vai trò của Quy tắc ứng xử của
người có chức vụ, quyền hạn trong việc chống tiêu cực, tham nhũng khu vực
công.
Mục tiêu xây dựng nền công vụ liêm chính và nâng cao chất lượng thực
thi cơng vụ đã trở thành kim chỉ nam xây dựng và kiện toàn bộ máy quản trị
quốc gia, được khẳng định trong Luật Cán bộ, cơng chức; Luật Viên chức; Luật
Phịng, chống tham nhũng; Chiến lược quốc gia phòng chống tham nhũng đến
năm 2020; Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí… Không chỉ ở tầm vĩ mô,
để sát thực hơn với điều kiện cụ thể, nhiều cơ quan đã ban hành Quy tắc ứng
xử dành cho cán bộ, công chức cơ quan mình. Tuy nhiên, thực tế triển khai áp
dụng cịn nhiều bất cập, hạn chế. Để công cụ này thực sự phát huy hiệu lực, hiệu

5 Đinh Thị Hương Giang, “Hồn thiện pháp luật về kiểm sốt xung đột lợi ích trong hoạt động công vụ ở Việt
Nam”, Luận án tiến sĩ luật học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 2019

10


quả, như cách mà khu vực tư đã và đang thực hiện, cần xem xét một số giải pháp
như sau:
Thứ nhất, phải tiến hành xây dựng và ban hành Quy tắc ứng xử một cách
rộng khắp, toàn diện ở tất cả các cấp, ngành, các địa phương trên toàn quốc,
từng bước trở thành chuẩn mực pháp lý có giá trị bắt buộc tuân thủ đối với mọi
người lao động trong cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp nhà nước.

Thứ hai, tùy vào tính chất đặc thù của cơ quan, ngành, địa phương mà các
Quy tắc ứng xử có thể có cấu trúc hoặc nội dung khơng hồn tồn giống nhau.
Tuy nhiên, một Bộ Quy tắc ứng xử cần thể hiện được những nội dung cơ bản
như:
(i) Quy tắc ứng xử chung tại cơ quan (tác phong, diện mạo, thái độ khi
làm việc).
(ii) Quy tắc ứng xử trong thực thi cơng vụ, văn hóa giao tiếp với người
dân
(iii) Cách thức ứng xử và các bước hành động trong hoàn cảnh gặp tình
huống rủi ro hay tham nhũng, đi kèm với quy trình hành động, giải pháp cụ thể,
địa chỉ khi cần tư vấn.
Trong đó, nhóm (iii) nên được coi là phần nội dung cốt lõi trong Quy tắc
ứng xử doanh nghiệp đã được khu vực tư phát huy mạnh mẽ và có hiệu quả tích
cực đối với kiểm sốt nội bộ và chống tham nhũng.
Thứ ba, cần tiếp tục tăng cường công tác giáo dục đạo đức công vụ cho
đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Các cơ quan phải giáo dục để người lao
động ý thức sâu sắc rằng, trong thế kỷ 21, Nhân dân là khách hàng mà Nhà nước
có trách nhiệm cung cấp các dịch vụ với thái độ, chất lượng tốt nhất cùng thời
gian và chi phí ít nhất. Giáo dục đạo đức cơng vụ cần đi kèm với tuyên truyền,
phổ biến Quy tắc ứng xử trong mỗi cơ quan, tổ chức, đơn vị, từng bước để công
cụ này mang giá trị như Sổ tay công tác của cán bộ, công chức, viên chức trong
thực thi công vụ.
Thứ tư, cán bộ lãnh đạo cần giám sát quá trình thực hiện Quy tắc ứng
xử một cách nghiêm minh, tuyệt đối tránh việc thực thi Quy tắc ứng xử hời hợt,
buông lỏng sai phạm của nhân viên cấp dưới vì mục đích cá nhân hay để chạy
đua thống kê thành tích. Để làm được như vậy, bản thân người lãnh đạo phải tích

11



cực tu dưỡng, rèn luyện, trở thành tấm gương về đạo đức, kỷ luật, liêm chính
trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.
III, Phần tổng kết
Trên đây là toàn bộ nội dung bài thi kết thúc học phần của em với đề tài
nghiên cứu về “Em hãy bình luận quy định về quy tắc ứng xử của người có chức
vụ, quyền hạn trong Luật Phòng, chống tham những 2018 để phòng ngừa tham
nhũng”. Vì đây là một đề tài rộng, cần sự phân tích chun sâu, có kiến thức
tổng qt và được tìm hiểu từ nhiều khía cạnh khác nhau nên có thể phần bài
làm của em vẫn cịn tồn tại một những sai sót. Bản thân em rất mong được nhận
những sự góp ý từ các thầy, các cơ để bài làm của em được hoàn thiện hơn.

12


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ giáo dục và đào tạo, Tài liệu giảng dạy về phòng, chống tham nhũng dùng

cho các trường đại học, cao đẳng không chuyên về luật.
2. Luật Phòng, chống tham nhũng 2018.
3. Đinh Thị Hương Giang, “Hồn thiện pháp luật về kiểm sốt xung đột lợi ích
trong hoạt động cơng vụ ở Việt Nam”, Luận án tiến sĩ luật học, Học viện Chính
trị quốc gia Hồ Chí Minh, 2019.
4. NCS.ThS. Nguyễn Phương Vy, Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra, Phát
huy hiệu quả của Quy tắc ứng xử nhằm chống tiêu cực, tham nhũng trong khu
vực công qua tham khảo Quy tắc ứng xử doanh nghiệp.

13




×