Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

Bắt giữ tàu biển (luật hàng hải quốc tế)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (255.27 KB, 25 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

BẮT GIỮ TÀU BIỂN

Học phần: Luật Hàng hải Quốc tế
Giảng viên hướng dẫn: TS.GVC. Mai Hải Đăng

Hà Nội, 2022


MỤC LỤC
MỤC LỤC....................................................................................................................................... 2
LỜI MỞ ĐẦU..................................................................................................................................3
1. Tính cấp thiết của đề tài.................................................................................................................... 3
2. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................................................. 3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.................................................................................................... 3
4. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................................................ 4
5. Bố cục và nội dung của tiểu luận...................................................................................................... 4

PHẦN NỘI DUNG......................................................................................................................... 5
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN NHỮNG CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN BẮT
GIỮ TÀU BIỂN..................................................................................................................................... 5
1.1. Những công trình nghiên cứu trong nước................................................................................................... 5
1.2. Những cơng trình nghiên cứu ngoài nước................................................................................................... 5

CHƯƠNG II: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ BẮT GIỮ TÀU BIỂN..........................6
2.1. Các khái niệm............................................................................................................................................ 6
2.1.1. Khái niệm “tàu biển”.......................................................................................................................... 6
2.1.2. Bắt giữ tàu biển hàng hải.................................................................................................................... 7
2.1.3. Giữ tàu................................................................................................................................................ 7


2.1.4. Tạm giữ tàu........................................................................................................................................ 7
2.1.5. Cầm giữ hàng hải................................................................................................................................ 8
2.2. Các loại tàu biển bị bắt giữ......................................................................................................................... 8
2.3. Ý nghĩa của việc bắt giữ tàu biển............................................................................................................. 10

CHƯƠNG III: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VÀ VIỆT NAM VỀ BẮT GIỮ TÀU
BIỂN..................................................................................................................................................... 10
3.1. Quy định của pháp luật quốc tế về bắt giữ tàu biển................................................................................... 10
3.1.1. Công ước Brussels 1952 về bắt giữ tàu biển...................................................................................... 10
3.1.2. Công ước Luật biển 1982.................................................................................................................. 10
3.1.3. Công ước về bắt giữ tàu biển 1999.................................................................................................... 11
3.2. Quy định của pháp luật Việt Nam về bắt giữ tàu biển............................................................................... 12
3.2.1. Các quy định chung của pháp luật Việt Nam về bắt giữ tàu biển........................................................ 12
3.2.2. Quy định của pháp luật Việt Nam về trình tự thủ tục của bắt giữ tàu biển......................................... 12
3.2.3. Quy định của pháp luật Việt Nam về hiệu lực yêu cầu bắt giữ tàu biển............................................. 13
3.2.4. Quy định của pháp luật Việt Nam về khiếu nại hàng hải................................................................... 14
3.2.5. Quy định của pháp luật Việt Nam về giải phóng tàu biển bị bắt giữ................................................... 14
3.2.6. Quy định của pháp luật Việt Nam về ủy thác tư pháp........................................................................ 15

CHƯƠNG IV: THỰC TRẠNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT Ở VIỆT
NAM VỀ BẮT GIỮ TÀU BIỂN......................................................................................................... 16
4.1. Thực trạng thực thi về bắt giữ tàu biển..................................................................................................... 16
4.2. Những khó khăn tồn tại trong thực thi bắt giữ tàu biển............................................................................. 17
4.3. Một số kiến nghị về phương hướng hoàn thiện pháp luật ở Việt Nam....................................................... 18

KẾT LUẬN....................................................................................................................................19
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................................. 20
I. Tài liệu Tiếng Việt............................................................................................................................ 20
II. Tài liệu Tiếng Anh.......................................................................................................................... 20


2


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Vấn đề bắt giữ tàu biển là một trong những vấn đề quan trọng của quốc tế nói chung và
Việt Nam nói riêng. Qua q trình cập nhật thơng tin về hàng hải trên phương tiện truyền
thơng, có thể nhận thấy số lượng tàu biển của Việt Nam bị bắt giữ ở nước ngồi tăng
nhanh chóng, điều này đã làm ảnh hưởng khơng nhỏ tới sản xuất kinh doanh cũng như uy
tín vận tải biển Việt Nam trên trường quốc tế. Đồng thời, tàu biển nước ngoài bị bắt giữ ở
Việt Nam chiếm số lượng khơng nhỏ. Chính vì những lí do trên pháp luật thế giới đã đề
ra các điều ước, công ước quốc tế về bắt giữ tàu biển như: Công ước luật biển năm 1982,
Công ước quốc tế về bắt giữ tàu biển năm 1999… Trên cơ sở các quy định của pháp luật
quốc tế, Việt Nam cũng đưa ra các quy định về bắt giữ tàu biển trong Chương VI Luật
Hàng hải Việt Nam 2015, Nghị định số 57/2010/NĐ- CP ngày 25/5/2010 của Chính phủ
quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Pháp lệnh thủ tục bắt giữ tàu biển và các văn bản
pháp luật có liên quan khác. Xuất phát từ thực tế nêu trên cùng những căn cứ Luật ký kết,
gia nhập, em đã tiến hành làm đề tài: “Quy định của pháp luật quốc tế và pháp luật Việt
Nam về bắt giữ tàu biển”
2. Phương pháp nghiên cứu
Bài nghiên cứu trình bày trên cơ sở vận dụng các quan điểm, chủ trương, đường lối
của Đảng và nhà nước đồng thời vận dụng các nguyên tắc, phương pháp luận triết học
duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí
Minh. Kết hợp với đó là nghiên cứ các tài liệu về pháp luật tàu biển quốc tế và Việt Nam,
trong q trình nghiên cứu có sự phối hợp sử dụng phương pháp phân tích, so sánh và
đánh giá.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Bài nghiên cứu hướng đến làm rõ cơ sở lý luận và pháp lý trong công tác bắt giữ tàu
biển. Đồng thời sẽ là nguồn tài liệu tham khảo cho các đối tượng có nhu cầu tìm hiểu và
phát triển kiến thức trong lĩnh vực này.



4. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng của đề tài là điều ước, công ước quốc tế và các quy định của pháp luật Việt
Nam về bắt giữ tàu biển.
5. Bố cục và nội dung của tiểu luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục, tiểu luận
bao gồm 4 chương:
Chương I: Tổng quan những cơng trình nghiên cứu liên quan đến bắt giữ tàu
biển Chương II: Những lý luận cơ bản về vấn đề bắt giữ tàu biển
Chương III: Quy định của pháp luật quốc tế và Việt Nam về bắt giữ tàu biển
Chương IV: Thực trạng và phương hướng hoàn thiện pháp luật Việt Nam về bắt giữ tàu
biển


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN NHỮNG CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN
QUAN ĐẾN BẮT GIỮ TÀU BIỂN
1.1. Những cơng trình nghiên cứu trong nước

Vấn đề bắt giữ tàu biển đã được quy định trong một số nghiên cứu sau: đề tài
nghiên cứu cấp bộ “Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc hoàn thiện pháp luật về thủ
tục bắt giữ tàu biển” năm 1999 của Đặng Quang Phương, theo đó tác giả đã đưa ra
những phân tích những vấn đề về bắt giữ tàu biển của Việt Nam và nước ngồi
theo các quy định hiện hành, từ đó đưa ra những kiến nghị hoàn thiện pháp luật
Việt Nam.
Năm 2005, luận văn thạc sĩ luật của Nguyễn Thị Kim Quy về “Bắt giữ tàu biển
trong hàng hải quốc tế và vấn đề hoàn thiện pháp luật Việt Nam”. Năm 2015, luận
văn thạc sĩ luật của Lê Phương Dung “Công ước quốc tế năm 1999 về bắt giữ tàu
biển và việc gia nhập của Việt Nam” và đề tài nghiên cứu khoa học cấp Đại học

Quốc gia Hà Nội “Pháp luật nước ngoài về bắt giữ tàu biển trong hàng hải quốc tế
và kinh nghiệm đối với Việt Nam” của PGS.TS.Nguyễn Tiến Vinh, với phương
hướng tiếp cận khá tương tự như đã nói trên và từ đó đưa ra những kiến nghị khơng
ngừng hồn thiện pháp luật Việt Nam.
Vấn đề này cũng được nói đến trong các bài báo, tạp chí như “Một số vấn đề
pháp lý liên quan đến thủ tục bắt giữ tàu biển” của Phan Thị Thu Hà (2008) trên
Thông tin Khoa học xét xử, “Thủ tục bắt giữ tàu biển nhằm đảm bảo giải quyết
khiếu nại hàng hải theo quy định của pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam” của
Nguyễn Thị Hồng Yến (2011) trên Tạp chí Luật học,…
1.2. Những cơng trình nghiên cứu ngồi nước


Ở nước ngoài, một số nghiên cứu về bắt giữ tàu biển như “Arrest regimes:
Comparing English law, and the position under the Arrest Convention 1952 and
the


Arrest Convention 1999” năm 2003 của Hill Dickinson và “The Arrest of Ship
Conventions 1952 and 1999: Disappointment for Maritime Claimants” năm 2017
của Md, Rizwanul Islam.
Như vậy, có thể thấy đây là một đề tài quan trọng trong pháp luật hàng hải ở Việt Nam
nói riêng và thế giới nói chung. Tuy nhiên, các cơng trình nghiên cứu về đề tài này ở Việt
Nam chưa nhiều và đã được công bố cách thời điểm hiện tại khá lâu, do đó có thể dẫn
đến khơng thể thích ứng hồn tồn với sự biến đổi liên tục của đời sống quốc tế. Vấn đề
đặt ra là cần có các nghiên cứu mới, đầy đủ, chi tiết cả về lý luận và thực tiễn về vấn đề
bắt giữ tàu biển theo pháp luật Việt Nam, từ đó hồn thiện thêm về pháp luật, phù hợp với
thực tiễn mới.
CHƯƠNG II: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ BẮT GIỮ TÀU BIỂN
2.1. Các khái niệm
2.1.1. Khái niệm “tàu biển”

Trên thế giới, có nhiều định nghĩa khác nhau về tàu biển, như Công ước Marpol 73/78
định nghĩa: “Tàu biển” là bất kỳ kiểu tàu nào hoạt động trong môi trường biển, kể cả tàu
cánh ngầm, tàu đệm khí, tàu ngầm, phương tiện nỗi, cũng như các cơng trình nổi cố định
hoặc di động.
Hay như, Cơng ước can thiệp trên biển cả trong trường hợp tai nạn gây ô nhiễm dầu
năm 1969 định nghĩa: “Tàu” nghĩa là tất cả các loại tàu biển và các loại bè nổi loại trừ
các trạm và các thiết bị than gia vào việc thăm dò và khai thác nguồn tài nguyên dưới đáy
biển, đáy đại dương, hay lòng đất dưới đáy biển.
Ở Việt Nam, cách định nghĩa và giải thích về tàu biển được quy định tại Điều 4, Bộ
luật Hàng hải Việt Nam 2015, theo đó: Tàu biển là phương tiện nối di động chuyên dùng
hoạt động trên biển. Tàu biển không bao gồm tàu quân sự, tàu công vụ, tàu cá, phương
tiện thủy nội địa, tàu ngầm, tàu lặn, thủy phi cơ, kho chứa nổi, giàn di động, ụ nổi.


2.1.2. Bắt giữ tàu biển hàng hải
Công ước năm 1999 về bắt giữ tàu biển của Liên Hợp Quốc quy định: “Bắt giữ là một
sự lưu giữ hoặc hạn chế dịch chuyển tàu theo quyết định của tòa án để bảo đảm cho một
khiếu nại hàng hải, chứ không bao hàm việc bắt giữ tàu để thi hành một bản án hay một
văn bản có hiệu lực thi hành khác”.
Điều 129 của Bộ luật Hàng hải 2015 của Việt Nam quy định: “Bắt giữ tàu biển là việc
không cho phép tàu biển di chuyển hoặc hạn chế di chuyển tàu biển bằng quyết định của
Tòa án để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải, áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời,
thi hành án dân sự và thực hiện tương trợ tư pháp”.
Như vậy, khi nói đến bắt giữ tàu biển, tức nói đến việc cấm một con tàu rời khỏi một
địa điểm nhất định bằng một lệnh (Quyết định) của Tòa án để đảm bảo cho một khiếu nại
Hàng hải mà không phải bảo đảm cho việc để thi hành án hay thực hành một biện pháp
cưỡng chế nào khác.
2.1.3. Giữ tàu
Đây là biện pháp được áp dụng đối với tàu nước ngoài xâm phạm lãnh hải, kể cả việc
đánh bắt trộm thủy sản và thẩm quyền giữ tàu thường là thuộc lực lượng vũ trang tuần tra

trên biển. Giữ tàu cũng có thể được lực lượng hải quan áp dụng đối với tàu buôn lậu.
Việc giữ tàu được đặt ra khi chủ tàu hoặc chủ hàng vi phạm luật lệ, tập quán địa
phƣơng hoặc gây tổn hại đến quyền lợi của địa phương thì căn cứ theo sự khởi tố hoặc vụ
kiện mà chính quyền sở tại sẽ ra lệnh bắt giữ, sai áp tàu hoặc hàng hóa tạm thời để chờ
đợi xét xử theo pháp luật.
2.1.4. Tạm giữ tàu
“ Tàu biển được tạm giữ nếu đang trong quá trình điều tra tai nạn hàng hải mà việc tạm
giữ là cần thiết để phục vụ công tác điều tra, chƣa nộp đủ tiền phạt vi phạm hành chính
theo quy định của pháp luật, có hành vi vi phạm pháp luật thuộc trƣờng hợp bị tạm giữ


phương tiện theo quy định của pháp luật”.1
Theo tập quán quốc tế và Điều 115 Luật Hàng hải 2015, việc tạm giữ thuộc thẩm
quyền của Giám đốc Cảng vụ. Thời hạn tạm giữ tàu biển được quy định là không quá 72
giờ tính từ thời điểm con tàu bị tạm giữ.
2.1.5. Cầm giữ hàng hải
“ Quyền cầm giữ hàng hải là quyền của người có khiếu nại hàng hải đƣợc ƣu tiên
trong việc đòi bồi thường đối với chủ tàu, người thuê tàu, người khai thác tàu mà tàu biển
đó đã làm phátsinh khiếu nại hàng hải”.2
Người có khiếu nại hàng hải có quyền cầm giữ hàng hải đối với tàu biển để bảo đảm
cho các khiếu nại hàng hải quy định tại Điều 41 của Bộ luật Hàng hải 2015, mặc dù tàu
biển đó đã được thế chấp hoặc chủ tàu đã thực hiện giao dịch bảo đảm khác để bảo đảm
thực hiện nghĩa vụ khác trên cơ sở hợp đồng. Quyền cầm giữ hàng hải đối với tàu biển
khơng bị ảnh hưởng khi có sự thay đổi chủ tàu, người thuê tàu, người khai thác tàu dù
người mua tàu biết hay không biết về việc tàu biển đã liên quan đến khiếu nại hàng hải
làm phát sinh quyền cầm giữ hàng hải.
Người có quyền cầm giữ hàng hải có thể là chủ tàu trong trường hợp yêu cầu chủ
hàng, người thuê vận chuyển phải có nghĩa vụ trả tiền cước vận chuyển, các chi phí phụ
như tiền đặttrước, tiền thuê đậu tàu, tiền thuê cầu cảng hoặc chi phí đóng góp vào tổn thất
chung, tiền cơng cứu hộ theo mức tỷ lệ với giá trị hàng hóa và phù hợp với những quy

định của hợp đồng vận chuyển hoặc vận đơn... Có thể là chủ hàng, người bảo hiểm yêu
cầu bắt giữ tàu nhằm mục đích buộc người vận chuyển phải cung cấp đầy đủ bộ chứng từ
hàng hải, hoặc đòi bồi thường thiệt hại mà người vận chuyển gây ra. Đây là hình thức tạm
giữ tài sản của người mắc nợ, để siết nợ nhưng phải có sự đồng ý của Giám đốc Cảng vụ.
2.2. Các loại tàu biển bị bắt giữ
Giữ tàu, bắt giữ tàu là các biện pháp chủ yếu mà các quốc gia có biển thường áp dụng
1
2

Điều 114 Bộ luật Hàng hải năm 2015
Điều 40 Bộ luật Hàng hải năm 2015


nhằm buộc chủ tàu phải chịu trách nhiệm pháp lý khi họ có hành vi vi phạm pháp luật:
Thứ nhất, về tàu biển vi phạm pháp luật hình sự:
+ Bộ luật Hình sự của Nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định: “Người
nào điều khiển tàu thủy hay phương tiện hàng hải khác vào hoặc ra khỏi Việt Nam hoặc
đi qua lãnh hải Việt Nam mà vi phạm các quy định về hàng hải của nước Cộng hồ xã hội
chủ nghĩa Việt Nam, nếu khơng thuộc trường hợp quy định tại Điều 80 và Điều 81 của Bộ
luật này, thì bị phạt tiền từ năm mươi triệu đồng đến hai trăm triệu đồng hoặc phạt tù từ ba
tháng đến hai năm”.
+ Thẩm quyền bắt giữ tàu biển trong trường hợp có vi phạm pháp luật thuộc về các cơ
quan điều tra theo quy định tại Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự; lực lượng vũ trang tuần
tra trên biển, hải quan, Viện Kiểm sát nhân dân, Tịa án nhân dân hoặc lực lượng chống
bn lậu...
Thứ hai, về tàu biển có hành vi vi phạm pháp luật dân sự:
+ Trong trường hợp này, bắt giữ tàu được thực hiện theo Lệnh (Quyết định) của Toà
án. Đây là biện pháp buộc chủ tàu, người thuê tàu hay người quản lý tàu... phải chịu trách
nhiệm dân sự khi họ vi phạm một hay nhiều quan hệ pháp luật dân sự. Cơ sở trách
nhiệm dân sự là hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ trong các giao dịch dân sự gây thiệt

hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, của pháp nhân là một trong các bên
tham gia giao dịch dân sự đó.
+ Các thiệt hại được yêu cầu bồi thường tùy theo là thiệt hại trong và ngồi hợp đồng,
ví dụ như địi bồi thường tổn thất, như mất mát hàng hóa, tiền cơng lao động; tai nạn đâm
va; tiềncơng cứu hộ; chi phí đóng góp tổn thất chung…
Bên cạnh đó, các tàu biển có hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các
nghĩa vụ khi bị xử phạt vi phạm hành chính có thể bị tạm giữ tàu biển (Điều 114 - Bộ luật
Hàng hải 2015). Các quy định cụ thể về xử lý vi phạm hành chính tàu biển được quy định
tại Nghị định 142/2017/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
hàng hải.


2.3. Ý nghĩa của việc bắt giữ tàu biển
Việc bắt giữ tàu biển có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo đảm cho việc giải quyết
khiếu nại hàng hải, áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, thi hành án dân sự, thực hiện ủy
thác tư pháp của Tòa án nước ngồi. Việc làm này góp phần giải quyết nhanh chóng, kịp
thời các vụ án về tranh chấp hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển.
CHƯƠNG III: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VÀ VIỆT NAM VỀ
BẮT GIỮ TÀU BIỂN
3.1. Quy định của pháp luật quốc tế về bắt giữ tàu biển
3.1.1. Công ước Brussels 1952 về bắt giữ tàu biển
Công ước về bắt giữ tàu biển năm 1952 (tên đầy đủ: Công ước quốc tế về thống nhất
các quy tắc nhất định liên quan đến bắt giữ tàu biển) là một hiệp ước đa phương năm
1952, theo đó các quốc gia đồng ý các quy tắc về bắt giữ tàu thuyền.
Theo Công ước, các quốc gia đồng ý với quy tắc sau: một quốc gia đồng ý cho phép cơ
quan tài phán nước ngoài bắt giữ tàu biển của quốc gia đó đang có mặt tại cảng của cơ
quan tài phán nước ngoài. Việc bắt giữ chỉ có thể được thực hiện sau khi có lệnh bắt giữ
tại cơ quan tài phán nội địa của quốc gia có cảng. Các quy tắc của Cơng ước chỉ được áp
dụng nếu cả quốc gia có quốc tịch và quốc gia thực hiện việc bắt giữ đều là quốc gia
thành viên của Công ước.

3.1.2. Công ước Luật biển 1982
Công ước Luật biển 1982 có các quy định chung về cho phép các quốc gia bắt giữ tàu
biển nước ngoài trong các trường hợp đƣợc quy định cụ thể như:
- “Trong việc thực hiện các quyền thuộc chủ quyền về thăm dò, khai thác, bảo tồn và
quản lý các tài nguyên sinh vật của vùng đặc quyền về kinh tế, quốc gia ven biển có thể
thi hành mọi biện pháp cần thiết, kể cả việc khám xét, kiểm tra, bắt giữ và khởi tố tư pháp để bảo đảm
việc tôn trọng các luật và quy định mà mình đã ban hành theo đúng Công ước.”3

3

Điều 73. Thi hành các luật và quy định của quốc gia ven biển, Công ước luật biển 1982


- “Mọi quốc gia ở biển cả, hay ở bất cứ nơi nào khác không thuộc quyền tài phán của
bất kỳ quốc gia nào, đều có thể bắt giữ một chiếc tàu hay một phương tiện bay đã trở
thành cướp biển, hoặc một chiếc tàu hay một phương tiện bay bị chiếm đoạt sau một hành
động cướp biển vàđang nằm trong tay bọn cướp biển, và đều có thể bắt giữ người và của
cải ở trên con tàu hay phương tiện bay đó. Các tịa án của quốc gia đã tiến hành việc bắt
đó có thể cơng bố các hình phạt cũng như các biện pháp áp dụng đối với chiếc tàu,
phương tiện bay hay của cải, trừ những người lương thiện trong cuộc.”4
3.1.3. Công ước về bắt giữ tàu biển 1999
Về hẩm quyền ra quyết định bắt giữ tàu biển: “Một con tàu chỉ có thể bị bắt giữ theo
quyết định của tòa án quốc gia thành viên nơi tiến hành bắt giữ”. (khoản 2, Điều 2)
Công ước 1999 khơng đưa ra các quy định cụ thể về trình tự thủ tục bắt giữ tàu biển
mà chỉ đưa ra các quy định mang tính chất nền tảng, trên cơ sở đó các thành viên có thể
xây dựng thủ tục rõ ràng hơn trong pháp luật quốc gia mình.
Các quy định về trình tự, thủ tục được quy định trong Khoản 4 Điều 2 của Công ước
1999 rằng thủ tục bắt giữ tàu, thủ tục giải phóng tàu được hiện theo quy định của pháp luật
của quốc gia nơi có yêu cầu bắt giữ, với điều kiện theo quy định của pháp luật của quốc
gia nơi có yêu cầu bắt giữ, với điều kiện không trái với các quy định về trình tự thủ tục

bắt giữ tàu biển, có thể áp dụng pháp luật của nước có tịa án thụ lý đơn yêu cầu bắt giữ
tàu.
Điều 3 Công ước 1999 ghi nhận việc bắt giữ tàu để đảm bảo cho khiếu nại hàng hải chi
đƣợc thực hiện nếu thỏa mãn một trong các điều kiện như chủ tàu, người thuê tàu là
người chịu trách nhiệm đối với khiếu nại hàng hải tại thời điểm phát sinh khiếu nại hàng
hải và vẫn là chủ tàu, người thuê tàu hoặc là chủ tàu tại thời điểm bắt giữ tàu biển; khiếu
nại hàng hải này trên cơ sở của việc thế chấp tàu biển đó; hay khiếu nại hàng hải này liên
quan đến quyền sở hữu hoặc chiếm hữu tàu biển đó; khiếu nại hàng hải này được bảo
đảm bằng quyền cầm giữ hàng hải liên quan đến tàu biển đó. Ngồi ra, việc bắt giữ cũng
có thể được tiến hành đối với một hoặc nhiều tàu biển khác thuộc quyền sở hữu của
người phải chịu
12


4

Điều 105. Bắt giữ một chiếc tàu hay phương tiện bay cướp biển, Công ước luật biển 1982

13


trách nhiệm, nếu tại thời điểm phát sinh khiếu nại người đó là chủ sở hữu hoặc là người
thuê tàu, người thuê tàu định hạn hoặc người thuê tàu chuyến của tàu biển liên quan đến
việc phát sinh khiếu nại hàng hải.
3.2. Quy định của pháp luật Việt Nam về bắt giữ tàu biển
3.2.1. Các quy định chung của pháp luật Việt Nam về bắt giữ tàu biển
Thứ nhất, về đối tượng áp dụng bắt giữ tàu biển: Vấn đề về đối tượng áp dụng
được các văn bản pháp lý Việt Nam quy định chung cho lĩnh vực hàng hải, cụ thể:
-


Bộ luật Hàng hải năm 2015 quy định đối tượng áp dụng cụ thể là tổ chức, cá nhân

Việt Nam; tổ chức cá nhân nước ngoài liên quan đến hoạt động hàng hải tại Việt Nam.
-

Đối với Pháp lệnh thủ tục bắt giữ tàu biển số 05/2008/PL-UBTVQH12 quy định

đối tượng áp dụng của pháp lệnh này là các cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam và cơ
quan, tổ chức, cá nhân nước ngồi có liên quan đến giải quyết khiếu nại hàng hải, áp
dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, thi hành án dân sự và tương trợ tư pháp làm phát sinh
quyền bắt giữ tàu biển.
Thứ hai, về phạm vi áp dụng: Theo Điều 2, Bộ luật hàng hải 2015 quy định áp dụng
đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài liên quan đến hoạt động
hàng hải tại Việt Nam.
3.2.2. Quy định của pháp luật Việt Nam về trình tự thủ tục của bắt giữ tàu biển
Trình tự, thủ tục thực hiện quyết định bắt giữ tàu biển được quy định tại Điều 7, Nghị
định 57/2010/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Pháp lệnh thủ tục bắt giữ tàu biển như sau:
1. Ngay sau khi nhận được quyết định bắt giữ tàu biển của Tịa án, Giám đốc Cảng vụ
ra thơng báo thực hiện quyết định bắt giữ tàu biển và phân công một cán bộ Cảng vụ thực
hiện quyết định bắt giữ tàu biển của Tịa án. Nội dung thơng báo thực hiện quyết định bắt
giữ tàu biển theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.


2. Ngay sau khi được phân công, cán bộ Cảng vụ phải lên tàu công bố và giao quyết
định bắt giữ tàu biển, thông báo thực hiện quyết định bắt giữ tàu biển cho Thuyền trưởng
để thi


hành. Trường hợp Thuyền trưởng vắng mặt trên tàu thì giao cho Đại phó hoặc Sỹ quan
trực ca boong. Trường hợp khơng có người ký nhận việc giao quyết định bắt giữ tàu biển

thì cán bộ Cảng vụ lập biên bản có chữ ký của người làm chứng (nếu có) và dán quyết
định của Tịa án, thơng báo thực hiện quyết định bắt giữ tàu biển tại hành lang boong
chính khu vực lối lên của tàu.
3. Cán bộ Cảng vụ có trách nhiệm thực hiện việc thu hồi giấy phép rời cảng nếu tàu
biển đã được cấp giấy phép rời cảng.
4. Việc công bố, giao, nhận quyết định bắt giữ tàu biển, thông báo thực hiện quyết định
bắt giữ tàu biển và thu hồi giấy phép rời cảng (nếu có) phải được lập thành biên bản theo
mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.
5. Trường hợp bất khả kháng, cán bộ Cảng vụ không thể lên tàu để thực hiện các công
việc quy định tại khoản 2 điều này, Cảng vụ phải thông báo ngay bằng các phương thức
phù hợp cho Tòa án, Thuyền trưởng hoặc chủ tàu, đại lý của chủ tàu và các cơ quan, tổ
chức liên quan tại cảng biết; đồng thời áp dụng ngay các biện pháp thích hợp nhằm kịp
thời thông báo và giao quyết định bắt giữ tàu biển.
6. Ngay sau khi kết thúc việc thực hiện quyết định bắt giữ tàu biển, Giám đốc Cảng vụ
có trách nhiệm thơng báo bằng văn bản cho tịa án, Cục Hàng hải Việt Nam hoặc Cục
Đường thủy nội địa Việt Nam và các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan tại cảng biết
về việc thực hiện quyết định bắt giữ tàu biển.”
3.2.3. Quy định của pháp luật Việt Nam về hiệu lực yêu cầu bắt giữ tàu biển
Về vấn đề này, Điều 14, Pháp lệnh thủ tục bắt giữ tàu biển 2008 quy định như sau:
1. Thời hạn bắt giữ tàu biển để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải tối đa là ba mươi
ngày kể từ ngày tàu biển bị bắt giữ.
2. Trong thời hạn tàu biển bị bắt giữ để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải nếu
ngƣời yêu cầu bắt giữ tàu biển khởi kiện vụ án tại Tòa án hoặc yêu cầu Trọng tài giải
quyết tranh chấp và tiếp tục có yêu cầu bắt giữ tàu biển thì thời hạn bắt giữ tàu biển để


bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải chấm dứt khi Tịa án có quyết định áp dụng hay
khơng áp dụng



biện pháp khẩn cấp tạm thời bắt giữ tàu biển.
3.2.4. Quy định của pháp luật Việt Nam về khiếu nại hàng hải
Thứ tự ưu tiên giải quyết các khiếu nại hàng hải làm phát sinh quyền cầm giữ hàng hải
được hướng dẫn tại Điều 42 Bộ luật hàng hải Việt Nam 2015, theo đó:
- Các khiếu nại hàng hải làm phát sinh quyền cầm giữ hàng hải được ưu tiên giải khiếu
nại hàng hải về tiền công cứu hộ tàu biển phát sinh sau thời điểm các khiếu nại hàng hải
làm phát sinh quyền cầm giữ hàng hải khác thì xếp ưu tiên cao hơn các khiếu nại hàng hải
đó.
- Các khiếu nại hàng hải làm phát sinh quyền cầm giữ hàng hải trong cùng một khoản
quy định tại Điều 41 của Bộ luật này được xếp ngang nhau; trường hợp khoản tiền phân
chia khơng đủ để thanh tốn giá trị của mỗi khiếu nại hàng hải thì được giải quyết theo tỷ
lệ giá trị giữa các khiếu nại hàng hải đó.
- Các khiếu nại hàng hải phát sinh từ cùng một sự kiện được coi là phát sinh trong
cùng một thời điểm.
- Các khiếu nại hàng hải làm phát sinh quyền cầm giữ hàng hải đối với tàu biển liên
quan đến chuyến đi cuối cùng được ưu tiên giải quyết trước các khiếu nại hàng hải làm
phát sinh quyền cầm giữ hàng hải liên quan đến các chuyến đi khác.
- Các khiếu nại hàng hải phát sinh từ cùng một hợp đồng lao động liên quan đến nhiều
chuyến đi được giải quyết cùng với các khiếu nại hàng hải liên quan đến chuyến đi cuối
cùng.
- Trong trường hợp khiếu nại hàng hải về tiền công cứu hộ quy định tại khoản 4 Điều
41 của Bộ luật này thì khiếu nại hàng hải phát sinh sau được giải quyết trước các khiếu
nại hàng hải khác.
3.2.5. Quy định của pháp luật Việt Nam về giải phóng tàu biển bị bắt giữ
Căn cứ Điều 137 Bộ luật hàng hải năm 2015 quy định các trường hợp thả tàu biển sau
khi bị bắt giữ như sau:


“1. Tàu biển được thả trong trường hợp sau đây:
a) Sau khi chủ tàu, người thuê tàu hoặc người khai thác tàu đã thực hiện biện pháp bảo

đảm thay thế hoặc đã thanh tốn đủ khoản nợ và chi phí liên quan trong quá trình tàu
biển bị bắt giữ;
b) Quyết định bắt giữ tàu biển đã bị hủy;
c) Thời hạn bắt giữ tàu biển theo quyết định bắt giữ tàu biển đã hết.
2. Trường hợp khơng có sự thỏa thuận giữa các bên về mức độ và hình thức bảo đảm
thay thế, Tòa án sẽ quyết định mức độ và hình thức bảo đảm thay thế nhưng khơng vượt
q giá trị tàu biển bị bắt giữ. Người yêu cầu bắt giữ tàu biển khơng có quyền thực hiện
bất cứ hành động nào xâm phạm tài sản hoặc quyền lợi khác của chủ tàu, người thuê
tàu hoặc người khai thác tàu.
3. Tàu biển có thể được thả theo yêu cầu của chính người đã yêu cầu bắt giữ;
trong trường hợp này, mọi phí tổn liên quan do người yêu cầu bắt giữ tàu biển thanh
toán.”
3.2.6. Quy định của pháp luật Việt Nam về ủy thác tư pháp
Ủy thác tư pháp là yêu cầu bằng văn bản của Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của Việt
Nam hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài về việc thực hiện một hoặc một số hoạt
động tương trợ tư pháp theo quy định của pháp luật nước có liên quan hoặc điều ước quốc
tế mà Việt Nam là thành viên.
Cụ thể, việc ủy thác tư pháp cho Tịa án nước ngồi bắt giữ tàu biển quy định tại Điều
56 Pháp lệnh thủ tục bắt giữ tàu biển năm 2008 như sau: Trong quá trình giải quyết vụ án
tại Tịa án hoặc giải quyết vụ tranh chấp tại Trọng tài mà có yêu cầu giữ tàu biển thì Tịa
án có thẩm quyền của Việt Nam quy định tại Khoản 2 Điều 3 của Pháp lệnh này thực hiện
ủy thác tư pháp cho Tòa án có thẩm quyền của nước ngồi bắt giữ tàu biển; Tịa án Việt
Nam ủy thác cho Tịa án nước ngồi bắt giữ tàu biển theo quy định của pháp luật Việt
Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc
theo nguyên tắc có đi, có lại.


CHƯƠNG IV: THỰC TRẠNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP
LUẬT Ở VIỆT NAM VỀ BẮT GIỮ TÀU BIỂN
4.1. Thực trạng thực thi về bắt giữ tàu biển

Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam mới đây đã tổ chức tổng kết đợt cao điểm đấu
tranh phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật dịp trước, trong và sau Tết và giao ban
công tác nghiệp vụ pháp luật, thanh tra, kiểm tra Quý I.
Theo Cục Nghiệp vụ pháp luật, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển, trong đợt cao điểm đấu
tranh phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật dịp trước, trong và sau Tết, Cảnh sát biển
đã tổ chức tuần tra, kiểm soát chặt chẽ các khu vực biển, tuyến trọng điểm.
Qua cơng tác nắm tình hình, trao đổi thơng tin tuần tra, kiểm soát, phát hiện, kịp thời
tuyên truyền, đấu tranh và yêu cầu 348 lượt tàu cá nước ngoài ra khỏi vùng biển Việt
Nam. Lực lượng Cảnh sát biển đã bắt giữ, xử lý 253 vụ với 327 đối tượng tội phạm, vi
phạm pháp luật trên biển và địa bàn ven biển. Trong đó đã khởi tố 47 vụ với 50 đối
tượng, xử phạt vi phạm hành chính 164 vụ với 215 đối tượng; phối hợp xử lý, bàn giao
42 vụ với 62 đối tượng.5
Bên cạnh đó, do những lỏng lẻo trong công tác quản lý tàu biển của nước ta dẫn đến
thực tế rằng vẫn diễn ra những vụ việc tàu biển Việt Nam bị bắt giữ bởi các cơ quan
nước ngồi. Thật vậy, tình trạng tàu cá Việt Nam vi phạm khai thác hải sản ở vùng biển
nước ngồi vẫn cịn tiếp diễn phức tạp, trong đó có tình trạng tàu cá sử dụng biển số giả
hoặc khơng có số đăng ký, khơng treo cờ bị nước ngoài bắt giữ, xử lý nhưng thuyền
trưởng và thuyền viên trên tàu là người Việt Nam.
Tính từ đầu năm 2020 đến 31/08/2020, Việt Nam ghi nhận đã xảy ra 57/92 vụ tàu bị
nước ngoài bắt giữ, xử lý, so với cùng kỳ năm 2019 giảm 53/89 vụ tàu. Trong đó, các vụ
việc được xác định do vi phạm: 34/54 vụ tàu; bị bắt giữ tại khu vực chồng lấn, tranh
chấp,

5

“Cảnh sát biển Việt Nam nâng cao hiệu quả công tác thực thi pháp luật trên biển”, Cổng thông tin điện tử Bộ
Quốc phòng Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 19/03/2021.


vùng nước lịch sử và chưa rõ tọa độ bắt giữ: 23/38 vụ tàu. Các nước bắt giữ, xử lý tàu cá

Việt Nam tập trung tại Malaysia (19 vụ/32 tàu), Indonesia (12 vụ/26 tàu), Thái Lan (12
vụ/15 tàu), Campuchia (11 vụ/15 tàu), Philippines (3 vụ/4 tàu).6
Nhìn chung, tình hình tàu cá Việt Nam bị nước ngoài bắt giữ, xử lý tính đến hiện nay
có giảm so với cùng kỳ nhưng chưa vững chắc. Các tỉnh Bến Tre, Cà Mau, đặc biệt là
Kiên Giang, các vụ việc tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài bị bắt giữ, xử lý chưa giảm.
4.2. Những khó khăn tồn tại trong thực thi bắt giữ tàu biển
Nghị định số 57/2010/NĐ-CP ngày 25/5/2010 quy định để thực hiện việc bắt giữ tàu
biển, người yêu cầu bắt giữ phải bảo đảm tài chính theo hình thức và giá trị do Tòa án
quy định tương đương với thiệt hại có thể phát sinh do việc yêu cầu bắt giữ tàu biển. Bộ
Tài chính là cơ quan được giao hướng dẫn chi tiết việc bảo đảm chi phí thực hiện bắt giữ
tàu biển từ Ngân sách nhà nước. Tuy nhiên cho đến nay, Bộ này vẫn chưa có hướng dẫn
thực hiện, gây ảnh hưởng và khó khăn trong quá trình thực hiện bắt giữ tàu biển theo lệnh
của Tịa án. Hơn nữa, quy định này cũng gây khó khăn bởi trên thực tế giá trị tàu thường
lớn (vài triệu USD) nên khơng thể có khoản đặt cọc nào được thực hiện dù phía yêu cầu
bắt giữ đã xuất trình đủ các tài liệu chứng minh quyền lợi của mình bị xâm hại.
Điều 14 Pháp lệnh Thủ tục bắt giữ tàu biển quy định thời hạn bắt giữ tàu biển nhằm
giải quyết khiếu nại hàng hải là 30 ngày. Trong thời hạn tàu biển bị bắt giữ để bảo đảm
giải quyết khiếu nại hàng hải nếu người yêu cầu bắt giữ tàu biển khởi kiện vụ án tại Tòa
án hoặc yêu cầu Trọng tài giải quyết tranh chấp và tiếp tục có u cầu bắt giữ tàu biển thì
thời hạn bắt giữ tàu biển để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải chấm dứt khi Tịa án
có quyết định áp dụng hay không áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời bắt giữ tàu biển.
Tuy nhiên, có nhiều quan điểm cho rằng thời hạn 30 ngày là tương đối dài vì việc bắt giữ
tàu có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi kinh tế của cả bên yêu cầu bắt giữ và bên có tàu
bị bắt giữ, do vậy cần được thực hiện khẩn trương và nhanh chóng.

6

“Tình hình tàu cá vi phạm vùng biển nước ngồi giảm nhưng vẫn đáng lo ngại”, Cổng thông tin điện tử Bộ Nông
nghiệp và phát triển nông thôn, ngày 08/09/2020.



4.3. Một số kiến nghị về phương hướng hoàn thiện pháp luật ở Việt Nam
Về vấn đề hoàn thiện pháp luật Việt Nam, kiến nghị các Tòa án nhân dân tối cao, Viện
kiểm sát nhân dân tối cao, Vụ pháp chế của Cục Hàng hải Việt Nam có kế hoạch phối
hợp ban hành hƣớng dẫn thực hiện trình tự và thủ tục bắt giữ tàu biển, giúp cho các Tòa
án có thẩm quyền giải quyết hiệu quả các tranh chấp.
Rà sốt để bổ sung, sửa đổi hồn thiện các quy định pháp luật, đáp ứng kịp thời sau
khi Việt Nam chính thức gia nhập Cơng ước quốc tế về bắt giữ tàu biển 1999.
Cần phải tăng cường năng lực (về chuyên môn và ngoại ngữ) cũng như sự phối hợp
của các cơ quan quản lý nhà nước trong việc thực hiện bắt giữ tàu biển và xử lý tàu biển
bị bắt giữ tại Việt Nam.
Không ngừng nâng cao năng lực tự khai thác tàu và kỹ năng đàm phán hợp đồng, nâng
cao năng lực quản lý an toàn, an ninh, kỹ thuật đội tàu. Thực hiện nghiêm túc trách nhiệm
của chủ tàu trong việc đảm bảo chế độ lao động và quyền lợi của thuyển viên làm việc
trên tàu biển Việt Nam; kịp thời báo cáo vướng mắc trong trường hợp tàu biển bị bắt giữ
tại nước ngoài cho các cơ quan có thẩm quyền để hỗ trợ, hướng dẫn giải quyết kịp thời.
Đề xuất các giải pháp cho phép bán những tàu kinh doanh không hiệu quả hoặc không
thể kinh doanh, khai thác,… để thu hồi vốn, giảm áp lực tài chính, để có thể tự thanh tốn
được nghĩa vụ tài chính với các đối tác trong hoạt động của doanh nghiệp.
Ngồi ra, cần tăng cường cơng tác tun truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bắt
giữ tàu biển, không để xảy ra hoặc giảm thiểu các trường hợp bắt giữ tàu biển trái phép.


KẾT LUẬN
Như vậy, qua q trình trình bày, phân tích, tổng hợp và đánh giá có thể thấy vấn đề
bắt giữ tàu biển là một trong những vấn đề đặc biệt quan trọng của quốc tế nói chung và
Việt Nam nói riêng. Nhìn vào sự tiến bộ của các văn bản pháp luật về bắt giữ tàu biển có
thể thấy, các nhà làm luật đã dựa vào thực tế của vấn đề, tính thực thi của các quy định
pháp luật để tiến hành sửa đổi, bổ sung các quy định cho phù hợp với hoàn cảnh thời đại.
Sự quy định và thực hiện tốt các quy định của pháp luật về bắt giữ tàu biển cũng là cách

bảo đảm an ninh đất nước, khẳng định chủ quyền của dân tộc.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tài liệu Tiếng Việt
1.

Chính phủ nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2008), Pháp lệnh thủ tục
bắt giữ tàu biển, Hà Nội.

2.

Chính phủ nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), Nghị định số
57/2010/NĐ-CP ngày 25/5/2010 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Pháp
lệnh thủ tục bắt giữ tàu biển, Hà Nội.

3.

Cổng thông tin điện tử Bộ Nông nghiệp và phát triển nơng thơn (08/09/2020),
“Tình hình tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài giảm nhưng vẫn đáng lo ngại”.

4.

Cổng thơng tin điện tử Bộ Quốc phịng Nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam (19/03/2021), “Cảnh sát biển Việt Nam nâng cao hiệu quả công tác thực thi
pháp luật trên biển”.

5.

Đại học Luật Hà Nội (2011) , Tập bài giảng Luật vận chuyển hàng hải quốc tế,

Hà Nội.

6.

Đại học Luật Hà Nội (2019), Giáo trình Tư pháp quốc tế, Hà Nội.

7.

Đặng Quang Phương (1999), Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ “Cơ sở lý luận
và thực tiễn của việc hoàn thiện pháp luật về thủ tục bắt giữ tàu biển, Hà Nội.

8.

Lê Phương Dung (2015), Công ước quốc tế về bắt giữ tàu biển và việc gia nhập
của Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ Luật học.

9.

Liên hợp quốc (1952), Công ước Brussels 1952 về bắt giữ tàu biển

10. Liên hợp quốc (1982), Công ước Liên hợp quốc về Luật biển.
11. Liên hợp quốc (1999), Công ước quốc tế 1999 về bắt giữ tàu biển
12. Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2015), Luật số
95/2015/QH13, Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015, Hà Nội.
II. Tài liệu Tiếng Anh
1. Omar Mohammed Faraj (2012), Master thesis: The Arrest of Ships:
Comprehensive View on the English Law, Master’s Programmer in Maritime
Law, pp.37-42.



2. William Moreira, Richard F. Southcott (2010), “Canadian Maritime Law”
Update: 2009, Journal of Maritime Law & Commerce, Vol.41, pp. 317-344.


×