Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Trách nhiệm của người chuyên chở trong hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng chứng từ theo pháp luật hàng hải quốc tế và pháp luật việt nam (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (453.9 KB, 13 trang )

MỤC LỤC

Lời cam đoan ................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ...................................................................................................................... ii
Danh mục ký hiệu, chữ viết tắt ...................................................................................... vi
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài............................................................................................. 1
2. Tình hình nghiên cứu ...................................................................................... 2
3. Mục đích nghiên cứu của đề tài ....................................................................... 4
4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài và phương pháp nghiên cứu....................................... 4
5. Bố cục chi tiết của đề tài ................................................................................ 5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỢP ĐỒNG VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA BẰNG
CHỨNG TỪ VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI CHUYÊN CHỞ THEO PHÁP
LUẬT HÀNG HẢI QUỐC TẾ .................................................................................... 6
1.1 KHÁI QUÁT VỀ HỢP ĐỒNG VẬN CHUYỂN BẰNG CHỨNG TỪ ....... 6
1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển pháp luật điều chỉnh hoạt động vận chuyển
hàng hóa bằng đường biển ..................................................................................... 6
1.1.1.1 Pháp luật quốc tế ..................................................................................... 6
1.1.1.2 Pháp luật Việt Nam .................................................................................. 9
1.1.2 Khái niệm vận chuyển hàng hóa bằng chứng từ và hợp đồng vận chuyển hàng
hóa bằng chứng từ ................................................................................................ 10
1.1.3 Đặc điểm hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng chứng từ .......................... 12
1.1.3.1 Đặc điểm về chủ thể ............................................................................... 12
1.1.3.2 Đặc điểm về đối tượng của hợp đồng .................................................... 13
1.1.3.3 Đặc điểm về hình thức ........................................................................... 14
1.1.4 Chứng từ vận chuyển .................................................................................. 16
1.1.4.1 Khái niệm ............................................................................................... 16
1.1.4.2 Nội dung ................................................................................................. 19
1.1.4.3 Phân loại ................................................................................................ 22
1.1.4.4 Chức năng .............................................................................................. 25
1.1.4.5 Nguồn luật điều chỉnh ............................................................................ 26



iii


1.2 NGƯỜI CHUYÊN CHỞ VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI CHUYÊN CHỞ
TRONG HỢP ĐỒNG VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA BẰNG CHỨNG TỪ .......... 29
1.2.1 Khái niệm người chuyên chở ...................................................................... 29
1.2.2 Căn cứ xác định trách nhiệm của người chuyên chở .................................. 32
1.2.3 Một số trách nhiệm của người chuyên chở phát sinh từ hợp đồng vận chuyển
bằng chứng từ ....................................................................................................... 34
1.2.3.1 Trách nhiệm liên quan đến việc cung cấp tàu ....................................... 34
1.2.3.2 Trách nhiệm liên quan đến việc chăm sóc, bảo quản hàng hóa ............ 37
1.2.3.3 Trách nhiệm liên quan đến việc cấp phát chứng từ vận tải................... 37
1.2.3.4 Trách nhiệm liên quan đến việc giao hàng ............................................ 39
1.2.4 Giới hạn trách nhiệm của người chuyên chở .............................................. 39
1.2.5 Các trường hợp miễn trách nhiệm của người chuyên chở .......................... 42
CHƯƠNG 2: TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI CHUYÊN CHỞ TRONG HỢP
ĐỒNG VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA BẰNG CHỨNG TỪ THEO PHÁP LUẬT
VIỆT NAM - THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN ............................... 47
2.1 TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI CHUYÊN CHỞ ..................................... 47
2.1.1 Căn cứ xác định trách nhiệm của người chuyên chở .................................. 47
2.1.2 Những trách nhiệm của người chuyên chở phát sinh từ hợp đồng vận chuyển
bằng chứng từ ....................................................................................................... 47
2.1.2.1 Trách nhiệm liên quan đến việc cung cấp tàu ....................................... 47
2.1.2.2 Trách nhiệm liên quan đến việc chăm sóc, bảo quản hàng hóa ............ 54
2.1.2.3 Trách nhiệm liên quan đến việc cấp phát chứng từ ............................... 58
2.1.2.4 Trách nhiệm liên quan đến việc chậm giao hàng .................................. 64
2.1.3 Giới hạn trách nhiệm của người chuyên chở .............................................. 70
2.1.4 Các trường hợp miễn trách nhiệm của người chuyên chở .......................... 74
2.2 ĐÁNH GIÁ PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI

CHUYÊN CHỞ TRONG HỢP ĐỒNG VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA BẰNG
CHỨNG TỪ VÀ ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN .................................................. 80
2.2.1 Đánh giá một số điểm mới của Bộ luật Hàng hải 2015 về trách nhiệm của
người chuyên chở ................................................................................................. 80
2.2.2 Một số vấn đề vướng mắc của pháp luật hàng hải khi điều chỉnh trách nhiệm
người chuyên chở trong hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng chứng từ ................ 83
iv


2.2.3 Một số đề xuất hoàn thiện pháp luật hàng hải trong bối cảnh Việt Nam chuẩn
bị gia nhập công ước quốc tế về hàng hải quốc tế ............................................... 85
2.2.3.1 Hoàn thiện pháp luật ............................................................................. 85
2.2.3.2 Nâng cao nhận thức của doanh nghiệp ................................................. 88
2.2.3.3 Định hướng hội nhập kinh tế quốc tế .................................................... 89
KẾT LUẬN .................................................................................................................. 95
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................... 97

v


DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
B/L:

Bill of Lading

Vận đơn

L/C:

Letter of Credit


Thư tính dụng

CIF:

Cost, Insurance and Freight

Tiền hàng, phí bảo hiểm và cước phí

CFR:

Cost and Freight

Tiền hàng, và cước phí

vi


LỜI MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Hiện nay, theo thống kê của các tổ chức hàng hải quốc tế, có khoảng 90% hàng
hóa xuất nhập khẩu của nước ta trao đổi với các nước được vận chuyển bằng đường
biển. Con số này đã khẳng định vai trò quan trọng của phương tiện vận tải biển. Thật
vậy nước ta có vị trí địa lý quan trọng trong khu vực Châu Á - khu vực có mạng lưới
vận chuyển hàng hóa bằng đường biển năng động bậc nhất thế giới, đồng thời với
thế mạnh nội tại đường bờ biển dài hơn ba nghìn kilomet và hàng chục cảng biển trải
dài từ Nam ra Bắc đã giúp cho ngành vận tải đường biển đã và đang tăng trưởng với
tốc độ cao.
Để tối đa hóa lợi ích mà dịch vụ vận tải biển mang lại cho kinh tế đất nước thì
công tác nâng cao chất lượng, quy mô các cảng biển, phương tiện vận chuyển cũng như

đẩy mạnh mở rộng phát triển các dịch vụ gắn liền với cảng là cần thiết. Tuy nhiên, bên
cạnh những quy hoạch cải cách mang tính chuyên môn liên quan đến phương tiện, cảng
biển thì việc xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý điều chỉnh hoạt động vận chuyển
hàng hóa bằng đường biển cũng cần được chú trọng, bởi lẻ mức độ hợp lý của hành lang
pháp lý cũng là một trong những tiêu chí hàng đầu phản ánh tính thông thoáng, minh
bạch của môi trường kinh doanh. Nói cách khác, để thúc đẩy vận tải biển trở thành ngành
kinh tế mũi nhọn của quốc gia đòi hỏi những quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động
này mà chủ yếu là về hợp đồng vận chuyển phải thật sự chặt chẽ, hiệu quả và phù hợp
với luật lệ quốc tế, hạn chế đến mức thấp nhất những tranh chấp phát sinh và những tổn
thất có thể xảy ra đối với các bên trong hợp đồng.
Trong hoạt động vận tải hàng hóa bằng đường biển thì hợp đồng vận chuyển là
cơ sở quan trọng nhất để các bên thực hiện dịch vụ vận chuyển. Pháp luật Việt Nam hiện
hành chia hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển thành hai loại hợp đồng vận
tải hàng hóa theo chứng từ và hợp đồng vận tải theo chuyến. Hợp đồng vận chuyển theo
chứng từ ngày nay khá phổ biến và được ưa chuộng vì quyền và nghĩa vụ của các bên
sẽ được quy định cụ thể trong vận đơn – như là một cơ sở pháp lý ràng buộc các bên và
như thế bên thuê chuyên chở sẽ chủ động trong việc lựa chọn chủ tàu có vận đơn phù
hợp với nhu cầu của mình và bên chuyên chở cũng chủ động trong việc soạn thảo vận
đơn để thực hiện hiệu quả dịch vụ chuyên chở của mình. Tuy nhiên khi xem xét và phân
1


tích Bộ luật Hàng hải 2005 và Bộ luật Hàng hải năm 2015 về trách nhiệm của người
chuyên chở trong hợp đồng vận chuyển hàng hóa theo chứng từ thì người viết nhận thấy
rằng có một số quy định chưa hợp lý, chưa thật sự bảo vệ được quyền lợi của chủ hàng
(người thuê vận chuyển) và chế định này theo pháp luật hiện hành cũng như chưa phù
hợp với các Công ước quốc tế như Công ước của Liên hiệp quốc về chuyên chở hàng
hóa bằng đường biển Hamburg 1978. Mặt khác trong xu hướng toàn cầu hóa các điều
ước quốc tế đã và đang thay đổi vì những lý do như sự áp dụng không thống nhất các
quy định về quyền và nghĩa vụ của người chuyên chở hàng hóa bằng đường biển trong

các công ước giữa các quốc gia hoặc xu hướng sử dụng chứng từ điện tử đang được xem
xét áp dụng trong giao thương hàng hải quốc tế. Trước bối cảnh đó pháp luật Việt Nam
cũng tỏ ra lạc hậu. Do đó để hội nhập kinh tế quốc tế chúng ta cần quan tâm nghiên cứu
chế định trách nhiệm người chuyên chở trong hợp đồng vận chuyển trên cơ sở phân tích
luật pháp quốc tế và vận dụng vào quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật Việt Nam.
Nếu những quy phạm pháp luật về vấn đề này được xây dựng và áp dụng hiệu quả sẽ
góp phần hạn chế tranh chấp phát sinh khi thực hiện hợp đồng, bảo vệ ở một mức độ
hợp lý lợi ích các bên khi rủi ro xảy ra, tạo môi trường giao thương hàng hải thông
thoáng, lành mạnh. Vì những lẽ trên người viết chọn vấn đề “Trách nhiệm của người
chuyên chở trong hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng chứng từ theo pháp luật hàng
hải quốc tế và pháp luật Việt Nam” làm đề tài cho Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Luật
kinh tế của mình.
2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Qua quá trình nghiên cứu người viết đã tìm thấy một số công trình nghiên cứu
liên quan đến đề tài như:
- Trách nhiệm của người chuyên chở theo Công ước Brussel 1924 và Công ước
Hamburg 1978, Luận văn, Nguyễn Quang Trung; Hà Nội, 1996.
- Những vấn đề pháp lý về hợp đồng vận chuyển hàng hoá theo vận đơn đường
biển và thực tiễn sử dụng tại Việt nam, Luận văn, Dương Văn Minh, Tp. Hồ Chí Minh,
2006.
- Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển quốc tế: Luận văn ThS. Luật,
Nguyễn Ngọc Toàn, Hà Nội, 2005.
- Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển theo pháp luật Việt Nam: Luận
văn ThS. Luật, Trương Thị Thúy Nga, Hà Nội.
2


Những đề tài này chủ yếu nghiên cứu về Hợp đồng vận chuyển hàng hóa theo
chứng từ theo pháp luật Việt Nam, hoặc theo các công ước quốc tế. Chế định trách nhiệm
của người chuyên chở trong hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển theo chứng

từ cũng chưa được nghiên cứu trong sự đối chiếu so sánh giữa pháp luật quốc gia và
pháp luật quốc tế. Mặt khác những nghiên cứu này được thực hiện trong giai đoạn bước
đầu xây dựng và hoàn thiện pháp luật hàng hải đến thời điểm Bộ Luật hàng hải 2005
được ban hành nên đã có phần lạc hậu và không theo kịp xu hướng toàn cầu hóa hiện
nay. Sau khi nước ta gia nhập tổ chức thương mại quốc tế WTO cũng như một số luật
chuyên ngành khác, Pháp luật Hàng hải Việt Nam cũng cần được sửa đổi cho phù hợp
với thông lệ quốc tế. Trong bối cảnh Bộ luật Hàng hải 2015 đã được ban hành và nước
ta đang trong quá trình chuẩn bị để gia nhập công ước quốc tế thì chế định trách nhiệm
của người chuyên chở trong hợp đồng vận chuyển lại trở thành một trong những vấn đề
pháp lý được quan tâm hàng đầu và việc nghiên cứu chế định này sẽ là một công trình
có giá trị cho quá trình hoàn thiện Pháp luật hàng hải Việt Nam thời kỳ hội nhập.
Về các bài báo khoa học trên tạp chí pháp lý người viết cũng tìm thấy một số bài
viết có liên quan đến đề tài:
- Hà Việt Hưng, Một số vấn đề pháp lí về vận đơn đường biển trong vận chuyển
hàng hoá quốc tế bằng đường biển, Luật học. Trường Đại học Luật Hà Nội, Số 5/2014.
- Trần Văn Duy, Tìm hiểu về hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển
quốc tế, Kiểm sát. Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Số 14/2014.
- Trần Văn Duy, Vài nét về hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển quốc
tế và một số khiến nghị, 2013, Dân chủ và pháp luật, Bộ Tư pháp, 2013, Số 03 (252).
- Nguyễn Thị Hồng Hải, Đoàn Ngọc Thắng, Vận đơn đường biển - những vướng
mắc thường gặp trong kiểm tra và ra quyết định thanh toán theo L/C, Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam, 2012, Số 10.
Những bài viết này được viết trong thời gian gần đây nên có nhiều ý kiến đóng
góp hoàn thiện Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2005 làm tiền đề cho lộ trình sửa đổi Bộ luật
này, tuy nhiên lại không đề cập đến trách nhiệm của người chuyên chở trong hợp đồng
vận chuyển hàng hóa bằng đường biển.
Tóm lại, đề tài “Trách nhiệm của người chuyên chở trong hợp đồng vận chuyển
hàng hóa bằng chứng từ theo pháp luật hàng hải quốc tế và pháp luật Việt Nam” được
nghiên cứu trên cơ sở các nghiên cứu trước đó nhưng đề tài cũng có tính mới khi được
3



nghiên cứu trong bối cảnh sửa đổi pháp luật hiện hành và có định hướng nghiên cứu
khác biệt so với các đề tài trước.
3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Về mục tiêu nghiên cứu, đề tài chủ yếu nghiên cứu các quy định của các công
ước quốc tế về vận chuyển hàng hóa bằng chứng từ như Công ước quốc tế Hague-Visby,
Hamburg 1978, và đối chiếu với những quy phạm pháp luật được quy định trong Bộ luật
Hàng hải Việt Nam 2015, qua đó đề xuất một số giải pháp để tiếp tục hoàn thiện các quy
định liên quan trong Bộ luật Hàng hải 2015.
Để đạt được những mục tiêu trên, đề tài tập trung giải quyết một số nội dung cơ
bản sau:
- Nghiên cứu tổng quan về hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển theo
chứng từ.
- Nghiên cứu quy định về trách nhiệm của người chuyển chở trong hợp đồng vận
chuyển hàng hóa bằng đường biển theo chứng từ trong các công ước quốc tế.
- Phân tích, đánh giá pháp luật Việt Nam về trách nhiệm của người chuyển chở
trong hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển theo chứng từ.
- Đề xuất ý kiến tiếp tục hoàn thiện chế định trách nhiệm của người chuyên chở
trong hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển theo chứng từ trong Bộ Luật
Hàng hải 2015.
4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
* Về phạm vi nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu chủ yếu dựa trên các quy định của Công ước Brussels 1924,
Quy tắc Hague-Visby, Công ước Hamburg 1978, và Bộ luật Hàng hải năm 2015 về trách
nhiệm của người chuyên chở trong hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển
theo chứng từ, Công ước Brussel 1924 về vận đơn đường biển. Về thực tiễn, đề tài sẽ
đưa vào và phân tích một số tranh chấp cụ thể về hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng
đường biển theo chứng từ liên quan đến trách nhiệm của người chuyên chở khi áp dụng
Pháp luật Việt Nam và Pháp luật Quốc tế điều chỉnh để so sánh đối chiếu. Từ đó làm cơ

sở để đề xuất ý kiến hoàn thiện những quy định về vấn đề này của Pháp luật Việt Nam.
* Về phương pháp nghiên cứu:
Để thực hiện đề tài này, người viết sử dụng một số phương pháp nghiên cứu
như sau:
4


- Phương pháp phân tích, tổng hợp: phương pháp này được sử dụng để phân tích,
tổng hợp các tài liệu tham khảo, phân tích các ví dụ điển hình là các tranh chấp cụ thể
về hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển theo chứng từ liên quan đến trách
nhiệm của người chuyên chở, tổng hợp các kết quả phân tích được để có đánh giá tổng
quan nhất về pháp luật áp dụng.
- Phương pháp so sánh: phương pháp này được dùng để so sánh các quy định Pháp
luật Việt Nam với các quy định của Pháp luật Quốc tế cụ thể là các Công ước Quốc tế
- Phương pháp lịch sử: phương pháp này được dùng để nghiên cứu, đối chiếu các
quy định của pháp luật qua các thời kỳ.
5. BỐ CỤC CHI TIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Bố cục của Luận văn gồm Lời nói đầu, Kết luận và 02 chương chính:
Chương 1: Tổng quan về hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng chứng từ và trách
nhiệm của người chuyên chở theo pháp luật hàng hải quốc tế
Chương 2: Trách nhiệm của người chuyên chở trong hợp đồng vận chuyển hàng
hóa bằng chứng từ theo pháp luật việt nam - thực trạng và đề xuất hoàn thiện

5


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỢP ĐỒNG VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA
BẰNG CHỨNG TỪ VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI CHUYÊN CHỞ
THEO PHÁP LUẬT HÀNG HẢI QUỐC TẾ
1.1 KHÁI QUÁT VỀ HỢP ĐỒNG VẬN CHUYỂN BẰNG CHỨNG TỪ

1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển pháp luật điều chỉnh hoạt động vận
chuyển hàng hóa bằng đường biển
1.1.1.1 Pháp luật quốc tế
Cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội, nhu cầu trao đổi mua bán ngày càng
phong phú và đa dạng. Sự giao thương không còn trong phạm vi một vùng, một miền,
một quốc gia mà đã mở rộng thành quan hệ giữa các vùng miền, các quốc gia với nhau.
Và khi hàng hóa phải di chuyển vị trí trong một không gian rộng lớn thậm chí vượt qua
khỏi biên giới một quốc gia thì nhu cầu về dịch vụ vận chuyển trở nên cấp thiết. Trong
giao lưu thương mại trong nước nói chung và quốc tế nói riêng thì chúng ta có thể sử
dụng nhiều phương thức vận tải khác nhau như đường biển, đường sắt, đường hàng
không, đường ống, hay kết hợp các phương thức này lại với nhau – vận tải đa phương
thức. Trong đó, vận tải biển đóng vai trò quan trọng bởi sức chứa hàng hóa lớn, chi phí
vận chuyển không cao, địa hình vận chuyển nhiều thuận lợi – tải trọng các tàu biển ngày
càng được nâng lên, khối lượng chuyên chở rất lớn.
Được sự hỗ trợ của Hiệp hội Luật pháp Quốc tế, Ủy ban Luật Hàng hải của Hiệp
hội đã tổ chức hội nghị họp ở The Hague từ ngày 30/8 đến 3/9/1921 gồm đại diện giới
chủ tàu, chủ hàng, ngân hàng và các nhà bảo hiểm của các nước có ngành hàng hải phát
triển để thảo luận với nhau về các điều khoản miễn trách nhiệm. Tuy nhiên việc thực
hiện thỏa thuận trên không có tính bắt buộc nên trong số các nước ký kết không có ai tự
nguyện áp dụng trước để tránh thiệt thòi. Chính vì vậy, Hội nghị về Luật Hàng hải
Brussels năm 1992 đã quyết định giao cho một Ủy ban dự thảo một văn bản chính thức
để ký kết. Văn bản này có tên gọi là “Công ước quốc tế để thống nhất một số quy tắc về
vận đơn đường biển” gọi tắt là Công ước Brussels 1924 và đã được đại diện 26 quốc gia
ký tại Brussels ngày 25/8/1924. Công ước Brussels có hiệu lực ngày 02/6/1931. Do đó
các cuộc họp để đi đến ký kết công ước này được tiến hành ở thành phố Hague (Hà Lan)
nên người ta gọi nó là Quy tắc Hague. Công ước này đánh dấu một thông lệ chung đầu
tiên của cộng đồng quốc tế về hoạt động vận chuyển hàng hóa bằng đường biển, đưa ra
6



một số những quy định thống nhất để các nước áp dụng khi thực hiện hợp đồng. Phạm
vi công ước này áp dụng đối với các hợp đồng vận chuyển có phát hành vận đơn và các
vận đơn phát hành tại bất kỳ nước nào là thành viên của công ước1. Tuy nhiên cùng với
sự phát triển không ngừng của thương mại hàng hải và sự đa dạng của các tranh chấp
phát sinh, trong thực tế quy tắc này dần bộc lộ những điểm hạn chế, và cần thiết được
sửa đổi. Vì lẽ đó, các nước đã nhóm họp lại thảo luận và dự thảo một vài lần tại các hội
nghị như: Hội nghị Rikeja năm 1959, Hội nghị Stockholm. Hội nghị đã đề ra một Nghị
định Thư Visby. Cuối cùng đến hội nghị Brussels ngày 23/02/1963, 53 nước và vùng
lãnh thổ tham dự đã ký kết được một nghị định thư sửa đổi công ước Brulssels 1924 và
gọi là Nghị định Thư Visby 1968. Nội dung của nghị định thư quy định việc sửa đổi quy
tắc Hague sẽ có hiệu lực nếu được 10 quốc gia phê chuẩn, 5 trong 10 quốc gia đó phải
có số trọng tải đăng ký toàn phần từ 1 triệu tấn trở lên. Năm 1977, yêu cầu này được đáp
ứng Quy tắc Hague – Visby. Quy tắc này chính thức có hiệu lực ngày 23/6/1977. Quy
tắc này cho phép các nước thành viên được bảo lưu. Hiện nay quy tắc Hague và Hague
– Viby vẫn tồn tại song song. Tuy nhiên phạm vi áp dụng của quy tắc Hague – Visby
mở rộng hơn so với quy tắc Hague vì nghị định thư 1968 đã bỏ Điều 10 của Quy tắc
Hague và thay bằng Điều 5 như sau “những quy định của Quy tắc Hague – Visby sẽ áp
dụng cho mọi vận đơn liên quan đến việc chuyên chở hàng hóa giữa các cảng ở hai nước
khác nếu:
- Vận đơn được cấp ở một nước tham gia công ước hoặc.
- Hàng chuyên chở từ một cảng của nước tham gia công ước, hoặc.
Hợp đồng ghi trong vận đơn hay được chứng minh trong vận đơn quy định rằng
các quy tắc của công ước này hay luật pháp của một quốc gia nào quy định hiệu lực đối
với các quy tắc đó là những quy tắc điều chỉnh hợp đồng, bất kể quốc tịch nào, người
chuyên chở, người gửi hàng, người nhận hàng hay bất cứ người hữu quan nào khác Quy
tắc Hague – Visby còn được sửa đổi một lần nữa bằng Nghị định Thư SDR 1979, nhưng
lần sửa đổi này chỉ quy định thêm đồng tiền để tính giới hạn trách nhiệm là đồng SDR
– quyền rút vốn đặc biệt, đồng tiền của Quỹ tiền tệ quốc tế IMF.
Sau một thời gian áp dụng trong thực tế quy tắc Hague – Visby thể hiện rõ sự ưu
ái dành cho người vận chuyển, và bản thân quy tắc tỏ ra lạc hậu, không theo kịp thực tế

phát triển của thương mại và công nghệ toàn cầu. Chính vì thế để đảm bảo được quyền
1

Quy tắc Hague, Điều 10.

7


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Văn bản pháp luật
1.

Bộ luật Hàng hải 2005 (Luật số: 40/2005/QH11) ngày 14/06/2005.

2.

Bộ luật Hàng hải 2015 (Luật số: 95/2015/QH13) ngày 25/11/2015.

3.

Bộ Luật dân sự 2015 (Luật số: 91/2015/QH13) ngày 24 tháng 11/2015.

4.

Bộ Luật dân sự 2005 (Luật số: 33/2005/QH11) ngày 14/06/2005.

5.

Luật Thương mại 2005 (Luật số: 36/2005/QH11) ngày 14.06/2005.


6.

Nghị định 140/2007 ngày 5/9/2007 của chính phủ quy định chi tiết Luật thương
mại về điều kiện kinh doanh dịch vụ logictics và giới hạn trách nhiệm đối với
thương nhân kinh doanh dịch vụ logictics.

Tiếng việt
7.

Dương Văn Bạo (2011), “Những thay đổi cơ bản của công ước Rotterdam và hướng
sửa đổi Bộ luật hàng hải Việt Nam”, Tạp chí khoa học công nghệ hàng hải, (25).

8.

Hoàng Văn Châu (2015), Công ước quốc tế về chuyên chở hàng hóa bằng đường
biển và vấn đề gia nhập của Việt Nam, NXB Lao động.

9.

Nguyễn Chúng (2005), Kinh nghiệm thực tế giải quyết tranh chấp hợp đồng
thương mại – hàng hải, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

10. Công ước Brussels 1924 để thống nhất một số quy tắc về vận đơn đường biển ngày
25/08/1924.
11. Công ước Hamburg 1978 của Liên hiệp quốc về chuyên chở hàng hóa bằng
đường biển.
12. Công ước Rotterdam 2009 – Công ước Liên hiệp quốc về hợp đồng vận chuyển
hàng hóa quốc tế một phần hoặc toàn bộ bằng đường biển.
13. Cục Hàng hải Việt Nam (2014), Đề tài tái cơ cấu vận tải biển phục vụ sự nghiệp
công nghiệp hóa hiện đại hóa và phát triển bền vững giai đoạn đến năm

2020, Hà Nội.
14. Trần Văn Duy (2014), “Tìm hiểu về hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường
biển quốc tế”, Tạp chí kiểm sát, (14).
15. Nguyễn Đăng Dung, Nguyễn Ngọc Đào (2000), Luật kinh doanh quốc tế, NXB
Tổng hợp Đồng Nai.
16. Nguyễn Văn Dung (2011), Incoterms 2010 những điều kiện thương mại quốc tế
của ICC.
97


17. Đỗ Văn Đại (2010), Tư pháp quốc tế Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia.
18. Trịnh Thị Thu Hương, Trách nhiệm của người vận chuyển theo công ước
Rotterdam và bộ luật hàng hải việt nam 2005, NXB Chính trị quốc gia.
19. Trịnh Thị Thu Hương (2011), Giáo trình vận tải và bảo hiểm trong ngoại thương,
NXB Thông tin và truyền thông.
20. Nguyễn Ngọc Lâm (2010), Giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế
nhận dạng tranh chấp, biên pháp ngăn ngừa và phương pháp giải quyết,
NXB Chính trị quốc gia.
21. Mutrap – Dự án hỗ trợ thương mại đa phương, Báo cacso đánh giá tác động của
Việt Nam gia nhập các Công ước quốc tế về vận chuyển hàng hóa bằng đường
biển, tháng 7/2011.
22. Nghị định thư Visby 1968
23. Tờ trình Dự án luật sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ Luật hàng hải Việt Nam 2005.
24. Đoàn Thị Hồng Vân (2010), Logictics Những vấn đề cơ bản, NXB Lao động xã hội.
25. Vietnam shipper (2014), chủ hàng và pháp luật quyển 1, NXB Giao thông vận tải.
26. Vietnam shipper (2014), chủ hàng và pháp luật quyển 2, NXB Giao thông vận tải.
27. VIAC (2014), 100 câu hỏi về hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển,
NXB Đồng Nai.
Tài liệu điện tử
28. Ngành hàng hải với sứ mệnh vươn lên vị trí kinh tế số 1, ngày truy cập: 28/2/2016.

29. Cục Hàng hải Việt Nam, ngày truy cập
20/6/2016.
30. Vận tải hàng hóa bằng đường biển, ngày truy cập:
25/5/2016.

98



×