Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

các giai đoạn xây dựng CNXH ở liên xô từ 1917 đến 1924

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.22 KB, 15 trang )

TIỂU LUẬN
CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
Chủ đề:

Trình bày nội dung về các giai đoạn xây dựng CNXH ở Liên
Xô từ 1917 đến 1924 (1917 – 1918, 1918 -1921, 1921 – 1924)
và những quan điểm của Lenin về xây dựng CNXH
Họ và tên

:

Lớp

:

Mã sinh viên

:

Hà Nội, 2022

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..................................................................................................1
NỘI DUNG..............................................................................................2
I. Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô qua thắng lợi của cách
mạng tháng Mười Nga........................................................................2


II. Đặc điểm của q trình hiện thực hóa tư tưởng về Chủ nghĩa
xã hội ở Liên Xô..................................................................................4
III. Bài học lớn mà Lenin rút ra trong giai đoạn này.....................8


KẾT LUẬN...........................................................................................12
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................13


M Ở ĐẦ U
Cách đây 104 năm, ngày 7-11-1917 đã nổ ra cuộc Cách mạng XHCN Tháng
Mười Nga, một sự kiện lịch sử làm rung chuyển thế giới, đánh dấu bước ngoặt vĩ
đại trong tiến trình phát triển của lịch sử nhân loại. Sự thắng lợi của Cách mạng
Tháng Mười Nga đã khai sinh ra CNXH hiện thực. Một thế kỷ quá độ đi lên
CNXH đã diễn ra với rất nhiều thăng trầm: có cả những thành tựu to lớn đã đạt
được ở mỗi nước và cả những đổ vỡ, thất bại. Nhưng cũng chính từ thực tiễn thăng
trầm đó, mỗi nước trên con đường xây dựng CNXH hiện thực đã đúc rút ra nhiều
bài học kinh nghiệm quý báu cho mình. Với cách mạng Việt Nam, Cách mạng
Tháng Mười Nga và lịch sử thăng trầm của CNXH hiện thực trên thế giới ln có
ý nghĩa thiêng liêng và sâu sắc đặc biệt. Mỗi lần kỷ niệm Cách mạng Tháng Mười
Nga không chỉ là một lần chúng ta bày tỏ lịng biết ơn đối nhân dân Liên Xơ và đối
với lãnh tụ V.I.Lênin vĩ đại, mà còn là dịp để chúng ta nhìn nhận đầy đủ, sâu sắc
hơn về quá khứ, hiện tại và tương lai của CNXH trên thế giới; về giá trị, sức sống
của chủ nghĩa Mác - Lênin và thực tiễn vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin trong quá
trình xây dựng CNXH; về những thuận lợi và khó khăn, những thời cơ và thách
thức, những bài học lịch sử từ những thành công và sai lầm, thất bại; về mục tiêu,
con đường XHCN và tiền đồ của CNXH ở Việt Nam...

1


NỘI DUNG
I.

Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô qua thắng l ợi c ủa cách

mạng tháng Mười Nga.

Sau cách mạng dân chủ tư sản tháng Hai 1917, ở Nga tồn tại tình trạng hai
chính quyền song song, một bên là Chính phủ lâm thời tư sản và một bên là Xô
Viết các đại biểu công nhân và binh sĩ, đứng đầu là Xơ Viết Pê-tơ-rơ-grát. Trước
tình hình đó, V.I.Lenin và Đảng Bơn-sê-vích đã xác định cách mạng Nga là chuyển
từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng Xã hội chủ nghĩa. Tháng 4 năm
1917, Lenin về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Nga. Đêm 24 tháng 10 năm
1917 theo lịch cũ của Nga (tức 6-11-1917), khởi nghĩa vũ trang nổ ra ở thủ đô Pêtơ-rô-grát. Ngày 25-10-1917 theo lịch cũ của Nga (tức 7-11-1917), các lực lượng
khởi nghĩa đã làm chủ tình hình ở Thủ đô Pê-tơ-rô-grát, trừ Cung điện Mùa Đông
và một vài nơi. Tới 2 giờ 10 phút, rạng sáng 26-10-1917, Cung điện Mùa Đơng
được giải phóng, các bộ trưởng trong Chính phủ lâm thời bị bắt giữ. Cuộc khởi
nghĩa vũ trang kết thúc thắng lợi. Ngày 25 tháng 10 năm 1917 đã được ghi nhận
vào lịch sử là ngày thắng lợi của Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười vĩ đại.
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 đã khai sinh ra chế độ xã hội chủ nghĩa
đầu tiên và mở ra một thời đại mới - thời đại quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội
(CNXH). V. I. Lênin đã nhận định về ý nghĩa thời đại của Cách mạng Tháng Mười
Nga 1917:... “Chúng ta có quyền tự hào và quả thật chúng ta tự hào là đã có cái
hân hạnh được bắt đầu việc xây dựng nhà nước Xô-viết và do đó, mở đầu một thời
đại mới trong lịch sử thế giới…”.
Cùng với việc dựng cột mốc cho thời đại mới, sự nghiệp xây dựng CNXH đầu
tiên trong lịch sử, dưới sự lãnh đạo của V. I. Lênin cũng được bắt đầu ở nước Nga
Xô-viết.

2


Sự nghiệp xây dựng CNXH ở nước Nga giai đoạn này diễn ra trong bối cảnh
hết sức đặc biệt. Về bối cảnh chính trị, chính quyền Xơ-viết trong những tháng
năm đầu tiên, giữa vòng vây của chủ nghĩa đế quốc, phải liên tục đương đầu với

những vụ nổi loạn, can thiệp của “thù trong, giặc ngồi”. Thêm vào đó, với những
kinh nghiệm chính trị, cầm quyền cịn ít ỏi, giai cấp cơng nhân và hệ thống chính
trị Xơ-viết gặp rất nhiều khó khăn trong tổ chức và xây dựng chế độ mới. Chỉ
trong một thời gian ngắn, V. I. Lênin đã nhận ra sự khác biệt căn bản là “giành
chính quyền đã khó nhưng xây dựng chính quyền cịn khó hơn nhiều”.
Về bối cảnh kinh tế, nước Nga Xô-viết bắt tay vào xây dựng CNXH từ những
tiền đề kinh tế thấp kém: Chủ nghĩa tư bản (CNTB) ở Nga mới phát triển ở giai
đoạn đầu, trình độ sản xuất phổ biến của đất nước là tiểu nơng, nhiều tàn tích của
chế độ phong kiến nông nô, chế độ chuyên chế chưa được xóa bỏ; nền kinh tế kiệt
quệ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất; chế độ mới lại bị CNTB bao vây kinh tế,
cấm vận… Thêm vào đó, năng lực tổ chức quản lý cịn yếu kém của chính quyền
Xô-viết, “bệnh ấu trĩ tả khuynh” trong cải tạo xã hội cũ và xây dựng xã hội mới
cũng khiến cho bối cảnh kinh tế của nước Nga Xô-viết những năm đầu tiên gặp
nhiều khó khăn.
Bối cảnh nước Nga khi bắt tay vào xây dựng CNXH có nhiều nét đặc thù so với
lý luận chung của chủ nghĩa Mác về xây dựng CNXH. C.Mác quan niệm rằng,
những tiền đề vật chất do CNTB phát triển ở trình độ cao làm chín muồi nguyên
nhân kinh tế cơ bản của các cuộc cách mạng XHCN; tình thế để cách mạng thắng
lợi là nó phải nổ ra đồng loạt cùng lúc ở nhiều nước, chí ít là những nước tư bản
phát triển cao như Anh, Mỹ, Pháp, Đức… Nhìn chung, bối cảnh và đặc điểm kinh
tế xã hội của Nga đương thời cần rất nhiều đến sự sáng tạo khi vận dụng lý luận
của C.Mác về cách mạng XHCN. V. I. Lênin chính là con người mà lịch sử cần
đến và đã tạo ra trong sự nghiệp xây dựng CNXH hiện thực đầu tiên của nhân loại.

3


II.

Đặc điểm của q trình hiện thực hóa tư tưởng về Chủ nghĩa

xã hội ở Liên Xô.

Xây dựng CNXH hiện thực là một cơng trình kỳ vĩ liên quan đến rất nhiều lĩnh
vực, cả về nhận thức lý luận và hoạt động thực tiễn. Ở đây, chỉ tập trung vào hai
điểm cơ bản nhất mà V. I. Lênin đã có nhiều đóng góp, phát triển lý luận. Đó là
quan niệm về CNXH (mơ hình CNXH) và biện pháp để xây dựng CNXH (con
đường đi lên CNXH) từ thực tiễn nước Nga.
Thứ nhất, từ mơ hình “Chính sách cộng sản thời chiến” đến mơ hình “Chính
sách kinh tế mới”. Những năm đầu của Cách mạng Tháng Mười, trong tình cảnh
nội chiến chống thù trong, giặc ngồi, bảo vệ chính quyền Xơ-viết là mục tiêu
hàng đầu. Chính sách “cộng sản thời chiến” đã được áp dụng để đáp ứng những
yêu cầu cấp bách ấy. Chính sách “cộng sản thời chiến” (1918-1921) thực chất là
một biện pháp tình thế, thích ứng với trạng thái ngặt nghèo của nhà nước Xô-viết
non trẻ. Để huy động các nguồn lực cho những nhu cầu cấp thiết, các biện pháp
mệnh lệnh hành chính thiên về việc sử dụng quyền lực nhà nước đã được ban bố
và thực hiện. Mục đích là để trưng thu, tịch thu lương thực, thực phẩm và các tư
liệu sản xuất nhằm phục vụ cho nhu cầu quốc phòng và dân sinh.
Mặt khác, trong ý tưởng của V. I. Lê-nin, cũng đã khởi phát tư duy rằng có thể
ngay lập tức thực hiện những hình thức cộng sản chủ nghĩa vào giai đoạn đầu của
Cách mạng Tháng Mười. Người muốn ngay tức khắc xóa bỏ thị trường, phân phối
theo sản phẩm, trao đổi bằng hiện vật giữa thành thị và nông thôn và biến toàn bộ
xã hội thành một guồng máy kế hoạch hóa duy nhất. Về xây dựng dân chủ, V. I.
Lênin cũng đã có ý tưởng phát triển dân chủ rộng rãi, trực tiếp và ở trình độ cao,
làm cho quần chúng vừa trở thành là người lập pháp vừa là người hành pháp.
Mặt hợp lý và hạn chế của mô hình đó đã bộc lộ trong một thời gian ngắn.
Nhiều nguồn lực cho nhu cầu quốc phòng và dân sinh cấp thiết đã được huy động,
qua đó giúp củng cố và phát triển sức mạnh của chính quyền Xơ-viết. Song mặt
4



khác, nhiều hạn chế, bất cập cũng đã bộc lộ: phương pháp mệnh lệnh hành chính, ý
chí chủ quan muốn xây dựng ngay CNXH đã không được thực tế chấp nhận. Việc
chưa quan tâm đến lợi ích chính đáng của cả “một biển người tiểu nơng đang mong
đợi lợi ích thường nhật sau cách mạng” đã làm nảy sinh nhiều vấn đề xã hội bức
xúc. Cái hợp lý ban đầu và chỉ đúng trong một thời điểm nay đã trở thành khuyết
điểm khi nó bị kéo dài quá mức. V. I. Lênin nhận định: ...“chúng ta đã phạm một
sai lầm đã quyết định chuyển ngay sang việc sản xuất và phân phối cộng sản chủ
nghĩa... cách làm như vậy là sai”.
Tháng 3 năm 1921, Đại hội lần thứ X Đảng Cộng sản Nga, do V. I. Lênin lãnh
đạo đã chuyển từ “Chính sách cộng sản thời chiến” sang “Chính sách kinh tế mới”
viết tắt là NEP. Nó đã được thực hiện trong quãng thời gian từ 1921-1927. Cần
hiểu rằng NEP khơng chỉ là một chính sách mới để quản lý vĩ mơ về kinh tế mà
cịn là một cải cách có tính tổng thể về mơ hình chủ nghĩa xã hội, gồm nhiều nội
dung.
Trước hết, chúng ta thấy sự điều chỉnh quan niệm về CNXH, rằng “danh từ
nước Cộng hòa Xơ-viết xã hội chủ nghĩa có nghĩa là Chính quyền Xô-viết quyết
tâm thực hiện bước chuyển lên chủ nghĩa xã hội, chứ hồn tồn khơng có nghĩa là
đã thừa nhận chế độ kinh tế mới là chế độ xã hội chủ nghĩa”. V. I. Lênin và Đảng
Cộng sản Liên Xô đã có điều chỉnh lớn về mơ hình xây dựng chủ nghĩa xã
hội: ...“chúng ta buộc phải thừa nhận là toàn bộ quan điểm của chúng ta về chủ
nghĩa xã hội đã thay đổi về căn bản…” ở chỗ, “chuyển trọng tâm của cách mạng
vào phát triển kinh tế và văn hóa”.
Việc nhận thức lại cho rõ về thời kỳ quá độ, cấu trúc của các thành phần kinh tế
của nước Nga đương thời cũng là một bước tiến của tư duy về CNXH ở nước Nga.
Theo V.I. Lê-nin, nước Nga - một nước kinh tế còn lạc hậu, tất yếu phải trải qua
một thời kỳ quá độ lâu dài, trong đó nền kinh tế có “sự đan xen”, “những mảnh của
CNXH” với “những mảnh của CNTB”. Trạng thái ấy làm cho các yếu tố của
5



CNXH và các yếu tố của CNTB vừa đấu tranh, cạnh tranh với nhau, vừa nương
tựa, thâm nhập vào nhau. Mối quan hệ chủ đạo giữa “các mảnh” hay các thành
phần kinh tế đó, là quan hệ giữa sản xuất, trao đổi, lưu thông trên cơ sở của trao
đổi hàng hóa theo nguyên tắc thị trường…
V. I. Lênin nêu rõ các thành phần kinh tế ở nước Nga lúc đó là: “1) Kinh tế
nông dân kiểu gia trưởng, nghĩa là một phần lớn có tính chất tự nhiên; 2) Sản xuất
hàng hóa nhỏ (trong đó bao gồm đại đa số nơng dân bán lúa mì); 3) Chủ nghĩa tư
bản tư nhân; 4) Chủ nghĩa tư bản nhà nước; 5) Chủ nghĩa xã hội.”. Như vậy, nếu
như ở mơ hình trước kia, chỉ có một thành phần kinh tế nhà nước, chỉ có sự trao
đổi bằng hiện vật giữa thành thị và nơng thơn, thì đến NEP, đã có sự đổi mới tư
duy về kinh tế: phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, hoạt động theo đặc tính sở
hữu của chúng và là bộ phận cấu thành của mơ hình này.
Việc “chuyển trọng tâm cách mạng vào lĩnh vực phát triển văn hóa” là bước
một bước tiến có ý thức và có tính chất hiện thực để đi tới CNXH. V. I. Lênin nhấn
mạnh, những người cộng sản phải học khoa học và công nghệ, cách tổ chức lãnh
đạo, quản lý xã hội, giáo dục và đào tạo, cách làm ăn bn bán… phải biết tiếp thu
tất cả những gì quý giá nhất của nhân loại. Chủ nghĩa xã hội có thể thực hiện được
hay khơng là “tùy ở kết quả của chúng ta có kết hợp được chính quyền Xô-viết với
những tiến bộ mới nhất của chủ nghĩa tư bản”.
Thứ hai, Chính sách kinh tế mới và các biện pháp xây dựng Chủ nghĩa xã hội.
V. I. Lênin cho rằng, để xây dựng CNXH ở nước Nga Xô-viết, cần tập trung vào
các biện pháp khẳng định tính thiết yếu của việc thực hiện các hình thức “quá độ
gián tiếp”, những “biện pháp trung gian”, “quá độ đặc biệt” của Chính sách kinh tế
mới. Cụ thể:
(i) Cần phải phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần đối với một nước
tiểu nông trong thời kỳ quá độ lên CNXH. Những bất hợp lý của Chính sách “cộng
6


sản thời chiến” bị bãi bỏ, chế độ “trưng thu lương thực thừa” được thay bằng thuế

lương thực với tư cách là khâu đầu tiên, là “liệu pháp cấp tốc, cương quyết nhất,
cấp thiết nhất” để phát triển lực lượng sản xuất nông nghiệp. Thực hiện chế độ
thuế, tự do bn bán, trao đổi hàng hóa, sử dụng quan hệ hàng - tiền trong xây
dựng CNXH là “đòn xeo” chủ yếu để phát triển kinh tế, là hình thức cơ bản của
các mối liên hệ kinh tế giữa công nghiệp với nền nơng nghiệp hàng hóa, giữa thành
thị với nơng thôn.
(ii) Phát triển “chủ nghĩa tư bản nhà nước” - mắt xích “trung gian quan trọng để
xây dựng chủ nghĩa xã hội”. V. I. Lênin đặt câu hỏi: ...“liệu có thể kết hợp, liên
hợp, phối hợp Nhà nước Xô-viết, nền chun chính vơ sản, với chủ nghĩa tư bản
nhà nước được không? Tất nhiên là được” . Người cho rằng, việc tìm cách ngăn
cấm, triệt để chặn đứng mọi sự phát triển của trao đổi tư nhân, của CNTB - một sự
phát triển khơng thể tránh được khi có hàng triệu người sản xuất nhỏ, “chính sách
ấy là một sự dại dột và tự sát đối với đảng nào muốn áp dụng nó”. Từ đó, Người
chủ trương: ...“chúng ta phải lợi dụng chủ nghĩa tư bản (nhất là bằng cách hướng
nó vào con đường chủ nghĩa tư bản nhà nước) làm mắt xích trung gian giữa nền
tiểu sản xuất và chủ nghĩa xã hội, làm phương tiện, con đường, phương pháp,
phương thức để tăng lực lượng sản xuất lên”.
(iii) Phải học tập và sử dụng những giá trị của chủ nghĩa tư bản; kiên quyết
phản đối việc “đem chủ nghĩa tư bản đối lập một cách trừu tượng với chủ nghĩa xã
hội”. Theo V.I. Lê-nin: “lùi một bước” và “thỏa hiệp” bằng việc thu phục và trả
lương cao cho chuyên gia tư sản là giải pháp tốt nhất xúc tiến CNXH. Người cho
rằng, khơng có sự chỉ đạo của các chuyên gia am hiểu các lĩnh vực khoa học, kỹ
thuật và có kinh nghiệm tổ chức quản lý, thì khơng thể nào chuyển lên CNXH
được.
(iv) Củng cố chính quyền Xơ-viết, tăng cường vai trò của quản lý, kết hợp chặt
chẽ hành chính, tổ chức và kinh tế là biện pháp tốt nhất để xây dựng chủ nghĩa xã
7


hội. “Cần thực hiện ở khắp mọi nơi và hết sức nghiêm ngặt sự kiểm kê và kiểm

soát việc sản xuất và phân phối sản phẩm” của nhà nước đối với đời sống kinh tế xã hội, trên cơ sở liên minh kinh tế để tăng cường củng cố liên minh cơng nơng về
chính trị.
Những quan niệm mới mẻ và đúng đắn về CNXH từ NEP đã được cuộc sống
chấp nhận. Đó là phát triển kinh tế hàng hóa, áp dụng cơ chế và quy luật thị
trường, tạo ra những địn bẩy kinh tế để giải phóng lực lượng sản xuất, kích thích
sản xuất và tính tích cực của người lao động thơng qua lợi ích. Ra sức vận dụng
những thành tựu khoa học, kỹ thuật và công nghệ, kinh nghiệm quản lý của CNTB,
sử dụng các chuyên gia tư sản có tài vì lợi ích lâu dài của CNXH. Xây dựng và
phát triển nền dân chủ, nhà nước XHCN, phát huy những “sáng kiến vĩ đại” của
quần chúng nhân dân… Bằng cách đó, NEP đã tạo ra nguồn lực và động lực mới
cho sự phát triển của CNXH ở nước Nga.
Hiệu quả thực tế là, ở Liên Xô từ năm 1922, thành thị đã có đủ lương thực thực phẩm, năm 1925 sản xuất nông nghiệp đạt 87%, công nghiệp đạt 75% sản
lượng của năm 1913; thương nghiệp đã được tăng cường mạnh mẽ (về nội thương:
tổng mức lưu chuyển hàng hóa năm 1926 bằng hai lần năm 1924; về ngoại thương
nhà nước mở rộng quan hệ buôn bán với hơn 40 nước); ngân sách nhà nước tăng
lên gần năm lần trong năm 1925 so với năm 1922; đời sống nhân dân cải thiện rõ
rệt, tình hình chính trị - xã hội ổn định, khối liên minh công nông được củng cố,
mối liên hệ thành thị nông thôn được khôi phục phát triển…

III.

Bài học lớn mà Lenin rút ra trong giai đoạn này.

Trong lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về cách mạng xã hội chủ nghĩa, lý
luận về sự phát triển cuộc cách mạng dân chủ tư sản theo một cương lĩnh mang

8


tính triệt để để rồi chuyển biến lên cách mạng xã hội chủ nghĩa do V. I. Lênin nêu

lên có một vị trí nổi bật
Để làm việc đó, V.I.Lênin đã kế thừa những tư tưởng của C.Mác và
Ph.Ăngghen về cách mạng không ngừng. Khi luận chứng về mặt lý luận, C.Mác và
Ph.Ăngghen xem cách mạng như một quá trình gồm hai giai đoạn, nhưng phát
triển liên tục, thông qua việc hoàn thành mục tiêu của giai đoạn thống nhất rồi tiến
tới mục tiêu cuối cùng.
Trong khi quan tâm và đặt hy vọng chủ yếu vào sự bùng nổ đồng loạt của cách
mạng ở các nước tư bản chủ nghĩa phát triển, hai ông bỏ qua các nước mà chủ
nghĩa tư bản mới chỉ đạt mức độ trung bình, cịn tồn tại những tàn tích nặng nề của
chế độ phong kiến trung cổ. Xem các nước này như những bộ phận không tách rời
trong hệ thống tư bản chủ nghĩa thế giới, hai ông nêu lên giả định cho rằng, cách
mạng xã hội chủ nghĩa có thể nổ ra ở các nước này trước khi nó nổ ra ở các nước
tư bản chủ nghĩa phát triển. ở các nước này, theo C.Mác và Ph.Ăngghen cần kết
hợp cuộc cách mạng của giai cấp vô sản với phong trào đấu tranh của nông dân và
của các lực lượng tư sản chống phong kiến, giành dân chủ. Cuộc đấu tranh giành
dân chủ phải được đặt trong xu thế tiến tới một cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Nghiên cứu tình hình nước Đức vào nửa đầu thế kỷ XIX, hai ông cho rằng, nước
Đức hiện nay đang ở vào đêm hôm trước của một cuộc cách mạng tư sản và cách
mạng tư sản Đức chỉ có thể là màn đầu trực tiếp cho một cuộc cách mạng vô sản.
Điều mà C.Mác và Ph.Ăngghen chỉ xem như ngoại lệ trong thời đại của các
ông đã được V.I.Lênin căn cứ vào hoàn cảnh lịch sử mới, khẳng định là nét tiêu
biểu của thời đại mình. Ơng phân tích sâu tình hình nước Nga cuối thế kỷ XIX,
đầu thế kỷ XX. Do là nơi tập trung các mâu thuẫn lúc đó và là khâu yếu nhất trong
sợi dây chuyền đế quốc chủ nghĩa, giai cấp công nhân tuy ra đời muộn nhưng sớm
trưởng thành, nước Nga trở thành trung tâm của cách mạng thế giới.
9


Trong lòng nước Nga “đế quốc - phong kiến - quân phiệt” cùng một lúc xuất
hiện tiền đề của hai cuộc cách mạng. Chủ nghĩa tư bản đạt tới mức độ phát triển

trung bình và đã chuyển vào giai đoạn đế quốc chủ nghĩa làm cho mâu thuẫn giữa
giai cấp công nhân và giai cấp tư sản biểu hiện gay gắt, tạo nên tiền đề cho cuộc
cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước Nga. Tàn tích phong kiến trung cổ được duy
trì ở mức độ nặng nề làm cho mâu thuẫn giữa giai cấp nông dân và giai cấp địa chủ
biểu hiện không kém gay gắt, tạo nên tiền đề của cách mạng dân chủ.
Trong bầu khơng khí sục sôi cách mạng ở nước Nga, cùng một lúc xuất hiện
nhiều lực lượng đấu tranh. Cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân và tự do, dân
chủ và chủ nghĩa xã hội; cuộc đấu tranh của giai cấp nông dân đòi ruộng đất và
quyền dân sinh, dân chủ tối thiểu; cuộc đấu tranh của các dân tộc bị áp bức địi
bình đẳng và tự quyết dân tộc; cuộc đấu tranh của đơng đảo nhân dân địi chấm dứt
chiến tranh và tạo lập một nền hồ bình vững chắc. V.I.Lênin nhận rõ rằng hồ
bình, dân sinh, dân chủ là “mẫu số chung” của tất cả các trào lưu đó. Vì thế cương
lĩnh cách mạng do Người nêu ra là tiến hành một cuộc cách mạng dân chủ triệt để
rồi chuyển biến lên cách mạng xã hội chủ nghĩa.
V.I.Lênin chỉ ra rằng, khác với giai đoạn trước, ở giai đoạn đế quốc chủ nghĩa,
do thái độ của các giai cấp và mối tương quan giữa các giai cấp đã có những thay
đổi nhất định nên cách mạng dân chủ đã có những biểu hiện mới trong nội dung.
Cách mạng dân chủ tư sản Nga mang tính nhân dân sâu sắc, đồng thời biểu lộ cả
những “dấu hiệu vơ sản”. Đó là cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới do giai
cấp cơng nhân lãnh đạo. Sự hồn thành triệt để cuộc cách mạng đó có nghĩa là tạo
lập chiếc cầu trực tiếp để chuyển sang cách mạng xã hội chủ nghĩa.
V.I.Lênin cho rằng thắng lợi triệt để của cách mạng dân chủ phải được đánh dấu
bằng sự ra đời của một thiết chế chính trị mang tính q độ, đó là nền chun
chính dân chủ cách mạng của giai cấp cơng nhân và giai cấp nơng dân. Thiết chế
chính trị đó mang tính mềm dẻo, hoạt động của nó vừa đáp ứng những nhiệm vụ
10


mà cách mạng dân chủ đặt ra một cách trực tiếp, vừa thể hiện được xu thế phát
triển lên cách mạng xã hội chủ nghĩa. Chỉ khi chuyển sang giai đoạn cách mạng xã

hội chủ nghĩa thì nền chun chính này mới chuyển thành chun chính vơ sản.
V.I.Lênin cịn nêu lên và thực hiện tư tưởng về sự “giao kết” giữa cách mạng
dân chủ và cách mạng xã hội chủ nghĩa. Sự “giao kết” đó biểu hiện ở chỗ trong
cách mạng dân chủ đã giải quyết một số nhiệm vụ nhằm chuẩn bị tiền đề trực tiếp
cho cách mạng xã hội chủ nghĩa, còn khi đã chuyển sang cách mạng xã hội chủ
nghĩa thì vẫn phải tiếp tục làm tốt những nhiệm vụ còn lại của cách mạng dân chủ.
Sự “giao kết” đó gắn bó hai giai đoạn cách mạng vào một tiến trình liên tục và
thống nhất.
V.I.Lênin viết: Thắng lợi hoàn toàn của cách mạng hiện tại sẽ đánh dấu bước
kết thúc của cách mạng dân chủ và mở đầu cho cuộc đấu tranh kiên quyết cho cách
mạng xã hội chủ nghĩa.
V.I.Lênin cũng chỉ ra rằng, để thực hiện sự chuyển biến từ cách mạng dân chủ
lên cách mạng xã hội chủ nghĩa phải có đủ ba điều kiện chủ yếu:
Một là, sự lãnh đạo của giai cấp công nhân thơng qua chính đảng của nó được
bảo đảm và không ngừng củng cố.
Hai là, khối liên minh công nông được giữ vững và phát triển trên cơ sở một
đường lối thích hợp với từng giai đoạn cách mạng.
Ba là, chính quyền dân chủ cách mạng được củng cố để hồn thành nhiệm vụ
của nó ở giai đoạn thứ nhất, đồng thời chuẩn bị những điều kiện để chuyển sang
giai đoạn thứ hai

11


KẾT LUẬN
Cách mạng Tháng Mười Nga và hệ thống XHCN là thành quả quan trọng nhất
mà nhân loại đã giành được trong quá trình đấu tranh với các thế lực áp bức, bóc
lột để tự giải phóng mình. Đến lượt nó, Cách mạng Tháng Mười và hệ thống
XHCN đã đem lại cho con người giá trị cao hơn và thức tỉnh nhân loại bước vào
kỷ nguyên mới - kỷ nguyên từng bước xoá bỏ căn nguyên của chế độ người bóc lột

người và tạo điều kiện cho con người được phát triển toàn diện.
Trong bảy mươi tư năm tồn tại (1917 - 1991), hệ thống XHCN đã đạt được
thành tựu to lớn và có đóng góp đặc biệt quan trọng vào tiến trình phát triển văn
minh nhân loại.

12


TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Giáo trình CNXHKH trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
- />CateID=201&ItemID=27566

.

13



×