1
SỞ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT BA ĐÌNH
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
“ NÂNG CAO Ý THỨC PHỊNG TRÁNH BỆNH TIỂU ĐƯỜNG QUA
BÀI CÂN BẰNG NỘI MÔI- SINH HỌC 11 THPT”
Họ tên: Hoàng Thị Nam
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị: Trường THPT Ba Đình Nga Sơn
SKKN thuộc mơn: Sinh Học
THANH HOÁ NĂM 2022
1
2
MỤC LỤC
Trang
1
1
1. Mở đầu
1. 1. Lí do chọn đề tài
1.2. Mục đích nghiên cứu
1
1.3. Đối tượng nghiên cứu
2
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
3
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để
giải quyết vấn đề
3
4
2.3.1. Thiết kế quy trình dạy học
2.3.2. Thực nghiệm sư phạm
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo
dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
14
3. Kết luận, kiến nghị
19
7
3.1. Kết luận:
3.2. Kiến nghị
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT
1
2
3
5
6
Viết tắt
GV
HS
GDĐT
THPT
KHTN&XH
Nội dung
Giáo viên
Học sinh
Giáo dục Đào tạo
Trung học phổ thông
Khoa học tự nhiên và xã hội
2
3
7
8
PHT
SGK
Phiếu học tập
Sách giáo khoa
1. Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo
dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ quan
tâm đến việc học sinh học được cái gì đến chỗ quan tâm học sinh vận dụng được
cái gì qua việc học. Để đảm bảo được điều đó, nhất định phải thực hiện thành
công việc chuyển từ phương pháp dạy học theo lối "truyền thụ một chiều" sang
dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và
phẩm chất; đồng thời phải chuyển cách đánh giá kết quả giáo dục từ nặng về kiểm
tra trí nhớ sang kiểm tra, đánh giá năng lực vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề,
coi trọng cả kiểm tra, đánh giá kết quả học tập với kiểm tra, đánh giá trong q
trình học tập để có thể tác động kịp thời nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt
động dạy học và giáo dục.
Trước bối cảnh đó cần thiết phải đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và
kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục theo định hướng phát triển năng lực người
3
4
học (Tài liệu tập huấn KTĐG phát triển năng lực – Bộ GD-ĐT)
Qua nhiều năm giảng dạy, tôi cảm nhận rõ một nhược điểm lớn của việc dạy
học lâu nay là HS và GV vẫn bị ảnh hưởng của một thói quen là học theo kiểu
truyền thụ kiến thức một chiều, HS học thụ động với những gì giáo viên cung
cấp. Do tính chủ động tích cực chưa cao dẫn đến khi áp dụng vào những tình
huống thực tiễn cụ thể các em gặp nhiều khó khăn trong giải quyết vấn đề. Nhiều
HS thiếu tự tin trong việc bày tỏ quan điểm, chính kiến của mình. Vì vậy phương
pháp dạy học và kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực là hướng đi
đúng đắn và cần áp dụng ngay từ bây giờ, trong từng tiết dạy và cần được thực
nghiệm dần dần để điều chỉnh phương pháp cho phù hợp, đáp ứng được nhu cầu
của xã hội đối với sản phẩm giáo dục của chúng ta.
Trên tinh thần đổi mới một cách toàn diện về giáo dục THPT và nghiên cứu
nội dung chương trình mới của SGK chuẩn bị áp dụng cho việc dạy học môn
Sinh học THPT có phần mới bổ sung- “Một số bệnh liên quan đến nội tiết” trong
đó có bệnh tiểu đường. Qua tìm hiểu thực tế hiện nay tại địa phương, số người
bị tiểu đường ngày càng nhiều mà đa số bệnh nhân khơng hề biết mình bị bệnh
trước khi đi khám, cịn đối với HS thì đa số các em chưa để ý đến và chưa biết
đến bệnh tiểu đường là gì. Thấy được mối liên hệ mật thiết giữa kiến thức trong
bài Cân bằng nội môi và bệnh tiểu đường, sự cần thiết phải biết bảo vệ sức khỏe
của HS và những người thân của các em trên tinh thần đó tơi chọn đề tài “Nâng
cao ý thức phịng tránh bệnh Tiểu đường qua bài Cân bằng nội môi- Sinh học
11 THPT”
1.2. Mục đích nghiên cứu.
1. Tìm hiểu, hệ thống hóa những kiến thức về Cân bằng nội mơi
2. Phân tích nội dung, xây dựng được tiến trình dạy học, phương pháp dạy
học phù hợp giúp học sinh vận dụng kiến thức về Cân bằng nội mơi để giải thích
được ngun nhân, cơ chế và cách phòng tránh bệnh Tiểu đường, Thơng qua
việc điều tra, tìm hiểu, tiếp cận trực tiếp với các bệnh nhân, HS hiểu rõ hơn về
những vấn đề đã học. Từ đó giúp học sinh thấy được ý nghĩa của việc học, mối
liên hệ giữa lí thuyết và thực tế, u thích mơn học, say mê, hứng thú học tập và
nâng cao ý thức bảo vệ sức khỏe cho bản thân, gia đình và xã hội.
1.3. Về đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu về vai trò của gan và thận trong việc duy trì cân bằng nội mơi,
đặc biệt là vai trò của gan trong điều hòa lượng đường huyết. Đồng thời cho HS
được trực tiếp điều tra số liệu hiện tại người bị Tiểu đường của địa phương đang
sinh sống, tiếp cận với những bệnh nhân bị tiểu đường để thấy được tầm quan
trọng và sự cấp thiết phải nâng cao ý thức phòng tránh bệnh Tiểu đường.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
1. Nghiên cứu lí thuyết
4
5
Tìm hiểu chương trình dạy học, chuẩn kiến thức và kĩ năng Sinh học 11, thu
thập và đọc thêm các tài liệu, các cơng trình nghiên cứu liên quan nhằm xây
dựng cơ sở lí luận cho đề tài.
2. Trao đổi, thảo luận
Gặp gỡ các đồng nghiệp để trao đổi, thảo luận, xin ý kiến đóng góp của các
đồng nghiệp về lĩnh vực nghiên cứu.
3. Hệ thống kiến thức và thiết kế các hoạt động dạy học.
Hệ thống kiến thức về CÂN BẰNG NỘI MÔI, giáo dục nâng cao ý thức phịng
tránh bệnh tiểu đường. Kết hợp với phân tích nội dung chương trình Sinh học 11, phân
tích chi tiết nội dung. Từ đó xây dựng giáo án qua đó giáo dục cho học sinh nâng cao ý
thức phòng tránh bệnh tểu đường
4. Thực nghiệm sư
Đề tài được dạy thực nghiệm sư phạm tại trường THPT Ba Đình Nga Sơn
Tơi dạy 2 lớp thực nghiệm theo quy trình xây dựng như trên. Kiểm tra nhận
thức của học sinh trước và sau khi thực nghiệm để đánh giá hiệu quả của đề tài
GV hướng dẫn quy trình nghiên cứu đề tài, giao nhiệm vụ học tập cho các
nhóm, các nhóm lên kế hoạch theo mẫu ( đã trình bày ở phần Thiết kế quy trình
dạy học)
Phần điều tra thực tế tại địa phương về bệnh tiểu đường, nhiệm vụ được giao
cho các nhóm học sinh cụ thể
2. Nội dung sáng kiến
2.1. Cơ sở lý luận
Chương trình giáo dục phổ thơng hiện tại là dạy học theo định hướng nội
dung. Ưu điểm của chương trình dạy học định hướng nội dung là việc truyền thụ
cho người học một hệ thống tri thức khoa học và hệ thống. Tuy nhiên ngày nay
chương trình dạy học định hướng nội dung khơng cịn thích hợp, trong đó có
những ngun nhân sau:
- Chương trình dạy học định hướng nội dung dẫn đến xu hướng việc kiểm
tra, đánh giá chủ yếu dựa trên việc kiểm tra khả năng tái hiện tri thức mà không
định hướng vào khả năng vận dụng tri thức trong những tình huống thực tiễn.
- Do phương pháp dạy học mang tính thụ động và ít chú ý đến khả năng ứng
dụng nên sản phẩm giáo dục là những con người mang tính thụ động, hạn chế khả
năng sáng tạo và năng động.
Do đó chương trình giáo dục này khơng đáp ứng được u cầu ngày càng cao
của xã hội và thị trường lao động đối với người lao động về năng lực hành động,
khả năng sáng tạo và tính năng động.
Giáo dục định hướng năng lực nhằm đảm bảo chất lượng đầu ra của việc dạy
học, thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện các phẩm chất nhân cách, chú trọng
năng lực vận dụng tri thức trong những tình huống thực tiễn cuộc sống và nghề
5
6
nghiệp.chương trình dạy học định hướng năng lực tập trung vào việc mơ tả chất
lượng đầu ra, có thể coi là“sản phẩm cuối cùng” của quá trình dạy học
Chương trình dạy học định hướng năng lực không quy định những nội dung
dạy học chi tiết mà quy định những kết quả đầu ra mong muốn của quá trình giáo
dục, trên cơ sở đó đưa ra những hướng dẫn chung về việc lựa chọn nội dung,
phương pháp, tổ chức và đánh giá kết quả dạy học nhằm đảm bảo thực hiện được
mục tiêu dạy học, tức là đạt được kết quả đầu ra mong muốn. Trong chương trình
định hướng năng lực, mục tiêu học tập, tức là kết quả học tập mong muốn thường
được mô tả thông qua hệ thống các năng lực (Competency). Kết quả học tập mong
muốn được mô tả chi tiết và có thể quan sát, đánh giá được. Học sinh cần đạt
được những kết quả yêu cầu đã quy định trong chương trình. Việc đưa ra các
chuẩn đào tạo cũng là nhằm đảm bảo quản lý chất lượng giáo dục theo định
hướng kết quả đầu ra.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Nghị quyết số 29-NQ/TW yêu cầu phải đẩy mạnh phân cấp, nâng cao trách
nhiệm, tạo động lực và tính chủ động, sáng tạo của các cơ sở giáo dục. Đa dạng
hoá nội dung, tài liệu học tập, đáp ứng yêu cầu của các cấp học và nhu cầu học
tập suốt đời của mọi người; chương trình giáo dục và sách giáo khoa phải phù
hợp với các vùng miền khác nhau của cả nước.
Công văn số 791/HD-BGDĐT ngày 25 tháng 6 năm 2013 hướng dẫn triển
khai thí điểm phát triển chương trình giáo dục nhà trường phổ thơng đã cho phép
thực hiện tự chủ trong việc xây dựng và thực hiện chương trình giáo dục, kế
hoạch giáo dục định hướng phát triển năng lực học sinh, tăng cường năng lực
thực hành, vận dụng kiến thức, giáo dục đạo đức và giá trị sống, rèn luyện kĩ
năng sống, hiểu biết xã hội, thực hành pháp luật… do nhà trường phổ thông ban
hành.
Trên cơ sở đảm bảo chuẩn kiến thức, kỹ năng và thái độ của từng cấp học .
Chương trình giáo dục phổ thông hiện hành, hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy
học tại Công văn số 5842/BGDĐT-VP ngày 01/9/2011 và các văn bản hướng
dẫn của Bộ GDĐT, các sở GDĐT, phòng GDĐT giao quyền chủ động cho các
cơ sở giáo dục trung học tiếp tục điều chỉnh nội dung dạy học trong chương
trình giáo dục phổ thơng hiện hành theo hướng tinh giản, tiếp cận định hướng
chương trình giáo dục phổ thông mới; xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục
phù hợp với điều kiện thực tế. Các tổ/nhóm chuyên mơn, giáo viên chủ động rà
sốt, tinh giảm nội dung dạy học phù hợp với chuẩn kiến thức, kỹ năng và thái
độ của chương trình mơn học; khuyến khích giáo viên thiết kế lại các tiết học
trong sách giáo khoa thành các bài học theo chủ đề (trong mỗi môn học hoặc
liên môn) để tổ chức cho học sinh hoạt động học tích cực, tự lực chiếm lĩnh kiến
thức và vận dụng vào thực tiễn; chú trọng lồng ghép giáo dục đạo đức và giá trị
sống, rèn luyện kĩ nãng sống, hiểu biết xã hội, thực hành pháp luật. Kế hoạch
6
7
dạy học của tổ/nhóm chun mơn, giáo viên phải được lãnh đạo nhà trường
nhận xét, góp ý, phê duyệt trước khi thực hiện và là căn cứ để kiểm tra, giám sát
trong quá trình thực hiện.
Qua nghiên cứu nội dung chương trình Sinh học THPT( dự thảo ngày
19/1/2018), chương trình sinh học 11 mới có bổ sung một số nội dung mới về
kiến thức thực tế , trong đó phần Hormone và hệ nội tiết có phần - Một số bệnh
liên quan đến nội tiết. Một trong số bệnh đó chính là bệnh Tiểu đường. Trong số
các bệnh nội tiết và rối loạn chuyển hóa thì bệnh tiểu đường đang trở thành căn
bệnh phổ biến và gia tăng nhanh chóng tại các nước phát triển và đang phát triển
trên toàn thế giới. Nếu như 30 năm trước, Việt Nam phải đối mặt với tình trạng
suy dinh dưỡng thì hiện nay chúng ta đang bị đe dọa bởi béo phì và bệnh tiểu
đường.
Thực trạng bệnh tiểu đường hiện nay trên thế giới được Hiệp hội đái tháo
đường thế giới (IDF) thống kê với con số hơn 425 triệu người, nghĩa là cứ 11
người thì có 1 người mắc bệnh tiểu đường( khoảng 9%). Trong đó, cứ 2 người
mắc bệnh tiểu đường thì 1 người khơng biết mình bị bệnh (khơng đi kiểm
tra chẩn đoán bệnh tiểu đường). Việc điều trị muộn sẽ dẫn đến nhiều biến chứng
nguy hiểm và ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng cuộc sống và sức khỏe của
bệnh nhân.
Theo dự đoán, số người mắc bệnh tiểu đường trên thế giới sẽ tăng lên 522
triệu người vào năm 2030, và con số này sẽ còn tăng nhanh hơn nữa nếu mọi
người chủ quan đối với căn bệnh này.
Trên thế giới, mỗi năm có khoảng 132.600 trẻ em được chẩn đốn mắc bệnh
tiểu đường tp 1.
+ Có hơn 21 triệu phụ nữ bị tăng đường huyết và có khả năng dung nạp
đường kém trong thai kỳ, tương đương 1/6 đối tượng phụ nữ mang thai.
+ 2/3 đối tượng mắc bệnh tiểu đường là người cao tuổi, tuy nhiên, số người
trẻ tuổi bị tiểu đường ngày càng tăng.
+ Cứ 6 giây có 1 người tử vong do các biến chứng tiểu đường
+ Năm 2017 con số người chết do bệnh tiểu đường khoảng 4 triệu người.
+ Thống kê chi phí điều trị bệnh tiểu đường năm 2017 trên toàn thế giới là
727 tỷ đơ la. Nhiều hơn chi phí quốc phịng của cả Hoa Kỳ và Trung Quốc.
Có thể thấy, bệnh tiểu đường đang trở thành gánh nặng trên toàn thế giới.
Năm 2017, thực trạng bệnh tiểu đường hiện nay ở Việt Nam với số bệnh
nhân tiểu đường là 3,54 triệu người (chiếm tỷ lệ 5,5% dân số). Nhóm bệnh nhân
tiền tiểu đường (bị rối loạn dung nạp glucose) là 4,79 triệu người (chiếm 7,4%
dân số).Như vậy, cứ trong 7,5 người thì có một người mắc bệnh tiểu đường
hoặc tiền tiểu đường. Con số bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường ở Việt Nam dự
7
8
đoán sẽ tăng lên chiếm 7,7% dân số vào năm 2045. Đó là những con số đáng
báo động. Việc phịng bệnh nên phải phòng từ khi còn trẻ, khi chưa mắc bệnh
chứ không nên để đến lúc mắc bệnh rồi thì rất nguy hiểm vì bệnh này được
khẳng định là bệnh khơng thể chữa khỏi. Vì vậy tơi thấy sự cần thiết phải cho
HS quan tâm sớm đến bệnh tiểu đường, trên cơ sở biết được nguyên nhân, cơ
chế gây nên bệnh, thấy được những hậu quả để lại do bệnh tiểu đường. HS sớm
ý thức được việc phòng tránh bệnh qua cách thức sinh hoạt hàng ngày, việc ăn
uống kết hợp với thời gian nghỉ ngơi, học tập hợp lý...
Trước khi thực hiện đề tài, tôi khảo sát về sự hiểu biết của HS về bệnh tiểu
đường để biết được mức độ quan tâm của HS đối với căn bệnh này cũng như với
người thân, gia đình và xã hội.( Phiếu khảo sát- Phụ lục 1)
Kết quả điều tra hiểu biết của học sinh về bệnh Tiểu đường: Điều tra 2 lớp
(11G) và lớp (11H) thuộc trường THPT Ba Đình Nga sơn với tổng số HS là 73
Kết quả thu được:
Bảng số liệu điểm HS kiểm tra trước thực nghiệm.
Điểm
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Số HS
0
3
10
22
20
11
6
1
0
0
Tỉ lệ %
0
4.1
13.7
30.1
27.4
15.1
8.2
1.4
0
0
Nhận xét: có đến 47,9% HS đạt điểm dưới 5; chỉ có 34,7% số HS đạt
điểm trên 5; chỉ 1,4% HS đạt điểm 8; khơng có HS nào đạt điểm 9; 10. Chứng tỏ
đa số các em chưa quan tâm đến bệnh này, cũng như chưa hiểu rõ nguyên nhân,
cơ chế, triệu chứng và mức độ nguy hiểm của bệnh.
2.3. Các giải pháp - biện pháp thực hiện.
2.3.1. Thiết kế quy trình dạy học – bài “ Cân bằng nội môi”
I/ Mục tiêu bài học.
1. Kiến thức:
- HS nêu được khái niệm cân bằng nội môi, vai trị của cân bằng nội mơi đối
với cơ thể. HS hiểu được nếu mất cân bằng nội môi sẽ ảnh hưởng như thế nào
đối với cơ thể
- Trình bày được sơ đồ cơ chế duy trì cân bằng nội mơi, các bộ phận tham
gia vào cơ chế duy trì cân bằng nội môi
8
9
- Nêu được vai trò của thận và gan trong duy trì cân bằng áp suất thẩm thấu
- Giải thích được một số hiện tượng thực tế liên quan đến vai trị của thận và
gan trong duy trì cân bằng áp suất thẩm thấu.
- Tìm hiểu được vai trị của gan trong điều hòa nồng độ glucozo trong máu.
Đồng thời giải thích được cơ chế gây bệnh tiểu đường ở người.
- Nêu được vai trò của hệ đệm trong cân bằng PH nội môi
2. Kỹ năng:
- Điều tra, thu thập số liệu, xử lý số liệu, tổng hợp, so sánh rút ra kết luận
- Rèn tính tỉ mỉ, cẩn thận, khoa học khi điều tra và phân tích số liệu.
- Liên hệ, vận dụng kiến thức vào thực tiễn để giải thích hiện tượng.
3. Thái độ:
- Quan tâm đến các bệnh nhân bị tiểu đường, biết gần gũi, chia sẻ với bệnh
nhân, chia sẻ, hợp tác, có tinh thần xây dựng khi trao đổi các vấn đề bài học.
- Nâng cao được ý thức bảo vệ sức khỏe nói chung và bệnh tiểu đường nói
riêng cho bản thân, gia đình và xã hội
4. Năng lực:
- Năng lực tự học và tự chủ; giải quyết vấn đề và sáng tạo; giao tiếp và hợp
tác; tính tốn, tìm hiểu KHTN&XH, cơng nghệ, tin học, thẩm mỹ, thể chất, năng
lực sử dụng ngôn ngữ
II/. Chuẩn bị dạy học
1. Đối với giáo viên:
- Liên hệ với y tá xóm, trạm trưởng nơi cư trú để HS lấy thơng tin về tình
hình mức độ biểu hiện bệnh của bệnh nhân, thái độ, cách điều trị, lối sống...
- Lập kế hoạch dạy học, xây dựng các phiếu học tập, phiếu khảo sát cho HS
sử dụng trong quá trình thực hiện đề tài
2. Đối với học sinh:
- Tìm hiểu về kiến thức cân bằng nội mơi
- Lập kế hoạch, nghiên cứu lý thuyết về bệnh tiểu đường, tìm hiểu thực
trạng bệnh tiểu đường qua các nguồn thơng tin và qua điều tra tại địa phương.
Từ đó hồn thành các phiếu học tập theo yêu cầu của GV
III/ Hoạt động dạy học
III/1. Kế hoạch thực hiện:
Hoạt
Tên hoạt động
Địa điểm
Thời gian
9
10
động
dự kiến
- Nghiên cứu lý thuyết:
+ Tìm hiểu kiến thức lí thuyết Bài Cân bằng
Hoạt nội mơi
động +Tìm hiểu Bệnh tiểu đường, thực trạng của Tại lớp
1
bệnh tiểu đường trên thế giới và Việt Nam,
nguyên nhân, cơ chế
1 tiết
- Giao nhiệm vụ cho học sinh theo nhóm.
Hoạt
động
2
Tại nhà,
Điều tra thực tế tại địa phương về bệnh tiểu
tại
địa 1 buổi
đường
phương
Hoạt
động
3
Tổng hợp kết quả, phân tích, xử lí số liệu và
Tại nhà
rút ra kết luận.
Hoạt
động
4
- Báo cáo kết quả của nhóm trước lớp.
- Tổng hợp chung. Kết luận, đánh giá, rút Tại lớp
kinh nghiệm
1 buổi
1 tiết
III/2. Kế hoạch dạy học chi tiết
Hoạt động 1: Nghiên cứu lý thuyết- tìm hiểu bài Cân bằng nội môi
1. Mục tiêu.
- HS nêu được khái niệm cân bằng nội mơi, vai trị của cân bằng nội môi
đối với cơ thể. HS hiểu được nếu mất cân bằng nội môi sẽ ảnh hưởng như thế
nào đối với cơ thể
- Trình bày được sơ đồ cơ chế duy trì cân bằng nội mơi, các bộ phận tham
gia vào cơ chế duy trì cân bằng nội mơi
- Nêu được vai trị của thận và gan trong duy trì cân bằng áp suất thẩm
thấu
- Giải thích được một số hiện tượng thực tế liên quan đến vai trò của thận
và gan trong duy trì cân bằng áp suất thẩm thấu.
- Tìm hiểu được vai trị của gan trong điều hịa nồng độ glucozo trong máu.
Đồng thời tìm hiểu về bệnh tiểu đường, giải thích được cơ chế gây bệnh tiểu
đường ở người.
10
11
- Nêu được vai trò của hệ đệm trong cân bằng PH nội mơi
2. Nội dung
- Tìm hiểu khái niệm và ý nghĩa của cân bằng nội môi, về sơ đồ khái qt
cơ chế duy trì cân bằng nội mơi, vai trò của thận và gan trong cân bằng áp suất
thẩm thấu, vai trò của hệ đệm trong cân bằng PH nội mơi
- Tìm hiểu về bệnh tiểu đường, thực trạng, nguyên nhân, cơ chế gây bệnh
3. Kỹ thuật tổ chức hoạt động
- Học sinh tìm hiểu sách giáo khoa và tìm hiểu các nguồn thơng tin, hồn
thành phiếu học tập (PHT số 1. Báo cáo nghiên cứu bệnh tiểu đường)
4. Sản phẩm học tập
- Kiến thức về cân bằng nội môi
- Báo cáo kết quả nghiên cứu( Phiếu học tập 1- Có trong phụ lục)
Hoạt động 2: Điều tra thực tế tại địa phương về bệnh tiểu đường
1. Mục đích
- HS biết được thực tế bệnh tiểu đường tại địa phương thông qua: số liệu bệnh
nhân, tỉ lệ bệnh nhân trên tổng dân số của xã,
- HS được tiếp cận đến thăm trực tiếp bệnh nhân, từ đó thấy được triệu chứng,
tìm hiểu được nguyên nhân, cách điều trị, cách sinh hoạt( ăn uống, thể dục, nghỉ
ngơi...),của người bệnh
2. Nội dung
- HS tìm hiểu thực tế bệnh tiểu đường tại địa phương thông qua: số liệu
bệnh nhân, tỉ lệ bệnh nhân trên tổng dân số của xã
- HS đến thăm trực tiếp bệnh nhân,
3. Kỹ thuật tổ chức hoạt động
- HS liên hệ y tá xóm hoặc gặp trực tiếp trạm trưởng trạm y tế xã để xin số
liệu và tìm hiểu về bệnh tiểu đường hiện nay. HS đặt các câu hỏi, ghi kết quả,
nhờ trạm trưởng giải thích một số vấn đề băn khoăn về bệnh tiểu đường
- HS đến nhà một số bệnh nhân, gặp gỡ, trao đổi, đặt các câu hỏi về triệu
chứng, nguyên nhân, cách điều trị, ăn uống, sinh hoạt của bệnh nhân, mức độ
nguy hiểm của bệnh tiểu đường. Ghi nhật kí, lưu hình ảnh...
4. Sản phẩm học tập
- Nhật kí hoạt động nhóm
- Thái độ, ý thức về chăm sóc sức khỏe bản thân qua thực tế tìm hiểu bệnh
tiểu đường
11
12
Hoạt động 3: Tổng hợp kết quả, phân tích, xử lí số liệu và rút ra kết luận.
1. Mục đích
- HS biết cách thống kê số liệu bệnh nhân, tỉ lệ bệnh nhân trên tổng dân số
của xã...
- HS phân tích , so sánh số liệu thu được tại địa phương với tỉ lệ mắc bệnh tiểu
đường trên cả nước và thế giới
- HS biết phân tích phân loại theo lứa tuổi
- HS tổng hợp được các thông tin đã phân tích kết hợp với thực tế tiếp cận
bệnh nhân, từ đó rút ra kết luận
2. Nội dung
- HS thống kê số liệu bệnh nhân, tỉ lệ bệnh nhân trên tổng dân số của xã mình
- HS phân tích, so sánh số liệu thu được tại địa phương với tỉ lệ mắc bệnh tiểu
đường trên cả nước và thế giới
- HS phân tích tỉ lệ bệnh nhân phân loại theo lứa tuổi
- HS tổng hợp các thông tin đã phân tích kết hợp với thực tế tiếp cận bệnh
nhân, từ đó rút ra kết luận
- HS viết báo cáo theo mẫu mà GV đã hướng dẫn
3. Kỹ thuật tổ chức hoạt động
- HS thống kê, xử lý số liệu trên cơ sở đã điều tra. Nhóm phân cơng nhiệm vụ
cụ thể, phối hợp cùng nhau hoàn thành báo cáo
4. Sản phẩm học tập
- Báo cáo kết quả nghiên cứu( Phiếu học tập 2- Có trong phụ lục)
Hoạt động 4: Báo cáo kết quả của nhóm HS trước lớp. Tổng hợp chung. Kết
luận, đánh giá, rút kinh nghiệm
1. Mục đích
- HS biết cách trình bày báo cáo sản phẩm nghiên cứu của nhóm
- HS phối hợp được với nhau để thể hiện kết quả của nhóm
- HS quan sát, theo dõi kết quả nghiên cứu của các nhóm khác, so sánh, nhận
xét
- GV và HS cùng tổng hợp kết quả chung, kết luận về nguyên nhân, cơ chế,
triệu chứng và đề xuất biện pháp phòng tránh bệnh tiểu đường, nhận xét, đánh
giá và rút kinh nghiệm
- HS nâng cao được ý thức phòng tránh bệnh tiểu đường cho bản thân, gia đình
và cho cộng đồng
12
13
2. Nội dung
- HS trình bày báo cáo sản phẩm nghiên cứu của nhóm
- HS quan sát, theo dõi kết quả nghiên cứu của các nhóm khác, so sánh, nhận
xét
- GV và HS tổng hợp kết quả chung, kết luận về nguyên nhân, cơ chế, triệu
chứng và đề xuất biện pháp phòng tránh bệnh tiểu đường, nhận xét, đánh giá và
rút kinh nghiệm
3. Kỹ thuật tổ chức hoạt động
- GV chuẩn bị đầy đủ các thiết bị cần thiết cho HS báo cáo như: máy chiếu,
máy tính...
- HS chuẩn bị đầy đủ dữ liệu, phối hợp nhóm để báo cáo kết quả nghiên cứu
- GV quan sát, theo dõi, hỗ trợ( nếu cần), đánh giá kết quả nghiên cứu của
mỗi nhóm và kết luận, rút kinh nghiệm
4. Sản phẩm học tập
- Sự thể hiện kỹ năng, các thao tác trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu
- Kết luận chung về quá trình nghiên cứu chủ đề, ý thức học tập, ý thức
phòng tránh bệnh tiểu đường
IV/ Câu hỏi kiểm tra, đánh giá
Câu 1. Tuỵ tiết ra hoocmôn nào?
a/ Anđôstêrôn, ADH.
c/ Glucagơn, renin.
b/ *Glucagơn, Isulin.
d/ ADH, rênin.
Câu 2 Vai trị cụ thể của các hoocmôn do tuỵ tiết ra như thế nào?
a/ Dưới tác dụng phối hợp của insulin và glucagôn lên gan làm chuyển
glucôzơ thành glicôgen dự trữ rất nhanh
b/ Dưới tác động của glucagôn lên gan làm chuyển hố glucơzơ thành
glicơgen, cịn với tác động của insulin lên gan làm phân giải glicôgen thành
glucozơ.
c/* Dưới tác dụng của insulin lên gan làm chuyển glucozơ thành glicơgen
dự trữ, cịn dưới tác động của glucagôn lên gan làm phân giải glicôgen thành
glucôzơ.
d/ Dưới tác dụng của insulin lên gan làm chuyển glucozơ thành glicơgen
dự trữ, cịn với tác động của glucagơn lên gan làm phân giải glicơgen thành
glucơzơ nhờ đó nồng độ glucơzơ trong máu giảm.
Câu 3 Vì sao ta có cảm giác khát nước?
13
14
a/ *Do áp suất thẩm thấu trong máu tăng.
b/ Do áp suất thẩm thấu trong máu giảm.
c/ Vì nồng độ glucơzơ trong máu tăng.
d/ Vì nồng độ glucơzơ trong máu giảm.
Câu 4.Thận có vai trị quan trọng trong cơ chế cân bằng nội mơi nào?
a/ Điều hố huyết áp.
b/ Cơ chế duy trì nồng độ glucơzơ trong máu.
c/ Điều hồ áp suất thẩm thấu.
d/* Điều hoà huyết áp và áp suất thẩm thấu.
Câu 5. Những cơ quan có khả năng tiết ra hoocmôn tham gia cân bằng nội môi
là:
a/ *Tuỵ, gan, thận.
b/ Tuỵ, mật, thận.
c/ Tuỵ, vùng dưới đồi, thận.
d/ Tuỵ, vùng dưới đồi, gan.
Câu 6. Vai trò điều tiết của hoocmôn do tuyến tuỵ tiết ra là:
a/ *Insulin tham gia điều tiết khi hàm lượng glucôzơ trong máu cao, cịn
glucơgơn điều tiết khi nồng độ glucơzơ trong máu thấp.
b/ Insulin tham gia điều tiết khi hàm lượng glucôzơ trong máu thấp, cịn
glucơgơn điều tiết khi nồng độ glucơzơ trong máu cao.
c/ Insulin tham gia điều tiết khi hàm lượng glucơzơ trong máu cao, cịn
glucơgơn điều tiết khi nồng độ glucôzơ trong máu cũng cao.
d/ Insulin tham gia điều tiết khi hàm lượng glucơzơ trong máu thấp, cịn
glucơgơn điều tiết khi nồng độ glucôzơ trong máu cũng thấp.
- Câu hỏi dạng đúng sai:
Câu 1. Bệnh tiểu đường là bệnh truyền nhiễm
A. Đúng
B.* Sai
Câu 2. Bệnh tiểu đường không thể chữa khỏi?
A.* Đúng
B. Sai
Câu 3. Một trong những triệu chứng của bệnh tiểu đường là Người mắc bệnh đái
tháo đường rất nhanh đói, ăn nhiều nhưng lại bị giảm cân nhanh chóng.
A.* Đúng
B. Sai
Câu 4. Người bệnh dễ suy sụp tinh thần và trầm cảm?
A.* Đúng
B. Sai
14
15
Câu 5. Sự chuyển hóa đường xảy ra tại gan có liên quan tới hai loại hoocmon là
insulin và glucagon
A.* Đúng
B. Sai
Câu 6. Bệnh tiểu đường là do người bệnh ăn nhiều đường
A. Đúng
B.* Sai
Câu 7. Người bị bệnh tiểu đường khi bị thương tích thì khó liền vết thương?
A.* Đúng
B. Sai
Câu 8. Người bị tiểu đường nên ăn nhiều đường để bổ sung lượng đường đã
mất
A. Đúng
B.* Sai
Câu 9. Người bệnh khơng nên vận động thường xun vì mất nhiều năng lượng
A. Đúng
B.* Sai
Câu 10. Bệnh tiểu đường có những biến chứng về mắt(nhìn mờ), chân tay khơ,
cơ thể mệt mỏi
A.* Đúng
B. Sai
( Những phương án có dấu * là phương án đúng)
2.3.2. Thực nghiệm sư phạm
Từ quy trình xây dựng trên, tôi áp dụng thực nghiệm giảng dạy tại trường
THPT Ba Đình:
Cách thức tiến hành: tơi dạy 111G và lớp 11 H - lớp thực nghiệm theo quy
trình xây dựng như trên. Kiểm tra nhận thức của học sinh trước và sau khi thực
nghiệm để đánh giá hiệu quả của đề tài
GV hướng dẫn quy trình nghiên cứu đề tài, giao nhiệm vụ học tập cho các
nhóm, các nhóm lên kế hoạch theo mẫu ( đã trình bày ở phần Thiết kế quy trình
dạy học)
Phần điều tra thực tế tại địa phương về bệnh tiểu đường, nhiệm vụ được giao
như sau:
-Đối với lớp 11G, trường THPT Ba Đình, chia nhiệm vụ như sau:
+Nhóm 1: Điều tra trên địa bàn xã Ba Đình
+Nhóm 2: Điều tra trên địa bàn xã Nga văn
+Nhóm 3: Điều tra trên địa bàn xã Nga thắng
+Nhóm 4: Điều tra trên địa bàn xã Nga yên
-Đối với lớp 11H, chia nhiệm vụ như sau:
+Nhóm 1: Điều tra trên địa bàn xã Nga Mỹ
15
16
+Nhóm 2: Điều tra trên địa bàn xã Nga Phượng
+Nhóm 3: Điều tra trên địa bàn xã Nga Thanh
+Nhóm 4: Điều tra trên địa bàn xã Nga Tân
Kết quả báo cáo của từng nhóm được trình bày trong phần Phụ lục. Sau khi
các nhóm báo cáo, GV nhận xét đánh giá. Sau đó kết luận:
Tỉ lệ bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường tại địa phương chúng ta thấp hơn so với
cả nước và thế giới (năm 2017 Việt Nam là 5,5% dân số cịn thế giới là khoảng
9%; Ba Đình: 30/13012 = 0.23%; Nga Văn: 20/12020 = 0.17%;Nga Thắng:
34/5137 = 0.66%; Nga Mỹ: 17/5438 = 0.31%; Nga Phượng: 11/5300 = 0.2%;
Nga thanh: 95/ 9000 = 1.05%).
Kết quả báo cáo của từng nhóm được trình bày trong phần Phụ lục. Sau khi
các nhóm báo cáo, GV nhận xét đánh giá. Sau đó kết luận:
Điều này có sự tương ứng với tỉ lệ người béo phì ở ta ít hơn so với thành phố
và đặc biệt ở các nước tiên tiến. Chứng tỏ vấn đề ăn uống sinh hoạt hàng ngày
có tác động trực tiếp đến sự phát sinh bệnh tiểu đường. Tuy nhiên con số trên
thực tế thì chắc chắn lớn hơn kết quả điều tra( theo lời của bác sỹ Việt- trạm
trưởng trạm y tế xã Nga Văn và đa số trạm trưởng), vì nhiều người bị tiểu
đường khơng qua trạm xá mà trực tiếp đến bệnh viện khám và lấy thuốc. Các
con số cũng tăng lên qua những năm gần đây. Những người tiền tiểu đường thì
chưa thể thống kê được vì người dân ta chưa có thói quen khám sức khỏe định
kỳ. Do đó việc cần thiết là phải phòng tránh bệnh ngay từ khi còn nhỏ.
Qua nghiên cứu trên, ta có thể rút ra nguyên nhân, triệu chứng, cơ chế, cách
phòng tránh:
- Nguyên nhân: bên trong là do yếu tố di truyền- gen; bên ngoài là do ăn uống
khơng khoa học dẫn đến béo phì, lối sống ít vận động, sự không phù hợp giữa
thời gian lao động và nghỉ ngơi, stress ... trong đó yếu tố cân nặng và lối sống ít
vận động lại là nguyên nhân chính gây ra bệnh tiểu đường . Bệnh tiểu đường
type 1 và type 2 khác nhau về nguyên nhân. Nguyên nhân của tiểu đường type 1
chủ yếu do gen, virut hoặc cơ chế tự kháng thể gây nên. Với bệnh thuộc kiểu
này thì bệnh nhân thường phải tiêm insulin vì cơ thể khơng có khả năng tiết
insulin. Cịn Bệnh tiểu đường type 2 là do suy giảm chức năng của gan, thận,
gây giảm tiết insulin, chức năng insulin bị suy giảm. Với bệnh thuộc type2 này
bệnh nhân không cần tiêm trực tiếp insulin mà cần thường xuyên uống thuôc
theo chỉ dẫn của bác sỹ và nhân viên y tế
- Triệu chứng:
+Bệnh nhân tiểu đường type 1 và 2 đều có những triệu chứng giống nhau gồm
những triệu chứng sau:
+ Bệnh nhân tiểu đường khát nước và kèm theo là đi tiểu nhiều
16
17
+ Người mắc bệnh đái tháo đường rất nhanh đói, ăn nhiều nhưng lại bị giảm
cân nhanh chóng
+ Người mắc bệnh tiểu đường khi xuất hiện vết thương thường rất khó lành do
bị suy giảm hệ miễn dịch của cơ thể.
+ Biến chứng về mắt: nhìn mờ, chân tay khơ, cơ thể mệt mỏi
Như vậy bệnh tiểu đường rất nguy hiểm, không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe,
tinh thần mà cịn ảnh hưởng lớn đến cơng việc, học tập. Đặc biệt giai đoạn đầu
thường không biểu hiện rõ triệu chứng nên chúng ta thường chủ quan, khơng
phát hiện bệnh. Vì vậy cần có các biện pháp phịng ngừa
- Biện pháp phòng tránh: để phòng ngừa căn bệnh này, cần tập một lối sống
lành mạnh, tích cực vận động ngay từ khi còn nhỏ. Chú ý thực hiện những điều
sau để phòng tránh bệnh tiểu đường:
+ Vận động thể lực thường xuyên
+ Tập thể dục đều đặn mỗi ngày 30 phút
+ Không nằm, ngồi xem ti vi trong nhiều giờ
+ Cần có chế độ ăn uống khoa học, cân đối, phù hợp với lứa tuổi, giảm
lượng chất béo, chất đường trong thức ăn, ăn món luộc thay cho món xào, rán
+ Hạn chế bia rượu, các chất kích thích
+ Ăn nhiều rau và hoa quả
+ Không ăn quá nhiều vào bữa chiều và bữa tối
+ Sinh hoạt điều độ, kết hợp hài hòa hợp lý giữa học tập và nghỉ ngơi,
tránh bị stress...
Sau khi tổng kết, đánh giá hoạt động của các nhóm thì GV sử dụng bộ câu
hỏi kiểm tra nhanh để đánh giá hiệu quả quả của quá trình thực hiện chủ đề( Phụ
lục 1)
* Kết quả thực nghiệm như sau:
1/ Kết quả định lượng:
Kết quả các em làm bài kiểm tra sau thực nghiệm: (với tổng số HS 73 )
Bảng số liệu điểm HS kiểm tra sau thực nghiệm.
Điểm
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Số HS
0
0
0
2
5
6
9
8
4
2
Tỉ lệ %
0
0
0
6.8
13.7
16.4
24.7
21.9
11.0
5.5
17
18
Tổng hợp kết quả kiểm tra trước và sau thực nghiệm
Điểm
Tỉ lệ % trước
thực nghiệm
Tỉ lệ % sau thực
nghiệm
1 2
3
4
5
6
7
8
9
10
0 4.1
13.
7
30.1
27.4
15.
1
8.2
1.4
0
0
0 0
0
6.8
13.7
16.
4
24.7
21.
9
11.0 5.5
So sánh kết quả kiểm tra trước và sau thực nghiệm ta thấy: điểm sau thực
nghiệm cao hơn nhiều so với trước. Điểm sau khi thực nghiệm xoay quanh giá
trị trung bình là 7, trong đó có tới 5,5% HS đạt điểm 10. Còn điểm trước khi
thực nghiệm xoay quanh giá trị trung bình là dưới 5, trong đó có đến 4.1% HS
đạt mức điểm 3, chỉ có 1,4 % HS đạt điểm 8, khơng có HS nào đạt 9; 10. Điều
này chứng tỏ sau khi học chủ đề các em đã hiểu khá rõ những vấn đề liên quan
đến bệnh tiểu đường.
2/ Kết quả định tính
Ở các lớp thực nghiệm HS cảm thấy hứng thú hơn trong học tập, HS đã
chủ động lập kế hoạch tìm hiểu về kiến thức liên quan đến bệnh tiểu đường, điều
tra thực tế bệnh tại địa phương. Trong quá trình điều tra, xử lý số liệu, các em đã
rèn luyện được các kỹ năng giao tiếp, ứng phó với căng thẳng, kỹ năng phân
tích, tổng hợp, so sánh. Trong q trình báo cáo, các em đã thể hiện được sự tự
tin, khả năng kiểm soát thời gian, bao quát và thể hiện trước đám đơng, biết bảo
vệ chính kiến của mình, kết quả của nhóm. Trong hoạt động nhóm các em đã
biết phối hợp, phân cơng nhiệm vụ... Điều đó chứng tỏ học sinh đã chủ động tìm
hiểu đến các kiến thức, kỹ năng và thấy được hiệu quả khi biết kết hợp giữa việc
học tập lý thuyết ở trường và trải nghiệm thực tế trên tại địa phương, giải thích
được một số hiện tượng liên quan đến bài học. HS đã mở rộng được khả năng
tiếp cận được với các đối tượng, hiện tượng liên quan đến bài học, có khả năng
thu thập và xử lí thơng tin, nâng cao kỹ năng phân tích, tổng hợp, so sánh, hợp
tác, kỹ năng lắng nghe tích cực, kỹ năng giao tiếp...Thơng qua tìm hiểu chủ đề,
HS thấy được ý nghĩa của việc học, nâng cao ý thức bảo vệ sức khỏe nói chung
và phịng tránh bệnh tiểu đường nói riêng, đồng thời rèn luyện cho các em tác
phong làm việc nghiêm túc, khoa học, chủ động, sáng tạo.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản
thân, đồng nghiệp và nhà trường
Việc dạy học theo hướng phát triển năng lực của học sinh thông qua đề tài
“Nâng cao ý thức phòng tránh bệnh Tiểu đường qua bài Cân bằng nội môi- Sinh
học 11 THPT” đã tạo ra môi trường học tập thân thiện; giúp các em ý thức hơn
18
19
trong việc bảo vệ sức khỏe nói chung và phịng tránh bệnh tiểu đường nói riêng.
Việc nghiên cứu lý thuyết bài ‘Cân bằng nội môi’ giúp các em hiểu được bản
chất, cơ chế gây nên bệnh tiểu đường. Sự kết hợp những hiểu biết đó vào thực tế
tiếp cận bệnh nhân, điều tra số liệu bệnh nhân tại địa phương, sự gặp gỡ các
nhân viên y tế, trạm trưởng... giúp các em thấu hiểu hơn, biết chia sẻ động viên
với các bệnh nhân cũng như chia sẻ công việc của các nhân viên y tế. Qua q
trình hoạt động nhóm các em đã rèn luyện được các kỹ năng cần thiết trong học
tập và trong cuộc sống. Từ những điều học tập được qua sách vở và trải nghiệm
thực tế, bản thân mỗi HS tự ý thức tốt hơn trong việc giữ gìn, bảo vệ sức khỏe
cho bản thân, cho gia đình và tuyên truyền trong cộng đồng cùng chung bảo vệ
sức khỏe. Học tập theo phương pháp này còn tạo được khơng khí học tập thoải
mái, HS cảm thấy rất hào hứng, thích thú trong q trình tìm hiểu thực tế, bản
thân mỗi HS tự ý thức tốt hơn trong việc giữ gìn, bảo vệ sức khỏe cho bản thân,
cho gia đình và tuyên truyền trong cộng đồng cùng chung bảo vệ sức khỏe. Học
tập theo phương pháp này cịn tạo được khơng khí học tập thoải mái, HS cảm
thấy rất hào hứng, thích thú trong q trình tìm hiểu thực tế, phát huy được tính
sáng tạo, tích cực của học sinh, gắn những lý thuyết đã học với thực tiễn cuộc
sống; giúp học sinh phát triển toàn diện, nâng cao kiến thức kỹ năng sống, bổ
sung về kiến thức thực tế, vốn sống cho bản thân.
3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận:
Với đề tài này có thể áp dụng tốt trong q trình dạy học. Bản thân tơi cũng
được nâng cao kiến thức thực tế, có được những số liệu thiết thực có thể áp dụng
cho các bài có liên quan trong chương trình sinh học phổ thơng. GV cũng thấy
được sự linh hoạt hơn trong phương pháp giảng dạy cũng như kiểm tra đánh giá.
Việc kiểm tra đánh giá HS nên kết hợp giữa đánh giá bằng bài kiểm tra( kết quả
định lượng) với ý thức của HS, khả năng của HS( kết quả định tính) trong q
trình thực hiện nhiệm vụ được giao. Cũng qua đó GV phát hiện ra những năng
lực riêng của mỗi cá nhân, giúp các em trong việc tư vấn nghề nghiệp, các kỹ
năng sống sau này.
Đề tài này có thể được áp dụng cho tất cả các đối tượng HS THPT. Tuy nhiên,
để thực hiện tốt được theo mục tiêu đề ra của chủ đề thì cần dành nhiều thời gian
hơn so với phân phối chương trình hiện nay. Việc đưa vào chương trình sinh học
THPT mới nghiên cứu một số bệnh là hợp lý, thiết thực nhưng nên kết hợp theo
hướng chủ đề hay chuyên đề tự chọn thì sẽ dễ dàng hơn cho cả GV và HS.
Đề tài chỉ mới áp dụng, thực nghiệm trên qui mô nhỏ với 2 lớp, tại trường
THPT Ba Đình nên cần được thực nghiệm nhiều hơn để khẳng định tính hiệu
quả của đề tài. Bước đầu nghiên cứu, xây dựng quy trình nên khơng tránh khỏi
những thiếu sót, kính mong các Thầy Cơ giáo, các em học sinh quan tâm đóng
góp ý kiến để tác giả hoàn thiện hơn cho
19
20
XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG
Nga Sơn, ngày 28 tháng 5 năm 2022
Tơi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, khơng sao chép nội dung
của người khác.
Tác giả
Hồng Thị Nam
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Công văn số 1840/SGD&ĐT-VP, ngày 07 tháng 10 năm 2019 về việc hướng
dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục Trung học năm học 2019-2020
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2016). KỈ YẾU HỘI THẢO : Đánh giá thực hiện kế
hoạch giáo dục định hướng phát triển năng lực học sinh và tổ chức hoạt động
giáo dục nhà trường gắn với thực tiễn sản xuất kinh doanh của địa phương.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2013), Công văn 791/HD-BGDĐT ngày 25/6/2013.
4. Sách giáo khoa Sinh học 11- NXB Giáo dục, 2010.
5. Sách giáo viên Sinh học 11 - NXB Giáo dục, 2010.
6. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chương trình giáo dục phổ thơng mơn Sinh học (Dự
thảo ngày 19 tháng 01 năm 2018)
7. Phân phối chương trình Sinh học THPT năm học 2019 - 2020.
8. Tài liệu tập huấn xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục định hướng phát
triển năng lực học sinh của Bộ GD-ĐT, 2017.
9. Nguồn internet
DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP SỞ GD&ĐT XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
20
21
Họ và tên tác giả: Hoàng Thị Nam
Chức vụ và đơn vị cơng tác: Giáo viên THPT Ba Đình Nga Sơn
TT
1.
2.
Tên đề tài SKKN
Kĩ thuật khai thác kênh hình
trong giảng dạy phần cơ chế nhân
đơi ADN
Tích hợp trong xây dựng chủ đề
- Sinh sản ở động vật ( Sinh học 11)
nhằm giáo dục hòa nhập và giáo
dục nâng cao nhận thức kế hoạch
hóa gia đình cho học sinh THPT”.
Cấp đánh
giá xếp
loại
Kết
quả
đánh
giá
xếp
loại
Cấp tỉnh
C
Cấp tỉnh
C
Năm học
đánh giá xếp
loại
2014 - 2015
2018 - 2019
PHẦN PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1. PHIẾU ĐIỀU TRA HIỂU BIẾT CỦA HỌC SINH VỀ BỆNH
TIỂU ĐƯỜNG
Tiểu đường là một bệnh khá phổ biến và có xu hướng gia tăng vào những năm
gần đây. Em đã biết những gì về căn bệnh này? Trả lời các câu hỏi sau đây sẽ
giúp em tự đánh giá kiến thức của mình về bệnh tiểu đường.
Hãy lựa chọn câu trả lời bằng cách khoanh tròn vào phương án Đúng hoặc Sai
hoặc Em chưa biết cho những nhận định sau:
21
22
Câu 1. Bệnh tiểu đường là bệnh truyền nhiễm
A. Đúng
B. Sai
C. Em chưa biết
Câu 2. Bệnh tiểu đường không thể chữa khỏi?
A. Đúng
B. Sai
C. Em chưa biết
Câu 3. Một trong những triệu chứng của bệnh tiểu đường là Người mắc bệnh
đái tháo đường rất nhanh đói, ăn nhiều nhưng lại bị giảm cân nhanh chóng.
A. Đúng
B. Sai
C. Em chưa biết
Câu 4. Người bệnh dễ suy sụp tinh thần và trầm cảm?
A. Đúng
B. Sai
C. Em chưa biết
Câu 5. Sự chuyển hóa đường xảy ra tại gan có liên quan tới hai loại hoocmon
là insulin và glucagon
A. Đúng
B. Sai
C. Em chưa biết
Câu 6. Bệnh tiểu đường là do người bệnh ăn nhiều đường
A. Đúng
B. Sai
C. Em chưa biết
Câu 7. Người bị bệnh tiểu đường khi bị thương tích thì khó liền vết thương?
A. Đúng
B. Sai
C. Em chưa biết
Câu 8. Người bị tiểu đường nên ăn nhiều đường để bổ sung lượng đường đã
mất
A. Đúng
B. Sai
C. Em chưa biết
Câu 9. Người bệnh không nên vận động thường xuyên vì mất nhiều năng lượng
A. Đúng
B. Sai
C. Em chưa biết
Câu 10. Bệnh tiểu đường có những biến chứng về mắt(nhìn mờ), chân tay khơ,
cơ thể mệt mỏi:
A. Đúng
B. Sai
PHỤ LỤC 2.
C. Em chưa biết
PHIẾU HỌC TẬP 1
BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA HỌC SINH
Đề tài: “Nâng cao ý thức phòng tránh bệnh Tiểu đường qua bài Cân bằng Nội
môi- Sinh học 11- THPT”
22
23
Lớp:...............
Nhóm:.................
Thành viên nhóm:
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
Nội dung: Tìm hiểu về bệnh Tiểu đường:
Bệnh tiểu đường là gì? Thực trạng( trên thế giới và cả nước), nguyên nhân, cơ
chế?
1. Bệnh tiểu đường:
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
2. Thực trạng bệnh tiểu đường:
2.1. Trên thế giới:
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
2.2. Ở Việt Nam:
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
3. Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
4. Cơ chế gây bệnh tiểu đường
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
//////////
PHỤ LỤC 3.
PHIẾU HỌC TẬP 2
BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA HỌC SINH
Đề tài : “Nâng cao ý thức phịng tránh bệnh Tiểu đường qua bài Cân bằng Nội
mơi- Sinh học 11- THPT”
Lớp:.......
Nhóm:........... Thành viên
nhóm: ....................................................................................................................
.............
23
24
Nội dung: Báo cáo kết quả điều tra thực tế tại địa phương- xã .......................
( Báo cáo bằng miệng hoặc trình chiếu qua máy chiếu)
1. Số lượng bệnh nhân bị tiểu đường/ Tổng số dân của xã là: .............................
TT
Họ và tên
Tuổi
Địa chỉ
1
2
3
...
- Phân tích kết quả: Tỉ lệ này so với cả nước..........................................................
Nhận xét:................................
2. Đến thăm bệnh nhân:
Họ và tên bệnh nhân: ..........................................................................
Địa chỉ: Xóm.....
Xã..........................................
Thời gian: .........................................
Kết quả trao đổi với bệnh nhân: Theo bệnh nhân:
- Nguyên nhân
.................................................................................................................................
- Triệu chứng:
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
- Mức độ bệnh:
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
- Cách điều trị:
.................................................................................................................................
- Lời khuyên của người bệnh:
.................................................................................................................................
24
25
*Trên cơ sở kết quả điều tra, nhóm rút ra kết luận:
1. Nguyên nhân:
1.1. Nguyên nhân bên trong:
.................................................................................................................................
1.2. Nguyên nhân bên ngồi:
.................................................................................................................................
2. Triệu chứng biểu hiện:
.................................................................................................................................
3. Biện pháp phịng tránh:
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
25