Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Một số giải pháp giáo dục nâng cao nhận thức phòng tránh ngộ độc thực phẩm cho học sinh kí túc xá trường trung học cơ sở dân tộc nội trú

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (931.92 KB, 20 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LANG CHÁNH

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ GIẢI PHÁP
NÂNG CAO NHẬN THỨC PHÒNG TRÁNH NGỘ ĐỘC THỰC
PHẨM CHO HỌC SINH KÍ TÚC XÁ TRƯỜNG THCS
DÂN TỘC NỘI TRÚ LANG CHÁNH

Người thực hiện: Lưu Thị Thanh
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THCS Dân tộc Nội trú Lang Chánh
SKKN thuộc lĩnh vực: Tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp

THANH HÓA NĂM 2017

1


PHỤ LỤC
Trang

1. Mở đầu .................................................................................................
1.1Lí do chọn đề tài. ................................................................................
1.2Mục đích nghiên cứu. .........................................................................
1.3Đối tượng nghiên cứu. ........................................................................
1.4Phương pháp nghiên cứu. ...................................................................
2.Nội dung sáng kiến kinh nghiệm...........................................................
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm...........................................


2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm............
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề..................................
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục,
với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường................................................
3. Kết luận, kiến nghị................................................................................
- Kết luận.............................................................................................
- Kiến nghị...........................................................................................

3
4
4
5
5
6
6
6
7
20
22
22
22

2


MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NHẬN THỨC
PHÒNG TRÁNH NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM CHO HỌC SINH KÍ
TÚC XÁ TRƯỜNG THCS DÂN TỘC NỘI TRÚ
1. MỞ ĐẦU


1.1 Lý do chọn đề tài
Ngày nay, vấn đề “ngộ độc thực phẩm” đang trở thành vấn đề nan giải
của mỗi cá nhân, gia đình, xã hội và của hầu hết các quốc gia trên thế giới cần
phải giải quyết ngay. Ngộc độc thực phẩm không chỉ ảnh hưởng trực tiếp,
thường xuyên đến sức khỏe và cuộc sống của mỗi người mà còn gây thiệt hại
đến năng suất, hiệu quả phát triển kinh tế, thương mại, du lịch và an sinh xã hội.
Đảm bảo an toàn thực phẩm góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển
kinh tế - xã hội, xoá đói giảm nghèo và hội nhập quốc tế.
Nguyên nhân gây ra tình trạng ngộ độc thực phẩm đã được xác định chủ
yếu là do người sử dụng thực phẩm chưa nhận thức được vấn đề nghiêm trọng
của ngộ độc thực phẩm đồng thời chưa có những kiến thức cần thiết để phòng
tránh ngộ độc thực phẩm cho bản thân, gia đình và xã hội. Bên cạnh đó là sự vô
trách nhiệm của người sản xuất cũng như sự quản lý lỏng lẻo của một số bộ
phận kiểm định chất lượng thực phẩm với những chế tài xử lý chưa đủ tính răn
đe dẫn đến người tiêu dùng sử dụng phải những loại thực phẩm có thể gây ngộ
độc như: Thực phẩm nhiễm vi sinh vật độc hại; Thực phẩm nhiễm các loại hóa
chất cấm, thuốc bảo vệ thực vật, các chất bảo quản như focmon, phẩm màu,
sudan...; Thực phẩm nhiễm thuốc trừ sâu, kim loại nặng, thuốc diệt nấm...; Thực
phẩm biến chất, ôi thiu; Thực phẩm có chứa sẵn chất độc.
Trong bối cảnh phát triển của xã hội hiện nay, bài toán: "đảm bảo an toàn
vệ sinh thực phẩm" cho người tiêu dùng đã được đặt ra để giải quyết. Đặc biệt
trong môi trường giáo dục mang tính đặc thù của các trường phổ thông Dân tộc
Nội trú không chỉ dạy học mà còn nuôi dưỡng, chăm sóc các em học sinh thì
việc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho các em là vấn đề hết sức quan
trọng. Tuy nhiên, tôi thiết nghĩ rằng việc giáo dục nhằm nâng cao nhận thức
phòng tránh ngộ độc thực phẩm cho chính bản thân các em sẽ đem lại hiệu quả
hơn bao giờ hết. Bởi việc giáo dục nhận thức phòng tránh ngộ độc thực phẩm
cho các em sẽ giúp các em học sinh nhận thức đúng đắn vấn đề vệ sinh an toàn
thực phẩm, giúp các em hiểu được thực phẩm an toàn đóng góp to lớn trong
việc cải thiện sức khoẻ con người, chất lượng cuộc sống, tuổi thọ và chất lượng

giống nòi. Sử dụng thực phẩm an toàn tạo điều kiện thuận lợi để cơ thể có sức
khỏe tốt; Phòng ngừa các bệnh liên quan tới ăn uống; Khôi phục sức khỏe sau
thời kỳ bệnh tật, thương tích.Từ đó giúp các em có ý thức trách nhiệm trong
việc bảo vệ sức khỏe của bản thân, gia đình và cộng đồng xã hội góp phẩn tạo
nền tảng sản xuất bền vững an toàn trong tương lai.

3


Ở trường THCS Dân tộc Nội trú Lang Chánh việc giáo dục nâng cao
nhận thức phòng tránh ngộ độc thực phẩm cho học sinh kí túc xá hiệu quả nhất
vẫn là hình thức tích hợp và lồng ghép vào các môn học cũng như các hoạt động
ngoài giờ lên lớp nhằm giải quyết các nguyên nhân liên quan đến vấn đề thực
phẩm như: Vệ sinh cá nhân, Vệ sinh môi trường, lựa chọn thực phẩm, thay đổi
thói quen ăn quà... Tuy nhiên việc tích hợp lồng ghép giáo dục nhận thức phòng
tránh ngộ độc thực phẩm trong giảng dạy các môn học nói chung cũng chưa
thực sự đem lại hiệu quả như mong muốn, bởi chưa thực sự kích thích và thu
hút được sự quan tấm thích đáng của các em học sinh. Chính vì vậy mà tôi thiết
nghĩ cần phải có những giải pháp cụ thể hơn nữa trong các hoạt động ngoài giờ
lên lớp nhằm thu hút sự chú ý của các em góp phần vào việc giải quyết vấn đề
cấp thiết của xã hội và của thế giới.
Việc phòng tránh ngộ độc thực phẩm cho học sinh trong nhà trường đặc
biệt là học sinh sống tập trung trong kí túc xá cần phải thường xuyên và thận
trọng. Bởi vì sử dụng các loại thực phẩm không an toàn, chúng ta sẽ phải trả
giá rất đắt bằng chính sức khoẻ, thậm chí cả tính mạng của mình do bị ngộ độc
thực phẩm hay sự tích tụ mầm mống gây ra căn bệnh ung thư. Nhưng có không
ít người tiêu dùng không quan tâm đến vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm khi
mua các thực phẩm thiết yếu tiêu dùng hàng ngày trong đó có cả những học sinh
đang sống và sinh hoạt tại kí túc xá trường THCS Dân tộc Nội trú Huyện Lang
Chánh Tỉnh Thanh Hóa. Tình trạng ăn quà và những thực phẩm không rõ nguồn

gốc, thực phẩm không an toàn của các em học sinh đang làm rấy lên những lo
ngại cho các bậc phụ huynh, các thầy cô giáo, ban quản lý Kí Túc Xá và những
người đang trực tiếp làm công tác cấp dưỡng nấu ăn hàng ngày cho các em.
Vì thế để giải quyết được vấn đề này bản thân tôi đã nghiên cứu học hỏi
nhằm phát triển đề tài: "Một số biện pháp giáo dục nâng cao nhận thức và hình
thành kỹ năng phòng tránh ngộ độc thực phẩm cho học sinh kí túc xá trường
trung học cơ sở Dân Tộc Nội Trú” huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa nhằm
giáo dục nâng cao nhận thức phòng tránh ngộ độc thực phẩm cho các em học
sinh cũng như truyền tải nội dung cần giáo dục một cách nhanh chóng, chính
xác, dễ hiểu và mang tính thực tiễn, ứng dụng, hiệu quả cao.
1.2 Mục đích nghiên cứu
Trước những tình hình thực tế trong và ngoài nhà trường tình trạng ngộ
độc thực phẩm đang trở nên phức tạp bản thân tôi đã nghiên cứu đề tài này với
mục đích:
Phòng tránh tình trạng ngộ độc thực phẩm tập thể trong nhà trường, góp
phần giảm thiểu tình trạng ngộ độc thực phẩm ở địa phương và toàn xã hội.
Giúp học sinh kí túc xá có được những kiến thức nhất định về vệ sinh an
toàn tực phẩm nhằm nâng cao ý thức và có được những kỹ năng nhất định trong
việc phòng tránh ngộ độc thực phẩm để tự bảo vệ bản thân. Từ đó các em có
được những thói quen tốt trong việc sử dụng thực phẩm cũng như những kiến

4


thức liên quan đến an toàn thực phẩm góp một phần nhỏ vào giải quyết vấn đề
đang trở nên ngày một nan giải trong xã hội hiện nay.
Giúp các em hiểu được việc nâng cao nhận thức và phòng tránh ngộ độc
thực phẩm là trách nhiệm của bản thân và của cộng đồng xã hội. Nâng cao tính
tự giác trong học tập, bước đầu hình thành các thao tác tư duy nghiên cứu khoa
học, các kỹ năng sống: Kỹ năng tự nhận thức, kỹ năng từ chối, kỹ năng quan

sát, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thu thập và xử lý thông tin, kỹ năng hợp tác hỗ
trợ, kỹ năng hoạt động theo nhóm giải quyết một vấn đề…
Từ việc có được những kiến thức và kỹ năng các em sẽ tuyên truyền cho
mọi người biết những nguy hại của ngộ độc thực phẩm tới đời sống, sức khoẻ,
tuổi thọ của bản thân của gia đình và xã hội. Kêu gọi mọi người hãy cùng nhau
nâng cao nhận thức và tạo thói quen sử dụng thực phẩm an toàn trên địa bàn
chúng ta đang sinh sống, kiểm soát nguồn thực phẩm bẩn, không an toàn, phối
hợp, hỗ trợ, bảo vệ người tố cáo những hành vi buôn bán hàng nhái, hàng giả,
thực phẩm bẩn, kém chất lượng, xả thải ra môi trường làm ô nhiễm nguồn nước,
ô nhiễm môi trường... đặc biệt là môi trường nội trú tại trường THCS Dân Tộc
nội trú Huyện Lang Chánh Tỉnh Thanh Hóa. Kiên quyết nói không với thực
phẩm “bẩn”, không rõ nguồn gốc xuất xứ. Thúc đẩy việc gắn kiến thức lý thuyết
và thực hành trong nhà trường với thực tiễn đời sống, đẩy mạnh phương châm
"học đi đôi với hành” nhằm lan tỏa những hành động về với cộng đồng xã hội.
1.3 Đối tượng nghiên cứu:
- Học sinh kí túc xá trường THCS Dân tộc Nội trú Lang Chánh.
- Mẫu thực phẩm từ nguồn thực phẩm nấu ăn hàng ngày cho học sinh ký
túc xá của nhà trường.
- Để phần nào đáp ứng được vấn đề đặt ra ngoài việc lựa chọn những
nội dung phù hợp để tích hợp vào quá trình giảng dạy của mình, tôi đã sử dụng
những phương tiện, đồ dùng dạy học (ĐDDH) hỗ trợ GDMT như: Sử dụng tài
liệu tham khảo (tranh, ảnh, sách, báo...). Thực hiện bài học tại thực địa... Tăng
cường sử dụng các phương tiện dạy học, đặc biệt là sử dụng công nghệ thông
tin các phương tiện nghe nhìn Chẳng hạn, sử dụng các video clip (từ 3 - 5 phút)
để giới thiệu về các yếu tố gây ngộ độc thực phẩm và cập nhật các tư liệu phục
vụ giáo dục nâng cao ý thức và hình thành kỹ năng phòng tránh ngộ độc thực
phẩm. Chủ động sử dụng phương tiện internet khai thác các Website bổ ích cho
các em học sinh.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu lý luận.

- Phương pháp giải quyết vấn đề
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tiễn, thống kê số liệu.
- Phân tích thực trạng, tham khảo các tài liệu và ý kiến đồng nghiệp.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.

5


2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
2.1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm:
Ngộ độc thực phẩm cấp tính: là hội chứng cấp tính xảy ra đột ngột do ăn
phải thức ăn có chất độc, biểu hiện bằng các triệu chứng như; Buồn nôi, ói mửa,
tiêu chảy, đau bụng, chán ăn, mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, sốt... nếu không xử
lý kịp thời có thể dẫn đến nguy hiểm đến tính mạng.
Ngộ độc mạn tính: Thường không có dấu hiệu rõ ràng sau khi ăn phải
thức ăn bị ô nhiễm nhưng thức ăn này sẽ tích lũy ở bộ phận cơ thể gây ảnh
hưởng đến quá trình chuyển hóa các chất, rối loạn hấp thụ gây nên suy nhược
hoặc có thể biến đổi tế bào gây ung thư.
Nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm gồm:
- Ngộ độc thực phẩm do vi sinh vật: Vi khuẩn, vi rút, nấm, sán kí sinh
trùng...
- Ngộ độc thực phẩm do nguyên liệu sản phẩm chứa độc tố.
- Ngộ độc thực phẩm do các quá trình chế biến và bảo quản thực phẩm.
- Ngộ độc thực phẩm do chất phụ gia.
- Ngộ độc thực phẩm do phân hóa học và thuốc bảo vệ thực vật.
Cho dù ngộ độc mạn tính hay cấp tính thì cũng đều ảnh hưởng đến sức
khỏe, chất lượng giống nòi, thiệt hại kinh tế... cho người tiêu dùng vì thế tôi hy
vọng rằng với đề tài này có thể giúp cho các em học sinh- thế hệ tương lai của
đất nước có những kiến thức và kỹ năng nhất định trong việc bảo vệ sức khỏe
của bản thân, gia đình, xã hội.

2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
Trong những năm gần đây vấn đề ngộ độc thực phẩm đang là vấn đề quan
tâm chung của cả thế giới. Theo báo cáo gần đây của Tổ chức Y tế Thế giới
(WHO), hơn 1/3 dân số các nước phát triển bị ảnh hưởng của các bệnh do thực
phẩm gây ra mỗi năm (1) . Đối với các nước đang phát triển trong đó có Việt
Nam, tình trạng lại càng trầm trọng hơn nhiều, hàng năm gây tử vong hơn 2,2
triệu người, trong đó hầu hết là trẻ em.
Đã có hàng ngàn ca ngộ độc thực phẩm Theo thống kê của Bộ Y tế, chỉ
trong năm 2016, cả nước đã xảy ra 129 vụ ngộ độc thực phẩm nghiêm trọng,
làm trên 4 139 người bị ngộ độc, trong đó có 12 trường hợp tử vong (2). Hầu hết
các bệnh nhân bị ngộ độc do ăn phải thức ăn bị nhiễm vi sinh vật, cùng với đó là
một số trường hợp bị ngộ độc do hấp thụ phải hóa chất tồn dư trong thực phẩm.
Trong năm 2016 đã có những vụ việc liên quan đến thực phẩm bẩn bị phanh
phui như: Thịt lợn tẩm hóa chất giả thịt bò ở Hà Nội; Giấm làm từ axít ở nghệ
An; Sữa học đường cho trẻ không có nguồn gốc xuất xứ, trái cây ngâm hóa
chất và rất nhiều vụ việc đã được đưa tin trên tivi càng khiến cho dư luận không
khỏi bất bình. Mới đây ngay tại đất nước Brazil đã có vụ xuất khẩu “thịt thối”
làm chấn động ngành thương mại thịt toàn cầu và theo thống kê Việt Nam đã
nhập với trị giá kim ngạch đạt 12,8 triệu USD (3). Riêng đầu năm 2017 đã có rất

6


nhiều ca tử vong do bị ngộ độc rượu có chứa cồn công nghiệp methanol. Theo
thống kê của bộ y tế tính tới ngày 6 tết bính thân 2016 đã có 2 200 trường hợp
cấp cứu do bị ngộ độc rượu (3). .
Gần đây, trên địa bàn huyện Lang Chánh tình trạng thực phẩm không rõ
nguồn gốc, thực phẩm chứa chất bảo vệ thực vật, thuốc bảo quản đang trở nên
rất phức tạp không thể kiểm soát hết được do nhận thức chưa cao của cả người
sản xuất, người quản lý thị trường và người tiêu dùng về vấn đề ngộ độc thực

phẩm. Trong khi đó cùng với sự phát triển của thị trường các hàng quán bán các
thực phẩm không đảm bảo chất lượng mọc lên rất nhiều đặc biệt là xung quanh
các trường học. Trong năm 2016, đã có nhiều học sinh trường mầm non trên địa
bàn Huyện phải nhập viện vì bị ngộ độc sữa không rõ nguồn gốc. Riêng trường
THCS Dân tộc Nội Trú đã có hơn 40 học sinh có biểu hiện bị ngộ độc thực
phẩm do ăn quà không rõ nguồn gốc.
Hình ảnh: Sữa bột không có thương hiệu
trên thị trường Việt Nam được dùng cho
trẻ trường mầm non thị trấn Lang Chánh,
Thanh Hóa

Hình ảnh : Nguyên liệu không rõ nguồn
gốc pha bán cho học sinh trước cổng
trường THCS Dân Tộc Nội Trú Lang
Chánh- Thanh Hóa

2.3. Giải pháp và tổ chức thực hiện:
Xuất phát từ những thực tế đó tôi nghĩ để có thể giải quyết được vấn đề
đang trở nên cấp thiết này. Điều chúng ta cần là có những biện pháp đồng bộ từ
người quản lý, người sản xuất đến người tiêu dùng đặc biệt là những thế hệ học
sinh cần phải “Nâng cao nhận thức phòng tránh ngộ độc thực phẩm”. Vì vậy tôi
đã có ý tưởng giải quyết vấn đề này bằng những việc làm mang tính giải pháp
đơn giản, dễ thực hiện, ít tốn kém và phù hợp lứa tuổi của các em học sinh và
điều kiện hiện tại được thể hiện ở những nội dung sau:
*Giải pháp 1: Nâng cao nhận tức phòng tránh ngộ độc thực phẩm thông
qua công tác tuyên truyền, cổ động:
Hơn bao giờ hết tôi nghĩ việc tuyên truyền những kiến thức về ngộ độc
thực phẩm, nguyên nhân, cách phòng tránh cho các em học sinh để các em hiểu
sâu sắc vấn đề, từ đó nâng cao ý thức phải phòng tránh ngộ độc chính là việc tự
bảo vệ sức khỏe của bản thân mình, là quyền lợi của mình thì khi ấy việc hình

thành kỹ năng nhận thức cho các em mới đạt được kết quả tốt nhất. Vì thế tôi đã
lập kế hoạch về thời gian, địa điểm, phối hợp với tổ chức Đoàn Thanh Niên
trong nhà trường, huy động người hỗ trợ, soạn thảo nội dung kiến thức nhằm
truyền đạt cho các em các kiến thức cho các em học sinh trong kí túc xá.
- Ban quản lý ký túc xá xin ý kiến ban giám hiệu phối hợp với tổ chức
đoàn thanh niên tổ chức đi cổ động hưởng ứng tháng hành động “Vì chất lượng
vệ sinh an toàn thực phẩm” nhằm lan toả đến học sinh toàn trường và người dân
địa phương huyện lang Chánh tỉnh Thanh Hóa.

7


Hình ảnh: Cổ động hưởng ứng tháng “Vì chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm”
tại địa bàn Huyện Lang Chánh- Tỉnh Thanh Hóa

- Tôi cùng với các đồng chí cấp đưỡng nhà ăn đã soạn thảo nội dung kiến
thức về nguyên nhân ngộ độc thực phẩm, giải pháp phòng tránh truyền đạt cho
các em trong buổi truyền thông và phát tờ rơi cho học sinh kí túc xá cũng như
học sinh toàn trường, người dân xung quanh khu trường học.
NGUYÊN NHÂN NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM(5)
1. Ngộ độc thực phẩm do vi sinh vât.
2. Ngộ độc thực phẩm do nguyên liệu và sản
phẩm thực phẩm chứa độc tố sẽ gây ngộ độc cho
người tiêu dùng.
3. Ngộ độc thực phẩm do các quá trình chế biến
và bảo quản thực phẩm.
4.Ngộ độc thực phẩm do các chất phụ gia.
5 Ngộ độc thực phẩm do phân hóa học và thuốc
bảo vệ thực vật.
Hình ảnh: mặt trước và mặt sau của tờ rơi

SỬ DỤNG THỰC PHẨM AN TOÀN BẰNG
SỰ HIỂU BIẾT CỦA BẠN ! (6)
Hình ảnh: Tổ chức cho các em phát tờ rơi tuyên truyền 5 chìa khóa vàng sử dụng thực phẩm
Chìa khóaan1:toàn
Giữtại
sạch
Kí sẽ
túc xá trường THCS Dân tộc Nội trú Lang Chánh, Thanh Hóa
Chìa khóa 2: Để riêng thực phẩm sống và
đã nấu
chín.truyền đến các gia đình ở thôn, bản, làng xã
- Phát tờ rơi,
tuyên
Chìa khóa 3: Nấu nướng thật kỹ.
Theo
thống
và phân
Chìa khóa
4 : Giữ
thựckê
phẩm
ở nhiệttích
độ của bộ y tế cho thấy một trong những nguyên
nhân ngộ độc
thực phẩm chiếm tỉ lệ cao nhất là do thực phẩm bị nhiễm vi sinh
an toàn
vật nguy
hiểm
Coli; khuẩn salmonella; khuẩn Bibrio, sán la gan,
Chìa

khóa 5:
Dùngnhư:
nướcKhuẩn
và thực E.
phẩm
đầumốc...
an toànTrong khi đó các loại vi sinh vật này thường phát triển
trùng lông,ban
nấm
(rất
Theo
Cục an
toàn môi
vệ sinh
thực phẩmy tế) Vì thế tôi tin rằng để phòng tránh ngộ
nhanh
trong
trường
bị ô Bộ
nhiễm.

độc thực phẩm do ăn phải thức ăn bị nhiễm vi sinh vật thì điều quan trọng nhất

8


là chúng ta cần giữ vệ sinh môi trường sống xung quanh chúng ta sạch sẽ. Điều
này không chỉ giúp các bạn học sinh kí túc xá, các bạn học sinh nhà trường
Nâng cao nhận thức phòng tránh ngộ độc thực phẩm” để tự bảo vệ mình mà
các em học sinh kí túc xá trở về gia đình, địa phương nơi mình sinh sống tuyên

truyền tới gia đình, làng xóm về những kiến thức ý nghĩa về vệ sinh an toàn
thực phẩm. Một bạn học sinh tuyên truyền cho vài bạn học sinh và hộ gia đình,
từ vài bạn học sinh và các hộ gia đình đó lại tuyên truyền thêm các hộ gia đình
khác nhằm lan tỏa rộng hơn trong cộng đồng, xã hội.

Với những việc làm như vậy học sinh sẽ tiếp nhận thông tin một cách chủ
động, tích cực. Bởi chính các em là người tham gia truyền tải thông tin đến
những người khác, Các em sẽ thấy được vai trò và trách nhiệm của bản thân
trong việc phòng tránh ngộ độc thực phẩm.
*Giải pháp 2: Nâng cao nhận thức phòng tránh ngộ độc thực phẩm thông
qua các tiết học trên lớp
Hình ảnh : Nhóm học sinh đến gia đình nhà ông Phạm Văn Hiệp bản trải 1 thị trấn

giáo viênHóa
thông
dạy
bộ môn
của mình
như:
Môn
sinh
LangMỗi
Chánh-Thanh
phát qua
tờ rơitiết
tuyên
truyền
việc không
nên làm
chuồng

trâu
sát học,

hóa học, công nghệ, địa lý, vật lý, giáo dục công dân... nên tích hợp lồng ghép
nhà gây ô nhiễm môi trường, nguy cơ phát tán bệnh tả lị.
các vấn đề có liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm, tránh ngộ độc thực
phẩm. Từ đó giúp cho tiết dạy sôi nổi hơn, các em học sinh vừa nắm được kiến
thức bộ môn yêu thích môn học đồng thời có được những kiến thức thiết thực
trong cuộc sống.

Hình ảnh:Cô và trò trong tiết thực hành môn công nghệ
chế biến món ăn không sử dụng nhiệt

*Giải pháp 3: Nâng cao nhận thức phòng tránh ngộ độc thực phẩm thông
qua các hoạt động ngoại khóa.
Với những hiểu biết nhất định về vệ sinh an toàn thực phẩm, khi tổ chức
các hoạt động ngoại khóa mỗi giáo viên nên lồng ghép nội dung có liên quan
đến vệ sinh an toàn thực phẩm giáo dục giúp các em học sinh thấy được trách
nhiệm của bản thân và sự cần thiết phải thay đổi hành vi, tạo thói quen tốt trong
việc sử dụng thực phẩm an toàn, phòng tránh ngộ độc thực phẩm:
- Giáo viện, các tổ chức trong nhà trường lồng ghép tuyên truyền việc nâng
cao nhận thức tạo thói quen sử dụng thực phẩm an toàn trong cuộc thi nấu ăn

9


Hình ảnh : Học sinh Trường THCS Dân tộc Nội trú Lang Chánh, Thanh Hóa tham gia cuộc
thi nấu ăn chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11/2016

- Giáo viên chủ nhiệm lớp tổ chức sinh hoạt ngoại khóa dưới cờ theo chủ

điểm: Lồng ghép trò chơi, các câu hỏi nhanh nhằm giáo dục về việc tạo thói
quen sử dụng thực phẩm an toàn. Đồng thời cùng với các anh chị đoàn viên tổ
chức dã ngoại với cuộc thi “Tập làm đầu bếp”
Tôi nghĩ rằng việc học để có những kiến thức là rất quan trọng, tuy nhiên
để vận dụng được những kiến thức đó phục vụ cho cuộc sống mới là điều quan
trọng hơn. Do đó việc tổ chức các cuộc thi, các hoạt động ngoại khóa sẽ giúp
các em có cơ hội vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn, rèn luyện cho các em
những kỹ năng mềm như: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng phân tích, kỹ năng phán
đoán vấn đề, kỹ năng từ chối, kỹ năng làm việc theo nhóm...và trong các hoạt
động trên các em còn có thêm những kỹ năng để phòng tránh ngộ độc thực
phẩm như là cách lựa chọn thực phẩm, chế biến thực phẩm, bảo quản thực
phẩm...
*Giải pháp 4: Nâng cao nhận thức phòng tránh ngộ độc thực phẩm thông
Hình
ảnh:
Tổ chức
trò chơi
cờ “Bịt
Hình
ảnh:và
Học
sinhquen
khối 9sử
trường
qua
việc
thay
đổi hành
vidưới
vệ sinh

vệ sinh cá
nhân
thói
dụngNội
thực
mắt
bón
sữa
chua”
Trú
đi

ngoại

Tập
làm
đầu
bếp”
phẩm.
Việc vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường có sự liên quan chặt chẽ với vấn
đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Có những thói quen về hành vi vệ sinh cá nhân và
thói quen sử dụng chế biến thực phẩm chưa đúng sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới
việc vệ sinh an toàn thực phẩm. Chẳng hạn như không nắm được những nguyên
tắc cơ bản trong việc chế biến món ăn, những món không được nấu chung với
nhau, hay những hành vi vệ sinh trước và sau khi chế biến, trước và sau khi ăn
không hợp lý... Do đó tôi đã cung cấp những kiến thức nhằm phòng tránh ngộ
độc thực phẩm thông qua các việc làm cụ thể sau:
- Thông qua các buổi sinh hoạt kí túc xá tôi đã soạn thảo và phối hợp với
ban quản lý kí túc xá giáo dục học sinh hướng tới 10 nguyên tắc vàng về vệ sinh
an toàn thực phẩm của tổ chức WHO

10 NGUYÊN TẮC VÀNG
VỀ VIỆC VỆ SINH CÁ NHÂN (7)
-

Chọn thực phẩm tươi an toàn.
Nấu chín kĩ trước khi ăn.
Ăn ngay sau khi nấu.
Bảo quản cẩn thận các thức ăn đã nấu chín.
Nấu lại thức ăn thật kĩ.
Tránh ô nhiễm chéo giữa thức ăn chín và sống với bề mặt bẩn.
Rửa tay sạch trước khi chế biến thức ăn và sau mỗi lần gián đoạn để làm
việc khác
- Giữ sạch các bề mặt chế biến thức ăn.
- Che đậy thực phẩm để tránh côn trùng và các động vật khác.
- Sử dụng nguồn nước sạch an toàn.

10


Hình ảnh : Các em học sinh lớp 7A rửa
tay bằng xà phòng trước khi ăn

Hình ảnh : Các em học sinh KTX đang gấp
chăn màn, vệ sinh phòng ở.

- Giáo dục thay đổi hành vi: Nhà trường đã phối hợp với tổ chức tầm nhìn
thế giới tổ chức lớp học nhằm thay đổi hành vi của trẻ theo chương trình tập
huấn CHAST với các hoạt động đa dạng từ việc truyền thụ kiến thức đến tổ
chức các trò chơi.
Hình ảnh :Thiết kế báo tường nhằm thay đổi hành vi của trẻ

theo chương trình tập huấn CHAST của tầm nhìn thế giới tổ chức.

- Nhà trường tổ chức ăn tết nguyên đán cho học sinh kí túc xá: Cứ đến dịp
tết nguyên đán, nhà trường cùng với các tổ chức trong nhà trường tổ chức cho
thầy trò được sum vầy ăn tết cùng nhau trước khi các em trở về ăn tết cùng gia
đình. Đây cũng là dịp để giáo viên cho các em thực hành các kỹ năng chế biến
thực phẩm an toàn, đảm bảo vệ sinh. Từ các hoạt động đó các em ý thức được
tầm quan trọng của vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm và có được những kinh
nghiệm cũng như kỹ năng cần thiết trong việc phòng tránh ngộ độc thực phẩm
không chỉ cho bản thân mà còn cho gia đình tập thể.
Hình ảnh : Thầy trò trường THCS Dân Tộc Nội trú Lang Chánh
cùng vào bếp chuẩn bị các món ăn tết nguyên đán năm 2016

- Giáo viên chủ nhiệm, ban quản lý kí túc xá khuyến khích học sinh
từ bỏ thói quen ăn quà, tạo thói quen ăn uống khoa học
Thói quen ăn quà đã trở thành thói quen xấu của rất nhiều học sinh nói chung và
của một số học sinh kí túc xá trường THCS Dân tộc Nội trú nói riêng. Việc ăn
quà sẽ khiến cho các bạn chán ăn thực phẩm do nhà trường nấu gây ra sự mất
cân đối trong việc dung nạp nguồn dinh dưỡng hàng ngày khiến cho cơ thể
chậm phát triển. Bên cạnh đó những thực phẩm ấy có thể có chứa các chất cấm

11


dùng trong bảo quản và chế biến thực phẩm như: Chất tạo ngọt, chất chống
mốc, formol, hàn the, màu công nghiệp sudan... có thể gây ung thư... Theo Bác
sỹ Đặng Huy Quốc Thịnh–Phó giám đốc bệnh viện ung bứu TP Hồ Chí Minh
cho biết: “Trong các nguyên nhân của ung thư, có đến 1/3 loại ung thư là do
vấn đề ăn uống” (8).


Hình ảnh : Theo tư liệu từ nguồn Internet(9)

- Qua tìm hiểu tôi đã điều tra thực tế nhận thức của một số học sinh về tác
hại của vấn đề ăn quà, sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc, không hạn sử
dụng ...Từ đó giáo cho các em học sinh thông qua các buổi sinh hoạt kí túc xá
thứ 7 hàng tuần giúp các bạn học sinh biết về những con số đáng giật mình càng
cho thấy chúng ta thấy sự cần thiết bỏ thói quen ăn quà, nên sử dụng các loại
thực phẩm cân đối, có lợi cho sức khoẻ, đảm bảo đủ cả về lượng và chất, nguồn
thực phẩm rõ ràng về nguồn gốc, đảm bảo về vệ sinh và được nhà trường kiểm
tra thường xuyên và chặt chẽ. Lập đội xung kích theo dõi riêng việ ăn quà của
các bạn học sinh.

Hình ảnh : - Hệ thống nồi hơi đảm bảo cho việc nấu thức ăn
- Lưu mẫu thức ăn của trường

*Giải pháp 5: Nâng cao nhận thức phòng tránh ngộ độc thực phẩm thông
qua việc giáo dục các em tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước sạch, vệ sinh
Xanh - Sạch - Đẹp trường, lớp học, khu nhà ký túc xá, môi trường xung
quanh.
Chúng ta đã biết rằng muốn có thực phẩm sạch thì đầu tiên phải có tổ
chức sản xuất, canh tác sạch trên cơ sở môi trường sạch, nước tưới sạch, công
nghệ sạch, bảo quản sạch, chế biến sạch, vận chuyển tiêu thụ sạch... Đó là quá
Hình ảnh: Giáo vụ trường THCS- Dân Tộc Nội Trú Lang Chánh,Thanh Hóa lập biên bản
trìnhănđể
thựckhông
phẩm
toàn.
khitrường
đó sự phát triển của các ngành
học sinh

quàcóvàđược
bán hàng
rõ an
nguồn
gốcTrong
trong nhà
công nghiệp dẫn đến môi trường ngày càng ô nhiễm ảnh hưởng đến vật nuôi và
cây trồng. Mức độ thực phẩm bị nhiễm bẩn tăng lên. Điều đó cho tháy môi
trường bị ô nhiễm đã ảnh hưởng trực tiếp đến việc sản xuất thực phẩm sạch.
Theo thông tin trong năm 2016 vụ xả thải của nhà máy Formosa đã làm cá bị
chết hàng loạt làm ảnh hưởng đến cuộc sống của 200 nghìn người dân trong đó
có 41 nghìn ngư dân (10), cho thấy thiệt hại kinh tế vô cùng to lớn. Môi trường
nước bị nhiễm độc dẫn đến nguồn thực phẩm bị cạn kiệt hoặc không thể sử
dụng được hoặc nhiễm độc tố không thể dùng được trong thời gian dài. Điều
này càng cho thấy môi trường có tác động trực tiếp đến nguồn thực phẩm của

12


chúng ta. Bên cạnh đó nước bị nhiễm độc, ô nhiễm có thể gây ra những bệnh rất
nghiêm trọng về thận, hoặc ung thư.
Ngoài việc tưới tiêu cho canh tác, chúng ta đã biết nước có vai trò không
thể thiếu đối với cơ thể con người. Chức năng đầu tiên của nước đối với cơ thể
sống là đào thải các chất cặn bã: Nước loại bỏ các độc tố khỏi cơ thể, nước là
nuôi dưỡng tế bào, nước ổn định nhiệt độ cơ thể, nước chuyển hoá và tham gia
trao đổi chất. Nước chiếm hơn 70 phần trăm cơ thể con người.
Vì thế trong những tiết dạy bộ môn vật lý, hóa học, sinh học, địa lý, công
nghệ... giáo viên nên lồng ghép các vấn đề bảo vệ môi trường ứng phó với biến
đổi khí hậu trong đó có việc bảo vệ nguồn nước sạch. Đồng thời tổ chức các
cuộc thi về môi trường, bảo vệ nguồn nước, các buổi nói chuyện ngoại khóa

nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của học sinh trong vấn đề về vệ sinh an toàn
thực phẩm với việc bảo vệ nguồn nước như:
- Giáo viên chủ nhiệm phối hợp với các đồng chí cấp dưỡng nhắc nhở
học sinh kí túc xá chỉ nên sử dụng nước sạch: Không nên dùng các loại nước
ngọt, nước đóng chai không rõ nguồn gốc xuất xứ, nên sử dụng nguồn nước từ
hệ thống nước lọc của nhà trường.
Hinh ảnh: Học sinh lấy nước từ hệ Thống nước sạch phục vụ học sinh trường THCS- Dân
Tộc Nội Trú Lang Chánh, Thanh Hóa.

- Giáo dục cho các em ý thức bảo vệ môi trường: Qua tìm hiểu trên địa
bàn huyện Lang Chánh với những thông tin thực tế về vụ việc xả thải trái quy
định tại sông Âm Lang Chánh tôi đã tổ chức các buổi thảo luận trong buổi sinh
hoạt kí túc xá hàng tuần nhằm giúp các bạn học sinh bày tỏ quan điểm cũng như
sự phản đối việc xả thải ra môi trường làm ô nhiễm nguồn nước. Đồng thời giúp
các bạn hiểu rằng nguồn nước sạch ngày càng bị khan hiếm và bị ô nhiễm do
những thói quen không tốt của chúng ta. phải báo với cơ quan chức năng nếu
thấy hành vi xả chất cấm ra môi trường nhằm giữ gìn nguồn nước sạch.

Hình ảnh: Hội thi rung chuông vàng tìm
hiểu lao
về nước
và vệquan
sinh kí
môi
- Giáo viên chủ nhiệm tổ chức cho học sinh
động sạch
tạo cảnh
túc
Lang Chánh- Thanh Hoá do nước sông bị
xá, trường học xanh, sạch, đẹp: Trồng cây xanh

để của
giữ học
nước
trường
sinh trường THCS
nhiễm độc (11)
Dân Tộc nội trú Lang Chánh, Thanh
Hình ảnh: Cá chết trên sông Âm Huyện

Hình ảnh: Cải tạo khuôn viên xanh- sạch – đẹp
của thầy trò trường THCS Dân tộc Nội Trú Lang Chánh, Thanh Hoá.

- Giáo viên củ nhiệm lớp 9 phối hợp với đoàn thanh niên tổ chức cho các
em học sinh kí túc xá đi dọn dẹp nghĩa trang liệt sỹ nhằm giáo dục cho các em

13


sự biết ơn với những người đã hy sinh cho tổ quốc chỉ bằng những việc làm nhỏ
bé đồng thời tạo cảnh quan môi trường xanh, sạch đẹp.
Hình ảnh: Học sinh trường THCS Dân tộc Nội Trú
quét dọn nghĩa trang liệt sĩ huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa.

- Lớp trực ban thường xuyên trực phân loại rác, nhà trường tổ chức cuộc
thi làm thùng thông minh: Thông qua hoạt động này học sinh hiểu được sự
cần thiết phải phân loại rác thải nhằm hạn chế việc ô nhiễm ra môi trường cũng
như ô nhiễm nguồn nước. Bởi các nhóm thực phẩm chúng ta sử dụng được sản
xuất trên nguồn đất và môi trường ô nhiễm sẽ không tốt cho chất lượng sản
phẩm.
Hình ảnh: Các em học sinh lớp 8A đang

phân loại rác thải.

Hình ảnh : Thùng rác thông minh của
các bạn học sinh lớp 9B

- Tổ chức cho các em học sinh giúp đỡ các cô nhà ăn những ngày nghỉ
cuối tuần: Bản thân các em là học sinh trường THCS – Dân Tộc Nội Trú các em
đã cùng nhau tham gia nấu ăn cùng với các cô cấp dưỡng bằng các việc làm cụ
thể như: Nhặt rau, rửa rau. Đánh chùi soong nồi, lau nhà ăn...
Hình ảnh: Học sinh lớp 7A, 7B nhặt rau
giúp cô cấp dưỡng

Hình ảnh: Quan sát học tập cách chế
biến món ăn

- Nâng cao nhận thức phòng tránh ngộ độc thực phẩm thông qua việc trồng
rau quả sạch.
Để đảm bảo an toàn thực phẩm hàng ngày, đoàn thanh niên tổ chức cho
các em trồng thêm các loại rau xanh trên quỹ đất nhà trường, vừa có những bữa
ăn sạch, không thuốc bảo vệ thực vật, không có thuốc trừ sâu. Đồng thời tạo sự
gắn bó đoàn kết, chia sẻ những kinh nghiệm, những kỹ năng để từ đó tạo cho
bản thân những thói quen tốt trong việc sử dụng những thực phẩm an toàn, đảm
bảo không bị ngộ độc thực phẩm.
Hình ảnh: Các bạn học sinh trường THCS Dân tộc Nội trú nhổ cỏ và tưới rau, thu hoạch
rau

*Giải pháp 6: Chia sẻ thông tin, kiến thức đến với gia đình và địa phương
nơi cư trú hoặc trên các trang web, mạng xã hội:
Từ những kiến thức được học trong nhà trường, tôi nghĩ cần tạo cho các
em có những việc làm thực tế để học hỏi kinh nghiệm, tạo cho các em được trải

nghiệm thực tế là việc làm kích thích sự ham muốn học tập cho các em, giúp

14


cho các em được vận dụng kiến thức ấy vào thực tiến nhằm hình thành một số
kỹ năng phục vụ cho việc phòng tránh ngộ độc thực phẩm. Do đó tôi đã tổ chức
các hoạt động cụ thể sau:
- Hoạt động 1: Giáo viên chủ nhiệm tổ chức cho học sinh tham quan
thực tế nhằm học hỏi kinh nghiệm
Tôi đã tìm hiểu liên hệ ở địa phương tham quan mô hình trồng và sản
xuất rau an toàn, trang trại chăn nuôi lợn sạch, kinh nghiệm làm kẹo nhãn an
toàn. Từ đó tổ chức cho các em học sinh kí túc xá tham quan mô hình nhằm
giúp các bạn có những kiến thức nhất định và tuyên truyền về địa phương nơi
các em sinh sống.
Hình ảnh : Khu nhà lưới sản xuất rau, củ, quả và chăn nuôi lợn an toàn tại gia đình ông Lê
Đức Chương Bản Trải 2 Thị trấn-huyện Lang Chánh- tỉnh Thanh Hoá

Hình ảnh : Gặp gỡ Chị Lê Thị Dần tham quan học hỏi
nghề làm kẹo nhãn truyền thống gia đình chị tại huyện Lang Chánh- tỉnh Thanh Hóa

Hoạt động 2: Chia sẻ qua các trang mạng:
- Chia sẻ các hoạt động, những thông điệp cũng như những kiến thứcnhất
định về vệ sinh an toàn thực phẩm trên trang web của nhà trường, trên trường
học kết nối với mong muốn nhận những ý kiến đóng góp, phản hồi để các giải
pháp trên được thực hiện một cách rộng rãi, bền vững và liên tục.

Hình ảnh: Trang chủ của trang web trườnghọc kết nối.

2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với

bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
*Đối với hoạt động giáo dục, bản thân, đồng nghiệp và trường THCS
Dân tộc Nội trú:
Qua quá trình hoạt động tích cực nhằm giải quyết tình huống nâng cao ý
thức và hình thành kỹ năng phòng tránh ngộ độc thực phẩm cho học sinh kí túc
xá trường THCS Dân tộc Nội trú Lang Chánh, tôi nhận thấy rằng việc làm này
đã mang lại cho bản thân tôi và đồng nghiệp cũng như nhà trường rất nhiều
những thành công nhất đinh. Đó là phòng tránh được tình rạng ngộ đeoọc thực
phẩm cho học sinh nhà trường, mang lại cho tôi những kiến thức sâu rộng,
những bài học bổ ích, ý nghĩa, những tình cảm thân thiện mà các các đồng
nghiệp, phụ huynh học sinh...Điều đó đã trở thành niềm khích lệ cho tôi tiếp tục

15


nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống giúp các em học sinh sống có
ích, có trách nhiệm với gia đình, thầy cô, bạn bè và xã hội. Bản thân tôi nhận
thấy ý thức và hành động của các em đã thay đổi: Thay đổi những hành vi chưa
tốt để sống tốt hơn, thay đổi để bắt kịp với xu thế của thời đại, thay đổi để hy
vọng đóng góp một phần công sức để “hàn gắn thế giới”.
Có một câu nói rất hay: “ Mỗi năm vứt bỏ một thói quen xấu, rồi sẽ đến
lúc khiến ngay cả những người tồi tệ nhất cũng trở nên tốt đẹp” Tất cả những
hành vi mà ta muốn thay đổi cần phải có sự nỗ lực và có kế hoạch thực hiện và
quan trọng hơn là sự hỗ trợ giúp đỡ của tất cả mọi người trong đó có chúng ta.
Vì thế tôi cho rằng việc nghiên cứu đề tài thực tế này đã đem đến những ý nghĩa
hết sức quan trọng:
*Đối với học sinh kí túc xá trường THCS Dân tộc Nội trú:
- Bảo vệ sức khỏe và tính mạng của các em học sinh .
- Các em nhận thấy chính bản thân các em là người được mở mang tầm
hiểu biết về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Từ việc vận dụng các kiến thức

liên môn của các môn học có liên quan để giải quyết tình huống chúng em được
trải nghiệm trong thực tế, gắn lí thuyết với thực hành nên càng cảm thấy yêu
thích môn học hơn, học tập hiệu quả hơn, giúp việc chiếm lĩnh kiến thức sâu
hơn.
- Giúp các em sống ý nghĩa hơn, có trách nhiệm hơn, trân trọng sự chăm
sóc nuôi dưỡng của cha mẹ, thầy cô và sự quan tâm của bạn bè.
- Thông qua đó giúp các em học sinh vận dụng được những kiến thức, kỹ
năng vào cuộc sống thực tiễn như: Kỹ năng phân tích, kỹ năng từ chối, kỹ năng
quan sát, phân tích, thuyết trình, giao tiếp.... Đặc biệt hình thành cho các em
năng lực giải quyết vấn đề, làm việc khoa học phát huy năng lực sở trường của
các nhân.
* Đối với xã hội:
- Qua việc nghiên cứu và phát triển ứng dụng đề tài đã góp phần vào việc
thúc đẩy sự tham gia của gia đình, cộng đồng vào công tác giáo dục bảo vệ môi
trường, bảo vệ sức khỏe của cộng đồng xã hội. Bởi nếu có ý thức và thói quen
sử dụng thực phẩm an toàn, mỗi người trong xã hội trong đó có trẻ em sẽ:
- Phát triển tốt về thể chất, tránh được bệnh tật, đặc biệt là bệnh hiểm
nghèo do ăn uống phải thực phẩm không an toàn gây nên.
- Sống khỏe, bảo vệ giống nòi.
- Hiệu quả phát triển kinh tế, thương mại, du lịch và an sinh xã hội. Đảm
bảo an toàn thực phẩm góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội,
xoá đói giảm nghèo và hội nhập quốc tế.
3. Kết luận, kiến nghị
Sau khi ứng dụng đề tài này vào thực tiễn trường THCS Dân tộc Nội trú
Lang Chánh, tôi thấy rằng nhận thức của các em học sinh kí túc xá đã có sự thay

16


đổi tích cực. Các em đã có được những kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm,

phòng tránh ngộ độc thực phẩm. Đồng thời qua các hoạt động ngoại khóa đó đã
giúp các em hình thành những kỹ năng sống giúp cho các em sống vui vẻ, tự
tin, khỏe mạnh, đặc biệt là tạo cơ hội để các em vận dụng những kiến thức đã
học vào thực tiễn đời sống. Kết quả áp dụng đề tài đã thu được những kết quả
rất khả quan. Cụ thể như sau:
KẾT QUẢ KIỂM TRA NHẬN THỨC HỌC SINH VỀ VẤN ĐỀ NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM

Trước khi áp dụng

Khối

7

Sau khi áp dụng



Số HS

Số HS

Số HS

số

nhận thức

nhận thức

nhận thức


chưa đúng

đúng

chưa đúng

63

SL

%

SL

%

SL

%

50

79,4

13

20,6

60


95,2

Số HS
nhận
thức

Thời gian
nghiên cứu và
áp dụng

đúng
SL % Từ tháng
9/2016 đến
3 4.8
tháng 4/2017

Trên đây là những việc làm và hành động thiết thực mà tôi đã thực hiện,
hy vọng sẽ góp phần vào việc "Nâng cao nhận thức phòng tránh ngộ dộc thực
phẩm cho học sinh ký túc xá trường THCS Dân Tộc Nội Trú LangChánh”.
Rất mong Thầy cô và mọi người hãy cùng ủng hộ góp ý cho bài viết này ngày
càng hoàn thiện hơn và có thể được ứng dụng rộng rãi hơn nữa. Tôi xin chân
thành cảm ơn.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 10 tháng 4 năm 2017
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.


Lưu Thị Thanh

DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ
CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Lưu Thị Thanh

17


Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THCS Dân tộc Nội trú Lang Chánh
Kết quả
Cấp đánh
đánh giá
giá xếp loại
TT
Tên đề tài SKKN
xếp loại
(Phòng, Sở,
(A, B,
Tỉnh...)
hoặc C)
Hướng dẫn học sinh kẻ thêm
1.
Phòng
đường kẻ phụ giải một suố bài
A
GD&ĐT

2.

toán hình học 8
Một số bài toán và phương pháp

3.

giải phương trình nghiệm nguyên
Sử dụng sơ đồ tư duy rèn luyện tư
duy lôgics cho học sinh thông qua
việc giải một số bài tập chương I

4.

Năm học
đánh giá xếp
loại

2006-2007

Phòng
GD&ĐT

A

2008-2009

Sở GD&ĐT

B


2011-2012

Phòng
GD&ĐT

B

2014-2015

môn vật lý 9
Sử dụng công nghệ thông tin hỗ
trợ giáo dục bảo vệ môi trường
ứng phó với biến đổi khí hâu trong
môn vật lý THCS

* Liệt kê tên đề tài theo thứ tự năm học, kể từ khi tác giả được tuyển dụng vào
Ngành cho đến thời điểm hiện tại.
----------------------------------------------------

TÀI LIỆU THAM KHẢO VÀ CHÚ DẪN
1. Tài liệu tham khảo
- Tài liệu nâng cao năng lực tổ chức và quản lý các hoạt động giáo dục trong
trường phổ thông dân tộc nội trú – nhà xuất bản giáo dục năm 2013
- Tài liệu trên các trang mạng, báo đài....
2. Chú dẫn
(1) Trang 6- Từ nguồn:
/>
18



(2) Trang 6- Từ nguồn:
/>
(3)Trang 7 - Từ nguồn:
/>(4)Trag 7 - Từ nguồn:
/>
(5) Trang 8- Từ nguồn:
/>
(6)Trang 9 - Từ nguồn: />
(7)Trang12 - Từ nguồn:
/>
(8)Trang14 - Từ nguồn:
/>
(9)Trang14 - Từ nguồn: />
(10)Trang15 - Từ nguồn:
/>%A1t_%E1%BB%9F_Vi%E1%BB%87t_Nam_n%C4%83m_2016

(11)Trang16 - Từ nguồn:
/>
19


20



×