Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

(SKKN 2022) Một số giải pháp trong việc giáo dục học sinh chậm tiến tại trường THPT Quảng Xương 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.46 KB, 17 trang )

TÊN ĐỀ TÀI:
MỘT SỐ GIẢI PHÁP TRONG VIỆC GIÁO DỤC HỌC SINH CHẬM TIẾN
TẠI TRƯỜNG THPT QUẢNG XƯƠNG 4
PHẦN THỨ NHẤT: MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài:
Ngày nay cuộc sống đa dạng, xã hội phức tạp thông tin bùng nổ phương tiện
phong phú và nhiều người đã muốn cơ học hố q trình hình thành phát triển nhân
cách . Do đó phải hiểu rằng bản chất của q trình giáo dục là tổ chức toàn bộ cuộc
sống, toàn bộ hoạt động học tập vui chơi giải trí cho học sinh, tạo điều kiện thuận
lợi tối ưu để tiềm năng của mỗi người được phát triển dưới sự điều khiển có chủ
định của nhà sư phạm mà nhất là người giáo viên chủ nhiệm lớp. Tuy nhiên thực
trạng gần đây có nhiều học sinh sa vào tệ nạn xã hội và bạo lực học đường…. do
nhiều nguyên nhân. Vì vậy việc nghiên cứu và áp dụng “Một số giải pháp giáo
dục học sinh chậm tiến” trong công tác chủ nhiệm sẽ giúp cho giáo viên chủ
nhiệm thực hiện tốt vai trị quản lý, giáo dục của mình. Làm cho hiệu quả giáo
dục mang tính chất thiết thực hơn, chất lượng hơn.
2. Mục đích nghiên cứu.
Ở đề tài này tơi muốn trình bày nguyên nhân dẫn đến hiện tượng học sinh
chậm tiến trong lớp chủ nhiệm, hướng khắc phục với từng đối tượng học sinh,
thông qua kinh nghiệm và giải pháp nhỏ trong q trình làm cơng tác chủ nhiệm ở
trường THPT Quảng xương 4 của tôi.
3. Đối tượng nghiên cứu : Lớp 12C1 Trường THPT Quảng xương 4.
4. Phương pháp nghiên cứu : phân tích, so sánh…
5. Những điểm mới của sáng kiến:
- Giúp giáo viên chủ nhiệm lớp có điều kiện gần gũi với học sinh, hiểu biết,
thông cảm với học sinh để từ đó giáo dục các em ngày càng tốt hơn.
- Học sinh khơng cịn tâm lí e ngại khi tiếp xúc với giáo viên chủ nhiệm lớp,
tạo điều kiện để các em phát huy tối đa những khả năng vốn có của mình trong học
tập cũng như trong các hoạt động của lớp, của trường.
- Tạo được chuyển biến tích cực về nhận thức cho phụ huynh trong cơng tác
giáo dục học sinh. Có mối quan hệ chặt chẽ giữa giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh


thông qua việc thiết lập kênh thông tin như: điện thoại, sổ liên lạc điện tử…để trao
đổi các thông tin kịp thời về công tác giáo dục học sinh đôi với các phụ huynh, hộ
gia đình đi làm ăn xa nhà. Hình thành thói quen cho phụ huynh thường xun quan
tâm, tạo điều kiện thuận lợi để học sinh học tập tốt.
1


PHẦN THỨ HAI: NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Sinh thời, Bác Hồ luôn coi trọng cái đức của con người. Bác từng nói “Cái
đức như gốc của cây, như ngọn nguồn của sông suối”. Điều này cho thấy việc giáo
dục hạnh kiểm cho học sinh THPT nhất là học sinh chậm tiến thật sự là một công
việc vô cùng quan trọng trong sự nghiệp giáo dục của nhà giáo. Trong công tác chủ
nhiệm, hiệu quả của công tác giáo dục đạt đến mức độ nào hoàn toàn phụ thuộc vào
kết quả giáo dục hạnh kiểm cho học sinh chậm tiến trong một năm học của một lớp
học mà giáo viên đảm nhiệm. Lớp học có những học sinh nghịch ngợm, trốn học,
gây gỗ, đánh nhau, mê game... mà giáo viên khơng quan tâm thì việc học tập của
các em ngày càng giảm sút, thậm chí dẫn đến bỏ học, sa vào những tệ nạn xã hội.
Thật vậy, việc giáo dục các đối tượng học sinh chậm tiến, chúng ta phải tìm ra
những giải pháp phù hợp. Định hướng đúng đắn cho các em trong các hoạt động
giáo dục. Chúng ta không thể áp dụng cách thức giáo dục của trung học phổ thông
giống như trung học cơ sở, tiểu học. Có như vậy thì chúng ta mới có thể giáo dục
học sinh một cách đúng đắn nhất về nhân cách cũng như nhận thức của học sinh
trong từng giai đoạn phát triển. Tuy nhiên trong mỗi giai đoạn phát triển khác nhau
của học sinh chúng ta cũng không thể áp dụng một cách cứng nhắc, rập khuôn mà
tùy thuộc vào từng đối tượng học sinh mà người làm công tác chủ nhiệm có những
cách thức giáo dục thích hợp nhất cho các em. Để các em có thể phát triển một cách
hài hòa trong học tập, nhận thức và hành vi đúng đắn của mình thì địi hỏi người
giáo viên phải phát huy được vai trị của mình trong cơng tác chủ nhiệm lớp:
- Vai trò của giáo viên chủ nhiệm.

+ Giáo viên chủ nhiệm là người thay mặt Hiệu trưởng chịu trách nhiệm tổ chức,
quản lí tồn diện chất lượng học sinh của một lớp. Như vậy Giáo viên chủ nhiệm
phải trực tiếp quản lí tồn diện học sinh của lớp mình, cơng tác quản lí ấy cụ thể là
nắm bắt hoàn cảnh, điều kiện sống, tác động của gia đình đối với học sinh.
+ Hiểu biết đặc điểm tâm sinh lí, trình độ nhận thức, năng lực hoạt động,
hứng thú sở thích của từng học sinh.
+ Nắm vững mục tiêu chương trình giáo dục, cấp học và khả năng thực hiện
mục tiêu đó của lớp mình. Hơn nữa người giáo viên chủ nhiệm là cầu nối trong
việc thu nhận thông tin từ Ban giám hiệu với tập thể lớp, từ gia đình - nhà trường.
Nhưng khi truyền đạt thông tin không được dùng mệnh lệnh mà bằng sự thuyết
phục và cảm hoá, gương mẫu giúp cho từng học sinh chấp nhận từng điều kiện giáo
dục của nhà trường một cách tự nguyện, tự giác từ đó mà họ biến yêu cầu đòi hỏi
kế hoạch của nhà trường thành nhu cầu hành động của cả lớp cũng như của từng
học sinh.
+ Với tư cách là giáo viên chủ nhiệm phải là người tập hợp ý kiến, nguyện
vọng của từng học sinh phản ánh với hiệu trưởng, với các tổ chức giáo dục, với các
2


giáo viên bộ mơn để kịp thời xử lí một cách khách quan công bằng những băn
khoăn của học sinh lớp mình.
+ Giáo viên chủ nhiệm cịn là người cố vấn, tổ chức các hoạt động tự quản
cho học sinh lớp mình. Học sinh Trung học phổ thơng là con người ở lứa tuổi cuối
thiếu niên và đầu thanh niên, lứa tuổi này đang tự khẳng định mình, giàu ước mơ,
bước đầu có kinh nghiệm sống, có khả năng tự quản, biết tổ chức hoạt động tập thể
nhưng vẫn là cái lứa tuổi cái mong muốn lớn hơn khả năng. Muốn khẳng định mình
nhưng chưa đủ độ chín về mặt kinh nghiệm, về vốn tri thức. Vì vậy khi có thành
cơng thì họ dễ bốc đồng tự tin, khi thất bại thì dễ dao động niềm tin giảm sút. Thế
nên chức năng cố vấn của giáo viên chủ nhiệm có ý nghĩa quan trọng nhất để phát
huy tính tự giác tích cực của học sinh nói chung và học sinh chậm tiến nói riêng.

- Học sinh chậm tiến: thường là chỉ những học sinh có những thái độ, hành
vi khơng phù hợp với giá trị, nội quy truyền thống của tập thể, khơng thực hiện trịn
bổn phận và trách nhiệm của người học sinh, hoặc thiếu văn hoá, đạo đức trong
quan hệ ứng xử với mọi người, đồng thời không có động cơ học nên kết quả học
tập yếu, kém… được lặp lại thường xuyên.
- Ý nghĩa của việc giáo dục học sinh chậm tiến.
Giáo dục học sinh chậm tiến trở thành những học sinh tốt là một trong những
nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm nói riêng và của trường học nói chung. Đó là
một trong những nhiệm vụ khó khăn nhất nhưng lại có ý nghĩa hết sức to lớn đối
với bản thân học sinh chậm tiến, tập thể lớp, gia đình và xã hội. Đối với xã hội
thành công trong việc giáo dục học sinh chậm tiến sẽ góp phần quan trọng trong
việc giữ gìn an ninh trật tự xã hội và cung cấp cho xã hội những cơng dân tốt. Đối
với gia đình giáo dục học sinh chậm tiến sẽ đem lại nguồn hạnh phúc lớn lao cho
người làm cha, làm mẹ, giúp họ tránh được nỗi bất hạnh lớn nhất là con cái hư
hỏng, sa đà nghiện ngập, trộm cắp… Đối với tập thể lớp đó là điều kiện đảm bảo
cho lớp ổn định, trật tự nề nếp, các thành viên trong lớp sẽ cùng nhau tu dưỡng đạo
đức và học tập đạt kết quả cao, khơng cịn hiện tượng “con sâu làm dầu nồi canh”.
Đối với nhà trường việc giáo dục học sinh chậm tiến góp phần thành cơng trong sự
nghiệp “trồng người”.
Chính vì những thực tế trên, tôi đã chú trọng trong công tác giáo dục học
sinh chậm tiến giúp các em có cơ hội hồ nhập. Bước đầu tơi cũng đã thành cơng
và góp phần khẳng định chất lượng giáo dục của nhà trường.
2. Thực trạng vấn đề.
2.1 Thực trạng chung.
Sau nhiều năm làm công tác chủ nhiệm, tôi nhận thấy rằng việc giáo dục
học sinh chậm tiến có hiệu quả là một trong những mục tiêu quan trọng góp phần
nâng cao chất lượng giáo dục ở trường THPT hiện nay. Trong nhiều năm làm công
tác chủ nhiệm, tôi đã từng bắt gặp những tình huống gay cấn, những sai phạm, vi
3



phạm ở lớp, ở trường, ở gia đình do những học sinh chậm tiến gây ra. Một thực
trạng nữa là các em học yếu, dễ bị bạn bè lôi cuốn, cám dỗ, sa vào “bóng đen”
ngồi xã hội như : game, rượu chè, bài bạc, gây rối, đánh nhau, kể cả trộm cắp, ma
túy…. Các em dễ bị lợi dụng, tiếp tay cho những hành vi xấu, những thói quen xấu
khiến các em thờ ơ với việc học, trốn học, bỏ giờ. Nếu như khơng có biện pháp
thích hợp để ngăn chặn và uốn nắn kịp thời thì nguy cơ bỏ học của học sinh chậm
tiến sẽ xảy ra. Không những vậy mà tình trạng này cịn ảnh hưởng xấu đến nề nếp
học tập của lớp, ảnh hưởng đến quá trình giáo dục của nhà trường. Thực tế cho thấy
rất nhiều phụ huynh ở xa địa bàn trường học, ít có thời gian theo dõi việc học tập
của con nên khơng biết con mình học tập, quan hệ với bạn bè như thế nào ?. Đây
cũng là một trong những nguyên nhân làm cho học sinh chậm tiến lại càng chậm
tiến hơn. Vậy làm thế nào để quản lý các em tốt nhất, để từng bước giáo dục các
em học sinh chậm tiến, ngày càng tiến bộ về mọi mặt là điều mà tôi luôn trăn trở,
suy nghĩ và từ những kinh nghiệm sau nhiều năm làm công tác chủ nhiệm. Tôi đã
áp dụng “Một số biện pháp giáo dục học sinh chậm tiến” nhằm khắc phục, hạn chế
những khuyết điểm cho các em, định hướng đúng đắn những hành vi, những chuẩn
mực cần phải có ở học sinh cấp THPT.
2.2. Nguyên nhân của những thực trạng
* Tác động của cộng đồng
- Cộng đồng là nơi học sinh đang sống đó là thơn xóm, làng xã, phố phường,
bản mường…
- Đó là khoảng không gian đầy ắp mối liên hệ và quan hệ: anh, em, làng
xóm, chủng tộc … với những đặc điểm sống, cách ăn ở phong tục, tập quán có
những đặc thù riêng thể hiện qua tiếng nói, cách sinh hoạt, truyền thống giao tiếp,
lễ hội …
- Do vậy mà cộng đồng giữ một vai trò rất quan trọng. Vì đó là mơi trường
gần gũi quen thuộc. Nó ghi đậm dấu ấn tuổi thơ và cả quá trình trưởng thành phát
triển của mỗi con người.
Đứng trước sự phát triển khơng ngừng của nền kinh tế - chính trị nó cũng tồn

tại nhiều mặt trái của nền kinh tế thị trường dẫn tới nhiều tệ nạn, thường xuyên diễn
ra khắp mọi nơi, mọi lúc, như cờ bạc, trấn lột, nghiện hút… đã ảnh hưởng không
nhỏ đến thanh thiếu niên trong nhà trường.
* Ảnh hưởng của gia đình.
- Trong mọi mối quan hệ xã hội về không gian dù trực tiếp hay gián tiếp gia
đình với đúng nghĩa là quan hệ chủ yếu, quan trọng nhất chi phối các quan hệ khác
nhau của xã hội. Vì thế con người sống ở đâu làm việc gì ? sợi dây tình cảm bố mẹ,
con cái… vẫn là nhắc nhở thôi thúc và là động lực thúc đẩy cho mỗi người hoàn
thiện nhân cách.
- Gia đình ảnh hưởng có thể theo hai chiều khác nhau:
4


+ Một gia đình tốt thực sự là mơi trường giáo dục, trong gia đình cha mẹ vừa
là người sinh thành, vừa là thầy cô giáo, tức là những nhà sư phạm đầu tiên của tuổi
thơ sẽ tạo ra dấu ấn ban đầu trong tình cảm đậm nét khắc sâu vào tâm khảm và sẽ là
động lực vô biên để tạo ra những sáng tạo thông minh bản lĩnh trong cuộc đấu
tranh chống lại mọi điều trái.
+ Một gia đình không tốt sẽ tạo ra những tiêu cực, sai lầm đi đến tội phạm
cho con cái.Với mỗi con người ảnh hưởng của gia đình sẽ tạo dựng những phẩm
chất, nhân cách ngay từ tuổi thơ. Hơn nữa thực tế cho thấy nhiều gia đình có kinh
tế khá giả thường nng chiều, chăm chút con cái của mình quá mức, dẫn tới con
cái lười học, ỉ thế không chịu cố gắng, phấn đấu, thậm chí cịn có tư tưởng chơi bời,
nghiện hút, chống đối lại mọi nội quy, quy định của trường, của lớp, xem thường
lời cha mẹ, thầy cô. Lại có những gia đình vì kinh tế khó khăn, đơng con nghèo đói,
sự hiểu biết văn hố hạn chế dẫn tới tình trạng con cái bỏ học giữa chừng để phụ
giúp gia đình làm kinh tế dẫn tới trình độ học vấn thấp ở thanh thiếu niên, đó cũng
là nguyên nhân dẫn tới hiện tượng học sinh chậm tiến trong các nhà trường, và là
mấu chốt xảy ra các tệ nạn xã hội hiện nay.
* Nhà trường

+ Trường Trung học phổ thông quảng xương 4 là ngôi trường luôn đi đầu
trong công tác giáo dục nề nếp học sinh. Là ngơi trường thực sự thân thiện tích cực
với mỗi học sinh “mỗi ngày đến trường là một niềm vui” như lời các em học sinh
đã tâm sự. Học sinh không chỉ lĩnh hội được tri thức mà còn được vui chơi giải trí
với nhiều hoạt động bổ ích như : kéo co, đá cầu, giao lưu văn học giữa các lớp…
Đặc biệt là Hội Tìm hiểu Pháp luật hay thi tìm kiếm tài năng… là sân chơi bổ ích
và lí thú nhất để học sinh phát huy năng lực cá nhân và sự hiểu biết của mình hồ
đồng với bạn bè, tập thể.
+ Bên cạnh việc trang bị cho học sinh những tri thức trường cịn ln trú
trọng đến việc rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh, hướng nghiệp, hướng nghề để
học sinh có kiến thức, kinh nghiệm ngay từ lúc còn ngồi trên nhế nhà trường.
+ Một số xã thuộc vùng tuyển sinh của nhà trường do điều kiện kinh tế vùng
bãi ngang ven biển khó khăn, thu nhập chủ yếu là nghề chài lưới, mưu sinh vất vả,
bấp bênh lúc phong ba bão táp thu nhập không ổn định…. Nên bố mẹ thường
xuyên đi làm ăn xa, hầu như các em chỉ ở nhà với ông bà già yếu, thậm chí ở nhà
một mình dẫn tới học sinh sớm làm “chủ” trong cuộc sống như tự giữ một khoản
tiền, tự chi tiêu mua bán mà khơng có kế hoạch, mua bán thoả sức, thậm chí cịn
lạm dụng những đồng tiền vào những việc vổ bổ: chơi bi a, nghiện internet, cờ bạc,
cá độ bóng…
2.3. Thực trạng học sinh ở lớp 12C1
+ Hoàn cảnh : Địa bàn nơi các em sinh sống thuộc vùng bãi ngang ven biển
khó khăn về điều kiện kinh tế, trình độ dân trí thấp, những trị chơi giải trí mang
5


tính trí tuệ ít. Khiến các em sớm thâm nhập vào những trị chơi thiếu tính lành
mạnh.
+ Năng lực: Chưa có khẳ năng nhận thức, nhu cầu, động cơ học tập và rèn
luyện vì ngày mai lập nghiệp.
2.4. Đặc điểm tâm sinh lí học sinh và trách nhiệm của GVCN

* Đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi học sinh THPT.
Học sinh trung học phổ thông là lứa tuổi 16 - 18, lứa tuổi hồn nhiên tươi đẹp
nhất. Song lứa tuổi này phức tạp trong suy nghĩ và hành động. Đó là lứa tuổi mà
người lớn trẻ con có khoảng cách rất gần, tập làm người lớn, muốn được tôn trọng,
khẳng định chính kiến của mình. Ở độ tuổi này người ta còn gọi là “tuổi nổi loạn,
tuổi ổi ương hay chín chưa đều… ”. Bởi vậy ở lứa tuổi này thầy cơ, các bậc phụ
huynh phải có cách xử lí khéo léo, tế nhị để hướng dẫn các em một cách sáng suốt.
* Trách nhiệm của giáo viên.
- Xây dựng môi trường học tập thân thiện, xây dựng ý thức tư tưởng rõ ràng
cho từng học sinh, khiến các em tin tưởng chia sẻ những khó khăn, vướng mắc.
- Thường xuyên đánh giá, động viên, khen, chê kịp thời, đúng người, đúng
việc.
- Trước những khuyết điểm của học sinh không nên vội vàng ra quyết định
trừng phạt ngay mà cần tìm hiểu vấn đề một cách thấu đáo.
3. Những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở những học sinh
chậm tiến.
3.1. Những trường hợp học sinh chậm tiến ở lớp 12C1 và cách giải quyết .
a. Trường hợp thứ nhất.
* Trường hợp: Học sinh Nguyễn Văn Thiện.
- Hoàn cảnh gia đình : Bố từng là tù nhân, mẹ làm nghề tự do thường xuyên
làm ăn buôn bán xa nhà. Thiện từ nhỏ đã phải ở với ông bà nội già yếu.
- Bản thân học sinh này có năng khiếu mĩ thuật, ca hát đặc biệt em học rất
giỏi môn Sinh học… với những năng khiếu bẩm sinh như thế nếu như Thiện sống
trong một gia đình có tình u thương chăm sóc của cha mẹ, người thân thì năng
khiếu ấy sớm trở thành tài năng và được phát triển. Nhưng đổi lại những năng
khiếu vốn có ấy là một Nguyễn Văn Thiện ham chơi bỏ bê công việc học tập sa vào
các tệ nạn như nghiện Internet, thường xuyên bỏ giờ đàn đúm giao lưu với bạn bè ở
ngồi trường. Thậm chí Thiện cịn có thái độ thách thức, bất cần khi bạn bè trong
lớp và thầy cô nhắc nhở. Trong các giờ học Thiện tự do làm những điều mà mình
thích như hát trong giờ học, trêu chọc bạn… gây ảnh hưởng đến việc học tập của

học sinh khác và gây ức chế cho giáo viên khi giảng dạy. Khi giáo viên chủ nhiệm
6


yêu cầu mời phụ huynh đến trường để trao đổi về việc học tập và hành vi, thái độ
của Thiện thì bạn giấu khơng cho phụ huynh biết. Với sự cương quyết của giáo
viên chủ nhiệm buộc mời bằng được phụ huynh đến trường thì Thiện đã tìm đủ mọi
cách từ chối thậm chí th cả bác lái xe ơm đi họp thay, khi bị phát giác Thiện vẫn
ngoan cố .
* Cách giải quyết:
+ Yêu cầu mời bằng được phụ huynh đến trường để trao đổi về tình hình học
tập của em Thiện.
+ Có sự cam kết của học sinh, phụ huynh với giáo viên chủ nhiệm, Ban giám
hiệu nhà trường về những hành vi, vi phạm của Thiện.
+ Giáo viên chủ nhiệm là sợi dây kết nối giữa gia đình, nhà trường và thường
xun thơng tin một cách kịp thời về kết quả học tập, rèn luyện của học sinh để gia
đình nắm bắt. Bản thân nhiều năm liền làm công tác chủ nhiệm lớp nên những hiện
tượng như học sinh Thiện không phải là ngoại lệ. Bởi thế ít nhiều bản thân cũng
hiểu và nắm bắt được tâm lí của những học sinh chậm tiến như em Thiện. Với
trường hợp của em Thiện sau những buổi học, những giờ dạy tôi thường xuyên đến
nhà Thiện để thăm gia đình em, nắm bắt cụ thể hơn về hồn cảnh gia đình để có sự
chia sẻ kịp thời khiến Thiện có niềm tin, có sự an ủi để thay đổi cách nghĩ và hành
động của mình.
+ Dùng bạn bè trong lớp kể cả bạn bè nơi Thiện sinh sống có trình độ học tập
tốt để giúp đỡ Thiện về học tập, về tình cảm để em có thêm tình u thương, ln
có sự gần gũi hồ đồng. Dù ở trường hay ở nhà em ln có sự đồng cảm, u
thương và sự giúp đỡ của mọi người.
* Kết quả: sau một tháng Thiện tiến bộ rõ rệt trong học tập và trong rèn
luyện, trong những giờ học em chăm chú lắng nghe bài giảng của thầy cô và hăng
say phát phiểu bài. Tham gia các hoạt động đoàn thể một cách tích cực và có ý

nghĩa. Do có năng khiếu ca hát cộng với sự thông minh Thiện đã được Đồn trường
khen thưởng về thành tích hoạt động đồn vào ngày 26/ 3.
b. Trường hợp thứ hai.
* Trường hợp học sinh Phạm văn Thăng.
- Hồn cảnh gia đình: Bố nghiện ma tuý nặng, mẹ làm ăn xa, chị gái là nhân
viên bồi bàn cho một khách sạn ở Hà Nội.
- Bản thân: Thông minh, học được các môn tự nhiên, có năng khiếu dẫn
chương trình trong các tổ chức đồn thể của lớp như chương trình hoạt động ngồi
giờ lên lớp… đam mê ca nhạc, sáng tác thơ, đặc biệt Thăng nhảy hiphop rất đẹp….
Thay vì một Thăng tài năng rực rỡ, rạng ngời là một Thăng lầm lì, ít nói xa lánh
bạn bè, bỏ bê cơng việc học tập, thường xuyên bỏ học chơi game, cá cược các trận
bóng đá giữa các lớp, lừa dối thầy cô và gia đình, thậm chí hay gây gỗ đánh nhau
7


trong trường học…. Khi được giáo viên chủ nhiệm yêu cầu mời phụ huynh em cố
tình lẫn tránh, vịng vo kiếm cớ từ chối, thoái thác những lời đề nghị của giáo viên,
cịn có biểu hiện thách thức ngang tàng, hiếu kì.
* Cách giải quyết.
+ Với đối tượng này tơi đã tế nhị tránh căng thẳng, ức chế cho học sinh, bằng
cách khéo léo trong việc nêu những lỗi vi phạm của Thăng trước tập thể lớp, tránh
nói nhiều về những hành vi sai trái của em. Vì những điều đó đã lặp đi lặp lại rất
nhiều lần mà Thăng cố tình làm để thầy cơ và bạn bè bức xúc, để có cơ hội lấn tiếp.
Nắm bắt được được điều đó tơi đã kiên trì nhẫn nại, bình tĩnh trước những thái độ
của Thăng. Tơi thường tìm gặp Thăng vào thời gian cuối giờ sau những buổi học.
Khi được giáo viên chủ nhiệm gặp riêng ban đầu Thăng lúng túng, e dè nhưng tôi
đã tạo sự thân mật, gần gũi bằng cách khơng nói về những việc sai trái của em ở
lớp học, mà bằng những câu chuyện thăm hỏi về gia đình em, tương lai của em sau
này, sẽ làm gì sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông ? Những câu chuyện đại khái
như thế dần dần tơi đã cảm hố được Thăng, như một giọt nước mát tưới vào tâm

hồn “cằn cỗi” bấy lâu bị lãng quên đã khiến Thăng thay đổi cách nghĩ và hành động
của mình .
+ Dùng tập thể lớp bằng cách tổ chức nhiều hoạt động vui chơi ngay trong
những giờ sinh hoạt lớp và Thăng là nhân vật chính trong những giờ học ấy. Thăng
đã thấy gần gũi hoà đồng với tập thể, thấy mình có ý nghĩa và trách nhiệm hơn.
+ Sau đó tạo niềm tin cho Thăng bằng cách giao cho em quản lí, theo dõi nề
nếp học tập của tổ mình và báo cáo kết quả hàng tuần cho giáo viên chủ nhiệm,
điều đó khiến cho em thấy được vai trị của mình trước tập thể.
* Kết quả: Sau một tuần học Thăng thay đổi hoàn toàn gần gũi, chia sẻ, đoàn
kết với bạn bè, hăng say phát biểu bài nhất là có tinh thần trách nhiệm với tập thể
lớp. Cụ thể khi giao trực nhật cho một thành viên trong tổ nhưng bạn đó đến muộn
Thăng sẵn sàng làm trực nhật hơm đó cho bạn. Đặc biệt là kết quả học tập của em
tiến bộ hẳn, kì thi học kì vừa qua mơn nào em cũng đạt điểm khá trở lên và đạt
danh hiệu học sinh tiên tiến của lớp.
3.2. Giải pháp cụ thể.
- Giải pháp 1: Tăng cường năng lực của giáo viên chủ nhiệm trong công
tác giáo dục.
Để đạt kết quả cao trong việc giáo dục học sinh chậm tiến qua công tác chủ
nhiệm lớp, trước hết mỗi người giáo viên chủ nhiệm cần phải:
+ Giáo viên chủ nhiệm phải là người có cái đầu lạnh và một trái tim nóng, là
người biết thổi sáo vào “trái tim cơ đơn” ấy “ một tình u bao la” để họ có niềm
tin, sự đồng cảm trong cuộc sống.

8


+ Có tình cảm u thương, tơn trọng thật sự đối với học sinh của mình, xem
học trị như là người bạn, vừa gần gũi, yêu thương, quan tâm vừa đáng tin cậy. Phải
biết chia sẻ mọi tâm tư tình cảm và đặc biệt phải nắm được hoàn cảnh gia đình, suy
nghĩ, hành động của các em để có hướng giáo dục cụ thể.

+ Ngoài tri thức và tài năng sư phạm, cần có lịng vị tha, biết u thương và
q trọng học sinh của mình, có lối sống lành mạnh để làm gương cho học sinh noi
theo bởi làm chủ nhiệm là một nghệ thuật, đòi hỏi người giáo viên phải là tấm
gương sáng về đạo đức, mẫu mực trong từng lời ăn tiếng nói, tác phong làm việc
cho đến trình độ chun mơn.
+ Người giáo viên chủ nhiệm phải nhận thức được rằng nhiệm vụ của
trường học là “Dạy” và “ Dỗ” giáo dục các em nên người, kể cả học sinh chậm tiến.
Giáo dục học sinh chậm tiến là một thử thách, bản lĩnh, lòng vị tha của thầy cô, cải
tạo học sinh hư thành con ngoan trị giỏi, cơng dân tốt để xã hội bớt đi gánh nặng,
bớt đi một người xấu. Bởi vậy tăng cường năng lực của giáo viên chủ nhiệm trong
công tác giáo dục học sinh là thực sự cần thiết, có tác dụng to lớn trong việc xây
dựng một môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, hiệu quả nhằm nâng cao chất
lượng giáo dục toàn diện cho học sinh, đáp ứng được nhu cầu của xã hội và của
thời đại hiện nay.
+ Bản thân tôi là một giáo viên chủ nhiệm còn trẻ về tuổi đời và tuổi nghề, kinh
nghiệm còn ít nhưng trong q trình làm cơng tác chủ nhiệm tôi đã không ngừng cố
gắng phấn đấu, trau dồi, học hỏi trong sách vở, tài liệu, ở bạn bè, đồng nghiệp để
nâng cao năng lực của người giáo viên chủ nhiệm trong công tác giáo dục :
~ Với cương vị là một giáo viên làm công tác chủ nhiệm tôi ln chú trọng
trong từng cử chỉ, lời ăn tiếng nói, tác phong sư phạm để làm gương cho học sinh
noi theo.
~ Luôn luôn quan tâm gần gũi các em để động viên các em một cách kịp
thời hoặc có biện pháp uốn nắn mỗi khi các em có những hành vi sai phạm nhỏ
nhất.
~ Có niềm tin vào sự thay đổi ở các em, khơng nóng vội trong q trình giáo
dục. Luôn cởi mở, tâm sự, chia sẻ cùng các em mọi nơi mọi lúc.
Vì thế học sinh lớp tơi có tình cảm gắn bó rất thân thiết với giáo viên chủ
nhiệm. Các em xem tôi như người mẹ, người chị, người bạn có thể tâm sự, chia sẻ
mọi suy nghĩ, ý kiến, nguyện vọng kể cả tâm sự cho tơi nghe những tình cảm tươi
mới của tuổi học trị mong tìm thấy nơi tơi lời khun, lời động viên, an ủi, tìm

kiếm chỗ dựa tinh thần hay cả những quyết định khó khăn trong cuộc sống.
- Giải pháp 2: Giáo viên phải luôn luôn quan tâm, thu thập thông tin về
hồn cảnh gia đình học sinh lớp mình chủ nhiệm .
Mỗi học sinh đến trường với những hoàn cảnh và điều kiện khác nhau cả về
vật chất lẫn tinh thần ( sức khỏe, nhận thức, tâm lí…). Những điều kiện đó ảnh
9


hưởng rất lớn đến quá trình học tập và rèn luyện đạo đức của các em trên lớp. Vì
vậy, quan tâm đến những khó khăn của học sinh là việc làm vơ cùng cần thiết.
Giáo viên nên tìm hiểu kĩ về hoàn cảnh của từng học sinh và đặc biệt chú ý
đến những học sinh có hồn cảnh khó khăn và thiếu thốn tình cảm do cha hoặc mẹ
mất sớm, cha mẹ li hơn, gia đình bất hịa, cha mẹ thiếu sự quan tâm. Những học
sinh có hồn cảnh này thường dễ có thái độ sống bng thả, bất cần; vi phạm nội
quy lớp học. Giáo viên lúc này không chỉ đóng vai trị là người thầy mà cịn là
người bạn gần gũi, thân thiện, được học sinh tin tưởng tâm sự, sẻ chia những khó
khăn, vướng mắc của mình. Giáo viên cần lắng nghe và gợi ý, định hướng cho học
sinh giải quyết những khó khăn của mình. Nếu mỗi giáo viên gần gũi và tạo được
sự tin tưởng ở học trị thì chắc chắn sẽ có ít hơn trường hợp vì giận gia đình, vì đổ
vỡ trong chuyện tình cảm mà chán nản, bi quan trong học tập thậm chí tìm đến
những cái chết thương tâm.
Giáo viên liên hệ, trao đổi qua điện thoại hoặc đến thăm hỏi gia đình học sinh
trong các dịp lễ, tết tìm hiểu hồn cảnh của học sinh để hiểu và có sự cảm thơng đối
với các em. Giáo viên có thể thơng qua trước lớp việc miễn lao động, đối với
những học sinh thể chất yếu. Cuối mỗi học kì, giáo viên gợi ý lớp trích quỹ để khen
thưởng, động viên những học sinh vượt khó vươn lên trong học tập.
- Giải pháp 3: Giáo viên phải tích cực trau dồi năng lực chuyên môn.
Giáo dục học sinh chậm tiến không chỉ địi hỏi một người giáo viên tận
tụy, nhiệt tình và có năng lực mà cịn một u cầu quan trọng, thầy phải giỏi nghề.
Thầy cô luôn đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với từng tiết học, để cung cấp

cho học sinh tri thức bổ ích tạo nên sự đam mê học hỏi, khám phá tự khẳng định
mình, hứng thú, để tránh sự nhàm chán, lười biếng trong học tập của học sinh.
- Giải pháp 4: Giáo viên chủ nhiệm ln giữ thái độ, kiên trì, bình tĩnh
với những học sinh chậm tiến.
Trong ứng xử với học sinh kém cỏi thường ít được giáo viên chủ nhiệm tạo
ra cơ hội để các em trình bầy có ngọn ngành những gì đã xảy ra, hoặc lắng nghe
những gì các em muốn nói. Trong một số trường hợp học sinh đã xuất phát từ một
động cơ đúng đắn, nhưng thiếu suy nghĩ chính chắn nên đã dẫn tới hành vi sai trái
như đánh người để cứu bạn, cho bạn chép bài trong giờ kiểm tra… nhưng với định
kiến về sự hư đốn của học sinh đó giáo viên chủ nhiệm thường khơng giữ được
bình tĩnh, quy chụp một cách vội vàng, phê bình nhiều hơn là phân tích đúng sai.
Do phải lặp đi lặp lại sự trừng phạt trong ứng xử, giao tiếp với khơng ít chủ thể xử
lí tình huống khác nhau học sinh dần tạo lập được cho mình con đường thụ động:
trơ lì, phá quấy hoặc liều lĩnh.
- Giải pháp 5: Gắn học sinh chậm tiến vào các chương trình hoạt động
giáo dục ngồi giờ lên lớp .
10


+ Hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp có ý nghĩa bổ sung và mở rộng
những tri thức đã học, góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục tồn diện, giáo dục tập
thể, giáo dục đạo đức, lối sống, giáo dục thế giới quan cho học sinh.
+ Giáo dục cho học sinh tính tích cực, chủ động, năng động tạo cho học sinh
gắn bó với trường, với lớp, có lịng nhân ái, mang đậm tính nhân văn, biết phát huy
những truyền thống tốt đẹp mà không ngừng vươn lên trong học tập, trong cuộc
sống.
+ Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là một mảng hoạt động quan trọng
trong công tác chủ nhiệm ở các nhà trường hiện nay. Hoạt động này đã được tổ
chức triển khai trong nhà trường song chưa được chú trọng đầu tư đúng mức, tổ
chức cũng mới chỉ mang tính hình thức, mới chỉ dựa vào kinh nghiệm. Đội ngũ

giáo viên chủ nhiệm chưa nắm vững nội dung, phương pháp. Bản thân học sinh
chưa nhận thức đúng đắn vai trò, tầm quan trọng của hoạt động giáo dục ngoài giờ
lên lớp do vậy cũng ảnh hưởng đến hiệu quả giáo dục và việc thực hiện mục tiêu,
nhiệm vụ của hoạt động ngoài giờ lên lớp cũng hạn chế.
+ Đối với việc tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, giáo viên chủ
nhiệm lại càng có vai trị quan trọng hơn bao giờ hết. Bởi họ là người trực tiếp chịu
trách nhiệm trước nhà trường trong việc tổ chức nội dung chương trình hoạt động
cho học sinh. Tuỳ từng giai đoạn phát triển của tập thể học sinh, khả năng tự quản,
khả năng tổ chức của ban cán sự và các thành viên trong lớp, giáo viên chủ nhiệm
xây dựng, định hướng cho ban cán sự lớp trong việc lựa chọn nội dung chương
trình, cách thức tổ chức hoạt động sao cho phù hợp với năng lực của học sinh lớp
mình. Sau mỗi hoạt động giáo viên còn tổ chức cho học sinh rút kinh nghiệm việc
tổ chức hoạt động. Báo cáo với ban giám hiệu nhà trường về kết quả thực hiện hoạt
động giáo dục ngồi giờ lên lớp ở lớp mình .
Muốn thực hiện tốt chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, trước
hết giáo viên chủ nhiệm cần phải nắm được kế hoạch hoạt động, nội dung của hoạt
động lên kế hoạch cụ thể để chuẩn bị chương trình, có sự trao đổi với ban cán sự
lớp, phân công công việc cụ thể cho học sinh phụ trách hoạt động. Mặt khác giáo
viên chủ nhiệm cũng cần phải gần gũi, sâu sát học sinh, nắm vững đặc điểm của
từng học sinh để giao nhiệm vụ phù hợp với năng lực của học sinh. Đặc biệt phải
khích lệ tất cả học sinh trong lớp tham gia hoạt động một cách tích cực có hiệu quả
và xem đây là một trong các tiêu chí để đánh giá mức độ hồn thành nhiệm vụ học
tập của học sinh. Để chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp thực sự có
ý nghĩa và đạt hiệu quả cao cần đảm bảo các bước sau :
Bước 1: Giáo viên chủ nhiệm chuẩn bị
+ Xác định rõ tên chủ đề hoạt động. Dự kiến cách triển khai nội dung và hình
thức tổ chức. Dự kiến người thực hiện: Người dẫn chương trình làm những gì? Ban
cán sự lớp làm gì? Các thành viên trong lớp làm gì?
11



+ Phương tiện vật chất cần sử dụng, tài liệu cần tham khảo.
+ Giao việc cho ban cán sự lớp phân cơng cho các tổ nhóm, cá nhân tìm hiểu
các vấn đề thuộc chủ đề đã lựa chọn. Chỉ ra những vấn đề cơ bản cần giải quyết.
Qua đó khơng chỉ rèn luyện về kĩ năng sống cho học sinh như kĩ năng giao
tiếp, ứng xử; kĩ năng suy nghĩ sáng tạo và kĩ năng ra quyết định trong mọi cơng
việc mà cịn tạo được sân chơi bổ ích, lí thú cho tất cả học sinh. Học sinh sẽ thấy
được vai trị của mình trong các phong trào của lớp và gắn mình với những trách
nhiệm đó để có sự phấn đấu và nổ lực hơn nữa.
Bước 2: Ban cán sự lớp lập kế hoạch và chuẩn bị kế hoạch của mình
trên cơ sở có sự cố vấn của giáo viên chủ nhiệm.
Dựa vào sự tham mưu của giáo viên chủ nhiệm, học sinh bàn bạc lập kế
hoạch hoạt động nâng cao kĩ năng tìm kiếm và xử lí thơng tin. Hơn nữa học sinh
được đào tạo để dẫn chương trình cho hoạt động phải là người có năng khiếu thu
hút sự tham gia của mọi người, nhất là thu hút được học sinh chậm tiến vào hoạt
động để họ có sự hồ đồng.
Bước 3: Thực hiện kế hoạch hoạt động.
Đây là bước thể hiện kết quả chuẩn bị của cả học sinh và giáo viên, là bước
để học sinh thể hiện năng lực tổ chức tự quản hoạt động tập thể. Giáo viên chủ
nhiệm cần theo dõi và huy động tất cả học sinh đều được tham gia, nhất là trong
những giờ ngoại khố giáo viên khơng nên cứng nhắc, nên tạo cơ hội để học sinh
phát huy năng khiếu của mình. Để có hiệu quả cao ngồi những phần cứng về nội
dung của chủ đề giáo viên nên lồng ghép cả những chương trình văn nghệ, thơ văn
có liên quan với chủ đề hoạt động.Ví dụ khi thực hiện chủ đề “Thanh niên với hồ
bình hữu nghị và hợp tác”. Ngoài việc cung cấp cho học sinh những kiến thức của
chủ đề, giáo viên còn tổ chức cho học sinh thi tìm và hát những bài hát liên quan
đến chủ đề đó để cho buổi hoạt động trở nên sinh động hơn .
Bước 4: Đánh giá kết quả của hoạt động và rút ra bài học kinh nghiệm.
Giáo viên chủ nhiệm với ban cán sự lớp đánh giá kết quả của hoạt động tập
thể. Thông qua kết quả tham gia hoạt động ngoài giờ lên lớp của học sinh, giáo

viên chủ nhiệm lấy đó làm một căn cứ để xếp loại hạnh kiểm học sinh từng tháng
và từng kì nhằm động viên khích lệ tất cả học sinh cùng tham gia. Khắc phục
những hạn chế, thiếu sót, yếu kém cho những hoạt động lần sau.
- Giải pháp 6: Phối hợp với giáo viên bộ môn :
Hiệu quả giáo dục của một lớp phụ thuộc một phần quan trọng vào hoạt động
và phẩm chất của giáo viên chủ nhiệm và các giáo viên bộ mơn của lớp. Vì vậy
giáo viên chủ nhiệm phải thường xuyên liên hệ, có sự phối hợp chặt chẽ với giáo
viên bộ môn để giáo dục các em. Trao đổi với giáo viên bộ môn về những học sinh
có khó khăn trong học tập và rèn luyện (hồn cảnh gia đình, ý thức kỷ luật kém…).
12


Đồng thời tiếp thu ý kiến của giáo viên bộ môn phản ánh để cùng hỗ trợ, phối hợp
tác động tới lớp nói chung và từng học sinh nói riêng.
- Giải pháp 7: Phối hợp với Ban Giám Hiệu Nhà trường: để giáo dục học sinh
lớp mình phụ trách, giáo viên phải dựa vào kế hoạch giáo dục chung của nhà
trường. Đồng thời dựa vào tình hình cụ thể của lớp để xây dựng kế hoạch đề ra biện
pháp để giáo dục học sinh lớp mình. Thường xuyên báo cáo tình hình lớp, kết quả
giáo dục, ý chí, nguyện vọng của học sinh lớp mình với Ban Giám Hiệu
trường. Đồng thời đề xuất xin ý kiến về biện pháp giáo dục học sinh chậm tiến
với Ban Giám Hiệu.
- Giải pháp 8: GVCN cũng thường xuyên phối hợp với các thầy cơ phụ trách
cơng tác Đồn: để thường xun nắm bắt tình hình học sinh lớp mình cũng như
phối hợp cùng giáo dục học sinh chậm tiến của lớp.
Ngoài việc học kiến thức văn hóa, thì việc tham gia các hoạt động Đồn là một
điều khơng thể thiếu. Thơng qua đó, các em sẽ được rèn luyện thêm nhiều phẩm
chất của người học sinh cần có như là: tình đồn kết, lịng nhân ái, tinh thần cầu
tiến…GVCN phải ln phối hợp với tổ chức Đoàn thanh niên, hiểu biết về hoạt
động Đồn của các em, ln động viên nhắc nhở các em tham gia đầy đủ và có kết
trong các phong trào mà tổ chức Đoàn phát động.

4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với bản thân, đồng nghiệp và
nhà trường.
Với các giải pháp thiết thực nhằm nâng cao kinh nghiệm giáo dục học
sinh chậm tiến trong công tác chủ nhiệm lớp 12C1 ở trường THPT Quảng Xương 4
tôi đã thu được những kết quả khả quan như sau:
- Học sinh lớp tơi chủ nhiệm có tính kỉ luật cao, các em thường rất ý thức
trong các công việc và thực hiện nghiêm túc các nội quy, quy định của lớp, của nhà
trường và của địa phương một cách tự nguyện.
- Trong học tập các em tích cực phát biểu ý kiến xây dựng bài. Được các
thầy giáo, cô giáo dạy ở lớp đánh giá là tập thể có tinh thần học tập tốt, khơng khí
học tập sơi nổi. Một số em đầu năm có biểu hiện lơi là trong học tập, bàng quan
với hoạt động tập thể giờ đã hồ đồng, tích cực.
- Đồn trường tổ chức được nhiều phong trào có ý nghĩa đối với Đồn viên,
thanh niên tạo sân chơi cho học sinh được hoạt động, được gắn mình vào các
phong trào tập thể nên đã tránh được thói hư tật xấu ngồi xã hội. Tình trạng học
sinh gây gỗ đánh nhau, kéo bè kéo phái khơng cịn. Một số em đã khẳng định được
ý chí, lòng quyết tâm vươn lên trong học tập, vượt qua những khó khăn trong cuộc
sống – sống biết ước mơ và hồi bão, khát khao trở thành người có ích cho gia
đình, xã hội.
Kết quả xếp loại hạnh kiểm của lớp 12C1 Trường THPT Quảng Xương 4 năm
học 2021- 2022.
13


xếp loại
Học kì I (sĩ số
40)
Học kì II (sĩ số
40)


Tốt

Khá

20

54,8%

38

94%

1
6

Trung
bình

Yếu

36%

2

4,6%

2

4,6%


1 2.3%

1

2.3%

0

0%

Kết quả xếp loại học lực của lớp 12C1 Trường THPT Quảng Xương 4 năm học
2021- 2022.
xếp loại
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Học kì I (sĩ số
16
40% 8
20% 14
35% 2
4,6%
40)
Học kì II (sĩ số
30
75% 10 25% 0
0%
0
0%

40)
- Với cách làm trên tôi đã đưa lớp 12C1 lên xếp tốp một của trường và cuối
năm khơng cịn hiện tượng học sinh chậm tiến và cũng khơng cịn học sinh xếp học
lực, hạnh kiểm yếu .
- Tham gia Cuộc thi tìm kiếm tài năng lần thứ nhất được tổ chức vào dịp 26/3
lớp đã dành được giải nhất trong 35 chi đoàn tham gia.
- Các đợt thi đua như : chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11; ngày 8/3;
ngày 26/3 … lớp luôn đứng đầu được nhà trường tuyên dương về phong trào học
tập cả về số lượng lẫn chất lượng.
- Lớp 12 C1 được Đoàn trường tặng danh hiệu chi đoàn xuất sắc trong năm
học 2021-2022.
- GVCN lớp được tập thể giáo viên chủ nhiệm trong trường suy tôn danh
hiệu là giáo viên chủ nhiệm xuất sắc trong năm học 2021 – 2022

14


PHẦN THỨ BA: KẾT LUẬN
1. Bài học kinh nghiệm.
Lứa tuổi học sinh THPT đang ở giai đoạn phát triển những hồi bão,
ước mơ và tích luỹ tri thức, những kĩ năng để làm hành trang bước vào đời thực
hiện những mong muốn của mình. Nếu các em có lệch lạc trong thái độ, hành vi
ứng xử trong học tập và rèn luyện mà không được uốn nắn, giúp đỡ kịp thời sẽ dẫn
đến hậu quả nặng nề trong tương lai và hạnh phúc của các em sau này. Hơn nữa,
nếu trong lớp để tồn tại học sinh chậm tiến, luôn có những hành vi tiêu cực, chán
nản, quậy phá sẽ ảnh hưởng đến tập thể, thành viên khác. Trong thực tế có nhiều
giáo viên cảm thấy lúng túng, khó khăn, thậm chí là bất lực khi trong lớp mình có
học sinh chậm tiến. Vì vậy, giáo viên cần có những kĩ năng mềm dẻo trong vận
dụng những tình huống sư phạm, cần quan tâm hiểu biết đối tượng giáo dục để điều
chỉnh, thay đổi niềm tin, thái độ, hành vi của mình để các em có tương lai tốt đẹp

hơn, để gia đình, xã hội giảm bớt gánh nặng và các tệ nạn. Bởi vậy kinh nghiệm
giáo dục học sinh chậm tiến là một quá trình đưa từ nhận thức đến hành động, do
đó phải là việc làm thường xuyên, lồng ghép qua môn học và nhiều hoạt động khác
nhau trong nhà trường.
2. Đề xuất: việc giáo dục học sinh chậm tiến là trách nhiệm chung của cộng đồng,
nhà trường và tồn xã hội do đó :
- Với nhà trường:
+ Luôn luôn là ngôi nhà thứ hai của mỗi học sinh, thân thiện, gần gũi để mỗi ngày
đến trường là một niềm vui đối với các em.
+ Chủ động phối hợp giữa Gia đình – Nhà trường – Xã hội trong việc giáo dục học
sinh. Quản lí chặt chẽ học sinh trong giờ học chính khố cũng như học ngoại khố,
thường xun liên hệ chặt chẽ với gia đình để quản lí học sinh và thơng báo kịp
thời kết quả học tập rèn luyện, tu dưỡng đạo đức cũng như các biểu hiện lệch lạc
trong suy nghĩ, hành vi lối sống của học sinh để có phương pháp giáo dục kịp thời.
+ Tạo điều kiện cho giáo viên và học sinh tổ chức các hoạt động ngoại khoá để
hướng học sinh tham gia vào các hoạt động học tập và giải trí, vui chơi lành mạnh
bổ ích sau những giờ học tập.
- Với địa phương: luôn tạo nên môi trường an bình đảm bảo trật tự an ninh, tạo sân
chơi bổ ích thường xuyên cho học sinh. Đặc biệt vào những dịp nghỉ tết, nghỉ hè vì
đây là thời điểm nhạy cảm, học sinh có điều kiện gặp gỡ, giao lưu với nhiều thanh
thiếu niên đi làm ăn xa trở về làng .
- Với gia đình: quan tâm nhiều hơn nữa tới con em mình, làm bạn cùng con để
hiểu và chia sẻ những vướng mắc trong học tập, trong cuộc sống của tuổi mới lớn.
Thường xuyên giữ mối liên hệ chặt chẽ với nhà trường, thầy cô giáo để nắm bắt
tình hình học tập, tư tưởng và các mối quan hệ của các em để giáo dục. Gia đình là
tế bào của xã hội, là cái nơi hình thành nhân cách cho trẻ. Bởi vậy ông bà, cha mẹ,
anh chị phải là những người mẫu mực trong cuộc sống.

15



3. Lời kết
Trên đây là những đúc rút kinh nghiệm giáo dục học sinh chậm tiến thông
qua công tác chủ nhiệm của tôi. Trong thực tế bản thân tôi đã áp dụng và đã góp
phần nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh ở trường trung học phổ thông quảng
xương 4. Nhằm giáo dục và xây dựng cho các em có năng lực tốt, lối sống lành
mạnh, hướng thiện để các em có thể tự lập, tự tin hơn trong cuộc sống. Tuy nhiên
do thời gian nghiên cứu có hạn, phạm vi nghiên cứu chỉ là ở một trường THPT, đối
tượng nghiên cứu cịn bó hẹp chỉ ở tập thể lớp (lớp 12C1) nên có nhiều vấn đề chưa
được phân tích, lí giải một cách đầy đủ. Bởi vậy kính mong các cấp quản lý giáo
dục và các đồng nghiệp đóng góp ý kiến chân thành để sáng kiến của tơi có tính
khả thi cao hơn nữa trong sự nghiệp giáo dục.
Xin chân thành cảm ơn!
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, khơng
sao chép nội dung của người khác.

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hoá, ngày 16 tháng 5 năm 2022
Người viết

Nguyễn Thị Niềm

16


MỤC LỤC
Nội dung
Phần thứ nhất: Đặt vấn đề
11. Lý do chọn đề tài


Trang
1
1

2. Mục đích nghiên cứu
3. Đối tượng nghiên cứu
4.Đối tượng nghiên cứu
1 5. Những điểm mới của sáng kiến
Phần thứ hai : Nội dung

1
1
1
1
2

1.Cơ sở lí luận
2.Thực trạng vấn đề
2.1.Thực trạng chung
2.2. Nguyên nhân của những thực trạng
2.3. Thực trạng học sinh lớp 12C1 Trường THPT Quảng xương 4
2.4 . Đặc điểm tâm sinh lí học sinh và trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm
3. Những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở những học sinh chậm tiến
3.1. Những trường hợp học sinh chậm tiến ở lớp 12C1 và cách giải quyết
3.2. Giải pháp cụ thể
4. Hiệu quả của sáng kiến
Phần thứ ba : Kết luận
1. Bài học kinh nghiệm
2. Đề xuất

3. Lời kết

2
4
4
4
6
6
6
6
8
13
15
15
15
16

17



×