Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

(SKKN 2022) Vận dụng kiến thức của chương động lực học chất điểm trong môn vật lí lớp 10 để giáo dục một số kĩ năng sống cho học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (538.59 KB, 25 trang )

SỞ GD & ĐT THANH HOÁ
TRƯỜNG THPT CẨM THUỶ 1

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

“ VẬN DỤNG KIẾN THỨC CỦA CHƯƠNG ĐỘNG
LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM TRONG MƠN VẬT LÍ LỚP
10 ĐỂ GIÁO DỤC MỘT SỐ KĨ NĂNG SỐNG CHO
HỌC SINH ”

Người thực hiện: CAO THỊ THIỆN
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực (mơn): Vật lí

Thanh Hố, năm 2022
1


MỤC LỤC
ĐỀ MỤC

TRANG

PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do chọn đề tài

1

2. Mục đích nghiên cứu

1



3. Đối tượng nghiên cứu

2

4. Phạm vi nghiên cứu

2

5. Thời gian nghiên cứu

2

6. Phương pháp nghiên cứu

2

7. Đối tượng áp dụng đề tài

3

PHẦN II. NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận

3

1.1. Kỹ năng sống là gì?

3


1.2. Giáo dục kỹ năng sống là gì?

4

1.3. Vai trị của công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT

4

2. Cơ sở thực tiễn

4

3. Giải quyết vấn đề

5

3.1. Giáo dục kỹ năng sống thông qua tổng kết các kiến thức của
chương II Động lực học chất điểm.

5

3.2. Giáo dục kỹ năng sống thông qua ý nghĩa ba định luật NiuTơn

7

3.3. Giáo dục kỹ năng sống thơng qua tìm hiểu ứng dụng các lực cơ
học trong cuộc sống

14


3.4. Giáo dục kỹ năng sống thông qua bài trắc nghiệm

16

4. Hiệu quả thực nghiệm

18

PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận

20

2. Kiến nghị

20

2


PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do chọn đề tài
Giáo dục và đào tạo ở bất cứ thời điểm nào cũng đều có mục tiêu giáo dục
tồn diện cho học sinh cả về đức, trí và các năng lực khác. Đảng ta xác định con
người vừa là mục tiêu vừa là động lực cho sự phát triển xã hội, để thực hiện
thành cơng sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đáp ứng yêu cầu
hội nhập quốc tế, cần phải có những con người lao động mới phát triển toàn
diện. Nếu đơn thuần chỉ thiên về dạy chữ, dạy tri thức khoa học, sẽ tạo nên thế
hệ học sinh khơng tồn diện. Khó ứng phó với thực tế cuộc sống. Nền kinh tế xã
hội nước ta đang phát triển với một tốc độ rất nhanh, kéo theo đó là sự xuất hiện

nhiều vấn đề mà đòi hỏi mỗi con người cần có những kỹ năng sống nhất định để
có thể giải quyết hiệu quả những vấn đề đặt ra.
Mục tiêu giáo dục phổ thông đã và đang chuyển hướng mạnh mẽ từ chủ
yếu là trang bị kiến thức cho người học sang trang bị những năng lực cần thiết
cho họ, để đạt bốn mục tiêu trụ cột là: Học để biết, học để làm, học để tự khẳng
định mình và học để cùng chung sống.
Kiến thức vật lý có rất nhiều vận dụng và ứng dụng trong đời sống, thực
sự cần thiết đối với tất cả mọi người. Những kiến thức cơ bản của vật lý sẽ giúp
cuộc sống hàng ngày của chúng ta vừa trở nên thuận tiện vừa hạn chế những rủi
ro khơng đáng có.
Vật lý là môn học mà đa số học sinh đều nhận xét là môn học khô khan,
các bài học lý thuyết, các bài tập tính tốn căng thẳng, cảm giác xa rời thực tiễn,
ngoài nhận thức là học để phát triển tư duy khoa học, để thi mà học sinh không
biết ý nghĩa, vận dụng các kiến thức vật lí vào trong cuộc sống hàng ngày, đặc
biệt các kiến thức vật lý có rất nhiều vận dụng để giáo dục kỹ năng sống cho học
sinh, giúp các em có cách nhìn nhận phong phú và hấp dẫn với môn học vật lí.
Chương II: ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM - Vật lí 10 của nhà xuất bản
giáo dục hiện hành là chương trọng tâm của chương trình vật lí 10 nói riêng và
vật lí THPT nói chung. Chương có nội dung ba định luật Niu-Tơn, ba định luật
đặt nền móng cơ bản cho cơ học cổ điển; các lực cơ học quan trọng trong thực tế
có nhiều ý nghĩa giáo dục kĩ năng sống tốt đẹp cho học sinh mới vào đầu cấp
THPT. Giúp các em có được một số kỹ năng sống thiết thực, bổ ích để phát triển
tồn diện.
2. Mục đích nghiên cứu
- Tăng cường và nâng cao hiệu quả giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
trung học phổ thơng bằng con đường tích hợp vận dụng kiến thức vật lí chương
ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM, vật lí 10 để giáo dục kỹ năng sống .
- Giúp học sinh có được một số kỹ năng sống bổ ích, thiết thực.

3



- Giúp học sinh có hứng thú học tập mơn vật lý nhiều hơn, tăng cường
vận dụng tri thức vật lý vào thực tiễn ở nhiều phương diện khác nhau, để ngày
càng phát triển toàn diện.
- Giúp học sinh nhận thấy được ý nghĩa quan trọng của các định luật NiuTơn và các lực cơ học đã học.
- Đề tài không những được thực hiện ở chương ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT
ĐIỂM, ở bộ mơn vật lý lớp 10 mà cịn có thể thực hiện tương tự đối với các
chương khác, bộ môn khác.
3. Đối tượng nghiên cứu
- Biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua kiến thức
chương ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM, vật lí 10 .
4. Phạm vi nghiên cứu
4.1. Nội dung nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu các kỹ năng sống cơ bản cần giáo dục cho học
sinh mà các kiến thức vật lí của chương ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM, vật lí
10 đem lại. Sau đó truyền thụ các kỹ năng sống đó cho học sinh sau khi học sinh
học xong chương ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM.
4.2. Địa điểm nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu và áp dụng tại các lớp học khối 10 của trường
THPT Cẩm Thủy 1.
5. Thời gian nghiên cứu
Tôi đã chọn đề tài từ tháng 9 năm 2020, lập kế hoạch nghiên cứu và
nghiên cứu từ tháng 10 năm 2020, đến tháng 4 năm 2022 thì hồn thành đề tài
nghiên cứu.
6. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu các tài liệu liên quan
+ Các tài liệu, cơng trình về lý luận dạy học, phương pháp dạy học vật lý.
+ Các sách giáo khoa vật lý hiện hành và các tài liệu chuyên môn.
+ Các nội dung chuyên đề tập huấn về giáo dục kỹ năng sống.

- Phương pháp thống kê và xử lí dữ liệu.
+ Thống kê ý nghĩa vật lí của các định luật Niu-Tơn và các lực cơ học vào cuộc
sống giúp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.
+ Thống kê các kỹ năng sống cần thiết hữu ích cho học sinh lớp 10 nói chung và
học sinh nói riêng.
+ Lồng ghép, tích hợp các kiến thức vật và giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.
- Phương pháp khảo sát, thu thập thông tin
4


+ Quan sát thực tế việc giáo dục của giáo viên và việc thực hiện của học sinh,
trao đổi với giáo viên, học sinh để tìm hiểu thực trạng trong việc giáo dục kỹ
năng sống và nâng cao hiệu quả của nó.
+ Thu thập thơng tin phản hồi sau khi thực hiện đề tài.
7. Đối tượng áp dụng đề tài
- Đối tượng áp dụng: Là học sinh khối 10.
- Đề tài triển khai cho học sinh trong 2 tiết.
- Hình thức triển khai: Giảng dạy sau khi học xong chương ĐỘNG LỰC
HỌC CHẤT ĐIỂM, vật lí 10.
PHẦN II. NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận
1.1. Kĩ năng sống là gì?
Có rất nhiều quan niệm khác nhau về kỹ năng sống. Thuật ngữ kỹ năng
sống được người Việt Nam biết đến nhiều từ chương trình của UNICEF (1996)
"Giáo dục kỹ năng sống để bảo vệ sức khoẻ và phòng chống HIV/AIDS cho
thanh niên trong và ngồi nhà trường".
-Theo tổ chức UNESCO thì kỹ năng sống là năng lực cá nhân để thực
hiện đầy đủ các chức năng và tham gia vào cuộc sống hàng ngày. Kỹ năng sống
gắn liền với bốn trụ cột của giáo dục, đó là:
+ Học để biết.

+ Học làm người.
+ Học để sống với người khác.
+ Học để làm.
- Theo tổ chức y tế thế giới (WHO) cho rằng, "kỹ năng sống là những kỹ
năng thiết thực mà con người cần để có cuộc sống an tồn khỏe mạnh. Đó là
những kỹ năng mang tính tâm lí xã hội và kỹ năng về giao tiếp được vận dụng
trong những tình huống hàng ngày để tương tác một cách hiệu quả với người
khác và giải quyết có hiệu quả những vấn đề, những tình huống trong cuộc sống
hàng ngày".
- Theo Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF,1996), "Kỹ năng sống bao
gồm những kỹ năng cốt lõi như: Kỹ năng nhận thức, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng
xác định giá trị, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng kiên định và kỹ năng đạt mục
tiêu".
- Kỹ năng sống từ quan điểm giáo dục là tất cả những kỹ năng cần thiết
trực tiếp giúp cá nhân sống thành công và hiệu quả, trong đó tích hợp những khả
năng, phẩm chất, hành vi tâm lý, xã hội và văn hoá phù hợp và đương đầu được
với những tác động của môi trường. Những kỹ năng sống cốt lõi cần nhấn mạnh
là kỹ năng tư duy, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng hợp tác và
5


cạnh tranh, kỹ năng thích ứng cao, kỹ năng làm chủ bản thân, kỹ năng tự nhận
thức …
Vậy kỹ năng sống là khả năng làm chủ bản thân của mỗi người, khả năng
ứng xử phù hợp với những người khác, với xã hội, khả năng ứng phó tích cực
trước các tình huống của cuộc sống.
1.2. Giáo dục kỹ năng sống là gì?
Là một q trình tác động sư phạm có mục đích, có kế hoạch nhằm hình
thành năng lực hành động tích cực, có liên quan tới kiến thức và thái độ, giúp cá
nhân có ý thức về bản thân, giao tiếp, quan hệ xã hội, thực hiện công việc, ứng

phó hiệu quả với các yêu cầu thách thức của cuộc sống hàng ngày.
1.3. Vai trị của cơng tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT
Giáo dục kỹ năng sống nhằm thực hiện yêu cầu đổi mới giáo dục phổ
thông, là nội dung không thể thiếu và rất quan trọng để thực hiện mục tiêu giáo
dục học sinh như đã quy định trong luật giáo dục Việt Nam năm 2005 điều 2
chương 1 là:
" Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người phát triển tồn diện, có đạo đức,
tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lí tưởng độc lập dân
tộc và Chủ Nghĩa Xã Hội, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và
năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ
quốc".
Người càng nhiều kỹ năng sống sẽ luôn vững vàng trước những khó khăn,
thử thách; biết ứng xử, giải quyết vấn đề một cách tích cực, hiệu quả hơn; làm
chủ được bản thân, chắc chắn rằng họ sẽ thành công nhiều hơn trong cuộc sống.
Ngược lại, người thiếu kỹ năng sống thường dễ bị vấp ngã, dễ thất bại trong
cuộc sống.
Giáo dục kỹ năng sống là yêu cầu cấp thiết đối với học sinh trung học phổ
thơng - lứa tuổi có những chuyển biến phức tạp trong tâm sinh lý mà nhà trường,
gia đình và xã hội cần phối hợp để có những phương pháp, chương trình rèn
luyện và giáo dục thích hợp để các em có thể có những kỹ năng cơ bản giải
quyết và bảo vệ mình trước các tình huống phức tạp trong đời sống.
Việc đưa giáo dục kỹ năng sống vào trường học cùng các môn học là u
cầu thiết yếu, trong đó mơn học vật lý là mơn học nhiều thú vị, ý nghĩa vật lí của
các định luật và các hiện tượng có nhiều vận dụng trong việc giáo dục kỹ năng
sống cho học sinh, đặc biệt là các học sinh lớp 10 đầu cấp THPT.
2. Cơ sở thực tiễn
- Hiện nay giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT có được quan tâm
nhưng chưa được bố trí thành một mơn học riêng và thường xun như các mơn
học chính khóa khác.
- Khi xây dựng chương trình dạy học, nội dung dạy học trên lớp giáo viên

đều phải xây dựng ba mục tiêu: Cung cấp kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình
6


thành thái độ. Đây là yêu cầu mang tính nguyên tắc trong dạy học và giáo viên
đều nhận thức sâu sắc yêu cầu này. Tuy nhiên, phải chuyển tải nhiều nội dung
kiến thức trong thời gian có hạn, giáo viên có khuynh hướng tập trung vào "dạy
chữ" mà ít quan tâm giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.
- Môn vật lí là mơn học mà đa số các em học sinh nhận xét là rất khó, có
nhiều định luật, nhiều hiện tượng, nhiều công thức, các em thường học để thi,
các tiết học vật lí rất căng thẳng, khơ khan, có nhiều học sinh cịn bảo: "Sau này
em làm bác sỹ thì có liên quan gì đến 3 định luật Niu - Tơn đâu mà học", có
nghĩa ngồi việc để phát triển tư duy, "dạy chữ" ra thì việc vận dụng các nội
dung kiến thức vật lí vào giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là quá ít và hầu
như chưa khai thác hết một cách triệt để, còn quá lạ lẫm đối với học sinh.
3. Giải quyết vấn đề
Đề tài được thực hiện đối với các em học sinh khối 10;
Đề tài được triển khai trong 2 tiết sau khi học xong chương II: ĐỘNG
LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM, SGK vật lí lớp 10.
Tiết 1: Giảng dạy các nội dung mục: 3.1 và 3.2.
Tiết 2: Giảng dạy các nội dung mục: 3.3 và 3.4.
3.1. Giáo dục kỹ năng sống thông qua tổng kết các kiến thức của chương II,
SGK vật lí lớp 10
Hoạt động
Kỹ năng
Hoạt động của
TT
Nội dung
của
học sinh

học sinh
giáo viên
đạt được
1 Tổng hợp lực
Là thay thế các lực tác dụng đồng Tổng hợp lực - Học sinh viết - Kỹ năng
thời lên vào cùng một vật bằng
là gì?
ra giấy những
nghe, đọc,
một lực có tác dụng giống hệt như
nội dung
nói,
viết,
các lực ấy.
chương II:
quan
sát,
Tổng hợp hai lực đồng quy tuân
Động lực học
đưa ý kiến
theo quy tắc hình bình hành:
chất điểm mà
chia
sẽ
F1 − F2 ≤ Fhl ≤ F1 + F2 .
giáo viên yêu
trong nhóm.
- Kỹ năng
2 Định luật I Niu- Tơn
Phát

biểu cầu, rồi lên
trình bày ý
Nếu một vật khơng chịu tác dụng định luật I bảng trình bày
cho cả lớp cùng kiến ,diễn
của lực nào hoặc chịu tác dụng
Niu- Tơn?
nghe.
đạt, thuyết
của các lực có hợp lực bằng
- Các học sinh
trình trước
khơng, thì vật đang đứng n sẽ
khác có thể thảo đám đông.
tiếp tục đứng yên, đang chuyển
luận và nhận xét - Kỹ năng
động sẽ tiếp tục chuyển động
sự trình bày của lắng nghe
thẳng đều.
bạn.
tích cực
Từ đó ta thấy vật có tính chất
- Kỹ năng
qn tính, là khả năng bảo tồn
làm
việc
vận tốc cả về hướng và độ lớn.
theo nhóm.
Định luật II Niu- Tơn
7



3

Gia tốc của một vật cùng hướng Phát
biểu
với lực tác dụng lên vật. Độ lớn định luật II
của gia tốc tỉ lệ thuận với độ lớn Niu- Tơn?
của lực và tỉ lệ nghịch với khối
lượng của vật:


a=

4

- Kỹ năng
tư duy phân
tích, tổng
hợp, so
sánh.



F
m

Khối lượng là đại lượng đặc trưng
cho mức quán tính của vật.
Định luật III Niu- Tơn
Trong mọi trường hợp, khi vật A Phát

biểu
tác dụng lên vật B một lực thì vật định luật III
B cũng tác dụng trở lại vật A một Niu- Tơn?
lực. Hai lực này là trực đối




F AB =−F BA

5

Độ lớn : FAB = FBA.
- Lực hấp dẫn
Nêu định
Mọi vật trong vũ trụ đều hút nhau nghĩa, công
với một lực, gọi là lực hấp dẫn.
thức tính các
+ Hệ thức định luật vạn vật hấp lực cơ học
trong chương
dẫn:
II?
m1m2
Fhd = G 2
r
Trong đó :
G: Hằng số hấp dẫn, G=6,67.1011
N.m2/kg2.
m1,m2 : Khối lượng của hai vật
(kg)

r: Khoảng cách giữa hai vật (m)
Fhd: Lực hấp dẫn
+ Trọng lực là trường hợp riêng
của lực hấp dẫn

r
r
P = m.g .

- Lực đàn hồi: Là lực sinh ra
khi vật đàn hồi bị biến dạng.
+ Trong giới hạn đàn hồi, lực đàn
hối tỉ lệ với độ biến dạng
F = - k.∆l
+ Độ lớn: F = k . ∆l

∆ l = l − l0 : Độ biến dạng (m) ;
8


k : Độ cứng ( N/m).
- Lực ma sát
+ Lực ma sát trượt: Là lực ma
sát sinh ra khi một vật chuyển
động trượt trên một bề mặt, thì bề
mặt tác dụng lên vật tại chỗ tiếp
xúc một lực ma sát trượt, cản trở
chuyển động của vật trên bề mặt
đó. Điểm đặt lên vật sát bề mặt
tiếp xúc. Có chiều ngược chiều

với chiều chuyển động tương đối
so với bề mặt tiếp xúc
F = µt N
Trong đó: N là áp lực của vật lên
mặt đỡ, µ : Hệ số ma sát
+ Lực ma sát nghỉ: Là lực xuất
hiện giữ cho vật không bị trượt
khi chịu tác dụng của lực khác, nó
cùng phương, cùng độ lớn nhưng
ngược chiều với lực tác dụng.
- Lực hướng tâm
Là lực ( hợp lực) tác dụng
vào một vật chuyển động tròn đều
và gây ra cho vật gia tốc hướng
tâm
mv 2
Fht= maht =
= mω 2r .
r
3.2. Giáo dục kỹ năng sống thông qua ý nghĩa ba định luật Niu- Tơn
3.2.1. Giáo dục kỹ năng sống thông qua ý nghĩa định luật I Niu- Tơn
• Giáo viên phân tích ý nghĩa định luật I Niu- Tơn
Định luật I Niu- Tơn nói lên tính chất qn tính của vật, đó là tính bảo
tồn trạng thái của vật: Nếu một vật khơng chịu tác dụng của lực nào hoặc chịu
tác dụng của các lực có hợp lực bằng khơng, thì vật đang đứng yên sẽ tiếp tục
đứng yên, đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều. Vậy trong cuộc
sống của chúng ta, định luật này có ý nghĩa gì?
- Vậy thì cách tốt nhât để vượt qua sự trì hỗn, chây ì thì hãy tìm cách nào
đó để bắt đầu công việc của bạn, thực hiện những bước nhỏ đầu tiên.Tuy nhiên
bạn khơng cần hồn thành cơng việc nhưng nhờ định luật này bạn sẽ nhận ra

rằng một khi đã bắt đầu một cơng việc thì bạn sẽ thấy việc duy trì nó sẽ dễ dàng
hơn nhiều. "Vật" đang "chuyển động" sẽ tiếp tục "chuyển động". Như ông
9


Richard Brandson- Chủ tịch hãng hàng khơng Virgin đã nói một câu đầy ý
nghĩa: "Nếu bạn thực sự muốn làm gì đó thì hãy làm đi. Bạn sẽ khơng bao giờ
thành công nếu không vượt qua nỗi sợ hãi và bắt tay vào làm. Hãy nhớ rằng mỗi chúng ta đều có cơ hội để thành cơng trong bất kì lĩnh vực nào".

Ví dụ như:
+ Bạn thật nhút nhát và ngại ngùng để nói lời cảm ơn với những người đã
giúp đỡ mình hay lời xin lỗi với những người khác khi các bạn có lỗi; nhưng các
bạn nói những lời đó được một vài lần, bạn sẽ thấy chúng thật là dễ và đáng
được khen ngợi biết bao.
+ Ngay bây giờ, bạn cảm thấy không muốn chạy. Nhưng nếu bạn đi giày,
lấy một chai nước và bước ra khỏi cửa thì bạn sẽ có động lực để bắt đầu chạy
hơn đấy.
+ Ngay bây giờ, sự sáng tạo của bạn bị chặn lại và bạn chẳng vẽ ra thứ gì
nên hồn cả. Nhưng nếu vẽ một đường ngẫu nhiên trên giấy và biến nó thành một
con vật bất kỳ thì khả năng sáng tạo của bạn sẽ được khơi dậy.
+ Trong thời tiết lạnh, bạn rất ngại vào bàn ngồi học nhưng lại muốn sáng
mai sẽ đạt được điểm cao trong mơn kiểm tra vật lí, bạn hãy mang đồ thật ấm,
tiến lại gần bàn và cầm bút lên rồi lật sách vật lí ra, lúc đó trong tâm trí bạn sẽ
không nghĩ đến cái lạnh xung quanh mà chỉ tập trung mình cần ơn bài nào, học
thuộc cơng thức gì mà thơi. Bạn sẽ có buổi học rất tự nhiên, thoải mái mà không
bị ai quản thúc.
- Định luật I Niu- Tơn nói rằng nếu một vật khơng chịu tác dụng của lực
nào hoặc chịu tác dụng của các lực có hợp lực bằng khơng, thì vật đang đứng
n sẽ tiếp tục đứng yên. Chỉ ra rằng lực không phải là nguyên nhân gây ra
chuyển động của các vật, mà là nguyên nhân gây ra sự thay đổi trạng thái

chuyển động. Đối với một số người, cuộc đời họ gần như "đứng yên". Đối với
một số người khác cuộc đời họ cứ mãi "chuyển động thẳng đều", giống như một
10


cuộc sống nhàm chán cứ diễn ra hàng ngày. Có ai đó đã nói: "Hãy đam mê, hãy
hết mình nếm trải mọi khó khăn, vất vả trong cơng việc, chỉ như thế bạn mới tận
hưởng vị ngọt của thành công". Điểm mấu chốt ở đây là hành động - sẽ có sự
thay đổi.
Trong cuộc sống cũng vậy, nếu khơng có những áp lực, những ước mơ
hồi bão, khơng có lí tưởng, khơng có những khó khăn (khơng có lực) thì con
người sẽ khơng phát triển được (khơng có biến đổi trạng thái).
Khó khăn của cuộc sống là thách thức để có những kết quả tốt. Những
khó khăn trong cuộc sống luôn tồn tại và chúng ta phải chấp nhận và đón nhận
nó (như lực khác khơng) để vương lên, để thay đổi "trạng thái".

Ví dụ như:
+ Ơng Walt Disney trùm hãng hoạt hình Walt Disney, "cha đẻ" của chú
chuột Mickey, là người đã sáng lập nên hãng phim hoạt hình nổi tiếng trên tồn
thế giới và cịn đầu tư xây dựng cơng viên giải trí khổng lồ Disneyland ở bang
California (Mỹ), khơi nguồn cảm hứng cho hàng triệu bạn nhỏ trên khắp thế giới.

11


Tuy nhiên, trước khi gặt hái được những thành công vang dội đó thì ơng
cũng đã từng có tuổi thơ đầy khó khăn, vất vả, vấp phải nhiều thất bại trong
cuộc sống.
+ Trong học tập, bạn khơng có ươc mơ, lí tưởng gì thì bạn cũng chứng tỏ
khơng có động lực để học hành và bạn cũng như mấy năm trước, học để lên

được lớp, nhưng khi bạn xác định được mục tiêu của việc học, bạn muốn thi vào
một trường mình thích, bạn muốn làm một việc gì đó lớn lao cho gia đình và xã
hội, ước mơ của bạn xuất hiện thì bạn sẽ chăm chỉ học hành hơn, bạn phải học
với cường độ lớn hơn và bạn sẽ thay đổi. Rồi sau này bạn sẽ có những thành
công tương ứng với khả năng của bạn và những điều tốt đẹp khác.
• Học sinh lấy ví dụ: Giáo viên yêu cầu các em lấy ví dụ hoặc nêu những việc đã
và đang làm hữu ích, tương tự trong cuộc sống.
+ Ở trường.
+ Ở nhà.
+ Ở ngồi xã hội.
• Thảo luận, nhận xét về các ví dụ, các cơng việc mà các học sinh vừa nêu, nếu
đó là cơng việc tốt mà không mang ý nghĩa của định luật I Niu-Tơn thì giáo viên
loại ra nhưng vẫn được khen ngợi và mong các bạn học sinh noi theo.
• Kỹ năng sống mà học sinh được lĩnh hội:
- Kỹ năng tự nhận thức bản thân:
Học sinh tự đánh giá được về sở thích, điểm mạnh và điểm yếu của mình,
ý thức được những việc có ích mình chưa làm được, chưa từng làm và đang làm,
tự nhận thấy mình là người nhút nhát hay mạnh dạn, mình đã tự tin hay chưa,
mình có phải là người chây ì, lười nhác hay khơng, có những thói quen gì xấu
ảnh hưởng đến viêc học tập và cuộc sống, học sinh bắt đầu đặt câu hỏi và trả lời
là mơ ước, lí tưởng của mình là gì.

12


Học sinh tự nhận thức được muốn thành công, muốn thay đổi thì phải trải
qua nhiều thử thách, khó khăn. Chỉ khi bản thân dám bắt đầu thì mới có những
quá trình để dẫn đến kết quả.
- Kỹ năng tư duy sáng tạo:
Giúp học sinh tư duy năng động với nhiều sáng kiến và óc tưởng tượng để

vận dụng ý nghĩa định luật I Niu- tơn vào cuộc sống, biết suy nghĩ rộng hơn
những người khác, khơng bị bó hẹp vào khuôn khổ đang trải qua, tư duy minh
mẫn và khác biệt.
3.2.2. Giáo dục kỹ năng sống thông qua ý nghĩa định luật II Niu- Tơn
• Giáo viên phân tích ý nghĩa định luật II Niu- Tơn
Định luật II Niu- Tơn phát biểu: Gia tốc của một vật cùng hướng với lực
tác dụng lên vật. Độ lớn của gia tốc tỉ lệ thuận với độ lớn của lực và tỉ lệ nghịch
với khối lượng của vật:


a=



F
m

- Như đã nói ở định luật I Niu- Tơn, khi lực F được xem như động lực của
sự thay đổi và hành động, thì khối lượng m đại diện cho sức ì, cho sự trì hỗn,
sự lười biếng của chúng ta trong việc làm những hành động đó; a là gia tốc đặc
trưng cho sự thay đổi, là những kết quả mà chúng ta đạt được. Một điều rất dễ
nhận ra rằng, với một lực F khơng đổi: Nếu bạn càng trì hỗn, càng lười biếng,
cố tìm ra lí do để thực hiện những hành động càng ít, sự thay đổi của chúng ta sẽ
tỷ lệ nghịch với sự trì hỗn đó, những kết quả đạt được sẽ rất ít, hầu như chẳng
có gì thay đổi, và hệ quả là gì, chúng ta sẽ lại chán nản, m càng tăng và a lại
càng giảm.

13



Ngược lại, hành động càng nhiều thì kết quả càng lớn; đặc biệt dù nếu
một lực F rất nhỏ nhưng nếu m nhỏ tới mức dần đến 0 thì sự thay đổi sẽ là vơ
cùng lớn.
Ví dụ như:
+ Bạn là một học sinh có lực học trung bình trong lớp, bạn muốn học kì
tới bạn là học sinh khá giỏi. Vậy chỉ có bạn mới quyết định được điều đó, là
ngừng chây lười, chăm chỉ, say sưa học tập hơn nữa, thay đổi phương pháp học,
không dấu dốt, không hiểu phải hỏi, đọc nhiều sách báo, ....kết quả bạn sẽ thay
đổi được học lực của bản thân một cách xứng đáng với những gì bạn đã nổ lực.
Và ngược lại, bạn cứ trì hỗn và khơng làm bài tập về nhà, chây lười,...thì chẳng
thay đổi được gì, có thể kết quả lại tệ hơn.
+ Đất nước Việt Nam đang trong thời kì hội nhập với thế giới và phát
triển mạnh mẽ, đang rất cần và mong chờ các thế hệ học sinh như chúng ta học
tập và cống hiến cho đất nước; Bạn có muốn trở thành cơng dân tích cực, đủ
đức, đủ tài để
góp phần xây dựng và bảo vệ tổ quốc khơng? Tất nhiên là có rồi. Vậy chúng ta
phải làm gì? Học tập và rèn luyện ở trường, gia đình và xã hội, tham gia các
hoạt động tập thể ở địa phương, năng động và sáng tạo và tích cực trong các
cơng việc được giao... Bạn sẽ thay đổi. Kết quả của việc làm của bạn là bạn đã
thay đổi thành con người tốt hơn, có ích cho gia đình, xã hội.


- Trong mọi cơng việc cũng vậy, ở cơng thức a = F thì lực là đại lượng


m

véctơ liên quan đến cả độ lớn (bạn bỏ ra bao nhiêu sức để làm) và hướng (bạn
cần tập trung vào điều gì trong cơng việc này), nếu bạn muốn một vật tăng tốc
theo một hướng cụ thể thì độ lớn của lực tác động và hướng của lực đó sẽ tạo

một sự khác biệt. Vậy muốn tăng năng suất của một cơng việc nào đó thì khơng
đơn thuần là làm việc chăm chỉ (lực) mà còn là lực đó cần tập trung vào chỗ
nào. Chỉ bỏ sức một cách tràn lan, khơng có chủ điểm, khơng đúng nơi, đúng
chỗ, khơng có mục đích thì cơng việc của bạn sẽ khơng hồn thành và mọi thứ
sẽ khơng thay đổi như bạn muốn.
Ví dụ như: Bạn muốn đậu vào các trường khối thi A1, bạn sẽ phải nổ lực rất
nhiều trong học tập, nếu bạn tập trung thời gian và cơng sức học cho các mơn
tốn , vật lí, hóa học nhiều hơn các mơn học khác thì kết quả cao hơn so với bạn
cứ học đồng đều và tràn lan các mơn học, điều đó khơng có nghĩa bạn bỏ bê các
mơn học khác, chỉ có điều thời gian có hạn, việc bạn phân bố thời lượng cũng
như phương pháp học tập hợp lí thì sẽ thực hiện được điều bạn muốn làm.
• Học sinh lấy ví dụ: Giáo viên yêu cầu các em lấy ví dụ hoặc nêu những việc đã
và đang làm hữu ích, tương tự trong cuộc sống.
+ Ở trường.
+ Ở nhà.
14


+ Ở ngồi xã hội.
• Thảo luận, nhận xét về các ví dụ, các cơng việc mà các học sinh vừa nêu, nếu
đó là cơng việc tốt mà khơng mang ý nghĩa của định luật II Niu-Tơn thì giáo
viên loại ra nhưng vẫn được khen ngợi và mong các bạn học sinh noi theo.
• Kỹ năng sống mà học sinh được lĩnh hội:
- Kỹ năng giải quyết vấn đề, đặt mục tiêu: Khi làm một việc thì cần đặt
mục tiêu, lập kế hoạch, trình tự như thế nào, bạn phải làm gì và làm như thế nào,
cơng việc chính xun suốt là gì, bạn cần cố gắng như thế nào để có kết quả như
mong đợi.
- Kỹ năng tư duy sáng tạo: Giúp học sinh tư duy năng động với nhiều
sáng kiến và óc tưởng tượng để vận dụng ý nghĩa định luật II Niu- tơn vào cuộc
sống, biết suy nghĩ rộng hơn những người khác, khơng bị bó hẹp vào khuôn khổ

đang trải qua, tư duy minh mẫn và khác biệt.
3.2.3. Giáo dục kỹ năng sống thông qua ý nghĩa định luật III Niu- Tơn
• Giáo viên phân tích ý nghĩa định luật III Niu- Tơn
- Định luật III Niu- Tơn nêu rõ: Trong mọi trường hợp, khi vật A tác dụng
lên vật B một lực thì vật B cũng tác dụng trở lại vật A một lực. Hai lực này có
cùng giá, cùng độ lớn nhưng ngược chiều. Nó đơn giản chỉ là quy luật hai chiều
của cuộc sống. Nếu bạn tác động tích cực hay tiêu cực đối với một sự vật sự việc
gì đó, cuối cùng cũng sẽ có một tác động tích cực hay tiêu cực tương ứng tác
động vào bạn. Cuộc sống là sự cân bằng giữa cho đi và nhận lại.
- Trong cuộc sống lao động và học tập cũng vậy, nếu bạn thường xuyên
giúp đỡ những khó khăn với người xung quanh xuất phát từ sự chân thành, thì
khi bạn gặp khó khăn chắc chắn chẳng ai bỏ rơi bạn. Song chúng ta khơng nên
tính tốn hơn thua giữa cho và nhận, vì điều đó đơi khi là vơ nghĩa, có những
điều chỉ có thể cảm nhận bằng trái tim, như nhạc sỹ Trịnh Công Sơn viết trong
một bài hát " Sống trong đời sống cần có một tấm lịng, để làm gì em biết khơng,
để gió cuốn đi, để gió cuốn đi..."

15


Ví dụ như:
+ Bạn khơng chịu lắng nghe một người thì đừng hi vọng người đó lắng
nghe bạn.
+ Nếu bạn nói xấu về một ai đó sau lưng họ thì đồng nghĩa bạn cũng là
một người không tốt.
+ Hàng năm, chúng ta đều góp tiền, áo quần, sách vở ...để chia sẽ, xoa dịu
nỗi đau của các em, gia đình bị ảnh hưởng chất độc da cam do chiến tranh để lại,
đó là những hành động rất nhỏ thể hiện lòng biết ơn, tưởng nhớ những chiến sỹ,
anh hùng hi sinh vì Tổ Quốc để chúng ta được sống trong hịa bình, được học
hành và vui chơi. Đó là sự cho đi và nhận lại, nhưng khơng có thứ gì đong đếm,

so sánh được vì đó sự hi sinh và lịng biết ơn vơ bờ.
• Học sinh lấy ví dụ: Giáo viên yêu cầu các em lấy ví dụ hoặc nêu những việc đã
và đang làm hữu ích, tương tự trong cuộc sống.
+ Ở trường.
+ Ở nhà.
+ Ở ngoài xã hội.
• Thảo luận, nhận xét về các ví dụ, các cơng việc mà các học sinh vừa nêu, nếu
đó là công việc tốt mà không mang ý nghĩa của định luật III Niu-Tơn thì giáo
viên vẫn khen ngợi và mong các bạn học sinh noi theo.
• Kỹ năng sống mà học sinh được lĩnh hội:
- Kỹ năng tư duy phê phán: Khả năng phân tích một cách khách quan và
tồn diện các vấn đề, sự vật, hiện tượng…xảy ra để đưa ra được những quyết
định, những hành động phù hợp, giúp học sinh đối mặt với nhiều gay cấn của
cuộc sống, luôn phải xử lý nhiều nguồn thông tin đa dạng, phức tạp. Xây dựng
16


những hành vi lành mạnh và thay đổi những hành vi, thói quen tiêu cực. Giáo
dục quan niệm sống tích cực, sống đẹp trong mối quan hệ nhân sinh.
- Kỹ năng tư duy sáng tạo: Giúp học sinh tư duy năng động với nhiều
sáng kiến và óc tưởng tượng để vận dụng ý nghĩa định luật III Niu- tơn vào cuộc
sống, biết suy nghĩ rộng hơn những người khác, không bị bó hẹp vào khn khổ
đang trải qua, tư duy minh mẫn và khác biệt.
Sau khi triển khai tiết 1, giáo viên giao một bài tập về nhà cho học sinh để chuẩn
bị cho tiết 2.
3.3. Giáo dục kỹ năng sống thơng qua tìm hiểu ứng dụng các lực cơ học
trong cuộc sống
3.3.1. Tìm hiểu ứng dụng các lực cơ học trong cuộc sống
- Giáo viên yêu cầu học sinh hoạt động theo nhóm, nêu và phân tích vai
trị các ứng dụng của lực cơ học mà các em đã học.

- Sau đó cử học sinh đại diện nhóm trình bày, các nhóm nhận xét, bổ
sung và hồn thiện.
- Giáo viên có thể gợi ý các ứng dụng của các lực cơ học trong đời sống
như sau:
• Lực hấp dẫn
+ Em hiểu gì về cân địn ?
Là dụng cụ đo khối lượng đơn giản, dễ quan sát và được sử dụng nhiều.
Vật nào có khối lượng lớn hơn sẽ bị trái đất hút với một lực lớn hơn.
+ Dây dọi là gì ? Tác dụng ?
Là vật dụng gồm một dợi dây được nối với một vật nặng nhỏ, luôn hướng
vng góc với mặt đất do lực hút của trái đất. Nó là vật dụng dễ tạo ra, rất đơn
giản nhưng vơ cùng hữu ích đối với các bác thợ xây, nếu ko có dây dọi, sẽ khó
xây được các ngôi nhà cao thẳng đẹp.
+ Các hiện tượng thiên nhiên do lực hấp dẫn tạo nên?
Lực hấp dẫn là lực giữ Mặt Trăng trên quỹ đạo quanh Trái Đất, sự hình
thành thủy Triều và các hiện tượng thiên nhiên khác mà ta quan sát được; Ông
cha ta đã ứng dụng nó để giành chiến thắng qn Nam Hán trên sơng Bạch Đằng
của Ngơ Quyền vào năm 938.
• Lực đàn hồi của lị xo
+ Kể tên các vật dụng có ứng dụng của lực đàn hồi ?
Bút bi, kẹp quần áo, bẫy chuột, nắp của chai nước rửa tay, đệm lò xo,
bình tưới cây, cân treo, cân đĩa, bộ phận giảm xóc của xe máy, bắn cung, cầu bật
cho các vận động viên nhảy cầu lấy đà.
• Lực ma sát
17


+ Nêu các ví dụ về tác dụng có lợi và có hại của lực ma sát?
Lực ma sát có xu hướng cản trở chuyển động, bào mòn bề mặt tiếp xúc,
đóng vai trị là lực phát động trong một số trường hợp.

Khi ta đi trên sàn đá hoa mới lau thì rất dễ bị ngã do lực ma sát trược giữa
bàn chân của ta với mặt sàn cho nên khi ta đi trên những mặt phẳng nhẵn, bóng
dễ trượt thì ta phải mang dép có nhiều rãnh để tăng độ ma sát. Nhưng khơng chỉ
có lợi cho ta mà bên cạnh đó nó cịn có hại cho chúng ta đó là làm đế dép ta mau
mịn.
Mặt lốp ơ tơ vận tải phải có khía sâu hơn mặt lốp xe đạp, vì để ơ tơ và xe
đạp chuyển động được trên mặt đường thì giữa bánh xe và mặt đường phải có
lực ma sát để bánh xe có thể bám được trên mặt đường. Xe ô tô chuyên chở vận
tải nặng nên cần phải có lực ma sát nhiều hơn xe đạp. Do đó lốp xe ơ tơ phải có
rất nhiều khía sâu. Trong trường hợp này thì lực ma sát có lợi cho ta rất nhiều.
• Lực hướng tâm
+ Tại sao những đoạn đường cong thì mặt đường được làm nghiêng vào trong?
Những đoạn đường cong thì mặt đường phải làm nghiêng vào trong để
hợp lực giữa trọng lực và phản lực đóng vai trị là lực hướng tâm làm cho người
tham gia giao thông dễ dàng chuyển động qua những đoạn đường đó. Ngồi ra
cũng cần phải giảm tốc độ nếu không sẽ vị văng ra khỏi đường do chuyển động
li tâm.
3.3.2. Kĩ năng sống mà học sinh được lĩnh hội
- Giáo dục kỹ năng tham gia giao thơng an tồn.
- Giáo dục tiết kiệm năng lượng, thu thập thông tin.
- Giáo dục kỹ thuật tổng hợp, giáo dục hướng nghiệp.
- Kỹ năng làm việc theo nhóm.
- Kỹ năng vận dụng các kiến thức vật lí vào đời sống để nâng cao chất
lượng cuộc sống và thuận tiện hơn.
3.4. Giáo dục kỹ năng sống thông qua bài trắc nghiệm
Giáo viên cho học sinh thảo luận để trả lời các câu trắc nghiệm, đưa ra
phương án thích hợp, ý kiến của nhóm mình trước lớp
Câu
1


Bài trắc nghiệm
Nội dung
Đáp án
Khi tham gia giao thông, khi gặp
trời mưa, người lái xe phải giảm tốc
độ vì:
A. Nước trên mặt đường làm giảm
ma sát và do đó làm cho người lái
xe giảm khả năng kiểm soát tốc độ
và hướng của xe.

Kỹ năng đạt được
Kỹ năng phòng tránh
tai nạn.

18


2

3

4

5

6

7


8

B. Dễ gây tai nạn.
C. Cả A và B.
Cầu bật giúp vận động viên nhảy
bật được cao và xa hơn, theo bạn
yếu tố nào sau đây đóng vai trị là
"cầu bật" để đưa bạn đến thành
công?
A. Đọc sách nhiều.
B. Một người Thầy.
C. Ước mơ, lí tưởng của bạn.
D. Cả 3 ý trên.
Khi đang lắng nghe người khác nói,
bạn khơng nên :
A. Chăm chú nghe thật rõ từng câu,
từng lời của người nói.
B. Khơng tập trung.
C. Nghiêm trang và khơng mỉm
cười trong suốt cuộc trị chuyện
Muốn thành cơng, bạn khơng nên:
A. Lười nhác.
B. Chây ì.
C. Trì hỗn
D. Cả 3 ý trên.
Khi đi xe qua những đoạn đường
uốn lượn, chúng ta nên:
A. Đi với tốc độ lớn.
B. Giảm tốc độ đảm bảo an tồn.
Bạn có thói quen nói lời "cảm ơn"

hay "xin lỗi" với người khác khơng?
A. Có.
B. Khơng.
Sống có mục tiêu giúp chúng ta điều
gì?
A. Biến hành động theo mục tiêu
đặt ra.
B. Đưa chúng ta đến với thành
cơng.
C. Làm việc có kế hoạch, khoa học
hơn.
D. Cả 3 ý trên.
Theo bạn, khó khăn trong công
việc:

Kỹ năng so sánh.
Kỹ năng tự nhận thức.

Kỹ năng lắng nghe tích
cực.

Kỹ năng tự nhận thức.

Kỹ năng tham gia giao
thơng an tồn.

Kỹ năng giao tiếp.

Kỹ năng tự nhận thức.


Kỹ năng tự nhận thức.

19


A. Là thử thách để có kết quả tốt.
B. Điều cần phải vượt qua để thay
đổi.
C. Luôn tồn tại và chúng ta phải đón
nhận nó để vui vẻ, lạc quan và tìm
biện pháp giải quyết.
D.Cả 3 ý trên.
9

Nguyên nhân nào dẫn đến việc làm
việc theo nhóm khơng hiệu quả?
A. Biết tự bảo vệ ý kiến của mình
và thuyết phục người khác.
B. Tự làm theo ý mình, khơng tơn
trọng ý kiến của người khác, thiếu
niềm tin vào nhóm.

Kỹ năng hoạt động
nhóm.

C. Chia sẽ ý kiến với các thành vien
trong nhóm.
10

Sau khi đi một thời gian, lốp xe bị

mòn dẫn, dễ dẫn đến tai nạn vì:
A. Lốp bị bào mịn làm giảm ma sát
giữa đường và xe, làm cho xe trượt.

Kỹ năng phòng tránh
tai nạn.

B. Chúng ta đi xe với tốc độ lớn.
C. Cả 2 ý trên.
11

Bạn muốn dọn dẹp nhà cửa trong
gia đình, nhưng thấy rất bề bộn,
ngổn ngang, cảm thấy lười nhác.
Vậy bạn cần làm gì để bắt đầu cơng
việc đó?
A. Mang đồ gọn gàng và xắn áo lên.
B. Nhặt vài mẫu rác bỏ vào thùng
rác.

Kỹ năng logic.
Kỹ năng giải quyết vấn
đề.

C. Cả đáp án A và B
D. Ý kiến khác.
12

Lao động tạo nên:
A. Nguồn sống, nguồn hạnh phúc

B. Sự phát triển con người và xã
hội.
C. Sự khác biệt.

Kỹ năng tự nhận thức.

20


13

14

15

D. Cả 3 ý kiến trên.
Muốn hoàn thành một việc có kết
quả tốt, theo bạn cần tiến hành theo
trình tự nào sau đây:
A. Xác định mục tiêu, lập kế hoach
hành động, học hỏi để phát triển bản
thân, hành động kiên trì.
B. Hành động kiên trì, xác định mục
tiêu, lập kế hoạch.
D. Ý kiến khác.
Bạn muốn thành cơng thì khơng nên
:
A. Chỉ ngồi và suy nghĩ về nó.
B. Hãy học hỏi và hành động.
C. Vượt qua nỗi sợ hãi và bắt tay

vào hành động.
Để xác định một bức tường đã thẳng
đứng chưa, bạn làm cách nào?
A. Dây dọi.
B. Thước gỗ.
C.Chỉ ngắm bằng mắt.

Kỹ năng logic, giải
quyết vấn đề.

Kỹ năng logic, phân
tích, giải quyết vấn đề.

Kỹ năng giải quyết vấn
đề.

4. Hiệu quả thực nghiệm
- Giáo viên ra bài tập thu hoạch về nhà cho học sinh, yêu cầu học sinh
hoàn thành trong 1 tuần và nạp bài cho giáo viên.
ĐỀ BÀI: Em hãy viết một bài giới thiệu bản thân, thể hiện được mơ ước,
tư tưởng, tính cách, sở thích, thói quen, khả năng, niềm tin, ưu điểm, nhược
điểm và nhu cầu của bản thân, những động lực thúc đẩy bạn trong cuộc đời; xác
định được các việc bản thân đang làm và muốn làm, kế hoạch các hoạt động để
thực hiện mơ ước của bản thân ?
- Sau khi áp dụng đê tài nghiên cứu cho lớp 10 , trường THPT CẨM
THỦY 1, 1 lớp/2tiết. Kết hợp kết quả bài thu hoạch và điều tra, theo dõi. Tôi đã
thu được các kết quả nhất định như sau:
Năm học 2020-2021
(Áp dụng cho các lớp 10a1,10a2,10a3,10a5- Gồm 166 học sinh)
Hiệu quả

Tỷ lệ học sinh có kỹ
năng tự nhận thức bản
thân, xác định mục tiêu
cho cuộc đời .

Trước khi

Sau khi

áp dụng đề tài

áp dụng đề tài

43/166 (25,9%)

158/166 (95,18%)

21


Tỷ lệ học sinh có kỹ
năng hoạt động nhóm
hiệu quả.

52/166 (31,32%)

116/166 (69,87%)

Tỷ lệ học sinh có kỹ
năng giải quyết vấn đề.


55/166 (33,13%)

118/166 (71,08%)

Tỷ lệ học sinh có kỹ
năng tư duy sáng tạo
trong vận dụng các kiến
thức vật lí vào đời sống.

16/166 (9,63 %)

87/166 (52,4 %)

Năm học 2021-2022
(Áp dụng cho các lớp 10a7,10a10,10a12,10a8- Gồm 166 học sinh)
Hiệu quả

Trước khi
áp dụng đề tài

Sau khi
áp dụng đề tài

Tỷ lệ học sinh có kỹ
năng tự nhận thức bản
thân, xác định mục tiêu
cho cuộc đời .

51/166 (30,72 %)


160/166 (96,38z %)

Tỷ lệ học sinh có kỹ
năng hoạt động nhóm
hiệu quả.

62/166 (37,34 %)

123/166 (74,09 %)

Tỷ lệ học sinh có kỹ
năng giải quyết vấn đề.

60/166 (36,14%)

112/166 (67,46%)

Tỷ lệ học sinh có kỹ
năng tư duy sáng tạo
trong vận dụng các kiến
thức vật lí vào đời sống.

50/166 (30,12 %)

92/166 (55,4 %)

PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Tôi nhận thấy sáng kiến này giúp các em có được một số kỹ năng sống cơ

bản khi đang còn là học sinh ở trường trung học phổ thơng, để hồn thiện bản
thân hơn. Giúp các em nhận thức được muốn phát triển thì phải vận động, muốn
thành cơng thì phải làm việc chăm chỉ và có mục tiêu phấn đấu rõ ràng, có kế
hoạch cụ thể; Hãy vượt qua chính mình để hòa nhập, để chia sẽ và giúp đỡ và
cùng nhau tiến bộ.

22


Tơi nhận thấy sáng kiến này ngồi giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
cịn làm cho học sinh thích thú với mơn học vật lí, khẳng định mơn học vật lí
thật sự hấp dẫn, thú vị, nó là mơn học khơng chỉ cung cấp kiến thức khoa học
mà cịn cung cấp nhiều quy luật của cuộc sống. Giúp nâng cao hiệu quả, thực
hiện thành công mục tiêu giáo dục học sinh toàn diện.
Dù đã cố gắng nhiều nhưng sáng kiến này khơng tránh khỏi thiếu sót. Tơi
rất mong q thầy, cơ trong hội đồng khoa học góp ý bổ sung để sáng kiến này
đạt hiệu quả cao hơn nữa trong giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.
2. Kiến nghị
- Đối với nhà trường: Bên cạnh các hoạt động bề nổi như văn nghệ, thể
thao thì nên tổ chức nhiều cuộc thi, trị chơi giúp học sinh có dịp thể hiện tài
năng, khám phá bản thân, đồng thời rèn luyện được các kỹ năng thiết yếu trong
thời đại ngày nay.
- Đối với giáo viên bộ môn: Theo tôi trong các tiết dạy, chúng ta không
nên quá say sưa vào các kiến thức tư duy mà phải kết hợp chúng với giáo dục kỹ
năng sống cho học sinh, sao cho tiết học vật lí thật sự thoải mái và bổ ích với tất
cả học sinh.
XÁC NHẬN CỦA
BGH TRƯỜNG THPT
CẨM THỦY 1


Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh
nghiệm của mình làm và viết,
khơng sao chép nội dung của người khác.
Cẩm Thủy, Ngày 14/5/2022

Cao Thị Thiện

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa vật lý 10 ban cơ bản.
2. Sách "Vật lí và triết học", tác giả Werner Heisenberg-NXB Tri thức.
3. Tài liệu tập huấn cho giáo viên về chuyên đề giáo dục kĩ năng sống cho học
sinh THPT.

23


4. Phương pháp dạy học vật lý ở trường phổ thông, tác giả Nguyễn Đức Thâm
chủ biên-NXB Đại Học Sư Phạm 2002.
5. Sách "10 quy luât cuộc sống", tác giả Catherine Nomura - Dan Sullivan ,
NXB Trẻ & First News 2008.
6. Các tài liệu nghiên cứu trên Internet.
7. Tài liệu bồi dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp giáo viên, NXB Đại Học
Sư Phạm và NXB Giáo Dục Việt Nam.

DANH MỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả:Cao Thị Thiện
24



Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên trường THPT Cẩm Thủy 1
Cấp đánh giá
Kết quả
xếp loại
đánh giá
TT
Tên đề tài SKKN
(Ngành GD cấp
xếp loại
huyện/tỉnh;
(A, B,
Tỉnh...)
hoặc C)
Cấp tỉnh
C
1. “Phương pháp hướng dẫn học
sinh giải bài tập phần vẽ
đường truyền ánh sáng”

Năm học
đánh giá
xếp loại
2011-2012

25



×