Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Giáo dục một số kĩ năng sống cho học sinh trong công tác chủ nhiệm lớp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.18 KB, 9 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm “Sử dụng trò chơi học tập để nâng cao hiệu quả dạy, học môn giáo dục công dân”
Đề tài:
“Sử dụng trò chơi học tập để nâng cao hiệu quả dạy, học môn giáo dục công dân”
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Giáo dục công dân là môn học có nhiều nội dung phong phú, một môn khoa
học có tính giáo dục cao nên nó có vai trò và ý nghĩa rất quan trọng đối với người
học. Đây là môn học gồm nhiều lĩnh vực kiến thức: Triết học, đạo đức học, kinh tế,
chính trị, văn hóa- xã hội, pháp luật, kiến thức môn học vừa trừu tượng, vừa khái
quát, khó học, lại vừa khô cứng,…tâm lý học sinh ít yêu thích môn học này.
Từ thực trạng đó, tôi đã suy nghĩ, nghiên cứu, tìm tòi để tìm ra các giải pháp
giúp các em học sinh cảm nhận hết ý nghĩa, hiểu biết một cách đầy đủ tính khoa học,
nhân văn, giá trị đạo đức trong môn học này. Bên cạnh đó, người dạy phải biết làm
cho những đơn vị kiến thức khó trở thành dễ tiếp thu, trừu tượng trở thành cụ thể, sự
khô cứng phải trở thành mềm mại, hấp dẫn, dễ hiểu, gần gủi với học sinh làm các em
tự nguyện thích học môn giáo dục công dân. Thông thường, ngoài việc sử dụng các
phương pháp dạy học truyền thống và phương pháp dạy học hiện đại, tôi đã sử dụng
“Trò chơi học tập” để nâng cao hiệu quả trong việc dạy, học giáo dục công dân ở nhà
trường phổ thông.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. THỰC TRẠNG
Vào đầu các năm học, tôi đã cho học sinh 4 trong 9 lớp mình mới nhận làm bài
kiểm tra 45 phút, kết quả làm bài của học sinh các lớp và nguyên nhân dẫn đến kết
quả xếp loại khá, loại giỏi và nguyên nhân vì sao có kết quả trung bình, yếu, kém. Cụ
thể như sau:
Hà Thị Thanh Trà Trường THPT An Lương
Đông
- 1 -
Sáng kiến kinh nghiệm “Sử dụng trò chơi học tập để nâng cao hiệu quả dạy, học môn giáo dục công dân”
Lớp
Số
lượng


học sinh
Chất lượng môn giáo dục công dân đầu năm học 2012-2013
Giỏi Khá Trung bình Yếu
SL TL SL TL SL TL SL TL
11A1 48 4 8.3 10 20.8 31 64.6 3 6.3
11A2 37 3 8.1 12 32.4 19 51.6 3 7.9
12A8 42 4 9.5 11 26.2 23 54.8 4 9.5
12A7 45 5 11.1 12 26.7 25 55.6 3 6.6
Bảng thống kê kết quả học tập đầu năm học 2012-2013
Nhìn tổng thể qua bảng thống kê, học sinh của chúng ta đã có kết quả học tập
tương đối khá tốt. Nhưng tỷ lệ học sinh giỏi, khá chưa cao, số học sinh có kết quả học
tập xếp loại trung bình còn nhiều, loại yếu vẫn còn. Qua tìm hiểu thực tiễn, nguyên
nhân học sinh có được kết quả khá, giỏi là do các em phải có trách nhiệm học để
không vì môn Giáo dục công dân mà các em không được xếp loại giỏi, khá hoặc do
các em cảm thấy có lỗi với người dạy,…. Bên cạnh đó, nhiều em học sinh kết quả
còn thấp từ trung bình trở xuống do nhiều nguyên nhân, trong đó, nguyên nhân chính,
là do kiến thức môn học quá khó tiếp thu và các em chưa lĩnh hội kiến thức một cách
khoa học, việc tiếp thu kiến thức còn miễn cưỡng, vì trách nhiệm,…Qua đó cho thấy,
giáo viên chúng ta chưa chịu khó, chưa sáng tạo để tìm ra cách thức dạy học cho phù
hợp. Trò chơi học tập hướng đến sự mở rộng, chính xác hoá, hệ thống hoá các kiến
thức nhằm phát triển năng lực trí tuệ, giáo dục lòng ham hiểu biết của các em học
sinh. Ngoài ra, nó còn có tác dụng làm thay đổi hình thức hoạt động học tập trên lớp,
làm không khí lớp học thoải mái, dễ chịu, giúp quá trình học tập trở nên hấp dẫn, nhẹ
nhàng, tự nhiên phù hợp với môn học. Cho nên, việc vận dụng trò chơi học tập một
cách hợp lí sẽ góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục.
2. CÁC GIẢI PHÁP:
2.1/ Giải pháp đưa trò chơi học tập vào khởi động bài dạy
Hà Thị Thanh Trà Trường THPT An Lương
Đông
- 2 -

Sáng kiến kinh nghiệm “Sử dụng trò chơi học tập để nâng cao hiệu quả dạy, học môn giáo dục công dân”
Chúng ta thường đưa trò chơi học tập vào phần khỏi động để dẫn dắt vào nội
dung bài học, hoặc đơn vị kiến thức cần tìm hiểu. Làm như vậy, nó sẽ gây sự chú ý
cho học sinh. Sử dụng trò chơi học tập phải phù hợp với nội dung bài học hoặc đơn vị
kiến thức cần tìm, ý đồ của người dạy, trong quá trình sử dụng cần chú ý tính hợp lý,
lô gich và kỹ thuật tổ chức trò chơi. Trò chơi học tập đưa vào phần khỏi động sẽ tạo
được sự hưng phấn, vui vẻ, thoải mái ngay đầu tiết học làm cơ sở để các em học sinh
tiếp thu hiệu quả toàn tiết học.
Trong bài 7, giáo dục công dân lớp 10: “Thực tiến và vai trò của thực tiễn đối
với nhận thức”, chúng ta chọn trò chơi “Đuổi hình bắt chữ” cho phần khởi động. Giáo
viên đưa ra một số hình ảnh động, từ những hình ảnh đó giáo viên gợi ý cho học sinh
tư duy để biết được nội dung hình ảnh đó nói gì và liên tưởng đến những câu tục ngữ,
thành ngữ có nội dung phù hợp. Sau đó, giáo viên khẳng định các hình ảnh thật, sống
động đó là thực tiễn và nó đã tác động vào các cơ quan cảm giác của chúng ta cho
chúng ta những hiểu biết về chúng từ đó giáo viên dẫn dắt vào nội dung bài học. Qua
trò chơi, nó sẽ giúp các em học sinh biết được thực tiễn, nhận thức, và vai trò của thực
tiễn, không có thực tiễn thì quá trình nhận thực sẽ không diễn ra.
Bài 12, giáo dục công dân 11: “Chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường”,
chúng ta chọn trò chơi “Đội nào nhanh hơn” cho phần khởi động. giáo viên chia lớp
thành 2 đội chơi, mỗi đội cử 3 người lên chơi. Ba người trong mỗi đội sẽ luân phiên
nhau trong vòng 3 phút liệt kê tất cả những vấn đề cấp thiết của nhân loại hiện nay,
đội nào liệt kê đúng, nhiều, nhanh đội đó sẽ chiến thắng còn các thành viên khác trong
lớp reo hò, cổ động cho đội chơi của mình. Sau khi kết thúc trò chơi, giáo viên
khoanh tròn cụm từ tài nguyên, môi trường và phỏng vấn học sinh, vì sao tài nguyên
và môi trường là một trong những vấn đề cấp thiết của nhân loại hiện nay? Sau khi
học sinh trả lời, giáo viên giải thích cho học sinh thấy được tầm quan trọng của tài
nguyên và môi trường đó là sự sống còn đối với mỗi người, mỗi quốc gia, toàn cầu
và thực trạng hiện nay về tài nguyên môi trường của nước ta rất nan giải,…Trước
Hà Thị Thanh Trà Trường THPT An Lương
Đông

- 3 -
Sáng kiến kinh nghiệm “Sử dụng trò chơi học tập để nâng cao hiệu quả dạy, học môn giáo dục công dân”
thực tế như vậy, Nhà nước ta cần có những chính sách nào và trách nhiệm của công
dân, học sinh phải làm gì để bảo vệ mội trường chúng ta vào bài 12- Chính sách tài
nguyên và bảo vệ môi trường.
2.2/ Giải pháp đưa trò chơi học tập khi kết thúc một đơn vị kiến thức hay dẫn
dắt vào đơn vị kiến thức mới
Khi kết thúc một, một số đơn vị kiến thức, giáo viên đưa trò vào giúp học sinh
ghi nhớ, vận dụng kiến thức vừa học vào thực tiễn, đồng thời còn tạo sự lô gích giữa
đơn vị kiến thức vừa học và đơn vị kiến thức sắp được học làm hấp dẫn, thu hút học
sinh nhằm tăng thêm hiệu quả giờ dạy.
Trò chơi “Chung sức” đưa vào bài 13, tiết 2: Công dân với cộng đồng”, ở tiết
học này có hai đơn vị kiến thức hoà nhập và hợp tác. Sau khi kết thúc phần hoà nhập,
giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi chung sức. Chia lớp thành 4 đội chơi và
các đội sẽ cùng nhau giải quyết các tình huấn có vấn đề về nội dung của hoà nhập, đội
nào nhanh, đúng, đầy đủ đội đó sẽ chiến thắng, sau đó, giáo viên phỏng vấn bí quyết
của sự chiến thắng qua trò chơi vừa rồi thì chắc chắn rằng học sinh sẽ trả lời do có sự
chung sức, đồng lòng, cùng nhau làm việc,…Từ đó, giáo viên dẫn dắt vào đơn vị kiến
thức hợp tác. Qua đây, chúng ta thấy rằng, khi lựa chọn trò chơi người dạy đã có ý đồ
để lựa chọn trò chơi cho phù hợp nội dung bài học, có tính lô gích, vừa củng cố kiến
thức đã học vừa làm cầu nối đưa kiến thức mới vào bài học. Ngoài ra, qua trò chơi,
chúng ta còn giáo dục các em kỹ năng hợp tác, kỹ năng giao tiếp,
Bài 14, giáo dục công dân lớp 10: Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc, phần 2 trách nhiệm xây dựng Tổ quốc, giáo viên tổ chức cho học sinh trò
chơi “Tiếp sức đồng đội”. Giáo viên cử trọng tài theo dõi thời gian và ghi điểm, giáo
viên nêu yêu cầu: Hãy liệt kê những việc mà em đã từng làm để tham gia xây dựng Tổ
quốc. Mỗi đội cử 3 thành viên, sau hai phút thảo luận, các đội bắt đầu trò chơi, khi
trọng tài hô: “Bắt đầu !”, lần lượt đại diện các nhóm chạy lên ghi việc mình đã làm,
mỗi thành viên trong nhóm chỉ được ghi một thông tin một lần, người thứ nhất về chỗ,
Hà Thị Thanh Trà Trường THPT An Lương

Đông
- 4 -
Sáng kiến kinh nghiệm “Sử dụng trò chơi học tập để nâng cao hiệu quả dạy, học môn giáo dục công dân”
người thứ hai mới được xuất phát, nếu phạm luật bị trừ điểm. Đội nào kể nhiều việc
đã làm đội đó sẽ thắng. Sau khi kết thúc trò chơi, giáo viên kết luận trên đây là những
việc các em đã làm nhưng chưa đầy đủ, còn rất nhiều việc làm để xây dựng Tổ quốc
mà chúng ta cần phải làm nữa, giáo viên kết luận, hướng dẫn cách làm để kết thúc
đơn vị kiến thức trách nhiệm của công dân học sinh đối với sự nghiệp xây dựng Tổ
quốc.
2.3/ Giải pháp đưa trò chơi học tập vào củng cố bài học
Sau khi kết thúc một bài, một tiết học mà giáo viên cứ nêu câu hỏi để học sinh
nhắc lại kiến thức vừa học hoặc làm các bài tập trong sách giáo khoa nhiều lần thì cả
người dạy và người học sẽ thấy nhàm chán, miễn cưỡng khi thực hiện. Cho nên,
chúng ta có thể thay đổi hoặc đan xen giữa những hình thức này bằng cách đưa trò
chơi học tập vào củng cố nội dung bài học. Trò chơi ở phần này sẽ giúp học sinh hệ
thống toàn bộ kiến thức bài học, bài học gồm có mấy phần, trong mỗi phần có mấy
nội dung, vận dụng kiến thức bài học vào thực tiễn,.…giúp học sinh dễ dàng ghi nhớ
nội dung bài học nhưng khó quên. Đồng thời, qua trò chơi sẽ rèn luyện cho các em
các kỹ năng ghi nhớ, quan sát, nhanh trí và tinh thần tập thể. Cách làm này sẽ thu hút
sự chú ý của học sinh và học sinh rất dễ tiếp thu cho nên hiệu quả giờ dạy sẽ cao hơn.
Chúng ta tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “Ghép chữ vào hình”ở phần củng
cố của bài 2, giáo dục công dân 12: Thực hiện pháp luật. Giáo viên chuẩn bị hai bảng
phụ vẽ hai thân cây, mỗi cây có bốn nhánh lớn ghi sẵn 4 hình thức thực hiện pháp
luật, hai bộ lá cây (mỗi bộ 10 lá) mỗi lá ghi một việc làm cụ thể thể hiện nội dung của
các hình thức thực hiện pháp luật và có đính nam châm ở sau phiếu. Giáo viên chia
lớp thành hai đội, mỗi đội 3 người trực tiếp chơi, các thành viên còn lại theo dõi và cỗ
vũ cho đội mình. Người chơi của hai đội đứng thành hai hàng dọc quay mặt lên bảng,
trên bảng đã treo sẵn hai 2 bảng phụ có thân cây. Giáo viên để trước mỗi hàng một bộ
lá cây đã được trộn đều. Khi trò chơi bắt đầu, các thành viên tham gia chơi của các
Hà Thị Thanh Trà Trường THPT An Lương

Đông
- 5 -
Sáng kiến kinh nghiệm “Sử dụng trò chơi học tập để nâng cao hiệu quả dạy, học môn giáo dục công dân”
đội tìm các lá cây phù hợp để gián vào cành cây, đội nào nhanh, đúng, đội đó thắng
cuộc.
Tương tự như vậy, trò chơi “Đoán ý đồng đội” được đưa vào để củng cố bài 11,
giáo dục công dân 10- Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học. Giáo viên chia lớp
thành hai đội chơi, mỗi đội cử 2 người tham gia chơi, mỗi đội có một người đứng trên
bảng phán đoán gợi ý của đồng đội và ghi lại các phạm trù đạo đức đã được gợi ý, còn
người kia có nhiệm vụ gợi ý như thế nào để đồng đội của mình dễ hiểu nhất các phẩm
chất hạnh phúc, nghĩa vụ, nhân phẩm, danh dự, lương tâm,…. Đội nào ghi được nhiều
phạm trù, nhanh thì đội đó thắng cuộc. Các cổ động viên của các đội theo dõi, cỗ vũ
cho đội mình.
2.4/ Giải pháp đưa trò chơi học tập vào các tiết học ngoại khoá
Tiết ngoại khoá thông thường là tiết vui mà học mà vui chơi là nhu cầu không
thể thiếu để làm cho tiết học ngoại khóa sôi nổi, hấp dẫn, tích cực hoá, kích thích sự
ham hiểu biết của học sinh giúp các em lĩnh hội kiến thức có hiệu quả nhất. Có nhiều
trò chơi học tập được đưa vào tiết học này, như “Ô chữ kỳ diệu”, Đấu trường 100,…
qua các trò chơi này bên cạnh việc trang bị kiến thức cho học sinh chúng ta còn giúp
các em thực hành các kỹ năng phát triển tư duy ngôn ngữ, vận dụng vốn hiểu biết của
mình,…
Hai tiết ngoại khoá của chương trình giáo dục công dân 12 học kỳ I về giáo dục
an toàn giao thông, giáo viên đưa trò chơi “ Ô chữ kỳ diệu” vào phần hai. Giáo viên
chọn 3 đội chơi, 9 thành viên, cử Ban giám khảo. Tổ chức trò chơi giống “Chiếc nón
kỳ diệu”, giáo viên chú ý từ chìa khoá là kiến thức trọng tâm của bài học.
Khi sử dụng trò chơi học tâp trong dạy, học giáo dục công dân, chúng ta nên
đưa trò chơi học tập vào những bài học có nội dung phù hợp, chú ý đến đặc điểm tâm
lý lứa tuổi của người học, thường xuyên thay đổi trò chơi để tránh nhàm chán. Không
nên sử dụng quá nhiều trò chơi trong một tiết học, thông thường, chúng ta nên sử
dụng từ 1đến 2 trò chơi là phù hợp và thời gian cho mỗi trò chơi không quá 5 phút.

Hà Thị Thanh Trà Trường THPT An Lương
Đông
- 6 -
Sáng kiến kinh nghiệm “Sử dụng trò chơi học tập để nâng cao hiệu quả dạy, học môn giáo dục công dân”
Bên cạnh đó, chúng ta nên có thời gian chuẩn bị trước cho các trò chơi để chọn, cắt
những tranh ảnh đẹp mắt, màu sắc tươi vui, nếu sử dụng công nghệ thông tin nên
chọn những hiệu ứng vui nhộn xen lẫn âm thanh sống động, màu sắc đẹp, hài hoà,…
nhằm kích thích sự thích thú và hấp dẫn học sinh. Ngoài ra, người quản trò phải rèn
luyện những kỹ năng nhất định phải có năng lực tổ chức, giao tiếp, hoà nhập, hợp tác,
…Có như vậy thì việc sử dụng trò chơi học tập mới phát huy tác dụng.
C. KẾT QUẢ
Lớp
Số
lượng
học
sinh
Chất lượng môn giáo dục công dân giữa kỳ II năm học 2012-2013
Giỏi Khá Trung bình Yếu
SL TL SL TL SL TL SL TL
11A1 48 09 18.8 32 66.7 07 14.5 0 0
11A2 37 07 18.9 21 56.8 09 24.3 0 0
12A8 42 8 19.0 27 64.3 7 16.7 0 0
12A7 45 10 22.2 25 55.6 10 22.2 0 0
Bảng thống kê chất lượng môn GDCD giữa học kỳ II năm học 2012-2013
So sánh thống kê kết quả học tập của các lớp vào đầu năm học với kết quả giữa
kỳ II của năm học, tôi rất vui mừng khi thấy được sự tiến bộ của các em, số học sinh
xếp loại học lực trung bình giảm, yếu kém không còn, tỷ lệ học sinh xếp loại khá, giỏi
ngày càng tăng lên, tinh thần học tập của các em học sinh có sự chuyển biến lớn, các
em đã hoàn toàn tự nguyện và tích cực hơn rất nhiều trong quá trình học tập và kết
thúc mỗi tiết học các em đã thể hiện sự mong đợi vào tiết sau để được học giáo dục

công dân có sử dụng trò chơi học tập.
IV. KHẲNG ĐỊNH VẤN ĐỀ
Sau hơn một năm thực hiện đề tài “Sử dụng trò chơi học tập để nâng cao hiệu
quả dạy, học môn giáo dục công dân” tôi khẳng định, các giải pháp đưa trò chơi học
tập vào dạy, học giáo dục công dân rất phù hợp, các em học sinh đã tích cực hơn, biết
Hà Thị Thanh Trà Trường THPT An Lương
Đông
- 7 -
Sáng kiến kinh nghiệm “Sử dụng trò chơi học tập để nâng cao hiệu quả dạy, học môn giáo dục công dân”
hợp tác trong giờ học và các em đã hoàn toàn tự nguyện học bộ môn giáo dục công
dân cho nên kết quả cuối năm đã vượt trội. Bên cạnh đó, sử dụng trò chơi học tập còn
tạo được không khí học tập thoải mái, nhẹ nhàng, thân thiện giữa người dạy và người
học, nó còn góp phần rất lớn trong việc rèn luyện các kỹ năng sống cần thiết cho các
em học sinhh. Với tính ưu việt của đề tài này, tôi khẳng định, đề tài “Sử dụng trò chơi
học tập để nâng cao hiệu quả dạy, học môn giáo dục công dân”có thể thực hiện cho
tất cả các lớp và cho tất cả cács môn học ở các trường trung học phổ thông và trung
học cơ sở.
V. KẾT LUẬN
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm “Sử dụng trò chơi học tập để nâng cao hiệu quả
dạy, học môn giáo dục công dân” đã giúp các em hiểu bài nhanh hơn, phát triển năng
lực trí tuệ, giáo dục lòng ham hiểu biết của các em, áp dụng kiến thức bài học vào
cuộc sống, giáo dục được nhiều kỹ năng sống,…. Qua đó, giúp các em hiểu biết một
cách đầy đủ ý nghĩa, sự cần thiết của môn học đối với con người nói chung và học
sinh trung học nói riêng, nó còn giúp các em vận dụng những kiến thức đã học vào
cuộc sống thường nhật. Chúng ta áp dụng đề tài này thường xuyên sẽ góp phần không
nhỏ vào việc nâng cao hiệu quả môn học, rèn luyện kỹ năng thực hành cho các em
học sinh, xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực, cơ quan văn hoá và giúp
các em trong việc chủ động lĩnh hội tri thức.
Bản thân tôi rất mong được lắng nghe các cấp lãnh đạo ngành giáo dục, các
thầy cô, đồng nghiệp trao đổi, góp ý để đề tài sáng kiến kinh nghiệm “Sử dụng trò

chơi học tập để nâng cao hiệu quả dạy, học môn giáo dục công dân” được hoàn chỉnh
và nhân rộng.

Phú Lộc, ngày 04 tháng 4 năm 2013
Hà Thị Thanh Trà Trường THPT An Lương
Đông
- 8 -
Sáng kiến kinh nghiệm “Sử dụng trò chơi học tập để nâng cao hiệu quả dạy, học môn giáo dục công dân”
Người viết
Hà Thị Thanh Trà
* Đánh giá, xếp loại của HĐKH Trường THPT An Lương Đông





HIỆU TRƯỞNG
Chủ tịch
(Ký tên và đóng dấu)
* Đánh giá, xếp loại của Hội đồng thẩm định SKKN Sở





GIÁM ĐỐC
Chủ tịch
(Ký tên và đóng dấu)
Hà Thị Thanh Trà Trường THPT An Lương
Đông

- 9 -

×