Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Quản lý thiết bị dạy học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (66.53 KB, 4 trang )

Đề: Phân tích nguyên tắc quản lý thiết bị dạy học (QL TBDH) trong trường phổ
thơng. Trình bày biện pháp nâng cao nhận thức về sự cần thiết của việc sử dụng TBDH
cho Giáo viên và học sinh; biện pháp tổ chức sử dụng TBDH trong nhà trường phổ thông
hiện nay?
Bài làm
Câu 1: Các nguyên tắc QL TBDH trong trường phổ thơng
1. Ngun tắc đảm bảo tính mục đích
Mỗi thiết bị sẽ có một vai trị riêng để hỗ trợ, phục vụ cho một mơn học hoặc
một chương trình nào đó. Do đó, trước khi mua sắm thiết bị cần xác định rõ thiết bị
ấy sẽ hỗ trợ cho môn học nào? Có thể đáp ứng được so với nhu cầu hiện đại, đổi
mới hay khơng?
Ví dụ: Các thiết bị trong nhà đa năng thì phải đáp ứng được các hoạt động thể
dục thể thao và hoạt động chung của trường, đối với các phong hỗ trợ học tập thì
có thể xây dựng thư viện, phòng tự học cho học sinh. Và các hoạt động mua sắm bổ
sung cần tuân thủ theo Thông tư 13/2020/TT-BGDĐT Tiêu chuẩn cơ sở vật chất
trường mầm non, tiểu học, trung học; Thông tư 38/2021/TT-BGDĐT Ban hành
danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp trung học cơ sở;…
2. Nguyên tắc về tính phù hợp
Nguyên tắc này chỉ rõ khi giáo viên sử dụng thiết bị dạy học trong quá trình
lên lớp thì cần phải thực hiện cẩn thận, đúng lúc, đúng chỗ để đảm bảo an toàn cho
học sinh.
Thiết bị dạy học phải phù hợp với nhiệm vụ sư phạm và phương pháp giảng
dạy, thúc đẩy khả năng tiếp thu năng động của học sinh.
Ví dụ: Khi tiến hành cho học sinh làm thí nghiệm mơn hố học, cần phải được
thực hiện trong phịng thí nghiệm, có sự quan sát và hướng dẫn của giáo viên. Đặc
biệt, trong quá trình thực hiện phải tuân thủ theo các ngun tắc của phịng thí
nghiệm có thể căn cứ Thông tư 16/2019/TT-BGDĐT Tiêu chuẩn, định mức sử dụng
máy móc, thiết bị lĩnh vực giáo dục.
3. Nguyên tắc về tính kế thừa và phát triển
- Trang bị cơ sở vật chất và thiết bị dạy học trong nhà trường phải luôn được cập
nhật, điều chỉnh sao cho phù hợp với chương trình học hiện tại, đáp ứng được nhu cầu sử


dụng của giáo viên và học sinh.
1


- Việc trang bị các thiết bị dạy học phải đảm bảo tính sư phạm, phù hợp với đối
tượng và yêu cầu về đổi mới nội dung, đổi mới phương pháp của chương trình giáo dục.
- CSVC và thiết bị dạy học phải được sử dụng hiệu quả cao nhất, đáp ứng các yêu
cầu về nội dung và phương pháp được quy định trong chương trình giáo dục.
Ví dụ: Các cán bộ quản lý của nhà trường cần thực hiện “không bỏ hết cơ sở
vật chất, thiết bị dạy học cũ, hiện có chỉ cần kế thừa và sử dụng các cơ sở vật chất,
thiết bị dạy học có sẵn, bổ sung thêm những cơ sở vật chất, thiết bị dạy học mới đáp
ứng đổi mới của chương trình giáo dục” tuân thủ đúng theo Chương VI Tài sản và
tài chính của nhà trường trong Thơng tư 32/2020/TT-BGDĐT Điều lệ trường THCS
và THPT; Thông tư 13/2020/TT-BGDĐT Tiêu chuẩn cơ sở vật chất trường mầm
non, tiểu học, trung học;...
4. Nguyên tắc tuân thủ chu trình quản lý
Khi thực hiện quản lý cơ sở vật chất, thiết bị dạy học trong trường học người
quản lý cần tuân thủ các nguyên tắc như:
- Lập kế hoạch quản lý thiết bị dạy học của nhà trường
- Tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý thiết bị dạy học của nhà trường
- Chỉ đạo, triển khai kế hoạch quản lý thiết bị dạy học của nhà trường
- Giám sát, kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch quản lý thiết bị dạy học
của nhà trường qua đó rút ra những kinh nghiệm và điều chỉnh kịp thời.
Ví dụ: Người quản lý căn cứ các văn bản Hướng dẫn công tác quản lý, sử
dụng cơ sở vật chất và thiết bị trường học; Quy định thực hiện quy trình mua sắm,
quản lý, sử dụng thiết bị dạy học;…của từng địa phương.

Câu 2: Phân tích các biện pháp QL TBDH
Biện pháp 1: Biện pháp nâng cao nhận thức về sự cần thiết của việc sử dụng
TBDH trước yêu cầu đổi mới giáo dục

Mục đích: Trang bị thêm hiểu biết về tầm quan trọng của việc sử dụng TBDH trong
giáo dục. Nâng cao khả năng, trình độ thực hiện nhiệm vụ của giáo viên, nâng cao khả
năng tiếp thu kiến thức của học sinh.
Nội dung: Nâng cao nhận thức của giáo viên và học sinh về tầm quan trọng của
việc sử dụng TBDH, qua đó ngày càng nâng cao chất lượng hiệu quả trong công tác giáo
dục, ứng dụng hiệu quả các TBDH trong thực tế giảng dạy của nhà trường.
2


Cách thực hiện:
- Quan tâm, chú trọng công tác đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý TBDH,
tuyển dụng cán bộ đúng theo yêu cầu công việc: Căn cứ qui mô TBDH để xây dựng đội
ngũ cán bộ phù hợp, đủ năng lực để đảm bảo hoạt động quản lý đạt hiệu quả.
- Nâng cao nhận thức về vai trò của TBDH và quản lý TBDH trong nhà trường
thơng qua việc hệ thống hóa các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về quản lý TBDH.
- Phổ biến danh mục các thiết bị dạy học và tài liệu hướng dẫn cách sử dụng cho
giáo viên. Khuyến khích các tổ chun mơn dành thời gian thích hợp trong các buổi sinh
hoạt chuyên môn để bàn về cách sử dụng thiết bị dạy học.
- Thường xuyên tổ chức tập huấn, hướng dẫn về việc quản lý TBDH trong nhà
trường nhằm nâng cao kiến thức chuyên môn cho đội ngũ quản lý TBDH.
- Phân công trách nhiệm cụ thể cho từng cá nhân trong tập thể đối với việc quản lý,
sử dụng TBDH.
- Khuyến khích giáo viên tự sáng chế, cải tiến và sưu tầm các thiết bị dạy học.
- Phát động thường xuyên phong trào thi làm và sử dụng TBDH, xem đây là tiêu chí
trong đánh giá, xếp loại thi đua trong nhà trường.
- Tổ chức các đợt trao đổi kinh nghiệm, tham quan, học tập cho cán bộ quản lý và
giáo viên.
Biện pháp 2: Biện pháp tổ chức sử dụng TBDH trong nhà trường phổ thơng
hiện nay
Mục đích: Nâng cao chất lượng đào tạo trong nhà trường, đảm bảo tiếp cận với

những phương pháp giáo dục hiện đại. Đồng thời giải quyết những khó khăn về tài chính
trong cơng tác sử dụngTBDH.
Nội dung: Tổ chức sử dụng TBDH tuân thủ các yêu cầu chung từ kế hoạch đào tạo
của nhà trường đến kế hoạch của tổ chuyên môn.
Cách thực hiện
- Phân công trong quản lý TBDH; chỉ đạo xây dựng kế hoạch sử dụng TBDH của
các tổ chuyên môn; tổ chức kiểm tra, đánh giá hiệu quả sử dụng TBDH đối với từng giáo
viên.
- Chỉ đạo cho giáo viên trong các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch dạy học vào
đầu năm học, thống kê các tiết thực hành, các tiết dạy có sử dụng TBDH và rà sốt thiết
3


bị dạy học theo bản tiêu chuẩn quy định của Bộ GDĐT, xây dựng các phương án mua
sắm, bổ sung đầy đủ trước khi bước vào năm học mới.
- Chỉ đạo giáo viên phụ trách TBDH quản lý tốt các loại hồ sơ sổ sách TBDH; cập
nhật thường xuyên các thông tin về TBDH như: mượn – trả, bổ sung, hư hỏng…
- Hiệu trưởng, thơng qua các phó hiệu trưởng, lập kế hoạch về xây dựng, trang bị,
sử dụng, bảo quản… ngoài ra, tham mưu với cấp trên, lập kế hoạch để đào tạo, bồi dưỡng
cán bộ quản lý TBDH hàng năm.
- Tạo điều kiện cho giáo viên được bồi dưỡng thường xuyên, tham gia các lớp tập
huấn bồi dưỡng chuyên môn, giúp các trường phổ thông nâng cao chất lượng chuyên
môn cho đội ngũ giáo viên và nhân viên thiết bị, nâng cao hiểu biết về tính năng, quy
trình sử dụng TBDH, thích ứng với thiết bị đa năng cũng như cách bảo quản TBDH có
hiệu quả nhất.
- Ban giám hiệu có kế hoạch kiểm tra q trình khai thác, sử dụng và kiểm tra, đánh
giá theo thời điểm.
- Tăng cường đầu tư TBDH bằng nguồn vốn tự có và xã hội hóa kinh phí nhằm
cung ứng TBDH đủ - chất lượng - kịp thời.


4



×