Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

xây dựng CNXH ở liên xô từ 1917 đến 1924

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.77 KB, 12 trang )

TIỂU LUẬN
CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

Chủ đề 1:
Trình bày nội dung về các giai đoạn xây dựng CNXH ở Liên
Xô từ 1917 đến 1924 (1917 – 1918, 1918 -1921, 1921 – 1924)
và những quan điểm của Lenin về xây dựng CNXH


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.........................................................................................................................................3
NỘI DUNG......................................................................................................................................4
1.

Giai đoạn xây dựng CNXH ở Liên Xô từ 1917 đến 1918........................................................4

2.

Giai đoạn xây dựng CNXH ở Liên Xô từ 1918 đến 1921........................................................6

3.

Giai đoạn xây dựng CNXH ở Liên Xô từ 1921 đến 1924........................................................8

4.

Những quan điểm của Lenin về xây dựng CNXH.................................................................10

KẾT LUẬN....................................................................................................................................12



MỞ ĐẦU
Từ sau Cách mạng Tháng Mười Nga đến cuối thập niên 1980, CNXH hiện thực
với mục tiêu “độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội” đã trở thành giá trị phổ qt mang
tính thời đại, được đơng đảo các nước, các dân tộc trên thế giới hướng tới xây dựng
và nhanh chóng phát triển thành một hệ thống XHCN hùng mạnh trên thế giới.
Thực tế đó đã làm sụp đổ hệ thống thuộc địa do chủ nghĩa thực dân, đế quốc được
thiết lập trên toàn thế giới trong nhiều thế kỷ; do đó, sự “vĩnh hằng”
của CNTB khơng cịn nữa, nó đã bị phủ định về mặt ngun tắc; mọi mưu toan của
các thế lực phản động, cơ hội chính trị hịng bơi nhọ, xóa bỏ Chủ nghĩa Mác-Lênin
và CNXH, phủ nhận những giá trị to lớn của Cách mạng Tháng Mười Nga đều vô
vọng.


NỘI DUNG
1. Giai đoạn xây dựng CNXH ở Liên Xô từ 1917 đến 1918.
Cách mạng tháng Mười Nga 1917 là cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa thắng lợi
đầu tiên trong lịch sử nhân loại, do giai cấp vô sản Nga liên minh với giai cấp nông
dân nghèo và binh lính tiến hành dưới sự lãnh đạo của Đảng Bơnsêvich đứng đầu
là V.I. Lênin, đã lật đổ chính phủ lâm thời và nền thống trị của giai cấp địa chủ quý
tộc và giai cấp tư sản.
Cuộc đại chiến thế giới lần thứ I (1914 - 1918) mà nhìn từ hai phía đều mang đầy
đủ tính chất của một cuộc chiến tranh đế quốc, theo cách nói của Lênin, đã đóng
vai trò của một nhà đạo diễn trong những phạm vi rộng lớn, đã thúc đẩy sự phát
triển về mặt xã hội. Nó đẩy các dân tộc đụng đầu với các cuộc khủng hoảng sâu
sắc về kinh tế, về mặt dân tộc và quốc tế chủ nghĩa, xét một cách khách quan đã
làm sâu sắc thêm cuộc đấu tranh giai cấp giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản,
đưa nước Nga đến một tình thế cách mạng. Sau cách mạng tháng Hai năm 1917, ở
nước Nga đã hình thành tình thế hai chính quyền cùng song song tổn tại: Chính
phủ lâm thời của giai cấp tư sản và các Xô Viết công nông binh. Tháng 4.1917,
ngay sau khi ở nước ngoài về nước, Lênin đã đề ra “Luận cương tháng Tư nhằm

chuyển cuộc cách mạng dân chủ tư sản thành cách mạng xã hội chủ nghĩa, xố bỏ
tình trạng 2 chính quyền bằng con đường hồ bình với khẩu hiệu: “Tất cả chính
quyền thuộc về tay các Xơ Viết". Tuân theo sự chỉ đạo của Lênin, đầu tháng
7.1917, khi Chính phủ lâm thời cơng khai đàn áp các phong trào quần chúng,
khủng bố các Xô Viết, Đảng đã lãnh đạo giai cấp cơng nhân, nơng dân và binh lính
tiến hành khởi nghĩa giành chính quyền, chấm dứt thời kì tồn tại hồ bình.
Ngày 24 tháng 10 (theo lịch Nga cũ), tức ngày 6.11.1917, cuộc khởi nghĩa bùng nổ
ở Pêtơrôgrat. Đến ngày 25 rạng ngày 28.10, quân đội khởi nghĩa tiến đánh cung


điện Mùa Đơng và bắt giữ chính phủ lâm thời. Cùng ngày, Đại hội lần thứ II các
Xơ Viết tồn Nga khai mạc và ra tuyên bố: chính quyền về tay các Xơ Viết, thơng
qua Sắc lệnh hồ bình, Sắc lệnh ruộng đất, bầu Chính phủ Xơ Viết do V.I.Lênin
đứng đầu. Từ tháng 10.1917 đến tháng 3.1918, chính quyền Xơ Viết được thành
lập trong cả nước, đưa đến sự thành lập Liên bang cộng hồ xã hội chủ nghĩa Xơ
Viết, gọi tắt là Liên Xô. Cuộc cách mạng tháng Mười Nga 1917 có một ý nghĩa
lịch sử tồn thế giới, đã chọc thủng trận tuyến của chủ nghĩa tư bản thế giới, mở ra
thời đại mới - thời đai đấu tranh, giải phóng các giai cấp bị bóc lột, giải phóng các
dân tộc bị áp bức trên quy mơ tồn thế giới.
Sau Cách mạng Tháng Mười, việc ký kết hòa ước Brest - Litovsk (Brét - Li tốp)
tạo cho Chính quyền Xơ viết có được một thời gian hịa hỗn ngắn ngủi. Lênin đã
kịp thời chuyển trọng tâm công tác của đảng và nhà nước sang xây dựng kinh tế.
Lênin chỉ rõ: sau khi hoàn thành về cơ bản nhiệm vụ tịch thu tư bản và trấn áp
sự phản kháng của tư bản, giai cấp vơ sản và chính đảng của nó cần phải chuyển
trọng tâm sang nhiệm vụ chủ yếu là nhiệm vụ quản lý, tức là thực hành kiểm kê và
kiểm soát đối với tư bản, xây dựng kỷ luật nghiêm khắc, nâng cao mạnh mẽ năng
suất lao động, tạo cơ sở vật chất cho chế độ mới.
Lênin đã phân tích cơ cấu kinh tế của nước Nga, chỉ rõ, nước Nga đang tồn tại
năm thành phần kinh tế: kinh tế xã hội chủ nghĩa, kinh tế tư bàn nhà nước, kinh tế
gia trưởng, kinh tế hàng hóa nhỏ và kinh tế tư bản chủ nghĩa, trong đó kinh tế hàng

hóa nhỏ chiếm ưu thế.
Để quả độ một cách rất thận trọng lên chủ nghĩa xã hội, Lênin đã chỉ rõ cần
phải đưa kinh tế tư bản chủ nghĩa và kinh tế hàng hóa nhỏ vào quỹ đạo của chủ
nghĩa tư bản nhà nước....
Lênin đã dự báo những khó khăn của một nước tiểu nơng q độ lên chủ nghĩa
xã hội, khẳng định phải lợi dụng khâu trung gian là chủ nghĩa tư bản nhà nước để
từng bước cải tạo quan hệ kinh tế cũ, trên cơ sở đó định ra một loạt chính sách,
biện pháp tương đối thận trọng và tiến từng bước.


Tuy nhiên, đường lối lên chủ nghĩa xã hội nêu trên đã bị đình lại và nhanh
chóng được thay thế bằng chính sách cộng sản thời chiến, vì bùng nổ cuộc nội
chiến và sự can thiệp vũ trang quy mô lớn của các thế lực tư bản nước ngoài.
2. Giai đoạn xây dựng CNXH ở Liên Xô từ 1918 đến 1921.
Sở dĩ Lênin và Chính quyền Xơ viết từ bỏ kế hoạch mùa xuân năm 1918,
chuyển sang thực hiện chính sách cộng sản thời chiến là do những nguyên nhân
khách quan và chủ quan sau.
Nguyên nhân khách quan: vào mùa hè năm 1918, cuộc chiến tranh quy mô lớn
bùng nổ, nước Cộng hịa Xơ viết nhiều lần lâm vào tình trạng vô cùng nguy cấp.
Ba phần tư lãnh thổ của nước Cộng hịa Xơ viết, những vùng sản xuất lương thực
và sản xuất nguyên liệu quan trọng bị đế quốc và bọn phản loạn chiếm đóng nên
việc cung cấp lương thực cực kỳ khó khăn.
Đất nước lâm vào cành đói kém. Đế quốc và bọn phản động trong nước không
những âm mưu dùng vũ lực để lật đổ Chính quyền Xơ viết, mà chúng cịn muốn
dùng “bàn tay gầy guộc của quỷ đói" bóp chết chính quyền non trẻ này.
Ngun nhân chủ quan: một nguyên nhân quan trọng nữa của việc thi hành
chính sách cộng sản thời chiến khơng phải chỉ vì hồn cảnh chiến tranh, mà cịn
thuộc tư tưởng chỉ đạo chủ quan của Lênin và những người lãnh đạo bơn-sê-vích
lúc đó là tư tưởng muốn thực hiện “quả độ trực tiếp”.
Suy nghĩ tổng thể của Lênin đề ra tử mùa xuân năm 1918 về kế hoạch quá độ

lên chủ nghĩa xã hội là: trước hết, khôi phục và phát triển đại công nghiệp, đặt nền
tảng vật chất cho chủ nghĩa xã hội, đưa chủ nghĩa tư bản, đặc biệt là sản xuất hàng
hóa nhỏ vào quỹ đạo của chủ nghĩa tư bản nhà nước, hạn chế và từng bước xóa bỏ
thương nghiệp tư nhân, trên cơ sở phát triển công nghiệp, xây dựng một hệ thống
trao đổi sản phẩm trực tiếp giữa công, nông nghiệp với sự khống chế của nhà nước;
đồng thời hướng dẫn những người tiểu nông thực hiện chế độ canh tác chung (tức


cơng xã nơng nghiệp, các tập đồn canh tác chung và tổ hợp lao động thường gọi là
nông trang tập thể); và cuối cùng thực hiện ý tưởng xây dựng tồn bộ nền kinh tế
quốc dân thành một “đại cơng xưởng” do nhà nước lãnh đạo thống nhất thực hiện
theo một kế hoạch thống nhất.
Nội dung của chính sách cộng sản thời chiến gồm:
1) Thực hiện chế độ trưng thu lương thực thừa, căn cứ vào nhu cầu của nhà
nước, quy định cứng nhắc số lượng lương thực mà người nông dân phải giao cho
cơ sở trưng thu bắt buộc theo giá quy định. Sản phẩm trưng mua và trưng thu bao
gồm cả các nông sản phụ như thịt, khoai tây, cá, các loại mỡ động vật, dầu thực
vật... Quy định việc trưng thu có phân biệt theo giai cấp, không thu của bần nông,
trưng thu vừa phải đối với trung nông, thu nhiều đối với phủ nông, tuy nhiên, trong
thực tế, do tình hình khó khăn nên thường vi phạm cả đến lợi ích của trung nơng.
2) Cấm tư nhân bn bán, xóa bỏ mạng lưới thương nghiệp tư nhân, mạng lưới
thương nghiệp quốc doanh và hợp tác xã sẽ tổ chức việc cung cấp mọi nhu yếu
phẩm theo kế hoạch cho nhân dân; việc thu mua và phân phối mọi sản phẩm công,
nông nghiệp đều do Bộ Dân ủy lương thực giải quyết; quốc hữu hóa thương nghiệp
tư nhân, cơng hữu hóa việc bn bán lẽ của tư nhân, với các mặt hàng quan trọng
như lương thực, đường, chè, muối ăn, củi, vải, dầu hỏa, xà phịng thì nhà nước độc
quyền kinh doanh, cấm tư nhân buôn bán. Làm như vậy nhà nước nắm được toàn
bộ việc thu mua nơng sản phẩm, phân phối hàng hóa và việc cung cấp nhu yếu
phẩm cho nhân dân, hầu như cấm mọi sự buôn bán tự do.
3) Thực hiện nền kinh tế hiện vật, phân phối theo tem phiếu nhu yếu phẩm và

sản phẩm công, nông nghiệp cho nhân dân; thực hiện ngun tắc “ai khơng làm thì
khơng được ăn", thực hiện rộng rãi chế độ lao động nghĩa vụ, chỉ người lao động
nào hoàn thành nghĩa vụ mới được phân phối thực phẩm. Dân cư thành thị đều gia
nhập công xã tiêu dùng, cung ứng lương thực theo tem phiếu, thực hiện chế độ
khẩu phần lương thực theo giai cấp, công nhận được cung cấp nhiều, rồi đến công
chức, những người khơng lao động thì được ít hơn.


Sau khi chiến tranh kết thúc, thực hiện việc hiện vật hóa tiền lương, cung cấp
miễn phí thực phẩm và đồ dùng hàng ngày cho nhân dân, không thu các loại tiền
th nhà, tiền điện, tiền khí đốt và lị sưởi. Chế độ tem phiếu và cung cấp vật chất
miễn phí chi gồm những thứ cần thiết nhất để duy trì cuộc sống của cơng nhân và
nhân dân....
Sự trao đổi trực tiếp giữa thành thị và nông thôn được “hiện vật hóa”. Nền kinh
tế hiện vật đã làm cho vai trị của tài chính, ngân hàng, tiền tệ bị suy yếu nghiêm
trọng, tiền tệ đã mất hết ý nghĩa kinh tế.
4) Tiến hành nhanh việc quốc hữu hóa và thực hiện chế độ quản lý công nghiệp
tập trung. Tháng 6 năm 1918, các xí nghiệp cơng nghiệp lớn đã thực hiện quốc hữu
hóa. Đầu năm 1920, về cơ bản đã đưa các xí nghiệp loại vừa vào sở hữu nhà nước.
Chính sách cộng sản thời chiến lúc đó là cần thiết, buộc phải áp dụng trong thời
chiến, nó bảo đảm cho thắng lợi của chiến tranh, giữ vững chính quyền Xô viết
công nông. Nhưng về mặt cải tạo kinh tế cũ trong đó sản xuất nhỏ chiếm ưu thế,
xây dựng chủ nghĩa xã hội, thì chính sách đó đã thốt ly đặc điểm tình hình nước
Nga, một quốc gia ở trình độ phát triển tiền tư bản, vì vậy nó lại là một sai lầm
nghiêm trọng.
3. Giai đoạn xây dựng CNXH ở Liên Xô từ 1921 đến 1924.
Một trong những di sản lý luận quan trọng nhất của V.I. Lê-nin về xây dựng chủ
nghĩa xã hội đó là Chính sách Kinh tế mới được soạn thảo năm 1921. Lý luận về
thời kỳ quá độ ở nước Nga được V. I. Lê-nin hiện thực hóa bằng Chính sách Kinh
tế mới (NEP) và đưa vào thực hiện từ năm 1921. Thực chất của NEP là một bước

tiến trong nhận thức lý luận về thời kỳ quá độ với nội dung là áp dụng kinh tế thị
trường hạn chế, sản xuất hàng hóa được thừa nhận ở mức độ nhất định, quan hệ
hàng - tiền với tính cách là địn bẩy thúc đẩy phát triển kinh tế được khôi phục. V.
I. Lê-nin viết: Kinh tế nông dân, với tư cách là nền kinh tế tiểu nơng, khơng thể
đứng vững được, nếu khơng có một sự tự do trao đổi nào đó, và khơng có những


quan hệ TBCN gắn liền với tự do trao đổi đó. Đặc biệt, V. I. Lê-nin cho rằng,
“chúng ta phải lợi dụng chủ nghĩa tư bản (nhất là bằng cách hướng nó vào con
đường chủ nghĩa tư bản nhà nước) làm mắt xích trung gian giữa nền tiểu sản xuất
và chủ nghĩa xã hội, làm phương tiện, con đường, phương pháp, phương thức để
tăng lực lượng sản xuất lên”.
V.I. Lê-nin đã bảo vệ và phát triển học thuyết của C. Mác và Ph. Ăng-ghen,
nâng lên trình độ cao mới trong bối cảnh chủ nghĩa tư bản phát triển lên giai đoạn
cao là chủ nghĩa đế quốc trong hoàn cảnh lịch sử cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ
XX. Kế thừa học thuyết của C. Mác trong điều kiện mới, V.I. Lê-nin đã sáng tạo ra
lý luận khoa học về chủ nghĩa đế quốc, khởi thảo lý luận mới về cách mạng xã hội
chủ nghĩa. Người đã xác định kế hoạch xây dựng chủ nghĩa xã hội, đề ra NEP,
phác họa những đường nét cơ bản của sự quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở những
nước kinh tế chậm phát triển.
Khi vạch ra NEP, V.I. Lê-nin đã khẳng định: “Chúng ta buộc phải thừa nhận là
toàn bộ quan điểm của chúng ta về chủ nghĩa xã hội đã thay đổi về căn bản”(1).
Những quan điểm của V.I. Lê-nin trong NEP về phát triển kinh tế nhiều thành
phần, phát triển quan hệ hàng hóa tiền tệ, kinh tế thị trường, sử dụng chủ nghĩa tư
bản nhà nước dường như mâu thuẫn với quan niệm của C. Mác và Ph. Ăng-ghen
khi cho rằng chủ nghĩa cộng sản xóa bỏ bn bán, cùng với việc xã hội nắm lấy tư
liệu sản xuất thì sản xuất hàng hóa cũng bị loại trừ.
Bản chất của chính sách kinh tế mới (NEP) là sự chuyển đổi kịp thời từ nền
kinh tế tập trung mà nhà nước nắm độc quyền về mọi mặt sang nền kinh tế nhiều
thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường nhưng vẫn có sự kiểm sốt, điều tiết

của nhà nước ở các vị trị then chốt.
Nhờ thực hiện chính sách kinh tế mới, nhất là xây dựng nền kinh tế nhiều thành
phần, đã đẩy mạnh nền sản xuất, phát triển lưu thơng hàng hóa, làm cho nền kinh
tế phục hồi và phát triển nhanh chóng. Đời sống nhân dân từ đó được cải thiện.
Năm 1925, sản xuất cơng – nơng nghiệp đạt mức xấp xỉ trước chiến tranh.


4. Những quan điểm của Lenin về xây dựng CNXH.
Thông qua hình thức hợp tác xã đưa nơng dân vào con đường xã hội chủ nghĩa.
Lênin đã đề ra một cách tồn diện cương lĩnh thực hiện hợp tác hóa: chứng minh
tính chất và vai trị của hợp tác xã, chính sách, biện pháp hợp tác hóa, đề xuất
những điều kiện nhằm thực hiện hợp tác hóa v.v..
Tư tưởng và kế hoạch về hợp tác hóa của Lênin là kết quả chín muối nhất của
chính sách kinh tế mới.
Phương pháp quả độ trực tiếp, trước khi có chính sách kinh tế mới là phương
pháp tách rời tình hình thực tế của nước Nga tiền tư bản, khơng tìm ra được con
đường đúng đắn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở một nước tiểu nơng.
Khi thực hiện chính sách kinh tế mới, Lênin đã tìm ra được con đường đúng
đắn là thơng qua thương nghiệp để thích ứng và giúp cho lực lượng sản xuất tiểu
nông phát triển; xây dựng chủ nghĩa xã hội thông qua các hợp tác xã, để hướng dẫn
tiểu nông lên chủ nghĩa xã hội.
Phát triển đại cơng nghiệp, thực hiện cơng nghiệp hóa và điện khi hóa trên cơ
sở phát triển kinh tế tiểu nơng.
Ngay từ mùa xuân năm 1918, Lênin đã nhấn mạnh, nhiệm vụ hàng đầu bảo đảm
cho thắng lợi của chủ nghĩa xã hội đối với chủ nghĩa tư bản là nâng cao năng suất
lao động. Muốn nâng cao năng suất lao động cần phải phát triển đại công nghiệp,
thực hiện công nghiệp hóa và điện khí hóa
Tuy nhiên, nếu để khơi phục và phát triển cơng nghiệp, thực hiện điện khi hóa
mà khơng tính đến nhu cầu của nơng dân, khơng chú ý đến nền kinh tế tiểu nông
mà áp dụng những “biện pháp cách mạng” “tả khuynh”, bóp nghẹt và giết chết sản

xuất nhỏ, “trực tiếp và hoàn toàn đập tan chế độ cũ và thay thế nó bằng một chế độ
xã hội và kinh tế mới”, thì chẳng khác nào giết gà để lấy trứng, là biện pháp thoát
ly thực tế, và khơng thể hồn thành nhiệm vụ khơi phục và phát triển cơng nghiệp,
thực hiện điện khi hóa.
Học tập và sử dụng những gì có giá trị của chủ nghĩa tư bản.


Phân tích nền văn minh tư bản chủ nghĩa, Lênin đưa ra nhận định, văn minh tư
bản chủ nghĩa có tính hai mặt: nếu so sánh với xã hội cộng sản chủ nghĩa tương lai
thì chủ nghĩa tư bản là lạc hậu, lỗi thời; nhưng nếu so sánh với tình trạng lạc hậu,
trì trệ, quan liêu của những xã hội tiền tư bản (như nước Nga lúc đó) thì chủ nghĩa
tư bản lại là tiến bộ, cách mạng. Do đó, nước Nga cần phải khéo lợi dụng những
thành tựu văn minh của chủ nghĩa tư bản để khắc phục tình trạng lạc hậu, trì trệ,
quan liêu của chế độ trung cổ tiền tư bản; đồng thời cũng phải đứng ở tầm cao của
văn minh xã hội chủ nghĩa tương lai để phân tích tính hạn chế lịch sử và tính hạn
chế giai cấp của văn minh tư bản chủ nghĩa.


KẾT LUẬN
Rõ ràng, C. Mác và Ph. Ăng-ghen mới chỉ nêu ra những dự báo khoa học về xã
hội cộng sản thơng qua sự phân tích hiện thực của chủ nghĩa tư bản, điều này đòi
hỏi các đảng cộng sản phải vận dụng phát triển sáng tạo học thuyết của C. Mác và
Ph. Ăng-ghen trong điều kiện cụ thể của nước mình. Chính V.I. Lê-nin xuất phát từ
thực tiễn nước Nga đã tổng kết: “Chúng ta khơng hình dung một thứ chủ nghĩa xã
hội nào khác hơn là chủ nghĩa xã hội dựa trên cơ sở tất cả những bài học mà nền
văn minh lớn của chủ nghĩa tư bản đã thu được”
/>dDocName=MOFUCM101008




×