Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

(SKKN 2022) sử dụng sơ đồ hóa kiến thức trong giảng dạy và ôn tập môn giáo dục công dân 12 ở trường THPT quảng xương 2 thông qua bài thực hiện pháp luật GDCD 12 THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (404.75 KB, 23 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT QUẢNG XƯƠNG II

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

SỬ DỤNG SƠ ĐỒ HÓA KIẾN THỨC TRONG GIẢNG DẠY
VÀ ÔN TẬP MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN 12 Ở TRƯỜNG
THPT QUẢNG XƯƠNG II THÔNG QUA BÀI - THỰC
HIỆN PHÁP LUẬT - GDCD 12 THPT

Người thực hiện: Nguyễn Thị Ninh
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THPT Quảng xương II
SKKN thuộc lĩnh vực: Giáo dục công đân

QUẢNG XƯƠNG, NĂM 2022


MỤC LỤC


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài:
Trong nhà trường phổ thơng nói chung và các trường trung học phổ thơng
nói riêng, nếu như chúng ta khai thác tốt nội dung bài học mơn Giáo Dục Cơng
Dân sẽ góp phần tích cực trong việc giáo dục, rèn luyện phẩm chất đạo đức,
hình thành nên những nhân cách tốt đẹp cho học sinh, góp phần làm đẹp xã
hội.Thế nhưng, thực tế không như mong muốn của chúng ta. Bởi lẽ, trong nhà
trường hiện nay khơng ít thầy, cơ giáo cịn có tư tưởng xem thường, coi nhẹ môn
học,chưa thấy được vai trị tích cực của bộ mơn trong việc rèn luyện phẩm chất
đạo đức ởhọc sinh. Thậm chí, cịn nhiều thầy, cơ giáo có thái độ xúc phạm đến


danh dự, nhân phẩm của giáo viên giảng dạy bộ môn bằng những lời lẽ thiếu sự
tôn trọng và thôngcảm đồng nghiệp như: “ Dạy như môn GDCD hoặc học như
học môn GDCD”, suy nghĩ ấy vẫn cịn đọng lại ở thầy cơ thử hỏi về phía học
sinh các em có thái độ trântrọng môn học hay không!Trong những năm gần đây,
nhiều trường đại học đã dùng các tổ hợp xét tuyển có môn giáo dục công dân
như tổ hợp C14, C19, C20, D66 ...
Bộ môn Giáo dục công dân từ lớp 10, lớp 11 các em chưa thực sự chú tâm
ôn tập như các mơn Tốn, Văn, Anh. Đến lớp 12 học sinh mới có kế hoạch ơn
tập, thậm chí sang học kì II mới thực sự tập trung hơn cho bộ mơn Giáo dục
cơng dân, nhưng do tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp việc học tập và ôn
luyện thi gặp nhiều khó khăn.
Hiện nay trong các trường THPT giáo viên đã sử dụng phương pháp dạy
học tích cực, sử dụng các phương tiện dạy học như phiếu học tập, sơ đồ, tranh
ảnh, băng hình vào các tiết dạy nhưng chưa thường xuyên. Giáo viên thường sử
dụng trong các tiết thao giảng, thi giáo viên giỏi hay có đồn thanh tra, kiểm tra
đến dự. Giáo viên chưa chú ý đến việc dạy cho người học cách học, phương pháp
tự học, tự nghiên cứu sách giáo khoa, tài liệu tham khảo để lĩnh hội tri thức. Dẫn
đến việc học của học sinh cịn thụ động, khơng có cơ hội trao đổi, thể hiện mình
trong giờ học, ngại đọc sách và khơng đánh giá kết quả học tập của mình.
Qua kinh nghiệm giảng dạy tại trường THPT Quảng Xương II tôi nhận
thấy việc sử dụng hệ thống hóa kiến thức mơn Giáo dục công dân cho học sinh
lớp 12, giúp các em ôn tập đạt kết quả cao trong kỳ thi tốt nghiệp THPT là việc
rất cần thiết trong dạy học hiện nay.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi lựa chọn đề tài "Sử dụng sơ đồ hóa
kiến thức trong giảng dạy và ôn tập môn Giáo dục công dân 12 ở trường
THPT Quảng Xương II thông qua bài - Thực hiện pháp luật - GDCD 12
THPT " .

3



1.2. Mục đích nghiên cứu:
- Học sinh 12 có hệ thống sơ đồ kiến thức để ôn tập và đạt kết quả cao
trong các kỳ thi.
- Nâng cao chất lượng giảng dạy môn Giáo dục công dân ở trường
THPT.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
- Môn Giáo dục công dân lớp 12 THPT.
- Học sinh lớp 12 ôn tập theo tổ hợp khoa học xã hội.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
Thống kê, phân tích, tổng hợp
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận
Xây dựng sơ đồ ơn tập dựa trên cơ sở nội dung bài học trong sách giáo
khoa, sau đó tổ chức ơn tập trên lớp, phân tích nội dung kiến thức, để hiểu bài và
ghi nhớ kiến thức. Ở trường THPT Quảng Xương II do đã được trang bị Tivi
màn hình rộng đến từng lớp nên các sơ đồ được giáo viên kết nối với máy tính
đưa lên cho học sinh học tập rất thuận lợi.
Dựa vào sơ đồ, giáo viên cho học sinh xây dựng kiến thức và làm test
nhanh các câu hỏi trắc nghiệm theo từng mục của bài học hoặc của tồn bài học.
Từ đó, hoàn thiện kiến thức cần lĩnh hội của học sinh.
Sơ đồ bài học vừa chứa đựng các khái niệm cơ bản, nội dung quan trọng
của bài học, vừa thể hiện được mối liên hệ giữa chúng, logic của bài học giúp
học sinh ôn tập kiến thức hiệu quả hơn.
2.2. Thực trạng của vấn đề
Về phía giáo viên: Trong q trình thiết kế giáo án để giảng dạy các bài
giáo dục cơng dân, bản thân tơi cũng như đồng nghiệp có thể cịn ít chú ý đến sử
dụng và khai thác triệt để kiến thức đúng đặc trưng sách giáo khoa, trong đó có
thiết kế các sơ đồ kiến thức. Thường coi nó như là một sơ đồ minh họa kiến thức,
nên sử dụng chưa hiệu quả, kể cả trong giáo án cũng chưa thể hiện rõ khai thác sơ

đồ.
Về phía học sinh: Một bộ phận học sinh chưa thật sự chủ động trong lĩnh
hội kiến thức, đang còn bị động, chủ qua. Các em chưa quen với việc học và ôn
tập Giáo dục công dân bằng sơ đồ kiến thức, nên có hạn chế trong việc tiếp thu
kiến thức.
2.3. Các giải pháp giải sử dụng để quyết vấn đề.
2.3.1. Giới thiệu tổng thể nội dung bài học:
4


* Trước khi đi vào ôn tập cụ thể từng vấn đề giáo viên cho học sinh quan
sát chung toàn tiết ơn tập. Ví dụ bài 2 - Thực hiện pháp luật - GDCD 12

5


Sơ đồ:

Giáo viên có thể chiếu sơ đồ bằng PowerPoint hoặc phát cho mỗi học
sinh một sơ đồ đã được phô tô chuẩn bị trước.
Kết hợp sơ đồ với sách giáo khoa giáo dục công dân 12, giáo viên đặt ra
các câu hỏi ơn tập, sau đó cho đại diện các nhóm học sinh trả lời, nhận xét. Kết
thúc mỗi phần ôn tập giao bài tập trắc nghiệm, cho học sinh làm và nhận xét,
đánh giá.
2.3.2. Ôn tập theo từng mục:
2.3.2.1 Sơ đồ 1:

Khái
niệm,
các

hình
thức
thực
hiện
pháp
luật.

Khái niệm:Thực hiện pháp luật là quá trình hoạt động có
mục đích làm cho những qui định của pháp luật đi vào cuộc
sống,trở thành những hành vi hợp pháp của cá nhân, tổ chức
Các
hình
thức
thực
hiện

Sử dụng pháp luật: Các cá nhân, tổ chức sử dụng
đúng các quyền của mình, làm những gì pháp luật
cho phép

pháp
luật.
6


*


Thi hành pháp luật:Các cá nhân, tổ chức thực hiện
đầy đủ nghĩa vụ, chủ động làm những gì pháp luật

qui định phải làm.
Tuân thủ pháp luật: Các cá nhân, tổ chức không làm
những điều pháp luật cấm.
Áp dụng pháp luật: Cơ quan nhà nước có thẩm
quyền căn cứ vào pháp luật để ra các quyết định làm
phát sinh, chấm dứt hoặc thay đổi việc thực hiện
quyền, nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức.

Giáo viên chiếu sơ đồ lên tivi
Học sinh quan sát sơ đồ và trả lời câu hỏi.
Câu 1: Dựa vào sơ đồ và đọc sách giáo khoa em hãy nêu khái niệm thực
hiện pháp luật?
Câu 2: Nêu các hình thức thực hiện pháp luật?
Gợi ý trả lời:
Câu 1: Khái niệm thực hiện pháp luật.
Thực hiện pháp luật là q trình hoạt động có mục đích làm cho những qui
định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi hợp pháp của cá
nhân, tổ chức khi tham gia vào các quan hệ xã hội do pháp luật điều chỉnh.
Câu 2: Các hình thức thực hiện pháp luật
Sử dụng pháp luật Sử dụng đúng các quyền của mình, làm những gì pháp
luật cho phép.VD: Tự do kinh doanh, lựa chọn ngành, nghề…

7


Thi hành pháp luật: Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ, làm những gì pháp luật
quy định. VD: Nghĩa vụ nộp thuế, bảo vệ môi trường…
Tuân thủ pháp luật Không làm những điều pháp luật cấm. VD: Không
buốn bán hàng cấm.
Áp dụng pháp luật Cơ quan nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào pháp luật

để ra các quyết định làm phát sinh, chấm dứt hoặc thay đổi việc thực hiện
quyền, nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức. VD: Quyền yêu cầu cơ quan có thẩm
quyền giải quyết kết hơn, li hôn. Cơ quan Thuế xử lý doanh nghiệp vi phạm trốn
thuế.
2.3.2.2. Sơ đồ 2:

áp luật, có lỗi do người có năng lực,trách nhiệm pháp lí thực
xâm
hại đến
các pháp
quan hệ
Thứhiện
nhất,
là hành
vi trái
luậtxã hội được
Dấu hiệu cơ bản của vi phạm pháp luật

Vi phạm pháp luật
Và trách nhiệm pháp lý

Do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện

Người vi phạm pháp luật phải có lỗi

Thứ
nhất,
buộc
chủ
luật chấm

ngay mình.
hành vi trá
nghĩa vụ mà cá nhân, tổ chức phải gánh
hậu
bấtthể
lợivitừphạm
hànhpháp
vi vi phạm
phápdứt
luậtcủa
Mụcchịu
đích
củaquả
trách
nhiệm
pháp


Thứ hai, giáo dục, răn đe người khác để họ không vi phạm

Thứ ba, kiềm chế các việc làm trái pháp luật.
Câu 1: Dựa vào sơ đồ và sách giáo khoa giáo dục công dân 12, hãy: Nêu
khái niệm vi phạm pháp luật?những dấu hiệu cơ bản của vi phạm pháp luật?.
Câu 2: Nêu khái niệm trách nhiệm pháp lí? Và mục đích của việc áp
dụng trách nhiệm pháp lí?
Gợi ý trả lời:
Câu 1:
Vi phạm pháp luật là những hành vi trái pháp luật, có lỗi do người có năng
lực, trách nhiệm pháp lí thực hiện xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp
luật bảo vệ.

8


Những dấu hiệu cơ bản của vi phạm pháp luật
- Là những hành vi không hợp pháp, hành vi trái pháp luật.
- Do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện.
- Người vi phạm pháp luật phải có lỗi. (cố ý, cố ý trực tiếp, cố ý gián tiếp,
vô ý, vô ý do quá tự tin, vô ý do cẩu thả)
Câu 2:
Trách nhiệm pháp lí là nghĩa vụ mà cá nhân, tổ chức phải gánh chịu hậu
quả bất lợi từ hành vi vi phạm pháp luật của mình.
- Trách nhiệm pháp lí được áp dụng nhằm mục đích:
+ Buộc chủ thể vi phạm pháp luật chấm dứt ngay hành vi trái pháp luật.
+ Giáo dục, răn đe những người khác để họ tránh hoặc kiềm chế những
việc làm trái pháp luật.
2.3.2.3. Sơ đồ 3:

là những hành vi gây nguy hiểm cho xã hội, bị coi là tội phạm được quy định ở bộ luật hình sự. Người p
Các loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý

p luật có mức độ nguy hiểm cho xã hội thấp hơn tội pham,xâm phạm đến các quy tắc quản lý của nhà n

sự:là hành vi vi phạm phấp luật, xâm hại đến các quan hệ tài sản, quan hệ nhân thân. Người vi phạm dâ

luật xâm phạm các quan hệ lao động, công vụ nhà nước do pháp luật lao động và pháp luật hành chính

Câu hỏi: Trình bày các loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí?.
Gợi ý trả lời:
9



Các loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý.
- Vi phạm hình sự: là những hành vi gây nguy hiểm cho xã hội, bị coi là tội
phạm được quy định ở bộ luật hình sự.
+Trách nhiệm hình sự: Người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự, phải
chấp hành hình phạt theo quy định của Tịa án.
Người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm
rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Người từ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.
Việc xử lý người chưa thành niên (Từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi) phạm tội
được áp dụng theo nguyên tắc lấy giáo dục là chủ yếu.
- Vi phạm hành chính: là hành vi vi phạm pháp luật có mức độ nguy hiểm
cho xã hội thấp hơn tội pham, vi phạm đến các quy tắc quản lý của nhà nước.
+Trách nhiệm hành chính: Người vi phạm hành chính phải chịu trách
nhiệm hành chính theo quy định của pháp luật
Người từ 14 đến dưới 16 tuổi bị xử phạt hành chính về vi phạm hành
chính do cố ý
Người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt hành chính về mọi vi phạm hành
chính do mình gây ra.
- Vi phạm dân sự: là hành vi vi phạm phấp luật, xâm hại đến các quan hệ tài
sản, quan hệ nhân thân.
+Trách nhiệm dân sự: Người có hành vi VP dân sự phải chịu trách nhiệm
dân sự.
Người từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi khi tham gia các giao dịch dân sự
phải được người đại diện theo pháp luật.
- Vi phạm kỉ luật: là hành vi vi phạm đến các quan hệ lao động, công vụ
nhà nước do pháp luật lao động và pháp luật hành chính bảo vệ. (Vi phạm nội
quy, quy chế của cơ quan, tổ chức).
+Trách nhiệmkỉ luật: Cán bộ, công chức, viên chức vi phạm kỉ luật phải
chịu trách nhiệm kỉ luật với các hình thức cảnh cáo, hạ bậc lương, chuyển công

tác khác, buộc thơi việc…
2.3.2.4. Sơ đồ 4:
Cấu trúc tồn bài “Thực hiện pháp luật” - GDCD 12 THPT.

10


11


Câu hỏi ôn tập
Câu 1: Thi hành pháp luật là các cá nhân, tổ chức chủ động làm những gì mà
pháp luật
A. khuyến khích.
B. cho phép làm.
C. quy định phải làm.
D. ép buộc tuân thủ.
Câu 2: Hình thức thực hiện nào của pháp luật quy định cá nhân, tổ chức sử dụng
đúng các quyền của mình, làm những gì pháp luật cho phép?
A. Sử dụng pháp luật.
B. Thi hành pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật.
D. Áp dụng pháp luật.
Câu 3: Theo quy định của pháp luật, công dân tuân thủ pháp luật khi thực hiện
hành vi nào sau đây?
A. Giao nộp người nhập cảnh trái phép.
B. Đăng ký nghĩa vụ quân sự khi đến tuổi.
C. Tố cáo người nhập cảnh trái phép.
D. Cung cấp thông tin người nhập cảnh trái phép.
Câu 4: Cơ quan cơng chức nhà nước có thẩm quyền ra quyết định xử lí người vi

phạm pháp luật là hình thức
A. áp dụng pháp luật.
B. sử dụng pháp luật.
C. tuân thủ pháp luật.
D. thi hành pháp luật.
Câu 5: Hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây có chủ thể thực hiện khác
với các hình thức cịn lại?
A. áp dụng pháp luật.
B. sử dụng pháp luật.
C. tuân thủ pháp luật.
D. thi hành pháp luật.
Câu 6 Cá nhân, tổ chức sử dụng pháp luật tức là làm những gì mà pháp luật
A. cho phép làm.
B. quy định phải làm.
C. quy định cho làm.
D. khơng cho phép làm.
Câu 7: Hình thức thực hiện nào của pháp luật quy định cá nhân, tổ chức chủ
động thực hiện nghĩa vụ, không chủ động thực hiện cũng bị bắt buộc phải thực
hiện?
A.Thi hành pháp luật.
B. Sử dụng pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật.
D. Áp dụng pháp luật.
Câu 8: Chỉ cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền mới được
A. thi hành pháp luật.
B. áp dụng pháp luật.
C. tuân thủ pháp luật.
D. sử dụng pháp luật.
Câu 9: Theo quy định của pháp luật, công dân không thi hành pháp luật khi
thực hiện hành vi nào sau đây?

A. Giao nộp người nhập cảnh trái phép.
B. Cơng khai danh tính người mắc bệnh.
C. Xả thải trực tiếp ra môi trường
D. Gửi đơn tố cáo hành vi vi phạm pháp luật.
Câu 10: Học sinh đến trường học tập là biểu hiện của hình thức
A. Sử dụng pháp luật.
B. Áp dụng pháp luật.
C. Thi hành pháp luật.
D. Tuân thủ pháp luật.
Câu 11: Cá nhân, tổ chức không làm những điều mà pháp luật cấm là thực hiện
pháp luật theo hình thức
12


A. áp dụng pháp luật.
B. tuân thủ pháp luật.
C. sử dụng pháp luật.
D. thi hành pháp luật.
Câu 12: Công dân thực hiện hành vi nào sau đây là sử dụng pháp luât?
A. Đến ngân hàng mua ngoại tệ.
B. Mua bán ngoại tệ trái phép.
C. Khai báo tạm trú, tạm vắng.
D. Khai báo thông tin cử tri.
Câu 13: Vi phạm dân sự là hành vi vi phạm pháp luật, xâm hại tới
A. các quy tắc quản lý nhà nước.
B. quan hệ tài sản và nhân thân.
C. quan hệ lao động và công vụ nhà nước.
D. các hành vi nguy hiểm cho xã hội.
Câu 14: Vi phạm kỷ luật là hành vi vi phạm pháp luật, xâm hại tới
A. các quy tắc quản lý nhà nước.

B. quan hệ tài sản và nhân thân.
C. quan hệ lao động và công vụ nhà nước.
D. các hành vi nguy hiểm cho xã hội.
Câu 15: Vi phạm hành chính là hành vi vi phạm pháp luật, xâm hại tới
A. các quy tắc quản lý nhà nước.
B. quan hệ tài sản và nhân thân.
C. quan hệ lao động và công vụ nhà nước.
D. các hành vi nguy hiểm cho xã hội.
Câu 16: Nghĩa vụ mà các cá nhân hoặc tổ chức phải gánh chịu hậu quả bất lợi
từ hành vi trái pháp luật của mình là gì?
A. Quyền lợi pháp lí.
B. Hậu quả pháp lí.
C. Tính chất pháp lí.
D. Trách nhiệm pháp lí.
Câu 17: Những hành vi gây nguy hiểm cho xã hội, bị coi là tội phạm là gì?
A. Vi phạm hình sự.
B. Vi phạm hành chính.
C. Vi phạm dân sự.
D. Vi phạm kỷ luật.
Câu 18: Theo quy định của pháp luật, công dân tuân thủ pháp luật khi thực hiện
hành vi nào sau đây?
A. Gửi đơn tố cáo nặc danh tới nhiều nơi.
B. Gửi đơn khiếu nại tới cơ quan chức năng.
C. Công khai danh tính người mắc bệnh.
D.Từ chối cơng khai danh tính người tố cáo.
Câu 19: Cơng chức nhà nước có thẩm quyền thực hiện hành vi nào sau đây là áp
dụng pháp luật?
A. Tổ chức hội nghị hiệp thương.
B. Công khai hồ sơ ứng cử viên.
C. Thông báo về tranh chấp dân sự

D. Ra quyết định cưỡng chế cơng trình sai phạm.
Câu 20: Công dân thi hành pháp luật khi thực hiện hành vi nào sau đây?
A. ủy quyền bầu cử.
B. Đăng kí kinh doanh.
C. Giải cứu đồng phạm.
D. Tiêu thụ hàng giả.
Câu 21: Nam thanh niên đủ điều kiện theo quy định của pháp luật mà trốn nghĩa
vụ quân sự là khơng thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây?
A. Sử dụng pháp luật
B. Tuân thủ pháp luật.
13


C. Thi hành pháp luật.
D. Thực hiện quy chế.
Câu 22: Thi hành pháp luật là việc các cá nhân, tổ chức
A. không làm những điều mà pháp luật cho phéplàm.
B. chủ động làm những gì mà pháp luật quy định phảilàm.
C. chủ động làm những gì mà pháp luật cho phéplàm.
D. không làm những điều mà pháp luậtcấm.
Câu 23: Cá nhân, tổ chức nào dưới đây có quyền áp dụng pháp luật?
A. Mọi công dân trên lãnh thổ Việt Nam.
B. Các cơ quan, cơng chức nhà nước có thẩm quyền.
C. Mọi cán bộ, công chức nhà nước
D. Các cơ quan, tổ chức của nhà nước
Câu 24: Thực hiện pháp luật là hành vi
A. không hợp pháp của cá nhân, tổ chức
B. hợp pháp của cá nhân trong xã hội.
C. trái pháp luật của cá nhân, tổ chức
D.hợp pháp của cá nhân, tổ chức

Câu 25: Ông D viết bài chia sẻ kinh nghiệm phịng, chống tai nạn thương tích
cho người dân. Ông D đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào sau đây?
A. Sử dụng pháp luật.
B. Áp dụng pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật.
D. Thi hành pháp luật.
Câu 26: Người tham gia giao thông tuân thủ theo luật giao thơng đường bộ là
hình thức thực hiện pháp luật nào?
A. Sử dụng pháp luật.
B. Thi hành pháp luật.
C. Tuân hành pháp luật.
D.Tuân thủ pháp luật.
Câu 27: Cá nhân tổ chức áp dụng pháp luật là các cán bộ công chức nhà nước
có thẩm quyền căn cứ vào quy định của pháp luật để đưa ra quyết định làm phát
sinh chấm dứt hoặc thay đổi các
A. quyền và nghĩa vụ.
B. Trách nhiệm pháp lí.
C. ý thức cơng dân.
D. Nghĩa vị cơng dân..
Câu 28: Cơng chức nhà nước có thẩm quyền thực hiện hành vi nào sau đây là áp
dụng pháp luật?
A. Ban hành kết luận điều tra.
B. Phổ biến kế hoạch cấp đổi căn cước
C. Lắp đặt hộp thư tố giác tội phạm.
D. Phát phiếu điều tra nhân khẩu.
Câu 29: Công dân thi hành pháp luật khi
A. Đi đăng ký nghĩa vụ quân sự.
B. Sử dụng văn bằng giả.
C. Mua bán ngoại tê.
D. Tham gia giải cứu nông sản..

Câu 30: Theo quy định của pháp luật, người có đủ năng lực trách nhiệm pháp lí
thực hiện hành vi nào sau đây phải chịu trách nhiệm hình sự?
A. Tổ chức hội nghị kháchhàng.
B. Từ chối nhận tài sản thừakế.
C. Tổ chức sản xuấttiềngiả.
D. Cơng khai danh tính người tố cáo.
Câu 31: Cơng dân vi phạm hành chính trong trường hợp nào dưới đây?
A. Giao hàng không đúng hợp đồng. B. Chạy xe vào đường cấm.
C. Nghỉ việc nhiều ngày khơng lí do. D. Đánh người gây thương tích.
14


Câu 32: Người có đủ năng lực trách nhiệm pháp lí, khi thực hiện hành vi nào
sau đây sẽ vi phạm pháp luật dân sự?
A. Bí mật che giấu tộiphạm.
B. Giao điện hoa không đúng thỏa thuận.
B. Từ chối cách li y tế tập trung.
C. D. Hút thuốc lá nơi công cộng.
Câu 33: Theo quy định của pháp luật, người có đủ năng lực trách nhiệm pháp lí
thực hiện hành vi nào sau đây phải chịu trách nhiệm hình sự?
A. Bn bán động vậttrong danh mục cấm.
B. Bóc lột sức lao động của nhân viên.
C. Nghỉ việc nhiều ngày không lí do.
D. cần hủy bỏ mọi giao dịch dânsự.
Câu 34: Bất kì cơng dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm về
hành vi vi phạm của mình và phải bị xử lí theo quy định của pháp luật là
A. bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.
B. bình đẳng về chính trị.
C. bình đẳng về quyền.
D. bình đẳng về và nghĩa vụ.

Câu 35: Theo quy định của pháp luật, việc xử lí người chưa thành niên phạm tội
được áp dụng theo nguyên tắc
A. tăng thêm hình phạt.
B. giáo dục là chủ yếu.
C. đe dọa bức cung.
D. trấn áp bằng bạo lực
Câu 36: Theo quy định của pháp luật, người từ đủ 16 tuổi trở lên có hành vi
xâm phạm các quy tắc quản lí nhà nước nhưng mức độ nguy hiểm cho xã hội
thấp hơn tội phạm
A. cần bảo lưu quan điểm cá nhân.
B. phải chịu trách nhiệm hành
chính.
C. cần hủy bỏ mọi giao dịch dân sự. D. phải chuyển quyền nhân thân.
Câu 37: Công dân dù ở địa vị nào, làm bất cứ nghề gì khi vi phạm pháp luật đều
phải chịu trách nhiệm
A. pháp lí.
B. cải chính.
C. giám sát.
D. bồi thường.
Câu 38: Pháp luật nước ta quy định,người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải
chịu trách nhiệm hình sự về loại tội phạm có yếu tố nào sau đây?
A. Rất nghiêm trọng do cố ý.
B. Nghiêm trọng do vơ ý.
C. Ít nghiêm trọng.
D. Ngiêm trọng do cố ý.
Câu 39: Theo quy định của pháp luật, người có đủ năng lực trách nhiệm pháp lí
thực hiện hành vi nào sau đây phải chịu trách nhiệm hành chính?
A.Từ chối cách li y tế tập trung.
B. Tiến hành sàng lọc giới tính thai nhi.
C. Cơng khai danh tính người tố cáo.

D. Tìm hiểu quy trình tuyển dụng nhân sự.
Câu 40: Độ tuổi nào phạm tội được áp dụng nguyên tắc giáo dục là chủ yếu để họ
sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành cơng dân có ích cho xã hội?
A. Đủ 14 đến dưới 18 tuổi.
B. Đủ 17 đến dưới 21 tuổi.
C. Đủ 18 đến dưới 22 tuổi.
D. Đủ 15 đến dưới 19 tuổi.
Câu 41: Người phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm do mình gây ra
có độ tuổi nào dưới đây?
15


A. Từ 15 tuổi trở lên.
B.Từ đủ 16 tuổi trở lên.
C. Từ đủ 14 tuổi trở lên.
D. Từ 16 tuổi trở lên.
Câu 42: Người có năng lực trách nhiệm pháp lí vi phạm pháp luật dân sự khi tự
ý thực hiện hành vi nào sau đây?
A. Xả chất thải gây ô nhiễm môi trường.
B. Chiếm dụng hành lang giao thông.
C.Thay đổi kiến trúc nhà đang thuê.
D. Kinh doanh không đúng giấy phép.
Câu 43: Đối tượng phải bắt đầu phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm đặc
biệt nghiêm trọng do cố ý là những người
A. đủ 20 tuổi trở lên.
B. đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi.
C. 18 tuổi đến dưới 20 tuổi.
D. đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi.
Câu 44: Ông T là Chủ tịch huyện ra quyết định điều động giáo viên tăng cường
cho những trường tiểu học thuộc các xã khó khăn trong huyện. Ơng T đã thực

hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây?
A. Phổ biến pháp luật.
B. Tuân thủ pháp luật.
C. Sử dụng pháp luật.
D. Áp dụng pháp luật.
Câu 45: Cơ quan chức năng phát hiện bà C giám đốc doanh nghiệp X chưa lắp
đặt hệ thống xử lí rác thải theo quy định và thường xuyên sử dụng chất cấm
trong sản xuất hàng hóa. Bà C khơng thực hiện pháp luật theo những hình thức
nào dưới đây?
A. Áp dụng pháp luật và thi hành pháp luật.
B. Sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật và sử dụng pháp luật.
D. Thi hành pháp luật và tuân thủ pháp luật.
Câu 46: Anh A làm thủ tục và thoả thuận th 1 ơ tơ của anh B trong vịng 2
ngày. Nhưng sau thời hạn 5 ngày anh A mới đem xe đến trả và bị hư hỏng nặng,
anh B đòi bồi thường thiệt hại, anh A không chịu nên anh B khởi kiện ra tòa án.
Trong trường hợp này, hành vi của anh A thuộc loại vi phạm nào?
A. Kỷ luật.
B. Hình sự.
C. Dân sự.
D. Hành chính.
Câu 47: Trong cuộc họp thơn, chị S đứng lên trình bày quan điểm của mình về
cơng tác phụ nữ. Khi đi qua phịng họp, anh B thấy quan điểm của chị S đưa ra
khơng hợp lí liền gọi anh C người chủ trì cuộc họp ra ngồi để trao đổi quan
điểm của mình. Anh B và chị S cùng thực hiện pháp luật theo hình thức nào
dưới đây?
A. Sử dụng pháp luật.
B. Thi hành pháp luật.
C. Áp dụng pháp luật
D. Tuân thủ pháp luật

Câu 48: Tòa án nhân dân huyện X ra quyết định thuận tình li hơn cho vợ chồng
anh N. Tịa án nhân dân huyện X đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới
đây?
A. Tuân thủ pháp luật.
B. Sử dụng pháp luật.
C. Áp dụng pháp luật.
D. Phổ biến pháp luật.
Câu 49: Cơng ty móc khóa DL đã lắp đặt hệ thống xử lí chất thải đạt quy chuẩn
kĩ thuật mơi trường và khơng bán những mặt hàng nằm ngồi danh mục được
cấp phép. Công ty DL đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây?
16


A. Tuân thủ pháp luật và áp dụng pháp luật.
B. Sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật.
C. Thi hành pháp luật và tuân thủ pháp luật.
D. Áp dụng pháp luật và thi hành pháp luật.
Câu 50: Bị chị B đã đặt điều nói xấu, lăng mạ trên facebook nên chị A đã chặn
đường đánh chị B bị thương nặng. Anh C thấy vậy liền ôm giữ chị A lại nhằm
giúp chị B chạy thoát. Chị A và chị B chưa thực hiện pháp luật theo hình thức
nào dưới đây?
A. Sử dụng pháp luật.
B. Áp dụng pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật.
D. Thi hành pháp luật.
Câu 51: Doanh nghiệp X đã lắp đặt hệ thống xử lí chất thải đạt quy chuẩn kĩ
thuật môi trường và không bán những mặt hàng nằm ngoài danh mục được cấp
phép. Doanh nghiệp X đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây?
A. Thi hành pháp luật và tuân thủ pháp luật
B. Tuân thủ pháp luật và áp dụng pháp luật.

C. Sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật.
D. Áp dụng pháp luật và thi hành pháp luật.
Câu 52: Nghi ngờ K lấy trộm máy tính xách tay của mình nên chị M đã tự ý
xông vào nhà K để lục sốt tìm kiếm, nên bị chị K dùng hung khí đánh chị M bị
trọng thương phải nhập viện điều trị nhiều ngày. Chị M và chị K đều không
thực hiện đúng pháp luật theo hình thức nào dưới đây?
A. Tuân thủ pháp luật.
B. Áp dụng pháp luật.
C. Sử dụng pháp luật.
D. Thi hành pháp luật.
Câu 53: Bác U mở cửa hàng bán bánh kẹo, hàng năm bác đều nộp thuế đầy đủ
và không bán hàng giả, hàng nhái. Như vậy bác U đã thực hiện pháp luật theo
những hình thức nào dưới đây?
A. Thi hành pháp luật, tuân thủ pháp luật, áp dụng phápluật.
B. Sử dụng pháp luật, thi hành pháp luật, áp dụng phápluật.
C. Sử dụng pháp luật, tuân thủ pháp luật, áp dụng phápluật.
D. Sử dụng pháp luật, thi hành pháp luật, tuân thủ phápluật.
Câu 54: Bà Lan mở cửa hàng bán đồ dùng học tập cho học sinh và đã được cơ
quan Nhà nước có thẩm quyền cấp phép.Vì cửa hàng kinh doanh hiệu quả nên
bà đã mua thêm một số mặt hàng thực phẩm và quần áo về bán thêm. Qua kiểm
tra, cơ quan nhà nước phát hiện vi phạm nên đã đình chỉ hoạt động và rút giấy
phép kinh doanh cửa hàng của bà Lan. Trong trường hợp này bà Lan phải chịu
trách nhiệm pháp lý nào dưới đây?
A. Hành chính.
B. Hình sự
C. Kỷ luật.
D. Dân sự.
Câu 55: Chủ một cơ sở sản xuất tư nhân là anh A bị tòa án tuyên phạt tù và yêu
cầu bồi thường thiệt hại về tội tàng trữ pháo gây cháy nổ làm một người tử vong.
Anh A đã phải chịu trách nhiệm pháp lí nào sau đây?

A. Hình sự và kỉ luật.
B. Kỉ luật và dân sự.
C. Hình sự và dân sự.
D. Hành chính và hình sự.
Câu 56: Anh K đi xe máy ngược chiều của đường một chiều nên đã đâm vào
anh N đang đi đúng chiều khiến anh N bị thương phải vào bệnh viện điều trị.
17


Anh K bị cảnh sát giao thông lập biên bản xử phạt và phải bồi thường cho anh
N. Như vậy, anh K đã phải chịu trách nhiệm pháp lý nào dưới đây?
A. Kỷ luật và dân sự.
B. Hành chính và kỉ luật.
C. Hình sự và hành chính.
D. Hành chính và dân sự.
Câu 57: Ông A phát hiện chủ tịch UBND xã X là ơng Q có hành vi lợi dụng
chức vụ, quyền hạn để tham nhũng nên đã làm đơn tố cáo tới ủy ban nhân dân
huyện. Sau đó thanh tra huyện kết luận đơn tố cáo là đúng và đã thi hành kỷ luật
ông Q. Khi con ông A là anh M đến UBND xã làm hồ sơ đi xuất khẩu lao động,
anh H cán bộ tư pháp là con trai ông Q đã không xác nhận vào hồ sơ với lý do
gia đình ơng A chưa nộp các khoản đóng góp theo quy định. Những ai dưới đây
đã chưa thực hiện tốt hình thức thi hành pháp luật?
A. Ơng A và ơng Q.
B. Anh H và gia đình ôngA.
C. Ông Q và anh H.
D. Anh H và anh M.
Câu 58: Mặc dù xe khách đã hết chỗ ngồi nhưng anh K là tài xế vẫn cho chị H
cùng chồng là anh Q lên xe. Bị ép phải ngồi ghép ghế để nhường chỗ cho chị H,
anh P là hành khách kịch liệt phản đối, đòi lại tiền vé và bị anh T phụ xe nhổ bã
kẹo cao su vào mặt. Do anh N không cho ngồi cùng ghế nên anh Q đã đấm vào

mặt anh N. Những ai dưới đây khơng phải chịu trách nhiệm pháp lí?
A. Anh K, anh P và anh T.
B. Chị H và anh P, anh N.
C. Chị H và anh Q, anh P
.D. Anh T, anh P và anh Q.
Câu 59: Vợ chồng T xây nhà đã lấn sang đất nhà anh H. Anh H yêu cầu anh T
đập phần xây lấn đi nhưng anh T không chịu nên anh H đã tự đập bỏ phần tường
xây đó. Anh T nổi nóng kéo em trai mình là K xơng vào đánh anh H bị thương,
cịn vợ anh T thì đứng ngồi chửi bới xúc phạm nhà anh H. Người yêu của K là
V thấy vậy đã hủy hợp đồng mua bán hàng với T. Trong trường hợp này, những
ai phải chịu trách nhiệm dân sự?
A. Anh T và anh V.
B. Anh T và K.
C. Anh H, anh K.
D. Vợ chồng T và V.
Câu 60: Chủ một nhà hàng là anh K không làm đủ cỗ cưới theo hợp đồng cho
bà T. Bà T yêu cầu anh K phải bồi thường gấp đôi như đã thỏa thuận trong hợp
đồng, nhưng anh K không chịu và chỉ bồi thường cho bà T đúng số tiền bằng số
cỗ chưa làm. Bà T không đồng ý nên đã gọi con trai của mình là anh Q đến
thương lượng với anh K. Không thương lượng được, anh Q đã đập phá cửa hàng
của anh K. Thấy vậy, vợ anh K là chị L đã lớn tiếng xúc phạm và đuổi 2 mẹ con
bà T ra khỏi cửa hàng. Những ai dưới đây đã vi phạm pháp luật dânsự?
A. Bà T, anh Q và chịL.
B. Anh K và anh Q.
C. Chị L, anh Q và anh K.
D. Anh K và bàT.
Câu 61: Anh T là giám đốc, cô G là kế tốn, chị H là nhân viên cùng cơng tác
tại sở X. Vì cần tiền để đầu tư nhà đất nên anh T cùng cô G lập giấy tờ giả rút số
tiền 5 tỉ đồng của cơ quan. Phát hiện hành vi này chị H đã tố cáo lên cơ quan cấp
trên. Biết chuyện, anh T đã kí quyết định buộc thôi việc đối với chị H. Bức xúc,

chồng chị H là anh U nhân viên tại sở Y đã chặn đường, đánh anh T trọng
thương. Những ai sau đây đồng thời phải chịu trách nhiệm hình sự và kỉluật?
A. Anh T và cô G,anh U. B. Anh T và cô G.
18


C. Anh T, chị H, Anh U.
D. Anh T, anh U.
Câu 62: Vì nghi ngờ em Q lấy trộm mỹ phẩm ở của hàng của mình nên chị C đã
nhờ anh L bắt nhốt em Q suốt 5 giờ đồng hồ và dán tờ giấy có nội dung: “Tơi là
kẻ ăn trộm” lên người em Q để chụp ảnh làm bằng chứng. Cô T là nhân viên đã
mượn điện thoại của anh A để quay clip và đăng lên Facebook. Những ai dưới
đây đã không tuân thủ pháp luật?
A. Anh A, em Q.
B. Anh L, chị C
C. Cô T, anh A, em Q.
D. Chị C, cô T, anh L.
Câu 63: Chị K kinh doanh mỹ phẩm nhưng bán thêm thực phẩm chức năng giả.
Để mua chuộc đoàn thanh tra liên ngành, chị K nhờ chị H đưa 30 triệu đồng cho
trưởng đồn thanh tra là ơng Q nhưng bị ơng Q từ chối và lập biên bản xử phạt
chị K. Khi chị K đến nhà chị H để đòi lại tiền thì giữa hai chị đã xảy ra xơ xát,
con chị H đã gọi điện báo công an phường. Sau khi xác minh, trưởng công an
phường là ông T đã lập biên bản xử phạt chị K về hành vi gây rối trật tự công
cộng. Những ai sau đây đã áp dụng pháp luật?
A. Ông Q và chị K.
B. Ông T và ơng Q.
C.Ơng T, ơng Q và chị K. D.Ơng T, ơng Q và chị H.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
- Để đánh giá hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm, tôi đã tiến hành giảng
dạy ở các lớp 12 có ơn tập theo tổ hợp khoa học xã hội năm học 2020 - 2021 và

cho kết quả điểm thi tốt nghiệp như sau:
Lớp
Năm 2020-2021

12A
5
9.09

12A6

12A7

12A8

12A9

9.36

8.62

8.31

8.87

12A10 12A11
8.66

8.72

TB

8.80

- Năm học 2021 - 2022 tôi tiếp tục thực hiện ôn tập ở các lớp ôn tổ hợp xã
hội gồm các lớp 12B6, 12B8, 12B10 và lấy các lớp ôn tổ hợp xã hội nhưng
không áp dụng biện pháp gồm 12B7, 12B9, 12B11. Kết quả thu được sau các
lần khảo sát như sau:
Lớp Lần 1 Lần 2 Lần 3
12B6
8.91
9.02
9.23
Nhóm thực nghiệm
12B8
8.89
8.54
9.10
(132 Học sinh)
12B10 8.40
8.56
8.80
Trung Bình
8.73
8.71
9.04
12B7
7.30
7.45
8.43
Nhóm đối chứng
12B9

7.15
7.34
7.64
(119 Học sinh)
12B11 7.00
7.12
7.35
Trung Bình
7.15
7.30
7.81
Nhận thấy: Điểm bình qn của nhóm các lớp thực nghiệm qua ba lần thi
khảo sát là 8,83 điểm cao hơn rõ rệt so với điểm bình quân ba lần thi khảo sát
của nhóm các lớp đối chứng là 7,42 điểm. Điều này cho thấy tác động các biện
19


pháp ở trên có kết quả khả quan, có hiệu quả rất tốt đối với học sinh trường
THPT Quảng Xương II.
Tiến hành phân tích định tính bài kiểm tra của lớp thực nghiệm và lớp đối
chứng qua từng loại kiến thức, chất lượng định tính các bài làm của học sinh thể
hiện rõ qua các mức độ nhận thức của học sinh như nhận biết, thông hiểu, vận
dụng ở mức thấp, vận dụng ở mức cao (theo thang phân loại của Nikko). Tôi
thấy tỉ lệ học sinh trả lời được câu hỏi ở mức độ vận dụng ở lớp thực nghiệm cao
hơn lớp đối chứng.
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Trong những năm qua, tôi đã tiến hành ôn tập theo hướng sơ đồ hóa kiến
thức đã giúp học sinh dễ dàng trong ôn tập và mang lại hiệu quả tốt hơn.
Sử dụng các biện pháp này được học sinh rất hưởng ứng, hoạt động tích

cực, sơi nổi, học sinh có sự trao đổi và học hỏi lẫn nhau. Các biện pháp nêu trên
đảm bảo sự lĩnh hội tri thức theo chiều rộng và chiều sâu. Điều này khẳng định
được tính khả thi của vấn đề nghiên cứu.
3.2. Kiến nghị:
- Cần thiết đưa bộ môn Giáo dục công dân vào tổ hợp xét tuyển của nhiều
chuyên ngành.
- Nhà trường cần có những tiết học ngoại khóa chung tồn trường về tìm
hiểu kiến thức Giáo dục cơng dân hoặc có thể đi tham quan thực tế về kinh tế - xã
hội.

Xác nhận của thủ trưởng đơn Thanh Hoá, ngày 02 tháng 06 năm 2022
vị
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, khơng sao chép nội dung của người
khác

Nguyễn Thị Ninh

20


21


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa Giáo dục công dân 12 – Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam.
2. Sách dạy học theo chuẩn kiến thức kĩ năng Giáo dục công dân12 - Nhà xuất
bản giáo dục Việt Nam.
3. Bài tập trắc nghiệm Giáo dục công dân 12 – Nguyễn Thi Thanh Mai, Dương
Thúy Nga (chủ biên), Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam.

4. Đề thi minh họa Tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2021
5.Tài liệu bồi dưỡng giáo viên THPT kỹ năng xây dựng ma trận, biên soạn câu
hỏi, bài tập đề kiểm tra, đề thi THPT Quốc gia (Thanh Hóa, tháng 12 năm 2016)

22


DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SKKN ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP
SỞ GD - ĐT XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Nguyễn Thị Ninh
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THPT Quảng Xương II
TT

Tên đề tài SKKN

1

Dạy học theo định hướng
phát triển năng lực học sinh
môn giáo dục công dân lớp
12 ở trường THPT Quảng
Xương II.
Hướng tiếp cận bài học nhằm
tạo hứng thú cho học sinh
thông qua lồng ghép kể
chuyện Bác Hồ và những bài
học về đạo đức trong dạy và
học giáo dục công dân ở

trường THPT.

2

Cấp đánh Kết quả
Năm học
giá xếp đánh giá đánh giá xếp
loại
xếp loại
loại
Sở GD &
ĐT

Sở GD &
ĐT

C

2015 – 2016

C

2018 – 2019

23



×