Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

TL XHHPL QUANG THÀNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.24 KB, 7 trang )

BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
MỤC LỤC
*******************

TIỂU LUẬN
MÔN: XÃ HỘI HỌC PHÁP LUẬT

Họ và tên:
Lớp: ….
MSSV: …..

Hà Nội / 2022


MỞ ĐẦU
Tôn giáo là niềm tin của con người tồn tại với hệ thống quan niệm và hoạt động
bao gồm đối tượng tôn thờ, giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức. Trong khi đó pháp
luật lại là tập hợp những quy tắc xử sự chung do Nhà nước đặt ra, ban hành hoặc là
thừa nhận, mang tính bắt buộc phải thực hiện và được đảm bảo bằng các biện pháp
giáo dục, cưỡng chế.
Vậy giữa pháp luật và chuẩn mực tơn giáo có mối liên hệ như thế nào? Câu trả
lời sẽ có trong nội dung bài tiểu luận với đề tài: “Phân tích mối liên hệ giữa pháp
luật với chuẩn mực tơn giáo, cho ví dụ cụ thể trong lĩnh vực pháp luật hơn nhân và
gia đình”.
NỘI DUNG
1. Khái quát chung về pháp luật và chuẩn mực tôn giáo
1.1. Pháp luật
Pháp luật là hệ thống các quy phạm (quy tắc hành vi hay quy tắc xử sự) có tính
chất bắt buộc chung và được thực hiện lâu dài nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội, do
Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, thể hiện ý chí của Nhà nước và được Nhà nước


bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp tổ chức, giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế bởi
bộ máy Nhà nước. Pháp luật là cơ sở pháp lý cho tổ chức, hoạt động của đời sống xã
hội và Nhà nước, là công cụ để Nhà nước thực hiện quyền lực của mình.1
Pháp luật khơng chỉ mang tính giai cấp và tính xã hội mà pháp luật còn phản ánh
hiện thực xã hội và các quy luật khách quan của đời sống xã hội. Pháp luật có các đặc
điểm sau:
- Pháp luật mang tính quy phạm phổ biến;
- Pháp luật được thể hiện dưới hình thức xác định;
- Pháp luật có tính cưỡng chế;
- Pháp luật được Nhà nước bảo đảm thực hiện.
1.2. Chuẩn mực tôn giáo
Chuẩn mực tôn giáo là hệ thống các giáo điều, giáo lý tơn giáo được hình thành
xuất phát từ niềm tin thiêng liêng, sâu sắc của con người vào lực lượng siêu nhiên.2
Chuẩn mực tơn giáo có các đặc điểm sau:
- Chuẩn mực tôn giáo là chuẩn mực thành văn, điều này thể hiện ở chỗ các giáo
điều, giáo lý được tập hợp, được ghi chép lại trong các bộ kinh: phật giáo có Kinh
phật, Hồi giáo có kinh Koran, thiên chúa giáo có Kinh thánh,...
- Chuẩn mực tơn giáo cũng như các hình thức tín ngưỡng khác củng cố niềm tin
sâu sắc của con người vào sức mạnh thần bí, siêu nhiên: thần thánh, đức phật, chúa
1 Trường Đại học Luật Hà Nội (2020), Giáo trình Lý luận chung về Nhà nước và pháp luật, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội,
tr.213.

2 Trường Đại học Luật Hà Nội (2020), Giáo trình Xã hội học Pháp luật, Nxb. Tư pháp, Hà Nội, tr.134.

2


trời…
- Tơn giáo có tác động tích cực đến đời sống con người, là điểm tựa tinh thần khi
con bất lực trước cuộc sống hiện thực.

2. Mối liên hệ giữa pháp luật với chuẩn mực tôn giáo
2.1. Chuẩn mực tôn giáo tác động đến pháp luật
Từ trước đến nay tôn giáo luôn tồn tại khách quan. Bản thân pháp luật không tạo ra
tôn giáo. Tôn giáo thay đổi hay mất đi do nhiều yếu tố khách quan tác động, trong đó có
pháp luật. Pháp luật, với sức mạnh vốn có mà các quy phạm xã hội khác khơng có được
đã tác động mạnh mẽ đến tôn giáo. Tôn giáo với ưu thế nhất định trong đời sống hàng
ngày lại ảnh hưởng đến pháp luật theo chiều hướng tích cực hoặc tiêu cực, có thể nói ảnh
hưởng của tơn giáo đến pháp luật như là một hiện trượng có tính quy luật, cụ thể:
- Tôn giáo giúp xây dựng pháp luật, thể hiện ở chỗ, khi xã hội phát triển đến một
giai đoạn nhất định thì nhiều tín điều tơn giáo được “pháp luật hóa”, chúng trở thành
những quy phạm pháp luật được nhà nước thừa nhận và đảm bảo thực hiện,
- Tơn giáo cịn giúp cho pháp luật phát triển và hồn thiện, thể hiện ở chỗ: Hầu
hết các tơn giáo đều có các giáo lý, giáo điều ln khun răn con người làm việc
thiện, góp phần xây dựng tình đoàn kết nội bộ, giải quyết linh hoạt, kịp thời, có tình,
có lý các mâu thuẫn trong cộng đồng, điều này hỗ trợ cho việc hồn thiện pháp luật.
Bởi vì xuất phát từ tình hình thực tế, pháp luật có thể dự báo trước được nguy cơ mà
tôn giáo đem đến hay phát hiện ra những bất cập thiếu sót trong hệ thống pháp luật
hiện hành từ đó pháp luật sẽ được nhà nước điều chỉnh để hoàn thiện hơn.
Ngoài ra tơn giáo với những tín điều, giáo lý hầu hết là khuyên con người hướng
thiện và khi các tín đồ tơn giáo thực hiện theo những tín điều này thì phần nào giúp
cho xã hội ổn định, phát triển. Bên cạnh đó có một số tín điều tơn giáo đã được nâng
lên thành luật nên chỉ cần các tín đồ nghe theo các tín điều tơn giáo đó thì cũng như là
họ đã thực hiện pháp luật. Như vậy có thể thấy nhờ tơn giáo mà cơng việc mà cơng
việc quản lý, kiểm sốt xã hội của pháp luật nhẹ đi phần nào.
Bên cạnh những tác động tích cực thì tơn giáo cịn có tác động tiêu cực đến pháp
luật, thể hiện ở chỗ: trong quá trình phát triển của mình đơi khi các tín điều, giáo lý,
hoạt động của các tôn giáo không phù hợp với đạo đức xã hội, xâm hại đến sức khỏe,
danh dự, tính mạng của con người. Trong một số trường hợp còn gây mất đồn kết
dân tộc, dẫn đến xung đột tơn giáo.
Ở Việt Nam trong thời gian qua một số hoạt động tơn giáo đã có những ảnh

hưởng tiêu cực đến đời sống xã hội, cụ thể như: vi phạm trong cách thức thành lập
theo quy định của pháp luật, một số nghi lễ tơn giáo mang mầu sắc mê tín dị đoan…

3


Ngồi ra một số cá nhân, tổ chức cịn lợi dụng niềm tin tôn giáo để trục lợi riêng, gây
mất đoàn kết trong nhân dân.3
2.2. Pháp luật tác động đến chuẩn mực tôn giáo
Với nội dung tiến bộ pháp luật sẽ ảnh hưởng tích cực tới tơn giáo, cụ thể :
- Pháp luật hướng tôn giáo theo con đường đúng đắn. Khi một tơn giáo có các tư
tưởng, quan niệm giáo điều không phù hợp với xã hội hiện tại, gây cản trở, kìm hãm
sự phát triển, tác động xấu đến xã hội thì pháp luật sẽ bằng biện pháp của mình điều
chỉnh hay loại bỏ chúng.
- Pháp luật tạo điều kiện cho tôn giáo phát triển.Với những đặc điểm riêng của
mình pháp luật có khả năng triển khai những chủ trương, chính sách của nhà nước về
tơn giáo một cách nhanh chóng, đồng bộ hiệu quả trên quy mơ lớn.
3. Mối liên hệ giữa chuẩn mực tôn giáo và pháp luật trong quy định của
pháp luật hôn nhân và gia đình ở Việt Nam hiện nay
3.1. Chuẩn mực tơn giáo ảnh hưởng tới pháp luật trong lĩnh vực hôn nhân
và gia đình
Trong lĩnh vực hơn nhân và gia đình thì những chuẩn mực tơn giáo được thể hiện
qua các giáo điều, giáo lý trong các bộ kinh của các tôn giáo khác nhau, đây được coi
là nguồn tài liệu quan trọng để hình thành pháp luật trong lĩnh vực hơn nhân và gia
đình
- Trong kinh Đại Bảo Tích Đức Phật cho rằng:"Nếu một người đàn ơng có thể
tìm được một người vợ, người phụ nữ thích hợp và hiểu biết, người phụ nữ có thể tìm
được một người đàn ông thích hợp và hiểu biết, cả hai thực sự may mắn". Điểu này
cho thấy, Đức Phật luôn đề cao hôn nhân trên cơ sở cả vợ cả chổng đểu có sự phù hợp
và hiểu biết lẫn nhau. Điều này cũng được Luật Hơn nhân và gia đình 2014 quy định

tại Khoản 1 Điều 2:“1. Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình
đẳng”.
- Trong kinh thánh của Thiên Chúa giáo có quy định:
+ Nhiệm vụ của người chồng: Trong gia đình, cộng đồn hiệp thơng giữa các
ngôi vị, người nam được mời gọi sống sự tự hiến của mình trong vai trị là chồng và là
cha. Đối với vợ, người chồng phải trở nên người bạn đời. Hơn thế nữa, người chồng
còn được mời gọi trở nên người bạn đạo bằng cách yêu thương vợ mình một cách tế
nhị và mạnh mẽ như Đức Kitơ đã yêu thương hội thánh.

3

Một số vấn đề về mối quan hệ giữa pháp luật và tôn giáo ở Việt nam hiện nay , tại địa chỉ:
ngày truy cập 14/5/2022.

4


+ Nhiệm vụ của người vợ: Trong gia đình, người nữ cũng được mời gọi sống sự
tự hiến của mình trong vai trò là vợ và là mẹ. Trước hết cẩn khẳng định rằng người vợ
bình đẳng với người chổng về phẩm giá cũng như về trách nhiệm. Sự bình đẳng này
được thể hiện một cách đặc biệt trong sự hy sinh cho con cái. Trong đời sống hôn nhân
và gia đình, đơi vợ chồng người cơng giáo được mời gọi noi gương Đức Kitô và hội
thánh để biết sống yêu thương và tôn trọng nhau, sẵn sàng tha thứ cho nhau, cũng như
sẵn sàng hy sinh vì lợi ích của nhau và của con cái.
Đổng thời Thiên chúa giáo cũng khẳng định vế quyển và bổn phận giáo dục con
cái: "Quyển và bổn phận giáo dục con cái là cái cốt lõi của việc làm cha làm mẹ, bởi vì
nó liên quan đến việc lưu truyền sự sống. So với những người khác, thì vai trị giáo
dục của cha mẹ là khởi nguồn và là cơ bản vì tương quan yêu thương độc nhất vô nhị
giữa cha mẹ và con cái"4.
Những nội dung trong Kinh thánh của đạo Thiên Chúa sẽ là cơ sở quan trọng

trong hoạt động xây dựng các quy định về quyền và nghĩa vụ của cha mẹ, con cái
trong hôn nhân.
3.2. Pháp luật ảnh hưởng tới chuẩn mực tôn giáo trong lĩnh vực hôn nhân và
gia đình
Một số nội dung của chuẩn mực tơn giáo trong hơn nhân gia đình được thể hiện
trong các điều luật, giáo lý của các tôn giáo. Pháp luật luôn đảm bảo các quyển lợi và
lợi ích của mỗi cá nhân trong lĩnh vực hơn nhân gia đình. Theo đó, vì mang tính xâ hội
nên hơn nhân cẩn được pháp luật chứng nhận và bảo vệ, về mặt dân sự nước ta có
Luật Hơn nhân và Gia đình năm 2014 (đang có hiệu lực) có 133 điều. Hiến pháp và
các văn bản quy phạm pháp luật như Luật Hôn nhân và Gia đình đã góp phần xây
dựng và hồn thiện, bảo vệ chế độ hơn nhân gia đình tiến bộ, văn minh. Trong xây
dựng các chuẩn mực pháp luật hình thành các cách ứng xử của các thành viên trong
gia đình, cũng như bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mỗi thành viên một cách bình
đẳng, văn minh.
- Điều 24 Hiến pháp 2013 quy định:
“1. Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo, theo hoặc khơng theo một
tơn giáo nào. Các tơn giáo bình đẳng trước pháp luật.
2. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo.
3. Khơng ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tơn giáo hoặc lợi dụng tín
ngưỡng, tơn giáo để vi phạm pháp luật”.
Điều này được Luật Hơn nhân và gia đình hiện thực hóa thành một trong những
nguyên tắc cơ bản quy định tại Khoản 2 Điều 2:
4 Nguyễn Thị Yến, Trần Thị Thu Hương (2021), Mối liên hệ giữa chuẩn mực tôn giáo và pháp luật trong lĩnh vực hơn nhân
và gia đình, Tạp chí Giáo dục và xã hội, tháng 6/2021, Hà Nội, tr.147.

5


“2. Hôn nhân giữa công dân Việt Nam thuộc các dân tộc, tôn giáo, giữa người
theo tôn giáo với người khơng theo tơn giáo, giữa người có tín ngưỡng với người

khơng có tín ngưỡng, giữa cơng dân Việt Nam với người nước ngồi được tơn trọng và
được pháp luật bảo vệ”.
Như vậy, có thể thấy pháp luật Việt Nam nói chung mà đặc biệt là pháp luật về
Hôn nhân và gia đình nói riêng đều tơn trọng quyền tự do tín ngưỡng tơn giáo, đảm
bảo sự bình đẳng trong hơn nhân giữa giữa công dân Việt Nam thuộc các dân tộc, tôn
giáo, giữa người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo và mối quan hệ này được
nhà nước tôn trọng và bảo vệ.
- Một quy định khác của pháp luật hôn nhân cũng tác động đến chuẩn mực tơn
giáo đó là khoản 1 Điểu 4 Luật Hơn nhân và Gia đình năm 2014 đã đưa ra quy định
trách nhiệm của Nhà nước và xã hội đối với hôn nhân và gia đình: “Nhà nước có
chính sách, biện pháp bảo hộ hơn nhân và gia đình, tạo điều kiện để nam, nữ xác lập
hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chổng, vợ chổng bình đẳng; xây dựng gia
đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc, thực hiện đẩy đủ chức năng của mình; tăng cường
tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và vận động nhân dân xóa bỏ phong tục,
tập quán lạc hậu vể hôn nhân và gia đình, phát huy truyền thống, phong tục, tập quán
tốt đẹp thể hiện bản sắc của mỗi dân tộc”.
Ngoài ra, tại Điều 17 và Điều 19 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 đã
đưa ra các nội dung có liên quan tới quyển, nghĩa vụ giữa vợ và chổng cũng như tình
nghĩa vợ chổng và khoản 1 Điều 69 vể nghĩa vụ và quyền của cha mẹ.
KẾT LUẬN
Pháp luật và chuẩn mực tơn giáo có mối quan hệ qua lại và và ảnh hưởng lẫn
nhau, cùng với các loại quy phạm xã hội khác như phong tục quán, đạo đức ..., chúng
góp phần tạo nên pháp luật về hơn nhân và gia đình ở Việt Nam. Trong mối liên hệ đó,
với những chuẩn mực tơn giáo nếu mang nội dung tiến bộ, phù hợp sẽ được pháp luật
phát huy và tạo điểu kiện phát triển. Ngoài ra, những chuẩn mực tơn giáo về hơn nhân
gia đình khơng cịn phù hợp sẽ bị bài trừ và loại bỏ. Về phần mình, tơn giáo giúp xây
dựng, phát triển và hồn thiện hệ thống pháp luật về hôn nhân và gia đình.

6



DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.
3.

4.
5.

Hiến pháp năm 2013;
Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014;
Nguyễn Thị Yến, Trần Thị Thu Hương (2021), Mối liên hệ giữa chuẩn mực tôn giáo
và pháp luật trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, Tạp chí Giáo dục và xã hội, tháng
6/2021, Hà Nội;
Trường Đại học Luật Hà Nội (2020), Giáo trình Lý luận chung về Nhà nước và pháp
luật, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội;
Trường Đại học Luật Hà Nội (2020), Giáo trình Xã hội học Pháp luật, NXB Tư pháp,
Hà Nội;

6. Một số vấn đề về mối quan hệ giữa pháp luật và tôn giáo ở Việt nam hiện nay, tại địa
chỉ: ngày truy cập 14/5/2022.

7



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×