Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

(SKKN 2022) một số biện pháp tổ chức lớp học trực tuyến hiệu quả ở trường THPT như xuân đối với bộ môn địa lí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (745.32 KB, 10 trang )

1.MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Từ cuối năm 2019 với sự diễn biến ngày càng phức tạp của dịch bệnh COVID
-19, thực hiện mục tiêu ngừng đến trường nhưng khơng ngừng học, hình thức dạy học
trực tuyến trở thành giải pháp hữu hiệu nhất để duy trì việc dạy học của các nhà trường
trong cả nước nói chung và trên địa bàn Tỉnh Thanh Hoá, Trường THPT Như Xuân nói
riêng. Tuy nhiên, trong q trình tổ chức dạy học trực tuyến đã xảy ra khơng ít khó
khăn, vấn đề về internet, tiếp cận công nghệ thông tin của một bộ phận giáo viên, sức
khỏe học sinh, về việc quản lý học sinh nhất là những học sinh thiếu tính tự giác, kích
thích sự hướng thú học tập của học sinh...vì vậy, để có một tiết dạy online hiệu quả thật
sự là nỗi trăn trở của mỗi giáo viên.
Trong những năm gần đây, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang bùng nổ
ở mọi lĩnh vực trên phạm vi tồn cầu. Lĩnh vực giáo dục cũng khơng nằm ngồi xu
hướng đó. Việc ứng dụng cơng nghệ thơng tin vào dạy học là tất yếu, đòi hỏi người GV
phải thay đổi nhận thức, tư duy và hành động để phù hợp với xu thế của thời đại.
Ngày 11/8/2020, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố dự thảo Thông tư ban
hành quy định quản lý tổ chức dạy học trực tuyến đối với các cơ sở giáo dục phổ thơng
và cơ sở giáo dục thường xun. Mục đích để mở rộng cơ hội tiếp cận giáo dục cho HS,
đặc biệt là khi các em khơng thể đến trường vì những lí do khách quan. Phương thức
này cịn bổ trợ cho việc dạy học trực tiếp trên lớp, giúp nâng cao hiệu quả cơng tác dạy
học, khuyến khích sự sáng tạo của GV, HS.
Từ thực trạng và nguyên nhân trên tôi mạnh dạn chọn đề tài: “ Một số biện
pháp tổ chức lớp học trực tuyến hiệu quả ở Trường THPT Như Xn đối với bộ
mơn Địa Lí” để nghiên cứu.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn, đề xuất một số kinh nghiệm
quản lí nhằm nâng cao hiệu quả hình thức dạy học trực tuyến đối với bộ mơn
Địa Lí ở trường THPT Như Xuân.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Dạy học trực tuyến ở trường THPT Như Xuân, huyện Như Xuân, Tỉnh
Thanh Hoá.


1.4. Phương pháp nghiên cứu
1.4.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận:
Nghiên cứu, phân tích, tổng hợp, hệ thống hố và khái qt hố những vấn đề lí
luận có liên quan nội dung đề tài thông qua việc thu thập tài liệu khoa học, các cơng
trình đi trước, các văn bản pháp quy về hình thức dạy học trực tuyến.
1.4.2. Phương pháp điều tra, khảo sát:
Xây dựng hệ thống phiếu khảo sát theo nội dung nghiên cứu để thu thập các số
liệu nhằm đánh giá thực trạng việc dạy học trực tuyến đối với bộ mơn Địa Lí ở trường
THPT Như Xn, huyện Như Xn, Tỉnh Thanh Hố để ứng phó với tình hình dịch
covid 19.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận
2.1.1. Khái niệm về dạy học trực tuyến
Theo dự thảo Thông tư ban hành quy định quản lý tổ chức DHTT đối với các cơ
sở giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục thường xuyên của Bộ GD&ĐT ngày


2

11/08/2020, DHTT là hoạt động dạy học thông qua phần mềm ứng dụng trên môi
trường Internet, đảm bảo GV và HS tương tác đồng thời hoặc không đồng thời trong
quá trình dạy học.
2. 1. 2. Các hình thức dạy học trực tuyến
Dự thảo Thông tư của Bộ GD&ĐT quy định có 3 hình thức tổ chức dạy học trực
tuyến.
- DHTT hỗ trợ dạy học trực tiếp: GV có thể cung cấp tài liệu, học liệu, giao
nhiệm vụ và giám sát, hướng dẫn HS tự học, chuẩn bị cho các hoạt động dạy học trực
tiếp.
- DHTT thay thế một phần quá trình dạy học trực tiếp: GV giao cho HS một số
nội dung tự học ở nhà để tăng thời gian luyện tập, thực hành làm việc nhóm, thảo luận

khi HS ở trường.
- DHTT thay thế hồn tồn q trình dạy học trực tiếp. Theo đó, các hoạt động
của tiến trình dạy học được tổ chức thực hiện hồn tồn thơng qua mơi trường Internet.
Hình thức này chỉ áp dụng khi HS không thể đến trường.
2.1.3. Nguyên tắc tổ chức dạy học trực tuyến
DHTT phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
- Đảm bảo thực hiện đúng, có chất lượng, hiệu quả, nội dung dạy học theo quy
định; phù hợp với kĩ năng của GV, khả năng lĩnh hội và đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi
của HS. Không tạo ra áp lực đối với giáo viên và HS.
- Việc công nhận kết quả DHTT phải dựa trên cơ sở đánh giá chính xác, khách
quan kết quả học tập của HS và theo các quy định của Bộ GD&ĐT về đánh giá,xếp loại
HS.
- Đảm bảo các điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất, hạ tầng công nghệ thông tin,
hệ thống phần mềm, học liệu DHTT và hướng dẫn sử dụng cho GV và HS.
- Đảm bảo tuân thủ các quy định hiện hành về an tồn thơng tin mạng, thơng tin
cá nhân, sở hữu trí tuệ; các quy định của Bộ GD&ĐT về ứng dụng CNTT trong quản lý,
tổ chức dạy học qua Internet và các quy định của pháp luật có liên quan.
2.2. Thực trạng của vấn đề
*Thực trạng dạy học trực tuyến đối với bộ mơn Địa lí ở trường THPT Như
Xuân, huyện Như Xuân, Tỉnh Thanh Hoá.
Trong thời gian diễn ra dịch bệnh covid 19 các địa phương cần đẩy mạnh triển
khai dạy học trực tuyến nhằm duy trì tiến độ học tập của học sinh với phương châm.”
Tạm dừng đến trường nhưng không ngừng việc học”. Tuy nhiên với giải pháp này, để
đạt được kết quả như mong muốn, bản than tơi thấy gặp khơng ít khó khăn
Dạy và học online trong thời kì dịch bệnh sẽ đảm bảo cho cơng tác phịng chống
dịch bệnh covid-19 đạt kết quả tốt cũng như bảo vệ được sức khoẻ cho thầy và trò. Tuy
nhiên bên cạnh những thuận lợi đó thì cũng có những khó khăn trong q trình giảng
dạy.
*Thuận lợi:
- Sự quan tâm củacấp trên.

- Cơ hội kết nối mạng.
- Tài liệu.
- Tồn bộ q trình học trở nên thú vị hơn.


3

- Tạo động lực thúc đẩy học sinh tích cực tham gia q trình tự học, tích cực tìm
hiểu nghiên cứu các tài liệu học tập và tương tác với giáo viên và học sinh khác.
- Tạo điều kiện cho giáo viên tích cực phát huy vai trị giảng dạy trên mơi trường
trực tuyến, tích cực đổi mới, sáng tạo nhằm tạo động lực học tập cho học sinh. Nâng cao
chất lượng, hiệu quả dạy và học.
*Khó khăn:
- Về kỉ luật: GV rất khó để quản lí học sinh.
- Về học sinh: còn lúng túng, bỡ ngỡ khi học online, HS khơng được luyện tập,
thực hành thường xun.
- Về phía gia đình học sinh, ngồi khó khăn về phương tiện phục vụ cho học sinh
học trực tuyến thì nhiều phụ huynh khơng có khả năng ứng dụng cơng nghệ thơng tin để
trợ giúp con em mình, vẫn phải đi làm hằng ngày khơng có thời gian tổ chức, quản lí
việc học của các em ở nhà
- Về giáo viên: khó kiểm tra bài hết tất cả học sinh, giáo viên không quan sát và
tư vấn kịp thời đến từng học sinh.
*Đánh giá: Trên thực tế việc dạy học trực tuyến ở trường THPT Như Xuân mới
được triển khai ở năm học vừa qua. Mặc dù nhận thức được vai trò quan trọng của việc
dạy học trực tuyến nhưng đa số giáo viên chưa hiểu hết được bản chất cũng như các
hình thức dạy học trực tuyến, chưa nắm chắc quy trình, cách thức tổ chức dạy học, việc
chia sẻ, trao đổi, sử dụng tài nguyên mạng còn hạn chế. Việc tổ chức dạy học trực
truyến cịn mang tính tự phát và đơn lẻ nên hiệu quả chưa cao
2.3. Các biện pháp sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1.Xây dựng kế hoach bài dạy ( giáo án) trực tuyến.

Bốn bước tổ chức thực hiện một hoạt động học (theo Công văn số
5555/BGDĐT-GDTrH) và tại mỗi bước ln có sự tương tác giữa GV và HS.
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ: Trình bày cụ thể nội dung nhiệm vụ;
Cách mà Gv giao nhiệm vụ cho HS ( đọc/ nghe/ nhìn/ làm) với thiết bị dạy học,
học liệu cụ thể.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Liệt kê hành động cụ thể mà học sinh phải
thực hiện ( đọc/ nghe/ nhìn/ làm); Quan sát, dự kiến những khó khăn mà học
sinh có thể gặp phải, kèm theo biện pháp hỗ trợ, phát hiện.
Bước 3. Báo cáo và thảo luận: Trình bày cụ thể “ ý đồ” lựa chọn học sinh/
nhóm báo cáo; Xử lý kết quả thực hiện nhiệm vụ của học sinh, đặt ra các thảo
luận đòi hỏi học sinh phải tư duy ở bậc cao hơn.
Bước 4. Kết luận, nhận định: Phân tích kết quả thực hiện nhiệm vụ, đối
chiếu với mục “ sản phẩm” đánh giá các mức độ hoàn thành; Chốt lại phần thảo
luận, làm rõ các vấn đề cần giải quyết và nhiệm vụ tiếp theo.
2.3.2. Đề xuất lựa chọn các phần mềm tổ chức lớp học trực tuyến
Các phần mềm tổ chức DHTT hiện nay đều cho phép tổ chức các lớp học trực
tuyến với chất lượng cuộc gọi, âm thanh, hình ảnh tốt; cho phép chia sẻ màn hình; hỗ trợ
trên nhiều nền tảng (máy vi tính hoặc các thiết bị di động); người dùng không cần cài
đặt app mà chỉ cần có link cuộc gọi… Qua thực tiễn tôi xin đề xuất một số phần mềm
phổ biến sau: Microsoft Teams, Link hướng dẫn tại đây; Zoom, Link hướng dẫn tại


4

đây; Skype, Link hướng dẫn tại đây; Google Meet, Link hướng dẫn tại đây;
Livestream Facebook, Link hướng dẫn tại đây
2.3.3. Đề xuất lựa chọn các công cụ hỗ trợ dạy học trực tuyến
Để phát huy hứng thú và tăng cường sự tương tác của HS trong lớp học trực
tuyến tôi xin đề xuất một số công cụ hỗ trợ để việc DHTT mang lại hiệu quả hơn. Tùy
từng công cụ hỗ trợ, yêu cầu của từng bài dạy mà GV có thể ứng dụng linh họa một

cơng cụ vào nhiều khâu của bài dạy hay ứng dụng nhiều công cụ vào một khâu của bài
dạy.
Bảng 1.Một số công cụ hỗ trợ dạy học trực tuyến
Quản lí Điểm Cộng Thảo Trị Khen Giao
Công cụ
lớp học danh tác
luận chơi thưởng bài tập
Microsoft Teams x
x
x
x
x
x
Class Notebook
x
x
x
Zalo
x
x
Azota
x
OneDrive/
x
x
x
Google Drive
Microsoft Forms/
x
x

Google Forms
Mentimeter
x
x
x
Sli.do
x
Padled
x

Kiểm
tra
x
x
x

x

Kahoot

x
x
x

x

x

Quizizz


x

x

x

Plicker

x

x

x

Classdojo
Shub Classroom

NearPod

x

x
x

x

x

x


x
x
Facebook
x
x
2.3.4. Đề xuất lựa chọn các hình thức dạy học trực tuyến
Theo Dự thảo thơng tư của Bộ GD&ĐT quy định có 3 hình thức tổ chức dạy
học. Tùy tình hình thực tế mà các trường THPT có thể lựa chọn các hình thức tổ chức
phù hợp:
a.Hình thức DHTT hỗ trợ dạy học trực tiếp
- Có thể áp dụng cho tất cả các trường và các bộ môn. GV cung cấp tài liệu, học
liệu, giao nhiệm vụ và giám sát, hướng dẫn HS tự học, chuẩn bị cho các hoạt động dạy
học trực tiếp.
- Đề xuất phần mềm hỗ trợ: Microsoft Teams, Shub Classroom, OneNote,
Facebook nhóm, Skype… để quản lí và dạy học trực tuyến.


5

Cách tiến hành:
- GV lựa chọn và tạo lớp học trên các phần mềm phù hợp với đặc điểm tình hình
của nhà trường và của HS.
- GV tải tài liệu, học liệu và các nhiệm vụ học tập cho HS/nhóm HS lên các phần
mềm; hướng dẫn HS tự học, kiểm tra và giám sát việc thực hiện các nhiệm vụ học tập
của HS.
- Thực hiện các cuộc họp/lớp học trực tuyến (nếu cần).
b. Hình thức DHTT thay thế một phần quá trình dạy học trực tiếp
- Đối với một số bộ môn hoặc một số bài học liên quan đến thực hành, luyện tập
và vận dụng các tổ chuyên môn có thể lựa chọn nội dung phù hợp để DHTT thay thế
dạy học trực tiếp trên lớp. GV nên giao cho HS một số nội dung tự học ở nhà để tăng

thời gian luyện tập, thực hành, trải nghiệm làm việc nhóm, thảo luận, tương tác khi HS
ở trường.
- Đề xuất phần mềm hỗ trợ: Microsoft Teams, SHub Classroom, Facebook
Nhóm, OneNote, Skype, Microsoft Forms, Google Forms, NearPod, Padlet, Quizizz,
Kahoot…
Cách tiến hành:
- GV đăng tải bài tập/nhiệm vụ học tập lên các phần mềm được lựa chọn.
- HS nhận nhiệm vụ, thảo luận và tự học ở nhà với sự hỗ trợ của các phần mềm
trên.
- GV có thể kiểm tra đánh giá (đánh giá tiến độ, quá trình tự học và kết quả học
tập) của HS qua Microsoft Forms/Quizizz (tích hợp với Microsoft Teams), Google
Forms, Kahoot…
- Ở lớp, GV tổ chức các HS để thực hành, trải nghiệm làm việc nhóm, thảo luận
về các nội dung của bài học. Khuyến khích tổ chức các hoạt động cho HS thảo luận và
tương tác online với sự hỗ trợ của các công cụ: Padlet, NearPod, Mentimeter…
c. DHTT thay thế hoàn toàn quá trình dạy học trực tiếp
- Với hình thức này các hoạt động của tiến trình dạy học được tổ chức thực hiện
hồn tồn thơng qua mơi trường internet. Hình thức này chỉ áp dụng khi HS không thể
đến trường do dịch bệnh hoặc thiên tai hoặc một điều kiện cụ thể nào đó.
Đề xuất phần mềm:
- Tổ chức lớp học trực tuyến: Microsoft Teams, Zoom, Google Meet, Skype…
- Các công cụ hỗ trợ: Bảng 1
Cách tiến hành:
- GV lên lịch tiết học trên Microsoft Teams, Zoom, Skype, Google Meet…
- Đăng tải bài tập/nhiệm vụ học tập lên Microsoft Teams, Shub Classroom, Zalo
nhóm, OneNote…
- Tổ chức các hoạt động học tập trực tuyến theo lịch của nhà trường.
- HS cộng tác để thực hiện các nhiệm vụ học tập trên Microsoft Teams,
OneNote, Chat…
- GV tổ chức các hoạt động cho HS thảo luận và tương tác online và kiểm tra

đánh giá (đánh giá tiến độ, quá trình tự học và kết quả học tập) của HS qua Meeting
chat, Microsoft Forms/Quizizz (tích hợp với Microsoft Teams), Google Forms, Kahoot,
Azota…


6

2.4. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm
Việc thực hiện dạy học online theo 4 bước và sử dụng các phần mềm tổ
chức lớp học trực tuyến, các công cụ hỗ trợ dạy học trực tuyến...phù hợp, linh hoạt
giúp
giáo viên, học sinh hoàn toàn chủ động trong dạy học trực tuyến. Sử dụng một số công
cụ hỗ trợ dạy học trực tuyến giúp giáo viên quản lý lớp học, đánh giá học sinh kịp thời,
chính xác, thường xun có tương tác giữa giáo viên, học sinh, kịp thời động viên,
khuyến khích , tạo hứng thú tích cực học tập cho học sinh từ đó nâng cao chất lượng giờ
dạy.
2.4.1. Kết quả cụ thể.
* Khảo sát về mức độ yêu thích của học sinh đối với một số phần mềm và
công cụ hỗ trợ dạy học trực tuyến (Khảo sát đối với 286 học sinh khối 12 của
trường năm học 2021-2022)
PM, CC
Mức
độ

Bình
thường

Google
Zalo
Meet

SL TL SL TL SL TL
(%)
(%)
(%)
47, 10 37,
136
156 54,4
6
7
4
40,
34,
117
97
88 30,6
8
0

Chưa
hứng thú

33

Hứng thú

Zoom

11,6 82

28,

6

42

15,0

Azota
SL

Padled

TL
(%)

SL

TL
(%)

19
1

66,7

166

57,8

68


23,8

97

34,0

27

9,5

23

8,2

Như vậy, phần lớn các em đã có hứng thú với các phần mềm, các công cụ
hỗ trợ dạy học trực tuyến mà giáo viên sử dụng.
ĐÁNH GIÁ VỀ MỨC ĐỘ CẢI THIỆN CÁC NĂNG LỰC HỌC SINH SAU KHI
ÁP DỤNG BIỆN PHÁP
Năng lực
Mức độ %
Được cải Được cải
Ít được
Không được cải thiện
thiện rõ
thiện
cải thiện
rệt
Tự chủ và tự học
25,2
35,7

35,9
3,2
Giao tiếp và hợp tác 35,2
43,1
19,2
2,5
Giải quyết vấn đề và 20
36
40,8
3,2
sáng tạo
Ngơn ngữ
26
30
42,3
1,7
Trình độ CNTT

15,2

41,2

37,8

5,8

Tìm hiểu tự nhiên-

15


46

35,6

3,4


7

xã hội
ĐÁNH GIÁ VỀ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH SAU KHI ÁP DỤNG
BIỆN PHÁP
Lớp dạy
Sĩ Thống kê điểm số
số Giỏi
Khá
TB
Yếu
kém
SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL
%
%
%
%
%
Trước
21,
71,
12A6 38 8
27

3
7,9 0
0
0
0
áp dụng
0
1
Sau áp
47,
52,
12A6 38 18
20
0
0
0
0
0
0
dụng
4
6
Trước
55,
45,
12A4 40 22
18
0
0
0

0
0
0
áp dụng
0
0
Sau áp
12A4 40 40 100 0
0
0
0
0
0
0
0
dụng
Trước
26,
66,
12A5 30 8
20
2
6,6 0
0
0
0
áp dụng
7
7
Sau áp

86,
13,
12A5 30 26
4
0
0
0
0
0
0
dụng
7
3
Trước
55,
44,
12A3 36 20
16
0
0
0
0
0
0
áp dụng
6
4
Sau áp
12A3 36 36 100 0
0

0
0
0
0
0
0
dụng
2.4.2. Khả năng phát triển/mở rộng/vận dụng của biện pháp
- Từ kết quả tại các lớp học mà tôi đã áp dụng qua thời gian trên và đã
được kiểm chứng bằng các kết quả cụ thể. Tôi thấy rằng, biện pháp này hồn
tồn có khả năng áp dụng khơng chỉ đối với mơn Địa lí mà trong tất cả các mơn
tại trường của tơi và có thể mở rộng, vận dụng tại thực tiễn dạy học của các đơn
vị trường THPT khác.
- Phù hợp với thực tiễn dạy học hiện nay.
Sau đây là những hình ảnh minh hoạ khi dạy học trực tuyến


8

Hình 1. Quá trình tạo lớp học online.

Hình 2. Quá trình dạy và học online


9

Hình 3. Kết quả học online.
Tạo được hứng thú học tập cho học sinh. Các em rất tập trung trong quá trình học.

Hình 4. Hiệu quả học online

3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.
3.1. Kết luận
Dạy học trực tuyến đã trở thành một xu thế tất yếu của thời đại 4.0 và đặc
biệt quan trọng trong đại dịch covid 19 đang diễn ra trên quy mơ tồn cầu. Việc
tiếp cận, khai thác các nền tảng cộng nghệ sẵn có, vận dụng vào q trình dạy
học là một nhiệm vụ khơng thể thiếu của giáo viên hiện nay. Thực tế cho thấy,


10

khi giáo viên khai thác tốt các phần mềm, các công cụ hỗ trợ dạy học trực tuyến
sẽ giúp tiết học online trở nên thú vị, hiệu quả hơn.
3.2. Kiến nghị
Với xu thế hiện nay, chúng ta luôn sẵn sàng cho cả dạy trực tiếp và trực
tuyến và ngay cả khi chỉ dạy trực tiếp chúng ta cũng cần giúp học sinh tiếp cận
nhiều nền tảng tri thức, công cụ hỗ trợ khác nhau. Vì vậy, tơi kính mong nhà
trường trong thời gian sớm nhất có thể, trang bị đủ mỗi phịng học một máy tính,
một tivi với đường truyền internet ổn định, để việc dạy học được thuận lợi.
XÁC NHẬN CỦA
Như Xuân, ngày 25 tháng 4 năm 2022
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Tôi xin cam đoan sáng kiến kinh nghiệm này
là do mình viết khơng sao chép
của người khác
Người viết SKKN

Mai Thị Thơm

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Bộ Giáo dụcvà Đào tạo( 2011), điều lệ trường trung học cơ sở, trường

THPT và trường phổ thơng có nhiều cấp học( ban hành kèm theo thông tư 19)
Số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2.Bộ Giáo dục và đào tạo( 2014)- công văn 5555/BGD- ĐT( ngày
8/10/2014) về hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn và đổi mới phương pháp đánh
giá của trường phổ thông.
3.Bộ Giáo dục và đào tạo( 2018) Thông tư số 32/2018/ TT- BGD&ĐT
ngày 26/12/019 về việc ban hành chương trình GDPT.
4.Phạm Viết Vượng( 2000), PP luận nghiên cứu khoa học, NXB Đại học
Quốc gia Hà Nội.
5.Trần Thị Lan Thu( 2018) mơ hình đào tạo trực tuyến và vai trị của đào
tạo trực tuyến trong giáo dục, tạp chí Tâm lí học xã hội, số 07



×