Tải bản đầy đủ (.doc) (44 trang)

Sáng kiến phòng tránh tai nạn thương tích tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.45 MB, 44 trang )

MỤC LỤC
PHẦN I. MỞ ĐẦU....................................................................................................1
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.....................................................................................1
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU............................................................................1
III. PHẠM VI NGHIÊN CỨU..............................................................................2
IV. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU............................................................................2
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.....................................................................2
PHẦN II. NỘI DUNG...............................................................................................3
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN
CỨU......................................................................................................................3
1. Cơ sở lí luận..................................................................................................3
2. Cơ sở thực tiễn...............................................................................................4
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ.......................................................................5
1. Thực trạng vấn đề nghiên cứu.......................................................................5
1.1. Thuận lợi................................................................................................5
1.2. Khó khăn, tồn tại....................................................................................6
2. Các loại tai nạn thương tích thường gặp đối với học sinh Tiểu học..............7
III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH TAI NẠN THƯƠNG TÍCH
CHO HỌC SINH LỚP 4-5....................................................................................8
Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch phịng tránh tai nạn thương tích cho học
sinh.....................................................................................................................8
Biện pháp 2: Xây dựng nội quy lớp học và giáo dục kỉ luật học sinh...............9
Biện pháp 3: Thực hiện tốt công tác quản lí học sinh trong các hoạt động
trong và ngoài nhà trường................................................................................11
3.1. Xây dựng nề nếp xếp hàng ra, vào lớp học..........................................11
3.2. Xây dựng giờ ra chơi an toàn, bổ ích...................................................12
3.3. Quản lí tốt các hoạt động của học sinh ngồi trường học....................13
Biện pháp 4: Đẩy mạnh cơng tác tuyên truyền giáo dục ý thức, kĩ năng
phòng tránh tai nạn thương tích cho học sinh.................................................13
4.1. Tuyên truyền, nhắc nhở học sinh thông qua các hoạt động thường
ngày.............................................................................................................14


4.2. Tuyên truyền thơng qua việc trang trí lớp học.....................................14
4.3. Tun truyền, giáo dục thơng qua tổ chức các hoạt động ngồi giờ
lên lớp, hoạt động ngoại khóa.....................................................................15
Biện pháp 5: Trang bị kiến thức, kĩ năng cơ bản về phòng tránh tai nạn
thương tích thơng qua việc lồng ghép vào các mơn học và các hoạt động
giáo dục............................................................................................................17
5.1. Tích hợp lồng ghép trong mơn Khoa học.............................................17
5.2 Tích hợp thơng qua dạy các mơn học khác...........................................20
5.3. Tích hợp lồng ghép trong tiết Sinh hoạt lớp:........................................21


5.4. Tổ chức tham quan- trải nghiệm nhằm giáo dục phịng tránh tai
nạn thương tích............................................................................................27
Biện pháp 6: Phối hợp với các lực lượng trong và ngồi nhà trường về
phịng tránh tai nạn thương tích cho học sinh.................................................29
6.1. Phối hợp với các tổ chức trong nhà trường..........................................29
6.1.1. Phối hợp với nhà trường....................................................................29
6.1.2. Phối hợp với giáo viên bộ môn.........................................................29
6.1.3. Phối hợp tổ chức Đoàn thanh niên và Đội thiếu niên tiền phong Hồ
Chí Minh......................................................................................................30
6.1.4. Phối hợp với nhân viên và ban bảo vệ trường...................................31
6.2. Phối hợp với phụ huynh học sinh trong việc phịng tránh tai nạn
thương tích...................................................................................................31
6.2.1 Tìm hiểu về hồn cảnh gia đình học sinh.......................................31
6.2.2. Tổ chức tốt các cuộc họp phụ huynh học sinh..............................32
6.3. Phối hợp với các tổ chức địa phương...................................................35
III. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM.........................................................................37
PHẦN III. KẾT LUẬN...........................................................................................39
I. Kết luận và bài học kinh nghiệm......................................................................39
II. Ý kiến đề xuất.................................................................................................39

TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................41


PHẦN I. MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Bác Hồ mn vàn kính u của chúng ta đã nói: “Trẻ em hôm nay, thế giới
ngày mai”. Trẻ em là niềm hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của mỗi dân
tộc. Việc bảo vệ và chăm sóc, giáo dục trẻ em là trách nhiệm của toàn xã hội và
mỗi gia đình.
Trong nhiều năm trở lại đây, chúng ta thường thấy tỉ lệ trẻ nhỏ gặp tai nạn
thương tích ngày càng nhiều. Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới, hàng năm
có hàng trăm triệu trẻ em tử vong bởi các ngun nhân có thể phịng tránh được,
trong đó nguyên nhân TNTT góp phần đáng kể. Với mỗi trường hợp tử vong do
TNTT có hàng ngàn trẻ phải sống tàn tật ở các mức độ khác nhau. TNTT tử vong
và tàn tật do thương tích gây gánh nặng lớn đối với bản thân, gia đình và xã hội.
Vậy, nguyên nhân do đâu? Làm thế nào để phòng tránh cho các em trước
mọi sự xâm hại hay những tai nạn rủi ro có thể xảy ra ở bất cứ lúc nào? Đó là
những câu hỏi khơng của riêng ai, trách nhiệm không chỉ thuộc về nhà trường mà
cả cộng đồng xã hội đều phải vào cuộc để mỗi ngày đến trường của các em không
chỉ náo nức một ngày vui mà cịn là ngày an tồn.
Trường Tiểu học là nơi dạy các em những nét chữ đầu tiên, nơi chăm sóc,
dạy bảo, ni dưỡng những ước mơ đầu đời của một con người. Song, với bản tính
ngây thơ, hiếu động, tò mò,... các em còn chưa đủ hiểu biết, chưa có kinh nghiệm
để tự bảo vệ bản thân mình nên các nguy cơ xảy ra tai nạn là rất cao. Để các em
được khỏe mạnh cả về thể xác lẫn tinh thần, chúng ta phải tạo được môi trường
giáo dục an tồn, lành mạnh, phịng tránh những tai nạn thương tích có thể xảy ra
như: ngã, đánh nhau, ngộ độc, đuối nước, cháy bỏng, điện giật, tai nạn giao thông,
động vật cắn, xâm hại, bạo lực,... cho học sinh. Với tránh nhiệm của giáo viên chủ
nhiệm, tôi nhận thấy bên cạnh việc truyền thụ cho các em những kiến thức qua các

mơn học văn hóa thì cần thiết phải trang bị cho trẻ các kĩ năng phòng tránh rủi ro
và những nguy hiểm thường trực trong cuộc sống hằng này. Kĩ năng này giúp các
em tự tin ứng phó với các nguy cơ khơng an tồn và hạn chế tối đa những tổn hại
đến bản thân mình. Với mong muốn tất cả học sinh được đảm bảo an toàn mọi lúc
mọi nơi, khơng có tai nạn thương tích xảy ra, tôi xin mạnh dạn trao đổi “Một số
biện pháp phịng tránh tai nạn thương tích cho học sinh lớp 4 - 5” để giáo dục
các em có kỹ năng và biện pháp phòng và tránh hiệu quả nhất.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

- Nâng cao chất lượng giáo dục tồn diện cho HS. Qua quá trình nghiên cứu
về thực trạng về tai nạn thương tích ở học sinh trong trường nhằm đưa ra một số
biện pháp về phòng tránh TNTT tại trường tiểu học
1


- Giúp bản thân, đồng nghiệp có được tài liệu hệ thống và tính khả thi cao về
các biện pháp phịng tránh tai nạn thương tích cho học sinh.
III. PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Các hiện tượng tai nạn thương tích hay xảy ra đối với trẻ em trong độ tuổi
học tiểu học. Ở lứa tuổi này học sinh các em còn thiếu các kĩ năng phòng vệ, tự vệ
cho bản thân tránh khỏi những tác động xấu từ bên ngoài. Tuy nhiên, trong đề tài
này, tôi chủ yếu tập trung nghiên cứu về các hiện tượng tai nạn thương tích xảy ra
trên địa bàn. Ngồi ra, tơi cịn liên hệ tìm hiểu thêm về vấn đề này ở một số trường
lân cận để có biện pháp thiết thực, hiệu quả, sâu rộng hơn nữa trong việc phịng
chống tai nạn thương tích cho học sinh tiểu học không chỉ trong phạm vi trường
mình mà có thể áp dụng với các trường khác trong vùng.
- Thời gian nghiên cứu đề tài từ năm học 2019 - 2020.
IV. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU


Để đạt được mục đích nêu trên, đề tài đã tự xác định cho mình những nhiệm
vụ nghiên cứu sau đây:
a. Nghiên cứu cơ sở lý thuyết của đề tài.
b. Tìm hiểu thực trạng tai nạn thương tích, nguyên nhân dẫn đến thực trạng,
các loại tai nạn thương tích học sinh thường gặp.
c. Đề xuất các biện pháp để nâng cao hiệu quả phịng tránh tai nạn
thương tích cho học sinh.
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

- Đọc, phân tích các tài liệu có liên quan về vấn đề cách phịng tránh tai nạn
thương tích cho học sinh Tiểu học.
- Thu thập thông tin, điều tra khảo sát, thử nghiệm thực tế, tham gia chuyên
đề bồi dưỡng GV về phịng tránh tai nạn thương tích trong trường học cho học sinh
- Phương pháp lấy ý kiến đồng nghiệp: Gặp trực tiếp những giáo viên có
kinh nghiệm, các nhà quản lý xin ý kiến, trao đổi về những vấn đề có liên quan đến
đề tài.
- Phương pháp thực nghiệm: Kiểm nghiệm tính khoa học, tính khả thi của
các biện pháp đã đề xuất.

2


PHẦN II. NỘI DUNG

I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1. Cơ sở lí luận
Trường học an tồn, phịng, chống tai nạn thương tích là trường học mà các
yếu tố nguy cơ gây tai nạn thương tích cho học sinh được phịng, chống và giảm
tối đa hoặc loại bỏ. Toàn bộ học sinh trong trường được chăm sóc, giáo dục trong

một mơi trường an tồn. Q trình xây dựng trường học an tồn phải có sự tham
gia của học sinh độ tuổi tiểu học, các cán bộ quản lý, giáo viên của nhà trường, các
cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban ngành, đồn thể của địa phương và các bậc phụ
huynh học sinh.
Tai nạn thương tích là những sự kiện xảy ra bất ngờ ngoài ý muốn do các tác
nhân bên ngoài gây nên thương tích cho cơ thể. Thương tích là những tổn thương
thực tế của cơ thể do phải chịu tác động đột ngột ngoài khả năng chịu đựng của cơ
thể hoặc rối loạn chức năng do thiếu yếu tố cần thiết cho sự sống. Tai nạn thương
tích thường được chia thành hai nhóm lớn là tai nạn thương tích khơng có chủ định
và tai nạn thương tích có chủ định.
Tai nạn thương tích khơng có chủ định thường xảy ra do sự vơ ý hay khơng
có sự chủ ý của những người bị tai nạn thương tích hoặc của những người khác.
Các trường hợp thường gặp là tai nạn thương tích do giao thơng như tai nạn ơ tơ,
xe đạp, xe máy, người đi bộ, tàu hỏa, tàu thủy, máy bay; do bị ngã, lửa cháy, nghẹt
thở, chết đuối, ngộ độc...
Tai nạn thương tích có chủ định là loại hình tai nạn thương tích gây nên do
sự chủ ý của người bị tai nạn thương tích hay của cá nhân những người khác. Các
trường hợp thường gặp là tự tử, giết người, bạo lực thành nhóm như chiến tranh,
đánh nhau, hiếp dâm, hành hạ trẻ em, hành hạ người già, bạo lực trong trường
học...
Đối với trẻ em trong quá trình phát triển về thể chất và tinh thần, hoạt động
chủ yếu của các em đặc biệt là lứa tuổi học sinh tiểu học đó là vui chơi. Các em
khơng nhận thức hết được các mối đe dọa đến tính mạng trong sinh hoạt hàng
ngày, khi tham gia các hoạt động vui chơi tự phát, các hoạt động tập thể với một
nhóm bạn hoặc khi tham gia giao thơng. Mặc dù hiện nay trong chương trình giảng
dạy đã có sự lồng ghép về giáo dục phòng tránh TNTT nhưng chưa đủ để giúp các
em đề phịng những tai nạn có thể xảy đến với các em bất cứ lúc nào.
Để công tác phịng tránh tai nạn thương tích được liên tục, rộng khắp thì cần
phải đẩy mạnh các hoạt động xây dựng trường học an toàn tại trường và tại địa bàn
dân cư. Mục tiêu của công tác chủ nhiệm luôn bám sát mục tiêu giáo dục của nhà

3


trường phổ thông. Điều 27 khoản 1 của luật giáo dục năm 2005 nêu rõ: “Mục tiêu
của giáo dục phổ thơng là giúp học sinh phát triển tồn diện về đạo đức trí tuệ, thể
chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt
nam”. Đối với tổ chức trường học thì cơng tác chủ nhiệm đóng vai trị quan trọng
mang tính chất quyết định trong việc phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất
học sinh. Bên cạnh việc dạy chữ thì việc trang bị những kiến thức, kĩ năng cần
thiết trong cuộc sống cho học sinh được xem là vấn đề then chốt trong công tác
giáo dục tại các trường hiện nay. Và đây cũng là một trong những tiêu chí xếp loại
thi đua hằng năm của các lớp, các trường, địa phương và cũng là tiêu chí để đánh
giá xếp loại trường học đạt chuẩn quốc gia ở các cấp học.
2. Cơ sở thực tiễn
Tai nạn thương tích ở trẻ em Việt Nam hiện nay là một vấn đề vô cùng
nghiêm trọng và nó địi hỏi tồn xã hội phải có những hành động thiết thực để ngăn
chặn những nguy cơ tai nạn thương tích đe dọa đến tính mạng và sức khỏe của trẻ
em. Theo ước tính tại Việt Nam, thống kê của Cục Quản lý môi trường (Bộ Y tế)
cho thấy, mỗi năm trung bình có hơn 370.000 trẻ bị tai nạn thương tích, trong đó
nhóm tuổi từ 15-19 chiếm tỷ lệ cao nhất (chiếm 43%), tiếp đến nhóm tuổi 5-14
chiếm 36,9%, thấp nhất là nhóm tuổi 0-4 chiếm 19,5%. Số trẻ em tử vong do tai
nạn thương tích là 6.600 trường hợp/năm chiếm tỷ lệ 35,5% trong tổng số trẻ tử
vong trên toàn quốc do tất cả các nguyên nhân. Cứ 100.000 trẻ sẽ có 24 trẻ tử vong
do tai nạn thương tích hay tương đương 18 trẻ em tử vong do tai nạn thương tích
mỗi ngày.
Từ những hậu quả đáng báo động về tai nạn thương tích ở trẻ em Việt nam.
Trong những năm qua, các nhà nghiên cứu về giáo dục cũng như các nhà quản lí
và giáo viên đã bàn nhiều về vấn đề xây dựng mơi trường học tập an tồn, lành
mạnh cho học sinh nói chung, học sinh tiểu học nói riêng. Đối với bậc học tiểu học
song song với việc dạy chữ thì việc tạo mơi trường giáo dục an tồn, lành mạnh là

một nhiệm vụ hết sức quan trọng. Ngày nay, chúng ta thấy các trường học đang tổ
chức nhiều hoạt động tuyên truyền, giáo dục, cung cấp kiến thức, rèn luyện kĩ năng
cho học sinh về các vấn đề phòng tránh tai nạn thương tích có thể xảy ra trong và
ngồi nhà trường. Đây khơng phải là một cuộc chạy đua hay thành tích. Mục đích
của việc làm này là nhằm mang lại cho học sinh một sức khỏe lành mạnh cả về thể
xác lẫn tinh thần, cung cấp cho các em nhiều kiến thức, kĩ năng sống để có thể ra
đời một cách tốt nhất. Những tai nạn thương tâm do bất cẩn, xâm hại, giao thông,
đuối nước hay gần đây là vấn nạn bạo lực học đường đang là nỗi đau nhức nhối
của các nhà làm giáo dục. Đứng trước vấn đề đó, các cấp ngành từ trung ương đến
địa phương cũng đã có nhiều văn bản chỉ đạo sát thực như Nghị định số
80/2017/NĐ-CP “Quy định về mơi trường giáo dục an tồn, lành mạnh, thân
thiện, chống bạo lực học đường”, công văn số Số 3502/BGDĐT-GDTC: “V/v tăng
cường cơng tác đảm bảo an tồn trường học năm học 2018-2019” yêu cầu các đơn
vị trường học cần làm tốt hơn nữa cơng tác đảm bảo an tồn trường học, phòng
4


chống tai nạn thương tích, đuối nước cho học sinh, sinh viên trên địa bàn cả nước.
Từ những vấn đề cấp bách đó, tơi nhận thấy trong cơng tác chủ nhiệm của mình,
đặc biệt là cơng tác phịng tránh tai nạn thương tích cho học sinh cần phải sát sao,
sáng tạo, phong phú và nhiều đổi mới hơn nữa để cho các em thấy rằng trường học
chính là ngơi nhà thứ hai của mình.
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ

1. Thực trạng vấn đề nghiên cứu
Trường của chúng tơi có quy mơ tương đối nhỏ, nơi có nhiều phương tiện
giao thơng qua lại. Trường có 1141 học sinh, chia thành 31 lớp, gồm ba dãy nhà
tầng và một dãy nhà cấp 4 với đầy đủ các trang thiết bị dạy học, các phòng chức
năng như thư viện, thiết bị, tiếng Anh, Âm nhạc,... Trường có sân chơi, bãi tập
song cịn khá chật hẹp, chưa đáp ứng được chất lượng và số lượng so với yêu cầu

hiện nay. Trong những năm qua, trường đã đẩy mạnh công tác xây dựng môi
trường giáo dục an tồn, phịng tránh tai nạn thương tích cho học sinh và đã có
nhiều bước tiến rõ rệt. Mặc dù vậy, vẫn cịn xảy ra một số thương tích đối với học
sinh như ngã khi chơi, trầy xước chân tay, gãy chân, gãy tay, kính cắt chân, vật
nhọn đâm vào cơ thể,...
Xuất phát từ thực trạng trên, năm học 2019-2020 thực hiện nhiệm vụ xây
dựng trường học an toàn, phịng tránh tai nạn thương tích cho học sinh, bản thân
tơi nhận định có những thuận lợi và khó khăn sau.
1.1. Thuận lợi
Trường lớp được xây dựng sạch đẹp, an tồn. Có sân chơi bãi tập, có đầy đủ
cây xanh tạo điều kiện thuận lợi cho cho học sinh hoạt động.
Nhà trường có đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên nhiệt tình trong cơng tác,
có tinh thần học hỏi để nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ. Giáo viên có
kiến thức, kỹ năng tổ chức các hoạt động giáo dục trong và ngoài lớp học phù
hợp, sáng tạo.
Nhà trường chú trọng công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng
xây dựng mơi trường giáo dục an tồn, lành mạnh và tổ chức hoạt động dạy học
phù hợp, phương pháp dạy học sáng tạo, hình thức đổi mới theo quan điểm lấy học
sinh làm trung tâm.
Đa số học sinh khỏe mạnh, năng động, tích cực tham gia các hoạt động
giáo dục.
Trường học có nhân viên y tế học đường, gần với trạm y tế nên thuận lợi
trong việc chăm sóc sức khỏe học sinh.
Nhận thức của nhân dân địa phương về giáo dục đã có sự chuyển biến, các
bậc phụ huynh đã quan tâm hơn đến việc học tập của con em mình cũng như các
5


hoạt động khác. Đa số phụ huynh đồng thuận cao trong cơng tác xã hội hóa giáo
dục, tạo điều kiện hỗ trợ mua sắm thêm cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng phục

vụ cho các hoạt động học tập và vui chơi của các em. Từ đó, việc phối hợp giữa
gia đình và nhà trường trong việc tạo môi trường giáo dục ngày càng thuận lợi và
hiệu quả hơn.
Sự quan tâm, chỉ đạo của lãnh đạo địa phương trong việc tu sửa, mua sắm cơ
sở vật chất phục vụ dạy và học đảm bảo phù hợp với yêu cầu hiện nay. Sự phối
hợp của các ban ngành, đoàn thể địa phương trong việc tuyên truyền, vận động các
biện pháp phịng tránh tai nạn thương tích, tai nạn giao thơng, đuối nước và vệ sinh
an tồn thực phẩm,… đến từng học sinh và gia đình ngày càng được nâng cao.
1.2. Khó khăn, tồn tại
Trường đóng ở địa bàn có nhiều phương tiện giao thông qua lại. Giao thông
đi lại khá vất vả vì chất lượng một số tuyến đường còn thấp. Mặc dù điều kiện
sống và ý thức của người dân đã được nâng lên song phần lớn phụ huynh mới chỉ
quan tâm đến việc học tập chứ chưa quan tâm đúng mức đến việc phòng tránh tai
nạn thương tích cho con em mình. Cụ thể: Năm học 2019-2020 trường có 1072 em
học sinh thì có 392 em tự đi xe đạp đến trường, nhiều em còn phải chở thêm em
nhỏ đi học. Phụ huynh chưa chú ý trang bị mũ bảo hiểm cho các em khi ngồi trên
xe máy hay khi đi xe đạp điện. Việc quản lí các em trong sinh hoạt ở nhà còn lỏng
lẻo, nhiều em tự ý rủ nhau đi tắm ao, hồ ở khu vực lân cận gần nhà…Từ đó tiềm ẩn
nhiều nguy cơ mất an toàn cho bản thân các em.
- Trường có số học sinh đơng trong khi đó diện tích quy hoạch sân vườn cịn
chật, bố trí sân vườn và các khu vực hoạt động còn chưa đáp ứng nhu cầu hoạt
động và vui chơi ngoài trời của học sinh.
- Đội ngũ CBQL, giáo viên và nhân viên đã quan tâm đến cơng tác phịng
tránh tai nạn thương tích cho học sinh nhưng mới dùng lại ở việc tuyên truyền,
nhắc nhở chưa có giải pháp thiết thực và hiệu quả.
- Nhận thức của học sinh về việc phòng chống tai nạn thương tích và an tồn
trường học cịn hạn chế. Các em còn thiếu kiến thức, kĩ năng về phòng tránh tai
nạn thương tích cũng như các kĩ năng tự bảo vệ bản thân.
- Một số giáo viên chưa chú trọng đến việc lồng ghép giáo dục kĩ năng sống,
kĩ năng phịng chống tai nạn thương tích trong các mơn học, mặc dù đây là một

trong những nội dung lồng ghép quy định của cấp trên.
- Công tác phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường về
vấn đề an tồn cho học sinh ch ưa có sự thường xuyên, chặt chẽ mà mới chỉ mang
tính thời vụ. Công tác phối hợp với phụ huynh học sinh trong việc phịng chống tai
nạn thương tích cịn mới ở mức độ thơng báo chưa có sự phối hợp chặt chẽ.
Trong những năm vừa qua, chúng tôi đều được phân công nhiệm vụ là giáo
6


viên chủ nhiệm phụ trách khối 4-5. Phần lớn các em chăm ngoan, biết nghe lời
người lớn, ý thức chấp hành kỉ luật tương đối tốt. Song vẫn còn một số em hiếu
động, nghịch ngộ, hay trêu chọc bạn bè; một số bạn gái tính cách có phần đanh đá
nên hay xảy ra va chạm với các bạn trong và ngồi lớp. Nhiều học sinh có hồn
cảnh éo le như bố mất, bố mẹ bỏ nhau, một số gia đình đông anh em nên bố hoặc
mẹ phải đi làm ăn xa ít có điều kiện quan tâm đến các em. Một số em ngồi việc
học ở trường cịn phải phụ giúp bố mẹ, ông bà công việc nhà như nấu cơm, trơng
em, thu gom phế liệu,… Trong khi đó một số học sinh gia đình có điều kiện được
bố mẹ nuông chiều thường cho tiền ăn vặt, cho đi xe đạp điện đến trường, đi chơi
xa vào các buổi nghỉ học, hay la cà trước và sau giờ học,… nên ít nhiều tiềm ẩn
nguy cơ mất an toàn cho bản thân các em.
2. Các loại tai nạn thương tích thường gặp đối với học sinh Tiểu học
+ Các tai nạn do ngã: chủ yếu do trơn trượt, vấp ngã do đường đi mấp mô
và thường xảy ra ở nơi vui chơi.
+ Đuối nước: do các em bị ngã khi đến gần ao hồ, khi đi tắm, bơi ở những
nơi có nguồn nước không đảm bảo vệ sinh, những khu vực nguy hiểm... là nguyên
nhân dẫn tới trẻ bị đuối nước…
+ Các tai nạn do ngộ độc: chủ yếu do ngộ độc thực phẩm, ăn phải quả độc,
thức ăn có dược phẩm độc hại, do uống nhầm thuốc…
+ Tai nạn thương tích gây ra do vật sắc nhọn: thường xảy ra ở nơi vui
chơi do trẻ đùa nghịch xô đẩy nhau, dùng que làm kiếm nghịch, đấu kiếm, chọc

nhau. Trẻ vô tình chọc vào mắt gây chấn thương mắt rất nguy hiểm. Trẻ có thể
cầm gạch, sỏi ném đùa nhau, va vào các bậc thềm gây rách da, chấn thương
phần mềm, gẫy xương.
+ Tai nạn thương tích do súc vật và động vật hoang dã (chó, rắn, ong…):
trong đó chủ yếu do súc vật cắn và thường xảy ra ở nơi vui chơi, một số ít xảy ra ở
gia đình.
+ Do bỏng: chủ yếu do trẻ sau khi chơi, khát nước - uống nhầm vào nước
nóng, khi ăn, uống, trẻ cũng có thể bị bỏng do thức ăn (canh, cháo, súp…) mang từ
nhà bếp lên cịn đang rất nóng, nếu khơng chú ý mà ăn, uống ngay sẽ gây bỏng cho
trẻ. Có trường hợp trẻ bị bỏng do cháy, hoả hoạn…
+ Tai nạn giao thông: đối với học sinh Tiểu học các tai nạn thương tích chủ
yếu do trẻ được đèo bằng xe đạp và bằng xe máy.
Căn cứ vào thực trạng và các loại tai nạn mà học sinh có thể mắc phải trong
cuộc sống hằng ngày, chúng tôi luôn trăn trở và tìm ra một số biện pháp phịng
tránh tai nạn thương tích cho học sinh như sau: 
7


III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH TAI NẠN THƯƠNG TÍCH
CHO HỌC SINH LỚP 4-5
Để tổ thực hiện có tốt việc phịng tránh tai nạn thương tích cho học sinh theo
tôi đã thực hiện các giải pháp sau:
Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch phịng tránh tai nạn thương
tích cho học sinh
Kế hoạch được ví như chìa khóa mở đường đi đến mục đích. Kế hoạch có
tầm quan trọng đặc biệt, nó như kim chỉ nam chỉ đường cho hoạt động thực hiện
theo một con đường đã định sẵn. Nó như ngọn đèn pha dẫn lối cho chúng ta thực
hiện cơng việc một cách khoa học.Vì vậy, nếu xây dựng được kế hoạch xem như ta
đã thành công được một nửa công việc.
Dựa trên kế hoạch năm học của nhà trường xây dựng và căn cứ vào nội dung

trong chương trình mơn học; căn cứ vào thời gian, thời điểm thực hiện chương
trình giáo dục; căn cứ vào mức độ phát triển, khả năng thực tế của học sinh, tôi đã
xây dựng kế hoạch giáo dục kĩ năng phòng tránh tai nạn thương tích cho học sinh
và được lồng ghép vào các chủ đề, các hoạt động của lớp và các môn học. Khi lập
được kế hoạch tổ chức rồi tôi thấy rất yên tâm và thực hiện rất hiệu quả. Cụ thể:
+ Tháng 9: Tiến hành xây dựng nội quy lớp học. Giúp học sinh nhận biết các
loại thương tích, các nguy cơ mất an tồn đối với bản thân. Quán triệt các quy định
liên quan đến tai nạn thương tích trẻ em. Tuyên truyền về chủ đề “An tồn giao
thơng”.
+ Tháng 10: Tiếp tục tun truyền chủ đề An tồn giao thơng: Trang bị cho
học sinh kiến thức cơ bản về luật giao thông đường bộ, kĩ năng và văn hóa ứng xử
khi tham gia giao thơng. Cách xử lí khi bị tai nạn giao thơng hoặc gặp người bị tai
nạn giao thông.
+ Tháng 11: Giáo dục giới tính. Nhận biết các nguy cơ mất an tồn cho học
sinh khi tiếp xúc với người khác.
+ Tháng 12: Trang bị một số kĩ năng phòng tránh tai nạn thương tích như
ngã, bỏng, động vật cắm và cách xử lí ban đầu.
+ Tháng 1+2: Tuyên truyền về phòng tránh TNTT do điện giật, sét đánh,
chất gây nổ,… Kĩ năng sử dụng điện. Kĩ năng ứng phó khi gặp trời mưa, sấm sét,
… Kí cam kết về phịng chống cháy nổ,….
Tun truyền về vấn đề vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm.
Trang bị kĩ năng khi mua hàng, xử lí khi bị ngộ độc,…
8


+ Tháng 3: Tiếp tục tuyên truyền về phòng chống xâm hại tình dục trong và
ngồi trường học. Trang bị kĩ năng phịng chống xâm hại tình dục ở trẻ em.
+ Tháng 4: Tuyên truyền TNTT do đuối nước. Các nguy cơ xảy ra tai nạn
đuối nước ở học sinh. Trang bị kĩ năng phòng chống ngộ độc thực phẩm.
+ Tháng 5: Trang bị các kĩ năng khi đi tắm, kĩ năng xử lí khi gặp đuối nước

và khi gặp người bị đuối nước.
Để thực hiện tốt kế hoạch đề ra, bản thân tơi đã khơng ngừng học hỏi, tìm
hiểu để trang bị cho mình những kiến thức, kĩ năng cơ bản về việc phịng chống
thương tích cho học sinh thông qua các chuyên đề, các buổi tập huấn do nhà
trường tổ chức, qua nghiên cứu tài liệu, sách vở và cập nhật các thông tin đại
chúng. Từ những nỗ lực và cố gắng của bản thân cùng sự phối hợp với các tổ chức
đoàn thể, đồng nghiệp, phụ huynh học sinh, nhà trường mà các kế hoạch tôi đưa ra
đã thực hiện đầy đủ và hiệu quả.
Biện pháp 2: Xây dựng nội quy lớp học và giáo dục kỉ luật học sinh
Lớp học là một tập thể học sinh với nhiều nhân cách, tính cách khác nhau.
Để có thể thống nhất lớp thành một khối chung thì cần có những quy định giúp các
em biết như thế nào là nên, là khơng nên. Khi đó, nội quy lớp là công cụ quan
trọng hàng đầu để định hướng cho các em hành động. Nếu trong quá trình thực
hiện nội quy các em được hướng dẫn tỉ mỉ, được sự quan tâm, theo dõi của thầy cơ
và bạn bè thì sẽ dần hình thành những hành vi tốt, thực hiện theo quy định chung
của tập thể lớp đề ra. Sau đó sẽ hình thành “đường mịn” cho các em ý thức tự học
và tự rèn luyện. Việc đưa ra nội quy sẽ giúp các em biết mình đang ở giới hạn nào.
Nếu các em vi phạm thì chúng ta có cơ sở để các em tự nhận lỗi và sửa sai. Đặc
biệt, học sinh tiểu học vốn hiếu động, nói trước quên sau, ý thức và kĩ năng của các
em còn hạn chế nên việc xây dựng nội quy là việc làm rất quan trọng trong việc
giúp các em biết cách kiềm chế bản thân để tránh xung đột và biết cách phịng
tránh các tai nạn thương tích có thể xảy ra trong và ngồi nhà trường đối với bản
thân mình và người khác. Để làm được điều đó, vào đầu năm học trong tuần học
đầu tiên, tôi thông báo cho học sinh những nội dung chính của năm học, các quy
định của trường, của Liên đội đề ra. Sau đó nhằm phát huy tính tập thể, nâng cao
tinh thần trách nhiệm, rèn kĩ năng giao tiếp, hợp tác cũng như để các em hiểu, tôn
trọng và thực hiện tốt các nội quy tơi chia nhóm cho học sinh cùng nhau trao đổi
xây dựng nội quy lớp học. Quy định chế độ thưởng phạt rõ ràng. Xây dựng bản
cam kết và ban hành nội quy, dán nơi công khai để học sinh và phụ huynh đến lớp
ln nhìn thấy. Trong nội quy, tôi hướng các em xây dựng các quy tắc đảm bảo an

toàn trong trường học cũng như khi tham gia các hoạt động ở nhà hoặc ngồi xã
hội. Tơi cho các tổ nhóm theo dõi lẫn nhau, trong mỗi tổ đều có các thành viên của
9


Ban nề nếp, những hoạt động của các em ở trường, ở nhà sẽ được thông tin kịp
thời đến giáo viên chủ nhiệm.
Ngay từ đầu năm học tôi quán triệt tới học sinh các nội dung sau:
- Tiếp xúc vui vẻ với bạn bè, tạo khơng khí thân mật với thầy cơ và bạn bè,
hịa nhã, gần gũi, u thương bạn bè, nói chuyện nhã nhặn, thái độ lễ phép, chăm
ngoan…
- Không chơi những vật như dùi, vật nhọn, que sắt,… Không mang các vật
sắc nhọn, súng cao su, chất nổ, chất độc hại và các hung khí đến trường.
- Không sờ tay vào ổ điện; không ném vật lên các cánh quạt,…
- Không leo trèo, chạy nhảy trên bàn ghế, lan can trường, bờ rào,…Đặc biệt
lớp tôi học ở tầng 3, nếu các em không cẩn thận sẽ rất ngay hiểm. Tôi quán triệt
HS không được bắc chân lên phía chân lan can, khơng tựa hay uồm người lên lan
can. Học sinh vi phạm sẽ bị nhắc nhở, phê bình và trừ điểm thi đua trong tuần.
- Khơng xơ đẩy khi đi trên cầu thang. Không xô cửa, đạp chân vào cửa các
phịng học vì đa số cửa phịng học có các tấm kính bảo vệ. Học sinh đạp chân vào
khơng may sẽ bị kính cắt vào cơ thể.
- Khơng chơi các trị chơi nguy hiểm, các trị chơi vận động q sức, các trị
gây gổ, đánh nhau. Tìm chỗ chơi hợp lí như khơng chơi đá cầu, đá kiện trên khu
vực hành lang của lớp hay cầu thang, những nơi gần cửa, đặc biệt là cửa kính. Đây
là những trường hợp mà trong những năm trước lớp tôi chủ nhiệm đã mắc phải.
Rất may là cửa kính chỉ bị vỡ chứ không ảnh hưởng đến thân thể các em.
- Yêu cầu học sinh không được thả dép khi ra chơi. Một số em do thói
quen ở nhà khơng đi dép nên đến trường cứ giờ ra chơi là thả dép chạy, có em
cịn xỏ dép vào hai tay đuổi bắt nhau. Đây là hạnh động rất nguy hiểm, có nhiều
em đã bị bay móng chân, trượt ngã, xước tay, chân,… Vật nhọn đâm vào chân

gây thương tích.
Đối với các hoạt động ngồi nhà trường tơi qn triệt HS như sau:
- Tham gia giao thơng an tồn: Khơng gây mất trật tự, làm ùn tắc trước cổng
trường, không được đi xe trong trường. Khi ngồi trên xe mô tô, xe máy tham gia
giao thông phải đội mũ bảo hiểm. Không điều khiển xe đạp điện, xe gắn máy khi
chưa đủ tuổi. Đi đúng phần đường quy định, không đi bộ, đi xe đạp dàn hàng
ngang trên đường. Khơng phóng nhanh, vượt ẩu lạng lách đánh võng, không buông
một tay hoặc cả hai tay khi đi xe đạp. Không chở quá số người quy định khi tham
gia giao thông. Không đùa nghịch, đá bóng, đá cầu, tụ tập dưới lịng đường.
10


- Có ý thức bảo vệ sức khỏe và phịng tránh bệnh tật. Ăn uống hợp vệ sinh,
thực hiện ăn sạch - uống sạch - ở sạch. Không ăn quà vặt trong sân trường, không
mua quà vặt trước cổng trường, đặc biệt là các loại thực phẩm không rõ nguồn gốc.
- Không để xảy ra tai nạn. Không vui chơi ở những khu vực quanh ao, hồ,
đập, sông, suối, giếng nước… Không sử dụng những phương tiện về điện khi
không có người lớn. Khơng nghe lời dụ dỗ của người lạ mặt. Không tiếp xúc hoặc
nhận quà từ người lạ,…
Thông qua việc xây dựng nội quy, tôi đã hướng các em đến những chuẩn
mực quan trọng ràng buộc các em theo khuôn khổ nhất định, nhờ vậy mà nề nếp
lớp học, ý thức các em được tăng lên rõ rệt.
Biện pháp 3: Thực hiện tốt cơng tác quản lí học sinh trong các hoạt động
trong và ngoài nhà trường
Qua quan sát, thống kê và thu thập thông tin tôi thấy tai nạn trong trường
học ở học sinh chủ yếu là các tai nạn thương tích như gãy tay, chảy máu, trầy xước
chân tay, chấn vào bàn ghế toạc đầu, xô đẩy làm vỡ cửa kính. Tai nạn thường gây
ra thương tích ở các mức độ nhẹ hoặc nặng. Các vật sắc nhọn đâm như dao, kéo,
mảnh thủy tinh... gây hậu quả rách da, gãy xương, chảy máu. Nguyên nhân của
những tai nạn, thương tích này là do các em chạy nhảy, nô đùa trong giờ ra chơi,

trong thời gian học thể dục, không mang dép nên giẫm phải gai, đá nhọn, trêu chọc
nhau, bất cẩn trong khi chơi các môn thể thao,… Bên cạnh đó, tai nạn xảy ra cịn
do giáo viên chưa quan tâm sâu sát đến học sinh trong giờ ra chơi, trong giờ học,
chưa quán triệt, nhắc nhở học sinh để phịng tránh các tai nạn, thương tích thường
gặp. Vì vậy, để hạn chế các tai nạn thương tích cho các em thì trước hết giáo viên
làm tốt cơng tác quản lí học sinh trong các hoạt động trong và ngoài giờ học. Để
làm được điều này, ngay từ đầu năm học tôi đã thực hiện tốt một số quy định sau:
3.1. Xây dựng nề nếp xếp hàng ra, vào lớp học
Xây dựng nề nếp xếp hàng ra, vào lớp học là một việc làm rất quan trọng.
Đây là nề nếp mang tính trật tự, kỉ luật cần được thực hiện thường xuyên và duy trì
suốt năm học. Trong thực tế có rất nhiều trường hợp học sinh trong q trình xếp
hàng xơ đẩy lẫn nhau, trêu nhau dẫn đến thương tích. Đặc biệt, lớp tơi nằm ở vị trí
tầng ba nếu các em khơng có ý thức thì rất nguy hiểm đến việc bảo đảm an tồn
cho các em. Để làm tốt công tác này, tôi đã quy định khi các em xếp hàng ra, vào
lớp thì đứng thành 2 hàng, mỗi hàng có hai bạn thuộc thành viên ban nề nếp theo
dõi (một bạn đứng đầu hàng, một bạn đứng cuối hàng). Tôi cho các em đánh số thứ
tự cho mình trong buổi xếp hàng đầu tiên và yêu cầu học sinh phải nhớ số thứ tự
của mình. Chỉ sau một tuần, nề nếp xếp hàng đã đi vào có quy củ, hiệu quả. Đặc
biệt là khi các em di chuyển xuống cầu thang, tôi yêu cầu các em phải đi chậm lại,
11


đi theo hàng, không chen lẫn, xô đẩy, đùa giỡn gây mất trật tự và xảy ra tai nạn.
Việc sắp xếp các bạn trong ban nề nếp đi đầu và cuối trong hàng nhằm mục đích
theo dõi, nhắc nhở học sinh thực hiện nghiêm túc các quy định đưa ra.
3.2. Xây dựng giờ ra chơi an tồn, bổ ích
Hầu hết các tai
nạn thương tích ở
trường thường diễn ra
trong các hoạt động

ngoài giờ học của các
em ở trường. Nguyên
nhân một phần các em
chưa có ý thức trong
khi chơi, phần khác do
giáo viên chưa hướng
dẫn các em các kĩ năng
an toàn trong q trình
chơi. Chưa tạo ra nhiều
trị chơi nhẹ nhàng hay
những hoạt động bổ ích
trong giờ ra chơi cho
các em mà chủ yếu là
để các em chơi tự do
theo ý thích của mình.
Để hạn chế các trị chơi
vận động nặng cũng
như những rủi ro
thương tích các em có
thể gặp phải trong giờ
chơi, tôi thường xuyên
Một số hoạt động của HS trong giờ ra chơi
nhắc nhở các em tránh
các trò chơi như đá bóng, đuổi bắt, ném bóng, cá sấu lên bờ,… vì những trị chơi
này dễ va chạm vào nhau khi sân trường đông học sinh, hao tốn nhiều sức lực, dễ
gặp nguy hiểm. Mặt khác, tôi hướng đến xây dựng phong trào “Giờ ra chơi an
tồn, bổ ích” bằng các hoạt động thích hợp như: đọc sách ở tủ sách của lớp, ở thư
viện trường, thư viện xanh, khuyến khích các em tham gia các trị chơi dân gian
như ơ ăn quan, chuyền thẻ, hay chơi cờ vua, cờ ngựa,… Ngồi ra, đối với các bạn
đam mê mĩ thuật tơi gợi ý các bạn cùng nhau vẽ tranh về các đề tài theo chủ điểm

trong tuần, tháng để trang trí ở lớp hoặc ở nhà của mình hay cùng nhau tìm các câu
đố vui để đố bạn trong các giờ sinh hoạt hay giờ hướng dẫn tự học,… Với sự hỗ
trợ của phụ huynh và ngân quỹ từ phong trào thu gom giấy loại trong lớp học, tôi
đã mua được 30 quyển truyện, 6 bộ cờ vua, 6 bộ bút màu, giấy vẽ và 5 tấm bạt
12


phục vụ cho trị chơi ơ ăn quan,... Tổ chức, chia nhóm cho các em tham gia chơi
một cách an toàn và thiết thực.
Nhờ thực hiện được những việc làm trên mà trong năm học vừa qua lớp tơi
khơng cịn hiện tượng học sinh bị thương tích trong các giờ giải lao và giờ ra chơi
đã trở thành hoạt động có ý nghĩa đối với tất cả các em.
3.3. Quản lí tốt các hoạt động của học sinh ngồi trường học
Để làm tốt việc quản lí HS ngồi giờ học, ngoài việc phối hợp với PHHS,
với địa phương và Đoàn - Đội, tơi cịn lập ra đội tự quản của lớp. Đội tự quản này
được bố trí theo địa bàn cư trú. Các em có nhiệm vụ theo dõi nhau trong tất cả các
hoạt động như hoạt động học tập, tham gia giao thông, sinh hoạt ở địa phương,
việc tắm ao, hồ, sử dụng chất gây nổ hay các mối quan hệ với bạn bè,… Những vi
phạm ở ngoài trường học sẽ được các em thông báo lại qua việc trao đổi riêng hoặc
viết những điều em biết gửi vào hòm thư riêng của giáo viên. Khi nhận được ý
kiến phản hồi của các em, tơi sẽ khéo léo tìm hiểu thêm qua các bạn khác, nếu
trường hợp vi phạm nặng tôi sẽ liên lạc với phụ huynh học sinh đối chiếu thơng tin
và tìm biện pháp khắc phục. Cuối tuần vào tiết sinh hoạt tôi sẽ khéo léo nhắc nhở
và nhấn mạnh những tác hại của những vi phạm đó để các em khơng những thực
hiện tốt quy định mà từ đó hình thành ý thức tự giác, thói quen tốt trong việc bảo
đảm an toàn cho bản thân và cho người khác. Điều đó khơng chỉ ở lứa tuổi học
sinh tiểu học mà cả về sau này.
Như vậy, nhờ làm tốt cơng tác quản lí học sinh trong và ngoài giờ học bằng
những biện pháp sát thực, gần gũi mà từ đầu năm học đến nay lớp tôi khơng có
hiện tượng thương tích xảy ra ở trường và ở nhà. Các em đều tuân thủ nội quy một

cách nghiêm túc và dần dần hình thành ý thức, trách nhiệm bản thân trong việc xây
dựng môi trường giáo dục an tồn, lành mạnh.
Biện pháp 4: Đẩy mạnh cơng tác tuyên truyền giáo dục ý thức, kĩ năng phòng
tránh tai nạn thương tích cho học sinh
Tai nạn giao thơng, đuối nước, bỏng, điện giật, ngã, ngộ độc thực phẩm, xâm
hại,… là những tai nạn thương tích thường xảy ra với học sinh. Nhiều tai nạn
thương tích có thể phịng tránh được nếu nhà trường làm tốt công tác tuyên truyền,
giáo dục. Phịng tránh tai nạn thương tích đồng nghĩa với việc bảo vệ sức khỏe,
tính mạng của học sinh. Từ nhận thức của đa số học sinh và cha mẹ học sinh về
TNTT cịn thấp thì biện pháp tun truyền tới cha mẹ học sinh và giáo dục học
sinh trong trường học là một biện pháp quan trọng. Thông qua các buổi giao lưu
tuyên truyền, học sinh có thể có những hiểu biết ban đầu: Tai nạn thương tích là gì?
Xuất phát từ những ngun nhân nào? Có thể phịng tránh được khơng? Phịng
tránh bằng cách nào? nếu trả lời được các câu hỏi đó thì mới nâng cao được nhận
thức trong học sinh, cha mẹ học sinh và cộng đồng. Để làm tốt công tác tuyên
13


truyền tôi đã tiến hành như sau:
4.1. Tuyên truyền, nhắc nhở học sinh thông qua các hoạt động thường ngày
Học sinh tiểu học vốn hiếu động, nói trước quên sau nên việc nhắc nhở
tuyên truyền phải thường xuyên không thể cứ chờ đến tiết sinh hoạt lớp, sinh hoạt
tập thể hay ngoại khóa giáo viên mới phổ biến cho các em biết. Hằng ngày đến lớp,
tôi đều dành 5 phút để kiểm tra nề nếp, hoạt động của học sinh, xem xét trong ngày
có bạn nào vi phạm các quy định đã đề ra không (đặc biệt là quy định về phịng
tránh thương tích), nếu có tơi sẽ nhắc nhở ngay cho các em để kịp thời ngăn chặn,
tránh tái diễn. Mặt khác, thông qua việc nắm bắt các thông tin đại chúng, tôi đã
cung cho các em một số thơng tin về các vụ tai nạn thương tích nghiêm trọng diễn
ra ở các trường học hay với các đối tượng là học sinh trên cả nước (như học sinh rủ
nhau đi tắm bị đuối nước, tai nạn giao thông, xâm hại, ngộ độc thực phẩm, hay

thương tích trong giờ chơi ở trường,...). Qua những nhắc nhở hằng ngày, những
thông tin kịp thời về các vụ tai nạn đáng tiếc xảy ra, tôi thấy phần nào học sinh đã
hiểu các mối nguy hiểm ln rình rập xung quanh chúng mình và từ đó nâng cao ý
thức cho bản thân. Khơng chỉ tun truyền nhắc nhở học sinh, tơi cịn u cầu các
em cũng phải có trách nhiệm trong việc tuyên truyền những điều các em biết cho
bạn bè và người thân để mỗi học sinh chính là một tuyên truyền viên tích cực nhất.
4.2. Tun truyền thơng qua việc trang trí lớp học
Lớp học là nơi các em gắn bó hằng ngày, hằng giờ. Việc xây dựng lớp học
thân thiện góp phần khơng nhỏ trong việc tun truyền ý thức chấp hành nội quy,
pháp luật của học sinh. Ngoài các góc trang trí như thư viện, góc học tập, cộng
đồng,… tơi cịn trang trí thêm góc tun truyền. Ở góc tun truyền tơi đặt các bức
tranh có nội dung cổ động như phịng tránh tai nạn giao thơng, tai nạn đuối nước
hay an toàn thực phẩm, các câu khẩu hiệu, các biển báo giao thông,… Đây là các
bức tranh mà các em đã vẽ thông qua các buổi sinh hoạt chủ đề, các tiết học mĩ
thuật, an tồn giao thơng,… Việc trang trí như vậy nhằm mục đích nhắc nhở các
em hằng ngày, hằng giờ không quên nhiệm vụ bảo vệ an tồn cho chính mình và
cho mọi người.

14


4.3. Tuyên truyền, giáo dục thông qua tổ chức các hoạt động ngồi giờ lên lớp,
hoạt động ngoại khóa
Hoạt động giáo dục NGLL là những hoạt động được tổ chức ngồi giờ học
các mơn học văn hóa. Qua các hoạt động này giúp hình thành và phát triển ở học
sinh các kĩ năng ban đầu, cơ bản và cần thiết phù hợp với sự phát triển chung của
học sinh. Nội dung các tiết HĐNGLL thường được bố trí theo các chủ đề, chủ
điểm trong tuần, tháng với đa dạng hình thức tổ chức khác nhau như tuyên
truyền, sân khấu hóa, kể chuyện, vẽ tranh, đóng kịch, trị chơi,… Qua các hoạt
động này, các nội dung giáo dục được cung cấp một cách nhẹ nhàng, hiệu quả,

thiết thực đến với tất cả học sinh. Các em không chỉ được nghe, hiểu mà còn trực
tiếp tham gia vào các hoạt động, xử lí các tình huống, được tự do bày tỏ quan
điểm, ý kiến của bản thân về các vấn đề được đưa ra. Trong năm học vừa qua,
phối hợp với chuyên mơn nhà trường, Tổ chức Đồn - Đội, giáo viên chủ nhiệm
15


và các tổ chức khác đã có nhiều buổi giao lưu, nói chuyện, sân khấu hóa về chủ
đề xây dựng trường học an tồn, phịng chống tai nạn thương tích cho học sinh.
Với mỗi hoạt động tôi đều hướng dẫn học sinh tìm hiểu, luyện tập và tham gia
một cách tích cực, hiệu quả nhất.
Ví dụ: Tháng 9; 10 với chủ đề “An tồn giao thơng” Đồn - Đội và chun
mơn nhà trường đã kết hợp tổ chức tìm hiểu “Hiểu biết giao thông đường bộ” cho
tất cả học sinh khối 3; 4; 5 dưới dạng sân khấu hóa bằng cuộc thi “Rung chuông
vàng”. Nội dung thi bao gồm kiến thức hiểu biết về luật giao thơng, văn hóa ứng
xử khi tham gia giao thông. Phần giao lưu là các trị chơi về giao thơng,… Lớp tơi
cử 4 bạn tham gia thi. Trước đó, tơi đã tổ chức cho cả lớp tìm hiểu các nội dung
liên quan, qua hướng dẫn của giáo viên chủ nhiệm cũng như hiểu biết của các em,
cuộc thi đã đem lại hiệu quả thiết thực trong việc nâng cao kiến thức và ý thức khi
tham gia giao thông cho học sinh.
Tháng 3: Sinh hoạt ngoại khóa về chủ đề “Trường học an tồn, phịng tránh
tai nạn thương tích” theo hình thức sân khấu hố nhằm thu hút đông đảo phụ
huynh, học sinh tham gia theo dõi, giúp các em có những kiến thức cơ bản để
phịng tránh TNTT, biết cách xử trí đơn giản khi không may bị tai nạn. Lớp tôi
tham gia với nội dung “Tham gia giao thơng an tồn” và đã đạt giải nhất trong
cuộc thi.
Tháng 4: (Kế hoạch) Dự kiến trong tháng 4 chuyên môn và các tổ chức
trong nhà trường kết hợp tổ chức Hoạt động ngoại khóa về chủ đề “Phòng chống
tai nạn đuối nước” và “Vệ sinh an toàn thực phẩm”. Nhà trường dự kiến mời các
tuyên truyền viên y tế của trạm y tế và tổ chức phụ nữ trao đổi với giáo viên và học

sinh toàn trường về vấn đề An toàn thực phẩm hiện nay. Đặc biệt, nhấn mạnh một
số thức ăn, nước uống đang bán tràn lan ở các địa điểm gần trường học như tăm
tre, bị khơ,… đang thu hút nhiều học sinh mua ăn. Đây là những thực phẩm không
rõ nguồn gốc rất nguy hại đến sức khỏe các em.
Sự đa dạng về hình thức và nội dung tuyên truyền trong những năm qua đã
đem lại những kết quả thiết thực trong việc xây dựng một mơi trường giáo dục an
tồn, lành mạnh cho các em học sinh thân yêu. Ý thức chấp hành các nội quy
trường lớp, chấp hành pháp luật của các em được nâng lên rõ rệt, không những
vậy qua hoạt động các em còn được trang bị nhiều kiến thức và kĩ năng quan
trọng để có thể đáp ứng được với sự thay đổi nhanh chóng của xã hội trong giai
đoạn hiện nay.
Một số hoạt động tuyên truyền phịng tránh tai nạn thương tích

16


Vẽ tranh chủ đề Phịng tránh
thương tích

Thi tìm hiểu An tồn giao thơng

An tồn thực phẩm - Lớp 4H

An tồn giao thông - Lớp 5B

Tai nạn đuối nước - Lớp 4A

Xâm hại tình dục - HS khối 5

Biện pháp 5: Trang bị kiến thức, kĩ năng cơ bản về phòng

tránh tai nạn thương tích thơng qua việc lồng ghép vào các
mơn học và các hoạt động giáo dục
Nhằm mục đích giúp cho học sinh có thêm những hiểu biết về một số tai nạn
thường xảy ra ở lớp, ở trường cũng như kĩ năng phòng tránh đơn giản để đảm bảo
an tồn cho các em. Chúng tơi đã tích cực tìm tịi các hình thức để lồng ghép nội
dung giáo dục phịng tránh tai nạn thương tích vào hoạt động dạy học một cách
hợp lý, nhẹ nhàng nhưng hiệu quả. Để làm được điều đó, trước hết giáo viên phải
nghiên cứu các mơn học, tìm các địa chỉ tích hợp phù hợp với nội dung bài học và
đặc điểm học sinh. Vạch kế hoạch dạy học cụ thể thông quan giáo án giảng dạy.
17


Trong mỗi nội dung tích hợp giáo viên cần xác định rõ các kiến thức, kĩ năng cần
thiết để các em có thể vận dụng trong những trường hợp cụ thể. Qua nghiên cứu,
tôi xác định được một số địa chỉ tích hợp trong một số mơn học sau:
5.1. Tích hợp lồng ghép trong môn Khoa học
Một số địa chỉ lồng ghép giáo dục Phịng tránh tai nạn thương tích cho học
sinh trong môn Khoa học lớp 4, 5.
Bài 14: Phịng một số bệnh lây qua đường tiêu hóa (Khoa học 4 - Trang 30)
Bài 17: Phòng tránh tai nạn đuối nước (Khoa học 4 - Trang 36)
Bài 38: Gió mạnh, gió nhẹ. Phịng chống bão (Khoa học 4 - Trang 76)
Bài 53: Các nguồn nhiệt (Khoa học 4 - Trang 106)
Bài 2- 3: Nam hay nữ (Khoa học 5 - Trang 6)
Bài 6: Từ lúc mới sinh đến tuổi dậy thì (Khoa học 5 - Trang 14)
Bài 8: Vệ sinh ở tuổi dậy thì (Khoa học 5 - Trang 18)
Bài 18: Phòng tránh bị xâm hại (Khoa học 5 - Trang 38)
Bài 19: Phịng tránh tai nạn giao thơng đường bộ (Khoa học 5 - Trang 40)
Bài 42 - 43: Sử dụng năng lượng chất đốt (Khoa học 5 - Trang 86)
Bài 45: Sử dụng năng lượng điện (Khoa học 5 - Trang 92)
Bài 48: An toàn và tránh lãng phí khi sử dụng điện (Khoa học 5 - Trang 98)…

Cụ thể: Phòng tránh tai nạn đuối nước (lớp 4). Tôi giúp các em hiểu được
nguyên nhân, tác hại của tai nạn sơng nước từ đó đề ra các nguyên tắc, biện pháp
phòng tránh. Ở phần củng cố - vận dụng tôi tiến hành cho học sinh liên hệ bằng
cách đóng vai xử lý tình huống.
Tình huống như sau: An, Bình và Thành là nhóm bạn chơi thân năm nay
học lớp 4, vào buổi trưa nắng nóng trên đường đi học về Bình rủ 2 bạn cùng đi ra
sơng tắm và Thành đã đồng ý, An lại từ chối cho rằng như vậy sẽ rất nguy hiểm,
nhưng Bình nói rằng sơng cạn nên sẽ khơng có vấn đề gì xảy ra. Lúc này An không
biết phải làm như thế nào, vì nếu khơng đi cùng thì sẽ bị hai bạn giận không chơi
với nữa. Nếu em là An trong trường hợp này em sẽ giải quyết như thế nào?
+ Chia lớp thành 3 nhóm: Yêu cầu HS sắm vai 3 bạn trong tình huống và
giải quyết tình huống trên một cách hợp lý.
+ Các nhóm lên trình bày
18


+ Các thành viên trong lớp nhận xét phần thi của 2 nhóm, GV nhận xét,
đánh giá và khen ngợi các nhóm hồn thành tốt.
+ GV kết luận: Ở bất kì tình huống nào, nếu thấy đó là trị chơi nguy hiểm
đến bản thân cũng như người khác, mình cần phải lên tiếng, nêu ra những hậu quả
cho bạn biết. Trong tình huống này An nên đứng ra từ chối và khun Bình và
Thành khơng nên mạo hiểm với tính mạng, vì tắm sơng rất nguy hiểm đặc biệt khi
khơng có người lớn, có thể xảy ra đuối nước khơng có ai giúp đỡ. Nếu hai bạn vẫn
khơng nghe lời thì An sẽ nói rằng mách cơ giáo hoặc mách bố mẹ để Bình và
Thành sợ. Bạn bè nên biết giúp đỡ lẫn nhau, đừng vì sợ bạn giận bạn khơng chơi
mà mình cùng tham gia những hành động nguy hiểm. Hãy biết lên tiếng khi thấy
những hành động nguy hiểm.
Bài "Gió mạnh, gió nhẹ. Phịng chống bão" (lớp 4) tôi mở rộng, củng cố
thêm cho HS bằng cách tôi yêu cầu các em: Hãy nêu các biện pháp để đảm bảo an
tồn khi thời tiết mưa bão? Sau đó, tơi tiến hành cho các em hoạt động nhóm, vẽ

bản đồ tư duy. Từ đó các em tự rút ra được rất nhiều biện pháp phòng tránh tai nạn,
bảo vệ an tồn cho bản thân như: Khơng tham gia giao thơng khi có gió, bão xuất
hiện; cần vào nơi trú ẩn khi mưa dơng có sấm sét; cần tắt các nguồn điện khi có
mưa dơng, sấm sét…
Bài 2; 3: “Nam và nữ” (lớp 5) các em được giáo dục về giới tính và biết
được những sự thay đổi về cơ thể cũng như sinh lí, tâm lí của các em ở giai đoạn
trước dậy thì và trong giai đoạn dậy thì. Đặc biệt, thơng qua bài 2 “Nam và nữ” tôi
giúp học sinh nhận biết, phân biệt tên gọi, chức năng các các bộ phận của cơ thể,
giúp các em hiểu mỗi bộ phận trên cơ thể đều có chức năng khác nhau chúng ta
cần phải biết giữ gìn vệ sinh cá nhân hàng ngày, yêu quý và bảo vệ các bộ phận đó.
Đối với các bộ phận vùng kín thì tơi dùng hình ảnh là đồ bơi để minh họa cho
những vùng kín mà các em cần được bảo vệ, đặt ra những câu hỏi gợi mở như: Vì
sao khi đi bơi chúng ta phải mặc đồ bơi? Giải thích cho học sinh hiểu những bộ
phận được đồ bơi che cho chúng ta được gọi là vùng kín, vùng riêng tư bao gồm
phần “Ngực và phần giữa 2 đùi và mơng” đối với trẻ nữ chúng ta có thể giải thích
thêm “phần ngực và phần chúng ta mặc quần lót nhỏ”. Dù những người rất gần
gũi, quen thuộc mà chúng ta rất tin tưởng hay bất kỳ ai đi nữa cũng không được
động chạm đến vùng đồ bơi của chúng ta (Vùng kín) trừ trường hợp khi bố mẹ tắm
rửa, vệ sinh cho các bạn hoặc khi bác sỹ được phép kiểm tra vùng đồ bơi cho các
bạn khi các bạn đồng ý hoặc bố mẹ các bạn có mặt ở đó. Thơng qua đó giáo dục
cho học sinh hiểu những cảnh báo nguy hiểm về vùng đồ bơi (vùng kín) và cách
xử lý về cảnh báo nguy hiểm đó.
Bài 18: “Phịng tránh xâm hại” (lớp 5). Trong bài học này thông qua những
liên hệ thực tế trong cuộc sống hàng ngày về các đụng chạm an tồn, khó xử hay
19


khơng an tồn với người khác, các em được cùng nhau thảo luận tìm hiểu về các
kiến thức như Xâm hại tình dục là gì? Xâm hại tình dục gồm những hành vi nào?
Ai có thể bị xâm hại tình dục? Thủ phạm xâm hại tình dục là ai? Hậu quả của việc

xâm hại tình dục là gì? Từ đó trang bị những kiến thức cơ bản về xâm hại tình dục.
Ngồi ra, qua trị chơi “Bạn đứng ở vị trí nào”, hay hoạt động đóng vai “Ứng phó
với tình huống nguy cơ” giúp các em nhận ra một số kĩ năng và cách ứng xử khi có
nguy cơ xâm hại tình dục và khi bị xâm hại tình dục, qua đó các em cùng nhau xây
dựng ngun tắc phịng tránh xâm hại tình dục: “Phản đối - Bỏ đi - Kể lại”.
Qua hoạt động “Vẽ bàn tay tin
cậy” dưới sự hướng dẫn của giáo viên
các em tìm được cho mình những người
hoặc địa chỉ tin cậy có thể giúp đỡ em
phịng tránh xâm hại tình dục. Hay các
số điện thoại đường dây nóng hỗ trợ trẻ
em (100 1567) số điện thoại cơng an
(113) phịng khi cần dùng đến hoặc để
giúp đỡ người khác,…
Và để các em nhận thấy tính cấp thiết của vấn đề này, tôi đã đưa ra một số ví
dụ về tình trạng xâm hại tình dục hiện nay đang diễn như thầy giáo xâm hại học
sinh, ông nội xâm hại cháu, cha xâm hại con, người thân, hàng xóm, người lạ,…
Nguy cơ đó có thể xảy ra ở bất cứ đâu ngay cả ở trường học, ở nhà và những nơi
vắng vẻ,... qua đó, yêu cầu các em không được chủ quan.
Qua học bài 42 - 43 (lớp 5) các em được trang bị các kiến thức và kĩ năng
cần thiết bảo đảm an toàn khi sử dụng các loại chất đốt (củi đốt, ga, dầu,…), bài
45; 48 (lớp 5) các em biết được một số việc không nên làm để tránh tai nạn về điện
như: khơng trú mưa dưới trạm điện, chọc ngón tay vào ổ điện tránh điện giật, phơi
quần áo trên dây điện, chơi thả diều dưới đường dây điện, cầm phích cắm điện bị
ướt cắm vào ổ lấy điện, dùng dao cắt ngang dây điện trong mạch điện và các kĩ
năng an toàn khi sử dụng điện như báo cho thợ điện khi điện đứt dây, khi thấy điện
bị bốc cháy không được té nước vào điện, ngắt nguồn điện trước khi sửa chữa
mạng điện,… Thực hành viết cam kết về sử dụng điện an tồn, tiết kiệm.
5.2 Tích hợp thơng qua dạy các môn học khác
Để giáo dục tuyên truyền về An tồn giao thơng cho HS, tơi đã tích hợp qua

một số bài học trong các môn Đạo đức, Tiếng Việt, Lịch sử…
Đối với môn Đạo đức bài “Tôn trọng luật giao thông” (lớp 4). Trước khi dạy
bài này, tôi dặn học sinh chuẩn bị, thu thập thông tin cần thiết về thực trạng tình
20


hình tai nạn giao thơng ở nước ta hiện nay, những hậu quả do tai nạn để lại, từ đó
các em tự đề xuất các hành động, việc làm nhằm chấp hành tốt luật lệ giao thơng.
Trong q trình dạy, tôi giới thiệu, mở rộng cho các em biết thêm đặc điểm một số
biển báo giao thông thường gặp như: biển báo cấm, biển báo hiệu lệnh, biển báo
nguy hiểm.
Đối với môn Tập đọc bài “Vẽ về cuộc sống an tồn” (lớp 4) tơi giúp các em
thấy được nhận thức, hiểu biết về an tồn giao thơng là vơ cùng quan trọng. Bởi
đây là vấn đề đang diễn ra từng ngày, từng giờ và có thể cướp đi mạng sống của
con người bất kì lúc nào. Tai nạn giao thơng có thể xảy ra đối với bất kì ai khi tham
gia giao thông. Trong số các vụ tai nạn giao thơng cịn có các bạn học sinh đang
ngồi trên ghế nhà trường. Các bạn vẫn chưa thực sự có ý thức tốt khi tham gia giao
thơng: cịn đi xe máy khi chưa đủ tuổi; lạng lách, đánh võng, dàn hàng ba, hàng
bốn trên đường; không đi đúng phần đường dành cho người đi bộ; đá bóng trên vỉa
hè... Chính vì vậy, ngay từ bây giờ chúng ta hãy cùng nhau chấp hành tốt luật lệ
giao thông để tự bảo vệ chính bản thân mình. Cuối giờ học, tơi giao nhiệm vụ cho
các em về nhà, hãy thể hiện những hiểu biết của mình về an tồn giao thơng qua
những bức tranh. Nhiệm vụ này được đa số học sinh trong đồng tình hưởng ứng.
Các sản phẩm của các em đều được treo ở góc tuyên truyền tạo nên một bộ sưu tập
đa dạng, muôn màu sắc.

21


Đối với môn Lịch sử (lớp 5), tôi liên hệ về cuộc kháng chiến chống Mĩ để

học sinh nhận thấy về thực trạng bom mìn sau chiến tranh cịn nằm lại trên lãnh
thổ nước ta, về hậu quả khủng khiếp của việc quân đội Mĩ rải chất độc màu da cam
trong chiến tranh còn dai dẳng đến những thế hệ sau này. Từ đó lồng ghép kiến
thức về cách phịng tránh tai nạn bom mìn cho các em.
Trong quá trình dạy học tơi cịn lồng ghép giáo dục phịng tránh tai nạn
thương tích qua một số hoạt động của các môn học khác như Kỹ thuật, Mĩ thuật.
Khi học những môn này tôi luôn nhắc nhở học sinh không được dùng bút màu,
bút chì chọc vào tai, mũi hoặc mắt bạn. Không đùa nghịch khi cầm kéo cắt giấy,
kim thêu.
5.3. Tích hợp lồng ghép trong tiết Sinh hoạt lớp:
Sinh hoạt lớp là một hoạt động chủ đạo trong công tác chủ nhiệm của mỗi một
giáo viên. Đó chính là nền tảng để xây dựng nề nếp lớp học. Từ đó đúc kết toàn bộ
diễn biến hoạt động của lớp học trong một tuần.
Tôi thường tổ chức tiết sinh hoạt lớp theo hai phần chính. Phần thứ nhất là
đánh giá các hoạt động về dạy - học của giáo viên và học sinh trong tuần để các em
nhìn nhận lại những việc mà bản thân mình đã làm được và chưa làm được trong
tuần học vừa qua. Từ đó, các em cùng nhau trao đổi, góp ý để khắc phục khuyết
điểm và xây dựng kế hoạch cho tuần tới được tốt hơn. Trong phần này, tôi đặc biệt
chú trọng nhiều hơn vào việc đánh giá cơng tác an tồn bản thân học sinh. Nhắc
nhở kịp thời với những học sinh vi phạm nội quy, tuyên dương khen thưởng với
những em chấp hành nghiêm túc nội quy trường lớp. Phần hai là phần sinh hoạt
theo chủ đề, chủ điểm tuần tháng. Trong các năm học trước, với nội dung này tôi
thường chỉ tổ chức các hoạt động theo các chủ điểm lớn của tháng (tháng 11: Sinh
hoạt theo chủ đề Nhà giáo; tháng 12 sinh hoạt theo chủ đề Chú bộ đội,…) và tổ
chức sinh nhật cho học sinh vào các tuần cuối tháng. Tuy nhiên, năm học này, theo
chỉ đạo của nhà trường về việc đẩy mạnh công tác xây dựng trường học an toàn
cũng như để khắc phục những tồn tại trong cơng tác phịng tránh tai nạn thương
tích của lớp tôi chủ nhiệm ở các năm học trước, trong tiết sinh hoạt theo chủ điểm,
ngoài các nội dung giáo dục theo chủ đề năm học, tơi cịn tổ chức các hoạt động
22



nhằm tuyên truyền, trang bị kiến thức kĩ năng phòng tránh tai nạn thương tích cho
học sinh. Nội dung này thường được thực hiện thông qua tiết sinh hoạt của tuần 1
và tuần 3 trong tháng bằng nhiều hình thức phong phú như tổ chức trị chơi, đóng
vai tình huống, kể chuyện, vẽ tranh, hái hoa dân chủ, thực hành kĩ năng xử lí ban
đầu khi bị thương tích,… Để tiết sinh hoạt diễn ra hấp dẫn, hiệu quả, tôi thường
thông báo cho học sinh nội dung chủ đề sinh hoạt trước đó một tuần, sau đó cho
các em chia nhóm để làm cơng tác chuẩn bị (sưu tầm câu hỏi, tranh ảnh, bài hát,
tập đóng vai tình huống,…) dưới sự trợ giúp của giáo viên và tiến hành tổ chức
thực hiện vào tiết sinh hoạt tuần tiếp theo. Sau mỗi nội dung sinh hoạt, tôi đều cho
HS trao đổi để rút ra bài học cho bản thân và nêu những kĩ năng cần thiết để các
em có thể tự biết cách phịng chống tai nạn thương tích cho bản thân mình.
Cụ thể:
+ Với chủ điểm “An tồn giao thơng”: Trong các giờ sinh hoạt trường chúng
tôi tổ chức cho HS thi vẽ tranh “An tồn giao thơng vì nụ cười trẻ thơ”, “Chiếc ơ tơ
mơ ước”…, các trị chơi giao thơng, câu hỏi, xử lí tình huống thực tế các em gặp
phải ở trên đường,… trang bị kiến thức về giao thơng. Qua các hoạt động này góp
phần giáo dục ý thức chấp hành luật giao thông, rèn luyện kĩ năng tham gia giao
thơng an tồn để các em có thể tự bảo vệ mình tránh khỏi những tai nạn đáng tiếc
xảy ra.
+ Nội dung: “Phòng tránh ngộ độc” tôi chú trọng vào các nội dung như
tuyên truyền HS về tác hại của thực phẩm bẩn, ăn uống không hợp vệ sinh,… dẫn
đến bị ngộ độc. Nhắc nhở các em không nên ăn quà vặt đặc biệt là các thức ăn,
nước uống không rõ nguồn gốc, hay các loại hoa quả dại (ngơ đồng, quả cà dược,
…) hình thành cho các em kĩ năng khi mua hàng (xem nhãn mác, hạn sử dụng,…)
hay cách xử lí khi bị ngộ độc ở trường, ở nhà (báo ngay với người lớn, thầy cơ,...).
+ Nội dung “Phịng tránh pháo nổ”. Tun truyền cho học sinh về tác hại
của các chất gây nổ như pháo, mìn, thuốc nổ,… cho HS xem một số hình ảnh về
thương tích do pháo nổ gây nên. u cầu HS kí bản cam kết “phịng chống cháy

nổ” và quán triệt các em nghiêm túc thực hiện.
+ Với nội dung “Phịng tránh đuối nước”. Tơi cho các em trao đổi về một số
nguyên nhân cũng như nguy cơ có thể xảy ra đuối nước đối với bản thân các em
trong quá trình sinh hoạt, vui chơi,… Tổ chức các hoạt động vẽ tranh, xử lí tình
huống qua đó hướng dẫn các em một số kĩ năng khi đi tắm như:
- Không tắm những ao hồ hoặc nơi nước sâu mà khơng có người lớn đi cùng.
- Tránh xa những nơi có nước sâu có thể gây nguy hiểm như: Hố sâu đào lâu
ngày có nước, các cơng trình xây dựng, bể cá cảnh, các vật dụng chứa nước trong
gia đình.
- Khi phát hiện ra người đuối nước cần: Khơng trực tiếp cứu bạn nếu không
23


×