Tải bản đầy đủ (.doc) (42 trang)

Khảo sát mô hình bệnh tật và tỉ lệ tử vong sơ sinh tại khoa Nhi Bệnh viện Đa khoa tỉnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (257.93 KB, 42 trang )

CHỮ VIẾT TẮT

G6PD

Glucose-6-phosphate dehydrogenase

IUGR

Intrauterine growth restriction (Chậm phát triển trong tử cung)

NKSS

Nhiễm khuẩn sơ sinh

SD

Standard deviation (Độ lệch chuẩn)

SGA

Small for gestational age (Nhỏ so với tuổi thai)

UNICEF

United Nations Children's Fund (Quỹ Nhi Đồng Liên hợp Quốc)

WHO

World Health Organization (Tổ chức Y tế Thế giới)



MỤC LỤC
Trang

Đặt vấn đề
Chương I. Tổng quan tài liệu
1. Tổng quan về mơ hình bệnh tật ở trẻ sơ sinh
1.1. Tổng quan về các thời kỳ sơ sinh
1.1.1. Định nghĩa và phân loại
1.1.2. Đặc điểm sinh lý trẻ sơ sinh
1.1.3. Các hiện tượng sinh lý thời kì sơ sinh
1.1.4. Trẻ sơ sinh nguy cơ cao
1.2. Các bệnh lý thường gặp ở trẻ sơ sinh
1.2.1 Vàng da sơ sinh
1.2.2 Nhiễm khuẩn sơ sinh
1.2.3 Suy hô hấp sơ sinh
1.2.4 Dị tật bẩm sinh
1.3 Tổng quan tỉ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh
1.4. Các nghiên cứu trên thế giới và trong nước về mơ hình bệnh tật sơ
sinh
1.4.1 Các nghiên cứu trên thế giới
1.4.2 Các nghiên cứu tại Việt Nam
Chương II. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
2.2. Đối tượng nghiên cứu
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.4. Cách tiến hành nghiên cứu
2.5. Các chỉ số nghiên cứu.
2.6. Xử lý số liệu
Chương III. Kết quả nghiên cứu
3.1 Tỷ lệ bệnh nhân phân bố theo giới

3.2 Phân loại cân nặng lúc sinh của đối tượng nghiên cứu
3.3 Phân loại tuổi thai của trẻ sơ sinh khi nhập viện
3.4 Phân bố trẻ sơ sinh theo nơi đến
3.5. Tuổi của mẹ ở trẻ sơ sinh tại thời điểm nhập viện
3.6 Bệnh lý của mẹ khi mang thai
3.7 Phân bố trẻ theo các rối loạn hô hấp
3.8 Kết quả một số bệnh lý cơ quan tuần hoàn ở trẻ sơ sinh
3.9 Kết quả mơ hình bệnh lý ở trẻ sơ sinh
3.10 Mối liên quan, nguy cơ giữa suy hô hấp và bệnh lý của mẹ ở trẻ sơ
sinh khi vào khoa Nhi
3.11 Liên quan giữa suy hô hấp và cân nặng khi trẻ vào khoa Nhi

1
2
2
2
2
2
3
3
8
8
9
10
11
12

3.12 Liên quan giữa suy hô hấp và tuổi thai khi trẻ vào khoa Nhi

22


3.13 Các hỗ trợ hô hấp cho trẻ sơ sinh khi nhập viện

23

12
13
13
15
15
15
15
15
16
17
18
18
18
19
19
19
20
20
20
21
21
22


3.14 Tình hình sử dụng thuốc, thủ thuật trên trẻ sơ sinh tại khoa


23

3.15 Mối liên quan giữa kết quả điều trị và mơ hình bệnh tật tại khoa

24

3.16 Tỷ lệ tử vong của trẻ sơ sinh trước và sau 24h nhập viện

24

3.17. Tỷ lệ tử vong của trẻ sơ sinh trên tổng số trẻ sơ sinh điều trị tại khoa

24

3.18 Mối liên quan giữa giới tính và tỷ lệ tử vong của trẻ

25

3.19 Mối liên quan giữa bệnh lý của mẹ và tỷ lệ tử vong của trẻ

25

3.20 Mối liên quan giữa Phân loại tuổi thai của trẻ sơ sinh khi nhập viện
và tỷ lệ tử vong
Chương IV. Bàn luận
4.1 Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu
4.2. Mơ hình bệnh tật và tỷ lệ tử vong sơ sinh
4.3. Một số yếu tố liên quan đến mơ hình bệnh tật
Kết luận

Kiến nghị
Tài liệu tham khảo
Mẫu bệnh án nghiên cứu
Danh sách bệnh nhân nghiên cứu

25
26
26
27
29
31
32
33
35


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1 Tỷ lệ bệnh nhân phân bố theo giới
Bảng 3.2 Kết quả phân loại cân nặng lúc sinh của đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.3 Kết quả phân loại tuổi thai của trẻ sơ sinh khi nhập viện
Bảng 3.4 Phân bố trẻ sơ sinh theo nơi đến
Bảng 3.5 Kết quả tuổi của mẹ ở trẻ sơ sinh tại thời điểm nhập viện
Bảng 3.6 Kết quả bệnh lý của mẹ khi mang thai
Bảng 3.7 Phân bố trẻ theo các rối loạn hô hấp
Bảng 3.8 Kết quả một số bệnh lý cơ quan tuần hoàn ở trẻ sơ sinh
Bảng 3.9 Kết quả mơ hình bệnh lý ở trẻ sơ sinh
Bảng 3.10 Liên quan, nguy cơ giữa suy hô hấp và bệnh lý của mẹ ở trẻ sơ
sinh khi vào khoa Nhi
Bảng 3.11 Liên quan giữa suy hô hấp và cân nặng khi trẻ vào khoa Nhi

Bảng 3.12 Liên quan giữa suy hô hấp và tuổi thai khi trẻ vào khoa Nhi
Bảng 3.13 Các hỗ trợ hô hấp cho trẻ sơ sinh khi nhập viện
Bảng 3.14 Tình hình sử dụng thuốc, thủ thuật trên trẻ sơ sinh tại Khoa
Bảng 3.15 Mối liên quan giữa kết quả điều trị và mô hình bệnh tật tại khoa
Bảng 3.16 Tỷ lệ tử vong của trẻ sơ sinh trước và sau 24h
Bảng 3.17 Tỷ lệ tử vong của trẻ sơ sinh trên tổng số trẻ sơ sinh điều trị tại
khoa
Bảng 3.18 Mối liên quan giữa giới tính và tỷ lệ tử vong của trẻ
Bảng 3.19 Mối liên quan giữa bệnh lý của mẹ và tỷ lệ tử vong của trẻ
Bảng 3.20 Mối liên quan giữa Phân loại tuổi thai của trẻ sơ sinh khi nhập
viện và tỷ lệ tử vong

18
18
19
19
19
20
20
20
21
21
22
22
23
23
24
24
24
25

25
25


ĐẶT VẤN ĐỀ
Mơ hình bệnh tật của một quốc gia, một cộng đồng là sự phản ánh tình hình sức
khỏe, tình hình kinh tế- xã hội của quốc gia hay cộng đồng đó. Nghiên cứu cơ cấu
bệnh của một khoa, một bệnh viện có ý nghĩa thiết thực trong cơng tác tổ chức y
tế, xây dựng kế hoạch chăm sóc sức khoẻ phù hợp, điều trị dự phòng, huấn luyện,
đào tạo và nghiên cứu khoa học. Trong những năm gần đây, mơ hình bệnh tật ở
trẻ em nói chung và trẻ sơ sinh nói riêng có nhiều thay đổi đáng kể trong đó có cả
tỷ lệ các loại bệnh tật cũng như tỷ lệ tử vong sơ sinh. Theo thống kê của Quỹ Nhi
Đồng Liên Hợp Quốc Unicef đến hết năm 2017, tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh đã
giảm 51% từ mức 37/1.000 trẻ năm 1990 xuống còn 18/1.000 trẻ năm 2017. Việt
Nam là quốc gia đang phát triển, thống kê của Unicef trên thế giới đến năm 2017,
tỷ lệ tử vong sơ sinh tại Việt Nam là 10,6/1.000 trẻ, tỷ lệ tử vong sơ sinh của Việt
Nam vẫn còn cao so với một số nước trong khu vực như Singapor chỉ là 1/1.000
trẻ, Thái Lan là 5,5/1.000, Trung Quốc 4,5/1.000 trẻ, đặc biệt Nhật Bản chỉ có
0,9/1.000. Một số nước khác trong khu vực châu Á tỷ lệ tử vong sơ sinh còn đặc
biệt cao như Pakistant 44,1/1.000, Lào 28,2/1.000, Myanmar 24,1/1.000 . [1],[2].
Bệnh viện Đa khoa tỉnh ……….. là bệnh viện hạng I , cơ sở khám chữa bệnh tuyến
cao nhất của tỉnh ……………. Mỗi ngày tồn viện có khoảng 700-800 bệnh nhân
điều trị nội trú, riêng khoa Nhi trong năm 2019 có 5081 bệnh nhân,trong đó có
572 bệnh nhân sơ sinh điều trị nội trú. Tỷ lệ trẻ sơ sinh điều trị tại khoa chiếm
11,2 % phần lớn là các bệnh về suy hô hấp sơ sinh, nhiễm khuẩn sơ sinh, trẻ sơ
sinh non tháng cân nặng thấp, vàng da sơ sinh.., tỷ lệ tử vong và bệnh nhân nặng
xin về chiếm 5 % trên tổng số trẻ sơ sinh điều trị tại khoa. [3]. Trước thực trạng
đó, khảo sát và đánh giá mơ hình bệnh tật sơ sinh, tìm hiểu các nguyên nhân và
đánh giá các yếu tố nguy cơ tử vong sơ sinh là một việc hết sức cần thiết, thơng
qua đó xác định được những vấn đề sức khỏe sơ sinh cũng như chuẩn bị cho

nguồn lực và các định hướng cho các chương trình chăm sóc sức khỏe trẻ em
trong giai đoạn tiếp theo. Thơng qua đó có cơ sở khoa học, đề xuất các biện pháp
can thiệp khả thi nhằm cải thiện chất lượng điều trị, giảm tỉ lệ tử vong trẻ sơ sinh
tại khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa tỉnh ..................... Chúng tôi thực hiện đề tài
“Khảo sát mô hình bệnh tật và tỉ lệ tử vong sơ sinh tại khoa Nhi Bệnh viện
Đa khoa tỉnh ………… năm 2020” với 2 mục tiêu:
1. Khảo sát mơ hình bệnh tật và tỉ lệ tử vong sơ sinh tại khoa Nhi, Bệnh viện Đa
khoa tỉnh …………….
2. Nhận xét một số yếu tố liên quan đến mơ hình bệnh tật và tỉ lệ tử vong sơ sinh
tại khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa tỉnh …………….

1


Chương I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1. TỔNG QUAN VỀ MÔ HÌNH BỆNH TẬT Ở TRẺ SƠ SINH
1.1. Tổng quan về các thời kỳ sơ sinh
1.1.1. Định nghĩa và phân loại
Thời kỳ sơ sinh được tính từ khi trẻ sinh ra đến hết ngày thứ 28 sau sinh.
Trẻ sơ sinh đủ tháng là trẻ được sinh ra trong khoảng từ 37 đến 42 tuần (259293 ngày).
Trẻ đẻ non là trẻ sinh ra có tuổi thai dưới 37 tuần và có khả năng sống được.
Trẻ già tháng là trẻ sinh ra sau 42 tuần (>294 ngày).
Dựa vào các bệnh lý sơ sinh, thời kì sơ sinh được chia ra 2 giai đoạn:
Thời kỳ chu sinh: từ 24 tuần thai hay trước 24 tuần thai nhưng sinh ra sống đến
7 ngày sau sinh
Thời kỳ sơ sinh : 28 ngày đầu sau sinh (Thời kỳ sơ sinh sớm 7 ngày đầu sau
sinh, Thời kỳ sơ sinh muộn từ ngày thứ 8 -28 ngày sau sinh). ,.
1.1.2. Đặc điểm sinh lý trẻ sơ sinh
Sinh lý các hệ cơ quan
Hệ hơ hấp: Trong thời kì sơ sinh trẻ sống trong môi trường nước, phổi chưa

hoạt động. Chất surfactant tiết ra từ tuần thứ 20-22 của thai kì. Sau khi sinh, trẻ
chuyển từ mơi trường nước sang môi trường cạn, xuất hiện nhịp thở đầu tiên bằng
tiếng khóc. Lúc đầu trẻ thở nhanh trong 1-2 giờ, sau đó nhanh chóng có nhịp thở ổn
định 40-60 lần/phút, áp lực thở khoảng 20 – 25 cm H2O.
Hệ tim mạch: Sức cản hệ thống tăng lên làm áp lực tim trái tăng dẫn đến đóng
các shunt trái – phải bao gồm lỗ Botal và ống động mạch. Nhịp tim phụ thuộc vào
nhịp thở nên nhịp tim lúc đầu dao động và nhanh. Sau ổn định dần 120-140 lần/phút.
Diện tim thường to, tỷ lệ tim ngực 0.55, trục phải , huyết áp tối đa 50-70 mmHg. Số
lượng hồng cầu, bạch cầu, hematocrit thường tăng cao sau đẻ rồi giảm dần

2


Hệ thần kinh: hưng phấn, dễ kích thích, đáp ứng lan tỏa. Tổn thương dưới vỏ
và tủy hoạt động mạnh nên nên khi trẻ thức vận động các chi nhanh, khơng định
hướng, dễ giật mình. Trẻ dễ xuất hiện các phản xạ sơ sinh do các dây thần kinh ngắn,
ít phân nhánh và chưa myelin hóa.
Hệ tiêu hóa: Sau sinh, gan chuyển từ cơ quan tạo máu thành cơ quan chuyển
hóa, các men chuyển hóa chưa đầy đủ nên trẻ dễ bị toan máu và hạ đường máu sớm
Điều hòa thân nhiệt: khi sinh ra trẻ thường bị mất nhiệt qua 3 dạng: sự đối lưu
nhiệt – mất nhiệt do chênh lệch nhiệt độ với môi trường xung quanh, sự bức xạ - cơ
thể phát nhiệt và bị vật xung quanh hấp thụ, sự bay hơi – mất nước qua da và đường
hô hấp.
Nội tiết: các tuyến nội tiết như tuyến yên, tuyến giáp, cận giáp, tụy, tuyến
thượng thận hoạt động sớm sau khi sinh. [4].
1.1.3. Các hiện tượng sinh lý thời kì sơ sinh
Vàng da sinh lý: do hồng cầu vỡ, chức năng gan chưa hồn thiện, tăng tính
thấm thành mạch gây thấm bilirubin vào tổ chức dưới da.
Sụt cân sinh lý: xảy ra từ ngày 2 đến ngày 10 sau sinh, phục hồi nhanh vào
cuối thời kì sơ sinh. Giảm dưới 10% trọng lượng cơ thể. Nguyên nhân do trẻ chưa bú

được nhiều và thải nôn các dịch trẻ nuốt trong thời kì sơ sinh.
Biến động sinh dục: Sưng hai vú, khơng đỏ, sờ trịn, mềm, hơi chắc như hạch,
tự hết sau 10-15 ngày. Riêng ở trẻ nữ ra 1 vài giọt máu ở âm đạo, tự mất đi sau 1-2
tuần.
1.1.4. Trẻ sơ sinh nguy cơ cao
1.1.4.1. Sơ sinh non tháng
Trẻ đẻ non là trẻ sinh ra có tuổi thai dưới 37 tuần và có khả năng sống được. Sơ
sinh non tháng được chia làm 3 nhóm dựa theo tuổi thai:
Nhóm
Tuổi thai

Cực non tháng
<28 tuần

Rất non tháng
Từ 28 đến 32 tuần

3

Non tháng
33 đến 37 tuần


Sơ sinh non tháng là yếu tố nguy cơ cao đối với trẻ sơ sinh. Các biến chứng của
sơ sinh non tháng là nguyên nhân tử vong hàng đầu ở trẻ em dưới 5 tuổi, với gần 1
triệu ca tử vong năm 2015. Trên 184 quốc gia trên thế giới, tỉ lệ trẻ sinh non thay đổi từ
5% đến 18% tổng số trẻ được sinh ra. Hàng năm có khoảng 15 triệu trẻ đẻ non được
sinh ra và khoảng 1 triệu trẻ tử vong vì các biến chứng của sinh non..
Các nguyên nhân phổ biến cho sinh non bao gồm:
Nguyên nhân của sinh non là đa yếu tố và có sự tương tác phức tạp giữa các yếu

tố thai, rau, tử cung và mẹ: thai ( suy thai, đa thai, phù nhau thai); rau (bong non, rối
loạn chức năng); tử cung(hở eo tử cung, u xơ, 2 sừng); mẹ ( tiền sản giật, tiểu đường,
bệnh mạn tính, nhiễm trùng, và các nguyên nhân khác : rau bong non, đa ối, thiểu ối,
chấn thương.
Đặc điểm sinh lý và các vấn đề gặp ở trẻ sinh non
Các rối loạn hô hấp: thở khơng đều, ngừng thở dài do cơ chế kiểm sốt nhịp thở
của não chưa trưởng thành. Rối loạn nhịp thở có thể kéo dài tới 2-3 tuần sau sinh hoặc
lâu hơn. Trẻ dễ bị suy hô hấp do phổi chưa trưởng thành, phế nang chưa giãn nở, lồng
ngực hẹp và cơ liên sườn chưa phát triển làm hạn chế di động lồng ngực.
Tim mạch: Trẻ dễ bị suy hô hấp nên dễ có hiện tượng mở lại ống động mạch gây
còn ống động mạch. Nhịp tim dao động hơn trẻ đủ tháng do nhịp thở không đều. Trẻ
sinh non bị hạ huyết áp do giảm thể tích, rối loạn chức năng cơ tim, giãn mạch do
nhiễm khuẩn, thiếu hormon thượng thận.
Thần kinh : trẻ sinh non có nguy cơ cao ngạt chu sinh, xuất huyết nội sọ, nhũn
chất trắng quanh não thất.
Huyết học: Các tế bào máu giảm nên trẻ dễ bị thiếu máu nhược sắc. Yếu tố đông
máu giảm hơn trẻ đủ tháng nên trẻ dễ bị xuất huyết nhất là xuất huyết não.
Tiêu hóa: trẻ sinh non có nguy cơ bị hít sặc, trào ngược dạ dày thực quản, liệt ruột
cơ năng. Trẻ có nguy cơ cao bị viêm ruột hoại tử.
Gan mật: Glycogen chỉ tích lũy ở gan từ tuần thai thứ 35 trong khi tuyến tụy
hoạt động sớm ngay sau khi sinh nên trẻ sinh non dễ bị hạ đường máu do có ít hoặc
khơng có glycogen. Trẻ nguy cơ cao tăng bilirubin máu.
4


Miễn dịch : nguy cơ nhiễm khuẩn cao do da mỏng và có độ toan thấp nên ít có tác
dụng kháng khuẩn, khả năng tự tạo miễn dịch kém: thiếu hụt về số lượng và chất lượng
globulin, thiếu hụt bổ thể, bạch cầu và đại thực bào chưa trưởng thành.
Thận : chức năng lọc và đào thải của thận kém, những ngày đầu sau đẻ thận giữ
nước và muối nhiều nên gây rối loạn nước, điện giải và thăng bằng kiềm toan, dễ ngộ

độc thuốc.
Nội tiết : trẻ sinh non thiếu hormon thượng thận, đáp ứng tiết catecholamin chưa
hoàn chỉnh.
Mắt: bệnh lý võng mạc thường xảy ra ở trẻ dưới 32 tuần.
Trẻ sinh non dễ bị hạ nhiệt độ hơn trẻ đủ tháng, nhiệt độ của trẻ dễ bị ảnh hưởng
bởi nhiệt độ mơi trường. [4].
Một số biện pháp phịng ngừa
Cho mẹ
Liệu pháp corticosteroid cho bà mẹ có nguy cơ sinh non trong khoảng từ 28 đến
34 tuần thai.
Magnesium sulfat cho bà mẹ có nguy cơ sinh non trước tuần thai thứ 32 để bảo
vệ thai nhi chống lại các biến chứng thần kinh.
Kháng sinh cho những bà mẹ có ối vỡ non, tình trạng nhiễm trùng.
1.1.4.2. Sơ sinh già tháng
Trẻ sơ sinh già tháng là trẻ được sinh ra sau 42 tuần (>294 ngày). Tỉ lệ thai già
tháng vào khoảng 7%. [6].
Nguyên nhân: Nguyên nhân phổ biến nhất của thai già tháng là đánh giá tuổi
thai khơng chính xác do đó làm tăng tỉ lệ thai quá ngày sinh. Khi thai già tháng thật
sự, nguyên nhân thường không rõ. Các yếu tố liên quan có thể bao gồm tiền sử mang
thai già tháng trước đó, thai giới tính nam, mẹ béo phì, các yếu tố nội tiết và các
nguyên nhân di truyền. [6]
Sinh lý và các vấn đề của trẻ sơ sinh già tháng
Trẻ sơ sinh già tháng có có hình dạng đặc biệt: mất chất gây trên da, da nhợt
nhạt có vân như da thuộc, da bong tróc có khi màu xanh do bị ngấm phân su. Trẻ có
hình dạng như một trẻ chậm phát triển trong tử cung.
5


Trẻ già tháng là một sơ sinh có nguy cơ:
Apgar trong một nửa số trường hợp là dưới 5 ở phút thứ 1.

Trong những ngày đầu tình trạng suy hơ hấp có liên quan với sự hít thải phân
su.
Chảy máu phổi, co giật, giảm glucose máu.
Tiên lượng nặng, tỉ lệ chết chu sản cao gấp đôi so với trẻ đủ tháng thậm chí cịn
gấp 4 lần ở nhóm già tháng có cân nặng dưới 2000 gam .[6].
Một số biện pháp phịng ngừa
Theo dõi thai kì dựa trên ngày đầu kì kinh cuối và theo dõi bằng siêu âm trong
quý đầu để đánh giá đúng tuổi thai.
Chấm dứt thai kì khi xác định chắc chắn thai già tháng bằng các biện pháp như
gây chuyển dạ, mổ lấy thai.
Trẻ sơ sinh già tháng cần được hồi sức tốt tại buồng đẻ và theo dõi sát những
ngày đầu sau đẻ .
1.1.4.3. Sơ sinh nhẹ cân
Định nghĩa
Trẻ sơ sinh được coi là nhẹ cân khi cân nặng lúc sinh <2500 gam, được chia
làm 3 nhóm dựa theo cân nặng:
Nhẹ cân vừa từ 1500 – 2490 gam
Rất nhẹ cân từ 1000 đến 1490 gam
Cực nhẹ cân dưới 1000 gam
Dịch tễ
Theo WHO, tỉ lệ trẻ sơ sinh nhẹ cân vào khoảng 9.6%,[16]
Nguyên nhân của trẻ nhẹ cân
Các nguyên nhân của sơ sinh nhẹ cân bao gồm tình trạng dinh dưỡng của mẹ,
tăng cân trong quá trình mang thai, tiền sử biến chứng thai kì như sinh non trước đó,
mẹ mắc các bệnh mạn tính, sử dụng rượu bia hoặc thuốc lá khi mang thai. Ngồi ra
cịn có sự ảnh hưởng của 1 số yếu tố khác như nồng độ Hb, HCT của mẹ khi mang
thai, hoạt động của mẹ trong thai kì, tuổi mẹ.
Các nguy cơ với trẻ nhẹ cân:
6



Cân nặng sơ sinh thấp ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ trong suốt giai đoạn sơ
sinh. So với các trẻ sơ sinh khác, trẻ nhẹ cân đặc biệt là những trẻ sinh ra có trọng lượng
dưới 1500 gam có tỷ lệ tử vong cao hơn đáng kể. Trẻ sơ sinh nhẹ cân cũng có tỉ lệ mắc
bệnh cao hơn trong trong giai đoạn sơ sinh. [4]
Các rối loạn hay gặp do cân nặng sơ sinh thấp bao gồm hạ thân nhiệt, hạ đường
huyết, tăng bilirubin máu, hạ huyết áp, hội chứng suy hô hấp, điểm Apgar thấp. Những
rối loạn đặc biệt hay gặp ở nhóm rất nhẹ cân (<1500 gam).
1.1.4.4. Trẻ nhỏ so với tuổi thai, thai chậm phát triển trong tử cung
Trẻ nhỏ so với tuổi thai (SGA) được định nghĩa là những trẻ có cân nặng khi
sinh nhỏ hơn 10% so với cân nặng bình thường ở tuổi thai đó hoặc hoặc < 2 độ lệch
chuẩn (SD) đối với tuổi thai. Trẻ chậm phát triển trong tử cung (IUGR) là những trẻ
sinh ra với đặc điểm lâm sàng của suy dinh dưỡng hoặc chậm phát triển trong tử cung
bất kể tỉ lệ phần trăm trọng lượng của chúng .[4]
Tỉ lệ thai chậm phát triển trong tử cung cao hơn gấp 6 lần ở các nước đang phát
triển. Châu Á chiếm 75% tổng số trẻ bị IUGR trên thế giới, trong đó Việt Nam là 1
trong 10 nước có tỉ lệ IUGR cao nhất châu Á .
Các nguy cơ với trẻ chậm phát triển trong tử cung bao gồm:
Các biến chứng sớm: tử vong trong tử cung, tử vong sơ sinh, ngạt, hạ thân
nhiệt, hạ đường huyết, tăng áp lực động mạch phổi tồn tại, suy thận do thiếu oxy
máu, đa hồng cầu…
Các biến chứng lâu dài bao gồm sự hạn chế trong phát triển thể chất và phát
triển tinh thần, nhận thức.
Các nguyên nhân dẫn đến thai chậm phát triển bao gồm:
Tổn thương thai nghén mạn tính ở người mẹ: đái tháo đường, bệnh tim, bệnh
thận…
Thai nghén bệnh lý: nhiễm độc thai nghén, nhiễm chất độc thuốc lá, nghiện
chất trong thời kì mang thai.
Bất thường tử cung, rau thai: đa thai, rau bong non, nhiễm trùng nhau thai...
Những nguyên nhân thuộc thai như nhiễm khuẩn mạn tính ở thai, những sai

lệch nhiễm sắc thể, đa thai, các rối loạn chuyển hóa... [4, [5]
7


1.2. Các bệnh lý thường gặp ở trẻ sơ sinh
1.2.1 Vàng da sơ sinh
Vàng da sơ sinh là sự thay đổi màu sắc da thành vàng nhạt xảy ra ở trẻ sơ sinh
do tăng bilirubin máu.
Vàng da là một trong những tình trạng lâm sàng phổ biến nhất gặp phải trong
giai đoạn sơ sinh, nhất là trong tuần đầu sau sinh. Ở trẻ sơ sinh, vàng da xuất hiện đầu
tiên ở mặt. Khi bilirubin tăng, vàng da lan đến phần thân mình và các chi. Hiện tượng
này xảy ra phổ biến ở 50-60% trẻ sơ sinh trong tuần đầu sau sinh. [4].
Nguyên nhân: Vàng da bao gồm vàng da sinh lý và vàng da bệnh lý.
Vàng da sinh lý là nguyên nhân phổ biến nhất, do đặc điểm về chuyển hóa
trong những ngày đầu sau sinh và thường khơng gây ra những hậu quả nghiêm trọng.
Kiểu vàng da này thường xuất hiện từ ngày thứ 4 đến ngày thứ 5 ở trẻ đủ tháng và
ngày thứ 7 ở trẻ non tháng, biến mất sau 10-14 ngày. Tăng bilirubin tự do là chủ yếu.
Vàng da bệnh lý thường da xảy ra sớm, mức đỉnh bilirubin tăng cao so với mức
bình thường dự kiến, vàng da kéo dài trên 2 tuần, thường do các nguyên nhân như:
Vàng da tan máu do bất thường về cấu tạo làm giảm đời sống hồng cầu hay thiếu hụt
các enzyme hồng cầu như G6PD, pyruvatkinase, bất thường trong tổng hợp Hb (bệnh
thalassemia), bất đồng nhóm máu mẹ con chủ yếu là bất đồng nhóm máu ABO và Rh.
Các bất thường enzyme kết hợp như hội chứng Syndrome, hội chứng Crigler –
Najjar.
Tắc nghẽn đường mật như teo, hẹp đường mật, viêm xơ đường mật. Các nguyên
nhân tại gan như tổn thương tế bào gan do nhiễm trùng nhiễm độc
Các bệnh chuyển hóa như thiếu α1 antitrypsin, galactosemie, …
Những trường hợp trẻ vàng da mức độ nặng với mức bilirubin cao có thể dẫn
đến tổn thương hệ thần kinh trung ương do ái tính của bilirubin với màng tế bào thần
kinh, gây ức chế các enzyme nội bào và hủy hoại tế bào thần kinh. Hậu quả có thể

dẫn đến tử vong trong giai đoạn cấp hoặc để lại di chứng vận động và tinh thần trên
những trẻ sống sót như bại não, liệt, mù. Bệnh cần được phát hiện và điều trị kịp thời.
Các phương pháp điều trị bao gồm quang trị liệu, thay máu và các điều trị hỗ
trợ khác. [2],[ 4].
8


1.2.2 Nhiễm khuẩn sơ sinh
Nhiễm khuẩn sơ sinh (NKSS) gồm các bệnh nhiễm khuẩn xuất hiện trong vòng
28 ngày đầu của cuộc sống.
Nhiễm khuẩn sơ sinh được chia làm nhiễm khuẩn sơ sinh sớm xảy ra trong 1
tuần đầu sau sinh (≤ 7 ngày tuổi), thường do mẹ truyền sang
Nhiễm khuẩn sơ sinh muộn là nhiễm khuẩn xảy ra từ sau tuần đầu sau sinh (>7
ngày tuổi) thường do nguồn gốc sau sinh. [ 4]
Tỉ lệ nhiễm khuẩn sơ sinh trên thế giới chiếm khoảng 1-4% trẻ sơ sinh, thay
đổi theo các quốc gia. Trong đó nhiễm khuẩn huyết và viêm màng não là 2 bệnh
nghiêm trọng dẫn đến tử vong do nguyên nhân nhiễm khuẩn sơ sinh. Theo thống kê
của UNICEF đến năm 2016, nhiễm khuẩn huyết vẫn là 1 trong những nguyên nhân
hàng đầu gây tử vong ở trẻ sơ sinh. Tại Việt Nam, đến năm 2000, nhiễm khuẩn huyết
đứng thứ 5 trong số các nguyên nhân gây tử vong với 5.8%.[1]
Tăng nguy cơ nhiễm khuẩn ở trẻ sơ sinh do nhiều nguyên nhân trong đó đặc
điểm về hệ miễn dịch đóng vai trị quan trọng. Ở giai đoạn sơ sinh, khả năng biệt hóa
của tế bào T, khả năng sản xuất ra lymphokin và khả năng hoạt hóa đại thực bào kém,
giảm sản xuất interleukin và khả năng tăng sinh bạch cầu. Nồng độ các globulin miễn
dịch giảm dần sau khi đẻ. Hệ thống tự bảo vệ cơ thể được hình thành sớm nhưng cịn
rất yếu dẫn đến khả năng nhiễm khuẩn cao.
Vi khuẩn xâm nhập theo đường máu, đường màng ối trong các trường hợp vỡ ối
sớm hay nhiễm khuẩn ối trong thời kì mang thai, đường âm đạo. Nhiễm khuẩn có thể diễn
ra trong thời kì mang thai, trong cuộc đẻ hay sau khi sinh.
Các hình thái nhiễm khuẩn hay gặp:

Nhiễm khuẩn huyết: vi khuẩn gây nhiễm khuẩn huyết sớm chủ yếu là do E.
coli ở trẻ đẻ non. Nhiễm khuẩn huyết sớm thường là hậu quả của nhiễm khuẩn mẹ con trong khi nhiễm khuẩn huyết muộn thường là nhiễm khuẩn bệnh viện.
Nhiễm trùng da: mụn phỏng, mụn phỏng dễ lây lan do liên cầu và viêm da
bong (hội chứng Ritter) do tụ cầu.
Nhiễm trùng niêm mạc: viêm niêm mạc tiếp hợp do lậu cầu, Chlamydia
trachomatis..., tưa miệng do nấm Candia albican.
9


Nhiễm trùng rốn: viêm rốn, hoại thư rốn, uốn ván rốn, viêm mạch máu rốn [2] .
1.2.3 Suy hô hấp sơ sinh
Suy hơ hấp sơ sinh là tình trạng rối loạn hơ hấp ở thời kì sơ sinh, có thể do
trung tâm hơ hấp bị ức chế hoặc do có cản trở ở hệ thống hô hấp ngoại biên, làm ảnh
hưởng đến sự trao đổi oxy và cacbon dioxyd ở phế nang. Theo Tổ chức Y tế thế giới,
suy hô hấp sơ sinh được định nghĩa là khi tần số thở trên 60 hoặc ít hơn 30 lần/phút,
thở rên, rút lõm lồng ngực hoặc tím trung tâm (tím lưỡi và môi), cơn ngừng thở
(ngưng thở tự phát trong hơn 20 giây). [4]
Suy hơ hấp là một trong những tình trạng phổ biến ở trẻ sơ sinh và là một trong
những nguyên nhân phổ biến nhất khiến trẻ sơ sinh vào các đơn vị chăm sóc sơ sinh,
xảy ra ở 7% trẻ sơ sinh. Khoảng 15% trẻ đủ tháng và 29% trẻ non tháng trong đơn vị
chăm sóc sơ sinh có tình trạng suy hơ hấp. Tỉ lệ này cịn cao hơn ở trẻ sơ sinh dưới 34
tuần . [9]
Nguyên nhân gây suy hô hấp sơ sinh rất đa dạng, bao gồm nhóm ngun nhân
tại phổi và ngồi phổi.
Ngun nhân tại phổi gồm: Bệnh màng trong, hội chứng phổi non, hít phân su,
viêm phổi, tràn khí màng phổi, thiểu sản phổi, loạn sản phế quản phổi.
Nguyên nhân ngoài phổi gồm:
Đường thở như tắc nghẽn đường hơ hấp trên bao gồm khí quản và thanh quản,
liệt thanh quản, u nhú thanh quản, rị khí quản….
Bệnh tim mạch như tim bẩm sinh, tăng áp lực phổi sơ sinh, thiếu máu giảm thể

tích, đa hồng cầu.
Các rối loạn chuyển hóa như nhiễm toan, hạ đường máu, hạ thân nhiệt, hạ kali
máu….
Bệnh thần kinh cơ như xuất huyết não, liệt thần kinh hoành, bệnh sừng tủy
sống, phù não, nhược cơ...
Các triệu chứng của suy hô hấp:
Lâm sàng: Rối loạn nhịp thở bao gồm thở nhanh trên 60 lần/phút hoặc thở
chậm dưới 30 lần/phút, rút lõm lồng ngực, di động ngực bụng ngược chiều, tím tái.
Các rối loạn của cơ quan khác khi thiếu oxy như vật vã li bì hơn mê co giật, rối loạn
10


nhịp tim, thiểu niệu vô niệu hoặc suy thận cấp do thiếu oxy dẫn đến hoại tử ống thận
cấp.
Xét nghiệm: Khí máu PaO2 < 60 mmHg và/ hoặc PaCO2 > 50 mmHg và pH
máu dưới 7.2. [4].
Đánh giá suy hô hấp ở trẻ sơ sinh
Ngay sau đẻ: đánh giá bằng chỉ số Apgar lúc 1 phút, 5 phút và 10 phút. Apgar
<4 là ngạt nặng, từ 4 đến 6 là ngạt nhẹ, trên 7 là bình thường
Với trẻ đủ tháng, nhiều ngày tuổi, sự giãn nở của phổi đã phát triển đầy đủ,
đánh giá theo chỉ số Silverman. Chỉ số Silverman dưới 3 là không suy hô hấp, từ 3
đến 5 là suy hô hấp nhẹ, trên 5 là suy hô hấp nặng.
Điều trị suy hô hấp với các nguyên tắc: chống suy hô hấp, chống toan máu,
chống nhiễm khuẩn, chống kiệt sức, chống rối loạn thân nhiệt. Điều trị theo nguyên
nhân tùy từng nguyên nhân cụ thể.
1.2.4 Dị tật bẩm sinh
Định nghĩa: Theo WHO, dị tật bẩm sinh là các khuyết tật về cấu trúc, chức
năng và/hoặc khuyết thiếu ở mức sinh hóa, phân tử có mặt lúc sinh, có thể được phát
hiện ngay thời điểm sinh hoặc khơng. Trong các loại khuyết tật bẩm sinh khác nhau,
bất thường về mặt hình thái cấu trúc là khuyết tật chiếm tỉ lệ lớn nhất . [16]

Dịch tễ: Trên toàn cầu, mỗi năm ít nhất 7.9 triệu người được sinh ra với một
khuyết tật bẩm sinh. Trong số trẻ bị ảnh hưởng bởi di tật bẩm sinh, ít nhất 3.3 triệu trẻ
tử vong mỗi năm trước 5 tuổi . [16]
Các dị tật bẩm sinh hay gặp như bệnh tim bẩm sinh, hội chứng Down, các
khuyết tật ống thần kinh, dị tật đường tiêu hóa như khơng có lỗ hậu mơn, teo thực
quản…
Nguyên nhân: Phần lớn các dị tật bẩm sinh được coi là kết quả của nhiều
nguyên nhân về môi trường và hoặc di truyền tác động cùng nhau. Các yếu tố môi
trường như bệnh của mẹ, sử dụng 1 số thuốc, mất cân bằng dinh dưỡng, hút thuốc và
sử dụng rượu, tiếp xúc các chất độc hai như thuốc trừ sâu, phụ phẩm khử trùng nước,
nhựa …
11


Nguy cơ cho trẻ sơ sinh: Theo số liệu từ Trung tâm Thống kê Y tế Quốc gia
cho thấy dị tật bẩm sinh gây ra khoảng 20% tử vong ở trẻ sơ sinh tại Hoa Kỳ. Dị tật
bẩm sinh cũng là một trong những nguyên nhân chính gây tử vong ở trẻ sơ sinh ở các
nước phát triển và đang phát triển. [18]
1.3 Tổng quan tỉ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh
Tỉ lệ tử vong hay là tỷ suất chết là một chỉ báo sức khỏe để đo lường sức khỏe
trong một quần thể ( quốc gia, khu vực).
Tỉ lệ tử vong của trẻ sơ sinh là số trẻ chết từ 0-28 ngày tuổi trên 1000 sơ sinh
sống. Trong đó chia ra :
- Tỉ lệ tử vong sơ sinh sớm 0-6 ngày tuổi
- Tỉ lệ tử vong sơ sinh muộn từ 7-28 ngày tuổi.
Mỗi năm trên thế giới có khoảng 1 triệu trẻ sơ sinh chết trong 4 tuần đầu sau
sinh, trong đó 70 % chết trong tuần đầu( sơ sinh sớm), và 30% chết trong giai đoạn sơ
sinh muộn (7-27 ngày)
Nguyên nhân chính gây tử vong sơ sinh là đẻ non/nhẹ cân, ngạt, viêm phổi,
nhiễm khuẩn và dị tật.. [4]

1.4. Các nghiên cứu trên thế giới và trong nước về mơ hình bệnh tật sơ sinh
1.4.1 Các nghiên cứu trên thế giới
Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy mơ hình bệnh tật ở trẻ sơ sinh có sự khác
nhau giữa các khu vực, các quốc gia.
Nghiên cứu của tác giả Bashtian “Đánh giá các nguyên nhân nhập viện khoa sơ
sinh và các yếu tố liên quan ở đơn vị sơ sinh tại Bojnord” từ 1/2012 đến 7/2012 trên
415 trẻ cho thấy nguyên nhân phổ biến nhất của nhập viện sơ sinh là vàng da, tiếp
đến là nhiễm khuẩn sơ sinh, sinh non , hội chứng hít phân su (meconium aspiration
syndrome) . [18]
Một nghiên cứu khác tại Pakistan trên 1554 bệnh nhân nhập viện trong 1 năm
từ tháng 1 đến tháng 12 năm 2009 của tác giả Ali cho thấy mơ hình bệnh tật như sau:
sơ sinh non tháng (27.9%), nhiễm trùng sơ sinh (20.33%), ngạt (13%) và vàng da sơ
sinh (11.1%)... Đây là những nguyên nhân chính của việc nhập viện, tỉ lệ tử vong là
12


6.8% trong đó sinh non là ngun nhân chính gây tử vong ở đối tượng nghiên cứu.
[22]
1.4.2 Các nghiên cứu tại Việt Nam
Theo kết quả nghiên cứu từ đề tài cấp Nhà nước năm 2001 của tác giả Nguyễn
Thu Nhạn và cộng sự về thực trạng sức khỏe và mô hình bệnh tật trẻ em nói chung tại
Việt Nam, những nguyên nhân hàng đầu hay gặp tại các bệnh viện Nhi là bệnh lý hô
hấp (25,1 %), bệnh nhiễm khuẩn và ký sinh trùng (16,9%). Tiếp theo đó là dị tật dị
dạng bẩm sinh (9,4%) đứng hàng thứ 3. Nhóm bệnh đứng thứ 4 là nhóm bệnh tiêu
hóa (8,52%). Bệnh lý sơ sinh đứng thứ 6 trong mơ hình bệnh tật tại các bệnh viện
tỉnh. [15]. Những năm gần đây, xu hướng bệnh tật nói chung có những thay đổi, các
bệnh lây nhiễm giảm dần, thay vào đó là các bệnh khơng lây nhiễm như các bệnh rối
loạn chuyển hóa, ung thư... Tuy nhiên gần đây tại Việt Nam chưa có thống kê trên cả
nước về mơ hình bệnh tật giai đoạn sơ sinh. Các nghiên cứu được tiến hành tại 1 số
bệnh viện Nhi và khoa Nhi của các bệnh viện đa khoa.

Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Xuân Hương và cộng sự về “Tình hình
bệnh tật và tử vong sơ sinh tại khoa nhi bệnh viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên”
tiến hành trong trong 3 năm từ năm 2008 đến năm 2010. Kết quả nghiên cứu này cho
thấy tỉ lệ trẻ sơ sinh non tháng chiếm tỉ lệ còn cao (53,59%). Các bệnh lý sơ sinh hay
gặp nhất bao gồm sơ sinh non tháng, vàng da, viêm phổi, ngạt. Tỉ lệ tử vong 11.4%,
chưa phản ánh được thực trạng tử vong do nhiều trẻ xin về trong tình trạng nặng nguy
cơ tử vong rất cao. Nguyên nhân tử vong đứng đầu là bệnh phổi non, bệnh màng
trong, ngạt, viêm phổi. Mơ hình bệnh tật và tử vong theo nghiên cứu phù hợp với mơ
hình bệnh tật và tử vong ở các nước đang phát triển .[9]
Tác giả Hồng Trọng Q với nghiên cứu “Mơ hình bệnh tật giai đoạn sơ sinh
tại bệnh viện đa khoa Phú Vang năm 2016” cho thấy mơ hình bệnh tật giai đoạn sơ
sinh chủ yếu là vàng da tăng bilirubin tự do và các bệnh lý nhiễm trùng. Tỉ lệ sơ sinh
bệnh lý ở nhóm sơ sinh đẻ non rất cao chiếm tới 70%. Trong nhóm sơ sinh đẻ non thì
nhiễm trùng sơ sinh sớm và ngạt chiếm tỉ lệ cao nhất, trong khi ở các nhóm khác
vàng da sơ sinh chiếm tỉ lệ cao nhất. Nghiên cứu cũng chỉ ra các yếu tố liên quan đến
mơ hình bệnh tật sơ sinh sớm như tình trạng nhiễm trùng tiết niệu dưới, nhiễm trùng
13


tiêu hóa của mẹ, các yếu tố trong cuộc đẻ như chuyển dạ kéo dài, vỡ ối kéo dài...từ đó
kiến nghị điều trị đầy đủ các bệnh lý nhiễm trùng của mẹ liên quan trước và ngay
trong cuộc chuyển dạ, theo dõi sát yếu tố liên quan để kết thúc chuyển dạ sớm, hạn
chế ảnh hưởng đến nhiễm trùng sơ sinh sớm. [12]
Nghiên cứu của tác Trần Văn Sơn và cộng sự “Khảo sát tình hình bệnh tật và
tử vong sơ sinh tại khoa sơ sinh bệnh viện sản nhi Cà Mau” từ tháng 6 năm 2013 đến
tháng 5 năm 2014 cho thấy nhóm sơ sinh non tháng/nhẹ cân và bệnh lý chiếm tỉ lệ
cao nhất với 42.52%, tiếp đó là nhiễm trùng (24.13%) và vàng da sơ sinh (13.96%).
Tỉ lệ viêm phổi, suy hô hấp sơ sinh và các nguyên nhân khác chiếm tỉ lệ thấp hơn. Tỉ
lệ tử vong sơ sinh chiếm 3.96%, đa số trẻ sau 24h nhập viện, cao nhất ở nhóm sơ sinh
non tháng/nhẹ cân và bệnh lý với 74.1% tổng số trường hợp tử vong. Từ đó kiến nghị

triển khai kĩ thuật bơm surfactant điều trị bệnh lý màng trong và triển khai kĩ thuật
đặt sonde tĩnh mạch rốn. [13]
Trong nghiên cứu “Mơ hình bệnh tật sơ sinh và hiện trạng đơn nguyên sơ sinh
tại khoa Nhi – Bệnh viện Đa khoa Tiền Giang năm 2009” của tác giả Võ Hữu Đức
trên tổng số 799 trẻ sơ sinh cho thấy mơ hình bệnh tật theo thứ tự thường gặp là sinh
non/nhẹ cân và một số bệnh lý hô hấp như viêm phổi, nhiễm trùng, vàng da sơ sinh, suy
hơ hấp…Mơ hình bệnh tật có sự thay đổi so với những năm trước, khi khoa Nhi chưa
nhận điều trị trẻ sơ sinh non tháng nhẹ cân thì mơ hình bệnh tật là nhiễm trùng sơ sinh,
suy hô hấp sơ sinh, viêm phổi sơ sinh. Tỉ lệ tử vong cũng cao nhất ở nhóm sinh non/nhẹ
cân và bệnh lý. [14]
Tác giả Huỳnh Thuận và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu “Mơ hình bệnh tật
tại bệnh viện Nhi Quảng Nam trong 05 năm” từ 2009 đến 2013 cho thấy các nhóm
bệnh thời kì sơ sinh theo thứ tự thường gặp lần lượt là sơ sinh non tháng (26,4%),
vàng da sơ sinh (19,3%), nhiễm trùng sơ sinh (19,3%), dị tật bẩm sinh (9%)....Theo
nghiên cứu, bệnh lý liên quan đến tuổi thai, nhiễm trùng sơ sinh và ngạt khi đẻ có
giảm đáng kể so với những năm trước. [15]

14


CHƯƠNG II. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu: từ tháng 03/2020 đến tháng 10/2020.
Địa điểm nghiên cứu: Khoa nhi, Bệnh Viện Đa khoa tỉnh .....................
2.2. Đối tượng nghiên cứu
Trẻ sơ sinh nhập viện điều trị tại khoa Nhi, Bệnh Viện Đa khoa tỉnh ....................
trong thời gian từ 1/3/2020 đến 30/10/2020.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu được thiết kế theo phương pháp tiến cứu.
2.3.1. Cỡ mẫu

- Thuận tiện
2.3.2. Cách chọn mẫu
- Tiêu chuẩn lựa chọn: Lấy hết bệnh nhân sơ sinh điều trị tại khoa nhi BVĐK
tỉnh .................... trong thời gian nghiên cứu.
- Loại trừ: Các bệnh nhân tử vong ngoại viện, bệnh nhân bị gia đình từ chối vào
nhóm nghiên cứu.
2.4. Cách tiến hành nghiên cứu
Bệnh nhân sẽ được thu thập thông tin qua một bệnh án nghiên cứu thống nhất
riêng.
2.5. Các chỉ số nghiên cứu.
2.5.1. Nghiên cứu mô hình bệnh tật ở trẻ sơ sinh
Bệnh nhân sẽ được thu thập thông tin qua một bệnh án nghiên cứu thống nhất
riêng. Một số chỉ số, biến số nghiên cứu bao gồm:
Các đặc điểm chung: Chỉ số về giới, ngày tuổi, tuần tuổi thai, đánh giá các thủ
thủ thuật, thuốc để điều trị cho trẻ.
Sơ sinh đẻ non: tuổi thai < 37 tuần hoặc dưới 259 ngày (Trẻ cực non 24 - < 28
tuần; Trẻ rất non 28 - < 32 tuần; Trẻ non tháng 32 - < 37 tuần; Trẻ đủ tháng 37 – 42
tuần).
Phân loại trẻ nhẹ cân:
Nhẹ cân vừa từ 1500 – 2490 gam
15


Rất nhẹ cân từ 1000 đến 1490 gam
Cực nhẹ cân dưới 1000 gam
Tỉ lệ trẻ cần can thiệp thở máy (bao gồm xâm nhập và không xâm nhập )
Thuốc sử dụng điều trị gồm kháng sinh, surfactant, nuôi dưỡng tĩnh mạch…
Triệu chứng lâm sàng của suy hô hấp: suy hô hấp được xác định khi có một
trong các dấu hiệu: Rối loạn nhịp thở: thở nhanh > 60 lần/phút hoặc thở chậm < 30
lần/phút; Co rút lồng ngực và hõm ức, di động ngực bụng ngược chiều; Phập phồng

cánh mũi; Thở rên hoặc ngừng thở; Tím khi thở khí trời;
Đánh giá điểm appgar dựa vào bảng điểm Appgar
Điểm số Apgar
Dấu Apgar

2

1

Nhịp tim

Bình thường (> 100
nhịp/ phút)

<100 nhịp/phút

Hơ hấp

Bình thường, khóc tốt

Chậm hoặc thở khơng
đều, khóc yếu

Nhăn mặt (Sự đáp
ứng hay “phản xạ
kích thích”)
Trương lực cơ

Màu sắc da


0
Khơng có

Khơng thở

Hắt hơi, ho, hoặc khóc
Khơng đáp ứng với
Ít đáp ứng, nhăn mặt
khi kích thích
kích thích)
Một vài động tác gấp Khơng cử động,
của tứ chi
trương lực “mềm”

Cử động tốt
Toàn cơ thể hồng hào

Cơ thể hồng, đầu chi
xanh tím

Trắng hoặc tái

Đánh giá chỉ số apgar tại thời điểm sau sinh lúc 1 phút, 5 phút dựa vào các chỉ
số: nhịp tim, nhịp thở, trương lực cơ, cử động của trẻ và màu sắc da (Nếu tổng số
điểm: ≤ 3: ngạt nặng, 4- 6 điểm: ngạt nhẹ, ≥ 7: bình thường.
Triệu chứng cận lâm sàng: Khí máu là tiêu chuẩn có giá trị để chẩn đốn xác
định suy hơ hấp cấp: Pa02< 60mmHg, và/hoặc PaC02 > 50mmHg và pH < 7,1-7,2.
Xquang phổi: thông thường cho thấy phổi nở kém cả 2 bên, những đám mờ
dạng lưới (dạng kính mờ) với ứ khí trong các nhánh phế quản lớn.
16



Những trường hợp nặng, hình ảnh phổi trắng.
Mã hố số bệnh án và các dữ liệu theo các mặt bệnh đã được phân chia theo
ICD 10 .
2.5.2. Nghiên cứu tỉ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh
Nghiên cứu tỉ lệ tử vong bệnh nhân sơ sinh trước và sau 24h.
Tỉ lệ tử vong của trẻ sơ sinh trên tổng số trẻ sơ sinh điều trị tại khoa.
2.5.3. Đánh giá một số yếu tố liên quan
Đánh giá sự liên quan các bệnh lý của mẹ khi mang thai, tình trạng khi mang
thai, phương pháp đẻ và hồi sức sau sinh, thang điểm apgar, cân nặng khi sinh,
phương pháp điều trị. Đánh giá điểm appgar dựa vào bảng điểm appgar.
Mối liên quan giữa tỷ lệ tử vong và mơ hình bệnh tật.
2.6. Xử lý số liệu
Xử lý số liệu bằng phần mềm thống kê y học SPSS 16.0.

17


CHƯƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1 Tỷ lệ bệnh nhân phân bố theo giới
Bảng 3.1 Tỷ lệ bệnh nhân phân bố theo giới
Giới

Số lượng

Tỉ lệ %

Nam


156

61,7

Nữ

97

38,3

Tổng số

253

100

Nhận xét: Trong 253 trẻ sơ sinh được theo dõi và điều trị tại khoa Nhi trong
năm 2020, có 156 trẻ trai chiếm 61,7 %, 94 trẻ gái chiếm 38,3%.
3.2 Phân loại cân nặng lúc sinh của đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.2 Kết quả phân loại cân nặng lúc sinh của đối tượng nghiên cứu
Cân nặng

Nhẹ cân

Số lượng

Tỉ lệ (%)

Cực nhẹ cân (<1000 g)


5

2,4

Rất nhẹ cân (1000 – 1490 g)

11

4,3

Nhẹ cân (1500 – 2490 g)

65

25,7

32,4

Bình thường (≥ 2500g)

171

67,6

Tổng

253

100


Nhận xét: Có 171 trẻ (67,6%) cân nặng bình thường, tỷ lệ trẻ sơ sinh nhẹ cân
chiếm 32,4 %.

18


3.3 Phân loại tuổi thai của trẻ sơ sinh khi nhập viện
Bảng 3.3: Kết quả phân loại tuổi thai của trẻ sơ sinh khi nhập viện
Cân nặng
Non
tháng

Số lượng

Tỉ lệ (%)

Cực non ( < 28 tuần)

6

2,4

Rất non (28 ≤ 32 tuần)

16

6,3

Non tháng (32 < 37 tuần)


65

25,7

Đủ tháng ≥ 37 tuần
Tổng

34,4

166

65,6

253

100

Nhận xét: Có 87 trẻ (34,4 %) trẻ sơ sinh tại khoa Nhi là sơ sinh non tháng,
trong đó cực non chiếm 2,4 %.
3.4 Phân bố trẻ sơ sinh theo nơi đến
Bảng 3.4 Phân bố trẻ sơ sinh theo nơi đến
Nơi đến

Số lượng

Tỉ lệ %

Từ khoa phụ sản

183


72,3

Từ tuyến dưới
Khác( tự đến, chuyển từ
tuyến trên…)

22

8,7

48

19,0

Tổng

253

100

Nhận xét: Khoa Nhi tiếp nhận trẻ sơ sinh hầu hết từ khoa Sản chiếm 72,3 %,
từ tuyến dưới chuyển đến 8,7 %, tự đến chiếm 19 %.
3.5. Tuổi của mẹ ở trẻ sơ sinh tại thời điểm nhập viện
Bảng 3.5 Kết quả tuổi của mẹ ở trẻ sơ sinh tại thời điểm nhập viện

Tuổi mẹ

Số BN


Tỉ lệ (%)

Dưới 16

0

0

16 – 35

226

89,3

Trên 35

27

10,7

Tổng

253

100

19


Nhận xét: Tuổi của mẹ tại thời điểm trẻ nhập viện đa số trong độ tuổi sinh đẻ

(16-35) chiếm 89,3 %, trên 35 tuổi chiếm 10,7 %.
3.6 Bệnh lý của mẹ khi mang thai
Bảng 3.6. Kết quả bệnh lý của mẹ khi mang thai
Tình trạng bệnh

Số lượng
204
30
1
2
1
15
253

Khỏe mạnh
Bệnh lý về ối ( ối vỡ sớm, thiểu ối….)
Rau tiền đạo
Tiền sản giật
Tim mạch
Bệnh lý khác
Tổng

Tỉ lệ (%)
80,6
80,6
11,9
0,4
0,8
19,4
0,4

5,9
100

Nhận xét: 19,4 % trẻ sơ sinh tại khoa Nhi có mẹ mắc bệnh, số trẻ có mẹ khơng
mắc bệnh là 80,6 %.
3.7 Phân bố trẻ theo các rối loạn hô hấp
Bảng 3.7 Phân bố trẻ theo các rối loạn hơ hấp
Tình trạng
Bình thường
Bệnh màng trong
Suy hơ hấp
Tràn khí màng phổi
Xuất huyết phổi
Tổng

Số lượng
164
2
87
0
0
253

Tỉ lệ (%)
64,8
0,8
34,4
0,0
0,0
100,0


Nhận xét: Có 34,4 % trẻ sơ sinh bị suy hô hấp, bệnh màng trong chiếm 0,8 %.
3.8 Kết quả một số bệnh lý cơ quan tuần hoàn ở trẻ sơ sinh
Bảng 3.8 Kết quả một số bệnh lý cơ quan tuần hồn ở trẻ sơ sinh

Phân loại
Bình thường
Tim to
Cịn ống động mạch
Thông liên nhĩ
Tim bẩm sinh phức tạp
Thông liên thất

Số lượng
245
5
1
0
1
1

20

Tỉ lệ (%)
96,8
2,0
0,4
0,0
0,4
0,4


3,2


Nhận xét: Có 8 trẻ sơ sinh (chiếm 3,2 %) có bệnh lý ở cơ quan tuần hồn.
3.9 Kết quả mơ hình bệnh lý ở trẻ sơ sinh
Bảng 3.9 Kết quả mơ hình bệnh lý ở trẻ sơ sinh
Phân loại bệnh tật
Số lượng
Tỷ lệ %
Vàng da sơ sinh
106
41,9
Suy hô hấp sơ sinh
87
34,4
Viêm phổi
16
6,3
Nhiễm khuẩn sơ sinh
14
5,5
Dị tật bẩm sinh
7
2,8
Ngạt sau đẻ
5
2,0
Tim bẩm sinh
3

1,2
Bệnh màng trong
2
0,8
Sơ sinh non tháng
1
0,4
Thở nhanh thoáng qua
1
0,4
Bệnh lý khác
11
4,3
Tổng
253
100
Nhận xét: Vàng da sơ sinh chiếm tỷ lệ cao nhất (41,9 %) Suy hô hấp sơ sinh
chiếm (34,4 %), viêm phổi chiếm (6,3 %).
3.10 Mối liên quan, nguy cơ giữa suy hô hấp và bệnh lý của mẹ ở trẻ sơ sinh khi
vào khoa Nhi
Bảng 3.10 Liên quan, nguy cơ giữa suy hô hấp và bệnh lý của mẹ ở trẻ sơ
sinh khi vào khoa Nhi
Bệnh con
Bệnh mẹ

Suy hơ hấp
Khơng


n


%

n

%

Mẹ có bệnh

40

81,6

9

18,4

Mẹ khơng bệnh

47

23

157

77

Nhận xét: Tỷ lệ trẻ sơ sinh bị suy hơ hấp ở mẹ có bệnh là 81,6 %, trong khi đó mẹ
khơng có bệnh tỷ lệ suy hô hấp chỉ gặp 23 %.


21


×