Tải bản đầy đủ (.pdf) (46 trang)

Khảo sát mô hình bệnh tật của sinh viên nam trúng tuyển vào đại học y dược huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (794.08 KB, 46 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HUẾ




TRƯƠNG THỊ HƯƠNG HUYỀN




TÌM HIỂU SỰ HIỂU BIẾT VỀ BỆNH DA DỊ ỨNG VÀ CÁC
BIỆN PHÁP DỰ PHÒNG CỦA CÁN BỘ CÔNG NHÂN VIÊN
NHÀ MÁY XI MĂNG LONG THỌ THÀNH PHỐ HUẾ




LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BÁC SỸ Y KHOA




NĂM - 2012
1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Sức khỏe là vốn quý của con người và của toàn xã hội, là tài sản của
mỗi quốc gia, mỗi dân tộc trên thế giới. sức khỏe con người là nhân tố cơ bản
quyết định sự phát triển và tồn vong của xã hội.
Mô hình bệnh tật của mỗi quốc gia, một cộng đồng phản ánh tình hình


sức khỏe cũng như tình hình kinh tế , xã hội của một quốc gia hay cộng đồng
dân cư đó. Vì vậy nhà nước phải có nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe cho nhân
dân. Người dân có sức khỏe thì khả năng đóng góp vào sự phát triển sản xuất,
bảo vệ đất nước được vững mạnh, đem lại sự phồn vinh cho đất nước[4 ]. Đặc
biệt quan trọng là đối với thế hệ sinh viên, đội ngũ lao động trí tuệ tương lai
của đất nước. Việc chăm lo để phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ cho
sinh viên nhằm tạo ra một đội ngũ làm chủ khoa học kỹ thuật và công nghệ
hiện đại trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là hết sức cần
thiết.
Sức khỏe của thế hệ học sinh , sinh viên là nhân tố hết sức quan trọng vì
nó ảnh hưởng đến khả năng học tập, sức sáng tạo và phát triển năng khiếu của
các em. Nếu không có bệnh tật, không ảnh hưởng đến sức khỏe thì sẽ giúp ích
rất nhiều trong quá trình học tập của học sinh , sinh viên. Chính vì vậy việc
tìm hiểu một cách cụ thể tình hình sức khỏe bệnh tật trên đối tượng sinh viên
ở nước ta cũng như một số bệnh thường gặp trong lứa tuổi này, là một việc
làm rất có ý nghĩa, nó góp phần vào chiến lược phát triển nhân tố con người.
Qua đó làm cơ sở cho nhà nước có chiến lược chăm sóc và bảo vệ sức khỏe
cho sinh viên thay đổi theo chiều hướng ngày càng tốt hơn, đồng thời đề ra
các giải pháp phòng bệnh trong thời kỳ ở trường phổ thông một cách có hiệu
quả. Đặc biệt là sinh viên trường đại học y dược Huế, là những người thầy
thuốc tương lai chăm lo và bảo vệ sức khỏe cho nhân dân.
2

Với những lý do nêu trên, chúng em mong muốn góp phần nhỏ bé của
mình vào việc tìm hiểu sức khỏe , bệnh tật của sinh viên qua đề tài : “Khảo
sát mô hình bệnh tật của sinh viên nam trúng tuyển vào đại học y dƣợc
Huế năm học 2011 – 2012”với hai mục tiêu:
1. Đánh giá sức khỏe và bệnh tật của sinh viên nam trúng tuyển năm
học 2011 – 2012 hệ chính quy và liên thông tại trường đại học y dược Huế.
2. Khảo sát các yếu tố liên quan đến phân loại sức khỏe, bệnh tật theo

vùng, tuổi , ngành, của sinh viên nam trúng tuyển vào đại học y dược Huế
năm học 2011 – 2012.


















3

Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 . SƠ LƢỢC LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VỀ BỆNH TẬT
Từ thời xa xưa ,vào khoảng 17000 năm trước công nguyên , con người
đã tìm ra được một hình vẽ người phù thủy chữa bệnh trong hang 3 anh em ở
trên núi Pyrenees ở pháp, như vậy lịch sử phát sinh ra bệnh bắt đầu từ đây [1]
.Sau đó lần lượt những thầy lang,những trường phái y học ra đời.Nhưng mãi

đến năm 377 trước công nguyên Hypocrate mới được xem là ông tổ của
ngành y, và là người sáng lập ra nền y học thế giới hiện đại.Ông đã quan sát
và nghiên cứu về cơ thể con người, ông tin tưởng rằng bệnh tật là do nguyên
nhân có thể tìm hiểu được.
Vào thế kỷ thứ XIV Tuệ Tĩnh được coi là ông tổ của nền y học cổ
truyền ở việt nam, tiếp bước truyền thống trong y học và chọn lọc những
tinh hoa y học nước ngoài, càng về sau càng có nhiều nghiên cứu trên nhiều
lĩnh vực để phát hiện bệnh tật sớm và chính xác hơn[2].
1.2 . MÔ HÌNH BỆNH TẬT HIÊN NAY TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT
NAM
Mô hình bệnh tật của một xã hội, một cộng đồng, một quốc gia nào đó là
tập hợp tất cả những tình trạng bệnh tật mắc phải, dưới tác động của nhiều
yếu tố được phân bố theo những tần suất khác nhau trong một xã hội,một
cộng đồng, một quốc gia, trong một khoảng thời gian nhất định [3].
Mô hình bệnh tật là kết cấu phần trăm các nhóm bệnh và các bệnh phổ
biến.Từ mô hình bệnh tật, người ta có thể xác định hướng lâu dài và kế hoạch
phòng chống bệnh tật trong từng vùng,từng miền cụ thể, đồng thời nhằm đánh
giá tình trạng sức khỏe và bệnh tật của sinh viên trước khi bước vào học các
trường đại học.
1.2.1 . Tình hình bệnh tật trên thế giới
Trải qua hàng ngàn năm,con người dưới tác động của tự nhiên và xã hội
4

đã ngày càng phát triển cả về trí tuệ và cuộc sống. Bên cạnh sự suy giảm và bị
tiêu diệt của một số bệnh như đậu mùa, bệnh bại liệt, bệnh phong….là sự xuất
hiện của một số bệnh mới như bệnh HIV[3].Trong vài năm qua một số loại
dịch mới xuất hiện nghiêm trọng như bệnh SARS, cúm A(H5N1) và bệnh tay
chân miệng… Nhiều bệnh không nhiễm trùng đang có xu hướng chiếm tỉ lệ
ngày càng cao trên phạm vi toàn cầu như bệnh tim mạch, huyết áp, đái đường,
béo phì. Như vậy mô hình bệnh tật trên thế giới luôn luôn thay đổi tương ứng

với sự biến đổi của điều kiện môi trường,phụ thuộc vào trình độ phát triến
kinh tế xã hội của từng nước. Hiện nay mô hình bệnh tật trên thế giới xuất
hiện 3 hình thái với các đặc trưng rõ rệt:
- Mô hình bệnh tật ở các nước chậm phát triển: với các bệnh nhiễm
trùng, nhiễm kí sinh trùng như: tiêu chảy, viêm đường hô hấp, lao phổi , sốt
rét… tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em vẫn còn cao.
- Mô hình bệnh tật ở các nước đang phát triển: bệnh nhiễm trùng có xu
hướng giảm dần,bệnh không nhiễm trùng tăng dần.
- Mô hình bệnh tật ở các nước phát triển với các bệnh đặc trưng như:
Bệnh tim mạch, tăng huyết áp,béo phì ,tiểu đường , ung thư, tâm thần, đang
ngày càng tăng cao.
Thế giới có nhiều biến động như hiện nay, bệnh tật cũng phần nào thể
hiện tình hình đó. Nhiều bệnh liên quan đến đói nghèo nhưng nhiều bệnh lại
đặc trưng cho sự giàu có, bên cạnh đó nhiều bệnh khác lại liên quan đến thiên
tai,chiến tranh, tệ nạn xã hội…Tất cả thể hiện sự đa dạng trong mô hình bệnh
tật trên thế giới.
1.2.2 . Tình hình bệnh tật trong nƣớc
Trong thập niên 90 của thế kỷ XX và những năm đầu của thế kỷ
XXI,Việt Nam bước vào giai đoạn phát triển nhanh chóng và bền vững, sự
tăng trưởng kinh tế trên qui mô rộng lớn và sự đổi mới về nhận thức đã tác
động mạnh mẽ đến nhiều lĩnh vực của xã hội và ảnh hưởng không ít đến đời
sống của mỗi con người bao gồm cả những thay đổi về sức khỏe. Tác động
của công cuộc đổi mới đến sức khỏe thông qua sự biến đổi các yếu tố tác
5

động đến sức khỏe cũng như sự thay đổi của hệ thống chăm sóc y tế.
Theo Thống kê hoạt động y tế năm 2008 của bộ y tế thông báotrên
mạng Internet mô hình bệnh tật và tử vong ở nước ta như sau[5]:
Bảng1.1. Mô hình bệnh tật ,tử vong theo thống kê của bộ y tế năm 2008


TT
Chƣơng bệnh
Mắc
Chết
1
Bệnh nhiễm khuẩn và ký sinh vật
10,67
16,71
2
Khối u
2,75
2,52
3
Bệnh máu, cơ quan tạo máu và cơ chế miễn dịch
0,41
0,55
4
Bệnh nội tiết - dinh dưỡng - chuyển hóa
1,50
0,68
5
Rối loạn tâm thần và hành vi
0,72
0,16
6
Bệnh của hệ thần kinh
2,70
1,10
7
Bệnh mắt và bệnh phụ

2,59
0,05
8
Bệnh tai và xương chũm
0,95
0,05
9
Bệnh hệ tuần hoàn
7,44
18,35
10
Bệnh hệ hô hấp
19,09
13,26
11
Bệnh hệ tiêu hóa
9,13
4,39
12
Bệnh của da và mô dưới da
1,38
0,10
13
Bệnh của hệ cơ, xương khớp và mô liên kết
3,41
0,16
14
Bệnh hệ tiết niệu - sinh dục
3,99
0,88

15
Chửa đẻ và sau đẻ
12,97
0,49
16
Một số bệnh xuất phát trong thời kỳ chu sinh
1,61
11,38
17
Dị tật, dị dạng bẩm sinh và bất thường của nhiễm
sắc thể
0,30
2,67
18
Triệu chứng và các dấu hiệu bất thường phát hiện
qua lâm sàng và xét nghiệm
1,38
3,60
19
Vết thương ngộ độc và di chứng của nguyên nhân
bên ngoài
8,12
15,66
20
Nguyên nhân bên ngoài của bệnh tật và tử vong
2,90
7,06
21
Yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe và việc
tiếp xúc với cơ quan y tế

6,01
0,17
Nguồn: thống kê hoạt động y tế năm 2008 của Bộ y tế”

6

Nhìn chung, mô hình bệnh tật ở Việt nam đã và đang trải qua thời kỳ “quá
độ dịch tể học” tức là các bệnh nhiễm khuẩn có xu hướng giảm dần, năm 1976:
55,5%, năm 1986: 59,2%, năm 1977: 22,67%, đến năm 2008 còn 10,67% trong
khi đó các bệnh không nhiễm trùng, tai nạn thương tích và ngộ độc có xu hướng
tăng nhanh. Các bệnh dịch nguy hiểm như sốt xuất huyết , sốt rét, tiêu chảy,
H5N1, H1N1,…vẫn còn lưu hành và là mối đe dọa thường xuyên.
Ngày 16/6/2011 theo các nhà hoạch định chính sách y tế trung ương và
bộ y tế thì gánh nặng bệnh tật ở Việt Nam năm 2008 chủ yếu là do các bệnh
không truyền nhiễm( gây ra 70% tổng gánh nặng bệnh tật),gánh nặng của
chấn thương chiếm 16% ,và còn lại là bệnh truyền nhiễm. Mô hình này cho
thấy Việt Nam phải nổ lực phòng chống các bệnh không truyền nhiễm và
chấn thương đồng thời vẫn phải có những biện pháp kiểm soát các bệnh
truyền nhiễm đang có nguy cơ quay trở lại [6]. Một số bệnh dịch mới như
bệnh tay chân miệng, HIV/AIDS, H5N1… đang phát triển phức tạp và diễn
biến khó lường. Các yếu tố nguy cơ tác động xấu đến sức khỏe có xu hướng
gia tăng : như ô nhiễm môi trường,thiếu an toàn vệ sinh thực phẩm,tai nạn lao
động,tai nạn giao thông, sự lây lan dịch bệnh do mở rộng giao lưu quốc tế,
biến đổi khí hậu,các vấn đề về lối sống đã ảnh hưởng đến sức khỏe[7].Các
bệnh không do nhiễm trùng có xu hướng tăng cùng với sự phát triển kinh tế
xã hội .Trước năm 1975 theo Đặng văn Chung thì Tỷ lệ THA của người trên
15 tuổi ở miển bắc Việt Nam chỉ có 1-3%, đến năm 1989 theo bộ y tế Việt
nam tỷ lệ tăng huyết áp chung là 11,8%.Thống kê gần đây nhất của viện tim
mạch tại miền bắc Việt nam năm 2002 tỷ lệ THA là 16,3% .Tại bệnh viện
trung ương Huế năm 1980 tỷ lệ THA trong số các bệnh nội khoa chỉ chiếm

1% nhưng sau 10 năm, năm 1990 đã tăng đến 10%[8].Bệnh tâm thần phân
liệt,ung thư, béo phì, đái tháo đường…đang ngày càng tăng cao và đáng báo
động.Theo tổ chức y tế thế giới, năm 2000 Việt Nam có 791.653 người mắc
đái tháo đường và tăng lên 2.342.879 người vào năm 2030 [9][10].
7

1.2.3. Tình hình bệnh tật của học sinh , sinh viên hiện nay
Trong những năm gần đây , nền kinh tế tăng trưởng nhanh, đời sống
nhân dân ngày càng được cải thiện về điều kiện sinh hoạt ăn, ở, mặc, học
hành , chăm sóc y tế … Những yếu tố này đã tác động rất lớn tới sức khỏe
bệnh tật trẻ em [11]. Do đó việc chăm lo và trau dồi sức khỏe cho học sinh,
sinh viên đảm bảo cho học sinh, sinh viên có đủ sức khỏe để học tập và phục
vụ lâu dài cho đất nước sau khi tốt nghiệp là một công tác quan trọng không
thể thiếu được trong suốt quá trình đảo tạo. Với Ý nghĩa đó, việc nghiên cứu
về sức khỏe và bệnh tật cho các đối tượng học sinh, sinh viên đã tiến hành
rộng rãi trên khắp mọi miền đất nước. Một số nghiên cứu của các tác giả như:
“ Nhận xét sơ bộ về thể lực và một số bệnh trong sinh viên năm thứ nhất đại
học y dược thành phố Hồ Chí Minh” của Lê Xuân Trường, Bùi Đại Lịch,
Nguyễn Thanh Trầm[12]; “Tình hình bệnh tật của sinh viên đại học Huế nhập
học năm 2006 - 2007”, của Trần Thị Ngọc Hoa, Nguyễn Công Quân [13];
“nghiên cứu mô hình bệnh của trẻ em hải phòng năm 2003” của Vũ Thị Thủy
[11]; “ nghiên cứu mô hình bệnh tật trẻ em điều trị tại bệnh viện đa khoa tỉnh
Quảng Ninh trong 5 năm 1999-2003” của Nguyễn Thị Ân[15]… kết quả
nghiên cứu về thể lực và bệnh tật của sinh viên ở một số tác giả như sau
Bảng 1.2 Một số bệnh lý thường gặp của sinh viên năm thứ nhất ở
trường đại học y dược Huế [16]
Bệnh lý
Số lƣợng
%
Bệnh lý về RHM

821
87,15
Bệnh lý về TMH
60
6,37
Bệnh lý về mắt
306
32,48
Bệnh lý da liễu
7
0,74
Bệnh lý về xương
19
2,02
Nguồn :”Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ y khoa năm 2010”
của Nguyễn Thị Bích Ánh.
8

Nhìn chung các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học, y học và
giáo dục học trong những thập niên cuối thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI đều có
chung nhận xét:
- Sự phát triển về chiều cao và trọng lượng cơ thể tăng dần từ 6-22 tuổi
và có xu hướng 10 năm sau tăng hơn 10 năm trước. Sự phát triển không đồng
đều giữa các vùng: thành phố, thị xã phát triển nhanh hơn so với vùng nông
thôn đồng bằng[17].
- Tình hình bệnh tật trong những năm qua của học sinh ,sinh viên có
những nét nổi bật đó là: bệnh về răng miệng chiếm tỷ lệ cao, nhất là sâu
răng.Với số liệu điều tra chung cho thấy tỷ lệ sâu răng gia tăng theo tuổi.
Năm 1990 sâu răng trên toàn quốc ở lứa tuổi 12 là 57%, lứa tuổi 15 là 60%
đến năm 2000 tỷ lệ sâu răng ở lứa tuổi 12 là 56,6% và lứa tuổi 15 là

67,6%[18]. Nghiên cứu học sinh bị cao răng của lứa tuổi 11-14 tại trường
trung học cơ sở Hoàng Liệt- Quận Hoàng Mai –Hà Nội năm 2008 cũng chiếm
tỷ lệ khá cao 55,92%[19]. Đây là những bệnh mà nguyên nhân chủ yếu là do
ý thức vệ sinh răng miệng kém. Bên cạnh đó nhóm bệnh liên quan đến môi
trường học tập như: bệnh cận thị học đường đang ngày càng tăng lên và đáng
báo động.Theo nghiên cứu của trung tâm y tế dự phòng Nghệ An năm 2011
thì tỷ lệ cận thị chung của học sinh là 19,4%, tỷ lệ cong vẹo cột sống là 0,6%
[20] . Các bệnh như bại liệt, bạch hầu , uốn ván…thì giảm rõ rệt.
1.2.4. Tầm quan trọng của công tác y tế học đƣờng
Y tế trường học là hệ thống các phương pháp, biện pháp can thiệp nhằm
chăm sóc, bảo vệ, nâng cao sức khỏe cho học sinh và chuyển biến các kiến
thức khoa học thành các kỷ năng thực hành trong mọi hoạt động sống của lứa
tuổi học đường.
Môi trường nhà trường là một trong những yếu tố và điều kiện thuận
lợi để cho các loại tai nạn , thương tích, bệnh tật có cơ hội phát sinh, lây
9

nhiễm cho học sinh ở trường học. Nó tác động trực tiếp đến sức khỏe và kết
quả học tập, lao động của học sinh .Vì vậy việc thực hiện nhiệm vụ chăm sóc,
bảo vệ sức khỏe cho các em học sinh là một công tác cần được quan tâm triển
khai hoạt động một cách liên tục .
Ngay từ giữa thế kỷ XIX, nhiều nước ở Châu Âu đã có những nghiên
cứu các biện pháp giúp cho việc nâng cao sức khỏe cho học sinh , đã có biện
pháp phòng bệnh lao, nghiên cứu bệnh cận thị học đường, tổ chức tiêm chủng
phòng dịch trong nhà trường. sự cộng tác của nhà trường với ngành y tế là hết
sức quan trọng.Giáo viên có thể biết được tình trạng sức khỏe của học sinh
thông qua khám sức khỏe định kỳ để có biện pháp giúp đỡ trong học tập, biện
pháp rèn luyện thích hợp và đề xuất yêu cầu làm cho ngoại cảnh có tác động
tích cực cho sự phát triển cơ thể và kết quả học tập của học sinh.
1.3. NHỮNG QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƢỚC TA TRONG

CÔNG TÁC BẢO VỆ SỨC KHỎE
Con người là nguồn tài nguyên quý báu nhất của xã hội,trong đó sức
khỏe là vốn quý nhất của mỗi con người và của toàn xã hội, là một trong
những điều kiện cơ bản để con người sống hạnh phúc, là mục tiêu và nhân tố
quan trọng trong việc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, quyết định thắng lợi
của sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước. Vì vậy đầu tư cho sức khỏe để
mọi người đều được chăm sóc sức khỏe chính là đầu tư cho sự phát triển kinh
tế xã hội của đất nước. Từ những nhận thức ấy Đảng và nhà nước ta luôn
quan tâm đến việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe(BVSK) cho nhân dân, coi sự
nghiệp CSSK là trách nhiệm của cộng đồng và mỗi người dân, là trách nhiệm
của các cấp ủy Đảng và chính quyền, các đoàn thể nhân dân và các tổ chức xã
hội trong đó ngành y tế giữ vai trò nồng cốt. Để đưa đường lối của Đảng và
chính sách của nhà nước về chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân đi vào
cuộc sống [21]. Mục tiêu chiến lược y tế Việt Nam đến năm 2020 là đảm bảo
10

công bằng, nâng cao chất lượng, hiệu quả CSSK, đưa sức khỏe nhân dân đạt
trung bình các nước trong khu vực[14].
Trên nền tảng của tư duy đổi mới, ngày 30/6/1989,Quốc hội nước cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam khóa VIII tại kỳ họp thứ 5 đã thông qua “luật
bảo vệ sức khỏe nhân dân Việt nam”[22].Nghị quyết đã nêu rõ quan điểm chỉ
đạo về việc bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân.Đây là hoạt động nhân đạo
trực tiếp bảo đảm nguồn nhân lực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc,
là một trong những chính sách ưu tiên hàng đầu của Đảng và nhà nước.Chỉ
đạo việc đổi mới và hoàn thiện hệ thống y tế theo hướng công bằng, hiệu quả
và phát triển.
Ngày 15/8/1992, nhà nước đã có nghị định sồ 299/HĐBT ban hành điều
lệ bảo hiểm y tế (BHYT) Việt nam. Sự ra đời của BHYT là một chính sách
lớn của Đảng và nhà nước,là một loại bảo hiểm nhà nước mà đối tượng bảo
hiểm là sức khỏe con người ,đáp ứng được nguyện vọng của cán bộ và nhân

dân . BHYT huy động sự đóng góp của cá nhân,tập thể và cộng đồng để tăng
cường chất lượng trong khám bệnh và chữa bệnh[23].
Những quan điểm đường lối , chính sách của Đảng và nhà nước đối với
công tác y tế trong giai đoạn phát triển kinh tế thị trường theo định hướng
XHCN là một động lực to lớn, giúp cho ngành y tế đề ra các biện pháp tháo
gỡ và khắc phục khó khăn, tìm ra những cơ chế phù hợp để vận hành bộ máy
của hệ thống y tế ngày càng hiệu quả hơn. Trên tinh thần ấy
Ngày 23/02/2005 nghị quyết số 46-NQ/TW của bộ chính trị qui định về
công tác bảo vệ , chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình
mới
Đến ngày 03/06/2008 Quốc Hội đề ra nghị quyết số 18/2008/QH12 về
việc đẩy mạnh thực hiện chính sách ,pháp luật xã hội hóa để nâng cao chất
lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân.
11

Ngày 27/03/2009 , thủ tướng chính phủ ban hành kèm quyết định số
402/QĐ/TTg về kế hoạch, hành động của chính phủ nhằm xác định và phân
công rõ trách nhiệm của các cấp,các ngành trong việc tổ chức thực hiện tạo
bước chuyển biến rõ rệt trong nhận thức về xã hội hóa công tác CSSK nhân
dân,củng cố và phát triển hệ thống y tế công lập, ngoài công lập, tăng cường
huy động nguồn lực của nhà nước và xã hội dành cho công tác CSSK nhân
dân (24).
1.4. PHƢƠNG PHÁP PHÂN LOẠI SỨC KHỎE VÀ BỆNH TẬT
1.4.1. Phân loại sức khỏe
Căn cứ vào sự phân loại các chỉ số, sức khỏe được phân loại như sau:
+ Loại I : Cả 13 chỉ số đều đạt loại 1.
+ Loại II : Chỉ cần 1 chỉ số thấp nhất là loại II, xếp loại II
+ Loại III: Chỉ cần 1 chỉ số thấp nhất là loại III, xếp loại III
+ Loại IV : Chỉ cần 1 chỉ số thấp nhất là loại IV, xếp loại IV
+ Loại V : Chỉ cần l chi số thấp nhất là loại V, xếp loại V

1.4.2. Phân loại bệnh tật
Dựa theo tiêu chuẩn của quyết định số 1613/BYT – QĐ ngày 15/8/1997
của bộ trưởng bộ y tế , Trong bảng phân loại này có 13 chỉ số cho 102 bệnh
,tùy theo mỗi bệnh mà chia làm 5 mức độ.
12

Chƣơng 2
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. CHỌN ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu gồm 711 sinh viên nam , hệ trúng tuyển vào năm
học 2011- 2012 của trường Đại học Y Dược Huế, đến khám sức khỏe nhập
học. Trong đó hệ chính quy có 528 sinh viên, hệ liên thông tập trung 4 năm
có 183 sinh viên. Các đối tượng được chia theo các ngành sau:
- Bác sĩ đa khoa chính quy: 314 sinh viên
- Bác sĩ y học cổ truyền chính quy:20 sinh viên
- Bác sĩ Y học dự phòng chính quy: 67 sinh viên
- Bác sĩ răng hàm mặt: 26 sinh viên
- Cử nhân kỹ thuật y học chính quy: 25 sinh viên
- Cư nhân y tế công cộng chính quy:12 sinh viên
- Dược sĩ chính quy: 64 sinh viên
- Bác sĩ đa khoa liên thông : 68 sinh viên
- Bác sĩ y học cổ truyền liên thông :34 sinh viên
- Cử nhân điều dưỡng liên thông :34 sinh viên
- Cử nhân kỹ thuật y học liên thông :18 sinh viên
- Cử nhân y tế công cộng liên thông :10 sinh viên
- Dược sĩ liên thông:13 sinh viên
- Bác sĩ y học dự phòng: 06 sinh viên
2.2. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
- Thời gian nghiên cứu: từ ngày 5/9/2011 đến thánh 4/2012.

- Địa điểm nghiên cứu: Bệnh viện trường Đại học Y Dược Huế.
2.3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu theo phương pháp cắt ngang, mô tả tại cộng đồng.
13

2.3.1. Các nội dung nghiên cứu
2.3.1.1. Nghiên cứu về đặc điểm chung bao gồm
- Về độ tuổi: Chia theo hai hệ sinh viên
+ Hệ chính quy: 18 tuổi, 19 tuổi, từ 20 tuổi trở lên.
+ Hệ liên thông: 23 tuổi, 24 tuổi, từ 25 tuổi trở lên.
- Nơi sinh sống của sinh viên trước khi vào đại học: Chia cụ thể
+ Đồng bằng
+ Miền núi
+ Miền biển
+ Thành phố
- Đặc điểm về ngành nhập học: Chia theo 2 hệ
+ Hệ chính quy: Bác sĩ đa khoa, Bác sĩ y học cổ truyền, Bác sĩ Y học dự
phòng, Bác sĩ răng hàm mặt, Cử nhân kỹ thuật y học, Cử nhân y tế công cộng,
Dược sĩ.
+ Hệ liên thông : Bác sĩ đa khoa, Bác sĩ y học cổ truyền, Bác sĩ y học dự
phòng, Cử nhân điều dưỡng, Cử nhân kỹ thuật y học, Cử nhân y tế công cộng,
Dược sĩ.
2.3.1.2. Nghiên cứu về bệnh tật
Theo tiêu chuẩn của quyết định số 1613/BYT – QĐ ngày 15/8/1997 của
bộ trưởng Bộ Y tế, phân loại bệnh tật gồm 13 chỉ số theo 102 bệnh:
1. Thể lực chung Ký hiệu TLC
2. Mắt Ký hiệu M
3. Tai mủi họng Ký hiệu TMH
4. Răng hàm mặt Ký hiệu RHM
5. Tâm thần – Thần kinh Ký hiệu TT – TK

6. Tuần hoàn Ký hiệu TH
7. Hô hấp Ký hiệu HH
14

8. Tiêu hóa Ký hiệu TH
9. Tiết niệu – Sinh dục Ký hiệu TN – SD
10. Hệ vận động Ký hiệu HVĐ
11. Bệnh ngoài da – Hoa liễu Ký hiệu ND – HL
12. Nội tiết – Chuyển hóa Ký hiệu NTCH
13. U các loại Ký hiệu U
- Cách phân loại bệnh tật: Xác định bệnh tật trong sinh viên bằng
phương pháp thăm khám lâm sàng bởi các bác sĩ chuyên khoa của các khoa,
các bộ môn thuộc trường đại học y dược Huế. Trong những trường hợp cần
thiết ,sinh viên có thể được cho làm các xét nghiệm cận lâm sàng để chẩn
đoán xác định.Tùy theo loại bệnh và mức độ mà tình trạng sức khỏe của mỗi
sinh viên được phân thành 5 loại
+ Loại 1: Gồm những người không mắc bệnh hoặc mắc bệnh cấp tính
thông thường dưới 3 lần 1 năm.
(như bệnh rối loạn tiêu hóa,viêm Amydal cấp, viêm phổi )
+ Loại 2: Gồm những người mắc bệnh cấp tính thông thường từ 3 lần
trở lên trong năm, hay mắc bệnh mãn tính ảnh hưởng đến sức khỏe có khả
năng điều trị khỏi.
(như bệnh viêm tai giữa , bướu cổ )
+ Loại 3: Gồm những người mắc bệnh mãn tính có ảnh hưởng đến sức
khỏe nhưng có khả năng điều trị khỏi.
( như tăng huyết áp không thường xuyên, viêm phế quản mạn)
+ Loại 4: Gồm những người mắc bệnh mãn tính ảnh hưởng nhiều đến
sức khỏe có khả năng điều trị khỏi nhưng để lại di chứng ảnh hưởng đến sức
khỏe.
+ Loại 5: Gồm những người mắc bệnh mãn tính ảnh hưởng nhiều đến

sức khỏe nhưng khó có khả năng điều trị khỏi như ung thư , suy tim
15

- Nguyên tắc chung của phân loại:
+ Trước tiên phân loại cho từng cơ quan, bộ máy.
+ Sau đó phân loại cho từng đối tượng (loại I, II, III, IV, V) trên cơ sở
phân loại của các cơ quan , bộ máy.
- Phân loại sức khỏe: Căn cứ vào sự phân loại các chỉ số, bác sĩ tiến
hành phân loại phân loại sức khỏe
+ Loại I : Cả 13 chỉ số đều đạt loại 1.
+ Loại II : Chỉ cần 1 chỉ số thấp nhất là loại II, xếp loại II
+ Loại III: Chỉ cần 1 chỉ số thấp nhất là loại III, xếp loại III
+ Loại IV : Chỉ cần 1 chỉ số thấp nhất là loại IV, xếp loại IV
+ Loại V : Chỉ cần l chi số thấp nhất là loại V, xếp loại V
2.3.2. Thu thập và xử lý số liệu
- Thu Thập số liệu
Bước 1:
+ Đọc tài liệu liên quan đến nghiên cứu.
+ Chuẩn bị phiếu khám sức khỏe.
Bước 2:
+ Thu thập số liệu dựa vào các thông tin trên phiếu khám sức khỏe tại
bàn kết luận, phân loại sức khỏe của bệnh viện trường đại học y dược huế.
- Xử lí số liệu
Sau khi thu thập số liệu chúng tôi lập bảng tổng hợp và xử lý số liệu
theo phương pháp thống kê thông thường.






16

Chƣơng 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
Bảng 3.1. Đặc điểm về tuổi của sinh viên khám sức khỏe
Hệ
Chính Quy
Liên Thông
Tuổi
18
19
≥20
23
24
≥25
n
405
86
37
13
8
162
%
76,70
16,29
7,01
7,10
4,37

88,53
- Sinh viên hệ chính quy tuổi 18 chiếm 76,70%; tuổi từ 20 trở lên chiếm 7,01%.
- Sinh viên hệ liên thông tuổi từ 25 trở lên chiếm tỉ lệ cao nhất 88,53%.
Bảng 3.2. Đặc điểm về chổ ở của sinh viên trước khi nhập học
Hệ
Vùng
Chính quy
Liên thông
Tổng cộng
n
%
n
%
n
%
Thành phố
143
27,08
37
20,22
180
25,32
Đồng bằng
215
40,72
88
48,08
303
42,61
Miền núi

148
28,03
52
28,42
200
28,13
Miền biển
22
4,17
6
3,28
28
3,94


Biểu đồ 3.1. Đặc điểm về chổ ở của sinh viên trước khi nhập học
17

- Sinh viên hệ chính quy trước khi nhập học sống ở vùng đồng bằng
chiếm tỉ lệ cao nhất là 40,72%; thấp nhât ở miền biển 4,17%.
- Sinh viên hệ liên thông sống ở vùng đồng bằng 48,08%; thấp nhất ở
miền biển 3,28%.
Bảng 3.3. Đặc điểm vê ngành nhập học của sinh viên
Hệ
Ngành
Chính Quy
Liên Thông
n
%
n

%
Bác sỉ đa khoa
314
59,47
68
37,16
Bác sĩ y học cổ truyền
20
3,79
34
18,58
Bác sĩ y học dự phòng
67
12,69
6
3,28
Bác sĩ răng hàm mặt
26
4,92
0
0,00
Cử nhân Điều dưỡng
0
0,00
34
18,58
Cử nhân y tế cộng cộng
12
2,27
10

5,46
Cử nhân kĩ thuật y học
25
4,74
18
9,84
Dược sĩ
64
12,12
13
7,10
Tổng cộng
528
100,00
183
100,00


Biểu đồ 3.2. Đặc điểm vê ngành nhập học của sinh viên
- Sinh viên ngành Bác sĩ chiếm tỷ lệ cao nhất trong đó Bác sĩ đa khoa
chính quy 59,47% , liên thông 37,16%.
- Sinh viên ngành dược chiếm tỷ lệ thấp nhất 10,83%.
18

3.2. KẾT QUẢ VỀ MỘT SỐ BỆNH TẬT
Bảng 3.4. Phân loại mạch của sinh viên theo tuổi hệ chính quy
Mạch

Tuổi
<=75

(lần/phút)
76 – 85
(lần/phút)
86 – 95
(lần/phút)
>95
(lần/phút)
n
%
n
%
n
%
n
%
18tuổi(n=405)
198
48,89
172
42,47
29
7,16
6
1,48
19tuổi (n=86)
48
55,81
34
39,54
4

4,65
0
0,00
≥20tuổi(n=37)
17
45,95
19
51,35
1
2,70
0
0,00
- Sinh viên tuổi 18 có mạch <=75 lần/phút chiếm 48,89%; mạch trên
95lần/phút chiếm 1,48%
- Sinh viên tuổi 19 có mạch<=75 lần/phút chiếm 55,81%;
- Sinh viên tuổi ≥ 20 có mạch 76 – 85 lần/phút chiếm 51,35%.
- Không có mạch trên 95 lần/phút từ 19 tuổi trở lên.
Bảng 3.5 Phân loại mạch của sinh viên theo tuổi hệ liên thông
Mạch

Tuổi
<=75
(lần/phút)
76 – 85
(lần/phút)
86 – 95
(lần/phút)
>95
(lần/phút)
n

%
n
%
n
%
n
%
23tuổi (n=13)
3
23,08
10
76,92
0
0,00
0
0,00
24tuổi (n=8)
5
62,50
3
37,50
0
0,00
0
0,00
>=25tuổi (n=162)
74
45,68
84
51,85

4
2,47
0
0,00
- Sinh viên tuổi 23 có mạch 76 -85 lần /phút chiếm tỉ lệ cao nhất
76,92%; không có mạch trên 95l/p ở tuổi 23 trở lên.
- Sinh viên tuổi 24 có mạch <=75lần /phút chiếm 62,50%;
- Sinh viên từ 25tuổi trở lên có mạch 76 -85 lần /phút chiếm 51,85%;
- Không có sinh viên nào có mạch trên 95l/p ở tuổi 23 trở lên.
19

Bảng 3.6. Phân loại HATT của sinh viên theo tuổi hệ chính quy
HATT

Tuổi
<120
(mmHg)
120 – <130
(mmHg)
130 – 139
(mmHg)
≥140
(mmHg)
n
%
n
%
n
%
n

%
18tuổi (n=405)
291
71,85
86
21,24
22
5,43
6
1,48
19tuổi (n=86)
53
61,63
24
27,91
8
9,30
1
1,16
≥20tuổi (n=37)
22
59,46
10
27,03
4
10,81
1
2,70
- Sinh viên tuổi 18 có huyết áp tối ưu chiếm 71,85%; tăng huyết áp
chiếm 1,48%.

- Sinh viên tuổi 19 có huyết áp tối ưu chiếm 61,63%; tăng huyết áp
chiếm 1,16%.
- Sinh viên tuổi từ 20 trở lên có huyết áp tối ưu chiếm 59,46%; tăng
huyết áp chiếm 2,70%.
Bảng 3.7 Phân loại HATT của sinh viên theo tuổi hệ liên thông
HATT

Tuổi
<120
(mmHg)
120 – <130
(mmHg)
130 – 139
(mmHg)
≥140
(mmHg)
n
%
n
%
n
%
n
%
23tuổi (n=13)
5
38,46
6
46,15
2

15,39
0
0,00
24tuổi (n=8)
5
62,50
2
25,00
1
12,50
0
0,00
>=25tuổi(n=162)
84
51,85
52
32,10
18
11,11
8
4,94

- Sinh viên tuổi 23 có huyết áp bình thường chiếm 46,15%;
- Sinh viên tuổi 24 có huyết áp tối ưu chiếm 62,50%;
- Sinh viên tuổi từ 25 trở lên có huyết áp tối ưu chiếm51,85%.
- Không có sinh viên tuổi 23 và 24 bị tăng huyết áp.

20

Bảng 3.8. Bệnh lý về mắt của sinh viên theo tuổi hệ chính quy


Bệnh mắt

Tuổi
Hai mắt
TKX
Mắt phải
TKX
Mắt trái
TKX
Khác
n
%
n
%
n
%
n
%
18tuổi (n=405)
161
39,75
12
2,96
5
1,23
9
2,22
19tuổi (n=86)
24

27,91
1
1,16
1
1,16
0
0,00
≥20tuổi (n=37)
5
13,51
0
0,00
0
0,00
0
0,00
- Tỉ lệ hai mắt tật khúc xạ (TKX) sinh viên 18 tuổi chiếm khá cao
39,75%; không có bệnh lí khác về mắt ở sinh viên 19 và 20 tuổi.
Bảng 3.9.Bệnh lý về mắt của sinh viên theo tuổi hệ liên thông

Bệnh mắt

Tuổi
Hai mắt
TKX
Mắt phải
TKX
Mắt trái
TKX
Khác

n
%
n
%
n
%
n
%
23tuổi (n=13)
3
23,08
0
0,00
0
0,00
1
7,69
24tuổi (n=8)
3
37,50
0
0,00
1
12,50
0
0,00
>=25tuổi(n=162)
16
9,88
2

1,23
2
1,23
4
2,47
- Sinh viên tuổi 23 bị TKX hai mắt chiếm 23,08%
- Sinh viên tuổi 24 bị TKX hai mắt chiếm 37,50%.
- Sinh viên từ 25 tuổi trở lên bị TKX hai mắt chiếm 9,88%.
21

Bảng 3.10 Bệnh lý răng hàm mặt của sinh viên theo tuổi hệ chính quy
Bệnh Răng
Tuổi
Sâu răng
Cao răng
Mất răng
Khác
n
%
n
%
n
%
n
%
18tuổi (n=405)
73
18,02
98
24,20

12
2,96
6
1,48
19tuổi (n=86)
15
17,44
25
29,07
2
2,33
1
1,16
≥20tuổi (n=37)
5
13,51
11
29,73
2
5,41
2
5,41
- Cao răng của sinh viên từ 20 tuổi trở lên chiếm tỉ lệ 29,73%; các bệnh lí
khác về răng chiếm rất thấp từ 1,16% đến 1,48% ở 19 tuổi và 18 tuổi.
Bảng 3.11. Bệnh lý răng hàm mặt của sinh viên theo tuổi hệ liên thông
Tuổi

Bệnh
Sâu răng
Cao răng

Mất răng
Khác
n
%
n
%
n
%
n
%
23tuổi (n=13)
2
15,38
4
30,77
1
7,69
0
0,00
24tuổi (n=8)
1
12,50
3
37,50
0
0,00
0
0,00
>=25tuổi(n=162)
27

16,67
56
34,57
24
14,81
3
1,85
- Sinh viên bị cao răng chiếm tỉ lệ cao nhất,trong đó: sinh viên 23 tuổi
bị cao răng chiếm 30,77%, 24 tuổi chiếm 37,50% và từ 25 tuổi trở lên
chiếm 34,57%.
- Sinh viên tuổi 24 không bị mất răng.
22


Bảng 3.12. Phân loại mạch của sinh viên theo ngành hệ chính quy

Mạch
Ngành
≤75
(lần/phút)
76 - 85
(lần/phút)
86 – 95
(lần/phút)
>95
(lần/phút)
n
%
n
%

n
%
n
%
Bác sĩ đa khoa (n=314)
157
50,00
136
43,31
19
6,05
2
0,64
Bác sĩ y học cổ truyền (n=20)
10
50,00
7
35,00
3
15,00
0
0,00
Bác sĩ y học dự phòng (n=67)
24
35,82
41
61,20
1
1,49
1

1,49
Bác sĩ răng hàm mặt (n=26)
12
46,15
7
26,92
6
23,08
1
3,85
Cử nhân y tế công cộng(n=12)
6
50,00
6
50,00
0
0,00
0
0,00
Cử nhân kỷ thuật y học(n=25)
12
48,00
11
44,00
1
4,00
1
4,00
Dược sĩ (n=64)
42

65,63
17
26,56
4
6,25
1
1,56
- Sinh viên ngành dược sĩ có mạch từ 75 l/p trở xuống chiếm tỉ lệ cao
nhất 65,63%;
- Sinh viên các ngành có mạch trên 95 lần/phút chiếm tỉ lệ rất thấp từ 0%
đến 4%.
- Sinh viên ngành bác sĩ y học cổ truyền và cử nhân y tế công cộng
không có sinh viên nào có mạch trên 95 lần/phút.
Bảng 3.13.Phân loại mạch của sinh viên theo ngành hệ liên thông
Mạch

Ngành
≤75
(lần/phút)
76 - 85
(lần/phút)
86 - 95
(lần/phút)
>95
(lần/phút)
n
%
n
%
n

%
n
%
Bác sĩ đa khoa (n=68)
27
39,71
39
57,35
2
2,94
0
0,00
Bác sĩ y học cổ truyền (n=34)
18
52,94
16
47,06
0
0,00
0
0,00
Bác sĩ y học dự phòng (n=6)
2
33,33
3
50,00
1
16,67
0
0,00

Cử nhân điều dưỡng (n=34)
18
52,94
16
47,06
0
0,00
0
0,00
Cử nhân y tế công cộng(n=10)
6
60,00
4
40,00
0
0,00
0
0,00
Cử nhân kỷ thuật y học(n=18)
6
33,33
12
66,67
0
0,00
0
0,00
Dược sĩ (n=13)
5
38,46

7
53,85
1
7,69
0
0,00

23

- Sinh viên ngành cử nhân kỷ thuật y học có mạch từ 76-85l/p chiếm cao
nhất 66,67%;.
- Sinh viên các ngành có mạch từ 86-95 lần/phút chiếm tỉ lệ thấp nhất từ
0% đến 16,67%.
- không có sinh viên nào có mạch trên 95lần/phút.
Bảng 3.14. Phân loại HATT của sinh viên theo ngành hệ chinh quy

HATT

Ngành
<120
(mmHg)
120 -<130
(mmHg)
130 -139
(mmHg)
≥140
(mmHg)
n
%
n

%
n
%
n
%
Bác sĩ đa khoa (n=314)
225
71,66
63
20,06
21
6,69
5
1,59
Bác sĩ y học cổ truyền (n=20)
15
75,00
4
20,00
1
5,00
0
0,00
Bác sĩ y học dự phòng (n=67)
44
65,67
16
23,88
6
8,96

1
1,49
Bác sĩ răng hàm mặt (n=26)
16
61,54
10
38,46
0
0,00
0
0,00
Cử nhân y tế công cộng(n=12)
8
66,66
2
16,67
2
16,67
0
0,00
Cử nhân kỷ thuật y học(n=25)
16
64,00
7
28,00
1
4,00
1
4,00
Dược sĩ (n=64)

42
65,63
18
28,12
3
4,69
1
1,56
- Sinh viên ngành bác sĩ y học cổ truyền và bác sĩ đa khoa có tỉ lệ huyết
áp tối ưu tương đương nhau chiếm cao nhất 75% và 71,66%;
- Sinh viên các ngành có tỉ lệ tăng huyết áp rất thấp từ 0% đến 4%.
- không có sinh viên nào tăng huyết áp ở ngành bác sĩ răng hàm mặt,cử
nhân điều dưỡng và cử nhân y tế công cộng.


24

Bảng 3.15.Phân loại HATT của sinh viên theo ngành hệ liên thông
HATT

Ngành
<=120
(mmHg)
120-<130
(mmHg)
130-139
(mmHg)
≥140
(mmHg)
n

%
n
%
n
%
n
%
Bác sĩ đa khoa (n=68)
36
52,94
21
30,89
8
11,76
3
4,41
Bác sĩ y học cổ truyền (n=34)
18
52,94
9
26,47
3
8,82
4
11,77
Bác sĩ y học dự phòng (n=6)
1
16,67
4
66,66

1
16,67
0
0,00
Cử nhân điều dưỡng (n=34)
15
44,12
15
44,12
3
8,82
1
2,94
Cử nhân y tế công cộng(n=10)
7
70,00
2
20,00
1
10,00
0
0,00
Cử nhân kỷ thuật y học(n=18)
11
61,11
7
38,89
0
0,00
0

0,00
Dược sĩ (n=13)
6
46,15
2
15,39
5
38,46
0
0,00
- Sinh viên ngành cử nhân y tế công cộng có huyết áp tối ưu chiếm tỉ lệ
cao nhất70%.
- Sinh viên các ngành có tỉ lệ tăng huyết áp rất thấp chiếm từ 0%
đến 11,77%.
- không có sinh viên tăng huyết áp ở ngành bác sĩ YHDP,cử nhân
YTCC,cử nhân KTYHvà dược sĩ.
Bảng 3.16.Bệnh lý về mắt của sinh viên theo ngành hệ chinh quy
Bệnh về mắt
Ngành
Hai mắt
TKX
Mắt phải
TKX
Mắt trái
TKX
Khác
n
%
n
%

n
%
n
%
Bác sĩ đa khoa (n=314)
118
37,58
8
2,55
4
1,27
7
2,23
Bác sĩ y học cổ truyền (n=20)
8
40,00
0
0,00
0
0,00
2
10,00
Bác sĩ y học dự phòng (n=67)
24
35,82
2
2,99
0
0,00
0

0,00
Bác sĩ răng hàm mặt (n=26)
9
34,62
0
0,00
0
0,00
0
0,00
Cử nhân y tế công cộng(n=12)
2
16,67
0
0,00
0
0,00
0
0,00
Cử nhân kỷ thuật y học(n=25)
9
36,00
1
4,00
0
0,00
0
0,00
Dược sĩ (n=64)
20

31,25
2
3,13
2
3,13
0
0,00

×