Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

ảnh hưởng của phương pháp thuần hóa lên điều hòa ion của cá tra (pangasianodon hypophthalmus)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 59 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN

PHẠM MINH SANG

ẢNH HƯỞNG CỦA PHƯƠNG PHÁP THUẦN HĨA
LÊN ĐIỀU HỊA ION CỦA CÁ TRA
(Pangasianodon hypophthalmus)

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

2009

1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN

PHẠM MINH SANG

ẢNH HƯỞNG CỦA PHƯƠNG PHÁP THUẦN HĨA
LÊN ĐIỀU HỊA ION CỦA CÁ TRA
(Pangasianodon hypophthalmus)

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
Ts. ĐỖ THỊ THANH HƯƠNG



2


LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Cần Thơ,
Khoa Thủy Sản đã tạo điều kiện để tôi thực tập tốt nghiệp trong 3 tháng qua.
Xin chân thành biết ơn Cô giáo hướng dẫn, Tiến Sĩ Đỗ Thị Thanh Hương và Chị
Nguyễn Hương Thùy đã tận tình chỉ dạy, hướng dẫn và động viên trong suốt thời
gian tiến hành thí nghiệm và hồn chỉnh luận văn này.
Đặc biệt tơi xin gởi lời cảm ơn đến quý Thầy, Cô, các bạn trong Khoa thủy sản và
các bạn cùng lớp đã quan tâm, giúp đỡ để tơi thực hiện chun đề của mình. Cảm
ơn gia đình đã ln ủng hộ, quan tâm đến sức khỏe, hỗ trợ đủ kinh phí cho tơi
trong thời gian học tập và thực hiện chuyên đề.

Phạm Minh Sang

3


i

TĨM TẮT
Cá tra giống (Pangasanodon hypophthalmus) có trọng lượng trung bình 20-25g/con
được bố trí trong bể 200L, thể tích nước là 180L với mật độ 40con/bể. Thí nghiệm
gồm 6 nghiệm thức: tăng 1‰/ngày, 2‰/ngày, 3‰/ngày, 4‰/ngày, 5‰/ngày và
nghiệm thức đối chứng (0‰/ngày) cho đến khi đạt độ mặn khoảng 15-16‰ thì tiến
hành thu mẫu sau 3 giờ, 3 ngày, 6 ngày và 17 ngày. Kết quả, các yếu tố môi trường
như nhiệt độ (27,4-27,6ºC) và pH (8,1-8,6) đều nằm trong khoảng thích hợp cho cá.
ASTT giữa các nghiệm thức nước mặn tăng cao nhất ở lần thu mẫu sau 3 ngày

khoảng 320-340 mOsm/kg. Trong đó, nghiệm thức tăng 3‰/ngày (340 mOsm/kg)
cao hơn các nghiệm thức nước mặn còn lại nhưng khác biệt không ý nghĩa (p>0,05),
và các nghiệm thức nước mặn khác biệt có ý nghĩa với nghiệm thức đối chứng
(p<0,05). Ngày thứ 6 và 17, ASTT đều giảm giữa các nghiệm thức (p>0,05). Nồng
độ ion Na+, Cl- của các nghiệm thức đều tăng tại thời điểm 3 ngày, 6 ngày nhưng sau
đó giảm tại thời điểm 17 ngày. Các chỉ tiêu huyết học như hồng cầu có số lượng
giảm khi thu mẫu ở thời điểm 3 ngày và 6 ngày nhưng ổn định trở lại ở thời điểm 17
ngày và giữa các nghiệm thức ở thời điểm 17 ngày với nhau khác biệt khơng ý nghĩa
(p>0,05). Trong khi đó số lượng bạch cầu biến động khơng ổn định. Thí nghiệm
cũng cho thấy, tỷ sống của cá cao nhất ở nghiệm thức đối chứng (95,8%), các
nghiệm thuần hóa bằng cách tăng 1‰/ngày, 2‰/ngày, 3‰/ngày lần lượt là 79,2%,
78,3%, 66,7% và thấp nhất ở nghiệm thức tăng 4‰/ngày, 5‰/ngày là 38,3% và
48,3%.

4


MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn………………………………………………………………………….i
Tóm tắt…………………………………………………………………………….. ii
Mục lục....................................................................................................................i ii
Danh sách bảng ……………………………………………………………………iv
Danh sách hình……………………………………………………………………. v
Chương 1: Đặt vấn đề………………………………………………………………1
1.1 Giới thiệu……………………………………………………………………1
1.2 Mục tiêu đề tài………………………………………………………………1
1.3 Nội dung…………………………………………………………………….1
Chương 2: Tổng quan tài liệu………………………………………………………2
2.1 Một số đặc điểm sinh học của cá tra………………………………………..2

2.1.1 Phân loại………………………………………………………………2
2.1.2 Phân bố………………………………………………………………..2
2.1.3 Đặc điểm hình thái và sinh thái……………………………………….2
2.1.4 Đặc điểm sinh trưởng…………………………………………………3
2.1.5 Đặc điểm dinh dưỡng…………………………………………………3
2.1.6 Đặc điểm sinh sản……………………………………………………. 3
2.2 Sự điều hòa áp suất thẩm thấu…………………………………………… 4
2.2.1 Độ măn……………………………………………………………….. 4
2.2.2 Thuần hóa……………………………………………………………..4
2.2.3 Áp suất thẩm thấu…………………………………………………… .4
2.2.4 Hai phương thức điều hòa áp suất thẩm thấu chính………………….. 6
2.2.5 Ứng dụng việc điều hịa áp suất thẩm thấu trong nuôi trồng thủy sản..6
2.3 Một số kết quả nghiên cứu liên quan đến độ mặn…………………………. 7
Chương 3: Vật liệu và phương pháp nghiên cứu………………………………… 9
3.1 Thời gian và địa điểm……………………………………………………... 9
3.2 Vật liệu nghiên cứu……………………………………………………….. 9
3.3 Phương pháp nghiên cứu…………………………………………………. 9
3.3.1 Bố trí nghiệm thức…………………………………………………... 9
3.3.2 Theo dõi và chăm sóc………………………………………………. 11

5


3.3.3 Phương pháp thu và xử lý mẫu……………………………………....11
3.3.4 Phương pháp phân tích các chỉ tiêu huyết học………………………12
3.4 Phương pháp xử lý số liệu………………………………………………... 14
Chương 4: Kết quả và thảo luận…………………………………………………. 15
4.1 Các yếu tố môi trương……………………………………………………. 15
4.2 Khả năng điều hòa áp suất thẩm thấu…………………………………….. 16
4.2.1 Sự thay đổi ASTT trong cùng thời điểm bằng các phương pháp thuần

hóa khác nhau……………………………………………………………………. 16
4.2.2 Sự thay đổi ASTT theo thời gian trong cùng nghiệm thức………….18
4.3 Sự điều hòa ion…………………………………………………………… 20
4.4 Các chỉ tiêu huyết học……………………………………………………. 23
4.4.1 Hồng cầu……………………………………………………………. 23
4.4.2 Bạch cầu……………………………………………………………..25
4.5 Một số chỉ tiêu huyết học khác…………………………………………… 27
4.5.1 Số lượng huyết sắc tố……………………………………………….. 27
4.5.2 Tỷ lệ huyết cầu……………………………………………………… 27
4.5.3 Thể tích hồng cầu…………………………………………………… 30
4.5.4 Khối lượng trung bình của huyết cầu trong hồng cầu……………… 30
4.5.5 Nồng độ huyết sắc tố trong hồng cầu………………………………. 30
4.6 Tỷ lệ sống………………………………………………………………… 31
Chương 5: Kết luận và đề suất…………………………………………………… 32
5.1 Kết luận……………………………………………………………………32
5.2 Đề xuất…………………………………………………………………… 32
Tài liệu tham khảo………………………………………………………………...33
Phụ lục…………………………………………………………………………….35

6


DANH SÁCH BẢNG
Bảng 1: Kết quả đo các yếu tố môi trường
Bảng 2: Kết quả đo áp suất thẩm thấu của các nghiệm thức
Bảng 3: Kết quả đo ion Na+ (mmol/L) của các nghiệm thức
Bảng 4: Kết quả đo ion K+ (mmol/L) của các nghiệm thức
Bảng 5: Kết quả đo ion Cl- (mmol/L) của các nghiệm thức
Bảng 6: Số lượng hồng cầu qua các đợt thu mẫu
Bảng 7: Biến động số lượng hồng cầu trong cùng nghiệm thức

Bảng 8: Số lượng bạch cầu qua các đợt thu mẫu
Bảng 9: Biến động số lượng bạch cầu trong cùng nghiệm thức
Bảng 10: Một số chỉ tiêu huyết học

7


DANH SÁCH HÌNH
Hình 2.1: Hình dạng ngồi cá tra (Pangasiianodon hypophthalmus)
Hình 3.1: Hệ thống thí nghiệm
Hình 3.2: Máy ly tâm lạnh (trái) và máy hấp thụ quang phổ (phải).
Hình 3.3: Ống hematocrit (trái) và máy ly tâm (phải).
Hình 4.1: Thay đổi ASTT sau 3 giờ
Hình 4.2: Thay đổi ASTT sau 3 ngày
Hình 4.3: Thay đổi ASTT sau 6 giờ
Hình 4.4: Thay đổi ASTT sau 17 giờ
Hình 4.5: Sự thay đổi áp suất thẩm thấu theo thời gian
Hình 4.6: Nồng độ Cl- qua các đợt thu mẫu
Hình 4.7: Tỷ lệ sống của các nghiệm thức khi kết thúc thí nghiệm

8


CHƯƠNG 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Giới thiệu
Cá tra là một trong những lồi có giá trị kinh tế phổ biến ở đồng bằng Nam bộ Việt
Nam và một số nước Đông Nam Á (Campuchia, Thái Lan, Indonesia…) là một
trong các loài nuôi quan trọng của khu vực này.
Đồng Bằng Sông Cửu Long đã có truyền thống ni cá Tra phổ biến trong ao và bè.

Hiện nay, phương thức nuôi thâm canh cho năng suất rất cao, nuôi trong ao đạt tới
trên 300 tấn/ha, trong đăng quần tới 500 tấn/ha, trong bè đạt 100 – 150 kg/m3 nước
bè nuôi (Bộ Thủy Sản, 2004).
Cá tra cũng hiện là đối tượng thủy sản xuất khẩu chủ lực, mang lại nguồn ngoại tệ
đáng kể cho đất nước và góp phần nâng cao đời sống người dân. Sau 10 tháng đầu
năm 2008, xuất khẩu thủy sản của cả nước đạt 1.054.600 tấn, trị giá 3,828 tỷ USD.
Trong đó, cá tra, basa chiếm 32,4% với 550.070 tấn, trị giá 1,240 tỷ USD, đạt mức
tăng trưởng cao nhất ( />Tuy nhiên, số người nuôi cá tra ngày càng nhiều và thường mang tính tự phát sẽ
khiến mơi trường trở nên ô nhiễm, dịch bệnh dễ xảy ra…Đồng thời, một số nghiên
cứu gần đây cho thấy, cá tra có thể sống và tăng trưởng tốt ở các vùng lợ, mặn
nhưng chưa có nghiên cứu về các biến đổi sinh lý bên trong cơ thể cũng như phương
pháp thuần hóa nào là thích hợp khi ni ở các vùng này. Để đáp ứng một phần nhu
cầu trên, đề tài “Ảnh hưởng của phương pháp thuần hóa lên điều hịa áp suất
thẩm thấu và ion của cá tra” được thực hiện.
1.2 Mục tiêu đề tài
Nhằm tìm ra phương pháp thuần hóa thích hợp phục vụ cho việc ương, nuôi cá tra
trong môi trường nước lợ.
1.3 Nội dung
Xác định tỷ lệ sống và khả năng điều hòa áp suất thẩm thấu và ion của cá tra ở các
độ mặn khác nhau bằng các phương pháp thuần hóa khác nhau.

9


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Một số đặc điểm sinh học của cá tra
2.1.1 Phân loại
Cá Tra là một trong các loại của họ cá Tra (Pangasiidae) có ở hạ lưu sông Mê kông
(Cửu Long) địa phận Việt Nam (Phạm Văn Khánh, 2004).

Hệ thống phân loại:
Bộ cá Nheo (Siluriformes)
Họ cá Tra (Pangasiidae)
Giống cá Tra Dầu (Pangasianodon)
Lồi Pangasiianodon hypophthalmus. (Sauvage 1978).

Hình 2.1: Hình dạng ngồi cá tra (Pangasiianodon hypophthamus)
2.1.2 Phân bố

Ngồi tự nhiên cá sống ở lưu vực sông Cửu Long (Thái Lan, Lào, Campuchia và
Việt Nam). Ở nước ta cá bột và cá giống vớt được chủ yếu trên sông Tiền, cá trưởng
thành chỉ thấy trong các ao nuôi, rất ít khi tìm thấy trong tự nhiên.
Cá có khả năng sống tốt trong điều kiện ao tù nước đọng, nhiều chất hữu cơ, oxy
hịa tan thấp và có thể ni với mật độ rất cao (Nguyễn Văn Kiểm, 2004).
2.1.3 Đặc điểm hình thái và sinh thái

10


Cá thân dài, không vẩy, màu sắc đen xám trên lưng, bụng hơi bạc, miệng rộng.Cá
sống chủ yếu trong nước ngọt, có thể sống được ở vùng nước lợ có độ mặn dao động
10 – 14%o, có thể chịu đựng được nước phèn với pH lớn hơn hoặc bằng 4, ít chịu
đựng được nhiệt độ thấp dưới 15oC, chịu nóng tới 39oC (Phạm Văn Khánh. 2004).
2.1.4 Đặc điểm sinh trưởng
Cá trong tự nhiên có thể sống trên 20 năm, đã gặp cỡ cá trong tự nhiên 18 kg hoặc
có mẫu cá dài tới 1,8 m. Trong ao nuôi cá bố mẹ cho đẻ đạt tới 25 kg ở cá 10 tuổi.
Nuôi trong ao 1 năm cá đạt 1 – 1,5 kg/con (năm đầu tiên), những năm về sau cá tăng
trọng nhanh, có khi đạt tới 5 – 6 kg/năm.
2.1.5 Đặc điểm dinh dưỡng
Cá hết nỗn hồng thì thích ăn mồi tươi sống, vì vậy chúng ăn thịt lẫn nhau ngay

trong bể ấp. Chúng ăn các loại phù du động vật có kích thước vừa cỡ miệng của
chúng.
Khi cá lớn, tính ăn tạp thiên về động vật và dễ chuyển đổi loại thức ăn. Trong ao
ni, cá tra có khả năng thích nghi với nhiều loại thức ăn, kể cả thức ăn bắt buộc,
như mùn bã hữu cơ, cám, rau, phân hữu cơ, động vật đáy…(Phạm Văn Khánh,
2004).
2.1.6 Đặc điểm sinh sản
Tuổi thành thục: Cá tra đực thành thục ở tuổi thứ 2 và cá cái ở tuổi thứ 3 trở lên.
Mùa vụ thành thục của cá bắt đầu trong tự nhiên từ tháng 5 – 6 (dương lịch), cá đẻ
tự nhiên trên sơng ở những khúc sơng có điều kiện sinh thái phù hợp. Cá không đẻ ở
phần sông của Việt Nam. Ở Campuchia, bãi đẻ của cá nằm từ khu vực ngã tư giao
tiếp 2 con sông Mêkông và Tonlesap, từ Sombor, tỉnh Crache trở lên. Trong tự
nhiên, không gặp tình trạng cá tái phát dục. Chỉ có trong điều kiện ni nhân tạo, cá
tra có thể tái phát dục 1- 2 lần trong năm (Phạm Văn Khánh, 2004).
Theo Nguyễn Chung (2008) thì cá tra đẻ trứng dính vào giá thể đó là rễ của lồi cây
sống ven sơng Gimenila asiatica và sau 24 giờ thì trứng nở thành cá bột và trôi về
hạ nguồn. Buồng trứng của cá khi thành thục tương đối lớn. Hệ số thành thục của cá
đực thì thấp 1 – 3%, cịn cá cái có thể đạt tới 20%.
Số lượng trứng đếm được trong buồng trứng của cá tra có thể từ 200 ngàn đến vài
triệu trứng. Sức sinh sản tương đối dao động từ 70 ngàn đến 150 ngàn trứng. Kích
thước của trứng cá tra tương đối nhỏ. Trứng sắp đẻ có đường kính trung bình 1 mm.

11


Sau khi đẻ ra và hút nước đường kính trứng có thể tới 1,5 – 1,6 mm (Phạm Văn
Khánh, 2004).

2.2 Sự điều hòa áp suất thẩm thấu
2.2.1 Độ mặn

Độ mặn được định nghĩa là tổng các chất rắn hòa tan (TDS) trong nước. Độ mặn là
yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sự phân bố, sinh sản, dinh dưỡng và di
cư của thủy sinh vật (Trương Quốc Phú, 2004). Những cá chỉ chịu các thay đổi nhỏ
về nồng độ các chất hịa tan ở mơi trường ngồi được gọi là có tính hẹp muối, cịn
những lồi điều chỉnh được sự thẩm thấu theo biên độ rộng về độ mặn của mơi
trường thì gọi là có tính rộng muối (Nguyễn Anh Tuấn và ctv, 1999).
2.2.2 Thuần hóa
Là một quá trình liên quan đến những phản ứng về sinh lý và đặc tính của động vật
thủy sản đối với những thay đổi của mơi trường. Thuần hóa sẽ giúp động vật thủy
sản thích nghi dần với những thay đổi bên ngồi của mơi trường nhất là nhiệt độ và
độ mặn. Những thay đổi đột ngột sẽ làm rối loạn quá trình sinh lý bên trong cơ thể
của động vật thủy sản như q trình điều hịa áp suất thẩm thấu hay q trình hấp
thu oxy nếu khơng thích ứng kịp với những thay đổi bất thường dẫn đến tử vong
hoặc ảnh hưởng đến quá trình tăng trưởng sau này (Đỗ Thị Thanh Hương, 2004).
2.2.3 Áp suất thẩm thấu
Áp suất thẩm thấu là áp suất tạo nên bởi sự chênh lệch nồng độ các chất hòa tan của
hai dung dịch đặt cách nhau và được ngăn cách bởi màng bán thấm. Ở trong cơ thể,
màng tế bào là màng bán thấm và sự chênh lệch nồng độ các chất hòa tan trong dịch
tế bào và dịch cơ thể tạo nên một áp suất thẩm thấu (Bùi Lai và ctv, 1985).
Các chất hòa tan trong nước sẽ được vận chuyển qua màng theo gradien nồng độ (từ
nơi nồng độ cao đến nơi nồng độ thấp – cơ chế khuếch tán). Nước thấm qua màng
theo gradien áp suất thẩm thấu (từ nơi có thế nước cao đến nơi có thế nước thấp –
theo dốc nồng độ) được gọi là sự thẩm thấu.
Các chất tan có được khuếch tán qua màng vào bên trong tế bào hay khơng cịn tùy
thuộc vào sự chênh lệch về nồng độ của các chất tan giữa môi trường bên trong và
mơi trường bên ngồi tế bào. Nếu mơi trường bên ngồi một tế bào có nồng độ của
các chất tan lớn hơn nồng độ của các chất tan có trong tế bào thì mơi trường đó được
gọi là môi trường ưu trương so với môi trường bên trong tế bào đó. Khi ấy chất tan
12



có thể di chuyển từ mơi trường bên ngồi vào môi trường bên trong tế bào một cách
dễ dàng. Nếu mơi trường bên ngồi của một tế bào có nồng độ chất tan bằng nồng
độ chất tan có trong tế bào thì mơi trường như vậy được gọi là mơi trường đẳng
trương so với môi trường bên trong tế bào. Khi mơi trường bên ngồi có nồng độ các
chất tan thấp hơn so với nồng độ các chất tan có ở trong tế bào thì mơi trường đó
được gọi là môi trường nhược trương so với môi trường bên trong tế bào. Trong
trường hợp này thì các chất tan bên ngồi khơng thể khuếch tán vào bên trong tế bào
được.
Tham gia vào việc điều chỉnh áp suất thẩm thấu của máu, trước hết phải kể đến một
số các cation chủ yếu như Na+, K+, Ca2+, Mg2+, các cation này thường liên kết với
các anion tương ứng là Cl-, HCO3-, CO32-, HPO42-, trong đó muối NaCl chiếm từ 86
– 95% tổng số (Stroganov, 1962 trích dẫn bởi Bùi Lai và ctv, 1985). Đơn vị đo áp
suất thẩm thấu là OsMol, tương đương 22,4atm. Thường dùng là mOsMol là áp suất
thẩm thấu của 1/1000 Mol trong 1 lít nước. Áp suất thẩm thấu chủ yếu do Na+ và Clquyết định, ngoài ra còn một số chất khác như: HCO3-, K+, Ca++, PO4-, glucose,
protein, ure…Áp suất thẩm thấu giữ nước ở vị trí cân bằng, thay đổi áp suất thẩm
thấu làm thay đổi hàm lượng H2O trong tế bào và gây ra rối loạn chức năng tế bào.
Alan.G. Heath (2000) cho rằng áp suất thẩm thấu của các dịch lỏng và nước trong cơ
thể sinh vật được giữ ở trạng thái cân bằng động. Áp suất thẩm thấu trong máu cá
chủ yếu là do muối vơ cơ qui định, cá biển có hàm lượng muối trong máu cao hơn cá
nước ngọt. Mang cá có khả năng trao đổi nước cũng như các khí O2, CO2… với mơi
trường ngồi. Do đó, có dịng nước thẩm thấu ra khỏi cơ thể cá biển bởi vì hàm
lượng muối trong máu ít hơn trong nước biển. Ngược lại, có dịng nước thẩm thấu từ
ngồi vào trong cơ thể cá nước ngọt bởi vì hàm lượng muối trong máu cá cao hơn so
với mơi trường bên ngồi. Cá xương nước ngọt là động vật điều hịa tình trạng áp
suất thẩm thấu cao, khi vào môi trường nước lợ thận sẽ ngừng tạo ra nước tiểu và
lấy NaCl qua mang chỉ trong thời gian ngắn (vài phút đến 72 phút). Sau đó các ống
thận giảm tái hấp thu các chất điện phân để gia tăng nồng độ thẩm thấu (Đỗ Thị
Thanh Hương, 2000).
Áp suất thẩm thấu của máu các nhóm cá khơng giống nhau và có sự chênh lệch rõ

rệt so với môi trường nước của chúng. Máu cá sụn biển có áp suất thẩm thấu hơi cao
hơn so với mơi trường. Máu cá xương biển lại có áp suất thẩm thấu cao hơn môi
trường. Máu cá sụn và cá xương nước ngọt đều có áp suất thẩm thấu cao hơn nhiều
so với môi trường. Để đảm bảo cho sự ổn định của môi trường trong, cá cần phải

13


thích nghi điều hịa áp suất thẩm thấu của máu thì mới tồn tại được (Dương Tuấn,
1978).

2.2.3 Hai phương thức điều hịa thẩm thấu chính
Hyper-osmoregulation
Để điều hịa thẩm thấu ở các mơi trường có độ mặn thấp, nơi có sự thất thoát các ion
do thẩm thấu và nhận vào quá nhiều nước qua bề mặt của biểu bì mang, các động
vật này tạo ra thể tích nước tiểu rất lớn. Thận cũng chuyên hóa trong việc hấp thụ
các chất điện ly và thu các ion từ thức ăn và việc chủ động lấy ion. Ở nước ngọt, hầu
hết cá xương điều có một điện thế dương nhỏ vận chuyển qua mang, ưu tiên việc lấy
vào các anion (Cl-). Nhưng bởi vì các gradien nồng độ rất lớn, nên cả ion Na+ và Clđiều được bom chủ động vào máu qua lớp biểu mô của mang.
Hypo- osmoregulation
Ngược lại với trường hợp trên, các cá xương biển mất nước qua mang nên phải uống
nước để duy trì sự cân bằng thẩm thấu qua việc hấp thụ các muối và nước qua
đường dạ dày – ruột. Phương thức này đưa NaCl vào máu, nên NaCl cần được đưa
tích cực ra ngồi qua mang và biểu mơ của da, nơi có tính thấm thẩm thấu rất thấp.
Ở nước biển, điện thế qua mang lớn và dương, ưu tiên tiết cation (Na +), do đó Cl-, là
một ion chủ yếu được vận chuyển chủ động tại những nơi mà Na+ được tiết ra bị
động. Ở cá xương biển, cầu thận lọc kém, thậm chí một số khơng có cầu thận, nên
lượng nước tiểu do thận lọc ra rất ít lượng nước tiểu đẳng trương giàu các muối kim
loại hóa trị II.
2.2.4 Ứng dụng việc điều hịa áp suất thẩm thấu trong ni trồng thuỷ sản

Di nhập thủy sinh vật
Cá biển di cư vào nước ngọt, do áp suất thẩm thấu của máu cá quá cao so với môi
trường nên nước xâm nhập vào cơ thể rất mạnh. Để khắc phục tình trạng này, cá
phải thải bớt một lượng muối nhất định để giảm bớt sự chênh lệch áp suất thẩm thấu
của máu cá với môi trường. Những cá thể ở giai đoạn này thích nghi thì sống được,
nếu khơng sẽ chết.
Thuần hóa thủy sinh vật
Tơm sú được coi là lồi rộng muối, chúng có thể sống và phát triển trong phạm vi
nồng độ muối cao từ 0-45‰ (Phương, 2001 được trích bởi Nguyễn Thị Thu Hằng,

14


2005). Tuy nhiên đối với những biến đổi lớn chúng cần phải có thời gian thích nghi
dần.
Theo hướng dẫn kỹ thuật thuần hóa của sở thủy sản Cà Mau (2001) thời gian và
nồng độ muối của tôm sú như sau:
- Nếu nồng độ muối chênh lệch khơng q 5‰ thì khơng cần thuần hóa.
- Nếu giảm nồng độ muối từ 30‰ xuống 20‰ thì tốc độ thuần hóa 3‰/giờ.
- Nếu giảm nồng độ muối từ 20‰ xuống 10‰ thì tốc độ thuần hóa 2‰/giờ.
- Nếu giảm nồng độ muối từ 10‰ xuống 5‰ thì tốc độ thuần hóa 1‰/giờ.
Ứng dụng trong bảo quản tinh trùng
Khả năng thụ tinh của tinh trùng cao nhất cũng như tuổi thọ của chúng dài nhất khi
tiếp xúc với mơi trường nước có nồng độ muối tương đương với nồng độ muối của
tế bào (7-9‰) (Nguyễn Văn Kiểm, 2004).
Đối với cá nước ngọt, áp suất thẩm thấu của tế bào chất tinh trùng tương đương với
dung dịch nước muối NaCl 0,5%. Trong thời gian sinh sản, tinh trùng cá nước ngọt
được phóng vào nước có áp suất thẩm thấu thấp hơn, do đó nước có xu hướng thấm
vào trong tinh trùng làm cho nó bị trương lên. Vì thế, bảo quản tinh trùng trong nước
muối ≥ 0,5% (dung dịch đẳng trương) thì việc điều chỉnh áp suất thẩm thấu không

cần thiết nữa, năng lượng chỉ dùng cho nhu cầu vận động, do đó tuổi thọ của tinh
trùng tăng lên rất nhiều so với ở trong nước ngọt. Ứng dụng tính chất này, người ta
bảo quản tinh trùng trong dung dịch ở nhiệt độ thấp có thể sống được trong vòng 24
ngày.
Ứng dụng trong vận chuyển thủy sinh vật
Để giảm tiêu hao oxy trong quá trình vận chuyển thủy sinh vật, có rất nhiều biện
pháp trong đó sử dụng muối ăn (NaCl) cho vào nước trước khi vận chuyển để khống
chế sự phát triển của vi sinh vật. Tuy nhiên do ảnh hưởng đến áp suất thẩm, người ta
chỉ cho lượng NaCl vào môi trường không quá 10‰.
2.3 Một số kết quả nghiên cứu liên quan đến độ mặn
Hiện nay, có một số nghiên cứu về các đối tượng ni trong nước mặn, nhưng chủ
yếu tìm hiểu về sự tăng trưởng và nghiên cứu sự thay đổi sinh lý của chúng thì chưa
nhiều. Cá bóp (Rachycentron canadum), trọng lượng trung bình từ 6,0 – 6,7g được
ni trong bể 465 lít với độ mặn lần lượt là 5‰ và 15‰. Sau 8 tuần nuôi, hệ số thức
ăn là 1,05 (5‰) và 1,13 (15‰). Cá nuôi ở nồng độ muối 5‰ tăng trưởng bằng hoặc
15


tốt hơn cá nuôi ở nồng độ muối 15‰ (trọng lượng trung bình tăng 96,2-115,3g)
().
Saha, Bhattacharyya và Choudhury, đã làm thí nghiệm để so sánh, kết quả cho thấy:
Sự tăng trưởng của tôm sú giống trong môi trường nước lợ và tôm sú giống trong
môi trường nước mặn. Với mật độ là 10,5 con/m2, sản lượng thu hoạch sau 135 ngày
nuôi đạt 1563 kg/ha ở môi trường nước lợ và 1173 kg/ha ở môi trường nước mặn.
Cũng theo kết quả nghiên cứu, với mật độ thả nuôi là 16 con/m2 đã thu được 2274
kg/ha với môi trường nước lợ và 1974 kg/ha với mơi trường nước mặn
().
Thí nghiệm ni ghẹ xanh con (Portunus pelagicus) ở các độ mặn khác nhau:
5,10,15,20,25,35,40 và 45ppt được thực hiện trong 45 ngày. Tỷ lệ tử vong của ghẹ
xanh con cao (p<0,01) khi nuôi ở độ mặn nhỏ hơn hoặc bằng 15ppt và ở độ mặn

45ppt. Ở độ mặn 5ppt, ghẹ xanh con chết hoàn tồn sau 20 ngày ni. Tăng trưởng
và phát triển chậm khi nuôi ở 10ppt và ở 40ppt trở lên. Điểm đẳng áp là 1106
mOsm/kg tương đương với độ mặn khoảng 38ppt. Kết quả thí nghiệm chứng tỏ
khoảng độ mặn 25 – 35ppt thích hợp cho ni ghẹ xanh con (Portunus pelagicus)
()
Đỗ Thị Thanh Hương và ctv (2004) khảo sát sự thay đổi áp suất thẩm thấu và mức
độ tiêu hao oxy của tôm sú (Penaeus monodon) giống (PL15) dưới ảnh hưởng của
các độ mặn 0, 1, 3, 6 và 15‰ cho thấy mức tiêu hao oxy giữa các nghiệm thức khác
biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,01). Áp suất thẩm thấu của máu tôm ở nghiệm thức
0‰ khác biệt rất có ý nghĩa thống kê (p<0,01) so với các nghiệm thức còn lại. Áp
suất thẩm thấu ở nghiệm thức 1%o khác biệt khơng có ý nghĩa thống kê so với
nghiệm thức 3‰ nhưng có ý nghĩa thống kê với nghiệm thức 6‰ và 15‰ (p<0,01).
Áp suất thẩm thấu của tôm tăng dần từ nơi có độ mặn thấp đến nơi có độ mặn cao.
Patric Saoud và ctv (2007) nghiên cứu ảnh hưởng độ mặn 10, 15, 20, 25, 30, 35, 45,
và 50‰ lên khả năng điều hòa áp suất thẩm thấu của cá dĩa (Sisanus rivulatus), áp
suất thẩm thấu của cá đạt giá trị cao nhất là 435 mOsm ở nghiệm thức 50‰ khác
biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với các nghiệm thức còn lại. Áp suất thẩm thấu
của cá ở các nghiệm thức còn lại từ 10‰ đến 45‰ khác biệt khơng có ý nghĩa thống
kê (p<0,05). Khi nuôi cá ở độ mặn 25, 30, 35 và 40‰ thì chiều dài và khối lượng cá
khác biệt khơng có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Tuy nhiên, hàm lượng Cl- của các
nghiệm thức 35 và 40‰ khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức 25 và
30‰ (p<0,05).

16


CHƯƠNG 3
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời gian và địa điểm
Thời gian từ 2/2009 – 5/2009, thí nghiệm được tiến hành tại Bộ Dinh dưỡng và chế

biến thủy sản, Khoa Thủy Sản - Trường Đại Học Cần Thơ.
3.2 Vật liệu nghiên cứu
Bể nhựa (200 L), bể composite
Nhiệt kế, máy đo độ mặn, cân
Hệ thống máy sục khí
Máy đo ASTT Osmometer Fiske One – Ten.
Máy đo ion Cl- (MKII Chloride Analyzer 926s).
Máy đo ion Na+, K+ bằng máy đo Flame Photometer 420
Các dụng cụ khác như: Máy bơm, ống siphon, thau, xô, vợt…
Nguồn nước
Nước ngọt sử dụng là nước máy sinh hoạt và nguồn nước mặn lấy từ Vĩnh Châu
(70 – 100%o).
3.3 Phương pháp nghiên cứu
3.3.1 Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm gồm 5 nghiệm thức và một nghiệm thức đối chứng, mỗi nghiệm thức lập
lại 3 lần được bố trí hồn tồn ngẫu nhiên. Độ mặn sẽ được tăng từ 0‰ lên 16‰.
Nghiệm thức đối chứng: nghiệm thức 0‰.
Nghiệm thức 1: tăng 1‰/ngày
Nghiệm thức 2: tăng 2‰/ngày
Nghiệm thức 3: tăng 3‰/ngày

17


Nghiệm thức 4: tăng 4‰/ngày
Nghiệm thức 5: tăng 5‰/ngày
Cá được bố trí vào bể 200 L với mật độ 40 con/bể. Thể tích nước trong bể khoảng
180 L Sau khi thả cá vào bể, trữ khoảng 2 ngày cho cá ổn định rồi tiến hành nâng độ
mặn.


Hình 3.1: Hệ thống thí nghiệm
Phương pháp nâng độ mặn
Sử dụng nước ót (70 – 100‰) và nước máy sinh hoạt để pha đến các độ mặn theo
yêu cầu của thí nghiệm.
Các nghiệm thức nâng độ mặn mỗi ngày thay 30% lượng nước kết hợp nâng độ mặn
trong 30 phút. Nghiệm thức đối chứng thay bằng nước ngọt (30%). Sau khi rút nước
ra thì cấp nước mới và nước mặn đã được tính theo cơng thức:
C0V0-C2V2
C1 =
V1
Trong đó: C1: Độ mặn thay
V0: Thể tích bể ban đầu
C0: Độ mặn cần đạt tới
V2: Thể tích nước còn lại trong bể
C2: Độ mặn hiện tại trong bể

18


V1: Thể tích thay nước

3.3.2 Theo dõi và chăm sóc
Cho cá ăn thức ăn viên khoảng 30% đạm, kích cỡ 2 mm, mỗi ngày cho ăn 3-5%
khối lượng thân. Cá được cho ăn 2 lần/ngày (8 giờ và 16 giờ).
3.3.3 Phương pháp thu và xử lý mẫu
Môi trường
Đo nhiệt độ, pH mỗi ngày 2 lần (8h và 14h) bằng máy đo pH và nhiệt độ.
Theo dõi khả năng chịu đựng độ mặn
Xác định độ mặn và thời gian cá bắt đầu chết trong mỗi bể.
 Khi đang nâng độ mặn

 Khi đạt được độ mặn cần thiết
Mỗi ngày đếm số cá chết để xác định tỷ lệ sống.
Số cá còn lại
Tỷ lệ sống (%) =

x 100
Số cá thả

Theo dõi điều hòa áp suất thẩm thấu và ion
Thu mẫu máu đồng thời thu mẫu nước sau khi tăng độ mặn đến mức thí nghiệm 2
giờ. Khi đạt độ mặn tối đa theo yêu cầu thì thu mẫu sau 3 giờ, 3 ngày, 7 ngày, 17
ngày.
Thu mẫu nước
Thu nước trong 3 bể của mỗi nghiệm thức rồi cho vào Epedoff tube 1,5 mL và trữ
lạnh -20oC cho đến khi phân tích. Đo áp suất thẩm thấu trên máy Osmometer Fiske
One – Ten.
Thu mẫu máu
Mỗi nghiệm thức thu 9 con (3 con/bể). Dùng bơm tiêm hút lượng máu cần thiết (0,10,3mL/con) cho vào Ependorf tupe 1,5 ml và trữ lạnh trên nước đá. Mẫu máu thu
xong đem ly tâm ở 12.000 vòng/phút trong vịng 6 phút, nhiệt độ là 4oC. Sau đó thu

19


huyết tương của các mẫu ly tâm cho vào ống Ependorf tube 0,5 mL, được trữ lạnh 020 oC cho đến khi phân tích.

3.3.4 Phương pháp phân tích các chỉ tiêu huyết học
Phương pháp đếm hồng cầu
Hồng cầu được đếm bằng buồng đếm Neubauer. Dung dịch Natt Herrick dùng để
đếm hồng cầu được chuẩn bị bằng cách hòa tan: NaCl (3,88g), Na2SO4 (2,5g),
Na2PO4.12H2O (2,91g), KH2PO4 (0,25g), 7,5 ml formol (37%), Methyl violet (0,2g)

pha thành 1000ml, dung dịch được để qua đêm sau đó đem lọc qua giấy lọc và
chuẩn ở pH=7,3 trước khi sử dụng.
Cho 5 l máu vào trong ống ependorf có chứa 995 l Natt Herrick sau đó trộn đều,
dùng pipet cho dung dịch vào buồng đếm Neubauer. Đếm số lượng hồng cầu có
trong 5 ơ (mỗi ơ có 16 ơ nhỏ) trong tổng số 25 ơ có trong buồng đếm.
Số lượng hồng cầu được tính như sau:
A (tb/mm3) = a*(200/0,02)
Trong đó: A: số lượng tế bào hồng cầu trong 5 vùng đếm (tb/mm3)
200: độ pha loãng
0,02: thể tích của 5 vùng đếm
Phương pháp đo Hemoglobin
Hàm lượng Hemogloin được đo bằng thuốc thử Drabkin
Cách pha Drabkin: Gồm thuốc thử I (Regent I, HR I) và thuốc thử II (Regent II, HR
II).
- Thuốc thử I: pha 20g K3Fe(CN)6 trong 1000ml nước cất.
- Thuốc thừ II: pha 75g KHCO3 và KCN trong 1000ml nước cất.
- Pha 10 ml HR I và 10 ml HR II định mức thành 1000 ml với nước cất.
Cách đo: Pha loãng 10 l máu cá với 2,5 ml thuốc thử Drabkin trong cuvet. Thuốc
thử sẽ chuyển huyết sắc tố thành chất Syanomethemoglobin có màu vàng theo 2
phản ứng:
Postassium ferriccanide

20


Hb (Fe2+)

Methemoglobin
Postassium cyanide


Methemoglobin

Cyanomethemoglobin

Dùng máy hấp thụ quang phổ (UV spectrophotometer) đo mức độ hấp thụ ánh sáng
của dung dịch ở bước sóng 540 nm, nhiệt độ 20-250C. Số lượng huyết sắc tố được
tính theo cơng thức:
- Số lượng huyết sắc tố mmol/l (A) = (0,019 + 37,74 x a) x 0,621
(a: mức độ hấp thụ ánh sáng)
- Số lượng huyết sắc tố g/100ml = A x 1,6125

Hình 3.2: Máy ly tâm lạnh (trái) và máy so màu quang phổ (phải).
Xác định tỷ lệ huyết cầu (Hematorit) (%)
Máu thu được cho vào ống thủy tinh (Hematocrit tube) để đo tỷ lệ huyết cầu. Ly tâm
bằng máy ly tâm chuyên biệt trong 6 phút với tốc độ 12.000 vịng/phút. Dùng thước
đo có chia vạch để xác định tỷ lệ huyết cầu.
- Thể tích hồng cầu
MCV ( 3m) = (Tỷ lệ huyết cầu (%)/Số lượng hồng cầu (106/mm3) x 10
- Khối lượng trung bình của huyết cầu trong hồng cầu
MCH (pg/tb) = Huyết sắc tố (g/100 ml)/Số lượng hồng cầu (106/mm3) x 10
- Nồng độ huyết cầu trong hồng cầu
MCHC (%) = (Huyết sắc tố (g/100 ml)/Tỷ lệ huyết cầu (%)) x 100

21


Hình 3.3: Ống hematocrit (trái) và máy ly tâm (phải).
Phương pháp xác định số lượng tế bào bạch cầu
Cho một mẫu máu lên góc lam và dùng lamen để dàn đều mẫu máu về phía trước,
nhanh chóng làm khơ mẫu bằng cách đặt trước gió.

Mẫu sẽ được cố định trong methanol (khoảng 3 phút) rồi đem ra ngồi để khơ tự
nhiên trong 15 phút. Sau đó nhuộm mẫu theo phương pháp Humason, 1979
(Rowley, 1990 trích dẫn bởi Vương Thị Phương Thảo, 2007).
Quan sát dưới kính hiển vi ở vật kính 100X, tế bào bạch cầu sẽ được tính theo cơng
thức:
Tổng số bạch cầu: W = (h*H*1000000)/1500
h: số bạch cầu đếm được khi đếm 1.500 tế bào hồng cầu trên lam nhuộm.
H: số hồng cầu đếm đươc trên 1mm3 máu
3.4 Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu được trình bày bằng giá trị trung bình, độ lệch chuẩn và sự khác biệt giữa các
nghiệm thức được phân tích bằng phần mềm Excel và SPSS.

22


CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Các yếu tố môi trường
Nhiệt độ
Những tác nhân quan trọng ảnh hưởng đến điều hòa áp suất thẩm thấu phải kể đến là
nhiệt độ, sinh sản và đói. Khi thay đổi nhiệt độ, làm vi phạm cân bằng ion (Bùi Lai
và ctv, 1985).
Bảng số liệu trên cho thấy, nhiệt độ trung bình giữa các nghiệm thức dao động
không lớn, nhiệt độ thấp nhất là 24°C ở nghiệm thức đối chứng (tăng 0‰/ngày) và
nghiệm thức 2 (tăng 1‰/ngày). Nhiệt độ cao nhất là ở nghiệm thức 3 (tăng
2‰/ngày) nhưng cũng vào khoảng 27°C. Do được bố trí trong cùng điều kiện thí
nghiệm, nên nhiệt độ giữa các nghiệm thức hầu như tương đương nhau và khoảng
nhiệt độ này tương đối thích hợp. Theo Trương Quốc Phú (2006), tơm cá có thể chịu
đựng được nhiệt từ 20 - 35◦C, nhưng nhiệt độ thích hợp cho tơm cá là 25 - 32◦C.
pH

Khi pH môi trường quá cao hay q thấp đều khơng thuận lợi cho q trình phát
triển của thủy sinh vật. Tác động chủ yếu của pH quá cao hay quá thấp là làm thay
đổi độ thẩm thấu của màng tế bào dẫn đến làm rối loạn q trình trao đổi muối-nước
giữa cơ thể và mơi trường ngồi (Trương Quốc Phú, 2006). Nhìn vào bảng số liệu
trên cho thấy, pH giữa các nghiệm thức dao động từ 8,1-8,6. Các giá trị pH này
tương đối cao do nguồn nước ngọt được sử dụng để thay nước cho cá có pH thường
ở mức cao (pH>9). Nghiệm thức đối chứng là nghiệm thức nước ngọt hoàn toàn nên
pH cao nhất (pH=8,6). Nhìn chung, các giá trị pH của các nghiệm thức hơi cao
nhưng vẫn nằm trong khoảng thích hợp và khơng ảnh hưởng đến q trình sinh lý

23


của cơ thể. Khoảng pH thích hợp cho thủy sinh vật là 6,5-9 (Trương Quốc Phú,
2006).

Bảng 1: Kết quả đo các yếu tố môi trường
Nghiệm thức
ĐC
NT1
NT2
NT3
NT4
NT5

Sáng
Chiều
Sáng
Chiều
Sáng

Chiều
Sáng
Chiều
Sáng
Chiều
Sáng
Chiều

Nhiệt độ (°C)
27,1 ± 0,6
27,7 ± 0,64
27 ± 0,61
27,7 ± 0,66
27,3 ± 0,48
28,1 ± 0,55
27,1 ± 0,46
27,8 ± 0,54
27,2 ± 0,34
27,9 ± 0,53
27,2 ± 0,48
28 ± 0,59

Trung bình
27,4
27,4
27,7
27,5
27,6
27,6


pH
8,6 ± 0,33
8,5 ± 0,31
8,1 ± 0,32
8,1 ± 0,32
8,2 ± 0,31
8,1 ± 0,26
8,3 ± 0,19
8,3 ± 0,3
8,3 ± 0,22
8,3 ± 0,31
8,3 ± 0,26
8,2 ± 0,35

Trung bình
8,6
8,1
8,2
8,3
8,3
8,3

4.2 Khả năng điều hòa áp suất thẩm thấu.
4.2.1 Sự thay đổi ASTT trong cùng thời điểm bằng các phương pháp thuần hóa
khác nhau.
Kết quả đo áp suất thẩm thấu của các nghiệm thức được trình bày ở bảng 2.
Bảng 2: Kết quả đo áp suất thẩm thấu của các nghiệm thức
Nghiệm thức

Nước


ASTT (mOsm/kg)
0 giờ
3 giờ
213±43Aa 246±18Aa

3 ngày

6 ngày

17 ngày

250±19Aa 218±33Aa

246±18Aa

0‰/ngày (I)

0

1‰/ngày (II)

327

262±35Aa 292±34ABbc 336±13C b 294±13ABbc 315±29BCb

2‰/ngày (III)

346


249±22Aa 305±19BCc 320±14C b 280±29Bb

3‰/ngày (IV)

313

213±8Aa 285±40Bbc

340±33C b 293±26Bbc 322±35BCb

4‰/ngày (V)

320

229±35Aa 302±18Bc

328±51B b 324±37Bc

24

295±14BCb
256±29Aa


5‰/ngày (VI)

258±59Aa 268±13Aab

317


322±19B b 327±29Bc

316±34Bb

Các giá trị trên cùng một hàng có chữ cái hoa khác nhau và các giá trị trên cùng một cột có chữ cái
thường khác nhau thì khác biệt nhau có ý nghĩa thống kê (p<0,05).

400
350

400
(mOsm/kg)

Nước

300
250
200

Máu

150

250

Máu

200

y


ày

/n


/n
g

4‰

5‰

y
/n

y

/n


3‰

1‰

2‰

/n

y


/n

y

/n

y

5‰

/n

y

4‰

3‰

/n

y

/n

y

2‰

400


300

Nước

250

(mOsm/kg)

350

Máu

200

300

Nước

250

Máu

200

y
/n


5‰


y
/n

y

y

/n


4‰

1‰

25

/n


/n

y

y
/n


y
5‰


/n


y
4‰


/n

/n


3‰

2‰

/n


y

150
y

150

350

3‰


1‰

Nước

Hình 4.2: Thay đổi ASTT sau 3 ngày

400
(mOsm/kg)

300

150

Hình 4.1: Thay đổi ASTT sau 3 giờ

1‰

350

2‰

(m Osm /kg)

Cá xương nước ngọt là động vật điều hịa tình trạng Hyperosmotic (áp suất thẩm
thấu lớn hơn môi trường) (Đỗ Thị Thanh Hương ,2000). Ở cá tra cũng vậy, mang cá
có khả năng hấp thu NaCl ngồi mơi trường, trong khi đó thận có chức năng tạo ra
nhiều nước tiểu. Nhưng khi vào môi trường có nồng độ muối cao thì cá bắt đầu điều
chỉnh, đầu tiên là mang ngừng lấy NaCl sau đó thận sẽ giảm việc tao ra nước tiểu.
Bảng 2 cho thấy, ASTT của máu cá trước khi nâng độ mặn (0 giờ) khác biệt khơng

có ý nghĩa thống kê (p>0,05), và dao động 213-262 mOsm. Nhưng khi thuần hóa
đến độ mặn theo yêu cầu (15-16 ‰) sau 3 giờ đã có sự thay đổi. Áp suất thẩm thấu ở
nghiệm thức đối chứng (0‰/ngày) thấp nhất, đạt 246 mOsm và khác biệt có ý nghĩa
so với các nghiệm thức nước mặn (p<0,05), trừ nghiệm thức tăng 5‰/ngày khơng
có sự khác biệt (p>0,05). Giữa các nghiệm thức tăng 1, 2, 3, 4‰/ngày thì khơng
khác biệt nhau. Do q trình thuần hóa mới kết thúc khoảng 3 giờ, muối bên ngoài
chưa xâm nhập nhiều vào cơ thể nên ASTT của các nghiệm thức nước mặn thấp hơn
mơi trường nước (Hình 4.1).


×