Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

TIỂU LUẬN môn lý luận văn học NHỮNG điểm TƯƠNG ĐỒNG và KHÁC BIỆT căn bản GIỮA ký văn học và ký báo CHÍ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (356.49 KB, 17 trang )

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUN TRUYỀN
KHOA XUẤT BẢN
-----🙞🙞🙞🙞🙞-----

TIỂU LUẬN
Mơn: Lý luận Văn học
NHỮNG ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT
CĂN BẢN GIỮA KÝ VĂN HỌC VÀ KÝ BÁO CHÍ

Sinh viên thực hiện:
Lớp:
Mã SV:

Hà Nội, tháng 5/2021


Phạm Thị Băng Tâm

Mã SV 2056050046

MỤC LỤC
A.

LỜI MỞ ĐẦU.............................................................................................3

1. Lý do chọn đề tài............................................................................................3
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu...............................................................4
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................4
4. Phương pháp nghiên cứu..............................................................................4
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn......................................................................4
6. Kết cấu tiểu luận............................................................................................4


B.

NỘI DUNG..................................................................................................6

I. Các khái niệm.................................................................................................6
II.

Điểm tương đồng và khác biệt căn bản giữa ký văn học và ký báo chí. 8

1. Trên phương diện mục đích và tính chất thông tin.................................8
2. Trên phương diện ngôn từ.......................................................................10
3. Trên phương diện chi tiết.........................................................................11
4. Trên phương diện kết cấu........................................................................12
5. Trên phương diện mức độ sáng tạo và hư cấu.......................................13
III. Tổng kết.....................................................................................................15
C.

TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................16

2


Phạm Thị Băng Tâm

Mã SV 2056050046

A. LỜI MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
Từ thập kỷ 60 sang đến đầu thập kỷ 70 của thế kỷ XX, ở nước ta đã từng
có những cuộc bàn luận, tranh luận về những vấn đề xung quanh ký với sự

tham gia của nhiều nhà văn và các nhà nghiên cứu nổi tiếng. Đứng trước câu
hỏi có nên phân chia thành ký văn học và ký báo chí hay khơng, đã có rất nhiều
quan điểm trái ngược nhau. Có ý kiến cho rằng sự phân chia đó là cần thiết và
cơ sở phân chia đó ở chất lượng nghệ thuật. Khi đó, ký báo chí là những bài ký
có chất lượng nghệ thuật thấp hoặc khơng có nghệ thuật mà chỉ đơn giản là
cung cấp thông tin cho công chúng. Ngược lại, ký văn học có chất lượng nghệ
thuật cao hơn. Bên cạnh đó cũng có những người cho rằng khơng nên có sự
phân chia đó vì theo họ, bản chất của ký chỉ có một. Nếu có sự khác nhau thì là
ở chỗ nhà văn viết ký khác với nhà báo viết ký.
Với một sinh viên đang theo học ngành Báo chí, sự phân chia và nhận biết
những điểm tương đồng và khác biệt căn bản giữa ký văn học và ký báo chí là
cần thiết. Sự hiểu biết chính xác đó sẽ giúp tiếp cận đúng tính chất và mục đích
của mỗi thể loại ký văn học hay ký báo chí đồng thời hình thành kỹ năng, tư
duy hợp lý trong việc sáng tạo tác phẩm ký.
Tuy nhiên, kho tàng văn học và báo chí nói chung và ký nói riêng là vơ
cùng rộng lớn. Vậy nên, với những hạn chế về kiến thức và thời gian tìm hiểu,
trong quá trình thực hiện tiểu luận em khơng tránh khỏi những thiếu sót. Em
mong sẽ nhận được góp ý của các thầy cơ để hồn thiện hơn nữa kiến thức của
bản thân mình.
3


Phạm Thị Băng Tâm

Mã SV 2056050046

2.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Phân tích những điểm tương đồng và khác biệt căn bản của ký văn học và
ký báo chí, từ đó xây dựng cái nhìn hợp lý, chính xác hơn về hai thể loại này
trong bối cảnh đời sống văn học và đời sống báo chí của nước ta hiện nay.

3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Những điểm tương đồng và khác biệt căn bản của
ký văn học và ký báo chí.
Phạm vi nghiên cứu: Giới hạn trong nền văn học và báo chí nước ta, đặc
biệt trong thời kỳ đổi mới hiện nay.
4.Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng kết hợp các phương pháp như: Phân tích, tổng hợp, phân loại, so
sánh,…
5.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Việc xác định những điểm tương đồng và khác biệt căn bản giữa ký văn
học và ký báo chí góp phần xây dựng nhận thức chính xác về hai thể loại này
đồng thời tác động vào thực tiễn sáng tạo tác phẩm ký.
6.Kết cấu tiểu luận
A. Lời mở đầu
B. Nội dung
I.
II.

Các khái niệm
Nhưng điểm tương đồng và khác biệt căn bản giữa ký văn học và ký
báo chí
1. Trên phương diện mục đích và tính chất thơng tin
4


Phạm Thị Băng Tâm

Mã SV 2056050046

2. Trên phương diện ngôn từ

3. Trên phương diện chi tiết
4. Trên phương diện kết cấu
5. Trên phương diện mức độ sáng tạo và hư cấu
III.
C.

Tổng kết
Tài liệu tham khảo

5


Phạm Thị Băng Tâm

Mã SV 2056050046

B. NỘI DUNG
I.Các khái niệm
Ký là một loại hình văn học đặc thù với quá trình phát triển đặc biệt. Đây
là một trong các thể loại báo chí chính luận nghệ thuật, được nhiều người sử
dụng trong sáng tác văn học và làm báo. Ký có những đặc điểm lớn như sau:
Thứ nhất, ký phản ánh những vấn đề, sự kiện, con người có thật, điển hình,
ln cố gắng đảm bảo tính chân thực, chính xác của nội dung; thứ hai, ký có
hình thức co giãn thể loại linh hoạt, giọng điệu phong phú; thứ ba, cái tơi trần
thuật trong thể loại ký báo chí là nhân chứng thẩm định hiện thực. Chính những
đặc điểm này đã tạo cho ký một diện mạo riêng, tiếng nói riêng trong văn học,
báo chí và tạo ra kênh giao tiếp riêng đối với công chúng.
Ký là loại văn học trung gian, nằm ở "đường biên văn học". Nói vậy bởi
ký viết về sự thật với cách kể chuyện, tổ chức ngơn từ ấn tượng. Ký mang trong
mình cả phẩm chất văn học và phẩm chất báo chí. Ở ký vừa có ngun tắc tơn

trọng sự thật và định hướng, giáo dục cơng luận của báo chí, vừa có cái ngôn
ngữ linh hoạt, ấn tượng của văn học. Những người viết ký thường là những nhà
văn, nhà báo giàu phẩm chất nghệ sĩ, giàu tiềm năng ngôn từ với sứ mệnh thể
hiện những biến cố, sự kiện bằng nhãn quan độc đáo. Nhân vật trong ký cũng
được tạo hình ấn tượng, khó quên bằng cách chạm khắc nhân vật theo lối văn
chương một cách chừng mực. Nếu bỏ qua điều này thì tác phẩm khi đó chỉ đơn
thuần là một bài phản ánh, cịn nếu lạm dụng q thì thành lại văn nghệ. Cái
khó của người viết ký nằm ở chỗ biết điều chỉnh để cân bằng giữa chất báo và
chất văn, giống như cách Vũ Trọng Phụng biết thả vào sự thật chút khơng khí
ma qi, để những phóng sự của ơng thêm phần lung linh, mới mẻ.

6


Phạm Thị Băng Tâm

Mã SV 2056050046

Khái niệm ký văn học và ký báo chí mới xuất hiện phổ biến trong đời
sống nghiên cứu văn học và báo chí từ giữa thập kỷ 60 của thế kỷ XX, khi bùng
nổ các cuộc tranh luận lớn về ký. Đến năm 1980, trong cơng trình ''Ký viết về
chiến tranh cách mạng và xây dựng chủ nghĩa xã hội'', tác giả Hà Minh Đức
khẳng định: "Tuy ký văn học trong một số trường hợp mang theo đặc điểm của
báo chí, nhưng khơng thể nào trùng hợp với báo chí vì đặc trưng cơ bản của ký
văn học và văn học và đặc trưng cơ bản của ký báo chí vẫn là báo chí". Có thể
thấy, đứng trước yêu cầu phân loại ký văn học và ký báo chí, đã có những quan
niệm trái ngược nhau.
Ký văn học là khái niệm xác định hệ thống các tác phẩm ký có ý thức
khai thác các giá trị thẩm mỹ thông qua việc phản ánh các sự thật khách quan,
nó dung chứa những phẩm chất cơ bản của một văn bản nghệ thuật. Ký văn học

xuất phát từ người thật, việc thật và luôn cố gắng xây dựng hình tượng nghệ
thuật. Đặc trưng hình tượng ln ln chi phối trong các tác phẩm ký văn học.
Nhà văn khơng bao giờ chỉ dừng lại ở chỗ trình bày sự thật mà sự thật chỉ là
xuất phát điểm, là cái cớ để thơng qua đó trình bày quan niệm thẩm mỹ của
mình. Ký văn học sử dụng bút pháp nghệ thuật của văn học nói chung để tạo ra
một giọng điệu phong phú, sinh động với cái tôi là cái tơi thẩm mỹ. Chính bởi
vậy, bên cạnh những thủ pháp nghệ thuật khác, thủ pháp hư cấu vẫn thường
được tác giả ký văn học sử dụng.
Ngược lại, ký báo chí là khái niệm hàm chỉ các tác phẩm ký hướng tới
yêu cầu thông tin sự thật xác thực trong tính thời sự cập nhật của các đối tượng
được phản ánh. Với tư cách là người truyền đạt thông tin tới cơng chúng, nhà
báo ln tìm tịi những hình thức mới để ký báo chí vượt qua khỏi cái khung
của lối văn thơng tấn mà vẫn đảm bảo được tính xác thực, tính thời sự của nội
7


Phạm Thị Băng Tâm

Mã SV 2056050046

dung được phản ánh. Với hình thức kết cấu tương đối co giãn và bút pháp đa
dạng, đặc biệt là sự xuất hiện của cái tơi trần thuật sẽ giúp nhà báo có thể truyền
đạt thông tin một cách phong phú, hấp dẫn hơn so với các thể loại báo chí khác.
Với ý nghĩa đó có thể thấy rằng sự hình thành và phát triển của ký báo chí gắn
liền với hoạt động sáng tạo của nhà báo.

II. Điểm tương đồng và khác biệt căn bản giữa ký văn học và ký báo chí
Việc phân định ranh giới giữa ký văn học và ký báo chí nhằm chỉ ra những
nét tương đồng và khác biệt giữa chúng. Tuy đây chỉ là những thao tác học
thuật mang tính tương đối nhưng đây sẽ là cơng việc cần thiết và bổ ích cho cả

phạm vi lý luận lẫn thực tiễn sáng tạo tác phẩm. Những khác biệt căn bản giữa
hai thể loại này cũng sẽ là sựu mách bảo quan trọng và cần thiết cho người cầm
bút khái thác đúng các phẩm chất đặc trưng của mỗi loại hình.
1. Trên phương diện mục đích và tính chất thông tin
1.1.

Sự tương đồng
Cả ký văn học và ký báo chí đều tơn trọng tính thời sự cập nhật và
tính xác thực của các đối tượng được phản ánh. Dù là nhà văn hay nhà
báo khi sáng tạo tác phẩm ký, đặc biệt là các loại ký tự sự có ưu thế mô
tả và điều trần thực tại khách quan nhanh nhạy, chính xác đều rất chú ý
đến tính thời sự và độ chính xác của các thơng tin. Sự hấp dẫn của tác
phẩm có được một phần nhờ vào độ tươi mới của các biến cố sự kiện.
niềm tin của người đọc chỉ có thể có được trước các thơng tin chính xác
của người viết. Nếu thơng tin sai lệch so với các sự kiện bản thể, tác
phẩm ký sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng về nhiều mặt.

8


Phạm Thị Băng Tâm

1.2.

Mã SV 2056050046

Sự khác biệt
Cũng trên phương diện mục đích và tính chất thơng tin, giữa ký
văn học và ký báo chí có sự khác biệt căn bản.
- Ký báo chí địi hỏi tính thời sự và tính xác thực của thơng tin một

cách nghiêm ngặt, mang tính bắt buộc, trong khi ký văn học chỉ
địi hỏi điều này ở mức độ tương đối. Ký báo chí chủ yếu viết về
cái đang xảy ra hoặc mới xảy ra ở thực tại, trong khi ký văn học
có thể viết về các sự kiện đã có độ lùi thời thời gian, bởi tính thời
sự trong ký báo chí nhiều khi theo sát diễn biến của sự kiện khách
quan trong từng thời khắc.
Ví dụ: Với cùng sự kiện vụ đắm đị ở Quảng Bình vào chiều
30 Tết Ngun Đán năm 2008, sẽ ngay lập tức có loạt bài phóng
sự thơng tin cập nhật về nguyên nhân và thiệt hại (ký báo chí), thế
nhưng sau đó nhiều tuần, thậm chí hàng tháng mới xuất hiện
những phóng sự, những bút ký văn học về sự kiện này.
- Ký báo chí chạy theo sự kiện nhằm đáp ứng nhu cầu nhận thức,
bức xúc của cơng luận về quy mơ đích thực của sự kiện. Ký văn
học đến với sựu kiện cốt để ngẫm ngợi những bài học nhân sinh,
thế sự sâu xa toát ra từ sự kiện. Điều này cũng tương tự với việc
các ký giả thường khai thác thông tin các sự kiện nóng hổi, chính
xác qua ký tự sự và khai thác chất suy tư, giàu tâm tưởng, gần với
văn chương qua các thể loại ký trữ tình hoặc chính luận.
Ví dụ: Với cùng sự kiện đại dịch Covid19 bùng nổ tại Ấn Độ
trong thời gian qua, ký báo chí sẽ tập trung khai thác những số
liệu cụ thể về số người mắc, số người tử vong qua từng thời điểm
9


Phạm Thị Băng Tâm

Mã SV 2056050046

(quy mô của sự kiện), như: "Dù số người mắc Covid-19 tại Ấn
Độ trong tuần này giảm đáng kể so với đợt cao điểm đầu tháng

5-2021, nhưng số ca tử vong vẫn duy trì ở mức cao. Ngày 18-5,
nước này có 4.525 ca tử vong do Covid-19, mức cao nhất mà một
quốc gia từng ghi nhận kể từ khi đại dịch bùng phát"
Trong khi đó ký văn học có thể đưa ra những góc nhìn khác
như sự thật đằng sau những con số được công bố về số ca mắc, số
ca tử vong, nguyên nhân sâu xa dẫn đến đại dịch hay câu chuyện
của những con người làm công việc đặc biệt trong đại dịch đó, mà
cụ thể ở đây là những nhân viên đốt xác. Những câu chuyện này
được thể hiện trong phóng sự "Nhân viên đốt xác - những người
khốn khổ giữa đại dịch COVID-19 tại Ấn Độ" của tác giả Hoài
Thanh.
2. Trên phương diện ngôn từ
II.1. Sự tương đồng
Cả ký văn học và ký báo chí đều lấy ngơn từ với tất cả những
phẩm chất vốn có của nó về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, phong cách,...
làm phương tiện biểu đạt. Ký văn học hay ký báo chí đều có ý thức đan
xen ở mức độ phù hợp giữa văn phong thông tấn và các phương tiện
biểu cảm.
II.2. Sự khác biệt
Ký báo chí thường có xu hướng khai thác tối đa các hình thức ngơn
từ mang sắc thái biểu cảm trung tính, giàu màu sắc thơng tấn. Vì thế
ngơn ngữ ký báo chí thường rất xác chỉ về bản chất đối tượng được

10


Phạm Thị Băng Tâm

Mã SV 2056050046


phản ánh. Ngôn ngữ ký báo chí hạn chế sự đa nghĩa của các từ ngữ
trong diễn ngơn.
Ngược lại, ký văn học có khả năng khai thác rộng rãi mọi sắc thái
biểu cảm khác nhau của ngơn ngữ. Vì thế ngơn ngữ ký văn học lưu
động sắc nét những dấu ấn cá nhân chủ quan của người viết. Ký văn học
cũng sử dụng thường xuyên hơn các thủ pháp tu từ, chuyển nghĩa nhằm
tạo dựng những câu văn có hồn, giàu hình tượng hình ảnh để lại cho
người đọc những tác động mỹ cảm sâu sắc.
Ví dụ: Trong bài viết Ngàn năm "bia mạng" của tác giả Nguyễn
Sĩ Dũng có đoạn "Internet và các kênh truyền thơng ngày nay có vẻ là
thứ bia cịn trơ trơ hơn cả bia miệng. Công bằng hay không công bằng,
chính xác hay chưa chính xác, những thơng tin, phê phán được đưa lên
mạng thường lan truyền với tốc độ chóng mặt và gần như khơng thể tẩy
xóa. Hiệu ứng chúng gây ra nhiều khi thật khủng khiếp… Trong lúc
chưa có một đạo luật như vậy, ý thức bảo vệ quyền riêng tư cho mình
cũng như cho mọi người rất quan trọng: cẩn trọng với lời nguyền của
thời đại 4.0, rằng "ngàn năm bia mạng sẽ còn trơ trơ"". Ở đây, "bia
mạng'' là ẩn ý cho những ý kiến trái chiều của cư dân mạng về mỗi vấn
đề trong cuộc sống. Việc chơi chữ dựa theo câu ca dao “Trăm năm bia
đá vẫn mịn/Nghìn năm bia miệng vẫn cịn trơ trơ” khiến bài viết trở
nên giàu hình ảnh và để lại ấn tượng trong lòng người đọc sâu sắc hơn.
3. Trên phương diện chi tiết
3.1.

Sự tương đồng
Ký văn học cũng như ký báo chí đều có ý thức tăng cường hiệu
quả phản ánh và hiệu ứng tác động nhờ vào hệ thống các chi tiết được
11



Phạm Thị Băng Tâm

Mã SV 2056050046

lựa chọn và tổ chức trong tác phẩm. Những tác phẩm ký được giải gần
đây ở cả hai lĩnh vực văn học và báo chí đều là những tác phẩm đã
chưng cất được trong đó những “chi tiết là vàng”, có khả năng gây ám
ảnh đặc biệt đối với người đọc.
3.2.

Sự khác biệt
Chi tiết ở ký báo chí chủ yếu là các chi tiết xác thực được khai thác
từ chính hiện thực nguyên dạng ở ngoài đời mà đi vào tác phẩm.
So với ký báo chí, các chi tiết trong ký văn học thường có dung
lượng lớn và đa dạng hơn. Ở đó có những chi tiết hiện thực của cuộc
sống, cũng có thể có cả những chi tiết mơ hồ, phi định lượng. Bên cạnh
đó, chi tiết trong ký văn học thường gắn với tính quan niệm của chủ thể
phản ánh vậy nên giàu sức biểu hiện và tạo hình khách thể, chúng có thể
trở thành những chi tiết "biết nói", "biết cảm" hấp dẫn đối với người
đọc. Ký văn học của một số cây bút giàu cá tính thời kỳ đổi mới như
Xuân Ba, Vũ Hữu Sự, Hồng Minh Tường cịn mạnh dạn khai thác cả
những chi tiết hoang tưởng, huyễn hoặc mà ở ký báo chí người ta
thường rất dè chừng hoặc né tránh sử dụng.
Ví dụ: Trong tùy bút "Người lái đị sơng Đà", Nguyễn Tn gây
ấn tượng bởi các chi tiết miêu tả các trùng vi thạch trận hay những chi
tiết miêu tả con sơng trữ tình ở nét tính cách. Đây đều là nhwuxng chi
tiết được nghệ thuật hóa

4. Trên phương diện kết cấu
4.1.


Sự tương đồng
Ký văn học cũng như ký báo chí đều đặt kết cấu vào vị trí quan
trọng trong việc tạo ra hiệu quả phản ánh và tác động của tác phẩm.
12


Phạm Thị Băng Tâm

Mã SV 2056050046

Nhiều loại kết cấu thông dụng thường là lối đi chung cho các nhà văn
và các nhà báo, ví dụ như kết cấu tuyến tính, kết cấu liên hoàn các sự
kiện, kết cấu đối lập, tương phản; kết cấu hồi cố, lần tìm; kết cấu đan
xen hay đẳng lập, có hoặc phi cốt truyện, kết cấu liên tưởng.
4.2.

Sự khác biệt
Do mục đích và tính chất thơng tin chi phối, các tác phẩm ký báo
chí thường khai thác các hình thức kết cấu thơng dụng có điều kiện
chuyển tải thông tin sáng rõ, dễ tiếp nhận với người đọc như kết cấu
tuyến tính, kết cấu liên hoàn các sự kiện, kết cấu tương phản.
Ngược lại, mức độ cách tân linh hoạt các kiểu kết cấu thuộc về các
tác phẩm ký văn học đặc sắc. Ký văn học thường lạ hóa nghệ thuật kết
cấu nhằm tăng cường tiềm năng thẩm mỹ cho tác phẩm. nhiều tác phẩm
ký sự đặc sắc của Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Xuân Ba, Vũ Hữu Sự,
Hoàng Minh Tường, Huỳnh Dũng Nhân,… kết cấu theo lối "truyện
hóa" rất ấn tượng mà trong điều kiện thông tin cập nhật, hướng tới đại
chúng, ký báo chí khó có điều kiện khai thác và tận dụng.
Ví dụ: Phóng sự "Việc làng" của Ngơ Tất Tố được kết cấu theo

lối "truyện hóa", kể những câu chuyện về các hủ tục ở nơng thơn, từ đó
nhấn mạnh mặt tiêu cực và tính chất phong kiến ở làng quê Việt Nam
thời Pháp thuộc.

5. Trên phương diện mức độ sáng tạo và hư cấu
5.1.

Sự tương đồng
Người ta vẫn thường nói đến điều kiện cần thiết cho việc sáng tạo
một tác phẩm ký trung thực là chủ thể sáng tạo phải có dịp được chứng
kiến sự kiện ấy bằng trạng thái “mắt thấy tai nghe”. Đó là một điều kiện
13


Phạm Thị Băng Tâm

Mã SV 2056050046

lý tưởng song không phải lúc nào người viết cũng có thể có được một
cách dễ dàng. Người viết ký có thể viết về sự kiện nhờ nghe kể lại, thậm
chí nhờ đọc nguồn ‘tư liệu tĩnh” mà khai thác chất liệu cho bài viết. dù
ở tư thế nào trong tương quan với đối tượng miêu tả, kể cả trong trường
hợp có dịp chứng kiến sự kiện trực tiếp thì người viết vẫn khó có thể
bao quát được hết sự việc với mọi chiều kích, góc cạnh của nó. Nói như
nhà văn Nguyễn Khải, thì cùng một lúc, thì người ta "khơng thể vừa là
người này lại vừa là người kia, không thể vừa ở công việc này lại vừa ở
công việc khác được". Người viết rõ ràng khơng phải kẻ trăm tay nghìn
mắt để có thể bao qt tồn vẹn sự kiện.
Những khó khăn trong quá trình xử lý, tiếp cận tư liệu như trên
chính là nguồn gốc của sự sáng tạo và hư cấu – thao tác tất yếu của quá

trình nhận thức đối tượng phản ánh thông qua các giác quan gián cách
và tổng hợp. Hư cấu và sáng tạo là những yếu tố có thể xuất hiện tự
nhiên trong q trình sáng tạo tác phẩm ký. Sáng tạo và hư cấu đối khi
càng có dịp được khai thác khi nó trở thành phương tiện trợ thủ đắc lực
cho quá trình giáo dục và định hướng công luận phù hợp với một nhãn
quan chính trị hay phẩm chất đạo đức nhất định của người viết ký.
5.2.

Sự khác biệt
Hư cấu và sáng tạo là khả năng có thể trong q trình sáng tạo tác
phẩm ký song mức độ và cách thức hư cấu có sự khác nhau cơ bản giữa
hai loại ký văn học và ký báo chí. Mức độ hư cấu và sáng tạo ở đây phụ
thuộc trực tiếp vào đặc trưng của thể loại:
- Ký báo chí vốn rất hạn chế, dè dặt, thậm chí triệt tiêu hư cấu sáng
tạo trong một số thể loại ký báo chí đặc biệt coi trọng tính thời sự
14


Phạm Thị Băng Tâm

Mã SV 2056050046

cập nhật và tính xác thực của các đối tượng phản ánh như phóng
sự, ghi nhanh, ký sự,…
- Ngược lại, ký văn học có cơ hội khai thác các thủ pháp hư cấu,
sáng tạo thường xuyên hơn.
Ví dụ: Trong tác phẩm ký văn học "Ai đã đặt tên cho dịng
sơng" của tác giả Hồng Phủ Ngọc Tường, ta thấy đâu đó những
hình ảnh, sự vật được tác giả hư cấu nhằm tạo nên tính nghệ thuật
của tác phẩm. Sông Hương hiện lên trong trong tác phẩm không

chỉ đơn thuần là con sông của thực tại mà qua con mắt nhìn đậm
tính hư cấu cịn trở thành một dịng sơng với những diễn biến nội
tâm vơ cùng phức tạp. Ở đây, dịng sơng Hương đã được hiện lên
qua sự hư cấu trên rất nhiều phương diện, song có lẽ nổi bật và
trọng tâm hơn cả là sự hư cấu về nội tâm của “nhân vật” – dịng
sơng Hương. Sơng Hương giống như một con người có những
tâm tư, tình cảm và tính cách lúc dịu dàng, say đắm, nhẹ nhàng và
trí tuệ, có lúc lại ồn ào, rầm rộ và phóng khống.

III.

Tổng kết
Có thể thấy, việc nhận biết những điểm tương đồng và khác biệt căn bản

giữa ký văn học và ký báo chí khơng chỉ là nhiệm vụ của những người làm
công tác lý luận mà cịn đặc biệt có ý nghĩa trong việc xây dựng kênh giao tiếp
giữa độc giả và công chúng. Không thể tiếp nhận các tác phẩm ký văn học như
ký báo chí, cũng khơng thể phủ nhận sự tương đồng và ảnh hưởng lẫn nhau về
nhiều mặt của hai thể loại này. Trong thực tế đời sống văn học và đời sống báo
chí, q trình đó sẽ cịn tiếp tục xảy ra như một động lực của sự phát triển.

15


Phạm Thị Băng Tâm

Mã SV 2056050046

C. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Lý luận văn học - Nhà xuất bản văn học

PGS.TS. Hoàng Minh Lường (Chủ biên)
TS. Nguyễn Huy Bỉnh, TS. Trần Thị Hồng Hoa, TS. Nguyễn Thị Hải
Phương,

PGS.TS. Lê Trà My, TS. Lê Thị Bích Thuỷ

2. />
chi.html
3. />
hoc-hay-phan-biet-238606
4. Trong tiểu luận có sử dụng tư liệu từ các tác phẩm:
- Bài viết "Ấn Độ lập kỷ lục mới về số người tử vong do Covid-19, hơn
4.500 ca/ngày", tác giả H.H, đăng trên báo điện tử Nhân dân:
/>-

Bài viết "Nhân viên đốt xác - những người khốn khổ giữa đại dịch
COVID-19 tại Ấn Độ", tác giả Hoài Thanh, đăng trên báo điện tử Tin tức:
16


Phạm Thị Băng Tâm

Mã SV 2056050046

/>- Bài viết viết Ngàn năm "bia mạng", tác giả Nguyễn Sĩ Dũng, đăng trên
báo điện tử VNexpress:
/>- Ký "Ai đã đặt tên cho dòng sơng" – Hồng Phủ Ngọc Tường
- Tùy bút "Người lái đị sơng Đà" – Nguyễn Tn
- Phóng sự "Việc làng" – Ngô Tất Tố


17



×