Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Tư tưởng Hồ Chí Minh Phân tích vai trò của đạo đức và những phẩm chất đạo đức của con người mới Việt Nam. Vận dụng trong việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (74.82 KB, 11 trang )

A. MỞ ĐẦU
Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, là danh nhân văn
hóa thế giới với nhiều cống hiến và thành tựu to lớn. Tấm gương đạo đức
sáng ngời của Người được tầng tầng lớp lớp người dân Việt Nam và bạn bè
năm châu tơn kính, học tập. Trong suốt những năm tháng hoạt động cách
mạng đầy sơi nổi của mình, Hồ Chí Minh quan tâm sâu sắc tới vấn đề đạo
đức, chỉ ra những phẩm chất đạo đức cần có phù hợp với Cách mạng và với
mục tiêu xây dựng Nhà nước Xã hội Chủ nghĩa. Xét thấy dù ở thời đại nào,
đạo đức và giáo dục đạo đức luôn được coi trọng trong phát triển nhân cách
và tạo dựng xã hội văn minh. Với ý nghĩa to lớn và thiết thực của vấn đề, bài
tiểu luận xin được “phân tích vai trò của đạo đức và những phẩm chất đạo đức
của con người mới Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Từ đó nêu lên quan
điểm vận dụng của bản thân trong việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức.”
B. Nội Dung
I. Vai trò của đạo đức theo tư tưởng Hồ Chí Minh
Hồ Chí Minh đã có một quan điểm tồn diện khi đánh giá về vai trò và sức
mạnh của đạo đức trong đời sống xã hội nói chung và đặc biệt nhấn mạnh
trong sự nghiệp Cách mạng và xây dựng chủ nghĩa xã hội.
1.1. Đạo đức là cái gốc của người cách mạng
Từ lâu Hồ Chí Minh đã cho rằng: “Cũng như sơng thì có nguồn mới có
nước, khơng có nguồn thì sơng cạn. Cây phải có gốc, khơng có gốc thì cây
héo. Người cách mạng phải có đạo đức, khơng có đạo đức thì dù tài giỏi mấy
cũng không lãnh đạo được nhân dân.” 1 Như vậy, đạo đức là nguồn nuôi
dưỡng và phát triển con người. Nếu bản thân không tự rèn luyện được những
phẩm chất tốt đẹp, mà chỉ tồn ý nghĩ xấu xa, khơng có cách xử sự phù hợp
với con người và thế giới xung quanh thì khơng thể cải tạo xã hội tốt đẹp hơn
1 Hồ Chí Minh (2000), Tồn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, t.5, tr. 252-253.


được. Ngược lại, nếu có được cái tâm tốt thì ý chí cũng vững mạnh, giúp con
người hồn thành nhiệm vụ theo đúng năng lực của mình.


Hơn thế nữa, đạo đức còn giúp người cách mạng tạo được lòng tin ở
nhân dân bởi tinh thần biết nghĩ tới mọi người, vì lợi ích chung của xã hội,
qua đó lãnh đạo được quần chúng nhân dân thực hiện nhiệm vụ cách mạng
thắng lợi. Đó là khi người cách mạng có cái tâm trong sáng, cái đức cao đẹp
với giai cấp công nhân, nhân dân lao động, với cả dân tộc mình.; hịa mình
vào đời sống nhân dân, gắn bó với nhân dân.
Như vậy, người cách mạng hay Đảng Cộng sản nói chung cần phải có
tâm, có đức để nhận thức rõ được tình hình và thực tiễn cách mạng Việt Nam,
áp dụng đúng đắn chủ nghĩa mác leenin vào cuộc sống.
1.2. Đạo đức là gốc, nhưng đức và tài phải luôn kết hợp, đi đơi với
nhau
Theo Hồ Chí Minh, “có đức mà khơng có tài chẳng khác gì ơng bụt
ngồi trên tịa sen khơng làm hại ai nhưng cũng chẳng có ích gì. Ngược lại, có
tài mà khơng có đức dễ dẫn đến tự kiêu, tự đại, tham ơ, hủ hóa có hại cho dân,
cho nước”2. Quan điểm tồn diện của Hồ Chí Minh là ở chỗ, Người khơng
tuyệt đối hóa sức mạnh của đạo đức. Đạo đức tuy là nền tảng quan trọng
nhưng cần phải có tài năng. “Tài là thể hiện cụ thể của đức trong hiệu quả
hành động.”3 Đây là hai mặt thống nhất với nhau và bắt buộc phải có trong
một con người. Có như vậy, con người mới hồn thiện và làm nhiều việc có
ích cho sự nghiệp giải phóng, xây dựng đất nước. Để làm được điều này, Hồ
Chí Minh ln đặt ra u cầu cần phải giáo dục phẩm chất đạo đức bên cạnh
giáo dục trí tuệ, tài năng, đặc biệt trong cơng tác giáo dục cán bộ đảng viên
phải hướng tới mục tiêu là giáo dục những con người vừa “hồng”, vừa
“chuyên”, thể hiện rõ trong nội dung của chiến lược “trồng người” và chức
năng của văn hóa giáo dục theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
1.3.

Đạo đức là nhân tố tạo nên sức hấp dẫn của CNXH

2 Tthcm nhận thức và vận dụng

3 Giáo trình


“Theo Hồ Chí Minh, sức hấp dẫn của chủ nghĩa xã hội chưa phải là ở lý
tưởng cao xa, ở mức sống vật chất dồi dào, ở tư tưởng được tự do giải phóng,
mà trước hết là ở những giá trị đạo đức cao đẹp, ở phẩm chất của những
người cộng sản ưu tú, bằng tấm gương sống và hành động của mình, chiến
đầu cho lý tưởng đó trở thành hiện thực.” 4 Sự phát triển về đạo đức, văn hóa
và tính nhân đạo nhân văn là một đặc trưng của chủ nghĩa xã hội. Bình đẳng,
cơng bằng của các tầng lớp trong xã hội, khơng cịn áp bức bóc lột, nhân dân
được tạo điều kiện để phát triển toàn diện đã thể hiện ý chí, nguyện vọng cơ
bản và gần gũi nhất với nhân dân, tạo nên sức hấp dẫn. Ngoài ra, những người
cộng sản ưu tú với đạo đức sáng ngời phục vụ cách mạng cũng là tấm gương
sáng để mọi người học tập. Và tấm gương tiêu biểu nhất phải kể đến đó chính
là chủ tịch Hồ Chí Minh với những đức tính quý báu như: làm nhiều hơn nói,
tận tâm với nước với dân,...
II. Những phẩm chất đạo đức của con người mới Việt Nam theo tư
tưởng Hồ Chí Minh
Khi nghiên cứu về đạo đức, Hồ Chí Minh đã tiếp thu một cách chọn lọc và
kết hợp những phẩm chất tốt đẹp từ nền văn hóa phương Đông, phương Tây
với những phẩm chất truyền thống của dân tộc, kết hợp giữa những giá trị đạo
đức cũ và mới để phù hợp, gần gũi nhất với thời đại và thực tiễn nước nhà.
Con người mới Việt Nam ở đây chính là những người đã giác ngộ cách mạng,
có lí tưởng xã hội chủ nghĩa, có ý thức làm chủ với mong muốn xây dựng đất
nước và xã hội phát triển tốt đẹp hơn. Theo đó, Người nêu ra bốn phẩm chất
đạo đức chính cần có ở con người mới Việt Nam với bản chất là giai cấp công
nhân gồm: trung với nước, hiếu với dân; cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng vơ
tư; u thương con người và có tinh thần quốc tế trong sáng.
2.1. Trung với nước, hiếu với dân


4 Giáo trình


Đây là phẩm chất quan trọng nhất, “bởi quan hệ đạo đức của mỗi người
dân với tổ quốc, đối với đồng bào và dân tộc mình là quan hệ lớn nhất và cơ
bản nhất”.5
“Trung”, “hiếu” là những khái niệm đã xuất hiện từ lâu trong văn hóa
phương Đơng. “Trung” có nghĩa là trung thành với vua, gắn liền với tư tưởng
trung quân ái quốc. Còn “hiếu” là để chỉ phẩm chất đạo đức ở người con, cần
có hiếu, biết đền ơn báo đáp cha mẹ. Đây đều là những quan niệm rất tích cực
trong xã hội, tuy nhiên cũng ẩn chứa sự tiêu cực nếu như bị tuyệt đối hóa. Ví
dụ có câu nói rằng: “Qn xử thần tử, thần bất tử bất trung; phụ xử tử vong,
tử bất vong bất hiếu”, có nghĩa là “Vua bắt bề tơi chết, bề tôi không chịu chết
là bất trung; cha bắt con chết, con không chịu chết là bất hiếu”.
Trên cơ sở tiếp thu những điều tốt và đưa vào những cái mới, Hồ Chí Minh
quan niệm rằng “trung với nước, hiếu với dân”. “Trung với nước” là tuyệt đối
trung thành với sự nghiệp dựng nước và giữ nước, suốt đời phấn đấu cho
Đảng, cho cách mạng. “Hiếu với dân” thể hiện ở chỗ thương dân, tin dân,
phục vụ nhân dân hết lịng. Đối với cán bộ, Hồ Chí Minh u cầu phải nắm
vững dân tình, hiểu rõ dân tâm, thường xuyên cải thiện dân sinh và nâng cao
dân trí.
“Trung với nước phải gắn liền hiếu với dân. Vì nước là nước của dân, còn
dân lại là chủ nhân của nước; bao nhiêu quyền hành và lực lượng đều ở nơi
dân, bao nhiêu lợi ích đều vì dân, cán bộ là đày tớ của dân chứ không phải là
‘quan cách mạng’”.6 Như vậy, nếu như “trung” và “hiếu” trong xã hội xưa
mang tính cá nhân, bất bình đẳng, vì cái này có thể mất cái kia, thì theo tư
tưởng hồ chí minh trung và hiếu có sự bình đẳng, hài hịa vì NN là của dân,
do dân, vì dân.
2.2. Cần, kiệm, liêm, chính chí cơng vơ tư


5 Đỗ Hồng Linh, Vũ Kim Yến (2014), Phong cách Hồ Chí Minh, Nxb. Chính trị Quốc gia- Sự thật, Hà
Nội, tr. 244
6 Giáo trình tr.251


Đây là phẩm chất trung tâm của đạo đức Cách mạng vì nó liên quan tới
mọi hoạt động trong đời sống con người. Đây cũng là những khái niệm đã
từng xuất hiện trong truyền thống đạo đức dân tộc. Tuy nhiên “bọn phong
kiến...” Người đã loại bỏ những cái không phù hợp và đưa vào những nội
dung mới theo yêu cầu cách mạng.
“Cần” là cần cù lao động, siêng năng chăm chỉ với tinh thần tự lực cánh
sinh, không lười biếng. Tuy nhiên, cần cù phải đi kèm với một kế hoạch cụ
thể hợp lý thì mới hiệu quả và phát huy năng suất. “Lười biếng là kẻ địch của
chữ cần. Vì vậy, lười biếng cũng là kẻ địch của dân tộc. [...] Do vậy, người
lười biếng là có tội với đồng bào, với Tổ quốc”.7
“Kiệm” có nghĩa là tiết kiệm, khơng hoang phí. Với thời đại mới, Hồ Chí
Minh đặc biệt nhấn mạnh tiết kiệm về thời gian. “Thời giờ cũng cần phải tiết
kiệm như của cải. Của cải nếu hết, cịn có thể làm thêm. Khi thời giờ đã qua
rồi, khơng bao giờ kéo nó trở lại được.” 8 Tuy nhiên cần phân biệt giữa tiết
kiệm và ki bo bủn xỉn. Nếu đầu tư tiền bạc của cải mà đổi lại được lợi ích lâu
dài cho xã hội thì nên làm.
“Liêm” là tơn trọng của cơng, trong sạch, không tham lam tiền bạc, địa vị.
Tuy vậy Người cũng cho rằng "Quan tham vì dân dại". “Nếu dân hiểu biết,
khơng chịu đút lót, thì "quan" dù khơng liêm cũng phải hố ra LIÊM. Vì vậy
dân phải biết quyền hạn của mình, phải biết kiểm sốt cán bộ, để giúp cán bộ
thực hiện chữ LIÊM.”9
“Chính” là thẳng thắn, đứng đắn. Đối với mình thì phải khiêm tốn khơng
tự cao tự đại, đối với người thì thật thà khơng dối trá, khơng nịnh người trên
khơng khinh người dưới.
“Cần, kiệm, liêm, chính” là những đức tính cần phải có ở bất kỳ ai, nhưng

trước hết cán bộ đang viên phải thực hành trước để làm gương cho dân.

7 Hồ Chí Minh, Tồn tập, Sđd, t. 5, tr. 1315 - 1316.
8 Hồ Chí Minh, Tồn tập, Sđd, t. 5, tr. 1318.
9 Hồ Chí Minh, Toàn tập, Sđd, t. 5, tr. 1322.


Chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau mà như Hồ Chí Minh từng viết:
“Trời có bốn mùa: Xn, Hạ, Thu, Đơng
Đất có bốn phương: Đơng, Tây, Nam, Bắc
Người có bốn đức: Cần, Kiệm, Liêm, Chính
Thiếu một mùa thì khơng thành trời
Thiếu một phương thì khơng thành đất
Thiếu một đức thì khơng thành người”.10
Ví dụ như cần và kiệm ln tác động hỗ trợ nhau, có tiết kiệm thì mới giữ
vững được thành quả do cần cù lao động. Hay một người trước hết phải có
cần, kiệm, liêm thì mới dễ dàng đạt được “chính”. Và cũng vì đây là những
phẩm chất cơ bản, dễ dàng thấy được trong cuộc sống hằng ngày mà chúng
được xem như yếu tố để tạo nên nền đạo đức mới, góp phần xây dựng đời
sống mới.
Cịn “chí cơng vơ tư” là làm việc cơng bằng, cơng tâm, khơng thiên vị,
ln đặt lợi ích của xã hội, của dân tộc lên trên lợi ích của mình. Ngược lại
chí cơng vơ tư là chủ nghĩa cá nhân. “Nói chủ nghĩa cá nhân ở đây là nói đến
một lối sống tự coi mình là trung tâm, là cái rốn của vu trụ, lối sống chạy theo
những tham vọng cá nhân vơ độ, bất chấp, thậm chí là chà đạp lên đạo lý
thơng thường”11. Hồ Chí Minh đã từng chỉ ra chủ nghĩa cá nhân là “bệnh mẹ”
của tham ô, tham nhũng, rất nguy hiểm trong xã hội. Là cán bộ phục vụ nhân
dân thì bắt buộc phải có phẩm chất “chí cơng vơ tư”.
2.3. Thương u con người, sống có tình nghĩa
Đây là một trong những phẩm chất cao đẹp nhất ở mỗi người, phát huy từ

truyền thống nhân ái, lá lành đùm lá rách của dân tộc. Ở những người cách
mạng, sự yêu thương đôi khi còn phải là chấp nhận gian khổ, hy sinh bản thân

10 Hồ Chí Minh, Tồn tập, Sđd, t. 5, tr. 1312.
11 Trần Văn Bính (2015), Di sản Hồ Chí Minh về văn hóa, đạo đức, Nxb. Thơng tin và truyền thông, Hà
Nội, tr. 106.


và lợi ích cá nhân để đem lại độc lập tự do và hạnh phúc cho mọi người.
“Khơng có hy sinh thì khơng thể hồn thành nghĩa lớn”12
Phẩm chất u thương con người ở đây được Hị Chí Minh đề cập cụ thể
hướng tới yêu thương 3 nhóm đối tượng. Một là những người nghèo khổ,
người lao động bị áp bức, bóc lột. Hai là bạn bè, đồng chí, những người làm
việc thân cận xung quanh. Ba là những người nhất thời lầm đường lạc lối biết
hối cải, kẻ thù dân tộc biết quy hàng.
2.4. Tinh thần quốc tế trong sáng
“Chủ nghĩa quốc tế là một trong những phẩm chất quan trọng nhất của đạo
đức cộng sản chủ nghĩa. Nó bắt nguồn từ bản chất giai cấp công nhân, nhằm
vào mối quan hệ rộng lớn, vượt ra khỏi quốc gia dân tộc.” 13 Phẩm chất này
thể hiện sự đoàn kết quốc tế, tiến bộ xã hội trong thời kỳ hội nhập và hợp tác
quốc tế.
Tinh thần quốc tế trong sáng ở đây có nghĩa là thương u và đồn kết với
giai cấp vơ sản tồn thế giới, với tất cả các dân tộc và nhân dân các nước,
chống lại sự chia rẽ, hằn thù, bất bình đẳng. Để có được điều này, Người đã
từng nêu trong việc kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại: thân
thiện với các nước để giữ gìn hịa bình, có thái độ anh em với láng giềng và
có thái độ bạn bè với ngũ cường.
III. Quan điểm vận dụng của bản thân trong việc tu dưỡng, rèn luyện
đạo đức
“Tu luyện đạo đức đối với mỗi người là cực kỳ quan trọng, đối với thanh

niên càng quan trọng vì thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà” 14Là
một sinh viên vẫn cịn ngồi trên ghế nhà trường, em ln nỗ lực để thực hiện
tốt phương châm “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”,
vận dụng những quan điểm của Người về đạo đức để rèn luyện bản thân.
12 Trần Văn Bính (2015), Di sản Hồ Chí Minh về văn hóa, đạo đức, Nxb. Thơng tin và truyền thơng, Hà
Nội, tr. 119.
13 Giáo trình
14 Cao Văn Liên (2011), Hỏi-đáp mơn tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội,
tr. 115


3.1.

Thực hiện tốt những phẩm chất đạo đức của con người mới
Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh

Bốn phẩm chất Hồ Chí Minh đặt ra của con người mới Việt Nam như
đã nêu trên gồm:... Trong đó, dù đối tượng được hướng tới chủ yếu là cán bộ,
viên chức cách mạng, đảng viên nhưng bản thân em và mỗi người việt Nam
cũng đều phải tự mình rèn luyện. Ví dụ như tinh thần yêu nước có thể được tu
dưỡng bằng việc quan tâm sâu sắc tới các vấn đề thời sự-chính trị và tỏ thái
độ tích cực cho đường lối chính sách của Đảng và nhà nước. Tình u thương
mọi người, đặc biệt là những người nghèo khổ, có hồn cảnh khó khăn được
thể hiện bằng cách tham gia các buổi từ thiện. Hay rèn luyện “cần, kiệm,
liêm, chính” bằng cách học tiết kiệm tiền bạc, không tiêu xài phung phí vào
vật chất tầm thường; phải trung thực và khiêm tốn trong mọi mối quan hệ,
không gian lận trong thi cử, kiểm tra...
3.2.

Chú trọng tham gia giáo dục đạo đức bên cạnh giáo dục trí

tuệ

Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, đạo đức là cái gốc của tài, nhưng tài-đức
lại phải đi đơi với nhau để hồn thiện con người. Với bản thân, bên cạnh việc
chăm chỉ học tập theo chương trình đào tạo về kiến thức chuyên ngành của
nhà trường nhằm tích lũy kiến thức, em cũng chú trọng việc tham gia các buổi
tọa đàm, giao lưu về giáo dục đạo đức cho sinh viên. Với đặc thù chuyên
ngành luật, em cũng tìm hiểu và rèn luyện ngay từ bây giờ bộ quy tắc về đạo
đức nghề luật để sau này khi hành nghề sẽ giữ vững được cán cân cơng lý.
Một khi có nền tảng là đạo đức chắc chắn thì tài năng sẽ được phát huy theo
đúng hướng, giúp ích cho xã hội. Ngồi ra, xác định việc tiếp thu, tích lũy tri
thức này cần phải được tiến hành liên tục, suốt đời.
3.3.

Vận dụng nguyên tắc nói đi đơi với làm

Sinh thời, Hồ Chí Minh cũng là một người nói ít nhưng làm nhiều, ln
cố gắng cống hiến cơng sức của mình để chăm lo cho đồng bào và dựng xây
đất nước. Nếu nói mà khơng làm hoặc nói một đằng làm một nẻo thì khi đó


con người sẽ trở nên đạo đức giả, thiếu ý chí trong việc thực hiện mục tiêu
đặt ra. Nguyên tắc nói đi đơi với làm vốn là một ngun tắc quan trọng trong
xây dựng nền đạo đức cách mạng, nhưng bản thân một sinh viên như em cũng
cần phải thực hiện, ví dụ trong việc học tập thì phải cố gắng hoàn thành bài
tập theo đúng kế hoạch đặt ra. Như vậy ta sẽ có phong cách làm việc dứt
khốt và giữ chữ tín trong mắt mọi người.
3.4.

Có ý chí, lịng tin, sự tỉnh táo, quyết khơng sa vào cám dỗ

nhất thời

“Do ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế, do sự bùng
phát của lối sống thực dụng chạy theo danh lợi bất chấp đạo lý, đã dẫn đến
những tiêu cực trong xã hội ngày càng phổ biến [...] Hậu quả là đã có một bộ
phận sinh viên phai nhạt niềm tin, lý tưởng, mất phương hướng phấn đấu,
khơng có chí lập thân lập nghiệp; chạy theo lối sống thực dụng, sống thử,
sống dựa dẫm, thiếu trách nhiệm, thờ ơ với gia đình và xa hội, sao vào nghiện
ngập, hút xách...”15 Vì vậy, trước mọi tình huống, cần phải tỉnh táo, có ý chí
để nhận thức rõ được hậu quả và tránh không mắc vào những cám dỗ nhất
thời đó, bảo vệ nền đạo đức của bản thân.
C. Kết luận
Có thể nói, theo tư tưởng Hồ Chí Minh, đạo đức có một vị trí, vai trị
quan trọng trong việc hoàn thiện nhân cách và giá trị con người. Những phẩm
chất tiêu biểu cho con người mới Việt Nam gồm: ... là kết quả từ sự tiếp thu
và kết hợp những tinh hoa của văn hóa phương Đông, phương Tây, giá trị
truyền thống dân tộc và thực tiễn cuộc sống. Những phẩm chất ấy có ý nghĩa
sâu sắc cho tới tận bây giờ, đòi hỏi cần phải được nhận thức và vận dụng đúng
đắn trong việc rèn luyện đạo đức cho bản thân. Là một sinh viên, xét từ việc
vận dụng tư tưởng HCM về đạo đức của bản thân, em cho rằng bên cạnh việc
15 Giáo trình trang 264


thực hiện tốt những phẩm chất chính của con người mới Việt Nam, ta cũng
cần phải... Có như vậy, thế hệ trẻ mới có nền tảng đạo đức vững chắc để xây
dựng đất nước và giúp ích cho xã hội trong tương lai.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.




×