Tải bản đầy đủ (.docx) (61 trang)

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2001- 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (465.96 KB, 61 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
CƠ SỞ II TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
============o0o===========

TIỂU LUẬN GIỮA KỲ
Đề tài:

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỢNG
X́T NHẬP KHẨU VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 20012014
Mơn: Chính sách thương mại quốc tế
Giảng viên: Th.S Trần Nguyên Chất
Nhóm thực hiện: Nhóm 13_ML 153
1. Trần Phương Uyên

1301015598

2. Trần Thị Ái Vân

1301015601

3. Dương Thị Nhật Vi

1301015605

4. Trần Thị Diệu Viên

1301015607

5. Vũ Quang Vinh

1301015617




Trang 2

TP.HCM, ngày 23 tháng 01 năm 2015

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU...............................................................................................................4
DANH MỤC BẢNG BIỂU...........................................................................................6
DANH MỤC BIỂU ĐỒ.................................................................................................6
DANH MỤC HÌNH.......................................................................................................7
Hình 2.1 Hàng dệt may vẫn đứng đầu danh sách các mặt hàng xuất khẩu vào Mỹ........7
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN..........................................................................................8
1.1 Một số khái niệm cơ bản về hoạt động xuất nhập khẩu........................................8
1.1.1 Xuất khẩu.......................................................................................................8
1.1.2 Nhập khẩu......................................................................................................8
1.1.3 Cán cân thương mại quốc tế..........................................................................8
1.2 Tổng quan tình hình kinh tế Việt Nam giai đoạn 2001-2014................................9
1.2.1 Giai đoạn 2001-2010.....................................................................................9
1.2.2 Giai đoạn 2011-2014....................................................................................10
CHƯƠNG II: NỘI DUNG...........................................................................................12
2.1 Kim ngạch xuất nhập khẩu, tốc độ tăng giảm kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt
Nam giai đoạn 2001-2014........................................................................................12
2.1.1 Xuất khẩu.....................................................................................................13
2.1.2 Nhập khẩu....................................................................................................15
2.2. Cơ cấu hàng hóa và cơ cấu thị trường xuất nhập khẩu Việt Nam giai đoạn 2001–
2014.......................................................................................................................... 16
2.2.1 Giai đoạn 2001-2010...................................................................................16
2.2.2 Giai đoạn 2011-2014....................................................................................23
2.3 Một số mặt hàng và thị trường lớn......................................................................31

2.3.1 Mặt hàng......................................................................................................31
2.3.2 Thị trường....................................................................................................37


Trang 3

2.4 Thuận lợi, khó khăn............................................................................................49
2.4.1 Thuận lợi......................................................................................................49
2.4.2 Khó khăn......................................................................................................52
CHƯƠNG III: TỞNG KẾT.........................................................................................55
3.1 Nhận định chung về tình hình xuất nhập khẩu Việt Nam giai đoạn 2001-2014..55
3.2 Một số khuyến nghị nhằm cải thiện hoạt độngxuất nhập khẩu ở nước ta chính..56
DANH MỤC THAM KHẢO.......................................................................................59


Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay, vấn đề phát triển kinh tế là một vấn đề vô cùng cần thiết, tất yếu đối
với mỗi quốc gia. Dựa vào các tiềm lực của quốc gia, mỗi nước khác nhau sẽ chọn đi
theo một con đường phát triển kinh tế riêng. Đối với Việt Nam, một quốc gia đang
trong quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ một nền kinh tế nông nghiệp truyền thống
sang nền kinh tế công nghiệp hiện đại. Những thành tựu đang được trong phát triển
kinh tế đã làm thế giới ngạc nhiên, được các tổ chức quốc tế đánh giá cao như duy trì
một tốc độ tăng trưởng cao và ổn định trong thập niên gần đây, tiến bộ liên tục của chỉ
số phát triển con người (HDI), xóa bớt đói nghèo, chất lượng cuộc sống của đại bộ
phận dân cư trong xã hội được cải thiện, mơi trường sống của con người được quan
tâm giữ gìn,... Trong số đó, khơng thể kể đến hoạt động thương mại, cụ thể hơn là hoạt
động xuất nhập khẩu, đã đóng góp một phần khơng nhỏ trong sự phát triển chung của
đất nước.

Thương mại đã ra đời rất lâu và nó đã tồn tại qua các phương thức sản xuất xã
hội. Xuất hàng hố và lưu thơng hàng hố. Vì thế hoạt động thương mại vừa chịu sự
chi phối của các quy luật của nền sản xuất hàng hoá, vừa chịu sự chi phối của các quy
luật kinh tế vốn có của mỗi chế độ xã hội-chính trị mà nghành thương mại đang hoạt
động. Sản xuất là điểm xuất phát, tiêu dùng là điểm cuối cùng, cịn thương mại thì thực
hiện chức năng phân phối và trao đổi, đóng vai trị là khâu trung gian.Với vị trí này
thương mại một mặt chịu sự chi phối của sản xuất và tiêu dùng, mặt khác nó tác động
tích cực và chủ động trở lại đối với sản xuất và tiêu dùng. Thương mại vừa đại diện
cho người tiêu dùng để tác động đến sản xuất, vừa đại diện cho sản xuất để tác động
đến tiêu dùng, góp phần thúc đẩy q trình tái sản xuất mở rộng phát triển, nó đóng vại
trị như một mắt xích trong bộ máy kinh tế. Và Việt Nam cũng khơng nằm ngồi quy
luật đó.


Trang 5

Vì vậy, nhận thấy được tầm quan trọng của hoạt động xuất nhập khẩu đối với
nước ta, nhóm đã quyết định thực hiện bài tiểu luận với đề tài “Phân tích thực trạng
hoạt động xuất nhập khẩu Việt Nam giai đoạn 2001- 2014” nhằm phân tích, đánh
giá cụ thể về tình hình của hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam trong thời gian
qua, từ đó đưa ra một số giải pháp phát triển phù hợp.
Nhóm 13


Trang 6

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 Xuất nhập khẩu hàng hóa và cán cân thương mại của Việt Nam..................11
Bảng 2.2 Hệ số RCA cho các nhóm hàng xuất khẩu của Việt Nam theo SITC giai đoạn
2007-2010....................................................................................................................18

Bảng 2.3 Các thị trường xuất khẩu thủy sản của Việt Nam.........................................31
Bảng 2.4: Kim ngạch nhập khẩu từ các thị trường tiêu biểu từ 2001 đến 2007...........36
Bảng 2.5 Kim ngạch, tốc độ tăng/giảm kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam
sang các châu lục và theo nước/khối nước năm 2013..................................................39
Bảng 2.6: Số lượng thị trường theo mức kim ngạch năm 2013...................................40

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1 Giá trị xuất khẩu Việt Nam (tỷ USD).......................................................34
Biểu đồ 2.2 Cơ cấu xuất khẩu dệt may vào các thị trường chính.................................35
Biểu đồ 2.3 Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu theo châu lục trong tổng kim ngạch xuất
khẩu của cả nước (%)..................................................................................................41
Biểu đồ 2.4 Tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu theo châu lục trong tổng kim ngạch xuất
khẩu của cả nước (%)..................................................................................................41
Biểu đồ 2.5 Thặng dư thương mại Việt Nam với một số thị trường năm 2013............43
Biểu đồ 2.6 Thâm hụt thương mại Việt Nam với một số thị trường năm 2013............43
Biểu đồ 2.7 Tốc độ tăng xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam với các nước ASEAN giai
đoạn 2010-2013 (%)....................................................................................................44
Biểu đồ 2.8 Cơ cấu hàng Xuất khẩu sang Trung Quốc năm 2013................................45
Biểu đồ 2.9 Cơ cấu hàng Nhập khẩu từ Trung Quốc năm 2013...................................45


Trang 7

Biểu đồ 2.10 Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu giữa Việt Nam và Hàn
Quốc giai đoạn 2005-2013...........................................................................................46

DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1 Hàng dệt may đứng đầu danh sách các mặt hàng xuất khẩu vào Mỹ............17



Chương I: Tổng quan

Trang 8

CHƯƠNG I. TỔNG QUAN
1.1 Một số khái niệm cơ bản về hoạt động xuất nhập khẩu
1.1.1 Xuất khẩu
Hoạt động xuất khẩu là việc bán hàng hóa và dịch vụ cho một quốc gia khác
trên cơ sở dùng tiền tệ làm phương tiện thanh toán. Tiền tệ ở đây có thể có thể là ngoại
tệ đối với một quốc gia hay đối với cả hai quốc gia.
1.1.2 Nhập khẩu
Nhập khẩu của doanh nghiệp là hoạt động mua hàng hóa và dịch vụ từ nước
ngồi phục vụ cho nhu cầu trong nước hoặc tái xuất khẩu nhằm phục vụ mục đích thu
lợi nhuận. Hay nhập khẩu là việc mua hàng hóa từ các tổ chức kinh tế, các cơng ty
nước ngồi và tiến hành tiêu thụ hàng hóa nhập khẩu tại thị trường nội địa hoặc tái
xuất khẩu với mục đích thu lợi nhuận và nối liền sản xuất với tiêu dùng.
1.1.3 Cán cân thương mại quốc tế
Cán cân thương mại là một mục trong tài khoản vãng lai của cán cân thanh toán
quốc tế. Cán cân thương mại ghi lại những thay đổi trong xuất khẩu và nhập khẩu của
một quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định (quý hoặc năm) cũng như mức
chênh lệch giữa chúng (xuất khẩu trừ đi nhập khẩu). Khi mức chênh lệch là lớn hơn 0,
thì cán cân thương mại có thặng dư. Ngược lại, khi mức chênh lệch nhỏ hơn 0, thì cán
cân thương mại có thâm hụt. Khi mức chênh lệch đúng bằng 0, cán cân thương mại ở
trạng thái cân bằng.
Cán cân thương mại còn được gọi là xuất khẩu ròng hoặc thặng dư thương mại.
Khi cán cân thương mại có thặng dư, xuất khẩu rịng/thặng dư thương mại mang giá trị
dương. Khi cán cân thương mại có thâm hụt, xuất khẩu ròng/thặng dư thương mại
mang giá trị âm. Lúc này cịn có thể gọi là thâm hụt thương mại. Tuy nhiên, cần lưu ý
là các khái niệm xuất khẩu, nhập khẩu, xuất khẩu ròng, thặng dư/thâm hụt thương mại



Chương I: Tổng quan

Trang 9

trong lý luận thương mại quốc tế rộng hơn các trong cách xây dựng bảng biểu cán cân
thanh toán quốc tế bởi lẽ chúng bao gồm cả hàng hóa lẫn dịch vụ.
1.2 Tổng quan tình hình kinh tế Việt Nam giai đoạn 2001-2014
1.2.1 Giai đoạn 2001-2010
Giai đoạn này, nước ta cũng đã thực hiện đầy đủ các cam kết tự do hóa thương
mại trong khn khổ khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA); tham gia tích cực
trong Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC); duy trì tốt mối quan
hệ thường xuyên và chặt chẽ với các tổ chức kinh tế, tài chính quốc tế như UNDP,
UNFPA, FAO,UNIDO, ILO, WHO, UNESCO,WB, IMF, ADB…, đặc biệt là đã chủ
động và tích cực đàm phán để sớm gia nhập tổ chức Thương mại quốc tế (WTO).
Ngày 04/01/1995 tổ chức Thương mại quốc tế chấp nhận đơn xin gia nhập của nước
ta; sau nhiều năm kiên trì đàm phán, tiến hành các thủ tục và xúc tiến các hoạt động
song phương và đa phương, ngày 01/11/2007 nước ta đã trở thành thành viên thứ 150
13 của WTO. Việc chính thức gia nhập WTO nói riêng và những kết quả đạt được
trong các hoạt động kinh tế đối ngoại những năm 2001- 2010 nói chung đã đưa nền
kinh tế nước ta hội nhập ngày càng đầy đủ với nền kinh tế khu vực và thế giới, góp
phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế; đồng thời tạo môi trường
thuận lợi đẩy mạnh hợp tác kinh tế và thu hút các nguồn lực bên ngoài phát triển kinh
tế-xã hội đất nước.
Kết quả cụ thể của việc tăng cường hoạt động kinh tế đối ngoại trong những
năm 2001-2010 được thể hiện trước hết ở hoạt động xuất nhập khẩu. Tổng mức lưu
chuyển hàng hóa ngoại thương năm 2010 ước tính đạt gần 157 tỷ USD, gấp trên 5,2
lần năm 2000, trong đó xuất khẩu đạt 72,2 tỷ USD, gấp trên 5 lần; nhập khẩu 84,8 tỷ
USD, gấp gần 5,4 lần, trong những năm 2001-2010, bình qn mỗi năm tổng mức lưu
chuyển hàng hóa ngoại thương tăng 18%, trong đó xuất khẩu tăng 17,4%; nhập khẩu

tăng 18,4%. Với kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân mỗi năm 17,4%, gấp gần 2,4 lần
tốc độ tăng GDP thì mục tiêu đưa “nhịp độ tăng xuất khẩu gấp trên 2 lần nhịp độ tăng


Chương I: Tổng quan

Trang 10

GDP” đề ra trong Chiến lược đã được thực hiện. Tính chung, tổng mức lưu chuyển
hàng hóa ngoại thương thực hiện trong mười năm 2001-2010 đạt 864,2 tỷ USD, gấp
gần 5,7 lần mười năm 1991-2000, trong đó xuất khẩu 391,1 tỷ USD, gấp 5,7 lần; nhập
khẩu 473,1 tỷ USD, gấp trên 5,6 lần. Tỷ lệ tổng kim ngạch hàng hóa ngoại thương so
với GDP khơng ngừng tăng lên qua các năm, từ 96,6% năm 2000 tăng lên đạt 130,8%
năm 2005 và 154,5% năm 2010, phản ánh nền kinh tế nước ta có độ mở ngày càng
cao.
1.2.2 Giai đoạn 2011-2014
Ở giai đoạn này, thị trường trong nước tiếp tục phát triển. Tổng kim ngạch xuất
khẩu 8 tháng năm 2014 đạt 96,98 tỷ USD, tăng 14,1% so với cùng kỳ năm 2013,
tương đương với 11,99 tỷ USD. Tổng kim ngạch nhập khẩu 95,29 tỷ USD tăng 12%
tương đương với 10,19 tỷ USD. Xuất siêu cả nước 1,698 tỷ USD góp phần bảo đảm dự
trữ ngoại hối, ổn định tỷ giá và ổn định kinh tế vĩ mô.
Xuất khẩu hàng hóa đạt nhịp độ tăng trưởng trên 19,4%/năm, cao hơn chỉ tiêu
kế hoạch đã đề ra (mục tiêu của Đại hội lần thứ XI và mục tiêu của Chiến lược xuất
nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011-2020, định hướng đến năm 2030 là 12%/năm); kim
ngạch tăng từ 96,9 tỷ USD năm 2011 lên khoảng 147 tỷ USD năm 2014. Đặc biệt,
trong giai đoạn 2011-2013, mặc dù cầu trên thế giới giảm do tác động của khủng
hoảng tài chính và suy thối kinh tế tồn cầu, nhưng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa
của Việt Nam vẫn tăng 22,3%/năm nhanh hơn 4 lần tốc độ tăng trưởng GDP.
Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu chuyển dịch theo chiều hướng tích cực, giảm hàm
lượng xuất khẩu thô, tăng xuất khẩu sản phẩm chế biến, sản phẩm cơng nghiệp. Tỷ

trọng nhóm hàng nơng sản, thủy sản giảm từ 20,4% năm 2011 xuống còn khoảng 14%
năm 2014. Tỷ trọng nhóm hàng nhiên liệu, khống sản giảm từ 11,6% năm 2011
xuống còn khoảng 6,2% năm 2014. Tỷ trọng nhóm hàng cơng nghiệp chế biến tăng
mạnh từ 61,2% năm 2011 lên 74,1% năm 2014.


Chương I: Tổng quan

Trang 11

Thị trường xuất khẩu được mở rộng, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam đã vươn
đến hầu hết các thị trường trên thế giới, nhiều sản phẩm đã dần có chỗ đứng và khả
năng cạnh tranh trên thị trường có yêu cầu cao về chất lượng như EU, Nhật Bản, Hoa
Kỳ… Nhập khẩu hàng hóa tăng trưởng bình quân 14,6%/năm trong giai đoạn 20112014; kim ngạch tăng từ 106,75 tỷ USD năm 2011 lên khoảng 146,5 tỷ USD năm
2014.
Nhờ xuất khẩu tăng nhanh hơn nhập khẩu, cán cân thương mại đã được cải
thiện rõ rệt và chuyển từ trạng thái thâm hụt lớn trong giai đoạn 2006-2011 (mức thâm
hụt cao nhất lên đến 18 tỷ USD năm 2008 và luôn giữ ở mức 12 tỷ USD trong giai
đoạn 2007-2010) sang trạng thái thặng dư. Năm 2012 xuất siêu 750 triệu USD, năm
2013 xuất siêu khoảng 300.000 USD và năm 2014 ước đạt xuất siêu khoảng 500 triệu
USD.


Chương II: Nội dung

Trang 12

CHƯƠNG II: NỘI DUNG
2.1 Kim ngạch xuất nhập khẩu, tốc độ tăng giảm kim ngạch xuất nhập khẩu của
Việt Nam giai đoạn 2001-2014

Với việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)-đồng nghĩa với việc
Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới thì mức độ giao thoa
và tác động của tình hình kinh tế bên ngồi đến Việt Nam càng mạnh, càng tức thời.
Nền kinh tế Việt Nam từ nhập siêu trong thời gian dài, đột ngột chuyển sang xuất siêu
trong năm 2012 và 2013.
Bảng 2.1 Xuất nhập khẩu hàng hóa và cán cân thương mại của Việt Nam

Năm

KNXK
(Tỷ USD)

Tăng
trưởng
XK (%)

KNNK
(Tỷ USD)

Tăng

Cán cân

Tỉ lệ nhập

trưởng

Thương mại

siêu so với


NK (%)

(Tỷ USD)

XK (%)

2001

15,03

3,76

16,23

3,72

-1,2

7,9

2002

16,71

11,16

19,75

21,75


-3,04

18,2

2003

20,15

20,61

25,26

27,90

-5,11

25,34

2004

26,51

31,54

31,95

26,52

-5,44


20,6

2005

32,44

22,4

36,98

15,7

-4,54

14,0

2006

39,83

22,8

44,89

21,4

-5,06

12,7


2007

48,56

21,9

62,68

39,6

-14,12

29,1

2008

62,69

29,1

80,71

28,8

-18,03

28,8

2009


57,10

-8,9

69,95

-13,3

-12,85

22,5

2010

72,24

26,5

84,84

21,3

-12,6

17,4

2011

96,91


34,2

106,75

25,8

-9,84

10,2


Chương II: Nội dung

Trang 13

2012

114,53

18,2

113,78

6,6

0,75

-


2013

132,03

15,3

132,03

16,0

0,0003

-

Nguồn: Tổng cục Hải Quan Việt Nam-2013.
2.1.1 Xuất khẩu
Kể từ năm 2009, 2014 là năm đầu tiên, hoạt động xuất nhập khẩu của
Việt Nam có tốc độ tăng xuất khẩu cao hơn tốc độ tăng nhập khẩu trong 9
tháng đầu năm. Kim ngạch xuất khẩu trong 9 tháng đã đạt 109,6 tỷ
USD (đạt 75,4% mục tiêu kế hoạch) và thực tế cuối năm 2014, tình hình xuất
khẩu vẫn đang có xu hướng tăng. Nếu cứ đà này, tình hình xuất khẩu sẽ có
những bước tăng trưởng ngoạn mục, có khả năng sẽ vượt mục tiêu của Quốc
hội đề ra.
Trong giai đoạn 2001- 2014, xuất khẩu của Việt Nam tăng cả về quy mơ
lẫn tốc độ. Đóng góp vào tăng trưởng xuất khẩu 9 tháng năm 2013 phải kể đến
một số mặt hàng có mức tăng cao như: hố chất tăng 71,1%; túi sách, va li, mũ,
ơ dù tăng 37%; mặt hàng đồ chơi, dụng cụ thể thao và bộ phận tăng 39,7%;
thủy tinh và sản phẩm thuỷ tinh tăng 34,4%; kim loại thường khác và sản phẩm
tăng 31,2%... nguyên nhân là do nhu cầu trên thị trường nước ngoài tăng nên
các doanh nghiệp cả trong nước và đầu tư nước ngoài đang tập trung đẩy mạnh

sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng này.
Các nhóm hàng hoá khác (chưa phân tổ) ước đạt 6,5 tỷ USD, chiếm
5,9% trong tổng KNXK, tăng 23,4% so với cùng kỳ. Đây là nhóm hàng có tốc
độ tăng cao nhất, tuy nhiên chưa có số liệu cụ thể để đánh giá được đóng góp
của những mặt hàng nào trong nhóm này vào tăng trưởng xuất khẩu. Xuất siêu
9 tháng năm 2014 ước khoảng 2,47 tỷ USD, bằng 2,3% kim ngạch xuất khẩu.
Trong đó, khối doanh nghiệp đầu tư nước ngồi (khơng kể dầu thô) xuất siêu
6,9 tỷ USD, nếu kể cả dầu thơ khu vực doanh nghiệp đầu tư nước ngồi xuất
siêu khoảng 12,7 tỷ USD.


Chương II: Nội dung

Trang 14

Tổng kim ngạch xuất khẩu (KNXK) 9 tháng đầu năm 2014 ước đạt
109,63 tỉ USD, tăng 14,2% so với cùng kỳ năm 2013 (tương đương với 13,59
tỷ USD); trong đó, xuất khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi
(khơng kể dầu thơ) ước đạt hơn 67,2 tỷ USD, tăng 14,6%; xuất khẩu của các
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi (kể cả dầu thô) ước đạt 73 tỷ USD,
tăng 14,1%; xuất khẩu của các doanh nghiệp trong nước đạt 36,64 tỷ USD tăng
14,2% so với cùng kỳ năm trước. Như vậy, KNXK bình quân trong 9 tháng đầu
năm 2014 ước đạt 12,2 tỷ USD/tháng, 9 tháng có 21 mặt hàng có KNXK trên 1
tỷ USD, tăng 2 mặt hàng so với cùng kỳ năm trước đó là rau quả và hạt tiêu.
Trong các nhóm hàng xuất khẩu, nhóm hàng nơng lâm thủy sản đạt giá
trị cao nhất, trong 9 tháng đầu năm 2014 kim ngạch xuất khẩu ước đạt 16,82 tỷ
USD, chiếm 15,3% trong tổng KNXK, tăng 15% so với cùng kỳ. Xuất khẩu
nhóm hàng nơng lâm thuỷ sản 9 tháng đầu năm 2014 tăng trưởng khá, tăng cao
hơn mức tăng bình quân xuất khẩu chung, trong đó có những mặt hàng tăng
trưởng cao như: hạt tiêu tăng 43%, rau quả tăng 42,7%, nhân điều tăng 23,6%,

cà phê tăng 29,2%. Nếu xét về giá, một số mặt hàng chủ yếu của nhóm giảm so
với cùng kỳ đã làm giảm 280 triệu USD KNXK của nhóm; tuy nhiên lượng lại
tăng nên giá trị xuất khẩu của nhóm hàng này tăng đáng kể (tăng 1,069 tỉ USD
KNXK). Bù trừ qua lại, sự biến động cả giá và lượng của nhóm nơng sản đã
góp phần tăng 789 triệu USD KNXK trong 9 tháng đầu năm 2014.
Tiếp sau đó là nhóm hàng cơng nghiệp chế biến, kim ngạch xuất khẩu
của nhóm này trong 9 tháng năm 2014 ước đạt 79,3 tỷ USD, chiếm hơn 72,3%
trong tổng KNXK, tăng 14,6% so với cùng kỳ năm ngoái, đây là nhóm hàng có
tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao và là nhóm chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng
KNXK. Những mặt hàng chủ lực có quy mơ xuất khẩu lớn như: dệt may, giày
dép, sản phẩm gỗ, máy móc thiết bị phụ tùng, có mức tăng trưởng cao hơn mức
tăng trưởng chung của toàn ngành, tăng từ 14,4% đến 25% đã đóng góp và bức
tranh tăng trưởng chung trong 9 tháng đầu năm.


Chương II: Nội dung

Trang 15

Mặc dù nhóm nhiên liệu và khống sản có mức tăng khơng đáng kể (chỉ
khoảng 0,8%) nhưng với kim ngạch xuất khẩu ước đạt 7,1 tỷ USD, cũng đã hỗ
trợ cho KNXK đạt gần 6,5%. Sở dĩ tỷ lệ này không cao là do trong số 4 mặt
hàng xuất khẩu chủ yếu của nhóm, chỉ có mặt hàng dầu thô lượng xuất khẩu
tăng. Các mặt hàng như than đá, xăng dầu các loại, quặng và khoáng sản khác
lượng xuất khẩu đều giảm, trong đó, xăng dầu các loại giảm 20,2% và than đá
giảm 32,7%. Trừ dầu thô do biến động tăng chung của thị trường thế giới thì 3
mặt hàng xuất khẩu cịn lại của nhóm có giá xuất khẩu đều giảm. Tính chung,
biến động về cả giá và lượng của nhóm hàng này đã góp phần tăng 54 triệu
USD KNXK.
2.1.2 Nhập khẩu

2.1.2.1 Quy mô nhập khẩu
Tốc độ tăng trưởng nhập khẩu bình quân thời kỳ 1991-2000 là 17,5%,
giai đoạn 2001-2011 là 20,7%. Nhìn chung, tăng trưởng nhập khẩu của nước ta
không ổn định qua các thời kỳ. Nhập siêu gia tăng khá nhanh, năm 2000 là 1,16
tỷ USD, hai năm 2005 và 2006, các con số tương ứng là 4,54 và 5,06 tỷ USD.
Tuy nhiên, năm 2012, tốc độ tăng nhập khẩu hàng hóa là 6,6 %, chỉ bằng
36,3% tốc độ tăng 18,2 % của xuất khẩu hàng hóa. Điều này đã dẫn đến sự đảo
chiều của cán cân thương mại, từ nhập siêu trong suốt thời gian dài, Việt Nam
lần đầu tiên sau 20 năm trở lại vị thế xuất siêu. Năm 2013, kim ngạch nhập
khẩu (KNNK) đạt 132,03 tỷ USD, tăng 16% so với năm 2012, là năm thứ 2
liên tiếp xuất siêu kể từ khi gia nhập WTO.
Cán cân thương mại Việt Nam đang có xu hướng được cải thiện tốt hơn.
Tuy nhiên có sự mất cân đối lớn giữa xuất và nhập khẩu hàng hóa, diễn ra trên
hầu hết các thị trường chủ yếu của Việt Nam.
Trong khi Việt Nam xuất siêu lớn đối với các thị trường phát triển Hoa
Kỳ và EU, Nhật Bản... thì nhập siêu lại gia tăng ở một số thị trường Trung
Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan và ASEAN (Xin-ga-po, Thái Lan.... ).


Chương II: Nội dung

Trang 16

2.1.2.2 Nhập khẩu nhìn từ các thành phần kinh tế
Trong suốt thời gian từ 2001 đến 2011, khu vực kinh tế trong nước luôn
nhập siêu rất lớn, nếu khơng có khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi
(FDI) ln xuất siêu để bù đắp thì nhập siêu trong cán cân thương mại của Việt
Nam cịn trầm trọng hơn nhiều. Trong khi đó, khu vực kinh tế FDI ln duy trì
mức xuất siêu, năm 2012 lên tới 12 tỷ USD.
Thống kê giai đoạn 2000-2012, tỷ trọng nhập khẩu cho tiêu dùng cuối

cùng chưa tới 10%; nhập khẩu các loại nguyên nhiên vật liệu đầu vào (bình
qn khoảng 60%), rồi đến nhập khẩu máy móc, thiết bị, phụ tùng (bình qn
trên 30%). Như vậy, có thể thấy vấn đề của nền kinh tế Việt Nam là công
nghiệp hỗ trợ để làm ra các sản phẩm, là chi phí đầu vào chứ khơng phải việc
hạn chế tiêu dùng hàng nhập khẩu hay khơng. Một sản phẩm có thể mang nhãn
mác Việt Nam nhưng toàn bộ nguyên vật liệu và máy móc thiết bị đều được
nhập khẩu từ bên ngồi, như vậy việc khuyến khích tiêu dùng hàng Việt Nam
thực chất là việc tiêu dùng hàng nhập khẩu.
2.2. Cơ cấu hàng hóa và cơ cấu thị trường xuất nhập khẩu Việt Nam giai
đoạn 2001–2014
2.2.1 Giai đoạn 2001-2010
2.2.1.1 Xuất khẩu
+ Cơ cấu hàng hóa:
Cơ cấu xuất khẩu đã có xu hướng chuyển dịch tích cực, gắn chuyển dịch
cơ cấu mặt hàng với cơ cấu thị trường xuất khẩu, xây dựng được nhóm hàng
xuất khẩu chủ lực và gặt hái được thành công ở một số khâu đột phá tăng
trưởng xuất khẩu.


Chương II: Nội dung

Trang 17

Hình 2.1 Hàng dệt may vẫn đứng đầu danh sách các mặt hàng xuất khẩu
vào Mỹ
Tỷ trọng của nhóm hàng chế biến, chế tạo đã tăng được 8,3 điểm phần
trăm trong 10 năm qua, từ 46,7% trong năm 2001 lên 55% trong năm 2010, tỷ
trọng của nhóm hàng thơ và sơ chế đã giảm từ 58,3% xuống còn 45% trong
thời gian tương ứng; riêng tỷ trọng của nhóm hàng nơng, lâm, thuỷ sản đã giảm
từ 29,5% xuống 22,5%.


Năm 2001, có 4 mặt hàng xuất khẩu chủ lực đạt

kim ngạch trên 1tỷ USD (gồm dầu thô, dệt may, giầy dép, thuỷ sản), với tổng
giá trị 8,4 tỷ USD, chiếm 56% kim ngạch xuất khẩu. Đến năm 2010, đã có 17
mặt hàng và nhóm mặt hàng xuất khẩu chủ lực (thuỷ sản, gạo, cà phê, cao su,
sản phẩm gỗ, than đá, dầu thô, xăng dầu, sắt thép và sản phẩm thép, dệt may,
giầy dép, đá quý và kim loại q, máy vi tính và linh kiện, máy móc thiết bị,
dây điện và cáp điện, phương tiện vận tải), với tổng giá trị khoảng 45 tỷ USD,
chiếm 63% kim ngạch xuất khẩu.
Về cơ bản, Việt Nam đã thực hiện được thành công một số khâu đột phá
chiến lược tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu. Trong 5 năm đầu
(2001-2005), các ngành sản phẩm kết hợp giữa lao động giản đơn và cơng nghệ
trung bình đã được coi trọng phát triển như: Thủ công mĩ nghệ, thực phẩm chế
biến, sản phẩm nhựa, hoá phẩm tiêu dùng, sản phẩm gỗ và sản phẩm cơ khí,
điện. Trong đó, xuất khẩu nhóm hàng thủ cơng mĩ nghệ (mây, tre, cói, thảm,
gốm sứ, đá và kim loại quý) đã tăng trưởng bình quân 23%/năm, kim ngạch


Chương II: Nội dung

Trang 18

tăng từ 377 triệu USD trong năm 2000 lên 3.177 triệu USD trong năm 2009 và
khoảng gần 4,0 tỷ USD trong năm 2010 xuất khẩu gỗ tăng trưởng bình quân
26%/năm; xuất khẩu sản phẩm nhựa tăng bình quân 25%/ năm, kim ngạch tăng
từ 122 triệu USD trong năm 2000 lên xấp xỉ 1 tỷ USD trong năm 2009 và vượt
1,1 tỷ USD vào năm 2010.
Cơ cấu xuất khẩu trong từ năm 2007-2010 của Việt Nam mặc dù đã có
sự thay đổi nhưng chưa thực sự rõ rệt. Tỷ trọng nhóm hàng nhiên liệu và

khống sản đã giảm từ 34,2% năm 2007 xuống còn 27,8% năm 2010, trong khi
đó nhóm hàng cơng nghiệp và TCMN đã tăng nhẹ từ 42,5% đến 45,1%, và
nhóm hàng nơng, lâm, thủy sản tăng từ 23,0% lên 23,3% trong cùng kỳ. Điều
này cho thấy, đã có những tín hiệu chuyển dịch cơ cấu tích cực trong kim
ngạch xuất khẩu của Việt Nam theo hướng giảm tỷ trọng các nhóm hàng khai
thác tài ngun khống sản, hàng sơ chế có hàm lượng cơng nghệ và giá trị gia
tăng thấp.
Tỷ trọng nhóm hàng chế biến, chế tạo hàng tiêu dùng, máy móc, thiết bị
có hàm lượng công nghệ cao và giá trị gia tăng cao hơn tăng lên đáng kể. Tuy
nhiên, sự dịch chuyển cơ cấu diễn ra với tốc độ chậm. Trong khi đó, các sản
phẩm cơng nghiệp chế biến, chế tạo của Việt Nam thực ra vẫn chủ yếu là các
sản phẩm chế biến hoặc gia công sử dụng nhiều lao động giá rẻ, hàm lượng
cơng nghệ thấp..
Tỷ trọng nhóm hàng chế biến tinh gia tăng nhưng với tốc độ chậm. Phân
loại theo tiêu chuẩn ngoại thương, cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam có sự chuyển
dịch từ nhóm hàng thơ sơ chế, giảm từ 53% (2007) xuống còn 39%, sang hàng
chế biến hoặc đã tinh chế, tăng từ 47% lên 61% trong cùng thời kỳ. Tuy nhiên
có thể nói sự dịch chuyển tích cực này diễn ra rất chậm. Tỷ trọng hàng thơ sơ
chế vẫn cịn rất lớn, hàng chế biến, tinh chế vẫn chưa phải là các sản phẩm có
hàm lượng công nghệ và giá trị gia tăng cao.
Nếu xem xét chỉ tiêu RCA cho từng nhóm mặt hàng theo SITC thì đã có
5 trong 9 nhóm mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam có lợi thế so sánh, trong đó


Chương II: Nội dung

Trang 19

có lương thực thực phẩm (SITC 0), hàng chế biến phân loại chủ yếu theo
nguyên liệu (SICT 6) là có lợi thế so sánh rất cao. Mặc dù lợi thế so sánh của

lương thực thực phẩm (SITC 0) có xu hướng giảm dần qua các năm còn RCA
của hàng chế biến phân loại chủ yếu theo nguyên liệu (SITC 6) như là sản xuất
giấy, da giày, quần áo, mũ, ơ dù…thì tăng dần, đó là các mặt hàng khơng địi
hỏi nhiều về trình độ kỹ thuật nhưng đem lại nhiều việc làm với lương thấp.
Nhóm hàng đồ uống và thuốc lá (SITC 1), dầu mỡ, chất béo và sáp động thực
vật (SITC 4) và hóa chất và các sản phẩm có liên quan (SITC 5) có lợi thế so
sánh ngày càng tăng dần. Có đến 2 nhóm hàng trong số các mặt hàng chế biến
hay đã tinh chế là có lợi thế so sánh tương đối thấp, đó là máy móc, phương
tiện vận tải và phụ tùng (SITC 7) có RCA là 0,4 và hàng chế biến khác (SITC
8) đạt RCA là 0,8.
Bảng 2.2 Hệ số RCA cho các nhóm hàng xuất khẩu của Việt Nam theo
SITC giai đoạn 2007-2010
Nhóm hàng

2007

2008

2009

2010

Trung bình

SITC 0

5,1

4,6


4,0

3,6

4,3

SITC 1

1,3

2,5

2,4

1,8

2

SITC 2

1,1

0,9

0,8

0,6

0,9


SITC 3

0,3

0,4

0,3

0,3

0,3

SITC 4

1,5

1,5

1,4

1,6

1,5

SITC 5

1,2

1,3


1,8

2

1,6

SITC 6

6,1

6

5,4

7

6,1

SITC 7

0,3

0,6

0,8

0,7

0,6


SITC 8

0,3

0,3

0,4

0,6

0,4

SITC 9

0,9

0,8

0,9

0,5

0,8

Nguồn: Người viết tự tính tốn từ số liệu của ITC
Trong khi đó, nhóm hàng nhiên liệu (SITC 3) những năm trước khi gia
nhập WTO đều có RCA cao nhưng giờ đây chỉ số đó chỉ còn 0,3, điều này


Chương II: Nội dung


Trang 20

chứng tỏ hàng xuất khẩu của ta đã phụ thuộc ít hơn vào nguyên liệu tài ngun
thiên nhiên.
Chỉ số IIT ở nhóm mặt hàng thơ và sơ chế cao hơn ở các mặt hàng chế
biến hay đã tinh chế, phản ánh rằng tính kinh tế của quy mô trong sản xuất các
mặt hàng này vẫn chưa được khai thác triệt để. Trong đó 89% thương mại của
mặt hàng đồ uống và thuốc lá là thương mại nội ngành, nghĩa là đây là mặt
hàng xuất khẩu và nhập khẩu gần như bằng nhau. Các mặt hàng chế biến như là
hóa chất và sản phẩm liên quan, hàng chế biến phân loại theo nguyên liệu thì
chỉ số này tương đối thấp, lần lượt là 47% và 24%, chỉ ra rằng các nguồn lực
trong nhóm hàng này vẫn chưa được sử dụng triệt để.
+ Cơ cấu thị trường:
Cơ cấu thị trường đã có sự chuyển dịch đáng kể, về cơ bản phù hợp với
định hướng điều chỉnh chiến lược thị trường, hình thành cơ cấu hợp lý. Tỷ
trọng của thị trường châu Á trong tổng kim ngạch xuất khẩu đã giảm từ 60,6%
trong năm 2001 xuống 50 % trong năm 2005 và duy trì ở mức 45,5%-48%
trong giai đoạn 2006-2010, cơ bản phù hợp với mục tiêu đề ra là 45%. Riêng tỷ
trọng của Nhật Bản đã giảm dần từ 16,7% trong năm 2001 xuống 13,3% trong
năm 2005 và khoảng 10% trong năm 2010 (chiến lược là 17-18%); tỷ trọng của
thị trường Trung Quốc, Đài Loan và Hồng Kông giảm từ 15,8% xuống 13,9%
và còn khoảng 12% trong thời gian tương ứng (chiến lược là 14-16%); tỷ trọng
của thị trường ASEAN tương đối ổn định ở mức 17-18% (chiến lược là 1516%); tỷ trọng của thị trường châu Mỹ trong tổng kim ngạch xuất khẩu đã tăng
nhanh trong giai đoạn 2001-2005 từ 9,3% năm 2001 lên 22 % trong năm 2005
và tương đối ổn định ở mức 22,5%-23% trong gia đoạn 2006-2010.
Về thị trường xuất khẩu giai đoạn 2006-2010, châu Á đứng đầu với
45,6% tổng kim ngạch xuất khẩu, Châu Mỹ tiếp tục tăng mạnh và ở vị trí thứ
hai với 23%; châu Âu chiếm 20,8%; châu Đại Dương chiếm 6,2%; châu Phi
tuy chiếm tỷ lệ nhỏ với 2,7% nhưng đã gấp 3,8 lần so với thời kỳ 5 năm trước.



Chương II: Nội dung

Trang 21

Thực hiện thành công khâu đột phá về thị trường xuất khẩu là tăng nhanh tỷ
trọng của thị trường Hoa Kỳ từ 7,1% trong năm 2001 lên 18,2% trong năm
2005 và duy trì ở mức 19 -20% trong gian đoạn 2006-2010 (chiến lược là 1520%).
2.2.1.2 Nhập khẩu
+ Cơ cấu hàng hóa:
Nhập khẩu hàng hố đã tập trung nhiều đến nguyên nhiên vật liệu, máy
móc thiết bị và công nghệ phục vụ sản xuất trong nước, đáp ứng nhu cầu tăng
trưởng dựa vào đầu tư và xuất khẩu, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo
hướng CNH, HĐH.
Phần chủ yếu trong tổng giá trị nhập khẩu hàng năm là các nhóm hàng nguyên,
nhiên vật liệu, máy móc thiết bị và cơng nghệ cho các dự án đầu tư phát triển
sản xuất, tạo nguồn hàng cho xuất khẩu, đóng góp cho tăng trưởng kinh tế.
Trong giai đoạn 2001-2005 tỷ trọng của nhóm hàng này chiếm khoảng 50%
tổng kim ngạch nhập khẩu và bằng khoảng 40 % GDP; trong giai đoạn 20062010 chiếm khoảng 70% tổng kim ngạch nhập khẩu và bằng khoảng 60% GDP
(riêng năm 2008, các chỉ số tương ứng là 74,7% và 65,1%). Tỷ trọng của nhóm
hàng tiêu dùng cần kiểm sốt và hạn chế nhập khẩu tuy tăng mạnh từ 22,8%
trong năm 2005 lên 26,7% trong năm 2008 nhưng sau đó đã giảm dần còn
khoảng 18-19% trong 2 năm 2009-2010. Năm 2008-2010, tỷ trọng của nhóm
hàng thơ và sơ chế chiếm khoảng 25-26%, tỷ trọng nhóm hàng chế biến và tinh
chế chiếm khoảng 74-75% trong tổng kim ngạch nhập khẩu.
Nhập siêu tuy tăng cao trong các năm 2006-2008, nhưng sau đó đã được
kiềm chế, tỷ lệ giá trị nhập siêu so với kim ngạch xuất khẩu đã giảm từ 29,1%
trong năm 2008 xuống còn 22,5% trong năm 2009 và 15% trong năm 2010.
Phần chủ yếu trong cơ cấu nhập siêu mang tính tích cực, tạo nền tảng cho phát

triển sản xuất, tăng nguồn hàng xuất khẩu giúp giảm bớt giá trị nhập siêu trong
thời gian tới.


Chương II: Nội dung

Trang 22

Nhập khẩu cũng tập trung vào các mặt hàng làm đầu vào cho hoạt động
sản xuất phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu chẳng hạn như xăng dầu, chất dẻo,
vải, sắt thép, điện tử, máy tính và linh kiện, máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ
tùng khác.
Theo cách phân loại của Comtrade cho hàng tiêu dùng, hàng trung gian,
hàng vốn, có thể thấy hàng trung gian là nhóm hàng nhập khẩu lớn nhất. Giá trị
nhập khẩu của nhóm hàng này tăng từ 8,2 tỷ USD năm 2000 lên 28,0 tỷ USD
năm 2006, và đạt đỉnh ở mức 48,0 tỷ USD năm 2008 trước khi giảm xuống cịn
42,3 tỷ USD năm 2009. Nhóm hàng trung gian cũng có tốc độ tăng nhập khẩu
nhanh nhất trong giai đoạn 2000-2006, trung bình lên tới 22,6%/năm. Do mức
giảm khá lớn trong năm 2009 nên tốc độ tăng trưởng nhập khẩu hàng trung
gian trong giai đoạn 2006-2009 chỉ đạt trung bình 14,7%/năm. Mặc dù vậy, tỷ
trọng hàng trung gian trong nhập khẩu năm 2009 (60,4%) chỉ giảm nhẹ so với
năm 2006 (62,4%), và cao hơn nhiều so với năm 2000 (52,7%). Tương tự, nhập
khẩu của các nhóm hàng xăng dầu và hàng hóa vốn cũng có xu hướng tăng liên
tục trong giai đoạn 2000-2008, và giảm trong năm 2009. Nhập khẩu hàng xăng
dầu đã tăng từ 2,1 tỷ USD năm 2000 lên 12,2 tỷ USD năm 2008, sau đó giảm
xuống cịn 7,3 tỷ USD năm 2009. Tốc độ tăng trưởng nhập khẩu của nhóm
hàng này trung bình đạt 20,6%/năm trong giai đoạn 2000-2006, và chỉ đạt
3,6%/năm trong những năm 2006-2009. Nhập khẩu hàng hóa vốn lại tăng
mạnh từ mức 2,9 tỷ USD lên 14,7 tỷ USD trong giai đoạn 2000-2008, trước khi
giảm nhẹ xuống còn 14,4 tỷ USD vào năm 2009. Theo đó, tốc độ tăng trưởng

nhập khẩu trung bình của nhóm hàng hóa vốn lần lượt đạt 15,4%/năm và
28,3%/năm trong các giai đoạn 2000-2006 và 2006-2009. Nói cách khác, q
trình hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng trong những năm gần đây khiến nhập
khẩu hàng hóa vốn tăng nhanh hơn.
- Cơ cấu thị trường:
Việt Nam nhập siêu chủ yếu từ các nước châu Á, đặc biệt là Trung
Quốc, Hàn Quốc và ASEAN (là các quốc gia mà Việt Nam đã ký kết Hiệp định


Chương II: Nội dung

Trang 23

thương mại tự do). Đa số nguyên nhiên phụ liệu, vật tư và thiết bị máy móc
được nhập khẩu từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, và Thái Lan
do lợi thế về vận tải, giá cả và tính phù hợp. Đặc biệt, ASEAN và Trung Quốc
vẫn là những đối tác cung ứng lớn nhất cho nước ta, với tỷ trọng trong tổng
kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam tăng từ khoảng 31,9% năm 1995 lên 45,3%
năm 2007, 43,4% năm 2008 và 43% năm 2009. Riêng tỷ trọng của Trung Quốc
đã tăng từ 14,2% giai đoạn 2001-2006 lên trên 19% năm 2007 và năm 2008, và
vọt lên tới 23,2% trong năm 2009. Trung Quốc là nhà cung cấp lớn nhất các
mặt hàng thuộc nhóm máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng, các mặt hàng
thuộc nhóm máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện và một số nhóm hàng
khác. Nhập khẩu từ Hoa Kỳ, Nhật Bản, Liên minh Châu Âu chủ yếu là máy
móc thiết bị công nghệ nguồn và một số nguyên vật liệu phụ trợ, nhưng lượng
nhập còn khiêm tốn và tỷ trọng có xu hướng giảm. Như vậy có thể thấy, gia
nhập Tổ chức Thương mại thế giới khơng có ảnh hưởng đáng kể đến việc tăng
nhập siêu của ta.
2.2.2 Giai đoạn 2011-2014
2.2.2.1 Xuất khẩu

+ Cơ cấu hàng hóa:
Năm 2011:
Cơ cấu kim ngạch hàng hóa xuất khẩu năm nay có một số thay đổi so
với năm 2010: Tỷ trọng nhóm hàng cơng nghiệp nặng và khống sản chiếm
35,2%, tăng 4 điểm phần trăm, là nhóm hàng đóng góp vào mức tăng kim
ngạch xuất khẩu cao nhất với mức 47,5%; nhóm hàng công nghiệp nhẹ chiếm
40,6%, giảm 2 điểm phần trăm so với năm trước; tỷ trọng nhóm hàng nơng,
lâm, thủy sản giảm nhẹ từ 22,5% năm 2010 xuống 21,9% năm 2011; vàng và
các sản phẩm vàng chiếm 2,3%, giảm so với 3,8% của năm 2010.
Năm 2012:


Chương II: Nội dung

Trang 24

Nhiều sản phẩm thuộc nhóm hàng cơng nghiệp có kim ngạch xuất khẩu
tăng mạnh như: Điện thoại và linh kiện 12,6 tỷ USD, tăng 97,7%; điện tử máy
tính đạt 7,9 tỷ USD, tăng 69,1%; máy móc, thiết bị phụ tùng 5,5 tỷ USD, tăng
26,9%. Nhiều nhóm hàng nông sản tăng khá về lượng xuất khẩu: Sắn và sản
phẩm sắn tăng 55,2%; cà phê tăng 37,9%; cao su tăng 23,8%; hạt điều tăng
25,6%; gạo tăng 13,1%; chè tăng 10,4%. Đây là lần đầu tiên xuất khẩu gạo đạt
trên 8 triệu tấn, tương đương 3,7 tỷ USD. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu
những mặt hàng nông sản trên không cao do ảnh hưởng của đơn giá thế giới
giảm như: Giá sắn và sản phẩm sắn giảm 16,8%; cà phê giảm 6,2%; hạt điều
giảm 15%; gạo giảm 7,1%; chè giảm 2,2%... Các mặt hàng xuất khẩu truyền
thống vẫn giữ mức tăng khá là: Dây và cáp điện tăng 41,2%; sản phẩm gốm sứ
tăng 20%; gỗ và sản phẩm gỗ tăng 17,3%; giày dép tăng 10,6%; hàng dệt may
tăng 7,1%.
Cơ cấu kim ngạch hàng hóa xuất khẩu năm nay có sự thay đổi so với

năm trước: Tỷ trọng nhóm hàng cơng nghiệp nặng và khống sản ước tính đạt
51,7 tỷ USD, tăng 49,9% và chiếm 45,1% (Năm 2011 là 35,6%), chủ yếu do
tăng kim ngạch của điện thoại và linh kiện, tăng 6,2 tỷ USD (tăng 97,7%).
Nhóm hàng cơng nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp đạt 39 tỷ USD, tương
đương năm 2011 nhưng tỷ trọng giảm từ 40,3% năm 2011 xuống 34,1% năm
2012. Nhóm hàng nơng, lâm sản đạt 17,7 tỷ USD, tăng 18% so với năm trước
nhưng tỷ trọng khơng đổi với 15,4%. Nhóm hàng thuỷ sản đạt 6,2 tỷ USD, xấp
xỉ năm 2011 và tỷ trọng giảm từ 6,3% năm 2011 xuống 5,4% năm 2012.
Năm 2013:
Nhiều sản phẩm thuộc nhóm hàng cơng nghiệp có kim ngạch xuất khẩu
tăng mạnh như: Điện thoại và linh kiện đạt 21,5 tỷ USD, tăng 69,2%; hàng dệt,
may đạt 17,9 tỷ USD, tăng 18,6%; điện tử máy tính và linh kiện đạt 10,7 tỷ
USD, tăng 36,2%; giày dép đạt 8,4 tỷ USD, tăng 15,2%; gỗ và sản phẩm gỗ đạt
5,5 tỷ USD, tăng 17,8%; túi xách, ví, va li, mũ, ơ dù đạt 1,9 tỷ USD, tăng
27,6%; hóa chất tăng 32,4%; rau quả tăng 25,7%; hạt điều tăng 12,9%; hạt tiêu


Chương II: Nội dung

Trang 25

tăng 13,4%. Một số mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng khá là: Thủy sản đạt
6,7 tỷ USD, tăng 10,6%; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác đạt 6 tỷ
USD, tăng 9%; phương tiện vận tải và phụ tùng đạt 4,9 tỷ USD, tăng 7,8%; sắt
thép đạt 1,8 tỷ USD, tăng 8%; dây điện và dây cáp đạt 0,7 tỷ USD, tăng 10%;
sản phẩm hóa chất đạt 0,7 tỷ USD, tăng 5,2%. Kim ngạch xuất khẩu dầu thô,
gạo, cà phê, cao su, than đá và xăng dầu giảm so với năm 2012, trong đó dầu
thơ đạt 7,2 tỷ USD, giảm 11,9%; gạo đạt 3 tỷ USD, giảm 18,7%; cà phê đạt 2,7
tỷ USD, giảm 26,6%; cao su đạt 2,5 tỷ USD, giảm 11,7%; xăng dầu đạt 1,2 tỷ
USD, giảm 32,8%.

Cơ cấu kim ngạch hàng hóa xuất khẩu năm nay: Tỷ trọng nhóm hàng
cơng nghiệp nặng và khoáng sản đạt 58,6 tỷ USD, tăng 21,5% và chiếm 44,3%
(Năm 2012 đạt 48,2 tỷ USD và chiếm 42,1%). Nhóm cơng nghiệp nhẹ và tiểu
thủ cơng nghiệp đạt 50,3 tỷ USD, tăng 16,3% và chiếm 38,1% (Năm 2012 đạt
43,3 tỷ USD và chiếm 37,8%). Nhóm hàng nơng, lâm sản đạt 16,5 tỷ USD,
giảm 1,9% và chiếm 12,5% (Năm 2012 đạt 16,8 tỷ USD và chiếm 14,7%).
Nhóm hàng thuỷ sản đạt 6,7 tỷ USD, tăng 10,6% và chiếm 5,1% (Năm 2012
đạt 6,1 tỷ USD và chiếm 5,3%).
Năm 2014:
Tỷ trọng nhóm hàng cơng nghiệp nặng và khống sản đạt 66,5 tỷ USD,
tăng 12% so với cùng kỳ năm 2013, chiếm 44,3% tổng kim ngạch hàng hóa
xuất khẩu với mặt hàng điện thoại và linh kiện ước đạt 24,1 tỷ USD, tăng
13,4% và chiếm 16,1%. Nhóm hàng cơng nghiệp nhẹ đạt 57,9 tỷ USD, tăng
15,9% và chiếm 38,6%. Hàng nông sản, lâm sản ước 17,8 tỷ USD, tăng 11,4%
và chiếm 11,9%. Hàng thủy sản đạt 7,9 tỷ USD, tăng 17,6%, chiếm 5,2%.
+ Cơ cấu thị trường:
Năm 2011:
Hoa Kỳ vẫn là thị trường có kim ngạch cao nhất trong năm 2011 với
16,7 tỷ USD, chiếm 17,4% tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu của nước ta và


×