Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

Bài tiểu luận môn hợp đồng mua bán hàng hóa (2)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 21 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
---------------------------***---------------------------

ĐIỀU KIỆN CƯỚC PHÍ TRẢ TỚI TRONG
INCOTERMS 2020
Học phần: Hợp đồng mua bán hàng hóa
Giảng viên: Nguyễn Trọng Điệp
Nhóm thực hiện: nhóm 5

Hà Nội, tháng 4 năm 2022


DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHĨM 5

STT

Họ và tên

MSV

1

Hồng Thị Hà Giang (nhóm trưởng)

19063044

2

Trần Thị Hà Phương


19063138

3

Kiều Thu Hà

19063045

4

Lê Thị Ngọc Hà

19063046

5

Nguyễn Hoàng Minh Trang

19063168

6

Đặng Thu Trang

19063165

7

Nguyễn Mai Phương Thảo


19063150

8

Nguyễn Hà Phương

19063135

9

Lê Thị Phương Mai

19063110

2


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 4
I.

Khái quát chung về Incoterms 2020 ............................................................... 4
1.

Lịch sử hình thành ...................................................................................... 4

2.

Nội dung chính............................................................................................. 5


3.

Mục đích, phạm vi ứng dụng của Incoterms 2020 ................................... 5

II. Điều kiện CPT (cước phí trả tới) .................................................................... 6
1.

Khái niệm ..................................................................................................... 6

2.

Quy trình của CPT ...................................................................................... 6

3.

Nghĩa vụ các bên .......................................................................................... 8

4.

3.1.

Nghĩa vụ người bán ............................................................................... 8

3.2.

Nghĩa vụ người mua.............................................................................. 9

3.3.

So sánh với Incoterms 2010 ................................................................ 10


Chi phí ........................................................................................................ 11
4.1.

Chi phí người bán phải trả ................................................................. 11

4.2.

Chi phí người mua phải trả................................................................ 11

5.

Rủi ro .......................................................................................................... 12

6.

Địa điểm ..................................................................................................... 13

III. Những lưu ý khi sử dụng điều kiện CPT ở Việt Nam ............................... 15
IV.

Ưu điểm và nhược điểm của CPT ............................................................... 18

KẾT LUẬN ............................................................................................................. 20
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................. 21

3


MỞ ĐẦU

Incoterms là những điều khoản thiết yếu trong hoạt động thương mại quốc tế, nó
quy định chi tiết trách nhiệm của người bán, người mua và thời điểm chuyển giao rủi
ro giữa người mua và người bán. Incoterms 2020 là phiên bản mới nhất của Incoterms
do ICC công bố. Incoterms 2020 bao gồm 11 điều khoản: có 4 điều khoản áp dụng
để vận chuyển bằng đường biển và 7 điều khoản còn lại áp dụng cho tất cả các loại
hình vận tải. Tuy nhiên, phạm vi đề tài mà nhóm tìm hiểu là điều khoản CPT (cước
phí trả tới).
I.

Khái quát chung về Incoterms 2020

1. Lịch sử hình thành
Incoterms là chữ viết tắt của International Commercial Terms, tiếng Việt là “điều
kiện thương mại quốc tế”, là văn bản/bộ quy tắc do Phòng thương mại quốc tế (ICC)
ban hành để giải thích các điều kiện thương mại quốc tế liên quan đến vấn đề giao
nhận hàng hóa giữa người bán và người mua theo hợp đồng mua bán được hai bên
giao kết. Lần đầu được giới thiệu vào năm 1936, bộ quy tắc Incoterms 2020 đánh
đấu lần cập nhật đầu tiên kể từ năm 2010 nhằm theo kịp với bối cảnh thương mại
toàn cầu liên tục phát triển. Phiên bản mới nhất của bộ quy tắc đi vào hiệu lực từ
ngày 01/01/2020 với một số điểm sửa đổi đáng lưu ý. Kỷ niệm 100 năm ngày ra đời
của ICC và nhằm đáp ứng yêu cầu của thực tiễn thương mại quốc tế trong thời đại
công nghệ số, ICC đã tổ chức soạn thảo, sửa đổi, bổ sung và phát hành phiên bản
mới Incoterms 2020. Incoterms 2020 được soạn thảo bởi một Nhóm chuyên gia, chủ
yếu đến từ Châu Âu, trong đó lần đầu tiên có đại diện của Trung Quốc và Úc. Nhóm
đã họp định kỳ để thảo luận các vấn đề được nêu ra từ 150 nước là thành viên của
ICC. Trong q trình soạn thảo, nhóm đã đề xuất một số sửa đổi, bổ sung nhằm mục
4


đích đưa ra một bộ quy tắc Incoterms đơn giản, dễ hiểu, rõ ràng, đúng đắn và chính

xác, phản ánh thực tiễn sinh động của thương mại quốc tế.
2. Nội dung chính
Incoterms 2020 bao gồm 11 điều khoản riêng biệt với 2 nội dung quan trọng:
• Trách nhiệm và giới hạn trách nhiệm của bên mua, bên bán .
• Điểm chuyển giao trách nhiệm, chi phí, rủi ro từ người bán sang người mua
3. Mục đích, phạm vi ứng dụng của Incoterms 2020
Với sự thích ứng của Incoterms 2020 với các hoạt động giao dịch toàn cầu hiện
nay, phiên bản mới được cập nhật liên tục và định hướng thực tiễn. Mục đích của
sửa đổi là làm cho các điều khoản của Incoterms trở nên thân thiện hơn với người
dùng. Ví dụ, cách trình bày đã được sửa đổi để giúp người dùng dễ dàng chọn điều
khoản thích hợp hơn. Ngoài ra, Incoterms 2020 đã thay đổi thứ tự của các điều khoản
và hướng dẫn sử dụng sửa đổi đã được thêm vào mỗi điều khoản.
Incoterms áp dụng giữa các bên trong hợp đồng mua bán và địa chỉ (quốc gia
hoặc quốc tế) - nhưng không giới hạn đối với - các quyền và nghĩa vụ đặc biệt trong
mối quan hệ hợp đồng này. Trên cơ sở định nghĩa thống nhất được đảm bảo theo
cách này, cần tránh các vấn đề tiếp theo về giải thích hoặc sự khác biệt giữa các bên
trong hợp đồng mua bán. Cần lưu ý rằng Incoterms, do đặc điểm của chúng là các
điều khoản tương tự GT&C (các điều kiện tổng quát), không cấu thành các điều
khoản theo luật định và do đó chỉ trở nên ràng buộc về mặt pháp lý nếu chúng được
thỏa thuận hiệu quả giữa các bên trong hợp đồng mua bán bằng cách tham chiếu
tương ứng (với Incoterms 2020, điều này cũng có thể xảy ra trước ngày 01/01/2020).

5


Bất kể điều này, trong các trường hợp riêng lẻ, các điều khoản theo luật định mâu
thuẫn vẫn được ưu tiên áp dụng hơn so với một điều khoản Incoterms.
II.

Điều kiện CPT (cước phí trả tới)


1. Khái niệm
Điều kiện CPT nằm trong nhóm C trong các quy tắc Incoterms 2020. Nhắc đến
nhóm C là nhắc đến trách nhiệm thêm chi phí của người bán. Tại nhóm này, người
bán sẽ lo chi phí từ các vấn đề liên quan đến vận tải cũng như rủi ro trong quá trình
chuyên chở. Vậy, điều kiện CPT trong Incoterm 2020 có những đặc điểm riêng gì?
Điều kiện CPT là viết tắt của cụm từ Carriage Paid To tức là cước phí trả đến nơi
đã được thỏa thuận trong hợp đồng. Điều này có nghĩa là người bán giao hàng cho
người chuyên chở; hoặc người được chỉ định tại một nơi thoả thuận trong hợp đồng
và người bán phải trả chi phí vận tải cần thiết để đưa hàng hoá tới địa điểm đến đã
được thoả thuận trong hợp đồng. Tuy nhiên, tại thời điểm bên bán giao hàng cho bên
vận tải và trả cước phí để trở hàng đến nơi quy định, mọi rủi ro liên quan đến hàng
hoá sẽ chuyển từ người bán sang người mua.
CPT có thể được sử dụng trong mọi phương thức vận tải bao gồm cả vận tải đa
phương thức. Trong Incoterms 2020, điều kiện CPT có 2 điểm đáng lưu ý là nơi mà
hàng hóa được giao cho bên vận tải đầu tiên (nơi chuyển giao rủi ro hàng hóa): sau
khi chuyển hàng hố cho bên vận tải, bất kì điều gì, rủi ro gì nảy sinh mà khơng nằm
trong hợp đồng vận tải người bán kí kết sẽ do người mua chịu; và nơi mà 2 bên đàm
phán là địa điểm đích đến của hàng (điểm mà người bán phải kí hợp đồng vận tải để
đưa hàng tới đó). Theo điều kiện CPT, người bán sẽ hồn thành nghĩa vụ giao hàng
của mình khi giao hàng cho bên vận chuyển, khơng phải đích đến của hàng hố.
2. Quy trình của CPT

6


Quy trình của CPT trải qua rất nhiều bước. Trong hợp đồng thương mại như hình
minh hoạ có hai chủ thể tham gia ký kết hợp đồng thương mại quốc tế và sử dụng
điều kiện CPT trong Incoterm 2020. Ta có thể thấy, hàng hố bắt đầu tại kho của
người bán (Seller’s) sẽ chuẩn bị hàng hóa theo hợp đồng đã ký với bên mua và bàn

giao cho bên vận tải nội địa (Inland transport). Người bán có trách nhiệm thanh tốn
hàng hóa xuất khẩu và giao hàng cho người vận chuyển đầu tiên hoặc một người
khác do người bán quy định tại địa điểm gửi hàng được chỉ định, tại thời điểm đó rủi
ro chuyển giao cho người mua. Sau đó hàng hóa sẽ được vận chuyển theo đúng chu
trình của q trình vận chuyển hàng hóa thơng thường từ việc:
Xuất kho (Carrier warehouse) => thông qua hải quan xuất khẩu (customs)
=> vận chuyển theo phương thức vận tải tùy chọn là đường hàng không, đường
thủy, đường sắt (main freight) => nhập cảng, thông qua hải quan nhập khẩu.
Người bán chịu trách nhiệm ký kết hợp đồng vận chuyển và chi trả mọi chi phí
vận chuyển liên quan để giao hàng tới điểm đích. Điểm giao hàng cũng là điểm
chuyển giao rủi ro, là điểm người bán giao hàng cho người vận chuyển đầu tiên (trong
trường hợp vận chuyển đa phương thức, có nhiều hơn một carrier). Nếu các bên
7


mong muốn rủi ro chuyển giao ở giai đoạn sau (ví dụ: tại cảng biển hoặc cảng sơng
hoặc tại sân bay), hoặc thậm chí trước khi việc vận chuyển xảy ra (ví dụ một điểm
nội địa cách cảng biển hoặc sông) hai bên cần để xác định điều này trong hợp đồng
mua bán của và suy nghĩ cẩn thận về hậu quả của việc đó trong trường hợp hàng hóa
bị mất hoặc hư hỏng. Khi hàng hóa đã được giao cho người mua theo cách này, người
bán không đảm bảo rằng hàng hóa sẽ đến điểm đích an tồn, với số lượng đầy đủ và
trong tình trạng tốt. Điều này là do rủi ro chuyển từ người bán sang người mua khi
hàng hóa được giao cho người mua bằng cách bàn giao hàng cho người vận chuyển
đầu tiên.
Nếu trong hợp đồng mà người bán đã ký kết có bao gồm chi phí dỡ hàng tại cảng
đích thì người bán sẽ phải chi trả chi phí này, trừ khi hai bên đã có thỏa thuận trước
về việc người mua sẽ hồn trả lại chi phí này cho người bán. Thời điểm nghĩa vụ
thanh tốn chi phí của bên bán sẽ chấm dứt khi hàng hóa được bàn giao cho phía vận
chuyển hàng hóa nội địa bên người mua, lúc này bên mua phải chịu trách nhiệm
thanh tốn các chi phí liên quan đến thuế hải quan nhập khẩu, chi phí vận chuyển từ

cảng đích đến kho bãi của người mua (buyer’s warehouse). Đây chính là quy trình
chung một cách khái qt nhất về điều kiện thương mại quốc tế CPT trong incoterms
2020.
3. Nghĩa vụ các bên
3.1.

Nghĩa vụ người bán

Thứ nhất, cung cấp hàng phù hợp với hợp đồng: phải cung cấp hàng và hóa đơn
thương mại, các bằng chứng phù hợp khác theo yêu cầu của hợp đồng mua bán. (A1)
Thứ hai, giấy phép và các thủ tục: về rủi ro và chi phí thuộc về mình, phải lấy
giấy phép xuất khẩu và hồn thành các thủ tục thơng quan xuất khẩu. (A2)

8


Thứ ba, hợp đồng vận tải và hợp đồng bảo hiểm (A3):
Hợp đồng vận tải: Với mọi chi phí thuộc về mình, phải ký hợp đồng vận tải theo
các điều khoản, tuyến đường và tập quán thông thường để chờ hàng tới địa điểm,
thỏa thuận tại nơi đích quy định.
Nếu địa điểm hàng đến chưa được thỏa thuận hoặc không thể xác định được từ
thực tế, thì người bán có thể chọn một địa điểm thuộc nơi quy định phù hợp nhất với
mình.
Hợp đồng bảo hiểm: khơng có nghĩa vụ
Thứ tư, giao hàng (A4): Phải giao hàng cho người chuyên chở phù hợp với quy
định tại điều A3, hoặc nếu có nhiều người chun chở cùng tham gia, thì giao hàng
cho người chuyên chở đầu tiên, để chở hàng tới địa điểm thỏa thuận thuộc nơi đích
quy định, và vào ngày hoặc trong thời gian quy định.
Thứ năm, chuyển giao rủi ro (A5): Trừ những điều quy định tại B5, phải chịu mọi
rủi ro về mất mát và hư hỏng hàng cho đến khi hàng đã được giao phù hợp với điều

kiện của A4.
3.2.

Nghĩa vụ người mua

Thứ nhất, trả tiền hàng (B1): Phải trả tiền hàng theo quy định của hợp đồng mua
bán.
Thứ hai, giấy phép và các thủ tục (B2): Với rủi ro và chi phí thuộc về mình, phải
lấy giấy phép nhập khẩu, hoàn thành các thủ tục thông quan về nhập khẩu và quá
cảnh hàng qua nước khác.
Thứ ba, hợp đồng vận tải và hợp đồng bảo hiểm (B3): khơng có nghĩa vụ.

9


Thứ tư, nhận hàng (B4): Phải chấp nhận việc giao hàng khi hàng đã được giao
theo đúng điều A4, và nhận hàng từ người chuyên chở tại cảng đích quy định.
Thứ năm, chuyển giao rủi ro (B5): Chịu mọi rủi ro về mất mát và hư hỏng hàng:
Từ khi hàng được giao phù hợp theo điều A4; Từ ngày thỏa thuận hoặc ngày hết hạn
giao hàng, phát sinh do người mua không thông báo cho người bán, nhưng với điều
kiện hàng thuộc hợp đồng đã được tách riêng biệt.
3.3.

So sánh với Incoterms 2010

Một là, tách DDP thành 2 điều kiện mới:
DDP trong INCOTERMS 2010 sẽ bị loại bỏ trong INCOTERMS 2020. Thay thế
vào đó là 2 điều kiện mới chính là: DTP (Delivered at Terminal Paid – Giao tại ga
đến đã thông quan) và DPP (Delivered at Place Paid – Giao tại nơi đến đã thông
quan).

DTP (Delivered at Terminal Paid) được hiểu là yêu cầu người bán phải chịu trách
nhiệm về các loại chi phí bao gồm chi phí vận tải và chi phí hải quan cho đến khi
hàng hóa được giao đến ga, cảng biển, cảng hàng không,…
DPP (Delivered at Place Paid) được hiểu là yêu cầu người bán phải chịu các loại
chi phí bao gồm chi phí vận tải, chi phí hải quan cho đến khi hàng hóa được giao đến
địa điểm đã thỏa thuận mà không phải là các loại ga vận tải.
Hai là, bổ sung điều khoản CNI:
CNI có nghĩa là “arrival incoterms”. Trong INCOTERMS 2020, đây là điều
khoản quyết định các trách nhiệm và rủi ro được chuyển giao từ người bán hàng hóa
sang người mua ngay tại cảng. Người bán sẽ phải chịu trách nhiệm chuẩn bị bảo
hiểm cho hàng hóa và người mua thì sẽ phải chịu rủi ro trong quá trình vận chuyển.
10


4. Chi phí
4.1.

Chi phí người bán phải trả

- Tồn bộ chi phí liên quan đến hàng hóa cho tới khi chúng được giao cho người
mua vào ngày hoặc khoảng thời gian mà người mua, người bán đã thống nhất thỏa
thuận trong hợp đồng vận tải.
- Chi phí vận chuyển và mọi chi phí liên quan phát sinh từ vấn đề vận chuyển,
bao gồm cả chi phí xếp hàng và các chi phí khác liên quan đến an ninh vận tải.
- Bất kỳ phụ phí nào để dỡ hàng tại cảng đích nhưng chúng chúng phải nằm trong
hợp đồng vận tải mà người bán ký với người chuyên chở.
- Chi phí quá cảnh nếu chi phí này nằm trong hợp đồng vận tải mà người bán ký
kết.
- Chi phí cung cấp bằng chứng cho người mua theo giấy tờ, chứng từ giao
hàng/vận tải rằng hàng hóa đã được giao.

- Nếu cần, thông quan hải quan, nộp thuế xuất khẩu và bất kì chi phí nào khác có
liên quan đến việc xuất khẩu theo giấy tờ, vấn đề về thông quan xuất khẩu.
- Trả cho người mua tất cả các chi phí và phụ phí liên quan đến việc hỗ trợ người
bán trong việc lấy chứng từ và thông tin cần thiết theo mục hỗ trợ việc thơng quan
xuất khẩu.
4.2.

Chi phí người mua phải trả

- Trả mọi chi phí phát sinh liên quan đến hàng hóa từ thời điểm hàng được giao
theo mục giao hàng, trừ các chi phí người bán trả.

11


- Chi phí q cảnh hàng hóa, trừ khi chúng nằm trong hợp đồng vận tải mà người
bán ký kết.
- Chi phí dỡ hàng, trừ khi chúng nằm trong hợp đồng vận tải mà người bán ký
kết. Hoàn trả tất cả chi phí và lệ phí mà người bán đã chi ra khi giúp người mua hoàn
thành chi trả bảo hiểm hoặc hỗ trợ làm việc thủ tục nhập khẩu;
- Nếu có quy định, trả tất cả các thứ thuế, lệ phí và các chi phí khác cũng như chi
phí làm thủ tục hải quan để quá cảnh và nhập khẩu theo vấn đề về thông quan nhập
khẩu
- Trả mọi chi phí phát sinh do khơng thơng báo kịp thời cho người bán theo, kể
từ ngày đã quy định hoặc ngày hết hạn thời hạn quy định cho việc gửi hàng, với điều
kiện hàng hóa đã được xác định là hàng hóa của hợp đồng.
Như vậy, có thể thấy rằng, về cơ bản, các chi phí phải trả giữa người mua và
người bán trong CPT khá là cân bằng. Tuy nhiên, giống như FCA, ở CPT, người bán
bao gồm làm thủ tục thơng quan xuất khẩu hàng hóa (đã bao gồm cả việc phải chi
trả chi phí khi tiến hành thủ tục thơng quan xuất khẩu hàng hóa). Dù vậy, CPT cũng

có điểm khác FCA đó là ở FCA bên bán khơng phải chịu chi phí liên quan đến vấn
đề giao hàng nhưng ở CPT, bên bán phải chịu chi phí liên quan đến vấn đề giao
hàng.
5. Rủi ro
Theo điều kiện CPT trong Incoterms 2020 thì rủi ro sẽ được chuyển giao cho
người mua hàng tại địa điểm được chỉ định bởi theo CPT thì nghĩa vụ của người bán
được hoàn thành khi giao hàng cho người chuyên chở chứ khơng phải giao hàng đến
điểm đích. Nếu người mua khơng thơng báo về điểm đích giao hàng, rủi ro thuộc về
người mua.
12


Theo đó, điều kiện này chỉ yêu cầu người bán phải thu xếp và thanh toán cho việc
vận tải hàng hóa nhưng khơng chịu rủi ro về hàng hóa khi chúng đã được giao cho
người chuyên chở.
Nếu nhiều người chuyên chở tham gia vận tải hàng hóa đến nơi quy định và các
bên khơng có thỏa thuận về điểm giao hàng cụ thể, thì rủi ro được chuyển khi hàng
hóa đã được giao cho người chuyên chở đầu tiên tại địa điểm hoàn toàn do người bán
lựa chọn và qua địa điểm đó người mua khơng có quyền kiểm sốt. Nếu các bên
muốn rủi ro được chuyển tại một thời điểm muộn hơn (ví dụ như tại cảng biển hoặc
tại sân bay) hoặc thậm chí trước khi việc vận chuyển xảy ra (ví dụ một điểm nội địa
cách cảng biển hoặc sông) hai bên cần để xác định điều này trong hợp đồng mua bán
của và suy nghĩ cẩn thận về hậu quả của việc đó trong trường hợp hàng hóa bị mất
hoặc hư hỏng. Do đó, khi hàng hóa đã được giao cho người mua theo cách này, người
bán khơng đảm bảo rằng hàng hóa sẽ đến điểm đích an tồn, với số lượng đầy đủ và
trong tình trạng tốt.
Trong CPT của Incoterms 2010, rủi ro từ người bán sang người mua được chuyển
giao khi người bán hoàn tất việc giao hàng cho người vận tải đầu tiên do người bán
chỉ định.
Đối với bất kỳ hình thức vận chuyển nào, người bán phải hoàn tất việc dỡ hàng

khỏi phương tiện vận tải nội địa và bốc hàng lên phương tiện vận tải chính. Sau đó
mới hồn tất việc chuyển giao rủi ro từ người bán sang người mua.
6. Địa điểm
Hai điểm cần lưu ý trong điều kiện giao hàng CPT Incoterms 2020 là:
• Nơi chuyển giao rủi ro hàng hóa là nơi hàng hóa được giao cho bên vận tải
đầu tiên.
13


• Nơi mà người bán đàm phán, ký kết hợp đồng vận tải để đưa hàng tới là địa
điểm đích đến của hàng hóa.
Khi các bên thỏa thuận áp dụng điều kiện CPT Incoterms 2020 vào trong hợp
đồng giao dịch thì phải viết: CPT + Địa điểm tại cảng đích + Incoterms 2020. Tuy
nhiên, do rủi ro hàng hóa được chuyển giao ở điểm vận tải đầu tiên nên các bên cần
lưu ý đề cập chi tiết, rõ ràng địa điểm này trong hợp đồng để tránh tranh chấp sau
này.
Nếu địa điểm giao hàng và địa điểm đến không được thỏa thuận cụ thể hoặc không
được xác định bởi tập quán, người bán có thể chọn địa điểm giao hàng tại bất cứ nơi
nào và địa điểm đến tại nơi đến quy định phù hợp nhất với mục đích của mình. Trong
các hợp đồng CPT (và nhóm C khác nói chung) thường chỉ quy định nơi đến mà
không quy định nơi gửi hàng. Điều này có lợi cho người bán, vì đến thời hạn giao
hàng trong hợp đồng mua bán, người bán có thể tự do lựa chọn điểm gửi hàng thuận
lợi nhất cho mình. Một số hợp đồng có quy định nhưng chỉ ở mức chung chung,
không cụ thể, ví dụ như “bất kỳ cảng nào” (any port) hoặc “cảng TPHCM”
(HoChiMinh City port), vv. dẫn đến bất lợi cho người mua là người bán có quyền
chỉ thị cho người chuyên chở đưa hàng đến bất cứ địa điểm nào tại nơi đến được quy
định một cách quá rộng đó. Người mua hoàn toàn bị động trong việc tiếp nhận hàng
từ người chuyên chở tại địa điểm đến và phát sinh thêm chi phí, rủi ro, tổn thêm thời
gian trong quá trình vận chuyển nội địa từ địa điểm đến đó về cơ sở của mình.
Với CPT, người bán vẫn giao hàng tại nơi xuất phát hay cảng bốc hàng. Người

bán sẽ được miễn trách khi vi phạm nghĩa vụ giao hàng của mình (khơng giao được
hàng hay giao hàng chậm) nếu chứng minh được mình đã gặp phải sự kiện bất khả
kháng trong quá trình thực hiện nghĩa vụ giao hàng. Nếu địa điểm giao hàng chưa
quy định trong hợp đồng một cách cụ thể, người bán có thể chọn một địa điểm đang
xảy ra sự kiện bất khả kháng như chiến tranh, đình cơng, bão lụt, hoặc cấm vận,.. để
14


làm địa điểm giao hàng. Nhờ đó mà người bán được miễn trách nhiệm trong việc
giao hàng chậm hoặc không giao hàng.
Hơn nữa, do người bán khơng có nghĩa vụ mua bảo hiểm cho hàng hóa, nên để
tránh được tổn thất trong quá trình chuyên chở, người mua thường phải mua bảo
hiểm cho hàng hóa. Phí bảo hiểm lại phụ thuộc rất nhiều vào hành trình chuyên chở,
mà hành trình chuyên chở lại phụ thuộc vào nơi bắt đầu và nơi kết thúc hành trình
chuyên chở. Cũng do chưa biết được hành trình chun chở hàng hóa, người mua
khơng lường trước được những rủi ro có thể xảy ra nên cũng chưa thể xác định được
điều kiện bảo hiểm cho phù hợp (như có cần bảo hiểm chiến tranh, đình cơng, cướp
biển… hay khơng?). Do đó, nếu địa điểm gửi hàng và địa điểm đến chưa được quy
định cụ thể trong hợp đồng, người mua chưa thể dự tính được những rủi ro cần bảo
hiểm và phí bảo hiểm cho hàng hóa khi ký kết hợp đồng. Người mua cũng có thể yêu
cầu người bán giảm giá hàng để tự mình mua bảo hiểm bổ sung nếu thấy rủi ro mình
phải chịu tăng lên, hoặc yêu cầu người bán phải mua bảo hiểm bổ sung cho hàng hóa.
Tóm lại, việc quy định địa điểm cụ thể trong CPT sẽ giúp bảo vệ quyền lợi tối đa
cho cả hai bên, thay vì nghiêng về phía người bán.
III.

Những lưu ý khi sử dụng điều kiện CPT ở Việt Nam

Thứ nhất, trong các trường hợp khi hàng được đóng containers, người bán phải
giao hàng cho người chuyên chở tại điểm tập kết chứ không phải dọc mạn tàu hay

trên tài tại cảng bốc hàng, lúc này các CFR và CIF khơng thích hợp mà nên sử dụng
CPT thay thế. Vì Incoterms đưa ra một loạt quy định sử dụng trong các ngành buôn
bán và tại các khu bực thị trường khác nhau, nên khó có thể ln đưa ra được những
nghĩa vụ của các bên một cách chính xác. Vậy nên các điều khoản về CPT cũng vậy,
ở một chừng mực nhất định nào đó liên quan đến CPT cần dẫn chiếu tới tập quán của

15


cảng hoặc của ngành buôn bán hữu quan hoặc những tập quán của các bên mà bản
thân các bên có thể đã hình thành trong các giao dịch trước đó.
Thứ hai, mặc dù CPT không bắt buộc người bán phải mua bảo hiểm hàng hóa. Tuy
nhiên do tính chất đặc thù, gần như mọi rủi ro là chi phí phát sinh đối với hàng hóa
trước khi được chuyển giao cho bên vận chuyển thì bên bán phải chịu và việc mua
bảo hiểm cho hàng hóa sẽ góp phần thu được lợi nhận cao hơn và đảm bảo cho an
toàn xã hội.
CPT Incoterms 2020 tương tự như điều kiện CIP, trừ việc người bán không cần
phải trả bảo hiểm cho người mua. Sau khi hàng hóa được bàn giao cho bên vận
chuyển đầu tiên, mọi rủi ro và chi phí phát sinh khơng nằm trong hợp đồng vận
chuyển thì người mua phải chịu.
Nếu trong hợp đồng vận chuyển giữa người bán và người vận chuyển bao gồm chi
phí dỡ hàng tại điểm đích được chỉ định, người bán khơng thể thu hồi các chi phí từ
người mua trừ khi có thỏa thuận khác giữa các bên.
Thứ ba, theo như các quy định trong điều khoản CPT thì người bán khơng thể
cam kết bất cứ nghĩa vụ nào liên quan đến việc đến của hàng hóa tại nơi đến. Vì vậy,
bất cứ nghĩa vụ nào liên quan đến thời gian cần phải được dẫn chiếu tới nơi bốc hàng
hay gửi hàng.
Thứ tư, tại Việt Nam khi xác lập hợp đồng sử dụng các điều khoản CPT cần lưu
ý, điều khoản này chỉ xác định thời điểm di chuyển rủi ro hàng hóa từ người mua đến
người bán (hoặc bên thứ 3), chứ khơng xác định thời điểm chuyển quyền sở hữu hàng

hóa và hậu quả của việc vi phạm hợp đồng. Vậy nên những vấn đề đó cần được quy

16


định trong các điều khoản khác của hợp đồng để tạo ra sự an toàn về mặt pháp lý
cũng như là quy định để dẫn chiếu đến khi xảy ra tranh chấp.
Thứ năm, theo như quy định về điều khoản CPT yêu cầu người bán phải thông
quan xuất khẩu cho hàng hóa nếu cần. Tuy nhiên người bán khơng có nghĩa vụ phải
thông quan nhập khẩu hoặc thông quan khi quá cảnh tại nước thứ ba mà hàng hóa
phải đi qua, khơng phải trả thuế nhập khẩu hoặc chi phí làm thủ tục hải quan nhập
khẩu. Vậy nên khi lập những điều khoản liên quan về CPT cần có thêm quy định về
trách nhiệm thông quan khi quá cảnh qua nước thứ ba với bên vận chuyển một cách
rõ ràng.
Thứ sáu, với CPT Incoterms 2020, cần chú ý 2 địa điểm: Điểm đi và Điểm đích tức
là chuyển giao rủi ro và chi phí ở 2 địa điểm khác nhau. Ví dụ, hàng hóa được bàn
giao cho một hãng vận tải ở Las Vegas (không phải là cảng) để vận chuyển đến
Southampton (cảng) hoặc Winchester (không phải là cảng). Trong cả hai trường hợp,
giao hàng chuyển rủi ro cho người mua xảy ra ở Las Vegas dù người bán phải ký
hợp đồng vận chuyển hàng hóa đến tận Southampton hoặc Winchester.
Trong hợp đồng, hai bên sẽ ghi CPT + địa điểm tại điểm đích
Ví dụ: CPT Customer warehouse Seoul, South Korea - Incoterms 2020. Tuy
nhiên vì điểm chuyển giao rủi ro lại là nơi hàng hóa được bàn giao cho bên vận
chuyển đầu tiên nên 2 bên nên ghi rõ chi tiết địa điểm chuyển giao rủi ro này vào
hợp đồng
Thứ bảy, ngoài những lưu ý cụ thể trên của người bán khi bán hàng theo điều
kiện CPT, người bán cũng cần lưu ý những điểm sau: Thương lượng rõ phương thức
thanh tốn, để đảm bảo có thể thu được tiền hàng đúng thời gian và đủ; Giao đủ,
17



đúng và đóng gói hàng hóa như đã thỏa thuận; Khi chuẩn bị chứng từ xong, gửi
chứng từ về cho người nhận bằng chuyển phát nhanh, không được gửi đi kèm với
hàng hóa; Lựa chọn phương thức vận tải chính an tồn, uy tín, để hạn chế những phát
sinh, hư hỏng hàng hóa, chậm thời gian giao hàng.
Thứ tám, khi mua hàng theo điều kiện CPT thì rủi ro cho người mua khá lớn, vì
sau khi giao hàng xong cho người vận chuyển chính thì rủi ro lúc này đã chuyển giao
cho người mua. Như vậy, khi mua hàng theo giá CPT thì người mua cũng cần phải
lưu ý những điểm sau: Kiểm tra số lượng, chất lượng, đóng gói khi nhận hàng tại địa
điểm đã định; Yêu cầu người bán cung cấp các chứng từ cần thiết để làm thủ tục xuất
nhập khẩu. Bộ chứng từ phải gửi về bằng đường chuyển phát nhanh không được gửi
kèm cùng hàng; u cầu người bán cung cấp hình ảnh đóng hàng tại kho; Yêu cầu
người bán cung cấp lịch trình cụ thể, thông tin của đơn vị vận chuyển.
IV.

Ưu điểm và nhược điểm của CPT

Ưu nhược điểm của điều kiện CPT phụ thuộc vào đối tượng là người mua hay
người bán.
Đối với người mua, CPT giúp giảm thiểu đáng kể rủi ro trong q trình vận
chuyển hàng hóa. Ngược lại, điều này làm tăng rủi ro vận chuyển hàng hóa cho người
bán vì họ phải chịu trách nhiệm về mọi mất mát hoặc hư hỏng cho đến khi hàng hóa
đã đến tay người vận chuyển. Ngồi ra, CPT có lợi cho người mua ở khía cạnh là
loại bỏ được sự phức tạp của tất cả các thủ tục giấy tờ. Người bán đã xử lý tất cả các
vấn đề pháp lý của việc vận chuyển hàng hóa như sắp xếp người vận chuyển, lo các
khoản thuế hải quan, thuế và các thủ tục khác có liên quan đến việc xuất khẩu hàng
hóa. Thế nhưng, người mua phải chịu rủi ro khi hàng hóa được sở hữu và thuộc quyền

18



kiểm soát của bên vận chuyển mà người bán gửi hàng, người mua chỉ có thể biết về
thơng tin giao hàng cho đến khi chúng đến địa điểm đích và người sở hữu chúng.
Đối với người bán, việc sử dụng CPT giúp người bán có thể chọn nhà cung cấp
dịch vụ của riêng mình và dễ dàng điều phối các xe tại bến gửi hàng khi người bán
có số lượng lớn hàng hóa cần gửi thường xuyên. Đồng thời, CPT khiến người mua
có xu hướng mua hàng nhiều. Giả sử, nếu người mua đang muốn mua một sản phẩm,
hàng hóa nhưng do dự vì rủi ro vận chuyển từ nhà cung cấp từ xa. Họ có thể khơng
mua hoặc có thể mua từ nhà cung cấp gần hơn nhưng không nhất thiết phải tốt hơn
nếu nhà cung cấp chịu trách nhiệm về tất cả chi phí cho đến khi đến tay người vận
chuyển, làm giảm rủi ro cho người mua thì người mua có xu hướng mua hàng hóa
hơn.
→ Tóm tắt ưu điểm và nhược điểm của CPT:

ƯU ĐIỂM

NHƯỢC ĐIỂM

Giảm rủi ro vận chuyển cho người mua Tăng rủi ro vận chuyển hàng hóa cho
người bán
Loại bỏ sự phức tạp về khía cạnh pháp Người mua chỉ biết về thơng tin giao hàng
lý của việc vận chuyển cho người mua khi chúng đến điểm đích cũng như khi
người mua đã sở hữu
Giúp người bán bán hàng hóa bằng
cách giả định về những rủi ro do vận
chuyển gây ra

19



KẾT LUẬN
Tóm lại, CPT Incoterms 2020 là điều kiện giao hàng có thể áp dụng cho mọi
phương thức vận chuyển kể cả vận chuyển đa phương thức. Điều kiện giao hàng này
phổ biến trong các lô hàng Ro-Ro và vận chuyển hàng khơng. Nếu có nhiều hơn một
phương thức vận chuyển, rủi ro được chuyển khi hàng hóa đã được giao cho người
vận chuyển đầu tiên.
Tất cả điều kiện giao hàng nhóm C bao gồm CPT, người bán có trách nhiệm ký
hợp đồng vận chuyển quốc tế. Địa điểm chuyển giao trách nhiệm và rủi ro được chỉ
định từ người mua. Mặc dù người mua và nhà xuất khẩu ít kinh nghiệm có thể thích
điều kiện giao hàng nhóm F hơn, nhưng điều kiện giao hàng nhóm C lại được những
nhà xuất khẩu có kinh nghiệm hơn ưa chuộng. Những điều khoản nhóm C cho phép
giao dịch trực tiếp với hãng vận chuyển; tài liệu, vận đơn và tất cả thơng tin cần thiết
cho L/C (tín dụng thư) bắt nguồn từ một nơi duy nhất. Ngoài ra, sử dụng thuật ngữ
nhóm C cung cấp nhiều quyền lực đàm phán hơn, đặc biệt nếu đặt nhiều hàng hóa
với hãng vận chuyển.

20


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Các điều kiện giao hàng của Incoterm 2020, truy cập ngày 22/4/2022.
2. Điều kiện CPT trong Incoterms 2020, Incoterms 2020 international
commercial Terms, truy cập ngày 22/4/2020.
3. Điều kiện CPT là gì? truy cập ngày 27/4/2022.
4. CPT là gì? Hướng dẫn sử dụng chi tiết theo Incoterms 2020,
truy cập ngày
27/04/2022.
5. Tóm tắt nội dung chi tiết về Incoterms 2020, truy cập ngày 21/4/2022.
6. Điều kiện CPT là gì? Ưu nhược điểm và trách nhiệm của các bên như thế nào?
truy cập ngày 27/4/2022.

7. Thuật ngữ thương mại quốc tế, truy cập ngày 27/04/2022.
8. Điều kiện giao hàng CPT,
/>PfzLqJzX7Pn59PpBkIMpcZuov9V1E#7_Quy_dinh_cu_the_dia_diem_giao_
hang_va_dia_diem_den, truy cập ngày 28/4/2022.
9. Điều kiện giao hàng CPT Incoterms 2020 – Nguyen Dang Logistics,
truy cập ngày
27/4/2022.
10. So sánh sự thay đổi của Incoterms 2010 và Incoterms 2020,

truy cập ngày 28/4/2022.

21



×