ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
---------
BÀI TIỂU LUẬN MÔN HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HĨA
Nhóm 12
Giảng viên: TS.GVCC Nguyễn Trọng Điệp
1
Nguyễn Thị Thu Hiền
19063061
2
Trịnh Thị Thủy
19063158
3
Định Văn Trực
19063177
4
Vũ Huyền Anh
19063020
5
Phạm Phương Hoa
18063131
6
Nguyễn Thanh Thủy
19063156
7
Nguyễn Thị Hiền
19063060
8
Trần Thu Hương
19063086
9
Nguyễn Phạm Bảo Ngân
19063115
Hà Nội- 2022
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 3
LÝ LUẬN CHUNG ..................................................................................................... 4
I.
1.
Khái quát chung về hoạt động TMĐT ............................................................... 4
2.
Đặc điểm của hoạt động TMĐT ......................................................................... 4
3.
Khái quát về TMĐT xuyên biên giới.................................................................. 6
II. THỰC TIỄN ................................................................................................................ 7
1. Thực trạng quy định của pháp luật về giao dịch xuyên biên giới ....................... 7
2.
Những quyền lợi của NTD khi tham gia giao dịch xuyên biên giới .............. 10
a. Bất cập trong thực tiễn ...................................................................................... 11
b. Bất cập về pháp luật điều chỉnh........................................................................ 12
3.
Giải pháp hoàn thiện pháp luật ........................................................................ 15
KẾT LUẬN ...................................................................................................................... 17
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................... 18
LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay trên thế giới việc người sử dụng phương tiện điện tử có kết nối mạng
Internet, mạng viễn thông di động và mạng mở khác để thực hiện các giao dịch TMĐT
đang mang lại nhiều lợi ích cho người tiêu dùng, góp phần thúc đẩy tăng tỷ trọng GDP
cho nền kinh tế, Thương mại dân được toàn cầu hóa; cơng nghệ cao và các mơ hình kinh
doanh mới ngày càng phát triển thị trường TMĐT vì thế cũng được mở rộng, mơ hình
TMĐT ngày càng đổi mới, các chuỗi cung ứng truyền thống với sự hỗ trợ của sức mạnh
lan tỏa của số hóa và cơng nghệ thông tin trở thành chuỗi cung ứng thông minh, đem lại
hiệu quả cho nền kinh tế số nói chung cũng như TMĐT nói riêng. Tại các quốc gia phát
triển, giao dịch TMĐT mang lại nhiều lợi điểm cho người tiêu dùng như cung cấp nhiều
lựa chọn về sản phẩm, dịch vụ, cho phép người tiêu dùng mua sắm mọi nơi, mọi lúc đối
với cửa hàng trên khắp thế giới, giá cả thấp hơn và việc giao hàng dễ dàng thông qua
Internet.
Việt Nam trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hội
nhập kinh tế quốc tế, hình thức mua bán hàng hóa qua TMĐT đã và đang phát triển mạnh
mẽ nhưng các quy định về cơ chế quản lý, kiểm soát, chế tài xử phạt vẫn cịn nhiều hạn
chế, làm cho mơi trường giao dịch TMĐT ở Việt Nam diễn biến theo hướng vô tổ chức.
Vì vậy, rất nhiều vụ việc vi phạm quyền lợi người tiêu dùng đã diễn ra, gây tâm lý e ngại
cho người tiêu dùng khi tham gia các giao dịch TMĐT, ảnh hưởng đến các hoạt động
phát triển kinh tế xã hội.
Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao dịch TMĐT xuyên biên giới đang là một
vấn đề cấp thiết của tồn xã hội trong tình hình hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng ở nước
ta hiện nay. Các vụ việc xâm hại quyền lợi người tiêu dùng trong giao dịch TMĐT đang
xảy ra ngày càng nhiều và gây tổn thất lớn cho người tiêu dùng. Trong khi đó, hệ thống
quy phạm pháp luật chưa đảm bảo tính nhất quán về mặt hình thức cũng như nội dung; cơ
chế phối hợp giữa các cơ quan thiếu chặt chẽ; ý thức pháp luật của người tiêu dùng còn
nhiều hạn chế; quy định pháp luật chưa dự liệu trong giải quyết tranh chấp vượt qua biên
giới lãnh thổ. Vì thế, vấn đề người tiêu dùng và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong
giao dịch TMĐT cần được thực hiện một cách đồng bộ và hiệu quả hơn. Công tác bảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng trong giao dịch TMĐT cần được sự ủng hộ và quan tâm của
Nhà nước, tổ chức, cá nhân kinh doanh và toàn xã hội.
Để làm rõ hơn, nhóm chúng em chọn chủ đề: “Bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng
trong giao dịch TMĐT xun biên giới” để phân tích và tìm hiểu.
I.
LÝ LUẬN CHUNG
1. Khái quát chung về hoạt động TMĐT
Hoạt động thương mại điện tử là việc tiến hành một phần hoặc tồn bộ quy trình
của hoạt động thương mại bằng phương tiện điện tử có kết nối với mạng Internet,
mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác.
Nghị định 52/2013/NĐ-CP có quy định cụ thể về các chủ thể tham gia hoạt động
thương mại điện tử bao gồm:
+ Các thương nhân, tổ chức thiết lập website thương mại điện tử để cung
cấp môi trường cho thương nhân, tổ chức, cá nhân khác tiến hành hoạt động
xúc tiến thương mại, bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ (thương nhân, tổ
chức cung cấp dịch vụ thương mại điện tử).
+ Các thương nhân, tổ chức, cá nhân tự thiết lập website thương mại điện
tử để phục vụ hoạt động xúc tiến thương mại, bán hàng hóa hoặc cung ứng
dịch vụ của mình (người sở hữu website thương mại điện tử bán hàng).
+ Các thương nhân, tổ chức cung cấp hạ tầng kỹ thuật cho người sở hữu
website thương mại điện tử bán hàng và cho thương nhân, tổ chức cung cấp
dịch vụ thương mại điện tử (thương nhân, tổ chức cung cấp hạ tầng).
+ Các thương nhân, tổ chức, cá nhân sử dụng website của thương nhân, tổ
chức cung cấp dịch vụ thương mại điện tử để phục vụ hoạt động xúc tiến
thương mại, bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ của mình (người bán).
+ Các thương nhân, tổ chức, cá nhân mua hàng hóa hoặc dịch vụ trên
website thương mại điện tử bán hàng và website cung cấp dịch vụ thương
mại điện tử (khách hàng).
+ Các thương nhân, tổ chức, cá nhân sử dụng thiết bị điện tử có nối mạng
khác để tiến hành hoạt động thương mại.
Hình thức tổ chức hoạt động TMĐT:
+ Website thương mại điện tử bán hàng: là website thương mại điện tử do
các thương nhân, tổ chức, cá nhân tự thiết lập để phục vụ hoạt động xúc
tiến thương mại, bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ của mình. (Ví dụ:
Tiki, Lazada, Shopee, ...)
+ Website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử bao gồm:
• Sàn giao dịch thương mại điện tử;
• Website đấu giá trực tuyến;
• Website khuyến mại trực tuyến;
• Các loại website khác do Bộ Công Thương quy định.
2. Đặc điểm của hoạt động TMĐT
Về hình thức thực hiện: Các hoạt động thương mại điện tử được thực hiện
thông qua các phương tiện điện tử có kết nối mạng viễn thông. Trong hoạt
động thương mại truyền thống, các giao dịch được tiến hành chủ yếu thông
qua việc các bên gặp gỡ nhau trực tiếp để tiến hành đàm phán, giao dịch và
đi đến ký kết hợp đồng trên văn bản, giấy tờ …
Về phạm vi hoạt động: Thông qua các phương tiện điện tử, hoạt động
thương mại được thực hiện không phụ thuộc vào vị trí địa lý, thời gian. Các
chủ thể có thể tiến hành các hoạt động thương mại điện tử ở bất cứ nơi nào,
tại bất kì thời điểm nào.
Về chủ thể tham gia: Nếu như trong thương mại truyền thống, một giao
dịch phải có ít nhất hai chủ thể tham gia bao gồm người mua và người bán,
người cung cấp dịch vụ và người nhận dịch vụ. Theo quy định của pháp
luật hiện hành về hoạt động thương mại điện tử, các chủ thể tham gia hoạt
động thương mại điện tử bao gồm:
+ Các thương nhân, tổ chức, cá nhân tự thiết lập website thương mại điện
tử để phục vụ hoạt động xúc tiến thương mại, bán hàng hố hoặc cung ứng
dịch vụ của mình (người sở hữu website thương mại điện tử bán hàng).
+ Các thương nhân, tổ chức thiết lập website thương mại điện tử để cung
cấp môi trường cho thương nhân, tổ chức, cá nhân khác tiến hành hoạt động
xúc tiến thương mại, bán hàng hoá hoặc cung ứng dịch vụ (thương nhân, tổ
chức cung cấp dịch vụ thương mại điện tử).
+ Các thương nhân, tổ chức, cá nhân sử dụng website của thương nhân, tổ
chức cung cấp dịch vụ thương mại điện tử để phục vụ hoạt động xúc tiến
thương mại, bán hàng hoá hoặc cung ứng dịch vụ của mình (người bán).
+ Các thương nhân, tổ chức, cá nhân mua hàng hóa hoặc dịch vụ trên
website thương mại điện tử bán hàng và website cung cấp dịch vụ thương
mại điện tử (khách hàng).
+ Các thương nhân, tổ chức cung cấp hạ tầng kỹ thuật cho người sở hữu
website thương mại điện tử bán hàng và cho thương nhân, tổ chức cung cấp
dịch vụ thương mại điện từ (thương nhân, tổ chức cung cấp hạ tầng).
+ Các thương nhân, tổ chức, cá nhân sử dụng thiết bị điện tử có nối mạng
khác để tiến hành hoạt động thương mại.
Ngoài ra, trong một số trường hợp, các giao dịch thương mại điện tử cịn
cần có thêm cả cơ quan, tổ chức hoặc thương nhân chứng thực. Bởi các
giao dịch thương mại điện tử thường phải đối mặt với các vấn đề an ninh,
bảo mật. Do vậy, các giao dịch thương mại điện tử cần phải có sự trợ giúp
của các chủ thể có khả năng và thẩm quyền xác nhận độ tin cậy của các
thông tin trong giao dịch thương mại điện tử.
Về thời gian thực hiện giao dịch: Nhờ việc sử dụng các phương tiện điện
tử với công nghệ hiện đại và công nghệ truyền dẫn không dây, các giao
dịch thương mại điện tử được thực hiện không phụ thuộc vào thời gian.
Đây là một lợi thế quan trọng của hoạt động thương mại điện tử. Lợi thế
này giúp người tham gia giao dịch tiến hành tự động hóa một số bước trong
giao dịch thương mại điện tử (như mua hàng trực tuyến qua website) và
loại bỏ sự chênh lệch về thời gian giữa các quốc gia. Do đó, dù ở bất cứ nơi
đâu, vào bất cứ thời điểm nào các cá nhân, doanh nghiệp cũng có thể tiến
hành được các giao dịch thương mại điện tử.
3. Khái quát về TMĐT xuyên biên giới
TMĐT xuyên biên giới được định nghĩa là hình thức mua – bán của một
doanh nghiệp (hoặc người) ở quốc gia này với một doanh nghiệp (hoặc
người) ở quốc gia khác. Khách hàng tìm kiếm, tra cứu thơng tin về sản
phẩm, về doanh nghiệp của bạn thông qua trang TMĐT và qua Internet, sau
đó tiến hành đặt hàng và thanh toán đơn hàng cho bạn.
Đặc điểm: TMĐT xuyên biên giới sẽ là kênh nhanh nhất để kết nối trực tiếp
với khách hàng, hỗ trợ hữu hiệu cho kênh phân phối truyền thống khi
thương hiệu doanh nghiệp được quảng bá trực tiếp tại thị trường nhập khẩu.
Phương thức này một mặt sẽ giúp giảm chi phí doanh nghiệp mặt khác giúp
phân phối sản phẩm đến người dùng cuối, giúp phát triển và duy trì thương
hiệu sản phẩm của doanh nghiệp tại thị trường nhập khẩu.
TMĐT xuyên biên giới ở Việt Nam: Mặc dù, thương mại điện tử xuyên biên
giới ở Việt Nam đối với doanh nghiệp xuất khẩu còn khá mới mẻ, cịn
nhiều khó khăn, rào cản mà các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa
và nhỏ cần phải vượt qua. Tuy nhiên, tiềm năng và cơ hội để đẩy mạnh xuất
khẩu thông qua phương thức này rất lớn. Trong năm 2021, Cục Thương
mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương đã hợp tác với Tổng công ty
Bưu chính Viettel (Viettel Post) và sàn thương mại điện tử Voso xuất khẩu
thí điểm thành cơng vải thiều Bắc Giang sang thị trường châu Âu theo
phương thức thương mại điện tử xuyên biên giới trên nền tảng thương mại
điện tử của Việt Nam – Voso Global. Có thể coi đây là một bước đi đáng
ghi nhận đối với ngành thương mại điện tử nước ta trong việc đưa các sản
phẩm nông sản tươi chất lượng cao sang thị trường nước ngồi có nhiều
tiêu chuẩn khắt khe như châu Âu qua thương mại điện tử xun biên giới.
Mơ hình TMĐT B2B: Một hình thức của TMĐT xuyên biên giới
+ Thương mại điện tử B2B là mơ hình kinh doanh trực tuyến mà trong đó
người mua và người bán đều là các doanh nghiệp. Các giao dịch này đều
diễn ra trực tiếp trên sàn thương mại điện tử hoặc website thương mại điện
tử của doanh nghiệp. Trong đó, q trình từ lựa chọn sản phẩm đến thanh
toán đều được thực hiện trực tuyến, khơng có sự tham gia của con người.
Sàn TMĐT B2B là một nền tảng được xây dựng làm cầu nối giữa doanh
nghiệp và khách hàng. Tại đây doanh nghiệp xây dựng sàn thương mại điện
tử sẽ làm đơn vị trung gian giữa doanh nghiệp và khách hàng cuối. Mơ hình
này cũng có thể hiểu là B2B2C
+ Đặc điểm nổi bật của mơ hình TMĐT B2B này là xây dựng một kênh
trung gian nơi người dùng cuối có thể tìm kiếm mọi loại sản phẩm từ nhiều
doanh nghiệp khác nhau trong nền tảng này. Vậy nên các doanh nghiệp nhỏ
và vừa có thể có cơ hội tiếp cận một số lượng lớn khách hàng của sàn thông
qua đây.
Ưu điểm:
+ Tối ưu chi phí hoạt động
+ Mở rộng kênh bán hàng
+ Khai thác dữ liệu người dùng: Đây là điểm quan trọng nhất cũng như là
lợi thế vượt trội nhất mà thương mại điện tử B2B đem lại. Trong thời đại
công nghệ số, tất cả các dữ liệu mua sắm của người dùng đều được lưu trữ
trực tiếp trên hệ thống. Điều này bạn có thể biết được hành vi, sở thích, sự
quan tâm của khách hàng đến từng loại mặt hàng khác nhau như thế nào.
Từ đó, có thể đưa ra các chiến lược phù hợp để thúc đẩy doanh thu, hay
chăm sóc và ni dưỡng khách hàng tốt hơn.
+ Nâng cao trải nghiệm khách hàng
Nhược điểm
+ Chi phí xây dựng thương mại điện tử cao: Chi phí có lẽ là vấn đề đầu tiên
cần nghĩ tới khi xây dựng kênh bán hàng này. Để xây dựng một website
thương mại điện tử bán hàng bạn cần một nền tảng thương mại điện tử ổn
định và đầy đủ tính năng từ hiển thị sản phẩm đến mua hàng, cổng thanh
toán, … Đương nhiên, chi phí cho một nền tảng có sẵn như này phải bỏ ra
là rất đắt nếu doanh nghiệp bạn là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ví dụ như nền
tảng Magento phiên bản trả phí tuy sở hữu nhiều tính năng vượt trội như
tính năng B2B lại có chi phí từ 18,000-40,000$.
+ Khó khăn trong việc quyết định mua hàng
+ Đây có lẽ là vấn đề chung của ngành B2B, bởi vì việc chi tiêu của các
doanh nghiệp thường mất nhiều thời gian và không thể đưa ra được quyết
định luôn. Đặc biệt khi mua hàng trên trang thương mại điện tử của bạn thì
điều này lại càng khó khăn. Rất khó để các doanh nghiệp có thể tin tưởng
nội dung trên một trang web trong khi chưa gặp trực tiếp doanh nghiệp đó.
II. THỰC TIỄN
1. Thực trạng quy định của pháp luật về giao dịch xuyên biên giới
*Thực trạng pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khi tham gia giao dịch
thương mại điện tử xuyên biên giới
Trên thế giới, TMĐT xuyên biên giới đang phát triển mạnh mẽ và có xu
hướng ngày càng gia tăng, TMĐT xuyên biên giới tăng trưởng nhanh hơn 6
lần so với ngành bán lẻ truyền thống. Đối với khu vực Đơng Nam Á thì
TMĐT xun biên giới được đánh giá cao, doanh thu TMĐT Đông Nam Á
dự báo sẽ đạt 240 tỷ USD vào năm 2025 và khu vực Đông Nam Á đang trở
thành một trong những vùng internet phát triển phát triển nhanh nhất thế
giới. Tại việt Nam, riêng về tiềm năng cho thương mại điện tử xuyên biên
giới là rất lớn. Tốc độ tăng trưởng lũy kế hàng năm giai đoạn 2019 - 2023
ước đạt 12%. Thương mại điện tử xuyên biên giới đã mang lại cho Việt
Nam nhiều giá trị và cơ hội như doanh thu TMĐT Việt Nam năm 2021 ước
đạt 13,7 tỷ USD và thuộc nhóm 3 quốc gia có tốc độ tăng trưởng thị phần
bán lẻ trực tuyến cao nhất khu vực Đông Nam Á.
TMĐT xuyên biên giới ngày càng phát triển kéo theo những rủi ro cho
người tiêu dùng khi tham gia giao dịch, vì vậy để đảm bảo quyền lợi cho
người tiêu dùng khi tham gia giao dịch TMĐT xuyên biên giới, Nhà nước
đã ban hành các văn bản khác nhau: Luật giao dịch điện tử năm 2005, Nghị
định số 85/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
52/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ về thương mại
điện tử, Luật bảo vệ người tiêu dùng 2010, Luật Quảng cáo, nghị định số
98/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động
thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng, thay thế Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 11
năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt
động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền
lợi người tiêu dùng và Nghị định số 124/2015/NĐ-CP ngày 19 tháng 11
năm 2015 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
185/2013/NĐ-CP…
Trước hết, để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao dịch TMĐT nói
chung và giao dịch TMĐT xuyên biên giới nói riêng thì ngun tắc bảo
đảm sự bình đẳng và an toàn trong giao dịch điện tử là nguyên tắc quan
trọng và tiên quyết. Việc tiếp thu nguyên tắc này từ Luật mẫu về Thương
mại điện tử (UNCITRAN) đã được quy định cụ thể trong các ngành luật có
liên quan đến hoạt động thương mại điện tử.
Bảo vệ người tiêu dùng trong lĩnh vực thương mại điện tử là nhiệm vụ quan
trọng của các cơ quan quản lý nhà nước do mức độ ảnh hưởng, sự tác động
đối với người tiêu dùng là rất lớn. Luật Bảo vệ người tiêu dùng năm 2010
đã quy định về các nguyên tắc bảo vệ người tiêu dùng nhưng trên thực tế
các nguyên tắc này không được tôn trọng, các hành vi vi phạm diễn ra phổ
biến, đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại điện tử như quấy rối người tiêu
dùng bằng tin nhắn rác để quảng cáo, tiếp thị,... Luật Thương mại năm
2005 cũng quy định thương nhân thực hiện hoạt động thương mại có nghĩa
vụ thơng tin đầy đủ, trung thực cho người tiêu dùng về hàng hố và dịch vụ
mà mình kinh doanh và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của các
thơng tin đó…Thương nhân phải chịu trách nhiệm về chất lượng, tính hợp
pháp của hàng hố, dịch vụ mà mình kinh doanh. Như vậy, Luật Bảo vệ
người tiêu dùng và Luật Thương mại đã có những quy định nguyên tắc để
các chủ thể tham gia thương mại điện tử là bên bán hàng hóa, dịch vụ phải
tuân thủ khi thực hiện các hoạt động thương mại bằng phương tiện điện tử.
Các hành vi bị cấm trong hoạt động thương mại điện tử theo quy định tại
Điều 4 Nghị định 52/2013/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 và
khoản 2 Điều 2 Nghị định 85/2021/NĐ-CP bao gồm: Vi phạm về hoạt động
kinh doanh TMĐT, vi phạm về thông tin trên website TMĐT, vi phạm về
giao dịch trên website TMĐT cùng các vi phạm khác được quy định chi tiết
trong nghị định.
Có thể nói, việc xây dựng, ban hành các quy định pháp luật có liên quan
đến bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng trong thương mại điện tử đã
tương đối đầy đủ, tuy nhiên, với sự phát triển mạnh mẽ, đa dạng của thương
mại điện tử xuyên biên giới nên các quy định này còn nhiều vấn đề chưa
được đề cập đến. Do vậy, các cơ quan chức năng đã gặp khơng ít khó khăn
trong q trình quản lý, bảo vệ người tiêu dùng. Những khó khăn có thể kể
đến như: Trong quá trình quản lý, việc kiểm sốt hàng hóa, chất lượng hay
nguồn gốc xuất xứ là rất khó khăn vì hàng hóa ở nhiều nước khác nhau,
nguồn gốc đa dạng, thiếu thông tin, khai báo không chính xác, khơng có hồ
sơ tn thủ của người mua do người mua là các đối tượng khơng thường
xun; khó ngăn chặn các lô hàng cấm, hàng hạn chế nhập khẩu, xuất khẩu,
hàng bn lậu do số lượng hàng hóa gửi nhỏ lẻ trong khi chất lượng thông
tin, dữ liệu trước về hàng hóa khơng có nhiều, một số sản phẩm nhỏ có giá
trị thấp tăng nhanh do vậy cần nguồn lực phù hợp để đảm bảo thời gian xử
lý nhưng vẫn phải đảm bảo tốc độ thông quan nhanh của hàng hóa, chính vì
vậy sẽ gây ra sự thiếu hụt nguồn lực kiểm soát tại các cơ quan chức
năng,...Quản lý thanh toán TMĐT xuyên biên giới đang là một trong những
bài toán mà cơ quan quản lý gặp phải, việc khó kiểm sốt trong các giao
dịch nào thực hiện thanh toán cho đơn hàng nào, sự phù hợp giữa thực tế
thanh toán với đơn hàng dễ dẫn đến thất thốt về thuế. Việc kiểm sốt
thơng tin về hàng hóa trên các sàn giao dịch và thực tế hàng hóa gần như
bằng khơng. Do đó, hàng hóa vi phạm về sở hữu trí tuệ, hàng giả, hàng nhái
rất nhiều, nhưng cơ quan nhà nước khơng thể kiểm sốt được. Ngồi ra,
người mua hàng tại Việt Nam khi nhận hàng đã gặp phải khó khăn trong
việc mua ngoại tệ, thanh tốn tiền hàng cho người bán hàng tại nước ngoài.
Trên thực tế, nhiều đối tượng giả mạo website chuyển tiền nước ngoài
nhằm chiếm đoạt tài sản của người tiêu dùng xảy ra phổ biến.
Ngoài những rủi ro về hàng giả, hàng khơng có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng,
khó khăn trong thanh tốn với người nước ngồi… thì vấn đề bảo mật
thông tin của người tiêu dùng cũng cần được chú ý, thông tin cá nhân của
người tiêu dùng hiện nay được mua bán rất dễ dàng dẫn đến việc người tiêu
dùng bị làm phiền bởi các lời chào mua bán, hay thậm chí bị lừa đảo chiếm
đoạt tài sản. Thực tiễn cho thấy, các hành vi xâm phạm đến quyền lợi của
người tiêu dùng ngày càng tinh vi, pháp luật cần đặt ra những chế tài cứng
rắn hơn và phổ biến tuyên truyền pháp luật rộng rãi hơn.
2. Những quyền lợi của NTD khi tham gia giao dịch xuyên biên giới
Trong quá trình giao dịch, mua hàng trên các sàn TMĐT hay website online nói
chung người tiêu dùng cần nắm vững 3 quyền lợi cơ bản sau:
- Yêu cầu bồi thường thiệt hại, NTD có quyền yêu cầu phía người bán phải
bồi thường thiệt hại khi hàng hóa, dịch vụ không đúng tiêu chuẩn, quy
chuẩn kỹ thuật, chất lượng, số lượng, tính năng, cơng dụng, giá cả hoặc nội
dung khác mà tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đã cơng bố,
niêm yết, quảng cáo hoặc cam kết.
- Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện hoặc đề nghị tổ chức xã hội khởi kiện để bảo
vệ quyền lợi của mình theo quy định của Luật này và các quy định khác của
pháp luật có liên quan.
- Được tư vấn, hỗ trợ, hướng dẫn kiến thức về tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ.
Cụ thể hơn, quy định của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 cũng
chỉ ra rõ những phạm vi quyền của người tiêu dùng khi tham gia mua hàng;
-
Được tự do lựa chọn hàng hóa, dịch vụ trên thị trường cũng như tổ chức, cá
nhân sản xuất, kinh doanh, cung ứng hàng hóa, dịch vụ đó;
Được thơng tin đầy đủ và chính xác về hàng hóa, dịch vụ trong giao dịch
cũng như các điều kiện chuyên mua bán, cung cấp và bảo hành của các
hàng hóa dịch vụ đó;
Được thơng tin đầy đủ và chính xác về hàng hóa, dịch vụ trong giao dịch
cũng như các điều kiện mua bán, cung cấp và bảo hành của các hàng hóa
dịch vụ đó;
Được bảo đảm an tồn về sức khỏe, tính mạng, tài sản và môi trường trong
các giao dịch mua bán, sử dụng hàng hóa, dịch vụ trên thị trường.
Được giao kết hợp đồng một cách công bằng;
-
Được bồi thường theo quy định của pháp luật các thương tổn về sức khỏe
hay thiệt hại về tài sản phát sinh khi mua bán, sử dụng hàng hóa, dịch vụ
trên thị trường;
Được tham gia, thành lập các tổ chức xã hội để tự bảo vệ các quyền và lợi
ích hợp pháp của mình.
Trước đó, những quyền lợi dành cho người tiêu dùng đã được thông qua trong
những văn bản luật và dưới luật ban hành trước đó. Đơn cử như Điều 60 Luật Chất
lượng sản phẩm hàng hóa 2007 quy định, trong quá trình mua bán khi thiệt hại về
giá trị hàng hóa, tài sản bị hư hỏng hoặc bị hủy hoại; thiệt hại về tính mạng, sức
khỏe của cong người; thiệt hại về lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác hàng
hóa, tài sản thì việc bồi thường là bắt buộc.
3.
Bất cập, hạn chế còn tồn tại ảnh hưởng đến quyền lợi của NTD
a.
Bất cập trong thực tiễn
Trong mối quan hệ giao dịch thương mại điện tử, người tiêu dùng luôn ở thế yếu
so với nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ. Khi giao kết hợp đồng thương mại điện tử người
bán và người mua không biết mặt nhau, vì mơi trường điện tử là mơi trường mở, giao kết
đa chiều và kết nối qua nhiều trung gian nên khơng có cơ sở tin tưởng; tính năng các
website thương mại điện tử còn hạn chế, bảo mật thơng tin thấp; người tiêu dùng chưa tạo
được thói quen mua sắm qua mạng và vẫn lo lắng khi giao dịch sẽ bị lợi dụng bởi những
hành vi thương mại khơng cơng bằng, các biện pháp thanh tốn khơng bảo đảm, bị mất
hoặc tiết lộ thông tin cá nhân khiến đời sống riêng tư của họ bị xâm phạm... Theo các
chuyên gia của cục quản lý cạnh tranh thì nhận thức của người tiêu dùng Việt Nam về
công nghệ thơng tin cũng như về thương mại điện tử cịn hạn chế nên quyền lợi của họ bị
xâm hại khi tham gia giao dịch là không tránh khỏi. Thực tế, nhiều gian lận trong thương
mại điện tử đã xảy ra, trong đó có việc người mua đã chuyển tiền cho người bán nhưng
lại không nhận được hàng do bên bán lừa đảo; các vấn đề về bảo mật, an toàn thông tin
cá nhân, hợp đồng mập mờ về giá cả, quảng cáo sai sự thật, chất lượng hàng hóa khơng
đảm bảo, vi phạm quyền lợi người tiêu dùng…là những vấn đề đang tồn tại phổ biến
trong giao dịch thương mại điện tử.
Các giao dịch xuyên biên giới diễn ra ngày càng nhiều, khơng cịn bó hẹp trong
một quốc gia, do đó vấn đề đảm bảo an tồn trong giao dịch thương mại điện tử ngày
càng trở nên phức tạp. Trong trường hợp xảy ra tình trạng lừa đảo, đánh cắp thơng tin thẻ
tín dụng của người tiêu dùng trong q trình giao dịch… thực tế gây ra rất nhiều khó
khăn cho cơ quan bảo vệ người tiêu dùng trong việc phối hợp với các cơ quan tại các
nước khác nhau nhằm truy tìm dấu vết, điều tra thơng tin liên quan phục vụ cho quá trình
giải quyết vụ việc.
Đối với các giao dịch online, bên cạnh các thông tin có giá trị kinh tế như thơng
tin về thẻ tín dụng, tài khoản của người sử dụng thì các thông tin như số điện thoại, email,
địa chỉ cũng là những thứ giá trị đang bị săn tìm.
Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ đã thống kê được hàng trăm vụ việc liên quan
đến mất an tồn thơng tin của người tiêu dùng tại quốc gia này trong quá trình giao dịch
thương mại điện tử, trong đó có nhiều vụ liên quan tới các thương hiệu quốc tế lớn như
Google, Twitter và Facebook ảnh hưởng tới hàng trăm nghìn tài khoản của người tiêu
dùng.
Ngoài ra, vấn đề đáng lo ngại đó là thực tế mất an tồn trong giao dịch thương mại
điện tử còn xuất phát từ các hành vi có dấu hiệu khơng đảm bảo an tồn thơng tin cho
người tiêu dùng của chính các tổ chức, doanh nghiệp làm thương mại điện tử, bao gồm:
lưu chuyển thông tin người tiêu dùng khơng có mã hóa, khơng cảnh báo người tiêu dùng
sử dụng mật khẩu có độ bảo mật cao, không sử dụng các công cụ ngăn chặn một cách
hợp lý như tường lửa, phần mềm diệt virus…
b.
Bất cập về pháp luật điều chỉnh
Việc thi hành Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã phát sinh nhiều vướng
mắc, bất cập, một số quy định khơng cịn phù hợp với thực tiễn, trong đó có nhiều quy
định quan trọng liên quan đến phạm vi điều chỉnh, đối tượng điều chỉnh, giao dịch giữa tổ
chức, cá nhân kinh doanh và người tiêu dùng, các giao dịch có sự tham gia của nhiều bên
hoặc có yếu tố nước ngồi...
Bộ Cơng Thương đã chỉ ra một số hạn chế, bất cập như: các trách nhiệm của tổ chức, cá
nhân kinh doanh đối với người tiêu dùng chưa được quy định hoặc có quy định nhưng
theo hướng riêng rẽ, chưa có sự kết nối để tạo hiệu quả điều chỉnh thống nhất. Các yêu
cầu, việc phân loại tính chất mức độ khuyết tật của hàng hóa và việc kiểm sốt chưa được
quy định phù hợp đã tạo khó khăn cho q trình thực thi của cả cơ quan quản lý nhà nước
và tổ chức, cá nhân kinh doanh. Các quy định liên quan đến hợp đồng giao kết với người
tiêu dùng, hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung chưa thực sự chặt chẽ, đầy đủ,
rõ ràng, đặc biệt là trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 khi sự phát
triển không ngừng của Internet càng làm gia tăng vai trò của hợp đồng theo mẫu, điều
kiện giao dịch chung; một số quy định cịn thiếu tính linh hoạt, khơng cho phép tính tốn
đến hồn cảnh, lĩnh vực kinh doanh đặc thù của từng loại thị trường. Các phương thức
giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và các tổ chức, cá nhân kinh doanh chưa được
quy định phù hợp và đầy đủ khiến cho nhiều khiếu nại không được giải quyết. Chưa có
sự phân biệt rõ ràng giữa các khái niệm yêu cầu, phản ánh, khiếu nại và cách xử lý. Cơ
chế tiếp nhận và giải quyết yêu cầu tại cơ quan nhà nước (chủ yếu là cấp huyện), hiện tại
được thiết kế “lửng lơ” khiến thực tế không phát huy được hiệu quả.
Mặt khác, một số quy định hiện nay chỉ phù hợp với các giao dịch, kinh doanh - tiêu
dùng có tính “truyền thống” mà chưa tính đến mơ hình kinh doanh có yếu tố mới, công
nghệ 4.0 hoặc trong điều kiện chuyển đổi số. Chưa có cơ chế kêu gọi tồn xã hội tham
gia vào công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, đặc biệt chưa có cơ chế phù hợp để
thành lập và tạo điều kiện cho các tổ chức xã hội tham gia bảo vệ người tiêu dùng hoạt
động chuyên nghiệp, hiệu quả. Một số trách nhiệm bảo vệ người tiêu dùng của tổ chức,
cá nhân kinh doanh đã khơng cịn phù hợp, đầy đủ do sự xuất hiện của nhóm người tiêu
dùng mới hoặc hành vi tiêu dùng mới. Nhiều hành vi xâm phạm quyền lợi người tiêu
dùng mới xuất hiện nhưng chưa được bổ sung vào phần các hành vi cấm hoặc nghĩa vụ
của các chủ thể có liên quan. Các quy định liên quan đến cung cấp bằng chứng giao dịch,
bảo hành, thu hồi hàng hóa khuyết tật được thiết kế lỏng lẻo và sơ sài khiến các chủ thể
liên quan gặp khó trong việc thực hiện...
Bên cạnh đó, công tác tiếp nhận và giải quyết yêu cầu, khiếu nại của người tiêu dùng
chưa phản ánh thực tế và chưa đáp ứng được một phần lớn yêu cầu của xã hội là do các
quy định về thẩm quyền, trình tự, thủ tục xử lý đối với các phản ánh, yêu cầu, khiếu nại,
giải quyết tranh chấp còn chưa được xây dựng phù hợp, trong một số trường hợp còn gây
ra sự chồng chéo...
Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 mới chỉ quy định về trách nhiệm báo
cáo của doanh nghiệp khi kết thúc chương trình thu hồi, chưa có cơ chế, quy định để
doanh nghiệp báo cáo/xin phép về việc thực hiện chương trình tới cơ quan quản lý nhà
nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Trong khi đó, để có thơng tin về chương trình
thu hồi, trong thời gian qua, các cơ quan nhà nước thường phải chủ động thu thập thông
tin, chủ động liên hệ với doanh nghiệp. Do vậy, một số vụ việc thu hồi không được cơ
quan nhà nước tổng hợp, dẫn tới hạn chế trong việc theo dõi và giám sát thực hiện
chương trình.
Hoạt động TMĐT là xu hướng kinh doanh tất yếu trong thời đại công nghệ số và hội
nhập kinh tế tồn cầu. Tuy nhiên, nếu khơng được quản lý chặt chẽ sẽ tiềm ẩn nhiều hệ
lụy tiêu cực, gây thiệt hại cho người tiêu dùng, đặc biệt là TMĐT xuyên biên giới. Thực
tế, nhiều mặt hàng giả, không rõ nguồn gốc, hàng kém chất lượng, hàng vi phạm quyền
sở hữu trí tuệ được chào bán cơng khai, dễ dàng tung ra thị trường theo hình thức kinh
doanh trực tuyến, qua sàn TMĐT, qua mạng xã hội như Facebook, Zalo, Viber… được
tích hợp các tính năng tiếp thị, đặt hàng, giao hàng, thanh toán như một sàn TMĐT.
Năm 2020, Cục Cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng đã tiếp nhận 1.428 phản ánh, yêu
cầu, kiến nghị, khiếu nại của người tiêu dùng về một số vấn đề như nhận hàng không
đúng như khi đặt, không đặt hàng nhưng vẫn được giao...
Khuôn khổ cho hoạt động TMĐT, hoạt động của mạng xã hội được xây dựng chủ yếu tại
Nghị định số 52 Về Thương mại điện tử, năm 2013. Các quy định tại Nghị định 52 được
xây dựng trong giai đoạn đầu của TMĐT, nên có những vấn đề chưa được đề cập hoặc
chung chung. Cụ thể, tại điều 2 quy định có 3 đối tượng áp dụng tại Nghị định này: Một
là, thương nhân, tổ chức, cá nhân Việt Nam; hai là cá nhân nước ngoài cư trú tại Việt
Nam; ba là thương nhân, tổ chức nước ngồi có sự hiện diện tại Việt Nam thông qua hoạt
động đầu tư, lập chi nhánh, văn phòng đại diện, hoặc thiết lập website dưới tên miền Việt
Nam. Như vậy, toàn bộ các quy định chỉ áp dụng cho các đối tượng là thương nhân, tổ
chức, cá nhân tham gia hoạt động thương mại điện tử trên lãnh thổ Việt Nam.
Nhưng qua quá trình triển khai thực hiện, nhiều vấn đề phát sinh đã vượt ra khỏi tầm
kiểm sốt của Nghị định 52. Ví dụ như, nhiều thương nhân nước ngồi khơng hiện diện
tại Việt Nam nhưng lại có thu nhập phát sinh từ Việt Nam thông qua giao dịch TMĐT
xuyên biên giới.
Thực tiễn cho thấy hiện nay hoạt động TMĐT có yếu tố nước ngồi đang diễn ra dưới
nhiều hình thái khác nhau không thuộc phạm vi điều chỉnh của khoản 1 Điều 2 Nghị định
52. Các hình thái ấy bao gồm:
(i) Thương nhân nước ngồi khơng có hiện diện tại Việt Nam nhưng có hoạt động thương
mại đối với người tiêu dùng Việt Nam;
(ii) Thương nhân nước ngồi khơng có hiện diện tại Việt Nam tham gia hoạt động thương
mại trên các nền tảng TMĐT của Việt Nam;
(iii) Nhà đầu tư nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư vào lĩnh vực TMĐT – là lĩnh vực
có hạn chế về tiếp cận thị trường theo cam kết quốc tế của Việt Nam, nhưng không thành
lập tổ chức kinh tế, không thực hiện dự án đầu tư, không theo hợp đồng liên doanh mà
chủ yếu theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp (mua bán, sáp nhập).
Việc khơng quy định đối tượng bên ngồi lãnh thổ Việt Nam có phát sinh giao dịch, thu
nhập tại thị trường Việt Nam khiến phát sinh những khó khăn, vướng mắc, bất cập trong
quản lý, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu trong nước.
Đứng trên phương diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng, có thể thấy,
trong giao dịch TMĐT xuyên biên giới (theo các hình thái i, ii nêu trên), trường hợp giao
dịch phát sinh tranh chấp hoặc khiếu nại của người tiêu dùng, quyền, lợi ích của người
tiêu dùng sẽ gặp 3 thách thức lớn, khác biệt cơ bản so với trường hợp phát sinh với chủ
thể có hiện diện tại Việt Nam:
Thứ nhất, cơ quan quản lý nhà nước, người tiêu dùng khi liên hệ với chủ thể cung cấp
hàng hóa, dịch vụ để giải quyết tranh chấp, khiếu nại sẽ gặp nhiều khó khăn, thậm chí là
khơng thực hiện được mà chủ yếu phụ thuộc vào chính sách, thiện chí của từng chủ thể.
Thứ hai, việc cơ quan quản lý nhà nước, các chủ sở hữu hợp pháp đối với sản phẩm yêu
cầu các chủ sở hữu của các hình thức TMĐT phối hợp xử lý những hành vi vi phạm pháp
luật có nhiều bất cập, khó khả thi do khoảng cách địa lý, độ trễ thời gian, quyền tài phán
và thậm chí là phụ thuộc hồn tồn vào thiện chí của các chủ sở hữu nói trên.
Thứ ba, với việc những sàn TMĐT lớn đều cho phép cá nhân và thương nhân nước ngoài
mở tài khoản bán hàng và hỗ trợ khâu logistics, dẫn đến người bán nước ngồi đã có thể
dễ dàng bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng Việt Nam, và hàng hóa lưu thơng theo
kênh này khơng chịu sự kiểm sốt về chất lượng cũng như khó quản lý về thuế. Trong bối
cảnh hoạt động TMĐT phát triển trên quy mơ tồn cầu, đây là những thách thức không
nhỏ với cơ quan quản lý không chỉ riêng tại Việt Nam.
Mặt khác, trên phương diện môi trường kinh doanh, việc đảm bảo môi trường kinh doanh
có cạnh tranh bình đẳng là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu cho sự phát triển
bền vững, ổn định của lĩnh vực TMĐT. Thực tiễn hiện nay cho thấy đang có sự bất bình
đẳng trong cạnh tranh trong môi trường kinh doanh, thể hiện ở các khía cạnh sau:
Một là, lĩnh vực bán lẻ hàng hóa có yếu tố nước ngồi là một trong những lĩnh vực có u
cầu về tiếp cận thị trường vơ cùng chặt chẽ. Theo đó, theo cam kết quốc tế của Việt Nam
(trừ đối với một số FTA thế hệ mới), việc thành lập, mở rộng các hệ thống các cơ sở bán
lẻ phải được kiểm tra nhu cầu kinh tế (ENT) với trình tự, thủ tục chặt chẽ theo quy định
của pháp luật.
Riêng đối với lĩnh vực TMĐT xuyên biên giới, việc tiếp cận thị trường Việt Nam cũng
phải được xem xét các yếu tố tiếp cận thị trường và phải được thẩm định, cho phép của
các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền trước khi hoạt động theo quy định của Nghị
định số 09/2018/NĐ-CP nói trên. Như vậy, việc tiếp tục duy trì hiện trạng hiện nay trong
quản lý nhà nước đối với các chủ thể hoạt động TMĐT có yếu tố nước ngồi là khơng
đảm bảo thị trường cạnh tranh bình đẳng giữa các loại hình bán lẻ hàng hóa (TMĐT và
bán lẻ truyền thống; giữa các chủ thể hoạt động TMĐT trong nước và nước ngoài).
Hai là, với tốc độ tăng trưởng hàng năm thuộc top 3 quốc gia dẫn đầu khu vực Đông
Nam Á, TMĐT Việt Nam đang là lĩnh vực thu hút mạnh các nhà đầu tư, đặc biệt là đầu
tư nước ngồi. Trong đó, hoạt động TMĐT có yếu tố nước ngoài là hoạt động đầu tư vào
lĩnh vực phân phối, bán lẻ hàng hóa thơng qua các sàn giao dịch TMĐT sẽ dẫn đến sự
kiểm soát mạnh mẽ chuỗi cung ứng từ sản xuất đến người tiêu dùng của Việt Nam.
Hiện nay, cả 4 sàn giao dịch TMĐT lớn nhất (Shopee, Lazada, Tiki và Sendo) đều có sự
tham gia của các nhà đầu tư nước ngồi, trong đó cá biệt có các nhà đầu tư đến từ chỉ một
quốc gia nắm tỷ trọng đáng kể tại 3 sàn, dẫn đến rủi ro, chi phối kinh tế khó lường trước
được.
Hiện Nghị định 52 khơng có quy định về việc quản lý hoạt động đầu tư nước ngoài vào
doanh nghiệp kinh doanh sàn giao dịch TMĐT Việt Nam, trong khi Điều 9 Luật Đầu tư
(sửa đổi) số 61/2020/QH14 vừa được Quốc hội thơng qua đã có quy định về ngành, nghề
và điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài. Do vậy, việc xem xét, bổ
sung các quy định liên quan đến hoạt động TMĐT có yếu tố nước ngồi là có cơ sở pháp
lý và thực tiễn.
4. Giải pháp hoàn thiện pháp luật
Hoạt động TMĐT là xu hướng kinh doanh tất yếu trong thời đại công nghệ số và
hội nhập kinh tế tồn cầu. Tuy nhiên, nếu khơng được quản lý chặt chẽ sẽ tiềm ẩn nhiều
hệ lụy tiêu cực, gây thiệt hại cho người tiêu dùng, đặc biệt là TMĐT xuyên biên giới. Vậy
nên, cần phải có những chính sách, quy định phù hợp để tạo điều kiện cho sự phát triển
của TMĐT xuyên biên giới cũng như bảo vệ được quyền lợi của người tiêu dùng, dưới
đây là một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khi
tham gia các giao dịch TMĐT xun biên giới:
Thứ nhất, hồn thiện cơ chế, chính sách nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển TMĐT
xuyên biên giới trong bối cảnh CMCN 4.0, bởi đây là một lĩnh vực mới phát triển tại Việt
Nam, là sự kết hợp giữa công nghệ và thị trường, giữa yếu tố thực và ảo…Vì vậy, cần
tiếp tục rà sốt, bổ sung, hồn thiện chính sách, văn bản quy phạm pháp luật theo hướng
tạo điều kiện, khuyến khích, hỗ trợ các hoạt động ứng dụng TMĐT và các mơ hình kinh
doanh mới trên nền tảng công nghệ số, ban hành văn bản hướng dẫn phù hợp với tình
hình phát triển trong nước và trên thế giới, chính sách về TMĐT trong nước so với các
cam kết trong Hiệp định thương mại tự do (FTA), đặc biệt là các FTA thế hệ mới.
Thứ hai, tiếp tục hoàn thiện các quy định về bảo vệ thông tin cá nhân, các quy định
về thu thập dữ liệu điện tử, cụ thể hóa chứng cứ điện tử liên quan đến các giao dịch
TMĐT xuyên biên giới..., về chế tài đối với các hành vi vi phạm nghĩa vụ bảo vệ thông
tin cá nhân.
Thứ ba, Các cơ quan quản lý tiếp tục nghiên cứu và xây dựng mô hình thanh tốn
TMĐT; xây dựng giải pháp bán hàng trực tuyến; xây dựng hệ thống giám sát và quản lý
hoạt động trên môi trường trực tuyến; đẩy mạnh việc hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu
thông qua TMĐT xuyên biên giới…nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp quảng bá sản
phẩm, định vị thương hiệu, kết nối khách hàng và tìm kiếm thị trường để đa dạng hóa các
kênh xuất khẩu tại các thị trường nước ngoài, mở rộng mạng lưới kinh doanh.
Thứ tư, các cơ quan cần nâng cao năng lực quản lý và tổ chức hoạt động TMĐT
xuyên biên giới trong đó, thực hiện nhiều nhóm giải pháp hỗ trợ như: đào tạo nâng lực
cho đội ngũ thực thi pháp luật, nâng cao năng lực ứng dụng TMĐT, hoàn thiện các quy
định về thanh tra, kiểm tra và xử phạt vi phạm hành chính, trang bị các phương tiện hiện
đại để hỗ trợ việc theo dõi, giám sát, giải quyết tranh chấp, xử lý vi phạm các hoạt động
TMĐT xuyên biên giới trên môi trường trực tuyến. Đồng thời, đẩy mạnh ứng dụng công
nghệ, phối hợp liên ngành trong đấu tranh chống các hành vi gian lận thương mại, buôn
lậu, hàng giả, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ và cạnh tranh không lành mạnh trong
TMĐT xuyên biên giới.
Thứ năm, cần bổ sung chế tài đủ mạnh để trừng trị thích đáng đáng đối với những
hành vi tiêu cực của CMCN 4.0 trong TMĐT xuyên biên giới như việc lộ, lọt thông tin
khách hàng; việc quảng cáo tràn lan, không đúng sự thật, sử dụng công nghệ thương mại
chiếm đoạt tài sản của khách hàng, gây rối.
Thứ sáu, tiếp tục có những chính sách đẩy mạnh các ứng dụng TMĐT xuyên biên
giới hỗ trợ các ngành hàng xuất khẩu chủ lực, mở rộng tiêu thụ cho hàng hóa nội địa và
thúc đẩy phát triển TMĐT tại các địa phương, như: xây dựng gian hàng quốc gia trên một
số sàn TMĐT lớn của thế giới; tổ chức chuỗi cung ứng TMĐT cho các mặt hàng nông
sản, xây dựng mối liên kết giữa doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp logistics và doanh
nghiệp cung cấp dịch vụ.
KẾT LUẬN
Bảo vệ người tiêu dùng, đặc biệt là trong TMĐT xuyên biên giới không những là điều
kiện phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta mà cịn giúp
Việt Nam có thể khẳng định vị trí của mình, tham gia tích cực vào quá trình hội nhập
kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, trên thực tế, vấn đề này chưa nhận được sự quan tâm đúng
mực từ cả phía các cơ quan chức năng có thẩm quyền và cả từ phía người tiêu dùng. Phần
lớn người tiêu dùng vẫn chưa hiểu đúng, hiểu đủ, vẫn chưa quan tâm đến quyền lợi mà
mình đáng ra phải được nhận. Điều này một phần xuất phát từ nhận thức của người tiêu
dùng chưa đầy đủ, một phần là do hệ thống pháp luật của nước ta hiện nay vẫn cịn nhiều
bất cập, thiếu sót về bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng trong các giao dịch TMĐT.
Trong thời gian gần đây, cùng với sự bùng nổ của mạng Internet cũng như là sự phát triển
của thương mại điện tử là sự xuất hiện của hàng loạt hành vi xâm phạm đến quyền lợi
người tiêu dùng như lừa đảo về chất lượng hàng hoá, lợi dụng các lỗ hổng trong thanh
tốn để chuộc lợi,... khơng những ảnh hưởng tới nền kinh tế của Việt Nam mà còn ảnh
hưởng tới giao dịch xuyên biên giới. Có thể nói, vấn đề BVQLNTD trong TMĐT, nhất là
trong giao dịch TMDT xuyên biên giới đang trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nghị định 52/2013/NĐ-CP quy định về thương mại điện tử
2. Tài liệu tham khảo: Tiềm năng thương mại điện tử xuyên biên giới Việt Nam – EU
/>3. Thương mại điện tử xuyên biên giới - kênh xuất khẩu tiềm năng, />B%9Bi%20s%E1%BA%BD,t%E1%BA%A1i%20th%E1%BB%8B%20tr%C6%B0%E1
%BB%9Dng%20nh%E1%BA%ADp%20kh%E1%BA%A9u.
4. Thương mại điện tử xuyên biên giới - kênh xuất khẩu tiềm năng cho doanh nghiệp
Việt, />5. Chính phủ (2021), Nghị định 85/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị
định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ về thương mại điện tử
6. Lê Văn Thiệp (2016), Pháp luật thương mại điện tử ở Việt Nam hiện nay, Viện Hàn
Lâm Khoa học Xã hội Việt Nam
7. ThS. Hoàng Thùy Linh (2019), Bàn về quản lý thương mại điện tử xuyên biên giới ở
Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu Tài chính kế tốn số 10 (195) - 2019
8. Lam Giang (2022), Xung lực mới từ thương mại điện tử, Hà Nội mới
9. Bộ Công thương (2021), Sách trắng Thương mại điện tử Việt Nam 2021
10. Nâng cao nhận thức về quyền người tiêu dùng khi tham gia thương mại điện tử, Báo
điện tử Chính phủ, 02/07/2020.
11. />_tjoKQckSNc,