Tải bản đầy đủ (.docx) (37 trang)

(SKKN 2022) một số bài tập bổ trợ nhằm nâng cao thành tích đội tuyển bơi lội trong trường tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (16.4 MB, 37 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

MỘT SỐ BÀI TẬP BỔ TRỢ NHẰM NÂNG CAO THÀNH TÍCH
ĐỘI TUYỂN BƠI LỘI TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC

Quảng Bình, tháng 05 năm 2022


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

MỘT SỐ BÀI TẬP BỔ TRỢ NHẰM NÂNG CAO THÀNH TÍCH
ĐỘI TUYỂN BƠI LỘI TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC

Họ và tên:

Hoàng Quảng mỹ Điệp

Chức vụ:

Giáo viên

Đơn vị cơng tác: Trường TH số 1 Liên Thủy

Quảng Bình, tháng 05 năm 2022


1. Phần mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục thể chất trong trường học là một bộ phận quan trọng của nền giáo


dục nước ta. Góp phần giáo dục toàn diện con người mới XHCN về “ Đức – Trí –
Thể - Mĩ – Lao động”. Từ xa xưa, con người đã coi tập luyện TDTT là biện pháp
tích cực, hiệu quả đối với việc tăng cường sức khoẻ và giúp con người ý thức hơn
về cái đẹp, cái đáng q của bản thân mình. Đó là vẻ đẹp của sức mạnh, vẻ đẹp của
một tinh thần minh mẫn trong một cơ thể cường tráng, tạo niềm tin cho chúng ta
bước vào cuộc sống hiện hữu và tương lai phía trước.
Muốn được như vậy chúng ta phải làm gì? Phải chăng chỉ có TDTT mới làm
được như vậy? Đó là câu hỏi trong hàng ngàn câu hỏi đang chờ chúng ta giải
đáp.Thật vậy, chỉ có TDTT mới làm được điều đó.
Nhận thức được điều đó Đảng và nhà nước ta luôn xác định sức khoẻ của con
người là vốn quý của xã hội, là tài sản vô giá của dân tộc. Lúc sinh thời Bác Hồ đã
nói “Dân giàu thì nước mạnh, mỗi một người dân yếu ớt tức là làm cho cả nước
yếu ớt một phần, mỗi một người dân mạnh khoẻ góp phần làm cho cả nước mạnh
khoẻ”. Những năm qua Đảng chỉ đạo ngành văn hóa TDTT phải thực hiện việc đưa
TDTT về cơ sở là nhiệm vụ hàng đầu, trong đó phải nói tới cuộc vận động “Toàn
dân rèn luyện TDTT theo gương Bác Hồ vĩ đại”. Ngày nay trong giai đoạn đất
nước ngày một phát triển, từng bước tiếp cận nền văn minh của châu lục và thế
giới thì vai trị của thế hệ trẻ ngày càng được khẳng định, họ chính là chủ nhân
tương lai của cả nước sau này, trong đó lực lượng học sinh, sinh viên là nịng cốt.
Do đó, TDTT trong trường học là bộ phận quan trọng của TDTT xã hội, thực hiện
chức năng GDTC cho thế hệ trẻ vốn có kĩ năng, kĩ xảo vận động cơ bản, tăng
cường khả năng làm việc của hệ hô hấp, hệ tim mạch, hệ vận động, đồng thời
chuẩn bị thể lực cho các em vào cuộc sống mới. Luật giáo dục được Quốc hội
nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khố XI, kỳ họp thứ 7 thơng qua ngày
14/06/2005 quy định “Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển
tồn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển
năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người
Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân chuẩn bị
cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động tham gia xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc”.



Bởi vậy, ngày nay Bộ Giáo dục và Đào tạo không ngừng cải tiến, nâng cao
chất lượng giáo dục thể chất và bồi dưỡng năng khiếu thể thao trong nhà trường
như các cuộc thi TDTT và HKPĐ. Ở các cuộc thi này thường tổ chức các môn
như: Điền kinh, Bơi lội, đẩy gậy, bóng đá, bóng chuyền, cầu lơng, đá cầu… vì vậy
giáo viên thể dục cần có những kế hoạch giảng dạy riêng để phát hiện học sinh có
năng khiếu để tiếp tục bồi dưỡng .
Nối tiếp quan điểm đó trong những năm gần đây, thể dục thể thao Việt Nam
ngày càng phát triển mạnh mẽ do sự quan tâm, đầu tư của Đảng, Nhà nước cũng
như sự ủng hộ hưởng ứng rộng rãi của quần chúng nhân dân, thể dục thể thao được
nâng lên một tầm cao mới. Chỉ thị số 36-CT/TW ngày 24 tháng 03 năm 1994 của
BCH TW Đảng Cộng sản Việt Nam về công tác TDTT trong giai đoạn mới đã
khẳng định phương hướng “Phát triển thể dục thể thao là bộ phận quan trọng trong
chính sách phát triển kinh tế, xã hội của Đảng và Nhà nước nhằm bồi dưỡng và
phát triển nhân tố con người, cơng tác thể dục thể thao phải góp phần tích cực nâng
cao sức khỏe giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống lành mạnh, làm phong phú đời
sống văn hóa tinh thần của nhân dân, nâng cao năng suất lao động của xã hội và
năng lực chiến đấu của lực lượng vũ trang”. Nội dung Chỉ thị số 227 của Ban bí
thư TW Đảng: "Khơi phục và tăng cường sức khoẻ, xây dựng con người mới phát
triển toàn diện, cân đối, phục vụ đắc lực cho việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt
Nam". Gần đây nhất, trong văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX (2001) nêu
rõ: "Đẩy mạnh thể dục thể thao nâng cao tầm vóc và thể trạng cho con người Việt
Nam, phát triển phong trào tập luyện thể dục thể thao, bồi dưỡng vận động viên
thành tích cao, đưa thể dục thể thao Việt Nam lên trình độ chung trong khu vực
Đông Nam Á ...".
Từ những Chỉ thị, văn kiện trên cho thấy vai trị thể dục thể thao có tầm quan
trọng lớn đối với xu thế phát triển của thời đại. Ngày nay, thể dục thể thao xâm
nhập ngày càng mạnh mẽ và rộng rãi vào đời sống tinh thần của người dân, thể dục
thể thao nói chung và các mơn thể thao nói riêng, trong đó mơn bơi lội là một trong

những môn thể thao được đưa vào thi đấu chính thức trong các kỳ thi Hội khỏe
Phù Đổng, các kỳ Đại hội TDTT, Seagame, … và đã trở thành một môn thể thao
phù hợp với mọi lứa tuổi được nhiều người yêu thích, đặc biệt là lứa tuổi học sinh
nói chung học sinh tiểu học nói riêng. Bơi lội là một trong những mơn thể thao có
ý nghĩa thực dụng quan trọng, là một trong những môn thể thao trọng điểm có ý
nghĩa giáo dục các phẩm chất của con người.


Bơi lội được ra đời trong quá trình lao động sản xuất và chống lại thiên tai,
địch họa của loài người. Nó ln có mối quan hệ chặt chẽ với sự tồn tại, sản xuất
và sinh hoạt của loài người, phát triển và đổi mới cùng với sự hình thành và phát
triển của xã hội loài người. Trong lịch sử phát triển môn Bơi lội ở Việt Nam cũng
cần phải ghi nhận sự đóng góp của phong trào bơi lội ngành Giáo dục và Đào tạo.
Trong suốt quá trình phát triển của môn bơi lội nước ta, bơi lội được phát triển
rộng rãi trong học sinh, sinh viên. Trong những năm gần đây, được sự quan tâm
của Đảng và Nhà nước, sự nghiệp xây dựng nền thể dục thể thao nhân dân, khoa
học và tiên tiến, phong trào bơi lội quần chúng và thế thao có nhiều thành tựu mới.
Hiện nay rất nhiều người lớn và trẻ tham gia tập luyện bơi lội để rèn luyện sức
khỏe, nhiều bể bơi mới được xây dựng. Kiên trì tập luyện bơi lội không những làm
cho chức năng hệ thống thần kinh, hệ thống tuần hồn và hệ hơ hấp được cải thiện,
mà cịn có thể làm cho sức mạnh, tốc độ, sức bền, mềm dẻo, tính nhịp điệu của cơ
thể được phát triển. Đặc biệt ở lứa tuổi học sinh tiểu học, việc tập luyện bơi lội sẽ
giúp cho các em phát triển tốt hơn về thể chất lẫn tinh thần, ý chí, lịng dũng cảm,
tinh thần vượt khó khăn, tinh thần đồng đội, ý thức tổ chức kỹ luật và những phẩm
chất tâm lý khác.
Trong giáo dục toàn diện cho học sinh một phần không thể thiếu được là giáo
dục về thể chất. Vì nó tác động tới sức khỏe học sinh, nhằm cung cấp cho học sinh
những kiến thức, kĩ năng vận động cơ bản và kĩ năng phòng tránh đuối nước làm
cơ sở cho học sinh để rèn luyện thân thể, đạo đức tác phong con người mới. Trong
giáo dục thể chất có nhiều mơn thể dục, thể thao khác nhau. Bơi lội là một trong

những môn thể thao được các em học sinh u thích. Bên cạnh đó, bơi lội còn là
một trong những kỹ năng sống quan trọng cần thiết đối với trẻ nhỏ. Các chuyên gia
trong lĩnh vực này nhấn mạnh: “Bơi lội vơ cùng có ích cho sức khỏe và đơn giản là
môn thể thao tốt nhất”. Nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam nhìn thấy
sự cần thiết và lợi ích thiết thực của bơi lội nên đã quan tâm và đầu tư, phát triển
bộ môn này. Những năm gần đây môn bơi lội được phát triển rộng rãi trong cả
nước nói chung và trong các trường học nói riêng. Hằng năm ngành Giáo dục tổ
chức Hội khoẻ Phù Đổng, để các em có dịp thi tài những mơn thể dục thể thao
khác nhau như mơn: Cờ vua, bóng bàn, điền kinh, đá cầu… Bơi lội được tổ chức
với nhiều bộ huy chương cho cả nam và nữ được các trường tham gia thi đấu rất
nhiệt tình, sơi nổi.
Chính tất cả những lý do trên, bản thân tơi ln tìm tịi, trăn trở, suy nghĩ làm
thế nào để đạt kết quả khả thi cao trong công tác bồi dưỡng đội tuyển bơi lội của


đơn vị nơi tôi công tác. Tôi luôn mong muốn xây dựng hệ thống bài tập bổ trợ
nhằm nâng cao thành tích mơn Bơi lội. Mà cơ bản ở đó học sinh tiếp cận nó một
cách đơn giản nhất, dễ hiểu nhất từ những sai lầm đơn giản mà các em hay vấp
phải, để từ đó các em có một khái niệm đúng đắn có những cơ sở lý luận vững
chắc bước vào cuộc sống mới, đôi khi các em sẽ trở thành vận động viên chuyên
nghiệp, huấn luyện viên chuyên nghiệp sau này.
Là giáo viên chuyên ngành bơi lội được phân công bồi dưỡng đội tuyển năng
khiếu của nhà trường và của ngành giáo dục huyện nhà tham dự các giải TDTT và
KHPĐ hằng năm đã luôn thúc giục tôi làm thế nào để đưa đội tuyển bơi lội của
trường giành được thành tích cao trong mỗi lần tham gia các giải thi đấu cấp
Huyện, đồng thời học sinh được chọn vào đội tuyển cấp Huyện tham gia thi đấu
cấp Tỉnh. Xuất phát từ yêu cầu đào tạo, huấn luyện đội tuyển tham gia dự thi các
cấp nhằm nâng cao thành tích trong thi đấu. Với vai trị là giáo viên, huấn luyện
viên đội tuyển. Với kinh nghiệm được đúc kết và mong muốn như trên tôi quyết
định lựa chọn đề tài: “Một số bài tập bổ trợ nhằm nâng cao thành tích đội

tuyển bơi lội trong trường Tiểu học ”.
1.2. Điểm mới của đề tài:
Một số bài tập bổ trợ nhằm nâng cao thành tích cho các em học sinh trong
đội tuyển bơi lội trường tiểu học không phải là điều mới mẻ. Nó đã được nhiều
người cơng tác trong lĩnh vực giáo dục nghiên cứu và quan tâm đến nhưng trong
phạm vi đề tài này có một số vấn đề mới cần được quan tâm để đạt hiệu quả cao,
đó là:
Thứ nhất: Xác định những mặt mạnh, mặt yếu của VĐV cùng với những
thuận lợi, khó khăn của đơn vị dẫn đến thành tích bơi cịn nhiều hạn chế, không
được thuận lợi.
Thứ hai: Đề xuất một số bài tập bổ trợ nhằm khắc phục, cải thiện và nâng
cao thành tích thi đấu của đội tuyển bơi lội nhà trường.
Thứ ba: Đề tài chưa có giáo viên nào nghiên cứu và đề xuất về các bài tập
huấn luyện bổ trợ bơi lội ở cấp TH để huấn luyện đội tuyển.
Thứ tư: Việc vận dụng một số bài tập bổ trợ vào huấn luyện đã được kiểm
chứng bằng thực tiễn và đã đưa đến kết quả, thành tích mang tính khả thi có thể
nhân rộng trên địa bàn tồn huyện, tỉnh.


2. Phần nội dung
2.1. Thực trạng về việc tập luyện đội tuyển bơi lội của đơn vị nơi tôi
công tác
2.1.1. Thuận lợi
Giáo viên huấn luyện đội tuyển có tâm huyết, nhiệt tình, say mê, có sức
khỏe để làm tốt cơng tác bồi dưỡng, luôn quan tâm và yêu thương học sinh. Được
đào tạo cơ bản, có trình độ Đại học và được đào tạo chuyên sâu về môn Bơi lội.
Đội ngũ giáo viên nhà trường đa số trẻ, nhiệt tình, hăng say và cùng với sự
cố gắng của tất cả giáo viên đã tham gia tập huấn môn bơi vào các dịp hè nên
chuyên môn vững vàng phối hợp cùng với giáo viên bồi dưỡng trong quá trình tập
luyện.

Được sự quan tâm và hỗ trợ về vật chất và tinh thần của lãnh đạo các cấp nói
chung và nhà trường nói riêng.
Đặc biệt là sự u thích của các em học sinh cùng với sự hưởng ứng từ gia
đình các em. Các em là con em địa phương thuộc địa bàn bên bờ sơng Kiến Giang,
chăm ngoan, có lịng đam mê tập luyện thể dục thể thao, có sức khỏe tốt.
Nhà trường đóng trên địa bàn trung tâm thuận lợi, có dịng sơng Kiến Giang
chảy qua.
Những năm gần đây kĩ năng phòng chống đuối nước được quan tâm nên
phong trào bơi lội trên địa bàn xã phát triển mạnh và đạt được kết quả khá cao.
Các bậc phụ huynh quan tâm tạo mọi điều kiện về thời gian, động viên,
khuyến khích, chăm lo sức khỏe, đưa đón kịp thời để các em tham gia tập luyện
đầy đủ.
2.1.2. Khó khăn
Mơn bơi lội lại khơng phải là mơn học chính khố mà chủ yếu dạy bơi phần
lý thuyết lồng ghép vào các mơn học hoạt động ngồi giờ lên lớp, hoạt động tập
thể và một số tiết Thể dục.
Nhà trường khơng có bể bơi và các điều kiện vật chất để giảng dạy nên phần
nào chưa đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng của giáo viên và học sinh nên dẫn đến
những hạn chế nhất định khi hướng dẫn kỹ thuật cho học sinh tập luyện.
Chưa có nhiều kinh phí để cho đội tuyển bơi lội nhà trường thuê bể bơi tập
luyện thường xuyên.


Thành tích của các em học sinh đội tuyển bơi lội nhà trường nhiều năm liền
chưa đạt các giải bơi lội tại giải Hội khỏe Phù Đổng cấp Huyện và cấp Tỉnh.
Vì thế mà phong trào tập luyện chưa thường xun, khơng có hệ thống bài
bản và phương pháp cần thiết để hỗ trợ. Bên cạnh đó, trong q trình tập luyện ở
trường, một số em còn rụt rè, thiếu tự tin, chưa phát huy hết khả năng của bản thân
do vậy việc trao đổi thảo luận, phối hợp tập luyện các động tác, kỹ thuật giữa các
em chưa tích cực, dẫn đến chất lượng chưa cao, chưa đồng đều. Cũng từ những

khó khăn về cơ sở vật chất dẫn tới việc sàng lọc đội tuyển gặp nhiều khó khăn, số
lượng học sinh tham gia tập luyện môn bơi là rất ít nên vì thế phong trào tập luyện
cịn nhiều khó khăn, khi thi đấu cấp trường kết quả cịn thấp.
Giáo viên thể dục trong nhà trường cịn ít, kinh nghiệm huấn luyện chưa
nhiều, sự nhiệt tình, tâm huyết trong huấn luyện có phần hạn chế.
Thành tích thi đấu của môn bơi lội những năm trước đây đạt thấp, số lượng
học sinh tham gia chưa đầy đủ các nội dung thi đấu nên kết quả đạt huy chương
còn hạn chế. Mặt khác học sinh tiểu học, là lần đầu tiên tham gia tập luyện và thi
đấu giải nên một số em bị tâm lý thi đấu còn sợ sệt, trong thi đấu số vận động viên
bị phạm quy nhiều.
2.1.3. Bảng khảo sát thành tích bơi của đội tuyển nơi tơi công tác
(Thời điểm vào các đầu năm học)
* Năm học 2021 - 2022: Độ tuổi học sinh 6 – 9 tuổi
TT
Họ và tên
Giới
Thành tích
25m
50m
25m
tính
Tự do
Tự do
Ếch
1
Nguyễn Văn A
Nam
30’15’’
1’17’’50
2

Nguyễn Văn A
Nam
42’28’’
3
Nguyễn Thị A
Nữ
50’08’’
4
Nguyễn Thị A
Nữ
1’20’’50
43’11’’
5
Nguyễn Thị A
Nữ
1.21.84
* Năm học 2021 - 2022: Độ tuổi học sinh 10 – 11 tuổi
TT
Họ và tên
Giới
Thành tích
50m TD
100m TD
50m N
50m E
tính
1
Nguyễn Thị A
Nữ
1’10’’74

3’45’’43
2
Nguyễn Thị A
Nữ
2’10’’13
1’22’’39
3
Nguyễn Văn A Nam
1’10’’21
2’40’’84
4
Nguyễn Văn A Nam
1’26’’82
1’05’’77


Kiểm tra đánh giá kĩ năng bơi của học sinh thông qua khảo sát: Kĩ thuật bơi
của đội tuyển trước khi thi đấu còn mắc các lỗi hạn chế như:
+ Nhô cao đầu: Lỗi này thường xảy ra khi vươn đầu lên thở. Đầu cao, mắt
nhìn ngang, cơ thể bơi nhấp nhổm, giật cục, gây lực cản nước lớn.
+ Tay vào nước lệch: Ở lỗi này, tay vào nước vắt qua đường thẳng nối gót
chân, đùi, lưng và đỉnh đầu. Vào nước lệch sẽ kéo nước, quạt nước lệch, làm chao
đảo hướng bơi, tốc độ bơi giảm.
+ Khuỷu tay thấp, sâu trong nước: Lỗi này thường gặp khi bơi dùng cả cánh
tay quạt nước. Khi quạt như thế, học sinh lấy bả vai làm trục chuyển động, sử dụng
toàn bộ tay từ cánh tay tới bàn tay duỗi thẳng, cứng đờ quạt nước như mái chèo,
quạt gió như cánh quạt của cối xay gió. Quạt nước như vậy rất mỏi mà không hiệu
quả.
Từ kết quả điều tra ban đầu cũng như sự cố gắng nỗ lực của bản thân nhưng
kết quả đạt được trong các đợt thi đấu chưa cao. Chính vì vậy mà bản thân tơi ln

trăn trở, suy nghĩ về việc tìm một số biện pháp để kiểm tra trong quá trình lựa chọn
vận động viên cũng như lên kế hoạch huấn luyện ngay từ khi được nhà trường chỉ
đạo, phân cơng nhiệm vụ nhằm mục đích nâng cao thành tích khi tham gia Hội
khỏe Phù Đổng cấp cấp huyện, tỉnh.
Trên cơ sở thực trạng đã trình bày ở trên, bản thân tôi mạnh dạn lựa chọn một
số bài tập bổ trợ nhằm cải thiện thành tích bơi cho các em học sinh trong đội tuyển
bơi lội của nhà trường. Qua đó để phần nào hỗ trợ những giáo viên có những bài
tập thiết thực và hữu ích nhất khi đảm nhận huấn luyện môn bơi lội để nâng cao
thành tích ở mơn thể thao này như sau:
2.2. Một số bài tập bổ trợ nhằm nâng cao thành tích trong tập luyện đội
tuyển bơi lội trong trường tiểu học
2.2.1. Giải pháp 1: Một số bài tập bổ trợ phát triển thể lực trên cạn :
2.2.1.1. Một số bài tập khơng có dụng cụ hổ trợ
* Huấn luyện thể lực chung:
Nhiệm vụ chủ yếu của giai đoạn này là huấn luyện thể lực toàn diện cho các
em học sinh, tập cho các em những bài tập khác nhau nâng cao mức độ chịu đựng


chung của cơ thể, tạo được vốn kỹ năng vận động. Đặc điểm của giai đoạn này là
sử dụng các phương tiện huấn luyện.
+ Huấn luyện tốc độ:
+ Chạy trong các điều kiện khó khăn như chạy leo cầu thang, bật nhảy nâng
cao đầu gối.
+ Để huấn luyện tốc độ không nên cho các em chạy với tốc độ cực đại quá
nhiều.
* Huấn luyện về thể lực:
Gồm các bài tập:
TT

Hệ thống bài tập


1

Bài tập 1: Chạy biến tốc 30m nhanh, 30m chậm. 3 lần.

2

Bài tập 2: Bật cóc di chuyển 10 – 15m x 05 lần

5

Bài tập 3: Bài tập nhảy đổi chân: Nam 30 lần, nữ 20 lần.
Bài tập 4: Bài tập phát triển cơ lưng, cơ bụng.

7

+ Tập cơ bụng: Nam 30 lần, nữ 20 lần
+ Tập cơ lưng: Nam 30 lần, nữ 20 lần
*Bài tập bật cóc di chuyển 10 – 15m (hình 1)
Mục đích: Bài tập này có tác dụng rất tốt cho phần đùi và cơ bụng của học

sinh.
Cách thức thực hiện: Người tập bài tập nhảy cóc với tư thế ngồi xổm, hai
tay nắm chặt đặt ở phía đàng sau lưng hoặc có thể đặt sau đầu, mắt thì nhìn thắng
hướng về phía trước. Sau đó dồn lực xuống phần chân. Thực hiện động tác bật
người về phía trước, theo hướng lên trên bằng cách sử dụng chuyển động tay và
hơi để đẩy trọng tâm người về phía trước, dùng lực về phía nửa bàn chân trước
(khơng sử các đầu ngón chân để thực hiện động tác bậy nhảy) để đẩy cao cơ thể
lên cao và về phía trước. Khoảng cách giữa các bước bật càng xa càng tốt. Cứ tiếp
tực thực hiện động tác này cho đến khi tới đích.

Số lần thực hiện: 05 - 10 lần trên một đợt. Thực hiện 6 - 8 đợt trong một
buổi tập.


(hình 1)
Một số lưu ý: Khởi động kĩ trước khi tập luyện để giảm thiểu tối đa chấn
thương cho người tập. Số lần trong một đợt và số đợt trong một buổi có thể thay
đổi tùy theo nhóm tuổi.
* Bài tập bật tại chỗ (hình 2)
Mục đích: Bài tập này có tác dụng và tạo sức mạnh cho các nhóm cơ đùi và
cơ cẳng chân vì thế rất cần thiết cho người bơi để có sức khoẻ tồn diện hơn.
Cách thức thực hiện: Đứng tại chỗ, hai tay chồng lên nhau khép kín và ép
sát tai, dùng sức bật để bật người lên cao cùng với cánh tay, tiếp tục như vậy liên
hoàn cho đến khi hoàn thành số lượng được giao.
Một số lưu ý: Khi tiếp đất chú ý đến kĩ thuật tiếp đất và hoãn xung để tránh
gây chấn thương, tùy vào đối tượng học sinh nam, nữ, theo từng độ tuổi để tăng
dần lượng vận động.


(hình 2)
* Bài tập nhóm cơ lưng, cơ bụng (hình 3)
Mục đích: Bài tập này có tác dụng rất lớn tạo sức mạnh cho các nhóm cơ ở
bụng như cơ tháp, cơ thẳng, cơ chéo….
Cách thức thực hiện: Người tập nằm ngữa hai chân khép lại và co ở gối, hai
tay để ở hai bên tai, nâng người từ dưới lên sao cho đầu gần chạm hai gối nhất
( thở ra) sau đó ngả ra sau về vị trí ban đầu (thít vào) cứ thế thực hiện cho đến khi
hết số lần quy định.
Số lần thực hiện: 05 - 10 lần trên một đợt. Thực hiện 6 - 8 đợt trong một
buổi tập.
Một số lưu ý: Khởi động kĩ trước khi tập luyện để giảm thiểu tối đa chấn

thương cho người tập. Số lần trong một đợt và số đợt trong một buổi có thể thay
đổi tùy theo nhóm tuổi.


(hình 3)
* Bài tập bật bục cầu thang (hình 4)
Mục đích: Bài tập này có tác dụng và tạo sức mạnh cho các nhóm cơ đùi và
cơ cẳng chân vì thế rất cần thiết cho người bơi để có sức khoẻ toàn diện hơn.
Cách thức thực hiện: Người tập với tư thế ngồi xổm, hai chân rộng bằng vai,
hai tay nắm chặt đặt ở phía đằng sau lưng hoặc có thể đặt sau đầu, mắt thì nhìn
thắng hướng về phía trước. Sau đó dồn lực xuống phần chân. Thực hiện động tác
bật người về phía trước theo hướng lên trên bằng cách sử dụng chuyển động tay và
hơi để đẩy trọng tâm người về phía trước, dùng lực về phía nửa bàn chân trước
(khơng sử các đầu ngón chân để thực hiện động tác bậy nhảy) để đẩy cao cơ thể
lên cao và về phía trước. Cứ tiếp tực thực hiện động tác này cho đến khi tới đích.
Số lần thực hiện: 05 -10 lần trên một đợt. Thực hiện 3 - 5 đợt trong một buổi
tập.


Một số lưu ý: Khởi động kĩ trước khi tập giúp cơ thể nóng lên, quen dần với
cường độ tập luyện và giảm thiểu tối đa chấn thương cho người tập.

(hình 4)
* Huấn luyện kỹ thuật chung:
* Bài tập từng tay theo 4 nhịp hơ (hình 5)
Mục đích: Giúp học sinh nắm vững dần kỹ thuật động tác tay trườn sấp,
từng bước có khái niệm đúng về các giai đoạn của kỹ thuật với các yêu cầu về góc
độ, phương hướng, quỹ đạo chuyển động, tốc độ dùng sức, tính liên tục và nhịp
điệu.
Yêu cầu và cách thực hiện: Đứng chân trước khuỵu gối gần vng góc, chân

sau thẳng, gập thân về trước chống tay vào gối bên chân trước, tay kia thực hiện kỹ
thuật theo 4 nhịp hô: Nhịp 1 – tỳ nước quạt nước đến ngang vai, nhịp 2 - đẩy nước
bàn tay đến sát đùi, nhịp 3- rút tay ra khỏi nước đưa về trước đến ngang vai, nhịp
4- tiếp tục đưa tay về trước vào nước. Thực hiện mỗi bên tay 10- 15 chu kỳ rồi đổi
bên, lặp lại 3 - 4 lần.
Một số lưu ý: Nhịp 1,2 thực hiện nhanh đúng phương hướng và góc độ, nhịp
3,4 chậm thả lỏng, chú ý điểm vào nước và đường quạt nước của tay.


(hình 5)
* Bài tập phối hợp 2 tay
Mục đích: Giúp học sinh nắm vững dần kỹ thuật phối hợp luân phiên 2 tay
trườn sấp, từng bước có khái niệm đúng về các giai đoạn của từng tay với các yêu
cầu về góc độ, phương hướng, quỹ đạo chuyển động, tốc độ dùng sức, tính liên tục
và nhịp điệu.
Yêu cầu và cách thực hiện: Đứng hai chân rộng bằng vai gập thân về trước,
hai tay quạt luân phiên từ chậm đến nhanh dần. Chú ý sự phối hợp giữa 2 tay, lúc
đầu có thể cho phép dừng 1 tay ở tư thế lướt nước quạt tay kia đến khi vào nước
xong mới quạt, sau khi đã thuần thục yêu cầu phải đúng về phối hợp trung bình
( tay này vào nước thì tay kia kết thúc giai đoạn quạt nước bắt đầu sang giai đoạn
đẩy nước).
2.2.1.2. Hệ thống bài tập có dụng cụ hỗ trợ
* Bài tập kéo dây cao su (hình 6)
Mục đích: Bài tập này rất hiệu quả trong việc phát triển các nhóm cơ tay và
cơ hơng.
Cách thức thực hiện: Người tập cầm ở hai đầu dây, gập thân người, hai chân
khép tự nhiên, thực hiện kéo dây cao su từ trước ra sau qua đầu, hai tay chéo nhau
cho đến khi dây qua đầu và liên tục như vậy cho đến khi kết thúc số lần quy định.
Số lần thực hiện: 20 - 40 lần trên một đợt. Thực hiện 5 - 10 đợt trong một
buổi tập.



Một số lưu ý: Khởi động kĩ trước khi tập giúp cơ thể nóng lên, quen dần với
cường độ tập luyện và giảm thiểu tối đa chấn thương cho người tập. Số lần trong
một đợt và số đợt trong một buổi có thể thay đổi tùy theo nhóm tuổi.

(hình 6)
* Bài tập nhảy dây (hình 7)
Mục đích: Bài tập này tuy đơn giản nhưng rất hiệu quả trong việc phát triển
thể lực chung.
Cách thức thực hiện: Người tập cầm ở hai đầu tự vung dây qua đầu xuống
dưới thì nhảy lên để dây chuyển qua sau đó lại lên qua đầu và liên tục như vậy cho
đến khi kết thúc số lần quy định.
Số lần thực hiện: 30 - 50 lần trên một đợt. Thực hiện 5 - 10 đợt trong một
buổi tập.
Một số lưu ý: Khởi động kĩ trước khi tập giúp cơ thể nóng lên, quen dần với
cường độ tập luyện và giảm thiểu tối đa chấn thương cho người tập. Số lần trong
một đợt và số đợt trong một buổi có thể thay đổi tùy theo nhóm tuổi.


(hình 7)
2.2.2. Giải pháp 2: Một số bài tập bổ trợ phát triển thể lực dưới nước :
2.2.2.1. Hệ thống bài tập chân khơng có dụng cụ hỗ trợ
* Bám 2 tay vào thành bể đập chân (hình 8)
Mục đích: Giúp học sinh có khái niệm đúng về kỹ thuật ở dưới nước, có cảm
giác về lực sử dụng các cơ.
Yêu cầu và cách thực hiện: Cho học sinh bám 2 tay vào thành bể, thân người
nằm sấp ngang bằng, dùng lực phát ra từ hông đến đùi rồi cẳng chân, hai bàn chân
hơi xoay vào trong, mũi bàn chân duỗi thẳng tự nhiên hai chân luân phiên đập lên
xuống.

Một số lưu ý: Thả lỏng được thân người, tay duỗi thẳng tự nhiên
(hình 8)


*Duỗi thẳng 2 tay về trước thành hình thoi nhọn đập chân trườn sấp ngang
bể 10-15m (hình 9)
Mục đích: Giúp học sinh dần có kỹ thuật đúng ở dưới nước, có cảm giác về
lực đẩy cơ thể về trước.
Yêu cầu và cách thực hiện: Sau khi nắm được động tác cơ bản, có cảm giác
đúng về dùng sức cho họ sinh đạp thành bể lướt nước đập chân ngang bể hoặc cự
ly ngắn 10-15m ( do khả năng nhịn thở kém và không biết thở). Thực hiện 4 – 6lần
x 15m sau đó kéo dài cự ly từ 25 - 50m, lặp lại nhiều lần
Một số lưu ý: Tùy thuộc vào độ tuổi của HS để có khối lượng và cường độ
phù hợp.


(hình 9)
2.2.2.2. Hệ thống bài tập tay khơng có dụng cụ hỗ trợ
*Đứng cạnh thành bể cúi người quạt một tay trườn sấp
Mục đích: Giúp học sinh nắm vững dần kỹ thuật động tác tay trườn sấp, có
khái niệm đúng về các giai đoạn của kỹ thuật với các yêu cầu về góc độ, phương
hướng, quỹ đạo chuyển động, tốc độ dùng sức, tính liên tục và nhịp điệu, có cảm
giác về hiệu lực khi quạt tay dưới nước.
Yêu cầu và cách thực hiện: Đứng cạnh thành bể, cúi người, một tay để dọc
thành, một tay quạt nước từ chậm đến nhanh dần, mỗi bên 3-4 x 15-20 lần
* Đứng dưới bể cúi người quạt một tay trườn sấp
Mục đích: Giúp học sinh nắm vững dần kỹ thuật động tác tay trườn sấp, có
khái niệm đúng về các giai đoạn của kỹ thuật với các yêu cầu về góc độ, phương
hướng, quỹ đạo chuyển động, tốc độ dùng sức, tính liên tục và nhịp điệu, có cảm
giác về hiệu lực khi quạt tay dưới nước.

Yêu cầu và cách thực hiện: Đứng dưới bể, cúi người, chân trước chân sau,
một tay chống gối, một tay quạt nước từ chậm đến nhanh dần, mỗi bên 3-4 x 15-20
lần.


* Đứng dưới bể cúi người tại chỗ quạt hai tay trườn sấp( hình 10)
Mục đích: Giúp học sinh nắm vững dần kỹ thuật động tác tay trườn sấp, có
khái niệm đúng về các giai đoạn của kỹ thuật với các yêu cầu về góc độ, phương
hướng, quỹ đạo chuyển động, tốc độ dùng sức, tính liên tục và nhịp điệu phối hợp,
có cảm giác về hiệu lực khi quạt tay dưới nước.
Yêu cầu và cách thực hiện: Đứng dưới bể, cúi người, hai chân rông hơn vai,
hai tay phối hợp quạt nước từ chậm đến nhanh dần, 3-4 lần

( hình 10)
* Đi bộ cúi người quạt hai tay trườn sấp 15m.
Mục đích: Giúp học sinh nắm vững dần kỹ thuật động tác tay trườn sấp, có
khái niệm đúng kỹ thuật với các yêu cầu về góc độ, phương hướng, quỹ đạo
chuyển động, tốc độ dùng sức, tính liên tục và nhịp điệu phối hợp, có cảm giác về
hiệu lực khi quạt tay dưới nước.
Yêu cầu và cách thực hiện: Đi bộ theo sự di chuyển cơ thể do hiệu lực quạt
tay, cúi người, hai tay phối hợp quạt nước 15m, 3-4 lần.
2.2.2.3. Hệ thống bài tập phối hợp kỹ thuật (tay, chân, thở) khơng có dụng
cụ hỗ trợ.
* Bơi phối hợp đập chân quạt 1 tay bên thở. (hình 11)
Mục đích: Giúp học sinh hồn thiện về kỹ thuật phối hợp tay + chân, thở
trong bơi trườn sấp
Yêu cầu và cách thực hiện: Đạp lướt nước, đập chân trườn sấp, quạt nước 1
tay bên thở, 1 tay duỗi thẳng, cự ly 15-25m, lặp lại nhiều lần.



(hình 11)
* Bài tập bơi tự do liên tục quạt nước hai tay (hình 12)
Mục đích: Trên cơ sở đã nắm chắc được thời cơ phối hợp hai tay, tập trung
vào việc điều chỉnh động tác tay và động tác quay vai. Đây là bài tập then chốt thứ
5 trong bơi tự do.
Yêu cầu và cách thực hiện: Động tác trong bài tập này và trong bài tập bơi
tự do liên tục quạt nước một tay rất giống nhau.
Thực hiện các tiết tấu của động tác một cách nhịp nhàng, liên tục, làm cho
hai tay lần lượt vung và quạt nước. Động tác khơng nên có độ dừng, đồng thời cần
đảm bảo vươn duỗi triệt để.
Tiến hành tập luyện lặp lại.
Một số điểm cần lưu ý:
Đầu và thân người duy trì ở vị trí ổn định.
Thể nghiệm mỗi lần vung tay, vai lại nhô lên cao trên mặt nước.
Tập luyện chậm rãi và liên tục. Bất kỳ thời điểm và giai đoạn nào đều khơng
được có độ dừng.
Mỗi động tác đều cần vươn duỗi hồn tồn.
Duy trì động tác đập chân có lực mạnh.


( hình 12)
2.2.2.4. Hệ thống bài tập chân có dụng cụ hỗ trợ.
* Hai tay bám phao tập đập chân trườn sấp 25m ( hình 13)
Mục đích: Giúp học sinh nắm vững dần kỹ thuật động tác chân, nâng dần
hiệu lực đẩy cơ thể về trước.
Yêu cầu và cách thực hiện: Sau khi thực hiện đúng kỹ thuật, hiệu lực đã tốt
dần cho học sinh ngẩng hoặc cúi đầu bám phao đập chân cự ly tăng dần từ 25, 50m
và lặp lại nhiều lần.

(hình 13)

* Hai tay bám phao tập đập chân vịt cự ly 25m.
Mục đích: Tập luyện, bồi dưỡng kỹ thuật đập chân một cách chuẩn xác với
tư thế thân người thăng bằng ngang mặt nước.
Yêu cầu và cách thực hiện: Đi chân vịt, bắt đầu từ thành bể, tay bám vào ván
bơi nhỏ.
Đạp thành bể lao ra, đặt hai tay lên ván bơi, cánh tay duỗi thẳng.


Hai chân luân phiên liên tục đập với tốc độ nhanh. Các ngón chân ln giữ ở
vị trí chìm trong nước, gót chân khơng được nhơ lên khỏi mặt nước, mơng nổi cao
ngang mặt nước.
Mắt nhìn thẳng phía trước, đầu cúi vào nước làm động tác thở ra, hơi ngẩng
đầu giúp cho miệng lên khỏi mặt nước thì hít vào.
Một số lưu ý:
Hai tay duỗi thẳng. Khi đập chân cần huy động cả lực của đùi, cẳng chân và
bàn chân, cần chú ý khi đập bàn chân không được nhô lên khỏi mặt nước.
Mơng duy trì ở vị trí cao. Hít vào và thở ra nhất định cần thả lỏng.
Gợi ý tập luyện:
Khi hạ thấp đầu để thở ra sẽ làm cho mắt nằm ở vị trí dưới mặt nước, vối tư
thế thân người như vậy có thể giúp bạn thực hiện tốt việc chuẩn bị cho tập luyện
đập chân.
2.2.2.5. Hệ thống bài tập tay có dụng cụ hỗ trợ.
* Đi bộ cúi người quạt hai tay trườn sấp với bàn quạt.
Mục đích: Giúp học sinh nắm vững kỹ thuật động tác tay trườn sấp, đúng kỹ
thuật với các yêu cầu về góc độ, phương hướng, quỹ đạo chuyển động, tốc độ dùng
sức, tính liên tục và nhịp điệu phối hợp, có cảm giác về hiệu lực khi quạt tay dưới
nước.
Yêu cầu và cách thực hiện: Đi bộ theo sự di chuyển cơ thể do hiệu lực quạt
tay, cúi người, hai tay phối hợp quạt nước 15m, 3 - 5 lần x 25m.
* Hai chân bám vào thành bể quạt tay.

Mục đích: Giúp học sinh có khái niệm đúng về kỹ thuật ở dưới nước, có cảm
giác về lực sử dụng các cơ.
Yêu cầu và cách thực hiện: Cho học sinh bám 2 chân vào thành bể, thân
người nằm sấp ngang bằng, dùng lực hai tay phối hợp quạt nước từ chậm đến
nhanh dần, 3-4 lần
Thực hiện 3tổ x 30’’- 45’’ hoặc 3tổ x 30 - 45 lần. Nghỉ giữa các tổ 1–2 phút.
Một số lưu ý: Thả lỏng được thân người, tay duỗi thẳng tự nhiên.
* Hai chân kẹp phao quạt tay cự ly 25m (hình 14)
Mục đích: Giúp học sinh nắm vững dần kỹ thuật động tác tay, nâng dần hiệu
lực đẩy cơ thể về trước.
Yêu cầu và cách thực hiện: Sau khi thực hiện đúng kỹ thuật, hiệu lực đã tốt
dần cho học sinh ngẩng hoặc cúi đầu kẹp phao quạt tay cự ly tăng dần từ 25, 50m
và lặp lại nhiều lần.


( hình 14)
2.2.2.6. Hệ thống bài tập phối hợp kỹ thuật (tay, chân, thở) có dụng cụ hỗ
trợ.
* Bơi phối hợp tồn bộ có chân vịt ( hình 15)
Mục đích: Giúp học sinh có thể thở đúng khi bơi và kỹ thuật phối hợp tay +
chân, thở trong bơi trườn sấp.
Yêu cầu và cách thực hiện: Bơi phối hợp toàn bộ có chân vịt, cự ly 25-50m,
lặp lại nhiều lần, sau đó kéo dài cự ly. Chú ý cải tiến kỹ thuật và tính nhịp điệu.

Hình 19

( hình 15)
* Bơi phối hợp tồn bộ tay có bàn quạt ( hình 16)



Mục đích: Giúp học sinh thở đúng khi bơi và kỹ thuật phối hợp tay + chân,
thở trong bơi trườn sấp, đúng kỹ thuật với các yêu cầu về góc độ, phương hướng,
quỹ đạo chuyển động, tốc độ dùng sức, tính liên tục và nhịp điệu phối hợp, có cảm
giác về hiệu lực khi quạt tay dưới nước.
Yêu cầu và cách thực hiện: Bơi phối hợp tồn bộ tay có bàn quạt, cự ly 2550m, lặp lại nhiều lần, sau đó kéo dài cự ly. Chú ý cải tiến kỹ thuật và tính nhịp
điệu.

( hình 16)
2.2.3. Giải pháp 3: Một số bài tập “đột phá” nâng cao thành tích trong
thi đấu.
2.2.3.1 Hệ thống bài tập xuất phát.
* Kỹ thuật xuất phát vung tay
Mục đích: Giúp cho học sinh nắm được tư thế chuẩn bị, giậm nhảy, bay trên
không và vào lướt nước, thực hiện động tác bơi đầu tiên.
Yêu cầu và cách thực hiện: Tiến hành xuất phát bơi cự li ngắn 05-10m, lặp
lại nhiều lần, sau đó kéo dài cự ly. Chú ý cải tiến kỹ thuật và tính nhịp điệu. Thực
hiện 5 – 10 tổ x 10s - 55s hoặc 5 tổ x 10 - 15 lần. Nghỉ giữa các tổ 1–2 phút.
Một số điểm cần lưu ý:
Khi tiến hành tập luyện cần dẫn dắt từ thấp đến cao hoặc tranh thủ sự giúp
đỡ của đồng đội. Chú trọng việc giải tỏa tâm lý sợ hãi của học sinh.
Khi nắm được kỹ thuật động tác xuất phát thì mới nâng cao sức mạnh bật
nhảy, tư thế trên không và góc độ vào nước.


×