Tải bản đầy đủ (.pdf) (30 trang)

(SKKN 2022) một số giải pháp phát triển kỹ năng vận động tinh thông qua hoạt động tạo hình sáng tạo cho trẻ mẫu giáo lớn a1, ở trường mầm non 25 6, huyện đông sơn, tỉnh thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.59 MB, 30 trang )

1
MỤC LỤC
TT
1
1.1
1.2
1.3
1.4
2
2.1
2.2
2.2.1
2.2.2
2.2.3
2.3
2.3.1
2.3.2

2.3.3

2.3.4

2.3.5
2.4
3
3.1
3.2

NỘI DUNG
TRANG
Mục lục


2
MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
2
Mục đích nghiên cứu
3
Đối tượng nghiên cứu
3
Phương pháp nghiên cứu
3
3
NỘI DUNG
3
Cơ sở lý luận.
4
Thực trạng của vấn đề
Thuận lợi
4
Khó khăn
4
Khảo sát chất lượng đầu năm học
4
5
Các giải pháp thực hiện
Tạo môi trường tạo hình phong phú để kích thích trẻ tích
cực tham gia hoạt động tạo hình, nhằm nâng cao phát
5
triển kỹ năng vận động tinh cho trẻ.
Tạo tình huống để thu hút trẻ tích cực tham gia hoạt động
7

tạo hình nhằm giúp trẻ phát triển kỹ năng vận động tinh
Tổ chức tiết học tạo hình sáng tạo với các nguyên vật liệu
thiên nhiên để tạo ra sản phẩm tạo hình nhằm tạo hứng
10
thú cho trẻ tham gia hoạt động cử động các ngón tay và
bàn tay để tạo ra sản phẩm.
Lồng ghép trải nghiệm tạo hình sáng tạo từ các nguyên
vật liệu tự nhiên thơng qua hoạt động ngồi trời và hoạt
15
động góc nhằm thu hút sự chú ý và hứng thú của trẻ vào
hoạt động
Làm tốt công tác phối hợp với phụ huynh để ôn luyện
kiến thức kỹ năng vận động đôi bàn tay khéo léo của trẻ ở
16
nhà
Hiệu quả đạt được
20
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
Kết luận
20
Kiến nghị
Danh mục tài tiệu tham khảo
Danh mục sáng kiến kinh nghiệm đã được Hội đồng
ngành GD&ĐT huyện, tỉnh và các cấp cao hơn xếp từ
loại c trở lên
Phụ lục


2
1. MỞ ĐẦU

1.1. Lý do chọn đề tài.
Phát triển vận động cho trẻ mầm non là một trong những nhiệm vụ quan
trọng và chiếm vị trí hàng đầu, bởi nó tạo tiền đề phát triển toàn diện cho trẻ. Sự
phát triển thể lực bình thường của trẻ khơng thể tách rời sự vận động, trong đó
vận động tinh có vai trò cực kỳ quan trọng đối với trẻ mầm non. Nó chính là cơ
sở để trẻ phát triển khả năng nghệ thuật của đôi tay, luyện viết chữ đẹp và giúp
trẻ thực hiện những nhiệm vụ cá nhân của bản thân mà không cần sự trợ giúp
của người khác.
Kỹ năng vận động tinh là một trong những kỹ năng quan trọng mà trẻ cần
phải thành thạo để có thể hoạt động linh hoạt nhất. Kỹ năng vận động tinh là
những kỹ năng liên quan đến việc sử dụng các cơ nhỏ điều khiển bàn tay, ngón
tay. Khả năng này dần dần phát triển thông qua kinh nghiệm và tiếp xúc với
nhiều loại đồ chơi, vật liệu và thậm chí cả thực phẩm. Trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi việc
rèn luyện kỹ năng vận động tinh, được xem như là một nhu cầu cấp bách để
chuẩn bị một nền tảng vững chắc cho trẻ bước vào trường phổ thông. Với sự
linh hoạt khéo léo của đơi bàn tay, sự phối hợp chính xác giữa thị giác và vận
động sẽ giúp trẻ khám phá thế giới, lĩnh hội kiến thức ở nhiều khía cạnh khác
nhau. Đây cũng là kỹ năng quan trọng ảnh hưởng tới sự phát triển trí tuệ, tâm lý,
sinh lý của trẻ [1].
Phát triển kỹ năng vận động tinh, phát triển thẩm mĩ thơng qua hoạt động
tạo hình sáng tạo nhờ sự hướng dẫn tỉ mỉ, ân cần của các cơ giáo. Từ những vật
liệu khác nhau trẻ có thể phối hợp giữa tay, mắt tạo được những sản phẩm rất
phong phú và vô cùng dễ thương. Những hoạt động lồng ghép kỹ năng vận động
tinh tưởng chừng như đơn giản, nhưng đó chính là nền tảng để trẻ phát triển
những kỹ năng cao hơn như: Cởi, cài cúc quần, áo, buộc dây giày, sử dụng kéo
thành thạo, thực hiện việc chăm sóc vệ sinh cá nhân. Quan trọng hơn nữa các
hoạt động đó sẽ giúp trẻ phát triển tư duy và độc lập hơn trong cuộc sống hằng
ngày [2]. Trẻ đến trường được rèn luyện kỹ năng sử dụng các ngón tay một cách
linh hoạt, khéo léo của đơi bàn tay, hoạt động tạo hình sáng tạo và rèn sự tập
trung chú ý. Trẻ thực sự vui sướng khi được tạo ra các sản phẩm vô cùng thú vị

nhờ sự khéo léo của đơi bàn tay.
Ngồi việc phát triển kỹ năng vận động tinh, phát triển thẩm mĩ thông qua
hoạt động tạo hình, thì hoạt động tạo hình nhằm giáo dục tình cảm, đạo đức,
thẩm mĩ đồng thời tạo điều kiện cho trẻ phát huy năng khiếu, góp phần phát
triển trí tuệ và thể chất cho trẻ. Khi tạo ra sản phẩm tạo hình trẻ tham gia một
cách tích cực kết hợp giữa tính tích cực của trí tuệ và thể lực. Đó là sự vận dụng
kỹ năng, kỹ xảo, sử dụng dụng cụ và các phương tiện tạo hình, trí nhớ, trí tưởng
tượng, tính sáng tạo thơng qua các hoạt động đó để phát triển các nhóm cơ bàn
tay, ngón tay, từ vụng về đến linh hoạt để rèn tố chất khéo léo [3].
Có thể nói hoạt động tạo hình là hoạt động tạo ra sản phẩm, quá trình tạo
hình là một quá trình lao động nghệ thuật mang tính sáng tạo, góp phần hình


3
thành ở trẻ ý thức làm việc có mục đích, có kỹ năng. Thơng qua hoạt động tạo
hình phát triển ở trẻ khả năng cảm thụ thẩm mĩ, bồi dưỡng xúc cảm thẩm mĩ
những vẻ đẹp đa dạng của hình dáng, sự phong phú của màu sắc, đồ vật, thiên
nhiên và sự lặp đi lặp lại của các yếu tố tạo hình như: Sự cân đối đa dạng về cấu
trúc, hình dáng về tính truyền cảm của đường nét, đã thu hút những hứng thú và
gây cho trẻ những cảm xúc, tình cảm thẩm mĩ được nảy sinh và trở nên sâu sắc.
Nhận thức được tầm quan trọng của kỹ năng vận động tinh đối với trẻ nên tôi
chọn đề tài “Một số giải pháp phát triển kỹ năng vận động tinh, phát triển
thẩm mĩ thông qua hoạt động tạo hình sáng tạo cho trẻ lớp mẫu giáo Lớn A1
ở trường mầm non 25-6 huyện Đơng Sơn, tỉnh Thanh Hóa” nhằm góp phần
phát triển kỹ năng vận động tinh, phát triển thẩm mĩ thơng qua hoạt động tạo
hình sáng tạo cho trẻ một cách khéo léo của đôi bàn tay.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Thơng qua đề tài này nhằm phát triển kỹ năng vận động tinh, phát triển
thẩm mĩ thông qua hoạt động tạo hình sáng tạo cho mẫu giáo lớn A1 ở trường
mầm non 25- 6, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa.

1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Một số giải pháp phát triển kỹ năng vận động tinh, phát triển thẩm mĩ
thơng qua hoạt động tạo hình sáng tạo cho trẻ mẫu giáo Lớn A1 ở trường mầm
non 25-6 huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Để thực hiện sáng kiến này bản thân tôi sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp nghiên cứu lý luận
+ Nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến phát triển giáo dục phát triển
kỹ năng vận động tinh, phát triển thẩm mỹ và các kỹ năng sử dụng các ngón tay,
bàn tay trong các hoạt động sinh hoạt hàng ngày và hoạt động tạo hình cho trẻ
mầm non.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
+ Phương pháp quan sát, dùng lời nói
+ Phương pháp trực quan, sử dụng trò chơi
+ Phương pháp điều tra tổng hợp
+ Phương pháp đàm thoại
+ Phương pháp thực nghiệm sư phạm
+ Phương pháp thống kê toán học
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận.
Kỹ năng vận động tinh là khả năng điều khiển, phối hợp các cơ nhỏ của


4
bàn tay, ngón tay cùng với sự vận động của thị giác để thực hiện một cách khéo
kéo, tinh tế, tỉ mỉ và chính xác. Đối với trẻ mầm non, kỹ năng vận động tinh
được phát triển qua các hoạt động từ đơn giản đến phức tạp. Chương trình giáo
dục mầm non hiện nay việc rèn luyện kỹ năng vận động tinh cho trẻ 5-6 tuổi
thuộc lĩnh vực phát triển thể chất, phát triển vận động nêu rõ: Trẻ có một số kỹ
năng trong vận động, cần sự khéo léo của đôi tay. Để thực hiện mục tiêu này nội

dung giáo dục được xây dựng khoa học. Các loại cử động bàn tay, ngón tay và
sử dụng một số đồ dùng, dụng vụ được cụ thể hóa thơng qua các hoạt động
luyện tập các loại cử động bàn tay, ngón tay và cổ tay. Đây là cơ sở để trẻ phát
triển khả năng linh hoạt của đôi tay và giúp việc luyện viết chữ sau này sẽ đẹp
hơn [4].
Kỹ năng vận động tinh trong hoạt động tạo hình là rèn luyện cử động bàn
tay, ngón tay và cổ tay để tạo ra sản phẩm. Mà hoạt động tạo hình là hoạt động
hấp dẫn đối với trẻ, giúp trẻ tìm hiểu khám phá và tạo ra sản phẩm một cách tự
nhiên, sinh động và sáng tạo từ góc nhìn của trẻ về thế giới xung quanh. Kết quả
của hoạt động tạo hình phụ thuộc vào kiến thức, kinh nghiệm mà trẻ tích lũy
được trong các hoạt động khác nhau và cuộc sống hàng ngày. Việc tham gia
hoạt động tạo hình tạo nguồn cảm hứng nảy sinh ý tưởng và lòng ham muốn
sáng tạo ở trẻ [4]. Quá trình hoạt động tạo hình sáng tạo để tạo ra sản phẩm với
các vật liệu khác nhau, địi hỏi trẻ phải ln tìm hiểu, khám khá, phát hiện ra
tính chất sử dụng của các loại vật liệu để sử dụng tạo ra sản phẩm. Cũng như
khả năng sáng tạo trong tạo hình, khả năng tạo ra truyền cảm của chúng. Đây là
điều kiện thuận lợi để phát triển trí tuệ và nhân cách của trẻ.
2.2. Thực trạng vấn đề.
Năm học 2021 – 2022 tôi được nhà trường phân công phụ lớp mẫu giáo
Lớn A1, với tổng số 31 cháu trong đó có 17 cháu nam và 14 cháu nữ, trước khi
thực hiện đề tài tơi gặp thuận lợi và khó khăn sau.
2.2.1. Thuận lợi:
Trường Mầm non 25-6 nằm ngay trung tâm của huyện Đông Sơn. Cơ sở
vật chất nhà trường tương đối đầy đủ, các trang thiết bị đồ dùng, đồ chơi phục
vụ cho hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ đảm bảo;
Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm, công tác tổ chức chỉ đạo quản
lý chặt chẽ, tạo điều kiện về mọi mặt cho giáo viên hồn thành nhiệm vụ;
Bản thân có trình độ chun mơn trên chuẩn, được tập huấn về chuyên đề
phát triển vận động cho trẻ mầm non do Phịng Giáo dục và Đơng Sơn tổ chức
và qua các buổi bồi dưỡng chuyên môn tại trường. Đạt giáo viên giỏi cấp huyện

nhiều năm;
Bản thân có ý thức tìm tịi, sưu tầm, nghiên cứu tài liệu về chăm sóc giáo
dục, đặc biệt là kỹ năng vận động tinh thông qua hoạt động tạo hình sáng tạo để
tìm ra biện pháp giáo dục trẻ đạt hiệu quả;


5
Đa số phụ huynh quan tâm đến trẻ và luôn có tinh thần phối hợp với cơ
giáo để rèn luyện phát triển vận động tinh cho trẻ tại gia đình.
2.2.2. Khó khăn:
Cơ sở vật chất đã được nhà trường quan tâm đáp ứng nhu cầu đồ dùng đồ
chơi. Tuy nhiên một số đồ dùng phục vụ hoạt động vẫn còn nhiều hạn chế, chưa
đa dạng, chưa phong phú;
Giáo viên chưa có nhiều kinh nghiệm rèn luyện kỹ năng vận động tinh
cho trẻ thơng qua hoạt động tạo hình sáng tạo.
Trẻ tuy cùng độ tuổi nhưng kỹ năng vận động tinh của trẻ khơng đồng đều
nên cũng gặp khơng ít khó khăn trong việc tổ chức các hoạt động phát triển kỹ
năng vận động tinh cho trẻ.
Một số phụ huynh cũng có quan tâm đến phát triển kỹ năng vận động tinh
cho trẻ, nhưng đa số phụ huynh nghĩ nên rèn luyện nhiều qua hoạt động tập tô,
viết chứ thông qua hoạt động tạo hình sáng tạo thì khơng rèn luyện được nhiều.
2.2.3. Kết quả khảo sát chất lượng đầu năm học:
Từ thuận lợi và khó khăn trên, trước khi áp dụng các biện pháp tôi tiến
hành khảo sát với kết quả như sau:
Khảo sát chất lượng lần 1 đầu năm học 2021 – 2022 ( tháng 10/2021)
TT
1
2

3


4

Nội dung

Số
trẻ

Trẻ hứng thú tham gia
31
hoạt động
Kỹ năng điều khiển các cử
động của ngón tay, bàn tay 31
một cách linh hoạt khéo
léo qua hoạt động tạo hình
Sự tập trung chú ý phối
hợp linh hoạt tay, mắt
31
trong hoạt động tạo hình
Trẻ có khả năng tạo ra
sản phẩm tạo hình sáng 31
tạo

Đạt
Chưa đạt
Số trẻ Tỷ lệ % Số trẻ Tỷ lệ %
15

48.3


16

51.7

13

41.9

18

57.1

14

45.1

17

54.9

11

35.4

20

64.6

Nhận xét: Với kết quả khảo sát trên tôi thấy kết quả chưa cao, các nội
dung kỹ năng vận động tinh của trẻ rất hạn chế: Trẻ hứng thú tham gia hoạt

động chưa đạt 18/31 cháu, tỷ lệ 51.7%; Kỹ năng điều khiển các cử động của
ngón tay, bàn tay một cách linh hoạt khéo léo qua hoạt động tạo hình chưa đạt
18/31 cháu, tỷ lệ 57.1%; Sự tập trung chú ý phối hợp linh hoạt tay, mắt trong
hoạt động tạo hình chưa đạt 17/31 cháu, tỷ lệ 54.9%; Trẻ có khả năng tạo được
sản phẩm tạo hình sáng tạo chưa đạt 20/31 cháu, tỷ lệ 64.6%. Từ kết quả trên tôi


6
suy nghĩ và tìm ra một số giải pháp sau nhằm nâng cao kỹ năng vận động tinh
cho trẻ tại lớp mẫu giáo Lớn A1 trường mầm non 25 – 6.
3. Các giải pháp thực hiện.
3.1. Giải pháp 1. Tạo mơi trường tạo hình phong phú, đa dạng để kích
thích trẻ tích cực tham gia hoạt động tạo hình, nhằm nâng cao phát triển kỹ
năng vận động tinh và thẩm mỹ cho trẻ:
Tạo môi trường hoạt động phong phú là một trong những nhiệm vụ quan
trọng trong việc phát huy khả năng sáng tạo trong hoạt động tạo hình cho trẻ.
Bởi vì bản thân mỗi đứa đều có tính tị mị, thích khám phá. Trẻ được sống trong
mơi trường hoạt động phong phú sẽ kích thích sự ham hiểu biết, cũng như khả
năng vận dụng những kỹ năng tạo hình vào thực tế, trẻ thơng minh và khéo léo
hơn. Vì vậy việc tạo mơi trường trong hoạt động tạo hình sẽ kích thích những gì
trẻ học được từ thực tế xung quanh, trẻ được tự do thử nghiệm, bằng các cử
động bàn tay và các ngón tay để tạo nên sản phẩm tạo hình.
Ví dụ: Trong khơng gian lớp học tơi bố trí các góc chơi phù hợp. Góc tạo
hình được đặt với cái tên đơn giản, gần gủi, dễ hiểu và phù hợp với trẻ như: “Bé
khéo tay; Sắc màu của bé; Bé là họa sỹ tí hon…”. Viết bằng chữ to giúp trẻ nhận
biết góc chơi một cách dễ dàng và đây là góc n tĩnh nên khơng bố trí gần góc
ồn ào (góc phân vai, xây dựng), nên bố trí gần cửa sổ để tận dụng ánh sáng tự
nhiên.
Môi trường đa dạng của nguyên vật liệu, cũng như cách sắp xếp ngun
vật liệu trong góc tạo hình, là một trong những yếu tố góp phần phát huy khả

năng sáng tạo và tính tích cực hoạt động của trẻ. Các đồ dùng, dụng cụ nguyên
vật liệu cho trẻ hoạt động cần được chuẩn bị phong phú về chủng loại, đa dạng
về cách sử dụng, để khuyến khích khả năng sáng tạo cho trẻ (trong đó bao gồm
cả nguyên vật liệu mua sẵn).
Ví dụ: Các loại giấy màu, giấy trăng kim, kim sa, dây trang trí, dây ruy
băng, đất nặn, sáp màu, bút chì màu, màu nước, bút vẽ…
Nguyên liệu thiên nhiên: Rơm dạ, dâu ngô, vỏ ngô, lá cây, vỏ sò, hến, hột
hạt, gỗ, sỏi đá, bèo tây…
Các nguyên vật liệu tái sử dụng: Vỏ hộp cát tông, bìa lịch, tranh ảnh củ,
vỏ hộp, chai lọ, ống hút, vải vụn, len vụn, cúc áo, bít tất cũ…
Các nguyên vật liệu trên chuẩn bị bằng cách mua sẵn, huy động từ phía
phụ huynh thu gom giúp. Hoặc tơi và trẻ cùng sưu tầm, thu nhặt khi dạo chơi
thăm quan. Sau khi thu gom tôi vệ sinh sạch sẽ, phân loại, sắp xếp mỗi loại dụng
cụ được phân loại để riêng trong các túi, rổ, hộp và có ghi rõ tên nguyên liệu
hoặc ký hiệu riêng để dễ lựa chọn khi sử dụng.
Hình ảnh 1- Trang 20 (Góc tạo hình của lớp)
Các ngun vật liệu, đồ dùng góc tạo hình được trang trí sắp xếp mang
tính gợi mở phù hợp với chủ đề kích thích trẻ tích cực hoạt động theo khả năng,


7
hứng thú theo sở thích của mình. Các mảng tường treo những bức tranh nghệ
thuật, tranh dân gian và trưng bày các tranh nghệ thuật khác. Các sản phẩm của
trẻ ngồi các sản phẩm hồn thiện, tơi đặt các sản phẩm chưa hồn thiện để
khuyến khích trẻ nảy sinh ý tưởng tham gia vào q trình hoạt động hồn thiện
sản phẩm tạo hình. Ngồi ra tơi cũng treo một số tranh mẫu tôi tự làm từ các
nguyên vật liệu và khéo léo trang trí ở lớp học. Từ đó giúp trẻ có hứng thú và
nảy sinh ý tưởng tạo ra sản phẩm từ các ngun vật liệu đó.
Ví dụ: Làm búp bê bằng rơm dạ và bằng len; Làm con thỏ, con lợn từ vỏ
hộp sữa chua, hộp sữa su su; Các khối gỗ vẽ những con vật, bông hoa; Tạo hình

vẽ con vật, hoa, quả từ viên sỏi, đá; Dùng giấy kim sa gói viên sỏi làm kẹo…
Các sản phẩm này có thể cho trẻ chơi, hoặc trẻ kể chuyện sáng tạo theo đồ chơi,
như vậy trẻ rất hào hứng để nghỉ ra cách làm tạo ra một số sản phẩm từ ngun
vật liệu đó.
Hình ảnh 2- Trang 20 (Sản phẩm tạo hình có sản phẩm hồn thiện và chưa
hồn thiện)
Để tạo mơi trường nghệ thuật, cũng như khơng gian hài hòa về mặt thẩm
mỹ giúp cho trẻ dễ tập trung tri giác. Tôi cần lưu ý là trang trí sắp xếp thay đổi
sản phẩm theo từng chủ đề, tạo môi trường nghệ thuật xung quanh trẻ: Như bầy
biện đồ dùng, đồ chơi đẹp, sắp xếp các nguyên vật liệu hợp lý, có nhiều tranh
tạo hình làm từ chất liệu khác nhau để làm gợi ý cho trẻ. Từ đó tạo cho trẻ cảm
giác thích thú, gây cảm xúc và mong muốn được dùng đôi bàn tay khéo léo tái
tạo nghệ thuật tạo hình để tạo ra sản phẩm.
3.2. Giải pháp 2: Tạo tình huống để thu hút trẻ tích cực tham gia hoạt
động tạo hình nhằm nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ:
Trẻ mầm non tư duy trực quan hình tượng chiếm ưu thế, trẻ hoạt động với
đồ vật, đồ chơi. Mà đồ chơi cho trẻ rất nhiều và đa dạng, phong phú, nhưng làm
thế nào để trẻ say mê với các vật liệu đa dạng, phong phú đó đây là u cầu đặt
cho cho các cơ giáo mầm non. Vì vậy tơi tận dụng thời gian mọi lúc, mọi nơi,
mọi hoạt động mọi hoàn cảnh khác nhau để tạo sự bất ngờ đối với trẻ.
Ví dụ: Giờ chơi, hoạt động ngồi trời, tơi cho trẻ quan sát những con cá
vàng bơi trong bể nước. Khi vào góc tạo hình trẻ lại nhìn thấy những con cá thật
đáng yêu được tạo từ lá cây và cánh hoa, hay từ cánh bèo tây, trẻ quan sát, ngắm
nghía, thậm chí trẻ cịn cầm, sờ con cá đó cầm lên để cho nó bơi, điều này sẽ
làm trẻ thích thú. Sau đó tơi hỏi trẻ các con có muốn tự mình làm ra con cá này
khơng? Tiếp theo tơi hướng dẫn trẻ làm con cá và nhiều sản phẩm khác từ lá
cây, cánh hoa.
Ví dụ: Giờ hoạt động khám phá khoa học “Một số con vật sống trong gia
đình”. Sau khi trẻ nhận biết quan sát con vật bằng tranh ảnh, mơ hình, vật thật
được xem hình ảnh con vật trên màn hình. Trẻ nhìn những con vật rất đáng yêu

và qua những bài học giáo dục trẻ yêu quý các con vật, lúc này trẻ cũng rất
muốn để tạo ra những con vật đáng u đó. Vậy tơi gợi hỏi trẻ có muốn dùng


8
đôi bàn tay khéo léo để tạo nên những con vật này khơng? Sau đó tơi hướng dẫn
trẻ tạo thành nhiều con vật từ lá cây, vẽ con vật bằng vân tay và bàn tay.
Tuy nhiên cũng không phải lúc nào tơi cũng có cơ hội, hay chờ cơ hội để
đưa trẻ vào hoạt động, mà tôi cần suy nghĩ và tạo ra những cơ hội đến với trẻ
một cách tự nhiên, đơn giản như vốn dĩ nó có. Hàng ngày trẻ sống và học tập,
vui chơi trong lớp học, mọi đồ chơi, đồ dùng trang trí rất quen thuộc trở nên
bình thường khơng có gì là đáng chú ý. Vậy nên hàng ngày tôi cần cho xuất hiện
một đồ chơi mới, một vật mới, một bức tranh mới là sẽ thu hút được sự chú ý
của trẻ ngay.
Ví dụ: Tôi lấy cái kèn bằng nhựa đặt ở một cái bàn ngay cửa ra vào (mọi
ngày nó đặt ở góc âm nhạc), úp dưới cái kèn nhựa là cái kèn bằng lá chuối to
nhỏ khác nhau. Lúc này tôi tạo sự tò mò để trẻ cầm cái kèn lên thổi và phát ra
âm thanh. Như vậy trẻ trong lớp sẽ xúm lại và bỏ lại chiếc kèn nhựa, truyền tay
nhau xem kèn lá và thổi, lúc này tôi hướng dẫn, gợi ý để trẻ tự làm cho mình
chiếc kèn giống cơ.
Hình ảnh 3- Trang 21 (Trẻ thổi kèn bằng lá cây)
Hàng ngày ở sân trường gốc cây vốn dĩ rất quen thuộc với trẻ, nhưng tôi
sẽ bầy một số đồ chơi làm từ nguyên vật liệu, phế thải sẽ thu hút sự chú ý của
trẻ.
Ví dụ: Gốc cây tơi bầy những quả bóng cũ, chai nhưa, viên đá làm con vật
như: Vẽ con bọ cánh cam, con rùa, con ếch. Lúc này tơi hỏi trẻ tên con vật gì?
Con vật này được làm như thế nào? Sau đó tơi gợi ý trẻ cách làm. Như vậy trẻ sẽ
tập trung lại và lắng nghe cơ nói, qua đó tơi gợi ý cách làm các con vật từ
nguyên vật liệu mà tôi và trẻ đã thu lượm được.
Hình ảnh 4- Trang 21 (Trẻ quan sát đồ chơi tự làm ngoài sân trường)

Như vậy việc tạo ra tình huống bất ngờ thu hút sự chú ý của trẻ đã khó,
xong việc duy trì hứng thú hoạt động lại càng khó hơn, địi hỏi phải khéo léo,
nhẹ nhàng. Vì vậy tơi phải biết khai thác những gì gần gủi, hứng thú đối với trẻ,
tránh tình trạng gị bó, áp đặt trẻ làm theo ý của mình.
Ví dụ: Khi tổ chức tiết “Tạo hình con vật bằng lá cây” tơi tổ chức trẻ chơi
trị chơi tìm kiếm những con vật trong vườn bách thú. Tơi tìm trước (giới thiệu
tranh mẫu làm con vật bằng lá cây), từ nhiệm vụ của bài học tôi biến thành cuộc
vui, thành động cơ tích cực, giúp trẻ hồn thành nhiệm vụ một cách tự nguyện,
nhẹ nhàng và thoải mái. Q trình trẻ thực hiện tơi ln ln gợi hỏi ý định của
trẻ, sau đó đưa ra những gợi ý khéo léo khi cần thiết, tránh để trẻ gặp khó khăn
trong quá trình thực hiện trẻ sẽ nhàm chán, mất hứng thú.
Ví dụ: Tơi hỏi trẻ con định dán con cá như thế nào? Con cá đang làm gì?
Nếu con muốn dán con cá đang ngoi lên mặt nước thì con phải dán đứng cho cái
đầu phía trên, hoặc con hãy nghĩ xem muốn làm đi cá thì làm như thế nào?...


9
Việc lựa chọn lá cây phù hợp để tạo ra sản phẩm sẽ góp phần duy trì hứng
thú cho trẻ. Nếu không biết chọn lá cây phù hợp khiến trẻ khó thực hiện được,
dẫn đến trẻ nhàm chán. Có thể nói, đây là biện pháp mang lại hiệu quả cao trong
việc tổ chức hoạt động tạo hình sáng tạo cho trẻ. Giáo viên cần phải khéo léo
vận dụng nó, khi thì tạo tình huống bất ngờ, khi thì vận dụng tình huống phát
sinh trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Tất cả đều phải được khai thác triệt
để trên cơ sở hứng thú và xuất phát nhu cầu hoạt động của trẻ, có như vậy trẻ
mới tích cực hưởng ứng hoạt động sử dụng cử động bàn tay, ngón tay để phát
triển vận động tinh mới mang lại hiệu quả cao.
3.3. Giải pháp 3. Nâng cao kỹ năng hoạt động cử động các ngón tay,
bàn tay thơng qua việc tổ chức hoạt động tạo hình sáng tạo bằng nguyên vật
liệu tự nhiên:
Hiện nay trong hoạt động tạo hình của trẻ hầu hết các giáo viên sử dụng

giấy màu, sáp màu, hồ dán làm nguyên vật liệu cho trẻ hoạt động. Quá trình hoạt
động của trẻ với các nguyên liệu này chưa phát huy được tối đa khả năng sáng
tạo của trẻ, trẻ hoạt động rất nhàm chán. Việc tổ chức hoạt động tạo hình sáng
tạo, tạo nguồn cảm hứng làm nảy sinh ý tưởng và lòng ham muốn sáng tạo ở trẻ.
Chính vì vậy để trẻ có thể hoạt động say mê với những viên sỏi, chiếc lá cây mà
tôi và trẻ thu lượm được với đôi bàn tay khéo léo, nhỏ nhắn xinh sắn tôi tạo ra
sự bất ngờ đối với trẻ.
a. Tạo hình từ nguyên vật liệu thiên nhiên:
Nguyên vật liệu thiên nhiên rất phong phú và đa dạng, dễ kiếm, dễ tìm để
đưa vào cho trẻ hoạt động. Với vật liệu tự nhiên địi hỏi phải ln tìm hiểu,
khám phá, phát hiện ra tính chất của loại vật liệu và khả năng tạo hình, trẻ biết
tận dụng các nguyên vật liệu mở vào hoạt động. Đây là hoạt động trẻ rất thích
thú khi được hoạt động với các nguyên vật liệu đó. Việc sử dụng hiệu quả các
vật liệu sẵn có ở địa phương vào hoạt động tạo hình cho trẻ là một việc làm thiết
thực và hiệu quả cao.
*Hoạt động tạo hình từ viên sỏi, đá, gỗ.
Ví dụ: Khi cho trẻ hoạt động với nguyên vật liệu này tơi tổ chức cho trẻ với
hình thức “Tơ màu áo cho viên sỏi, đá, gỗ”. Từ viên sỏi, đá, gỗ trẻ dùng bông
tăm tô màu với nhiều màu sắc khác nhau, dùng bút dạ vẽ thêm các chi tiết lên
viên sỏi. Các khối gỗ to tạo thành hình trẻ thích như: Con bọ cánh cam, con cá,
bơng hoa, quả, các đồ vật tùy ý trẻ thích. Ngồi ra cũng từ viên sỏi nhỏ tôi cho
trẻ dùng giấy màu, giấy bọc quà, giấy trăng kim, giấy kim sa gói những viên sỏi
sau đó dùng dây kẽm buộc 2 đầu tạo thành những cái kẹo xinh sắn.
Hình ảnh 5- Trang 22 (Hoạt động tạo hình từ viên sỏi đá, gỗ)
*Hoạt động tạo hình từ lá cây.
Trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ mầm non có niềm u thích đặc biệt đối với các sự
vật xung quanh. Với những chiếc lá cây rụng trong vườn tôi cho trẻ thỏa sức
sáng tạo để làm nên những sản phẩm tạo hình rất đẹp và gần gũi với thiên nhiên.



10
Khi hướng dẫn trẻ nhặt lá rụng, tôi không quên nhắc trẻ không bứt lá ở trên cây
để giáo dục trẻ bảo vệ thiên nhiên. Qua hoạt động này trẻ có được những hiểu
biết ban đầu về thế giới xung quanh, giúp trẻ yêu thiên nhiên, yêu cái đẹp.
Với hình thức tạo hình từ lá cây rất đơn giản, từ những chiếc lá thêm chút
màu cùng với cử động khéo léo của đơi bàn tay, các ngón tay, tơi hướng dẫn trẻ
làm ra các con vật dễ thương dùng để trang trí, để chơi, trưng bày.
Ví dụ: Tạo hình “Con cá” dùng lá cây vú sữa làm thân con cá, lá ổi nhỏ cắt
đơi, đặt chéo phía dưới đi lá vú sữa làm đuôi cá, dùng 2 lá nhỏ dán phía trên
và dưới làm vây cá. Tương tự có thể dán thành nhiều con cá, với màu sắc khác
nhau thành đàn cá bơi, sau đó trang trí thêm rong rêu, sóng nước làm ao cá cho
bức tranh thêm sinh động.
Tạo hình “Con bướm” lấy lá cây nhãn dài nhỏ làm thân con bướm, dùng 4
lá dạng tròn như cách bướm dán phía trên, dưới phần lá nhãn để tạo thành 2
cánh bướm, sau đó dùng sáp màu vẽ thêm râu bướm và vẽ thêm cỏ cây, hoa lá
cho bức tranh sinh động và đẹp mắt.
Hình ảnh 6- Trang 22 (Hoạt động tạo hình các con vật từ lá cây)
Tạo hình “Lọ hoa” lá cây đa cắt bớt phần đầu và phần đi làm bình hoa,
lấy cánh hoa hồng hoặc cánh hoa giấy dán theo cành dài phía trên để tạo thành
những cành hoa cắm trong lọ, chọn các lá nhỏ dán xen kẽ vào cành hoa tạo
thành lá hoa.
Hình ảnh 7- Trang 23 (Hoạt động tạo hình từ hoa, lá tạo thành lọ hoa)
Ngoài ra cũng từ chiếc lá rụng tơi có thể hướng dẫn gợi mở cho trẻ tạo ra
nhiều con vật khác nhau như: Con thỏ, con rùa, con gà, con mèo, con châu, con
chim…Hay cho trẻ làm con sâu từ lá chuối, con trâu bằng lá bàng, đồng hồ đeo
tay làm bằng lá dừa...
*Hoạt động tạo hình từ củ quả. Hình thức tạo hình từ rau, củ, quả tôi áp
dụng vào chủ đề thế giới động vật và thế giới thực vật.
Ví dụ: Làm bơng hoa từ quả đậu bắp: Cắt đôi quả đậu bắp, cho trẻ nhúng
phần cắt quả đậu bắp vào màu rồi nhấc ra in lên giấy. Các khía bên trong ruột

đậu bắp khi nhúng vào màu sẽ tạo thành hình bơng hoa rất đẹp trên giấy.
Ví dụ: Làm con gấu từ quả cà: Lấy 2 quả cà 1 to, 1 nhỏ, quả to làm mình,
quả nhỏ làm đầu, dùng que tăm xiên 2 quả cà lại với nhau, dùng cà rốt cắt nhỏ
để làm mũi và tay, dạ màu vẽ mắt và sợi kẽm, ruy băng để trang trí.
Hình ảnh 8- Trang 23 (Hoạt động tạo hình từ qủa cà làm con gấu)
b. Hoạt động tạo hình từ vân tay, ngón tay và bàn tay.
*Tạo hình từ vân tay, ngón tay
Với đơi bàn tay khéo léo, nhỏ nhắn xinh sắn tôi hướng dẫn trẻ tạo ra những
con vật ngộ nghĩnh đáng yêu, những bơng hoa đầy màu sắc, những chùm qủa
chín mọng.


11
Ví dụ: Đề tài “Vẽ hoa” chủ đề Thế giới thực vật tơi cho trẻ dùng đầu ngón
tay chấm vào màu, rồi in từng đầu ngón tay lên giấy tạo thành bơng hoa, sau đó
dùng bút màu hoặc xáp màu vẽ thân cây, tiếp tục dùng ngón tay chấm màu xanh
in lên sát với cành hoa làm lá hoa to – nhỏ tùy ý. Hay khi vẽ cây to tôi cho trẻ
chấm màu rồi in đầu ngón tay lên giấy làm nhiều lá cây, tạo thành tán lá to, sau
đó dùng bút dạ, hoặc sáp màu vẽ thân cây cho phù hợp.
Ví dụ: Đề tài vẽ “Chùm nho” chủ đề Thế giới thực vật tơi cho trẻ nhúng các
đầu ngón tay vào màu tím rồi chấm lên giấy, tiếp tục lấy màu và chấm tiếp theo
kề nhau tạo thành chùm nho, Sau đó cho trẻ chấm màu tiếp để tạo thêm nhiều
chùm nho nữa, dùng sáp màu vẽ phần cuống của chùm nho.
Hình ảnh 9 – Trang 24 (Hoạt động vẽ hoa quả bằng vân tay )
*Tạo hình sáng tạo bàn tay, cổ tay.
Cho trẻ áp tay lên giấy và vẽ theo hình bàn ta, đây là một trị chơi quen
thuộc của các trẻ. Trước tiên cho trẻ xòe đều ngón tay và áp phẳng lên giấy, cầm
bút vẽ theo đường viền ngồi bàn tay của mình, khi nhấc tay ra khỏi hình vẽ trên
giấy sẽ cịn lại hình bàn tay của trẻ. Chỉ cần thêm chi tiết đặc trưng của hình ảnh
định vẽ và tơ màu phù hợp, trẻ sẽ có những hình ảnh hết sức sinh động mang

dấu ấn bàn tay của riêng mình
Ví dụ: Vẽ “Con cá”. Trẻ úp bàn tay theo chiều ngang, các ngón tay chụm
nhẹ, ngón cái xịe ra rộng hơn một chút. Trẻ vẽ thêm một cung tròn ở phần dưới
lòng bàn tay để phân biệt phần đầu cá, các ngón tay hơi khép sẽ làm vây và đuôi
cá uốn lượn. Hai bàn tay úp vào giấy sẽ giúp trẻ vẽ hai con cá ở hai chiều ngược
nhau. Vẽ miệng cá, mắt cá. Trẻ tơ màu theo vằn ngang hay dọc của ngón tay, trẻ
có những chú cá có sắc màu rất đẹp.
Hình ảnh 10- Trang 24 (Hoạt động tạo hình con cá từ bàn tay )
Ví dụ: Vẽ “Con bướm”. Cũng sử dụng hai bàn tay nhưng khi xếp hình thì
trẻ đặt cho ngón cái chồng lên nhau, hai đầu búp ngón tay hướng lên trên tạo
cánh bướm bay lên. Trẻ có thể úp từng tay một để đồ hình. Con bướm đã có đơi
cánh, cần vẽ thêm phần thân là một hình bầu dục dài với các đốt thân, phần đầu
vẽ mắt và miệng và có cả đơi râu uốn cong. Tơ màu đối xứng nhau giữa hai bên
cánh bướm!
Ví dụ: Vẽ “Con chó”. Đặt ngang bàn tay với ngón trỏ và ngón út xịe
rộng, các ngón khác khép lại. trẻ dùng bút vẽ theo tay, có thể làm cho hình chú
chó sinh động hơn bằng cách vẽ thêm lưỡi chó đang thè ra, thêm một vịng xích
ở cổ chó (chính là phần cổ tay). Cuối cùng chỉ việc vẽ thêm mắt, mũi đen cho
sinh động nữa là xong! Thường trẻ quen với việc xòe bàn tay ra úp vào giấy để
vẽ theo, nhưng thật ra tơi có thể để bàn tay ở nhiều tư thế khác nhau, chẳng hạn
như nắm bàn tay lại. Hình bàn tay nắm lại sẽ khó hình dung hơn. Vì thế tơi cho
trẻ làm sáng tạo thêm nhiều hình mẫu khác.
Hình ảnh 11- Trang 25 (Hoạt động tạo hình con chó từ bàn tay )


12
Ví dụ: Vẽ “Con mèo”. Bàn tay nắm lại, ngón cái thu gọn vào lịng bàn
tay, ngón trỏ và ngón út nhơ lên khỏi nắm tay một chút xíu, sẽ tạo thành hình hai
tai mèo. Vẽ thêm lịng tai là hai chữ V úp ngược. Mèo thì có bộ râu là đặc trưng
là mèo đen, xám, vẽ râu cho mèo và hai bên râu cũng phải đối xứng nhau đều

đặn.
Hình ảnh 12- Trang 25 (Hoạt động tạo hình con mèo từ bàn tay )
Ví dụ: Vẽ “Con thỏ”. Vẫn cùng một cách nắm tay như vẽ con mèo nhưng
ngón trỏ và ngón giữa nhơ thẳng lên làm hai tai dài của thỏ. Sau đó vẽ hai cái
răng cửa to và dài, còn râu thỏ vẽ ngắn hơn râu mèo. Mắt thỏ tròn và lòng tai
cũng được vẽ dài theo dáng tai.
Ví dụ: Vẽ “Con cơng” Úp bàn tay vào giấy, ngón tay xịe đều. Hình vẽ
bàn tay hiện ra rất quen thuộc ở tư thế đứng. Trẻ vẽ thêm chai chân chim cơng
thẳng phía dưới bàn tay, ngón chân xịe ra chạc ba. Đặc trưng của công là cái
mào uốn cong và bộ lông sặc sỡ. Trẻ hãy chọn tô màu u thích nhưng các tơng
màu xanh, màu tím và vàng rất hợp với màu lơng cơng.
Hình ảnh 13- Trang 26 (Hoạt động tạo hình con cơng từ bàn tay )
Ví dụ: Vẽ “Con ốc sên”. Nắm tay nắm chặt chỉ để ngón cái xịe rộng ra.
Sẽ hơi khó một chút vì tự hình bàn tay chưa rõ hình con vật, nên cần vẽ đâu, trẻ
vẽ thêm xốy trịn cho phần nắm tay, sẽ tạo thành vỏ ốc sên với xốy trịn đặc
trưng. Ốc sên có hai mắt ngóc lên khỏi đầu và phần thân đuôi đầy đốt co giãn
theo vết trườn của nó.
Hình ảnh 14- Trang 26 (Hoạt động tạo hình con ốc sên từ bàn tay )
Ví dụ: Vẽ “Con ngựa”. Bàn tay đặt chếch, khép ngón cái vào lịng bàn
tay, đầu ngón tay cụp xuống. Đơi tai nhọn nhỏ xinh, cái bờm dài và một vòng
dây cương, đích thị là con ngựa rồi! cho trẻ vẽ thêm mắt và mũi trịn, cịn miệng
thì kéo dài một chút sẽ hợp với khn mặt dài của ngựa.
Ví dụ: Vẽ “Con hưu cao cổ” Úp bàn tay xuống các ngón chụm hờ, ngón
cái mở rộng hơn để tạo miệng cười thân thiện của hươu cao cổ, sau đó vẽ các
đường viền theo bàn tay để tạo thành đầu hươu. Tô màu vàng và các đốm nâu
trên nền vàng, như thế để không thể nào lẫn vẻ đặc trưng của hươu cao cổ! vẽ
đơi tai phía trên, cạnh đơi tai là đơi sừng hươu tí hon, cổ hươu dài theo ống tay
trẻ, trơng thật dễ thương?
Hình ảnh 15- Trang 27 (Hoạt động tạo hình con hưu từ bàn tay )
Sau khi trẻ được vẽ theo mẫu các con vật dễ thương từ bàn tay, trẻ sẽ tự

sáng tạo được rất nhiều mẫu vẽ theo hình bàn tay. Tơi giúp trẻ nhận biết nét đặc
trưng của hình ảnh để trẻ vẽ cho đẹp và tô màu phù hợp, như thế dù là hình bàn
tay nhưng thống nhìn đã nhận ra ngay hình ảnh con vật mà trẻ tưởng tượng
đến. Với cách vẽ này trẻ rất hứng thú, sáng tạo ra nhiều sản phẩm. Song tùy vào
nội dung của đề tài để tôi tổ chức vào hoạt động học hay hoạt chơi ở động góc,
hoạt động theo ý thích và mọi lúc, mọi nơi.


13
Hoạt động tạo hình đặc biệt là hoạt động sáng tạo từ nguyên vật liệu thiên
nhiên, in hình từ bàn tay, ngón tay, bàn chân… để sáng tạo ra các hình ảnh, con
vật của trẻ ln là đề tài hấp dẫn, gây được sự hứng thú và cảm hứng từ trẻ.
Thông qua hoạt động này buộc trẻ phải tư duy trước hình thù, đường nét của con
vật, đồ vật mà trẻ định làm, in lên giấy trước khi trẻ thể hiện. Do đó trẻ sẽ được
sử dụng đơi bàn tay một cách khéo léo để tự sáng tạo theo trí tưởng tượng của
trẻ. Như vậy không những giúp trẻ tăng trí thơng minh, phát triển trí tưởng
tượng, sáng tạo và khả năng ghi nhớ, tư duy, nhận biết môi trường và màu sắc
trong tự nhiên mà còn phát triển kỹ năng vận động tinh cho trẻ.
3.4. Giải pháp 4: Lồng ghép trải nghiệm tạo hình sáng tạo từ các nguyên
vật liệu tự nhiên thơng qua hoạt động chơi ngồi trời và hoạt động chơi ở các
góc nhằm thu hút sự chú ý và hứng thú của trẻ vào hoạt động:
a. Đối với hoạt động chơi ở các góc:
Hoạt động chơi ở các góc là hoạt động trẻ có nhiều thời gian tạo ra nhiều
sản phẩm. Vậy làm thế nào để trẻ hứng thú mà không thấy nhàm chán, nên tôi
chú trọng cho trẻ sử dụng đa dạng, phong phú các nguyên vật liệu để trẻ thỏa
sức sáng tạo theo trí tưởng tượng của mình, tạo ra những sản phẩm tạo hình,
những đồ chơi thật đẹp ở góc nghệ thuật.
Ngồi những kỹ năng mà cô giáo cung cấp cho trẻ ở hoạt động tạo tạo, thì
ở hoạt động chơi ở các góc này tơi cho trẻ tạo ra những sản phẩm tỉ mỉ hơn, vận
dụng đôi bàn tay khéo léo hơn, cẩn thận hơn, tức là trẻ sử dụng kỹ năng vận

động tinh của đôi bàn tay một cách khéo léo và chính xác hơn để tạo ra sản
phẩm như: con vật, bông hoa từ hột hạt, vải vụn, len vụn, vỏ lạc, vỏ trứng,
bơng…
Ví dụ: Ở góc nghệ thuật tơi cho trẻ đồ hình con vật, đồ vật, bơng hoa,
cây…. Trẻ sử dụng vật liệu keo dán, hạt đậu, vải vụn, len vụn, bông, vỏ trứng,
vỏ lạc đập dập để tạo nên sản phẩm.
Hình ảnh 16 –Trang 27 (Hoạt động tạo hình con vật bằng hột hạt)
Khơng nhất thiết mỗi trẻ phải tạo ra một sản phẩm và một sản phẩm cũng
khơng nhất thiết chỉ có một hoạt động, mà có những sản phẩm tạo ra từ nhiều
bàn tay của các trẻ trong lớp, thậm chí có cả bàn tay của tơi và ở nhiều thời điểm
khác nhau. Có những sản phẩm trẻ đang làm xong được xếp ở góc nghệ thuật để
trẻ có thể nhìn thấy và nảy sinh ý định tiếp tục thực hiện để hồn thiện sản
phẩm.
Ví dụ: Làm bộ sưu tập thời trang bằng lá cây, vỏ hộp sữa, giấy bọc quà,
trẻ cùng nhau trao đổi sẽ làm những bộ thời trang bằng vật liệu này như thế nào.
Hằng ngày trẻ thực hiện chưa xong sản phẩm trẻ có thể treo lên giá góc, hơm
sau tiếp tục thực hiện. Như vậy trẻ khác nhìn thấy cũng nảy sinh ý định tiếp tục
cùng bạn làm để hoàn thiện sản phẩm. Cuối cùng tôi là người giúp trẻ hoàn thiện
sản phẩm những bộ sưu tập thời trang ngộ nghĩnh đáng yêu, hấp dẫn. Một sản
phẩm như vây sẽ thu hút được rất nhiều trẻ tham gia một cách say xưa, làm cho


14
trẻ cảm thấy phấn khởi khi mình đã đóng cơng sức tham gia vào trò chơi thú vị
này.
a. Đối với hoạt động chơi ngoài trời:
Hoạt động chơi ngoài trời là hoạt động trẻ vừa hít khí trời trong lành, vừa
chơi và có thể sưu tầm những lá cây, viên sỏi, cành cây khô, ống hút để chơi với
các nguyên vật liệu vừa sưu tầm được. Khi cho trẻ quan sát cây tôi chú ý cho trẻ
cắt tỉa lá vàng với cây nhỏ, cây lớn cho trẻ nhặt lá rụng đem về rồi ép thẳng,

nhặt những cành cây khô, vỏ cây khơ để làm ngun vật liệu, nhặt sỏi đá có hình
thù con vật ngộ nghĩnh để xếp các con vật dễ thương. Hoạt động chơi ngồi trời
nếu tơi biết tổ chức hợp lý, khai thác mơi trường tự nhiên thì trẻ rất hào hứng và
hứng thú. Vậy nên tôi đã tận dụng hết khả năng ưu thế đặc biệt này.
Ví dụ: Cho trẻ hoạt động lao động nhặt lá cây. Tôi cho trẻ thu lượm nhặt
nhiều lá cây lựa chọn những lá vàng đẹp mang về chỗ (nơi tôi chuẩn bị sẵn), còn
lá khác cho trẻ bỏ vào thùng rác. Sau đó hướng dẫn cho trẻ tạo hình từ những lá
cây rụng với nhiều con vật ngộ nghĩnh đáng yêu như: Làm con trâu bằng lá đa,
con gà, con lợn, con cá bằng cánh bèo tây; Con sâu, con mèo, cái kèn lá bằng lá
chuối; Làm chong chóng, con châu chấu, đồng hồ, kính, vịng bằng lá dừa; Con
gà, con tôm từ rơm rạ; Con voi, con cá, con bướm từ hột hạt, sỏi đá,...
Hình ảnh 17- Trang 28 (Hoạt động

làm con vật bằng lá cây, cây lục

bình)
Hoặc cũng từ những lá cây ở sân trường như lá đa, lá nhãn, lá cây hoa
sữa, lá cây lộc vừng, cây vú sữa, cánh hoa hồng, hoa giấy, lá cây hoa ngâu cho
trẻ xếp thành hình các con vật.
Ví dụ: Lấy cánh bèo tây làm thân con cá, dùng hạt đậu đen làm mắt, lấy lá
bèo tây cắt tỉa làm vây lưng, vây bụng, dùng que tăm rạch trên thân bèo để dắt
vây cá. Hoặc cũng từ cánh bèo tây hướng dẫn trẻ làm con gà, con lợn.
Lá chuối xé thành dải rộng 2cm đặt vng góc 2 dải lá, gập lại lần lượt lá
ngang, lá dọc lần lượt, dùng kéo cắt lá khoảng 2cm gập vào khe của lá ngang.
Cắt 2 hình tam giác vào 2 khe của mặt mèo làm tai, cắt đi mèo và dán mắt
dâu. Có thể dùng lá dừa, lá chuối đan thành túi xách, ví, đồng hồ.
Ví dụ: Trẻ dùng lá bàng, lá đa xếp làm thân con cá, dùng 2 lá nhãn hoặc
hoa sữa dài xếp phía dưới lá làm đi cá, cánh hoa hồng, hoa giấy làm vây cá.
Như vậy hình dạng con cá lớn, cá nhỏ, cá bơi phía trước, phía sau, hai con cá
chụm đầu vào nhau. Hoặc cho trẻ dùng lá nhãn làm mình con bướm, lấy 4 lá vú

sữa làm cánh bướm lấy cây cỏ dại làm dâu bướm. Cũng từ những lá cây này cơ
có thể hướng dẫn cho trẻ tự xếp thành nhiều các con vật khác.
Vẫn từ những chiếc lá, cánh hoa này tôi cho trẻ nhặt và ép khơ vào hoạt
động tạo hình cho trẻ in, đồ, dán hình lá trên giấy. Sau đó tơ màu thật đẹp, đóng
thành quyển làm bộ sưu tập với các loại lá cây.


15
Ví dụ: Ở chủ đề “Giao thơng” tơi cho trẻ dùng hột hạt, sỏi đá, cành cây
khô xếp và dán thành các phương tiện giao thông. Với những viên sỏi đá dễ
kiếm, dễ tìm vào hoạt động tạo hình, hoạt động chơi ở các góc hay hoạt động
theo ý thích cho trẻ trải nghiệm. Chủ đề “Nước và hiện tượng tự nhiên” cho trẻ
xếp hình ơng mặt trời, đám mây, trời mưa, con sông, suối, ngọn núi cao...
Tương tự như vậy ở các chủ đề khác, tôi cũng gợi mở để trẻ lựa chọn các
nguyên vật liệu phù hợp và sáng tạo ra được nhiều sản phẩm khác nhau. Mỗi khi
được hoạt động với các nguyên vật liệu tự nhiên, tơi thấy trẻ rất thích thú, say
mê sáng tạo và tạo ra được rất nhiều sản phẩm. Qua đó trẻ xem những chiếc lá,
viên sỏi đá, cành cây khô như một vật vô tri đến chỗ trẻ đã biết sử dụng nó vào
hoạt động tạo hình sáng tạo, làm cho nó trở nên ý nghĩa, trẻ say mê với đủ các
loại vật vô tri vô giác này với đôi bàn tay khéo léo kỳ diệu, để tạo ra những đồ
chơi ngộ nghĩnh, những con vật đáng yêu.
Tất cả những sản phẩm do trẻ làm ra tôi đem sử dụng trang trí vào các góc
chơi. Như vậy trẻ rất thích thú khi sản phẩm của mình làm ra được cơ trang trí,
được sử dụng vào hoạt động học tập, vui chơi trẻ cảm thấy sản phẩm của mình
làm ra rất có ý nghĩa, khi bố mẹ người thân đến đón trẻ có thể khoe sản phẩm
của mình.
3.5. Giải pháp 5. Làm tốt công tác phối hợp với phụ huynh để ôn luyện
kiến thức kỹ năng vận động tinh qua đôi bàn tay khéo léo của trẻ ở nhà:
Công tác phối hợp với phụ huynh là yếu tố quan trọng tạo sự thành cơng
lớn trong việc nâng cao chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ, đặc biệt là rèn

luyện kỹ năng vận động tinh thơng qua hoạt động tạo hình sáng tạo. Để làm tốt
công tác này tôi phối hợp, tuyên truyền với phụ huynh bằng nhiều hình thức
như: Thơng qua giờ đón trả trẻ, thơng qua cuộc họp phụ huynh, qua góc trao đổi
phụ huynh của lớp, qua việc lập nhóm Zalo, facebook.
Ví dụ: Thơng qua cuộc họp phụ huynh tơi tun truyền về cơng tác chăm
sóc và giáo dục trẻ. Huy động sự đóng góp của phụ huynh sưu tầm, hỗ trợ một
số nguyên vật liệu thiên nhiên, phế liệu mang đến lớp để cô giáo làm đồ chơi, đồ
dùng cho hoạt động tạo hình sáng tạo. Khuyến khích các bậc phụ huynh cùng
tham gia sáng tạo nhiều đồ chơi tại nhà từ các nguyên vật liệu tự nhiên sẵn có
cho trẻ chơi ở nhà, để trẻ được rèn kỹ năng cơ nhỏ bàn tay và ngón tay phát triển
kỹ năng vận động tinh.
Ví dụ: Để có nơi hoạt động và trưng bày sản phẩm, tôi tuyên truyền cho
phụ huynh ở nhà nên xây dựng cho trẻ góc tạo hình. Để trẻ có nơi chuẩn bị đồ
dùng, ngun vật liệu tạo hình, bút màu, bút sáp, keo dán, giấy màu, lá cây, sỏi
đá, giấy vẽ… đây là nơi cho trẻ thỏa sức sáng tạo, cũng là không gian trưng bày
sản phẩm tự tạo của trẻ. Để giúp trẻ có khả năng sáng tạo trong hoạt động tạo
hình, thì phụ huynh cần hướng dẫn và dạy trẻ cách thực hiện để tạo ra sản phẩm.
Góc tuyên truyền của lớp là nơi để tôi treo những thông tin cần thiết, những
nội dung truyền tải tới phụ huynh về các hoạt động của trẻ ở trường để cha mẹ


16
cần biết. Tuyên truyền nội dung cung cấp kiến thức, rèn kỹ năng tạo hình, kỹ
năng vận động tinh cho trẻ, ngồi ra góc tun truyền cịn là nơi trưng bày
những sản phẩm, những hoạt động hàng ngày của trẻ.
Ví dụ: Nội dung tuyên truyền cho phụ huynh về giáo dục kỹ năng vận động
tinh cho trẻ thông qua hoạt động hàng ngày với những hoạt động đơn giản như:
Giúp mẹ nhặt rau, lau trùi bàn ghế, hỗ trợ bố mẹ chuẩn bị bữa ăn, bày biện bàn
ăn, chơi ghép hình, cắt dán thủ cơng, rót nước đổ vào cốc. Đặc biệt là các hoạt
động kích thích sáng tạo như: Chơi đất nặn, vẽ sáng tạo, cắt dán tranh, làm đồ

chơi từ lá cây, vẽ con vật từ bàn tay, cổ tay.
Góc tuyên truyền cũng có thể là nơi trưng bày hình ảnh của phụ huynh dạy
trẻ ở nhà, đây là một hình thức thu hút sự đóng góp của các phụ huynh ủng hộ
nguyên vật liệu, phế liệu làm đồ dùng, đồ chơi, vật liệu để trẻ thực hiện hoạt
động tạo hình sáng tạo. Thơng qua các bậc phụ huynh với nhau, họ sẽ nhìn nhau
so sánh mức độ quan tâm tới cô giáo, tới lớp của con em mình. Những nội dung
này ngồi mục đích phục vụ cho hoạt động của trẻ hàng ngày theo chủ đề, nó
cịn giúp phụ huynh hiểu sâu hơn về việc rèn luyện kỹ năng vận động tinh cho
trẻ, thông qua hoạt động tạo hình sáng tạo phong phú và đa dạng hơn.
Ví dụ: Góc tun truyền tơi treo một số hình ảnh của trẻ hoạt động tạo hình
sáng tạo tại lớp, một số sản phẩm ghi tên của trẻ được trưng bày ở góc tạo hình,
góc tun truyền. Những hình ảnh này mỗi khi phụ huynh đưa, đón con, trẻ có
thể khoe sản phẩm của mình “Đây là tranh con làm đấy, trẻ có thể nói ra vật
liệu, cách làm tạo ra sản phẩm”. Hoặc cho trẻ mang sản phẩm về nhà để khoe
với bố mẹ, người thân. Qua đó phụ huynh biết được khả năng thực sự của con
mình để cùng phối hợp với cơ giáo chăm sóc giáo dục, rèn luyện trẻ tốt hơn.
Hình ảnh 18- Trang 28 (Hình ảnh trao đổi phụ huynh và phụ huynh quyên
góp nguyên vật liệu)
Việc trao đổi trực tiếp với phụ huynh thông qua cuộc họp, giờ đón trả trẻ
giúp cho tơi lẫn phụ huynh nắm bắt kịp thời về tình hình của trẻ ở trường cũng
như mọi hoạt động của trẻ tại gia đình. Nhưng tơi cần lựa chọn xem xét cần trao
đổi với phụ huynh như thế nào? Nội dung gì? Tuỳ từng đối tượng, tuỳ đặc điểm
tính cách của trẻ, tuỳ vào từng hồn cảnh, điều kiện của từng gia đình, tính cách
của mỗi phụ huynh mà tơi có các cách tiếp cận, trao đổi, tuyên truyền khác
nhau. Để làm được như vậy trước hết tôi phải là người biết rõ hồn cảnh của các
cháu, tơi biết lắng nghe ý kiến phụ huynh, tâm tư nguyện vọng của họ.
Ví dụ: Cháu Lê Hà My cháu rất có kỹ năng sáng tạo trong hoạt động tạo
hình sáng tạo, nhưng lại nhút nhát, thiếu tự tin khi hoạt động. Mỗi khi tôi hỏi
cháu trả lời rất nhỏ và rụt rè, tôi trao đổi với phụ huynh tích cực cho trẻ giao
tiếp, nói chuyện nhiều hơn với các thành viên trong gia đình, cũng như mọi

nguời xung quanh để giúp trẻ mạnh dạn hơn khi giao tiếp với mọi người.
Cháu Vũ Thiên Ân trong giờ học cháu rất ngại hoạt động và rất thụ động,
tơi hướng dẫn cái gì thì cháu làm cái đó, tôi đi chỗ khác cháu lại ngồi yên không


17
tự giác làm. Tôi trao đổi cho phụ huynh biết và rèn luyện cho trẻ ở nhà, giao
nhiệm vụ cho trẻ và ấn định thời gian hoàn thành, làm xong phụ huynh kiểm tra
và khơng qn khuyến khích, khen ngợi để trẻ phấn khởi và có hứng thú để làm
tiếp.
Ngồi ra sau mỗi giờ hoạt động tạo hình sáng tạo, nếu cháu nào chậm hoặc
chưa thực hiện được, khả năng thực hiện của đơi bàn tay cịn lúng túng, vụng về
cuối ngày tôi trao đổi với phụ huynh, nhờ phụ huynh về nhà tranh thủ thời gian
buổi tối, ngày nghỉ rèn luyện thêm cho trẻ ở nhà. Đồng thời tôi trao đổi với phụ
huynh về cách hướng dẫn, phương pháp giúp trẻ tiếp thu nhanh, các kỹ năng vận
động tinh khéo léo.
2.4. Hiệu quả đạt được
Qua áp dụng các giải pháp tại lớp mẫu giáo Lớn A1 bản thân tôi thu được
hiệu quả như sau:
+ Đối với phụ huynh:
Phụ huynh thấy được tầm quan trọng của việc rèn luyện kỹ năng vận động
tinh cho trẻ ở giai đoạn mầm non là thích hợp nhất. Có hiểu biết về khả năng
vận động, đặc biệt là vận động tinh của con mình. Từ đó phối hợp tốt với giáo
viên để chăm sóc giáo dục, rèn luyện phát triển vận động tinh cho trẻ thông qua
các hoạt động hàng ngày đạt hiệu quả cao.
Phụ huynh nhận thấy rõ được sự sáng tạo của trẻ ở hoạt động tạo hình đối
với sự phát tiển trí não. Đặc biệt là kỹ năng vận động tinh cho trẻ là rất cần thiết
cho cuộc sống hàng ngày, là tiền đề cho trẻ tập viết ở trường Tiểu học. Từ đó
phụ huynh tin tưởng vào cơ giáo, chất lượng giáo dục nhà trường ngày nâng cao.
Vì vậy phụ huynh rất nhiệt tình ủng hộ cho lớp những nguyên vật liệu, phế liệu

làm đồ dùng, đồ chơi để phục vụ cho hoạt động của trẻ.
+ Đối với giáo viên:
Nâng cao hiểu biết về các hoạt động phát triển vận động tinh cho trẻ. Có
thêm kinh nghiệm trong việc rèn luyện phát triển vận động tinh thông qua các
hoạt động hằng ngày, đặc biệt là hoạt động tạo hình sáng tạo.
Bản thân được trau dồi thêm kiến thức, kinh nghiệm trong việc phát triển
kỹ năng vận động tinh thông qua việc sử dụng các vật liệu thiên nhiên, sử dụng
đôi bàn tay để thực hiện hoạt động tạo hình sáng tạo đạt kết quả cao.
+ Đối với trẻ:
Trẻ được quan tâm và tạo cơ hội tham gia vào môi trường cũng như có
nhiều cơ hội trải nghiệm các hoạt động tạo hình sáng tạo cử động bàn tay, ngón
tay một cách phong phú và đa dạng hơn. Điều này không chỉ làm cho các kỹ
năng vận động của trẻ, đặc biệt kỹ năng vận động tinh được rèn luyện và phát
triển tốt hơn, góp phần tích cực vào sự phát triển thể chất của trẻ, các vận động
nhanh nhẹn, khéo léo, bền bỉ, dẻo dai hơn, phối hợp giữa tay và mắt linh hoạt để
tạo ra sản phẩm tạo hình, đồ chơi.


18

Khảo sát chất lượng lần 2 (tháng 4 /2022)
Số
trẻ

TT

Nội dung

1


Trẻ hứng thú tham gia
hoạt động

31

2

Kỹ năng điều khiển các cử
động của ngón tay, bàn tay
một cách linh hoạt khéo
léo qua hoạt động tạo hình

31

Sự tập trung chú ý phối
hợp linh hoạt tay, mắt
trong hoạt động tạo hình

31

3

4

Trẻ có khả năng tạo ra
sản phẩm tạo hình

Lần 1
Số trẻ
đạt

15

Lần 2

Tỷ lệ % Số trẻ
đạt

Tỷ lệ %

48.3

31

100

13

41.9

29

93.5

14

45.1

30

96.7


30

96.7

31
11

35.4

Nhận xét: Qua kết quả khảo sát tôi thấy tỷ lệ trẻ đạt yêu cầu so với đầu
năm học tăng lên rõ rệt cụ thể: Trẻ hứng thú tham gia hoạt động đạt 31/31 cháu,
tỷ lệ 100%, tăng 51.7%; Kỹ năng điều khiển các cử động của ngón tay, bàn tay
một cách linh hoạt khéo léo qua hoạt động tạo hình đạt 28/31cháu tỷ lệ 93.5%,
tăng 51.6 %, Sự tập trung chú ý phối hợp linh hoạt tay, mắt trong hoạt động tạo
hình đạt 29/31 cháu tỷ lệ 96.7, tăng 51.6%, Trẻ có khả năng tạo được sản phẩm
tạo hình đạt 30/31cháu tỷ lệ 96.7%, tăng 61.3%.
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận.
Qua áp dụng các giải pháp cho trẻ ở lớp mẫu giáo Lớn A1 trường mầm
non 25 – 6 tôi rút ra ý nghĩa như sau:
Phát triển vận động tinh có ý nghĩa quan trọng trong việc rèn luyện thể
lực cho trẻ, hướng đến sự phát triển tính tích cực vận động tinh cho trẻ nhằm
hình thành các kỹ năng, kỹ xảo vận động tinh và phát triển các tố chất thể lực
nhanh nhẹn, mạnh mẽ, khéo léo, bền bỉ, dẻo dai. Điều này góp phần to lớn trong
quá trình phát triển nhân cách của trẻ.
Trong quá trình giáo dục thể chất cho trẻ lứa tuổi mẫu giáo, nhiệm vụ rèn
luyện kỹ năng vận động tinh là rất quan trọng. Đặc biệt đối với trẻ mẫu giáo lớn
rèn luyện kỹ năng vận động tinh tốt, sẽ tạo tiền đề giúp trẻ có thể thích ứng được
với việc học viết ở bậc Tiểu học. Để giải quyết nhiệm vụ rèn luyện kỹ năng vận



19
động tinh cho trẻ chúng ta có thể sử dụng rất nhiều phương tiện khác nhau, trong
đó hoạt động tạo hình được xem là phương tiện hữu hiệu để phát triển các kỹ
năng vận động tinh cho trẻ. Khi tham gia vào các hoạt động tạo hình mang đến
cho trẻ những cơ hội, những sân chơi bổ ích, lý thú không chỉ phát triển vận
động các cơ nhỏ của bàn tay, ngón tay mà cịn góp phần phát triển tồn diện
nhân cách trẻ. Có thể nói đây là biện pháp mang lại hiệu quả cao trong hoạt
động tạo hình cho trẻ. Quá trình thực hiện hoạt động này, trẻ hoạt động hứng
thú, tạo cơ hội cho trẻ hoạt động một cách tự nhiên, thoải mái sử dụng nguyên
vật liệu tạo ra sản phẩm thật ngộ nghĩnh. Từ đó kích thích trẻ say mê hoạt động
tạo hình sáng tạo để tạo ra sản phẩm, qua đó kỹ năng vận động tinh của trẻ phát
triển.
Trẻ thực hiện các kỹ năng và các cơ nhỏ của bàn tay, ngón tay một cách
hứng thú, hoàn toàn tự giác, tự nguyện do sự hấp dẫn, lôi cuốn với các đồ dùng,
vật liệu khác nhau để tạo ra sản phẩm tạo hình phong phú hấp dẫn. Nhờ đó mà
những kỹ năng vận động tinh của trẻ được củng cố và hồn thiện.
3.2. Kiến nghị.
*Đối với phịng giáo dục: Tổ chức các buổi tập huấn, dự giờ hoạt động
tạo hình sáng tạo, giúp giáo viên hiểu rõ hơn việc rèn luyện kỹ năng vận động
tinh cho trẻ thơng qua hoạt động tạo hình sáng tạo và mọi lúc, mọi nơi. Khuyến
khích giáo viên khai thác hoạt động tạo hình sáng tạo, nhằm nâng cao hiệu quả
của việc rèn luyện kỹ năng vận động tinh của trẻ
*Đối với nhà trường: Cần trang bị đầy đủ cơ sở vật chất đồ dùng, đồ chơi,
nguyên liệu, vật liệu, trang thiết bị phù hợp với trẻ và nội dung chương trình
giáo dục thể chất, nhằm tạo điều kiện cho giáo viên áp dụng các biện pháp rèn
luyện, kỹ năng vận động tinh cho trẻ hiệu quả.
Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm với đề tài “Một số giải pháp phát
triển kỹ năng vận động tinh, phát triển thẩm mỹ thông qua hoạt động tạo hình

sáng tạo cho trẻ lớp mẫu giáo Lớn A1 ở trường mầm non 25-6 huyện Đông
Sơn, tỉnh Thanh Hóa” được tích lũy từ bản thân tơi, nên khơng sao tránh khỏi
những hạn chế và thiếu sót. Vậy rất mong Hội đồng khoa học các cấp, bạn đồng
nghiệp đóng góp ý kiến để sáng kiến kinh nghiệm này hoàn thiện hơn./
XÁC NHẬN CỦA HĐKH
CẤP TRƯỜNG
SKKN Xếp loại: ..............
CHỦ TỊCH HĐKH

HIỆU TRƯỞNG
Cao Thị Hường

Đông Sơn, ngày 29 tháng 4 năm 2022
Tơi xin cam đoan đây là SKKN mình
viết khơng sao chép nội dung
của người khác
Người viết sáng kiến

Lê Thị Thuý


20

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] http:// Kỹ năng vận động tinh và sự phát triển của trẻ mầm non. Tác giả Thạc
sĩ “Đinh Thị Lan Hương”
[2] http:// Một số bài viết về kỹ năng vận động tinh cho trẻ mầm non mạng
Intenet
[3]http:// Một số bài viết hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non trên mạng Intenet
[4] Tạp chí Giáo dục số 30, kỳ 2/2016


DANH MỤC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG
KIẾN KINH NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN,
TỈNH VÀ CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả:
Lê Thị Thúy
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên trường Mầm non 25-6, huyện
Đơng Sơn, tỉnh Thanh Hóa

T
T

Tên đề tài SKKN

Cấp đánh
giá xếp loại
(Ngành GD
cấp
huyện/tỉnh;

Kết quả
đánh giá
xếp loại
(A, B,
hoặc C)

Năm học
đánh giá
xếp loại



21
Tỉnh...)

1

2

3

Một số biện pháp nâng cao chất
lượng phát triển ngôn ngữ cho trẻ 45 tuổi thông qua hoạt động Truyện,
thơ ở trường mầm non Đông Xuân
huyện Đông Sơn
Một số biện pháp nâng cao chất
lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ 4-5
tuổi ở trường mầm non 25-6, huyện
Đông Sơn
Một số giải phát phát triển kỹ năng
vận động tinhthông qua hoạt động
tạo hình sáng tạo cho trẻ mẫu giáo
5-6 tuổi ở trường mầm non 25-6
huyện Đơng Sơn, tỉnh Thanh Hóa

Cấp tỉnh

C

2018-2019


Cấp huyện

B

2019-2020

Đang đề
nghị

PHỤ LỤC
Hình ảnh minh họa cho giải pháp 1

2021-2022


22

Hình ảnh 1 (Góc tạo hình của lớp)

Hình ảnh 2 (Sản phẩm tạo hình có sản phẩm hồn thiện và chưa hồn thiện)
Hình ảnh minh họa cho giải pháp 2


23

Hình ảnh 3 (Trẻ thổi kèn lá cây)

Hình ảnh 4 (Trẻ quan sát đồ chơi tự làm ở ngoài sân trường)
Hình ảnh minh họa cho giải pháp 3



24

Hình ảnh 5 (Hoạt động tạo hình từ viên sỏi đá, gỗ)

Hình ảnh 6 (Hoạt động tạo hình con vật từ lá cây)
Hình ảnh minh họa cho giải pháp 3


25

Hình ảnh 7 (Hoạt động tạo hình từ hoa, lá tạo thành lọ hoa)

Hình ảnh 8 (Hoạt động tạo hình từ qủa cà làm con gấu)
Hình ảnh minh họa cho giải pháp 3


×