Tải bản đầy đủ (.pdf) (33 trang)

(SKKN 2022) Một số giải pháp chỉ đạo nâng cao hiệu quả công tác chăm sóc nuôi dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm ở trường Mầm non Vĩnh Thịnh- huyện Vĩnh lộc - tỉnh Thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.86 MB, 33 trang )

MỤC LỤC
NỘI DUNG
1. MỞ ĐẦU:
1.1. Lý do chọn đề tài
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận
2.2. Thực trạng của vấn đề
2.3. Các giải pháp thực hiện
2.4. Hiệu quả của sáng kiến
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
3.2. Kiến nghị, đề xuất:
Tài liệu tham khảo
Các đề tài sáng kiến kinh nghiệm đã được hội đồng đánh giá xếp
loại cấp phòng GD&ĐT, cấp sở GD&ĐT và các cấp cao hơn xếp
loại c trở lên.

TRANG
1
2
2
2
2
2
2
4
7
15


17
17
18


I. MỞ ĐẦU
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong những năm gần đây sự nghiệp giáo dục nước ta đã đạt được những
thành tựu to lớn trên tất cả các mặt: “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi
dưỡng nhân tài” góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế của đất nước. Tuy
chúng ta đang đứng trước những vận hội lớn, thời cơ lớn, nhưng cũng gặp khơng
ít khó khăn thách thức về cuộc đua tranh giữa các quốc gia, cuộc cách mạng
khoa học kỹ thuật về công nghệ thơng tin đang bùng nổ. Nếu khơng đi tắt đón
đầu thì sẽ bị tụt hậu so với các nước khác. Vì thế, trong chiến lược phát triển
kinh tế, Đảng ta đã khẳng định chiến lược phát triển con người là quan trọng
nhất, coi con người là động lực thúc đẩy xã hội phát triển. Đặc biệt giáo dục
mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân đặt nền móng
cho sự phát triển thể chất, trí tuệ, tình cảm và thẩm mỹ của trẻ em Việt Nam.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề đó ngày 22 tháng 12 năm 2012
thủ tướng chính phủ đã ban hành quyết định số 226/QĐ – TTg phê duyệt chiến
lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2011 – 2020 và tầm nhìn đến năm 2030
với quan điểm cải thiện tình trạng dinh dưỡng là trách nhiệm của các cấp các
ngành và mọi người dân, bảo đảm dinh dưỡng cân đối, hợp lý là yếu tố quan
trọng nhằm hướng tới phát triển tồn diện về tầm vóc, thể chất, trí tuệ của người
Việt Nam và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Mục tiêu của giáo dục mầm non là hình thành cho trẻ những yếu tố nhân
cách đầu tiên của con Nguời, phát triển toàn diện về các lĩnh vực: Thể chất, nhận
thức, ngơn ngữ, thẩm mỹ, tình cảm xã hội. Để đạt được mục tiêu phát triển tồn
diện thì chúng ta cần kết hợp hài hồ giữa chăm sóc ni dưỡng và giáo dục đó
là điều tất yếu.

Ngày nay cùng với với sự phát triển chung của xã hội, mỗi gia đình đều có
số lượng con ít hơn, cuộc sống đầy đủ, sung túc hơn, trình độ dân trí cũng ngày
được nâng cao. Chính vì vậy việc chăm sóc giáo dục trẻ cũng được gia đình và
xã hội đặc biệt quan tâm. Vậy quan tâm như thế nào là đúng mực để cơ thể trẻ
được khoẻ mạnh, học tập tốt, cơ thể phát triển cân đối, hài hòa, việc trước tiên ta
phải có một chế độ ăn uống hợp lý, khoa học nhằm giúp trẻ ăn ngon miệng
nhưng phải đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Hiện nay vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm đang là mối quan tâm lớn nhất
của toàn xã hội, Chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm ảnh hưởng rất lớn đối với
sự phát triển của con người nhất là thể chất của trẻ, nếu bị ngộ độc thực phẩm,
nhẹ thì trẻ có thể bị suy nhược cơ thể dẫn đến suy dinh dưỡng, nặng có thể dẫn
đến tử vong. Vì thế, cơng tác đảm bảo vệ sinh an tồn thực phẩm đòi hỏi các cơ
quan liên nghành cùng chung tay vào cuộc, quản lý chặt chẽ chất lượng an toàn
thực phẩm, hay nói cách khác là quản lý chặt chẽ từ khâu sản xuất đến khâu tiêu


2

dùng. Làm tốt công tác đảm bảo vệ sinh an tồn thực phẩm khơng phải là trách
nhiệm của riêng cá nhân một ai, mà đó là trách nhiệm của tồn Đảng, toàn dân
và toàn xã hội.
Đối với ngành giáo dục nói chung, trong đó bậc học mầm non nói riêng
việc tổ chức khâu chăm sóc ni dưỡng và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm
cho trẻ ăn bán trú tại trường đóng một vai trị rất quan trọng đối với sức khoẻ trẻ
thơ, nó góp phần nâng cao sức học tập, lao động của trẻ trong xã hội ngày càng
phát triển như hiện nay. Chính vì vậy là một phó hiệu trưởng phụ trách cơng tác
chăm sóc ni dưỡng và giáo dục trẻ trong nhà trường, tôi luôn băn khoăn trăn
trở làm thế nào để tổ chức tốt các bữa ăn hợp lý cho trẻ mà luôn đảm bảo vệ sinh
an toàn thực phẩm, nên trong năm học 2021 - 2022 này tôi đã chọn đề tài “Một
số giải pháp chỉ đạo nâng cao hiệu quả công tác chăm sóc ni dưỡng và vệ

sinh an tồn thực phẩm ở trường Mầm non Vĩnh Thịnh, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh
Thanh ” làm đề tài nghiên cứu.
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc ni dưỡng và vệ sinh an toàn thực
phẩm trong nhà trường giúp trẻ phát triển một cách tồn diện trở thành người có
ích cho xã hội.
1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
“Một số giải pháp chỉ đạo nâng cao hiệu quả cơng tác chăm sóc ni
dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường Mầm non Vĩnh Thịnh, huyện
Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá”
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp nghiên cứu lí luận.
- Phương pháp điều tra thực trạng.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp phân tích.
- Phương pháp thực hành, trải nghiệm
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
Như chúng ta đã biết để đạt được hiệu quả trong cơng tác chăm sóc ni
dưỡng và vệ sinh an tồn thực phẩm trong trường mầm non thì từ khâu sản xuất,
chế biến, bảo quản, phân phối, vận chuyển cũng như sử dụng nhằm bảo đảm cho
thực phẩm sạch sẽ, an tồn, khơng gây hại cho sức khỏe, tính mạng của trẻ là
điều rất cần thiết. Tuy nhiên tình hình vệ sinh an tồn thực phẩm hiện nay do
nền kinh tế của nước ta chuyển sang cơ chế thị trường. Các loại thực phẩm sản
xuất, chế biến trong nước và nước ngoài nhập vào Việt Nam ngày càng nhiều
chủng loại. Việc sử dụng các chất phụ gia trong sản xuất trở nên phổ biến, các


3


loại phẩm màu, đường hóa học đang bị lạm dụng trong pha chế nước giải khát,
sản xuất bánh kẹo, chế biến thức ăn sẵn như thịt quay, giị chả, ơ mai … Nhiều
loại thịt bán trên thị trường không qua kiểm duyệt thú y. Tình hình sản xuất thức
ăn, đồ uống giả, không đảm bảo chất lượng và không theo đúng thành phần
ngun liệu cũng như quy trình cơng nghệ đã đăng ký với cơ quan quản lý.
Nhãn hàng và quảng cáo khơng đúng sự thật vẫn xảy ra.
Ngồi ra, việc sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật bao gồm thuốc trừ sâu, diệt
cỏ, hóa chất kích thích tăng trưởng và thuốc bảo quản không theo đúng quy định
gây ô nhiễm nguồn nước cũng như tồn dư các hóa chất này trong thực phẩm.
Việc bảo quản lương thực thực phẩm không đúng quy cách tạo điều kiện cho vi
khuẩn và nấm mốc phát triển đã dẩn đến các vụ ngộ độc thực phẩm.
Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới đánh giá các chương trình hành
động đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm trên tồn cầu đã xác định
được ngun nhân chính gây tử vong ở trẻ em là các bệnh đường ruột, phổ biến
là tiêu chảy. Đồng thời cũng nhận thấy nguyên nhân gây các bệnh trên là do
thực phẩm bị nhiễm khuẩn. Ở Việt Nam, theo thống kê của Bộ Y tế, trong 10
nguyên nhân gây tử vong thì nguyên nhân do vi sinh vật gây bệnh đường ruột
đứng thứ 2.
Đối với Ngành giáo dục nói chung, bậc học Mầm non là nơi tập trung đơng
trẻ, bản thân trẻ cịn nhỏ, chưa nhận thức được đầy đủ về dinh dưỡng và vệ sinh,
an toàn thực phẩm, nếu để xảy ra ngộ độc thực phẩm ở lứa tuổi này thì hậu quả
sẽ khơn lường. Vì vậy nâng cao hiệu quả cơng tác chăm sóc ni dưỡng và đảm
bảo vệ sinh an tồn thực phẩm cho trẻ tại nhà trường là vô cùng quan trọng, là
nhiệm vụ hàng đầu trong cơng tác chăm sóc giáo dục trẻ nên cần được sự quan
tâm ủng hộ của toàn xã hội, tạo điều kiện cho trẻ phát triển tốt nhất.
Căn cứ thông tư liên tịch số 08/2008/TTLT – BYT- BGDĐT hướng dẫn
công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong các cơ sở giáo dục.
Chỉ thị số 04/CT-UBND ngày 30/1/2015 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh
Thanh Hóa về việc tiếp tục đẩy mạnh cơng tác bảo đảm an tồn thực phẩm và

phịng chống ngộ độc thực phẩm trong tình hình mới; Chỉ thị số 25/CT-UBND
ngày 06/9/2016 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc tăng cường trách
nhiệm quản lý nhà nước về ATTP trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
Thơng tư liên tịch số 13/2016/TTLT – BYT- BGDĐT ngày 12 tháng 5 năm
2016 của bộ giáo dục và đào tạo và bộ y tế quy định về công tác y tế trường học.
Quyết định 1246/QĐ-BYT ngày 31/3/2017 hướng dẫn thực hiện chế độ
kiểm thực 3 bước và lưu mẫu thức ăn đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống
Quyết định 1246/QĐ-BYT ngày 31/3/2017 hướng dẫn thực hiện chế độ
kiểm thực 3 bước và lưu mẫu thức ăn đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống


4

Nghị định 155/2018/NĐ-CP ngày 12/11/2018 của Thủ tướng Chính phủ về
sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh
thuộc phạm vi quản lý của ngành Y tế;
Chỉ thị số 4316/CT- BGD ĐT ngày 12 tháng 10 năm 2018 của bộ trưởng bộ
giáo dục về tăng cường cơng tác đảm bảo an tồn thực phẩm trong các cơ sở
giáo dục và các văn bản hiện hành của bộ giáo dục đào tạo, bộ y tế về đảm bảo
vệ sinh trường học, an toàn thực phẩm.
Căn cứ công văn 1074/BGDĐT- GDTC ngày 19 tháng 3 năm 2019 về việc
chỉ đạo công tác bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm trong các cơ sở giáo dục;
Quyết định 18/2019/QĐ-UBND ngày 25/6/2019 về quy định phân cơng phân
cấp quản lý về an tồn thực phẩm trên địa bàn toàn tỉnh;
Thực hiện Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 13/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ
về tiếp tục tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trong
tình hình mới
Cơng văn số 5029/BG ĐT – GDTC ngày 23 tháng 11 năm 2020 về tăng
cường chỉ đạo cơng tác đảm bảo vệ sinh an tồn thực phẩm trong các cơ sở
giáo dục

Công văn số 267/ATTP – HCTH ngày 01 tháng 10 năm 2021 của chi cục
vệ sinh an toàn thực phẩm về việc triển khai tập huấn kiến thức ATTP năm
2021.
Công văn số 298/ATTP – TTrCC ngày 11 tháng 10 năm 2021 của chi cục
vệ sinh an toàn thực phẩm về việc kiểm tra ATTP các BATT trường học trên địa
bàn tỉnh năm 2021
Là một hiệu phó phụ trách cơng tác chăm sóc ni dưỡng trong nhà trường,
bản thân tôi thực sự băn khoăn, trăn trở làm thế nào để đảm bảo an toàn tuyết
đối cho trẻ tại trường mầm non, đặc biệt là làm tốt công tác chăm sóc ni
dưỡng và đảm bảo vệ sinh an tồn thực phẩm. Vì thế, Tơi đã quyết định chọn đề
tài “Một số giải pháp chỉ đạo nâng cao hiệu quả cơng tác chăm sóc ni dưỡng
và vệ sinh an toàn thực phẩm ở trường Mầm non Vĩnh Thịnh huyện Vĩnh Lộc tỉnh
Thanh Hóa”.
2.2. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ.
2.2.1. Thực trạng:
* Những nét khái quát về tình hình kinh tế xã hội của địa phương và
đặc điểm tình hình của trường mầm non Vĩnh Thịnh
Vĩnh Thịnh là một xã miền xi của huyện Vĩnh Lộc, có địa bàn rộng,
dân cư đông, thu nhập của người dân chủ yếu là nghề nơng, đời sống của nhân
dân cịn gặp nhiều khó khăn. Mặc dù gặp nhiều khó khăn song lãnh đạo địa
phương và nhân dân trong xã vẫn quan tâm và chăm lo đến công tác giáo dục.
Năm học 2021 - 2022 trường mầm non Vĩnh Thịnh có:


5

Tổng số nhóm lớp: 26 nhóm lớp với số học sinh: 616 cháu.
- Cháu nhà trẻ: 132 cháu với 10 nhóm trẻ
- Cháu mẫu giáo: 484 cháu với 16 lớp mẫu giáo
Tổng số cán bộ giáo viên, nhân viên là: 49

Trong đó: BGH: 3, Giáo viên: 35 giáo viên, Nhân viên: 11
Về cơ sở vật chất: Nhà trường có 26 phịng học trên 26 nhóm lớp, trang
thiết bị, đồ dùng dạy học, đồ chơi của trường mầm non Vĩnh Thịnh luôn được
quan tâm và bổ xung. Trường mầm non Vĩnh Thịnh là trường, có đội ngũ cán bộ
giáo viên năng động, sáng tạo, có trình độ chun mơn vững vàng và có tinh
thần trách nhiệm cao trong mọi cơng việc, bám trường bám lớp. Chính vì vậy
mà nhận thức của nhân dân về ngành học càng được nâng lên.
Nhà trường luôn được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của phòng Giáo dục và
đào tạo Vĩnh Lộc, sự quan tâm tạo điều kiện của câp ủy Đảng và chính quyền
địa phương, sự ủng hộ nhiệt tình của phụ huynh học sinh và nhân dân, mua sắm
trang thiết bị, đồ dùng phục vụ cho công tác bán trú và các hoạt động tương đối
đầy đủ.
2.2.2. Thuận lợi:
Trường tập trung thành một khu thuận tiện cho công tác quản lý chỉ đạo
Các trang thiết bị, đồ dùng phục vụ cho công tác bán trú được nhà trường
trang bị đầy đủ theo quy định.
Nhân viên nuôi dưỡng đã được qua đào tạo chuyên ngành chế biến món ăn.
Cán bộ giáo viên trong trường đều có kiến thức dinh dưỡng và vệ sinh an toàn
thực phẩm
Phần lớn phụ huynh học sinh đã quan tâm đến việc cho trẻ ăn bán trú tại trường
Nhà trường thực hiện ký kết hợp đồng thực phẩm: (gạo, trứng, thịt, cá, tơm,
rau quả…) với các đơn vị có đủ giấy tờ hợp lệ, có uy tín và đã được UBND
huyện, Y tế huyện kiểm duyệt. Về mặt pháp lý các đơn vị đó chịu trách nhiệm
trước pháp luật khi có vấn đề vi phạm vệ sinh an tồn thực phẩm.
Đa số nhân viên nuôi dưỡng đã công tác nhiều năm nên có nhiều kinh
nghiệm trong vấn đề chế biến, kiểm tra VSATTP, biết sắp xếp, bố trí đồ dùng,
dụng cụ nhà bếp gọn gàng, ngăn nắp có khoa học và thường xuyên vệ sinh sạch
sẽ.
Cán bộ, giáo viên, nhân viên có ý thức tự bồi dưỡng chun mơn nghiệp
vụ, chịu khó nghiên cứu văn bản để thực hiện nhiệm vụ có chất lượng, nâng cao

tinh thần tự phê bình và phê bình.
Cơng tác kiểm tra, giám sát, quản lý, theo dõi, đánh giá cán bộ, giáo viên,
nhân viên thường xun, nghiêm túc.
2.2.3. Khó khăn:
Một số phụ huynh cịn chưa chú trọng trong việc cho trẻ ăn bán trú tại


6

trường
Công tác quản lý, theo dõi, đánh giá giáo viên, nhân viên có lúc chưa sâu
sát dẫn đến hiệu quả cơng việc chưa cao.
Lương của nhân viên ni dưỡng cịn quá thấp đang phải huy động từ
nguồn xã hội hóa giáo dục
Kết quả thực trạng.
Kết quả theo dõi biểu đồ về cân nặng, chiều cao và khám sức khỏe của trẻ
vào đầu tháng 9 năm 2021 như sau:
Từ những thực trạng trên, tôi đã tiến hành điều tra khảo sát chất lượng
Kết quả cân đo cho trẻ vào tháng 9 năm học: 2021 - 2022 và đạt được như sau:
Tổng số trẻ đến trường là: 616 cháu
Nội
dung
khảo sát

Kết quả
Số
trẻ
KS

Tháng

9/2021

Về cân nặng
Kênh
BT

616 560/
616

Chiều cao

Tỷ
lệ

Kênh
SDD

Tỷ
lệ

Kênh
BT

Tỷ
lệ

Kênh
thấp
còi


Tỷ
lệ

91
%

56/
616

9%

556/
616

90
%

60/
616

10
%

Kết quả khảo sát thực tế về chất lượng chất lượng chăm sóc ni dưỡng ở
trường mầm non Vĩnh Thịnh, huyện Vĩnh lộc, tỉnh Thanh Hóa:
Chất lượng chăm sóc sức khỏe và tỷ lệ trẻ ăn bán trú tại trường
( Thời điểm tháng 9 năm 2021)
Năm
học


Tổng
số
trẻ

Số trẻ Tỷ lệ Số trẻ Tỷ
được
mắc
lệ
khám
các
sức
loại
khỏe
bệnh
định kỳ
616/616 100% 31/616 5%

Số trẻ
được
tiêm
chủng

Tỷ lệ

Số trẻ Tỷ lệ
được tổ
chức
ăn bán
trú tại
trường

616/616 100% 570/616 92,5%

2021 - 616
2022
Với kết quả khảo sát trên cho thấy, chất lượng chăm sóc ni dưỡng trẻ cịn
hạn chế, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân và thấp còi còn khá cao so, tỷ lệ
trẻ mắc các loại bệnh nhiều, một số phụ huynh còn chưa cho trẻ ở lại bán trú tại
trường


7

Chính vì vậy mà tơi ln băn khoăn trăn trở làm thế nào để nâng cao hiệu
quả việc chăm sóc ni dưỡng và vệ sinh an tồn thực phẩm do đó tơi đã mạnh
dạn đưa ra một số giải pháp chỉ đạo nhằm nâng cao hiệu quả công tác chăm sóc
ni dưỡng và vệ sinh an tồn thực phẩm cho trẻ ở trường mầm non Vĩnh
Thịnh, Huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá như sau:
2.3 CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN:
2.3.1. Bồi dưỡng kiến thức về lý thuyết, thực hành dinh dưỡng, thực
hiện tốt vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh trong chế biến cho đội ngũ cán
bộ giáo viên, nhân viên.
Ngay từ đầu năm học tôi đã tham mưu với hiệu trưởng nhà trường tổ chức
tập huấn chuyên môn cho cán bộ giáo viên, nhân viên nuôi dưỡng về các nội
dung theo tài liệu bồi dưỡng thường xuyên, các tài liệu về chăm sóc ni dưỡng
và vệ sinh an tồn thực phẩm. Một trong những nội dung quan trọng là đảm bảo
vệ sinh an toàn thực phẩm trong việc tổ chức bữa ăn cho trẻ tại trường mầm non,
chú trọng vấn đề kiến thức thực hành dinh dưỡng, thực hiện tốt vệ sinh an toàn
thực phẩm, vệ sinh trong chế biến và vệ sinh ăn uống cho trẻ.
Ví dụ: Nội dung chọn thực phẩm tươi sạch thì cung cấp cho giáo viên, nhân
viên biết:

Nếu là thực phẩm sống: Chỉ lựa chọn những thực phẩm cịn tươi mới, khơng
bị dập nát, khơng có mùi, màu lạ...
+ Nếu là thực phẩm chín: Không mua khi thấy bày bán gần nơi cống rãnh,
bụi bẩn, bùn lầy, nước đọng, để lẫn lộn thực phẩm sống và chín, khơng có dao
thớt dùng riêng, khơng có giá kê cao, khơng có dụng cụ che đậy, màu sắc l
loẹt khơng tự nhiên và khơng có đồ bao gói.
+ Nếu là thực phẩm bao gói sẵn: Khơng mua khi khơng có nhãn hàng hố,
có nhãn mác nhưng khơng ghi hạn dùng, không ghi rõ nơi sản xuất.
+ Nếu là đồ hộp: Khơng mua khi hộp khơng có nhãn mác, khơng có hạn sử
dụng, khơng ghi rõ cơ sở sản xuất, hộp phồng, méo, rạn, nứt, han rỉ.
- Thực hiện vệ sinh phịng bệnh trong các nhóm lớp trong nhà trường như:
+ Vệ sinh môi trường: Vệ sinh không khí, giữ sạch nguồn nước, xử lý chất
thải...
+ Vệ sinh nhóm lớp: Phịng học, đồ dùng, đồ chơi, nhà bếp...
+ Vệ sinh cá nhân: Vệ sinh cá nhân cán bộ, giáo viên, nhân viên trong
toàn trường.
+ Vệ sinh trẻ: thao tác rửa tay, lau mặt, đi tiểu tiện...
Những nội dung trên tôi tham mưu chỉ đạo tổ chức bằng nhiều hình thức
khác nhau như giảng trực tiếp, nghiên cứu tài liệu, thảo luận, dự thực hành..
Tổ chức bồi dưỡng kiến thức, cập nhật thơng tin về vệ sinh an tồn thực phẩm
thường xuyên cho giáo viên, nhân viên nuôi dưỡng trong toàn trường.


8

Đặc biệt, là tập luyện bồi dưỡng và chỉ đạo thực hiện tốt các công tác
nâng cao chất lượng giáo dục vệ sinh dinh dưỡng, vệ sinh nhóm lớp, cá nhân
và vệ sinh môi trường.
Tạo điều kiện cho giáo viên tham gia học tập, tập huấn bồi dưỡng chuyên
môn hè, các lớp bồi dưỡng chuyên đề. Đối với giáo viên, nhân viên nuôi dưỡng ,

những người trực tiếp tiếp xúc với trẻ hàng ngày, những người trực tiếp chế biến
món ăn cho trẻ phải được tham gia tập huấn vệ sinh an tồn thực phẩm và có
giấy chứng nhận do Chi Cục vệ sinh an toàn thực phẩm cấp...
Song song với việc tổ chức bồi dưỡng bằng lý thuyết. Bản thân tôi cũng đã
chú trọng bồi dưỡng kỹ năng thực hành cho đội ngũ giáo viên, nhân viên như:
Cách lựa chọn thực phẩm sạch, thực hành chế biến, tổ chức bữa ăn, thực hành vệ
sinh cá nhân, sơ cứu khi trẻ gặp tai nạn, thương tích...
Tổ chức cho nhân viên nuôi dưỡng tham gia thi nhân viên dinh dưỡng giỏi
cấp trường ngay từ đầu năm. Xây dựng các tiết dạy thực hành có lồng ghép chủ
đề vệ sinh an tồn thực phẩm qua các môn học như: Khám phá khoa học, làm
quen văn học - chữ viết, tạo hình, thể dục, hoạt động vui chơi... để giáo viên học
tập rút kinh nghiệm áp dụng trong q trình chăm sóc trẻ.
Bên cạnh đó, tơi đã tham mưu với hiệu trưởng phân công những nhân viên
làm nhiệm vụ nuôi dưỡng lâu năm, có nhiều kinh nghiệm trong chế biến món ăn
cho trẻ kèm cặp những nhân viên mới vào nghề, chưa có kinh nghiệm để thực
hiện tốt công tác nuôi dưỡng trẻ trong nhà trường.
Thơng qua các hình thức bồi dưỡng đó mà mỗi một cán bộ, giáo viên, nhân
viên trong trường nắm được những nội dung cần thiết trong công tác chăm sóc
sức khoẻ, vệ sinh mơi trường, vệ sinh ATTP trong trường mầm non và cộng
đồng, góp phần giảm tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng trong trường mầm non.
(Ảnh1: CBGV, nhân viên tổ chức hội thảo chuyên đề dinh dưỡng và VSATTP)
2.3.2. Chỉ đạo thực hiện tốt công tác vệ sinh khu vực bếp, đồ dùng dụng
cụ nhà bếp, vệ sinh môi trường, vệ sinh đối với cô nuôi, giáo viên tại lớp và
vệ sinh cá nhân cho trẻ.
Xác định rằng công tác đảm bảo vệ sinh đối với trường học là rất quan
trọng nhất là trong tình hình dịch bênh covid19 đang diễn biến hết sức phức tạp.
Chính vì vậy mà tôi đã chỉ đạo để cán bộ giáo viên, nhân viên nuôi dưỡng thực
hiện tốt các nội dung sau:
- Đối với khu vực nhà bếp: Thực hiện nguyên tắc bếp một chiều nhằm
tránh không để thực phẩm sống, chưa làm sạch và thức ăn chín, sạch chung một

lối đi.
Sắp xếp vị trí các khu vực sao cho thuận tiện, gọn gàng để tránh lúc nấu
nướng phải đứng lên, ngồi xuống hoặc đi lại nhiều lần ảnh hưởng đến chất
lượng thực phẩm, đồng thời phải có lưới che chắn các cửa sổ để tránh được các


9

loại côn trùng, chuột vào bếp. Các khu vực hoạt động của bếp phải có biển đề rõ
ràng: Nơi tiếp nhận thực phẩm, khu sơ chế thực phẩm, khu tinh chế, khu nấu
chín, khu chế biến thực phẩm chín, khu chia ăn.
Nhà bếp có bảng phân cơng dây chuyền nấu trong ngày: Người nấu
chính, người nấu phụ, người tiếp phẩm, sơ chế thực phẩm, vệ sinh dụng cụ.
Bếp ăn có bảng thực đơn theo tuần, bảng định lượng xuất ăn hàng ngày và
cơng khai tài chính cụ thể rõ ràng.
Tơi đã chỉ đạo nhân viên dinh dưỡng thực hiện nghiêm túc khâu vệ sinh
nhà bếp theo lịch hàng ngày, tuần và tháng.
Ví dụ: Hàng ngày, khi nấu nướng xong phải dọn dẹp, sắp xếp đồ dùng, dụng
cụ vào đúng nơi quy định, lau chùi quét dọn sạch sẽ, mở quạt thơng gió, mở các
cửa sổ để thơng gió cho khơ, thống nhà bếp trước khi đóng cửa ra về.
(Ảnh 2: Cô nuôi đang xắp xếp đồ dùng theo đúng nơi quy định)
- Vệ sinh đồ dùng, dụng cụ nhà bếp:
Chén bát và nơi để thức ăn phải thống có lưới để ngăn không cho ruồi,
muỗi đậu vào thức ăn.
Giá úp bát hàng ngày phải được lau sạch, chỗ úp bát, thìa trẻ phải khơ ráo,
khơng úp trực tiếp xuống bàn hoặc xuống tủ. Bát thìa của trẻ dùng bằng inox,
khơng dùng loại nhựa tái sinh và phải được sấy trước khi ăn.
Có đầy đủ dụng cụ chế biến thức ăn sống, chín riêng, dụng cụ dùng xong
phải được rửa sạch phơi khơ, trước khi dùng phải rửa lại.
Ví dụ: Bát, dĩa, đũa, thìa… phải được rửa sạch sấy khơ, khay đựng đũa , thìa

phải thống khơ sạch. Các dụng cụ như xoong, nồi phải được rửa sạch, sau đó
phải treo cất đúng nơi quy định.
(Ảnh 3: Cô nuôi đang cho bát vào máy sấy)
Thức ăn nấu chín được chia vào các dụng cụ bằng inox, không dùng loại
nhựa tái sinh, có nắp đậy hoặc phải có lịng bàn tránh ruồi, muỗi bâu vào nhiễm
bẩn, tuyệt đối không dùng vải để che đậy, phủ trực tiếp lên thức ăn.
Chậu rửa, giá kệ úp dụng cụ: rổ rá, thớt, xoong nồi phải được kê cao ráo,
thơng thống và thốt nước.
Bàn chế biến và chia thức ăn được làm bằng inox để không thấm nước và
dễ cọ rửa.
- Vệ sinh môi trường:
Rác và thức ăn hàng ngày tôi đã chỉ đạo đổ vào đúng nơi quy định, rác
ngày nào phải xử lý luôn ngày đó khơng để đến hơm sau mới xử lý gây mất vệ
sinh và thu hút chuột, dán tới. Thùng rác phải có nắp đậy sạch sẽ, tuyệt đối
khơng để rác rơi vãi ra xung quanh và nước thải rò rỉ ra ngoài, rác thải để xa nơi
chế biến. Cống rảnh khu vực sân rửa thực phẩm, nhà bếp luôn được thơng
thống, khơng ứ đọng.


10

Bên cạnh vệ sinh môi trường luôn sạch sẽ, tôi đã chú trọng việc xây dựng
môi trường xanh sạch đẹp, an tồn, là một trong các tiêu chí hưởng ứng phong
trào xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Nhà trường đã phát
động đến toàn thể cán bộ viên chức, các bậc cha mẹ học sinh và các cháu cùng
nhau xây dựng môi trường sư phạm “Xanh- Sạch - Đẹp – an toàn”. Đây là
phong trào đã được cán bộ viên chức và toàn thể cha mẹ học sinh, các cháu học
sinh đồng tình hưởng ứng, cho nên cảnh quan môi trường, lớp học luôn xanh –
sạch – đẹp và an tồn.
- Vệ sinh đối với cơ ni, nhân viên nhà bếp:

Trong quá trình chế biến ăn cho trẻ tôi đã chỉ đạo nhân viên dinh dưỡng thực
hiện nghiêm túc khâu vệ sinh cá nhân như: mặc quần áo đồng phục ở trường,
mang tạp dề, đầu tóc gọn gàng, móng tay, móng chân cắt ngắn, sạch sẽ, khơng
đeo nhẫn tay trong khi chế biến. Rửa tay bằng xà phòng trước và sau khi chế
biến thức ăn cho trẻ, khi tay bẩn, sau khi đi vệ sinh, qua mỗi cơng đoạn chế biến.
Có khăn lau tay riêng và được giặt phơi khô hàng ngày.
Nhân viên nhà bếp được bố trí nơi thay quần áo và vệ sinh riêng, khơng
dùng chung với khu chế biến thức ăn cho trẻ và 6 tháng phải được khám sức
khoẻ định kỳ.
Phải tuân thủ đúng quy trình sử dụng dụng cụ chế biến thức ăn theo một
chiều, không tuỳ tiện sử dụng đồ dùng, dụng cụ đựng, chế biến thực phẩm sống,
chín lẫn lộn. Không được ho, khạc nhổ khi chế biến thức ăn cho trẻ, khi nếm
thức ăn còn thừa phải đổ đi.
Khi chia ăn cho trẻ phải đeo khẩu trang, đeo gang tay và chia bằng dụng cụ,
không dùng tay bốc, chia thức ăn. Thực hiện nghiêm túc việc cân, đong chia
thức ăn cho trẻ đảm bảo định lượng.
(Ảnh 4: Cô nuôi mặc trang phục nấu ăn hàng ngày đang chia thức ăn)
- Vệ sinh cá nhân đối với giáo viên tại lớp:
Để đảm bảo thực hiện tốt khâu vệ sinh cho trẻ trong khi tổ chức ăn cho trẻ
tôi đã chỉ đạo giáo viên rửa tay bằng xà phòng trước khi chia ăn và cho trẻ ăn,
sau khi đi vệ sinh. Đầu tóc, quần áo gọn gàng, đeo khẩu trang khi chia thức ăn
và cho trẻ ăn, có dụng cụ chia thức ăn riêng, không dùng tay bốc. Chuẩn bị đủ
bàn ghế, khăn ướt lau tay, dĩa đựng thức ăn rơi vãi cho trẻ, định kỳ 6 tháng
khám sức khoẻ có xét nghiệm như nhân viên nuôi dưỡng.
- Vệ sinh cá nhân trẻ.
+ Tơi đã tăng cường kiểm tra các nhóm lớp thực hiện nghiêm túc chế độ sinh
hoạt trong ngày phù hợp với từng độ tuổi, chú trọng công tác chăm sóc ni
dưỡng và các thời điểm vệ sinh cho trẻ.



11

Ví dụ: Trẻ phải được rửa tay trước khi ăn bằng xà phòng dưới vòi nước chảy,
rửa xong phải lau khô. Dạy trẻ biết rửa tay sau khi đi vệ sinh và khi tay bẩn,
nhắc nhở cha mẹ trẻ hàng tuần cắt móng tay, móng chân cho trẻ.
(Ảnh 5: Trẻ đang rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước chảy)
+ Dạy trẻ có thói quen biết giữ vệ sinh ăn uống:
Ví dụ: Ăn chín, uống sơi, ăn chậm, nhai kỹ, ăn uống từ tốn, tránh rơi vãi, khi
thức ăn rơi vãi nhặt bỏ vào nơi quy định. Trẻ ăn xong biết đánh răng, súc miệng
sạch sẽ, uống nước.
(Ảnh 6: Giáo viên tổ chức bữa ăn cho trẻ tại lớp)
2.3.3.Tăng cường công tác chỉ đạo, giám sát, kiểm tra công tác chăm sóc
ni dưỡng, chú trọng kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm ở nhà bếp.
a. Chọn nguồn thực phẩm sạch:
Để có nguồn thực phẩm sạch, tơi đã tham mưu với đồng chí hiệu trưởng
ký hợp đồng với các cơ sở cung cấp thực phẩm sạch, có uy tín, chất lượng , có
biên bản pháp lý được cấp trên cấp giấy phép đảm bảo VSATTP để lấy thực
phẩm cho trẻ ngay từ khi chuẩn bị vào đầu năm học. Hợp đồng cung ứng thực
phẩm sạch cần có những giao kèo chặt chẽ từ khâu vận chuyển thực phẩm đến
khâu giao nhận thực phẩm tại bếp ăn của nhà trường, cung ứng phải đảm bảo kịp
thời, đủ định lượng và chất lượng;
Ví dụ: Thực phẩm phải tươi, ngon, sạch sẽ, khơng bị dập nát, khô héo hoặc
ôi thiu…, các dụng cụ đựng thực phẩm nên dùng các thùng hộp nhựa cứng,
thưa, trơn, nhẵn để các thực phẩm khi vận chuyển không bị dập nát, khi rửa làm
vệ sinh thùng, hộp được dễ dàng, sạch sẽ.
Nghiêm túc thực hiện việc ký kết hợp đồng với các nhà cung cấp thực phẩm.
Bản hợp đồng thực phẩm có xác nhận của hiệu trưởng nhà trường, đại diện
hội phụ huynh, nhân viên dinh dưỡng và nhà cung cấp thực phẩm.
Phối hợp với Y tế xã tuyên truyền về tác hại của việc sử dụng các loại hố
chất trong ni trồng sản xuất và bảo quản thực phẩm.

( Ảnh 7: Nhà trường ký hợp đồng với các nhà cung cấp thực phẩm)
b. Chỉ đạo công tác tiếp phẩm và giao nhận thực phẩm.
Chỉ đạo nhân viên nhà bếp tuyệt đối không nhận thực phẩm không rõ
nguồn gốc, quá hạn sử dụng (đối với những mặt hàng khô), không nhận thực
phẩm chế biến sẵn, thực phẩm đông lạnh, thực phẩm không rõ nguồn gốc, nơi
sản xuất, giấy phép đăng ký chất lượng…Đặc biệt, không nhận thực phẩm
không đảm bảo chất lượng như rau không xanh tươi, cá thịt không tươi…
Nhân viên nhà bếp khi tiếp nhận thực phẩm phải ghi rõ ngày, giờ nhận thực
phẩm, tên thực phẩm, ghi rõ số lượng, tình trạng thực phẩm. Những thực phẩm
bị dập nát có dấu hiệu khơng tươi, nghi ngờ hỏng, không đảm bảo chất lượng,
không đúng với hợp đồng thì khơng được tiếp nhận và chế biến. Các phẩm màu


12

phụ gia thực phẩm không rõ nguồn gốc, không nằm trong danh mục cho phép
của Bộ Y tế thì khơng được dùng trong nhà trường.
Khi giao nhận thực phẩm, ngoài nhân viên nhà bếp cịn có đại diện của nhà
trường, đại diện giáo viên trên lớp cùng kiểm tra thực phẩm.
Thực hiện nghiêm túc kiểm thực 3 bước (kiểm tra trước khi nhận thực
phẩm, trước khi nấu và kiểm tra trước khi ăn).
Khâu bảo quản lưu giữ tại kho và tủ lạnh của bếp ăn nhà trường đảm bảo vệ
sinh, không để thực phẩm quá hạn, ẩm mốc, kém chất lượng. Các hộp đựng hoặc
chai, lọ đựng gia vị, thực phẩm phải có nhãn tên, khơng cất giữ chung với các
loại hố chất diệt cơn trùng, xà phịng, xăng dầu hoả với kho thực phẩm.
c. Chỉ đạo chế biến và bảo quản thực phẩm.
Nhân viên nuôi dưỡng chế biến thực phẩm phải đảm bảo chất lượng món
ăn thơm ngon, đẹp mắt, phù hợp với trẻ, đảm bảo an toàn. Thức ăn phải được
chế biến nấu chín kỹ, nấu xong cho trẻ ăn ngay.
Thực hiện nghiêm túc quy định về lưu mẫu thức ăn: Hàng ngày, nhân viên

nuôi dưỡng phải lưu mẫu thức ăn theo đúng quy định 24 h. Mẫu thức ăn phải
được lấy khi vừa nấu xong và chuẩn bị chia ăn cho trẻ. Lọ đựng mẫu thức ăn
được rửa sạch và nhúng nước sôi sát trùng trước khi đưa thức ăn vào lưu giữ.
Thức ăn lấy mẫu cho vào lọ bằng thủy tinh có nắp đậy, để 15-20p cho nguội sau
đó đưa vào lưu giữ trong tủ lạnh (lưu ở ngăn mát) 24 h mới bỏ đi. Mỗi loại thức
ăn phải để trong một lọ riêng, có đủ lượng thức ăn tối thiểu (thức ăn khô là
100g, thức ăn lỏng 150ml). Khi lưu mẫu cần ghi đầy đủ ngày, giờ, tên người lấy
mẫu thức ăn, mỗi mẫu lưu phải có một tem nhãn mác riêng biệt, đóng dấu vào
góc gián của mẫu lưu, niêm phong cẩn thận. Trong tủ lạnh chỉ để lưu mẫu thực
phẩm, tuyệt đối không để chung với các loại thực phẩm khác.
Hàng ngày, ban giám hiệu kiểm tra việc chế biến và lưu mẫu thực phẩm,
góp ý điều chỉnh kịp thời những sai sót sau khi kiểm tra. Cuối tháng có nhận xét
ưu điểm, tồn tại và đề ra hướng khắc phục tồn tại để nhân viên nuôi dưỡng khắc
phục sửa chữa và thực hiện tốt tháng tới.
( Ảnh 8: Cô nuôi đang lưu mẫu thực phẩm)
2.3.4. Chỉ đạo theo dõi biểu đồ, khám sức khoẻ, quản lý công tác
tiêm chủng mở rộng và các dịch bệnh khác
Việc theo dõi biểu đồ, khám sức khoẻ, quản lý cơng tác tiêm chủng mở
rộng, phịng chống dịch bệnh là việc không thể thiếu trong trường mầm non. Vì
vậy, bản thân tơi đã tham mưu với hiệu trưởng xây dựng kế hoạch, kết hợp với
trạm y tế thực hiện nghiêm túc việc khám sức khỏe cho trẻ theo định kỳ và chỉ
đạo giáo viên theo dõi sức khoẻ trẻ bằng biểu đồ phát triển về cân nặng và chiều
cao.


13

Đối với nhóm trẻ 13 – 24 tháng cân đo và theo dõi biểu đồ cho trẻ hàng
tháng, nhóm 24 – 36 tháng đến lớp 5 - 6 tuổi thì cân đo theo dõi biểu đồ cho trẻ
3 tháng một lần

( Ảnh 9: Giáo viên đang cân đo và theo dõi biểu đồ cho trẻ)
Nắm vững lịch tiêm chủng hiện nay của các loại vác xin để có kế hoạch kết
hợp với trạm y tế tiêm phòng cho trẻ.
Tăng cường phòng chống các loại dịch bệnh trong trường học, nhất là dịch
bệnh Covid 19 bằng việc thực hiện tốt 5K, nhắc trẻ thường xuyên đeo khẩu
trang, rủa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, sát khuẩn tay sau
khi chơi đồ chơi và trước khi vào nhóm, lớp.
- Làm tốt cơng tác tun truyền tới các bậc phụ huynh về cơng tác phịng
chống dịch bệnh cho trẻ tại góc tuyên truyền ở các nhóm lớp.
( Ảnh 10: Giáo viên đang tuyên truyền cho phụ huynh cách phịng chống dịch
và thực hiện tốt cơng tác vệ sinh cá nhân cho trẻ)
2.3.5. Lồng ghép nội dung giáo dục dinh dưỡng và VSATTP vào các hoạt
động trong ngày của trẻ.
Các hoạt động trong ngày có tác dụng rất lớn trong việc nâng cao hiệu quả
dinh dưỡng và vệ sinh an tồn thực phẩm cho trẻ. Chính vì vậy tôi đã chỉ đạo
giáo viên đưa nội dung giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm vào
các giờ hoạt động, nhằm giúp trẻ tích cực tham gia giữ vệ sinh đảm bảo an toàn
thực phẩm như: lao động tự phục vụ, giữ vệ sinh môi trường, rèn thói quen vệ
sinh cá nhân và các hành vi văn minh nơi công cộng, tạo môi trường thân thiện
trong trường lớp.
Ví dụ: Tích hợp nội dung giáo dục dinh dưỡng sức khỏe vào các chủ đề Bản
bản thân, gia đình... Ở các chủ đề này chỉ đạo giáo viên lồng ghép tích hợp
những nội dung sau:
Làm quen với các món ăn tại trường, tập ăn hết xuất, rèn luyện hành vi văn
minh trong ăn uống: Biết mời cô và các bạn trước khi ăn; ngồi ăn ngay ngắn,
không co chân lên ghế; cầm thìa bằng tay phải tự xúc ăn gọn gàng, tránh đổ vãi,
ăn từ tốn, nhai kỹ, không nói chuyện và đùa nghịch trong khi ăn.
Tập luyện thói quen tốt về vệ sinh cá nhân, đi vệ sinh đúng nơi qui
định. Giữ gìn vệ sinh mơi trường như không khạc nhổ nơi công cộng, vứt
rác đúng nơi qui định.

Ví dụ: Khi tổ chức hoạt động góc qua trị chơi “Bán hàng” chủ đề "Gia đình,
thế giới thực vật" khi mua hàng các cháu phải biết chọn thực phẩm tươi ngon,
thực phẩm khơng bị rập nát. Qua trị chơi “Nấu ăn” các cháu biết rửa tay và vệ
sinh đồ dùng, rửa sạch thực phẩm trước khi chế biến, phải biết ăn chín uống sơi.
Hoặc đối với chủ đề "Thế giới thực vật" cho trẻ làm quen các loại rau, quả thơng
qua trị chơi học tập “Phân nhóm thực phẩm” thì cần phải chuẩn bị những lơ tơ


14

về các loại rau ăn củ, rau ăn quả, rau ăn lá và trò chơi“Thi xem ai nhanh” yêu
cầu trẻ lấy đúng và xếp nhanh, phân loại nhóm chất dinh dưỡng theo u cầu
của cơ giáo. Qua các trị chơi giúp trẻ nhận biết và nhớ lâu các nhóm thực phẩm
trẻ biết nhóm nào nên ăn nhiều và nhóm nào ăn hạn chế.
( Ảnh 11: Trẻ đang chơi trò chơi bán hàng thực phẩm sạch ở chủ đề thực
vật)
2.3.6. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền để phụ huynh học sinh năm đươc
tầm quan trọng của dinh dưỡng và vệ sinh an tồn thực phẩm .
Cơng tác tun truyền tới các bậc phụ huynh là một trong những nội dung
quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả cơng tác chăm sóc ni dưỡng và vệ
sinh an tồn thực phẩm. Chính vì vậy tôi đã chỉ đạo, hướng dẫn giáo viên, nhân
viên thường xuyên làm tốt công tác tuyên truyền đến các phụ huynh về cơng tác
chăm sóc ni dưỡng giáo dục trẻ, thơng qua những hình thức như: Tun
truyền qua loa truyền thanh địa phương, các buổi họp phụ huynh, các hội thi,
qua góc tuyên truyền giáo dục các bậc cha mẹ của lớp và nhà trường. Phối hợp
với các ban ngành và phụ huynh để triển khai các công văn khẩn cấp của Trung
ương, địa phương về dịch Covid19, dịch bệnh theo mùa, tuyên truyền tháng vệ
sinh an toàn thực phẩm, tuyên truyền cho phụ huynh nhận thức, thực hiện 10 lời
khuyên dinh dưỡng hợp lý cho các bậc cha mẹ trong việc chăm sóc ni dưỡng
trẻ.

Tun truyền cho phụ huynh về cách nuôi dạy trẻ và chế biến các món ăn
cho trẻ Đã tổ chức cho phụ huynh tham quan bếp ăn, hướng dẫn cách chế biến
thức ăn, tham quan giờ ăn của trẻ cũng như tham quan họat động bé tập làm nội
trợ trẻ, nhất là trong thời gian tình hình dịch bệnh Covid19 diễn biến hết sức
phức tạp.
( Ảnh 12: Nhân viên nuôi dưỡng đang tuyên truyền cho phụ huynh về
cách chế biến món ăn cho trẻ)
Tuyên truyền để phụ huynh nhận thức thấy rõ việc ăn uống là một nhu cầu
cấp bách hàng ngày của trẻ. Ăn uống theo đúng yêu cầu dinh dưỡng thì thể lực,
trí tuệ phát triển tốt, giúp gia đình đạt được ước mơ con cái khoẻ mạnh và thông
minh.
( Ảnh 13: nhân viên nhà bếp đang tuyên truyền kiến thức dinh dưỡng cho
phụ huynh)
Hàng tháng đề nghị phụ huynh tham quan bếp ăn và kết hợp với nhà trường
kiểm tra nhà bếp 1-2 lần về thu-chi trong ngày, cách chế biến, VSAT thực phẩm,
cân đong ...
( Ảnh 14: Phụ huynh tham quan bếp ăn)
2.3.7. Tham mưu tăng cường cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ tốt cơng
tác chăm sóc ni dưỡng và vệ sinh an tồn thực phẩm .


15

Cơ sở vật chất, trang thiết bị là phương tiện để thực hiện tốt mục tiêu giáo
dục trẻ. Nếu cơ sở vật chất đầy đủ sẽ góp phần rất lớn vào kết quả chăm sóc
ni dưỡng giáo dục trẻ nói chung và cơng tác VSATTP nói riêng.
Trong những năm gần đây nhà trường đã được các cấp và địa phương quan
tâm xây dựng cho nhà trường bếp một chiều đúng quy cách và đã trang cấp khá
đầy đủ trang thiết bị cho các nhóm lớp, nhất là đồ dùng phục vụ bán trú tuy
nhiên đồ dùng khơng đảm bảo tính hiện đại . Chính vì vậy, tơi đã tham mưu

với hiệu trưởng làm tốt cơng tác xã hội hóa để mua bổ sung đồ dùng, trang thiết
bị phục vụ cho bán trú và kết quả là trong năm học 2021 – 2022 nhà trương đã
mua sắm được: tủ hấp cơm máy sấy bát, máy lọc nước xoong, nồi nấu cháo
bằng điện, nồi chia cơm bằng inox
( Ảnh 15: Tủ hấp cơm của nhà trường)
Đối với các lớp tôi tham mưa mua sắm đầy đủ giường lưới, đệm, máy điều
hòa cho các cháu đảm bảo ấm về mùa đông, mát về mùa hè.
Tóm lại: Sau khi áp dụng một số giải pháp chỉ đạo cơng tác chăm sóc
ni dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm trong nhà trường, với sự kết hợp đồng
bộ các giải pháp trên, nhà trường đã có sự chuyển biến rõ rệt và đạt được một số
kết quả sau:
2.4. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Với những giải pháp nêu trên khi vận dụng vào thực tiễn một cách phù hợp
trong việc chỉ đạo nâng cao hiệu quả cơng tác chăm sóc ni dưỡng và vệ sinh
an tồn thực phẩm cho trẻ chúng tơi đã thu được nhiều thành quả đáng khích lệ
đó là:
Tổng số trẻ đến lớp năm học 2021 - 2022 là: 616/616 cháu đạt 100%
+ Tổng số trẻ được cân đo: 616/ 616 đạt 100%
+ Tổng số trẻ được khám sức khỏe là: 616/ 616 cháu đạt 100%
Kết quả theo dõi biểu đồ về cân nặng, chiều cao của trẻ thời điểm
tháng 3 năm 2022 như sau:
Tổng
Năm
số
học
trẻ
616

Chất lượng chăm sóc ni dưỡng
Cân nặng


Chiều cao

Bình thường
Nhẹ cân
Bình thường
606/616 98,4% 11/616 1,6% 604/616 98,1%

Thấp cịi
12/616 1,9%

2021
2022
Kết quả chăm sóc sức khỏe và tỷ lệ trẻ ăn bán trú tại trường


16

( Thời điểm tháng 3 năm 2022)
Năm Tổng Số trẻ
Tỷ lệ Số trẻ Tỷ
Số trẻ Tỷ lệ Số trẻ Tỷ lệ
học
số
được
mắc
lệ
được
được tổ
trẻ

khám
các
tiêm
chức
sức
loại
chủng
ăn bán
khỏe
bệnh
trú tại
định kỳ
trường
2021 - 616 616/616 100% 22/616 3,6% 616/616 100% 613/616 99,5%
2022
Nhìn vào 2 bảng khảo sát về chất lượng ni dưỡng, chất lượng chăm sóc
sức khỏe và tỷ lệ trẻ ăn bán trú qua các năm học trên có thể nhận thấy, sau khi
thay đổi một số biện pháp chỉ đạo nâng cao hiệu quả công tác chăm sóc ni
dưỡng và vệ sinh ATTP tơi thấy chất lượng chăm sóc ni dưỡng và vệ sinh an
tồn thực phẩm trong nhà trường đã được nâng lên rõ rệt, số trẻ ăn bán trú tăng,
đồng thời số trẻ mắc các loại bệnh đã giảm rất đáng kể so với đầu năm học,
khơng có tình trạng sảy ra ngộ độc thực phẩm.
Trẻ hiểu được vệ sinh an toàn thực phẩm rất quan trọng đối với đời sống
con người, biết giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường thông qua các giờ học
tích hợp, vui chơi, ca dao, đồng dao…
Biết làm một số việc để giữ vệ sinh nơi công cộng, vệ sinh môi trường như:
không vứt rác, khạc nhổ nơi công cộng, biết bỏ rác đúng nơi quy định, vệ sinh
lớp học hàng ngày…và biết được công tác giữ vệ sinh rất quan trọng đối với sức
khoẻ con người.
Đối với nhà trường: Đội ngũ giáo viên, nhân viên có ý thức trách nhiệm cao

trong việc giữ vệ sinh chung, đặc biệt là vệ sinh an toàn thực phẩm. Biết vận
dụng “ Quy chế nuôi dạy trẻ” vào quá trình chăm sóc ni dưỡng và giáo dục
trẻ. Đặc biệt, chú trọng cơng tác chăm sóc sức khoẻ, vệ sinh và đảm bảo vệ sinh
an toàn thực phẩm trong trường mầm non.
Nhân viên nuôi dưỡng thực hiện nghiêm túc công tác tiếp phẩm, quy trình
chế biến, chia ăn, Nhà trường ký kết hợp đồng thực phẩm với các nhà cung cấp,
lưu mẫu thức ăn hàng ngày. Chất lượng bữa ăn tại trường cho trẻ đảm bảo vệ
sinh an toàn thực phẩm, thay đổi thực đơn theo mùa đảm bảo đủ lượng và chất
cần thiết cho sự phát triển của trẻ.
Giáo viên biết kết hợp lồng ghép nội dung giáo dục dinh dưỡng vệ sinh an
toàn thực phẩm cho trẻ qua các hoạt động như tổ chức bữa ăn, các hoạt động
khác trong ngày cho trẻ tại trường mầm non.
Nhà bếp đã được Chi cục vệ sinh an toàn thực phâm kiểm tra và cơng
nhận bếp đạt vệ sinh an tồn thực phẩm. Dụng cụ: bát, thìa, cốc được kiểm định
đạt yêu cầu theo đúng quy định.


17

Đối với phụ huynh: Phụ huynh tin tưởng hơn và luôn ủng hộ các kế hoạch
của nhà trường tham ra đóng góp mua sắm trang thiết bị phục vụ cho cơng tác
chăm sóc ni dưỡng trẻ, làm tốt cơng tác phối hợp vói giáo viên chủ nhiệm
trong cơng tác chăm sóc ni dưỡng trẻ.
PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Sức khỏe là vô cùng quan trọng đối với con người, nếu khơng có sức khỏe
thì cơ thể sẽ chậm phát triển và sinh ra nhiều bệnh tật. Thực phẩm là nguồn
mang lại các chất bổ dưỡng nuôi cơ thể mà khơng có phương thuốc nào thay thế
được, là một trong những nhu cầu thiết yếu cho sự tồn tại của con người và một
trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới tới sức khỏe đó là vệ sinh

an toàn thực phẩm. Do vậy, vấn đề đảm bảo vệ sinh an tồn thực phẩm để
phịng các bệnh gây ra từ thực phẩm có ý nghĩa thực tế rất quan trọng trong sự
phát triển kinh tế và xã hội, bảo vệ môi trường sống của các nước đã và đang
phát triển, cũng như nước ta. Mục tiêu đầu tiên của vệ sinh an toàn thực phẩm là
đảm bảo cho người ăn tránh bị ngộ độc do ăn phải thức ăn bị ơ nhiễm hoặc có
chất độc; thực phẩm phải đảm bảo lành và sạch.
Ngộ độc thực phẩm có thể xảy ra với bất kỳ một ai, gây nguy hiểm đến
tính mạng hoặc ảnh hưởng lâu dài đến sức khoẻ. Vì vậy, việc đảm bảo vệ sinh
an tồn thực phẩm là mối quan tâm lớn của toàn xã hội hiện nay, Đặc biệt là đối
với trường mầm non có tổ chức bán trú. Vấn đề dinh dưỡng và vệ sinh an toàn
thực phẩm được các cơ quan quản lý chuyên môn phối hợp với cơ quan y tế
quan tâm thực hiện nghiêm túc. Ngộ độc thực phẩm có thể phòng tránh được
nếu chúng ta thực hiện tốt việc đảm bảo vệ sinh an tồn thực phẩm. Chính vì
vậy mà mỗi chúng ta, nhất là trường mầm non cần phải quan tâm cơng tác chăm
sóc ni dưỡng để giúp trẻ có một sức khỏe tốt.
* Bài học kinh nghiệm: Từ thực tế làm công tác quản lý trường mầm non, với
phần điều hành, chỉ đạo công tác dinh dưỡng và sức khỏe nhà trường trong năm
qua, bản thân tôi rút ra được một số kinh nghiệm nhỏ sau:
- Thường xuyên nâng cao nhận thức cho đội ngũ về chăm sóc ni dưỡng,
giáo dục sức trẻ trong trường mầm non.
- Làm tốt công tác bồi dưỡng kiến thức thực hành dinh dưỡng, thực hiện tốt
vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh trong chế biến cho đội ngũ cán bộ giáo viên,
vệ sinh trong ăn uống cho trẻ. Chú trọng công tác vệ sinh khu vực bếp, đồ dùng,
dụng cụ nhà bếp và vệ sinh môi trường.
- Đầu tư đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị đồ dùng phục vụ cho việc tổ
chức bán trú. Tăng cường các hoạt động giáo dục vệ sinh đối với nhân viên dinh
dưỡng và vệ sinh cá nhân trẻ.


18


- Chỉ đạo nhân viên nuôi dưỡng thực hiện tốt việc tạo nguồn thực phẩm
sạch. Thực hiện nghiêm túc công tác tiếp phẩm và giao nhận thực phẩm. Đảm
bảo yêu cầu trong chế biến và bảo quản thực phẩm.
- Thực hiện tốt việc theo dõi biểu đồ, khám sức khoẻ, quản lý cơng tác tiêm
chủng mở rộng, phịng chống dịch bệnh cho trẻ.
- Tăng cường công tác chỉ đạo, hướng dẫn, giám sát, kiểm tra của ban giám
hiệu đối với cơng tác chăm sóc ni dưỡng giáo dục trẻ. Đặc biệt, chú trọng việc
kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền với cộng đồng và xã hội về công tác chăm
sóc ni dưỡng và giáo dục trẻ trong trường mầm non.
- Thường xuyên đổi mới công tác quản lý, chỉ đạo có hiệu quả về cơng tác
chăm sóc sức khỏe cho trẻ.
Là một cán bộ quản lí tơi sẽ cố gắng nhiều hơn nữa và mong muốn chuyển
tải những kinh nghiệm nhỏ của bản thân để trao đổi với bạn bè, đồng nghiệp ở
các trường bạn những giải pháp nâng cao hiệu quả cơng tác chăm sóc ni
dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm trong nhà trường. Tuyên truyền sâu rộng
đến tất cả các bậc cha mẹ học sinh và cộng đồng thấy được tầm quan trọng của
dinh dưỡng và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đối với sức khỏe của trẻ và
mọi người góp phần thực hiện tốt hơn nữa cơng tác chăm sóc giáo dục trẻ giúp
trẻ phát triển toàn diện trở thành những con người có ích cho xã hội .
3.2. Kiến nghị, đề xuất
* Đối với UBND huyện.
Đầu tư kinh phí để bổ sung thêm các thiết bị hiện đại phục vụ công tác
chăm sóc bán trú và đảm bảo vệ sinh an tồn thực phẩm trong nhà trường.
* Đối với Phịng GD&ĐT.
Tham mưu với các cấp lãnh đạo bổ sung cơ sở vật chất, các trang thiết bị
phục vụ công tác Chăm sóc ni dưỡng cho nhà trường.
Tham mưu với Chi cục vệ sinh an toàn thực phẩm tiếp tục mở lớp bồi
dưỡng kiến thức dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm cho cán bộ, giáo viên

nhân viên y tế, nhân viên cấp dưỡng.
Phối hợp với trung tâm y tế dự phòng để khám sức khỏe định kỳ cho cán
bộ giáo viên, nhân viên nuôi dưỡng theo đúng định kỳ.
* Đối với lãnh đạo địa phương.
Quan tâm xây dựng cơ sở vật chất trang thiết bị cho nhà trường tạo điều
kiện cho nhà trường thực hiện tốt mục tiêu chăm sóc giáo dục, tuyên truyền vận
động quần chúng nhân dân cùng chung tay chăm lo cho sự nghiệp giáo dục mầm
non để nhà trường hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, góp phần vào việc thực
Hiện mục tiêu chung của Đảng đề ra.
* Đối với nhà trường


19

Tiếp tục tham mưu với lãnh đạo cấp trên và làm tốt cơng tác xã hội hóa
giáo dục hơn nữa hổ trợ kinh phí để xây dựng cơ sở vật chất nhà trường.
- Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá, động viên khuyến khích giáo viên
tham gia học tập nâng cao trình độ, đặc biệt là tự học tự bồi dưỡng thông qua
các chuyên đề, hội thảo, hội thi...
- Tăng cường bồi dưỡng kiến thức thực hành dinh dưỡng, thực hiện tốt vệ
sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh trong chế biến cho đội ngũ cán bộ giáo viên, vệ
sinh trong ăn uống cho trẻ.
- Bổ sung đầy đủ các tài liệu, cơ sở vật chất và các trang thiết bị, dụng cụ
phục vụ công tác bán trú cho nhà trường
* Đối với giáo viên, nhân viên
Nhận thức đúng vai trị trách nhiệm của mình và ln có ý thức tự học, tự
bồi dưỡng để nâng cao trình độ chun mơn, năng lực sư phạm, rèn luyện phẩm
chất chính trị đạo đức của người giáo viên, nhân viên, đáp ứng yêu cầu nâng cao
chất lượng giáo dục, chăm sóc nuôi dưỡng đặc biệt chú trong VSATT cho trẻ
trong giai đoạn hiện nay.

Trên đây là một số giải pháp chỉ đạo nâng cao hiệu quả cơng tác chăm sóc
ni dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non Vĩnh Thịnh,
huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa của bản thân tơi, rất mong nhận được sự góp ý
của hộ đồng khoa học, các cấp lãnh đạo, để bản sáng kiến của tơi được hồn
thiện hơn./
Xin chân thành cảm ơn !
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG Vĩnh Thịnh, ngày 16 tháng 3 năm 2022
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
ĐƠN VỊ
mình viết, khơng sao chép nội dung
của người khác.
Người viết sáng kiến

Trịnh Thị Vân

Nguyễn Thị Hà

Xác nhận của lãnh đạo Phòng GD&ĐT.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Tài liệu chăm sóc sức khỏe cộng đồng do Lê Hoàng Anh và Nguyễn Thị Thảo
biên soạn.
2. Hướng dẫn các hoạt động phát triển thể chất cho trẻ mầm non.
3. Hướng dẫn tổ chức các hoạt động ni dưỡng, chăm sóc sức khỏe cho trẻ em
trong cơ sở giáo dục mầm non do Nguyễn Minh Huyền, Nguyễn Thị Hiền,
Nguyễn Thị Hào, Tạ Thị Kim Nhung, Trần Mai Phương biên soạn.
4. Hướng dẫn thực hiện chương trình chăm sóc giáo dục mầm non.
5. Hướng dẫn các hoạt động phát triển thể chất cho trẻ mầm non.
6. Các mô đun bồi dưỡng thường xuyên dành cho cán bộ quản lý và giáo viên

mầm non.
7.Thông tư liên tịch số 08/2008/TTLT – BYT- BGDĐT hướng dẫn công tác
đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong các cơ sở giáo dục.
8. Chỉ thị số 04/CT-UBND ngày 30/1/2015 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh
Thanh Hóa về việc tiếp tục đẩy mạnh cơng tác bảo đảm an tồn thực phẩm và
phịng chống ngộ độc thực phẩm trong tình hình mới; Chỉ thị số 25/CT-UBND
ngày 06/9/2016 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc tăng cường trách
nhiệm quản lý nhà nước về ATTP trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
9.Chỉ thị số 4316/CT- BGD ĐT ngày 12 tháng 10 năm 2018 của bộ trưởng bộ
giáo dục về tăng cường công tác đảm bảo an toàn thực phẩm trong các cơ sở
giáo dục và các văn bản hiện hành của bộ giáo dục đào tạo, bộ y tế về đảm bảo
vệ sinh trường học, an tồn thực phẩm.

10. Cơng văn 1074/BGDĐT- GDTC ngày 19 tháng 3 năm 2019 về việc
chỉ đạo công tác bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm trong các cơ sở giáo
dục; Quyết định 18/2019/QĐ-UBND ngày 25/6/2019 về quy định phân cơng
phân cấp quản lý về an tồn thực phẩm trên địa bàn toàn tỉnh;
11. Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 13/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục
tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an tồn thực phẩm trong tình hình
mới

12. Cơng văn số 5029/BG ĐT – GDTC ngày 23 tháng 11 năm 2020 về tăng
cường chỉ đạo công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong các cơ sở
giáo dục
13.Tài liệu tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm cho cán bộ quản lý và người
chế biến thực phẩm trong bếp ăn tập thể thuộc trường học trên địa bàn tỉnh
Thanh Hóa năm 2020.
14. Tập chí, tập san
15. Tham khảo qua Intenet



DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ
CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Nguyễn Thị Hà
Chức vụ và đơn vị công tác: PHT trường mầm non Vĩnh Thịnh.

TT

1

2

3

4

Tên đề tài SKKN

Cấp đánh
giá xếp loại
(Phòng, Sở,
Tỉnh...)

Một số biện pháp chỉ đạo nâng
cao nâng cao chất lượng phát
triển vận động cho trẻ độ tuổi Cấp Huyện
nhà trẻ ở trường mầm non Vĩnh
Thịnh

Một số biện pháp chỉ đạo nâng
cao hiệu quả cơng tác chăm sóc
sức khỏe và phịng chống dịch
Cấp Huyện
bệnh cho trẻ ở trường mầm non
Vĩnh Thịnh
Một số biện pháp chỉ đạo nâng
cao nâng cao chất lượng phát
triển ngôn ngữ cho trẻ độ tuổi Cấp Huyện
nhà trẻ ở trường mầm non Vĩnh
Thịnh
Một số giải pháp chỉ đạo nâng
cao hiệu quả chăm sóc ni
dưỡng và vệ sinh an tồn thực
Cấp Huyện
phẩm ở trường mầm non Vĩnh
Thịnh, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh
Thanh Hoá.

Kết quả
đánh giá
xếp loại
(A, B,
hoặc C)

Năm học
đánh giá xếp
loại

C


2004 - 2005

C

2007 - 2008

B

2013 - 2014

B

2021 - 2022


PHỤ LỤC

( Ảnh 1: CBGV, nhân viên tổ chức hội thảo chuyên đề dinh dưỡng và
VSATTP)

( Ảnh 2: Cô nuôi đang xắp xếp đồ dùng theo đúng nơi quy định)


( Ảnh 3: Cô nuôi đang cho bát vào máy sấy)

(Ảnh 4: Cô nuôi mặc trang phục nấu ăn hàng ngày đang chia thức ăn)


(Ảnh 5: Trẻ đang rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước chảy)


(Ảnh 6: Giáo viên tổ chức bữa ăn cho trẻ tại lớp)


×