SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HĨA
PHỊNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THẠCH THÀNH
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÊN ĐỀ TÀI
“MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT
ĐỘNG LÀM QUEN CHỮ CÁI CHO TRẺ 5-6 TUỔI
(LỚP MG LỚN B) TRƯỜNG MẦM NON VÂN DU”
Người thực hiện:Nguyễn Thị Chung
Chức vụ:Giáo viên
Đơn vị công tác:Trường mầm non Vân Du
SKKN thuộc lĩnh mực (mơn): Chun mơn
THANH HỐ, NĂM 2022
MỤC LỤC
TT
1
NỘI DUNG
TRANG
MỞ ĐẦU
1.1
Lý do chọn đề tài
1
1.2
1
1.3
Mục đích nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
1.4
Phương pháp nghiên cứu
1
NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2
Cơ sở lý luận
2
2
2.1
2.2
2.3
2.3.1
2.3.2
2.3.3
2.3.4
2.3.5
2.4
3
Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh
nghiệm.
Giải pháp và tổ chức thực hiện.
Giải pháp 1: Xây dựng môi trường học tập cho trẻ làm
quen chữ cái theo hướng mở lấy trẻ làm trung tâm.
Giải pháp 2: Thay đổi hình thức gây hứng thú cho trẻ.
Sáng tạo và sử dụng hiệu quả các trò chơi trong hoạt động
dạy trẻ làm quen với chữ cái.
Giải pháp 3: Sử dụng tốt công nghệ thông tin và đồ dùng
trực quan trong hoạt động dạy trẻ làm quen với chữ cái.
Giải pháp 4: Cho trẻ làm quen, ôn tập về chữ cái mọi lúc,
mọi nơi trong các hoạt động hàng ngày của trẻ.
Giải pháp 5: Tích cực phối kết hợp với phụ huynh trong
hoạt động dạy trẻ làm quen với chữ cái.
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
1
3
4
4
7
11
14
16
18
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
19
3.1
Kết luận
19
3.2
Kiến nghị
20
1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Non sơng Việt Nam có trở nên tươi
đẹp hay khơng, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với
các cường quốc năm châu được hay khơng, chính là nhờ một phần lớn ở
công học tập của các cháu”.[1]
Giáo dục ở bậc học mầm non là điều kiện đầu tiên đối với sự hình thành và
phát triển nhân cách trẻ. Là ngành học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc
dân giúp hình thành cơ sở ban đầu của nhân cách con người mới, chuẩn bị
những tiền đề cần thiết cho trẻ vào tiểu học như Bác Hồ đã nói: “Giáo dục Mẫu
giáo tốt sẽ mở đầu cho một nền giáo dục tốt”.[2]
Đối với trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi khi bước vào trường tiểu học là một bước
ngoặt lớn và khó khăn đối với trẻ. Bởi vì ở mẫu giáo trẻ đang quen với vui chơi
là hoạt động chủ đạo, nhưng khi trẻ vào tiểu học thì học tập lại là vai trò chủ đạo
nên việc cho trẻ làm quen với chữ cái ở trẻ mẫu giáo không phải là đưa chương
trình tiếng việt của lớp 1 vào dạy mà ở đây trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi được sử dụng
các yếu tố vui chơi và các nhiệm vụ học tập sáng tạo. Thông qua các hoạt động
học tập, vui chơi khả năng nhận thức của trẻ ngày được nâng lên. Lúc này trẻ
dùng ngôn ngữ để giao tiếp với bạn bè và mọi người xung quanh. Trong đó hoạt
động làm quen chữ cái là phương tiện góp phần phát triển ngơn ngữ giao tiếp
trao đổi của trẻ. Hình thành các kỹ năng nói, đọc, viết, đàm thoại qua đó trẻ
dùng ngơn ngữ của mình để diễn đạt, cảm nhận cái mới về mọi việc xuất phát từ
tâm lý lứa tuổi.
Bản thân tôi là giáo viên đứng lớp 5-6 tuổi tại trường Mầm non Vân Du. Tơi
ln trăn trở để tìm ra các biện pháp mới phù hợp với trẻ của lớp mình mà
khơng mất đi sự hồn nhiên, ngây thơ, trong sáng, hiếu động của lứa tuổi. Hàng
ngày trẻ giao tiếp với bố mẹ bằng tiếng vùng miền địa phương vì thế nhiều trẻ
phát âm nhiều chữ không rõ, phát âm sai, nói nặng, dấu hỏi thành dấu ngã, điều
này đã gây khơng ít khó khăn cho bản thân tơi khi nhiều lần uốn nắn nhưng đạt
kết quả chưa cao. Mặt khác một số giáo viên khả năng tổ chức các hoạt động
còn hạn chế dẫn đến hiệu quả chưa như ý muốn.
Chính vì vậy, giáo viên phải tích cực tìm tịi, nghiên cứu, đảm bảo tính vừa
sức gây được hứng thú, đồng thời cho trẻ chủ động tham gia các hoạt động thoả
sức cùng học cùng chơi, phát huy tính sáng tạo mạnh dạn và lấy trẻ làm trung
tâm. Nhận thức được tầm quan trọng cũng như những khó khăn trong q trình
tổ chức hoạt động, tơi đã mạnh dạn nghiên cứu đề tài: “Một số giải pháp nâng
cao chất lượng hoạt động làm quen chữ cái cho trẻ 5-6 tuổi (Lớp MG Lớn B)
trường Mầm non Vân Du” để thực hiện trong năm học này.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Tơi viết sáng kiến kinh nghiệm này với mục đích nghiên cứu một số giải
pháp giúp trẻ 5-6 tuổi nhận biết 29 chữ cái tiếng việt. Nhằm đưa ra một số giải
pháp giúp nâng cao chất lượng việc tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen với chữ
cái ở trường Mầm non thêm phong phú và hiệu quả.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Tôi chọn đối tượng nghiên cứu là trẻ 5-6 tuổi (Lớp mẫu giáo Lớn B) trường
Mầm Non Vân Du.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
1.4.1. Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết
Sử dụng nhóm phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp hệ thống hóa một
số tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu.
1.4.2. Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu nhập thơng tin
a. Phương pháp đàm thoại
Trị chuyện cùng trẻ, cùng đồng nghiệp và phụ huynh nhằm tìm hiểu về các
phương pháp, nội dung và hình thức học của trẻ Mẫu giáo 5-6 (Lớp MG Lớn B)
tuổi Trường mầm non Vân Du.
b. Phương pháp quan sát kết hợp ghi chép
- Quan sát khách quan hình thức học tập của trẻ.
- Quan sát cách đặt câu hỏi và trả lời của cô và trẻ.
- Quan sát môi trường học tập của trẻ.
- Quan sát kết quả sau giờ hoạt động của trẻ.
- Quan sát cách trao đổi với phụ huynh.
1.4.3. Phương pháp thống kê, sử lý số liệu
Sử dụng các phép toán thống kê số liệu trên trẻ trước khi áp dụng đề tài và
sau khi áp dụng đề tài nghiên cứu.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lý luận
Mục tiêu của chương trình giáo dục Mầm non đối với trẻ mẫu giáo là giáo
dục trẻ phát triển về cả 5 lĩnh vực: “Phát triển thể chất, phát triển thẩm mỹ, phát
triển ngôn ngữ, phát triển nhận thức và phát triển về tình cảm kỹ năng xã
hội”[3] (Văn bản hợp nhất số 01/VBHN- BGDĐT ngày 13/04/2021). Để đạt
được mục tiêu giúp trẻ phát triển được cả 5 lĩnh vực trên, chương trình giáo dục
Mầm non cũng đã quy định thực hiện một số môn học cơ bản nhưng toàn diện:
Làm quen với chữ cái, khám phá khoa học - xã hội, làm quen với văn học, làm
quen với tốn... địi hỏi người giáo viên phải biết phối hợp hài hịa khơng xem
nhẹ một mơn học nào vì các mơn học trên có mối liên quan chặt chẽ, giúp trẻ có
được nhiều kiến thức sơ đẳng cơ bản trên nhiều lĩnh vực và phát triển tư duy,
nhận thức, ngôn ngữ trong đó mơn làm quen với chữ cái có vai trò hết sức quan
trọng để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ tư duy, nhận thức.
Nghị quyết số 29- NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013, Hội nghị Trung
ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản tồn diện Giáo dục và Đào tạo cũng đã nêu
mục tiêu cụ thể đối với giáo dục Mầm non là: “Giúp trẻ phát triển thể chất, tình
cảm, hiểu biết, thẩm mĩ, hình thành các yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị
tốt cho trẻ bước vào lớp 1”[4]. Thêm một lần nữa khẳng định nhiệm vụ của giáo
viên Mầm non là phải giúp trẻ được phát triển một cách toàn diện, chuẩn bị tâm
thế tốt cho trẻ sẵn sàng bước vào cấp học mới(cấp Tiểu học). Giáo viên muốn
giúp trẻ phát triển toàn diện, trước hết phải cho trẻ quan sát, làm quen, rồi tìm
hiểu đến so sánh, nhận biết, đánh giá tức là từ trực quan hình tượng đến phát
triển tư duy trừu tượng. Trong đó mơn Làm quen với Chữ cái đóng vai trị rất
quan trọng đối với lĩnh vực phát triển ngôn ngữ của trẻ. Giáo viên cần dạy cho
trẻ nắm chắc các kiến thức trong hoạt động làm quen với chữ cái, không những
2
chỉ giúp cho trẻ học môn tiếng việt sau này dễ dàng hơn mà còn giúp cho trẻ tiếp
thu kiến thức các môn học khác một cách nhanh nhạy và chính xác hơn, nói
cách khác là giúp trẻ được phát triển tư duy ngơn ngữ tích cực hơn. Chính vì vậy
trong quá trình dạy học trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tơi đã rất quan tâm và nghiên cứu
tìm hiểu, đưa ra thực hiện một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động làm
quen chữ cái cho trẻ 5-6 tuổi (Lớp Mẫu giáo Lớn B) góp phần nâng cao chất
lượng giáo dục trẻ.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến
2.2.1. Thực trạng tại trường mầm non Vân Du
Năm học 2021-2022 tôi được phân công đứng lớp 5-6 tuổi (Mẫu giáo Lớn
B). Tổng số trẻ: 34 cháu, nữ: 16 cháu, nam: 18 cháu
Thời gian học: Bán trú, 2 buổi/ngày. Trong q trình thực hiện nhiệm vụ, tơi
nhận thấy có những thuận lợi và khó khăn như sau:
* Thuận lợi
Được sự quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo trường Mầm non Vân Du, tổ chuyên
môn thường xuyên xây dựng tổ chức các hoạt động chuyên đề, dự giờ, chia
sẻ,góp ý để trao đổi kinh nghiệm về hướng dẫn tổ chức hoạt động làm quen với
Chữ cái theo hướng mở “lấy trẻ làm trung tâm” và thực hiện chuyên đề đầy đủ.
Đội ngũ giáo viên của trường luôn giúp đỡ nhau trong các hoạt động.
Trường có khn viên rộng rãi, thoáng mát. Đồ dùng, trang thiết bị dạy và
học của lớp tương đối đảm bảo, có đủ bàn ghế, kệ đồ chơi, sách, ti vi, giá vẽ, bút
màu, bút chì... phục vụ cho cô và trẻ trong các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ
và hoạt động làm quen với chữ cái.
Phụ huynh nhiệt tình ủng hộ khi giáo viên tuyên truyền vận động, sưu tầm
đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu phục vụ cho trẻ.
Bản thân tôi cũng tham gia đầy đủ các lớp bồi dưỡng các tiết học chuyên
đề do trường tổ chức. Là một giáo viên trẻ tơi cũng khơng ngại khó mà ln
nỗ lực học hỏi trau dồi kiến thức kinh nghiệm cho bản thân.
* Khó khăn
-Đối với giáo viên:
Thời gian tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dụctrẻ trên lớp nhiều nên
giáo viên ít có thời gian làm đồ dùng đồ chơi tự tạo.
Nhận thức của phụ huynh về giáo dục mầm non còn nhiều hạn chế, họ nghĩ
rằng con em mình đến trường chỉ múa hát và đọc thơ mà thôi. Nhiều phụ huynh
đang cịn nói giọng địa phương và phát âm chưa chuẩn.
Nhìn chung hồn cảnh sống của trẻ khơng đồng đều, một số gia đình có
hồn cảnh khó khăn hoặc bố mẹ đi làm xa gửi ơng bà chăm sóc chưa có điều
kiện quan tâm và đầu tư cho việc học tập của trẻ.
- Đối với trẻ
Khả năng học tập của trẻ trong lớp khơng đồng đều, có trẻ rất nhanh nhẹn
thơng minh, nhưng có trẻ rất lì lợm, ít nói, ít hoạt động.
Các cháu tuy cùng độ tuổi nhưng nhiều cháu non tháng. Có cháu phát âm
chuẩn, mau nhớ mặt chữ, biết cách cầm bút, tư thế ngồi học đúng.Có nhiều cháu
phát âm cịn ngọng, nói lắp, nói khơng chuẩn, nói câu chưa trịn. Một số trẻ cầm
bút khơng đúng cách.
3
Do tình hình dịch bệnh covid-19 diễn ra phức tạp nên trẻ đi học khơng đều,
nhiều gia đình có trẻ mắc covid nên nghỉ dịch dài, đến khi đi học trở lại trẻ chưa
theo kịp chương trình.
2.2.2. Kết quả thực trạng
Từ những nguyên nhân trên tôi bắt đầu khảo sát chất lượng trên trẻ. Đây là
bước đầu tiên nhằm xác định tình trạng của trẻ. Tơi đã tiến hành khảo sát lớp tôi
gồm 34 cháu thông qua các bài tập, hoạt động, trị chơi, với nhiều hình thức, kết
quả đạt như sau:
BẢNG 1: KẾT QUẢ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LÀM QUEN CHỮ CÁI CỦA TRẺ
MẪU GIÁO 5-6 TUỔI (LỚP MG LỚN B) TRƯỜNG MẦM NON VÂN DU
(Đầu năm học: 2021-2022)
Trước khi thực hiện đề tài
Số
Mức độ
trẻ
TT
Nội dung
Đạt
Chưa đạt
khảo
Số
Tỷ lệ
Số
Tỷ lệ
sát
trẻ
%
trẻ
%
- Trẻ nhận biết đúng mặt chữ 29
1
34
20
59.0
14
41.0
chữ cái và phát âm rõ ràng.
- Trẻ biết tập tô, tập đồ các nét
2
34
22
65.0
12
35.0
chữ.
- Trẻ hứng thú, tích cực tham gia
3 các trị chơi và hoạt động làm 34
23
68.0
11
32.0
quen chữ cái.
- Trẻ nhận biết được 1 số ký hiệu
4
34
22
65.0
13
35.0
thông thường trong cuộc sống.
Kết quả: Qua bảng khảo sát chất lượng làm quen chữ cái tôi nhận thấy số
trẻ ở mức độ đạt đang ở mức trung bình (tỷ lệ trẻ đạt TB chiếm 64.2 %), tỷ lệ
chưa đạt đang còn ở mức cao (chiếm tỷ lệ 35.8%)
Vì vậy tơi đã suy nghĩ tìm tòi sáng tạo ra những giải pháp hay, hấp dẫn phù
hợp với trẻ để áp dụng vào thực tế giảng dạy để nâng cao hiệu quả cho trẻ mẫu
giáo 5-6 tuổi làm quen với chữ cái đạt hiệu quả cao.
2.3. Giải pháp và tổ chức thực hiện
2.3.1. Giải pháp 1: Xây dựng môi trường học tập cho trẻ làm quen chữ
cái theo hướng mở lấy trẻ làm trung tâm
Môi trường giáo dục có tác dụng tốt đến q trình giáo dục trẻ. Với trẻ mẫu giáo
thì những gì mới lạ đẹp mắt, hấp dẫn là gây được sự chú ý của trẻ. Vì ở lứa tuổi này,
phát triển tư duy trực quan hành động- hình tượng, cịn tư duy trừu tượng và tư duy
logic mới bước đầu hình thành nên tạo môi trường trực quan sinh động, ấn tượng là
cách trẻ dễ tiếp cận nhất. Nên tạo môi trường làm quen với chữ cái trong lớp học rất
cần thiết để làm nổi bật bộ mơn và kích thích cho trẻ hứng thú học.
Ngay từ đầu năm học khi được nhà trường phân công đứng lớp 5-6 tuổi tôi
đã chú trọng trang trí tất cả các góc trong lớp theo hướng mở cho trẻ học tập.
Trang trí đẹp mắt phù hợp với từng chủ đề, đảm bảo an toàn cho trẻ, dễ dàng
tháo ra lắp vào để trẻ được làm quen với chữ cái ở mọi góc hoạt động trong và
4
ngồi lớp. Các mẫu chữ được trang trí lên các mảng tường hay bất cứ một biểu
bảng nào trong, ngoài lớp đều là mẫu chữ in thường mà trẻ được làm quen hàng
ngày do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Chữ không quá cao với trẻ để trẻ có
thể đứng mà chỉ, hoặc đọc những chữ cái đó. Mặt khác màu sắc của chữ trang trí
trên bảng biểu bắt mắt.Các chữ cái sử dụng các màu cơ bản đỏ, vàng, xanh
nhằm kích thích sự chú ý của trẻ. Trong khi thực hiện tơi thường trang trí các
mảng động giúp trẻ có thể dễ hoạt động và kích thích được tư duy của trẻ, tạo
cho trẻ mạnh dạn, tự tin khi thực hiện và phát âm chữ cái. Từ đó giúp trẻ nhận
biết các chữ cái nhanh và chính xác. Mảng chủ đề ở vị trí chính giữa để trẻ dễ
nhìn thấy nội dung của mảng chủ đề. Những hình ảnh ở mảng chủ đề đều rõ nét,
sinh động dưới mỗi hình ảnh đều có chú thích bằng chữ cái in thường để trẻ dễ
nhận biết, tơi có thể cho trẻ lên tìm những chữ cái vừa học. Hay cho trẻ phát âm
các chữ cái có trong hình ảnh đó.
Ví dụ 1:Ở góc “bé vui
học chữ”:Tơi đã trang trí
ơ chữ cái như sau:
Thiết kế những ô chữ
cái dễ dàng tháo lắp, mỗi
chữ cái ở một ô riêng biệt.
Các bông hoa có chữa các
chữ cái có mầu sắc đẹp,
bắt mắt thu hút trẻ. Để trẻ
quan sát và ôn luyện,
thông qua ô chữ cái trẻ có
thể làm quen theo sự
hướng dẫn của cơ (Qua trị
chơi ơn luyện, củng cố
chữ cái), hoặc trẻ có thể tự
học hỏi lẫn nhau,cháu
thuộc cháu biết chữ cái
thành thạo hướng dẫn giúp
những bạn yếu kém đọc Hình ảnh 1: Trẻ đang hoạt động ở góc bé vui học chữ
và phát âm theo.
Ví dụ 2: Ở góc thư viện tôi chuẩn bị nhiều truyện tranh, sách báo giành cho
lứa tuổi mầm non. Nhất là truyện tranh chữ to phù hợp với sự hiểu biết của trẻ.
Tôi luôn thay đổi theo chủ đề, không nên để một loạt các loại sách từ đầu đến
cuối năm học trẻ sẽ nhàm chán trẻ khơng thích xem và khám phá. Có rất nhiều
truyện tranh hấp dẫn trẻ lựa chọn theo ký tự cô đã làm sẵn. Khi trẻ được tiếp xúc
với các loại sách báo, tạp chí...có nhiều kiểu chữ khác nhau ở bất kỳ nơi nào trẻ
cũng có thể tự mình khám phá,tôi cho trẻ đọc từ dưới tranhgọi tên các con vật,
đồ vật nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Vào các giờ hoạt động góc Tơi thường
tham gia “đọc sách cùng trẻ”, hướng dẫn trẻ cầm sách đúng hướng, cách mở
sách, lật trang xem sách. Hướng dẫn trẻ việc đọc của một trang sách: Đọc từ trái
sang phải, từ trên xuống dưới, và tìm những chữ cái trẻ đã được học.
5
Ví dụ 3: Ở góc phân vai: Trong chủ đề gia đình, Tơi đã ghi tên các nhóm đồ
dùng, thực phẩm lên giá bán hàng. Như cái nồi Tôi dán ch Ô, cỏi m Tụi dỏn
ch â, cỏi bỏt Tụi dán chữ a, cà rốt chữ «, củ cải chữ c… Khi trẻ chơi, tôi yêu
cầu trẻ khi đi mua hàng khách hàng phải tìm những chữ cái đã học trong các từ,
chỉ tên đồ dùng, thực phẩm để phát âm nếu phát âm đúng thì mới được mua
hàng.
Hay tất cả các đồ dùng cá nhân của trẻ như: vở học của trẻ, hoa bé ngoan,
khăn mặt, ca cốc của trẻ cơ kí hiệu bằng tên có chứa chữ cái (như Hà – h...)
những trẻ có cùng tên thì tơi kí hiệu thêm cả họ để trẻ dễ phân biệt, giúp trẻ vừa
nhận đươc đồ dùng cá nhân, vừa biết được tên mình gắn với chữ cái đã học.
Biện pháp này giúp trẻ mau nhớ, nhớ đồ dùng của mình và nhớ đồ dùng của bạn
đồng thời nhớ chữ cái đó phát âm như thế nào.
Ví dụ 4 : Ở vở chữ cái, mỗi trẻ một quyển vở cô sẽ gắn bơng hoa có gắn một
chữ cái, một vở có 1 kí hiệu riêng và tất cả các quyển sách khác cũng vậy. Như
khi phát sách học cho trẻ trong giờ làm vở chữ cái tôi sẽ cho trẻ nhận vở của mình
có ký hiệu là chữ cái của riêng trẻ, sau đó cho trẻ đọc to chữ cái của mình để nhận
biết, phát âm được chữ cái của mình, của bạn, thơng qua đó nhằm giáo dục trẻ
u q và giữ gìn đồ dùng của mình hơn. Trong giờ cắm cờ cuối ngày lần lượt
cho trẻ lên cắm vào ô cờ của mình và mỗi ô cờ của trẻ đều mang một kí hiệu chữ.
Chính từ đó mà ở mỗi chủ đề tôi thường quan tâm nhiều hơn tới việc trang
trí lớp học tạo mơi trường gần gũi, thân thiện với trẻ nhằm giúp trẻ nhớ lâu, nhớ
chính xác các chữ cái. Việc trang trí tạo mơi trường nhóm lớp khơng chỉ làm đẹp
cho phịng học mà cịn tạo cho trẻ có điều kiện quan sát, nhận xét tranh ảnh,
được làm quen với chữ cái ở trong tranh. Hàng ngày vào những lúc vui chơi hay
giờ rảnh rỗi tôi và trẻ thường cắt dán chữ cái, các loại quả hay con vật để trang
trí lớp học theo chủ đề.
Ngồi ra,theo tôi để xây dựng được một môi trường học tập cho trẻ làm quen
với chữ cái theo phương châm lấy trẻ làm trung tâm thì ngồi việc trang trí các
góc và sử dụng chúng theo hướng mở thì tơi thấy tâm lý (tinh thần) của trẻ cũng
tác động rất lớn đến khả năng học và tiếp thu của trẻ. Nếu trẻ bị ép học, hay học
vì sợ cơ thì hiệu quả sẽ không cao trẻ sẽ sợ học.
Môi trường tinh thần: Đây là một thành tố quan trọng trong việc tổ chức mơi
trường giáo dục nhằm góp phần thúc đẩy sự phát triển khả năng sáng tạo của trẻ.
Tạo tinh thần cho trẻ thoải mái, hứng thú, yêu thích khi bước vào hoạt động học.
Khi trẻ thể hiện được tài năng của mình thì cơ phải là người thấy được và ghi
nhận những thành quả trẻ tạo ra, khi được khen ngợi trẻ sẽ tỏ ra hứng thú và
ngoan ngoãn, nghe lời hơn. Điều này ảnh hưởng tới hệ thần kinh, giúp trẻ dễ tập
trung để tiếp nhận những nội dung mới. Trong q trình giáo dục trẻ tơi ln
lồng ghép mục đích động viên, khuyến khích trẻ mọi lúc, mọi nơi dưới mọi hình
thức. Đối với trẻ khi được cô công nhận, bạn công nhận và dành được những
tràng pháo tay của bạn trẻ sẽ trở nên mạnh dạn tự tin trong mọi hoạt động. Một
tinh thần tốt học cũng tốt hơn, trẻ sẽ thật sự yêu thích học.
Ví dụ5: Khi bắt đầu vào tiết học trị chơi chữ cái i, t, ccô và trẻ sẽ cùng giao
lưu, cùng vui chơi, cùng trò chuyện, cùng chụp ảnh với nhau để lưu lại những
hình ảnh đẹp. Trẻ sẽ cảm nhận được sự gần gũi, sự an tâm đối với trẻ. Trong giờ
6
dạy sau mỗi câu trả lời đúng của cá nhân trẻ hoặc của đội tôi đều sử dụng những
câu ngắn gọn nhằm đánh giá và khen ngợi động viên trẻ như “Con rất giỏi, con
trả lời rất tốt, câu trả lời của con rất chính xác; hay chúc mừng đội Khỉ con đã
trả lời chính xác...” Khi trẻ trả lời chưa chính xác hoặc chưa tìm ra câu trả lời cơ
có thể nói “con trả lời gần đúng rồi” hay “lần sau con cố gắng hơn nhé”, hay
khi trẻ chưa trả lời được cơ có thể nói “chúng mình cùng giúp bạn tìm ra câu trả
lời nào”. Hay kết thúc các trị chơi cơ đều tặng q cho các đội chơi khen ngợi
và động viên tinh thần đoàn kết của các đội như:“các đội rất giỏi, Cô khen các
đội chơi nào”…
Trong q trình dạy cơ cũng phải thường xun sử dụng ngơn ngữ hình thể
để giao lưu với trẻ với những cử chỉ nhẹ nhàng gần gũi dùng ánh mắt thể hiện sự
khen và niềm vui cho trẻ thấy.
Hình ảnh2: Cơ và trẻ giao lưu tương
Hình ảnh 3: Cơ trao quà cho các
tác với nhau
đội chơi
2.3.2. Giải pháp 2: Thay đổi hình thức gây hứng thú cho trẻ. Sáng tạo và
sử dụng hiệu quả các trò chơi trong hoạt động dạy trẻ làm quen với chữ cái
Theo bản thân tôiđể có một tiết dạy thành cơng trẻ nắm vững được các kiến
thức mà cơ muốn truyền đạt, qua đó hình thành các kỹ năng cần thiết thì cơ phải
xây dựng được phương án cụ thể. Để trẻ “học bằng chơi, chơi mà học” trẻ sẽ tự
mình trải nghiệm để khắc sâu những kiến thức đó.
- Thứ nhất:Phải thay đổi hình thức tạo hứng thú cho trẻ, lựa chọn
những hình thức thủ thuật phù hợp để trẻ làm quen với chữ cái
Trẻ “chơi mà học, học bằng chơi” và luôn bị thu hút bởi những điều mới lạ.
Trẻ sẽ khám phá những khía cạnh khác nhau của mình thơng qua những
tìnhhuống mới, những trải nghiệm mới mà cơ mang đến. Chính vì vậy để lơi
cuốn trẻ vào được bài học ngay lúc đầu là điều mà tơi ln chăn trở, mình phải
làm như thế nào, thay đổi hình thức ra sao, sử dụng tình huống nào để trẻ có thể
được trải nghiệm cùng với cô. Thay đổi để trẻ không thấy nhàm chán trẻ hào
hứng hiệu quả giờ học sẽ nâng cao.
Ví dụ 1:Với đề tài “làm quen chữ cái a,ă,â” chủ đề bản thân.
- Ổn định tổ chức - gây hứng thú:cơ tạo tình huống: xây dựng mơ hình
giống siêu thị Miền Tây với nhiều gian hàng khác nhau (gian hàng quần áo, dày
7
dép, mũ nón, bánh kẹo...). Vào giờ học cơ thơng báo với cả lớp là trong tháng
này lớp mình sẽ có sinh nhật của 2 bạn đấy. Để biết xem sinh nhật của bạn nào
thì chúng mình nhìn lên màn hình xem vidieo bạn nào sẽ xuất hiện.
Trẻ nói tên bạn và nói lên nguyện vọng muốn tổ chức sinh nhật và tặng q
cho bạn ấy. Sau đó cơ tổ chức cho trẻ đi siêu thị để mua quà tặng cho bạn. Tổ 1
sẽ mua áo len, tổ 2 mua khăn tay, tổ 3 mua cái quần sau đó sẽ mời trẻ về khám
phá món đồ và dự sinh nhật. Tôi nhận thấy khi trẻ được đi thăm quan siêu thị
miền tây và cùng khám phá những món quà tặng cho bạn trẻ rất hứng thú, chú ý
mạnh dạn bày tỏ ý kiến của mình.
Ví dụ 2:Đối với tiết học trị chơi chữ cái b,d,đ.
Tơi đã gây hứng thú cho trẻ như sau:saumàn chào hỏi,để thay đổi khơng
khí tơi sẽ cho các bạn sẽ nhảy theo vũ điệu “những chữ cái vui nhộn” với âm
nhạc sôi động phù hợp với tiết tấu của bài thơ trẻ sẽ nhảy và đọc bài thơ một
cách thích thú, qua vũ điệu về chữ cái giúp trẻ nhớ lâu về chữ cái đó.
Bài thơ: Chữ cái b,d,đ
Chữ bờ còn gọi chữ bê
Xinh xinh cái bụng bé mê chữ bờ
Viết hoa thật khó khơng ngờ
Bé quyết tâm luyện chữ bờ viết hoa.
Chữ dờ tên quá buồn cười
Chữ dê cũng vậy chẳng tươi tí nào
Dờ-Dê đều đúng không sao
Cả lớp của bé bạn nào cũng thông.
Tên đờ nhưng cũng là đê
Gọi đờ nghe nặng chẳng mê chút nào
Cịn đê mềm mại biết bao
Sơng nào cũng có đê bao đôi bờ.
Hay bài thơ về chữ cái ngắn gọn, trẻ đọc giao lưu đối đáp giữa các tổ với
nhau nhưng giúp trẻ biết được đặc điểm, cấu tạo của từng chữ.
Bài thơ: Bé chơi ghép nét
Trong chữ b bé học
Có hai nét bạn ơi
Nào ta cùng vui chơi
Và thử tài ghép nét
Nét gì đứng đằng trước
(Nét sổ thẳng)
Cịn nét gì đứng sau
(Nét cong trịn)
Bé hãy ghép thật mau
Chữ cái b,b,b
Ví dụ 3:Trong chủ đề thế giới động vật với đề tài: Làm quen chữ cái
p,qtôi gây hứng thú cho trẻ như sau.
Chị Ong vàng xin chào các em! Chị Ong vàng rất vui mừng được gặp lại các
em trong chương trình 10 vạn câu hỏi vì sao ngày hơm nay. Chương trình 10 vạn
8
câu hỏi vì sao đã mang đến cho các em rất nhiều điều thú vị, hơm nay chương
trình sẽ đưa các em đến với thế giới các con vật đấy!
+ Các em biết gì về thế giới các con vật hãy kể cho chị cùng được biết nào?
Giáo dục: Thế giới các con vật vô cùng đa dạng và phong phú, nó cịn mang
lại nhiều ích lợi cho đời sống con người chúng ta nên các em phải bảo vệ và
chăm sóc các con vật chu đáo.
Hơm nay chương trình 10 vạn câu hỏi vì sao sẽ giành cho các em những
điều bí mật và để khám phá các em hãy “Lắng nghe! Lắng nghe”
“Cá gì để cúng ơng Cơng
Cá gì để cho ơng Táo đi lên trầu trời”
Hình ảnh con cá chép sẽ xuất hiện.
Khi dạy trẻ làm quen với chữ cái, tơi ln suy nghĩ tính mới lạ, hấp dẫn. Tơi
nghĩ hình thức tổ chức hoạt động khơng nên bị bó buộc theo một mơ tp, cứng
nhắc mà phải linh hoạt, sáng tạo để trẻ không bị nhàm chán. Tránh cho trẻ làm
quen theo lối áp đặt mà phải tạo cơ hội cho trẻ được hoạt động. Tuy nhiên việc
lựa chọn hình thức tổ chức cần phù hợp vào điều kiện hoàn cảnh, căn cứ vào khả
năng nhận thức và kinh nghiệm của trẻ. Bởi một hình thức tổ chức có thể phù
hợp với đối tượng này nhưng không phù hợp với đối tượng khác.
Qua việc sử dụng linh hoạt và sáng tạo các hình thức gây hứng thú, tôi thấy
trẻ rất say mê hứng khởi khám phá những nội dung tiếp theo.Khi trẻ vui vẻ hào
hứngbản thân tơi cũng đã hình thành một nguồn năng lượng tích cực lan tỏa đến
trẻ qua ánh mắt cử chỉ điệu bộ lời nói tơi thấy kết quả học tập của trẻ rất cao.
- Thứ hai: Sáng tạo và sử dụng hiệu quả các trò chơi trong hoạt động
dạy trẻ làm quen với chữ cái
Trị chơi khơng chỉ là “nguồn sống” nuôi dưỡng trẻ cả về thể chất lẫn tâm
hồn và trí tuệ mà cịn là nguồn thơng tin vơ tận. Trạng thái xúc cảm lành mạnh
trong khi chơi thúc đẩy q trình phát triển các năng lực tâm lí chung của trẻ
mẫu giáo. Tơi đã sử dụng trị chơi làm phương tiện dạy trẻ học, tổ chức cho trẻ
học dưới hình thức chơi, dạy trẻ học thơng qua các trị chơi. Việc tích hợp các
hoạt động của trẻ theo chủ đề trên cơ sở lấy hoạt động chơi làm hoạt động chính
đã làm cho hoạt động học tập của trẻ tự nhiên, sinh động và hứng thú hơn.
Tôi luôn sưu tầm và thiết kế nhóm trị chơi chữ cái có luật (trò chơi học tập,
trò chơi vận động) xen kẽ với nhau phù hợp với trẻ, với chủ đề học và khai thác
ưu thế của chúng giúp trẻ thay đổi khơng khí và đảm bảo sức khỏe cho trẻ. Dưới
đây là 1 số trị chơi tơi đã tổ chức và thu được kết quả tốt.
Ví dụ 4:Đề tài làm quen chữ cái i,t,c. Chủ đề thế giới động vật tôi đã sử
dụng trò chơi tĩnh và động.
+ Trò chơi tĩnh: “xếp chữ cái theo yêu cầu”
- Mục đích:Củng cố kiến thức, hình thành cho trẻ kỹ năng ghi nhớ và quan
sát nhanh phát triển khả năng nhanh nhạy ở trẻ.
- Chuẩn bị: cô chuẩn bị các nét chữ cái rời i,t,c và bảng.
+ Cô hỏi trẻ: Các con hãy khám phá xem trong rổ các con có những gì?
+ Với những nét chữ này chúng mình dùng để làm gì?
- Cách chơi: Cô cho trẻ ngồi thành 3 đội, mỗi trẻ có 1 bảng 1 rổ đựng các nét
chữ cái. Nghe hiệu lệnh và xếp chữ theo yêu cầu như:
9
+ Hãy xếp cho cơ chữ cái có 1 nét sổ thẳng và 1 dấu chấm ở trên đầu?
+ Hãy xếp cho cơ chữ cái có 1 nét sổ thẳng và 1 nét ngang ở trên?
+ Hãy xếp cho cô chữ cái có 1 nét cong hở phải?
+ Hãy xếp cho cô 3 chữ cái i,t,c lần lượt từ trái sang phải?
Hình ảnh 4: Các đội chơi ghép chữ cái i,t,c
- Trị chơi động “Bước chân kỳ diệu”
+ Mục đích: Củng cố kiến thức, hình thành cho trẻ kỹ năng ghi nhớ và quan
sát nhanh phát huy tinh thần đồng đội của trẻ.
+ Chuẩn bị: dùng giấy dạ cắt thành các con vật sống trong rừng, mỗi con vật
có chứa những chữ cái. 3 bảng có các ơ chứa chữ cái. Cắt các chữ cái mà trẻ đã
được học và những chữ cái trẻ chưa học cắt bằng xốp dán xen kẽ trên giấy dạ.
+ Cách chơi: Chia trẻ ra thành 3 đội chơi, trẻ nhảy vào các chữ cái trẻ đã
được học sau đó lên chọn chữ cái đã học mà cô yêu cầu. Cắm vào ô và chạy
nhanh về cuối hàng bạn sau lại tiếp tục lên.
+ Luật chơi: Thời gian dành cho 3 đội là một bản nhạc. Đội nào chọn được
nhiều chữ cái đúng yêu cầu sẽ là đội chiến thắng.
Hình ảnh 5: Trẻ tham gia trò chơi “Bước chân kỳ diệu”
Khi học bằng chơi, học thông qua chơi và trẻ giải quyết nhiệm vụ học dưới
hình thức chơi nhẹ nhàng, hấp dẫn trẻ khơng có cảm giác bị áp đặt học căng
thẳng mà trái lại chúng thấy thoải mái, vui vẻ, trẻ cười nhiều hơn trẻ sẽ thấy thú
10
vị với việc học của mình. Chính điều đó sẽ phát huy được tính tích cực, tính
sáng tạo của trẻ trong học tập cũng như tạo cho trẻ có hứng thú lâu dài với việc
học của mình, giúp trẻ dễ dàng khắc sâu kiến thức, Tôi nhận thấy những chữ cái
của giờ học đó trẻ sẽ nhận biết được đến 95%.
2.3.3. Giải pháp 3: Sử dụng tốt công nghệ thông tin và đồ dùng trực
quan trong hoạt động dạy trẻ làm quen với chữ cái
Việc sử dụng các ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động giảng dạy
trong chương trình giáo dục mầm non nói chung và hoạt động làm quen với chữ
cái nói riêng là điều vơ cùng cần thiết. Công nghệ thông tin giúp giáo viên thiết
kế ra những bài giảng trực quan, sinh động, sáng tạo đa sắc mầu trẻ được tiếp
xúc với với máy chiếu, ti vi, máy tính, âm thanh tạo nên mơi trường học tập thân
thiện, học sinh tích cực. Khơng chỉ nghe, nhìn, học sinh mầm non cịn được thực
hành nội dung bài học một cách bài bản thông qua các đoạn video sinh động, âm
nhạc vui tươi hấp dẫn, qua các trị chơi trên máy tính. Để trẻ khơng bị bỏ xa
trong thời đại 4.0 nhất là trẻ em ở nơng thơn, miền núi nơi điều kiện cịn nhiều
khó khăn.
Phương pháp học này khơng cần phải bó buộc theo khn khổ cứng nhắc
như trước đây. Nhưng làm thế nào để đưa công nghệ thông tin đến với trẻ gần
nhất, hiệu quả cao nhất, lồng ghép xuyên suốt trong tiết dạy hay trong hoạt động
làm quen với chữ cái đòi hỏi người giáo viên phải có những kỹ năng cần thiết về
tin học. Đối với tơi để có những kỹ năng cơ bản về tin học về trình chiếu địi hỏi
bản thân khơng ngừng học tập nâng cao trình độ kỹ năng sử dụng cơng nghệ
thơng tin. Bên cạnh đó vẫn tìm tịi học hỏi thêm cách làm hiệu ứng powerpoint
trên máy tính và biết chắt lọc, lựa chọn những nội dung hình ảnh có ý nghĩa
đúng với chủ đề giáo dục, đúng với từng bài dạy mà cô muốn truyền đạt đến trẻ.
Các bài giảng powerpoint là những gợi ý tốt để giáo viên có thêm những ý tưởng
sáng tạo mới nhằm tổ chức các hoạt động cho trẻ một cách sinh động cuốn hút
và đạt hiệu quả cao hơn.
Ví dụ1:Chuẩn bị giáo án điện tử cho giờ dạylàm quen chữ cái l,m,nchủ
đề thế giới thực vật.
Đầu tiên tôi phải xác định được nội dung trọng tâm của bài học sau đó tìm
kiếm và chọn lựa những hình ảnh minh họa. Khơng chỉ chuẩn bị các hình ảnh
minh hoạ mà tôi muốn thay đổi sự mới lạ đối với trẻ, tơi đã lựa chọn các video
có liên quan đến bài học, về chủ đề đang thực hiện. Nhưng để tải được các video
tôi phải vào youtube để tải các video về máy tính. Tuy nhiên, khơng phải tải
video nào về máy cũng cài vào slide được mà phải qua quá trình phải tải phần
mềm rồi chỉnh sửa những đoạn mình cần dùng vào trọng tâm trong bài học.
Đồng thời ở phần ổn định tổ chức hay ở trò chơi củng cố, khi tổ chức các trò
chơi động để tăng thêm phần hứng thú, sơi nổi của trị chơi tơi sẽ cài nhạc ngay
vào slide để khi tổ chức thuận lợi cho tôi hơn so với cách mở thông thường.
Trước tiên tơi chọn phơng chữ chuẩn .VnAvantđể soạn thảo, sau đó sau đó
tơi sử dụng powerpoint trình chiếu. Mỗi slide là một nội dung riêng cho từng
phần. Phần ổn định gây hứng thú tôi thường lồng ghép âm nhạc cho phần chào
hỏi sử dụng video bài hát “các loài hoa” cho trẻ vận động cùng.
11
Silde sau cho trẻ xem hình ảnh các lồi hoa có các chữ cái: l,m,n và cho trẻ
tìm ơn chữ cái đã học và làm quen chữ cái chưa học. Sau khi ôn chữ cái đã học
và làm quen chữ cái chưa học, cho trẻ xem lần lượt hình ảnh từng chữ cái: l,m,n
dạy trẻ cách phát âm, nhận biết cấu tạo, đặc điểm, so sánh điểm giống và khác
nhau, các kiểu chữ của từng chữ cái.
Cô đưa ra những câu hỏi ngắn gọn, đi từ dễ đến khó, mang tính gợi mở, kích
thích trẻ tư duy, tránh những câu hỏi đóng bởi dạng câu hỏi đó trẻ thường chờ sự
gợi ý của cơ.
Ví dụ2:Trong tiết làm quen chữ cái l,m,n Tôi sử dụng những câu hỏi:
+ Trong từ “hoa mai” có những chữ cái nào chúng mình đã được học?
+ Quan sát chữ m, bạn nào có nhận xét gì về đặc điểm của chữ mchữ
mgồm mấy nét?
+ Hãy so sánh sự giống nhau và khác nhau giữa chữ m, nnào?
+ Bạn nào có thể nhắc lại cách phát âm của chữ cái l, m, nnào?
Việc sử dụng ứng dụng công nghệ thông tin vào tiết chữ cái nhằm lôi cuốn
hấp dẫn trẻ, giáo viên cần lựa chọn và cài đặt các hình ảnh rõ nét khơng nên lạm
dụng quá nhiều màu sắc lòe loẹt gây rối mắt trẻ mà hiệu quả khơng cao, làm nổi
bật nội dung chính mình cần truyền đạt đến trẻ. Đồng thời lựa chọn hiệu ứng
phải chọn một nhóm nhất định. Tơi thường dùng nền trắng nên các chữ cái tôi
dùng màu đỏ, màu xanh nước biển. Riêng về phần hiệu ứng nếu quá nhiều sẽ
gây rối nên tơi lựa chọn một nhóm hiệu ứng nhất định bao gồm: Peek In (từ dưới
vào giữa), Wedge (tách ra) ...
Theo tôi đối với trẻ mẫu giáo những cái gì gần gũi với trẻ, trẻ sẽ nhận ra và
biết tưởng tượng và phán đốn được.Do đó khi thực hiện các chủ đề như
“Trường mầm non, bản thân, gia đình, q hương đất nước…”tơi thường sử
dụng máy điện thoại chụp các hình ảnh gần gũi với trẻ như: Trường mầm non
nơi trẻ đang học, quê hương nơi trẻ đang sống, gia đình của bé, sau đó đó đưa
vào slide để vào làm hình ảnh minh họa khi làm quen với một chữ cái mới thì trẻ
vơ cùng thích thú.
Trong quá trình dạy trẻ làm quen với chữ cái tôi thường xuyên tạo điều kiện
để trẻ được làm quen và tương tác với máy tính, trẻ được trực tiếp lên chơi và
dùng chuột chơi thơng qua các trị chơi trên máy như trị chơi:Ong tìm chữ, ơ
cửa bí mật, hay trò chơi hái táo, thỏ nhổ cà rốt...tùy thuộc vào từng chủ đề và nội
dung bài học tôi sẽ chọn trị chơi cho phù hợp.
Ví dụ 3: Ở chủ đề chim và các loại cơn trùng có tiết trị chơi chữ cái p,q
Tơi cho trẻ chơi trị chơi ong tìm chữ trên máy tính.
Trẻ sẽ tìm những chữ cái trẻ đã học, hoặc tìm từ cịn thiếu bằng cách kích
chuột vào phương án mình chọn. Có nhiều phương án cho trẻ lựa chon, nếu
chọn đúng con Ong sẽ công chữ về đúng tổ của mình, nếu sai Ong sẽ khơng
cơng chữ về tổđược tơi thấy trẻ rất thích lên trải nghiệm chơi trên máy tính.
Qua tiết dạy bằng phương pháp này tơi nhận thấy trẻ rất thích, chăm chú
nghe và theo dõi từng cử động của các hình ảnh có trên màn hình và các từ chỉ
các hình ảnh đó. Nên kết quả đạt rất cao, hầu hết các trẻ nhớ được các chữ cái rõ
hơn và lâu hơn. Tuy nhiên, để cô và trẻ không lạm dụng quá vào công nghệ
12
thơng tin khiến trẻ nhàm chán và phải nhìn nhiều vào màn hình ti vi mà khơng
trực tiếp được cảm nhận đồ dùng trực quan bằng mắt và tay. Nên tôi đã chủ ý
sắp xếp sử dụng những đồ dùng trực quan gần gũi với trẻ hàng ngày do cô làm
và sưu tầm để trẻ tiếp cận 1 cách nhanh nhất và gần gũi nhất.
- Cô chuẩn bị và sử dụng đồ dùng trực quan của cô và trẻ sáng tạo và
linh hoạt
Theo tôi thấy việc chuẩn bị chu đáo cho tiết dạy là rất quan trọng trong việc
nâng cao chất lượng giờ dạy, ngồi ứng dụng tốt cơng nghệ thơng tin thì đồ
dùng, đồ chơi phục vụ giảng dạy là rất cần thiết. Đồ dùng, đồ chơi là chiếc cầu
nối giữa trẻ và hoạt động học, cho trẻ hoạt động với đồ dùng, đồ chơi là cách
thức giúp trẻ tự mình trải nghiệm kiến thức mà cơ muốn truyền đạt. Một giờ học
không thể đạt kết quả cao nếu như thiếu đồ dùng giảng dạy. Do đó việc lựa chọn
đồ dùng phù hợp với tiết dạy là vô cùng quan trọng. Đồ dùng trực quan cũng
như những đồ dùng để phục vụ cho các cháu trong hoạt động “làm quen với Chữ
cái” phải đẹp, an toàn, dễ sử dụng, sinh động thì giờ học mới đạt kết quả cao.
Ví dụ 4:Trong giờ làm quen chữ cái i,t,c chủ đề thế giới động vật.
Trước tiên Tơi đã bố trí khơng gian lớp học ngăn nắp, khoa học và bắt mắt
tạo không gian mở cho trẻ học. Đồ dùng cho trẻ học được tự tạo bằng những
nguyên vật liệu như giấy bìa, xốp, giấy dạ... từ những ngun liệu ấy tơi đã tạo
ra những nét chữ cái để trẻ có thể sờ và cảm nhận nét chữ, ngoài ra để trẻ học
được cấu tạo của các nét chữ. Ngồi ra tơi cịn làm thành những chiếc bảng để
trẻ có thể xếp những chữ cái vừa học bằng đồ chơi lắp ghép hay hạt vòng, sỏi để
tạo thành chữ. Trước khi vào giờ học tôi sẽ hỏi trẻ và giới thiệu về cơng dụng và
mục đích để trẻ hiểu rõ hơn. Tơi thường sử dụng câu hỏi.
+ Trên bàn có những đồ dùng gì đây các con? trong rổ có những nét chữ gì?
+Với các nét chữ này chúng mình sẽ xếp được chữ gì?
+ Với miếng ghép và hạt vịng chúng mình sẽ ghép chữ gì hơm nay?
Hình ảnh 6: Hình ảnh cô và trẻ cùng chuẩn bị đồ dùng cho giờ học làm
quen chữ cái i, t, c.
Hay để chuẩn bị cho trị chơi “đồng đội chung sức” tơi đã chuẩn bị đồ
dùng đẹp mắt thu hút giác quan của trẻ. Trẻ trực tiếp được chơi và cảm nhận.
- Cô chuẩn bị: + 3 con đường hẹp bằng giấy dạ hai bên là cỏ.
13
+ 3 mơ hình khu bảo tồn thiên nhiên quốc gia.
+ 6 xe ơ tơ có dán ký hiệu chữ cái của đội mình.
+ 6 chiếc gậy gỗ được quấn quanh 2 mầu bằng giấy dạ.
+ 6 chiếc rổ nhựa đựng đồ dùng.
+ Các con vật có chứa các chữ cái đã học.
Qua đó tơi thấy việc chuẩn bị đồ dùng đồ chơi đẹp mắt, bài trí khoa học
cùng với sử dụng cơng nghệ, lồng ghép âm nhạc vào trị chơi đã đem lại hiệu
quả cao trẻ rất hứng thú tham gia chơi.
Hình ảnh 7: Đồ dùng đồ chơi cho trò chơi “đồng đội chung sức”
2.3.4. Giải pháp 4: Cho trẻ làm quen, ôn tập về chữ cái mọi lúc, mọi nơi
trong các hoạt động hàng ngày của trẻ
Đặc điểm của trẻ lứa tuổi này là nhanh nhớ nhưng cũng chóng qn. Chữ cái
là những kí hiệu khó nhớ đối với trẻ.Để trẻ hào hứng với việc học chữ cái và
nhớ chữ thì khơng thểchỉ làm quen chữ cái trọnghoạt động học chính, mà phải
cho trẻ học mọi lúc mọi nơi thông qua các hoạt động hàng ngày. Đặc biệt tơi trú
trọng xây dựng, tạo ra các tình huống cụ thể để trẻ trực tiếp trải nghiệm thì trẻ
càng ghi nhớ và khắc sâu chữ cái đó.
Thơng qua các giờ đón, trả trẻ
Khi trẻ đến lớp cơ có thể cho trẻ tìm các chữ cái đã học gắn lên “góc chữ
cái” hoặc các từ thiếu trong các cụm từ cô đã chuẩn bị ở góc chơi học tập. Tơi
cịn chuẩn bị 1 số tranh ảnh về chủ đề đang học, các bức tranh đẹp, sắc nét, bên
dưới tranh cịn có chữ cái để bé gọi tên(ví dụ trong chủ đề nghề nghiệp: dưới
tranh “bác sĩ”có từ “b¸c sĩ”) Sau đó tơi cho trẻ tìm chữ cái vừa học trong tranh,
ơn lại cho trẻ những chữ cái đó, giới thiệu chữ cái mới tới trẻ.
Trong hoạt động học
Để tích hợp các chữ cái vào trong những môn học khác trước tiên tôi cần xác
định nội dung bài dạy và lên kế hoạch tổ chức lồng ghép chữ vào trong môn học
sao cho hợp lý. Giáo viên cần dẫn dắt trẻ bằng ngôn ngữ linh hoạt, sáng tạo và
ứng xử nhanh để tạo sự chú ý của trẻ trong tiết học. Kết hợp nhuần nhuyễn các
bộ mơn khác để trẻ có kiến thức sâu về chữ cái. Tích hợp chữ cái trong văn học
rất phù hợp. Chẳng hạn như tích hợp câu chuyện, bài thơ có nhân vật, sự vật,
con vật để bé gọi tên, làm quen. Ví dụ câu chuyện “dê đen dê trắng”
Ví dụ 1: Trong giờ hoạt động tạo hình: Tiết “Nặn con gấu” chủ đề: thế giới động vật
14
- Cơ chuẩn bị: 1 mơ hình khu bảo tồn thiên nhiên, trong khu bảo tồn có phân
khu riêng cho từng chú gấu. Để trẻ nhận biết được bài mình, bài bạn tôi đã gắn
vào mỗi ô là 1 chữ cái. Sau khi trẻ thực hiện nặn xong cô mời trẻ lên trưng bầy
sản phẩm của mình, mỗi trẻ 1 ô. Trẻ sẽ nhớ được chú gấu của mình ở đâu. Khi
cho trẻ đánh giá sản phẩm cô sẽ hỏi trẻ “A các chú gấu đã được về nhà rồi đấy,
các chú ấy rất vui và đang mỉm cười cảm ơn các con đấy. Các con hãy nhìn xem
trong các con gấu các con thích con nào nhất, Vì sao?... Nó nằm ở khu có chữ
cái gì?” qua đó trẻ sẽ nhớ được chữ cái và được phát âm chữ cái đó.
Hình ảnh 8: Trẻ trưng bày sản phẩm của mình.
Trong hoạt động góc
Các góc chơi đều có các chữ cái, cơ cho trẻ tự tìm hiểu như làm các bài tập
như gắn, viết và gài chữ theo mẫu. Cho trẻ gạch chân chữ cái vừa học trong một
bài thơ, hoặc tìm chữ cái đã học trong một trang sách mà trẻ đang xem, trẻ đi
mua hàng có chứa những chữ cái đã học. Hoặc cho trẻ nặn, ghép chữ cái từ các
nét cô đã chuẩn bị, tô chữ cái rỗng hoặc xếp chữ cái từ các chấm tròn, hột hạt...
Như góc học tập trẻ lên gắn những chữ cái đã học và cùng phát âm. Bên cạnh đó
thường xuyên quan sát trẻ, ghi chép vào sổ để theo dõi, đánh giá quá trình phát
triển của trẻ nhằm điều chỉnh các biện pháp giáo dục đối với từng cá nhân trẻ.
Thơng qua các giờ hoạt động ngồi trời
Trong giờ hoạt động ngồi trời tơi cùng trẻ xếp các hột, hạt, hịn sỏi hay
lácây thành các chữ đã học, tơi sẽ sử dụng các câu hỏi.
+ Hôm qua cô và các con vừa học những chữ cái nào?
+ Cơ có thể dùng sỏi, lá cây… để xếp chữ cái được không?
+ Với chữ cái k, h…cô sẽ xếp nét chữ nào trước? Cô sẽ ở cạnh hướng dẫn
và giúp đỡ trẻ xếp những chữ cái trẻ vừa học.
Ở trong sân trường mỗi cây đều có bảng chữ tên của cây đó, khi đi dạo tôi
giới thiệu cho trẻ tên và công dụng từng loại cây.Cô sẽ cho trẻ đọc tên các loại
cây, phát âm các chữ cái đã học, làm quen chữ cái mới. Cho trẻ tập nhận ra các
chữ cái viết thường, chữ in, chữ hoa trên các biểu bảng trong sân trường như
bảng nội quy, bảng thông tin.
Tổ chức cho trẻ chơi các trị chơi dân gian có đọc đồng dao như trò chơi
“Rồng rắn lên mây” trong lúc đọc các từ “Rồng, rắn, lúc lắc …” các cháu phải
15
cong lưỡi vì có chữ: r và l qua đó trẻ sẽ phát âm chuẩn hơn. Hoặc chơi trò chơi
“Bật liên tiếp”, nhảy lò cò … trẻ bật vào chữ nào thì đọc to chữ cái đó.
Ví dụ2: Khi cho trẻ chơi trị chơi mèo đuổi chuột, tơi đã dùng phấn viết lên
sân trường chữ cái vừa học và cho trẻ đứng vòng tròn để phát âm và chơi. Bạn
nào bị bắt sẽ lặc cò cò quanh chữ và đọc to.
Hình ảnh 9 : Trẻ tham gia trị chơi mèo đuổi chuột
Trong giờ hoạt động chiều - Chơi theo ý thích
Cơ tổ chức cho trẻ làm vở làm quen với chữ cái, cô hướng dẫn trẻ tô mầu
chữ cái in rỗng, đồ chữ viết thường trong vở làm quen chữ cái, hay cơ vừa giới
thiệu và tìm cắt chữ trong sách báo.
Đến giờ hoạt động chơi theo ý thích ở góc học tập tơi đã chuẩn bị những đồ
dùng cần thiết như đồ chơi lắp ghép, hay lá cây và bảng để trẻ có thể xếp những
chữ cái trẻ đã học, tôi thường sử dụng các câu hỏi?
+ Hôm nay các con sẽ xếp chữ cái gì nào?
+Chữ b, d, đ…gồm có mấy nét nào?
Trong khi chơi trị chơi này tôi đã chủ ý xếp cặp những trẻ khá ngồi cạnh trẻ
yếu để hướng dẫn bạn xếp chữ và đọc cùng mình. Trẻ được trải nghiệm trực tiếp
nên sẽ khắc sâu kiến thức, trẻ học vui mà lại hiệu quả.
Hình ảnh 10: Trẻ xếp chữ trong giờ hoạt động chơi theo ý thích
16
2.3.5. Giải pháp 5: Tích cực phối kết hợp với phụ huynh trong hoạt
động dạy trẻ làm quen với chữ cái
Ngoài giờ trẻ học trên lớp, các kiến thức kỹ năng về chữ cái phải được ôn
luyện ở nhà.Vậy làm thể nào để tuyên truyền với phụ huynh một cách thuyết
phục, đạt kết quả cao, phối kết hợp thật tốt? Đây cũng là vấn đề không đơn
giảnnếu người giáo viên luôn làm tốt công tác phối kết hợp với phụ huynh để
phụ huynh cùng mình giúp trẻ phát triển tồn diện thì sẽ mang lại thành cơng
hơn nữa trong cơng tác giảng dạy. Từ đó sẽ phần nào phụ huynh thấu hiểu và
biết được một số phương pháp hay để dạy trẻ từ giáo viên. Để làm tốt điều này
trong công tác tuyên truyền với phụ huynh tôi đã thực hiện các giải pháp sau:
Vào năm học nhà trường thường tổ chức họp phụ huynh đầu năm lúc đó là
lúc tơi tìm hiểu thêm về hồn cảnh của các cháu, từ đó trao đổi với phụ huynh
cùng với phụ huynh tìm ra phương pháp để giúp trẻ tiến bộ hơn. Với cách làm
này phụ huynh sẽ nhận ra rằng việc học của trẻ là rất quan trọng và nó cần được
phối hợp giữa gia đình và giáo viên, qua đó tơi tạo niềm tin cho gia đình để họ
biết rằng giáo viên ln quan tâm đến con mình. Kết quả cho thấy tôi rất dễ
dàng trong việc kêu gọi phụ huynh cùng tôi tham gia giáo dục hai chiều đặc biệt
với mơn học làm quen với chữ cái.
Ví dụ 1: Trong cuộc họp
phụ huynh tơi có thể trao đổi
tình hình học tập của con em
mình, trả lời với phụ huynh
những điều còn thắc mắc, giới
thiệu về các loại sách vở để
phụ huynh tham khảo về dạy
thêm con mình.Hướng dẫn với
phụ huynh về cách phát âm,
cách đồ chữ để phụ huynh
nắm được tầm quan trọng và
phát âm chuẩn các chữ cái,
phụ huynh rất đồng tình ủng
Hình ảnh 11: Cuộc họp phụ huynh đầu năm
hộ.
Để phụ huynh có nhận thức và hiểu sâu sắc về công việc của giáo viên hàng
ngày ở lớp tôi đã mời cha mẹ trẻ dự giờ các tiết học, đặc biệt là tiết học chữ cái
của các con trên lớp và các hoạt động của trẻ ở trường. Không những thế, tôi
vận động tuyên truyền với phụ huynh trong việc quyên góp, ủng hộ các nguyên
vật liệu để cô và trẻ cùng làm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho tiết học “chữ cái” và
cả trong các hoạt động khác.Tơi lên kế hoạch chương trình dạy, nội dung dạy
dán vào bảng tuyên truyền với phụ huynh ở ngoài cửa lớp để phụ huynh theo dõi
biết được tuần này học đến chữ cái gì để về ơn luyện cho con em mình. Hằng
ngày vào lúc đón trẻ, trả trẻ tôi thường xuyên trao đổi với phụ huynh về tình
hình học tập của trẻ. Đối với những cháu yếu, ngồi việc học ở lớp, tơi cịn tranh
thủ nhờ phụ huynh giúp đỡ kèm cho cháu ở nhà.
17
Ví dụ 2:Một cách giáo dục rất đơn giản trong phương pháp giáo dục trẻ phát
âm đúng âm của chữ cái "q" (Cu), có một số phụ huynh hướng dẫn con em mình
đọc thành chữ "quờ", chữ "x" thành chữ " ích xì", chữ "s" thành chữ " Ét sờ".
Chữ “p” thành chữ “phờ” Để có một hình thức thống nhất khi dạy trẻ phát âm
đúng chính xác chữ cái tơi có thể gặp phụ huynh trao đổi, giải thích để đi đến
dạy trẻ phát âm một cách chuẩn và chính xác nhất.
Do tình hình dịch bệnh nên nhiều gia đình có trẻ mắc covid trẻ khơng đi học
đều do đó kênh thơng tin liên lạc trao đổi chính với phụ huynh là zalo, facebook.
Thơng qua nhóm zalo của lớp tôi sẽ thông báo cho phụ huynh biết tuần này các
bé học chữ cái gì. Nội dung chính để phụ huynh dạy lại trẻ như thế nào? Hoặc
chia sẻ các video hay về chữ cái để cho trẻ xem và học. Ln khuyến khích các
bậc phụ huynh quay lại q trình trẻ học để gửi cho cơ giáo. Cơ sẽ trực tiếp gọi
và khen ngợi trực tiếp đến trẻ. Cô sẽ quay lại tiết học có cơ và các bạn, cho các
bạn gửi lời hỏi thăm tới trẻ và mong bạn nhanh khỏi ốm đến học và chơi với
chúng mình.
Thơng qua quá trình phối hợp với phụ huynh bản thân tôi thấy, tôi đã tạo
được niềm tin đến phụ huynh, đã tạo được sự thống nhất giữa gia đình và nhà
trường về việc chăm sóc giáo dục trẻ, tạo được sự thống nhất về phương pháp
cách thức tổ chức giáo dục trẻ về hoạt động chữ cái nói riêng và các hoạt động
học khác nói chung, tránh được những mâu thuẫn về cách giáo dục trẻ giữa gia
đình và nhà trường. Qua đó cho thấy nếu như gia đình và nhà trường có sự kết
hợp chặt chẽ thì sẽ tạo nên được một mối quan hệ gần gũi cởi mở giữa 2 bên và
cả 2 bên sẽ nhận được những đóng góp chân thực và những kinh nghiệm rất
thiết thực và q báu trong q trình chăm sóc và giáo dục con em mình.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường:
* Đối với trẻ:
Với những giải pháp nêu trên sau khi thực hiện đồng bộ tôi thấy: giờ học
làm quen chữ cái đạt kết quả tốt hơn, giờ học trở nên sinh động, trẻ thoải mái,
hứng thú học và tích cực tham gia vào các hoạt động. Cô và trẻ cũng gần gũi
nhau hơn, trẻ của lớp mạnh dạn và tự tin hơn trước rất nhiều.
100% trẻ nhận biết và phát âm đúng 29 chữ cái trong chương trình giáo dục
mầm non do Bộ Giáo Dục Và Đào Tạo ban hành.Qua việc thực hiện các giải
pháp mới sáng tạo trong hoạt động giáo dục "Làm quen với chữ cái" Tôi đã thu
được kết quả sau:
BẢNG 2:BẢNG KẾT QUẢ KHẢO SÁT TRÊN TRẺ LỚP MẪU GIÁO LỚN B SAU
KHI ÁP DỤNG CÁC GIẢI PHÁP (Tháng 3 - 2022)
TT
Nội dung
Số
trẻ
khảo
sát
1
- Trẻ nhận biết đúng mặt chữ 29
chữ cái và phát âm rõ ràng.
34
Sau khi thực hiện đề tài
Mức độ
Đạt
Chưa đạt
Số
Tỷ lệ
Số
Tỷ lệ
trẻ
%
trẻ
%
33
97.5
1
2.5
18
2
- Trẻ biết tập tô, tập đồ các nét
chữ.
34
34
100
0
0
3
- Trẻ hứng thú, tích cực tham gia
các trị chơi và hoạt động làm
quen chữ cái.
34
34
100
0
0
4
- Trẻ nhận biết được 1 số ký hiệu
thông thường trong cuộc sống.
34
91.1
3
8.9
31
Kết quả: Qua thời gian thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng
làm quen với chữ cái tôi nhận thấy số trẻ ở mức độ trẻ đạt đã lên ở mức cao (từ
64,2 lên đến 97,1%), tỉ lệ không đạt xuống mức thấp (từ 35.8 xuống cịn 2,85%).
Qua đó thấy rằng những giải pháp trên đã đem lại hiệu quả cao đối với trẻ.
* Đối với bản thân
Có thể nói q trình nghiên cứu sáng kiến cũng là quá trình bản thân đã vận
dụng giữa lý thuyết và thực hành để tìm ra những phương pháp phù hợp có hiệu
quả với đối tượng nghiên cứu.Tôi đã xây dựng được môi trường học theo hướng
mở phong phú phù hợp với nội dung của từng chủ đề, đồ dùng đồ chơi trang
thiết bị dạy học luôn trang bị đầy đủ hấp dẫn trẻ.
Bản thân Tôi đã linh hoạt, sáng tạo, tự tin hơn khi tổ chức các hoạt động.
Bên cạnh đó tơi đã tạo được niềm tin sự quan tâm và ủng hộ của các bậc phụ
huynh. Từ đó giúp phụ huynh nhận thức rõ được tầm quan trọng của việc dạy trẻ
làm quen với chữ cái, cùng phối kết hợp với cô giáo tạo điều kiện cho trẻ nhận
biết đúng mặt chữ 29 chữ cái và phát âm rõ ràng góp phần nâng cao chất lượng
giáo dục trẻ.
* Đối với đồng nghiệp
Khi áp dụng các giải pháp trên vào giảng dạy thấy có hiệu quả tôi đã cùng
trao đổi với đồng nghiệp để cùng nhau vận dụng vào dạy học cho trẻ.
* Đối với nhà trường
Tơi ln lắng nghe những ý kiến đóng góp của ban giám hiệu nhà trường
cùng với tổ chuyên môn. Cố gắng khắc phục điểm yếu và phát huy mặt mạnh
của bản thân.
3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận
Qua q trình dạy trẻ làm quen chữ cái, tơi nhận thấy việc cho trẻ làm quen
chữ cái là một hoạt động vô cùng quan trọng đối với trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi. Vì
thế là một giáo viên cần phải nắm được nội dung và phương pháp tổ chức hoạt
động này. Việc áp dụng biện pháp mới tôi nhận thấy giờ học khơng cịn nặng nề,
nhàm chán như trước đây. Với tiêu chí “lấy trẻ làm trung tâm”, trẻ được khám
phá, trải nghiệm dễ dàng gây hứng thú cho trẻ. Bản thân tôi rút ra được một số
kinh nghiệm như sau:
Trước hết giáo viên phải yêu trẻ xuất phát từ trái tim, yêu nghề, ham học hỏi,
nghiên cứu tìm hiểu các tài liệu kiến thức từ nhiều nguồn khác nhau để tạo cho
mình có một nền tảng kiến thức sâu, chắc và rộng để vận dụng linh hoạt mọi
19
tình huống trong các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ. Để trẻ coi cô là mẹ và coi
trường học là ngôi nhà thứ 2.
Tạo môi trường làm quen chữ cái trong lớp đẹp mắt hấp dẫn cho trẻ. Dạy trẻ
làm quen chữ cái ở mọi lúc mọi nơi. Tổ chức gây hứng thú trẻ làm quen chữ cái
trong hoạt động học có chủ đích, dạy trẻ làm quen chữ cái bằng các trị chơi,
lồng ghép, tích hợp các hoạt động học khác linh hoạt. Ứng dụng công nghệ
thông tin vào hoạt động làm quen chữ cái một cách sáng tao, phù hợp.
Giáo viên cần phối hợp chặt chẽ với ban giám hiệu với các giáo viên trong
trường và phụ huynh học sinh để có kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ nhằm mục
đích tổ chức các hoạt động đạt hiệu quả tốt.
3.2. Kiến nghị
* Đối với giáo viên:
Tích cực học tập, tự trau đồi kiến thức, học hỏi kinh nghiệm của đồng
nghiệp để nâng cao trình độ chun mơn.Lời nói của cơ phải gần gũi, nhẹ
nhàng, rõ ràng và diễn cảm thể hiện đúng hồn cảnh, đúng tình huống kết hợp
với cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt, nét mặt của cô để thu hút sự chú ý của trẻ. Đồng
thời cung cấp kiến thức chính xác và phù hợp với nội dung bài dạy, phù hợp với
nhận thức của trẻ.
* Đối với nhà trường:
Hàng năm có kế hoạch bổ sung thêm cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học,
tiếp tục xây dựng tu sửa mơi trường bên ngồi trong lớp học tạo điều kiện tốt
nhất cho trẻ hoạt động, phục vụ cho việc tổ chức các hoạt động giáo dục của lớp,
trường đạt hiệu quả cao hơn.Tạo điều kiện cho tất cả giáo viên trong trường
được tham gia các buổi kiến tập, các lớp tập huấn để giáo viên có cơ hội học hỏi
thêm kinh nghiệm tổ chức các hoạt động giáo dục trong trường mầm non.
* Đối với phòng giáo dục:
Phòng giáo dục thường xuyên mở các lớp chuyên đề bồi dưỡng, các lớp tập
huấn, giúp giáo viên được học hỏi và mở rộng kiến thức để tổ chức có hiệu quả
hoạt động cho trẻ làm quen với chữ cái.
Tham mưu với lãnh đạo định biên thêm giáo viên cho nhà trường để các cơ
có nhiều thời gian nâng cao chất lượng dạy và học tốt hơn nữa.
* Lời kết
Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm “Một số giải pháp nâng cao chất lượng
hoạt động làm quen chữ cái cho trẻ 5-6 tuổi (Lớp MG Lớn B) trường Mầm
nonVân Du” của bản thân tơi. Kính mong hội đồng chấm sáng kiến bổ sung góp
ý để sáng kiến kinh nghiệm của tơi hồn thiện và tốt hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của bản
thân, không sao chép nội dung của người
khác.
Vân Du, ngày 08 tháng 4 năm 2022
NGƯỜI VIẾT SÁNG KIẾN
20
Nguyễn Thị Chung
21
TÀI LIỆU THAM KHẢO
*********
[1]. Trang mạng xã hội google.com.vn:
- Lời Bác Hồ dạy năm xưa.
- http:// muc-tieu-giao-duc-mam-non-moi-nhat.
[2]. />[3].Văn bản hợp nhất số 01/VBHN- BGDĐT ngày 13/04/2021
[4].Nghị quyết số 29- NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013, Hội nghị Trung
ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản tồn diện Giáo dục và Đào tạo