Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI TRƯỜNG MẦM NON NGA LĨNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.39 MB, 24 trang )

MỤC LỤC
STT
I
1
2
3
4
II
1
2
2.1
2.2
2.3
3
3.1

NỘI DUNG
MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Mục đích nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
NỘI DUNG
Cơ sở lý luận
Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
Thuận lợi
Khó khăn
Kết quả thực trạng ban đầu qua khảo sát
Các giải pháp đã sử dụng
Tích cực tự học tập, bồi dưỡng không ngừng củng cố và nâng cao kiến
thức tổ chức hoạt động ngoài trời



TRANG
1-2
1
2
2
2
2 - 19
2
3
3
3
3
4
4

3.1.1

Tự học tập, nghiên cứu, nâng cao kiến thức về nội dung quan sát có mục
đích

4-7

3.1.2.
3.2
3.3
3.3.1.
3.3.2
3.4.


Tự học tập,bồi dưỡng kiến thức để tổ chức tốt các trò chơi ngoài trời:
Lập kế hoạch tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ.
Xây dựng môi trường hoạt động ngoài trời hợp lý và có tính phát triển
Xây dựng môi trường để tổ chức cho trẻ quan sát có mục đích
Đa dạng hóa các trò chơi ngoài trời
Coi trọng phương pháp “Lấy trẻ làm trung tâm” và thường xuyên tổ
chức hoạt động ngoài trời.
Tích cực ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động ngoài trời.
Hiệu quả
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
Kết luận
Kiến nghị

7-9
9 - 10
10
11
11 - 15
15 - 17

3.5
4
III
1
2

17 - 19
19
19 - 20
19 - 20

20


I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Lúc sinh thời trong chiến lược: “Trồng người” Bác Hồ đã đề ra nhiệm vụ cho tất cả
các trường giáo dục và đào tạo:
“Vì lợi ích mười năm trồng cây
Vì lợi ích trăm năm trồng người”.
Trong những năm gần đây Đảng và nhà nước đã đặc biệt quan tâm đến lĩnh vực giáo
dục. Tại Đại hội Đảng lần thứ IX đã khẳng định "Giáo dục là quốc sách hàng đầu",
"Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển”. Quan điểm của Đảng ta là quan điểm
cực kỳ đúng đắn, bởi sản phẩm của quá trình giáo dục là đào tạo nguồn nhân lực, con người
mới XHCN phát triển toàn diện, vừa "hồng" vừa "chuyên", đáp ứng sự nghiệp CNH,
HĐH đất nước và hội nhập quốc tế như lời Bác Hồ đã căn dặn. Xác định được tầm quan
trọng đó Đảng và Nhà nước ta không ngừng quan tâm chăm lo đến việc chăm sóc - nuôi
dưỡng - giáo dục trẻ mầm non. Vì giáo dục Mầm non là bậc học đầu tiên của hệ thống giáo
dục quốc dân, thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ giúp trẻ phát triển về thể
chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị
cho trẻ vào lớp 1, hình thành và phát triển ở trẻ những chức năng tâm sinh lí, năng lực và
phẩm chất mang tính nền tảng, những kỹ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy
và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp
theo và cho việc học tập suốt đời. Do đó, giáo dục mầm non có vai trò đặc biệt quan trọng
trong việc đặt nền móng cho sự hình thành, phát triển toàn diện nhân cách của con người
và sự nghiệp đào tạo thế hệ trẻ. “Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai”. Đây là nhiệm vụ
cấp bách, mang tính chất “Chiến lược” lâu dài. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ đó, mỗi giáo
viên mầm non cần phải nghiên cứu, tìm tòi để tìm ra các phương pháp, biện pháp tổ chức
tốt các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ, thông qua các hoạt động, chế độ sinh
hoạt trên ngày, giúp trẻ phát triển hài hòa 5 mặt đức, trí, thể, mỹ và lao động.
Hoạt động ngoài trời là hoạt động không thể thiếu trong chế độ sinh hoạt hàng ngày

của trẻ. Nó làm thoả mãn nhu cầu vui chơi của trẻ, quyết định đến chất lượng giáo dục toàn
diện của nhà trường. Không những, hoạt động ngoài trời góp phần củng cố, nâng cao hệ
thống kiến thức về thế giới xung quanh trẻ, mà còn mang lại cho trẻ nhiều niềm vui, giúp
trẻ thõa mãn nhu cầu hoạt động, thích tìm hiểu, khám phá và trải nghiệm. Trẻ nhận thức,
khám phá thế giới xung quanh bằng cách tiếp xúc trực tiếp với các sự vật, hiện tượng bằng
các giác quan. Trẻ tìm tòi, khám phá phát hiện nhiều điều mới lạ trong cuộc sống và quan
tâm đến những trải nghiệm thú vị đang diễn ra trong cuộc sống xung quanh mình.
Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động ngoài trời đối với trẻ mầm non nói
chung và trẻ Mẫu giáo 5 – 6 tuổi nói riêng, giúp trẻ hệ thống, củng cố kiến thức là hành
trang vững chức vào học phổ thông. Tạo cơ hội cho trẻ phát huy tính tích cực chủ động,
bộc lộ hết khả năng, thõa mãn nhu cầu hoạt động, nhu cầu vui chơi tìm hiểu khám phá thế
giới xung quanh và phát triển toàn diện nhân cách, chuẩn bị đầy đủ tâm thế cho trẻ vào
lớp1. Chính vì thế tôi đã mạnh dạn đi sâu nghiên cứu và lựa chọn đề tài: “Một số biện pháp
nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi tại trường
Mầm non Nga Lĩnh”. Nhằm tìm ra giải pháp cải tiến, không ngừng nâng cao chất lượng
tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ.
1


2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghên cứu là tìm ra những biện pháp thích hợp để cải tiến, không ngừng
nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi - trường
Mầm non Nga Lĩnh.
3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là lớp mẫu giáo 5 – 6 tuổi trường mầm non Nga Lĩnh về việc
nâng cao chất lượng hoạt động ngoài trời cho trẻ.
4. Phương pháp nghiên cứu
Nhóm phương pháp lý luận: Qua sách, tài liệu, thông tư 17/2009/ TT – BGDĐT
ngày 25 tháng 7 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo
Nhóm phương pháp quan sát:

Nhóm phương pháp thực nghiệm: Phỏng vấn, điều tra, khảo sát.
Nhóm phương pháp thực hành trải nghiệm;
Nhóm phương pháp toán học.
II. NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận
Như chúng ta đã biết vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ, trẻ “học bằng chơi, chơi
mà học”. Hoạt động vui chơi là con đường tiếp xúc độc đáo của trẻ Mẫu giáo với cuộc
sống người lớn, nhờ hoạt động này trẻ bước vào giai đoạn đầu tiên của quá trình hình thành
và phát triển nhân cách. Hơn nữa, hoạt động vui chơi giúp trẻ phát triển đầy đủ, toàn diện về
nhận thức, tình cảm, ý chí cũng như các nét tính cách và năng lực xã hội. Trong đó, vui chơi
ngoài trời là một hoạt động không thể thiếu đối với trẻ. Vì trẻ không chỉ được hít thở không
khí trong lành, được quan sát thế giới xung quanh khám phá những điều mới lạ từ thiên
nhiên, mà còn giúp trẻ tăng thêm vốn sống và nhất là trẻ được tự do hoạt động trong môi
trường tự nhiên. Thông qua hoạt động vui chơi ngoài trời rèn luyện sự nhanh nhẹn, hứng
thú, thân thiện với môi trường tự nhiên. Từ đó trẻ mạnh dạn, tự tin, biết quan tâm đến
những người xung quanh. Đặc biệt thông qua hoạt động ngoài trời trẻ được tiếp xúc với
thiên nhiên, với ánh nắng mặt trời tạo vitamin D giúp xương chắc khoẻ, da dẻ hồng hào, có
sức đề kháng tốt chống lại bệnh tật.
Chính vì vậy, bản thân mỗi người giáo viên cần tổ chức cho trẻ tham gia các hoạt động
vui chơi ngoài trời. Nhưng làm thế nào để tổ chức được hoạt động vui chơi ngoài trời cho
trẻ thực sự có hiệu quả, lôi cuốn và hấp dẫn được trẻ là một bài toán khó. Do khả năng chú
ý, ghi nhớ có chủ định của trẻ mầm non còn kém. Trẻ dễ nhớ, mau quên, dễ dàng tham gia
vào các hoạt động nhưng cũng nhanh chán, nhanh bỏ cuộc. Trên thực tế, ở trường và ở lớp
tôi phụ trách việc tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ đã được quan tâm nhưng chưa tổ
chức thường xuyên, chưa có hệ thống, nên kết quả đạt được chưa cao. Hình thức giảng dạy
của bản thân chưa có tính sáng tạo và linh hoạt trong hoạt động. Nên khi tổ chức rất lúng
túng, không phát huy được tính tích cực của trẻ trong hoạt động, trẻ tiếp thu kiến thức còn
thụ động. Hoạt động ngoài trời là một môi trường hấp dẫn và lôi cuốn trẻ nếu chúng ta biết
nắm bắt và vận dụng tất cả những yếu tố có sẵn trong thiên nhiên, tác động vào chúng qua
các trò chơi, quan sát, tìm hiểu sự vật xung quanh trẻ trong các tình huống, sẽ giúp trẻ lĩnh

hội được hệ thống kiến thức nhanh và chính xác nhất. Kích thích sự tò mò, ham hiểu biết
của trẻ, giáo dục cho trẻ có hành vi đẹp, có thói quen tốt. Góp phần phát triển toàn diện
2


nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa, chuẩn bị tâm thế, hành trang cho trẻ Mẫu giáo
bước vào trường phổ thông.
2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu.
2.1. Thuận lợi.
Là trường chuẩn Quốc gia, nên có cơ sở vật chất, đủ đồ dùng đồ chơi, các phương tiện
dạy học đảm bảo phục vụ tốt cho quá trình chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục và tổ chức hoạt
động ngoài trời cho trẻ.
Ban giám hiệu quan tâm chỉ đạo sát sao về công tác chuyên môn. Luôn có sự đầu tư
và bồi dưỡng chuyên môn kịp thời cho giáo viên. Bản thân tôi là giáo viên trẻ, có vốn kiến
thức cơ bản về tổ chức hoạt động vui chơi ngoài trời cho trẻ.
Trẻ đi học đều, có kiến thức và kỹ năng nhất định, ham học hỏi và thích khám phá tìm
hiểu thế giới xung quanh.
Phụ huynh luôn sát cánh cùng nhà trường cho nên công tác phối kết hợp giữ gia đình
trẻ và cô giáo đạt hiệu quả cao.
2.2. Khó khăn.
Trường còn thiếu một số trang thiết bị hiện đại phục vụ cho hoạt động ngoài trời và
các hoạt động khác.
Là một giáo viên trẻ mới vào nghề nên bề dày kinh nghiệm chưa có nhiều. Khả năng
gây hứng thú cho trẻ vào các hoạt động, nhất là hoạt động ngoài trời cho trẻ còn nhiều hạn
chế. Thường chỉ quan tâm đến việc truyền thụ kiến thức cho trẻ qua các giờ học ít chú
trọng đến việc tổ chức hoạt động ngoài trời.
Trẻ lớp tôi đa số là con em nông thôn nên còn bỡ ngỡ với các hoạt động học và chơi
ở lớp, một số cháu chưa mạnh dạn tham gia vào các hoạt động vui chơi cùng cô và bạn.
Một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc học và chơi của trẻ đúng cách làm
ảnh hưởng không nhỏ đến việc giáo dục cho trẻ ở nhà trường.

2.3. Kết quả thực trạng ban đầu qua khảo sát
Xuất phát từ thực tế trên tôi đã tiến hành khảo sát lần 1 trên tổng số 27 trẻ trong lớp.
Qua các nội dung sau:
* Kết quả trên trẻ
Kết quả trên trẻ
Số
TT
Nội dung khảo sát
Đạt

trẻ
T % K % TB % Y %
Trẻ thể hiện về một số hiểu biết về
2
2
1
27 7
6
8 30 6 22
thế giới xung quanh
6
2
2
2
2 Khả năng giao tiếp của trẻ
27 6
6
8 30 7 26
2
2

Trẻ tích cực tham gia chơi tự do
1
2
3
27 5
6
9 33 7 26
9
2
Trẻ tích cực tham gia chơi trò chơi
1
2
4
27 5
6
9 33 7 26
vận động
9
2
Trẻ tích cực tham gia hoạt động
1
1
5
27 4
5
10 37 8 30
quan sát có mục đích
4
9


3


Qua bảng khảo sát cho thấy kết quả chung trên trẻ còn thấp: Trẻ đạt (Tôt - Khá)
chưa cao, tỷ lệ trẻ chưa đạt còn nhiều. Từ thực trạng trên để tổ chức tốt hoạt động ngoài trời
cho trẻ tôi đã tìm tòi nghiên cứu sáng tạo và áp dụng các hình thức giáo dục phù hợp giúp
trẻ tiếp thu một cách nhẹ nhàng, thoải mái. Từ đó giúp trẻ phát triển một cách toàn diện
hơn.
3. Các giải pháp đã sử dụng.
Hoạt động ngoài trời là một hoạt động không thể thiếu trong chế độ sinh hoạt hằng
ngày của trẻ mầm non. Là một trong những hoạt động vui chơi mà trẻ hứng thú nhất, nó
đem lại cho trẻ nhiều niềm vui và kiến thức cần thiết về thế giới xung quanh. Để tổ chức tốt
hoạt động ngoài trời nhằm thõa mãn nhu cầu tìm hiểu, nhu cầu khám phá, vui chơi của trẻ.
Góp phần không ngừng củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động ngoài trời. Tôi đã sử
dụng các giải pháp sau để cải tiến chất lượng:
3.1. Tích cực tự học tập, bồi dưỡng không ngừng củng cố và nâng cao kiến thức
tổ chức hoạt động ngoài trời
Để không ngừng củng cố và nâng cao kiến thức cho bản thân tránh nguy cơ “Tụt
hậu”, không đáp ứng được yêu cầu của nền giáo dục hiện đại, luôn lấy trẻ làm trung tâm
trong các hoạt động giáo dục. Bản thân tôi xác định rõ phải tự học, tự bồi dưỡng nâng cao
trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Không chỉ học tập qua thực tiễn quá trình công tác, qua
các đồng nghiệp, qua thăm quan, kiểm nghiệm thực tế tại các trường bạn, qua hội thảo
chuyên đề, mà còn học tập qua sách báo, tập san, các chương trình thực tế trên tivi, mạng
Internet nắm bắt sự đổi mới phương pháp giáo dục trẻ, những đổi mới về giáo dục mầm
non. Để bản thân có hệ thống kiến thức vững vàng, có chiều sâu và nhiều kinh nghiệm
trong quá trình tổ chức các hoạt động giáo dục, từng bước đáp ứng được yêu cầu ham học
hỏi khám phá của trẻ.Vì vậy, ngay từ đầu năm học 2015 - 2016 tôi đã lên kế hoạch tự học
bồi dưỡng nghiên cứu những kiến thức về chuyên môn cho bản thân để tổ chức tốt hoạt
động ngoài trời cho trẻ 5 – 6 tuổi. Tôi tập trung bồi dưỡng ba nội dung cơ bản nhất của hoạt
động ngoài trời đó là: Quan sát có mục đích, chơi vận động và chơi tự do. Để tổ chức tốt 3

nội dung này tôi đã lên kế hoạch tự học tập, nghiên cứu và bồi dưỡng kiến thức cần thiết
sau:
3.1.1. Tự học tập, nghiên cứu, nâng cao kiến thức về nội dung quan sát có mục đích:
* Tìm hiểu một số sự vật, hiện tượng xung quanh để cho trẻ quan sát, khám phá:
Thế giới xung quanh trẻ thật phong phú, mới lạ và luôn hấp dẫn đối với. Để giúp trẻ
hiểu và nắm vững kiến thức về một số sự vật, hiện tượng khi tổ chức nội dung quan sát có
mục đích trong hoạt động ngoài trời và giải quyết được các tình huống xảy ra trong quá
trình cho trẻ hoạt động mà chưa có sự chuẩn bị trước, giải đáp được những câu hỏi vì sao?
làm thế nào? Đáp ứng được sự tò mò, ham hiểu biết của trẻ. Đây là hình thức cho trẻ làm
quen với những kiến thức tự nhiên, xã hội xung quanh, kích thích sự tìm tòi khám phá của
trẻ. Nội dung quan sát thường dựa vào khả năng của từng trẻ để có thể nâng cao hay hạ thấp
yêu cầu tùy từng trường hợp quan sát. Muốn cho trẻ quan sát được tốt hơn, tôi đã hướng trẻ
cùng chuẩn bị trước khi thực hiện. Chẳng hạn với “Chủ đề Thế giới thực vật”, tôi vận
động sự hỗ trợ của phụ huynh trò chuyện để giúp trẻ tìm hiều về một số loại hoa và mang
hoa vào trong lớp cho cả lớp cùng xem. Hay đối với những gia đình có điều kiện cho trẻ
xem vườn hoa máy vi tính. Ngoài ra, tôi đã nghiên cứu tìm hiểu một số kiến thức cơ bản về
sự vật và các hiện tượng tự nhiên gần gũi xung quanh trẻ như: chuẩn bị giáo án điện tử, các
4


video, về hình ảnh hoa nở, sự nẩy mầm, phát triển của cây. Khi cho trẻ quan sát cần chuẩn
bị hệ thống câu hỏi mở, gợi ý nhằm phát triển tư duy của trẻ.Với cách này tôi nhận thấy trẻ
hoạt động rất tích cực làm phong phú thêm kiến thức về thế giới xung quanh trẻ.
Song song với việc tìm hiểu củng cố hệ thống kiến thức về các sự vật hiện tượng trong
thế giới xung quanh trẻ. Tôi luôn coi trọng phương pháp lấy trẻ làm trung tâm trong quá
trình quan sát. Xác định được điều đó, bản thân mỗi người giáo viên cần có hệ thống kiến
thức rộng về thế giới xung quanh để cung cấp, mở rộng, làm thoả mãn hàng vạn câu hỏi
“vì sao” của trẻ.
- Vì sao lại có sấm, chớp? Vào những ngày hè nóng bức, không khí nóng ở mặt đất
mang theo rất nhiều hơi nước không ngừng bốc lên trời cao. Hình thành những đám mây

kèm theo mưa rất to. Những đám mây mưa này lại bị sự tác động của không khí nóng từ
mặt đất bốc lên, khiến chúng tích điện và mang một điện tích lớn. Khi đám mây tích điện
trái dấu tiếp cận thì xảy ra hiện tượng sấm chớp.
- Vì sao lại có mưa? Khi nước biển, sông, hồ... bị ánh nắng mặt trời đốt nóng, bốc
thành hơi nước, hơi nước bốc lên cao gặp không khí lạnh sẽ ngưng tụ lại thành những hạt
nước nhỏ, những hạt nước nhỏ này hội tụ với nhau tạo thành những tầng mây. Khi những
giọt nước ở trong những đám mây mưa không thể tích tụ thêm được nữa thì hạt nước sẽ rơi
xuống đất và hình thành nên mưa.
- Vì sao sau cơn mưa lại xuất hiện cầu vồng? Sau một trận mưa to, trong bầu
không khí có rất nhiều những hạt mưa nhỏ li ti bay lơ lửng. Những giọt nước này có thể coi
là những lăng kính lơ lửng trên trời. Khi ánh nắng mặt trời chiếu vào những giọt nước này
thì ánh sáng bị những lăng kính này “Phân tích” thành 7 màu là các màu: đỏ, da cam,
vàng, lục, lam, tràm, tím sau đó lại phản xạ trở lại. Kết quả của quá trình này tạo nên một
cây cầu vồng 7 sắc rực rỡ.
Trên đây là một số giải đáp trả lời các câu hỏi vì sao, còn rất nhiều các giải đáp trả
lời các câu hỏi vì sao và làm thế nào khác nữa về sự vật và các hiện tượng mà tôi đã nghiên
cứu để đưa vào dạy trẻ.
* Thiết kế một số thí nghiệm làm phong phú thế giới xung quanh trẻ.
Để giúp trẻ hiểu rõ hơn về sự vật và các hiện tượng tự nhiên tôi đã thiết kế một số
thí nghiệm đơn giản để cho trẻ quan sát như: Trứng chìm, trứng nổi, làm mưa, làm cho hạt
nổi; pha màu; vật chìm vật nổi, làm nổi một vật đang chìm...
Ví dụ: Thí nghiệm về “Làm nổi một vật chìm”
- Chuẩn bị: 1 thìa inox, thìa nhôm, chìa khóa,1 chậu nước, 1 túi ni lông và dây chun
nhỏ
- Thí nghiệm: Thả 1 chiếc thìa inox vào chậu nước và cùng quan sát, nhận xét chiếc
thìa chìm trong nước. Lấy thìa lên và cho thìa vào túi ni lông, thổi cho túi phồng lên và buộc
miệng túi lại. Thả túi vào nước và quan sát hiện tượng xảy ra (túi bóng nổi trên mặt nước).
Có hiện tượng đó, vì túi bóng có hơi bên trong căng phồng, nước không vào được bên
trong, túi bóng nhẹ hơn nước nên túi bóng nổi.
Khi thí nghiệm thành công, tôi thấy trên khuôn mặt các cháu lộ rõ vẻ thích thú, phấn

khởi vô cùng và có những nhóm đã reo hò ầm ĩ. Tôi thật sự phấn khởi với những thí
nghiệm nhỏ của tôi giúp cho các giờ học không còn khô khan nhàm chán trẻ rất hứng thú
học và điều tôi thích nhất là các cháu mang về nhà làm các thí nghiệm nhỏ này cho bố mẹ
xem.
5


Ví dụ: Trong chủ đề “ Thế giới Động vật” với hoạt động khám phá khoa học
“Khám phá về các con gia cầm”. Đến khi tổ chức hoạt động ngoài trời tôi đã cho trẻ tiến
hành làm thí nghiệm về “Quả trứng chìm – Quả trứng nổi”
- Chuẩn bị: 2 ly nước sạch, 2 quả trứng, muối
- Thí nghiệm: Đặt một quả trứng vào ly nước lạnh sạch, nếu trứng tươi không bị hỏng
sẽ chìm xuống đáy ly cho thấy hiện tượng trứng chìm. Làm thí nghiệm khác với trứng dùng
cốc nước âm ấm khuấy đều với 5 muỗng muối, chờ nước nguội bỏ quả trứng thứ hai vào.
Ta sẽ thấy quả trứng nổi lên, sở dĩ điều này xảy ra vì nồng độ muối đậm đặc trong nước đã
đẩy trứng nổi lên. Tôi hỏi trẻ nguyên nhân và giải thích lại cho trẻ.

ơ

Hình ảnh: Cô cùng trẻ làm thí nghiệm"Trứng chìm, trứng nổi"
Ví dụ: Thí nghiệm “Làm mưa” trong chủ đề “ Nước và các hiện tượng tự
nhiên”
- Mục đích: Giúp trẻ biết được quá trình tạo thành mưa. Phát triển khả năng phán
đoán của trẻ
- Chuẩn bị: Cốc thủy tinh có nắp đậy, nước nóng, một vài viên đá lạnh
- Thí nghiệm: Đỗ nước nóng vào cốc thủy tinh, quan sát và nhận xét điều gì đang xảy
ra? (Nước bốc hơi). Đậy nắp cốc nước và bỏ vài viên đá lạnh lên nắp cốc nước, điều gì sẽ
xảy ra (Nước ngưng tụ lại thành giọt) cùng quan sát đến lúc hơi nước ngưng tụ lại thành
giọt nước và rơi trở lại cốc. Như vậy có thể nói mưa do hơi nước bốc hơi ngưng tụ lại và tạo
thành mưa.

Ví dụ: Thí nghiệm “Làm cho hạt nổi”. Trong chủ đề “ Thế giới thực vật”
- Mục đích: Giúp trẻ biết được quy trình vắt nước chanh. Phát triển các giác quan và
khả năng phán đoán của trẻ.
- Chuẩn bị: 2 cốc thủy tinh, 1 quả chanh, 4 thìa đường, nước sôi để nguội, 1 đĩa nhựa
màu xanh, 1 đĩa nhựa màu đỏ, thìa.
- Thí nghiệm: Đổ nước sôi để nguội vào 2 cốc thủy tinh, vắt mỗi cốc nửa quả chanh.
Sau đó cho 4 thìa đường vào cốc nước đặt trên đĩa màu xanh rồi dùng thìa khuấy đều cho
đến khi đường tan. Cho trẻ quan sát và nhận xét điều gì đang xảy ra? (Hạt chanh trong cốc
có đường đã nổi hết lên, hạt chanh trong cốc không có đường chìm xuống dưới đáy cốc).

6


* Bồi dưỡng kiến thức tổ chức cho trẻ quan sát các sự vật, hiện tượng xảy ra bất
thường không nằm trong kế hoạch:
Ngoài việc tổ chức cho trẻ thực hiện hoạt động ngoài trời theo kế hoạch giáo dục
hàng ngày, tuần, tháng và mỗi chủ đề đã xây dựng. Tôi tận dụng mọi cơ hội dạy trẻ quan
sát, khám phá, trải nghiệm các sự vật, hiện tượng xảy ra bất thường như: Dông, mưa, cầu
vồng, sấm chớp, nhật thực, máy bay... linh hoạt trong các tình huống để giúp trẻ tìm hiểu
khám phá thế giới xung quanh một cách hiệu quả.
Ví dụ: Khi đang cho trẻ hoạt động ngoài trời "Quan sát xe máy, xe đạp" chủ đề
Phương tiện giao thông - Luật giao thông, bỗng nhiên có một chiếc máy bay bay qua tôi tận
dụng cơ hội để hướng trẻ quan sát máy bay, trò chuyện nhanh về đặc điểm, âm thanh phát
ra từ máy bay. Việc cho trẻ tìm hiểu về Máy bay cũng giúp tôi dẫn dắt, gợi mở, tạo hứng
thú để trẻ tập trung vào việc quan sát xe đạp, xe máy qua hệ thống câu hỏi: Các con vừa
được lắng nghe âm thanh phát ra từ đâu? Con có nhận xét gì về máy bay? Máy bay thuộc
nhóm phương tiện giao thông gì? Ngoài phương tiện giao thông đường hàng không các
con hãy kể tên một số phương tiện giao thông đường bộ?. Sau đó tôi khái quát, hướng lái
và cho trẻ quan sát xe đạp, xe máy.
Hay khi trẻ đang học, chơi trong lớp trời bỗng có hiện tượng "Dông” sắp mưa. Tôi

cho trẻ dừng hoạt động đang thực hiện, cho trẻ ra hiên lớp để quan sát hiện tượng dông (nếu
trời không có sấm chớp). Qua đó trẻ biết được "Dông" là hiện tượng trời sắp mưa có gió
thổi mạnh, mây đen kéo đến, trời đất bỗng tối sầm (có khi kèm theo tiếng sấm và tia
chớp)... Sau cơn dông là những trận mưa rào, tôi cho trẻ quan sát mưa: đứng trong hiên
(Nếu trời không có sấm chớp) có thể cho trẻ giơ tay hứng những giọt mưa để cảm nhận
được những hạt mưa đang xối xả rơi xuống và lắng nghe âm thanh của mưa.... Trẻ được tri
giác, quan sát trực tiếp, lắng nghe các âm thanh tự nhiên của sự vật, hiện tượng. Từ đó, giúp
trẻ phát triển các giác quan và trẻ lĩnh hội kiến thức một cách chính xác, ghi nhớ hiệu quả
nhất.
3.1.2. Tự học tập,bồi dưỡng kiến thức để tổ chức tốt các trò chơi ngoài trời:
* Trò chơi vận động:
Trò chơi vận động là trò chơi phát triển thể lực, rèn luyện sức khỏe. Đặc biệt, đây là
một trong những hình thức hữu hiệu nhất để giáo dục phát triển vận động cho trẻ đạt hiệu
quả cao. Cho dù là trò chơi quen thuộc nhưng mỗi lần chơi mang lại cho trẻ những cảm xúc
mới. Bởi chính khả năng sáng tạo to lớn của chúng trong trò chơi đã đưa vào trò chơi
những yếu tố mới lạ, hấp dẫn trẻ.
Vậy để trẻ chơi hết mình, tích cực, chủ động, sáng tạo trong khi chơi. Tôi đã bám
vào nhu cầu và khả năng vận động của trẻ ở lớp mình để biết được trẻ thích chơi những trò
chơi gì? Và trẻ biết những trò chơi vận động nào? khả năng vận động của trẻ ra sao? nhằm
lựa chọn trò chơi cho phù hợp. Để tìm ra cách tổ chức trò chơi vận động tốt nhất góp phần
phát triển tối đa khả năng hoạt động và vận động cho trẻ.
Mỗi buổi chơi ngoài trời tôi lên kế hoạch khoảng 1- 2 trò chơi. Trong buổi chơi
ngoài trời đầu tiên (của tuần, trò chơi mới). Tôi chọn trò chơi thứ nhất giống với trò chơi
vận động trong giờ thể dục (trước đó), trò chơi thứ 2 tổ chức theo nguyện vọng của nhóm
trẻ hay tất cả trẻ. Trong những buổi chơi ngoài trời tiếp theo cũng có thể cho trẻ làm quen
với trò chơi mới, đồng thời tổ chức các trò chơi đã quen thuộc nhưng có biến đổi nhằm
nâng cao yêu cầu luyện tập cho trẻ.
7



Ví dụ: Đối các trò chơi phức tạp, yêu cầu cao về kỹ thuật chơi, luật chơi như: Mèo
đuổi chuột, dung dăng dung dẻ, Gà tìm mồi, chuyền bóng, tung và bắt bóng, ai đá trúng
đích, nhảy lò cò, chạy tiếp cờ, kéo co ... Tôi thường xuyên tổ chức cho trẻ chơi, sau một vài
lần chơi tôi điều chỉnh, thay đổi hình thức chơi để tăng hứng thú cho trẻ. Ví dụ: Nhảy lò cò Nhảy lò cò theo đôi, chuyền bóng - chuyền bóng cho bạn trai (chuyền bóng cho bạn gái),
chuyền bóng cho bạn có màu áo giống mình...

Hình ảnh: Trẻ chơi các trò chơi vận động và dân gian
* Chơi tự do:
Chơi tự do là một hình thức cho trẻ chơi theo ý thích nhưng dưới sự hướng lái, bao
quát của cô. Vì vậy, tôi đã chuẩn bị một số nhóm chơi như: nhóm chơi với các vật liệu thiên
nhiên cát, sỏi, nước, cây, cỏ, hoa, lá, hột hạt.... Nhóm chơi với các thiết bị đồ chơi ngoài trời
cầu trượt, đu quay, bập bênh, nhà bóng.... Nhóm chơi với các đồ chơi cô mang theo: bóng,
vòng, phấn, đất nặn... Tôi giới thiệu các khu vực chơi và ý tưởng chung, sau đó để trẻ tùy ý
lựa chọn trò chơi, địa điểm chơi và cách chơi. Nếu trẻ chưa lựa chọn được trò chơi tôi tiếp
tục gợi ý để trẻ lựa chọn các trò chơi và chủ động về nhóm chơi.
Với phần chơi tự do này tôi hướng dẫn cho trẻ một số hoạt động lao động đơn giản
vừa sức như: chăm sóc cây lau lá, tưới nước, nhổ cỏ, nhặt lá sân trường, thu dọn đồ dùng đồ
chơi sau khi chơi, vẽ bằng phấn, xếp hình bằng que kem, hột hạt, vỏ ngao, sò...
Khi cho trẻ chơi tự do trẻ không ở yên một chỗ mà có thể tản ra các nhóm và ngoài
tầm kiểm soát của cô. Do đó, tôi luôn chú ý bao quát để nhắc nhở trẻ không đi quá xa, tránh
những nơi nguy hiểm, quan sát để giải quyết kịp thời những xung đột của trẻ trong quá trình
chơi, sẵn sàng giúp đỡ khi trẻ cần và phải đảm bảo an toàn cho trẻ.

8


Vào những ngày thời tiết không thuận lợi (mưa hoặc quá lạnh) tôi có thể hướng dẫn
trẻ quan sát hiện tượng thay đổi thời tiết, phân nhóm cho trẻ chơi các trò chơi, tham gia vào
các hoạt động mà trẻ yêu thích trong lớp hoặc trong phòng giáo dục thể chất để đảm bảo
sức khỏe cho trẻ.


Hình ảnh: Trẻ chơi tự do trong các nhóm chơi
Như vậy, qua quá trình tự học tập, bồi dưỡng, nghiên cứu kỹ các nội dung kiến thức
để tổ chức tốt 3 nội dung của hoạt động ngoài trời như: Quan sát có mục đích (bồi dưỡng
kiến thức về các sự vật và hiện tượng tự nhiên, thực hành làm một số thí nghiệm, quan sát
những hiện tượng xảy ra bất thường). Mỗi lần tự học tập, tự bồi dưỡng kiến thức tôi đều ghi
chép, so sánh, phân tích và áp dụng qua thực tiễn trên trẻ, tôi rút ra được nhiều kinh nghiệm
hữu ích và tìm ra các giải pháp, cách tổ chức tốt các trò chơi ngoài trời ( Trò chơi vận động,
chơi tự do). Bản thân đã tự tin hơn khi tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ, xử lý các tình
huống xảy ra một cách linh hoạt, khéo léo đem đến cho trẻ sự thõa mãn nhu cầu tìm hiểu,
nhu cầu khám phá thế giới xung quanh, nhu cầu vui chơi ngoài trời. Trẻ hứng thú, tích cực
tham gia hoạt động. Góp phần không ngừng củng cố, nâng cao chất lượng tổ chức hoạt
động ngoài trời và giáo dục toàn diện cho trẻ.
3.2. Lập kế hoạch tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ.
Trên thực tế trường có diện tích sân hẹp, sĩ số học sinh đông nên việc tổ chức hoạt
động ngoài trời cho trẻ gặp rất nhiều khó khăn. Để tổ chức tốt hoạt động ngoài trời cho trẻ
thì việc đầu tiên mà người giáo viên cần phải làm đó là lập kế hoạch tổ chức hoạt động
ngoài trời một cách hợp lý, và tìm ra những nội dung hoạt động phù hợp cho 10 chủ đề,
theo ngày, tuần và năm học.
Tôi đã lên kế hoạch xuyên suốt trong quá trình tổ chức thực hiện hoạt động ngoài cho
trẻ qua 10 chủ đề với các nội dung: Quan sát có mục đích, chơi vận động, chơi tự do phù

9


hợp với từng chủ đề và mốc thời gian để tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ đạt hiệu quả
cao. Sau đây là kế hoạch cụ thể của một số chủ đề mà tôi đã thực hiện:
Ví dụ 1: Lập kế hoạch chủ đề Nghề nghiệp
Chủ đề nhánh 4: Nghề truyền thống ở địa phương
Thứ 2

- Quan sát có
mục đích: QS
Nghề đan lát
- Chơi vận
động: Gieo hạt
- Chơi tự do.

Thứ 3
- Quan sát có
mục đích: QS
Chiếc lưới đánh

- Chơi vận
động: Chèo
thuyền
- Chơi tự do.

Thứ 4
- Quan sát có
mục đích: QS
tranh bác nông
dân trồng cói
- Chơi vận
động: Gieo hạt
- Chơi tự do.

Thứ 5
- Quan sát có
mục đích: QS
Nghề dệt chiếu

- Chơi vận
động: Dệt vải
- Chơi tự do.

Ví dụ 2: Lập kế hoạch chủ đề Thế giới thực vật
Chủ đề nhánh 1: Một số loại cây
Tuần 1
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
- Quan sát có
- Quan sát có
- Quan sát có
- Quan sát có
mục đích: QS
mục đích: QS
mục đích: QS
mục đích: QS
Sự phát triển
Cây phượng
Cây bưởi
Cây nhãn
của cây từ hạt.
- Chơi vận
- Chơi vận
- Chơi vận
- Chơi vận
động: Gieo hạt động: Người
động: Người

động: Gieo hạt - Chơi tự do.
làm vườn
làm vườn
- Chơi tự do.
- Chơi tự do.
- Chơi tự do.

Thứ 6
- Quan sát có
mục đích: QS
cảnh làm ruộng
- Chơi vận
động: Gieo hạt
- Chơi tự do.

Thứ 6
- Quan sát có
mục đích: Làm
thí nghiệm hạt
chìm, hạt nổi.
- Chơi vận
động: Gieo hạt
- Chơi tự do

Ví dụ 3: Lập kế hoạch chủ đề Nước – Hiện tượng tự nhiên
Chủ đề nhánh 2: Hiện tượng tự nhiên
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5

- Quan sát có
- Quan sát có
- Quan sát có
- Quan sát có
mục đích: QS mục đích: QS mục đích: QS mục đích: QS
trò chuyện về
trò chuyện về
trò chuyện về
hiện tượng bão,
hiện tượng
hiện tượng nắng hiện tượng mưa lũ.
sương mù
- Chơi vận
- Chơi vận
- Chơi vận
- Chơi vận
động: Gió thổi động: Kéo co
động: Trời nắng
động: Trời mưa - Chơi tự do
- Chơi tự do
trời mưa
- Chơi tự do
- Chơi tự do

Thứ 6
- Quan sát có
mục đích: QS
trời mưa rào –
làm thí nghiệm
Mưa.

- Chơi vận
động: Thả
thuyền
- Chơi tự do
Sau khi lập kế hoạch giáo dục cho nhóm lớp của mình theo từng chủ đề để thường
xuyên tổ chức cho trẻ ra sân hoạt động đảm bảo theo đúng kế hoạch đã lên. Do đó, bản
thân không còn lúng túng như trước.
3.3. Xây dựng môi trường hoạt động ngoài trời hợp lý và có tính phát triển
10


Môi trường cho trẻ hoạt động là nơi có nguồn thông tin phong phú, khuyến khích
tính độc lập và hoạt động tích cực của trẻ. Môi trường chơi hợp lý có ảnh hưởng rất quan
trọng việc tổ chức giờ chơi cho trẻ. Vì vậy biện pháp tạo môi trường hợp lý sẽ giúp trẻ tìm
tòi, khám phá và phát hiện những điều mới lạ, hấp dẫn, các kiến thức, kỹ năng của trẻ sẽ
được củng cố và bổ xung. Tạo môi trường phù hợp, đa dạng, phong phú sẽ gây hứng thú
cho trẻ nâng cao mối quan hệ thân thiện, tự tin giữa giáo viên với trẻ, giữa trẻ với trẻ.
Môi trường cho trẻ hoạt động ngoài trời sẽ là một môi trường hấp dẫn lôi cuốn trẻ
nếu chúng ta biết nắm bắt và tận dụng tất cả các yếu tố có sẵn trong thiên nhiên, tác động
vào trẻ qua quan sát, tìm hiểu, vui chơi của trẻ trong các tình huống. Vì vậy tôi đã thiết kế
xây dựng môi trường cho trẻ hoạt động để không ngừng nâng cao chất lượng tổ chức tốt
hoạt động ngoài trời gồm:
3.3.1. Xây dựng môi trường để tổ chức cho trẻ quan sát có mục đích:
Đây là một hình thức cho trẻ làm quen với kiến thức tự nhiên, xã hội xung quanh
trẻ, kích thích óc tìm tòi khám phá của trẻ. Nội dung quan sát thường dựa vào khả năng của
từng trẻ để có thể nâng cao hay hạ thấp yêu cầu tuỳ từng trường hợp quan sát. Vì vậy, để
hoạt động quan sát có mục đích luôn hấp dẫn lôi cuốn trẻ tôi quan tâm đến việc xây dựng
môi trường giáo dục phong phú, đảm bảo.Với điều kiện cơ sở vật chất trường chuẩn quốc
gia nên diện tích sân vườn được quy hoạch, thiết kế phù hợp. Để luôn có môi trường tự
nhiên xanh – sạch – đẹp an toàn cho trẻ hoạt động ngoài trời, xây dựng vườn rau của bé

trong vườn trường tạo môi trường tự nhiên để trẻ được quan sát về các loại rau, trẻ theo dõi
sự phát triển của cây từ lúc làm đất, gieo hạt, nảy mầm được cùng cô chăm sóc rau như nhổ
cỏ, tưới nước, vun xới đến khi rau xanh tốt và được thu hoạch. Trồng và xây dựng vườn
thiên nhiên của bé nhằm tạo môi trường tự nhiên cho trẻ hoạt động quan sát, khám phá.
Ngoài ra tôi còn xây dựng góc thiên nhiên của bé ở hiên chơi của lớp.Tạo thành khu vườn
thiên nhiên thu nhỏ cho trẻ khám phá và trải nghiệm về các sự vật hiện tượng về thế giới
xung quanh.

Hình ảnh: Vườn rau và góc thiên nhiên của bé
3.3. 2. Đa dạng hóa các trò chơi ngoài trời
* Các trò chơi phát triển giác quan
Các trò chơi trong hoạt động ngoài trời sẽ giúp trẻ phát triển các giác quan nhanh
nhất. Trẻ không chỉ tri giác các sự vật hiện tượng bằng mắt, cầm, nắm , sờ, ngửi, nếm, mà
còn giúp trẻ phát triển về thính giác, vị giác, khứu giác như: Trẻ lắng nghe tiếng động, tiếng
kêu ở đâu, nghe tiếng gió thổi, lá rụng, chim hót, ngửi mùi hoa, quả, mùi cỏ, mùi của lá cây;
11


cảm nhận được vị ngọt, mặn, chua, chát, đắng; cảm nhận ánh nắng mặt trời…Qua các trò
chơi: tai ai tinh, ai tinh mắt, đoán cây qua lá, đoán vật bằng tay, ai thính tai, đoán xem tiếng
động gì...Vì vậy tôi đã tạo mọi cơ hội cho trẻ được phát triển đầy đủ các giác quan một cách
có hệ thống. Góp phần đa dạng hoá các trò chơi ngoài trời và làm phong phú môi trường
trường hoạt động cho trẻ.
* Các trò chơi tăng cường nhận thức của trẻ
Để tăng cường nhận thức của trẻ tôi thường xuyên chop trẻ chơi với cát, nước, sỏi, vẽ
phấn, đất đá, hột hạt, que kem… để biết được tính chất của chúng. Chơi với lá cây, que
kem, hột hạt để xếp thành những hình dạng khác nhau theo trí tưởng tượng của trẻ như hình
bông hoa, căn nhà, con bướm, con sâu, con ong.
Ngoài ra, tôi còn cho trẻ trẻ tham gia trồng cây và chăm sóc vườn cây xung quanh
khu vực trường, lớp học. Tổ chức cho trẻ thực hành các thí nghiệm gieo hạt, quan sát sự

phát triển của cây. Nhằm phát triển óc tò mò ở trẻ: quan sát sự thay đổi hàng ngày của cây
xanh trong trường, ở góc thiên nhiên của lớp và phân loại chúng thành các nhóm; nhóm có
hoa, nhóm không có hoa, nhóm ra ăn quả, rau ăn lá...Qua những trò chơi này cũng giúp trẻ
mở rộng mối quan hệ với thế giới xung quanh, cách chăm sóc cây xanh và bảo vệ cây
xanh, rèn cho trẻ cách giao tiếp lịch sự với mọi người

Hình ảnh trẻ khám phá quá trình phát triển của cây và chăm sóc cây
* Tăng cường đồ dùng để tổ chức các trò chơi giúp phát triển vận động ở trẻ.
Chơi với các đồ chơi có sẵn trong trường. Thông qua hoạt động leo trèo trên các

12


thiết bị dụng cụ vận động ngoài trời: cầu trượt, các vận động bò trườn trèo, tung ném,
chuyền bắt, leo qua các bậc tam cấp, gốc cây, nhảy lò cò rèn cho trẻ sự khéo léo nhanh nhẹn
của đôi bàn chân, bàn tay, giáo dục trẻ không leo trèo những nơi nguy hiểm.
Tổ chức cho trẻ chơi một số trò chơi sinh hoạt tập thể, đơn giản, trò chơi sinh hoạt
cộng đồng cũng rất thu hút trẻ: kéo co, ném vòng cổ chai, trò ném còn, đổi chỗ cho bạn, trời
nắng trời mưa, bẫy cá, cá sấu lên bờ...hoặc cũng có thể cho trẻ hát theo một số bài hát sinh
hoạt tập thể đơn giản linh hoạt thay đổi tên trò chơi, thay đổi luật chơi nhằm thu hút trẻ vào
hoạt động hơn.
Ngoài ra, qua các trò chơi có sẵn, tôi cải biên một số trò chơi và thiết kế các đồ dùng
từ những lốp xe hơi cũ tôi tận dụng để cho trẻ chơi nhảy bật hoặc bò, chui, đi thăng bằng
trên lốp xe. Cho trẻ cùng làm với cô những đồ chơi ngoài trời : quả cầu làm từ dây nilong
và nắp nhựa, chai nước nhựa làm boling...Phấn vẽ hoặc bất cứ những dụng cụ trong hoạt
động thể dục cũng có thể tận dụng cho trẻ hoạt động ngoài trời hay sử dụng là một hình
thức ôn luyện kỹ năng vận động cho trẻ.
Nhà trường đảm bảo số lượng và chủng loại thiết bị đồ chơi ngoài trời phục vụ cho
hoạt động vui chơi ngoài trời, các thiết bị đồ chơi được bỏ sung hàng năm.
Ngoài những đồ dùng đồ chơi đã được nhà trường sắp xếp hợp lý, có chỉ dẫn đáp

ứng với yêu cầu cho trẻ vận động. Tôi tích cực phối hợp cùng với hội cha mẹ học sinh của
lớp, kêu gọi các doanh nghiệp, cửa hàng... mua sắm, làm thêm, sưu tầm thêm một số đồ
dùng đồ chơi phục vụ cho hoạt động vui chơi ngoài trời của trẻ:
Ví dụ: Mua xe đạp, xe ba bánh, ô tô,...(phù hợp với trẻ). Các loại bóng có kích cỡ,
chất liệu khác nhau: cao su, nhựa, da...để trẻ ném, tung, chuyền, bắt, lăn khi chơi ngoài trời.
- Bổ sung thêm lốp xe cũ đặt theo các cách khác nhau: chui qua, đi trên lốp..., các
thùng rỗng to (đồ cũ), các ván nghiêng, ròng rọc đơn giản, dây thừng các cỡ để trẻ thực
hành các vận động, chơi các trò chơi khác nhau
- Tạo khu vui chơi với cát, nước và các vật liệu thiên nhiên: Bố trí hố cát, chậu nước
và các vật liệu như xẻng, chai lọ, hộp, ô tô tải, rổ thìa, bát, cân, xà phòng, giấy gấp thuyền,
phẩm màu, khuôn, xốp... để trẻ được hoạt động trải nghiệm: Thí nghiệm vật chìm nổi, xây
lâu đài bằng cát, vẽ ngón tay trên cát, đào xới, in xới, tạo sản phẩm bằng khuôn,...
- Xây dựng sân chơi giao thông để trẻ chơi các trò chơi: tham gia giao thông, ngã tư
đường phố....

Hình ảnh: Sân chơi giao thông cho trẻ thực hành
13


Môi trường cho trẻ hoạt động ngoài trời mà nhà trường, hội cha mẹ học sinh, cộng
đồng xây dựng thực sự là nơi có nguồn thông tin phong phú đảm bảo xanh - sạch - đẹp và
an toàn cho trẻ hoạt động. Trẻ tích cực tham gia vào hoạt động tìm hiểu, khám phá và vui
chơi.
* Sưu tầm câu đố, hò, vè và một số trò chơi vận động, trò chơi dân gian làm đa
dạng hóa các trò chơi ngoài trời cho trẻ hoạt động phù hợp với từng chủ đề.
Kho tàng trò chơi dành lứa tuổi mầm non vô cùng phong phú và đa dạng. Tuy nhiên
mỗi trò chơi lại phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của từng độ tuổi khác nhau. Có thể cùng
một trò chơi nhưng khi cô giáo tổ chức ở từng độ tuổi khác nhau thì mức độ vận động của
nó cũng có sự khác biệt, hay những trò chơi kết hợp với lời ca, hò vè sẽ làm tăng
khả năng hứng thú, tích cực hoạt động ở trẻ. Nhận thức được vấn đề này bằng nhiều

phương tiện như: sách, báo, internet … tôi đã tích cực sưu tầm, sáng tác trò chơi, câu đố,
các bài đồng dao, hò vè, phục vụ cho hoạt động ngoài trời. Nhằm tạo ra một ngân hàng trò
chơi, bài tập phong phú giúp cho việc rèn luyện các kỹ năng vận động và phát triển các tố
chất thể lực. Làm thoả mãn nhu cầu hoạt động, nhu cầu vui chơi và lôi cuốn trẻ tích cực
tham gia hoạt động ngoài trời. Tôi chọn ra các câu đố, bài hò vè, những trò chơi phù hợp và
có hiệu quả như sau.
- Các bài hò vè, câu đố
Khi cho trẻ thực hiện hoạt động tưới cây, để kích thích trẻ hào hứng tham gia hơn tôi
đã sáng tác bài “Vè tưới cây”. Kết quả là trẻ vô cùng hứng thú và yêu lao động hơn.
Vè tưới cây
Ve vẻ vè ve
Đã giúp chúng tôi
Nghe vè tưới cây
Cùng nhau xanh tốt
Tưới cây ấy mà tưới cây
Toả những bóng mát
Các bạn thi đua
Cho trường thêm xanh
Chăm cây cho tốt
Thêm xanh thêm xanh

dụ:
Một
số
câu
đố
như
Cây nhỏ cây to
Cùng nhau tắm mát
Ví dụ: Câu đố

Không chân không tay
Mà hay mở cửa
Đố biết là gì?
(Gió)

Chẳng ai biết mặt ra sao
Chỉ nghe tiếng thét bên tai thì thầm
(Sấm)

Cầu gì không bắc qua sông
Không trèo qua suối lại chồng len mây
Hiện lên giữa bụi mưa bay
Bảy màu rực rỡ bé đoán ngay cầu gì?
(Cầu vồng)
Qua những câu hò vè giúp cho trẻ kích thích hứng thú khi hoạt động vừa hát vừa vui
vẻ tưới cây, hay thích thú khi vẽ những chiếc lá vàng mà trẻ đã nhặt được trong sân trường.
Đồng thời còn giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, ôn luyện các từ khó, rèn cho trẻ phát âm chuẩn
14


hơn và nhận thức phải giữ gìn bảo vệ môi trường xanh sạch đẹp ở mọi nơi đồng thời phát
triển tính sáng tạo, thẩm mỹ cho trẻ với mọi sự vật trong thiên nhiên.
- Một số trò chơi dân gian, trò chơi vận động,:
Trong quá trình tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ tôi đã tích cực tổ chức các trò
chơi vận động và trò chơi dân gian trong chương trình như: Nhảy sạp, đi cà kheo, nổ pháo,
câu cá, nhảy dây, nhảy bao bố, ném còn, ném vòng cổ chai, boling, các trò chơi rèn kỹ
năng bò trườn trèo, tung ném, chuyền bắt...
Trò chơi 1: Cánh cửa kỳ diệu ( Chủ đề thế giới thực vật)
* Mục đích: Rèn phản xạ nhanh, phát triển ngôn ngữ cho trẻ
* Luật chơi: Chỉ được qua cửa khi nói đúng yêu cầu

* Cách chơi: Cho cả lớp ngồi thành hình chữ u. Chọn 2 cháu cao, to, nhanh nhẹn đứng ở
giữa lớp cầm tay nhau làm cánh cửa. Khi nào bạn nói đúng thì cánh cửa mở ra bằng cách
giơ cao tay lên đầu cho các bạn chui qua.
Trò chơi 2: Nhảy qua suối nhỏ (Chủ đề Nước và các hiện tượng tự nhiên)
* Mục đích: Rèn luyện sự khéo léo, tự tin, phản xạ nhanh
* Chuẩn bị: Vẽ một con suối nhỏ, có chiều rộng 35 – 40cm
Một số bông hoa bằng nhựa
* Cách chơi: Cô vẽ một con suối có chiều rộng 35 – 40cm. Một bên suối để các bông hoa
rải rác. Cho trẻ đi lại nhẹ nhàng trong nhóm, nhảy qua suối hái hoa trong rừng. Khi nghe
hiệu lệnh nước lũ tràn về, trẻ nhanh chóng nhảy qua suối vè nhà. Ai hái được nhiều hoa thì
người đó thắng cuộc ai thua cuộc sẽ phải hát hoặc đọc thơ theo yêu cầu của các bạn trong
nhóm.
Trò chơi 3: Gà tìm mồi ( Chủ đề thế giới động vật)
* Cách chơi.
Chia trẻ làm hai nhóm chơi. Một nhóm là gà, một nhóm làm mồi. Khi bắt đầu chơi
nhóm làm gà sẽ nắm tay nhau nhẩy đi kiếm mồi xung quanh các bạn làm mồi. Những bạn
làm mồi khi thấy những chú gà phải ngồi im lặng nhắm mắt giả như đi ngủ. Bạn nào đứng
dậy và sẽ bị bắt và đổi chỗ cho bạn làm gà. Khi bắt đầu chơi các bạn làm gà sẽ hát các bài
hò vè do cô tự sưu tầm và sáng tác.
Với trò chơi này sẽ giúp trẻ phát triển các cơ, sự khéo léo nhanh nhẹn của tay chân đồng
thời trẻ rất hứng thú khi được tham gia vận động
* Luật chơi.
Khi nghe hiệu lệnh những bạn làm mồi phải ngồi im, nếu đứng dậy sẽ bị các bạn gà
bắt.
Sau khi sưu tầm, các trò chơi, câu đố, các bài hò vè phục vụ cho hoạt động ngoài trời tôi
đã chọn được 6 trò chơi vận động, 5 câu đố đưa vào dạy trẻ khi tổ chức hoạt động ngoài
trời.
3.4. Coi trọng phương pháp “Lấy trẻ làm trung tâm” và thường xuyên tổ chức hoạt
động ngoài trời.
Đổi mới nội dung và phương pháp giáo dục theo hướng "Lấy trẻ làm trung tâm" mọi

hoạt động hướng vào trẻ vì sự phát triển của trẻ em là xu hướng đổi mới giáo dục của
ngành học. Để tổ chức tốt các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ theo xu hướng này, đặc biệt
là hoạt động ngoài trời thì mỗi giáo viên cần phải hiểu rõ đặc điểm tâm sinh lí trẻ mầm non
nói chung và trẻ Mẫu giáo 5 – 6 tuổi ở lớp mình phụ trách nói riêng để biết được khả năng,
15


nhu cầu học tập, kinh nghiệm sống của trẻ. Từ đó tạo cơ hội cho trẻ được tham gia vào các
hoạt động: trải nghiệm, giao tiếp, suy ngẫm, trao đổi. Để làm được điều này tôi đã xây dựng
kế hoạch giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong hoạt động ngoài trời. Trên cơ sở không dạy
trẻ những cái đã biết mà phải dạy cái trẻ cần, điều mà trẻ thích nghe. Đáp ứng kịp thời
những thắc mắc, vì vao lại thế? tại vì sao lại thế? Sao không thế này mà lại là thế kia, từng
bước phát triển hoàn thiện các tổ chất tư duy có chủ định của trẻ.
Xây dựng hoạt động giáo dục hướng tới sự phát triển của trẻ trong hoạt động ngoài
trời là: xác định mục tiêu cần phải đạt được của hoạt động, thiết kế hoạt động nhằm thực
hiện mục tiêu đã đề ra. Để xác định được mục tiêu của hoạt động tôi căn cứ vào khả năng,
nhu cầu học tập, sở thích của trẻ (đây là kết quả của việc quan sát, theo dõi trẻ hàng ngày,
tuần, tháng).
Căn cứ vào nội dung giáo dục của độ tuổi MG lớn (trong chương trình giáo dục mầm
non) để xác định mục tiêu phù hợp khả năng, kinh nghiệm sống của trẻ.
Ví dụ: Chủ đề "Nước và các hiện tượng tự nhiên" với nội dung quan sát "Thời tiết,
mùa" tôi xác định mục tiêu cần đạt được đó là:
- Một số hiện tượng thời tiết theo mùa, thứ tự các mùa
- Sự thay đổi trong sinh hoạt của con người, con vật và cây theo mùa.
Khi đã xác định được mục tiêu giáo dục thì thiết kế hoạt động giáo dục cụ thể là
"Hoạt động ngoài trời" nhằm thực hiện được mục tiêu đã đề ra cũng là một vấn đề rất
quan trọng. Vậy để đạt được mục tiêu đã xác định tôi thiết kế hoạt động phải phù hợp với
khả năng, hứng thú của trẻ, không quá khó hoặc quá dễ. Tổ chức hoạt động hoạt động
ngoài trời đa dạng, phong phú theo nhiều hình thức khác nhau: tập thể, cá nhân, theo nhóm
nhỏ... hay khi thì cô đặt câu hỏi gợi mở để trẻ trả lời, khi thì để trẻ tự tìm tòi, tự khám phá,

trải nghiệm sau đó cô thâu tóm, quy tụ lại. Sử dụng linh hoạt các phương pháp để kích thích
tư duy của trẻ. Đó là cách tốt nhất để trẻ khám phá thế giới xung quanh, lĩnh hội tri thức và
tích lũy tri thức. Không cứng nhắc khi thực hiện các nội dung trong hoạt động ngoài trời
(Quan sát có mục đích, chơi vận động, chơi tự do) có thể thay đổi trật tự các nội dung nhằm
tránh sự nhàm chán cho trẻ mỗi khi hoạt động ngoài trời. Tuy nhiên các nội dung phải
mang tính chất động tĩnh kết hợp. Luôn lấy trẻ làm trung tâm cô chỉ là người hướng dẫn
khuyến khích, đặt câu hỏi gợi mở, hỗ trợ và tạo cơ hội nhiều nhất cho trẻ được hoạt động,
được trao đổi chia sẻ, trình bày ý kiến của mình.
Câu hỏi đặt ra phù hợp với trẻ sẽ kích thích sự tư duy, hứng thú học tập của trẻ, kích
thích trẻ khám phá, tìm tòi đồng thời cũng "mở đường" cho trẻ học cách học - hỏi, tập đặt
câu hỏi. Vì vậy thay bằng cách kể tôi đã xây dựng hoạt động mẫu bằng cách hỏi. Khi đặt
câu hỏi phải nắm được 2 dạng câu hỏi chính đó là: câu hỏi đóng và câu hỏi mở. Loại câu
hỏi tốt nhất trong phương pháp dạy học lấy trẻ làm trung tâm là câu hỏi mở, phải biết khi
nào thì cần sử dụng câu hỏi đóng và khi nào thì sử dụng câu hỏi mở. Đặc biệt cho trẻ thực
hành, trải nghiệm rồi nói lên ý kiến của mình theo hệ thống câu hỏi mở đã chuẩn bị
Ví dụ: Khi cho trẻ "Quan sát sự thay đổi của thời tiết" (Chủ đề: “Các hiện tượng
tự nhiên" tôi đặt câu hỏi:
- Các con có nhận xét gì về thời tiết hôm nay?
- Theo con thì điều gì sắp xảy ra?
Trẻ nhận xét về thời tiết, đặc điểm nổi bật. Trong quá trình tìm hiểu khám phá trẻ tích
lũy kinh nghiệm và dự đoán được hiện tượng thời tiết là trời sắp mưa, hay trời sắp nắng to.
16


Hay trong chủ đề“ Gia đình” tôi chia trẻ thành các nhóm và cho trẻ làm Thí nghiệm
“Pha màu”.
- Mục đích: Trẻ biết cách tạo thành 6 màu từ 3 màu cơ bản. Rèn luyện tích tự lập, tự tin,
tích cực trong hoạt động.
- Chuẩn bị: 3 màu nguyên chất đỏ, vàng, lam, cốc đựng màu. bảng ghi kết quả, thẻ nhựa
màu, nước sạch.

- Tiến hành: Tôi quy ước với trẻ : Thẻ màu nào tương ứng với màu đó. Sau khi trẻ pha màu
sẽ gắn kết quả vào bảng
- Tôi chia trẻ thành các nhóm nhỏ, cho trẻ tự pha màu vào các cốc thuỷ tinh và rút ra kết
quả gắn kết quả vào bảng.
Màu pha
Màu nguyên chất
Cam
Thẻ vàng + Thẻ đỏ
Tím
Thẻ đỏ + Thẻ lam
Lục
Thẻ vàng + Thẻ lam

Hình ảnh minh hoạ trẻ làm thí nghiệm “ Pha màu”
Trong quá trình trẻ làm tôi thường xuyên hỏi trẻ bằng hệ thống câu hỏi mở như Để
tạo thành màu cam cần phải pha như thế nào? ( trẻ trả lời: pha màu vàng kết hợp với màu
đỏ). Như vậy. câu hỏi mở là câu hỏi tạo ra một thách thức về trí tuệ, là loại câu hỏi có nhiều
đáp án cho trả lời. Đặt ít câu hỏi, nhưng câu hỏi phải khiến trẻ tư duy, suy nghĩ. Khi nêu câu
hỏi phải dành thời gian cho trẻ suy nghĩ, không nên vội đánh giá mà động viên khuyến
khích để nhận được câu trả lời tốt hơn từ trẻ.
Nên dành khoảng không gian yên tĩnh để trẻ được lắng nghe, suy nghĩ, phán đoán
các tiếng động của môi trường xung quanh như tiếng chim hót, tiếng gió thổi, tiếng lá rụng,
tiếng xe cộ chạy trên đường, tiếng máy bay....
Khi tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi ngoài trời giáo viên phải nắm vững mục đích
của mỗi trò chơi, luật chơi cách chơi để triển khai đến với trẻ, trong quá trình trẻ chơi cô
phải luôn là người động viên, khuyến khích trẻ, bao quát giúp đỡ trẻ luôn lấy trẻ làm trung
tâm của mọi trò chơi mà cô tổ chức. Luôn tạo cơ hội để trẻ tự hoạt động độc lập một mình,
tự khởi xướng được các trò chơi mà trẻ thích. Giáo viên luôn tạo bầu không khí thân thiện,
17



tôn trọng và tin cậy, khi tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ. Nhằm đạt được mục đích của
trò chơi và kết quả mong đợi trẻ ở mỗi trò chơi mà cô tổ chức.
Tóm lại, tổ chức hoạt động ngoài hướng tới sự phát triển của trẻ phát huy được tối
đa khả năng, năng lực hoạt động, đáp ứng nhu cầu tìm hiểu khám phá vui chơi của trẻ. Trẻ
tích cực tư duy, các giác quan của trẻ phát triển mạnh mẽ. Trẻ mạnh dạn, tự tin trong giao
tiếp, hứng thú với môi trường tự nhiên. Trẻ tự do hoạt động độc lập một mình, tự khởi
xướng được các trò chơi.
3.5. Tích cực ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động ngoài trời.
Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động ngoài trời cũng rất cần thiết. Bởi vì,
trước đây khi cho trẻ tìm hiểu về các hiện tượng tự nhiên sấm, chớp, thiên tai hạn hán, bão
lụt, mưa đá, tuyết, sương mù...tôi chỉ giải thích bằng lời nên trẻ rất khó hiểu, thậm chí không
hứng thú và không hợp tác với cô giáo trong hoạt động. Do đó, hiệu quả không cao, trẻ tiếp
thu kiến thức một cách thụ động. Sau khi nghiên cứu tìm hiểu và mạnh dạn đưa công nghệ
thông tin vào quá trình hoạt động cho trẻ quan sát có mục đích. Được xem các hình ảnh thực
trê n mang hình ti vi trẻ rất thích thú, ham học hỏi tích cực tham gia phát biểu ý kiến và tiếp
thu bài rất nhanh. Trên thực tế, nhờ ứng dụng công nghệ thông tin nên những sự vật hiện
tượng mà ta không thể cho trẻ quan sát trực tiếp được sẽ cho trẻ quan sát chúng một cách
sống động trên PowerPoint. Không chỉ tổ chức cho trẻ quan sát trực tiếp những sự vật hiện
tượng gần gũi xung quanh trẻ, mà những sự vật, hiện tượng ta không thể tổ chức cho trẻ
quan sát trực tiếp được như: các hiện tượng ( Bão, lũ lụt, sấm chớp...). động vật sống trong
rừng (Sư tử, hổ, báo, khỉ, voi...) đến nay cũng được tổ chức rất dễ dàng. Ngay cả việc tổ
chức cho trẻ được tìm hiểu, khám phá các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử nổi tiếng của
đất nước, một số nghề truyền thống của địa phương. Tôi đã tải các hình ảnh về Hồ Gươm,
Chùa một cột, Lăng Bác Hồ, đền Bà Triệu, Động Từ Thức..., sau đó thiết kế thành giáo án
điện tử và trình chiếu cho trẻ tìm hiểu các danh lam thắng cảnh , di tích lịch sử nổi tiếng của
quê hương. Từ đó giáo dục trẻ quý trọng, yêu quê hương đất nước.
Ví dụ: Đối với chủ đề "Nước và các hiện tượng tự nhiên" để cung cấp kiến thức
một cách chính xác về hiện tượng "Mưa đá, Tuyết rơi " tôi đã tổ chức cho trẻ quan sát
videoclip "Mưa đá, Tuyết rơi " trên PowerPoint (mưa lớn, cây cối đỗ gãy ngổn ngang,

nhà sập đổ, vỡ ngói...). Và từ đó giáo dục trẻ khi có mưa đá phải trú ẩn ở nơi an toàn, nghe
lời người lớn, không ra ngoài khi trời đang còn mưa...

18


Hình ảnh: Ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động ngoài trời
Như vậy, thường xuyên ứng dụng công nghệ thông tin để tổ chức hoạt động ngoài
trời không chỉ đem lại sự hứng thú cho trẻ khi khám phá các hiện tượng xung quanh, mà
còn giúp tôi cải tiến các phương pháp “Lạc hậu”, không có hiệu quả trước đây. Do đó,
việc tích cực ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình tổ chức hoạt động ngoài trời tôi
đã thu được kết quả rất cao, ngoài mong đợi. 96% trẻ hứng thú, tích cực hoạt động quan sát
có mục đích.
4. Hiệu quả.
Sau gần một năm nghiên cứu và thực nghiệm tại lớp bản thân đã nhận thấy chất
lượng tổ chức hoạt động ngoài trời được nâng cao rõ rệt, trẻ tự tin hơn, hoạt động tích cực
hơn trong các buổi hoạt động ngoài trời mà cô tổ chức.
* Kết quả trên trẻ sau khi làm sáng kiến:
Kết quả trên trẻ
Số
TT
Nội dung khảo sát
Đạt

trẻ
T % K % TB % Y %
Trẻ thể hiện về một số hiểu biết về
1
27 12 44 9 33 5
19 1 4

thế giới xung quanh
2 Khả năng giao tiếp của trẻ
27 12 44 9 33 5
19 1 4
3 Trẻ tích cực tham gia chơi tự do
27 10 37 10 37 6
22 1 4
Trẻ tích cực tham gia chơi trò chơi
4
27 10 37 10 37 6
22 1 4
vận động
Trẻ tích cực tham gia hoạt động
5
27 9 33 10 37 7
26 1 4
quan sát có mục đích
Sau khi đưa ra các biện pháp và áp dụng vào tổ chức hoạt động ngoài trời trong quá
trình nghiên cứa tôi đã nhận được một kết quả đáng phấn khởi.
Trẻ tích cực tham gia hoạt động quan sát có mục đích. Trẻ tích cực tham gia chơi trò
chơi vận động. Trẻ tích cực tham gia chơi tự do đạt 96%.
III. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
1. Kết luận.
Thực tế cho thấy, nếu thiếu không gian vui chơi, trẻ sẽ mất đi sự linh hoạt một
cách nghiêm trọng, ngôn ngữ phát triển không thuận lợi. Do đó, trẻ sẽ nhút nhát khó hòa
đồng và sau này khó thích nghi với cuộc sống. Không gì khiến trẻ thấy thoải mái, tự tin
và vui vẻ hơn khi trẻ được chạm tay vào mọi thứ xung quanh và tự khám phá sự việc
19



bằng các giác quan, cảm xúc của mình. Với trẻ, vạn vật đang diễn ra trong thế giới này
đều mới mẻ, sống động, cuốn hút và luôn luôn kích thích trí tò mò. Khi trẻ đùa nghịch,
chơi đùa ngoài thiên nhiên, thực chất là trẻ khám phá, học hỏi và có điều kiện phát triển
tốt nhất những cảm xúc tích cực của mình. Chính vì thế, chúng ta cần thường xuyên tổ
chức cho trẻ được hoạt động ngoài trời một cách tích cực. Bằng việc sử dụng đồng bộ
các giải pháp trên để cải tiến không ngừng nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động ngoài
trời cho trẻ, tôi nhận thấy trẻ trở nên thông minh nhanh nhẹn rõ rệt, tích cực và chủ động
trong mọi hoạt động tìm tòi và khám phá thế giới xung quanh. Đặc biệt trẻ biết suy nghĩ
và đặt ra nhiều câu hỏi suy luận lý thú cho cả cô và trẻ khác cùng suy nghĩ trả lời. Nhờ
đó, ngôn ngữ trẻ trở nên mạch lạc hơn, trẻ mạnh dạn và tự tin hơn trong giao tiếp rất
nhiều, nề nếp thói quen lao động tự phục vụ ở trẻ tốt hơn. Không những thế ở trẻ còn
hình thành những phẩm chất tốt như khả năng phối hợp hoạt động tốt với các bạn, khả
năng tự kềm chế, nhường nhịn bạn, biết chơi cùng bạn và giúp đỡ bạn. Sau gần một năm
nghiên cứu, tìm tòi làm sáng kiến tôi đã đạt được một kết quả khá cao trong tổ chức hoạt
động ngoài trời cho trẻ Mẫu giáo 5 – 6 tuổi và đã rút ra được một số bài học kinh nghiệm
sau:
- Tìm hiểu, tự học tập, bồi dưỡng một số kiến thức cần thiết về sự vật hiện tượng
và cách tổ chức các trò chơi ngoài trời.
- Lập kế hoạch tổ chức hoạt động ngoài trời, nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động
ngoài trời.
- Để trẻ hoạt động tích cực trong giờ hoạt ngoài trời thì chúng ta phải xây dựng môi
trường cho trẻ hoạt động trong đó có môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Môi trường
phải đảm bảo an toàn về thể chất và tinh thần cho trẻ.
- Tổ chức hoạt động ngoài trời theo phương pháp giáo dục "Hướng tới sự phát
triển của trẻ". Mọi hoạt động hướng vào trẻ, luôn động viên khuyến khích trẻ, tạo mọi cơ
hội để trẻ được tìm tòi khám phá, được trải nghiệm, được giao tiếp, suy ngẫm, trao đổi. Đó
là cách tốt nhất để trẻ lĩnh hội tri thức và tích lũy tri thức.
- Tổ chức cho trẻ được thực hành trải nghiệm, khám phá, đi dạo chơi tham quan để
trẻ được tìm hiểu về các địa danh, phong cảnh của quê hương, nghề truyền thống của quê
hương. Từ đó khơi gợi lòng yêu quê hương đất nước của trẻ.

- Sưu tầm sáng tác trò chơi, câu đố phục vụ cho hoạt động ngoài trời nhằm tạo sự
mới mẻ và thỏa mãn nhu cầu hoạt động, vui chơi của trẻ.
- Đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy.
Sau khi áp dụng các biện pháp trên chất lượng tổ chức hoạt động ngoài trời đạt hiệu
quả cao. Từ đó tạo tiền đề và đặt nền móng vững chắc cho sự phát triển con người của thời
đại mới thời đại của nền văn minh trí tuệ.
2. Kiến nghị
- Đề nghị với phòng giáo dục đưa nội dung hoạt động ngoài trời vào các kỳ thi giáo
viên giỏi huyện, để cán bộ giáo viên được trao dồi kiến thức và nâng cao kỹ năng tổ chức
hoạt động ngoài trời.
Trên đây là sáng kiến "Một số biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động
ngoài trời cho trẻ 5 – 6 tuổi”. Tôi rất mong nhận được sự góp ý, xây dựng của các cấp lãnh
đạo và các bạn đồng nghiệp. Để sáng kiến đạt hiệu quả cao hơn, hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
20


XÁC NHẬN CỦA THỦ
TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Nga Lĩnh, ngày 17 tháng 4 năm 2016
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
không sao chép nội dung của người khác.
Người làm sáng kiến

Yên Thị Tương

Phạm Thị Luận

21



TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ giáo dục và đào tạo, chương trình giáo dục mầm non (Thông tư 17/2009/ TT
– BGDĐT ngày 25 tháng 7 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo) - NXB
Giáo dục Việt Nam.
2. Tạp chí giáo dục mầm non số 3/ 2010. Nhà xuất bản giáo dục VI ệt Nam
3. Hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình giáo dục mầm non Mẫu giáo lớn
( 5 – 6 tuổi) tái bản lần thứ 2. Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam tháng 7 năm
2011.
4. Tuyển chọn trò chơi, bài hát, thơ chuyện, câu đố theo chủ đề ( Trẻ 5 – 6 tuổi).
Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam tháng 8 năm 2008.
5. Một số trò chơi dân gian cho trẻ mầm non. Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam
tháng 10 năm 2011.
6. Đồng dao và trò chơi dân gian cho trẻ mầm non. Tái bản lần thứ 2. Nhà Xuất
Bản Giáo Dục Việt Nam.
7. Tài liệu Bồi Dưỡng Thường Xuyên. Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam
8. Thiết kế các hoạt động có chủ định, hoạt động góc và hoạt động ngoài trời
trong trường mầm non dành cho trẻ 5 – 6 tuổi. Lê Thị Huệ, Trần Thị Hương,
Phạm Thị Tâm. Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam.
9. Hướng dẫn sử dụng và đánh giá trẻ theo bộ chuẩn phát triển trẻ em (5 - 6 tuổi)
Các chỉ số: 34,39,56,57,63,65,67,69,70,92,93,95, .Nhà xuất bản giáo dục Việt
Nam.


PHỤ LỤC
STT
NỘI DUNG NHỮNG CỤM TỪ
1
Xã hội chủ nghĩa

2
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
3
Bộ giáo dục và đào tạo

VIẾT TẮT
XHCN
CNH, HĐH
BGD ĐT



×