Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

(SKKN 2022) một số biện pháp nâng cao hiệu quả đọc sách bằng việc tạo hứng thú đọc cho học sinh góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ở trường tiểu học hải nhân, thị xã nghi sơn, thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.1 MB, 23 trang )

1

A. MỞ ĐẦU
I.
Lý do chọn đề tài
Thư viện trường học là một bộ phận cơ sở trọng yếu, là trung tâm sinh hoạt
văn hóa, khoa học của nhà trường. Thư viện cung cấp các loại sáchphục vụ nhu
cầu học tập và giải trí, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập của giáo
viên và học sinh, xây dựng thói quen tự học cho học sinh.
Sách chính là người thầy vĩ đại, có tác dụng lớn đối với việc giáo dục nhân
cách con người. Ngoài việc cung cấp kiến thức cho người đọc, mỗi cuốn sách đều
thể hiện giá trị nhân văn cao cả, dạy cho chúng ta biết sống, biết yêu thương, sẻ
chia với những người xung quanh. Bởi khi viết sách, người viết đã gửi gắm những
kinh nghiệm, kiến thức, tâm tư, tình cảm, khát vọng trong cuộc sống và trong mọi
mối quan hệ xã hội, để từ đó giúp người đọc hiểu, cảm nhận và thay đổi chính
mình. Sách giúp con người cảm nhân được tình yêu thương con người, cho ta hiểu
biết về các giá trị văn hóa, xã hội và giá trị cuộc sống…
Được đọc sách, các em học sinh được tiếp cận với trí tuệ, cơng sức của các
nhà khoa học, các nhà nghiên cứu văn hóa, nghệ thuật, giáo dục. Qua đó, hình
thành ở các em đức tính khiêm tốn, thấy được ý nghĩa to lớn của lao động trí óc, sự
kiên nhẫn và cần cù của nhiều thế hệ trong và ngồi nước. Chính điều này sẽ dần
hình thành cho các em chí hướng phấn đấu để đạt được ước mơ trong cuộc đời
mình. Ngồi phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu đọc sách còn giúp các em học
sinh giải trí sau những giờ học tập căng thẳng...
Ngày nay với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và phát triển như vũ bão
của các phương tiện truyền thôngđại chúng các tiện ích xã hội như sách báo điện
tử, Facebook, youtube, Tiktok... Người đọc khơng cịn hứng thú với sự đọc. Sách
in không cạnh tranh được với sách điện tử. Các hình ảnh đơn điệu trong sách
khơng cạnh tranh được với hình ảnh sinh động trong các thiết bị thơng minh như
tivi, máy tính bảng...Các em bị cuốn hút vào những trị chơi khơng lành mạnh đã
ảnh hưởng đến tâm sinh lý của các em. Các em khơng cịn hứng thú đọc sách,


khơng quan tâm đến sách nên thói quen đọc sách ngày càng giảm, các em lười đọc
sách, ngại đọc sách, đọc sách nhanh hơn, đọc lướt, thích đọc sách mỏng, xem tranh
trong sách...Bên cạnh đó nhu cầu đọc, hứng thú đọc của học sinh ngày càng giảm
do thư viện không đáp ứng một cách phù hợp và kịp thời: bổ sung sách mới, tài
liệu mới, các hình thức phục vụ còn hạn chế… Các em học sinh thường chỉ mấy
tiết đầu đọc sách thấy hứng thú, sau đó cảm thấy chán và khơng muốn đọc tiếp,
nhiều em khơng muốn lên thư viện vì khơng tìm thấy niềm vui, sự thích thú nữa.
Qua cơng tác tại trường Tiểu học Hải Nhân là một ngơi trường đóng trên địa
bàn có điều kiện kinh cịn khó khăn, phần đơng phụ huynh chưa thực sự quan tâm
đến con em mình. Các em đã bị lơi kéo vào những trị chơi, hoạt động vô bổ trên
các thiết bị thông minh ảnh hưởng đến vấn đề học tập và thói quen đọc sách.Bên
cạnh đó việc đọc sách của một số học sinh vẫn cịn chưa chủ động, chưa tích cực


2

lựa chọn những tài liệu phù hợp với lứa tuổi, nhu cầu của mình, chưa khai thác
hiệu quả vốn tài liệu hiện có của thư viện và những kiến thức trong sách. Do đó
hiệu quả việc đọc sách chưa cao. Mặt khác các em cũng chưa hiểu hết vai trò của
sách, ý nghĩa, tác dụng của việc đọc sách mang lại.
Là cán bộ thư viện tơi ln trăn trở, tìm ra những biện pháp tích cực là làm
thế nào để nâng cao hiệu quả đọc sách cho học sinh. Được sự quan tâm của Ban
giám hiệu nhà trường, Hội cha mẹ học sinh,tập thể giáo viên và sự tham gia tích
cực, nhiệt tình của các bạn trong tổ cộng tác viên thư viện tôi đã mạnh dạn đưa ra
sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả đọc sách bằng việc
tạo hứng thú đọc cho học sinh góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ở trường
Tiểu học Hải Nhân”
II. Mục đích nghiên cứu
Nâng cao hiệu quả đọc sách cho học sinh cũng như nâng cao công tác phục
vụ bạn đọc, hiệu quả hoạt động công tác thư viện ở trường Tiểu học Hải Nhân

Khơi dậy niềm đam mê đọc sách, kích thích sự tìm tịi, khám phá, ham học
hỏi, say mê nghiên cứu, tự giác học tập của các em học sinh nhằm trau dồi kiến
thức, rèn luyện các kỹ năng đọc sách có hiệu quả. Định hướng cho các em cách
đọc sách khoa học và mang lại hiệu quả, lựa chọn những tài liệu phù hợp với khả
năng và sở thích của mình, tiếp thu được những giá trị của cuốn sách góp phần
nâng cao nhận thức, tư tưởng đạo đức cho các em từ đó góp phần nâng cao chất
lượng giáo dục trong nhà trường.
Xây dựng, tổ chức các hoạt động của thư viện trường học một cách thân
thân thiện đảm bảo đầy đủ các tiêu chuẩn của thư viện đạt chuẩn quốc gia và thực
sự trở thành địa chỉ tin cậy để học sinh thường xun khai thác, tìm kiếm các thơng
tin phục vụ học tập nâng cao kiến thức đồng thời giúp học sinh giải trí, giảm bớt
căng thẳng sau các giờ học trên lớp. Với những hoạt động tích cực của mìnhthư
việnthể hiện được tính đồn kết, thân thiện sáng tạo, thật sự là sân chơi bổ ích, thu
hút tất cả học sinh ở các khối lớp đến thư viện đọc sách hằng ngày.
III. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tàilà tập thể học sinh trong toàn trường Tiểu học Hải
Nhân-thị xã Nghi Sơn-tỉnh Thanh Hóa trong các năm học 2020 -2021, 2021- 2022.
-

IV. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp quan sát.
Phương pháp điều tra.
Phương pháp phân tích.
Phương pháp thống kê.
Phương pháp tổng hợp.


3

B: NỘI DUNG

I.
Cơ sở lý luận:
Từ xa xưa, con người đã biết đến sự kỳ diệu của sách, đó là cái thần kỳ trong
những cái thần kỳ mà nhân loại đã sáng tạo nên. Sách là công cụ dùng để ghi chép,
lưu trữ và lưu truyền những hiểu biết của con người qua các thế hệ. Sách giữ một
vai trò quan trọng trong đời sống nhân loại.
Nhà văn nổi tiếng thế giới, đại thi hào Nga M.Gorki đã nói: “Sách mở rộng
ra trước mắt tôi những chân trời mới” “Đọc sách là cách học tốt nhất” (A.
Puskin)“Phải đọc sách báo để thu thập từ trong đó kiến thức lồi người đã tích luỹ
được" (M. Go-rơ-ki) “Sách cung cấp cho ta mọi sự hiểu biết, mà hiểu biết là một
sức mạnh lớn lao.” (N. Crup-kai-a)“ Thư viện là kho tàng chứa tất cả của cải tinh
thần của loài người” (G.V.Leibniz)...
- Điều 1 trong “Quy chế về tổ chức và hoạt động thư viện trường phổ thông
ban hành kèm theo quyết định số 61/1998/QĐ/BGD&ĐT ngày 6/11/1998 của Bộ
Giáo dục và Đào tạo” xác định vai trò và nhiệm vụ thư viện trường học là “Thư
viện trườngphổ thông (bao gồm trường tiểu học, trường trung học cơ sở và trường
trung họcphổ thông) là một bộ phận cơ sở vật chất trọng yếu, trung tâm sinh hoạt
văn hoávà khoa học của nhà trường. Thư viện góp phần nâng cao chất lượng giảng
dạy củagiáo viên, bồi dưỡng kiến thức cơ bản về khoa học thư viện và xây dựng
thóiquen tự học, tự nghiên cứu cho học sinh tạo cơ sở từng bước thay đổi
phươngpháp giảng dạy và học, đồng thời thư viện tham gia tích cực vào việc bồi
dưỡngtư tưởng chính trị xây dựng nếp sống văn hoá mới cho các thành viên của
nhà trường”
- Điều 2 trong “Quy chế về tổ chức và hoạt động thư viện trường phổ
thôngban hành kèm theo quyết định số 61/1998/QĐ/BGD&ĐT ngày 6/11/1998 của
Bộ Giáo dục và Đào tạo” xác định nhiệm vụ của thư viện trường học là “Tổ chức
thu hút toàn thể giáoviên và học sinh tham gia sinh hoạt thư viện thông quan các
hoạt động phù hợpvới chương trình và kế hoạch dạy học, tìm hiểu nhu cầu của
giáo viên và họcsinh, giúp họ chọn sách, đọc sách có hệ thống, biết cách sử dụng
bộ máy tra cứusách, tra cứu thư mục nhằm sử dụng triệt để kho sách, nhất là các

sách nghiệpvụ và sách tham khảo”
- Điều 12 của Quy định về tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông ban hành
kèm theo quyết định số 01/2003/QĐ/BGD&ĐT ngày 02/01/2003 của Bộ Giáo dục
và Đào tạo “Thư viện nhà trường phải có nội dung hoạt động phù hợp với giáo dục
tồn diện, với cơng việc của giáo viên và tâm lý của lứa tuổi học sinh. Thư viện
cần phục vụ tốt các hoạt động ngoại khóa của nhà trường và tổ chức những hình
thức hoạt động phù hợp với điều kiện của từng trường như: giới thiệu sách, điểm
sách, thông báo sách mới nhập, triển lãm trưng bày sách mới, tranh ảnh..., phối hợp
với các bộ phận liên quan để tổ chức thi kể chuyện theo sách, thi nghiệp vụ thư
viện, vận động học sinh làm theo sách dưới sự chỉ đạo của Hiệu trưởng nhà trường


4

và các cấp quản lý giáo dục”
Căn cứ Chỉ thị số 40/CT-BGD-ĐT ngày 22/7/2008 của Bộ trưởng Bộ GD &
ĐT về việc phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện – Học
sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008 – 2013vớiMục tiêu “Huy
động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong và ngồi nhà trường để xây dựng
mơi trường giáo dục an toàn, thân thiện, hiệu quả, phù hợp với điều kiện của địa
phương và đáp ứng nhu cầu xã hội”và “Phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo
của học sinh trong học tập và các hoạt động xã hội một cách phù hợp và hiệu quả”
II.
Thực trạng của hoạt động đọc sách trước năm học 2020-2021
1. Tình hình nhà trường:
Trường tiểu học Hải Nhân có 37 Cán bộ, giáo viên và nhân viên. Trong đó: cán
bộ quản lý 3, giáo viên 32, kế toán 1, thư viện viên 1. Thư viện viên chun trách
có trình độ đại học.
Tổng số học sinh toàn trường 1046 em gồm 26 lớp học sinh đa số là con em của
các gia đình chủ yếu làm nông nghiệp, mức thu nhập chưa cao, số lượng hộ nghèo,

cận nghèo còn nhiều nên việc quan tâm của cha mẹ học sinh đến vấn đề học tập
của các em còn hạn chế .
Nhà trường gồm 28 phòng học và các phịng chức năng. Trong đó thư viện gồm
1 kho sách và 1 phịng đọc với tổng diện tích 45m 2. Tổng số sách trong thư viện là
4500 bản sách.
2. Tình hình hoạt động đọc sách trong thư viện nói chung và hứng thú đọc của
học sinh nói riêng
Kết quả cụ thể thông qua sổ thống kê bạn đọc, sổ mượn sách của học sinh như sau:
Thời gian
Năm học 2019- 2020

Số lượt bạn
đọc
936

Tỉ lệ học sinh
đọc sách

Ghi chú

60%

Kết quả sau khi thăm dò ý kiến học sinh qua phiếu khảo sát học sinh như sau:
Nội dung
Năm học 2019 - 2020

Thích đọc sách
Số lượng
Tỉ lệ
420

49,4%

Khơng thích đọc sách
Số lượng
Tỉ lệ
430
50,6%


5

(Một vài hình ảnh tại thư viện chụp tháng 9 năm 2020)

Có thể nhận thấy số lượt bạn đọc tại thư viện rất thấp, tỉ lệ học sinh tham gia
đọc sách tại thư viện còn hạn chế. Số lượng học sinh thực sự yêu thích hứng thú
đọc sách chưa nhiều. Gía sách trong thư viện đã cũ chưa bắt kịp với xu hướng phát
triển, vốn tài liệu chưa phong phú và đa dạng. Phịng thư viện trang trí sơ sài chưa
đẹp mắt để tạo hứng thú cho học sinh đến thư viện.
1.Thuận lợi:
Thư viện trường Tiểu học Hải Nhân được sự quan tâm, đầu tư của UBND xã
Hải Nhân, sự ủng hộ của các bậc phụ huynh các mạnh thường quân, sự chỉ đạo sát
sao của Ban giám hiệu đã bổ sung đầy đủ trang thiết bị, vốn tài liệu phục vụ cho
việc dạy và học của giáo viên và của học sinh.
Thư viện được xây dựng ở vị trí trung tâm nhà trường thuận lợi cho việc
mượn và đọc sách của cán bộ, giáo viên và học sinh trong nhà trường. Tổng số vốn
tài liệu của thư viện là 4500 bản sách. Sách bao gồm có sách nghiệp vụ, sách thiếu
nhi, sách giáo khoa, sách tham khảo, sách giáo dục kỹ năng sống… cơ bản đa
dạng.
Cán bộ thư viện chun trách, có trình độ chun mơn, nghiệp vụ vững
vàng, là người có tâm huyết với nghề, ln sáng tạo, đổi mới các hình thức phục

vụ bạn đọc, các hình thức tuyên truyền giới thiệu sách tạo điều kiện bạn đọc được
gần sách hơn nữa.
2. Khó khăn:
Cơ sở vật chất thiếu thốn, phòng đọc được tận dụng từ văn phòng cũ với
diện tích gần 30m2 chưa đủ để đáp ứng cho tất cả học sinh ở tất cả khối lớp
đến đọc sách thường xuyên.
Các giá sách đã cũ, không đảm bảo mỹ quan. Số lượng sách tham khảo trong
thư viện còn hạn chế, chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu của bạn đọc. Sách thiếu nhi


6

chủ yếu là sách dày, nhiều chữ, phù hợp với học sinh lớp 3,4,5 chưa thực sự phù
hợp với học sinh 1,2.
Hình thức phục vụ cịn sơ sài, chủ yếu cho học sinh mượn về nhà. Chỉ phục vụ
được số ít học sinh thực sự ham thích sách.
Do đó năm học 2020 – 2021 và năm học 2021 – 2022 tôi đã áp dụng sáng kiến
kinh nghiệm “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả đọc sách bằng việc tạo hứng thú
đọc cho học sinh góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ở Trường Tiểu học Hải
Nhân” nhằm tìm ra những giải pháp, biện pháp tối ưu nhất để tạo hứng thú, nhu
cầu đọc sách nâng cao hiệu quả đọc sách cho học sinh, góp phần nâng cao chất
lượng dạy và học trong nhà trường.
III. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề
Khi thực hiện đề tài sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp nâng cao hiệu
quả đọc sách bằng việc tạo hứng thú đọc cho học sinh góp phần nâng cao chất
lượng giáo dục ở Trường Tiểu học Hải Nhân” tôi đã sử dụng một số giải pháp sau:
1. Tìm hiểu nhu cầu đọc sách của học sinh từ đó tạo hứng thú đọc sách
cho các em.Để thực hiện giải pháp này tôi đã thực hiện các biện pháp sau:
Điều tra về nhu cầu đọc sách của học sinh. Bản thân tôi đã thực hiện bằng
cách phát phiếu khảo sát về nhu cầu đọc sách cho hoc sinh. Từ đó nắm được nhu

cầu, sở thích đọc sách của các em học sinh, cách đọc sách để mang lại hiệu quả tốt
nhất. Sau đây là mẫu phiếu khảo sát:
TRƯỜNG TIỂU HỌC HẢI NHÂN
THƯ VIỆN
PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN BẠN ĐỌC
Họ và tên: ……………………...........................Lớp ...............
Em hãy khoanh tròn vào câu trả lời mà em cho là đúng nhất:
Câu 1: Các em thích đọc các loại sách gì nhất?
a. Sách thiếu nhi: truyện tranh….
b. Sách tiểu thuyết
c. Sách khoa học
d. Sách phục vụ nhu cầu học tập.
Câu 2: Đọc sách để làm gì?
a. Để giải trí.
b. Để nâng cao vốn hiểu biết, tiếp thu kiến thức từ sách từ đó áp dụng vào thực tiễn
c. Chưa có mục đích rõ ràng.
Câu 3: Các em có hứng thú khi đọc sách khơng?
a. Có
b. Khơng
câu 4: Em mong muốn điều gì đối với thư viện?
a, Thư viện bổ sung thêm sách.
b, Thư viện trang trí đẹp, thân thiện hơn.
c, Thư viện thường xuyên tổ chức các hoạt động đọc sách.
d, Cả 3 ý kiến trên.
Thư viện xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của bạn đọc.

cuộc sống.

Trò chuyện cùng với học sinh. Trong quá trình phục vụ bạn đọc tại thư viện,
bản thân tơi thường xun trị chuyện với học sinh để nắm bắt được tâm tư, nguyện

vọng của các em thích đọc những loại sách nào và khơng thích đọc những loại sách


7

nào, mục đích của học sinh đến thư viện để làm gì: đến để đọc sách nâng cao hiểu
biết, để giải trí hay chỉ vì đến thư viện đọc theo lịch phân cơng…Từ đó đưa ra
những giải pháp giải quyết theo từng tình hình cụ thể.
Quan sát học sinh và theo dõi trong sổ mượn: Trong thời gian phục vụ bạn đọc
tôi thường xuyên quan sát học sinh, tại các khu vực lựa chọn sách kết hợp theo dõi
tại sổ mượn từ đó sẽ nắm được nhu cầu đọc sách của các em và hiểu được học sinh
của mình sẽ hứng thú và ham thích và thường xuyên đọc loại sách nào nhất. Cũng
từ phương pháp quan sát này tôi nắm được thái độ của các em khi đến thư viện, từ
đó biết được các em thích hay khơng thích đọc sách.
2.Xây dựng mơ hình thư viện thân thiện.
Nhằm xây dựng, tổ chức các hoạt động của thư viện trường học thân thiện đảm
bảo thư viện thực sự trở thành địa chỉ tin cậy để thu hút học sinh thường xun đến
thư viện. Ngồi ra, thư viện cịn là nơi thể hiện được tính đồn kết, thân thiện sáng
tạo của học sinh và cũng là nơi có thể thực hiện các hoạt động mang tính tích cực,
giải trí, giảm bớt căng thẳng sau các giờ học trênlớp. Để thực hiện điều này tôi đã
đưa ra các ý tưởng sau:
Yếu tố mỹ quan: Ngay từ đầu năm học tôi đã chủ động xây dựng kế hoạch,
tham mưu với Hiệu trưởng, Ban giám hiệu tạo điều kiện bổ sung trang thiết bị, đầu
tư kinh phí. Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, liên đội trang trí phịng thư viện,
góc đọc sách đẹp mắt, khoa học, thân thiện với học sinh. Tạo không gian gần gũi,
ấm
cúng,
thoải
mái
nhất

khi
các
em
đến
thư
viện.

(Hình ảnh học sinh đọc sách tại phịng đọc)


8

( Một vài hình ảnh tại phịng đọc và góc đọc sách chung)

Đổi mới hình thức phục vụ: thay việc phục vụ bạn đọc theo cách truyền
thống qua phiếu yêu cầu mượn sách bằng phục vụ tự chọn. Ngay tại phịng đọc có
giá sách và bục trưng bày sách, học sinh chủ động trong việc lựa chọn cuốn sách
phù hợp với mình, dưới sự định hướng của Thư viện viên. Ở từng lứa tuổi, từng
khối lớp các em học sinh có đặc điểm tâm lý và nhu cầu đọc sách khác nhau. Nắm
được đặc điểm tâm lý và nhu cầu của các em học sinh thì người cán bộ thư viện
mới hướng dẫn các em lựa chọn, sử dụng sách báo phù hợp và mang lại hiệu quả
cao nhất.


9

(Một vài hình ảnh học sinh tự lựa chọn sách tại phòng đọc)

Thái độ phục vụ của Thư viện viên: Thư viện viên là cầu nối trung gian giữa
vốn tài liệu và bạn đọc, để thu hút bạn đọc đến với thư viện ngày càng nhiều thái

độ phục vụ của thư viện viên rất quan trọng, nhận thức được điều này, bản thân tơi
ln tồn tâm tồn ý với cơng việc của mình, tư tưởng tiên tiến hết lịng vì học sinh
thân u, có thái độ vui vẻ, hịa nhã, cởi mở, gần gũi với học sinh, tạo mối quan hệ
thân thiện khi phục vụ bạn đọc.

(Tiết đọc sách của học sinh 5A, Thư viện viên đang định hướng cho học sinh chọn sách)

3: Tuyên truyền giới thiệu sách dưới nhiều hình thức
Thư viện Trường Tiểu học Hải Nhân đã áp dụng một số hình thức giới thiệu
sách đến học sinh như tổ chức chuyên đề giới thiệu sách trong buổi chào cờ theo
chủ đề của tháng, trong các buổi sinh hoạt tập thể, giới thiệu sách mới trên bảng
giới thiệu sách của thư viện, trong giờ đọc tại phòng đọc của học sinh, nhằm giới
thiệu những sách mới, sách có nội dung thời sự, sách mang lại bài học ý nghĩa đến
với bạn đọc.


10

( (Tiết kể chuyện theo sách cho học sinh lớp 2D và giới thiệu sách cho học sinh lớp 5A)
Biên soạn thư mục, mục lục giới thiệu sách phong phú nội dung và đa dạng
hình thức. Mỗi năm thư viện viên biên soạn 2 thư mục giới thiệu sách mới chun
đề mơn tốn và tiếng việt.
Làm mục lục treo tường giới thiệu sách thay cho mục lục phích, hình thức
này phù hợp với học sinh tiểu học hơn, học sinh dễ dàng tra cứu được sách. Đồng
thời thay vì quét thư mục tranh treo thư viện viên đã vẽ, hình thức giới thiệu sách
này học sinh đặc biệt thích thú vì rất gần gũi và chân thực.

(
Thư mục trình bày trên bảng do Thư viện viên vẽ và biên soạn)



11

(Hình ảnh mục lục và thư mục giới thiệu sách mới do Thư viện viên biên soạn)


12

( Thư mục tranh treo do Thư viện viên Lê Thị
Mai vẽ)

4: Tổ chức phục vụ bạn đọc dưới nhiều hình thức.
Để việc phục vụ mang lại hiệu quả cao nhất ngay đầu năm học tôi đã tham
mưu với ban giám hiệu thành lập tổ mạng lưới cộng tác viên thư viện. Tổ mạng
lưới bao gồm đại diện học sinh của các khối lớp 3,4,5 và các giáo viên chủ nhiệm
1,2. Tổ mạng lưới thư viện giúp cán bộ thư viện trong nhiều hoạt động của thư


13

viện mà đặc biệt là trong việc tổ chức hoạt động đọc sách và quản lý tài liệu tại lớp
học và góc đọc sách chung. Những thành viên trong tổ mạng lưới là những người
tích cực, nhiệt tình, bởi các thành viên này thành phần là giáo viên chủ nhiệm,
những học sinh giỏi, rất uy tín với bạn mà lại siêng đọc sách và có điều kiện thời
gian tiếp cận với bạn nhiều.
Tổ chức ngày hội đọc sách.
Thư viện nhà trường phối hợp với thư viện Tỉnh Thanh hóa, thư viện thị xã
Nghi sơn và các đoàn thể trong nhà trường, tổ chức thành công ngày hội đọc sách.
Tại đây bạn đọc không chỉ được cán bộ thư viện, giáo viên và các bạn trong tổ
công tác viên thư viện hướng dẫn cách đọc sách, khám phá những điều hay, mới

trong cuốn sách mà còn hướng dẫn bạn đọc cách sắp xếp, bảo quản sách có hiệu
quả. Tại đây bạn đọc sẽ được tiếp cận với nguồn tài liệu đa dạng, phong phú, tham
gia các trị chơi bổ ích gắn với sách, khơi dậy niềm đam mê đọc sách, yêu sách
hơn.

(Một vài hình ảnh “Ngày hội đọc sách” trường Tiểu học Hải Nhânnăm học 2021-2022)


14

Xây dựng thư viện lớp học, góc đọc sách chung tại các hành lang của các
dãy phòng học. Nhằm khắc phục tình trạng diện tích phịng đọc hẹp, khơng đủ để
đáp ứng cho học sinh đến thư viện thường xuyên. Tôi mạnh dạn tham mưu với Ban
giám hiệu đề xuất tận dụng tất cả các khoảng khơng có thể để làm góc đọc sách.
Tại 20 phịng lớp học đều có thư viện mi ni và góc đọc sách. Tại hành lang của các
dãy nhà đều được tận dụng làm góc đọc dưới sự quản lý của Tổ mạng lưới cộng tác
viên thư viện.Thời gian phục vụ là thời gian cho phép trong các buổi học (giờ sinh
hoạt tập thể giờ sinh hoạt, giờ giải lao, giờ trống khơng có tiết học hoặc có thể cho

thành viên lớp mình mượn sách về nhà ghi chép cẩn thận trong sổ theo dõi mượn
trả sách của mỗi lớp)
(Góc đọc sách lớp 2A, 3A)


15

( Hình ảnh học sinh đọc sách tại góc đọc chung)

( Hình ảnh học sinh đọc sách tại góc đọc chung)


5. Tổ chức các cuộc thi về sách.
Phối hợp với liên đội và các tổ chức trong nhà trường, tổ chức các cuộc thi
về sách, thu hút học sinh ở tất cả các khối lớp tham gia.
Kể chuyện theo sách: Mỗi lớp sẽ chọn ra 1 học sinh có có giọng hay, hấp
dẫn, truyền cảm nhất đại diện cho lớp mình tham gia thi kể chuyện. Học sinh sẽ kể
về câu chuyện mà mình đã được đọc trong sách, nêu ra bài học hoặcý nghĩa câu
chuyện mình vừa kể. Để làm được điều này cán bộ thư viện cùng Tổ mạng lưới
cộng tác viên thư việnphối hợp giáo viên chủ nhiệm hướng dẫn học sinh nắm chắc
và nhớ đầy đủ nội dung câu chuyện, biết cách dẫn dắt câu chuyện, kể tóm tắt
những đoạn cốt truyện, gây sự chú ý, lơi cuốn người nghe tìm đọc cuốn sách đó.


16

( Hình ảnh em Mai Thảo My, học sinh lớp 3B kể
chuyện tại Thư viện)

Thi vẽ tranh theo sách. Với mục đích nâng cao ý thức đọc sách, tạo sân chơi bổ
ích, phát triển năng khiếu hội họa, Thư viện trường Tiểu học Hải Nhân Tổ chức
Hội thi “ Vẽ tranh theo sách” với chủ đề “Tuổi thơ trong trang sách” đầy sơi nổi,
và đạt kết quả tốt. Muốn có một bức tranh đẹp, có chủ đề, bám sát nội dung sách
các em phải hiểu và yêu thích sách. Đây là nơi các em học sinh được thể hiện năng
khiếu hội họa bản thân từ đó giúp các em tự tin hơn, rèn luyện cho các em tính tự
giác học tập, giao lưu với các bạn trong trường để học hỏi kinh nghiệm... Qua đó
đã giúp cho việc học tập của các em được tốt hơn góp phần giáo dục các em trở
thành những con người phát triển toàn diện.

( Một vài tranh vẽ tiêu biểu trong cuộc thi “Vẽ tranh theo sách”)



17

( Tranh vẽ của em Trần Công Minh Nhật, học sinh lớp 5A, đạt giải nhất cuộc thi “Vẽ
tranh theo sách” năm học 2021- 2022)

6. Tăng cường vốn tài liệu nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin của bạn đọc.
Ở từng lứa tuổi, từng khối lớp các em học sinh có đặc điểm tâm lý và nhu
cầu đọc sách khác nhau. Nắm được đặc điểm tâm lý và nhu cầu của các em để bổ
sung tài liệu hợp lý. Đối với học sinh lớp 1, 2, 3 các em thích đọc truyện tranh,
truyện cổ tích, truyện với hình ảnh đa dạng, phong phú và đẹp mắt, với lượng chữ
lớn và không quá nhiều trang … Đối với học sinh khối 4 , khối 5 các em thích đọc
những cuốn sách mang tính khám phá, tìm hiểu về thiên nhiên vũ trụ, các nhân vật
lịch sử, quà tặng cuộc sống… Các em đã có ý thức tìm tịi, khám phá, nghiên cứu
sâu hơn về các sách tham khảo, sách bồi dưỡng học sinh giỏi phục vụ cho việc học
tập. Vốn tài liệu phong phú, đa dạng là yếu tố quan trọng để tạo hứng thú đọc cho
các em, thu hút bạn đọc đến thư viện ngày càng đông hơn.
Tôi đã chủ động tham mưu với Ban giám hiệu để bổ sung kho sách thường
xuyên với nhiều hình thức.
Đầu năm học xây dựng kế hoạch bổ sung vốn tài liệu cần thiết, trình ban
giám hiệu và bộ phận tài vụ để duyệt kinh phí mua bổ sung tài liệu.
Năm học 2020 – 2021 thư viện đã bổ dung 345 sách tham khảo là những
sách nâng cao, bồi dưỡng học sinh năng khiếu,…đáp ứng nhu cầu học tập và
nghiên cứu của học sinh.
Tổ chức quyên góp sách báo từ các em học sinh với chủ đề: “Góp một cuốn
sách nhỏ, đọc nghìn cuốn sách hay” Để tăng thêm ý nghĩa và hiệu quả của phong
trào quyên góp sách, Thư viện nhà trường đã tham mưu với Ban Giám hiệu, kết
hợp cùng tổng phụ trách Đội và giáo viên chủ nhiệm chọn hình thức tổ chức tuyên


18


dương dưới cờ vào các buổi chào cờ đầu tuần, đối với cá nhân học sinh và tập thể
lớp có lượng sách quyên góp nhiều dưới sự chứng kiến của toàn thể cán bộ, giáo
viên và học sinh. Điều này đã khích lệ các em qun góp sách một cách tự nguyện
và mang lại hiệu quả rất cao. Kết quả là năm học 2020 – 2021 thư viện nhà trường
quyên góp được hơn 500 cuốn sách thiếu nhi, đa dạng về nội dung, phong phú về
hình thức.
Trong năm học này Thư viện cũng đã bổ sung hơn 100 sách tham khảo, tiếp
tục tổ chức quyên góp sách vào cuối năm học.
Tiến hành thanh lý sách báo rách nát, đã không cịn phù hợp để lấy thêm
nguồn kinh phí mua sách mới. Xã hội hoá hoạt động thư viện, kêu gọi các cá nhân,
cơ quan hỗ trợ bằng tiền mặt hoặc hiện vật. Làm giàu vốn tài liệu giúp bạn đọc có
nhiều sự lựa chọn trong việc đọc sách, tìm kiếm thông tin, chắt lọc thông tin một
cách hiệu quả hơn.
IV. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm
Từ năm học 2020-2021, tôi nghiên cứu và áp dụng đề tài sáng kiến kinh
nghiệm “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả đọc sách bằng việc tạo hứng thú đọc
cho học sinh góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ở Trường Tiểu học Hải Nhân”
thông qua sổ thống kê bạn đọc, sổ theo dõi mượn sách, báo cáo của các bạn trong
tổ cộng tác viên thư viện… thì bạn đọc đã biết cách lựa chọn những loại sách phù
hợp với nhu cầu, sở thích của mình, có phương pháp đọc khoa học mang lại hiệu
quả cao. Bạn đọc ham học hỏi, tìm tịi, khám phá những điều hay, điều mới từ sách
báo, yêu sách hơn, thường xuyên đến thư viện do đó lượt bạn đọc tăng lên đáng kể.
Kết quả cụ thể như sau:
Tỉ lệ học
sinh đọc
sách

STT


Thời gian

Số lượt
bạn đọc

1

Năm học 2020 – 2021

3500

75 %

2

Năm học 2021 – 2022

4680

80%

Ghi chú

Kết quả sau khi thăm dò ý kiến học sinh qua phiếu .
Nội dung
Năm học 2020 - 2021
Năm học 2021- 2022

Thích đọc sách
Số lượng

Tỉ lệ
655
69 %
780
75%

Khơng thích đọc sách
Số lượng
Tỉ lệ
295
31 %
260
25%


19

Một số hình ảnh Thư viện Trường Tiểu học Hải Nhân ( Tháng 5/ 2022)

Có thể nhận thấy thư viện đã thu hút, lôi cuốn bạn đọc nhiều hơn vào việc sử
dụng sách báo, kích thích sự ham mê đọc sách. Từ đó thúc đẩy phong trào đọc sách
trong nhà trường đi lên, học sinh có thói quen đến thư viện đọc, tự giác học tập,
nghiên cứu, biết được giá trị của sách, biết cách bảo quản và giữ gìn sách. Có 218
học sinh tham gia Chương trình “ Đại sứ đọc” do Sở Văn hóa thể thao và du lịch
tỉnh Thanh Hóa phát động và lựa chọn được 10 bài dự thi gửi về Thư viện tỉnh
Thanh Hóa.
Góp phần nâng cao chất lượng học tập cho học sinh, từ đó đã nâng cao chất
giáo dục của nhà trường.
Về chất lượng học sinh đại trà: Năm học 2020- 2021 tỉ lệ học sinh hồn
thành chương trình tiểu học chiếm 97,5%. Trong đó học sinh lớp 5 HTCT đạt

100%. Khen thưởng: đạt 58%.
Kết quả tham gia câu lạc bộ :
- Năm học 2020- 2021:
+ Cấp thị xã: Học sinh đạt 3 giải Nhất, 3 giải Nhì, 6 giải Ba, 14 giải Khuyến
khích trong Giao lưu CLB tốn, Tiếng Việt, Tiếng Anh.
+ Cấp trường: Học sinh đạt 35 giải Nhất, 46 giải Nhì, 53 giải Ba và 78 giải
Khuyến khích trong giao lưu các CLB Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh.
- Năm học 2021-2022:

+ Có 23 HS đạt giải trong Giao lưu các CLB Toán, Tiếng Việt, Tiếng
Anh lớp 5 cấp Thị xã, trong đó, có 2 giải Nhất, 5 giải Nhì, 9 giải Ba và 7 giải
Khuyến khích. Nhà trường được xếp hạng Top 5 Trường Tiểu học có điểm
giao lưu cao nhất trong các Nhà trường Tiểu học của Thị xã Nghi Sơn.


20

+ Có 252 HS đạt giải trong Giao lưu các CLB Toán, Tiếng Việt, Tiếng
Anh từ lớp 1 đến lớp 5 cấp trường, trong đó có 15 giải Nhất, 25 giải Nhì, 72
giải Ba và 140 giải Khuyến khích.
Nâng cao hiệu của đọc sách trong thư viện cũng là một trong những tiêu chí
đánh giá cơng nhận Thư viện trường phổ thông đạt chuẩn quốc gia. Năm học 20212022 thư viện nhà trường đã được kiểm tra và công nhận Thư viện Trường Phổ
thơng đạt chuẩn Quốc gia, góp phần hoàn thiện các Tiêu chuẩn trường Tiểu học đạt
Chuẩn quốc gia để Trường Tiểu học Hải Nhân được công nhận và cấp giấy

chứng nhận đạt kiểm định chất lượng giáo dục Cấp độ 2; công nhận và cấp
bằng công nhận cho Trường Tiểu học đạt chuẩn quốc gia Mức độ 1 theo
Quyết định Số: 150 /QĐ-UBND ngày 10/01/2022.
C: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
I. Kết luận

Từ năm học 2020 – 2021 tôi nghiên cứu đề tài sáng kiến kinh nghiệm “Một
số biện pháp nâng cao hiệu quả đọc sách bằng việc tạo hứng thú đọc cho học sinh
góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ở Trường Tiểu học Hải Nhân” đưa ra một
số giải pháp, biện pháp thu hút học sinh nhằm nâng cao hiệu quả đọc sách giúp học
sinh tiếp thu được những giá trị của cuốn sách, tìm, lựa chọn tài liệu phù hợp với
nhu cầu của mình, có phương pháp đọc khoa học, mang lại hiệu quả cao góp phần
nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường. Qua q trình thực hiện tơi đã rút
ra được những kinh nghiệm sau:
Thứ nhất: Làm tốt công tác tham mưu với Ban giám hiệu nhà trường, công
tác phối hợp với các đồn thể trong và ngồi nhà trường, cơng tác xã hội hóa nhằm
tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị, vốn tài liệu hằng năm. Thư viện phải đặt ở
vị trí trung tâm, rộng rãi, thống mát, có đầy đủ ánh sáng, sạch sẽ, hợp vệ sinh môi
trường và yên tĩnh. Có đầy đủ bàn ghế, ánh sáng phù hợp, có yếu tố thẩm mĩ, đảm
bảo tạo điều kiện tốt nhất để các em có thể tiếp cận tài liệu
Thứ hai:Thư việnthường xuyên thay đổi phương thức và hình thức phục vụ,
tạo hứng thú cho học sinh. Biến thư viện và hoạt động thư viện là sân chơi bổ ích,
là địa chỉ tin cậy với học sinh ở tất cả các khối lớp. Thơng qua các hình thức tuyên
truyền, giới thiệu các em có thể tiếp cận được với sách mà chưa cần phải trực tiếp
cầm cuốn sách đó.
Thứ ba:Phát huy tối đa vai trị của Thư viện viên. Để hoạt động thư viện
thực sự mang lại hiệu quả, Thư viện viên ngồi việc có trình độ chun mơn vững
vàng, cịn phải ln năng động sáng tạo, thân thiện với học sinh, tạo điều kiện tốt
nhất để học sinh có thể tiếp cận được với sách theo đúng nhu cầu, sở thích của
mình.
Các giải pháp, biện pháp mà tơi đưa ra có lẽ khơng phải là những sáng kiến
mới lạ đối với các thư viện trường ở những vùng có điều kiện kinh tế thuận lợi
nhưng đối vùng có điều kiện kinh tế khó khăn và thực tế tại thư viện trường Tiểu


21


học Hải Nhân thì tơi tin đây là những giải pháp hữu hiệu, dễ thực hiện và mang lại
hiệu quả.
II. Kiến nghị
* Đối với gia đình, ban đại diện cha mẹ học sinh
Cần có sự định hướng, hướng dẫn đúng đắn việc đọc sách ngay từ khi còn
nhỏ cho các em học sinh giúp cho các em có thói quen đọc sách lành mạnh và
những kỹ năng cần thiết để lựa chọn sách, để việc đọc sách mang lại hiệu quả.
Tiếp tục quan tâm đến công tác xây dựng thư viện, tạo điều kiện bổ sung
trang thiết bị, vốn tài liệu cho thư viện hằng năm.
* Đối với nhà trường
Với Ban giám hiệu:
Tiếp tục quan tâm đến thư viện và hoạt động thư viện, tạo điều kiện tăng
cường đầu tư trang thiết bị, vốn tài liệu cho thư viện, để đáp ứng nhu cầu ngày
càng cao của bạn đọc và hỗ trợ xây dựng thói quen đọc sách mọi lúc, mọi nơi.
Tăng cường tham mưu đến chính quyền địa phương đầu tư xây dựng nhà
trường nói chung và cơng tác xây dựng thư viện nói riêng nhằm mở rộng diện tích
thư viện và phịng đọc tại thư viện trong những năm tiếp theo đáp ứng đủ không
gian đọc sách cho học sinh.
Với giáo viên: Tiếp tục phối hợp, hỗ trợ thư viện viên trong quá trình xây
dựng và phát triển thư viện để hoạt động thư viện thực sự mang lại hiệu quả.
* Đối với Phòng giáo dục và Đào tạo
Tiếp tục quan tâm tới công tác xây dựng thư viện tại trường Tiểu học Hải
Nhân nói riêng, của các nhà trường nói chung.
Mở các lớp tập huấn về nghiệp vụ thư viện hoặc cuộc thi giao lưu giữa Thư
viện viên để phụ trách thư viện có cơ hội học hỏi, mở rộng thêm vốn kiến thức,
hiểu biết của mình.
Trong quá trình thực hiện sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp nâng
cao hiệu quả đọc sách bằng việc tạo hứng thú đọc cho học sinh gióp phần nâng
cao chất lượng giáo dục ở Trường Tiểu học Hải Nhân” không tránh khỏi những

thiếu sót. Tơi rất mong nhận được góp ý của Hội đồng khoa học ngành và các đồng
nghiệp để sáng kiến kinh nghiệm này hoàn thiện hơn và tiếp tục thực hiện ở những
năm tiếp theo. Tôi xin chân thành cảm ơn.
Thanh Hóa, ngày 25 tháng 5 năm 2022
Xác nhận của HĐKH nhà trường

Tôi xin cam đoan với Hội đồng khoa học
các cấp sáng kiến này do tôi nghiên cứu và
viết không coppy, không sao chép của
người khác.


22

Người thực hiện

Lê Thị Mai
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Quyết định số 61/1998/QĐ/BGD&ĐT ngày 16 tháng 1 năm 1998 của Bộ
giáo dục và đào tạo về quy chế tổ chức và hoạt động thư viện trường phổ
thông.
2. Quyết định số 01/2003/QĐ/BGD&ĐT ngày 2 tháng 1 năm 2003 của Bộ giáo
dục và đào tạo về việc ban hành quy định tiêu chuẩn thư viện trường phổ
thông.
3. Công văn số 11185/GDTH ngày 17 tháng 12 năm 2004 của Bộ giáo dục và
đào tạo về việc hướng dẫn thực hiện tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông.
4. Chỉ thị số 40/CT-BGD-ĐT ngày 22/7/2008 của Bộ trưởng Bộ GD & ĐT về
việc phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện – Học
sinh tích cực” trong các trường phổ thơng giai đoạn 2008 – 2013.



23



×