Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

(SKKN 2022) sử dụng dạy học tích hợp liên môn gây hứng thú học tập, nâng cao chất lượng giờ dạy khi dạy bài ô nhiễm môi trường môn sinh học 9 ở trường THCS nga trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.03 MB, 27 trang )

0

MỤC LỤC
Mục
1.
1.1.
1.2.
1.3.
1.4.
1.2.1.
1.2.2.
1.2.3.
1.2.4.
1.2.5.
2.
2.1.
2.2.
2.2.1
2.2.2
2.3.
2.3.1.
2.3.2.
2.3.3.
2.4.
2.4.1.
2.4.2.
3.
3.1.
3.2.
3.2.1.
3.2.2.


3.2.3.

Tên đề mục

Trang

MỞ ĐẦU
Lí do chọn đề tài.
Mục đích nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí luận
Phương pháp dạy học trực tiếp
Phương pháp thu thập thông tin
Phương pháp điều tra khảo sát thực tế
Phương pháp thống kê, xử lí số liệu
NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Thực trạng về nội dung chương trình hiện nay.
Thực trạng về vấn đề dạy học theo chủ đề tích hợp liên mơn ở
trường THCS Nga Thanh trong những năm học qua
Các giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề.
Tổ chức tìm hiểu nguyên tắc xây dựng nội dung tích hợp liên
mơn
Tổ chức tìm hiểu các bước xây dựng nội dung tích hợp liên mơn
Bài giảng thực nghiệm
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục.
Quá trình thực hiện
Kết quả nghiên cứu

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
Kết luận.
Kiến nghị.
Với ngành giáo dục cấp trên
Với giáo viên
Với học sinh
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC SKKN ĐÃ ĐƯỢC CÔNG NHẬN
PHỤ LỤC

1
1
2
2
2
2
2
2
2
3
3
3
4
4
4
5
5
6

6

19
19
19
19
19
20
20

20
20


1

1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài.
Đổi mới phương pháp dạy học để nâng cao chất lượng giáo dục đã và đang
thực hiện đồng bộ và hiệu quả trong ngành giáo dục. Đối với bộ môn Sinh học,
việc sử dụng các phương pháp dạy học tích cực đặc trưng, phù hợp với từng tiết
học là hết sức quan trọng giúp hình thành cho học sinh kỹ năng khai thác và vận
dụng kiến thức đã học một cách hiệu quả.
Theo cách dạy học truyền thống, những kiến thức cơ bản thường được trình
bày tuần tự theo một khn khổ định sẵn, lặp đi lặp lại làm cho học sinh thấy
nhàm chán, chưa gây được hứng thú học tập và niềm say mê khoa học. Do đó
trong mỗi bài giảng người thầy phải cải tiến được nội dung, phương pháp giảng
dạy, khai thác sâu kiến thức để rèn trí thơng minh, óc suy nghĩ sáng tạo để giúp
các em nắm bắt kiến thức nhanh, chính xác và tồn diện.
Hiện nay, ngồi việc sử dụng các phương pháp dạy học tích cực thì việc tích
hợp, lồng ghép kiến các mơn học khác vào giảng dạy bộ mơn Sinh học (Tích hợp
liên mơn) là hết sức quan trọng. Nó khơng chỉ giúp học sinh nắm bắt được kiến

thức nhanh hơn, toàn diện hơn mà còn tạo ra sự hấp dẫn, hứng thú học tập; phát
huy được khả năng tìm tịi, sáng tạo của học sinh do vậy mà chất lượng dạy - học
được nâng lên. Dạy học theo chủ đề tích hợp liên mơn là hình thức dạy học tạo cơ
hội cho học sinh tổng hợp kiến thức từ nhiều lĩnh vực học tập và áp dụng một cách
sáng tạo vào thực tế cuộc sống, vận dụng giải quyết nhiều tình huống xảy ra trong
thực tiễn mà cách dạy học thông thường các môn học đơn lẻ không làm được. Đồng
thời giúp các em phát triển kĩ năng giao tiếp, hợp tác và học tập độc lập; phát triển
phẩm chất, năng lực một cách toàn diện.
Khi giải quyết một vấn đề trong thực tiễn, bao gồm cả tự nhiên và xã hội, đòi
hỏi học sinh phải vận dụng kiến thức tổng hợp, liên quan đến nhiều mơn học, như:
tích hợp giáo dục đạo đức, lối sống, pháp luật; giáo dục chủ quyền quốc gia về
biên giới, biển, đảo; giáo dục kĩ năng sống, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu
quả, bảo vệ mơi trường, an tồn giao thơng,...
Tuy nhiên hiện nay việc dạy học theo chủ đề tích hợp liên mơn chưa được giáo
viên của các nhà trường quan tâm nghiên cứu và tổ chức thực hiện một cách nghiêm
túc, hiệu quả mà chỉ thực hiện một cách đối phó, hình thức. Mặc dù đã có nhiều văn
bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện của ngành cấp trên.
Nga Trường là một xã có nền kinh tế chủ yếu là sản xuất nơng nghiệp với các
ngành nghề chính là: Trồng trọt, chăn ni. Vì vậy trong các mơn học ở trường
THCS thì mơn Sinh học là mơn học mang tính chất thực tế gần gũi với học sinh,
nó cung cấp cho học sinh các kiến thức cơ bản về những ngành nghề trong tương
lai. Tuy nhiên trong quá trình sản xuất, người dân chưa chú ý đến việc bảo vệ môi
trường dẫn đến môi trường bị ô nhiễm ngày một nghiêm trọng gây ảnh hưởng
không nhỏ đến đời sống, sức khỏe của nhân dân. Mà kiến thức mơn Sinh học có
thể giúp học sinh và người nơng dân khắc phục được tình trạng ơ nhiễm do sản
xuất gây ra. Ngồi ra cịn cung cấp các kiến thức cơ bản về quy trình sản xuất an
toàn, hiệu quả, năng suất cao tạo ra những sản phẩm sạch, chất lượng cao góp
phần nâng cao chất lượng cuộc sống.



2

Chính vì những lý do đã phân tích ở trên, để góp phần giúp học sinh học mơn
Sinh học tốt hơn tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Sử dụng dạy học tích hợp liên
mơn gây hứng thú học tập, nâng cao chất lượng giờ dạy khi dạy bài “Ô nhiễm
môi trường” môn Sinh học 9 ở trường THCS Nga Trường”
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Nghiên cứu để tìm hiểu tầm quan trọng của việc vận dụng dạy học tích hợp
liên mơn trong giảng dạy mơn Sinh học 9, góp phần nâng cao chất lượng học tập
của học sinh đặc biệt là vấn đề‘‘bảo vệ môi trường trong sản xuất’’.
Thiết kế, chuẩn bị tốt các nội dung tích hợp trong các bài dạy cụ thể.
Hướng dẫn học sinh thực hiện tốt các nội dung tích hợp, lồng ghép với các
mơn học khác, giúp các em hiểu rõ bản chất của từng bài học cụ thể.
Giúp học sinh nắm vững kiến thức và có kỹ năng vận dụng các kiến thức vào
thực tiễn ở gia đình và địa phương.
Nghiên cứu việc nâng cao chất lượng của học sinh và ý thức bảo vệ mơi trường
sống thơng qua các chủ đề tích hợp liên môn trong dạy học Sinh học 9.
Tạo cho học sinh niềm tin, sự yên tâm, say mê học tập phát huy được q trình
tự khám phá tìm tịi tri thức một cách chủ động, tích cực, tự phát hiện và giải quyết
các vấn đề. Góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả dạy học môn Sinh
học 9 của trường THCS Nga Trường.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng: Giáo viên bộ môn và các em học sinh khối 9 của trường THCS Nga
Trường.
Nghiên cứu cách thức các biện pháp vận dụng dạy học theo tích hợp liên mơn
trong giảng dạy mơn Sinh học 9, góp phần đổi mới phương pháp dạy học ở
Trường THCS Nga Trường.
Chất lượng học tập, ý thức bảo vệ môi trường trong sản xuất của học sinh thông
qua việc học các bài, các chủ đề có thể tích hợp liên mơn.
Tơi đã tiến hành tích hợp liên mơn vào giảng dạy và theo dõi kết quả học tập

của học sinh khối 9 trường THCS Nga Trường - Nga Sơn.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Trong phạm vi đề tài này tôi đã lựa chọn một số phương pháp sau:
1.4.1. Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí luận
Tìm đọc và nghiên cứu kĩ SGK, các tài liệu về nội dung tích hợp, qua đó nghiên
cứu được vai trị của phương pháp tích hợp cho học sinh nhằm xây dựng cơ sở lí
luận cho đề tài.
1.4.2. Phương pháp dạy học trực tiếp
Thực hiện các tiết dạy tại lớp 9 có sử dụng các nội dung tích hợp.
1.4.3. Phương pháp thu thập thông tin
Khảo sát thực tế học sinh: Qua đợt khảo sát đầu năm 2021 – 2022 và kết quả
học tập bộ mơn của các khóa học trước.
1.4.4. Phương pháp điều tra khảo sát thực tế
Trực tiếp dự giờ giáo viên, trao đổi cùng đồng nghiệp về cách hướng dẫn học
sinh nắm bắt và thực hiện tốt các nội dung tích hợp từ khâu chuẩn bị đến khâu


3

vận dụng ở các bài học cụ thể, xem đồng nghiệp cảm thấy khi dạy vấn đề này thì
phần nào là khó dạy nhất để rút kinh nghiệm.
Trao đổi với học sinh xem khi tiến hành tích hợp, lồng ghép kiến thức giữa các
mơn học, các em cảm thấy khó nhất ở bước nào, khâu nào, tại sao?
Trực tiếp chấm, chữa bài kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kì của học sinh
nhằm tìm hiểu việc học tập và nắm bắt kiến thức của các em.
1.4.5. Phương pháp thống kê, xử lí số liệu
Từ kết quả khảo sát, tiến hành thống kê, so sánh, phân tích và xử lí thơng tin,
thu thập ý kiến phản hồi của học sinh và đồng nghiệp để khái qt hóa tình hình
nắm bắt kiến thức và kĩ năng, vận dụng kiến thức và kĩ năng vào thực tiễn đời
sống của học sinh để đưa ra biện pháp khắc phục.

2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Dạy học tích hợp liên mơn là một trong những ngun tắc quan trọng trong
dạy học. Đây là một quan niệm dạy học hiện đại, nhằm phát huy tính tích cực của
học sinh, đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục trong các nhà trường. Dạy học
theo chủ đề tích hợp liên mơn là hình thức tìm tịi những nội dung, khái niệm, tư
tưởng chung, những chủ đề giao thoa giữa các mơn học với nhau, tức là con đường
tích hợp những nội dung từ một số mơn học có liên hệ với nhau làm cho nội dung
học trong chủ đề có ý nghĩa hơn, thực tế hơn và học sinh có thể tự hoạt động nhiều
hơn để tìm ra kiến thức và vận dụng vào thực tiễn.
Trong Hội thảo “Dạy học tích hợp - Dạy học phân hóa trong chương trình giáo
dục phổ thơng” được Bộ GD-ĐT tổ chức vào tháng 12/2012. Phương án tích hợp
đã được đề xuất cho việc phát triển chương trình giáo dục phổ thơng Việt Nam
sau 2015 ở cả ba cấp học. Đối với cấp trung học cơ sở, tương tự như chương trình
hiện hành tăng cường tích hợp trong nội bộ mơn học Tốn, Ngữ văn, Ngoại ngữ,
Công nghệ, Giáo dục công dân, Sinh học,… và lồng ghép các vấn đề như môi
trường, biến đổi khí hậu, kĩ năng sống, an tồn thực phẩm,… vào các mơn học và
hoạt động giáo dục. Có hai môn học mới sẽ được phát triển là môn Khoa học tự
nhiên và mơn Khoa học xã hội.
Để khuyến khích giáo viên, học sinh sáng tạo, thực hiện dạy và học theo chủ
đề, chủ điểm có nội dung liên quan đến nhiều môn học, tăng cường khả năng tự
học, tự nghiên cứu và thúc đẩy việc gắn kiến thức lý thuyết, thực hành trong nhà
trường với thực tiễn đời sống. Từ năm học 2013-2014, Bộ GD& ĐT đã tổ chức
cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành
cho học sinh trung học và Cuộc thi dạy học theo chủ đề tích hợp dành cho giáo
viên trung học.
Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, năm 2020 Bộ GD&ĐT đã có Cơng
văn số 3280 ngày 27 tháng 8 năm 2020, về việc hướng dẫn thực hiện điều chỉnh
nội dung dạy học cấp THCS, THPT. Theo đó thì chương trình SGK hiện hành sẽ
được giảm tải về nội dung và một số bài sẽ được tích hợp thành các chủ đề.

Năm 2021, thực hiện chương trình giáo dục phổ thơng 2018(ETEP), SGK lớp
6 mới đã được đưa vào giảng dạy. Trong đó có mơn Khoa học tự nhiên được phát
triển xây dựng trên cơ sở các mơn Vật lý, Hóa học, Sinh học và mơn Lịc sử - Địa


4

lí được xây dựng trên cơ sở các mơn Lịch sử, Địa lý trong chương trình hiện hành.
Đặc biệt dưới ảnh hưởng phức tạp của dich bệnh Covid-19, Bộ GD&ĐT đã có
cơng văn số 4040 ngày 16 tháng 9 năm 2021, về việc hướng dẫn thực hiện Chương
trình GDPT cấp THCS, THPT ứng phó với dịch Covid-19 năm học 2021-2022.
Theo hướng dẫn thì chương trình lớp 7, 8, 9 hiện hành tiếp tục được giảm tải thay
thế công văn 2380, ưu tiên tích hợp các chủ đề. Để vừa đảm bảo nội dung chương
trình, đảm bảo chất lượng dạy - học theo định hướng phát triển phẩm chất, năng
lực của học sinh vừa điều chỉnh linh hoạt trước dịch bệnh. Mặt khác, từ năm 2019
Bộ GD và Sở GD đã triển khai tập huấn đưa giáo dục STEM vào trường học. Đây
là một hình thức dạy học tích hợp tiên tiến đã được áp dụng thành công ở các nước
phát triển trên thế giới.
Với căn cứ nêu trên cho thấy dạy học tích hợp liên mơn đã được nâng lên một
tầm cao mới, thiết thực, đem lại hiệu quả cao cho người dạy và người học.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
2.2.1. Thực trạng về nội dung chương trình sách giáo khoa hiện nay.
Với những căn cứ nêu ở trên cho thấy dạy học tích hợp liên mơn là một trong
những hình thức dạy học tích cực, thiết thực, đem lại hiệu quả cao cho người học
và người dạy.
Tuy nhiên chương trình sách giáo khoa Sinh học lớp 9 hiện hành thiết kế nặng,
không liên thông giữa các môn học, cấp học, dẫn đến sự trùng lặp một số kiến
thức giữa các cấp học, môn học.
Biên soạn theo hướng nặng về cung cấp kiến thức để thi cử, ít chú trọng vấn
đề bồi dưỡng phẩm chất, năng lực cho học sinh.

Thể hiện dưới hình thức một môn khoa học, nhiều bài học khô khan, một số
kiến thức hàn lâm không gắn liền với thực tiễn đời sống.
2.2.2. Thực trạng về vấn đề dạy học theo chủ đề tích hợp liên mơn ở trường
THCS Nga Trường trong những năm học qua.
* Đối với nhà trường:

Mặc dù trường đã được công nhận đạt chuẩn lần 2 năm 2020, nhưng
trang thiết bị phục vụ cho công tác dạy học nói chung, cho dạy học tích hợp liên
mơn nói riêng cịn thiếu thốn như: Tài liệu về tích hợp liên mơn cho giáo viên
chưa có; phịng học chức năng cịn thiếu, cơ sở vật chất xuống cấp.
Đã có văn bản hướng dẫn nhưng chưa chi tiết về các chủ đề, các nội
dung liên quan đến dạy học tích hợp liên mơn nên nhà trường cịn lúng
túng trong khâu chỉ đạo chung.
Các tổ chuyên môn chưa mạnh dạn xây dựng thành chuyên đề, chưa triển khai
tổ chức thực hiện ; chưa đề xuất phương pháp tổ chức hình thức dạy học này trong
các buổi sinh hoạt chuyên môn cấp trường, cấp liên trường, cụm trường hoặc thực
hiện một cách hình thức, đối phó.
* Đối với giáo viên:
Tích hợp liên môn là nội dung cơ bản trong đề án thay đổi SGK phổ thông
mới, kết hợp với dạy học ứng phó với dịch bệnh Covid-19. Sự thay đổi này quá
lớn, địi hỏi người dạy cần phải có sự đầu tư, nghiên cứu kĩ lưỡng nhiều môn học.


5

Trong khi đó giáo viên lại chưa được chuyên sâu, bao qt tồn chương trình. Nên
khi vận dụng hình thức dạy học đổi mới này cịn nhiều lúng túng.
Chưa có sách giáo khoa, tài liệu hướng dẫn cụ thể về tích hợp liên mơn nên
giáo viên khó thốt ra khỏi thời khóa biểu thường nhật được lên theo khung
chương trình của Bộ GD&ĐT.

Trình độ đào tạo giáo viên khơng đồng đều, sự nhạy cảm và cách vận dụng
tích hợp liên mơn của mỗi giáo viên khác nhau, nên có sự tranh luận nhiều về kiến
thức trong các lần góp ý, rút kinh nghiệm từ các giờ thao giảng.
Mặc dù đã có văn bản hướng dẫn của các cấp Bộ - Ngành, tham gia
lớp tập huấn chuyên đề(Tập huấn STEM, triển khai thực hiện công văn 3280,..).
Nhưng đa số giáo viên chưa đào sâu nghiên cứu, thiết kế, thử nghiệm dạy học
theo chủ đề tích hợp liên mơn mà chỉ xây dựng chương trình và thực hiện một
cách đối phó, hình thức nên hiệu quả dạy học chưa cao.
* Đối với học sinh :
Nhiều học sinh cảm thấy hứng thú, say mê với hình thức dạy học đổi mới này.
Song bên cạnh đó một bộ phận học sinh có thái độ thờ ơ, ngại trau dồi kiến thức,
học đối phó, miễn cưỡng, tư tưởng ỉ lại, dựa vào các tài liệu có sẵn, các sách tham
khảo, điều này đã gây khó khăn cho giáo viên trong quá trình giảng dạy.
Trên cơ sở tìm hiểu tình hình của nhà trường, thực trạng của giáo viên và
học sinh. Năm học 2021 - 2022, với Phương pháp dạy học cũ, tôi đã tiến hành
khảo sát 38 học sinh khối 9 với nội dung câu hỏi như sau:
Nội dung câu hỏi: Nga Trường là xã có nền kinh tế chủ yếu là sản xuất nơng
nghiệp. Để tăng năng suất cây trồng, vật nuôi. Những năm gần đây UBND xã đã
tiến hành chuyển đổi cơ cấu cây trồng sang trồng trọt ngững cây có giá trị kinh tế
cao như: Khoai tây, Cải bó xơi,… Khuyến khích nhân dân xây dựng chuồng trại
chăn nuôi với quy mô lớn. Tuy nhiên trong quá trình sản xuất, do chưa tuân thủ
tốt kĩ thuật, vệ sinh đã dẫn tới ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng. Bằng
những hiểu biết của mình, em hãy viết một bài (hoặc vẽ tranh) tuyên truyền về
nội dung trên?
Kết quả khảo sát đầu năm học 2021 – 2022
Tổng số HS

38

Thông hiểu


SL
16

%
42,1

Biết sử dụng kiến
thức môn học

SL
19

%
50,0

Vận dụng tổng hợp kiến
thức nhiều môn học

SL
3

%
7,9

Từ kết quả điều tra này, tôi nhận thấy rằng việc quyết định “Sử dụng dạy học
tích hợp liên mơn gây hứng thú học tập, nâng cao chất lượng giờ dạy môn Sinh
học 9” là hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với mục tiêu phát triển phẩm chất, năng
lực học sinh và đổi mới nội dung SGK hiện nay.
2.3. Các giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề.

2.3.1. Tổ chức tìm hiểu nguyên tắc xây dựng nội dung tích hợp liên mơn
Trên quan điểm dạy học tích hợp liên mơn thuộc về nội dung dạy học, không
phải là phương pháp dạy học. Chúng tôi xác định các nguyên tắc dạy học như sau:


6

- Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu giáo dục phổ thông, đảm bảo mục tiêu giáo
dục môn học, đặc biệt đảm bảo chuẩn kiến thức, kĩ năng cho từng mơn học và
hình thành được phẩm chất, năng lực học sinh.
- Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học.
- Nguyên tắc đảm bảo tính nội dung: Khơng làm tăng tải nội dung chương trình,
khơng tích hợp ngược. Nội dung trong chủ đề yêu cầu học sinh khai thác, vận
dụng kiến thức của môn Sinh học với các môn liên quan phải tương đồng.
- Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi: Chủ đề tích hợp liên mơn phải gắn với thực
tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học
sinh,...Đồng thời phù hợp với năng lực của học sinh, với điều kiện khách quan
của từng trường.
2.3.2. Tổ chức tìm hiểu các bước xây dựng nội dung tích hợp liên mơn
Để xây dựng được một chủ đề, sử dụng kiến thức liên môn với môn học khác
một cách chính xác, đảm bảo đúng ngun tắc, thì điều quan trọng và cần thiết
đầu tiên là tìm hiểu kĩ các bước xây dựng chủ đề.
Bước 1: Xác định nội dung tích hợp: Rà sốt và phân tích nội dung chương
trình của từng mơn để tìm ra những nội dung chung có liên quan, hỗ trợ và bổ
sung cho nhau nhưng lại được trình bày riêng biệt ở mỗi bộ mơn
Bước 2: Xác định mục đích tích hợp: Đảm bảo đúng mục tiêu trong chuẩn kiến
thức và kĩ năng của mơn học và các mơn liên quan khác
Bước 3: Tìm các nội dung tích hợp: Lựa chọn nội dung gắn với thực tiễn đời
sống và phù hợp với năng lực của học sinh, đồng thời đảm bảo chuẩn kiến thức
và kĩ năng cho từng môn học

Bước 4: Xác định mức độ tích hợp: Nội dung đạt được? thời lượng bao nhiêu?
Có phù hợp với hồn cảnh nhà trường, địa phương, năng lực của học sinh
Bước 5: Tổ chức dạy học theo nội dung tích hợp đã xác định. Dự giờ, rút kinh
nghiệm, có thể điều chỉnh chủ đề sau khi thực nghiệm.
2.3.3. Bài giảng thực nghiệm

Tiết 55, 56 - Bài 54, 55: Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
I. Mục tiêu:
1. Về kiến thức:
Hướng dẫn học sinh sử dụng những kiến thức của các bộ mơn như: Sinh học,
Tốn học, Vật lý, Văn học, Lịch sử, Địa lý,... vào từng nội dung của từng bài học
khi cần thiết.
* Môn Sinh học 9:
- Giúp các em hiểu được khái niệm ô nhiễm môi trường, nắm được các tác
nhân gây ô nhiễm môi trường và nguồn gốc phát sinh
- Giúp các em nêu được các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường đất, nước,
không khí.
* Mơn Ngữ văn:
- Mối nguy hại đến mơi trường sống và sức khoẻ con người của thói quen dùng
túi ni lông.
- Việc sử dụng từ ngữ dễ hiểu, sự giải thích đơn giản mà sáng tỏ và bố cục chặt
chẽ, hợp lí đã tạo nên tính thuyết phục của văn bản.


7

- Thông tin về ngày trái đất năm 2000 của Việt Nam: Vào ngày 22/4/2000, lần
đầu tiên Việt Nam tham gia ngày trái đất với chủ đề “Một ngày không sử dụng
bao bì ni lơng”
* Mơn Giáo dục Cơng dân 7 : Tiết 22, 23: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên

nhiên, nắm được luật bảo vệ môi trường. Từ đó có ý thức bảo vệ mơi trường và
xử lí tình huống liên quan đến bảo vệ mơi trường và sức khỏe con người.
* Môn Khoa học tự nhiên 6:
- Bài 12: Tế bào - Đơn vị cơ sở của sự sống.
- Bài 20: Vai trò của thực vật trong đời sống và trong tự nhiên. Hiểu được vai trị
của thực vật đối với đất, nước, khơng khí.
- Biết được nhờ vào rễ cây có thể lấy được phân bón từ đất, phân bón ảnh hưởng
tới sinh trưởng, phát triển của cây trồng, phân bón góp phần cân bằng hệ sinh thái
đất.
* Môn Sinh học 8:
- Bài 22: “Vệ sinh hệ hô hấp”. Biết được ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến sức
khỏe con người như thế nào?
* Môn Công nghệ lớp 7:
- Tiết 6: Tác dụng của phân bón trong trồng trọt. Biết được dư lượng phân bón
cũng là tác nhân gây ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu.
- Tiết 8 Cách sử dụng và bảo quản các loại phân bón thơng thường. Từ đó rút ra
cách sử dụng phân bón trong trồng trọt một cách hợp lý và an tồn tránh gây ơ
nhiễm mơi trường.
- Tiết 23: Vai trò của rừng và nhiệm vụ của trồng rừng. Thấy được vai trò của
rừng đối với đất, nước, khơng khí.
* Giáo dục bảo vệ mơi trường:
- Học sinh biết giữ gìn vệ sinh nơi ở và trường lớp xanh, sạch, đẹp.
- Biết được các tác nhân ảnh hưởng đến mơi trường đất, nước, khơng khí gây
biến đổi khí hậu như thế nào và hướng giải quyết.
- Tuyên truyền cho người thân và nhân dân biết xử lý rác thải trong sinh hoạt
hàng ngày và trong sản xuất nơng nghiệp.
* Mơn Hóa học 8:
- Bài 28: Khơng khí - sự cháy, để thấy được sự cháy sẽ dẫn đến ơ nhiễm mơi
trường khơng khí như thế nào?
* Mơn hóa học 9:

- Bài 1: Tính chất hóa học của Oxit. Biết được tác hại các Oxit: CO, SO2, CO2,
NO2,… đối với mơi trường.
- Bài 11: Phân bón hóa học. Để thấy được tác hại của phân bón hóa học gây ơ
nhiễm mơi trường.
+ Tích hợp kiến thức mơn Địa lý 7:
- Bài 17: Ơ nhiễm mơi trường đới ơn hịa. Thấy được ngun nhân làm trái đất
nóng lên
* Mơn Vật lý: Sản xuất điện từ: Thủy điện, than đá, điện hạt nhân để tìm hiểu
ngun nhân gây ơ nhiễm mơi trường, từ đó có ý thức bảo vệ mơi trường sống.


8

* Mơn Tốn học: Bài lũy thừa. Để thấy rõ sự phát triển dân số quá nhanh, sự phát
triển diện tích khu cơng nghiệp, khu đơ thị đã dẫn tới diện tích rừng, cây xanh bị
giảm một cách nghiêm trọng ảnh hưởng lớn đến môi trường sống.
Qua các kiến thức thu nhận được các em viết báo cáo về việc tìm hiểu mơi
trường địa phương và đề ra các biện pháp khắc phục.
2. Về kĩ năng
- Các em có kĩ năng vận dụng kiến thức của các môn học như: Sinh học,Tốn học,
Hóa học, Vật lí, Ngữ văn, GDCD, Địa lí, Cơng nghệ, Tin học, ... vào thực tiễn đời
sống, đề ra các biện pháp giải quyết và khắc phục ô nhiễm môi trường hiện nay.
- Kỹ năng hoạt động nhóm, thu thập thơng tin ngồi xã hội, thơng tin thực tế, qua
sách báo.
3. Về thái độ:
- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, cụ thể là bảo vệ chính mơi trường ở địa
phương nơi các em đang sinh sống
- Có ý thức bảo vệ mơi trường bằng những việc làm cụ thể, hạn chế sử dụng
bao bì ni lông.
- HS nghiêm túc học tập tốt tất cả các mơn học, u thích, say mê tìm hiểu kiến thức của

nhiều môn học qua các kênh thông tin khác nhau về ơ nhiễm mơi trường.
- Có ý thức tun truyền, vận động người thân và gia đình xây dựng mơi trường
xanh- sạch- đẹp.
II. Chuẩn bị thiết bị dạy học, học liệu
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Máy tính, máy chiếu đa năng để chiếu những hình ảnh liên quan đến bài học.
- Phiếu học tập.
- Sơ đồ tư duy về nội dung chính của bài.
- Chia nhóm, phân cơng nhiệm vụ cho mỗi nhóm chuẩn bị.
- Tư liệu về mơi trường, tư liệu băng hình về các tác nhân gây ô nhiễm môi
trường
- Tư liệu về các biện pháp hạn chế ơ nhiễm mơi trường
- Tài liệu về tình trạng ô nhiễm môi trường ở Việt Nam và trên thế giới; Băng
hình về các hoạt động gây ơ nhiễm mơi trường; hậu quả của ô nhiễm môi trường;
tranh ảnh về xử lý rác thải, trồng rừng và trồng rau sạch; Băng hình mơ hình
VAC,...
2. Chuẩn bị của học sinh:
GV phân cơng nhiệm vụ cho các nhóm học sinh chuẩn bị trước: Sưu tầm tạo
slide các nội dung sau:
+ Nhóm 1: Tìm hiểu tác hại của ơ nhiễm mơi trường.
+ Nhóm 2: Các biện pháp bảo vệ mơi trường nước.
+ Nhóm 3: Các mơ hình sản xuất gây ơ nhiễm mơi trường ở địa phương.
+ Nhóm 4: Biện pháp biện pháp bảo vệ môi trường đã và đang được sử dụng.
III. Tiến trình tổ chức dạy - học.
1. Ổn định tổ chức lớp:
kiểm tra sĩ số, chia nhóm HS
2. Kiểm tra bài cũ:


9


- Tích hợp mơn Địa lí 7:
? Vì sao dân số tăng nhanh lại gây ra ô nhiễm môi trường? Em hãy nêu một số
hoạt động cụ thể của con người gây ô nhiễm môi trường.
3. Bài mới:
Hoạt động mở bài: Tích hợp mơn Địa lí
* Đặt vấn đề: Đơ thị hố và sự phát triển cơng nghiệp là niềm tự hào của thế giới
nói chung và của Việt Nam nói riêng. Song nó cũng có những mặt rất nguy hiểm,
đó là do sự phát triển q mức của đơ thị hố và cơng nghiệp làm cho diện tích
rừng tự nhiên bị thu hẹp. Cùng với sự bùng nổ dân số trong khi ý thức bảo vệ môi
trường của con người cịn kém đã dẫn đến tình trạng ơ nhiễm mơi trường nghiêm
trọng, làm biến đổi khí hậu ảnh hưởng lớn tới đời sống của con người. Vậy ô
nhiễm môi trường là gì? Những tác nhân chủ yếu nào gây ra ơ nhiễm mơi trường.
Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu vấn đề đó qua bài học hơm nay.
Hoạt động 1: Tìm hiểu ơ nhiễm mơi trường là gì?
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
* Tích hợp mơn Hóa học 8:
I. Ơ nhiễm mơi trường là gì?
? Trong khơng khí gồm có những
chất khí nào.
? Khơng khí có tính chất vật lí như
thế nào.
Khơng khí, là chất khí khơng
màu, khơng mùi, khơng vị.
? Em hãy cho biết nước có tính chất
vật lí như thế nào.
Nước là chất lỏng khơng màu,
khơng mùi, khơng vị.
GV: trình chiếu hình ảnh và video

cho học sinh quan sát. Yêu cầu học
sinh trình chiếu và thuyết trình hình
ảnh, video của mình chuẩn bị.
HS nhận xét hình ảnh và video.
* Tích hợp mơn Ngữ văn 8: Thơng
tin về ngày trái đất năm 2000 của
Việt Nam: Vào ngày 22/4/2000, lần
đầu tiên Việt Nam tham gia ngày
trái đất với chủ đề “Một ngày
khơng sử dụng bao bì ni lơng”
? Qua kiến thức Văn học trong bài
“Thông tin về ngày trái đất năm
2000” - Ngữ văn 8 hãy nhận xét về
tình hình mơi trường hiện nay.
? GV: ơ nhiễm mơi trường là gì.
- Là hiện tượng mơi trường tự nhiên bị bẩn


10

? Nguyên nhân gây ô nhiễm môi
trường.
GV chuyển tiếp: Môi trường ô
nhiễm ảnh hưởng rất lớn đến sức
khỏe, đời sống con người và các
sinh vật khác, làm biến đổi khí tồn
cầu. Vậy các tác nhân chủ yếu nào
gây ơ nhiễm mơi trường? Sau đây
chúng ta cùng tìm hiểu.


- Các tính chất vật lý, hố học, sinh học của
mơi trường bị thay đổi
- Gây tác hại tới đời sống của con người và
các sinh vật khác.
- Do hoạt động của con người và tự nhiên.

Hoạt động 2: Tìm hiểu các tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
* Tích hợp kiến thức hố học 9:
1. Ơ nhiễm do các chất khí thải ra từ các
? Hãy nêu các chất khí độc hại gây hoạt động công nghiệp và sinh hoạt.
ô nhiễm môi trường. (CO, CO2,
SO2, NO2, ...)
? Những hoạt động nào thải ra các
CO2 ,
loại khí này. (Hoạt động cơng
SO2
nghiệp, GTVT, cháy rừng, sinh
CO ,
hoạt...)
NO2
? Trong q trình đốt cháy nhiên
liệu, khí được sử dụng để đốt cháy
Ơ nhiễm khơng khí
và khí thải ra là gì.
? Bằng kiến thức hóa học của mình
em hãy giả thích hiện tượng mưa
axit. Sự hồ tan khí SO2, NO2 trong
khơng khí vào nước mưa gây ra

hiện tượng mưa a xít gây hại cho
các sinh vật và con người:
SO2 + H2O ↔ H2SO3
CO2 + H2O ↔ H2CO3
2NO2 + H2O → HNO2 + HNO3
? Nguyên nhân chính gây thủng
Mưa Axit
tầng ôzôn trên trái đất.
Dung dịch hoá học Freon thể
lỏng (gas) được dùng trong cơ chế
khép kín của tủ lạnh, máy lạnh để
gây lạnh, ngồi ra cịn được dùng
trong các dung dịch giặt tẩy, trong
bình cứu hoả. Lượng hố chất
Freon bốc hơi bay lên phá huỷ tầng
ôzôn (chiếc áo ôzôn được xem như
là lá chắn để bảo vệ sự sống) làm
Thủng tầng Ơzơn
cho tia cực tím chiếu thẳng xuống


11

trái đất gây hại cho sinh vật cũng
như con người.
* Tích hợp mơn Địa lý 7:
? Việc tăng dân số quá nhanh ảnh
hưởng như thế nào tới môi trường.
Việc tăng dân số q nhanh,
đẫn tới tốc độ đơ thị hóa nhanh. Để

đáp ứng nhu cầu của xã hội đòi hỏi
phải phát triển công nghiệp. Sự
phát triển công nghiệp và đô thị hố
có ảnh hưởng rất lớn tới mơi
trường: Thải các chất thải độc hại
làm ô nhiễm môi trường. Chặt phá
rừng, diện tích cây xanh bị thu hẹp,
diện tích rừng trên thế giới nói
chung, ở Việt Nam nói riêng hiện
nay đang bị thu hẹp nghiêm trọng.
→ diện đất liền bị thu hẹp, diện tích
đất nơng nghiệp thu hẹp → thiếu
lương thực.
* Tích hợp mơn Vật lý, Hóa học:
Diện tích rừng bị thu hẹp, cùng
với việc xả các chất khí thải cơng
nghiệp, sinh hoạt, cháy rừng,…
thải ra các chất khí: CO, CO2, SO2,
NO2, CH4, ...
Đặc biệt là CO2 và CH4 có khả
năng hấp thụ nhiệt từ bức xạ của
mặt trời(Còn gọi là khí nhà kính)
→ gây hiệu ứng nhà kính → nhiệt
độ Trái Đất tăng → băng hai cực
tan → nước biển dâng cao → biến
đổi khí hậu.
* Tích hợp mơn Sinh học 8:
? Các chất khí: COx, SOx, NOx,
bụi,…Có tác hại như thế nào đối
với hệ hô hấp của con người.

Gây bụi phổi, viêm phế quản, ung
thư phổi, ở liều cao có thể dẫn tới
chết người.
? Vì sao khơng nên đốt củi, lị than
để sưởi ấm trong phịng kín.

Hiệu ứng nhà kính


12

Khơng nên đốt củi, lị than để sưởi
trong nhà kín vì sinh nhiều khí CO,
CO2 gây ngộ độc.
Tối 28.12. 2017 một gia 6 người
trong một gia đình ở Hà Tĩnh phải
nhập viện cấp cứu trong tình trạng
nguy kịch do đốt than sưởi ấm
trong phịng kín.
Hiện nay số người mắc bệnh ung
thư tăng 30% dân số. Các nhà máy
Gang, Thép, các lị than cơng
nghiệp,… nước mưa bị nhiễm độc
khơng sử dụng được, lượng rác thải
sinh hoạt với khối lượng lớn.
* Tích hợp kiến thức mơn Tốn:
Hàng năm con người thải vào bầu
khí quyển: 20 tỉ tấn CO2, NO2,
CH4; 600.000 tấn hơi thuỷ ngân,
hơi chì, 700 triệu tấn bụi

* Tích hợp kiến thức mơn Địa lí:
? Hoạt động của núi lửa thải vào
khơng khí những chất khí gì.
- Qua kiến thức của nhiều môn học.
Hãy nêu nguyên nhân gây ô nhiễm
môi trường khơng khí và tác hại của
chúng?
* Tích hợp kiến thức môn Công
nghệ 7:
? Kể tên một số thuốc bảo vệ thực
vật mà em biết.
? Các hóa chất bảo vệ thực vật và
chất độc hóa học thường được tích
tụ ở mơi trường nào.
Hóa chất bảo vệ thực vật được
tích tụ trong đất, nước và phát tán
vào khơng khí
? Mơ tả con đường phát tán của các
loại hóa chất đó.
Hóa chất bảo vệ thực vật → nước
mưa → Ơ nhiễm nguồn nước
ngầm.
Hóa chất bảo vệ thực vật → nước
mưa → ao, hồ, đại dương → hơi

- Do hoạt động đốt nhiên liệu của con người
và tự nhiên thải ra các khí độc: CO, CO2,
SO2, NO2, …bụi gây ô nhiễm môi trường.
- Ảnh hưởng tới sức khỏe, đời sống con
người, các sinh vật khác → Biến đổi khí hậu.

2. Ơ nhiễm mơi trường do hoá chất bảo vệ
thực vật và chất độc hoá học


13

nước → khơng khí → cơ thể sinh
vật.
? Vai trị của thuốc bảo vệ thực vật
là gì.
HS: Vai trị của thuốc bảo vệ thực
vật: Nếu sử dụng đúng cách đúng
liều lượng thì diệt sâu bệnh, tăng
năng suất cây trồng.
HS:- Hiện nay có hơn 1000 hợp
chất được chế tạo làm hố chất bảo
vệ thực vật DDT, Picloram... và có
nhiều hố chất được dùng trong
công nghệ chế biết thực phẩm gây
hại cho sinh vật và con người như
hàn the, phẩm màu, bột sắt,...
- Nhiều vụ ngộ độc thực phẩm xảy
ra rất nghiêm trọng gây chết người
do sử dụng hóa chất trong bảo quản
thực vật : Vụ 10 học sinh ngộ độc
thực phẩm tại huyện Mường Nhé là
do hóa chất từ hoa quả.
GV: Ngồi ra nước thải từ nhà máy
xí nghiệp khơng qua xử lý nên
lượng hoá chất và các chất độc hại

lớn gây ơ nhiễm mơi trường.
VD: dịng sơng Thị Vải trở
thành dịng sơng chết do nước thải
của nhà máy sản xuất bột ngọt
VEDAN, chôn thuốc trừ sâu của
công ty thuốc bảo vệ thực vật
Nicotex Thanh Hố ...
? Ta phải làm gì để hạn chế tối đa
tác hại của thuốc BVTV.
Sử dụng theo ngun tắc 4 đúng.
Sản xuất theo mơ hình: IPM,
vietgap, thủy canh, khu cơng nghệ
cao,…
* Tích hợp mơn Lịch sử 9:
? Trong chiến tranh Việt Nam, Mỹ
đã rải chấ gì làm rụng lá cây cỏ ở
các vùng Huế, Hà Tĩnh, Quảng
Bình, Quảng Trị.
Tại một số vùng thuộc tỉnh Huế,
Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị bị

Ngộ độc thực phẩm do hố chất BVTV


14

Mĩ rải chất diệt cỏ(thành phần
chính là chất độc hóa học điôxin),
làm rụng lá trong chiến tranh.
? Thuốc diệt cỏ Mỹ sử dụng trong

chiến tranh Việt Nam có tác hại
như thế nào tới con người và các
sinh vật nơi đây.
? Thuốc BVTV và chất độc hóa
học gây ơ nhiễm mơi trường như
thế nào.
GV: Vậy các chất phóng xạ có gây
ơ nhiễm môi trường không? Tác
hại của chúng như thế nào?
* Tích hợp mơn Vật lí 9, Lịch sử 9,
Địa lí:
? Chất phóng xạ có nguồn gốc từ
đâu.
Các chất phóng xạ có nguồn gốc từ
chất thải của cơng trường khai thác,
chất phóng xạ, nhà máy điện
ngun tử, thử vũ khí hạt nhân, tia
phóng xạ của mặt trời, các vụ nổ vụ
trụ,...
Theo uỷ ban năng lượng Hoa Kỳ,
phóng xạ Urani ở các nhà máy điện
hạt nhân, kho vũ khí, trung tâm
nghiên cứu các khu vực xảy ra nổ
bom hạt nhân như Hiroshima,
Nagasaki, Chernobyl,...hàng năm
làm nhiễm độc 2500 tỉ lít nước
ngầm của thế giới. Nguồn nước
phóng xạ này sau đó xẽ ngấm vào
cây cối, động vật uống phải hoặc
hoà tan vào nguồn nước sinh hoạt

của con người sau đó xẽ ngấm vào
cơ thể. Đây chính là nguyên nhân
gây nên những đột biến dị dạng,
bệnh tật...cho các cơ thể sống trong
tự nhiên. Năm 2011 nhà máy điện

- Tích tụ trong đất, nước phát tán vào khơng
khí bám và ngấm vào cơ thể ảnh hưởng đến
sức khỏe, gây hại cho người và sinh vật(dị
tật bẩm sinh, trí tuệ kém, ung thư...).
3. Ơ nhiễm do các chất phóng xạ:


15

hạt nhân ở Fucushima Nhật bản bị
rò rỉ do động đất, sóng thần làm
nước biển, các sinh vật tại khu vực
bị nhiễm xạ nghiêm trọng. Đặc biệt
chất phóng xạ cịn nhiễm vào các
đám mây gây ra mưa phóng xạ trên
diện rộng.
? Chất phóng xạ phát tán trong mơi
trường thơng qua con đường nào.
? Các chất phóng xạ gây ơ nhiễm
mơi trường có tác hại như thế nào
đối với đời sống của con người và
các loài sinh vật khác.
GV: Em hãy cho biết các hoạt
động: Sản xuất công nghiệp, nông

nghiệp, xây dựng, y tế, sinh hoạt có
thải rác gây ơ nhiễm mơi trường
khơng? Rác thải đó gọi là gì?
- Gây đột biến ở người và sinh vật, gây một
Chúng ta cùng nghiên cứu
số bệnh di truyền và ung thư.
* Tích hợp mơn Hóa học 9:
4. Ơ nhiễm do các chất thải rắn:
? Chất thải rắn có nguồn gốc từ
đâu? Chất thải rắn gồm những loại
nào.
- Các chất thải công nghiệp như:
cao su, đồ nhựa, giấy, dụng cụ kim
loại, đồ thủy tinh, tro xỉ,…
- Các chất thải từ hoạt động nông
nghiệp: rác thải hữu cơ, lá cây, thực
phẩm hư hỏng, phân động vật,…
- Chất thải từ hoạt động xây dựng:
đất, đá, vôi, cát,…
- Hoạt động y tế: chai thuốc, bơm
kim tiêm, bong băng,…
Rác thải gia đình: túi nilon, đồ nhựa
gia dụng, thức ăn thừa,…
Ngồi ra cịn:
- Phân loại theo nguồn gốc
+ Chất thải rắn đô thị
+ Chất thải rắn nông nghiệp
+ Chất thải rắn cơng nghiệp
Phân loại theo thành phần hóa học
+ + Chất thải rắn hữu cơ



16

+ Chất thải rắn vô cơ:
=> Các loại rác thải gồm:
* Rác hữu cơ: Lá cây, xác động
thực vật...
* Rác vô cơ: gạch, đá…
* Rác thải không phân huỷ: bao bì
nilơng, kim loại tổng hợp, bơm kim tiêm
y tế...
? Những loại chất thải rắn nào gây
ô nhiễm môi trường.
? Việc phân loại rác đó nhằm mục
đích gì.
* Tích hợp mơn sinh học 7:
? Kể tên và nêu tác hại của một sinh
vật kí sinh gây bệnh cho người,
động vật, thực vật mà em biết.
- Bệnh sán dây kí sinh trong ruột
non của người và cơ bắp trâu, bị.
Thân dài, có nhiều đốt, đốt cuối
cùng chứa đầy trứng thường đứt ra
thành bọc trứng. Trâu, bò, lợn ăn
phải ấu trùng phát triển thành
nang(gạo) trong cơ bắp. Người ăn
phải thịt trâu, bò, lợn → nhiễm sán.
? Nguyên nhân của bệnh sốt rét.
- Bệnh số rét: Trùng sốt rét kí sinh

trong hồng cầu của người và muỗi
Anophen. Trong hồng cầu, trùng
sôt rét sinh sản rất nhanh bằng hình
thức phân nhiều phá vỡ rất nhiều
hồng cầu của người làm thiếu hồng
cầu, đầu độc máu trong khoảng thời
gian ngắn 24 – 48 giờ → cơ thể lên
cơn sốt.
- Sán lá gan kí sinh ở gan người,
trâu, bị gây áp xe gan. Chúng có
thể kí sinh ở da, cơ, khớp, thành dạ
dày, thành đại tràng gây u đại tràng,
dị ứng da, rối loạn tiêu hấ, có thể
gây tắc mật,...
? Nguyên nhân của bệnh giun sán
kí sinh.

- Các chất thải rắn gây ô nhiễm gồm: Đồ
nhựa, giấy vụn, mảnh cao su, bơng kim tiêm,
vơi gạch vụn, ....
5. Ơ nhiễm vi sinh vật gây bệnh:
Kén
Thịt trâu,

Bò, lợn
Đốt
sán

Sán
trưởng


Sán

Ấu
Ấu

Ấu


17

Nguyên nhân lây nhiễm chủ yếu
là qua đường ăn uống: ăn thịt sống,
cá gỏi, tiết canh,...
? Chúng ta phải làm gì để phịng
tránh sốt rét, giun sán kí sinh.
Là học sinh đang ngồi trên ghế nhà
trường các em phải làm gì để chung
tay bảo vệ mơi trường xanh-sạch- - Tác hại của giun sán kí sinh:
đẹp?
+ Sán phá hủy não, giun chỉ gây bệnh chân
voi.
+ Giun sán kí sinh dưới da.
Hoạt động 3: Biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường
* GV tích hợp mơn Hóa học 9, Khoa học tự nhiên 6, Công nghệ 7:
1. Đối với việc sử dụng phân bón trong sản xuất nơng nghiệp:
? Phân bón hóa học làm tăng năng suất cây trồng, vậy có phải bón phân càng
nhiều càng tốt khơng? Vì sao?
Theo thống kê, lượng phân bón chưa được cây trồng sử dụng hàng năm lên tới
trên 50%, vậy lượng phân bón dư thừa này nằm ở đâu?

Trả lời: - Một phần còn lại ở trong đất.
- Một phần bị rửa trôi theo mặt nước gây ô nhiễm mặt nước.
- Một phần bị rửa trôi theo chiều dọc xuống tầng nước ngầm.
- Một phần bị bay hơi gây ơ nhiễm khơng khí.
a. Với mơi trường đất: Làm giảm hoạt tính sinh học của đất.
Tích hợp mơn cơng nghệ 6:
- Bón nhiều đạm vào thời kì muộn cho rau quả, đã làm tăng đáng kể lượng nitrat
tích lũy trong sản phẩm gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
→ Không hái rau ngay sau khi bón phân để ăn.
b. Với mơi trường nước:
* Phân bón đi vào nguồn nước mặt gây ảnh hưởng xấu như:
- Gây phì hóa nước (phú dưỡng), ơ nhiễm nguồn nước
- Tăng nồng độ nitrat trong nước: Làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người, đặc biệt
đối với trẻ em dưới 4 tháng tuổi. Nitrit là nguyên nhân gây ung thư tiềm tàng.
c. Với mơi trường khơng khí:
- Làm bay hơi khí amoniac có mùi khai, là chất độc hại cho người và động vật.
- Khí NO2 làm phá vỡ tầng ozon, gây mưa axit.
d. Một số giải pháp sử dụng phân bón, giảm ơ nhiễm mơi trường:
- Giảm lượng bón, tăng hiệu suất sử dụng phân bón theo nguyên tắc 4 đúng: đúng
lúc, đúng loại, đúng liều lượng, đúng cách.
- Cải tạo đất và mơi trường sau khi bón phân.
- Cần đọc hướng sử dụng phân bón trước khi dùng, hạn chế sử dụng phân bón
hố học và tăng cường sử dụng phân bón hữu cơ và phân vi sinh.
2. Đối với vệ sinh, môi trường:
* Dọn vệ sinh môi trường - Xử lý rác thải:


18

- Phân loại rác - Làm phân ủ hữu cơ: Rác hữu cơ có thể sử dụng làm phân ủ hữu

cơ để bón cho các bồn hoa trong sân trường, các chậu cây trong lớp học,….
- Rác thải hữu cơ: tái sản xuất làm phân bón vi sinh
- Rác thải không phân hủy: thu gom đưa vào tái chế để sử dụng...
- Tích cực trồng nhiều cây xanh, sử dụng năng lượng sạch (năng lượng gió, năng
lượng nước...), các nhà máy phải có hệ thống xử lý khói thải, cải tiến cơng nghệ
để sản xuất liên hồn khơng có chất thải ít gây ơ nhiễm mơi trường.
- Sử dụng hợp lý đúng cách, đúng liều lượng khi sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc trừ cỏ
và các hoá chất chế biến thực phẩm, xây dựng nhà máy xử lý nước thải, chất thải, xây
hầm biogas, ủ phân động vật, sử dụng thiên địch để diệt sâu bọ hại cây trồng…
* Sử dụng kiến thức môn Công nghệ 7:
- Chọn giống cây trồng mới có khả năng chống chịu bệnh tốt, cho năng suất cao.
- Bố trí cây trồng hợp lý, luân canh, bón phân hợp lý để nâng cao sức đề kháng
của cây, hạn chế việc sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật.
3. Những hành động cụ thể để bảo vệ môi trường
- Vệ sinh Xanh - Sạch - Đẹp trường, lớp học
Ngoài vệ sinh lớp học hằng ngày, cứ đến ngày chủ nhật cuối cùng của tháng,
chúng em thực hiện một buổi lao động cơng ích, làm sạch các khu vực.
- Tích hợp mơn GDCD 7:
Vì thế hệ hơm nay và mai sau, vì sức khỏe và phồn vinh của loài người. Trong
sản xuất chúng ta phải nâng cao tinh thần trách nhiệm của người sản xuất đối với
người tiêu dùng. Khơng nên vì lợi ích trước mắt mà làm cho thiên nhiên nghèo đi,
ảnh hưởng đến môi trường sống của cả cộng đồng. Cần tuyên truyền để giúp cho
mọi người hiểu về ô nhiễm môi trường, nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường
và các nhân tố chủ yếu gây ơ nhiêm mơi trường để có biện pháp khai thác, sử dụng
một cách hợp lí khoa học bảo vệ chính cuộc sống tương lai của chúng ta.
Phối hợp với BCH chi Đoàn, Đội thiếu niên tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về mơi
trường; các tác nhân gây ô nhiễm môi trường; biện pháp hạn chế gây ô nhiễm mơi
trường, xử lí rá thải; phát động phong trào giờ trái đất; hạn chế sử dụng túi ni lông –
tác nhân gây ung thư và các dị tật bẩm sinh cho trẻ; khí CO 2 làm tăng hiệu ứng
nhà kính, thúc đẩy q trình biến đổi khí hậu. Vì một môi trường xanh - sạch - đẹp

tại địa phương chào mừng nhà trường được công nhận đạt chuẩn Quốc gia, phát động
phong trào thi đua “Nói khơng với túi nilon” 100% học sinh cam kết không mang túi
nilon đến trường.
4. Củng cố - Luyện tập:
- GV cho học sinh tóm tắt nội dung bài học theo sơ đồ.


19

5. Dặn dị:
- Tìm hiểu thêm trên mạng Internet, báo chí, đài…để biết thêm thơng tin và
cách Bảo vệ mơi trường và nguồn lợi thủy sản của nước ta nói chung và của địa
phương nói riêng.
6. Hướng dẫn về nhà:
- Làm các bài tập SGk.
- Chuẩn bị trước tiết 57.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục.
2.4.1. Quá trình thực hiện
Sau khi thực hiện giảng dạy, trong năm học 2021 – 2022 bằng dạy học theo
chủ đề tích hợp liên mơn, tơi đã tiến hành kiểm tra lại mức độ hiểu biết, khả năng
vận dụng kiến thức tổng hợp các môn học của HS, và đã nhận thấy có sự chuyển
biến tích cực từ học sinh.
2.4.2. Kết quả nghiên cứu
Để thấy rõ được kết quả này, sau khi học bài “Ơ nhiễm mơi trường”. Tôi đã
tiến hành kiểm tra lại mức độ nhận thức và vận dụng của HS thông qua việc làm
bài kiểm tra giữa học kì II.
Đề bài: Nga Trường là xã có nền kinh tế chủ yếu là sản xuất nơng nghiệp. Để
tăng năng suất cây trồng, vật nuôi. Những năm gần đây UBND xã đã tiến hành
chuyển đổi cơ cấu cây trồng sang trồng trọt ngững cây có giá trị kinh tế cao như:
Khoai tây, Cải bó xơi,… Khuyến khích nhân dân xây dựng chuồng trại chăn nuôi

với quy mô lớn. Tuy nhiên trong quá trình sản xuất, do chưa tuân thủ tốt kĩ thuật
trong trồng trọt và chăn nuôi đã dẫn tới ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm
trọng. Bằng những hiểu biết của mình, em hãy viết một bài (hoặc vẽ tranh) tuyên
truyền về nội dung trên?
Sau khi thu bài, chấm tôi thu được kết quả hết sức khả quan:
Kết quả kiểm tra giữa học kì II năm học 2021 – 2022
Tổng số HS

Thông hiểu

Biết sử dụng kiến
thức môn học

Vận dụng tổng hợp kiến
thức nhiều môn học

SL
%
SL
%
SL
%
38
4
10,5
13
34,2
21
55,3
Như vậy rõ ràng so với PPDH cũ thì “Dạy học theo chủ đề tích hợp liên mơn”

đã góp phần phát triển tư duy liên hệ, năng lực nhận thức, năng lực hành động và
năng lực làm việc sáng tạo của học sinh. Đặc biệt kỹ năng vận dụng kiến thức
tổng hợp để giải quyết các tình huống trong thực tiễn cuộc sống.
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận.
Từ kết quả của q trình thực hiện, tơi rút ra một số kết luận sau đây:
1. Vấn đề dạy học theo chủ đề tích hợp liên mơn đang là chủ trương chính trong
đề án thay sách giáo khoa của Bộ GD&ĐT.
2. Trên cơ sở lý luận và thực trạng của vấn đề dạy học theo phương pháp tích hợp
liên mơn ở trường THCS Nga Trường nói riêng, tơi đã thực hiện nhóm giải pháp cơ
bản, mang lại hiệu quả cao. Đó là:
- Tìm hiểu nguyên tắc và các bước xây dựng một chủ đề tích hợp liên mơn.


20

- Xây dựng một số chủ đề tích hợp liên môn trong môn Sinh học 9.
- Dạy bài thử nghiệm một chủ đề.
Tuy nhiên, các giải pháp trên mới chỉ là một trong những giải pháp nhỏ góp phần
đổi mới phương pháp dạy học. Để nâng cao chất lượng dạy học về lâu dài, cần hướng
tới nhiều giải pháp khác: Dạy học theo chủ đề tích hợp liên mơn trong các giờ ngoại
khóa, dạy học theo dự án(STEM),...
3.2. Kiến nghị.
3.2.1. Với ngành giáo dục cấp trên
- Cần đưa nội dung chủ đề tích hợp liên mơn là chủ đề tự chọn bắt buộc trong
chương trình các mơn Khoa học tự nhiên.
- Cung cấp các tài liệu tham khảo, các báo cáo hội thảo, các giáo án mẫu đồng
thời tạo điều kiện về thời gian, cơ sở vật chất, kinh phí,… trong việc triển khai và
thực hiện các chủ đề tích hợp.
3.2.2. Với giáo viên

Phải kiên trì, đầu tư nhiều tâm sức để tích hợp kiến thức nhiều mơn phù hợp
trong các tiết dạy nhằm đạt kết quả tốt.
Giáo viên phải u nghề, có hứng thú sử dụng phương pháp tích hợp trong dạy
học, thường xuyên nghiên cứu, học hỏi và tham gia các lớp bồi dưỡng về chuyên
môn, nghiệp vụ để có những phương pháp dạy học phù hợp với từng đối tượng
học sinh.
Giáo viên cần phải có sự quan tâm đặc biệt cho từng đối tượng học sinh để giúp
các em học bộ môn Sinh học 9 được tốt hơn.
3.2.3. Với học sinh
Học sinh phải chuẩn bị đầy đủ các kiến thức, nội dung tích hợp cần thiết cho
việc học, đặc biệt là kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn một cách hiệu quả.
Học sinh cũng cần phải có hứng thú say mê, chủ động tìm tịi và chiếm lĩnh tri
thức, chú ý rèn luyện phương pháp tư duy, suy luận sáng tạo trong quá trình học.
Đề tài này do dung lượng có hạn nên tơi chỉ đưa ra một số kinh nghiệm nho
nhỏ mà bản thân đã đúc rút ra trong quá trình giảng dạy để giúp học sinh có kỹ
năng tốt hơn trong q trình học tập. Do đó chắc chắn đề tài khơng tránh khỏi
những hạn chế và thiếu sót, rất mong quý thầy cơ và bạn bè đồng nghiệp góp ý
xây dựng để đề tài được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Nga Sơn, ngày 13 tháng 4 năm 2022
XÁC NHẬN CỦA THỦ
TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Tơi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết
không sao chép nội dung của người khác.
Người viết sáng kiến

Đinh Văn Phan



PHỤ LỤC
1. Một số hình ảnh minh họa:

Học sinh trình bày cách bón phân hợp lí

Nước bị phú dưỡng


KHẮC PHỤC Ơ NHIỄM MƠI TRƯỜNG

Khăc phục ơ nhiễm mơi trường

Thu gom rác thải hữu cơ sản xuất phân ủ hữu cơ

Thu gom rác thải

Tái chế


Trồng rừng

Sử dung năng lượng gió

Sử dụng năng lượng mặt trời

Bộ lọc xử lý khói bụi cho bếp, nhà máy, lò nung


Nhà máy xử lý nước thải


Rau trồng theo mơ hình veitgap và thủy canh

Thi tìm hiểu, tuyên truyền bảo vệ môi trường


×