Phần I.MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong chương trình Ngữ văn THPT có trích giảng tác phẩm “Vợ nhặt”
của nhà văn Kim Lân. Đây là một tác phẩm hay, có nhiều ý nghĩa vừa tái hiện
lại một giai đoạn lịch sử khốc liệt của xã hội Việt Nam trong nạn đói năm 1945,
vừa phản ánh được những nét tính cách tốt đẹp của con người Việt Nam như tấm
lòng nhân đạo, niềm tin vào cuộc sống…từ đó giáo dục người đọc những bài
học về đạo lí làm người. Vì vậy người giáo viên cần phải truyền tải đến các em
những giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm một cách sâu sắc nhất. Tuy
nhiên, làm thế nào để thực hiện được mục đích ấy là cả một vấn đề trong khi
kiến thức về tác phẩm khá sâu rộng cần một dung lượng thời gian đủ dài để
truyền tải hết kiến thức đó mà phân phối chương trình bài học lại chỉ có 2 tiết.
Điều này khiến cho không ít giáo viên lúng túng và thường phải bố trí thêm thời
gian để giảng dạy cho các em. Xưa nay đã có rất nhiều phương pháp giảng dạy
được các nhà nghiên cứu đề ra, xong có lẽ một phương pháp rất phù hợp và hữu
ích để giảng dạy bài “Vợ nhặt” của Kim Lân là phương pháp tích hợp liên môn.
Qua thực tế quá trình dạy học tôi thấy rằng việc kết hợp kiến thức liên
môn học vào để giải quyết một vấn đề nào đó trong một môn học là việc làm hết
sức cần thiết. Điều đó đòi hỏi người giáo viên bộ môn không chỉ nắm chắc môn
mình dạy mà còn phải không ngừng trau dồi kiến thức các môn học khác để tổ
chức, hướng dẫn các em giải quyết các tình huống, các vấn đề đặt ra trong môn
học một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất. Là giáo viên nhận thức được tầm quan
trọng và ý nghĩa của hoạt động này nên tôi trình bày và thực hiện thử nghiệm
một sang kiến nhỏ đối với môn Ngữ văn 12 với đề tài “Sử dụng phương pháp
tích hợp liên môn giảng dạy bài “Vợ nhặt” của Kim Lân ở lớp 12A2 trường
THPT Quan Sơn”. Tích hợp trong giảng dạy sẽ giúp học sinh phát huy sự suy
nghĩ, tư duy, sáng tạo trong học tập và ứng dụng vào thực tế đời sống.
2. Mục đích nghiên cứu
- Phương pháp tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học Văn sẽ mang lại
một cách tiếp cận mới đa chiều, đa kênh để các em bước vào tác phẩm một cách
hiệu quả nhất. Bởi vì tác phẩm văn học nào cũng phản ánh dấu ấn của thời đại.
Dấu ấn của thời đại bào giờ cũng in đậm nhất cũng là hệ tư tưởng, giá trị thẩm
mỹ, có tầng chiều sâu văn hóa. Bất kể tác phẩm nào cũng phản ánh một giái
đoạn lịch sử, một vùng đất….và tất nhiên đối với tác phẩm văn học, ngôn ngữ là
phương tiện để phản ánh. Bởi thế trong văn, trong thơ có cả âm nhạc, hội họa,
điêu khắc…..
- Dạy học văn theo hướng tích hợp kiến thức liên môn còn giúp giáo viên
chủ động hơn trong chuẩn bị thiết kế bài giảng; giúp học sinh có thói quen tìm
hiểu, biết vận dụng tổng hợp kiến thức để giải quyết một vấn đề. Từ đó bồi
dưỡng cho các em học sinh tinh thần tự học, sáng tạo, bồi dưỡng tư duy, bồi
dưỡng tâm hồn.
- Sử dụng phương pháp tích hợp liên môn để giảng dạy bài “Vợ nhặt” sẽ
giúp các em học sinh biết tổng hợp kiến thức để dễ hiểu và hiểu sâu hơn nội
1
dung tác phẩm, từ đó giúp các em có những hiểu biết sâu rộng đặc biệt là có
những bài học nhận thức, thẩm mĩ, giáo dục đúng đắn khi học xong tác phẩm.
3. Đối tượng nghiên cứu
- Tác phẩm Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân
4. Phương pháp tiến hành
- Phương pháp:
+ Giáo viên: xây dựng kế hoạch, thiết kế bài học, tư liệu liên quan, thiết bị tương
ứng, dự kiến quy trình, kết quả,…
+ Học sinh: Sưu tầm, vận dụng kiến thức: Văn hóa, lịch sử, địa lí,… kỹ năng
tổng hợp, báo cáo kết quả. Có thể sưu tầm cá nhân, trao đổi, thu thập thông tin
theo nhóm.
2
Phần II.NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận
a. Tích hợp liên môn trong dạy học bộ môn Ngữ Văn
- Tích hợp giáo dục liên môn trong giảng dạy Văn là yêu cầu mang tính
cấp thiết hiện nay. Nó không chỉ góp phần làm sâu sắc kiến thức của bài học mà
còn tạo ra động lực lớn cho tư duy và sự hứng thú học tập của học sinh với bộ
môn. Vận dụng kiến thức liên môn sẽ tránh được việc tiếp xúc văn bản một cách
khô khăn, khiên cưỡng.
- Vận dụng kiến thức liên môn giúp giáo viên luôn phải đặt mình vào bộ
môn, luôn tự làm mới chính mình, làm chủ nội dung, phương pháp, cách tổ chức
dạy học. Bởi vì chỉ có vậy người giáo viên mới có thể “truyền lửa” tinh thần đến
học sinh, mới có thể giúp các em chủ động tích cực, sáng tạo trong tiếp cận, lĩnh
hội chi thức.
- Tích hợp kiến thức liên môn trong dạy văn còn giúp giáo viên luôn chủ
động, sáng tạo trước mọi yêu cầu. từ đó tiết dạy học văn bản, bên cạnh phương
pháp đặc trưng bộ môn đầy chất nghệ thuật còn có sự tươi mới, khoa học của
kiến thức địa lí, sự chính xác, logic của môn lịch sử; có chiều sâu triết lí của hệ
tư tưởng, văn hóa,… Từ đó người dạy văn có thể có cái nhìn đa chiều khi tiếp
cận một tác phẩm. Vì vậy mới có thể khơi lên “ngọn lửa” nhiệt huyết ở tinh thần
học tập của học sinh.
- Dạy học vận dụng kiến thức liên môn trong dạy học văn cũng là nhu cầu
tự thân, là yêu cầu bắt buộc của cuộc sống hôm nay. Xu thế thời đại là hội nhập
toàn cầu, khoa học là sự giao thoa, kế thừa, văn hóa là sự đan xen đa dạng,… và
giáo dục đương nhiên không thể nằm “ngoài vùng phủ sóng”. Bởi hơn đâu hết:
Các môn học luôn có sự đan xen, cài cắm. mọi kiến thức không bao giờ độc lập.
Người giáo viên yêu nghề, có trách nghiệm không thể là cái máy đã lập trình sẵn
rồi cứ thể mà chạy. Luôn đổi mới chính mình, đổi mới ngay từ tư duy tích hợp là
một trách nhiệm bắt buộc với mỗi giáo viên.[1]
b. Hiệu quả của tích hợp liên môn trong dạy học văn đối với học sinh:
- Tích hợp kiến thức liên môn trong học văn sẽ giúp các em tránh được sự
thụ động, máy móc khi tiếp cận một văn bản văn học. Bài học của các em không
còn xơ cứng bởi những giá trị nội dung, nghệ thuật đơn thuần. Nó không còn bị
gò ép theo một quan điểm nào đó, không còn khó hiểu, mơ hồ nữa, và tất nhiên
các em tiếp cận tác phẩm dể dàng hơn, đồng cảm hơn giống như bảo tàng lịch
sử vừa nhìn hiện vật vừa được nghe thuyết minh kĩ lưỡng.
- Học tập theo phương pháp tích hợp kiến thức liên môn còn giúp các em
thói quen học tập chủ động, sáng tạo, bước đầu mang tính khoa học. Việc tiếp
cận một tác phẩm văn học với đa chiều kiến thức luôn đặt các em vào tình
huống “có vấn đề”. Do đó, tự các em sẽ này sinh yêu cầu phải giải quyết bằng
được các vấn đề đó. Bởi vậy, vận dụng kiến thức liên môn bao giờ cũng là
phương pháp tối ưu, hiệu quả nhất.
- Riêng với phần văn bản văn học Vợ nhặt của Kim Lân, vận dụng kiến
thức liên môn sẽ giúp các em nắm bắt “dụng ý” của tác phẩm một cách chủ
3
động. Bởi vì với kiến thức về tư tưởng, văn hóa, lịch sử, địa lí của thời đại đó sẽ
không có gì khó khăn khi các em thâm nhập vào tác phẩm.
c. Tích hợp liên môn trong giảng dạy tác phẩm “Vợ nhặt” của Kim Lân
- Sáng kiến kinh nghiệm: “Tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học tác
phẩm Vợ nhặt”, trước tiên xuất phát từ ý tưởng: làm thế nào để dạy – học văn
thêm hứng thú? Làm thế nào để học sinh tiếp cận tác phẩm một cách chủ động,
hiệu quả? Làm thế nào để học sinh có thể vận dụng mọi hiểu biết của mình để
giải quyết một vấn đề khoa học và có hiệu quả tốt nhất?
- Trên cơ sở mục tiêu đổi mới giáo dục nói chung, nâng cao chất lượng
môn Ngữ Văn nói riêng và trên hết là dạy học theo hương tích cực. Học sinh
được chủ động tiếp cận tác phẩm, chọn được phương pháp phù hợp để học tập
với hiệu quả cao nhất mà không bị gò bó căng thẳng.[2]
- Mặt khác tích hợp chủ đề, vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết
một vấn đề cũng đang là phong trào của mỗi địa phương, trường học, giáo viên,
học sinh cũng tích cực thực hiện. Bởi vậy, đề tài của tôi cũng bám sát những
mục tiêu và sự định hướng đó. Nó sẽ là một cái nhìn mới, một cách tiếp cận mới
trong giảng dạy Ngữ Văn.
2. Thực trạng vấn đề
- Qua thực tiễn 15 năm giảng dạy môn Ngữ Văn, bước đầu tôi cảm nhận
được: Muốn học sinh hứng thú với môn học, muốn có hiệu quả trong giảng dạy
học Văn không thể không đổi mới phương pháp. Kiến thức ngày càng đa dạng,
có xu hướng xích gần. Đặc biệt là các môn khoa học xã hội có sự gắn kết chặt
chẽ. Thậm chí một số môn học kiến thức còn chồng chéo lên nhau. Thực tế
nhiều học sinh cảm thấy ngại học các môn xã hội, thấy môn văn nhàm chán và
không muốn học. Do đó, làm thế nào để học sinh không nhàm chán, làm thế nào
để các em biết vận dụng kiến thức đã học, hiểu biết có sẵn để giải quyết tốt một
vấn đề đang là câu chuyện đáng bàn ở mỗi trường học.
- Thứ hai: Việc vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết một vấn đề
không phải là câu chuyện hoàn toàn mới. Nó đã được nhắc đến được thực hiện
từ rất lâu. Những giáo viên có kinh nghiệm vẫn đang làm, học sinh khá – giỏi
các em cũng đang làm. Vấn đề đặt ra ở đây là làm sao để đại bộ phận giáo viên
và tất cả học sinh cùng hưởng ứng, cùng làm. Trong Văn có Sử, trong Văn có
Địa, trong Văn có văn hóa có âm nhạc có hội họa, có tư tưởng, có giá trị thẩm
mỹ. Làm thế nào để một tác phẩm mãi sống, mãi lung linh tỏa sáng, thấm, ngấm
vào tâm hồn mỗi học sinh, để các em không chỉ hiểu mà còn biết sống đẹp, sống
cần lao động là vấn đề đặt ra với mỗi giáo viên dạy Ngữ Văn.
3. Biện pháp tiến hành, thời gian tạo ra giải pháp
* Biện pháp tiến hành
- Hình thức: Thực nghiệm SKKN trên một lớp 12A2 (năm học 2016 - 2017), so
sánh với một lớp dạy theo phương pháp chung 12A2 (năm học 2015 - 2016) để
thực nghiệm đối chiếu.
- Cách tổ chức:
4
+ Lớp thực nghiệm tiến hành theo quy trình của SKKN, lớp đối chiếu theo cách
thức chung của tiết dạy văn bản.
+ Lớp thực nghiệm tiến hành theo các bước:
-> Bước 1: Giáo viên xây dựng kế hoạch.
-> Bước 2: Giao nhiệm vụ cụ thể cho học sinh: Mục tiêu, phương pháp, phương
tiện, kiến thức liên quan, các bước tiến hành,…
-> Bước 3: Thực nghiệm.
-> Bước 4: Rút kinh nghiệm.
* Thời gian tạo ra giải pháp:
+ Thực nghiệm trong năm học: 2016 – 2017.
+ Lớp thực nghiệm: 12A2 (2016 – 2017).
+ Lớp đối chiếu: 12A2 (2015 - 2016).
+ Rút kinh nghiệm – đưa ra giải pháp sau khi đánh giá kết quả cụ thể từ so sánh,
đối chiếu, rút kinh nghiệm.
+ Trao đổi, thảo luận. góp ý thông qua sinh hoạt chuyên môn của tổ Ngữ văn
4. Mô tả - giải pháp
Ở nội dung này, SKKN của tôi sẽ tập trung vào việc dẫn dắt mô tả từng
khía cạnh vấn đề qua các bước cụ thể của quy trình thiết kế một bài học. Tính
mới, giải pháp thực hiện sẽ được chứng minh qua các ví dụ cụ thể theo nội dung
bài học.
* Mô tả qua cấu trúc một bài học:
I. Mục tiêu bài học
- Phần kiến thức:
+ Theo chuẩn kiến thức kĩ năng môn học.
+ Phần mới: Học sinh biết tìm hiểu, vận dụng kiến thức tổng hợp để giải quyết
vấn đề.
- Phần kĩ năng:
+ Theo chuẩn kiến thức kĩ năng.
+ Theo yêu cầu cụ thể của đặc trưng thể loại.
+ Phần mới: Kĩ năng tổng hợp, liên hệ, vận dụng.
- Phần thái độ:
+ Theo chuẩn kiến thức kĩ năng.
+ Phần mới: Kĩ năng tự nghiên cứu, tổng hợp.
II. Chuẩn bị phương tiện
- Giáo viên:
+ Theo yêu cầu của bài học: Tài liệu, sách các loại, phương tiện dạy học.
+ Phần mới: lựa chọn, xây dựng, lộ kiến thức tích hợp.
- Học sinh: Ngoài đồ dùng, thiết bị, cần đầu tư tìm hiểu kiến thức lịch sử, địa lí,
văn hóa, tư tưởng liên quan.
III. Hoạt động dạy học
- Bước 1: + Giáo viên xây dựng, thiết kế bài học theo phân phối chương trình.
+ Giao nhiệm vụ cho học sinh: Chuẩn bị bài, sưu tầm, tìm hiểu kiến thức liên
môn cần có trong bài học.
5
- Bước 2: Triển khai thành các hoạt động dạy – học trên lớp.
+ Theo tiến trình, cấu trúc bài học, đặc trưng bộ môn.
+ Khéo léo lồng ghép, tích hợp kiến thức liên quan đến các môn học.
+ Khuyến khích học sinh tìm tòi, chủ động sáng tạo.
+ Bước 3: Tổng kết – Rút kinh nghiêm: Củng cố nội dung kiến thức, kĩ năng.
+ Bước 4: Giao nhiệm vụ cho những bài học tiếp theo.
*Thực nghiệm qua tác phẩm “Vợ nhặt” của Kim Lân
Tiết 59,60
VỢ NHẶT
-Kim Lân1. Mục tiêu: Giúp học sinh
a) Kiến thức:
- Cảm nhận được tình cảnh thê thảm của người nông dân trong nạn đói
khủng khiếp năm 1945 và niềm khao khát hạnh phúc gia đình, niềm tin vào cuộc
sống, tình thương yêu đùm bọc giữa những con người nghèo khổ ngay trên bờ
vực của cái chết thông qua việc tìm hiểu nhan đề, tình huống truyện và các nhân
vật: Tràng, người vợ nhặt, bà cụ Tứ
- Thấy được sáng tạo xuất sắc và độc đáo về nghệ thuật kể truyện, tình huống
truyện, miêu tả tâm lí, dựng đối thoại.
b) Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng tóm tắt văn bản tự sự, phân tích tác phẩm tự sự, nhân vật
trong tác phẩm tự sự hiện đại.
c) Thái độ:
- Biết đồng cảm, trân trọng khát vọng hạnh phúc của những người dân lao
động nghèo khổ. Có lối sống có tình, có nghĩa, biết sống có niềm tin và hi vọng.
2. Chuẩn bị của GV và HS
a) Chuẩn bị của giáo viên:
- Máy chiếu, phiếu học tập.
b) Chuẩn bị của học sinh:
- SGK, vở ghi, soạn bài ở nhà theo câu hỏi SGK, sưu tầm tư liệu về nạn
đói và phong tục cưới hỏi của người Việt.
3. Tiến trình bài dạy
a) Kiểm tra bài cũ
b) Dạy nội dung bài mới
Nhắc tới nhà văn Kim Lân là chúng ta nhắc đến một một nhà văn với
những trang viết đặc sắc về nông thôn và người nông dân. Bằng lối viết chân
thât, xúc động và sự thấu hiểu sâu sắc cảnh ngộ, tâm lí của họ đã khiến mỗi tác
phẩm của ông đọng lại trong chúng ta những ấn tượng khó quên. Và hôm nay
cô cùng các em sẽ đến với một tác phẩm xuất sắc của nhà văn Kim Lân – tác
phẩm “Vợ nhặt”.
- Slide 1: Số tiết theo PPCT, phân môn, tên bài, tác giả.
- Slide 2: Kết cấu bài học.
6
Hoạt động của GV và HS
*Hoạt động 1: Đọc - hiểu Tiểu
dẫn.
Tích hợp với phân môn Làm văn:
Tóm tắt văn bản thuyết minh[3]:
GV: Em hãy tóm tắt những nét
chính về cuộc đời, sự nghiệp của
nhà văn Kim Lân?
HS: trả lời
GV chốt lại những nét cơ bản về tác
giả trên màn hình và yêu cầu HS về
học SGK.
Nội dung chính
I. Tiểu dẫn
1.Tác giả:
- Kim Lân (1920 - 2007) tên khai sinh
Nguyễn Văn Tài, quê Tân Hồng – Từ
Sơn – Bắc Ninh.
- Kim Lân là cây bút chuyên viết truyện
ngắn, thường viết về nông thôn và người
nông dân với những thú chơi tao nhã.
Nhân vật người nông dân trong tác
phẩm của Kim Lân thường là những
người nghèo khổ thiếu thốn mà vẫn yêu
đời: thật thà chất phác mà thông minh
hóm hỉnh, tài hoa.
- Năm 2001 ông được tặng giải thưởng
Nhà nước về văn học nghệ thuật.
Slide 3: Hình ảnh nhà văn Kim Lân
và một số thông tin chính về cuộc
đời và sự nghiệp.
GV: Xuất xứ truyện ngắn Vợ nhặt?
HS: làm việc cá nhân, trả lời câu
hỏi.
Slide 4: Trang bìa và xuất xứ tác
7
phẩm “ Vợ nhặt”.
* Tích hợp với môn lịch sử: Việt
Nam sau CMT8 – Lịch sử 12.
HS: trình bày tư liệu sưu tầm về nạn
đói năm 1945 đã chuẩn bị ở nhà.
GV: giới thiệu thêm một số tư liệu
về nạn đói năm 1945.
GV giảng: Nhân dân chịu nhiều
tầng áp bức: địa chủ phong kiến,
thực dân. Nhật vào Đông Dương
chúng ép nhân dân ta nhổ lúa để
trồng đay, kết quả là hơn hai triệu
đồng bào ta bị chết đói.[4]
GV: Các em đã được tìm hiểu kiến
thức này trong bài nào ở môn Lịch
sử?
HS: “ Việt Nam sau CMT8” –
chương trình lịch sử 12.
Slide 5,6,7,8: Một số hình ảnh về
nạn đói năm 1945
* Hoạt động 2: Đọc hiểu văn bản
Tích hợp với phân môn làm văn:
Tóm tắt văn bản tự sự.[5]
GV: Tóm tắt ngắn gọn tác phẩm?
HS: tóm tắt -> GV chốt kiến thức
trên màn hình.
Slide 9: Tóm tắt tác phẩm.
* Tích hợp phân môn Tiếng Việt:
Nghĩa của từ trong sử dụng – Ngữ
văn 11. [5]
GV: Em hiểu thế nào về ý nghĩa từ
“Vợ nhặt”? Từ đó rút ra ý nghĩa
nhan đề tác phẩm?
- Vợ - danh từ chỉ mối quan hệ
thiêng liêng vợ chồng
- Nhặt – gắn với những thứ không
ra gì, không có giá trị
* Tích hợp với phân môn lí luận
văn học: Một số thể loại văn học
( Ngữ văn 11- tiết 50)
GV giảng: Thành công của một tác
phẩm không chỉ ở giá trị nội dung,
nghệ thuật mà còn ở việc xây dựng
2. Tác phẩm
- Xuất xứ: Vợ nhặt là truyện ngắn xuất
sắc in trong tập truyện Con chó xấu xí
(1962).
- Bối cảnh xã hội: Tháng 3 năm 1945
nạn đói khủng khiếp đã xảy ra. Chỉ
trong vòng vài tháng, từ Quảng Trị đến
Bắc Kì, hơn hai triệu đồng bào ta chết
đói.
II. Đọc hiểu văn bản .
1. Đọc - tóm tắt:
2. Tìm hiểu văn bản:
2.1. Ý nghĩa nhan đề và tình huống
truyện
* Ý nghĩa nhan đề:
- Vợ nhặt: nhan đề tạo sự đối lập, gây ấn
tượng, thu hút sự chú ý của người đọc,
gợi chủ đề tác phẩm.
* Tình huống truyện:
8
tình huống truyện và đây cũng là
thành công xuất sắc của nhà văn
Kim Lân trong tác phẩm “Vợ nhặt”
GV: Tình huống truyện là gì?
Là hoàn cảnh có vấn đề mà tác giả
đặt nhân vật vào nhằm để nhân vật
được thử thách và bộc lộ tính cách,
đưa câu chuyện lên cao trào và thể
hiện chủ đề, tư tưởng của tác phẩm.
Và kiến thức này các em có thể đọc
các bài lí luận văn học trong
chương trình Ngữ văn 11 bài: Một
số thể loại văn học.[5]
GV: Nhận xét về tình huống truyện
trong tác phẩm “Vợ nhặt” ?
- Tràng – nông dân nghèo, xấu xí, dở
hơi, là dân ngụ cư, giữa nạn đói khủng
khiếp cái chết đang cận kề mà nhặt
được vợ => gây ngạc nhiên cho mọi
người.
=> tình huống độc đáo, đầy éo le, thấm
đẫm tình người. Qua tình huống, tác giả
* Tích hợp với phân môn Đọc phán ánh hiện thực cuộc sống bi thảm
văn:
và phẩm chất của người nông dân Việt
GV: Em hãy kể tên một số tác phẩm Nam trong hoàn cảnh khốn cùng nhất.
văn học mà em đã học, đã đọc ở đó
nhà văn xây dựng thành công tình
huống truyện?
HS trả lời -> GV mở rộng thêm một
số tác phẩm: “Vi hành” – Nguyễn
Ái Quốc; “Chiếc thuyền ngoài xa” –
Nguyễn Minh Châu... [6]
* GV: tổ chức hoạt động nhóm tìm
hiểu bức tranh hiện thực trong tác
phẩm:
- Hình thức: nhóm lớn – 2 dãy
- Thời gian: 3 phút
- Yêu cầu: GV phát phiếu học tập 2.2. Bức tranh hiện thực trong tác
cho các nhóm với những yêu cầu:
phẩm:
+ Các nhóm dãy 1: Cảnh vật trong
bức tranh hiện thực ngày đói hiện
lên như thế nào?
+ Các nhóm 2: Hình ảnh con người
9
trong nạn đói?
Slide 10: Graps hoạt động nhóm.
- HS thảo luận -> trình bày=> GV
chốt ý bằng graps trên màn hình và
khai thác rõ hơn cảnh vật, con người
trong tác phẩm như một bức tranh.
Slide 11: Graps bức tranh hiện thực
trong tác phẩm.
* Hoạt động 3: Tìm hiểu các nhân
vật
GV chuyển ý: để có thể thấy rõ hơn
chủ đề tác phẩm chúng ta sẽ cùng
tìm hiểu các nhân vật.
GV: Nhận xét về hoàn cảnh của
Tràng?
GV: Tràng nghèo, xấu xí, dở hơi,
dân ngụ cư đó là một hoàn cảnh đặc
biệt.
GV: Tràng có cách ứng xử như thế
nào với người vợ nhặt? Từ đó cho
em cảm nhận gì về con người
Tràng?
* Tích hợp về văn hóa: phong tục
cưới hỏi của người Việt.
GV: Em biết gì về phong tục cưới
hỏi của người Việt ta?
HS: trả lời => GV mở rộng bằng
một số hình ảnh
Slide 12: Một số hình ảnh về phong
tục cưới hỏi của người Việt.
+ Lấy vợ là việc hệ trọng với cuộc
đời con người nên cần có sự chuẩn
bị chu đáo.
+ Để hai người thành vợ chồng phải
trải qua nhiều nghi lễ: chạm ngõ, ăn
hỏi, rước dâu, lại mặt.
GV: Nhận xét việc lấy vợ của
Tràng?
2.3. Các nhân vật:
a. Nhân vật Tràng:
- Hoàn cảnh bản thân: đặc biệt.
- Cách ứng xử với người đàn bà xa lạ:
+ Mời ăn trầu, ăn bánh đúc.
+ Mời người đàn bà về nhà.
+ Mua cho thị cái thúng đựng vài thứ lặt
vặt, ăn một bữa no nê.
=>Tràng là người tốt bụng, cởi mở, cảm
thông, chu đáo, trân trọng hạnh phúc.
- Việc Tràng lấy vợ:
Phong tục cưới Việc Tràng lấy
hỏi của người Việt vợ
- Là việc hệ trọng, - Như chuyện
có quá trình tìm đùa, diễn ra
hiểu.
nhanh chóng.
- Phải trải qua - Chỉ có 4 bát
nhiều nghi lễ khác bánh đúc, cái
nhau.
thúng đựng vài
thứ lặt vặt.
- Rước dâu, có sự - Lủi thủi dắt
chứng kiến của hai nhau về, người
họ.
đi trước, người
10
Slide 13: bảng kiến thức: Việc
Tràng lấy vợ
GV: Những ngày chưa có vợ tâm
trạng Tràng như thế nào?
* Tích hợp với phân môn Tiếng
Việt: Nghĩa của từ:[5]
GV: Khi “thị” bất ngờ nhận lời,
Tràng có thái độ gì? Em hiểu như
thế nào về ý nghĩa các từ “chợn”,
“kệ”?
- Chợn -> lo lắng băn khoăn
- Kệ -> thái độ bất chấp
GV: Khi cùng vợ về nhà và trong
buổi sáng đầu tiên có vợ Tràng thay
đổi như thế nào?
đi sau.
=> Việc Tràng lấy vợ khác thường. [7]
- Sự chuyển biến cảm xúc, tâm lí của
Tràng:
+ Những ngày chưa có vợ: Mệt mỏi,
đăm chiêu, lo lắng.
+ Khi “thị” bất ngờ nhận lời: lúc đầu
Tràng lo lắng (“chợn”) -> sau liều lĩnh
(“ kệ”)
+ Khi về cùng vợ: thích chí, tự đắc: vẻ
mặt phởn phơ, tủm tỉm cười nụ, mắt
sáng lên...
GV: Em có nhận xét gì về nhân vật
Tràng?
+ Buổi sáng đầu tiên có vợ: Tràng thay
đổi hẳn: "Hắn thấy bây giờ hắn mới nên
người". Tràng thấy trách nhiệm và biết
GV: Thị khi ở chợ được miêu tả như gắn bó với tổ ấm của mình.
thế nào? Nhận xét của em về người => Tràng luôn khát khao hạnh phúc, biết
vợ nhặt?
trân trọng và có ý thức xây dựng hạnh
HS suy nghĩ độc lập, trình bày
phúc.
GV: Khi về nhà Tràng Thị thay đổi b. Người vợ nhặt:
như thế nào? Nhận xét sự thay đổi
của người vợ nhặt?
HS suy nghĩ độc lập, trình bày
GV nhận xét, chốt kiến thức bằng
sơ đồ graps trên màn hình.
Slide 14: Graps Người vợ nhặt.
* Tích hợp kĩ năng sống: Cách
ứng xử của con người.
GV: Em có nhận xét gì về cách ứng
xử của người vợ nhặt?
- Một người con gái nữ tính, có lối
ứng xử đúng mực.
GV: đó là cách ứng xử cần có ở một
người hiểu biết. Mỗi chúng ta cần
có cách ứng xử phù hợp, đúng mực
trong cuộc sống.
11
* Tích hợp GD môi trường:
- GV: Môi trường sống mới đã thay
đổi người vợ nhặt. Vẻ chỏng lỏn,
chua ngoa biến mất và thay vào đó
là một người phụ nữ đảm đang, biết
lo toan, thu vén => môi trường sống
có tác động lớn đến con người.
- GV chuyển ý tìm hiểu về nhân vật
bà cụ Tứ: Trước việc con trai có vợ
bà cụ Tứ đã bộc lộ những tâm trạng
gì, người mẹ ấy có những phẩm
chất gì tốt đẹp chúng ta cùng đi tìm
hiểu nhân vật bà cụ Tứ.
GV: Khi mới về đến nhà bà cụ Tứ
có tâm trạng như thể nào? Từ ngữ
nào diễn tả tâm trạng đó?
* Tích hợp phân môn Tiếng việt:
Nghĩa của từ trong sử dụng:
- Tác giả đã rất tài tình khi sử dụng
từ ngữ diễn tả chân thực tâm trạng
lúc này của bà cụ Tứ từ “phấp
phỏng”, điều đó cho thấy việc hiểu
nghĩa từ và sử dụng từ ngữ phù hợp
có ý nghĩa rất quan trọng trong giao
tiếp[5]. Kiến thức này các em củng
cố trong bài học nào?
HS: Thực hành về nghĩa của từ
trong sử dụng –Ngữ văn 11.
GV: Khi hiểu ra sự việc bà có tâm
trạng như thế nào?
HS phát biểu . GV nhận xét và chốt
lại những ý cơ bản.
* Tích hợp kiến thức GDCD 10Bài 11: Một số phạm trù cơ bản
của đạo đức học và phân môn
Đọc văn:
GV: Theo em trong thái độ của bà
cụ Tứ với cô con dâu đã làm nổi bật
phẩm chất gì của con người?
- HS trả lời ->GV chốt ý
GV: Tình yêu thương, lòng nhân ái
là nét đẹp nổi bật trong tâm trạng bà
cụ Tứ. Đó cũng chính là vẻ đẹp
c. Bà cụ Tứ:
* Khi con trai có vợ
- Khi mới về đến nhà: bà “phấp phỏng”
lo âu, ngạc nhiên.
- Khi hiểu ra vấn đề: Cúi đầu nín lặng,
ai oán xót thương cho con trai, thấu hiểu
hoàn cảnh, cảm thông, chấp nhận người
phụ nữ xa lạ là con dâu, lo lắng cho một
cuộc sống đầy bi thảm trước mắt.
=> Một người mẹ nghèo khổ, rất mực
thương con; một người phụ nữ nhân
hậu, bao dung, giàu lòng vị tha.
12
trong tâm hồn của người dân Việt
Nam giàu tình yêu thương và lòng
nhân ái. Kiến thức này các em đã
được tìm hiểu ở bài “Một số phạm
trù cơ bản của đạo đức học” trong
chương trình GDCD lớp 10. [8]
- Không chỉ có vậy khi học môn
văn, hay trong thực tế đời sống các
em đã được tìm hiểu rất nhiều
những câu chuyện về lòng nhân ái
của con người: Số phận con người –
Sô – lô – khốp – Ngữ văn 12; hay
câu chuyện: Chuyện cổ tích mang
tên Nguyễn Hữu Ân...[6]
GV: Buổi sáng đầu tiên có con dâu
tâm trạng bà cụ Tứ thay đổi như thế
nào?
GV: Em có nhận xét gì về nhân vật
bà cụ Tứ?
- GV: cho HS thảo luận theo nhóm:
+ Hình thức: Nhóm nhỏ - theo bàn.
+ Thời gian: 3'
+ Yêu cầu: GV phát phiếu học tập
cho các nhóm với cùng câu hỏi:
Nhà văn muốn gửi gắm điều gì qua
3 nhân vật?
HS: thảo luận và trả lời
GV: nhận xét, chốt kiến thức.
* Trong buổi sáng đầu tiên có con
dâu:
- Vẻ mặt: nhẹ nhõm, tươi tỉnh, rạng rỡ.
- Hành động: xăm xắn dọn dẹp, quét
tước
nhà cửa.
- Lời nói: nhẹ nhàng, từ tốn, bà nói toàn
chuyện vui, chuyện sung sướng về sau:
không ai giàu ba họ, không ai khó ba
đời, mua đôi gà...
=> Một con người lạc quan, có niềm tin
vào tương lai, hạnh phúc.
Tiểu kết: Qua các nhân vật, nhà văn
* Hoạt động 3: Tổng kết
muốn thể hiện tư tưởng:" dù kề bên cái
GV: trình chiếu sơ đồ graps tổng kết đói, cái chết ngưòi ta vẫn khao khát
bài học trên màn hình.
sống, khao khát hạnh phúc, vẫn hướng
HS: tổng kết bài dựa trên sơ đồ của về ánh sáng, vẫn tin vào sự sống và vẫn
GV.
hi vọng ở tương lai".
Slide 15: Graps tổng kết
III. Tổng kết
- GV giảng: bằng tài năng và tình
cảm chân thành với đời sống khốn
cùng của người nông dân trong nạn
13
đói 1945. Kim Lân đã tạo nên một
“Vợ nhặt” với giá trị hiện thực và
nhân đạo vô cùng sâu sắc. Vợ nhặt
mãi là một dấu ấn khó phai trong
mỗi chúng ta.
* Hoạt động 4: Ghi nhớ.
GV yêu cầu HS đọc và học ghi nhớ
SGK.
IV. Ghi nhớ:
SGK
c) Củng cố, luyện tập:
- GV củng cố nội dung bài học bằng một số câu hỏi trắc nghiệm.
Slide 16, 17, 18: Bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Tràng “liều” đưa người đàn bà xa lạ về nhà làm vợ vì:
A. Đồng cảm, yêu thương.
B. Đồng cảm, khao khát hạnh phúc.
C. Đồng cảm, nể nang:
Câu 2: Nhan đề “ Vợ nhặt” đã:
A. Tạo được ấn tượng, kích thích sự chú ý của người đọc.
B. Nói lên cảnh ngộ, số phận của Tràng và người đàn bà xa lạ.
C. Cả hai phương án trên.
Câu 3: Tình huống truyện độc đáo, éo le là:
A. Đầu mối cho sự phát triển của truyện, tác động đến tâm trạng, hành
động của nhân vật, bộc lộ chủ đề của tác phẩm.
B. Nguyên nhân dẫn đến sự ngạc nhiên của người dân xóm ngụ cư.
C. Thể hiện tình cảnh bi thảm của người dân trong nạn đói.
Câu 4: Niềm tin mãnh liệt vào cuộc sống được thể hiện rõ nhất qua
nhân vật nào trong tác phẩm “ Vợ nhặt”- Kim Lân?
A. Tràng
B. Bà cụ Tứ
C. Người vợ nhặt
Câu 5: Hình ảnh nồi “ chè khoán” trong tác phẩm thể hiện:
A. Tình cảnh thê thảm của người dân trong nạn đói 1945.
B. Niềm lạc quan của bà cụ Tứ.
C. Cả hai phương án trên.
14
Câu 6:(Tự luận)
Theo em phần cuối tác phẩm “ Vợ nhặt’ có những chi tiết nào
đặc sắc? Em thích nhất chi tiết nào? Vì sao?
d. Hướng dẫn HS tự học ở nhà
5. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Với SKKN này hiệu quả, trước tiên tôi nhận được chính là sự hứng thú, chủ
động của học sinh trong việc học tác phẩm Vợ nhặt. Thứ nữa, tạo cho các em
thói quen và kĩ năng tự học, tự nghiên cứu và đặc biệt luôn biết khai thác kiến
thức đã có để giải quyết một vấn đề mới. Đó cũng là yêu cầu mà môn học nào
cũng đặt ra. Thứ ba, dạy tích hợp trong phần văn bản Vợ nhặt cũng tạo ra cho
giáo viên thói quen luôn tự làm mới mình. Đặc biệt với những giáo viên chỉ đào
tạo một môn ngữ văn sẽ có điều kiện tìm hiểu kiến thức lịch sử, địa lí, văn hóa
liên quan để bổ sung cho tư duy của mình. Và một hiệu quả nữa là việc thiết kế
bài bài học sẽ đơn giản, tránh máy móc cầu kì. Bởi vì nó luôn được thiết kế theo
xu hướng mở nên rất dễ trong lựa chọn thiết bị dạy học, cách tổ chức các hoạt
động dạy học,…
* Kết quả thực hiện
Năm học 2016 – 2017 với một lớp thử nghiệm so với một lớp năm 2015 2016: Tôi đã thu được những kết quả khác nhau. Điều tích cực là lớp dạy theo
hướng tích hợp (12A2 – năm 2016 - 2017) kết quả đã có sự chuyển biến rõ nét.
- Học sinh hứng thú hơn với môn học, tích cực trong học tập, tìm hiểu.
- Khả năng phối hợp kiến thức linh hoạt, các em đã có thói quen tìm hiểu, vận
dụng, tích hợp kiến thức.
- Kết quả khảo sát độ tin cậy, nắm chắc bài hiểu biết kiến thức cũng được nâng
lên.
- Bảng so sánh kết quả giữa hai lớp học trong hai năm học với đề bài “Giá trị
nhân đạo trong truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân”
Năm học
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
2015 - 2016
2016 - 2017
12/33 = 36,3%
8/43 = 18,6
17/33 = 51,5%
19/43 = 44,1%
4/33 =12,1%
14/43=32,5%
0/33 = 0%
2/43=4,65%
15
Phần III. KẾT LUẬN
1. Kết luận
- Có thể áp dụng đại trà trong mọi giáo viên dạy văn, mọi nhà trường.
- Nếu được đầu tư tiếp sẽ có thể áp dụng cho các tác phẩm văn học còn lại
trong chương trình.
2. Đề xuất, kiến nghị
- Với các nhà trường: Coi việc dạy học tích hợp là nhu cầu, động lực của
mỗi giáo viên, học sinh và cần có kiểm tra đánh giá. Đặc biệt điều tra độ hứng
thú học tập bộ môn của học sinh.
XÁC NHẬN CỦA
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Quan Sơn, ngày 2 tháng 5 năm 2017
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
không sao chép nội dung của người khác.
Ngô Thị Thu Khuyên
16
MỤC LỤC
Phần I.MỞ ĐẦU..................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu.........................................................1
3. Đối tượng nghiên cứu........................................................2
4. Phương pháp tiến hành.....................................................2
Phần II.NỘI DUNG.............................................................................................3
1. Cơ sở lý luận......................................................................3
a. Tích hợp liên môn trong dạy học bộ môn Ngữ Văn...........3
b. Hiệu quả của tích hợp liên môn trong dạy học văn đối với
học sinh:......................................................................................3
c. Tích hợp liên môn trong giảng dạy tác phẩm “Vợ nhặt”
của Kim Lân.................................................................................4
2. Thực trạng vấn đề.............................................................4
3. Biện pháp tiến hành, thời gian tạo ra giải pháp................4
4. Mô tả - giải pháp...............................................................5
5. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm..............................15
Phần III. KẾT LUẬN........................................................................................16
1. Kết luận...........................................................................16
2. Đề xuất, kiến nghị...........................................................16
17
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Đỗ Hương Trà – Nghiên cứu dạy học tích hợp liên môn: những yêu cầu đặt
ra trong việc xây dựng lựa chọn nội dung và tổ chức dạy học - Tạp chí khoa học
ĐHQG Hà Nội, tập 31, số 1 năm 2015.
[2]. Đỗ Hương Trà – Phạm Thị Thuận – Dạy học theo hướng tiếp cận liên môn:
vấn đề đặt ra trong giáo dục và đào tạo giáo viên – Tạp chí Gd Việt nam số đặc
biệt
[3]. Ngữ văn lớp 10, Bộ GD&ĐT, NXB giáo dục.
[4]. Lịch sử 12, Bộ GD&ĐT, NXB giáo dục, 2008.
[5]. Ngữ văn lớp 11, Bộ GD&ĐT, NXB giáo dục.
[6]. Ngữ văn lớp 12, Bộ GD&ĐT, NXB giáo dục.
[7]. Phong tục cưới hỏi cổ truyền của người Việt Nam,
www.cuoihoivietnam.com, ngày 08/5/2013
[8]. Giáo dục công dân 10, Mai Văn Bính (chủ biên), NXBGD, tái bản 2011.
18
DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP SỞ GD&ĐT XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Ngô Thị Thu Khuyên
Chức vụ và đơn vị công tác: Tổ phó chuyên môn trường THPT Quan Sơn
TT
1.
2.
3.
4.
Tên đề tài SKKN
Tìm hiểu, phân tích diễn biến
tâm trạng Thúy Kiều trong hai
đoạn trích “Trao duyên” và
“Thúc Sinh từ biệt Thúy
Kiều”qua việc phân tích nghệ
thuật sử dụng ba phạm trù ngôn
ngữ của nguyễn Du
Một vài kinh nghiệm giúp học
sinh học tốt tác phẩm văn xuôi
sau 1975
Sử dụng tiết học tự chọn để giúp
học sinh đoc – hiểu tốt hơn thể
loại tùy bút, bút kí
Một só kinh nghiệm giúp học
sinh đọc – hiểu tốt hơn vấn đề
khuynh hướng sử thi và cảm
hứng lãng mạn trong 3 tác
phẩm: Việt Bắc – Tố Hữu, Rừng
xà nu – Nguyễn Trung Thành và
Những đứa con trong gia đình
của Nguyễn Thi ở lớp 12 trường
THPT Quan Sơn
Kết quả
đánh giá
Cấp đánh giá
xếp loại
xếp loại
(A, B,
hoặc C)
Năm học
đánh giá
xếp loại
Sở GD&ĐT
C
2005 2006
Sở GD&ĐT
C
2008 2009
Sở GD&ĐT
C
2009 2010
Sở GD&ĐT
C
2010 2011
19