Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

(SKKN 2022) tạo hứng thú học lịch sử cho học sinh lớp 7 trường PT DTNT THCS mường lát thông qua phương pháp sử dụng phim hoạt hình lịch sử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 14 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HỐ

PHỊNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO MƯỜNG LÁT

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

TẠO HỨNG THÚ HỌC LỊCH SỬ CHO HỌC SINH
LỚP 7 TRƯỜNG PTDTNT-THCS MƯỜNG LÁT,
THƠNG QUA PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG
PHIM HOẠT HÌNH LỊCH SỬ

Người thực hiện: Nguyễn Thị Thủy
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường PTDTNT-THCS Mường Lát
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Lịch sử

THANH HOÁ NĂM 2022
1


MỤC LỤC
TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9


10
11
12
13
14
15

Nội dung
1. Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2. Nội dung
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.4. Hiệu quả của sáng kiến
3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận
3.2. Kiến nghị
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC SKKN ĐÃ ĐẠT GIẢI

Trang
1
1
1
1
2

2
2
2
3
8
9
9
9
11
12

2


1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài.
Những năm học trước đây, tôi rất tâm đắc và thường xuyên sử dụng kênh
hình vào dạy học Lịch sử. Việc khai thác tốt hệ thống kênh hình giúp bài học trở
nên hấp dẫn hơn. Mỗi kênh hình trong sách giáo khoa đều chứa đựng một lượng
kiến thức nhất định từ bài học (nhất là kênh hình dưới dạng lược đồ chiến tranh
hay một trận đánh). Bằng thực tiễn đó, tơi đã viết Sáng kiến kinh nghiệm: “Sử
dụng kênh hình trong dạy bài Nhật Bản giữa thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX”- Lịch
sử lớp 8 và đạt loại C cấp tỉnh (2008 – 2009).
Lịch sử là sự phát triển không ngừng, đất nước ta đang trong giai đoạn phát
triển và hội nhập, nhu cầu đổi mới của giáo dục là thực sự cần thiết và đang
được quan tâm hơn cả. Với cách sử dụng kênh hình trong dạy học Lịch sử không
phải lúc nào cũng mới, cũng là phương pháp dạy học tích cực để hấp dẫn đối với
người học. Mặt khác, với sự phát triển như vũ bão của công nghệ thơng tin hiện
nay thì khả năng khai thác từ các video trên Youtube hay Internet là một lợi thế
đối với mơn học này. Vì vậy, tơi đã mạnh dạn sử dụng một số Video dưới hình

thức là phim hoạt hình vào giờ học Lịch sử. Thấy được sự hiệu quả đó từ chính
bản thân cũng như thái độ học tập tích cực của học sinh nên tơi càng hào hứng
hơn với việc nghiên cứu đề tài này.
Môn Lịch sử là bộ mơn khoa học xã hội, có đặc thù rất riêng đó là khơng
thể thí nghiệm hay biểu diễn lại nên việc tạo biểu tượng cho học sinh để các em
hiểu đúng lịch sử là rất khó. Do đó, việc học tập Lịch sử phải tuân thủ con
đường biện chứng trong nhận thức: “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu
tượng và từ tư duy trừu tường đến thực tiễn”. Chỉ trên cơ sở đó, học sinh mới
hình thành được biểu tượng và hiểu lịch sử một cách khoa học. Với tầm quan
trọng của công nghệ thông tin, tôi thấy rất cần thiết khai thác tối đa kênh mạng
này để đưa vào hỗ trợ cho việc dạy học Lịch sử ở trường học. Chính vì vậy, đi từ
thay đổi trong cách nghĩ đến việc thay đổi cách thức, phương pháp tiến hành, tôi
xin được chia sẻ qua đề tài: “Tạo hứng thú học Lịch sử cho học sinh lớp 7
Trường Phổ Thông Dân Tộc Nội Trú THCS Mường Lát, thơng qua phương
pháp sử dụng Phim hoạt hình lịch sử”.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Nghiên cứu đề tài nhằm:
- Tăng cường khả năng hứng thú học tập cho học sinh, tạo cho học sinh sự
say mê, chủ động học tập bộ mơn Lịch sử. Từ chỗ chưa u thích học sinh cảm
thấy yêu thích giờ học Sử.
- Giúp học sinh chủ động nắm bắt khoa học lịch sử; tái hiện những trang sử
hào hùng, oanh liệt nhưng thấm đấm máu và nước mắt mà ông cha ta đã trải
qua. Qua đó, giáo dục thế hệ trẻ lịng u nước, truyền thống đấu tranh bất khuất
của dân tộc.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu và tổng kết việc sử dụng các phim hoạt hình lịch sử vào việc
giảng dạy và tạo hứng thú cho học sinh lớp 7 Trường Phổ Thông Dân Tộc Nội Trú
THCS Mường Lát.
3



1.4. Phương pháp nghiên cứu
Để tiến hành sử dụng các video dưới hình thức phim hoạt hình làm tư liệu
hỗ trợ dạy học Lịch Sử ở Trường Phổ Thông Dân Tộc Nội Trú THCS Mường
Lát. Tôi đã sử dụng phương pháp điều tra khảo sát thực tế; thu thập thông tin;
phương pháp thống kê, chọn lọc và xử lý số liệu.
2. Nội dung
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Hiện nay phương pháp trực quan bao gồm những phương tiện tác động đến
cơ quan thính giác, thị giác và xúc giác. Các nhà Ngôn ngữ học tâm lý, các nhà
sư phạm học cho rằng, trong quá trình giảng dạy giáo viên cần kích thích tối đa
các hệ thống tiếp nhận thơng tin nghe nhìn trực quan để huy động được tất cả
các giác quan tham gia vào quá trình nhận thức. Phương pháp trực quan có thể
sử dụng để giới thiệu nội dung mới của bài hay củng cố kiến thức đã học. Trên
thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy rằng việc ứng dụng phương pháp trực quan làm
tăng khả năng ghi nhớ lưu giữ thông tin, tăng động lực thực hiện quá trình giao
tiếp của học sinh. Phương pháp này đặc biệt có hiệu quả đối với trẻ em lứa tuổi
mà khả năng tư duy trừu tượng chưa phát triển cao.
Theo số liệu khoa học mà UNESCO cơng bố thì khi nghe, học sinh chỉ
nhớ 15% thơng tin (nhiều kiến thức lại không phải là kiến thức cơ bản chủ yếu);
khi nhìn, các em ghi nhớ 25% thơng tin và việc nghe nhìn đem lại kết quả cao
hơn là 65% thơng tin. Vì vậy, “những phương tiện kĩ thuật giúp học sinh chú ý,
cảm xúc, tìm tịi, nhận thức, khái quát, biết suy nghĩ, kết hợp cảm xúc và nhận
thức quá trình đào tạo” [3].
Việc sử dụng các nguồn tư liệu trực quan cơ bản bao gồm tranh vẽ, video,
ảnh và phim có giá trị đặc biệt đối với học sinh ngày nay, những người thường
xuyên tiếp cận máy tính, truyền hình và các cơng nghệ khác. Việc phân tích các
nguồn tư liệu trực quan có thể giúp học sinh phát triển các kỹ năng đọc hiểu,
đồng thời có thể chuyển nội dung lịch sử sang một phương tiện mà học sinh thấy
quen thuộc và hấp dẫn hơn. Do đó, sử dụng phim hoạt hình trong học tập lịch sử

là trọng tâm của nghiên cứu này.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Quá trình xây dựng và phát triển đất nước hiện nay không thể tách rời
những trang sử hào hùng của ơng cha trong q khứ. Vì lẽ đó, mơn Lịch sử đang
được Bộ Giáo Dục rất quan tâm và đem ra bàn bạc trong các hội thảo, hội nghị
khoa học. Hơn nữa, qua các kì thi mơn Lịch sử cịn nhiều điểm liệt. Tuy nhiên,
khi thay đổi hình thức thi từ tự luận sang thi trắc nghiệm đối với kì thi Phổ thơng
quốc gia, kết quả có phần cải thiện hơn trước. Ngồi ra, việc học sinh chọn lựa
mơn Lịch sử để học theo khối là rất ít. Vì những lí do đó, là một giáo viên giảng
dạy Lịch sử ở Trường Phổ Thông Dân Tộc Nội Trú THCS Mường Lát tôi hiểu
hơn ai hết những nguyên nhân tại sao mơn Lịch sử khơng được học sinh đón
nhận với một sự thích thú hay thái độ đầy hào hứng. Dưới đây là những câu trả
lời:
- Học lịch sử phải ghi nhớ nhiều kiến thức với những chuỗi ngày tháng, số
liệu… của lịch sử trong nước và lịch sử của các nước trên thế giới.
4


Trình bày một vấn đề lịch sử, học sinh phải đi vào giải quyết những yêu
cầu sau:
+ Hoàn cảnh hay là bối cảnh xảy ra sự kiện lịch sử?
+ Sự kiện đó xảy ra như thế nào: xảy ra ở đâu? vào ngày tháng năm nào?
được gắn liền với địa danh, chiến thắng nào hay là tên tuổi của ai?
+ Kết quả và ý nghĩa của một sự kiện đó ra sao?
+ Nguyên nhân dẫn đến kết quả đó?
+ Sự kiện đó có tác động như thế nào đối với trong nước và quốc tế (nếu có)?
- Giáo viên dạy lịch sử phải thực sự tâm huyết, phải có tình yêu Sử mới
dành thời gian cho đam mê, dành thời gian vào tìm hiểu hay nghiên cứu bộ mơn
của mình đã chọn. Có những người thầy, người cơ đã rất trăn trở cho bài học của
mình trên bục giảng. Họ luôn đặt ra câu hỏi: “làm thế nào để mỗi giờ học lịch sử

là một cuốn phim quay chậm về quá khứ?”. Nhưng có thể nói để làm được điều
đó không phải là dễ dàng và không phải ai cũng có thể làm được.
- Phương tiện, thiết bị dạy học ở trong nhà trường còn hạn chế: hệ thống
tranh ảnh, lược đồ, mơ hình phục chế… của mơn Lịch sử còn thiếu. Hoặc là đối
với những tiết lịch sử địa phương hay bài học lịch sử liên quan đến một địa danh
lịch sử thì học sinh khơng có điều kiện đi tham quan trực tiếp. Đây là sự thiệt
thòi đối với học sinh ở vùng cao nơi mà tôi đang công tác.
- Học sinh ở miền núi đa số là con em dân tộc thiểu số kinh tế khó khăn,
điều kiện ăn ở mặc đi lại còn thiếu thốn. Do đó, các em cịn chậm nhận thức,
chậm tư duy, các em khơng xác định mục tiêu học để làm gì. Vì thế, hầu hết học
sinh chưa có ý thức tự giác trong học tập. Việc đọc bài, tìm hiểu bài học trước
khi đến lớp là rất hiếm hoi.
Những nguyên nhân trên phần nào đã lí giải được mơn Lịch sử chưa được
học sinh đón nhận một cách tích cực như những mơn học khác (Ngữ Văn, Tốn,
Tiếng Anh). Về phía tôi, tôi vẫn coi nguyên nhân cơ bản là từ phía người thầy
chưa có phương pháp hay hấp dẫn người học. Để thay đổi cách tiếp cận từ học
sinh, tôi đã sử dụng phim hoạt hình trong giờ học lịch sử để giúp học sinh học
tập tích cực hơn, hứng thú hơn. Và thực tế cho thấy, qua những lần sử dụng
phim hoạt hình những tiết dạy trên lớp, tơi thấy đa số học sinh đều hào hứng,
các em chăm chú tập trung học tập. Kết thúc bài học, học sinh đều đề xuất:
“chúng em mong muốn những giờ học lịch sử về sau được cô cung cấp nguồn tư
liệu lịch sử qua phim hoạt hình ạ!”.
Từ thực trạng trên, tơi xin trình bày các giải pháp, biện pháp cụ thể mà bản
thân đã sử dụng trong quá trình tiến hành tổ chức học tập môn Lịch sử.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
2.3.1. Vai trị và tác dụng của phim hoạt hình lịch sử
- Đây là một trong những tài liệu rất thiết thực và bổ trợ cho học Lịch sử.
Thông qua phim hoạt hình lịch sử các em có sự nhìn nhận lịch sử một cách
chính xác và cụ thể. Phim khơng chỉ cung cấp kiến thức mà còn mang lại cho
các em nhiều cảm xúc tình cảm, giúp các em trở về với quá khứ, được sống

trong các thời khắc giai đoạn cụ thể của lịch sử dân tộc. Từ đó, tránh sai lầm
trong hiện đại hóa lịch sử, hoặc chỉ biết lịch sử thông qua những trang sách, sự
kiện số liệu khô khan, vô cảm.
5


- Phim hoạt hình lịch sử có tác dụng gây hứng thú học tập, kích thích tinh
thần học tập, phát huy năng lực chuyên biệt về môn lịch sử của HS, đáp ứng
được mục tiêu dạy học.
- Phim hoạt hình lịch sử rất đa dạng, phong phú. Có thể có nhiều thể loại khác
nhau. Tuy nhiên trong quá trình nghiên cứu và thực hiện tôi chỉ lựa chọn hai loại
sau đây:
+ Phim hoạt hình về sự kiện lịch sử.
+ Phim hoạt hình về nhân vật lịch sử.
Để sử dụng có hiệu quả giáo viên cần phải tổ chức cho học sinh xem và cùng
tranh luận, hơn nữa giáo viên phải là người hiểu sâu sắc đối tượng học sinh và nắm
vững nội dung kiến thức để lựa chọn những bộ phim, đoạn phim phù hợp.
2.3.2. Biện pháp sử dụng phim hoạt hình trong bài học lịch sử.
2.3.2.1. Dạy sự kiện lịch sử thơng qua phim hoạt hình.
Đối với lịch sử lớp 7 với rất nhiều sự kiện lịch sử quan trọng ở mỗi bài giáo
viên nên chọn những Phim hoạt hình với nội dung, thời gian phù hợp với mỗi
tiết dạy.
Ví dụ: Chủ đề: Nước Đại Việt dưới thời nhàTrần (thế kỉ XIII).
Chủ đề gồm 3 bài: Bài 13, Bài 14 và Bài 15 với 3 nội dung rất quan trọng.
Trong đó, mục II: Các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm dưới thời Trần là
phần kiến thức trọng tâm.Vì vậy, để tái hiện được diễn biến của 3 lần chống
quân xâm lược Mông - Nguyên. Tôi sử dụng phim hoạt hình lịch sử vào dạy ở
phần này. Cụ thể được tiến hành ở cuộc kháng chiến lần thứ 3 như sau:
Bước 1: Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh: Theo dõi phim hoạt hình
Hào khí ngàn năm: Chiến thắng Bạch Đằng năm 1288 [6] và trả lời các câu hỏi:

- Vì sao qn dân nhà Trần có thể đánh tan được quân xâm lược Mông –
Nguyên?
- Bài học về sự đồn kết vua tơi trong ba lần kháng chiến chống qn Mơng
- Ngun có thể được vận dụng trong việc đoàn kết các tầng lớp nhân dân trong
cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biên giới hải đảo hiện nay như thế nào?
Bước 2: Học sinh nhận nhiệm vụ (xem phim và suy nghĩ trả lời câu hỏi)
Bước 3: Học sinh báo cáo hoạt động
Bước 4: GV chốt và mở rộng kiến thức
Qua video các em như được trực tiếp xem lại diễn biến trận đánh lịch sử,
hiểu rõ hơn về cách đánh giặc của quân dân nhà Trần gắn với tài chỉ huy quân sự
của Trần Hưng Đạo. Từ đó các em ghi nhớ kiến thức và tự tìm cho mình câu trả
lời cho câu hỏi: vì sao nhà Trần lại 3 lần đánh bại được quân Mông-Nguyên đội
quân mạnh nhất thế giới lúc bấy giờ?.

Chiến thắng Bạch Đằng năm 1288 (hình ảnh đại diện của video)
6


Sử dụng phim hoạt hình trong giờ học Lịch sử
2.3.2.2. Dạy nhân vật lịch sử thơng qua phim hoạt hình.
Trong chương trình lịch sử lớp 7 có rất nhiều nhân vật lịch sử đóng vai trị
quan trọng đối với sự kiện, một giai đoạn hay cả một tiến trình lịch sử của cả
dân tộc. Mỗi nhân vật có đặc điểm, tính cách, quan điểm khác nhau, mỗi việc
làm, chiến cơng của họ đóng vai trị quan trọng đối với lịch sử. Nhưng vì những
nhân vật lịch sử này khơng thể trực tiếp tiếp xúc, chỉ dựa vào nguồn sử liệu nên
có nhiều luồng ý kiến khác nhau về cùng một nhân vật như: Tần Thủy Hoàng,
Lê Hoàn, Dương Vân Nga, Nguyễn Ánh, Lý thường Kiệt, Hồ Quý Ly,…
Ví dụ: Bài 9: Nước Đại Cồ Việt thời Đinh-Tiền Lê.
Phần I: Tình hình chính trị - qn sự.
Mục 2: Tổ chức chính quyền thời Tiền Lê.

Bước 1: Giáo viên giao nhiệm vụ cho chọ sinh.
Em có suy nghĩ gì về hành động của thái hậu Dương Vân Nga khốc áo
bào nhường ngơi cho Lê Hồn? Theo em hành động đó đúng hay sai? Sau đó
giáo viên cho học sinh đoạn phim hoạt hình: “Thái hậu Dương Vân Nga với
quyết định tơn Lê Hoàn lên làm vua”[6].
Bước 2: Học sinh nhận nhiệm vụ, thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3: HS báo cáo hoạt động.
Sau khi các em xem xong đoạn video và đưa ra ý kiến cũng như lý do các
em bảo vệ ý kiến đó, giúp các em có sự trao đổi giao lưu với các bạn có quan
điểm khác. Có em học sinh cho rằng đó là hành động mù qng vì từ bỏ quyền
lực của dịng họ Đinh, có một số em tham khảo tài liệu trên mạng thì cho rằng
Dương Vân Nga có quan hệ mờ ám với Lê Hồn nên đã giúp Lê Hồn lên ngơi
vua. Nhưng cũng có học sinh cho rằng đó là một hành động thơng minh, đặt
quyền lợi quốc gia trên lợi ích dịng họ.
Bước 4: GV chốt và mở rộng kiến thức.
Qua những tranh luận của các em và đoạn phim hoạt hình, giáo viên
hướng dẫn cho các em thấy rõ tình hình nước ta cuối thời Đinh, những khó khăn
mà thái hậu Dương Vân Nga phải đối diện và phải lựa chọn một người có đủ
đức, đủ tài để lãnh đạo đất nước trước sự đe dọa của nhà Tống. Từ đó các em
7


hiểu được lựa chọn của bà là một hành động đúng đắn, quyết đoán vượt lên quan
niệm phong kiến để bảo vệ lợi ích dân tộc thay vì lựa chọn lợi ích dịng họ, tạo
cho các em tình cảm, quan điểm lịch sử đúng về nhân vật, sự kiện lịch sử này.

Khơng khí học tập tại lớp học của Trường Phổ Thông Dân Tộc Nội Trú
THCS Mường Lát
2.3.2.3. Sử dụng phim hoạt hình trong hoạt động ngoại khóa lịch sử.
Hoạt động ngoại khóa có nhiều hình thức tổ chức sao cho phù hợp với nội

dung, điều kiện từng trường nhằm thu hút tạo ra một sân chơi bổ ích cho các em
học tập, vui chơi sau những giờ học căng thẳng. Ngồi những hình thức như tham
quan các di tích, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu lịch sử địa phương và dân tộc, hình
thành các câu lạc bộ thì giáo viên có thể tổ chức các buổi chiếu phim hoạt hình
8


nhằm tạo hứng thú và giúp các em hiểu và yêu lịch sử dân tộc thông qua các nhân
vật hoạt hình lịch sử cho phù hợp với lứa tuổi, nội dung buổi ngoại khóa.
- Hiện nay các nhà làm phim hoạt hình đang hướng tới mong muốn làm
nhiều bộ phim hoạt hình có tính lịch sử nhằm tạo ra một thế hệ trẻ hiểu và yêu
lịch sử dân tộc. Những bộ phim có nội dung hấp dẫn, ý nghĩa giáo dục nhân văn
rất tốt để các em có thể ghi nhớ và tiếp thu nhanh chóng các sự kiện, nhân vật
lịch sử qua đó thổi vào tâm hồn các em niềm tự hào dân tộc, tình yêu quê hương
đất nước.
- Để tổ chức các buổi chiếu phim hoạt hình lịch sử, giáo viên cần phối hợp
với nhà trường và đội thiếu niên tiền phong nhằm đạt được hiệu quả cao trong việc
giáo dục, tạo hứng thú cho các em học sinh qua các buổi ngoại khóa. Ngồi ra để
làm phong phú nội dung phim, các thầy cô luôn cố gắng cập nhật các bộ phim
chính thống Việt Nam mới sản xuất hoặc thể loại phim hoạt hình hài hước, ngộ
nghĩnh phù hợp với lứa tuổi học trò. Nhà trường đã tạo điều kiện tối đa về máy
móc, âm thanh, đèn chiếu, địa điểm để các em có thêm một sân chơi lành mạnh.
- Giáo viên có thể tổ chức ngoại khóa chiếu phim cho học sinh theo từng
khối lớp hay cả trường tùy vào nội dung buổi chiếu phim, các bộ phim dùng cho
ngoại khóa nên lựa chọn kĩ để phù hợp với từng lứa tuổi, hay phù hợp với những
ngày kỉ niệm lễ lớn của dân tộc để vừa giúp các em ghi nhớ kiến thức lịch sử
một cách nhẹ nhàng vừa thổi vào tâm hồn các em tình yêu quê hương đất nước,
ý thức xây dựng quê hương. Sau mỗi buổi chiếu phim giáo viên có thể tổ chức
trò chơi đố vui nhận thưởng cho các em về nội dung sự kiện nhân vật lịch sử các
em vừa xem. Hoặc có thể cho các em viết bài dự thi về nhân vật, sự kiện lịch sử

trong các dịp kỉ niệm lớn của dân tộc, hay của địa phương nơi các em sinh sống.
Ví dụ bộ phim hoạt hình Người anh hùng áo vải. Qua bộ phim, các em
được trực tiếp xem và hiểu hơn về nhân vật Quang Trung Nguyễn Huệ và diễn
biến trận đánh Ngọc Hồi Đống Đa một cách chân thực, nhiều khía cạnh để từ đó
có những đánh giá của bản thân về nhân vật cũng như sự kiện lịch sử
Hay "Cậu bé cờ lau" là bộ phim hoạt hình 3D của Việt Nam được đầu tư
công phu với độ dài hơn 30 phút. Các em hiểu hơn về cuộc sống của người dân
ta thời kì bấy giờ, các trị chơi dân gian và đặc biệt khắc sâu vào tâm trí các em
hình ảnh cậu bé Đinh Bộ Lĩnh có sức khỏe, thơng minh, hiếu thảo…sau này là
người đã dẹp loạn 12 sứ quân lập nên nhà Đinh, đặt tên nước là Đại Cồ Việt.
- Thơng qua các buổi chiếu phim hoạt hình được tổ chức hiệu quả sẽ là
biện pháp hữu hiệu để nâng cao chất lượng dạy học của bộ môn lịch sử, các em
ghi nhớ sự kiện và nhân vật lịch sử một cách nhẹ nhàng tự nhiên. Không chỉ
vậy, qua các thước phim hoạt hình cịn giúp các em phát triển một cách tồn
diện về đức, trí, thể, mĩ. Khắc phục lối truyền thụ một chiều, nâng cao khả năng
hoạt động tự lập của các em. Qua các nhân vật, sự kiện trong phim các em tìm
hiểu nghiên cứu, suy nghĩ mở rộng kiến thức về lịch sử và đi xa hơn phim hoạt
hình cịn giáo dục tư tưởng tình cảm cho học sinh một cách nhẹ nhàng. Các em
không chỉ gắn bó với lớp học, với tập thể mà cịn có ý thức và những hành động
thể hiện tình u quê hương đất nước.

9


Hoạt động ngoại khóa tại phịng học của nhà trường
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
Sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm vào giảng dạy cho học sinh lớp 7B
của trường, tôi đã thực hiện việc khảo sát với câu hỏi: “Các em có hứng thú khi học
lịch sử thơng qua việc xem các phim hoạt hình khơng?”. Kết quả như sau:
Câu trả lời

Số lượng
Rất hứng thú, dễ nhớ
13
Cũng bình thường
7
Chỉ thích xem phim hoạt hình
7
Khơng có câu trả lời
3
Tổng
30
10


Thực tế cho thấy dù việc sử dụng phim hoạt hình lịch sử trong tiết học
lịch sử cịn khá mới lạ và học sinh cũng chưa quen với việc ghi nhớ kiến thức
nhanh thay vì phương pháp truyền thống bảng phấn và đọc chép. Nhưng quá nửa
lớp (13+7=20 em) đã tập trung hơn, cảm giác hứng thú, tò mò và thích các phim
hoạt hình và những nội dung chứa đựng trong đó. Chính vì thế, nếu thường
xun sử dụng phương pháp này thì hiệu quả sẽ ngày một rõ nét hơn. Đồng thời
cũng chỉ ra các lợi ích mà sử dụng phim hoạt hình có thể có đối với sự ghi nhớ
nội dung bài học của học sinh:
- Thứ nhất, việc sử dụng phim hoạt hình kích thích học sinh tự tìm hiểu về
các dữ liệu liên quan đến diễn biến của cuộc chiến hoặc các sự kiện lịch sử từ đó
có thể ghi nhớ những dữ liệu quan trọng một cách logic nhất.
- Thứ hai, sử dụng phim hoạt hình giúp cho bài giảng sinh động, phong
phú, lơi cuốn sự chú ý của học sinh, nâng cao phương pháp giảng dạy của giáo
viên trong từng bài giảng, khiến học sinh không cảm thấy buồn tẻ khô khan
trong lịch sử. Tuy nhiên, việc sử dụng video hỗ trợ trong bài học Lịch sử cũng
có những nhược điểm như: Chưa tiếp cận được một số học sinh vẫn còn xu

hướng chỉ thích kiểu dạy truyền thống như kể truyện, phân tích. Khơng những
thế hiện nay vẫn cịn nhiều nơi chưa có cơng nghệ trong dạy học (phịng học
thơng minh), nên việc áp dụng cịn gặp nhiều khó khăn.
3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận.
Nghiên cứu này đã chứng minh rằng, sử dụng phim hoạt hình hỗ trợ trong
dạy học lịch sử là một cơng cụ có giá trị để giúp học sinh ghi nhớ lịch sử. Phim
hoạt hình có vai trị quan trọng trong dạy học lịch sử do có sự kết hợp giữa âm
thanh, hình ảnh. Sử dụng phim hoạt hình là lựa chọn tối ưu nhất trong các
phương tiện dạy học để giáo viên mang những sự kiện, nhân vật lịch sử đến với
học sinh một cách tự nhiên và cuốn hút. Giúp giáo viên và học sinh có nhiều
thời gian tương tác với nhau hơn; phát triển các giác quan, tăng khả năng tư duy
và ghi nhớ cho các em về lịch sử. Do đó, việc sử dụng phim hoạt hình sẽ giải
quyết được những bài học khó, trừu tượng và có nhiều nội dung kiến thức phải
ghi nhớ. Đề tài nghiên cứu cịn chưa được hồn thiện nhưng đã áp dụng có hiệu
quả đối với học sinh Trường Phổ Thông Dân Tộc Nội Trú THCS Mường Lát.
Tác giả mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp để đề tài được hoàn thiện và
được áp dụng rộng rãi hơn trong các nhà trường.
3.2. Kiến nghị.
- Phòng giáo dục cần thường xuyên tổ chức các chuyên đề, trao đổi
kinh nghiệm giữa các đồng nghiệp về việc sử dụng công nghệ thông tin
trong dạy học lịch sử.
- Ban giám hiệu nhà trường tạo điều kiện trang bị đầy đủ cơ sở vật chất
phục vụ cho công tác giảng dạy theo phương pháp đổi mới như sách giáo khoa,
tài liệu tham khảo. Đồng thời phải bổ sung đầy đủ trang thiết bị dạy học, đặc
biệt là máy chiếu, phòng học bộ môn để giáo viên ứng dụng công nghệ thông
11


tin một cách thường xuyên và phục vụ cho công tác dạy học lịch sử ngày

càng tốt hơn.
Trên đây là những kinh nghiệm được đúc kết nhiều năm giảng dạy rút ra
từ bản thân nên không tránh khỏi khiếm khuyết. Rất mong nhận được sự góp ý
từ bạn bè đồng nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ
TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 16 tháng 4 năm 2022
Tơi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
khơng sao chép nội dung của người khác.

Nguyễn Thị Thủy

12


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tạp chí thiết bị Giáo dục - Số Đặc biệt Tháng 7-2020, Hà Nội, 2020
2. Phan Ngọc Liên (chủ biên) và Trịnh Đình Tùng – Nguyễn Thị Côi,
Phương pháp dạy học Lịch sử, Tập 1, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội,
2012.
3. Phan Ngọc Liên (chủ biên) và Trịnh Đình Tùng – Nguyễn Thị Cơi,
Phương pháp dạy học Lịch sử, Tập 2, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội,
2012.
4. Các Tạp chí Nghiên cứu giáo dục, Nghiên cứu lịch sử, Tập san giáo dục.
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sách giáo khoa Lịch sử 7, NXB Giáo dục,
Thừa Thiên Huế, 2016.
6. Tham khảo trên kênh Youtube và mạng Internet. Kênh VTV1 chương
trình Hào khí ngàn năm.


13


DANH MỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Nguyễn Thị Thủy
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên Trường Phổ thông Dân Tộc Nội Trú
THCS Mường Lát.
Cấp đánh
Kết quả
Năm học
giá xếp loại
đánh
giá
TT
Tên đề tài SKKN
đánh giá
(Ngành GD cấp
xếp
loại
huyện/tỉnh;
xếp loại
(A, B, hoặc C)
Tỉnh...)

1.

2.


3.

Sử dụng kênh hình sách giáo
khoa vào dạy bài “Nhật Bản
giữa thế kỷ XIX đầu thế kỷ
XX”
Sử dụng kênh hình trong dạy
học phần lịch sử thế giới lớp
9
Lồng ghép kể chuyện nhân
vật lịch sử trong một số giờ
dạy nhằm gây hứng thú cho
học sinh khi học môn lịch sử
ở trường THCS Dân tộc Nội
trú Mường Lát

Ngành Giáo
dục tỉnh
Thanh Hóa

C

2008 - 2009

Ngành Giáo
dục tỉnh
Thanh Hóa
Ngành Giáo
dục huyện

Mường Lát

C

2011 - 2012

A

2014 - 2015

14



×