Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

VĂN HỌC VÀ DU LỊCH VĂN HỌC BÁO CHÍ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (87.78 KB, 9 trang )

HỌC PHẦN: VĂN HỌC VÀ DU LỊCH
VĂN HỌC BÁO CHÍ
CHỦ ĐỂ: ỨNG DỤNG VĂN HỌC VÀO BÁO CHÍ

MỤC LỤC:
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
2. Nội dung nghiên cứu
3. Phương pháp nghiên cứu.
4. Đối tượng nghiên cứu.
B. PHẦN NỘI DUNG
Chương I. Văn học và
báo chí
Văn học
2. Báo chí
1.

Chương II. Mối quan hệ giữa văn học và báo chí
1.
2.
3.
4.

Báo chí và văn học có sự tương đồng về tiêu chí
Báo chí và văn học có mối quan hệ cộng hưởng, bổ trợ
Cùng hướng đến rất nhiều mục đích chung
Sự khác nhau giữa văn học và báo chí
Chương III. Ứng dụng văn học vào
báo chí

1. Sử dụng các thành ngữ và tục ngữ để đặt tên tác phẩm báo chí


2. Sử dụng các câu thơ và tác phẩm văn học để đặt tên tác phẩm báo chí
3. Sử dụng tên tác phẩm, tác giả, nhân vật và những nét tính cách nhân vật
để đặt tên một tác phẩm báo chí


4. Dùng điển tích và điển cố và ngơn ngữ văn học giàu biểu cảm
C. PHẦN KẾT LUẬN
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO


I. PHẦN MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài.

Trên thực tế, mọi người nghĩa rằng “Văn học” và “báo chí” thuộc hai lĩnh vực có
vẻ khác nhau nhưng giữa chúng ln có sự tương đồng và giao thoa nhất định. Từ
xưa đến nay, văn học đã ảnh hưởng không nhỏ đến báo chí. Chính vì vậy mà “ứng
dụng văn học vào báo chí” cũng rất nhiều. Chúng ta hồn tồn có thể nhìn thấy sự
ảnh hưởng của các tác phẩm văn học trên các mặt báo, có thể là từ cách đặt tên cho
đến nội dung bên trong thậm chí báo chí sử dụng rất nhiều các “chất liệu của văn
học” như nhân vật, đối tượng, hiện tượng …Có thể nói, đây là một hướng ứng
dụng tích cực khơng chỉ góp phần trực tiếp vào “quá trình nâng cao chất lượng báo
chí” mà cịn “làm tăng tối đa hiệu quả của hoạt động báo chí”, nhất là ở Việt Nam
– một đất nước có truyền thống văn chương nghệ thuật.
Nghiên cứu về “Ứng dụng văn học vào báo chí” khơng phải là đề tài quá mới lạ
trong giới nghiên cứu và phê bình văn học. Tuy nhiên, dưới góc nhìn và phân tích
của mỗi người sẽ thấy những điểm khác biệt và thú vị khác nhau. Chính vì vậy nên
tơi đã lựa chọn vấn đề này làm chủ đề cho bài tiểu luận của mình.
2. Nội dung nghiên cứu

Nội dung nghiên cứu của đề tài là tất cả nhưng mối quá hệ của văn học và báo
chí, nhưng ứng dụng của văn học và báo chí, các tác phẩm báo trí gần đây có sử
dụng kiến thức của văn học.
3. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương so sánh đối chiến
- Phương pháp phân tích
- Phương pháp tổng hợp Kết
hợp với kiên thức sẵn có.
4. Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu ở đây là văn học và báo chí cùng một số tác phẩm cụ
thể.

3


B.PHẦN NỘI DUNG Chương I.
Văn học và báo chí
1.

Văn học

Văn học hay người ta còn biết đến nhiều hơn với tên gọi là “ngữ văn”. Văn học là
cách nói chung “của tất cả các tác phẩm được viết bằng ngôn ngữ, viết bằng văn
bản”. Nói cách khác, văn học bao gồm tất cả các tác phẩm nghệ thuật thuộc dạng
văn bản, là hình thức chung của tất cả các tác phẩm nghệ thuật ngôn ngữ viết. Tất
cả các tác phẩm nghệ thuật, các bài có giá trị nghệ thuật, cung cấp cho người đọc
những thông tin cần thiết, những thông tin mới lạ thường có cách triển khai ngơn
ngữ, cách sử dụng ngơn ngữ bình thường hợp lý, giản dị nhưng có tính nghệ thuật
thì đều gọi là các tác phẩm văn học.
Văn học phản ánh tại nhìn cá nhân, hiện thực qua những câu chuyện giàu tính nghệ

thuật, trau chuốt và hoàn mỹ. Đằng sau mỗi một tác phẩm văn học là một câu
chuyện, một tư tưởng, một xã hội… mà tác giả muốn phản ánh và gửi gắm tới
người đọc. Tái hiện qua ngòi bút đậm chat nghệ thuật của ngơn từ.
2. Báo chí
“Báo chí” cũng là một thể loại nghệ thuật ngơn ngữ. Nó cịn là một ngành nghề
khá hot hiện nay. Báo chí ra đời sau văn học, cùng phản ánh đời sống muôn màu
của xã họi và thời đại tuy nhiên khác với văn học, báo chí phản ánh xã hội qua vơ
vàn những phương thức khác nhau.
Tính chất đặc trưng cơ bản nhất của báo chí là “tính thời sự”, cấp thiết. Báo chí
địi hỏi phải cập nhật tin tức một cách nhanh chóng, hàng ngày bởi vậy mà trong
báo chí, chúng ta có thể thấy mọi khía cạnh, tin tức liên quan đến con người và
vấn đề mà báo chí đề cập hằng ngày là những vấn đề mà con người quan tâm.
Không chỉ là tin tức trong nước mà còn là tin tức khắp mọi nơi trên tồn thế giới.
Báo chí trên thị trường hiện nay thường có hai loại chính là “báo giấy” và “báo
điện tử”. Đây là hai loại báo có sự khác nhau. Cụ thể báo báo giấy là loại báo có
truyền thống rất đời, thường được phát hành theo ngày, theo số hoặc là theo quý.
Khác với báo giấy, báo điện tử ra đời trong xã hội công nghệ hiện đại, báo điện tử
có trên các trang mạng internet và giúp người đọc truy cập nhanh chóng chỉ bằng
vài cú click chuột hay có thẻ đọc trên điện thoại di dộng thơng minh. Điều này
giúp người đọc có thể đọc mọi lúc mọi nơi, chính vì vậy mà đây đang là loại báo


có số lượng người đọc đơng đảo.
I) MỐI QUAN HỆ GIỮA VĂN HỌC VÀ BÁO CHÍ

1. Báo chí và văn học có sự tương đồng về tiêu chí
Hình thức kết cấu
Văn học và báo chí có hình thức kết cấu gần tương đồng nhau, gồm có kết cấu
văn bản, kết cấu hình tượng và cùng có tổ chức điểm nhìn trần thuật nhất định.
Cả những kết cấu linh hoạt trong các tác phẩm báo chí như kết cấu hình tượng,

kết cấu văn bản hay phân tích sự vật hiện tượng qua góc nhìn của tác giả đều
được tổ chức giống như một tác phẩm văn học, đều được viết dựa trên lý thuyết
văn học.
Tất cả các tuyến tính khơng gian, thời gian, kết cấu linh hoạt trong báo chí đều
là những vấn đề được văn học đề cập đến, là những vấn đề mà báo chí đã kế
thừa và phát triển từ kiến thức văn học.
Bút pháp khắc họa sinh động
Khả năng tái hiện sự vật, hiện tượng và nhân vật trong cả hai loại hình trên đều
địi hỏi người viết có khả năng dung ngịi bút một cách linh hoạt và khắc họa
sinh động nhất có thể, về ngoại hình nhân vật hay đói tượng cần đề cập tới.
Ngơn ngữ, động tác, cử chỉ và thậm chí là phải tập trung làm nổi bật những chi
tiết ấn tượng, sâu sắc và đắt giá. Ở trong một số các tác phẩm báo chí các nhà
văn đã sử dụng bút pháp khắc họa nhân vật rất sinh động, mới lạ. Trong một số
tiểu phẩm, một số phóng sự báo chí thì các nhà báo đã thể hiện được sự độc
đáo, mối quan hệ gần gũi giữa văn học và báo chí. Từ những kiến thức mà văn
học cung cấp báo chí cũng có thể phân tích được nội tâm nhân vật, có những
phương pháp để khắc họa hình ảnh nhân vật một cách độc đáo, mới mẻ.
Yếu tố thời sự
Văn học và báo chí đều phản ánh và tái hiện hiện thực. Chỉ có điều ở văn học, hiện
thực được nhìn qua lăng kính của tác giả, tái hiện bằng ngơn từ đậm đầy nghệ
thuật. Cịn ở báo chí, yếu tố thời sự được đề cập một cách nhanh chóng, ngắn gọn,
đầu đủ và đi thẳng vào vấn đề một cách hiệu quả nhát và có sự lan tỏa rộng rãi
nhất.


2. Văn học và báo chí được đặt trong mối quan hệ cộng hưởng và bổ trợ
cho nhau.
Báo chí có những lợi ích nhất định đối với văn học thì văn học cũng có những
lợi ích nhất định đối với báo chí. Báo chí đã thành cơng kế thừa những thành quả
mà văn học đã phát triển trước đó. Nếu như chỉ sử dụng ngơn ngữ báo chí thì các

bài báo sẽ rất khô khan, chỉ cung cấp những thông tin cần thiết mà khơng hết
mang tính dễ đọc, dễ nghiên cứu. Tuy nhiên, bằng các chất liệu văn học thì báo
chín lại có được cho mình những hình thức nghệ thuật mới, cách sáng tác mới.
Cũng đã có rất nhiều trường hợp báo chí sử dụng những ngơn từ trong văn học,
các nhân vật văn học hay một sự kiện văn học nổi trội nào đó để làm nổi bật nên
các sự kiện mà báo chí đề cập đến.
Văn học ngồi việc cung cấp cho báo chí những kiến thức cần thiết để phát triển,
thì cũng mang đến cho báo chí nguồn nhân lực. Tiêu biểu là những cây bút “Tơ
Hồi, Phạm Tiến Duật, Dương Kỳ Anh…” - các tác gia, tác giả nổi tiếng của nền
văn học là chủ biên tập, là người viết báo của những tờ báo nổi tiếng trên thị
trường.

3. Cùng hướng đến rất nhiều mục đích chung
Văn học và báo chí mặc dù có chung rất nhiều mục đích như mục đích truyền tải
thơng tin, tiếp nhận thông tin ngôn ngữ, phản ánh hiện thực xã hội thì văn học và
báo chí cũng có những điểm khác biệt riêng biệt. Đó có thể là điểm khác biệt về
cách viết, thông tin được đề cập đến trong tác phẩm. Tuy nhiên có thể nói báo chí
và văn học ln có mối quan hệ cộng sinh. Nếu như báo chí lấy các kiến thức của
văn học làm phong phú thêm đối viết thì văn học lại nhờ đến báo chí như một
phương tiện truyền thơng truyền tải các tác phẩm của mình đến với nhiều người
đọc hơn. Nhờ có báo chí mà văn học mới có thể phát triển mạnh mẽ hơn, với có
thể tiếp cận được với người đọc và trao đổi trực tiếp với người đọc.

4. Văn học và báo chí cũng có sự khác nhau
Báo chí và văn học có những cách viết khác nhau và phương thức truyền tải khác
nhau. Văn học truyền tải tại nhìn của tác giả qua những câu chuyện, với ngơn
ngữ giàu hình ảnh, mang giá trị nghệ thuật tư tưởng và phản ánh một khía cạnh
nào đó của cuộc sống một cách gián tiếp qua các hành động của con người, nội
tâm của nhân vật trong tác phẩm. Báo chí cũng có nhiệm vụ là truyền tải các



thông tin về cuộc sống xung quanh con người, được con người đặc biệt quan tâm
và hướng tới. Tuy nhiên, báo chí lại ngắn gọn và súc tích hơn rất nhiều so với
văn học. Báo chí thường cung cấp những thơng tin hữu ích, khơng có thơng tin
thừa. Thường miêu tả bằng những ngôn ngữ độc đáo, mới lạ, và chính xác.
Những đặc điểm này đã tạo nên sự hấp dẫn, mới mẻ cho cả văn học và báo chí.
Giúp cả văn học và báo chí đến thời điểm hiện tại vẫn ln có những vị trí đứng
nhất định trong xã hội.

II) ỨNG DỤNG VĂN HỌC VÀ BÁO CHÍ

1. Sử dụng các thành ngữ và tục ngữ để đặt tên tác phẩm báo chí
Ca dao, tục ngữ và thành ngữ là những câu nói đúc kết của ơng cha ta được dân
gian lưu truyền qua hình thức chủ yếu là truyền miệng. Đây là những câu nói dễ
hiểu, gần gũi được đúc kết từ quá trình lao động và phát triển của dân tộc ta và
cũng là một phần không thể thiếu trong văn học. Báo chí sử dụng các câu ca
dao, thành ngữ, tục ngữ với mục đích phản ánh một hiện tượng, một sự việc
nào đó; làm cho tiêu đề của các bài báo trở nên đọc đáo, gây ấn tượng và đơn
giản, dễ nhớ. Khơng khó để bạn có thể bắt gặp được một bài báo sử dụng các
câu thành ngữ, cô ca dao phổ biến trên thị trường, ai cũng biết đến khi đọc thì ai
cũng có thể hiểu được.
Ví dụ: Bài báo “Triệu nụ cười cùng PepsiCo Foods - 'Lá lành đùm lá rách'”
(12/11/202 – Báo Tuổi trẻ.) đã vận dụng câu tục ngữ “lá lành đùm
lá rách” làm tiêu đề.

2. Sử dụng các câu thơ và tác phẩm văn học để đặt tên tác phẩm báo chí
Đây là điều quen thuộc với các bài báo trên thị trường. Nhằm giúp các bài báo
của mình đến gần hơn đối với người đọc, để có thể cung cấp được một lượng
thông tin lớn qua các bài báo, qua tiêu đề của bài báo cho nên đã rất nhiều các
nhà báo sử dụng thơ, văn để đặt tên cho các tác phẩm báo chí của mình. Bạn

hồn tồn có thể dễ dàng nhìn thấy hiện tượng này ở khắp nơi, trên khắp các
mặt báo.
Ví dụ: Bài báo “Nhà văn Sơn Tùng – “thép đã tôi thế đấy”” (được viết vào


ngày 26/07/2021 – Báo Hà Tĩnh) đã lấy tên tác phẩm văn học nổi tiếng “Thép
đã tôi thế đấy”

3. Sử dụng tên tác phẩm, tác giả, nhân vật và những nét tính cách nhân vật
để đặt tên một tác phẩm báo chí
Việc sử dụng các hình tượng nhân vật, tên nhân vật hay tên tác giả trong các bài
báo đã khơng cịn là một hiện tượng xa lạ. Chúng ta hồn tồn có thể dễ dàng
nhìn thấy sự xuất hiện của các nhân vật ở trên mặt báo. Thông thường các tác
phẩm báo có sử dụng đến tên nhân vật, một kiểu nhân vật nào đó trong văn học
thường là những tác phẩm báo có ý so sánh một kiểu người nào đó trong xã hội
đối với các nhân vật trong văn học.
Khoảng thời gian gần đây nhất là khoảng thời gian các tác phẩm văn học được
nhắc lại, xây dựng lại hay được dựng lại với một diện mạo mới như tác phẩm
văn học “vợ chồng A Phủ” hay tác phẩm văn học “Lão Hạc”. Các bài báo đưa
tin về các tác phẩm này rất nhiều. Trong các bài báo này được sử dụng tên
nhân vật, tên tác phẩm được lập đi lập lại rất nhiều lần đã tạo được những
chuyển biến tốt với báo chí. Khẳng định vị trí của báo chí, mối quan hệ thân
thiết giữa báo chí và văn học.

4. Dùng điển tích và điển cố và ngôn ngữ văn học giàu biểu cảm
Việc sử dụng điển tích, điển cố và các ngơn ngữ văn học giàu tính biểu cảm
trong tên các bài báo, trong các bài báo là một hiện tượng hiển nhiên trong
ngành báo chí. Điều này giúp các bài báo trở nên hay hơn, hấp dẫn hơn truyền
đạt hơn mang nhiều giá trị nghệ thuật hơn rất nhiều.
Việc sử dụng điển tích, điển cố giúp cho câu văn trở nên ngắn gọn hơn. Tuy

nhiên mọi thứ đều phải có sự chắt lọc và chọn lọc, sử dụng những điển tích, điển
cố đơn giản, dễ hiểu và dễ dàng thấy ở trong các bài báo thông thường hằng
ngày hoặc nghe thấy ở trong cuộc sống hằng ngày.

C. TỔNG KẾT
Tóm lại, “ứng dụng văn học vào báo chí” rát nhiều. Chúng ta có thể thấy rõ sự
ảnh hưởng của văn học lên báo chí: cách đặt tên; sử dụng điển tích, điển cố, thành


ngữ, tục ngữ hay các nhân vật trong văn học… Việc nghiên cứu vấn đề trên. Trên
cơ sở phân tích, tham khảo và tiếp thu từ kết quả của những nhà nghiên cứu đi
trước, tôi đã áp dụng vào bài tiểu luận của mình. Tơi tự nhận thấy rằng bài luận
cịn nhiều thiếu sót. Cá nhân tơi mong thầy cơ đóng góp ý kiến để có thể hồn
thiện hơn bài làm của mình và rút kinh nghiệm cho những lần sau. Tôi xin chân
thành cảm ơn!
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

/>
2.

Bài báo “Nhà văn Sơn Tùng – “thép đã tôi thế đấy”” (được viết vào ngày
26/07/2021 – Báo Hà Tĩnh) />
3.

4.
5.

Tuoitre.vn (2021) “Triệu nụ cười cùng PepsiCo Foods - 'Lá lành đùm lá
rách'” trên trang dum-la-rach-20211111160302055.htm ( 24/12/2021)

Văn học />Báo chí />


×