Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

NGHIÊN CỨU KHUYNH HƯỚNG LÃNG MẠN CHỦ NGHĨA GIAI ĐOẠN THỊNH ĐƯỜNG QUA THƠ LÝ BẠCH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.23 KB, 10 trang )

BÀI TẬP LỚN
HỌC PHẦN: THƠ PHƯƠNG ĐÔNG
CHỦ ĐỂ: NGHIÊN CỨU KHUYNH HƯỚNG LÃNG MẠN CHỦ
NGHĨA GIAI ĐOẠN THỊNH ĐƯỜNG QUA THƠ LÝ BẠCH

MỤC LỤC
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1.
2.
3.
4.

Lý do chọn đề tài.
Lịch sử nghiên cứu vấn đề.
Phương pháp nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu.
B. PHẦN NỘI DUNG
Chương I. Tìm hiểu
về những vấn đề

chung
1. Khuynh hướng lãng mạn chủ nghĩa là gì?
2. Khuynh hướng lãng mạn chủ nghĩa trong thơ Đường giai đoạn thịnh
Đường
Chương II: Tìm hiểu về khuynh hướng lãng mạn chủ nghĩa trong thơ Lý
Bạch
1. Lí Bạch
Tiểu sử
Quan điểm sáng tác
Phong cách sáng tác
Tác phẩm tiêu biểu


2. Khuynh hướng lãng mạn chủ nghĩa trong thơ Lý Bạch
Lý Bạch- nhà thơ lãng mạn chủ nghĩa kiệt xuất
Thơ ca Lý Bạch thể hiện cái “tự ngã” (cái tơi) của chính nhà thơ
Thơ ca Lý Bạch phản ánh chân thực hiện thực xã hội đương thời.
1


Thơ ca Lý Bạch còn tụng ca vẻ đẹp diễm lệ của giang sơn đất nước
Trung Hoa
Nghệ thuật thơ ca Lý Bạch
Cảm xúc mang sắc thái chủ quan mạnh mẽ, trong sáng, tích cực
Sử dụng yếu tố tưởng tượng kì lạ, phong phú thậm chí quái đản
trong sáng tác thơ
Đặc trưng nổi bật cuối của chủ nghĩa lãng mạn trong thơ ca Lý
Bạch chính là sự tự nhiên, trong sáng
C. PHẦN KẾT LUẬN
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO

2


A. PHẦN MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài.

Thơ Đường là thể thơ truyền thống bắt nguồn từ Trung Hoa, thi phái thơ Đường
phát triển qua nhiều giai đoạn khác nhau, trong đó “giai đoạn thịnh Đường”
(713-766) được xem là giai đoạn phát triển hung thịnh nhất của thơ Đường với
nhiều thi phái tiêu biểu, trong đó điển hình có “Khuynh hướng lãng mạn chủ

nghĩa”
Nghiên cứu về “Khuynh hướng lãng mạn chủ nghĩa trong thơ Đường giai đoạn
Thịnh Đường qua thơ Lý Bạch” không phải là một đề tài mới lạ tuy nhiên dưới
góc nhìn nhận và phân tích của mỗi người sẽ thấy những điểm mới lạ và khác
biệt khác nhau. Và mục tiêu mà đề tài này hướng tới là góp phần làm phong phú
thêm những nghien cứu khác chuyên sâu về vấn đề này.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.
Thơ Đường xuất hiện từ rất lâu, là ”toàn bộ các tác phẩm thơ ca thời Đường
được các nhà thơ Trung Quốc sáng tác” trong khoảng từ thế kỷ 7 – thế kỉ 10. Có
thể chia thơ Đường ra làm 4 giai đoạn: Sơ Đường, Thịnh Đường, Trung Đường
và Vãn Đường.
Giai đoạn Thịnh Đường bao gồm rất nhiều các thi phái như “Sơn thủy điền
viên”, “Biên tái”… và “Khuynh hướng lãng mạn chủ nghĩa” cũng là một thi
phái nổi bật, tiêu biển trong giai đoạn này.
3. Phương pháp nghiên cứu.
-

Phương pháp nêu và giải quyết vấn dề
Phương pháp nghiên cứu lịch sử
Phương pháp phân tích
Phương pháp tổng hợp
Kết hợp với kiến thức sẵn có.

4. Đối tượng nghiên cứu.
“Khuynh hướng lãng mạn chủ nghĩa” trong giai đoạn Thịnh Đường thông qua
thơ ca của Lý Bạch.


B. PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

1. Khuynh hướng lãng mạn chủ nghĩa là gì?
Khuynh hướng lãng mạn chủ nghĩa theo cách hiểu nôm na “sự phản ứng chống
lại xã hội đương thời”, đề cao cái tôi cá nhân. Con người muốn thốt li thực tế
tìm đến một thế giới khác mà ở đó họ có thể lãng qn đi chính cuộc sống hiện
tại của mình – một cuộc sống vô vị đầy chán ghét. Họ “vẽ ra một cuộc sống làm
thỏa mãn cái tôi bị tổn thương của con người”, nên thế giới trong đó là “thế giới
mộng tưởng”.
2. Khuynh hướng lãng mạn chủ nghĩa trong thơ Đường giai đoạn
Thịnh Đường
Bên cạnh thi phái “Sơn thủy điền viên”, “Biên tái” hay “Khuynh hướng hiện
thực chủ nghĩa”, “Khuynh hướng lãng mạn chủ nghĩa” cũng là một khuynh
hướng tiêu biểu đáng phải nghiên cứu trong giai đoạn Thịnh Đường. Đây là
khuynh hướng thể hiện sự phát triển của thơ Đường không những ở mặt thi
phái, đặc điểm và diện mạo mà cịn góp phần thể hiện sự phong phú của thơ
Đường khơng chỉ với giai đoạn này mà cịn là tiền đề để phát triển trong giai
đoạn sau.
Có rất nhiều nhà thơ phát triển theo khuynh hướng lãng mạn chủ nghĩa giai
đoạn này nhưng không một ai để lại tiếng vang cũng như vượt qua được nhà thơ
Lý Bạch. Ông đã để lại cho văn học Trung Hoa một kho tàng đồ sộ về thơ ca, là
một trong những nhà thơ tiêu biểu nhất cho thơ ca thời Đường và cho cả thơ ca
của Trung Quốc.
Chương II: Tìm hiểu về khuynh hướng lãng mạn chủ nghĩa trong thơ Lý
Bạch
1. Lí Bạch
Tiểu sử
Nhà thơ Lý Bạch (701 – 762), tên tự là Thái Bạch, hiệu Thanh Hiên cư sĩ. Ông
sinh ra tại thành Tối Diệp thuộc Đường An Tây đơ hộ phủ, trung tâm của Tây
Vực (trong nhiều thuyết về nơi sinh của Lý Bạch thì Tối Diệp thuyết được lưu



hành phổ biến nhất). Lên 5 tuổi, ông theo gia đình chuyển đến Chương Minh,
Miên Châu (nay thuộc Giang Du, Tứ Xuyên, Trung Quốc).
Ông là một trong những nhà thơ nổi tiếng nhất thời Đường tại Trung Hoa. Lý
Bạch được hậu thế gọi là "Thi tiên" (tức là thơ tiên) bởi ông là một “Thi tiên vĩ
đại của đất nước Trung Quốc”. Ơng cịn có bút hiệu khác là “Thái Bạch”,
“Tràng Canh”, “Thanh Liên cư sĩ” và còn được gọi là “Tửu trung tiên”, “Lý
Trích Tiên”.
Cuộc đời của ơng có nhiều biến cố, ơng từng có thời gian lưu lạc khắp Giang
Nam và bị đày đi Dạ Lang nhưng may mắn được xá tội. Ơng thích cuộc sống
chu du tự do tự tại nên lúc cuối đời ông đã sống một cuộc đời ẩn dật.
Quan điểm sáng tác
Quan niệm sáng tác của Lý Bạch thể hiện chủ yếu trong chính các sáng tác của
ơng. Quan điểm đó tuy khơng thể hiện một cách trực tiếp nhưng lại rất rõ ràng
và mạch lạc.
Thứ nhất, “Lý Bạch phản đối sự gọt đẽo cầu kì, đề cao vẻ đẹp tự nhiên của thơ
ca”. Ông là một người sống thanh cao nên luôn ca tụng sự giản dị và trong
sáng, nhất là trong thơ ca. Điều này là lẽ hiển nhiên bởi con người Lý Bạch và
quan niệm sống của ông sẽ ảnh hưởng tới quan điểm sáng tác.
Thứ hai, Lý Bạch “Dùng nguyên tắc thẩm mĩ “đại nhã chính thanh” làm tiêu
chuẩn để cấu tứ thơ ca”. “Đại nhã chính thanh” ở đây chính là “kể được mọi
câu chuyện trong thiên hạ, thuật lại phong tục khắp bốn phương”. Bên cạnh đó,
các nhà thơ phải thể hiện một cách đầy đủ nhất, chính xác nhát diện mạo hiện
thực và tư tưởng của thời đại. Tinh thần ấy là yêu cầu cấp thiết với bất kì thời
đại văn học nào, đề cao tinh thần hiện thực của thơ ca, phủ định thứ thơ ca chỉ
chú trọng hình thức. Điều này được thể hiện vơ cùng rõ qua bài thơ “Cổ phong
(kì 1)” của Lý Bạch.
Phong cách sáng tác
Thơ Lý Bạch “thích viển vơng, phóng túng, ít đụng chạm đến thế sự mà thường
vấn vương hồi cổ”; tả cảnh thiên nhiên tươi đẹp, cảm thơng cho người chinh
phụ… Ngồi ra ơng thích sáng tác thơ ca “về tình bạn hữu”, “nhớ quê hương”…

Nhưng nhiều nhất vẫn là về rượu.
Tác phẩm tiêu biểu
Trong sự nghiệp văn chương, nhà thơ Lý Bạch đã sáng tác hơn 20.000 bài thơ,
nhưng làm bài nào vứt bài đó, nên được biết tới là nhờ dân gian ghi chép hơn
cả.


Ông có các tác phẩm tiêu biểu phải kể đến như: “Tương Tiến Tửu”, “Hiệp
khách hành”, “Thanh Bình Điệu”, “Hành lộ nan”…
2. Khuynh hướng lãng mạn chủ nghĩa trong thơ Lý Bạch
Lý Bạch- nhà thơ lãng mạn chủ nghĩa kiệt xuất
Lý Bạch là một “nhà thơ lãng mạn chủ nghĩa kiệt xuất”. Thơ ca của ông hàm
chứa nhiều nội dung và mang tư tưởng vô cùng đẹp đẽ, phong phú. Thơng qua
các tác phẩm thơ của ơng, chúng ta có thể thấy rõ khuynh hướng lãng mạn cùng
với tư tưởng “chủ nghĩa” với cá tính sáng tạo “đậm chất Lý Bạch” mà khơng
một nhà thơ nào khác ngồi ơng có được.
Thơ ca Lý Bạch thể hiện cái “tự ngã” (cái tơi) của chính nhà thơ
“Cái tự ngã” chính là “cái tôi” của nhà thơ. Thơ của Lý Bạch đề cao cái tôi, đề
cao chủ nghĩa cá nhân và đề cao khát vọng, tư tưởng và lý tưởng của bản thân
mình. Đây là đặc điểm thể hiện rõ nhất khuynh hướng lãng mạn trong thơ ca Lý
Bạch. Ta bắt gặp trong thơ của ơng một “hình tượng cao ngạo, phóng khống,
tiêu sái của một thi tiên, tửu tiên”. Ta bắt gặp trong thơ ơng “hình tượng của
một sĩ đại phu giằng xé bởi lẽ xuất xử”. Qua đây, chúng ta có thể thấy rõ “hình
tượng cái tơi cá nhân” là nơi mà ông gửi gắm nhiều nội dung tư tưởng sâu sắc
nhất.
Điều đầu tiên mà qua “Hình tượng cái tơi Lý Bạch” muốn gửi gắm và thể hiện
là “hùng tâm tráng chí giúp nước, giúp đời và nỗi ai hồi của một chí sĩ với ẩn
ức tài năng nhưng khơng được trọng dụng”. Thơ ca Lý Bạch luôn thường trực
một nỗi trăn trở về thời đại. Nó bao gồm cả nỗi buồn, thất vọng, đâu đó cịn là
sự “bất mãn” với thời cuộc. Ông nhiều lần tỏ rõ sự bất mãn trước sự đố kị, dèm

pha: “Đại đạo như thanh thiên/Ngã độc bất đắc xuất” – “Đường đi rộng lớn
như trời xanh/Chỉ riêng mình ta khơng đi được” (Hành lộ nan kì 2)… Nhưng ở
Lý Bạch lại ln là khát khao cống hiến. Điều ấy được thể hiện và thăng hoa
hơn cả khi ơng bắt gặp được “khơng khí khai phóng, lãng mạn” thời Thịnh
Đường.
Cái “tự ngã” mà ông xây dựng trong thơ “là một cái tơi ca ngợi, hình dung và
khao khát hướng đến một cuộc sống đẹp đẽ, lí tưởng thậm chí lãng mạn, phóng
túng”. Lý Bạch ln mong muốn một cuộc sống tiêu dao, tự do tự tại và khơng
màng thế sự. Ơng hướng tới “cuộc sống lí tưởng” chuẩn mực, thẳng thắn, khí
chất, phong độ cao thượng… Điều này được thể hiện rõ trong kiệt tác như
“Nguyệt hạ độc chước”, “Tương tiến tửu”…


Cuối cùng, cái “tự ngã” mà ông xâu dựng và thể hiện chính là “một cái tơi ca
ngợi, đề cao nhân tính và nhân quyền”. Nghĩa là con người sống phải biết tơn
trọng lẫn nhau, sống bình đẳng, tự do và ngay thẳng, không bị khuất phục trước
vương quyền. “Phủ huyện tận vi môn hạ khách/ Vương hầu giai thị bình giao
nhân”, dịch nghĩa: “Làm mơn khách khắp các phủ huyện/ Vương hầu đều là
bạn xã giao” – (Thiếu niên hành kì 3)
Thơ ca Lý Bạch phản ánh chân thực hiện thực xã hội đương thời.
Đọc thơ Lý Bạch, ta thấy rõ “hiện thực xã hội đương thời” là một trong những
đối tượng phản ánh vô cùng quan trọng trong thơ của ông.
Lý Bạch bày tỏ sự ca ngợi với lịng nhiệt tình u nước, ý chí dũng cảm của
tướng sĩ nhà Đường cũng như tâm tình ai ốn của họ bằng nhiều bài thơ biên
tái. Một trong những bài tơ mà ta phải kể đến đó là: “Tái hạ khúc”, “Tử dạ ngơ
ca”… Thơ hiện thực của ơng cịn khắc họa vơ cùng chân thực chính cuộc sống
đời thường của nhân dân. Mặc dù số lượng các bài không chiếm nhiều so với
các chủ đề khác tuy nhiên cũng có rất nhiều các bài thơ nổi bật như: “Đinh đô
hộ ca”, “Thái liên khúc”, “Bạch đầu ngâm”, “Trường can hành”… Cuối cùng,
đề tài viết về người phụ nữ chính là mảng thơ được đánh giá là đặc sắc nhất.

Hình tượng người phụ nữ trong thơ ca nói chung và thơ Đường nói riêng đã trở
thành một “hình thức nghệ thuật” đáng chú ý. Trong thơ Lý Bạch, người phụ nữ
hiện lên với “nỗi mong nhớ”: “Đương quân hoài quy nhật/ Thị thiếp đoạn
trường thì” (Bắc phong hành) và người đàn bà bị chồng ruồng rẫy, vứt bỏ. Điển
hình cho người phụ nữ ấy là nàng “Trác Văn Quân” trong bài thơ “Bạch đầu
ngâm”. Lý Bạch dung lời thơ để đồng cam, xót thương và lên tiếng nói phê
phán sự bội bạc của người đàn ông trong thời đại ấy.
Thơ ca Lý Bạch còn tụng ca vẻ đẹp diễm lệ của giang sơn đất nước
Trung Hoa
“Chủ nghĩa yêu nước” luôn được hướng tới trong các bài thơ của mọi thi nhân
trên thế giới và Lý Bạch cũng không ngoại lệ. Ơng là người có tình u mãnh
liệt với thiên nhiên cảnh vật, với đất nước của mình. Tiêu biểu cho nội dung này
có các bài thơ như “Tương tiến tửu, Dạ hạ Chinh Lỗ đình, Vọng Lư sơn bộc bố,
Nga Mi sơn nguyệt ca, Vọng Thiên Môn sơn, Độc tọa Kính Đình sơn, Lư sơn
dao kí lơ đãi ngự hư châu”... Bởi vậy mà có ý kiên đã cho rằng: “Khơng ở đâu
hình ảnh đất nước Trung Hoa lại hiện lên hùng vĩ và tráng lệ như trong thơ Lí
Bạch”.
Trong bài “Vọng Lư sơn bộc bố” có viết:


Phiên âm:
“Nhật chiếu Hương Lô sinh tử
yên Dao khan bộc bố quải tiền
xuyên Phi lưu trực há tam thiên
xích Nghi thị ngân hà lạc cửu
thiên”
Dịch thơ:
“Nắng rọi Hương Lơ khói tía bay
Xa trơng dịng thác trước sơng này
Nước bay thẳng xuống ba nghìn

thước Tưởng dải ngân hà tuột khỏi
mây” (Ngơ Tất Tố dịch)
Nghệ thuật thơ ca Lý Bạch
Cảm xúc mang sắc thái chủ quan mạnh mẽ, trong sáng, tích cực
Đặc trưng nổi bật đầu tiên của chủ nghĩa lãng mạn trong thơ ca Lý Bạch chính
là “thứ cảm xúc mang sắc thái chủ quan mạnh mẽ, trong sáng, tích cực” được
thể hiện trong các bài thơ của ơng. Ơng đã sử dụng các thủ pháp tiêu biểu như :
sử dụng hình tượng cái Tơi trữ tình mang sắc thái chủ quan để tăng sức biểu đạt,
tận dụng thủ pháp nhân hóa khiến cho diễn đạt thơ thêm sinh động, sâu sắc, sử
dụng thủ pháp khoa trương – “một công cụ đặc thù của thơ ca lãng mạn như
“sầu chết người, cười sát nhân, say chết cả mùa thu, tóc trắng dài ba ngàn dặm
hay hoa tuyết to như chiếu”…khiến thơ ca của ông thêm độc đáo và sống động
vô cùng. Cuối cùng, nhà thơ đã sử dụng linh hoạt và nhuần nhuyễn các “yếu tố
hình thức của thơ Đường”.
Sử dụng yếu tố tưởng tượng kì lạ, phong phú thậm chí quái đản
trong sáng tác thơ
Đây là đặc trưng nổi bật thứ hai của “chủ nghĩa lãng mạn” trong thơ Lý Bạch.
Chính đặc trưng này đã “hình thành nên thế giới hình tượng nghệ thuật kì ảo,
biến hóa đậm màu sắc huyền thoại” trong thơ Lý Bạch. Tiêu biểu là bài thơ
“Thục đạo nan” với “chuỗi hình tượng” vơ cùng đặc biệt: “Phía tây núi Thái
Bạch có đường chim/ Vắt ngang đến tận đỉnh Nga Mi/ Đất long, núi lở, tráng sĩ
chết/ Rồi sau thang trời, lối đá mới nối liền/ Trên đỉnh có sáu rồng, lượn quanh
vầng nhật/ Dưới có dịng sâu rẽ ngược, sóng cả đua chen/ Hạc vàng bay qua
còn chẳng được/ Vượn khỉ toan vượt, buồn với vin”.


Đặc trưng nổi bật cuối của chủ nghĩa lãng mạn trong thơ ca Lý
Bạch chính là sự tự nhiên, trong sáng
Đây là đặc trưng nổi bật cuối và cũng là “tiêu chí nghệ thuật” mà Lý Bạch gửi
gắm qua rất nhiều bài thơ. “Sự tự nhiên, trong sáng” được thể hiện qua những

xúc cảm hồn nhiên, trong trẻo: “Tương tư tương kiến tri hà nhật/ Thử thời thử
dạ nan vi tình (Tam ngũ thất ngơn)”; qua việc sử dụng ngơn ngữ trong sáng vào
thơ ca: với quan niệm “dĩ tự nhiên vi tông” (lấy tự nhiên làm tôn chỉ) và bài thơ
“Tĩnh dạ tứ” là tiêu biểu cho điều này.

C. PHẦN KẾT LUẬN
Tóm lại, thơ Đường giai đoạn Thịnh Đường có rất nhiều thi phái tiêu biểu và
“Khuynh hướng lãng mạn chủ nghĩa” là một trong những khuynh hướng, thi
phái độc đáo đóng góp rất lớn cho sự nghiệp kế thừa cũng như phát triển của
thơ Đường nói riêng và thơ Trung Quốc nói chung. Xét vè khuynh hướng lãng
mạn chủ nghĩa trong giai đoạn này thì khơng một ai có thể vượt qua được nhà
thơ Lý Bạch. Qua việc phân tích và tìm hiểu về nhà thơ, ta có thể thấy rõ diện
mạo và đặc điểm của thi phái “lãng mạn chủ nghĩa” trong thơ Đường.
Trên cơ sở phân tích, tham khảo và tiếp thu từ kết quả của những nhà nghiên
cứu đi trước, tôi đã áp dụng vào bài tiểu luận của mình. Tơi tự nhận thấy rằng
bài luận cịn nhiều thiếu sót. Cá nhân tơi mong thầy cơ đóng góp ý kiến để có
thể hồn thiện hơn bài làm của mình và rút kinh nghiệm cho những lần sau. Tôi
xin chân thành cảm ơn!

D. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.
3.

4.

/>%9Dng
/>A3ng_m%E1%BA%A1
B%E1%BA%A1ch/V
%E1%BB%8Dng-L%C6%B0-s%C6%A1n- b%E1%BB%99c-b

%E1%BB%91/poem-4kRXqlIz-vUI7PD0-s3-Kw
/>

5.

“Nghiên cứu thi phái đời Đường và ứng dụng tìm hiểu vấn đề thi phái
trung đại Việt Nam” – TS.Trần Thị Thu Hương



×