Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM HỒ CHÍ MINH VỀ GIỮ GÌN BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC, TRONG XÂY DỰNG NỀN VĂN HÓA VIỆT NAM “TIÊN TIẾN, đậm đà BẢN SẮC DÂN TỘC” HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (305.55 KB, 11 trang )

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
----------

Họ và tên: Trần Duy Anh

Mã sinh viên: 2073402010703

Khóa/lớp (tín chỉ): 58.19.01_LT1 Lớp niên chế: 19.01
STT: 03

ID phòng thi: 581-058-0046

Ngày thi: 5-10-2021

Ca thi: 13h30

BÀI THI MƠN: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
Hình thức thi: Tiểu luận
Mã đề thi: Đề lẻ

Thời gian: 3 ngày

ĐỀ TÀI: VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM HỒ CHÍ MINH VỀ GIỮ GÌN BẢN SẮC
VĂN HÓA DÂN TỘC, TRONG XÂY DỰNG NỀN VĂN HÓA VIỆT NAM
“TIÊN TIẾN, ĐẬM ĐÀ BẢN SẮC DÂN TỘC” HIỆN NAY

HÀ NỘI – 2021


MỤC LỤC:


A. PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................ 1
B. PHẦN NỘI DUNG ............................................................................................ 2
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ
GIỮ GÌN BẢN SẮC VĂN HĨA DÂN TỘC .................................................... 2
1. Quan điểm của Hồ Chí Minh về văn hóa: ..................................................... 2
2. Nội dung quan điểm của Hồ Chí Minh về giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc: 2
CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG GIÁ TRỊ TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH TRONG
XÂY DỰNG NỀN VĂN HĨA VIỆT NAM TIẾN TIẾN, ĐẬM ĐÀ BẢN
SẮC DÂN TỘC TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY ....................................... 3
1. Tầm quan trọng của giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc: .................................. 3
2. Thực trạng quá trình xây dựng nền văn hóa “tiên tiến, đậm đà bản sắc dân
tộc” của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay ..................................................... 4
2.1 Thành tựu đạt được: ................................................................................ 4
2.2 Hạn chế: .................................................................................................. 5
3. Nguyên nhân: ................................................................................................. 6
4. Giải pháp về xây dựng nền văn hóa việt nam tiến tiến, đậm đà bản sắc dân
tộc trong giai đoạn hiện nay: ............................................................................. 7
C. PHẦN KẾT LUẬN ............................................................................................ 8


1

A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh, tư tưởng về văn hóa chiếm một vị trí
quan trọng. Văn hóa có vai trò to lớn trong đời sống của mỗi quốc gia dân tộc. Theo
Người, tiến lên chủ nghĩa xã hội phải có cả vật chất lẫn tinh thần, song con người là
nhân tố quyết định. Người nhấn mạnh: “Trong công cuộc kiến thiết nước nhà có bốn
vấn đề chú ý đến, cùng phải coi trọng ngang nhau là chính trị, kinh tế, văn hóa, xã
hội”. Tăng trưởng kinh tế phải đi đơi với phát triển văn hóa và giải quyết những vấn

đề xã hội; nếu chỉ coi tăng trưởng kinh tế là mục tiêu duy nhất thì khơng những mơi
trường văn hóa-xã hội bị phá hủy mà mục tiêu kinh tế cũng khơng đạt được. Hơn nữa,
văn hóa là linh hồn bản sắc dân tộc. Hồ Chí Minh cho rằng, văn hóa khơng thể tách
rời với quốc gia dân tộc, văn hóa trước hết là văn hóa của một dân tộc, nó mang tâm
hồn, diện mạo dân tộc. Để xây dựng một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân
tộc, Đảng và nhà nước ta phải có những chủ trương và biện pháp đúng đắn trên cơ sở
vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa. Từ đó, em xin lựa chọn đề tài: “Vận
dụng quan điểm Hồ Chí Minh về giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, trong xây dựng
nền văn hóa Việt Nam “tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” hiện nay” làm bài tiểu
luận kết thúc mơn học Tư tưởng Hồ Chí Minh của mình.
2. Mục đích nghiên cứu: Làm rõ tư tưởng Hồ Chí Minh về giữ gìn bản sắc văn hóa.
Từ đó vận dụng vào việc xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc
dân tộc trong giai đoạn hiện nay.
3. Kết cấu tiểu luận:
Bài tiểu luận bảo gồm 3 phần chính: phần mở đầu, nội dung và kết luận; trong đó phần
nội dung đề tài của bài luận được kết cấu thành 2 chương lớn:
Chương I: Cơ sở lý luận của tư tưởng Hồ Chí Minh về giữ gìn bản sắc văn hóa dân
tộc
Chương II: Vận dụng giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng nền văn hóa Việt
Nam tiến tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong giai đoạn hiện nay.


2

B. PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ GIỮ
GÌN BẢN SẮC VĂN HĨA DÂN TỘC
1. Quan điểm của Hồ Chí Minh về văn hóa:
Tháng 8-1943, khi cịn ở trong nhà tù của Tưởng Giới Thạch, Hồ Chí Minh đã
đưa ra quan niệm nhấn mạnh ý nghĩa về văn hóa. Người viết; “Vì lẽ sinh tồn cũng

nhue mục đích của cuộc sống, lồi người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ
viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho
sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Tồn bộ những sáng
tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh
hoạt cùng với biểu hiện của nó mà lồi người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những
nhu cầu của đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”.
2. Nội dung quan điểm của Hồ Chí Minh về giữ gìn bản sắc văn hóa dân
tộc:
Bản sắc văn hóa dân tộc được là những giá trị văn hóa bền vững của cộng đồng
các dân tộc Việt Nam; là thành quả của quá trình lao động, sản xuất, chiến đấu và giao
lưu của con người Việt Nam. Bản sắc văn hóa dân tộc được nhìn nhận qua hai lớp
quan hệ. Về nội dung, đó là lịng u nước, thương nịi; tỉnh thần độc lập, tự cường,
tự tơn dân tộc...Về hình thức, cốt cách văn hóa dân tộc biểu hiện ở ngôn ngữ, phong
tục, tập quán, lễ hội, truyền thống, cách cảm và nghĩ...
Bản sắc văn hóa dân tộc chứa đựng giá trị lớn và có một ý nghĩa quan trọng đối
với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nó phản ánh những nét độc đáo, đặc tính
dân tộc. Nó là ngọn nguồn đi tới chủ nghĩa Mác - Lênin. Hồ Chí Minh nói rằng, âm
nhạc dân tộc ta rất độc đáo, phải khai thác và phát triển lên; rằng, những người cộng
sản chúng ta rất quý trọng cổ điển, có nhiều dịng suối tiến bộ chảy từ những ngọn
nguồn cổ điển đó; vì vậy, trách nhiệm của con người Việt Nam là phải trân trọng, khai
thác, giữ gìn, phát huy, phát triển những giá trị của văn hóa dân tộc, đáp ứng yêu cầu,
nhiệm vụ cách mạng của từng giai đoạn lịch sử. Theo Người, “Dân ta phải biết sử ta,
cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”; “càng thấm nhuần chủ nghĩa Mác - Lênin


3

càng phải coi trọng những truyền thống tốt đẹp của cha ơng”. “Mỗi dân tộc cần phải
chăm lo đặc tính dân tộc mình trong nghệ thuật”. Chăm lo cốt cách đân tộc, đồng thời
cần triệt để tây trừ mọi di hại thuộc địa và ảnh hưởng nô dịch của văn hóa đế quốc,

tơn trọng phong tục tập qn, văn hóa của các dân tộc ít người.
Trong giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, phải biết tiếp thu tỉnh hoa văn hóa nhân
loại. Tiếp biến văn hóa (tiếp nhận và biến đổi) là một quy luật của văn hóa. Theo Hồ
Chí Minh, “Văn hóa Việt Nam ảnh hưởng lẫn nhau của văn hóa Đơng phương và
Tây phương chung đúc lại... Tây phương hay Đơng phương có cái gì tốt ta học lấy để
tạo ra một nền văn hóa Việt Nam. Nghĩa là lấy kinh nghiệm tốt của văn hóa xưa và
văn hóa nay, trau dồi cho văn hóa Việt Nam thật có tỉnh thần thuần túy Việt Nam để
hợp với tỉnh thần dân chủ”.
Hồ Chí Minh chú trọng chắt lọc tinh hoa văn hóa nhân loại. Trao đổi với một
nhà văn Liên Xô, Người nhắn mạnh rằng “Các bạn chớ hiểu là tôi cho rằng chúng tôi
cần dứt bỏ văn hóa nào đó, dù là văn hóa Pháp đi nữa. Ngược lại, tơi muốn nói điều
khác. Nói đến việc mở rộng kiến thức của mình về văn hóa thế giới, mà đặc biệt hiện
nay là văn hóa Xơ-Viết - chúng tôi thiếu nhưng đồng thời tránh nguy cơ trở thành kẻ
bắt chước... Văn hóa của các đân tộc khác cần phải được nghiên cứu tồn diện, chỉ
có trong trường hợp đó mới có thể được nhiều hơn cho văn hóa của chính mình”.
Hồ Chí Minh chỉ rõ mục đích tiếp thu văn hóa nhân loại là để làm giàu cho văn
hóa Việt Nam. Xây dựng văn hóa Việt Nam hợp với tinh thần dân chủ. Nội dung tiếp
thu là toàn điện bao gồm Đông, Tây, kim, cổ, tất cả các mặt, các khía cạnh. Tiêu chí
tiếp thu là có cái gì hay, cái gì tốt là ta học lấy. Mối quan hệ giữa giữ gìn cốt cách văn
hóa dân tộc và tiếp thu văn hóa nhân loại là phải lấy văn hóa dân tộc làm gốc, đó là
điều kiện, cơ sở để tiếp thu văn hóa nhân loại.
CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG GIÁ TRỊ TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
TRONG XÂY DỰNG NỀN VĂN HÓA VIỆT NAM TIẾN TIẾN, ĐẬM ĐÀ
BẢN SẮC DÂN TỘC TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
1. Tầm quan trọng của giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc:


4

Mỗi dân tộc đều có những bản sắc riêng, đó có thể là văn hóa, lối sống, cách

hành xử hay chỉ đơn thuần là những lời ăn tiếng nói, trang phục mình mặc và nhen
nhóm cả trong suy nghĩ đến hành động. Tất cả đều tạo nên tâm hồn, phong thái Việt
Nam rất riêng biệt. Dân tộc Việt Nam luôn tự hào về tinh thần đồn kết một lịng gan
góc, dũng cảm chống lại kẻ thù xâm lược. Điều đó đã được Hồ chủ tịch khẳng định:
“Dân ta có một lịng nồng nàn u nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ
xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sơi nổi, nó kết thành
một làn sóng vơ cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó
nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”.
Bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam là tài sản vô giá; là linh hồn của dân tộc được
hun đúc qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước với bao biến cố thăng trầm của
lịch sử; được viết lên bằng máu, nước mắt và mồ hôi của cả dân tộc Việt Nam. Chính
vì vậy nó là biểu tượng của sự trường tồn, là cầu nối giữa quá khứ, hiện tại và tương
lai của dân tộc.
Trước xu thế tồn cầu hóa hội nhập kinh tế, giao lưu về văn hóa giữa các nước
đang diễn ra sơi động. Nhưng nếu khơng có một bản lĩnh vững vàng, một chiến lược
phát triển đúng đắn thì việc giao lưu đó sẽ dẫn đến nguy cơ đánh mất bản sắc văn hóa
dân tộc. Để mở rộng giao lưu, hội nhập mà không đánh mất bản sắc của mình, chúng
ta phải trở về với Tư tưởng Hồ Chí Minh: Bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu
tinh hoa văn hóa nhân loại, những phải lấy bản sắc văn hóa dân tộc làm nền tảng, làm
bản lĩnh. Nền tảng có vững chắc, bản lĩnh có vững vàng mới tiếp thu được tinh hoa
văn hóa nhân loại một cách đúng đắn, mới chủ động, tự tin hội nhập và làm giàu thêm,
sáng lên đặc trưng văn hóa dân tộc.
2. Thực trạng q trình xây dựng nền văn hóa “tiên tiến, đậm đà bản sắc
dân tộc” của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
2.1 Thành tựu đạt được:
Về lĩnh vực tư tưởng, đạo đức và lối sống: Chúng ta luôn đi theo con đường chủ
nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Đây chính là con đường đúng đắn mà
nước ta đã kiên định từ đầu, vận dụng sáng tạo để phát triển nền văn hóa dân tộc, đảm



5

bảo cho đời sống tinh thần xã hội phát triển đúng hướng. Nhờ đó mà ý thức rèn luyện
phấn đấu cho lý tưởng của Đảng được nâng cao lên. Nhiều nhân tố mới về giá trị văn
hóa và chuẩn mực đạo đức được hình thành. Các cán bộ, đảng viên ln có ý thức
phấn đấu cho độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, tinh thần trách nhiệm và năng lực
tổ chức thực tiễn.
Về sự nghiệp giáo dục, khoa học kĩ thuật, văn hóa nghệ thuật: Trình độ dân chúng
nâng cao, học vấn của thế hệ trẻ ngày càng mở rộng. Nhiều bộ môn nghệ thuật truyền
thống được giữ gìn và phát huy như: hội họa, sơn mài, tuồng, cải lương,… Có hơn 30
làng, bản, bn của 25 dân tộc được Nhà nước hỗ trợ đầu tư bảo tồn phát huy các thiết
chế văn hóa truyền thống, lễ hội, làn điệu dân ca, dân vũ, dân nhạc, trang phục truyền
thống, nghề truyền thống cũng như các nét đẹp trong văn hóa phong tục tập quán của
các dân tộc. Riêng đối với các dân tộc có dân số rất ít khoảng dưới
10.000 người thì cũng đã được Nhà nước đầu tư mở các lớp truyền dạy văn hóa truyền
thống phi vật thể để các thế hệ trẻ được tiếp cận, tiếp nối các nét đẹp của văn hóa dân
tộc mình, tránh nguy cơ mai một.
Đời sống văn hóa cơ sở đã có bước phát triển: phong trào sinh hoạt văn hóa, văn
nghệ quần chúng cùng với xây dựng các thiết chế văn hóa đã làm cho đời sống văn
hóa, tinh thần nhân dân ngày càng đa dạng. Theo Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch,
đến nay nước ta có hơn 80 lễ hội truyền thống tiêu biểu của các dân tộc như Mường,
Tày, Cơ-Tu, Mạ, Nùng, Dao, Tà Ôi, Hà Nhì, Cống, Ê đê, Vân Kiều… được phục dựng,
bảo tồn và phát triển đúng mục đích, phù hợp với từng dân tộc. Các hoạt động lễ hội
như: Hội Lim (Bắc Ninh), Giỗ Tổ Hùng Vương (Phú Thọ),… trở thành bản sắc văn
hóa đạo lý truyền thống của người Việt Nam.
2.2 Hạn chế:
Những năm gần đây không chỉ thành thị mà nông thôn điều kiện sống, tiện nghi
sinh hoạt, lối sống đã và đang có sự thay đổi lớn. Sự thay đổi không chỉ trong đời sống
vật chất ma còn la đời sống tinh thần, suy nghĩ của con người. Trước đây một số người
đi tìm sự thoải mái phóng đãng bên nước ngồi, thì nay lối sống đó đã nãy sinh ở việt

nam, trên nhiều lĩnh vực lối sống đó đang làm phai mờ đi lối sống truyền thống của


6

dân tộc. Nhiều cách nghĩ, cách sống… thực sự đang xung đột với các chuẩn mực
người Việt như bạo lực, mại dâm…
Nghệ thuật: Nghệ thuật văn hóa Việt Nam truyền thống với nhiều thể loại, loại
hình hiện đang bị mai một. Thanh niên ngày nay và cả tầng lớp trung lưu khơng thích
xem tuồng, chèo, hát ca trù vì tạm gọi là diễn tiến nghệ thuật lúc nghệ sĩ biểu diễn
thường diễn ra chậm trong khi diễn tiến của cuộc sống đã có nhiều ảnh hường của nền
kinh tế cơng nghiệp hiện đại. Một số các nhạc cụ rất độc đáo của người Việt
Nam đang ít được chú ý bảo tồn và phát huy. Đàn đá Tây Nguyên, đã một thời tạo
được ấn tượng sâu đậm cho thính khán giả trong và ngồi nước, hiện nay chỉ có ít
người biết sử dụng. Các nhạc cụ độc đáo của đồng bào các dân tộc miền núi cũng có
nguy cơ mai một trong bối cảnh nhạc hiện đại tràn lan trong đời sống âm nhạc ngày
nay.
Tơn giáo tín ngưỡng: Bảo tồn cũng phải có sự lựa chọn để bảo tồn, sử dụng
những yếu tố văn hóa phù hợp với điều kiện, hồn cảnh cụ thể. Lễ hội là văn hóa
truyền thống nhưng tình trạng ngày nay tổ chức quá nhiều lễ hội vừa tốn kém, vất vả
và nguy cơ bị mê tín dị đoan hóa đấy là chưa kể có những hiện tượng lợi dụng lễ hội
cầu lợi và làm lợi cho cá nhân
Di sản văn hóa đang đứng trước nhiều thách thức, chứa giải quyết tốt mối quan
hệ giữa bảo tồn và phát triển, việc bảo tồn di sản văn hóa chưa được triển khai theo
một quy hoạch, kế hoạch lâu dài nên thường bị động, chưa có sự phối hợp đồng bộ
giữa quy hoạch bảo tồn di tích với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội.
3. Nguyên nhân:
Để có được những thành tựu to lớn như ngày hơm nay trước hết phải nói tới vai
trị của chủ tịch Hồ Chí Minh, người đã tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại để làm
kim chỉ nam soi đường cho mọi hoạt động cách mạng của Việt Nam. Cùng với đó là

những đường lối và các chính sách của Đảng và Nhà nước đã và đang phát huy tích
cực, định hướng đúng đắn cho sự nghiệp phát triển đời sống văn hóa, xã hội. Mặt


7

khác đó cịn là kết quả của sự đồn kết tham gia tích cực của tồn dân và các lực
lượng hoạt động trên mọi lĩnh vực.
Tuy nhiên vẫn còn tồn tại những khuyên nhân chủ quan và khách quan làm cản
trở sự phát triển của việc xây dựng bản sắc văn hóa dân tộc như: Sự tác động mạnh
mẽ của những mặt trái do q trình tồn cầu hóa kinh tế và sự xâm nhập tràn lan
những sản phẩm văn hóa dẫn đến những tư tưởng phức tạp trong đời sống văn hóa xã
hội; Đầu tư cho phát triển tập trung nhiều ở phát triển kinh tế mà chưa có điều kiện
đầu tư cho phát triển văn hóa nói chung, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc
nói riêng; Chưa xây dựng được cơ chế, chính sách và giải pháp phù hợp để phát triển
văn hóa trong thời kì hội nhập kinh tế quốc tế; Một số bộ phận người dân, những
người hoạt động trên lĩnh vực văn hóa cịn có tư tưởng sai lệch với chuẩn mực đạo
đức đề ra.
4. Giải pháp về xây dựng nền văn hóa việt nam tiến tiến, đậm đà bản sắc
dân tộc trong giai đoạn hiện nay:
Đây là những giải pháp tiêu biểu, cần được chú trọng và đặt mục tiêu hàng đầu
trong công cuộc đổi mới và hội nhập của nước ta trong giai đoạn hiện nay, đó là:
Thứ nhất, củng cố và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và nhà nước.
Thứ hai, tăng cường công tác giáo dục, tuyên truyền để nâng cao nhận thức của cộng
đồng về tầm quan trọng của việc hiểu biết về bản sắc văn hóa dân tộc, từ đó hình thành
ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc một cách chủ động, tích cực và tự giác.
Thứ ba, phát triển kinh tế và văn hóa phải gắn với bảo vệ mơi trường tự nhiên và môi
trường xã hội. Đây là một trong những nhân tố bảo đảm cho sự phát triển bền vững
của dân tộc. Đặc biệt việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa cần gắn với giữ gìn
khơng gian văn hóa - nơi duy trì đời sống của cộng đồng dân tộc.

Thứ tư, cần đẩy mạnh việc giữ gìn, bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa, bản sắc
và truyền thống dân tộc. Coi trọng sưu tầm, khai thác các giá trị văn hóa vật thể và
phi vật thể. Tiếp tục tổ chức ngày hội văn hóa của một số dân tộc thiểu số có bản sắc


8

văn hóa tiêu biểu nhằm nâng cao ý thức giữ gìn và tơn vinh giá trị văn hóa truyền
thống của các dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Thứ năm, mở rộng hợp tác giao lưu văn hóa quốc tế. Tiếp thu có chọn lọc các giá trị
nhân văn, khoa học, tiến bộ của nước ngồi. Tích cực giới thiệu rộng rãi những tinh
hoa, bản sắc văn hóa Việt Nam, những thành tựu to lớn của hơn hai mươi năm đổi
mới đất nước và chính sách hội nhập quốc tế của Đảng và Nhà nước ta, góp phần nâng
cao vị thế Việt Nam trên trường quốc tế và tranh thủ nguồn tài trợ của các nước cho
phát triển sự nghiệp văn hóa.
Thứ sáu, đẩy mạnh cơng tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, chuyên môn nghiệp
vụ cho ngành văn hóa, nhất là đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ văn hóa là người
dân tộc thiểu số. Đội ngũ cán bộ văn hóa cơ sở cần phải được tiếp tục đào tạo, bồi
dưỡng mạnh hơn nữa mới đủ khả năng đáp ứng yêu cầu giữ gìn và phát huy bản sắc
văn hóa dân tộc trong thời kỳ mới.

C. PHẦN KẾT LUẬN
Xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc ở Việt Nam là vấn đề
quan trọng trong tiến trình phát triển kinh tế - xã hội. Cơng nghiệp hố, hiện đại hố
đất nước phải đi đơi với giữ gìn tốt nền văn hố của dân tộc, khơng những phải bảo
tồn mà ngày càng phải phát huy, làm cho nó phù hợp với thời đại hiện nay. Vấn đề
này liên quan đến sự tồn tại và phát triển của đất nước. Đó là nền văn hố có mơ thức
tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Nền văn hoá này sẽ tiếp tục phát triển và nâng cao
các giá trị văn hoá mà dân tộc Việt Nam suốt mấy ngàn năm lịch sử bằng lao động vô
cùng vất vả và chiến đấu dũng cảm, tổ chức xã hội đầy khó khăn gian khổ đã đạt được.

Đây là một nền văn hoá lấy lý tưởng độc lập dân tộc, chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa
Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các giá trị cơ bản của con người làm nền tảng.
Nền văn hoá này sẽ giữ gìn các giá trị bền vững truyền thống, đồng thời tiếp thu tồn
bộ tinh hoa văn hố nhân loại. Một nền văn hoá của Việt Nam với những nhân cách
mới, với các thành tựu mới chứa đầy các giá trị nhân ái và bao dung sẽ gia nhập vào
sức sống của nhiều nền văn hoá khác nhau trên thế giới, góp phần tạo ra tính đa dạng
văn hố của q trình tồn cầu hố nền kinh tế nhân loại.


TÀI LIỆU THAM KHẢO:
[1] Bộ giáo dục và đào tạo (2015), giáo trình “Tư tưởng Hồ Chí Minh”, Nxb.
CTQG, Hà Nội
[2] Chu Thái Thành (2007), “Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc”, tạp
chí điện tử Tạp chí Cộng sản.
[3] GS. TS. Đinh Xuân Dũng (2019) , “Gìn giữ, phát huy và phát triển bản sắc
văn hóa dân tộc trong q trình tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế”, trang
thông tin điện tử Tuyên Giáo.
[4] Hồ Chí Minh (2011): Tồn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, Tập 3 tr.458.
[5] Hồ Chí Minh (1997): Vẻ văn hóa, Bảo tàng Hồ Chí Minh xuất bản, Hà Nội,
tr.350.
[6] Hồ Chí Minh (1981): “Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận”, Nxb Văn
học, Hà Nội, tr.516-517.



×