Tải bản đầy đủ (.pdf) (177 trang)

Xây dựng chương trình nâng cao nhận thức về sức khỏe sinh sản cho học sinh (nghiên cứu trường hợp tại trường THCS lại thượng, xã lại thượng, huyện thạch thất, thành phố hà nội)”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.47 MB, 177 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

CHU THỊ BÍCH NGỌC

XÂY DỰNG CHƢƠNG TRÌNH NÂNG CAO NHẬN THỨC
VỀ SỨC KHỎE SINH SẢN CHO HỌC SINH

(Nghiên cứu trường hợp tại trường THCS Lại Thượng,
xã Lại Thượng, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội)

LUẬN VĂN THẠC SĨ THAM VẤN HỌC ĐƢỜNG

HÀ NỘI – 2021


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

CHU THỊ BÍCH NGỌC

XÂY DỰNG CHƢƠNG TRÌNH NÂNG CAO NHẬN THỨC
VỀ SỨC KHỎE SINH SẢN CHO HỌC SINH

(Nghiên cứu trường hợp tại trường THCS Lại Thượng,
xã Lại Thượng, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội)

LUẬN VĂN THẠC SĨ THAM VẤN HỌC ĐƢỜNG

CHUYÊN NGÀNH: THAM VẤN HỌC ĐƢỜNG
Mã số: Thí điểm



Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Hoàng Gia Trang

HÀ NỘI – 2021


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được luận văn này, trước hết em xin cảm ơn Ban Giám
hiệu Trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội, Khoa các Khoa học
Giáo dục cùng tồn thể thầy cơ đã giảng dạy nhiệt tình, tâm huyết giúp em có
nhiều kiến thức, kỹ năng quý báu và có thể vận dụng để hoàn thành luận văn
tốt nghiệp này.
Đặc biệt, em rất biết ơn TS. Hồng Gia Trang đã tận tình hướng dẫn em
trong việc hoàn thiện luận văn cũng như trong quá trình học tập chuyên ngành
Tham vấn học đường.
Đồng thời, em cũng xin cảm ơn Ban Giám hiệu trường Trung học cơ sở
Lại Thượng tạo điều kiện và hỗ trợ em trong quá trình khảo sát và thực hiện
chương trình thực nghiệm.
Cuối cùng, em xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, bạn bè và đồng
nghiệp đã ln ủng hộ, động viên và hỗ trợ để em có thể thực hiện và hồn
thành nghiên cứu của mình.
Em xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội,

tháng

năm

Học viên
Chu Thị Bích Ngọc


i


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

1.

BCS

Bao cao su

2.

BPTT

Biện pháp tránh thai

3.

HS

Học sinh

4.

LTQĐTD


Lây truyền qua đường tình dục

5.

SKSS

Sức khỏe sinh sản

6.

SL

Số lượng

7.

GD

Giáo dục

8.

QHTD

Quan hệ tình dục

9.

THCS


Trung học cơ sở

STT

10. THPT

Trung học phổ thơng

11. TL

Tỉ lệ (%)

12. TP HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

13. VTN

Vị thành niên

ii


DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
1. Bảng
SST
1
2


3

4

5

6
7
8
9
10

11

12

13
14

NỘI DUNG
Bảng 2.1. Đặc điểm khách thể nghiên cứu bằng bảng hỏi
Bảng 3.1. Hiểu biết của học sinh về khái niệm sức khỏe sinh sản (tính
theo tỉ lệ %)
Bảng 3.2. Quan điểm của học sinh về lý do nên QHTD ở tuổi vị thành
niên
Bảng 3.3. Quan điểm của học sinh về ảnh hưởng của QHTD ở tuổi vị
thành niên
Bảng 3.4. Nhận thức của học sinh về các biện pháp tránh các bệnh lây
nhiễm qua đường tình dục
Bảng 3.5. Ý kiến của học sinh về cách xử lý khi bị mắc các bệnh lây

nhiễm qua đường tình dục
Bảng 3.6. Mức độ hiểu biết của học sinh về một số biện pháp tránh thai
Bảng 3.7. Mức độ trao đổi thông tin về kiến thức SKSS của học sinh
với một số đối tượng
Bảng 3.9. Đặc điểm khách thể nghiên cứu tham gia thực nghiệm
Bảng 3.10. Nhận thức của học sinh tham gia thực nghiệm về khái niệm
sức khỏe sinh sản
Bảng 3.11. Nhận thức của học sinh tham gia thực nghiệm về mức độ
quan trọng của việc giáo dục sức khỏe sinh sản
Bảng 3.12. Hiểu biết của học sinh tham gia thực nghiệm về dấu hiệu
tuổi dậy thì ở nam giới
Bảng 3.13. Hiểu biết của học sinh tham gia thực nghiệm về dấu hiệu
tuổi dậy thì ở nữ giới
Bảng 3.14. Quan điểm của học sinh tham gia thực nghiệm về ảnh

iii


hưởng của QHTD ở tuổi vị thành niên
Bảng 3.15. Quan điểm của học sinh tham gia thực nghiệm về khả năng

15

có thể mắc bệnh lây nhiễm qua đường tình dục ở tuổi dậy thì
Bảng 3.16. Quan điểm của học sinh tham gia thực nghiệm về cách xử

16

lý khi bị mắc các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục
Bảng 3.17. Mức độ hiểu biết của học sinh tham gia thực nghiệm về một


17

số biện pháp tránh thai (tính theo số lượng)
Bảng 3.18. Quan điểm của học sinh tham gia thực nghiệm về tần suất

18

giảng dạy kiến thức về sức khỏe sinh sản (tính theo số lượng)
Bảng 3.19. Mối quan tâm của học sinh tham gia thực nghiệm về những

19

nội dung giáo dục sức khỏe sinh sản
2. Biểu đồ

SST
1

NỘI DUNG
Biểu đồ 3.1. Nhận thức của học sinh về mức độ quan trọng của việc
giáo dục sức khỏe sinh sản

2

Biểu đồ 3.2. Hiểu biết của học sinh về dấu hiệu tuổi dậy thì ở nam giới

3

Biểu đồ 3.3. Hiểu biết của học sinh về dấu hiệu tuổi dậy thì ở nữ giới


4

5

6

7
8

Biểu đồ 3.4. Quan điểm của học sinh về quan hệ tình dục ở tuổi vị
thành niên
Biểu đồ 3.5. Nhận thức của học sinh về các bệnh lây nhiễm qua đường
tình dục
Biểu đồ 3.6. Hiểu biết của học sinh về nguyên nhân dẫn đến các bệnh
lây nhiễm qua đường tình dục
Biểu đồ 3.7. Quan điểm của học sinh về khả năng có thể mắc bệnh lây
nhiễm qua đường tình dục ở tuổi dậy thì
Biểu đồ 3.8. Mức độ hiểu biết của học sinh về một số biện pháp tránh

iv


thai
9

10

11


12

13

14

Biểu đồ 3.9. Mối quan tâm của học sinh về những nội dung giáo dục
sức khỏe sinh sản
Biểu đồ 3.10. Quan điểm của học sinh tham gia thực nghiệm về quan
hệ tình dục ở tuổi vị thành niên
Biểu đồ 3.11. Nhận thức của học sinh tham gia thực nghiệm về các
bệnh lây nhiễm qua đường tình dục
Biểu đồ 3.12. Nhận thức của học sinh tham gia thực nghiệm về nguyên
nhân dẫn đến các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục
Biểu đồ 3.13. Nhận thức của học sinh tham gia thực nghiệm về các
biện pháp tránh các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục
Biểu đồ 3.14. Mối quan tâm của học sinh tham gia thực nghiệm về
những nội dung giáo dục sức khỏe sinh sản

v


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu. .................................................................................. 2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu. ................................................................................. 3
4. Đối tƣợng, khách thể và phạm vi nghiên cứu .......................................... 3
5. Giả thiết nghiên cứu .................................................................................... 3

6. Phƣơng pháp nghiên cứu: .......................................................................... 4
6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết ............................................ 4
6.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn ........................................... 4
6.3. Phương pháp thực nghiệm .................................................................... 4
6.4. Nhóm phương pháp thống kê tốn học ................................................ 5
7. Đóng góp của đề tài ..................................................................................... 5
8. Cấu trúc của luận văn ................................................................................. 5
CHƢƠNG 1...................................................................................................... 6
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG CHƢƠNG TRÌNH NÂNG CAO
NHẬN THỨC VỀ SỨC KHỎE SINH SẢN CỦA HỌC SINH................... 6
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề .............................................................. 6
1.1.1. Các nghiên cứu trên thế giới ............................................................. 6
1.1.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam.............................................................. 9
1.2. Cơ sở lý luận ........................................................................................ 16
1.2.1.1 Khái niệm tuổi vị thành niên ........................................................ 16
1.2.1.2 Khái niệm Sức khỏe sinh sản........................................................ 17
1.2.1.3 Khái niệm Xây dựng chương trình ............................................... 18
1.2.1.4 Khái niệm Nhận thức .................................................................... 19
1.2.1.5 Đặc điểm lứa tuổi học sinh trung học cơ sở ................................. 22

vi


1.2.1.6 Giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trung học cơ sở ........... 26
1.2.1.7 Khái niệm Xây dựng chương trình nâng cao nhận thức về sức
khỏe sinh sản cho học sinh ....................................................................... 28
CHƢƠNG 2.................................................................................................... 31
TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................... 31
2.1. Đôi nét về địa bàn và khách thể nghiên cứu ..................................... 31
2.1.1. Địa bàn nghiên cứu ......................................................................... 31

2.1.2. Khách thể nghiên cứu ..................................................................... 32
2.2. Tổ chức nghiên cứu ............................................................................. 32
2.2.1. Giai đoạn xây dựng khung lý thuyết............................................... 32
2.2.2. Giai đoạn xây dựng bộ công cụ ...................................................... 33
2.2.3. Giai đoạn điều tra ............................................................................ 34
2.2.4. Giai đoạn xử lý số liệu trước thực nghiệm ..................................... 34
2.2.5. Giai đoạn xây dựng chương trình thực nghiệm .............................. 35
2.2.6. Giai đoạn tổ chức chương trình thực nghiệm ................................. 37
2.2.7. Giai đoạn nghiên cứu sau thực nghiệm .......................................... 41
2.2.8. Giai đoạn xử lí số liệu sau thực nghiệm ......................................... 41
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................... 41
2.3.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận .................................................... 41
2.3.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi .............................................. 42
2.3.3. Phương pháp phỏng vấn sâu ........................................................... 45
2.3.3.1. Phỏng vấn sâu ban đầu với cán bộ, giáo viên ........................ 45
2.3.3.2. Phỏng vấn sâu ban đầu với học sinh ...................................... 45
2.3.3.3. Phỏng vấn sâu sau khảo sát lần đầu với học sinh .................. 45
2.3.4. Phương pháp thực nghiệm ........................................................... 46

vii


2.3.5. Xử lý số liệu .................................................................................... 47
CHƢƠNG 3.................................................................................................... 50
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................................... 50
3.1 Nhận thức của học sinh trƣờng trung học cơ sở Lại Thƣợng về sức
khỏe sinh sản............................................................................................... 50
3.1.1. Nhận thức về những kiến thức cơ bản của sức khỏe sinh sản ........ 50
3.1.1.1. Nhận thức về khái niệm sức khỏe sinh sản ............................ 50
3.1.1.2. Nhận thức của học sinh về mức độ quan trọng của việc giáo

dục sức khỏe sinh sản .......................................................................... 51
3.1.1.3. Nhận thức về dấu hiệu tuổi dậy thì ........................................ 53
3.1.2. Nhận thức của học sinh về vấn đề quan hệ tình dục....................... 55
3.1.3. Nhận thức về các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục................... 58
3.1.4. Nhận thức về các biện pháp tránh thai an toàn ............................... 63
3.1.5. Nhu cầu được giáo dục sức khỏe sinh sản ...................................... 65
3.2. Xây dựng chƣơng trình nâng cao nhận thức về sức khỏe sinh sản
cho học sinh................................................................................................. 72
3.2.1. Quá trình xây dựng chương trình thực nghiệm. ............................. 72
3.2.1.1. Quá trình xây dựng chương trình thực nghiệm. ..................... 72
3.2.1.2. Đặc điểm khách thể nghiên cứu tham gia thực nghiệm ......... 73
3.2.2. Chương trình nâng cao nhận thức về sức khỏe sinh sản cho học sinh
................................................................................................................... 74
3.2.2.1. Căn cứ xây dựng chương trình: ........................................... 74
3.2.2.2. Chương trình nâng cao nhận thức về sức khỏe sinh sản cho
học sinh 79
3.3. Kết quả thực nghiệm chƣơng trình nâng cao nhận thức về sức
khỏe sinh sản cho học sinh ........................................................................ 84
3.3.1. Nhận thức của học sinh sau thực nghiệm về những kiến thức cơ bản
của sức khỏe sinh sản................................................................................ 84

viii


3.3.1.1. Nhận thức của học sinh tham gia thực nghiệm về những kiến
thức cơ bản của sức khỏe sinh sản ...................................................... 84
3.3.1.2. Nhận thức của học sinh tham gia thực nghiệm về dấu hiệu tuổi
dậy thì .................................................................................................. 86
3.3.1.3. Nhận thức của học sinh tham gia thực nghiệm về vấn đề quan
hệ tình dục ........................................................................................... 89

3.3.1.4. Nhận thức của học sinh tham gia thực nghiệm về các bệnh lây
nhiễm qua đường tình dục................................................................... 92
3.3.1.5. Nhận thức của học sinh tham gia thực nghiệm về các biện
pháp tránh thai an toàn ........................................................................ 97
3.3.1.6. Nhu cầu được giáo dục sức khỏe sinh sản ........................... 101
3.3.2. Kết luận chung .............................................................................. 104
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................. 106
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 110
PHỤ LỤC ..................................................................................................... 116

ix


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Vị thành niên là một giai đoạn quan trọng và duy nhất trong cuộc đời
của một cá nhân. Giai đoạn dậy thì đại diện cho sự chuyển tiếp giữa thời
thơ ấu và tuổi trưởng thành, nó được đặc trưng bởi những dấu hiệu về thể
chất và tâm lý xã hội, mang lại cả rủi ro và cơ hội cho cuộc sống của những
người trẻ tuổi [38]. Trong cùng một độ tuổi thì tỉ lệ dậy thì chính thức ở học
sinh nữ ln cao hơn so với học sinh nam. Không những thế, đối với nữ
giới đến 15 tuổi đa số đã dậy thì trong khi đó ở nam mới chỉ có khoảng gần
50% tuổi dậy thì. Tuổi vị thành niên là giai đoạn có sự thay đổi mạnh mẽ cả
về tâm lý, sinh lý, các mối quan hệ xã hội [14], [18].
Theo số liệu thu được từ khảo sát của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật
tỉnh Thái Bình, năm 2018, trong tổng số 8.290 ca nạo hút thai, tỉ lệ nạo phá
thai ở tuổi vị thành niên chiếm 1.6 % (130 ca), 9 tháng năm 2019 có tổng số
7.236 ca nạo hút thai, trong đó có 97 ca nạo hút thai ở lứa tuổi VTN (chiếm
1.3 %) [29]. Bên cạnh đó, các kiến thức, kỹ năng cơ bản của VTN về chủ
đề chăm sóc sức khỏe sinh sản còn tồn tại nhiều hạn chế; cơng tác giáo dục

về sức khỏe sinh sản cịn được thực hiện ở quy mô nhỏ; việc cung cấp
thông tin, dịch vụ về sức khỏe sinh sản chưa đáp ứng được nhu cầu đa dạng
của vị thành niên. Như vậy, có thể thấy rằng cơng tác chăm sóc sức khỏe
sinh sản cho vị thành niên vẫn còn nhiều hạn chế và chưa đạt hiệu quả thực
sự cao [35].
Tính từ ngày 1/1/2015 đến ngày 30/6/2019, trên địa bàn thành phố
Hà Nội có 322 trẻ bị xâm hại tình dục, chiếm phần lớn là trẻ nữ từ 13-16
tuổi. Như vậy, trẻ trong giai đoạn vị thành niên thuộc diện có nguy cơ cao
[18].
Tại địa bàn huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội có 24 trường Trung
học cơ sở thuộc 23 xã, thị trấn khác nhau. Các hoạt động chăm sóc sức khỏe

1


sinh sản đã được quan tâm thực hiện và triển khai từ rất sớm trên địa bàn
huyện Thạch Thất do Trung tâm y tế huyện Thạch Thất kết hợp với Trạm y tế
xã và các trường học tổ chức các chương trình truyền thơng ngoại khóa, giáo
dục giới tính và chăm sóc sức khỏe sinh sản. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn tồn
tại nhiều bất cập cho công tác triển khai các hoạt động chăm sóc sức khỏe
sinh sản do đây là một chủ đề tế nhị, nhiều phụ huynh, thầy cô giáo và Ban
giám hiệu nhà trường cho rằng tuổi vị thành niên cịn nhỏ, việc giáo dục giới
tính, chăm sóc sức khỏe sinh sản cho các em vẫn cịn sớm, khơng nên vẽ
đường cho hươu chạy… Thực tế này địi hỏi, để làm tốt cơng tác chăm sóc
sức khỏe sinh sản cho người dân nói chung và cho vị thành niên nói riêng cần
sự vào cuộc của cả ngành y tế và sự quan tâm của xã hội cùng phối hợp thực
hiện để đạt hiệu quả tốt hơn.
Cho đến nay, vẫn chưa có một nghiên cứu nào tìm hiểu về vấn đề sức
khỏe sinh sản của các học sinh theo học tại các trường trung học cơ sở trên
địa bàn của huyện Thạch Thất. Vấn đề đặt ra là hiện nay kiến thức, kỹ năng,

thái độ của học sinh các trường trung học cơ sở huyện Thạch Thất về các vấn
đề liên quan đến sức khỏe sinh sản vị thành niên như: dấu hiệu tuổi dậy thì,
quan hệ tình dục, mang thai sớm, các biện pháp tránh thai, các bệnh lây
truyền qua đường tình dục… như thế nào? Để có được câu trả lời, tơi thực
hiện nghiên cứu với đề tài “Xây dựng chương trình nâng cao nhận thức về
sức khỏe sinh sản cho học sinh (Nghiên cứu trường hợp tại trường THCS
Lại Thượng, xã Lại Thượng, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội)”
2. Mục đích nghiên cứu.
Đề tài tập trung nghiên cứu hệ thống hóa những vấn đề lý thuyết về
nhận thức của học sinh trung học cơ sở về sức khỏe sinh sản; tìm hiểu thực
trạng nhận thức về sức khỏe sinh sản của học sinh trung học cơ sở. Từ những
kiến thức và thông tin thu thập được, tác giả xây dựng chương trình nâng cao
nhận thức về sức khỏe sinh sản cho học sinh trung học cơ sở Lại Thượng.

2


3. Nhiệm vụ nghiên cứu.
- Nghiên cứu các vấn đề lý luận về xây dựng chương trình nâng cao
nhận thức về sức khỏe sinh sản của học sinh trung học cơ sở
- Khảo sát tình hình thực trạng nhận thức của học sinh trường trung học
cơ sở về sức khỏe sinh sản
- Xây dựng chương trình nâng cao nhận thức cho học sinh trung học cơ
sở về sức khỏe sinh sản
4. Đối tƣợng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Chương trình nâng cao nhận thức về sức khỏe
sinh sản của học sinh trường trung học cơ sở Lại Thượng, xã huyện Thạch
Thất, thành phố Hà Nội
- Khách thể nghiên cứu:
Luận văn nghiên cứu 222 khách thể trong đó có: 200 học sinh tham gia

khảo sát bằng bảng hỏi trước thực nghiệm; sau đó có 98/200 học sinh được
chọn để tham gia khảo sát bằng bảng hỏi sau thực nghiệm, 5 cán bộ giáo viên;
17 học sinh tham gia phỏng vấn sâu (5 học sinh được phỏng vấn trước nghiên
cứu và 12 học sinh được phỏng vấn sau khi khảo sát lần đầu).
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về thời gian: Từ 01/08/2020 đến 01/08/2021
5. Giả thiết nghiên cứu
Nhận thức của học sinh trường trung học cơ sở Lại thượng về sức khỏe
sinh sản chưa đầy đủ và có sự khác nhau giữa học sinh thuộc các khối lớp. Có
thể nâng cao nhận thức của học sinh trường trung học cơ sở Lại Thượng về
sức khỏe sinh sản bằng việc xây dựng một chương trình bao gồm cung cấp
thơng tin, kiến thức giáo dục giới tính, giáo dục dân số, giáo dục sức khỏe
sinh sản cho HS.

3


6. Phƣơng pháp nghiên cứu:
Trong đề tài nghiên cứu này, tác giả phối hợp nhóm phương pháp
nghiên cứu lý thuyết và nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết được sử dụng trong đề tài này
nhằm hệ thống hóa, phân tích những vấn đề lý luận về sức khỏe sinh sản và
chương trình giáo dục chương trình giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh.
6.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi:
Để nghiên cứu thực trạng kiến thức về sức khỏe sinh sản và nhu cầu về
giáo dục sức khỏe sinh sản của học sinh trường THCS Lại Thượng tác giả xây
dựng bảng hỏi với các câu hỏi với những mục đích khai thác thơng tin khác
nhau.

- Phương pháp phỏng vấn sâu:
Tác giả tiến hành phỏng vấn một số giáo viên, cán bộ quản lý, học sinh
trường trung học cơ sở Lại Thượng để có được những thơng tin cụ thể về
nguyên nhân, thực trạng kiến thức về sức khỏe sinh sản và chương trình nâng
cao nhận thức về giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trung học cơ sở và
tìm hiểu ý kiến của các đối tượng được phỏng vấn về các chương trình nâng
cao nhận thức về giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh.
6.3. Phương pháp thực nghiệm
Trong nghiên cứu này, tác giả tiến hành phương pháp thực nghiệm để
đánh giá được kết quả của chương trình xây dựng. Bằng việc tổ chức chương
trình thực nghiệm với các hình thức như tổ chức buổi nói chuyện, phát tài liệu
mang về, tư vấn, tham vấn, tác giả thu được kết quả về nhận thức của học sinh
đối với vấn đề sức khỏe sinh sản trước và sau khi chương trình thực nghiệm
diễn ra.

4


6.4. Nhóm phương pháp thống kê tốn học
Phương pháp này nhằm xử lý các số liệu thu được trong quá trình thực
hiện nghiên cứu, cụ thể là kết quả điều tra bằng bảng hỏi trước và sau thực
nghiệm.
Để xử lý kết quả nghiên cứu thu được từ bảng hỏi khảo sát, tác giả sử
dụng phương pháp thống kê bằng phần mềm SPSS (Statistical Package for
the Social Sciences)
7. Đóng góp của đề tài
- Về lí luận: Nghiên cứu đã góp phần hệ thống hóa những vấn đề lí luận
sức khỏe sinh sản, chương trình nâng cao nhận thức về sức khỏe sinh sản của
học sinh trung học cơ sở.
- Về thực tiễn: Nghiên cứu xây dựng chương trình nhằm giúp nhà

trường, giáo viên và các bậc phụ huynh cung cấp các kiến thức về sức khỏe
sinh sản cho học sinh trung học cơ sở.
8. Cấu trúc của luận văn
Nội dung chính của đề tài được chia làm 03 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về xây dựng chương trình nâng cao nhận thức
về sức khỏe sinh sản của học sinh
Chương 2: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu
Ngồi nội dung chính, luận văn cịn có phần mở đầu, kết luận, tài liệu
tham khảo và phụ lục.

5


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG CHƢƠNG TRÌNH NÂNG CAO
NHẬN THỨC VỀ SỨC KHỎE SINH SẢN CỦA HỌC SINH
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Các nghiên cứu trên thế giới
Trong lịch sử, sức khỏe sinh sản và tình dục vị thành niên (ASRH) đã
bị coi thường mặc dù các quốc gia phải đối mặt với những rủi ro cao do bỏ
qua nó. Một số thách thức mà thanh thiếu niên trên toàn thế giới phải đối mặt
bao gồm mang thai sớm và làm cha mẹ, khó tiếp cận các biện pháp tránh thai
và phá thai an toàn, cũng như tỷ lệ nhiễm HIV và các bệnh lây truyền qua
đường tình dục cao [39]. Trong 25 năm kể từ Hội nghị Quốc tế về Dân số và
Phát triển năm 1994, đã đạt được nhiều tiến bộ đáng kể về quyền và sức khỏe
sinh sản và tình dục vị thành niên (ASRHR). Phân tích xu hướng của các chỉ
số ASRHR chính ở cấp độ tồn cầu, quốc gia và địa phương chỉ ra rằng trẻ
em gái vị thành niên ngày nay có xu hướng kết hơn muộn hơn, trì hỗn trải
nghiệm tình dục lần đầu và trì hỗn sinh con đầu lịng, so với 25 năm trước;

họ cũng có nhiều khả năng sử dụng các biện pháp tránh thai hơn. Tuy nhiên,
mặc dù có tiến bộ tổng thể, sự tiến bộ không đồng đều trong nhiều kết quả
ASRHR thể hiện rõ ràng ở cả trong và giữa các quốc gia, và ở một số địa
điểm, tình trạng cuộc sống của thanh thiếu niên trở nên tồi tệ hơn [37].
Vấn đề kết hơn sớm, quan hệ tình dục sớm, mang thai sớm
Một nghiên cứu sử dụng dữ liệu từ 40 cuộc Điều tra Nhân khẩu học và
Sức khỏe cho kết quả như sau: ở các nước đang phát triển một tỉ lệ đáng kể
phụ nữ tiếp tục kết hôn ở tuổi vị thành niên; cụ thể: có 20 - 50% phụ nữ kết
hơn ở tuổi 18 và có 40 - 70% phụ nữ kết hôn trước sinh nhật lần thứ 20 của
họ. Kết hôn sớm phổ biến nhất ở Châu Phi cận Sahara và Nam Á, và ít phổ
biến nhất ở Bắc Phi, Trung Đông và Đông Nam Á [43].

6


Tại Mỹ, bất chấp những thay đổi mạnh mẽ trong gia đình người Mỹ,
một bộ phận thiểu số đáng kể người Mỹ kết hôn sớm. Sử dụng dữ liệu từ
Nghiên cứu dọc quốc gia về sức khỏe vị thành niên (N = 14,165), nghiên cứu
này đánh giá tỷ lệ kết hôn sớm và tỷ lệ tảo hôn ở Hoa Kỳ. Kết quả cho thấy
25% phụ nữ và 16% nam giới kết hôn trước 23 tuổi, và kết hôn sớm rất khác
nhau ở một số đặc điểm. Những người kết hôn sớm hơn có nhiều khả năng
thuộc các gia đình khó khăn, từ các gia đình theo đạo Tin lành hoặc Mormon
bảo thủ, coi trọng đức tin tôn giáo của họ hơn, có bằng cấp 3 nhưng trình độ
học vấn thấp hơn và sống thử trước hôn nhân [45].
Nếu vấn đề kết hơn sớm khơng được cải thiện, trong vịng mười năm
tới tới sẽ có 142 triệu trẻ em gái kết hơn trước khi bước sang tuổi 18 (tính tới
thời điểm năm 2020). Thêm vào đó, hàng năm có khoảng 16 triệu em gái tuổi
từ 15-19 sinh con, trong đó, cứ 10 trẻ vị thành niên thuộc nhóm này thì có 9 vị
thành niên đã lập gia đình. Nơi có tỷ lệ sinh ở tuổi VTN cao nhất với 120
trẻ/1000 trẻ VTN trong độ tuổi từ 13 – 19 là khu vực châu Phi thuộc tiểu vùng

Sa mạc Sahara. Ở khu vực châu Mỹ Latinh và vùng Caribbean, tỷ lệ sinh con
ở tuổi VTN vẫn ở mức cao và chỉ thời gian gần đây mới bắt đầu giảm. Ở các
nước ở khu vực Đông Nam Á, số lượng bà mẹ sinh con ở tuổi VTN hiện nay
vẫn rất cao; [47].
Quan hệ tình dục sớm cũng là vấn đề được quan tâm và nghiên cứu ở
nhiều quốc gia, khu vực. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng đây là vấn đề xã hội ở
nhiều nước. Ở Thái Lan, tỷ lệ thanh thiếu niên nam có quan hệ tình dục với
bạn gái hoặc gái mại dâm khá cao (hơn 60%). Ở Mỹ, ở tuổi 15 có 1/4 nữ và
1/3 nam có quan hệ tình dục, đến tuổi 17 thì tỉ lệ này tăng lên 50% đối với nữ
và 60% đối với nam [46], [48].
Nghiên cứu về tình trạng sức khỏe sinh sản và tình dục vị thành niên ở
các nước đang phát triển cho thấy ở các quốc gia này mỗi năm có khoảng 21
triệu nữ vị thành niên và 2 triệu trẻ gái dưới 15 tuổi mang thai. Kết quả nghiên

7


cứu cũng cho thấy mỗi năm có gần 16 triệu nữ vị thành niên và khoảng 2,5
triệu trẻ gái dưới 16 tuổi sinh con cũng tại các quốc gia này [38].
Giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên
Nghiên cứu mở rộng ở miền trung Scotland vào năm 2007 từ 1.854 học
sinh, có độ tuổi trung bình là 15,5 tuổi đã khám phá ra mối liên quan giữa q
trình ni dạy con cái và kết quả tình dục (giao hợp lần đầu bị trì hỗn, sử
dụng bao cao su và một số biện pháp phản ánh bối cảnh hoặc bối cảnh dự
kiến của lần quan hệ tình dục đầu tiên). Các giá trị của cha mẹ hạn chế giao
hợp có liên quan tích cực với tất cả các kết quả ngoại trừ việc sử dụng bao cao
su. Sự theo dõi của cha mẹ liên quan đến việc giao hợp muộn và sử dụng bao
cao su; các quy tắc của cha mẹ về nội dung ti vi có liên quan đến việc trì hỗn
giao hợp và mong đợi quan hệ tình dục trong một mối quan hệ, thay vì tình
cờ. Tần suất truyền thơng của cha mẹ về tình dục và các giá trị của cha mẹ tán

thành việc sử dụng biện pháp tránh thai có liên quan tiêu cực đến việc chậm
giao hợp của thanh thiếu niên và các giá trị tránh thai của cha mẹ có liên quan
tiêu cực với việc thanh thiếu niên mong đợi quan hệ tình dục trong một mối
quan hệ. Các mối liên kết được trung gian một phần bởi thái độ của thanh
thiếu niên, bao gồm cả giá trị được đặt vào việc quan hệ tình dục trong một
mối quan hệ. Cha mẹ có thể phát triển năng lực quan hệ tình dục sớm tích cực
và an tồn cho thanh thiếu niên bằng cách thúc đẩy các kỹ năng và giá trị xây
dựng tính tự chủ và chỉ khuyến khích quan hệ tình dục trong một mối quan hệ
[41].
Một nghiên cứu thực hiện trên 112 cặp mẹ và con gái vị thành niên
được thực hiện từ tháng 1 đến tháng 12 năm 2017 tại thị trấn Taunggyi, bang
Nam Shan, Myanmar bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp với bảng câu hỏi
bán cấu trúc cho thấy: Hơn một nửa số bà mẹ và trẻ em gái vị thành niên có
nhận thức tiêu cực về truyền thơng về các vấn đề sức khỏe sinh sản/sức khỏe
tình dục. Chỉ 2,7% trẻ em gái thảo luận về vấn đề sức khỏe sinh sản/sức khỏe

8


tình dục với mẹ nhiều hơn bốn lần trong sáu tháng qua. Các yếu tố tạo ra rào
cản truyền thông sức khỏe sinh sản/sức khỏe tình dục là thu nhập gia đình cao
hơn, kiến thức tốt về tuổi dậy thì, tốt kiến thức về các vấn đề sức khỏe sinh
sản và tình dục, và nhận thức tích cực về giao tiếp, của các bà mẹ, và kiến
thức tốt về các biện pháp tránh thai và kiến thức tốt về các bệnh lây nhiễm
qua đường tình dục ở trẻ em gái vị thành niên. Các bà mẹ và trẻ em gái vị
thành niên được tuyên truyền về sức khỏe sinh sản/sức khỏe tình dục cịn ít,
diễn ra khơng thường xun và muộn, chỉ có một số chủ đề được thảo luận
hạn chế. Có mức độ hiểu biết cao hơn về sức khỏe sinh sản/sức khỏe tình dục
có nhiều khả năng tạo ra rào cản giao tiếp giữa các bà mẹ và trẻ em gái vị
thành niên [40].

1.1.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam
Tại Việt Nam, tỉ lệ VTN quan hệ tình dục sớm, mang thai sớm, mang
thai ngoài ý muốn, sinh con sớm, tảo hôn, kết hôn cận huyết tương đối cao
[9], [6].
Theo kết quả nghiên cứu của tác giả Trần Minh Hậu thực hiện tại
trường THPT Đông Thụy Anh, tỉnh Thái Bình về “Kiến thức, thái độ, thực
hành của vị thành niên về sức khỏe sinh sản” cho thấy: có tới 92,9% VTN
hiểu đúng QHTD khơng an tồn là quan hệ không dùng các biện pháp bảo vệ.
Khi khảo sát về hậu quả của QHTD, có 13,0% học sinh tham gia khảo sát cho
rằng QHTD ở tuổi VTN vẫn không có vấn đề gì. Có 47,9% VTN hiểu rằng
QHTD có thể gây ảnh hưởng tới học tập, 58,7% học sinh biết có thể mắc bệnh
LTQĐTD nếu QHTD; có 82,7% VTN biết khi QHTD làm bạn gái có thể
mang thai được [15].
Thuốc tránh thai và bao cao su là hai biện pháp tránh thai được VTN
biết nhiều nhất (tỉ lệ lần lượt là 92,7% và 95,8%); có 82,1% VTN biết BCS có
thể phịng bệnh LTQĐTD, 88,1% học sinh biết tác dụng tránh thai tạm thời
của viên tránh thai, 88,8% biết các BPTT từ nguồn thơng tin là internet. Có

9


20% VTN hiểu đúng thời điểm dễ có thai nhất trong chu kỳ kinh, 6,9% học
sinh tham gia khảo sát cho rằng nạo hút thai ở tuổi VTN không để lại hậu quả
gì. Có 6,2 – 8,8% chưa hiểu đúng về bệnh LTQĐTD, 81,4% - 93,1% VTN
biết HIV và giang mai lây qua đường tình dục, 92,9% biết có thể phòng được
bệnh LTQĐTD bằng cách sử dụng bao cao su [5].
Nghiên cứu về “Kiến thức và thái độ của học sinh Trung học phổ thơng
huyện Hồi Đức, Hà Nội về chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên” của
tác giả Hồng Thị Hải Vân cho thấy: có 73,1% VTN biết ít nhất một biện
pháp tránh thai, có 13,7% học sinh biết thời điểm giữa chu kỳ kinh nguyệt dễ

mang thai nhất và 67,0% VTN biết rằng bạn gái có thể mang thai dù chỉ quan
hệ một lần. Tỉ lệ cao học sinh khơng chấp nhận việc có thai trước hơn nhân và
quan hệ tình dục trước hơn nhân (91,0% và 82,0%) [31]. Kết quả nghiên cứu
cũng cho thấy những yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức về dậy thì, kiến thức về
mang thai và BPTT của học sinh THPT Hồi Đức bao gồm: khối lớp, kết quả
học tập, trình độ học vấn của bố và giới của học sinh.
Kết quả nghiên cứu của tác giả Trần Minh Hậu và Đặng Thị Kim Anh
năm 2011 về kiến thức, thái độ, thực hành của vị thành niên về sức khỏe sinh
sản tại trường Trung học phổ thông Đông Thụy Anh, tỉnh Thái Bình cho thấy:
có đến 70,4% VTN quan tâm đến vấn đề SKSS, 62,7% lo lắng nếu mắc bệnh
LTQĐTD, 93,1% đồng ý sử dụng các BPTT trong QHTD, 60,4% phản đối
QHTD ở tuổi VTN [15].
Nghiên cứu của Trần Thị Bích Hồi và cộng sự về “Kiến thức về sức
khỏe sinh sản của học sinh trường Trung học phổ thông Ngô Sĩ Liên tỉnh Bắc
Giang năm 2015” cho biết: có 76,3% học sinh tham gia nghiên cứu nắm được
kiến thức về quan hệ tình dục an tồn, nhưng vẫn cịn một số học sinh hiểu
chưa nắm được thế nào là an toàn. Đối với các vấn đề liên quan đến mang
thai, có 93,9% học sinh có nghe tới các biện pháp tránh thai. Hai biện pháp
được biết đến nhiều nhất là bao cao su (98,8%) và thuốc tránh thai khẩn cấp

10


(86,9%). Tuy nhiên, hiểu biết của các em về các biện pháp tránh thai này còn
ở mức độ hạn chế, chưa rõ. Có 15,7% học sinh tham gia nghiên cứu khơng
nắm được kiến thức về ngun nhân dẫn đến có thai ngồi ý muốn và 16,8%
học sinh khơng có kiến thức về tai biến do nạo hút thai [20]. Với các bệnh
LTQĐTD, hầu hết học sinh đều nghe tới ít nhất một bệnh LTQĐTD, trong đó
HIV/AIDS có tới 93,9% biết đến. Đa số các em có hiểu biết về biểu hiện bệnh
lây truyền qua đường tình dục ở nữ trong đó tỉ lệ hiểu biết của các em nữ đều

cao hơn nam. Tỉ lệ học sinh biết biểu hiện “ra khí hư bất thường” chiếm cao
nhất với 57% (trong đó, nữ chiếm 59,1%, nam chiếm 54,9%). Nghiên cứu
cũng chỉ ra rằng có 62,1% học sinh đạt kiến thức chung về sức khỏe sinh sản
ở vị thành niên [20].
Điều tra mô tả cắt ngang 300 VTN trên địa bàn huyện Kiến XươngThái Bình năm 2012 của tác giả Nguyễn Đức Thanh về kiến thức về bệnh
LTQĐTD và HIV/AIDS của vị thành niên cho kết quả như sau: hầu hết VTN
cho rằng nguyên nhân gây bệnh LTQĐTD là do sinh hoạt tình dục mà không
dùng bao cao su với người mắc bệnh (63,0%). Tỉ lệ cao số VTN được hỏi biết
hậu quả bệnh LTQĐTD là làm tăng nguy cơ lây nhiễm HIV (66,3%); có
23,3% khơng biết hậu quả nào của bệnh LTQĐTD. Phần lớn VTN tham gia
nghiên cứu (trên 90%) biết lây nhiễm HIV qua đường máu, đường tình dục,
mẹ truyền cho con. Một bộ phận đáng kể VTN có nhận định sai lần rằng có
thể thơng qua hình dáng bề ngồi và lối sống của một người để nhận biết
người đó có nhiễm HIV hay khơng. Tỉ lệ VTN biết cách phịng lây nhiễm
HIV con thấp, số VTN biết khơng dùng chung bơm kim tiêm mới chỉ chiếm
69,7%; có tới 9% số VTN khơng biết cách nào để phịng lây nhiễm HIV [26].
Năm 2013, tác giả Nguyễn Đức Thanh cũng thực hiện nghiên cứu
“Thái độ đối với HIV/AIDS, hiểu biết về nguồn cung cấp thông tin và nơi điều
trị HIV/AIDS của học sinh trung học phổ thông” trên đối tượng là học sinh
THPT huyện Thái Thụy. Kết quả nghiên cứu cho thấy: thái độ của học sinh

11


đối với người nhiễm HIV/AIDS chưa tích cực. Tỷ lệ học sinh có thái độ tìm
cách chia sẻ và giúp đỡ chiếm tỷ lệ thấp (48,4%), một tỷ lệ khá cao học sinh
tham gia nghiên cứu có thái độ xa lánh người nhiễm HIV/AIDS (7,4%). Hầu
hết học sinh biết về cơ sở y tế nhà nước cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh
cho người nhiễm HIV/AIDS (91,7%); tuy nhiên vẫn cịn 2.6% học sinh khơng
biết nơi nào cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh cho người nhiễm HIV/AIDS.

Có tới 75.1%% học sinh cho biết địa chỉ xét nghiệm HIV là Trung tâm phòng
chống HIV/AIDS; Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh (48,0%), Trung tâm chăm
sóc sức khỏe sinh sản tỉnh (43,8%) [27].
Các yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành về sức khỏe
Nghiên cứu của Vũ Thị Kim Liên năm 2010 về Thực trạng kiến thức và
thực hành về sức khỏe sinh sản vị thành niên của học sinh phổ thơng tại Hải
Phịng cho thấy: có tới 6,21% VTN tham gia nghiên cứu có QHTD; trong đó
tỉ lệ học sinh thành phố QHTD thấp hơn các vùng khác, tỷ lệ nữ QHTD thấp
hơn nam, tỷ lệ QHTD ở VTN thuộc nhóm tuổi 10 - 14 thấp hơn nhóm tuổi 15
- 19. VTN có QHTD lần đầu tiên ở độ tuổi trung bình 15,8 tuổi. VTN nữ là
15,74 tuổi, VTN nam là 16,1 tuổi. Tuổi QHTD lần đầu nhỏ nhất là 9 tuổi.
Trong lần QHTD đầu tiên, 33,3% khơng sử dụng BPTT, có 50% VTN dùng
BPTT trong lần QHTD đầu tiên. Sự khác biệt giữa nam và nữ về sử dụng
BPTT trong lần QHTD đầu tiên khơng có ý nghĩa thống kê [30].
Nghiên cứu trên 375 học sinh THPT Ngô Sĩ Liên, tỉnh Bắc Giang của
tác giả Nguyễn Thị Bắc, Trần Thị Bích Hồi và cộng sự cho thấy: có mối liên
quan giữa giới kiến thức chung của học sinh về SKSS với khối lớp. Kết quả
nghiên cứu cũng chỉ ra rằng sự khác biệt giữa các yếu tố có người yêu chưa,
sống cùng bố mẹ, học lực với kiến thức chung về SKSS khơng có ý nghĩa
thống kê [12].
Kết quả nghiên cứu trên 500 học sinh khối lớp 7,8,9 năm 2016 bằng
phương pháp mô tả cắt ngang kết hợp định lượng và định tính, cho thấy: có

12


47,8% học sinh có kiến thức chung đạt; 30,3% học sinh có hiểu biết đúng về
tình dục an tồn, 37,2% học sinh có kiến thức đúng về dấu hiệu dậy thì của
nam và 39,8% có kiến thức đúng về dấu hiệu dậy thì của nữ; 42,2% học sinh
có thái độ tích cực với SKSS VTN. Đối với nhu cầu giáo dục SKSS, có tới

83% học sinh có nhu cầu được cung cấp thêm thông tin về SKSS VTN.
Nghiên cứu cũng tìm ra mối liên quan giữa kiến thức với thái độ về SKSS
VTN. Những học sinh có kiến thức chưa đạt về SKSS có nguy cơ có thái độ
thiếu tính tích cực cao gấp 4,2 lần học sinh có kiến thức đạt [11].
Cũng với phương pháp mô tả cắt ngang, nghiên cứu kiến thức, thái độ,
thực hành về SKSS VTN của học sinh THPT tại tỉnh Thừa Thiên - Huế đã
được thực hiện trên 1434 học sinh THPT trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế
vào năm 2015. Kết quả cho thấy: có 13,0% học sinh có kiến thức tốt về SKSS
VTN; 67,0% VTN có thái độ tốt với chủ đề này và 73,2% học sinh tham gia
khảo sát có thực hành tốt về về SKSS VTN. Có mối liên quan giữa kiến thức
với khu vực, tôn giáo, dân tộc, trình độ học vấn của mẹ, thái độ với giới tính,
thực hành với khu vực, giới tính, thái độ [17].
Nghiên cứu trên 500 học sinh của 3 trường THPT công lập tại Huyện
Hồi Đức, Hà Nội nhằm tìm hiểu kiến thức và thái độ của học sinh THPT
trong chăm sóc SKSS và một số yếu tố ảnh hưởng cho kết quả như sau: chỉ có
13,7% học sinh biết thời điểm giữa chu kỳ kinh nguyệt dễ mang thai nhất; có
89,0% học sinh biết ít nhất một dấu hiệu dậy thì, 67,0% biết rằng bạn gái có
thể mang thai dù chỉ quan hệ một lần; 73,1% biết ít nhất một biện pháp tránh
thai. Phần lớn học sinh không chấp nhận việc có thai trước hơn nhân và
QHTD trước hơn nhân (91,0% và 82,0%) [31].
Các nguy cơ về sức khỏe và hậu quả về kinh tế, xã hội của vấn đề
thai nghén và sinh đẻ ở tuổi vị thành niên
Ở VTN, các vấn đề liên quan đến thai nghén và sinh đẻ dường như
khơng có sự chuẩn bị trước dẫn đến các biến chứng và tai biến do thai nghén

13


ở VTN cao. So với nhóm tuổi 20-29, tỉ lệ tử vong ở bà mẹ VTN cao hơn 1,5
lần. Tỉ lệ vong sơ sinh trong những bà mẹ VTN thuộc nhóm tuổi 15-19 cũng

rất cao (hơn 30%). Tỉ lệ thai kém phát triển trong tử cung, thai chết lưu, sảy
thai tự nhiên, đẻ non cũng chiếm tỉ lệ cao hơn ở các bà mẹ VTN [5].
Như vậy, có thể thấy các nghiên cứu đề cập đến các vấn đề như nạo
phá thai ở tuổi VTN, mang thai ngoài ý muốn, quan hệ tình dục ở tuổi VTN,
các biện pháp tránh thai, thai nghén, các bệnh lây truyền qua đường tình dục;
kiến thức, thái độ về SKSS VTN của học sinh. Trong nghiên cứu này, tác giả
sẽ làm rõ nhận thức của học sinh về các vấn đề này, nhu cầu của học sinh về
giáo dục giới tính và xây dựng chương trình nhằm nâng cao nhận thức của
học sinh.
Các nghiên cứu về thực trạng xây dựng chương trình và chương trình
nâng cao nhận thức về sức khỏe sinh sản

Trong nghiên cứu tác giả Bùi Thị Thanh Diệu “Xây dựng chương trình
hiểu biết về sức khỏe tâm thần cho học sinh trung học phổ thông”, tiến hành
nghiên cứu trên 600 HS khối lớp 10, 11 và lớp 12 của 6 trường THPT thuộc 3
tỉnh/thành Đà Nẵng, Thanh Hóa, Đắc Lắc, có đề cập đến khái niệm chương
trình giáo dục như sau: Chương trình giáo dục được hiểu là sự trình bày hệ
thống một kế hoạch tổng thể các hoạt động giáo dục trong một thời gian xác
định, trong đó nêu lên các mục tiêu học tập mà người học cần đạt được, đồng
thời xác định rõ phạm vi, mức độ nội dung học tập, các phương tiện, phương
pháp, cách thức tổ chức học tập, cách đánh giá kết quả học tập nhằm đạt
được các mục tiêu học tập đề ra. Đồng thời, tác giả cũng chỉ ra rằng Các
thành phần cơ bản của một chương trình giáo dục bao gồm: “Mục tiêu giáo
dục, Nội dung giáo dục, Hình thức giáo dục, Điều kiện thực hiện giáo dục,
Thời gian thực hiện giáo dục, Phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả giáo
dục”. Ngoài ra, tác giả cũng nhận định về các yếu tố ảnh hưởng đến chương

14



×