ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA SAU ĐẠI HỌC
!"#
PHẠM THỊ HỒNG HOA
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO
NHẬN THỨC VỀ TĂNG TRƯỞNG XANH CHO MỘT SỐ
DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Hà Nội – 2014
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA SAU ĐẠI HỌC
!"#
PHẠM THỊ HỒNG HOA
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO
NHẬN THỨC VỀ TĂNG TRƯỞNG XANH CHO MỘT SỐ
DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Chuyên ngành: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Mã số: Chương trình đào tạo thí điểm
Người hướng dẫn khoa học: GS.TSKH. Trương Quang Học
Hà Nội – 2014
!
!
i!
LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới giáo viên hướng dẫn khoa học,
Thầy giáo GS.TSKH Trương Quang Học là người đã nhiệt tình hướng dẫn, góp ý, sửa
chữa và động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo, cán bộ Khoa Sau Đại học, trường
Đại học Quốc Gia Hà Nội đã giảng dạy, truyền đạt kiến thức, tạo điều kiện và hướng
dẫn tôi hoàn thành chương trình học tập và thực hiện luận văn.
Tôi xin đặc biệt cảm ơn Hội đồng chấm Luận văn Ths. BĐKH do GS.TSKH
Nguyễn Đức Ngữ là Chủ tịch Hội đồng đã có nhữ ng đóng góp quý báu để nội dung
Luận văn được thực tiễn hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các cán bộ, chuyên gia dự
án “Hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam nâng cao hiểu biết và thực
hiện TNXHDN nhằm tăng cường liên kết với chuỗi cung ứng toàn cầu trong sản
xuất bền vững” (Dự án UNIDO-VCCI CSR) , Dự án “ Tăng cường năng lực
lồng ghép phát triển bền vững và biến đổi khí hậu trong công tác lập kế hoạch”
(UNDP – MPI), Văn phòng Phát triển Bền vững, Vụ Khoa học – Giáo dục – Tài
nguyên và Môi trường (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), Văn phòng Doanh nghiệp vì sự
Phát triển bền vững (VCCI) cùng các doanh nghiệp, các chuyên gia đã hỗ trợ tôi
trong quá trình nghiên cứu.
Và sau hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đ ình, bạn bè và những
người luôn động viên, khích lệ tôi trong quá trình thực hiện luận văn.
Hà Nội, tháng năm 2014
Tác giả
Phạm Thị Hồng Hoa
!
ii!
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i!
MỤC LỤC ii!
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT v!
DANH MỤC CÁC BẢNG vii!
DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ HỘP viii!
MỞ ĐẦU 1!
1.! Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1!
2.! Mục tiêu nghiên cứu 2!
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2!
3.1 Đối tượng nghiên cứu 2!
3.2 Phạm vi nghiên cứu 2!
4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 2!
4.1. Cách tiếp cận 2!
4.1.1 Tiếp cận hệ thống liên ngành 2!
4.1.2 Tiếp cận dựa vào cộng đồng (Community Based Approach) 3!
4.2 Phương pháp nghiên cứu 3!
4.2.1 Phương pháp thu thập, phân tích và tổng hợp số liệu (số liệu thứ cấp) 3!
4.2.2 Phương pháp điều tra khảo sát thực địa (thu thập số liệu sơ cấp) 4!
4.2.3 Phương pháp đánh giá Nông thôn có sự tham gia (PRA) 4!
4.2.3 Phương pháp phân tích SWOT 4!
4.2.4 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu 5!
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN TÀI LIỆU 6!
1.1 Cơ sở lý luận 6!
Một số khái niệm 6!
Tính logic và liên tục của quá trính truyền thông 8!
1.2 Tổng quan tài liệu 9!
1.2.1 Nghiên cứu và triển khai vấn đề nâng cao nhận thức về Tăng trưởng xanh
trên thế giới 9!
1.2.2 Nghiên cứu và triển khai vấn đề nâng cao nhận thức về Tăng trưởng xanh ở
Việt Nam 11!
1.2.3 Nghiên cứu và triển khai vấn đề nâng cao nhận thức về Tăng trưởng xanh
cho DNNVV 15!
!
iii!
CHƯƠNG II KHÁI QUÁT VỀ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VIỆT NAM 19!
2.1 Khái quát Doanh nghiệp nhỏ và vừa (Small and Medium Enterprise) 19!
2.1.1 Vai trò, điều kiện sản xuất, kinh doanh 19!
Lĩnh vực hoạt động của DNNVV 20!
Thể chế hỗ trợ DNNVV, trong đó có TTX 21!
2.2 Thực tế DNNVV với vấn đề sử dụng tài nguyên và phát thải KNK 22!
2.2.1 Vấn đề tài nguyên với DN 22!
2.2.2 Hiện trạng phát thải KNK trong các lĩnh vực 24!
2.2.3 Khí thải trong quá trình sản xuất công nghiệp 30!
CHƯƠNG III NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO NHẬN
THỨC CHO MỘT SỐ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA LĨNH VỰC DA GIẦY, DỆT
MAY 33!
3.1 Cơ hội và thách thức nâng cao nhận thức TTX cho DNNVV Việt Nam 33!
3.1.1 Truyền thông, nâng cao nhận thức – công cụ đưa Chiến lược TTX đến với
DNNVV 33!
3.1.1.1 Các thể chế và chính sách, tổ chức thực hiện liên quan đến truyền thông 33!
3.1.1.2 Truyền thông đại chúng vẫn “hời hợt” với BĐKH, TTX 35!
3.1.1.3 Nâng cao nhận thức TTX với DN 38!
3.2 Truyền thông TTX với DNNVV lĩnh vực Da giầy, Dệt may 42!
3.3.2 Nghiên cứu xây dựng nội dung thí điểm Nâng cao nhận thức về TTX cho một
số DN lĩnh vực Da giầy, Dệt may 42!
3.3.2.1 Mục tiêu 42!
3.3.2.2 Xây dựng các thông điệp gắn với TTX (đặc biệt gắn với Nhiệm vụ Chiến
lược 2) 46!
3.3.3 Triển khai thí điểm Chương trình Nâng cao nhận thức cho một số DNNVV
lĩnh vực Da giầy, Dệt May 50!
3.3.3.1 Tiêu chí và phương pháp lựa chọn 50!
3.3.3.2 Nội dung Chương trình thí điểm nâng cao nhận thức TTX cho một số
DNNVV lĩnh vực Da giầy, Dệt may 54!
3.3.3.3 Kết quả Chương trình thí điểm nâng cao nhận thức một số DNNVV ngành
Da giầy, Dệt may 56!
CHƯƠNG IV: ĐỀ XUẤT ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG KẾ HOẠCH
TRUYỀN THÔNG TĂNG TRƯỞNG XANH CHO GIAI ĐOẠN TIẾP THEO 2015 –
2020 74!
!
iv!
4.1 Tăng trưởng xanh nhằm thực hiện PTBV 74!
4.2 Làm rõ mối quan hệ giữa TTX và lợi nhuận DN 74!
4.3 Giáo dục thái độ đúng đắn đối với TTX 75!
4.3.1 Hình thức nâng cao nhận thức thông qua khóa đào tạo kỹ thuật, tập huấn,
hội thảo 76!
4.3.2 Nâng cao nhận thức thông qua các Giải thưởng 77!
4.4 Chú ý đến nội dung các thông điệp trong nâng cao nhận thức 78!
4.4.1 Giới thiệu mô hình chuyển đổi dây truyền sản xuất, công nghệ mới rộng rãi
78!
4.4.2 Vận dụng các điển hình SXSH để cắt giảm tiêu hao năng lượng, sản phẩm
chất lượng, an toàn, giá cả hợp lý cho DNNVV lĩnh vực Dệt may, Da giầy 78!
4.4.3 Chính sách khuyến khích phát triển DNNVV 78!
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 80!
A) Kết luận 80!
B) Khuyến nghị 81!
TÀI LIỆU THAM KHẢO 83!
!
v!
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
Tiếng Anh
Tiếng Việt
BĐKH
Climate Change
Biến đổi khí hậu
Bộ CT
Ministry of Industry and Trade
Bộ Công thương
Bộ KH & ĐT
Ministry of Planing and Investmet
Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Bộ NN & PTNT
Ministry of Agriculture and Rural
Development
Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn
CBA
Community Based Approach
Tiếp cận dựa vào cộng đồng
CDM
Clean Development Mechanism
Cơ chế phát triển sạch
CN – TTCN
Công nghiệp – Tiểu thủ công
nghiệp
COP
Conference of the Parties
Hội nghị cấp cao Liên hợp
quốc về Biến đổi khí hậu
DN
Enterprise
Doanh nghiệp
DNNVV
Small and Medium Enterprise
Doanh nghiệp nhỏ và vừa
GIS
Geograpic Information System
Hệ thống thông tin địa lý
IPCC
Intergovernmental Panel on
Climate Change
Ủy ban Liên chính phủ về Biến
đổi khí hậu
IUCN
International Union for
Conservation of Nature
Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên
Quốc tế
KNK
Green House Gases
Khí nhà kính
KT-XH
Social Economic
Kinh tế - xã hội
LEFASO
Viet Nam Footwear, Leather and
Hadbags Association
Hiệp hội Da - Giầy - Túi xách
Việt Nam
LHQ
United Nation
Liên Hợp quốc
MCD
Center for Marinelife Conservation
and Community Development
Trung tâm Bảo tồn sinh vật
biển và Phát triển cộng đồng
MONRE
Ministry of Natural Resources
and Environment
Bộ Tài nguyên và Môi trường
PRA
Participatory Rural Appraisal
Bộ công cụ đánh giá nông thôn
có sự tham gia
!
vi!
PTBV
Sustainable Development
Phát triển bền vững
TNMT
Evironment Resources
Tài nguyên và Môi trường
TTX
Green Growth
Tăng trưởng xanh
UBND
The People Community
Ủy ban nhân dân
UNDP
United Nation Development
Program
Chương trình phát triển Liên
hợp quốc
UNEP
United Nations Environment
Programme
Chương trình Môi trường Liên
Hợp quốc
UNESCO
United Nations Educational,
Scientific and Cultural
Oganization
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và
Văn hóa của Liên hiệp quốc
UNFCCC
United Nations Framework
Convention on Climate Change
Công ước khung của Liên hợp
quốc về Biến đổi khí hậu
UNIDO
United Nation Industry
Development Organization
Tổ chứ c phát triển Công nghiệp
Liên hợp quốc
VCCI
Viet Nam Chamber of Commerce
and Industry
Phòng Thương mại và Công
nghiệp Việt Nam
VITAS
Viet Nam Textile and Apparel
Association
Hiệp hội Dệt May
WB
World Bank
Ngân hàng Thế giới
WMO
World Meteorological Organization
Tổ chức Khí tượng Thế giới
!
vii!
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 Phân loại DNNVV 8
Bảng 2.1: Quy mô doanh nghiệp năm 2011 19
Bảng 2.2 Trữ lượng than phân theo các cấp và các chủng loại than 25
Bảng 2.3Tổng hợp khả năng khai thác than đến năm 2030 25
Bảng 2.4 Tổng hợp trữ lượng dầu khí đã xác minh và chưa xác minh 26
Bảng 2.5 Quy hoạch khai thác dầu thô đến năm 2025 26
Bảng 3.1 DN nhận xét về thông tin truyền thông đại chúng với Môi trường, BĐKH,
TTX 36
Bảng 3.2 DN Da giầy, Dệt may được biết các hoạt động ứng phó với BĐKH, tiết kiệm
năng lượng hướng đến thực hiện TTX thông qua. 40
Bảng 3.3 Doanh nghiệp sử dụng tài nguyên và các sản phẩm từ tài nguyên 49
Bảng 3.4 Chỉ số xếp hạng ô nhiễm quốc gia trong 30 lĩnh vực 53
Bảng 3.5. Tác dụng của hạch toán môi trường 58
Bảng 3.6 Hiểu biết của DN với vấn đề sản xuất xanh 67
Bảng 3.7.Nguyên nhân DNNVV gặp khó khăn trong việc hướng đến SXX, SXSH 60
Bảng 3.8 Nội dung DN đề nghị được truyền thông nâng cao nhận thức về TTX 62
Bảng 3.9 DN cần được truyền thông TTX theo các hình thức 63
!
viii!
DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ HỘP
Hình 2.1 Phân bố của làng nghề và DNNVV 20
Hình 2.2 Hiện trạng phát thải ra môi trường trong các ngành 27
Hình 2.3 Kết quả kiểm kê khí nhà kính năm 2000 theo từng lĩnh vực (theo CO2 tương
đương) 28
Hình 2.4 : Lượng phát thải các khí nhà kính năm 2000. 28
Hình 2.5. Phát thải KNK năm 2000 ở 3 lĩnh vực chính và dự tính phát thải cho các
năm 2010, 2020 và 2030. 29
Hình 2.6 Mô hình Công nghiệp xanh tạo thuận lợi cho DN 30
Hình 2.7 Các quá trình sản xuất công nghiệp gây ra ô nhiễm môi trường do khí thải,
nước thải và chất thải rắn. 31
Hình 3.1: Những rào cản của truyền thông. 38
Hình 3.2 Những khó khăn của truyền thông. 39
Hình 3.3 : Mục tiêu của truyền thông, nâng cao nhận thức. 40
Hình 3.4. Sơ đồ phát triển bền vững (UNESCO) (A) và Kinh tế xanh, con đường
PTBV (B) 45
Hình 3.5. Sử dụng năng lượng theo ngành 47
Hình 3.6. Tỉ lệ sử dụng năng lượng trong các ngành. 48
Hình 3.7. Mô hình kinh tế xanh 55
Hình 3.8. Mô hình sử dụng hiệu quả tài nguyên và sản xuất sạch trong DNNVV 57
Hình 3.9 Môi trường “xanh” của DN. 68
Hình 3.10 Xanh và sạch tại tất cả các khuôn viên 68
Hình 3.11 Cán bộ, công nhân của TBS đều tuân thủ việc sắp xếp các loại sản phẩm, bố trí
chỗ làm việc gọn gàng (trái) và hệ thống thu gom xử lý rác riêng biệt (phải). 68
Hình 3.12 Giới thiệ u hệ thống lấy ánh sáng trời chiếu sáng cho tòa nhà văn phòng
Chang Shin. 70
Hình 3.13 Giải pháp sử dụng ánh sáng từ bóng đèn tiết kiệm điện năng thay cho bóng
đèn sợi đốt. 71
Hình 3.14 Công nhân làm việc trong môi trường thân thiện, độ ồn và ô nhiễm giảm tối
đa. 71
Hình 3.15 Sử dụng năng lượng mặt trời để đun nước nóng lên 50oC sau đó 50oC còn
lại mới đun bằng nhiên liệu hóa thạch. 72
Hình 3.16 Giải pháp cho lò đun tiết kiệm nhiên liệu và giảm phát thải. 61
!
ix!
Hộp 1.1 Chưa có Chiến lược truyền thông, nâng cao nhận thức về TTX 15
Hộp 3.1: Cần truyền thông nâng cao nhận thức đến đối tượng DN 54
Hộp 3.2. Khó khăn của DNNVV trong đổi mới công nghệ 60
Hộp 4.1. Cần sự phối hợp liên ngành trong vấn đề truyền thông, nâng cao nhận thức 75
Hộp 4.2 Truyền thông TTX, BĐKH là vấn đề kỹ thuật, chuyên môn khoa học 77
Hộp 4.3. Tăng cường tập huấn cho đội ngũ truyền thông, nhà báo 77
Hộp 4.4. Cần khuyến khích các DNNVV đầu tư đổi mới công nghệ 79
!
1"
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Tăng trưởng xanh (TTX) là giải pháp để thế giới vượt qua các thách thức
nghiêm trọng của suy thoái kinh tế, bùng nổ dân số, tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt, đa
dạng sinh học suy giảm, ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu. Trong bối cảnh phụ
thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia, mô hình tăng trưởng xanh, bền vững là mô hình
được mọi quốc gia mong đợi
1
.
Riêng đối các quốc gia đang phát triển, TTX còn tạo đà cho một bước “nhảy
vọt” để phát triển kinh tế mà không cần theo con đường phát triển kinh tế “ô nhiễm
trước, xử lý sau”. Chiến lược Phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam 2011-2020 nhấn
mạnh tăng năng suất và tiết kiệm năng lượng (tiêu thụ năng lượng trên GDP giảm
2,5% - 3,0% năm). Đến năm 2020, tỷ lệ phủ rừng tăng lên 45%; 80% cơ sở sản xuất
đáp ứng tiêu chuẩn môi trường. Việt Nam đã thông qua Chiến lược phát triển bền
vững trên cơ sở sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ hiệu quả môi trường cũng như
chủ động đối phó với biến đổi khí hậu, và giảm thải khí nhà kính.
Đặc biệt, gần đây nhất, Chiến lược quốc gia về Tăng trưởng xanh đã chính thức
được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1393/QĐ-TTg ngày
25/09/2012. Theo đó, ba nhiệm vụ chiến lược Quốc gia về TTX gồm: Nhiệm vụ chiến
lược 1: Tăng trưởng Phát thải thấp: đến năm 2020 giảm tự nguyện cường độ phát thải
khí nhà kính 8-10% so với mức năm 2010 và giảm 20% khi có thêm hỗ trợ quốc tế;
Nhiệm vụ Chiến lược 2: Xanh hóa sản xuất với mục tiêu phát triển công nghiệp xanh
và nông nghiệp xanh trên cơ sở thân thiện với môi trường, công nghệ và thiết bị;
Nhiệm vụ Chiến lược 3: Xanh hóa lối sống và thúc đẩy tiêu dùng bền vững.
Việt Nam là một trong các quốc gia chịu ảnh hưởng mạnh của BĐKH và dự kiến
những năm tới đe doạ đến những vùng phát triển kinh tế -xã hội. Trong xu hướng phát
triển bền vững hướng đến nền kinh tế với hàm lượng các-bon thấp (low- carbon), chống
BĐKH bằng giải pháp giảm thiểu nguyên nhân (tức giảm phát thải khí nhà kính chủ yếu
là CO2), công nghệ CCS đang được các quốc gia nhìn nhận có vai trò tích cực
2
Để góp phần thực hiện thành công Chiến lược, giải pháp đầu tiên được đưa ra
là: “Tuyên truyền, nâng cao nhận thức, khuyến khích hỗ trợ thực hiện” (Chiến lược
quốc gia về TTX, 2012). Nhận thấy vai trò, tầm quan trọng của truyền thông nâng cao
nhận thức, chúng tôi xin thực hiện đề tài nghiên cứu “Nghiên cứu xây dựng chương
2"
trình nâng cao nhận thức về tăng trưởng xanh cho mộ t số doanh nghiệp nhỏ và vừa
Việt Nam” cho luận văn tốt nghiệp với hy vọng góp phần nhỏ vào việc triển khai
Chiến lược quốc gia TTX nhằm hướng đến một nền kinh tế phát triển bền vững.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu 1: Đánh giá được nhận thức của DNNVV về Tăng trưởng xanh trong khu
vực nghiên cứu, đặc biệt tập trung lĩnh vực Da giầy và Dệt may.
Mục tiêu 2: Đánh giá các chương trình truyền thông, nâng cao nhận thức về môi
trường, Biến đổi khí hậu và TTX trong đối tượng DNNVV.
Mục tiêu 3: Đề xuất và thực hiệ n thí điểm được Chương trình truyền thông nâng cao
nhận thức cho các DNNVV về vấn đề tăng trưởng xanh giai đoạn 2013-2015, trong đó
tập trung hoạt động vào Nhiệm vụ chiến lược 2 của Chiến lược quốc gia TXX là: Xanh
hóa sản xuất.
Mục tiêu 4: Đề xuất định hướng nghiên cứu Chương trình truyền thông nâng cao nhận
thức cho các DNNVV về vấn đề tăng trưởng xanh giai đoạn 2015 - 2020.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu gồm Chiến lược quốc gia Tăng trưởng xanh, Kế hoạch hành
động quốc gia về TTX, các Chương trình truyền thông, nâng cao nhận thức Biến đổi
khí hậu, TTX và các đối tư ợ ng truyền thông, đặc biệt là DNNVV lĩnh vực Dệt may,
Da giầy…
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Đề tài được thực hiện tại 20 DNNVV toàn quốc, trong đó chú
trọng nghiên cứu DN thuộc lĩnh vực Dệt may và Da giầy. Nghiên cứu, triển khai thí
điểm Chương trình nâng cao nhận thức về TTX đến DN Chang Shin (Đồng Nai) và
Công ty Giầy Thái Bình (Bình Dương).
Phạm vi thời gian: Luận văn dự kiến tiến hành từ tháng 01 năm 2013 đến tháng 4
năm 2014, số liệu được hồi cứu trong thời gian 10 năm trở lại đây.
4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cách tiếp cận
4.1.1 Tiếp cận hệ thống liên ngành
Tiếp cận dựa hệ thống và liên ngành là cách tiếp cận đặc trưng cho những
nghiên cứu về BĐKH, phát triển bền vững và TTX hiện nay.
3"
TTX mang tính toàn cầu. Mối quan hệ giữa các yếu tố TTX với các lĩnh vực
khác nhau, các thành phần môi trường tự nhiên và môi trường xã hội mà nó tác động
và khả năng thích ứng của hệ thống này trong một vùng địa lý cụ thể là một thể thống
nhất, có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong từng hệ thống: hệ thống tự nhiên, hệ
thống xã hội và tổng hòa là hệ thống sinh thái - xã hội.
4.1.2 Tiếp cận dựa vào cộng đồng (Community Based Approach)
TTX vừa mang tính toàn cầu lại vừa mang tính đặc thù cho từng ngành mà cộng
đồng doanh nghiệp (DN) là đối tượng sử dụng và tận phá tài nguyên
3
chịu ảnh hưởng
trực tiếp và gián tiếp của việc phát thải khí nhà kính (KNK) và cạn kiệt tài nguyên.
Theo các chuyên gia, DN có vai trò chủ chốt trong thực hiện TTX để thích ứng và ứng
phó với BKH. Cách tiếp cận dựa vào cộng đồng (CBA) là phương pháp bền vững.
CBA dựa trên nguyên tắc “Thực hiệ n từ cộng đồng, dựa vào cộng đồng và làm lợi cho
cộng đồng” nhằm nâng cao tính chủ động, tích cực của người dân vào các giải pháp
ứng phó với BĐKH, thực hiện TTX hướng tới nền kinh tế xanh. CBA tạo ra sự linh
hoạt, nhạy bén trong thích ứng với BĐKH, tận dụng lực lượng đông đảo cũng như huy
động phương tiện sẵn có trong cộng đồng. Thích ứ ng với BĐKH là việc làm cấp bách
và có ý nghĩa, nhưng không dễ dàng, đòi hỏi sự tham gia củ a cộng đồng để có thành
công nhanh và hiệu quả hơn. Chính vì vậy, việc nâng cao nhận thức của cộng đồng và
các biện pháp thực hiện TTX cần được thực hiện rộng rãi hơn, thường xuyên hơn Có
như vậy, DN mới hiểu và có những kế hoạch, chiến lược để đáp ứng sản xuất xanh,
phát triển bền vững.
4.2 Phương pháp nghiên cứu
4.2.1 Phương pháp thu thập, phân tích và tổng hợp số liệ u (số liệu thứ cấp)
Thu thập các số liệ u thứ cấp: bao gồm các tài liệu đã công bố, các tài liệu, dữ
liệu cơ bản về khí hậu, các kịch bản về BĐKH, các chính sách và chương trình của
Nhà nước liên quan đế n BĐKH như Chương trình mục tiêu quốc gia về ứng phó với
BĐKH, Chiến lược quốc gia về TTX, Chiến lược quốc gia về Phát triển bền vững,
Chiến lược quốc gia về Phòng tránh Thiên tai, các hiện tượng thời tiết cực đoan đến
năm 2020 và Kế hoạch thực hiện, Kịch bản về nước biển dâng và BĐKH của Việt
Nam, Sách, báo, các báo cáo Hội nghị khoa học v.v
Đây là phương pháp khá phổ biến và mang lại hiệu quả cao trong quá trình
nghiên cứu. Trong nghiên cứu này, thông qua việc tiếp xúc, làm việc với các cơ quan
4"
chức năng để thu thập các tài liệu, số liệu liên quan đến nội dung của luận văn. Tất cả
các số liệu, tài liệu sau khi thu thập được thống kê và tổng hợp để đưa ra bức tranh
tổng quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội cũ ng như những ngành, nghề trong
phát thải và chịu tác động của phát thải đến khu vực nghiên cứu.
- Nghiên cứu Chiến lược Tăng trưởng xanh
- Thu thập, phân tích, hệ thống và tổng hợp các số liệu có liên quan của các
Chương trình truyền thông, nâng cao nhận thức liên quan đến TTX, Phát triển bền
vững từ trư ớc đến nay tại Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI). Thu
thập các số liệu thứ cấp: bao gồm các tài liệu đã công bố, các tài liệu, dữ liệu cơ bản về
tăng trưởng xanh và các giải pháp thực hiện. Trong đó, các tài liệu về tuyên truyền
trong và ngoài nước được chú trọng.
4.2.2 Phương pháp điều tra khảo sát thực địa (thu thập số liệu sơ cấp)
Thực hiện khảo sát thực địa tại một số doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) có
vốn 100% Nhà nước và doanh nghiệp có vốn nước ngoài đầu tư vào Việt Nam cùng
DN trong nước tại miền Bắc, miền Trung và miền Nam theo lĩnh vực Dệt may và Da
giầy là chủ yếu.
Phỏng vấn theo nhóm trực tiếp và khảo sát theo bảng hỏi cấu trúc với các đối
tượng là lãnh đạo, quản lý, chuyên gia về TTX, BĐKH và truyền thông (cấp trưởng,
phó bộ phận và cán bộ phụ trách, cán bộ kỹ thuật nội dung liên quan) của cơ quan để
đánh giá nhận thức và nhu cầu năng cao nhận thức cho nhóm đối tượng DN.
Tìm hiểu về các phương tiện truyền thông phù hợp cho doanh nghiệp trong điều
kiện năng lực sẵn có của DN.
4.2.3 Phương pháp đánh giá Nông thôn có sự tham gia (PRA)
Phương pháp nhằm thu thập các thông tin định tính cũng như định lượng để qua
đó có thể hiểu rõ hơn vai trò của TTX và sự cần thiết phải áp dụng rộng rãi trong
DNNVV. Một loạt các công cụ của phương pháp PRA được sử dụng như phỏng vấn
trực tiếp các nhà hoạch định chính sách, các chuyên gia và doanh nghiệp thực hiện
Bên cạnh đó có bảng hỏi được phát đến nhóm đối tượng mục tiêu, ví dụ như DNNVV
lĩnh vực Dệt may, Da giầy Bởi vì chúng tôi xác định, đây là nhóm DN sử dụng nhiều
tài nguyên và năng lượng.
4.2.3 Phương pháp phân tích SWOT
Tại mỗi địa điểm khảo sát chúng tôi tiến hành họp với DN, cùng DN phân tích
điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của doanh nghiệp thực hiện TTX. Từ đó
5"
cùng xây dựng các biện pháp thực hiện tuyên truyền dựa trên kinh nghiệm đang có của
doanh nghiệp thực hiện tiết kiệm năng lượng, giảm chi phí, giảm ô nhiễm, giảm phát
thải, nâng cao thu nhập cho người lao động
Phương pháp này cũng được sử dụng với lãnh đạo và đại diện các ban ngành
của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, VCCI, tổ chức UNIDO nhằm có được những thông tin
nhiều chiều và có được các biện pháp tuyên truyền tốt nhất chiến lược quốc gia Tăng
trưởng xanh đến cộng đồng doanh nghiệp.
4.2.4 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
Số liệu được xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel 2007
6"
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Cơ sở lý luận
Một số khái niệm
a) Biến đổi khí hậu (Climate Change)
Theo IPCC, biến đổi khí hậu là sự biến đổi về trạng thái của hệ thống khí hậu,
có thể được nhận biết qua sự biến đổi về trung bình và biến động của các thuộc tính
của nó, đượ c duy trì trong một thời gian dài, điển hình là hàng thập kỷ hoặc dài hơn.
Biến đổi khí hậu có thể do các quá trình tự nhiên bên trong hệ thống khí hậu hoặc do
tác động thường xuyên của con người, đặc biệt tăng hiệu ứng nhà kính làm thay đổi
thành phần cấu tạo của khí quyển [IPCC, 2007].
b) Khí nhà kính (Green House Gases)
Các chất khí trong khí quyển hấp thụ và phát xạ trở lại bức xạ hồng ngoại phát ra từ
mặt đất. Các chất khí này vừa do quá trình tự nhiên lẫn con người sinh ra. Khí nhà
kính (KNK) chủ yếu là hơi nước, các khí nhà kính chính khác gồm điôxít cácbon, oxit
nitơ, mêtan và CFC. (Biến đổi khí hậu, 2008)
Khí nhà kính (bổ sung):Các KNK làm giảm lượng bức xạ của trái đất thoát ra vũ trụ,
do đó làm nóng tầng bên dưới khí quyển và bề mặt trái đất (Biến đổi khí hậu, 2008)
c) Tăng trưởng xanh (Green Growth)
Hàn Quốc, quốc gia đi đầu trong việc thực hiện TTX đã đưa ra định nghĩa:
"TTX là sự tăng trưởng đạt được bằng cách tiết kiệm và sử dụng các nguồn tài nguyên
và năng lượng hiệu quả để giảm thiểu biến đổ i khí hậu và thiệt hại tới môi trường, tạo
ra các động lực tăng trưởng mới thông qua nghiên cứu và phát triển công nghệ xanh,
tạo các cơ hội việc làm mới và đạt đư ợc sự hài hòa giữa phát triển kinh tế và bảo vệ
môi trường”.
Theo định nghĩa của Chương trình Môi trường của Liên Hiệp Quốc (UNEP)
"Tăng trưởng xanh" là định hướng mới thúc đẩy kinh tế phát triển theo những mô hình
tiêu thụ và sản xuất bền vững, nhằm đảm bảo nguồn vốn tự nhiên tiếp tục cung cấp
những nguồn lực và dịch vụ sinh thái mà đời sống của chúng ta phụ thuộc vào, cho thế
hệ này cũng như cho những thế hệ mai sau.
Tổ chức Sáng kiến tăng trưởng xanh của Liên Hiệp Quốc (GEI) quan niệm TTX
hay xây dựng nền kinh tế xanh là quá trình tái cơ cấu lại hoạt động kinh tế và cơ sở hạ
tầng để thu được kết quả tốt hơn từ các khoản đầu tư cho tài nguyên, nhân lực và tài
7"
chính, đồng thời giảm phát thải khí nhà kính (KNK), khai thác và sử dụng ít tài nguyên
thiên nhiên hơn, tạo ra ít chất thải hơn và giảm sự mất công bằng trong xã hội.
Theo Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), TTX là thúc đẩy tăng trưởng
và phát triển kinh tế đồng thời đảm bảo rằng các nguồn tài sản tự nhiên tiếp tục cung
cấp các tài nguyên và dịch vụ môi trường thiết yếu cho cuộc sống của chúng ta. Để
thực hiện điều này, tăng trưởng xanh phải là nhân tố xúc tác trong việc đầu tư và đổi
mới, là cơ sở cho sự tăng trưởng bền vững và tăng cường tạo ra các cơ hội kinh tế mới.
Tại Việt Nam, định nghĩa về TTX được nêu trong Kế hoạch hành động quốc gia
TTX: "TTX là sự tăng trưởng dựa trên quá trình thay đổi mô hình tăng trưởng, tái cơ
cấu nền kinh tế nhằm tận dụng lợi thế so sánh, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh
của nền kinh tế thông qua việc nghiên cứ u và áp dụng công nghệ tiên tiến, phát triển
hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại để sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, giảm phát
thải khí nhà kính, ứng phó với biến đổi khí hậ u, góp phần xóa đói giảm nghèo và tạo
động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế một cách bền vững".
d) Kinh tế xanh (Green Economy)
Đi liền với “Tăng trưởng xanh” là "kinh tế xanh". Đây là mục tiêu hư ớ ng đến
của nền kinh tế nhằm đảm bảo hạnh phúc, công bằ ng xã hội và giảm thiểu đáng kể
những nguy cơ kiệt quệ về môi sinh. Chuyển dịch sang nề n kinh tế xanh sẽ làm chậm
lại sự gia tăng của hàm lượ ng các-bon và ngăn chặn biến đổi khí hậu. Sẽ có lợi cho sức
khỏe con người, đảm bảo tính chịu đựng của hành tinh và sự sống còn của nhân loại.
Thị trường toàn cầu hóa sẽ đi theo những chuỗi giá trị cung cầu xanh, với các dòng
chảy mậu dịch và đầu tư được quy định nghiêm ngặt theo những nguyên lý bền vững.
Có thể nói "Tăng trưởng xanh" và "kinh tế xanh" có quan hệ rấ t mật thiết với
nhau. Để có được tăng trưởng xanh thì không thể không có kinh tế xanh và ngược lại.
e) Truyền thông (Communication)
Là việc truyền đạt thông tin bao gồm ý tưởng, tình cảm, kiến thứ c và kỹ năng
giữa người với người.
Là một quá trình giao tiếp để chia sẻ sự hiểu biết, kinh nghiệm, tình cảm với
đầy đủ các yếu tố: người gửi, người nhận, thông điệp, kênh truyền thông và sự phản
hồi. Trong truyền thông có sự trao đổ i thông tin hai chiều, có sự chuyển đổi vai trò:
Người gửi, đồng thời cũng là ngườ i nhận. Sự phản hồi trong truyền thông giúp trao đổi
được chính xác hơn.
8"
“Truyền thông là quá trình trao đổi thông tin, ý tưởng, tình cảm, suy nghĩ, thái
độ, chia sẻ kinh nghiệm giữa hai ngườ i hoặc một nhóm người, nhằm đạt được sự hiểu
biết chung.
Truyền thông là quá trình liên kết các bộ phận của thế giới sống với nhau”.
(Nguồn: Planning of Public Awareness and Participation of ICM, PEMSEA, 2001)
f) Truyền thông chuyển đổi hành vi (Communication to raise awareness)
Là quá trình trao đổi thông tin, hỗ trợ đối tượng đích chuyển đổi hành vi có hại
thành hành vi có lợi về sức khỏe, xã hội hoặc một vấn đề cụ thể mà đối tượng đang
liên quan.
i) Doanh nghiệp nhỏ và vừa (Small and Medium enterprise)
Doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy
định pháp luật, được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn
vốn (tổng nguồn vốn tương đương tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối kế
toán củ a doanh nghiệp) hoặc số lao động bình quân năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí
ưu tiên), cụ thể như sau:
Bảng 1.1 Phân loại DNNVV
Nguồn: Điều 3. Định nghĩa doanh nghiệp nhỏ và vừa (NĐ 56/2009/NĐ-CP -
30/06/2009 về việc trợ giúp phát triển DNNVV)
Tính logic và liên tục của quá trính truyền thông
Mục đích của truyền thông là truyền tải thông tin có chủ đích đến đối tượng
cần truyền thông thông qua thông điệp. Tuy nhiên, không phải dễ dàng đạt được
mục đích trong thời gian ngắn và tức thì. Truyền thông nhằm nhiều mục đích trong
đó có mục đích nâng cao nhận thức để được hành vi thay đổi như mong muốn. Bởi
vậy, có thể nói đây là vấn đề phải được thực hiện lâu dài với phương chậm “mưa
9"
dầm thấm lâu”, có khi phải thực hiện liên tục, nhắc đ i nhắc lại và xâu chuỗ i logic vấn
đề nhằm đạt mục đích.
1.2 Tổng quan tài liệu
1.2.1 Nghiên cứu và triển khai vấn đề nâng cao nhận thức về Tăng trưởng xanh
trên thế giới
Thực tiễn tại các nước cũng cho thấy rằng việc thúc đẩy TTX hay quá trình
chuyển đổi sang nền kinh tế xanh tạo ra tiềm năng to lớn để đạt được phát triển bền
vững và giảm đói nghèo với tốc độ chưa từng thấy đố i với tất cả các quốc gia. Riêng
đối với các nước đang phát triển, tăng trưởng xanh còn tạo đà cho một bước nhảy vọt
để phát triển kinh tế mà không theo con đường phát triển kinh tế “ô nhiễm trước, xử lý
sau”, “kinh tế nâu”.
Hội nghị của LHQ về PTBV, Hội nghị Rio+20 (6.2012) đã đặt được nền móng
cho kinh tế xanh. Toàn bộ 30 tổ chức quốc tế chuyên ngành trong hệ thống Liên Hiệp
Quốc, do UNEP phối hợp cùng với các quốc gia đi đầu trong làn sóng xanh toàn cầu,
như Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc, các nước EU, đặc biệt là Đức và các nước
Bắc Âu, để cùng nhau đưa ra thông điệ p chung "cộng đồng thế giới cần chuyển dịch
nhanh sang nền kinh tế xanh toàn cầu để cứu trái đất và nhân loại”.
Các báo cáo của IPCC là kênh thông tin truyền thông, nâng cao nhận thức
chuẩn mực nhất, là cơ sở cho các hội nghị toàn cầu về BĐKH như Hội nghị Thượng
đỉnh của LHQ về Môi trường và Phát triển ở Rio de Janeiro, 1992; Hội nghị các bên
nước tham gia UNFCCC (từ COP1 đến COP19), v.v. Qua các báo cáo của IPCC, từ
cuối thế kỷ XIX đến nay có thể nhận thấy được xu thế chung là nhiệt độ trung bình
toàn cầu đã tăng lên đáng kể. Nhiệt độ không khí trung bình toàn cầu trong thế kỷ XX
đã tăng lên 0,6
o
C (+/- 0,2
o
C); trên đất liền, nhiệt độ tăng nhiều hơn trên biển; thập kỷ
90 là thập kỷ nóng nhất trong thiên niên kỷ vừa qua (IPCC, 2001). Đây là bằng chứng
rõ ràng nhất, đưa ra sự nhận thức đúng đắn về sự ấm lên toàn cầu và gia tăng khí nhà
kính, trong đó con người, doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh đóng góp phần
đáng kể nhất.
Nếu không có kênh truyền thông công bố các nghiên cứu khoa học, bằng chứ ng
khoa học rõ ràng thì vấn đ ề, thông điệp truyền thông với thông tin dày đặc về BĐKH
và sự gia tăng khí nhà kính không thể đến được đối tượng cần truyền tải.
Điều 6 của Công ước Khung về BĐKH của Liên Hợp Quốc (UNFCCC) kêu gọi
các quốc gia tăng cư ờng công tác đào tạo, giáo dục và nâng cao nhậ n thức và tạo cơ
10"
hội cho cộng đồng tham gia và tiếp cận các thông tin về BĐKH. Nghị định thư Kyoto
cũng đề xuất các bên liên quan cùng nhau hợp tác cấp quốc gia và quốc tế nhằm xây
dựng và thực hiện các chương trình giáo dục đào tạo bao gồm tăng cường năng lực
quốc gia, đồng thời điều phối các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức cộng
đồng về BĐKH. Theo kết quả điều tra của UNFCCC, tại các quốc gia trong khu vực
Châu Á Thái Bình Dương thì các nhà quản lý và hoạch định chính sách đã công nhận
giáo dục về BĐKH là ưu tiên hàng đầu và truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng
đứng vị trí thứ hai.
Theo báo cáo Hướng tới nền kinh tế xanh của UNEP năm 2011, với kịch bản
đầu tư xanh, có số vốn khoảng 2% GDP toàn cầu (tương đương 1.300 tỷ USD) thì các
mô hình kinh tế vĩ mô tính toán và đều chỉ ra rằng xét trong dài hạn sẽ cải thiện hiệu
quả kinh tế và tăng tổng lượng của cải trên toàn cầu trên cơ sở duy trì và phục hồi
được các nguồn tài nguyên thiên nhiên hữu hạn. Hiện các nước trên thế giới, nhất là
khu vực Tây Âu và khu vực Ðông Á đã và đang đầu tư mạnh vào chiến lược tăng
trưởng xanh. Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bả n trong quá trình đưa ra các gói kích
thích kinh tế sau khủng hoảng kinh tế mấy năm trước đều dành ưu tiên cao cho tăng
trưởng xanh (cơ cấu của Trung Quốc là 35%, của Hàn Quốc lên đến 80%). Theo đó,
đầu tư tập trung cho lĩnh vực năng lượng sạch, giao thông thân thiện môi trường, đô
thị hóa bền vững, nông nghiệp sinh thái, du lịch sinh thái, công nghiệp văn hóa, xử lý
chất thải, thúc đẩy tiêu dùng bền vững và xây dựng lối sống xanh Có thể nói không
có nghiên cứu nâng cao nhận thức vấn đề TTX, không thể có kết quả như trên. !
Kết luận mới nhất của Liên hợp quốc dựa trên bản báo cáo của Hội đồng Liên
chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC) vừa công tại Yokohama, Nhật Bản có đưa ra dự
đoán thế giới trong thế kỷ tới: nóng hơn, khô hạn hơn, đói kém hơn và việc tắt máy
điều hòa là rất khó. Mục đích của dự báo nhằm thúc đẩy các chính phủ công nhận
“mối đe dọa ngày càng rõ ràng” do BĐKH gây ra trước khi các cơ hội cho việc đối
phó đóng lại.
Đánh giá về biến đổi khí hậu do IPCC đưa ra, một tài liệu được công bố 6 năm
một lần với sự tham gia của hơn 1.000 nhà khoa học đưa đến kết luận rằng: việc thực
hiện các bước đi để cắt giảm phát thải khí CO
2
, loại khí đượ c cho là nguyên nhân làm
tăng nhiệt độ, có thể kéo dài thời gian thích nghi với tình trạng ấm lên toàn cầu. Nếu
11"
không có sự kiểm soát khí thải, tác động của BĐKH sẽ trở nên nghiệm trọng hơn và
không thể thay đổi tình thế được.
Năm 2007, Ngân hàng Toàn cầu am hiểu địa phương (HSBC) đã điều tra thái độ
của cộng đồng dân cư về những thay đổi khí hậu trong chín thị trường lớn, từ Mỹ đến
Trung Quốc. Kết quả là có 4 mức độ hành vi khác nhau: Quan tâm tới BĐKH; Tin tưởng
vào những giải pháp đang thực hiện; Cam kết cá nhân cho những đóng góp vào các giải
pháp hiện tại; Lạc quan tin tưởng rằng các vấn đề về BĐKH sẽ được giải quyết
Các kết quả nghiên cứu như của HSBC là cực kỳ cần thiết cho việc thiết kế các
biện pháp truyền thông có hiệu quả, bởi vì chúng cung cấp những thông tin rất hữu ích
về những khoảng trống về thông tin liên quan tới BĐKH hiện nay, những phương
pháp tiếp cận (một cách có hiệu quả) các nhóm đối tượng khác nhau và cách thiết kế
các thông điệp có ý nghĩa và cốt yếu đối với những nhóm này.
Một trong những đối tượng có nghĩa vụ và quyền lợi thực hiện các chiến lược
truyền thông về biến đổi khí hậu, cắt giảm khí nhà kính, hướng đến nền kinh tế xanh
đó là doanh nghiệp. Song song với việc phát triển kinh doanh, DN chú trọng đến phát
triển bền vững. Một mạng lưới Hội đồng doanh nghiệp phát triển bền vững thế giới
(WBCSD) đã được thành lậ p nhằm chia sẻ thông tin về phát triển kinh tế bền vững và
thực hiện các cam kết toàn cầu nhằm hạn chế sự phát thải, có sản phẩm phục vụ tiêu
dùng bền vững. Do đó, WBCSD đã tăng cường hoạ t động, liên kết vì mục tiêu tăng
trưởng xanh vì con người và vì sự phát triển bền vững thông qua việc tạo công ăn việc
làm, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân. Quá
trình này dựa trên việc tăng cư ờng đầu tư vào bảo tồn, phát triển và sử dụ ng hiệu quả
các nguồn vốn tự nhiên, giảm phát thải khí nhà kính, cải thiện nâng cao chất lượng
môi trường, qua đó kích thích tăng trưởng kinh tế.
1.2.2 Nghiên cứu và triển khai vấn đề nâng cao nhận thức về Tăng trưởng xanh ở
Việt Nam
Ngày 02/12/2008, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 158/2008/QĐ –
TTg phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu (NTP-
RCC) với mụ c tiêu chiến lược của Chương trình là nhằm nâng cao khả năng ứng phó
với BĐKH của Việt Nam trong từng giai đoạn cụ thể; bảo đảm sự phát triển bền vững
của đất nước, ổn định cuộc sống của nhân dân. Kể từ đó, nhiều hoạt động nghiên cứu,
ứng dụng đã được triển khai. Một số cơ quan, ban ngành chuyên phụ trách về vấn đề
BĐKH cũng đã được thành lập nhằm nâng cao nhận thức cho cộng đồng về BĐKH và
12"
tác động của nó. Nhiều dự án do nước ngoài tài trợ được triển khai nhằ m đánh giá tác
động của BĐKH và tăng cường năng lực, tăng cườ ng khả năng chống chịu của cộng
đồng trước những tác động của BĐKH. Đặ c biệt, trong khuôn khổ Chương trình mục
tiêu Quốc gia ứng phó với BĐKH, nhiều đề tài, dự án cũng đã và đang đượ c triển khai.
Những hoạt động trên đã đem lại những hiệu quả nhất định trong vấn đề nâng cao
nhận thức của cộng đồng về BĐKH ở Việt Nam.
Một trong những nghiên cứu phải kể đến đó là Chiến lược Truyền thông về
BĐKH được hình thành từ dự án CBCC là “Tăng cường năng lực ứng phó với BĐKH
ở Việt Nam, nhằm giảm nhẹ tác động và kiểm soát phát thải khí nhà kính” (CBCC), do
UNDP tài trợ, Viện Khí tượng thủy văn và môi trường (IMHEN), Bộ Tài nguyên và
Môi trường và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thực hiệ n, kéo dài từ năm
2009 đến năm 2012 tại thành phố Cần Thơ, tỉnh Bình Định và Ninh Thuận. Chiến lược
vừa là công cụ để hỗ trợ các bên liên quan tiếp cận các thông tin và kết quả hoạt động
thích ứng và giảm nhẹ được thực hiện trong khuôn khổ dự án. Chiến lược đưa ra các
hoạt động và thông điệp truyền thông phù hợp với từng nhóm đối tượng liên quan;
đồng thời góp phần thực hiện nhiệm vụ & giải pháp số 05 “Nâng cao nhận thức và
phát triển nguồn nhân lực” của Chương trình Mục tiêu Quốc gia Ứng phó với Biến đổi
Khí hậu. Chiến lược được xây dự ng với tầm nhìn dài hạn và một chương trình hành
động cụ thể trong thời gian 3 năm từ 2010 - 2012, được thực hiện tại cấp trung ương
và cấp địa phương thuộc 3 tỉnh dự án là Bình Định, Bình Thuận và thành phố Cần Thơ
đảm bảo các yếu tố: Thông tin & Vận động chính sách; Nâng cao năng lực và Các hoạt
động nâng cao nhận thức.
Viện Khoa học Khí tượng, Thủy văn và Môi trường (IMHEN) đã thực hiện rất
nhiều các công trình, dự án liên quan đến BĐKH, như: Dự án “UNDP/UNITAR/GEF –
CC: TRAIN (giai đoạn 1)” (1994 – 1996) với mục tiêu là giúp các nước xây dựng
chính sách về BĐKH để thực hiện UNFCCC; Dự án “Chiến lược giảm nhẹ khí nhà
kính với chi phí thấp nhất ở châu Á” (ALGAS) (1995-1997); Dự án “Kinh tế trong hạn
chế phát thải khí nhà kính, Pha 1: Xây dựng phương pháp luận cho việc đánh giá
giảm nhẹ biến đổi khí hậu” (1999), … Đồng thời, Viện được Bộ TNMT giao nhiệm vụ
xây dựng kịch bản BĐKH cho Việt Nam (2009) và kịch bản cập nhật (2012).
Ngày 21/11/2012, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1775/QĐ-TTg
phê duyệt Đề án quản lý phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính; quản lý các hoạt động
13"
kinh doanh tín chỉ các-bon ra thị trường thế giới.Đề án đươc thực hiện theo 02 giai
đoạn là 2012-2015 và 2016-2020, bao gồm 23 nhiệm vụ, dự án thành phần với kinh
phí dự kiến là 220 tỷ đồng.Mục tiêu cụ thể của Đề án được chia làm 2 phần:1. Quản lý
phát thải khí nhà kính và 2. Quản lý các hoạt động kinh doanh tín chỉ các-bon ra thị
trường thế giới. Đáng kể, một trong những hoạt động để đạt được mục tiêu của Đề án
là “Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, các địa phương, doanh
nghiệp, cộng đồng”.
Có thể nói, tất cả các Chư ơng trình Mục tiêu quốc gia đều có một hợp phần
truyền thông đáng kể. Chẳng hạn, ngày22/08/2013, Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn đã có quyết định phê duyệt khung kế hoạch truyền thông về nước sạch, vệ
sinh môi trường và vệ sinh cá nhân hỗ trợ chương trình mục tiêu quốc gia nướ c sạch
và vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 2012-2015. Mặc dù với ngân sách còn khá
là khiêm tốn với tổng kinh phí thực hiện trong 3 năm là 454.000 triệu đồng từ nguồn
vốn của Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn,
trong đ ó ngân sách của trung ương: 120.830 triệu đồng; ngân sách của địa phư ơng:
333.170 triệu đồng; nhưng cho thấy nỗ lực của Chính phủ, các Bộ , ngành đã chú trọng
để công tác truyền thông nhằm đưa thông tin về chủ trương, chính sách đế n người dân.
Từ đó, đối tượng được thụ hưởng sẽ hiểu biết về chương trình và hiểu về quyền lợi và
nghĩa vụ của họ.
Bộ Khoa học, công nghệ và Môi trường cũng đã ban hành Chương trình nâng
cao nhận thực đa dạng sinh học giai đoạn 2001 – 2010.
Tháng 12/2013, BBC Media Action là tổ chức phát triển quốc tế của Tập đoàn
truyền thông Anh quốc đã phối hợp với mạng lưới các tổ chức Phi chính phủ tại Việt
Nam công bố nghiên cứu “Người dân Việt Nam đang thích ứng với BĐKH thế nào và
truyền thông có thể làm gì để hỗ trợ họ”. Báo cáo xác định lý do tại sao người ta hành
động và lý giải vì sao truyền thông sẽ tăng cường năng lực ứng phó. Báo cáo cũng gợi
ý các bước tiếp theo cho việc sử dụng truyền thông để đáp ứng nhu cầu của một số
nhóm đối tượng cụ thể bao gồ m nông dân, thanh niên thành thị và người dân duyên hải
Trung Bộ. Không thấy báo cáo đề cập đến đối tượng doanh nghiệp.
Trong Chiến lược quốc gia về Tăng trưởng xanh và Kế hoạch hành độ ng quốc
gia về TTX do Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu, xây dựng trình Chính phủ ban
hành đều có hợp phần truyền thông. Tại phần III về Giải pháp thực hiện thì vấn đề
14"
Tuyên truyền, nâng cao nhận thức, khuyến khích hỗ trợ thực hiện là giải pháp số 1.
Theo đó, mục tiêu nhiệm vụ củ a giải pháp này nhằm đưa ra vấn đ ề Tổ chức tuyên
truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức của nhân dân về vai trò, ý nghĩa của TTX, những
hành động thiết thức đóng góp vào thực hiện TTX; Khuyến khích và hỗ trợ kỹ thuật để
người dân, cộng đồng triển khai và mở rộng quy mô các mô hình sản xuất và tiêu dùng
tiết kiệm, an toàn, văn minh, mang đậm bản sắc dân tộc, hài hòa và thân thiện với
thiên nhiên; Khuyến khích và hỗ trợ các cộng đồng phát triển mô hình đô thị sinh thái,
nông thôn xanh, mô hình nhà ở xanh, mô hình phân loạ i rác thải tại nguồn theo
phương pháp giảm thiểu – tái chế - tái sử dụng (3R), cải thiện hiệu suất sử dụng năng
lượng. Tại Kế hoạch hành động quốc gia về TTX, hoạt động số 4 được nêu rõ là:
Nâng cao nhận thức và huy động sự tham gia của toàn dân vào việc thực hiện Chiến
lược tăng trưởng xanh/ Nâng cao nhận thức/ 2013 – 2015. Tổ chức truyề n thông,
nâng cao nhận thức về tăng trưởng xanh đến các cơ quan, công sở, các tổ chức xã hội
đại diện cho các nhóm cộng đồng trong xã hội. Theo đó, cụ thể nội dung hoạt động
bao gồm: Lồng ghép kiến thức tăng trưởng xanh vào các chương trình bồi dưỡng
kiến thức cho cán bộ các cấp; Tổ chức các phong trào quần chúng thực hiện nội dung
xanh hóa sản xuất và xanh hóa lối sống; Hướng dẫn và hỗ trợ phát triển mạng lưới
các tổ chức tư vấn kỹ thuật, các tổ chức phi chính phủ hoạt động trong lĩnh vực thúc
đẩy TTX.
TTX hiện là vấn đề mới và mới được nghiên cứu và triển khai tại Việt Nam gần
đây với sự hỗ trợ của nhiều tổ chức quốc tế. Chẳng hạn, tháng 09/2013, Viện Nghiên
cứu phát triển kinh tế-xã hội thành phố Đà Nẵng phối hợp với Tổ chức Định cư con
người Liên Hợp Quốc (UN-Habitat) và Viện Tăng trưởng xanh toàn cầu (GGGI) tổ
chức Hội thảo “Chiến lược phát triển thành phố Đà Nẵng hướng đến tăng trưởng xanh”.
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) - tổ chức quốc gia tập
hợp và đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp, người sử dụng lao động và các hiệp hội
doanh nghiệp - đã có rất nhiều dự án, chương trình đào tạo cho cộng đồng doanh
nghiệp về Biến đổ i khí hậu, về tiết kiệm năng lượng, về bảo vệ môi trường trong bối
cảnh hội nhập quốc tế. Đã có hàng trăm khóa tập huấn cho DN nhằm nâng cao nhận
thức do Ngân sách Nhà nước và một phần đáng kể từ những dự án ODA nước ngoài.
Truyền thông đã xác định đối tượng doanh nghiệp cần được chú trọng. “Các doanh
nghiệp vừa và nhỏ (SME) có nhiều triển vọng trong phát triển kinh tế. Khu vực tư