Tải bản đầy đủ (.pdf) (510 trang)

Cách mạng CN 4.0 và vấn đề nâng cao chất lượng dạy học môn học GDQPAN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.43 MB, 510 trang )



BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING
–––––  –––––

KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC

CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 VÀ VẤN ĐỀ
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY-HỌC
MÔN GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH
Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG HIỆN NAY

NHÀ XUẤT BẢN TÀI CHÍNH
THÁNG 11 NĂM 2021



BAN TỔ CHỨC HỘI THẢO
Trưởng ban
TS Lê Trung Đạo

Phó Hiệu trưởng ĐH Tài chính – Marketing
(ĐHTCM)


Phó trưởng ban
– PGS.TS Phan Thị Hằng Nga

Phó Trưởng Phịng QLKH Trường ĐHTCM


– ThS Hồ Trung Nghi

Trưởng khoa GDQP&GDTC Trường ĐHTCM

Thành viên
– ThS Nguyễn Bảo Luân

Phó trưởng BM GDQP&AN Trường ĐHTCM

– ThS Nguyễn Quốc Trung

Khoa GDQP&GDTC Trường ĐHTCM

– ThS Lê Hồng Nhật

Khoa GDQP&GDTC Trường ĐHTCM

– ThS Đặng Trường Giang

Khoa GDQP&GDTC Trường ĐHTCM

– ThS Đinh Văn Quyên

Khoa GDQP&GDTC Trường ĐHTCM

– TS Phạm Thanh Giang

Khoa GDQP&GDTC Trường ĐHTCM

– ThS Bùi Hồng Trang


Phòng QLKH Trường ĐHTCM
BAN BIÊN TẬP KỶ YẾU

Trưởng ban
PGS.TS Hồ Thủy Tiên

Phó Hiệu trưởng Trường ĐHTCM

Phó trưởng ban
– PGS.TS Phan Thị Hằng Nga

Phó Trưởng phịng QLKH Trường ĐHTCM

– ThS Hồ Trung Nghi

Trưởng khoa GDQP&GDTC Trường ĐHTCM

Thành viên
– ThS Nguyễn Bảo Luân

Phó trưởng BM GDQP&AN Trường ĐHTCM

– ThS Đinh Văn Quyên

Khoa GDQP&GDTC Trường ĐHTCM

– ThS Bùi Hồng Trang

Phòng QLKH Trường ĐHTCM


- iii


BAN THẨM ĐỊNH BÀI VIẾT
Trưởng ban
PGS.TS Hồ Thủy Tiên

Phó Hiệu trưởng Trường ĐHTCM

Phó trưởng ban
– ThS Hồ Trung Nghi

Trưởng khoa GDQP&GDTC Trường ĐHTCM

– PGS.TS Phan Thị Hằng Nga

Phó Trưởng phịng QLKH Trường ĐHTCM

Thành viên
– Đại tá, PGS.TS Đồng Ngọc ChâuTrường Đại học Nguyễn Huệ
– PGS.TS Hà Quang TiếnTT GDQP&AN, Đại học Thái Nguyên
– Trung tá, TS Nguyễn Quang NamTrường Đại học Trần Đại Nghĩa
– Thượng tá, ThS.GVC Hồ Đức ThiTrường Đại học Trần Đại Nghĩa
– Thiếu tá, TS Nguyễn Quế Diệu Trường Đại học Trần Đại Nghĩa
– Đại tá, ThS.GVC Cao Xuân Tuấn Trường Đại học Trần Đại Nghĩa
– Thượng tá, ThS Đinh Văn Vinh Trường Đại học Trần Đại Nghĩa
– Thiếu tá, ThS Chu Trường Chinh Trường Đại học Trần Đại Nghĩa
– Thượng tá, TS Bùi Thanh Đàm Trường Đại học Nguyễn Huệ
– Thượng tá, ThS Trần Tuấn Anh Trường Đại học Nguyễn Huệ

– Trung tá, ThS Mai Thúc Định Trường Đại học Nguyễn Huệ
– Trung tá, ThS Phan Châu Tuấn Trường Đại học Ngô Quyền
– ThS Nguyễn Bảo Luân Trường ĐHTCM
– ThS Đinh Văn Quyên Trường ĐHTCM

iv -


LỜI NĨI ĐẦU
Cơng tác Giáo dục Quốc phịng và An ninh đóng vai trị quan trọng trong thực hiện
nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, có ý nghĩa quyết định trong việc thực hiện thắng lợi phương
sách “bảo vệ Tổ quốc từ xa”. Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng “Đổi mới và nâng cao chất
lượng, hiệu quả công tác giáo dục, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, an ninh cho cán bộ,
cơng chức, viên chức và cho tồn dân, bảo đảm phù hợp với từng đối tượng. Chú trọng giáo
dục, thống nhất, nâng cao nhận thức về đối tác và đối tượng; nắm vững đường lối, quan
điểm, yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Nâng cao ý thức trách nhiệm
và tinh thần cảnh giác cách mạng trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh”. Được sự
quan tâm, chỉ đạo sâu sát của Đảng và Nhà nước, cơng tác Giáo dục quốc phịng và an ninh
đã trải qua quá trình phát triển vững chắc, cả bề rộng và chiều sâu.
Tại Trường Đại học Tài chính – Marketing, trong những năm qua cơng tác Giáo dục
Quốc phịng và An ninh luôn được Đảng ủy – Ban Giám hiệu quan tâm sâu sát. Nhà trường
chú trọng xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng;
khuyến khích đẩy mạnh cơng tác nghiên cứu khoa học, tạo điều kiện hỗ trợ học tập nâng
cao trình độ, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh, tham gia các lớp tập huấn và bồi
dưỡng nghiệp vụ chuyên môn; đầu tư xây dựng thao trường huấn luyện, sân tập điều lệnh,
cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, điều kiện ăn ở tập trung,… đảm bảo cho việc giảng
dạy và huấn luyện đúng theo chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo, thực hiện tốt mục
tiêu “Giáo dục cho công dân kiến thức về quốc phòng và an ninh để phát huy tinh thần yêu
nước, truyền thống dựng nước và giữ nước, lịng tự hào, tự tơn dân tộc, nâng cao ý thức,
trách nhiệm, tự giác thực hiện nhiệm vụ quốc phòng và an ninh, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam

xã hội chủ nghĩa”.
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 với đặc trưng phổ biến là cơng nghệ cảm biến mới,
phân tích dữ liệu lớn, điện toán đám mây, kết nối internet vạn vật, tự động hóa sản xuất
thơng minh, cơng nghệ in 3D, cơng nghệ nano và vật liệu mới, trí tuệ nhân tạo đã tạo ra
bước phát triển nhảy vọt các mặt đời sống xã hội, đem lại nhiều cơ hội nhưng cũng tạo ra
nhiều thách thức cho lĩnh vực giáo dục nói chung và trong Giáo dục Quốc phịng và An
ninh ở các trường Đại học, Cao đẳng nói riêng. Địi hỏi cơng tác Giáo dục Quốc phịng và
An ninh ở các trường Đại học, Cao đẳng cần có những bước thay đổi đột phá cả về nội dung
chương trình, phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy và học mơn Giáo dục
Quốc phịng và An ninh bảo đảm cho sinh viên có “hiểu biết cơ bản về chủ trương, đường
lối quốc phòng, an ninh của Đảng, Nhà nước về xây dựng nền quốc phịng tồn dân, an
ninh nhân dân, yêu chủ nghĩa xã hội. Nắm được kiến thức cơ bản về cơng tác quốc phịng
và an ninh trong tình hình mới. Thành thạo điều lệnh đội ngũ từng người có súng, biết đội

-v


ngũ đơn vị; có hiểu biết chung về các quân binh chủng trong Quân đội nhân dân Việt Nam;
có hiểu biết ban đầu về bản đồ quân sự; biết cách phịng tránh địch tiến cơng hỏa lực bằng
vũ khí cơng nghệ cao. Thực hiện được kỹ năng cơ bản về kỹ thuật chiến đấu bộ binh, chiến
thuật từng người trong chiến đấu tiến cơng, phịng ngự và làm nhiệm vụ canh gác, biết sử
dụng súng tiểu liên AK, lựu đạn” sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc Việt Nam
xã hội chủ nghĩa trong bối cảnh tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Với mong muốn tiếp tục nâng cao chất lượng công tác Giáo dục Quốc phòng và An
ninh cho sinh viên các Trường Đại học, Cao đẳng trên cả nước nói chung và sinh viên
Trường Đại học Tài chính – Marketing nói riêng trước sự tác động của cuộc cách mạng
công nghiệp 4.0, Trường Đại học Tài chính – Marketing tổ chức Hội thảo: “Cách mạng
công nghiệp 4.0 và vấn đề nâng cao chất lượng dạy – học mơn Giáo dục Quốc phịng và
An ninh ở các trường Đại học, Cao đẳng hiện nay”.
Quá trình chuẩn bị tổ chức Hội thảo, Ban tổ chức đã nhận được 74 bài, qua quá trình

phản biện, biên tập đã chọn được 55 bài tham luận có chất lượng tốt từ các nhà quản lý, các
nhà khoa học, các giảng viên trong và ngoài trường với các nội dung trọng tâm sau:
Tầm nhìn và chiến lược phát triển cơng tác Giáo dục Quốc phòng và An ninh của
trường Đại học Tài chính – Marketing trong bối cảnh tác động của cách mạng công nghiệp
4.0; giáo dục đạo đức cách mạng cho sinh viên trường Đại học Tài chính – Marketing
thơng qua mơn học Giáo dục Quốc phịng và An ninh;
Đổi mới và nâng cao vai trò lãnh đạo, chỉ đạo về cơng tác Giáo dục Quốc phịng và
An ninh ở các trường Đại học, Cao đẳng trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0;
chuyển đổi số trong dạy học mơn Giáo dục Quốc phịng và An ninh ở các trường Đại học,
Cao đẳng hiện nay;
Đổi mới nội dung giảng dạy mơn Giáo dục Quốc phịng và An ninh ở các trường Đại
học, Cao đẳng gắn với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0; đổi mới phương pháp dạy học
môn Giáo dục Quốc phòng và An ninh ở các trường Đại học, Cao đẳng thích ứng với cuộc
cách mạng cơng nghiệp 4.0; nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên giảng dạy mơn Giáo
dục Quốc phịng và An ninh ở các trường Đại học, Cao đẳng thích ứng với sự tác động của
cuộc cách mạng công nghiệp 4.0; công tác bảo đảm cơ sở vật chất, mơ hình học cụ cho
hoạt động Giáo dục Quốc phòng và An ninh ở các trường Đại học, Cao đẳng gắn với cuộc
cách mạng cơng nghiệp 4.0;
Vai trị của cơng tác Giáo dục Quốc phòng và An ninh ở các trường Đại học, Cao
đẳng với vấn đề xây dựng thế trận lòng dân trước tác động của cuộc cách mạng công
nghiệp 4.0; giáo dục truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc cho sinh viên trong
giảng dạy mơn Giáo dục Quốc phịng và An ninh ở các trường Đại học, Cao đẳng trong

vi -


bối cảnh tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0; giáo dục nâng cao nhận thức về
bảo vệ chủ quyền, biển đảo Việt Nam cho sinh viên thông qua mơn Giáo dục Quốc phịng và
An ninh ở các trường Đại học, Cao đẳng hiện nay.
Ban tổ chức Hội thảo trân trọng cảm ơn những ý kiến đóng góp của Quý vị đại biểu,

các nhà khoa học và các giảng viên thông qua bài tham luận và những ý kiến đóng góp trực
tiếp tại Hội thảo.
Kính chúc Q vị đại biểu, các nhà khoa học và các giảng viên sức khỏe, hạnh phúc
và thành đạt!
Trân trọng!
BAN TỔ CHỨC HỘI THẢO

- vii


viii -


MỤC LỤC
1. Thực hiện tự chủ đào tạo môn học Giáo dục Quốc phòng và An ninh cho sinh viên
Trường Đại học Tài chính – Marketing................................................................................... 1
Lê Trung Đạo, Hồ Trung Nghi
2. Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên giáo dục quốc phòng – an ninh trong các cơ sở
giáo dục đại học hiện nay ...................................................................................................... 17
Bùi Thanh Đàm
3. Đổi mới phương pháp dạy môn Giáo dục Quốc phòng và An ninh ở các trường đại học,
cao đẳng thích ứng với cuộc Cách mạng cơng nghiệp 4.0 .................................................... 28
Chu Trường Chinh, Lê Thị Hồng Tú
4. Vai trò của quân đội nhân dân, công an nhân dân đối với cơng tác Giáo dục Quốc phịng
và An ninh ở các trường đại học cao đẳng hiện nay ............................................................. 34
Cao Xuân Tuấn, Nguyễn Bảo Luân
5. Nâng cao ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam cho sinh viên các trường đại học
trong giai đoạn hiện nay ........................................................................................................ 46
Trương Xuân Vương
6. Bàn về chuyển đổi số trong dạy – học mơn Giáo dục Quốc phịng và An ninh ở các

trường cao đẳng, đại học hiện nay ........................................................................................ 55
Hồ Đức Thi, Hồ Trung Nghi
7. Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và những vấn đề đặt ra đối với hoạt động dạy – học
mơn Giáo dục Quốc phịng – An ninh trong các trường đại học, cao đẳng hiện nay .......... 63
Nguyễn Quế Diệu, Trương Xuân Thông
8. Nâng cao nhận thức cho sinh viên Trường Đại học Tài chính – Marketing về các quan
điểm sai trái, thù địch trên mạng internet hiện nay ............................................................... 74
Đinh Văn Quyên, Đặng Trường Giang
9. Giải pháp nâng cao ý thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo cho sinh viên thông qua môn học
Giáo dục Quốc phịng và An ninh ......................................................................................... 82
Nguyễn Đình Hồng
10. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác Giáo dục Quốc phòng và An ninh tại
Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh ...................................................................... 94
Trình Quốc Trung
11. Mấy vấn đề cần trao đổi trong giảng dạy học phần 2 theo Thông tư 05/2020/TT-BGDĐT
của Bộ Giáo dục và Đào tạo . .............................................................................................. 104
Bùi Minh Thuấn

- ix


12. Đổi mới phương pháp dạy học môn Giáo dục Quốc phòng và An ninh ở các trường đại
học, cao đẳng thích ứng với cuộc cách mạng cơng nghiệp 4.0 ........................................... 112
Nguyễn Bảo Luân, Phan Châu Tuấn
13. Công tác Giáo dục Quốc phòng và An ninh cho sinh viên ở các trường đại học, cao đẳng
với vấn đề xây dựng thế trận lòng dân trước tác động của cách mạng công nghiệp lần
thứ tư ................................................................................................................................... 120
Huỳnh Minh Hậu, Huỳnh Minh Vương
14. Vai trị của qn đội và cơng an đối với cơng tác giáo dục quốc phịng – an ninh ở các
trường đại học hiện nay . .................................................................................................... 127

Trần Hải Hà
15. Đẩy mạnh cơng tác giáo dục quốc phịng, an ninh, bảo vệ vững chắc tổ quốc Việt Nam
cho sinh viên Trường Đại học Tài chính – Marketing trong tình hình mới ....................... 134
Nguyễn Thanh Hải, Huỳnh Thị Diên
16. Nâng cao ý thức bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa cho sinh viên Trường Đại
học Tài chính – Marketing hiện nay . ................................................................................. 146
Phạm Thanh Giang, Hồ Văn Cương, Bùi Thiện Mến
17. Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên sĩ quan quân đội biệt phái đáp ứng
yêu cầu, nhiệm vụ giáo dục quốc phịng, an ninh cho sinh viên trong tình hình hiện nay... 157
Nguyễn Xuân Hòa
18. Nâng cao hiệu quả Giáo dục Quốc phòng và An ninh cho sinh viên ở các trường cao đẳng,
đại học trước tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 ..................................................163
Ngô Giang Thái, Nguyễn Quốc Vĩnh
19. Một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục quốc phòng – an ninh trong các trường
đại học, cao đẳng hiện nay .................................................................................................. 172
Nguyễn Công Ước, Nguyễn Minh Thân
20. Vai trị của các trường qn đội, cơng an với thực hiện nội dung giáo dục Quốc phòng,
An ninh theo Thông tư 05 của Bộ Giáo dục Đào tạo ở các trường đại học, cao đẳng
hiện nay ............................................................................................................................... 184
Hoàng Văn Nam, Trịnh Thị Mai Linh
21. Vận dụng phương pháp dạy học tích cực trong Giáo dục Quốc phịng và An ninh ở các
trường đại học, cao đẳng hiện nay ...................................................................................... 189
Trần Tuấn Anh, Nguyễn Quốc Trung
22. Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên giảng dạy môn Giáo dục Quốc phòng và An ninh..... 203
Nguyễn Tiến Lộc
23. Đổi mới phương pháp dạy học trực tuyến mơn Giáo dục Quốc phịng và An ninh tại
Trung tâm Quốc phòng, an ninh – Đại học Huế ................................................................. 211
Phạm Danh Nha, Nguyễn Huy Minh

x-



24. Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng Giáo dục Quốc phòng và An ninh cho sinh
viên Trường Đại học Tài chính – Marketing hiện nay......................................................... 218
Đinh Văn Quyên, Đặng Duy Đồng
25. Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ quyền biển đảo và nâng cao nhận thức về chủ quyền biển
đảo Việt Nam cho sinh viên thông qua mơn Giáo dục Quốc phịng và An ninh ................ 226
Đặng Văn Khoa, Lê Đức Sơn
26. Giải pháp nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học trực tuyến
mơn Giáo dục Quốc phịng và An ninh ở Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ
Chí Minh . ...................................................................................................................... 235
Nguyễn Đức Trọng
27. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng – vận dụng vào giáo dục đạo đức cách
mạng cho sinh viên thông qua Giáo dục Quốc phòng và An ninh . .................................... 245
Nguyễn Văn Giỏi, Lê Thị Hương
28. Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của đội ngũ giảng viên trong khai thác ứng
dụng công nghệ thông tin phục vụ hoạt động giảng dạy mơn Giáo dục Quốc phịng và
An ninh ở các trường đại học hiện nay ............................................................................... 253
Võ Xuân Phú
29. Sự cần thiết của việc thực hiện chuyển đổi số nhằm nâng cao chất lượng Giáo dục
Quốc phòng và An ninh ở các trường đại học, cao đẳng trong cách mạng công nghiệp
lần thứ tư ............................................................................................................................. 259
Nguyễn Quỳnh Anh
30. Giáo dục truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc cho sinh viên trong giảng dạy
mơn Giáo dục Quốc phịng và An ninh ở Trường Đại học Tài chính – Marketing trong
bối cảnh tác động của cuộc cách mạng 4.0 ......................................................................... 265
Huỳnh Minh Vương, Nguyễn Kiều Phương Linh
31. Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng tự học môn Giáo dục Quốc phòng và An
ninh cho sinh viên Trường Đại học Tài chính – Marketing ................................................ 274
Lê Hồng Nhật, Phạm Thanh Giang

32. Nâng cao kỹ năng thực hành quân sự cho sinh viên trong xu hướng phát triển.................. 282
Lưu Văn Điện
33. Phát triển đội ngũ cán bộ giảng dạy môn Giáo dục Quốc phòng – An ninh ở trường đại
học thích ứng cách mạng cơng nghiệp lần thứ tư................................................................. 290
Nguyễn Hữu Sơn
34. Đổi mới phương pháp giảng dạy môn Giáo dục Quốc phòng và An ninh ở các trường
đại học, cao đẳng thích ứng với cuộc cách mạng cơng nghiệp lần thứ tư............................ 298
Lê Viết Tiến, Nguyễn Tú

- xi


35. Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên giảng dạy mơn Giáo dục Quốc phịng và An
ninh ở các trường đại học, cao đẳng thích ứng với cuộc cách mạng công nghiệp lần
thứ tư ................................................................................................................................... 307
Đặng Trường Giang, Nguyễn Quốc Trung
36. Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên giảng dạy mơn Giáo dục Quốc phịng và An
ninh ở các trường đại học, cao đẳng thích ứng với sự tác động của cuộc cách mạng công
nghiệp 4.0............................................................................................................................. 314
Nguyễn Hồng Sơn, Lê Hồng Nhật
37. Vận dụng Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng về quốc phòng
an ninh và đối ngoại trong giáo dục quốc phòng, an ninh hiện nay . .................................. 325
Vũ Văn Quế
38. Các biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động dạy học mơn học Giáo dục Quốc phịng
và An ninh tại Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh – Đại học Huế ..................... 335
Nguyễn Tiến Đồng, Hà Ngọc Phi
39. Vận dụng phương pháp dạy học tình huống trong giảng dạy giáo dục quốc phòng – an
ninh ở các trường đại học hiện nay ..................................................................................... 342
Mai Thúc Định, Phan Thanh Mỹ
40. Vai trị của cơng tác Giáo dục Quốc phịng và An ninh ở các trường đại học, cao đẳng

với vấn đề xây dựng thế trận lòng dân trước sự tác động của cuộc cách mạng công
nghiệp 4.0 ............................................................................................................................ 351
Lê Quang Viên, Nguyễn Văn Minh
41. Giáo dục ý thức chính trị cho sinh viên thông qua môn học Giáo dục Quốc phòng
và An ninh ở Trường Đại học An Giang trước sự tác động của cuộc cách mạng công
nghiệp 4.0 . .......................................................................................................................... 361
Nguyễn Hồ Thanh, Cung Đức Liêm
42. Nâng cao chất lượng giảng viên giảng dạy môn Giáo dục Quốc phòng và An ninh ở các
trường đại học, cao đẳng thích ứng với cuộc cách mạng cơng nghiệp 4.0 ......................... 372
Nguyễn Tiến Anh
43. Đổi mới phương pháp giảng dạy môn Giáo dục Quốc phòng và An ninh trong bối cảnh
cách mạng cơng nghiệp 4.0 ................................................................................................. 378
Trần Hồng Anh
44. Giáo dục thông minh (giáo dục 4.0) và những yêu cầu, giải pháp đổi mới giáo dục quốc
phòng – an ninh trong các trường đại học hiện nay ............................................................ 386
Trần Minh Quyền
45. Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên môn học Giáo dục Quốc phòng và An ninh ở
các trường đại học, cao đẳng trước tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 ................... 395
Phan Trung Thành, Nguyễn Thị Thúy Kiều

xii -


46. Nghiên cứu đổi mới phương pháp giảng dạy môn Giáo dục Quốc phòng và An ninh
trong các cơ sở giáo dục đại học thích ứng với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 ............. 404
Cao Minh Nam
47. “Giáo dục 4.0” và phương hướng đổi mới phương pháp dạy học môn Giáo dục Quốc
phòng và An ninh ở các trường đại học, cao đẳng hiện nay ............................................... 416
Hà Văn Thiều
48. Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên giảng dạy môn học Giáo dục Quốc phòng và

An ninh tại Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh – Đại học Huế thích ứng với
tác động cách mạng cơng nghiệp 4.0. ................................................................................. 426
Trần Đình Giai
49. Một số nội dung, biện pháp tạo động lực cho sinh viên học tập môn Giáo dục Quốc
phòng và An ninh trong các trường cao đẳng, đại học hiện nay.......................................... 433
Trần Thanh Xuyên, Nguyễn Thanh Toàn
50. Nâng cao chất lượng giảng dạy môn Giáo dục Quốc phòng và An ninh cho sinh viên ở
các trường đại học, cao đẳng trước tác động của cuộc cách mạng cơng nghiệp 4.0 . ......... 440
Đàm Thị Hồi, Trần Hạ Long
51. Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giảng viên Giáo dục Quốc phòng và An ninh ở
các trường đại học đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư ............. 448
Phạm Văn Huy, Trần Thị Thủy
52. Một số định hướng cho việc dạy và học mơn Giáo dục Quốc phịng và An ninh ở các
trường đại học, cao đẳng trong thời đại cách mạng công nghiệp lần thứ tư ....................... 456
Nguyễn Thị Thu Hiền
53. Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên Giáo dục Quốc phòng và An ninh ở các trường
đại học hiện nay trước tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 .............................. 467
Nguyễn Hồ Thanh, Đặng Văn Út
54. Thực trạng và một số giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập mơn Giáo dục
Quốc phịng và An ninh cho học sinh, sinh viên hiện nay .................................................. 476
Nguyễn Thành Nam, Lê Thị Hương
55. Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và sự tác động đến phương pháp dạy học mơn Giáo
dục Quốc phịng và An ninh ở trường đại học hiện nay....................................................... 485
Tăng Phú Đức

- xiii



THỰC HIỆN TỰ CHỦ ĐÀO TẠO MÔN HỌC

GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH CHO SINH VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING
TS Lê Trung Đạo
ThS. GVC Hồ Trung Nghi
Trường Đại học Tài chính – Marketing
Tóm tắt: Giáo dục Quốc phòng và An ninh cho sinh viên các trường Đại học là một trong
những nhiệm vụ quan trọng góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục tồn diện. Mơn học Giáo
dục Quốc phịng và An ninh có vai trị và ý nghĩa vô cùng to lớn trong việc giáo dục toàn
diện và rèn luyện năng lực thực tế, tu dưỡng phẩm chất đạo đức của con người đặc biệt là
sinh viên – thế hệ trẻ, chủ nhân tương lai của đất nước. Để thực hiện tốt môn học, Trường
Đại học Tài chính – Marketing đã triển khai nhiều giải pháp; trong đó, đột phá thực hiện
tự chủ mơn học Giáo dục Quốc phòng và An ninh là một trong những giải pháp hiệu quả
góp phần nâng cao chất lượng dạy học của Nhà trường.
Từ khóa: tự chủ đào tạo mơn học, Giáo dục Quốc phòng và An ninh, sinh viên Trường Đại
học Tài chính – Marketing
1.

Đặt vấn đề

Giáo dục Quốc phịng và An ninh (GDQP&AN) là mơn học chính khóa trong chương
trình đào tạo Đại học, góp phần giáo dục sinh viên thế hệ tương lai của đất nước có lịng
u nước, có kiến thức, kỹ năng về qn sự và an ninh cần thiết để tham gia có hiệu quả vào
sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Thực hiện tốt nhiệm vụ GDQP&AN
chính là góp phần nâng cao tiềm lực, sức mạnh quốc phịng – cẩm nang thần kỳ trong chiến
tranh tự vệ chính nghĩa. Đây cũng là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị nói chung và các
cở sở giáo dục đại học, cao đẳng nói riêng. Đại hội lần thứ XIII của Đảng xác định: “Đa
dạng hóa các loại hình đào tạo, hồn thiện chính sách phát triển các cơ sở đào tạo ngồi
cơng lập, thực hiện cơ chế tự chủ đối với đào tạo bậc đại học phù hợp với xu thế chung của
thế giới, chuyển đổi trường đại học cơng lập kém hiệu quả sang mơ hình hợp tác công – tư”
(Đảng Cộng sản Việt Nam, 2021). Quán triệt sâu sắc chủ trương chiến lược của Đảng, để

đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công tác GDQP&AN cho sinh viên, Trường Đại học
Tài chính – Marketing đã quyết liệt lãnh đạo, chỉ đạo, huy động nguồn lực đầu tư, đảm bảo
đủ điều kiện cần thiết để thực hiện tự chủ mơn học Giáo dục Quốc phịng và An ninh. Đây
là bước tiến quan trọng của Nhà trường. Bắt đầu từ năm học 2013 – 2014, Trường Đại học

-1


Tài chính – Marketing được phép tự chủ đào tạo và cấp chứng chỉ GDQP&AN cho sinh
viên, theo Công văn số 5968/BGDĐT-GDQP ngày 29/8/2013 của Bộ Giáo dục và Đào
tạo. Nhà trường đã thành lập Khoa Giáo dục quốc phòng và Giáo dục thể chất theo Quyết
định số 2945/QĐ-BTC ngày 27/11/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Qua đó, chất lượng
mơn học GDQP&AN khơng ngừng nâng cao, góp phần tích cực vào công tác giáo dục và
đào tạo của Nhà trường. Sự phát triển của nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc đã đặt ra cho công tác
GDQP&AN cho sinh viên của Nhà trường những yêu cầu mới cao hơn. Để thực hiện tốt
môn học, Nhà trường đã triển khai nhiều giải pháp; trong đó có đột phá thực hiện tự chủ
mơn học GDQP&AN.
2.

Nội dung

2.1. Những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện tự chủ đào tạo môn Giáo dục Quốc
phịng và An ninh
2.1.1. Thuận lợi
Trong những năm qua, cơng tác Giáo dục Quốc phòng và An ninh cho sinh viên luôn
được sự quan tâm của Vụ Giáo dục Quốc phòng và An ninh/Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hội
đồng Giáo dục Quốc phòng và An ninh các cấp, Ban Dân quân tự vệ/Bộ Tư lệnh thành phố
Hồ Chí Minh, Cục Dân quân tự vệ/Bộ Tổng tham mưu trong chỉ đạo, giúp đỡ, tạo điều kiện
thuận lợi cho Trường được phép tự chủ đào tạo môn học GDQP&AN. Bên cạnh đó, Đảng
ủy – Ban Giám hiệu ln quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ; phát huy vai trò của các đơn

vị chức năng thuộc Trường, nòng cốt là Khoa Giáo dục quốc phòng và Giáo dục thể chất
trong tham mưu, tổ chức thực hiện. Nhà trường luôn ưu tiên, tạo mọi điều kiện thuận lợi
nhất để phát triển đội ngũ giảng viên giảng dạy môn học GDQP&AN và đặc biệt chú trọng
trang bị cơ sở vật chất tốt nhất để phục vụ công tác giảng dạy các học phần GDQP&AN.
Việc giảng dạy các học phần lý thuyết hoàn toàn trong giảng đường và học thực hành ngoài
thao trường, bãi tập. Cùng với đó, Nhà trường đã mạnh dạn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất,
mua sắm trang thiết bị đảm bảo cho việc giảng dạy và huấn luyện đúng theo chương trình
của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.
2.1.2. Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi là cơ bản, điều kiện bảo đảm cho việc tự chủ đào tạo mơn
học GDQP&AN của Nhà trường cũng gặp khơng ít bất cập. Điểm mấu chốt, quan trọng
nhất và cũng là khó khăn nhất trong tự chủ đào tạo GDQP&AN của các cơ sở giáo dục đại
học nói chung và của Nhà trường nói riêng là phải có cơ sở để tổ chức cho sinh viên ăn, ở,
sinh hoạt tập trung và có địa điểm huấn luyện thực hành để sinh viên được huấn luyện, rèn
luyện tập trung như môi trường Quân đội. Tuy nhiên, việc triển khai công tác giảng dạy các
2-


học phần GDQP&AN cho sinh viên đúng theo quy định về ăn, ở, sinh hoạt tập trung phục
vụ việc học tập, rèn luyện cho sinh viên theo nếp sống quân đội và mơi trường qn sự gặp
rất nhiều khó khăn,… đặc biệt là học thực hành ngoài thao trường, bãi tập. Cùng với đó là
tài liệu nghiên cứu mơn học, Bộ Giáo dục và Đào tạo chưa ban hành giáo trình mơn học
GDQP&AN theo chương trình mới Thơng tư số 05/2020/TT-BGDĐT ngày 18/3/2020 nên
việc triển khai kế hoạch viết đề cương chi tiết, tài liệu học tập,… môn học GDQP&AN gặp
nhiều vướng mắc. Ngồi ra, một khó khăn xuất phát từ người học, trong đó một bộ phận
khơng nhỏ sinh viên còn nhận thức chưa đúng, chưa đủ về vị trí, vai trị của GDQP&AN
và trách nhiệm, nghĩa vụ của bản thân; vẫn còn biểu hiện chấp hành quy định học tập, rèn
luyện khơng nghiêm, thờ ơ, ngại khó khăn gian khổ; học lấy lệ, qua loa bởi cho đây là mơn
học điều kiện,…
2.2. Trường Đại học Tài chính – Marketing thực hiện nhiệm vụ tự chủ đào tạo môn

học Giáo dục Quốc phòng và An ninh
2.2.1. Đảm bảo các điều kiện để tự chủ giảng dạy môn học GDQP&AN
Thứ nhất, thành lập Khoa Giáo dục quốc phòng và Giáo dục thể chất
Khoa Giáo dục quốc phòng và Giáo dục thể chất được thành lập theo Quyết định số
2945/QĐ-BTC của Bộ Trưởng Bộ Tài chính ký ngày 27 tháng 11 năm 2013. Ngày đầu
mới thành lập khoa chỉ có 03 giảng viên cơ hữu, hiện nay biên chế của khoa là 22 viên
chức (trong đó, có 02 giảng viên hạng II, 19 giảng viên hạng III và 01 chuyên viên – thư ký
khoa); Khoa có 01 Trưởng khoa, 01 phó Trưởng khoa, 01 phó Trưởng Bộ mơn GDQP&AN
và 01 Trưởng Bộ mơn GDTC; Khoa có 02 Bộ mơn: Bộ mơn GDQP&AN, Bộ mơn GDTC.
Trình độ chun mơn có 03 tiến sĩ, 16 thạc sĩ và 03 cử nhân.
Khoa Giáo dục quốc phòng và Giáo dục thể chất với chức năng tham mưu cho Đảng
ủy – Ban Giám hiệu Nhà trường về công tác GDQP&AN, GDTC. Khoa giúp Hiệu trưởng
thực hiện nhiệm vụ tổ chức và quản lý chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học, bồi dưỡng
nâng cao trình độ chuyên môn; xây dựng kế hoạch phối hợp tổ chức Lễ khai giảng, Hội
diễn văn nghệ, hội thao GDQP&AN và đưa sinh viên đi học tập thực tế tại các đơn vị bộ
đội; tổ chức các hoạt động phong trào TDTT cho cán bộ, viên chức, người lao động và sinh
viên tồn trường. 
Thứ hai, cơng tác xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên đủ về số lượng, đảm
bảo về chất lượng
Bộ mơn GDQP&AN/Khoa GDQP&GDTC có 13 giảng viên. Trong đó, có 10 giảng
viên văn bằng 2 GDQP&AN, 03 giảng viên là cử nhân GDQP&AN (02 được đào tạo tại
trường Sĩ quan Lục quân 2, 01 được đào tạo tại trường ĐHSP Thành phố Hồ Chí Minh).
Giảng viên cơ hữu môn học GDQP&AN được đào tạo theo Quyết định 607/QĐ-TTg ngày
24/4/2014 của Thủ tướng Chính phủ (chi tiết phụ lục 1).
-3


Số lượng giảng viên ký hợp đồng thỉnh giảng thường xuyên với Nhà trường từ 10 –
25 giảng viên, gồm các giảng viên cấp bậc từ Trung tá đến Đại tá tuổi từ 54 – 60. Giảng
viên thỉnh giảng từ các Trung tâm GDQP&AN như: Trung tâm GDQP&AN Đại học Quốc

gia Thành phố Hồ Chí Minh, Trường quân sự Quân khu 7, Trường sỹ quan kỹ thuật quân
sự (Đại học Trần Đại Nghĩa), Trường sỹ quan Công Binh (Đại học Ngô Quyền) và Trường
sỹ quan Lục quân 2 (Đại học Nguyễn Huệ). Tất cả các giảng viên đều có trình độ từ cử
nhân trở lên và nhiều năm kinh nghiệm trong công tác giảng dạy môn học GDQP&AN cho
sinh viên, có đầy đủ các chứng chỉ, văn bằng sư phạm (chi tiết phụ lục 2).
Nhìn chung đội ngũ giảng viên cơ hữu và thỉnh giảng của Nhà trường đáp ứng u cầu
nội dung, chương trình, có nhiều năm kinh nghiệm trong giảng dạy môn học GDQP&AN,
đúng theo tiêu chuẩn của Vụ Giáo dục Quốc phòng và An ninh/Bộ Giáo dục và Đào tạo
quy định.
Thứ ba, công tác bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh, tập huấn và bồi
dưỡng nghiệp vụ chuyên môn
Công tác bồi dưỡng kiến thức GDQP&AN cho đối tượng 2: Ban Giám hiệu Nhà
Trường có 02/03 đồng chí đã hồn thành chương trình bồi dưỡng kiến thức GDQP&AN
theo quy định.
Công tác bồi dưỡng kiến thức GDQP&AN cho đối tượng 3, 4: Nhà trường phối hợp
với Trường quân sự/Bộ Tư lệnh thành phố Hồ Chí Minh tổ chức bồi dưỡng kiến thức
quốc phòng và an ninh cho viên chức như sau: Các viên chức quản lý là cấp trưởng, phó
trưởng phịng, khoa và tương đương (số lượng 74 đồng chí, đối tượng 3); Cán bộ Đảng
viên và viên chức từ Trưởng Bộ môn và tương đương trở xuống (số lượng 477 đồng chí,
đối tượng 4).
Cơng tác tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn: Nhà trường luôn tạo điều kiện
cử giảng viên Bộ môn GDQP&AN thuộc khoa GDQP&GDTC đi tập huấn về công tác
GDQP&AN theo kế hoạch của Vụ Giáo dục Quốc phòng và An ninh/Bộ Giáo dục và Đào
tạo tổ chức hằng năm.
Thứ tư, đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học và học tập nâng cao trình độ
Bên cạnh phát triển đội ngũ giảng viên, học tập nâng cao trình độ,... Khoa chủ động,
tích cực đẩy mạnh công tác nghiên cức khoa học. Đã chủ trì tổ chức thành cơng 2 hội thảo
cấp trường: “Nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập môn Giáo dục Quốc phòng và
An ninh ở các trường Đại học hiện nay – Thực trạng và giải pháp”, tổ chức vào ngày
19/9/2017; “Chặng đường 60 năm hoạt động Giáo dục Quốc phòng và An ninh – Thành

tựu và bài học kinh nghiệm”, tổ chức vào 12/12/2018. Hội thảo thu hút sự tham gia đông
đảo của nhà quản lý, nhà khoa học, giảng viên,… đến từ nhiều trường Đại học trên cả nước.
4-


Trên cơ sở tài liệu do Bộ GD&ĐT ban hành, khoa tiến hành xây dựng đề cương chi tiết,
tài liệu học tập cho từng học phần,… và thường xuyên cập nhật, bổ sung các kiến thức thực tế
mới. Để tăng cường tính khách quan và nâng cao hiệu quả cơng tác đánh giá kết quả học tập,
khoa đã xây dựng đề thi trắc nghiệm đối với các học phần lý thuyết (Học phần 1, 2). Hiện tài
liệu học tập, ngân hàng đề thi đã được bổ sung chỉnh sửa theo quy định tại Thông tư 05/2020/
TT-BGDĐT và sẵn sàng để triển khai đào tạo cho khóa tuyển sinh năm 2021.
2.2.2. Đảm bảo cơ sở vật chất, thao trường huấn luyện, sân tập điều lệnh, điều kiện ăn ở
cho sinh viên
Một là, trang bị cơ sở vật chất, bảo đảm trang thiết bị dạy học mơn Giáo dục
Quốc phịng và An ninh
Từ khi được giao tự chủ đào tạo môn học GDQP&AN (2013 – 2014). Nhà trường đã
đầu tư trang bị cơ sở vật chất, trang thiết bị,… phục vụ yêu cầu gảng dạy theo quy định của
Thông tư 01/2018/TT-BGDĐT và hằng năm đều có bổ sung kinh phí đầu tư, sửa chữa và
trang bị thêm,… (chi tiết phụ lục 3).
Hai là, phòng học chuyên dùng, thao trường huấn luyện kỹ thuật, chiến
thuật, sân tập điều lệnh đội ngũ phục vụ giảng dạy mơn học Giáo dục Quốc phịng
và An ninh
Nhà trường bố trí 100% sinh viên học lý thuyết trong giảng đường với sức chứa từ
70 – 80 sinh viên/phòng học, có thiết bị hỗ trợ giảng dạy như: Máy chiếu, âm thanh và ánh
sáng đảm bảo chất lượng cho người học.
Học phần thực hành bố trí từ 30 đến 40 sinh viên/lớp/giảng viên, có bãi tập thực hành
cho sinh viên đáp ứng từng bài học; vật chất cho giảng viên và sinh viên học tập theo đúng
quy định của Vụ Giáo dục Quốc phòng và An ninh/Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Nhà trường trang bị phòng học chuyên dùng (phòng B201, cơ sở thành phố Thủ Đức)
với sức chứa 200 sinh viên gồm các mơ hình, tranh ảnh, vũ khí trưng bày, trang thiết bị,

dụng cụ học tập mơn GDQP&AN giúp sinh viên dễ dàng nghiên cứu, tham khảo phục vụ
học tập. Trong quý 4, năm 2021 sẽ trang bị thêm 01 phòng học chuyên dùng.
Thao trường huấn luyện kỹ thuật, chiến thuật, sân tập điều lệnh tại cơ sở thành phố
Thủ Đức (B2/1A Đường 385, phường Tăng Nhơn Phú A, thành phố Thủ Đức).
Trang phục sinh viên: Sinh viên mặc đồng phục GDQP&AN khi lên lớp.
Trang phục giảng viên: Giảng viên mang mặc trang phục khi lên lớp đáp ứng đúng
quy định của Vụ Giáo dục Quốc phòng và An ninh/Bộ Giáo dục và Đào tạo.
-5


Ba là, bảo đảm nơi ăn, ở, sinh hoạt tập trung phục vụ cho việc học tập và rèn
luyện của sinh viên theo nếp sống quân đội và môi trường quân sự
Nhà ăn được bố trí tại cơ sở thành phố Thủ Đức số B2/1A Đường 385, phường Tăng
Nhơn Phú A, Thành phố Thủ Đức (căn tin với sức chứa 600SV).
Khu KTX tại cơ sở Thành phố Thủ Đức số B2/1A Đường 385, phường Tăng Nhơn
Phú A, Thành phố Thủ Đức gồm: Khu 5A, 5B, 5C có 120 phịng; khu 6A, 6C có 114
phịng; khu 6B, 6D, 6E có 90 phịng; mỗi phịng bố trí 8 SV (Nhà trường bố trí riêng khu
6A để làm khu nội trú cho sinh viên học môn GDQP&AN).
Bốn là, công tác đưa sinh viên học mơn Giáo dục Quốc phịng và An ninh đi học
tập thực tế tại các đơn vị bộ đội
Nhà trường đã phối hợp với các đơn vị tổ chức đưa sinh viên khóa tuyển sinh năm
2019 thuộc chương trình chất lượng cao và quốc tế học môn GDQP&AN đi học tập thực tế
tại Lữ đoàn 167 – Bộ Tư lệnh Vùng 2 Hải quân. Đây là một hoạt động trải nghiệm của sinh
viên được lãnh đạo Vụ Giáo dục Quốc phòng và An ninh/Bộ Giáo dục và Đào tạo đánh giá
rất thành công, tạo được hiệu ứng tốt, nâng cao nhận thức của sinh viên về giá trị công tác
Quốc phịng – An ninh.
Năm là, các hoạt động ngoại khóa trong công tác huấn luyện sinh viên
Việc tập trung sinh viên học tập mơn GDQP&AN trong gần một tháng, ngồi việc
đảm bảo nội dung, chương trình,… vấn đề quản lý sinh viên trong suốt thời gian học tập
trung phải được coi trọng và đặt lên hàng đầu. Khoa GDQP&GDTC phối hợp với các đơn

vị thuộc trường như: Phòng Tổ chức – Hành chính, Phịng Kế hoạch – Tài chính, Phịng
Quản lý đào tạo, Phịng Cơng tác sinh viên, Phịng Quản lý KTX, Trạm y tế, Đoàn thanh
niên và Hội sinh viên tổ chức các hoạt động ngoại khóa: Hội thao GDQP&AN (thi bắn
súng tiểu liên AK trên máy MBT03, chạy tiếp sức vũ trang, băng bó cứu thương, bóng đá
Mini nữ). Bên cạnh đó, tổ chức thi đua giữa các đại đội: Nền nếp, tác phong, nội vụ, phòng
ở văn minh sạch đẹp, hội diễn văn nghệ tổng kết đợt học GDQP&AN. Các hoạt động trên
được sinh viên hưởng ứng và tham gia rất nhiệt tình, sơi nổi. Góp phần đem lại dấu ấn kỷ
niệm sâu đậm trong sinh viên.
2.2.3. Nội dung, chương trình và phương pháp tổ chức mơn học Giáo dục Quốc phòng và
An ninh cho sinh viên Trường Đại học Tài chính – Marketing
Thứ nhất, thực hiện nội dung, chương trình Giáo dục Quốc phịng và An ninh
Nội dung chương trình giảng dạy mơn học GDQP&AN được thực hiện theo theo
Thông tư 05/2020/TT-BGDĐT ngày 18/3/2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Kết cấu chương trình gồm bốn học phần:
Học phần I: Đường lối quốc phòng và an ninh của Đảng Cộng sản Việt Nam (45 tiết);

6-


Học phần II: Cơng tác quốc phịng và an ninh (30 tiết);
Học phần III: Quân sự chung (30 tiết);
Học phần IV: Kỹ thuật chiến đấu bộ binh và chiến thuật (60 tiết).
Thứ hai, phương pháp tổ chức dạy và học mơn Giáo dục Quốc phịng và An ninh
Từ năm 2018 Nhà trường tuyển sinh khoảng 4.500 sinh viên. Toàn bộ số tân sinh viên
được bố trí thành 7 – 9 đợt học, mỗi đợt học có từ 450 – 600 sinh viên và được biên chế
thành các tiểu đội, trung đội, đại đội. Sinh viên học tập trung, ăn ở tại ký túc xá, thực hiện
đầy đủ các chế độ trong ngày, trong tuần giống mơi trường qn đội; ngồi giờ học chính
khóa sinh viên thành lập các đội tuyển tham gia tập luyện và thi đấu hội thao GDQP&AN,
hội diễn văn nghệ GDQP&AN khi kết thúc đợt học.
Thực hiện nghiêm quy định của Vụ Giáo dục Quốc phòng và An ninh/Bộ Giáo dục

và Đào tạo, Nhà trường triển khai học tập trung môn GDQP&AN đúng theo quy định, sinh
viên thực hiện theo nếp sống quân đội và môi trường qn sự trong q trình học tập mơn
GDQP&AN.
Thứ ba, kết quả Giáo dục Quốc phòng và An ninh cho sinh viên trường Đại học
Tài chính – Marketing
Việc đánh giá kết quả học tập của sinh viên được thực hiện theo Thông tư liên tịch số
18/2015/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH ngày 08/9/2015 về việc quy định tổ chức dạy, học và
đánh giá kết quả học tập môn học GDQP&AN trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ
sở giáo dục Đại học.
Kế hoạch cấp phát và quản lý chứng chỉ GDQP&AN được thực hiện theo Thông tư số
21/2019/TT-BGDĐT ngày 29/11/2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế quản
lý bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, bằng tốt nghiệp
trung cấp sư phạm, bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm, văn bằng giáo dục đại học và chứng
chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân; Quyết định số 1652/QĐ-ĐHTCM ngày 09/9/2020
của Hiệu trưởng trường Đại học Tài chính – Marketing về việc ban hành Quy chế quản
lý văn bằng, chứng chỉ của trường Đại học Tài chính – Marketing; Quyết định số 2490/
QĐ-ĐHTCM ngày 04/12/2020 của Hiệu trưởng trường Đại học Tài chính – Marketing về
việc bổ sung một số điều của Quy chế quản lý văn bằng, chứng chỉ của trường Đại học Tài
chính – Marketing.
Bảng kết quả năm học 2013 – 2014 (khóa tuyển sinh năm 2013)
TỔNG SỐ SV

3.926

Xuất sắc

Giỏi

Khá


TBK

TB

Không Đạt

SV được cấp chứng chỉ

3.583

2

238

1.730

1.438

175

343

Tỉ lệ (%)

91.26

0.05

6.06


44.07

36.63

4.46

8.74

-7


Bảng kết quả năm học 2014 – 2015 (khóa tuyển sinh năm 2014)
TỔNG SỐ SV

3.569

Xuất sắc

Giỏi

Khá

TBK

TB

Không Đạt

SV được cấp chứng chỉ


3.356

141

608

1.132

1.126

349

213

Tỉ lệ (%)

94.03

3.95

17.04

31.72

31.55

9.78

5.97


Bảng kết quả năm học 2015 – 2016 (khóa tuyển sinh năm 2015)
TỔNG SỐ SV

2.534

Xuất sắc

Giỏi

Khá

TBK

TB

Khơng Đạt

SV được cấp chứng chỉ

2.403

154

863

973

372

41


131

Tỉ lệ (%)

94.83

6.08

34.06

38.40

14.68

1.62

5.17

Bảng kết quả năm học 2016 – 2017 (khóa tuyển sinh năm 2016)
TỔNG SỐ SV

2.336

Xuất sắc

Giỏi

Khá


TBK

TB

Khơng Đạt

SV được cấp chứng chỉ

2.081

125

659

885

384

28

255

Tỉ lệ (%)

89.08

5.35

28.21


37.89

16.44

1.20

10.92

Bảng kết quả năm học 2017 – 2018 (khóa tuyển sinh năm 2017)
TỔNG SỐ SV

2.487

Xuất sắc

Giỏi

Khá

TBK

TB

Không Đạt

SV được cấp chứng chỉ

2.305

550


1.170

520

61

4

182

Tỉ lệ (%)

92.68

22.11

47.04

20.91

2.45

0.16

7.32

Bảng kết quả năm học 2018 – 2019 (khóa tuyển sinh năm 2018)
TỔNG SỐ SV


4.421

Xuất sắc

Giỏi

Khá

TBK

TB

Không Đạt

SV được cấp chứng chỉ

4.314

317

2.043

1.681

264

9

107


Tỉ lệ (%)

97.58

7.17

46.21

38.02

5.97

0.20

2.42

Bảng kết quả năm học 2019 – 2020 (khóa tuyển sinh năm 2019)
TỔNG SỐ SV

4.834

Xuất sắc

Giỏi

Khá

TBK

TB


Không Đạt

SV được cấp chứng chỉ

4.627

277

2.355

1.669

318

8

207

Tỉ lệ (%)

95.72

5.73

48.72

34.53

6.58


0.17

4.28

8-


BIỂU ĐỒ KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN GDQP&AN
2500

2000

1500

1000

500

0

2013

2014
Xuấ t s ắc

2015
Gi ỏi

Khá


2016
Trung bình khá

2017
Trung bình

2018

2019

Khơng đạt

2.3. Một số giải pháp nâng cao chất lượng tự chủ đào tạo môn học Giáo dục Quốc
phòng và An ninh cho sinh viên Trường Đại học Tài chính – Marketing
Để nâng cao chất lượng tự chủ đào tạo môn học GDQP&AN cho sinh viên Trường
Đại học Tài chính – Marketing, trong thời gian tới cần có những giải pháp cụ thể, thực tế,
phù hợp với điều kiện của nhà trường:
Thứ nhất, tiếp tục quán triệt sâu sắc nghị quyết Trung ương 8 (Khóa XI) về chiến
lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới; nâng cao hơn nữa vai trò lãnh đạo của cấp ủy
Đảng. Trong đó, Khoa GDQP&GDTC là đơn vị trực tiếp tham mưu cho Đảng ủy, Ban
Giám hiệu về công tác GDQP&AN, quan tâm nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên. Đây
là yếu tố quan trọng, quyết định chất lượng tự chủ đào tạo môn học GDQP&AN cho sinh
viên của Nhà trường. Luật Giáo dục Quốc phòng và An ninh đã quy định rõ tiêu chuẩn
giảng viên, giáo viên giảng dạy GDQP&AN: “Giáo viên, giảng viên GDQP&AN phải có
trình độ cử nhân GDQPAN trở lên; đối với người đã có trình độ cử nhân trở lên ở chun
ngành khác thì phải có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm và chứng chỉ đào tạo giáo
viên, giảng viên GDQP&AN”.
Thứ hai, đẩy mạnh việc đổi mới, nâng cao chất lượng dạy – học và kiểm tra đánh
giá kết quả học tập. Do tính đặc thù mơn học GDQP&AN thường“khơ cứng”, người học

dễ nhàm chán,… vì vậy, cần đẩy mạnh đổi mới phương pháp giảng dạy, kiểm tra đánh giá

-9


×