Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

Hình thành năng lực văn cho học sinh THCS vấn đề then chốt để nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (207.38 KB, 34 trang )

Hình thành năng lực văn cho học sinh THCS - vấn đề
then chốt để nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn
MỤC LỤC

Mục lục

Trang
1

Danh sách bảng biểu

3

Báo cáo kết quả nghiên cứu, ứng dụng sáng kiến kinh nghiệm

4

1. Lời giới thiệu

4

2. Tên sáng kiến

4

3. Tác giả sáng kiến

5

4. Chủ đầu tư sáng kiến


5

5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến

5

6. Ngày áp dụng sáng kiến lần đầu

5

7. Mô tả bản chất của sáng kiến

5

A. Nội dung sáng kiến

5

Phần I: ĐẶT VẤN ĐỀ

5

1. Lý do chọn đề tài

6

2. Mục đích nghiên cứu

7


3. Đối tượng nghiên cứu

7

4. Phạm vi nghiên cứu

7

5. Cấu trúc của đề tài nghiên cứu

7

Phần II: NỘI DUNG

8

Chương 1:CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ
NGHIÊN CỨU

8

1.Cơ sở lý thuyết

8

2. Thực trạng học môn Ngữ văn trong nhà trường THCS hiện nay

9
1



Chương 2:CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ HÌNH THÀNH VÀ NÂNG CAO
NĂNG LỰC VĂN CHO HỌC SINH THCS

13

1. Năng lực văn cần hình thành cho học sinh THCS

13

2. Một số giải pháp nhằm hình thành và nâng cao năng lực văn
cho học sinh THCS

19

Phần III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận

27

2. Kiến nghị
Tài liệu tham khảo

28

B. Khả năng áp dụng của sáng kiến

30

8. Những thông tin cần được bảo mật( nếu có)

9. Những điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến
10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến thu được do áp dụng sáng kiến theo
ý kiến tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến
lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có) theo các nội dung sau:
11. Danh sách những tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng thử
hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu.

2


DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1:Điều tra mức độ hứng thú của học sinh đối với môn Ngữ văn khi chưa
áp dụng sáng kiến.
Bảng 2: Khảo sát chất lượng dạy học trước khi áp dụng sáng kiến
Bảng 3: Kết quả khảo sát chất lượng học sinh lớp 8 đầu năm học 2014-2015
Bảng 4: Kết quả khảo sát chất lượng học sinh lớp 9 cuối học kỳ I năm học 20152016
Bảng 5: Điều tra mức độ hứng thú của học sinh đối với môn Ngữ văn sau khi áp
dụng sáng kiến.

3


BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1. Lời giới thiệu:
Trong nhà trường phổ thông, môn Ngữ văn là một môn học
thuộc nhóm khoa học xã hội, nó có tầm quan trọng đặc biệt trong việc hình
thành, giáo dục và phát triển nhân cách đạo đức cho học sinh, bồi dưỡng cho
các em những tình cảm thẩm mĩ cao đẹp. “Văn học là nhân học” – học văn là
học để làm nguời. Hơn thế, các tác phẩm văn chương trong nhà trường luôn
giáo dục con người biết thông cảm, sẻ chia với những người xung quanh, biết

quan tâm đến những vấn đề của xã hội, biết bày tỏ những quan điểm và chính
kiến của mình trước những thực trạng và các vấn đề của đời sống. Để làm được
như vậy thì ngay trong giờ học Ngữ văn ở nhà trường, giáo viên phải là người
định hướng cho các em những phương pháp tiếp cận tác phẩm văn học một
cách đúng đắn và hiệu quả, giúp các em lĩnh hội nội dung của tác phẩm văn học
theo hướng tích cực nhất. Tiếc rằng hiện nay tình trạng các em học sinh không
hứng thú với việc học văn, không thích học văn diễn ra khá phổ biến, khiến cho
chất lượng môn Ngữ văn giảm sút, thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu
và giảng dạy môn học. Mấy năm trở lại đây, việc đổi mới phương pháp dạy học
theo hướng tích cực cũng đã góp phần từng bước nâng cao chất lượng môn Ngữ
văn nhưng kết quả còn hạn chế. Với nhiều năm giảng dạy môn Ngữ văn trong
chương trình THCS, tôi cũng đã phải trăn trở rất nhiều để tìm ra được phương
pháp tốt nhất giúp học sinh cảm thấy ham mê và yêu quý bộ môn hơn. Tôi nhận
thấy khi dạy tác phẩm văn chương trong nhà trường THCS, nếu chúng ta chú ý
hình thành năng lực văn cho học sinh thông qua các giờ học chính khóa, ngoại
khóa thì sẽ giúp các em có hứng thú học văn, yêu thích môn văn, từ đó góp phần
nâng cao chất lượng môn Ngữ văn nói chung. Vì thế, tôi chọn nghiên cứu sáng
kiến “Hình thành năng lực văn cho học sinh THCS…..” nhằm đưa ra một
kinh nghiệm nhỏ được tích lũy trong quá trình giảng dạy của mình. Chúng tôi
cho rằng đó là vấn đề then chốt để nâng cao chất lượng môn Ngữ văn.
2. Tên sáng kiến: Hình thành năng lực văn cho học sinh THCS - vấn đề
then chốt để nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn
3. Tác giả sáng kiến:
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến:
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:
Có thể áp dụng để giảng dạy cho tất cả các khối lớp ở bậc học THCS.
4


6. Ngày áp dụng sáng kiến lần đầu (hoặc ngày dùng thử) : Tháng 8/ 2014

7. Mô tả bản chất của sáng kiến:
A. NỘI DUNG SÁNG KIẾN
PHẦN I
ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do chọn đề tài
1. 1. Cơ sở lí luận.
Là một môn học thuộc nhóm khoa học xã hội, môn Ngữ văn có tầm quan
trọng trong việc giáo dục quan điểm, tư tưởng, tình cảm cho học sinh. Học văn
là chú ý giáo dục cho các em những phẩm chất thẩm mĩ, biết rung cảm với
những tình cảm đạo đức cao thượng, trong sáng của con người, vì “văn học là
nhân học”, học văn là học để làm người. Ngoài ra, Ngữ văn cũng là môn học
thuộc nhóm công cụ, nó có mối quan hệ mật thiết với các môn học khác. Học tốt
môn Ngữ văn sẽ tác động tích cực tới các môn học khác. Vì môn Ngữ văn rèn
cho học sinh cách lập luận chặt chẽ, trình bày vấn đề mạch lạc, sáng rõ, các em
sẽ vận dụng khả năng này khi giải quyết những vấn đề mà những môn học ấy
đặt ra. Ngược lại, các môn học khác cũng góp phần giúp học sinh hiểu biết sâu
rộng hơn về các vấn đề trong đời sống, để các em nâng cao khả năng tư duy của
mình.
Chất lượng giảng dạy và học tập môn Ngữ văn do nhiều yếu tố chi phối,
quyết định: chương trình, sách giáo khoa, giáo án, phương pháp giảng dạy của
thầy, ý thức, thái độ học tập của trò. Trong đó, đổi mới phương pháp dạy học
đóng vai trò quan trọng. Thông qua các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực,
giáo viên hướng dẫn cho các em cách tiếp nhận văn học sao cho hiệu quả nhất,
nhằm hình thành và nâng cao nâng cao năng lực văn cho các em, đó là vấn đề
then chốt để nâng cao chất lượng dạy và học môn Ngữ văn.
1. 2. Cơ sở thực tiễn.
Thực tế hiện nay cho thấy, học sinh ở các cấp học phần lớn rất ngại học
văn, không “mặn mà” lắm với môn Ngữ văn, các em không có lòng yêu thích
văn chương, không có hứng thú khi học văn. Ở THCS, số em thích học văn và
có ý thức phấn đấu để học giỏi văn không nhiều. Một số em có năng khiếu văn

nhưng cũng không thích tham gia các đội tuyển Văn với lí do học văn đã khó,

5


viết văn lại càng khó hơn. Còn ở THPT, số em chọn học ban KHXH chỉ chiếm
khoảng 20%. Quả là một con số không mấy vui.
Chất lượng dạy học văn vì thế cũng là một vấn đề khiến nhiều người quan
tâm, là một chủ đề thời sự nóng bỏng, thu hút sự chú ý của nhiều nhà văn, nhà
báo, nhà khoa học, nhà giáo và phụ huynh học sinh. Chủ đề nêu lên thật đa dạng
và phong phú từ nhiều góc nhìn và trăn trở khác nhau: sự sa sút về chất lượng
học văn của học sinh; phương pháp dạy học văn chưa hiệu quả, chưa thực sự
gây hứng thú cho các em…
Là một giáo viên đã và đang trực tiếp giảng dạy Ngữ văn ở nhà trường
THCS, tôi cũng thấy rất rõ tình trạng trên và nhận thấy rằng, để giúp các em có
hứng thú hơn với môn học, có lòng yêu thích văn chương thì trước hết chúng ta
phải có những hiểu biết nhất định về đặc điểm phát triển trí tuệ của học sinh;
định hướng những năng lực văn cần hình thành và nâng cao cho các em. Khi học
sinh hiểu và biết cách tiếp cận với môn học thì các em mới có sự lưu tâm, muốn
khám phá kiến thức mà thầy cô cung cấp; mới cảm thấy bị cuốn hút vào từng
giờ học, lúc đó hiệu quả tiếp nhận môn học mới đạt được.
Điều quan trọng và cốt yếu nhất là phải hình thành và rèn luyện cho các
em năng lực học văn ngay từ đầu cấp học THCS, bởi ở cấp học này, các em đã
có những khả năng tư duy logic khá phát triển, nếu chúng ta có phương pháp
phù hợp nhằm hình thành và nâng cao năng lực văn cho các em thì khi các em
đã có hứng thú, có lòng yêu thích môn học, biết cách học văn có hiệu quả sẽ là
tiền đề để các em phát triển những năng lực ấy tốt hơn khi học lên các cấp học
cao hơn.
2. Mục đích nghiên cứu
Khi nghiên cứu đề tài: “Hình thành năng lực văn cho học sinh THCS vấn đề then chốt để nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn”, người viết

nhằm những mục đích sau:
Giúp cho học sinh thấy tầm quan trọng của môn học đối với sự phát triển
nhân cách của các em và góp phần thực hiện tốt mục tiêu của cấp học.
Góp phần xây dựng và hoàn thiện phương pháp giảng dạy Ngữ văn
THCS.
Góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giờ dạy Ngữ văn, giúp học
sinh có hứng thú học văn, hình thành những năng lực văn cần thiết để nâng cao
năng lực cảm thụ văn chương và có lòng yêu thích môn học.
6


3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng học sinh trung học cơ sở.
4. Phạm vi nghiên cứu
Chương trình, sách giáo khoa Ngữ văn THCS.
Giải pháp nâng cao năng lực văn cho học sinh.
5. Cấu trúc của sáng kiến kinh nghiệm
Đề tài bao gồm 3 phần:
Phần I: ĐẶT VẤN ĐỀ
Phần II: NỘI DUNG
Chương 1. Cơ sở lí thuyết và thực trạng của vấn đề nghiên cứu.
Chương 2. Các giải pháp để hình thành và nâng cao năng lực văn cho học sinh
trung học cơ sở.
Phần III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

PHẦN II
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1. Cơ sở lí thuyết

1.1. Đặc điểm sự phát triển trí tuệ của học sinh trung học cơ sở
Muốn rèn luyện năng lực, kỹ năng cho một đối tượng nào chúng ta phải
có những hiểu biết nhất định về đối tượng đó. Bởi những khả năng, năng lực đó
phải được đối tượng tiếp nhận có đủ “tầm” để hiểu được thì sự áp dụng mới có
hiệu quả. Trước khi nghiên cứu năng lực văn cần hình thành cho đối tượng học
sinh trung học cơ sở trong độ tuổi từ 11 đến 14, chúng ta tìm hiểu sự phát triển
trí tuệ của lứa tuổi này, để thấy sự tương thích giữa sự phát triển trí tuệ của học
sinh và những kiến thức kỹ năng cần cung cấp cho các ẹm.
1.1.1. Tri giác:

7


Các em học sinh trung học cơ sở đã có khả năng phân tích, tổng hợp các
sự vật, hiện tượng phức tạp hơn khi tri giác sự vật, hiện tượng. Khối lượng tri
giác tăng lên, tri giác trở lên có kế hoạch, có trình tự và hoàn thiện hơn.
1.1.2. Trí nhớ:
Trí nhớ của học sinh trung học cơ sở cũng được thay đổi về chất. Đặc
điểm cơ bản của trí nhớ ở lứa tuổi này là sự tăng cường tính chất chủ định, năng
lực ghi nhớ có chủ định được tăng lên rõ rệt, cách thức ghi nhớ được cải tiến,
hiệu suất ghi nhớ cũng được nâng cao. Các em có nhiều tiến bộ trong việc ghi
nhớ tài liệu trừu tượng, từ ngữ; có những kĩ năng tổ chức hoạt động tư duy, biết
tiến hành các thao tác như so sánh, hệ thống hóa, phân loại nhằm ghi nhớ tài
liệu. Kỹ năng nắm vững phương tiện ghi nhớ của thiếu niên được phát triển ở độ
mức cao, các em bắt đầu biết phương pháp đặc biệt để ghi nhớ và ghi nhớ lại.
Tốc độ ghi nhớ và khối lượng tài liệu được ghi nhớ tăng lên. Ghi nhớ máy móc
ngày càng nhường chỗ cho ghi nhớ logic, ghi nhớ ý nghĩa. Hiệu quả của trí nhớ
trở nên tốt hơn. Các em thường phản đối các yêu cầu của giáo viên khi bắt buộc
học từng câu, từng chữ, có khuynh hướng muốn tái hiện bằng lời nói của mình.
1.1.3. Tư duy:

Hoạt động tư duy của học sinh trung học cơ sở có những biến đổi cơ bản.
Tư duy nói chung và tư duy trừu tượng nói riêng phát triển mạnh là một đặc
điểm cơ bản của hoạt động tư duy ở thiếu niên. Các em hiểu các dấu hiệu bản
chất của đối tượng nhưng không phải bao giờ cũng phân biệt được những dấu
hiệu đó trong mọi trường hợp. Khi nắm khái niệm, các em có khi thu hẹp hoặc
mở rộng khái niệm không đúng mức. Ở tuổi các em, tính phê phán của tư duy
cũng được phát triển, các em biết lập luận, giải quyết vấn đề một cách có căn cứ.
Các em không dễ tin như lúc nhỏ, nhất là ở cuối tuổi này, các em đã biết vận
dụng lí luận vào thực tiễn, biết lấy những điều quan sát được, những kinh
nghiệm riêng của mình để minh họa kiến thức.
Như vậy có thể thấy, đặc điểm phát triển trí tuệ của học sinh THCS đã
được nâng lên rõ rệt so với bậc tiểu học. Nhất là khả năng tri giác, ghi nhớ, tư
duy đã được nâng cao hơn để các em có thể vận dụng những kiến thức mà thầy
cô cung cấp, vận dụng vào việc rèn những kỹ năng, hình thành những năng lực
học tập cần thiết cho bản thân. Đối với môn Ngữ văn, giáo viên có thể thông qua
giờ học, đặc biệt là giờ dạy tác phẩm văn học có thể hình thành cho học sinh
những năng lực văn cần thiết để các em tiếp thu kiến thức tốt hơn, đó cũng là
8


vấn đề then chốt để nâng cao chất lượng dạy học văn ở trường THCS, tạo tiền đề
cơ bản để các em có khả năng học tốt môn văn sau này.
2. Thực trạng học môn Ngữ văn trong nhà trường trung học cơ sở hiện nay
2.1. Thực trạng:
Những năm gần đây, việc đổi mới nội dung chương trình, phương pháp
dạy học, phương pháp kiểm tra, đánh giá, chúng ta thấy chất lượng dạy và học
môn Ngữ văn trong nhà trường THCS đã có những thay đổi đáng kể. Hầu hết
học sinh đã có những nhận thức đúng đắn về ý nghĩa và tầm quan trọng của môn
học. Các em hiểu được môn Ngữ văn là môn học công cụ, có mối quan hệ mật
thiết với những môn học khác nên cũng có sự đầu tư nhất định cho môn học.

Tuy nhiên, hiện nay vẫn có một bộ phận không nhỏ học sinh không thích
học văn, ngại học văn và thờ ơ, hờ hững với môn học này. Trong giờ văn, học
sinh còn lười học, không chú ý nghe giảng, không thích đọc văn bản, hầu như
không bao giờ soạn bài ở nhà, bài tập mà giáo viên giao về nhà thường không
hoàn thành, hoặc nếu có làm thì cũng chỉ làm qua loa, đối phó với sự kiểm tra
của thầy cô. Các em không có hứng thú học văn mà chỉ coi đây là môn học để
thi cử chứ không chú ý rèn luyện để học cho tốt.
Học sinh không biết cách làm văn là một tình trạng khá phổ biến, các em
không biết rung cảm với cái đẹp trong văn chương nghệ thuật, mà đây lại là
điều rất quan trọng trong khi học Ngữ văn. Giờ làm văn thì quay cóp, chép trong
sách tham khảo những bài văn mẫu, thụ động trong suy nghĩ, sao chép các ý hay
của văn chương một cách máy móc. Đến khi vào phòng thi thì cứ chép chỗ này
một ít, chỗ kia một tí nên tạo nên những bài văn rất ngô nghê, buồn cười.
Việc dạy văn trong nhà trường vì thế chưa thực sự gây được hứng thú cho
học sinh. Các em thờ ơ lãnh đạm với tác phẩm văn học, dửng dưng trước cái ác
tàn bạo… Những giờ văn đôi khi chỉ còn là giờ thông tin kiến thức một chiều,
khô cứng và nhạt nhẽo.
Trong quá trình thu thập tài liệu để viết đề tài này, đầu năm học 20142015 chúng tôi đã điều tra mức độ hứng thú của học sinh đối với môn học. Đối
tượng là học sinh các khối lớp 6, lớp 7 và lớp 8. Chúng tôi đã phát phiếu điều tra
với câu hỏi: Em thấy môn Ngữ văn là môn học như thế nào? Khi học em có
thấy hứng thú không? Hãy điền vào phiếu điều tra với mức độ: thích, bình
thường, không thích. Kết quả thu được như sau:
9


Mức
độ

Thích


Bình thường

Số
lượng

Tỉ
(%)

lệ Số
lượng

6(182 HS)

58

49,3%

43

7(205 HS)

86

42%

8( 178 HS)

41

23%


Tỉ
(%)

Không thích
lệ Số
lượng

Tỉ
(%)

23,7%

49

27%

45

22%

74

36%

38

21%

99


56%

lệ

(Bảng 1: Điều tra mức độ hứng thú của học sinh đối với môn Ngữ văn)
Nhìn vào kết quả điều tra chúng ta thấy, tỉ lệ học sinh yêu thích và hứng
thú với môn học chưa cao. Điều này chắc chắn ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả
học tập của các em.
Chúng tôi cũng đã tiến hành khảo sát chất lượng học sinh khối 8 của
trường cuối năm học 2014-2015. Kết quả đạt được như sau:

Số
lượng
học
sinh

178

Học sinh
giỏi

Học sinh
khá

Học sinh
trung bình

Học sinh
yếu


Học sinh
kém

Tỉ lệ
Tỉ lệ
Tỉ lệ
Số Tỉ lệ Số
Số
Số Tỉ lệ Số
lượng (%) lượng (%) lượng (%) lượng (%) lượng (%)
15

8,5

42

23,7

61

34,4

49

28

11

5.4


(Bảng 2: Khảo sát chất lượng dạy học trước khi áp dụng đề tài nghiên cứu)
2.2. Nguyên nhân:
2.2.1. Về phía học sinh
Ở THCS, phần lớn các em chưa ý thức được mục đích và nhiệm vụ học
tập, các em quan niệm môn Ngữ văn là môn cần học để thi, học theo sự gò ép
của thầy cô nhiều hơn là do có lòng yêu thích thực sự với môn học, nên hiệu quả
tiếp nhận kiến thức môn học không cao, dẫn đến sự nhàm chán.

10


Bên cạnh đó, phải nói đến sự giảm sút về chất lượng nhân văn của học
sinh. Môn Ngữ văn là môn học bồi dưỡng cho con người những tình cảm nhân
văn sâu sắc như Chân, Thiện, Mĩ… thế nhưng thái độ lạnh lùng, thờ ơ của học
sinh trước những nỗi đau buồn của con người trong cuộc đời cũng như trong văn
chương là điều khiến chúng ta phải suy nghĩ, trăn trở. Các em chưa thực sự thấy
đồng cảm với những nỗi đau của con người trong cuộc đời, còn vô cảm với nỗi
buồn đau của con người trong cuộc sống… Đây không phải là chuyện chữ nghĩa
văn chương, ngôn từ mà là vấn đề nhân văn, chất lượng phát triển tình cảm, tâm
hồn ở học sinh. Điều đáng lo ngại là sự sa sút về nhân văn không còn là hiện
tượng lẻ tẻ, thưa thớt mà đã trở thành một thứ tâm lí của không ít học sinh ngày
nay. Nhiều giáo viên phàn nàn là trước những hành vi cao thượng, xả thân vì
nghĩa lớn của những nhân vật anh hùng có học sinh đã không cảm phục mà còn
giễu cợt, nhạo báng.
Ngoài sự sút kém về nhân văn thì non yếu về năng lực văn, kĩ năng văn
của học sinh là điều mà ai cũng nhận thấy nhiều năm nay. Sự phân cực càng
mạnh, chuyện ngồi nhầm lớp càng nhiều, nạn bỏ học ngày càng tăng thì sự sút
kém về kiến thức, về kĩ năng không làm cho chúng ta ngạc nhiên.
2.2.2. Về phía giáo viên

Một bộ phận không nhỏ học sinh không thích học Ngữ văn và yếu kém về
năng lực cảm thụ văn chương cũng tác động tiêu cực tới người dạy. Một số giáo
viên dạy văn đã xuất hiện tâm lí chán nản, buông xuôi, không có động lực để
trau dồi chuyên môn nên giờ giảng chưa được đầu tư công phu, kỹ lưỡng, chưa
nhiệt tình cải tiến phương pháp giảng dạy cho đạt hiệu quả.
2.2.3. Phụ huynh học sinh
Phụ huynh học sinh nhiều người cũng phàn nàn rằng con em mình không
thích đọc sách văn học bằng những loại truyện tranh chỉ mang tính giải trí đơn
thuần. Nhiều phụ huynh thậm chí còn không thích con em mình quá đầu tư vào
môn Ngữ văn vì cho rằng đó không phải là môn học rèn luyện nhiều về trí tuệ,
chỉ là môn học thuộc lòng, dành cho những người kém tư duy, khi không học
được những môn tự nhiên thì mới phải học môn đó.
2.2.4. Nội dung chương trình
Mặc dù đã có những cố gắng trong việc giảm tải nội dung bài học, tăng
thực hành nhưng nhiều bài học trong chương trình Ngữ văn THCS còn quá dài.
Đó là một trong những nguyên nhân khiến người giáo viên không có thời gian
11


để sử dụng tốt các biện pháp dạy học tích cực như đàm thoại, thảo luận, cho học
sinh thuyết minh, đóng kịch mà phải “chạy” cho kịp bài, hết tiết đúng chương
trình đề ra. Bởi vậy, học sinh chỉ biết nghe và chép một cách máy móc mà
không hiểu hết cái hay, cái đẹp tiềm ẩn trong các bài văn, bài thơ nên các em
cảm thấy nhàm chán trong giờ học.
2.2.5. Các nguyên nhân khác
Điều khiến chúng ta không thể không trăn trở là hiện nay có quá nhiều
sách tham khảo được vô số các nhà xuất bản (có tên tuổi và không có tên tuổi)
tung ra thị trường do món lợi nhuận trước mắt mà không chú ý đến nội dung,
chất lượng các bài viết theo hướng sáng tạo trong suy nghĩ. Hầu hết các sách này
đều giải sẵn câu hỏi trong sách giáo khoa, có nội dung na ná như nhau. Học sinh

có khi không phải là dốt văn mà là lười học văn bởi đã có những bài văn mẫu có
sẵn khiến các em thụ động trong suy nghĩ và chỉ sao chép nó một cách máy móc
mà không hiểu bản chất vấn đề.
Đồ dùng dạy học còn đơn điệu, chủ yếu là băng hình, tranh ảnh… còn ít
những trang thiết bị hiện đại hỗ trợ tốt cho việc giảng dạy môn Ngữ văn.
Sau khi điều tra khảo sát kết quả học tập của học sinh và tìm hiểu mức độ
hứng thú của học sinh đối với môn học, chúng tôi thấy, bên cạnh việc cần có
phương pháp dạy học phù hợp nhằm tạo ra hứng thú học tập cho các em thì việc
hình thành và nâng cao năng lực văn cho học sinh cũng là một trong những vấn
đề then chốt để nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn.
Chương 2:
CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ HÌNH THÀNH VÀ NÂNG CAO NĂNG LỰC
VĂN CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ
1. Năng lực văn cần hình thành cho học sinh trung học cơ sở.
1.1. Năng lực văn là gì ?
Theo nhà nghiên cứu Phan Trọng Luận - người có nhiều năm nghiên cứu
về phương pháp giảng dạy văn chương trong nhà trường phổ thông, thì nói đến
năng lực văn là nói đến năng khiếu văn, hay tài năng văn của mỗi người..
Năng lực văn của học sinh trong nhà trường phổ thông cũng có một sự
phân chia khá rõ về nhiều phương diện hoạt động: năng lực văn cần cho việc
làm văn, cho việc sản sinh một văn bản (nghị luận văn học); năng lực văn cho
sáng tác thơ văn, năng lực văn cho hoạt động đọc, hoạt động chiếm lĩnh một văn
12


bản nghệ thuật, một sáng tác văn học, năng lực văn trong việc chiếm lĩnh một
văn bản nghị luận văn học, một bài viêt văn học sử hay lí luận văn học của sách
giáo khoa ...
Trong nhà trường phổ thông, năng lực cần yếu nhất là năng lực tiếp nhận
tác phẩm văn học. Có được năng lực này, nếu học sinh phát huy tốt sẽ góp phần

tạo hứng thú học tập, muốn tìm hiểu sâu hơn những kiến thức văn học mà thầy
cô cung cấp cho các em.
1.2. Những năng lực tiếp nhận văn học cần hình thành cho học sinh trung
học cơ sở
Chúng ta đều biết, tác phẩm văn học là một đối tượng nhận thức đặc biệt
vì nó là sản phẩm tinh thần của cá nhân người nghệ sĩ. Nó là một tồn tại phi vật
thể thông qua hình tượng thẩm mĩ được vật chất hóa bằng hệ thống tín hiệu
ngôn ngữ nghệ thuật. Nhà văn gửi đến cho bạn đọc nhiều cảm xúc mãnh liệt
nhất về cuộc sống, về con người dưới ánh sáng của một lí tưởng thẩm mĩ nhất
định. Để tiếp nhận tốt một tác phẩm văn học, học sinh cần được hình thành và
nâng cao các năng lực chủ yếu sau:
1.2.1. Năng lực tri giác ngôn ngữ nghệ thuật của tác phẩm văn học.
Tác phẩm văn học nào cũng tồn tại qua hệ thống ngôn ngữ vốn là vỏ vật
chất của tác phẩm. Con đường đi vào tác phẩm văn học, vào thế giới nghệ thuật
của tác phẩm phải bắt đầu từ bước tri giác ngôn ngữ, vốn chỉ là những kí hiệu
câm lặng. Không có được khả năng tri giác ngôn ngữ của người đọc thì tác
phẩm chỉ là một tập hợp những kí hiệu chết, không có linh hồn. Chẳng hạn, một
số câu thơ như tuyệt mĩ như :
Long lanh đáy nước in trời
Thành xây khói biếc non phơi bóng vàng
(Truyện Kiều – Nguyễn Du)
hay:
Dọc bờ sông trắng nắng chang chang
(Mùa xuân chín - Hàn Mặc Tử).
Nếu chưa có sự tác động tri giác của người đọc thì cũng chỉ là những kí nằm
im trên trang giấy. Tri giác của người đọc làm cho tác phẩm sống dậy, âm vang
lên, phập phồng, cựa quậy… Cho nên, không có được khả năng tri giác ngôn
13



ngữ nghệ thuật tác phẩm văn học thì học sinh mới nhiều nhất là phát âm lên
được những con chữ rời rạc, vô hồn.
Một học sinh lớp 9 đã đọc câu thơ “Trời Hậu Giang tù và dậy rúc” thành
hai đoạn đứt mạch giữa “tù” và “dậy rúc”, từ “và” được hiểu như một liên từ.
Như vậy là học sinh đó làm một công việc phát âm máy móc nhưng chưa tri giác
được ngôn ngữ nghệ thuật của câu thơ.
Giáo viên phải hướng dẫn cho học sinh tìm hiểu được, dưới các kí hiệu là
những biểu tượng, những chuỗi biểu tượng về các sự vật, hiện tượng đời sống,
thiên nhiên, con người mà nhà văn đã dựng lên qua ngôn ngữ. Học sinh tri giác
được điều đó nhanh hay chậm là dấu hiệu của năng lực văn. Giáo viên hướng
dẫn để các em đọc sáng rõ, đọc nhanh, đọc trôi chảy một văn bản nghệ thuật văn
học là rất tốt, nhưng đồng thời phải qua ngôn ngữ nghệ thuật học sinh “đọc”
được giọng điệu của nhà văn, các ý ngầm giữa các câu chữ. Người ta nói “đọc
giữa các dòng thơ” chứ không phải chỉ giữa các câu thơ là vì thế…
Có khi đọc sáng rõ câu thơ: “Anh dắt em vào cõi Bác xưa” (Tố Hữu)
nhưng chưa đọc được ý ngầm của tác giả. Chữ “cõi” trong câu thơ là tất cả cái
hồn của bài thơ. Nếu không đọc lên được cái hồn, cái từ đó thì vẫn chưa hiểu
được câu thơ giản dị mà huyền diệu này.
Hay đọc câu thơ: “Ánh trăng im phăng phắc - Đủ cho ta giật mình” (Ánh
trăng - Nguyễn Duy….) phải cho học sinh thấy: từ “im phăng phắc” là một phép
nhân hóa khiến hình ảnh vầng trăng hiện ra như một con người cụ thể, một
người bạn, một nhân chứng rất nghĩa tình nhưng vô cùng nghiêm khắc đang
nhắc nhở con người đừng quên đi quá khứ. Thái độ “im phăng phắc” ấy đủ làm
cho con người “giật mình”, nhận ra sự vô tình không đáng có, lãng quên, đáng
trách của mình. Qua đó, chúng ta thấy, tri giác ngôn ngữ nghệ thuật trong văn
bản văn học và nhất là trong câu thơ là một biểu hiện ban đầu của năng lực tiếp
nhận, tiếp cận, chiếm lĩnh tác phẩm văn học.
1.2.2. Năng lực tái hiện hình tượng
Nhà văn M. Gorki kể lại chuyện đọc sách thời thơ ấu của mình. Nằm vào
một góc nhà, quên cả ngày lễ Thánh, cậu bé say mê với từng trang sách và nhận

ra các nhân vật đang đi đứng, nói năng, trò chuyện. Như vậy là người đọc sách
đã đi từ vỏ ngôn ngữ của tác phẩm để nhận ra thế giới nghệ thuật do tác giả sáng
tạo nên. Muốn cho thế giới nghệ thuật của tác giả hiện hình lên, người đọc phải
có khả năng tái hiện bằng hoạt động tưởng tượng.
14


Có thể nói, tri giác ngôn ngữ là bước đánh thức cánh cửa các kí hiệu của
tác phẩm và tưởng tượng tái hiện là bước giúp người đọc nhìn vào thế giới bên
trong của tác phẩm nằm dưới các kí hiệu ngôn ngữ. Giống như không có nước
rửa ảnh thì mọi chân dung, hình ảnh chỉ nằm im lìm trên cuộn phim. Có tưởng
tượng, tái hiện thì thì thế giới nghệ thuật của tác phẩm mới hiện hình với bao
nhiêu bức tranh nhiều màu, với bao nhiêu con người khác nhau về diện mạo và
tính cách.
Tiếc rằng trong dạy học văn học, nhiều khi chúng ta mới chỉ chú ý đến
khâu đọc hay phát âm cho đúng mà không chú ý giúp học sinh rèn luyện trí
tưởng tượng tái hiện. Giờ học văn nhạt nhẽo, không lôi cuốn học sinh vì thế giới
hình tượng chưa hiện hình trong tưởng tượng của các em. Giáo viên chỉ có thể
bắt đầu giờ giảng văn khi ít nhất trong đầu óc học sinh đã dựng lên được thế giới
nghệ thuật của tác phẩm. Năng lực tái hiện tưởng tượng càng phát triển thì học
sinh càng dễ nhận ra được đầy đủ, phong phú và tinh tế mọi cảnh vật, con người
và tình huống trong tác phẩm.
1.2.3. Năng lực liên tưởng trong tiếp nhận văn học
Nếu với năng lực tri giác ngôn ngữ và năng lực tái hiện, học sinh mới chỉ
dựng lên được trong tưởng tượng của mình hình ảnh cuộc sống và con người do
nhà văn sáng tạo lên thì ở bước hoạt động tiếp theo, giáo viên phải gợi cho học
sinh tưởng tượng làm sao cho hình ảnh đó, thế giới nghệ thuật đó đi được vào
thế giới tinh thần của các em. Nếu không thì đời sống nghệ thuật được tái hiện
trên vẫn xa lạ, vẫn chưa lay động đến cảm xúc, tư duy của học sinh. Nơi cánh
cửa này, vai trò của liên tưởng cực kỳ quan trọng. Từ gợi ý của nhà văn, thông

qua những chi tiết, những hình ảnh, những con người, những tâm trạng, học sinh
với vốn sống trực tiếp hoặc gián tiếp bắt gặp được ý, lời tâm tình của nhà văn.
Khi nhà thơ Phạm Tiến Duật viết: “ Không có kính không phải vì xe
không có kính. Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi”, học sinh phải có được những
liên tưởng về tính chất khốc liệt của chiến tranh. Nhiệm vụ của giáo viên là làm
sao gợi ý được cho học sinh có sự liên tưởng, tưởng tượng để cho các em hiểu
thêm những gian khổ, hy sinh của nhân dân ta trong chiến tranh. Các em hiểu,
cảm nhận được điều kỳ diệu là những chiếc xe không còn nguyên vẹn ấy lại có
thể kiên cường vượt qua mọi bom đạn để ngày đêm thẳng tiến về miền Nam. Và
làm lên điều kì diệu ấy chính là những người lính lái xe, bằng tất cả tư thế ngang
tàng, tinh thần, ý chí và nghị lực của mình.
15


Nói tóm lại, liên tưởng là dấu hiệu của việc chuyển thế giới nghệ thuật
của tác phẩm vào thế giới tâm linh của người đọc và liên tưởng có định hướng là
dấu hiệu ban đầu của trình độ am hiểu tác phẩm. Học sinh có năng khiếu cũng là
học sinh tỏ ra nhạy bén và phong phú về liên tưởng.
1.2.4. Năng lực nhận biết loại thể để định hướng hoạt động tiếp nhận
Khi tiếp nhận một tác phẩm văn học, nếu không ý thức được sự khác biệt
giữa tự sự và trữ tình thì học sinh dễ lạc hướng và việc lĩnh hội một tác phẩm sẽ
không đạt được kết quả như mong muốn. Đối với bài thơ trữ tình, không thể coi
nhẹ, bỏ qua hình tượng cảm xúc, nhân vật trữ tình bởi qua đó, tư tưởng, tình cảm
và cảm xúc của nhà thơ hiện lên rõ nét nhất. Cũng như đối với tác phẩm tự sự,
yếu tố quan trọng là cốt truyện, nhân vật, các biện pháp xây dựng nhân vật, tình
huống truyện, vì đây là yếu tố để nhà văn nêu bật chủ đề, tư tưởng của tác
phẩm….
Chẳng hạn, trong truyện ngắn “Làng” của nhà văn Kim Lân, thông qua
việc xây dựng tình huống truyện độc đáo và diễn biến tâm lí của ông Hai, nhà
văn đã thể hiện rất rõ nét cá tính của nhân vật, thể hiện sâu sắc tình cảm yêu

làng, yêu nước của ông.
Để có được những năng lực nói trên, khi đi vào từng loại cụ thể phải có
được năng lực nhận diện và có những hiểu biết về loại thể, khả năng vận dụng
thi pháp từng loại thể vào việc chiếm lĩnh tác phẩm văn học.
1.2.5. Năng lực xúc cảm thẩm mĩ
Thông tin văn học chủ yếu, cơ bản là thông tin thẩm mĩ. Những sáng tác
văn học của nhà văn là truyền đến bạn đọc niềm xúc động mãnh liệt nhất của
mình. Nói như nhà văn Nguyễn Công Hoan, sáng tác là “đánh vào tình cảm
người đọc”. Mong muốn cao nhất của người sáng tác là câu văn, lời thơ của
mình đến được với bạn đọc.
Khi học sinh học tác phẩm văn học, cho dù các em đã tái hiện được một
phần thế giới nghệ thuật của tác phẩm nhưng trong lòng vẫn dửng dưng, chẳng
thấy vui, chẳng thấy yêu, ghét, giận hờn, chẳng phấn khích, lo lắng hay hồi hộp
gì trước cuộc sống con người, cuộc đời hay những vấn đề mà nhà văn đặt ra thì
có thể nói chưa có hoạt động học thực sự. Người ta hay nói đến hiện tượng “trơ
cảm xúc” trong tiếp nhận là một dấu hiệu không lành mạnh, chẳng khác gì hiện
tượng vô cảm trong cuộc sống hàng ngày.
16


Để khắc phục điều này, giáo viên phải có hệ thống câu hỏi khơi gợi cảm
xúc của học sinh qua những chi tiết, hình ảnh, giúp các em cảm nhận được một
cách sâu sắc thông điệp mà nhà văn muốn gửi đến bạn đọc trong tác phẩm. Đó
có thể là một bài học, là những cảm xúc thẩm mĩ như yêu, ghét, giận hờn hay
thậm chí là một lời cảnh tỉnh về thái độ sống tiêu cực của con người… Bồi
dưỡng cho học sinh những xúc cảm thẩm mĩ ấy, tức là giáo viên đã đánh thức
những giá trị nhân văn cao đẹp của con người trong học sinh. Học sinh hiểu
được điều mà nhà văn muốn gửi đến bạn đọc thì mới có hứng thú học văn, có
lòng yêu thích văn chương.
1.2.6. Năng lực tự nhận thức

Cái kỳ diệu nhất của văn học chính là ở chỗ, với sức mạnh riêng của
mình, văn học thức tỉnh được lương tâm mỗi con người. Văn học giáo dục bằng
cách trò chuyện, tâm tình thông qua đối thoại ngầm giữa nhà văn và bạn đọc.
Nếu học văn mà chỉ để biết cốt truyện, để hiểu thêm, để biết thêm những câu
chuyện về cuộc đời con người thì chưa đủ. Văn học khác môn khoa học khác ở
chỗ nó làm lay động tâm hồn người đọc. Như trên đã nói, học văn mà chưa xúc
động thì chưa phải là học văn. Những cảm xúc, đặc biệt là xúc cảm thẩm mĩ
trong cảm thụ văn học bao giờ cũng nâng con người lên về tâm hồn, tình cảm và
thẩm mĩ.
Chẳng hạn, khi học Truyện Kiều, học học sinh hiểu ra nhiều chuyện
trong cuộc đời có khi các em chưa rõ, đồng thời biết cảm thương cho số phận
bất hạnh của nàng Kiều, biết căm ghét xã hội tàn bạo, bất công đã đẩy người phụ
nữ vào con đường đau khổ. Từ sự hiểu và cảm thương ấy đưa đến một sự tự
thanh lọc, một sự tự nhận thức, một sự thức tỉnh bên trong con người. Văn học
lúc ấy mới thực sự đến với con người và hiệu quả học văn như thế mới là hiệu
quả cần có. Học văn rồi tự nhận thức, tự trau dồi, tự thanh lọc…để tâm hồn
mình phong phú hơn, gần gũi với mọi người hơn. Đây là năng lực đặc thù của
tiếp nhận văn học mà ở nhà trường, nhất là nhà trường phổ thông cần quan tâm,
nuôi dưỡng và phát triển cho học sinh. Năng lực này cần phải được hình thành
trong từng giờ học để các em “thẩm thấu” dần, chứ không phải học xong một
bài học là học sinh có ngay năng lực ấy. Khi có được năng lực này là học sinh
đã “lớn” lên về nhận thức và tư tưởng.
1.2.7. Năng lực tự đánh giá

17


Là năng lực tự nhìn nhận, phát hiện giá trị của tác phẩm ở tầm khái quát,
vĩ mô trong nhiều quan hệ giữa tác phẩm và tác giả, với tác phẩm của các tác giả
khác, với đời sống xã hội phát sinh của tác phẩm, với đời sống xã hội ngày nay.

Năng lực đánh giá tác phẩm đòi hỏi học sinh phải có những hiểu biết ngoài tác
phẩm, phải đặt tác phẩm trong nhiều quan hệ, so sánh, đối chiếu với thời đại, các
sáng tác và tác phẩm khác để có thể đưa ra các nhận định khách quan, có giá trị
về vai trò, vị trí của tác phẩm trong lịch sử sáng tác của nhà văn cũng như trong
tiến trình lịch sử văn học.
Năng lực này không những cần thiết để hiểu, cảm được một cách đúng
đắn mà còn cần thiết để học sinh có thể vận dụng, chuyển tải hết những hiểu
biết về tác phẩm văn học cũng như về lịch sử văn học, có thể làm một bài nghị
luận văn học có kết quả được tốt. Năng lực này giúp cho học sinh mở rộng giới
hạn hiểu biết để đi rộng ra bối cảnh lịch sử văn học, xã hội của tác phẩm. Khi
học sinh biết đánh giá tác phẩm là lúc học sinh tự nâng tầm hiểu biết của bản
thân cao hơn. Năng lực này rất cần thiết cho việc nâng cao khả năng làm văn
bản của học sinh trong nhà trường nói riêng và khả năng sáng tạo văn chương
nói chung.
Chẳng hạn, khi học xong những tác phẩm viết về người lính trong hai
cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ ở sách Ngữ văn 9 ( cụ thể là 2 bài
thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật và “Đồng chí” của
Chính Hữu), học sinh có thể khái quát về vẻ đẹp của họ trong chiến đấu và
những phẩm chất tôt đẹp của họ: biết yêu thương đùm bọc nhau trong khó khăn,
biết vượt qua muôn vàn khó khăn và thử thách để hoàn thành nhiệm vụ, ý chí
vững vàng, lòng quả cảm phi thường, niềm lạc quan, tự tin cao độ…). Đồng
thời học sinh sẽ hiểu rõ hơn cả một thời đại đất nước ta đã sống như thế nào
trong sự liên hệ với các tác phẩm viết cùng thời kỳ của chính tác giả hoặc của
các tác giả khác.…
Nhìn chung, để hình thành cho học sinh những năng lực văn nói trên
trong các giờ dạy tác phẩm văn học, giáo viên phải là người định hướng hoạt
động tiếp nhận cho học sinh. Ngoài ra, giáo viên cũng cần sử dụng linh hoạt các
phương pháp dạy học tích cực, phù hợp với bài giảng.
2. Một số giải pháp nhằm hình thành và nâng cao năng lực văn cho học sinh
trung học cơ sở

2.1. Tạo hứng thú học văn cho học sinh trong giờ học
18


Để học sinh tiếp thu và sáng tạo kiến thức có hiệu quả thì ở bất cứ môn
học nào giáo viên đều phải là người khơi gợi hứng thú cho học sinh, tạo cho các
em tâm thế học tập thoải mái, đồng thời phải định hướng học sinh tích cực, chủ
động trong việc tìm hiểu và tiếp thu kiến thức. Với thực trạng học sinh nhiều khi
còn thờ ơ, hờ hững với môn văn thì điều này lại càng quan trọng. Theo tôi, để
học sinh hứng thú hơn khi môn Ngữ văn, giáo viên là người có vai trò quan
trọng nhất.
Đầu tiên, giáo viên phải giúp học sinh hiểu vị trí và tầm quan trọng của
môn Ngữ văn. Môn học này có vị trí đặc biệt trong việc thực hiện mục tiêu
chung của cấp học THCS là góp phần hình thành những con người có trình độ
học vấn THCS. Ngoài ra, nó còn là môn học công cụ, có quan hệ mật thiết với
những môn học khác. Môn Ngữ văn giáo dục nhiều phẩm chất tốt đẹp cho học
sinh: biết yêu thương, quý trọng gia đình, bạn bè, yêu nước, hướng tới những
tình cảm tốt đẹp như lòng nhân ái, tinh thần tôn trọng lẽ phải, lòng căm ghét cái
xấu, cái ác.
Trong giờ học, giáo viên phải tạo được bầu không khí văn chương, kích
thích hứng thú cho học sinh tìm hiểu, khám phá tác phẩm văn chương. Việc gây
hứng thú cho các em phụ thuộc vào tài năng sư phạm, lòng nhiệt tình của người
giáo viên, giáo viên có thể sử dụng những thao tác, biện pháp, phương pháp để
tạo hứng thú cho các em. Ví dụ như thao tác đọc diễn cảm tác phẩm văn chương
là một trong những thao tác quan trọng để tạo bầu không khí cho lớp học.
Tạo cho học sinh thói quen quan sát, ghi chép những kiến thức văn học,
những kiến thức cần nhớ, cần lưu tâm liên quan đến nội dung bài học; làm “Sổ
tay văn học” sưu tầm những bài thơ hay, những đoạn văn hay, những cách học
văn hiệu quả… để làm tư liệu trong quá trình học văn.
Hướng dẫn các em cách đọc sách, lựa chọn loại sách liên quan phù hợp

với môn học và tâm sinh lí lứa tuổi các em.
Hướng các em có cách hiểu và cảm nhận đúng những cái hay, cái đẹp,
những tình cảm nhân văn sâu sắc và đặc biệt biết thể hiện tình cảm, thái độ của
mình trước những hiện tượng được nhà văn đề cập đến trong tác phẩm và những
hiện tượng xảy ra trong cuộc sống.
Ngoài ra, giáo viên cần có sự đầu tư công phu, kỹ lưỡng bài giảng của
mình, xác định rõ mục tiêu bài học, nội dung kiến thức cần cung cấp cho học

19


sinh, đồng thời cần nắm rõ đặc điểm tâm sinh lí của các em để có phương pháp
dạy học phù hợp.
Tổ chức khéo léo, linh hoạt và sáng tạo các hoạt động học tập của học
sinh, trong đó hoạt động khởi động giáo viên nên có cách giới thiệu bài hấp dẫn
tạo sự chú ý cho các em, hướng các em vào hoạt động học tập một cách chủ
động bằng cách liên hệ nội dung bài học này với nội dung bài học trước hoặc chỉ
ra những hiện tượng, sự vật gần gũi với các em trong cuộc sống để các em liên
hệ và nhập tâm ngay vào bài học.
Chẳng hạn, khi dạy văn bản “Bánh chưng bánh giầy” trong sách Ngữ văn
6, giáo viên có thể khơi gợi cho học sinh hứng thú bằng cách nói về phong tục
làm bánh chưng, bánh giầy của người Việt khi đến tết Nguyên đán hoặc vị trí
của bánh chưng trong các dịp lễ tết của nhân dân ta để học sinh liên tưởng, từ đó
giáo viên khẳng định việc tìm hiểu văn bản là cách để chúng ta hiểu rõ hơn về
một phong tục tốt đẹp của dân tộc.
Thực tế cho thấy, giáo viên càng gợi những điều gần gũi với các em
trong cuộc sống bao nhiêu học sinh càng dễ liên tưởng và “bắt mạch” vào bài
học tốt hơn, từ đó các em mới có hứng thú học tập. Đây cũng là cách để các em
hình thành năng lực liên tưởng, tái hiện hình tượng ở mức độ ban đầu, các em sẽ
tiếp tục phát huy nó ở những bước tìm hiểu sâu hơn trong bài giảng của thầy cô.

Trong quá trình tìm hiểu văn bản, giáo viên nên có hệ thống câu hỏi cho
học sinh theo từng cấp độ khác nhau phù hợp với từng đối tượng học sinh: câu
hỏi phát hiện, tái hiện, câu hỏi nhằm so sánh các sự vật, hiện tượng tương
đồng… để giúp học sinh hình thành các năng lực như trên người viết đã trình
bày.
2.2. Vận dụng linh hoạt các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực nhằm
nâng cao năng lực văn cho học sinh
Để hình thành và nâng cao năng lực văn cho học sinh là cả một quá trình,
thực hiện không thể vội vã, một sớm một chiều, đặc biệt không thể dạy học theo
kiểu nhồi nhét kiến thức mà cần có sự định hướng về nội dung, phương pháp
cho phù hợp, nên lựa chọn xem phương pháp nào đem lại hiệu quả cao, để rèn
luyện cho học sinh kỹ năng gì. Do đó, sử dụng phương pháp dạy học phù hợp là
khâu quan trọng để góp phần nâng cao năng lực văn cho học sinh, đặc biệt là
học sinh THCS.

20


Hiện nay, sau nhiều năm áp dụng đổi mới phương pháp dạy học, chúng ta
thấy có nhiều phương pháp dạy học tích cực được áp dụng nhằm phát huy tối đa
khả năng sáng tạo và tiếp nhận văn học của học sinh như: Dạy học theo quan
điểm tích hợp, phương pháp dạy học đọc - hiểu, phương pháp dạy học chủ động
tích cực, phương pháp dạy học nêu vấn đề… Các phương pháp này ở thời điểm
hiện nay đối với giáo viên và học sinh không còn là những phương pháp quá
mới mẻ, vấn đề là ở chỗ, nên sử dụng như thế nào để có thể phát huy được tốt
nhất việc nâng cao năng lực văn cho học sinh. Trong phạm vi đề tài này, chúng
tôi chỉ đi sâu nghiên cứu một vài giải pháp có nhiều ưu điểm trong việc hình
thành năng lực văn cho học sinh.
2.3. Dạy học Ngữ văn theo định hướng tích hợp
Chúng ta đều biết, nội dung chương trình môn Ngữ văn THCS được xây

dựng theo nguyên tắc tích hợp. Nguyên tắc này được quán triệt trong toàn bộ
môn học: Từ Văn, Tiếng Việt đến Tập làm văn; quán triệt trong mọi khâu của
quá trình dạy học; mọi yếu tố của hoạt động học tập; tích hợp trong chương
trình; tích hợp trong sách giáo khoa; tích hợp trong phương pháp dạy học của
giáo viên và hoạt động học tập của học sinh. Như vậy, bài toán đặt ra hiện nay là
phải vận dụng dạy học tích hợp vào dạy học Ngữ văn nhằm hình thành và phát
triển năng lực cho học sinh như thế nào cho hiệu quả hơn, góp phần thực hiện
tốt mục tiêu giáo dục và đào tạo bộ môn.
Đặc điểm chung của dạy học theo quan điểm tích hợp là vừa chú ý giảng
dạy những tri thức và kỹ năng đặc thù cho từng phân môn vừa tìm và khai thác
những yếu tố chung giữa ba phân môn để góp phần hình thành và rèn luyện tri
thức, kỹ năng cho từng phân môn. Văn học là nghệ thuật ngôn từ cho nên yếu tố
ngôn từ nghệ thuật là điểm chung của cả ba phân môn Văn - Tiếng Việt - Tập
làm văn. Không chỉ phân môn tiếng Việt khai thác các yếu tố tiếng Việt cấu tạo
nên tác phẩm mà khi giảng văn để dạy những tri thức, kỹ năng của riêng phân
môn mình cũng phải từ các yếu tố của ngôn ngữ để xác định các tri thức, kỹ
năng. Làm văn không chỉ giảng dạy cách thức làm bài văn mà còn phải rèn
luyện cách dùng từ, đặt câu… Như vậy, định hướng của dạy học theo quan điểm
tích hợp là tận dụng tri thức và kỹ năng của tiếng Việt để tạo lập và giải mã văn
bản rồi từ việc dạy tạo lập và giải mã văn bản lại củng cố và phát triển các tri
thức và kỹ năng khi học tiếng Việt.
Việc vận dụng quan điểm tích hợp vào dạy học Ngữ văn ở trường THCS
là để khắc phục và xóa bỏ lối dạy học theo kiểu khép kín trong nội bộ phân môn,
21


biệt lập các bộ môn Văn học, tiếng Việt, Tập làm văn vốn có mối quan hệ gần
gũi về bản chất cũng như kĩ năng và mục tiêu. Nhằm nâng cao năng lực sử dụng
những kiến thức và kỹ năng mà học sinh lĩnh hội được, đảm bảo cho mỗi học
sinh khả năng huy động có hiệu quả những kiến thức kỹ năng của mình.

Khi dạy học Ngữ văn theo định hướng tích hợp vẫn phải lấy học sinh làm
trung tâm, tích cực hóa hoạt động của học sinh trong mọi mặt, mọi khâu của quá
trình dạy học: tìm mọi cách phát huy năng lực tự học, năng lực sáng tạo của học
sinh.
Rèn năng lực văn cho học sinh, chúng ta cần chú ý đến việc tích hợp các
kiến thức sao cho có hiệu quả, vừa tiết kiệm được thời gian, công sức vừa cung
cấp được cho học sinh kiến thức của cả ba phân môn. Chúng ta biết, khi dạy học
theo phương pháp tích hợp chúng ta có thể sử dụng cả tích hợp ngang và tích
hợp dọc. Dù tích hợp theo cách nào thì người giáo viên cũng cần chú ý rèn cho
học sinh năng lực khái quát và năng lực tự nhận thức.
Chẳng hạn, để rèn cho học sinh khả năng khái quát hóa trong giờ dạy tác
phẩm văn học, người giáo viên cần chú ý điểm cơ bản sau:
Hướng dẫn để học sinh khai thác tối đa các yếu tố ngôn ngữ, thấy được
nghĩa, vài trò tác dụng của chúng trong việc biểu hiện nội dung của tác phẩm
văn học, tránh việc xa rời văn bản, chỉ phân tích những nội dung xã hội đơn
thuần. Tất nhiên, để tiếp nhận tốt các tác phẩm văn học thì cần phải huy động
nhiều nhiều kiến thức và kỹ năng văn học khác chứ không phải chỉ có yếu tố
ngôn ngữ. Đồng thời ở những giờ văn này, cùng với việc chỉ ra vẻ đẹp cụ thể
của những tác phẩm mẫu được học, giáo viên cần hết sức chú ý giúp các em biết
cách thức phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học theo một thể loại nhất định.
Làm như thế vừa nâng cao khả năng khái quát vừa tích hợp được nội dung
phương pháp dạy Tập làm văn, kiểu bài nghị luận về một đoạn thơ bài thơ hay
một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).
2.4. Vận dụng tích cực phương pháp dạy học đọc - hiểu văn bản
Giáo sư Trần Đình Sử trong bài viết: “Con đường đổi mới căn bản
phương pháp dạy học văn”, đã khẳng định: “Khởi điểm của môn Ngữ văn là
dạy học sinh đọc hiểu trực tiếp văn bản văn học của nhà văn… Nếu học sinh
không học các văn bản ấy, không hiểu được văn bản thì coi như mọi yêu cầu,
mục tiêu cao đẹp của môn văn chỉ là nói suông, khó với tới, đừng nói gì tới tình
yêu văn học”. Ông còn nhấn mạnh thêm rằng: “Trong giờ học, học sinh phải tự

22


mình đọc, tự mình phán đoán, tự mình nêu câu hỏi. Trở về với văn bản chính là
để kích thích học sinh hoạt động và chỉ thông qua hoạt động thì học sinh mới có
dịp trưởng thành”. Như vậy, phương pháp dạy học đọc - hiểu văn bản có thể coi
là một trong những phương pháp khá tối ưu, có thể áp dụng để nâng cao năng
lực văn cho học sinh.
Như chúng tôi đã phân tích, tác phẩm văn học tồn tại qua hệ thống ngôn
ngữ là vỏ vật chất của tác phẩm. Học sinh muốn chiếm lĩnh được tác phẩm phải
tri giác được ngôn ngữ của tác phẩm văn học. Mà muốn làm được điều này giáo
viên phải hướng dẫn cho học sinh cách đọc, tìm hiểu văn bản sao cho hiệu quả
nhất để ngay từ bước đi đầu tiên này, học sinh đã cảm thấy bị cuốn hút vào tác
phẩm, muốn khám phá tiếp những điều mới mẻ mà tác giả muốn gửi đến bạn
đọc.
Trước đây, giờ học văn, đặc biệt là giờ giảng văn chủ yếu là nhằm làm
cho học sinh thấy được cái hay cái đẹp của tác phẩm văn chương. Cái hay, cái
đẹp ấy lại do chính giáo viên cung cấp, cảm nhận và phân tích hộ cho học sinh.
Các giờ giảng trên lớp giáo viên chủ yếu thuyết trình, giảng giải cho học sinh
những điều mà mình tâm đắc, học sinh chỉ biết thụ động ghi chép lại, còn bản
thân các em hiểu và cảm nhận như thế nào thì giáo viên nhiều khi không chú ý.
Hiện nay, khi áp dụng phương pháp dạy học đọc - hiểu, là chúng ta đã dạy
cho học sinh biết đọc tác phẩm một cách toàn diện. Đó là cả một quá trình tiếp
xúc với văn bản, thông hiểu cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, nghĩa hàm ẩn cũng
như thấy được vai trò, tác dụng của các hình thức, biện pháp nghệ thuật ngôn từ,
các thông điệp tư tưởng, tình cảm và thái độ của người viết và cả giá trị tự thân
của hình tượng nghệ thuật. Đọc văn theo tinh thần đó, thực chất là toàn bộ quá
trình tiếp nhận, giải mà văn bản, là cách để các em hình thành các năng lực:
năng lực tri giác ngôn ngữ, năng lực tái hiện và năng lực nhận biết loại thể…
Khi dạy đọc hiểu tác phẩm văn chương cần chú trọng hình thành cho học

sinh cách đọc có phương pháp, phát huy năng lực cảm thụ thẩm mĩ trực tiếp,
khêu gợi tưởng tượng tái hiện và liên tưởng, bồi dưỡng năng lực cảm thụ tinh tế,
nhanh nhạy, phát triển năng lực tư duy, cắt nghĩa, khái quát, tránh suy diễn máy
móc, tùy tiện, xuyên tạc dung tục mô phỏng sáo mòn, hời hợt, thiếu màu sắc chủ
quan, cá tính sáng tạo. Do vậy, có thể nói hình thành cho học sinh cách đọc văn
cũng chính là góp phần nâng cao năng lực văn học cho học sinh.

23


Khi áp dụng phương pháp này, để đạt hiệu quả cao, giáo viên cần chú ý một số
điểm sau:
Thứ nhất, cần phân biệt sự khác nhau giữa dạy học đọc hiểu và giảng
văn:
Giảng văn
* Nghiêng về công việc của thầy.

Đọc - hiểu văn bản
* Tổ chức cho trò thực hiện.

* Thầy nói cái hay mà thầy cảm nhận * Trò tự khám phá ra cái hay, cái đẹp
cho học sinh nghe.
của văn bản theo ý mình.
* Nghiêng về khai thác nội dung tư * Tập trung khai thác vẻ đẹp nội dung
tưởng của văn bản.
qua hình thức của văn bản.
* Ít chú ý ngôn từ và các hình thức * Bám sát câu chữ của văn bản để chỉ
nghệ thuật cụ thể.
ra nội dung tư tưởng.
* Nhiều khi không cần đọc văn bản.


* Học sinh bắt buộc phải đọc văn bản.

* Chỉ biết văn bản được học.

* Có phương pháp đọc hiểu các tác
phẩm cùng loại.

Phân biệt được điều này để giáo viên không đi chệch hướng và học sinh
cũng định hướng được phương pháp học, đem lại hiểu quả cảm thụ văn học.
Thứ hai, Giáo viên nên tuân thủ các bước dạy học đọc hiểu văn bản để
hướng dẫn cho học sinh làm tốt.
* Bước 1: Xác định thể loại và hiểu đặc trưng thể loại (Rèn năng lực nhận biết
loại thể).
* Bước 2: Xác định bố cục của tác phẩm văn học.
* Bước 3: Định hướng, xác định chủ đề của tác phẩm văn học.
* Bước 4: Hướng dẫn học sinh đọc - hiểu văn bản.
Ở bước này, cần chú ý rèn cho học sinh năng lực tri giác văn bản thông qua
việc:
- Tìm hiểu thấu đáo từ ngữ trong tác phẩm văn học ( trong đó chú ý tìm hiểu
phần chú thích về từ khó trong sách giáo khoa).
- Hướng đẫn học sinh xác định và phân tích các tín hiệu thẩm mĩ.
Thứ 3: Chú ý hệ thống câu hỏi dạy đọc - hiểu.
24


a. Câu hỏi về đặc điểm thể loại (hình thành năng lực nhận biết loại thể)
- Đặc điểm về thể loại.
- Vai trò và tác dụng của thể loại (đối với việc chuyển tải nội dung và xúc cảm
thẩm mĩ).

b. Câu hỏi hướng vào các yếu tố của văn bản.
- Câu hỏi đọc lướt, đọc thông (Tìm bố cục của văn bản, nêu nội dung mỗi đoạn,
lập dàn ý cho bài văn, thuật lại cốt truyện, thống kê nhân vật, nêu cảm nhận
chung).
- Câu hỏi đọc sâu, cảm nhận ngôn từ (nhằm hình thành năng lực tri giác ngôn
ngữ cho học sinh).
+ Tên văn bản, từ khóa, câu then chốt, giải nghĩa từ khó, câu văn, câu thơ, chi
tiết, hình ảnh...
+ Hiểu các biểu trưng, biểu tượng (hình thành năng lực tái hiện tưởng tượng,
năng lực tri giác ngôn ngữ).
+ Nắm các điểm nhìn, không gian, thời gian.
+ Hỏi về giọng điệu.
- Câu hỏi đọc hiểu:
+ Chỉ ra tư tưởng khái quát của văn bản.
+ Nhận định, đánh giá chung về nội dung nghệ thuật.( Rèn năng lực khái quát).
c. Hỏi về yếu tố ngoài văn bản.
- Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm ( hoàn cảnh xã hội chung, hoàn cảnh cụ thể.)
- Câu hỏi về tác giả ( quê hương, gia đình, bản thân tác giả).
d. Hỏi về vai trò của người tiếp nhận.
- Khai thác vốn sống, kinh nghiệm của gia đình, quê hương.
- Khai thác năng lực, trí tuệ phha hóa khác nhau của học sinh.
Như vậy, chúng ta có thể thấy ngay trong hệ thống câu hỏi đọc - hiểu,
người giáo viên nếu hướng dẫn tốt cho học sinh thì có thể kết hợp cho các em
những kĩ năng cơ bản khi tiếp nhận tác phẩm văn học một cách hiệu quả.
2.5. Sử dụng linh hoạt các kỹ thuật và hình thức dạy học phù hợp

25



×