Tải bản đầy đủ (.pdf) (202 trang)

BÁO CÁO ĐỀ DẪN HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC NGỮ VĂN TRONG NHÀ TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.11 MB, 202 trang )

BÁO CÁO ĐỀ DẪN
HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
DẠY HỌC NGỮ VĂN TRONG NHÀ TRƯỜNG
TRUNG HỌC CƠ SỞ
1. Ngữ văn là một trong những môn học có tầm quan trọng hàng đầu trong
nhà trường phổ thông. Đây là môn học xuyên suốt ở nhiều cấp học, bậc học. Theo
đó, mục tiêu của môn học không chỉ thể hiện ở tính nhân văn (góp phần hình thành,
bồi đắp những tư tưởng, tình cảm và phẩm chất nhân văn cao đẹp của người học,
hướng con người đến cái chân, thiện, mĩ) mà còn thể hiện ở tính chất công cụ của
nó: giúp học sinh hình thành năng lực Ngữ văn bao gồm năng lực tiếp nhận văn bản
(khả năng lĩnh hội, nắm bắt được các thông tin chủ yếu; từ đó hiểu đúng, hiểu thấu
đáo, thấy cái hay, cái đẹp của văn bản, nhất là văn bản văn học) và năng lực tạo lập
văn bản (khả năng biết viết, biết tổ chức, xây dựng một văn bản hoàn chỉnh đúng
quy cách và có ý nghĩa) từ đó biết cách vận dụng vào thực tiễn cuộc sống một cách
hiệu quả nhất (giao tiếp, ứng xử hàng ngày; phỏng vấn, sát hạch xin việc làm;
thưởng thức nghệ thuật…).
2. Dễ thấy trong bối cảnh hiện nay, môn Ngữ văn nói riêng, các môn khoa
học xã hội nói chung trong nhà trường phổ thông đang bị rơi dần vào quên lãng. Sự
phát triển của công nghệ thông tin, sự sùng bái vật chất, sự lên ngôi của tâm lí thực
dụng, sự xuống cấp của văn hóa đạo đức cộng với áp lực thi cử vào các ngành kinh
tế, khả năng tìm việc làm sau khi ra trường... đã khiến cho các em học sinh không
còn nhiều hào hứng với các giờ học Ngữ văn. Ở mỗi tiết học, lẽ ra học sinh là những
diễn viên thực thụ, tự mình tìm hiểu, khám phá kiến thức bài học dưới sự hướng dẫn
của người đạo diễn là thầy cô giáo thì trớ trêu thay thầy cô giáo cùng lúc lại vừa
đóng vai là đạo diễn vừa kiêm cả diễn viên chính. Ở đó, sự tương tác, đối thoại tích
cực đúng ra được diễn ra giữa thầy với trò, trò với trò thì lại được thay thế bằng màn
độc thoại của thầy, điểm xuyết vào đó là những câu trả lời của học sinh để màn “độc
diễn” của thầy bớt đơn điệu hơn. Kết quả mang lại sau khi kết thúc giờ học là những
tiếng thở phào nhẹ nhõm; những lỗi sai ngớ ngẩn, vô tội vạ về chính tả, dùng từ, đặt
câu của các em trong các bài kiểm tra; tình trạng học sinh không viết nổi một tờ giấy
xin phép, một biên bản sinh hoạt lớp, một lá đơn xin việc hay hoàn toàn vô cảm


trước những hoàn cảnh đáng thương, dửng dưng với những hành động có tính nghĩa
cử cao đẹp mà lẽ ra văn chương đã giáo dục, bồi đắp cho các em đã không còn là
chuyện “xưa nay hiếm”. Nói như một nhà thơ nước ngoài: Bi kịch của thời đại
chúng ta là thừa trí tuệ nhưng lại thiếu tâm hồn.
Đi tìm nguyên nhân dẫn đến thực trạng nói trên, chúng ta sẽ tìm thấy vô vàn
câu trả lời. Do nội dung giảng dạy trong sách giáo khoa quá nặng so với nhu cầu
thực tiễn và có phần xa rời thực tế. Do trình độ của một bộ phận thầy cô giáo chưa
theo kịp với những thay đổi của chương trình sách giáo khoa, với yêu cầu đổi mới
phương pháp dạy học bộ môn. Do khâu kiểm tra đánh giá chưa đủ phong phú về nội
dung, đa dạng về hình thức để kích thích hứng thú học tập của học sinh. Do điều
kiện cơ sở vật chất thiếu thốn về phương tiện thiết bị dạy học (tranh, ảnh, sơ đồ,

1


dụng cụ nghe, nhìn để minh họa cho bài giảng, tài liệu tham khảo, các tác phẩm văn
học). Do nhận thức chưa đúng đắn tầm quan trọng môn học của các bậc phụ huynh.
Do tác động của hoàn cảnh xã hội, sự chi phối của tư tưởng thực dụng trong việc
chọn ngành nghề (khả năng xin việc làm, mức thu nhập). Do khoảng cách giữa nói
và làm, giữa lí thuyết và thực tiễn của bộ phận có liên quan trong quá trình quản lí,
chỉ đạo, thực hiện...
3.Trong sản xuất, cái người ta quan tâm nhất chính là chất lượng đầu ra của
sản phẩm có đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng hay không. Cũng như thế,
trong giảng dạy môn học Ngữ văn, điều quan trọng nhất là chất lượng đầu ra của
học sinh có đáp ứng kịp với nhu cầu công việc của xã hội hay không. Thiết nghĩ, để
giúp học sinh học tốt, học giỏi và học có hiệu quả môn Ngữ văn đòi hỏi sự “dấn
thân”, “vào cuộc” mạnh mẽ, tâm huyết của đội ngũ nhà giáo hiện đang giảng dạy
môn Ngữ văn, của lãnh đạo, các tổ chức đoàn thể trong nhà trường và sự tham gia
của toàn xã hội. Trong bối cảnh đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo còn
dở dang như hiện nay, việc lựa chọn khâu kiểm tra đánh giá để đổi mới có thể được

xem như là một trong những bước đột phá để nâng cao chất lượng dạy học Ngữ văn
trong nhà trường phổ thông nói chung, trường THCS nói riêng. Nhận thức rõ điều
đó,Sở GDĐT tổ chức Hội thảo nâng cao chất lượng dạy học Ngữ văn trong nhà
trường THCS.Mục tiêu của Hội thảo lần này nhằm rà soát quá trình kiểm tra, đánh
giá môn học Ngữ văn trong nhà trường THCS để nhận diện rõ những khó khăn, bất
cập trong quá trình kiểm tra đánh giá môn học. Trên cơ sở đó, Hội thảo sẽ xác định
hệ thống giải pháp để đưa ra những định hướng đổi mới, có tính chất đặc thù phù
hợp với môn học và với đối tượng học sinh ở nhiều vùng miền khác nhau trên địa
bàn tỉnh. Theo đó, nội dung của Hội thảo tập trung vào các vấn đề sau:
- Biên soạn đề kiểm tra, đánh giá môn Ngữ văn theo định hướng phát triển
năng lực học sinh
- Cách thức hướng dẫn học sinh ôn luyện phần đọc hiểu trong đề kiểm tra
môn Ngữ văn.
- Hướng dẫn học sinh giải quyết một đề bài lí luận văn học.
4. Hội thảo nâng cao chất lượng dạy học Ngữ văn trong nhà trường THCSlần
này đã thu hút được sự quan tâm đông đảo của nhiều thế hệ nhà giáo, cán bộ quản lí
trong trường THCS, THCS và THPT, Phòng GDĐT... Ban tổ chức đã nhận được 32
bài tham luận gửi tới Hội thảo, với nội dung tập trung vào những vấn đề có ý nghĩa
thiết thực, quan trọng và cần thiết cho quá trình dạy học Ngữ văn trong nhà trường
phổ thông. Theo đó, nhiều bài viết đã cho thấy sự đầu tư công phu, nghiêm túc và
thể hiện rõ những trăn trở tâm huyết của các thầy cô giáo đang ngày ngày thắp lửa,
giữ lửa và truyền lửa cho học sinh trong quá trình dạy học Ngữ văn. Với nội dung
phong phú, sâu sắc của các bài tham luận từ nhiều thế hệ nhà giáo, Hội thảo hi vọng
sẽ thu được những kết quả tốt đẹp, những định hướng đúng đắn, những phương
pháp - biện pháp khả thi, tích cực để nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi
nói riêng, dạy học môn Ngữ văn nói chung trong nhà trường hiện nay./.
BAN TỔ CHỨC

2



Phần thứ nhất
BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ
THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
NĂNG LỰC HỌC SINH

3


BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA THEO ĐỊNH HƯỚNG
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH
Lê Văn Dũng - Phòng GDĐT huyện Đông Hòa
Đổi mới kiểm tra đánh giá môn Ngữ văn từ lâu đã trở thành vấn đề quan tâm
hàng đầu của dạy văn, học văn. Đây chính là khâu then chốt, là công cụ chủ yếu để
xác định năng lực nhận thức người học, điều chỉnh quá trình dạy và học; là động lực
để góp phần đổi mới phương pháp dạy học, góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng
bộ môn.
I. THỰC TRẠNG
Thực tế, những năm lại gần đây, các đề kiểm tra, thi tuyển sinh... theo hướng
đổi mới, có tính ứng dụng cao vào thực tiễn cuộc sống, tôn trọng chính kiến của học
sinh, giúp các em bộc lộ năng khiếu, quan điểm, cách nhìn nhận của mình về thế
giới xung quanh, tránh việc sao chép tài liệu, đọc vẹt một cách máy móc đã từng
bước tạo sự chuyển biến trong dạy văn, học văn... Cách đổi mới kiểm tra đánh giá
như vậy đã được dư luận đồng tình cao, đón nhận nồng nhiệt.
Đối với nhiều giáo viên, đề kiểm tra môn Ngữ văn vẫn chưa thoát khỏi lối
cứng nhắc máy móc, đóng kín, tạo cơ hội cho kiểu học thụ động. Hoặc có đề “mở”
nhưng gây ra những tranh cãi vô lối. Chúng ta đã tiếp cận đổi mới kiểm tra đánh giá
theo kiến thức kỹ năng rồi đổi mới kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển
năng lực nhưng không phải từng bài riêng lẻ mà của các chủ đề. Như vậy, chuyên đề
tuy không có gì mới nhưng được xem là bước phát triển cao hơn.

II. GIẢI PHÁP: Hướng dẫn soạn câu hỏi, bài tập kiểm tra đánh giá theo
định hướng năng lực của HS
1. Đặc điểm của đánh giá theo định hướng năng lực
Năng lực Ngữ văn được xác định là khả năng của mỗi học sinh thể hiện trong
việc thực hiện những mục tiêu kiến thức, kỹ năng, thái độ mà các em đã có sẵn hoặc
tiếp thu được và vận dụng trong quá trình học tập để từ đó hình thành và phát triển
các năng lực:
- Năng lực sử dụng Tiếng Việt thể hiện ở 4 kỹ năng (nghe, nói, đọc, viết);
- Năng lực tiếp nhận văn học, cảm thụ thẩm mỹ;
- Năng lực tự học;
- Năng lực thực hành, ứng dụng (trong đó chú trọng tới việc giải quyết tình
huống thực tiễn)
a. Giữa đánh giá theo định hướng năng lực HS và đánh giá theo chuẩn kiến
thức kỹ năng, đánh giá theo định hướng năng lực được coi là bước phát triển cao
hơn của đánh giá theo chuẩn kiến thức kỹ năng.

4


Lý do: Đánh giá theo chuẩn kiến thức kỹ năng chủ yếu thiên về đánh giá mức
độ ghi nhớ, tiếp nhận, tái hiện, phát hiện kiến thức và rèn kỹ năng của người học;
còn đánh giá theo định hướng năng lực quan tâm nhiều đến sự tiến bộ và khả năng
của học sinh được bộc lộ trong quá trình học tập; kích thích được sự tự kiểm tra
đánh giá của các em và kiểm định được chính xác, khách quan thành quả học tập và
mức độ đạt được mục tiêu dạy học từ đó. Chú trọng việc chấm chữa bài kiểm tra.
b. Không lấy việc kiểm tra đánh giá theo kiến thức kỹ năng đã học làm trung
tâm mà chú trọng khả năng vận dụng kiến thức kỹ năng trong những tình huống
khác nhau. Đánh giá theo định hướng năng lực chú ý đến các nội dung đánh giá
mang tính tổng hợp, tích hợp hướng tới những câu hỏi gắn với việc giải quyết các
tình huống thực tiễn trong cuộc sống phù hợp với học sinh; giúp các em biết ứng

dụng vào thực tiễn cuộc sống; kết nối những vấn đề được học với thực tiễn cuộc
sống. Việc kiểm tra đánh giá này hướng tới khả năng làm phong phú và mở rộng
cuộc sống cá nhân của học sinh, kiểm soát những nội dung học tập để tham gia vào
xã hội trên các mặt văn hóa, khoa học…
c. Giúp học sinh có cơ hội bộ lộ quan điểm, chính kiến cá nhân, suy nghĩ khác
nhau và cách cảm nhận cá nhân phát triển tư duy sáng tạo, từ đó biết cách tự học;
giúp các em yêu thích, say mê học văn.
So sánh 2 kiểu câu hỏi:
Ví dụ: khi kiểm tra về chủ đề các biện pháp tu từ (lớp 6), có thể đưa ra câu
hỏi về phép nhân hóa:
Câu hỏi theo đánh giá theo chuẩn kiến thức kỹ năng:
1. Thế nào là phép tu từ nhân hóa? Có mấy kiểu nhân hóa?
2. Em hãy chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa được sử
dụng trong đoạn thơ sau:
Sắp mưa
Sắp mưa
Những con mối
Bay ra
Mối trẻ
Bay cao
Mối già
Bay thấp
Gà con
Rối rít tìm nơi
ẩn nấp......"
(Mưa- Trần Đăng Khoa)
Câu hỏi đánh giá theo định hướng năng lực: Nhận xét của em về cách miêu tả
cơn mưa của tác giả. Từ đó, hãy viết một đoạn văn tả các loài vật chuẩn bị đón mưa,
trong đó có sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa.


5


2. Cách, quy trình biên soạn đề kiểm tra đánh giá theo định hướng năng
lực
Việc xây dựng đề kiểm tra gồm các bước thông thường: kế hoạch ra đề, xây
dựng ma trận đề, biên soạn câu hỏi và hướng dẫn chấm, thẩm định đề kiểm tra, hoàn
thiện đề. Trong đó chú trọng các bước:
Bước 1:Xác địnhmục đích của đề kiểm tra
Đề kiểm tra là một công cụ dùng để đánh giá kết quả học tập của học sinh sau
khi học xong một chủ đề, một chương, một học kì, một lớp hay một cấp học nên
người biên soạn đề kiểm tra cần căn cứ vào yêu cầu của việc kiểm tra, căn cứ chuẩn
kiến thức kĩ năng của chương trình và thực tế học tập của học sinh để xây dựng mục
đích của đề kiểm tra cho phù hợp.
Bước 2:Xác định yêu cầu về chuẩn kiến thức kỹ năng cần đạt
Bám vào chuẩn kiến thức kỹ năng để kiểm tra phù hợp. Theo định hướng
hình thành và phát triển năng lực nên khi xác định chuẩn kiến thức, kỹ năng cần
hướng đến những năng lực có thể hình thành sau khi học chủ đề.
Bước 3:Lập bảng mô tả phát triển năng lực học sinh
Bảng mô tả các mức độ đánh giá theo năng lực nhằm cụ thể hoá chuẩn kiến
thức kỹ năng theo các mức độ khác nhau, nhằm đánh giá được khả năng đạt được
của học sinh. Các mức độ này được sắp xếp theo 4 mức: nhận biết, thông hiểu, vận
dụng, vận dụng cao (nên từ một chuẩn xây dựng các câu hỏi ở những mức khác
nhau)
Đề kiểm tra bao gồm các câu hỏi, bài tập theo 4 mức độ yêu cầu:
- Nhận biết: nhắc lại hoặc mô tả đúng kiến thức, kĩ năng đã học;
- Thông hiểu: diễn đạt đúng kiến thức hoặc mô tả đúng kĩ năng đã học bằng
ngôn ngữ theo cách của riêng mình, có thể thêm các hoạt động phân tích, giải thích,
so sánh, áp dụng trực tiếp (làm theo mẫu) kiến thức, kĩ năng đã biết để giải quyết
các tình huống, vấn đề trong học tập; nội dung thể hiện ở việc thông hiểu thông tin,

nắm bắt được ý nghĩa, chuyển tải kiến thức từ dạng này sang dạng khác, diễn giải
các dữ liệu, so sánh, đối chiếu tương phản, sắp xếp thứ tự, sắp xếp theo nhóm, suy
diễn các nguyên nhân, dự đoán các hệ quả. Động từ mô tả yêu cầu cần đạt ở cấp độ
2 có thể quy về nhóm động từ: hiểu được, trình bày được, mô tả được, diễn giải
được,...
- Vận dụng: kết nối và sắp xếp lại các kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết
thành công tình huống, vấn đề tương tự tình huống, vấn đề đã học; Động từ mô tả
yêu cầu cần đạt ở cấp độ 3 có thể quy về nhóm động từ: vận dụng được, giải thích
được, giải được bài tập, làm được...
- Vận dụng cao: vận dụng được các kiến thức, kĩ năng để giải quyết các tình
huống, vấn đề mới, không giống với những tình huống, vấn đề đã được hướng dẫn;
đưa ra những phản hồi hợp lí trước một tình huống, vấn đề mới trong học tập hoặc
trong cuộc sống. Nội dung thể hiện ở việc phân tích nhận ra các xu hướng, cấu trúc,

6


những ẩn ý, các bộ phận cấu thành, thể hiện ở việc sử dụng những gì đã học để tạo
ra nhữg cái mới, khái quát hóa từ các dữ kiện đã biết, liên hệ những điều đã học từ
nhiều lĩnh vực khác nhau, dự đoán, rút ra các kết luận, thể hiện ở việc so sánh và
phân biệt các kiến thức đã học, đánh giá giá trị của các học thuyết, các luận điểm,
đưa ra quan điểm lựa chọn trên cơ sở lập luận hợp lý, xác minh giá trị của chứng cứ,
nhận ra tính chủ quan, có dấu hiệu của sự sáng tạo. Động từ mô tả yêu cầu cần đạt ở
cấp độ 4 có thể quy về nhóm động từ: phân tích được, so sánh được, giải thích được,
giải được bài tập, suy luận được, thiết kế được...
Bước 4:Lập ma trận đề
Việc biên soạn câu hỏi bám vào ma trận đề kiểm tra đã thiết lập để thực hiện
định hướng phát triển năng lực của học sinh.
Bước 5:Biên soạn câu hỏi, hướng dẫn chấm
Biên soạn câu hỏi, bài tập kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học ứng với

mỗi chủ đề đã xác định.
Lựa chọn hình thức phù hợp: các loại câu hỏi, bài tập; thường là câu hỏi tự
luận; lý giải, phát hiện, nhận xét, đánh giá về văn bản, ngôn ngữ, phong cách nghệ
thuật...
Cần đảm bảo các yêu cầu sau:
- Nội dung: khoa học và chính xác;
- Cách trình bày :cụ thể, chi tiết những ngắn gọn, dễ hiểu.
- Phù hợp với ma trận đề kiểm tra.
Để các câu hỏi biên soạn đạt chất lượng tốt, cần biên soạn câu hỏi thoả mãn
các yêu cầu sau:
1) Câu hỏi phải đánh giá nội dung quan trọng của chương trình;
2) Câu hỏi phải phù hợp với các tiêu chí ra đề về mặt trình bày và số điểm
tương ứng;
3) Câu hỏi yêu cầu HS phải vận dụng kiến thức vào các tình huống mới;
4) Câu hỏi thể hiện rõ nội dung và cấp độ tư duy cần đo;
5) Nội dung câu hỏi đặt ra một yêu cầu và các hướng dẫn cụ thể về cách thực
hiện yêu cầu đó;
6) Yêu cầu của câu hỏi phù hợp với trình độ và nhận thức của HS;
7) Yêu cầu HS phải am hiểu nhiều hơn là ghi nhớ những khái niệm, thông tin;
tránh những câu hỏi yêu cầu HS học thuộc lòng;
8) Ngôn ngữ sử dụng trong câu hỏi phải truyền tải được hết những yêu cầu
của GV ra đề đến HS;
9) Nếu câu hỏi yêu cầu HS nêu quan điểm và chứng minh cho quan điểm của
mình thì cần nêu rõ: bài làm của HS sẽ được đánh giá dựa trên những lập luận logic

7


mà HS đó đưa ra để chứng minh và bảo vệ quan điểm của mình chứ không chỉ đơn
thuần là nêu quan điểm đó.

Bước 6: Xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra:
- Phát hiện những sai sót trong từng câu hỏi, đáp án và thang điểm về nội
dung cũng như cách trình bày;
- Đối chiếu câu hỏi với ma trận để kiểm tra về sự phù hợp giữa chúng;
- Đối chiếu nội dung câu hỏi với chuẩn kiến thức kĩ năng, với nội dung
chương trình và trình độ của học sinh.
* Một số lưu ý: Câu hỏi tự luận và bài viết: trên cơ sở kiến thức kỹ năng cần
đảm bảo các yêu cầu sau:
1. Tính tích hợp
Vì kiến thức trong môn Ngữ văn không học một cách riêng lẻ mà thường
được khai thác dựa trên các đoạn trích hoặc văn bản. Điều này không chỉ giúp học
sinh có kỹ năng đọc và tiếp nhận văn bản dưới góc độ ngôn ngữ mà còn trang bị cho
các em những hiểu biết về các kiến thức làm văn hoặc ngược lại. Do đó câu hỏi
kiểm tra ngoài việc ghi nhớ, tái hiện còn yêu cầu học sinh nhận diện chúng trong các
tình huống cụ thể, hiểu ý nghĩa sử dụng của chúng trong đoạn trích hoặc văn bản.
2. Tính ứng dụng thực tiễn
Năng lực Ngữ văn của học sinh thể hiện ở kết quả thực hành các kỹ năng mà
học sinh có được từ các bài học. Những kỹ năng này còn được thể hiện trong việc
ứng dụng vào các tình huống đa dạng trong cuộc sống. Do đó việc kiểm tra, đánh
giá năng lực học tập của học sinh lý tưởng nhất là thiết kế được một bài tập thực
hành tổng hợp, trong đó có sự kết hợp chặt chẽ giữa việc tiếp nhận và tạo lập văn
bản. Chú trọng tính chất gần gũi, thiết thực, hữu ích, gắn với những tình huống có
thực hoặc giả định nhưng gần với thực tiễn cuộc sống.
Ví dụ: với chủ đề truyện dân gian lớp 6 có thể đưa ra câu hỏi:
Câu 1. Từ việc được chứng kiến những trận bão số 12 vừa qua, em hãy giải
thích tại sao trong các cuộc giao tranh quyết liệt giữa thần nước và thần núi trong
truyền thuyết "Sơn Tinh, Thủy Tinh" tác giả dân gian để thần nước phải ngậm ngùi
rút quân?
Câu 2. Trong giấc mơ em gặp Thủy Tinh, em hãy kể lại cuộc gặp gỡ tình cờ
đó?

3. Tính giáo dục, mang ý nghĩa xã hội, thể hiện được chính kiến cá nhân
Các câu hỏi kiểm tra cần chú trọng phát huy tối đa tính tự giác, tích cực, chủ
động của học sinh khi làm bài (hạn chế sử dụng những văn bản, tình huống quá
quen thuộc với học sinh, nếu sử dụng những văn bản này, cần tìm tòi đổi mới câu
hỏi). Giáo viên cần tìm hiểu nghiên cứu để xây dựng những tình huống giả định sát
thực tiễn, lựa chọn những tình huống tạo được tính hấp dẫn, lôi cuốn với học sinh
dựa trên những vấn đề có ý nghĩa xã hội, giáo dục sâu sắc, có tính thời sự... tạo hứng
thú và cung cấp thêm những thông tin bổ ích cho học sinh.
8


Bên cạnh đó, thiết kế những câu hỏi, bài tập chú trọng phát huy tính tích cực,
sáng tạo của HS; giúp HS bộc lộ được những quan điểm cá nhân nhằm phát triển tư
duy độc lập, tư duy phản biện.
Ví dụ: Tập làm văn lớp 9, phần nghị luận về đời sống xã hội có thể ra đề như
sau:
NƠI DỰA
Người đàn bà nào dắt đứa nhỏ đi trên đường kia?
Khuôn mặt trẻ đẹp chìm vào những miền xa nào...
Đứa bé đang lẫm chẫm muốn chạy lên, hai chân nó cứ ném về phía trước,
bàn tay hoa hoa một điệu múa kì lạ.
Và cái miệng nhỏ líu lo không thành lời, hát một bài hát chưa từng có.
Ai biết đâu, đứa bé bước còn chưa vững lại chính là nơi dựa cho người đàn
bà kia sống.
Người chiến sĩ nào đỡ bà cụ trên đường kia?
Đôi mắt anh có cái ánh riêng của đôi mắt đã nhiều lần nhìn vào cái chết.
Bà cụ lưng còng tựa trên cánh tay anh, bước từng bước run rẩy.
Trên khuôn mặt già nua, không biết bao nhiêu vết nhăn đan vào nhau, mỗi
nếp nhăn chứa đựng bao nỗi cơ nhọc gắng gỏi một đời.
Ai biết đâu, bà cụ bước không còn vững lại chính là nơi dựa cho người chiến

sĩ kia đi qua những thử thách.
(Nguyễn Đình Thi, Tia nắng, NXB Văn học, Hà Nội - 1983)
Từ ý nghĩa văn bản trên, em hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 1,5 trang giấy
thi) trình bày suy nghĩ của em về Nơi dựa của mỗi người trong cuộc sống.
III. KẾT LUẬN, KHUYẾN NGHỊ
Việc kiểm tra đánh giá phải đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau đây:
Đảm bảo tính khách quan, chính xác.
Đảm bảo tính toàn diện.
Đảm bảo tính hệ thống.
Đảm bảo tính công khai và phát triển.
Đảm bảo tính công bằng.
Do yêu cầu của đặc trưng bộ môn nên kiểm tra đánh giá trong môn Ngữ văn
nhằm mục đích đánh giá học sinh một cách toàn diện về hai năng lực đọc hiểu văn
bản và tạo lập văn bản, tạo điều kiện cho học sinh phát triển toàn diện các kỹ năng
nghe, nói, đọc, viết và cảm xúc thẩm mỹ. Những năng lực này được cụ thể hóa trong
chuẩn chương trình môn học với những yêu cầu cần đạt trên cả ba mặt: kiến thức,
kỹ năng và thái độ./.

9


CÁCH BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THEO ĐỊNH HƯỚNG
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH
Lê Thị Hà - Trường THCS Lê Hoàn, Tây Hòa
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
- Trong quá trình đổi mới giáo dục, việc đổi mới nội dung phương pháp dạy
học được chú trọng và xem như một khâu đột phá để nâng cao chất lượng giáo dục.
Đổi mới dạy học cần hình thức kiểm tra tương xứng để tạo ra động lực thúc đẩy
nâng cao chất lượng dạy học. Vì vậy đổi mới kiểm tra đánh giá theo hướng phát huy
tính tích cực của học sinh là rất cần thiết nhằm phát triển năng lực, trí thông minh,

sáng tạo của học sinh, khuyến khích các em vận dụng linh hoạt kiến thức, kỹ năng
đã học vào những tình huống thực tế, làm bộc lộ những cảm xúc thái độ của học
sinh trước những vấn đề được đặt ra trong cuộc sống hiện tại.
- Kiểm tra đánh giá giúp học sinh biết được kết quả học tập của bản thân, giúp
các em liên kết được mạch kiến thức và hình thành, rèn luyện những kĩ năng trong
học tập vận dụng vào cuộc sống. Bên cạnh đó kiểm tra đánh giá giúp giáo viên biết
được việc học tập và chất lượng học tập của học sinh, tự đánh giá được việc giảng
dạy của mình mà điều chỉnh nội dung, phương pháp, phương tiện dạy học cho phù
hợp. Đổi mới kiểm tra đánh giá sẽ tạo động lực thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy
học góp phần nâng cao chất lượng bộ môn, thực hiện tốt mục tiêu giáo dục.
- Xuất phát từ thực tế giảng dạy, tổ Ngữ văn trường THCS Lê Hoàn chúng tôi
xin trình bày những ý kiến, kinh nghiệm về cách biên soạn một đề kiểm tra theo
định hướng phát triển năng lực học sinh.
II. CÁCH THỨC BIÊN SOẠN ĐỀ
1. Yêu cầu
- Kiểm tra đánh giá phải đảm bảo tính khách quan, chính xác , toàn diện, hệ
thống, công khai, phát triển, công bằng.
- Do đặc trưng bộ môn nên kiểm tra đánh giá ở môn Ngữ văn phải nhằm mục
đích đánh giá học sinh một cách toàn diện về hai năng lực đọc hiểu văn bản và tạo
lập văn bản, tạo điều kiện cho học sinh phát triển toàn diện các kỹ năng nghe, nói,
đọc, viết tiếng Việt và cảm xúc thẩm mỹ.
+ Đánh giá năng lực đọc hiểu cần chú ý chọn ngữ liệu đọc hiểu có ý nghĩa
giáo dục, ngữ liệu rõ nguồn gốc và có độ tin cậy cao, chọn đa dạng các thể loại: thơ,
văn, văn bản nhật dụng, văn bản văn chương, nội dung hợp với các đối tượng học
sinh, hấp dẫn thú vị.
+ Xây dựng câu hỏi trong đề kiểm tra cần diễn đạt ngắn gọn rõ ràng, câu hỏi
phải liên quan đến ngữ liệu, mỗi câu hỏi phải hướng tới một mục đích để đo chính
xác mức độ đạt được, không kết hợp nhiều ý nhỏ; không làm khó câu hỏi bằng cách
diễn đạt; tránh câu hỏi có cách trả lời hời hợt, mơ hồ, nhiều phương án; không lấy
việc kiểm tra kiến thức kĩ năng làm trung tâm mà chú trọng đến khả năng vận dụng

kiến thức kĩ năng trong những tình huống khác nhau; chú ý đến kiểu câu hỏi giúp

10


học sinh bộc lộ được những suy nghĩ, quan điểm cá nhân, phát triển tư duy phản
biện, tư duy sáng tạo, khuyến khích cách lập luận trái chiều.
Ví dụ: Thay vì đặt câu hỏi thiên về học thuộc máy móc, không phát huy được
sự sáng tạo của học sinh: Em hãy đọc thuộc lòng bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của
Thanh Hải và cho biết nội dung nghệ thuật của bài?
Chúng ta có thể thay bằng câu hỏi theo hướng phát triển năng lực của học
sinh: Học bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải, em thích nhất đoạn thơ
nào? Vì sao?
+ Đánh giá kĩ năng tạo lập văn bản của học sinh cần chú ý cách ra đề theo
hướng mở và tích hợp.
- Trong khâu đánh giá ở môn học Ngữ văn cần chú ý những điểm sau
+ Bám sát mục tiêu môn học và chuẩn kiến thức kĩ năng.
+ Cần đánh giá học sinh ở 3 mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng. Chú
trọng hình thành, phát triển các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết năng lực cảm thụ văn
học, năng lực tự học, năng lực thích ứng, năng lực giao tiếp trong các em.
+ Coi trọng sự đánh giá toàn diện về các mặt kiến thức, kỹ năng, thái độ dựa
trên kết quả thực hành các kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết tiếng mẹ đẻ của học sinh.
+ Đổi mới đánh giá kết quả học tập môn Ngữ văn của học sinh luôn dựa trên
quan điểm tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh, đánh giá được cách học và
vận dụng kiến thức ở các em. Mỗi một đề kiểm tra đều đảm bảo cho tất cả các đối
tượng học sinh được suy nghĩ tìm tòi, khám phá, thực hiện. Việc đánh giá phải giúp
học sinh tự đánh giá được kết quả học tập của mình.
+ Cần đa dạng hoá các hình thức và nội dung kiểm tra.
+ Chú trọng tới tính phân hoá trong khi kiểm tra. Đề kiểm tra phải giữ một tỉ
lệ nhất định cho những câu hỏi dễ và câu hỏi khó, sao cho điểm số phải phản ánh

trung thực nhất năng lực học tập của mỗi học.
2. Quy trình biên soạn đề kiểm tra
- Bước1. Xác định mục tiêu của việc kiểm tra đánh giá: Đề kiểm tra là một
công cụ đánh giá kết quả học tập của học sinh sau khi học xong một chủ đề, một
chương, một học kỳ, một lớp, một cấp học vì thế người biên soạn đề cần căn cứ vào
yêu cầu của việc kiểm tra, căn cứ chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình và thực
tế học tập của học sinh để xây dựng mục đích của đề kiểm tra cho phù hợp.
- Bước 2. Xác định hình thức kiểm tra: tự luận
- Bước 3. Thiết lập ma trận đề kiểm tra
+ Chọn chủ đề.
+ Xác định yêu cầu về chuẩn kiến thức kĩ năng cần đạt.
+ Lập bảng mô tả kiểm tra đánh giá phát triển năng lực học sinh.

11


- Bước 4. Biên soạn câu hỏi theo ma trận. Cần đảm bảo nguyên tắc: mỗi câu
hỏi chỉ kiểm tra một chuẩn hoặc một vấn đề; số lượng câu hỏi và tổng số câu hỏi do
ma trận đề qui định. Câu hỏi phải đánh giá nội dung quan trọng trong chương trình.
Câu hỏi yêu cầu học sinh phải vận dụng kiến thức vào các tình huống mới. Câu hỏi
thể hiện rõ nội dung và cấp độ tư duy cần đo. Câu hỏi phù hợp với trình độ và nhận
thức của học sinh. Ngôn ngữ trong câu hỏi phải truyền tải được những yêu cầu của
giáo viên đối với học sinh.
- Bước 5. Xây dựng đáp án và biểu điểm phải cụ thể, chi tiết, rõ ràng, ngắn
gọn, nội dung khoa học, chính xác dễ hiểu đúng với ma trận.
III. XÂY DỰNG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ
Bước1. Xác định mục tiêu: kiến thức; kĩ năng; thái độ
Bước 2. Hình thức kiểm tra: tự luận
Bước 3. Lập ma trận
Mức độ


Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng
Cấp độ
thấp

Chủ đề
Chủ đề 1:
đọc hiểu văn
bản

Cộng

Cấp độ
cao

- Nêu hiệu quả
nghệ thuật của biện
pháp tu từ trong
đoạn thơ.

- Ngữ liệu:
đoạn trích văn
bản thơ

- Lí giải được ý
nghĩa nội dung mà

đoạn thơ đề cập

Số câu 1

30%x10 điểm= 3,0
điểm

Tỉ lệ 30 %

30
%
x10
điểm=3,
0 điểm

- Nhận biết
thành phần
- Ngữ liệu: tình thái, câu
đoạn trích văn rút
gọn,
bản truyện
phép liên kết
2: Tiếng Việt

Số câu 1
Tỉ lệ 30 %

30%x10
điểm= 3,0
điểm


30% x
10 điểm
= 3,0
điểm

12


Viết được bài văn
nghị luận về một
vấn đề xã hội

3.Tập
làm
văn :
nghị
luận xã hội
-Trình bày suy
nghĩ về vấn đề
tư tưởng đạo

Số câu 1

40% x 10 = 4,0
điểm

Tỉ lệ 40 %
Tổng số câu


Số câu 1

Số câu 1

Tổng số điểm

Số điểm 3

Số điểm 3

Tỉ lệ %

30 %

30 %

Số câu 1

Số câu: 3

Số điểm: 4

Số điểm
10

40%

100%

Bước 4. Biên soạn câu hỏi theo ma trận

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II THEO MA TRẬN
Câu 1. (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi
Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi.
(Trích Sang thu, Hữu Thỉnh, Ngữ văn 9, Tập hai, NXB Giáo dục)
a) Nêu tác dụng của phép tu từ trong đoạn thơ trên.
b) Qua đoạn thơ tác giả muốn gửi gắm những suy ngẫm gì về con người và
cuộc đời.
Câu 2. (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu:
Dường như vật duy nhất vẫn bình tĩnh, phớt lờ mọi biến động chung là chiếc
kim đồng hồ. Nó chạy, sinh động và nhẹ nhàng, đè lên những con số vĩnh cửu. Còn
đằng kia, lửa đang chui bên trong cái dây mìn, chui vào ruột quả bom...
Quen rồi. Một ngày chúng tôi phá bom đến năm lần. Ngày nào ít: ba lần.
(Trích Những ngôi sao xa xôi, Lê Minh Khuê, Ngữ văn 9, Tập hai, NXB GD)
a) Xác định thành phần biệt lập- gọi tên thành phần ấy.
b) Tìm câu rút gọn có trong đoạn trích.

13


c) Chỉ rõ phép liên kết câu và liên kết đọan văn được dùng trong phần trích
trên.
Câu 3. ( 4 điểm)
Hạnh phúc của trẻ thơ là được đến trường, được học tập, được sống trong tình
yêu thương, dìu dắt của thầy cô giáo.Suy nghĩ của em về vai trò của người thầy
trong cuộc đời của mỗi người.

Bước 5. Xây dựng đáp án, biểu điểm
Nội dung

Câu Ý
1

a

- Đoạn thơ sử dụng phép ẩn dụ.
- Sấm vốn là hiện tượng tự nhiên thường xuất hiện khi trời
mưa, ở đây “sấm” tượng trưng cho những vang động bất
thường của ngoại cảnh cuộc đời.
- Hàng cây đứng tuổi là hàng cây đã trải qua bao mùa mưa
nắng. Ở đây “hàng cây đứng tuổi” tượng trưng cho những con
người từng trải có nhiều kinh nghiệm trong cuộc sống…

2

Điểm
0,5
075
0,75

b

Học sinh nêu được ý nghĩa ẩn dụ: con người đứng tuổi, từng
trải sẽ bình tĩnh, vững vàng hơn trước những tác động bất
thường của ngoại cảnh cuộc đời.

1


a

- Dường như là thành phân tình thái

1

b

- Câu rút gon

1

+ Quen rồi.
+ Ngày nào ít: ba lần.

c

- Liên kết câu:

1

Phép thế: nó; phép nối: còn (còn đằng kia); phép lặp: ngày,
lần
- Liên kết đoạn: lặp bom
3

Yêu cầu chung:
- Thể loại: nghị luận về tư tưởng đạo lí
- Nội dung: Vai trò của người thầy trong cuộc đời của mỗi

người.
- Hình thức: bài viết có bố cục 3 phần rõ ràng, trình bày mạch
lạc, liên kết tốt, lời văn trong sáng.

14


Yêu cầu cụ thể
1. Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Vai trò của người thầy
trong cuộc đời của mỗi người.

0,75

2.Giải thích:

0,5

- Hạnh phúc là trạng thái, cảm giác sung sướng của con
người khi đạt được ý nguyện.
- Hạnh phúc của trẻ thơ là được đến trường, được học tập,
được sống trong tình yêu thương, dìu dắt của thầy cô giáo.
Đến trường các em không chỉ được trau dồi kiến thức mà
còn được sống trong tình yêu thương.
- Câu nói thể hiện vai trò, công lao to lớn của người thầy với
cuộc đời mỗi người.
3. Phân tích, chứng minh:

0,25

Khẳng định sự đúng đắn của vấn đề: Trong cuộc đời của mỗi

người, người thầy có vai trò rất quan trọng.
Chứng minh:
- Mỗi trẻ thơ khi đến trường đều được các thầy cô truyền dạy
cho kiến thức, kĩ năng, dạy đọc, dạy viết, dạy làm văn, làm
toán... Dạy cho học trò biết cách học để khám phá kho tàng tri
thức của nhân loại.

0,25

- Thầy không chỉ truyền dạy kiến thức mà còn dạy cách làm
người, dạy biết điều hay, lẽ phải, dìu dắt nâng đỡ học trò lớn
lên hoàn thiện về nhân cách. Dạy trò biết sống yêu thương
người, đoàn kết, ...

0,25

- Thầy cô còn là những người thắp sáng niềm tin và ước mơ
cho học trò để các em biết sống có hoài bão, có lý tưởng...

0,25

- Những điều mà người thầy truyền dạy cho chúng ta sẽ theo
ta trong suốt hành trình của cuộc đời.

0,5

(Học sinh lấy dẫn chứng trong thực tế cuộc sống, trong văn
học để chứng minh)
4. Bàn bạc mở rộng: "Tôn sư trọng đạo" là truyền thống tốt
đẹp của dân tộc Việt Nam. Tuy nhiên vẫn còn một số học

sinh không biết nghe lời, ham chơi, bỏ học, thậm chí còn vô
lễ cãi lại lời thầy cô. Đó thực sự là những học sinh hư.
- Để bày tỏ lòng biết ơn với thầy cô, mỗi học sinh phải biết
kính yêu, phải biết ơn và tôn trọng thầy cô giáo. Đồng thời
phải biết nỗ lực học tập, tu dưỡng đạo đức để xứng đáng là

0,25

0,25

15


học trò ngoan.
5. Khẳng định lại vấn đề, liên hệ bản thân.
0,75
Bước 6. Kiểm tra lại việc biên soạn đề kiểm tra

THỬ TÌM DIỆN MẠO
ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC NGỮ VĂN
Trần Văn Hùng - Trường THCS Triệu Thị Trinh, Sông Cầu
Đã quá lâu rồi chúng ta quen với cách đánh giá học sinh (viết tắt là HS) dựa
trên những gì các em được học, được rèn trong nhà trường. Không thể bắt các em cứ
mãi loay hoay “đánh vật” với những mớ kiến thức sách vở nhà trường cùng những
kĩ năng thực hành trong không gian phòng học để rồi các em gần như “ngơ ngác”
khi dấn thân vào cuộc sống. Thay đổi cách đánh giá không còn là chuyện xu hướng
mà thực sự đang là yêu cầu.
Đề kiểm tra – một công cụ dùng đánh giá, rất cần được thay đổi, nhất là khi
dùng để đánh giá năng lực. Để đánh giá năng lực Ngữ văn của HS, việc xây dựng đề
có một số điểm khác biệt so với cách ra đề đánh giá kiến thức, kĩ năng (viết tắt là

KTKN). Không nói đến quy trình và thao tác biên soạn, xin đề cập đến một số điểm
mà chúng tôi cho là quan trọng.
1. Chọn ngữ liệu ra đề
Cũng giống những đề kiểm tra đánh giá năng lực ở các môn học khác, đề
kiểm tra đánh giá năng lực Ngữ Văn cũng hướng tới đánh giá nhiều năng lực khác
nhau của HS. Nhưng do nhiệm vụ và đặc trưng của môn học, đề kiểm tra đánh giá
năng lực Ngữ Văn tập trung vào 2 mục tiêu chính: đánh giá năng lực đọc hiểu và
năng lực tạo lập văn bản (viết tắt là VB) – loại năng lực chuyên biệt của bộ môn.
Cấu trúc đề bởi vậy cũng gồm 2 phần chính: phần đọc hiểu và phần viết. Cả 2 phần
đều dùng ngữ liệu như một phương tiện để định ra các yêu cầu. Ngữ liệu luôn là yếu
tố rất quan trọng trong đề bài. Việc chọn lựa ngữ liệu như thế nào, vì vậy, cần được
quan tâm đặc biệt trong quá trình ra đề.
Trong cái nhìn tổng quát có thể nhận ra đề kiểm tra KTKN do hướng đến mục
tiêu đánh giá theo chuẩn KTKN nên ngữ liệu chủ yếu truy xuất từ nguồn sách giáo
khoa do đó ít hấp dẫn (do HS đã quen) và cũng từ đó ít phát huy năng lực (do HS đã
biết). Để đánh giá năng lực Ngữ Văn cần thêm nhiều ngữ liệu mới. Đa dạng hóa ngữ
liệu (từ kiểu loại VB đến phong cách ngôn ngữ) là việc làm cần thiết. Đa dạng thế
nào? Ngoài VB nghệ thuật (tác phẩm /đoạn trích tác phẩm) cần đưa thêm VB thông
tin (mẫu tin, tranh ảnh, sự kiện…); ngoài các đề tài /chủ đề quen thuộc cần mở rộng
16


ra các đề tài /chủ đề liên quan, gần gũi; ngoài lấy từ sách giáo khoa, sách bài tập cần
khai thác thêm từ các ấn phẩm, báo chí, truyền hình, Internet... Việc làm này không
chỉ giúp giáo viên (viết tắt là GV) tạo ra kho đề phong phú, mới mẻ mà còn tạo cơ
hội cho HS vận dụng các năng lực trong những hoàn cảnh mới gắn liền với đời sống
mọi mặt. Xét về mục đích đánh giá thì việc đa dạng hóa ngữ liệu gần như là một
việc làm bắt buộc. Tuy nhiên, việc lựa chọn hay sử dụng ngữ liệu để đưa vào đề cần
tuân thủ một số nguyên tắc sau:
+ Đảm bảo tính giáo dục, tính thẩm mĩ, tính nhân văn;

+ Độ dài, độ khó, độ hứng thú phù hợp trình độ và tâm lý HS;
+ Xuất xứ tin cậy, rõ ràng;
+ Hàm lượng thông tin cao;
+ Không xa lạ về thể loại và chủ đề /đề tài.
Chọn được một ngữ liệu hay là đã tạo được một nền tảng tốt cho đề kiểm tra
đánh giá năng lực. Nhưng đề bài có đánh giá được năng lực hay không lại còn phụ
thuộc vào cách định ra yêu cầu, tức cách hỏi.
2. Thiết kế câu hỏi
a) Thiết kế câu hỏi đánh giá năng lực đọc hiểu
Do đọc hiểu là năng lực chuyên biệt của môn Ngữ Văn nên đánh giá năng lực
Ngữ Văn nhất thiết phải đánh giá năng lực đọc hiểu và triệt để đánh giá năng lực
đọc hiểu.
Đọc hiểu một VB, nhất là VB nghệ thuật /VB có tính phức hợp, không chỉ
cần kĩ năng (tức cách đọc, cách giải mã) mà thực sự phải vận dụng nhiều năng lực
(hiểu biết, liên tưởng, suy luận, suy cảm, cảm thụ, kết nối dữ kiện, trình bày…).
Thiết kế câu hỏi đánh giá năng lực vì vậy có những đòi hỏi có phần khác biệt so với
thiết kế câu hỏi đánh giá KTKN. Xin nêu một ví dụ:
Đánh giá kiến thức, kĩ năng

Đánh giá năng lực

Câu hỏi:Biện pháp tu từ gì được
Câu hỏi:Bằng 3-5 câu, hãy trình
sử dụng trong hai câu thơ “Ôi tiếng
bày đặc sắc của hai câu thơ “Ôi tiếng
Việt như bùn và như lụa. Óng tre ngà Việt như bùn và như lụa. Óng tre ngà
và mềm mại như tơ”? Tác dụng của
và mềm mại như tơ”?
biện pháp đó?
→ Năng lực cảm thụ cái hay của 2

→ Vận dụng kiến thức về biện
câu thơ (về nghệ thuật: so sánh cái trừu
pháp so sánh để nhận diện biện pháp
tượng với cái cụ thể, dùng hình ảnh
tu từ (qua sự đồng hiện 2 yếu tố + từ
biểu tượng, dùng từ biểu cảm; về nội
so sánh).
dung: biểu đạt một cách sâu sắc và đầy
cảm xúc đặc trưng của tiếng Việt: tiếng
→ Vận dụng kĩ năng phân tích
Việt là thứ tiếng mộc mạc nhưng rất
để làm rõ tác dụng (cách so sánh
mượt mà, óng ả và sang trọng).
ngang bằng, phương diện so sánh là
tính chất → làm nổi bật đặc trưng của

→ Năng lực trình bày (giới hạn
17


tiếng Việt).

trong một đoạn văn ngắn).

Gần như cùng một vấn đề, nhưng hai cách hỏi khác nhau mục tiêu đạt được sẽ
không giống nhau. Câu hỏi đánh giá KTKN không đòi hỏi HS vận dụng năng lực
nên không phát triển được năng lực; câu hỏi đánh giá năng lực buộc HS phải vận
dụng năng lực nên qua trả lời, HS sẽ phát triển được năng lực.Phần lớn câu hỏi đánh
giá năng lực có độ khó cao hơn so với câu hỏi đánh giá KTKN. Nhưng bản chất của
việc thiết kế câu hỏi đánh giá năng lực không nằm ở chỗ tạo ra một câu hỏi khó để

đánh đố HS mà ở cái cách ta thiết kế câu hỏi sao cho HS phát huy được năng lực
qua trả lời. Đây chỉ là vấn đề kĩ thuật. Cũng từ đó, khi xây dựng hệ thống câu hỏi
cho phần đọc hiểu có lẽ GV nên tiết giảm số lượng câu hỏi ở mức độ vừa phải
(khoảng 5-6 câu đối với bậc THCS và không quá 10 câu với bậc THPT) và chọn
cách hỏi vừa với đối tượng. Mặc khác, để đảm bảo đánh giá toàn diện năng lực, hệ
thống câu hỏi nên quét trên một phổ đủ rộng cả phần tiếng và phần văn.
b) Đề bài viết
Đề bài viết có thể xem là một câu hỏi lớn (chứa một /hơn một vấn đề). Để giải
quyết vấn đề HS phải vận dụng nhiều kiến thức, kĩ năng, vốn sống, thái độ cho đến
kinh nghiệm của bản thân để làm bài. Đề bài viết, vì vậy, luôn là một yếu tố hết sức
quan trọng và cũng luôn chiếm một vị thế đặc biệt trong đề thi Ngữ Văn.
Xét ở mục tiêu đánh giá, một thời gian dài đề bài viết chỉ hướng tới kĩ năng
viết là chính (và cũng chỉ ở những thể thức gần như khuôn mẫu!). HS viết gì, viết ra
sao cũng chỉ được đánh giá trong khuôn phép hạn định. Bởi vậy, cách ra đề bài viết
nhìn chung cũng chưa phong phú và thiếu hấp dẫn.
Đề bài viết hướng tới đánh giá năng lực, theo chúng tôi, cũng xem trọng khả
năng viết nhưng đó không phải là mục tiêu duy nhất, càng không phải là mục đích
cuối cùng. Đề bài viết phải làm sao tạo động lực cho HS viết (muốn viết, muốn bày
tỏ) và gây hứng thú (thích viết, thích bày tỏ) vì chỉ khi như thế các em mới bộc lộ
hết cá tính sáng tạo và những gì muốn chia sẻ, muốn thể hiện. Đây là cơ sở quan
trọng nhất để đánh giá đúng năng lực thật sự của HS qua bài viết.
Vậy đề bài viết phải ra như thế nào?Đề mở theo hướng tích hợp, loại đề gần
đây được đưa vào các kì thi quốc gia, thi HS giỏi là một lựa chọn thích hợp. Tuy
nhiên, cũng dễ nhận ra đề tài /chủ đề vẫn chưa cởi mở. Ta dạy HS điều tốt, nhưng ta
cũng cần dạy các em biết nhận ra cái chưa tốt và thái độ ứng xử với nó. Đó là cách
sống cần thiết khi hòa nhập. Đề bài viết nên mạnh dạn hơn trong chọn đề tài /chủ đề,
miễn đừng xa lạ và phản cảm, trái ngược với đạo đức, pháp luật và bản sắc văn hóa
dân tộc.
Một điều cần nói thêm, ngữ liệu ra đề (cả phần đọc hiểu và phần viết) vẫn dựa
chủ yếu trên kênh chữ trong khi nhiều vấn đề của cuộc sống, với sự bùng nổ của

công nghệ truyền thông, được phản ảnh sinh động, hiệu quả và không kém phần sâu
sắc qua kênh hình ảnh. Đây là nguồn ngữ liệu dồi dào, ý nghĩa có thể dùng làm cơ
sở ra đề bài viết rất tốt. Chúng ta còn thiếu loại đề này trong khi giới trẻ lại rất mẫn
18


cảm và tương thích mạnh với hình ảnh. Đọc hình ảnh, giải mã thông tin trên hình
ảnh, nói /viết từ sự khơi gợi của hình ảnh là một năng lực tiềm ẩn mà có lẽ chúng ta
đang bỏ quên, bỏ phí trong ra đề lâu nay.
Xin nêu một ví dụ:
- Ngữ liệu thứ nhất: (dùng ra đề bài viết)
Trên trang web của CIWEM (đơn vị chuyên quản lý, phát triển nguồn tài
nguyên nước và môi trường bền vững - Anh) vừa cho biết, trong cuộc thi ảnh quốc
tế Nhiếp ảnh gia môi trường 2017 (EPOTY 2017) do đơn vị này tổ chức, giải
thưởng chung cuộc cao nhất của cuộc thi đã thuộc về nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn
Linh Vinh Quốc (Gia Lai, Việt Nam) với tác phẩm The hoppeful eyes of the girl
making a living by rubbish (tạm dịch Đôi mắt đầy hy vọng của bé gái mưu sinh trên
bãi rác).

Tác phẩm “Đôi mắt đầy hy vọng của bé gái mưu sinh trên bãi rác” .
Cảm nhận của em về bức ảnh trên. Từ thông điệp của bức ảnh, em hãy nói lên
suy nghĩ của mình về vấn đề trẻ em hiện nay ở nước ta. (bài viết khoảng 2-3 trang
giấy thi).
- Ngữ liệu thứ hai:
Trang mạng Kenh14.vn (Kênh giải trí – xã hội) có đăng 2 mẫu tin đáng chú ý
sau:
Mẫu tin thứ nhất:
Trận hỏa hoạn lịch sử ngày
18/6/2017 đã thiêu rụi những
cánh rừng khu vực miền trung

Tây Ban Nha và cướp đi mạng
sống của 62 người khiến chính
phủ nước này đã ra công bố 3
ngày quốc tang để tưởng nhớ
những nạn nhân xấu số của vụ

Mẫu tin thứ hai:
4 người thợ đào giếng ở Thuận An Bình
Dương, đã chiến đấu suốt đêm qua để cứu bé
gái 7 tuổi bị lọt dưới khe giếng. Cô bé bị kẹt ở
độ sâu 13m, có thể tiếp tục rơi xuống cuối khe
hở sâu 80m. Trong địa hình khó, đất mềm chảy,
những người thợ phải làm sao để hố giếng
không bị sụt lở đất. Họ vừa đào vừa thay phiên
nhau trò chuyện để bé đỡ hoảng sợ hoặc không
19


cháy rừng.

thể ngủ, vì có thể bé buông ống thở nguy hiểm
cho tính mạng ở khu vực ít ôxy, và đội cứu hộ
khó xác định được vị trí của bé. Đến rạng sáng,
họ đã đưa được em bé lên mặt đất và trao em
cho mẹ. Khi em bé vào bệnh viện để hồi sức thì
họ thu gom vật dụng đi về nhà. Nước mắt lem
má và nụ cười không thể rạng rỡ hơn trên gương
mặt những người đàn ông lấm láp bùn đất ấy.

(ảnh Pedro Brás, chụp

những người lính cứu hỏa nằm
ngủ 25 phút giữa trận cứu hỏa

(Ảnh chụp một người thợ đào giếng đang
uống từng ngụm nước khi cứu hộ - Phước Tuấn)

Ngay sau khi được đăng tải,
bức ảnh này đã nhận được hơn
9,000 lượt yêu thích và hơn 6,000
lượt chia sẻ:

Chỉ sau vài tiếng đăng tải, khoảnh khắc đắt
giá được chụp lại này đã thu hút hơn 68 ngàn
lượt like, 4,7 ngàn lời bình luận cùng hơn 2
ngàn lượt chia sẻ.

"Tôi dành tất cả lòng
ngưỡng mộ và sự biết ơn đến với
những người lính cứu hỏa. Họ đã
chiến đấu không biết mệt mỏi và
can đảm để bảo vệ tính mạng cho
người dân"
"Cảm ơn các anh rất nhiều,
các anh đã làm hết sức mình".

“Các bạn thật tuyệt”.
“Rất khâm phục lòng dũng cảm của các
bạn”.
“Cảm ơn các anh, một hình ảnh đẹp hiếm
hoi giữa đời thường”.

“Quá giỏi!”
“A di đà phật!!! Cảm ơn em!!!”.

"Từ nước Đức xa xôi, cảm
ơn các anh rất nhiều”.
"Tôi là người Pháp nhưng
tôi rất ngưỡng mộ những nỗ lực
mà các bạn đã cống hiến để bảo
vệ cuộc sống cho người dân"…
Phần I – Đọc hiểu:
Câu 1: Nhìn 2 bức ảnh em nhận ra những nhân vật được chụp đang ở trạng thái
thế nào khi cứu nạn, cứu hộ? Trong em dậy lên cảm xúc gì?

20


Câu 2: Theo em, cái đẹp toát lên từ 2 bức ảnh là gì?
Câu 3: Nếu may mắn có mặt tại hiện trường lúc ấy, em nghĩ mình sẽ có hành
động gì?
Câu 4: Thông điệp mà các bức ảnh mang tới cho người xem?
Câu 5: Đọc những lời chia sẻ từ 2 bức ảnh em nhận ra thái độ gì của mọi
người? Thái độ ấy nói lên điều gì?
Câu 6: Thử viết lời bình (dưới 10 từ) biểu dương về họ.
Câu 7: Theo em, điều gì đã khiến những con người trong ảnh dám xả thân
trong nguy hiểm?
Phần II – Viết:
Em sẽ nói gì nếu ai đó cho rằng người lính cứu hỏa phải làm vậy vì nghĩa vụ,
còn người thợ đào giếng chỉ liều mạng hoặc vì danh tiếng? (Bài viết khoảng 2 trang
giấy thi).
3. Xây dựng hướng dẫn chấm

Việc đánh giá (dù theo chuẩn hay năng lực) ở môn Ngữ Văn thì phần cảm
tính xem ra vẫn cao hơn các môn khác và không thể tránh khỏi. Đây là yếu tố đáng
chú ý khi xây dựng hướng dẫn chấm.
Với đề kiểm tra đánh giá năng lực thì hướng dẫn chấm càng dễ sa vào định
tính vì năng lực là khái niệm khá trừu tượng, khó mà chỉ ra cụ thể trong nhiều
trường hợp. Để hạn chế điều này, chúng tôi đề xuất cách làm như sau:
- Hướng dẫn chấm phần đọc hiểu: Cơ bản giống hướng dẫn chấm ở đề đánh giá
theo chuẩn nhưng theo chúng tôi nên có thêm yêu cầu năng lực cho từng câu hỏi để
người chấm xác định thống nhất năng lực cần đánh giá. (xem phần Hướng dẫn
chấm của đề)
- Hướng dẫn chấm phần viết:
+ Mục I. Yêu cầu chung: Thay vì nêu các yêu cầu chung về kiến thức và kĩ
năng (gồm: xác định vấn đề, bố cục, viết câu, diễn đạt, dùng từ…), GV nên nêu lên
các yêu cầu chung về năng lực (xác định kiểu loại VB sẽ viết, lựa chọn và phối hợp
các phương thức biểu đạt, sáng tạo trong trình bày, huy động kiến thức và vốn
sống…) để tạo lập được một VB hoàn chỉnh, phù hợp với vấn đề (xem phần Hướng
dẫn chấm, trang 7,8 )
+ Mục II. Đáp án – biểu điểm: Đáp án đề kiểm tra đánh giá năng lực cũng cần
định ra một số yêu cầu cơ bản nhưng chỉ ở mức tối thiểu chứ không nên quá hoàn
chỉnh, vì rằng, nếu đã thật sự hoàn chỉnh thì cũng tức là HS không được làm khác,
nói khác và như thế chẳng khác nào triệt tiêu những năng lực mà chúng ta muốn
kiểm chứng qua bài làm của các em. Một đề mở theo hướng tích hợp thì đáp án
cũng có độ mở nhất định. Độ mở của đáp án phải được thể hiện rõ trong cách GV
xây dựng đáp án ứng với từng câu hỏi trong đề bài. Quá chung chung thì không phải
là đáp án nhưng quá cụ thể, rạch ròi đôi khi cũng khó đánh giá năng lực. Theo
chúng tôi, đáp án đề kiểm tra đánh giá năng lực Ngữ Văn (nhất là đối với phần viết)
21


thì cần xác định rõ đâu là phần bắt buộc, đâu là phần HS có thể sáng tạo (chỉ những

sáng tạo mang lại giá trị), và kèm theo đó, tỉ trọng điểm cho các phần cũng cần thể
hiện sự tôn trọng, sự khuyến khích năng lực và cá tính sáng tạo của HS. Không nên
dùng sáo ngữ Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần… vì
cách diễn đạt này chẳng khác gì cho phép HS được phép trình bày (nội dung và hình
thức) theo cách riêng nhưng phải đúng như đáp án (bởi đáp án đã hoàn chỉnh). Giả
dụ nếu HS khi viết bài các em chọn cách trình bày các ý bằng những gạch đầu dòng
(giống lập dàn ý) hoặc diễn đạt theo lối khẩu ngữ, hoặc viết chính tả theo lối chát
chít, hoặc những gì các em trình bày không như đáp án… thì sẽ đánh giá thế nào?
Vậy nên, đã là đáp án của một đề mở thì ngoài phần yêu cầu bắt buộc phải có gợi ý
cho phần mở (có thể mở những nội dung gì; trả lời /trình bày sáng tạo thế nào).
(xem phần Hướng dẫn chấm, trang 7,8)
Tóm lại, xây dựng một đề kiểm tra đánh giá năng lực Ngữ văn thế nào cho tốt
còn nhiều điều đáng bàn. Nói cho cùng, để đánh giá được năng lực HS thông qua đề
kiểm tra thì chính GV cũng cần phải có năng lực ra đề. Những kĩ năng ra đề truyền
thống không đủ để ra đề kiểm tra đánh giá năng lực. Ở bình diện chung, ngoài sự nổ
lực của từng GV, có lẽ cần có tiếng nói chung ở một số phương diện để việc ra đề
đáp ứng được mục đích, và trên hết giúp làm thay đổi cách dạy để hướng tới một
nền giáo dục chất lượng vì sự phát triển của con người.
Xin lấy một đề do chúng tôi biên soạn để làm minh chứng:
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 MÔN NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút
Phần I – Đọc hiểu: (4 điểm)
Đọc đoạn thơ sau:
“Tiếng mẹ gọi trong hoàng hôn khói sẫm
Cánh đồng xa cò trắng rủ nhau về
Có con nghé trên lưng bùn ướt đẫm
Nghe xạc xào gió thổi giữa cau tre.
Tiếng kéo gỗ nhọc nhằn trên bãi nắng
Tiếng gọi đò sông vắng bến lau khuya
Tiếng lụa xé đau lòng thoi sợi trắng

Tiếng dập dồn nước lũ xoáy chân đê.
Tiếng cha dặn khi vun cành nhóm lửa
Khi hun thuyền, gieo mạ, lúc đưa nôi
Tiếng mưa dội ào ào trên mái cọ
Nón ai xa thăm thẳm ở bên trời.
……………………………..
Ôi tiếng Việt như bùn và như lụa
Óng tre ngà và mềm mại như tơ.”
(Tiếng Việt - Lưu Quang Vũ)

22


Câu 1: Đọc đoạn thơ, em nhận ra tiếng Việt có nguồn gốc sâu xa từ đâu? (0,5
điểm)
Câu 2: Cụm từ tiếng mẹ nếu đặt trong dấu ngoặc kép thì phải hiểu là gì? Cách
hiểu ấy dựa trên phương thức chuyển nghĩa nào của từ? (0,5 điểm)
Câu 3: Từ ôi trong khổ thơ cuối là thành phần gì trong câu? Tác giả muốn biểu
lộ cảm xúc gì qua thành phần này?(0,5 điểm)
Câu 4: Cách so sánhtiếng Việt như bùn, lụa,óng tre ngà và tơ hay như thế
nào? Cách so sánh như thế đã làm nổi bật đặc trưng gì của tiếng Việt? (0,5 điểm)
Câu 5: Em cảm nhận âm điệu đoạn thơ ra sao qua lối điệp kiểu cấu trúc câu
(Tiếng mẹ gọi…, Tiếng kéo gỗ…, Tiếng gọi đò…, vv…) cùng cách sắp đặt chúng gần
như liên tục trong các dòng thơ? Âm điệu ấy đã nói lên sức sống của tiếng Việt như
thế nào? (1 điểm)
Phần II – Viết: (6 điểm)
Câu 1: (3 điểm)
Em hãy viết một bài văn (khoảng 2 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của
mình về việc sử dụng tiếng Việt của giới trẻ hiện nay.
Câu 2: (3 điểm)

Trong bài thơ Hồi hương ngẫu thư của Hạ Tri Chương có hai câu thơ rất cảm
động:
Thiếu tiểu li gia, lão đại hồi,
Hương âm vô cải, mấn mao tồi.
Dịch nghĩa:
Rời nhà từ lúc còn trẻ, già mới quay về,
Giọng quê không đổi, nhưng tóc mai đã rụng.
Cảm nhận của em về hai câu thơ trên (khoảng 2 trang giấy thi).
----- Hết ----HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM
A. Hướng dẫn chung:
- Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của Hướng dẫn chấm và Đáp án - Thang
điểm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm.
- Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn và mục đích của kiểm tra là đánh giá các
năng lực nên giám khảo cần chú trọng đến yêu cầu năng lực trong từng phần, từng
câu trong việc vận dụng Hướng dẫn chấm và Đáp án - Thang điểm; khuyến khích
những bài làm thể hiện tốt các năng lực và có tính vận dụng, sáng tạo cao.
- Việc chi tiết hoá điểm số của các ý phải đảm bảo không sai lệch với tổng
điểm của từng câu, từng phần và được thống nhất trong Hội đồng chấm.
- Điểm của toàn bài thi vẫn được giữ nguyên, không làm tròn số.
23


B. Hướng dẫn cụ thể:
Phần I – Đọc hiểu:
Câu

Yêu cầu
năng lực

Nội dung


Câu 1

Nhận biết ý nghĩa đoạn thơ qua ngôn ngữ hình tượng.
Tiếng Việt bắt nguồn từ cuộc sống lao động và tâm hồn
dân tộc.

Câu 2

Điểm

0,5

Vận dụng kiến thức (về dấu câu) để sử dụng từ cũ theo nghĩa mới;
Vận dụng kiến thức (về phương thức chuyển nghĩa của từ) để lí giải
được cơ chế sử dụng ấy.
- tiếng mẹ nếu đặt trong ngoặc kép được hiểu là tiếng Việt
/tiếng gọi của đất nước, của hồn thiêng sông núi.
- Phương thức chuyển nghĩa ẩn dụ.

Câu 3

0,25
0,25

Nhận biết yếu tố nghệ thuật trong thơ;
Vận dụng kiến thức (thành phần câu) để xác định nội dung cảm xúc
trong câu thơ.

Câu 4


Câu 5

- Là thành phần cảm thán.

0,25

- Biểu lộ cảm xúc ngạc nhiên, yêu quý, tự hào.

0,75

Vận dụng kiến thức (biện pháp tu từ) để giải mã ý nghĩa câu thơ.
- Lấy cái trừu tượng (tiếng Việt) so sánh với cái cụ thể
(bùn, lụa,óng tre ngà, tơ)

0,25

- Làm nổi bật đặc trưng: tiếng Việt mộc mạc, dung dị
trong sự óng ả, mượt mà, sang trọng.

0,25

Cảm thụ âm điệu thơ qua các tín hiệu nghệ thuật được xác định;
Giải mã được yếu tố âm điệu trong thơ.
- Cách điệp cấu trúc và liệt kê đã tạo ra âm điệu dồn dập,
dặt dìu và mênh mang.

0,5

- Diễn tả sức sống mạnh mẽ, sâu lắng, bất diệt của tiếng

Việt.

0,5

Phần II – Viết (6 điểm)
Yêu cầu năng lực:

24


- Tạo lập trọn vẹn một văn bản nghị luận bằng các kĩ năng lập luận, trình
bày, bố cục, diễn đạt, dùng từ, kết hợp các phương thức biểu đạt,… để tạo tính
thuyết phục và hấp dẫn.
- Vận dụng kiến thức về văn học (về nhà thơ Hạ Tri Chương và bài thơ
Hồi hương ngẫu thư) cùng khả năng cảm thụ thơ kết hợp những hiểu biết về
tiếng Việt và thực tế giao tiếp xã hội để viết .
-

Bày tỏ được thái độ đúng đắn, rõ ràng.
Gợi ý chấm và cho điểm:

CÂU
1

NỘI DUNG
Nghị luận xã hội:

ĐIỂM
3,0


* Yêu cầu bắt buộc:
- Giới thiệu khái quát: Tiếng Việt - thứ tiếng giàu đẹp, mang
đậm bản sắc dân tộc – đang có sự thay đổi trong cách dùng của một
bộ phận giới trẻ.
- Nêu biểu hiện (kết hợp dẫn chứng):

0,25
0,5

+ Giao tiếp bình thường: Dùng thêm nhiều từ ngữ vay mượn
mới đan xen với từ ngữ tiếng Việt.
+ Giao tiếp trên mạng: Đơn giản hóa hoặc phức tạp hóa từ ngữ
bằng những kiểu kí tự và cách biểu đạt lạ, có khi bí hiểm.

0,5

- Phân tích nguyên nhân: (kết hợp bày tỏ thái độ)
+ Xã hội phát triển nhanh, ngôn ngữ cũng thay đổi.
+ Chạy theo trào lưu.

1,0

+ Thể hiện cá tính…
- Suy nghĩ:
+ Mặt tích cực: Góp phần thúc đẩy sự phát triển của tiếng Việt.
+ Mặt tiêu cực: Làm mất đi sự chuẩn mực, sự trong sáng của
tiếng Việt.
+ Giải pháp: Mỗi người tự nâng cao văn hóa, không cổ xúy,
không chạy theo xu thế mà bản thân chưa rõ; xã hội cùng tham gia
định hướng thông qua giáo dục, tuyên truyền, ban hành quy định…


0,25

0,5

- Kết luận: Tiếng Việt là tài sản vô giá của dân tộc. Giữ gìn,
phát triển tiếng Việt ra sao không chỉ ở cách thức mà còn ở ý thức.
* Khuyến khích: Bài viết có lí giải và dẫn chứng xác đáng;
có cái nhìn đa chiều, với thái độ đúng mực /sáng tạo trong lối
viết.

25


×